Thứ Bảy, 27 tháng 2, 2016

NGƯỜI NỮ ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM ĐẦU TIÊN GẦN 100 TUỔI

Bài này Thanh Nga viết để chuyển thông tin về Cô Hai "vô khuẩn",cô 96 tuổi rồi,người sống gần 100 năm,với ngót 70 năm chăm sóc người bệnh và dạy chăm sóc người bệnh tại bệnh viện.Cô Hai là một trong những người nữ Điều dưỡng đầu tiên của Việt Nam,nhưng đến nay duy nhất còn mình cô đang sống giữa trần gian...Cô là một trong bốn nữ Điều dưỡng đầu tiên của bệnh viện Chợ Rẫy hiện nay(xưa là bệnh viện Lalung Bonnaire),cô cũng là một trong những nữ giáo viên điều dưỡng đầu tiên của Việt Nam.Cô là người đi đầu trong triển khai công tác phòng chống nhiễm khuẩn tại bệnh viện từ năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước.Các bài lịch sử Điều dưỡng Việt Nam từ 2005 trở về trước đều có ghi lại thông tin hiện còn Cô Hai là người nữ Điều dưỡng đầu tiên Việt Nam cho các thế hệ học trò biết,các bài giảng lịch sử điều dưỡng một số thầy cô đều nêu gương cô Hai.Học trò và các thế hệ điều dưỡng trìu mến gọi cô là cô Hai "vô khuẩn" vì tính mẫu mực,nghiêm khắc trong dạy và thực hiện vô khuẩn khi hành nghề,vì đạo đức cô Hai với nghề điều dưỡng,với người bệnh.Cô thực sự là tấm gương sáng về rèn luyện và bảo vệ sức khỏe,cho điều dưỡng và những ai muốn bảo vệ sức khỏe.
Cô Hai xưa,1960 du học Canada và cô Hai nay,96 tuổi TPHCM

Cô Hai đang đứng trong căn phòng nhỏ,góc phía sau Núi Đức mẹ Lộ Đức,do nhà thờ Jeanned'ARC cho cô ở nhờ.
Năm 1937,cách đây 75 năm,Trường Điều Dưỡng Caritas đào tạo các điều dưỡng cho các Bệnh viện công và tư của Hội chữ thập đỏ Pháp tuyển sinh lớp nữ Điều dưỡng đầu tiên ở Việt Nam.Lớp học tại 38 Tú Xương(hiện là Sở y tế thành phố Hồ Chí Minh quay ra số 59 Nguyễn Thị Minh Khai).Người nữ học viên của lớp còn lại duy nhất đến nay là cô Ngô Thị Hai.
Một số hình ảnh về giấy khai sinh và bằng cấp cô Hai còn lưu giữ được
Giấy khai sinh cô Hai
Hình ảnh cô Hai dạy và học,du học Canada
Cô Hai nguyên điều dưỡng trưởng khoa ngoại Bv Chợ Rẫy(làm việc Bệnh viện LaLung Bonnaire là Bệnh viện Chợ Rẫy hiện nay từ 1942 đến 1954);Nguyên giáo viên trường Cán sự điều dưỡng Sài gòn(từ 1955 đến 1973 là huấn luyện viên Điều dưỡng quốc gia Nam Việt,sau đổi tên trường Cán sự Điều dưỡng/trình độ trung cấp,từ 1975 đổi tên trường trung cấp Y tế TW3,từ 1998 là khoa Điều dưỡng - Kỹ thuật Y học Đại học Y Dược TP Hồ chí Minh);Năm 1973 cô Hai nghỉ hưu,được hai năm thì 1975 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước,niềm vui chung nhưng là bước ngoặt buồn riêng cho tuổi già cô Hai,vì không còn được nhận lương hưu.Chính năm 1975,vừa giúp dân,giúp nước,vừa mưu sinh cô Hai nhận lời mời làm cố vấn điều dưỡng và đào tạo Điều dưỡng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương,Thành phố Hồ Chí Minh từ 1975 cho đến năm 2006,là năm cô tròn 90 tuổi.Tuy tuổi cao,sức yếu cần nghỉ ngơi nhưng cô vẫn rất yêu nghề Điều dưỡng,yêu thương người bệnh,trọn đời cô đã tận tụy chăm sóc sức khỏe và dạy chăm sóc sức khỏe cho hàng ngàn,hàng triệu người...cô Hai là người tinh tế,đàn hay,đa cảm...
Cô Hai người ngồi đánh đàn ở giữa hội diễn văn nghệ 2004.
Bằng khen thủ tướng chính phủ tặng cô Hai 2004
Cô Hai “vô khuẩn” sinh ngày 21- 02 – 1916,hiện nay cô đã 96 tuổi,vậy là cô sống sắp trọn 100 năm,cho dù cô Hai “Vô khuẩn” trước đến nay vẫn cho rằng cuộc đời cô thật bình thường,có gì lớn lao đâu mà kể ra cho mọi người…Thế nhưng,khác với nhiều lần tôi vẫn đến thăm cô,cô vẫn còn hy vọng vào những điều tốt đẹp,lần này,cách đây mấy hôm (03/07/2012),khi tôi đến,tôi bắt gặp cô khóc,cô quay mặt lau nhanh và giấu vội những giọt nước mắt,tôi hiểu dòng nước mắt tủi hờn trước những nghịch lý nghiệt ngã của số phận.Dòng nước mắt ấy,thấm vị mặn mồ hôi gần cả trăm năm…của người phụ nữ có số phận đặc biệt,những dòng nước mắt quý hiếm,của người nữ điều dưỡng Việt Nam,là người duy nhất trong nhóm nữ Điều dưỡng Việt Nam đầu tiên đang còn sót lại cõi trần gian sau gần 100 năm tận tụy sống,tận tụy hy sinh thú vui bản thân để chăm sóc mọi người,chia sẻ khổ đau với những cuộc đời bất hạnh bởi bệnh tật.
Ai đã từng có người thân đau phải một lần chăm sóc,hay mỗi người thi thoảng vào thăm người bệnh tại bệnh viện,nhất là bệnh viện Việt Nam đã thấy khổ,thấy hãi hùng,có thức một đêm chăm sóc cho người thân hay chia sẻ với ai đó khó khăn,mới thấy đêm dài...Nhưng mỗi cuộc đời người điều dưỡng,nhân viên Y tế thông thường là từ 30 – 35 năm gắn chặt với bệnh tật,gắn với nỗi lo sợ mất mát tính mạng ai đó,gắn với sự đau đớn của người bệnh với bao áp lực giữa "quá nhiều làn đạn".Riêng với cô Hai là ngót 70 năm. Có biết bao trải nghiệm và đầy kinh nghiệm,trên hết là sức chịu đựng,sự hy sinh,lòng yêu nghề,đam mê nghề mà dám dấn thân với bệnh tật,máu mủ,bệnh nặng,khó tính cáu gắt và tức giận vì người thân đau,bản thân đau,mất người thân...
Mỗi người trong đời người,chỉ chịu khi gia đình mình và chia sẻ với bạn bè có người thân bệnh đã thấy khó khăn.Còn người Điều dưỡng,mỗi ngày chăm sóc hàng vài ba chục người bệnh,hết ngày dài,đêm thâu,bản thân có đau tự lo mình,lo cho người thân,lo dùm người quen,lo nỗi đau & nỗi lo của tất cả gộp lại...với áp lực rất cao.Phải thấu hiểu,có thấu hiểu nghề điều dưỡng,thực sự hiểu sự chăm sóc người bệnh tận tâm, mới biết yêu quý,trân trọng và thấu hiểu nỗi đau lặng câm… của người điều dưỡng đích thực.Nước mắt yêu thương kết tinh và thấm sâu ở tim,chảy vào trong tim người Điều dưỡng,thể hiện ở đôi tay nhẹ nhàng,chính xác,có trực giác cực nhạy với đầy lòng nhân ái và giàu trắc ẩn...Tâm đức,khoa học và nghệ thuật chăm sóc của người Điều dưỡng đòi hỏi làm và học nghiêm túc,phải tích lũy nhiều kinh nghiệm bằng thực làm khi chăm sóc người bệnh và trải nghiệm vốn sống từ trường đời.
Tôi,Thanh Nga,không chỉ lặng thing bởi khâm phục sự nhẫn nhịn,sức chịu đựng của cô Hai trước cuộc đời quá nghiệt ngã với riêng cô,mà tôi thấm nỗi đau thấu tim,nỗi đau lặng im của người Điều dưỡng cao thượng trước sự nhẫn tâm vô cảm của đồng nghiệp,của học trò… Nỗi đau từ khoảng lặng tình người kỳ quặc của nhiều vị “lãnh đạo,chuyên gia cao cấp” của ngành Y tế nói chung và điều dưỡng nói riêng,trước những nghịch lý không thể tin nổi…lại có thể xảy ra ở Việt Nam giữa thế kỷ XXI này.Họ quay quắt bỏ mặc cô Hai và như không biết cô Hai đã sống,đã dâng hiến sức lực và tâm huyết cho nghề,cho đời cả gần 100 năm,khi họ thuyết giảng đạo đức thật hay mỗi ngày.Thử hỏi,một người như cô Hai,họ không hiểu,không yêu thương làm sao mong họ yêu thương người bệnh?Nỗi đau của cô Hai là nỗi đau của người làm thầy,khi gần 100 tuổi,mà phải chứng kiến học trò và những đồng nghiệp là “chuyên gia,cán bộ lão thành”,phá vỡ nghề điều dưỡng, đập nát tường thành đạo đức Điều dưỡng Việt Nam mà cô Hai và hàng trăm thế hệ Điều dưỡng đã luôn tuân thủ và gìn giữ,dẫu đã và đang khó khăn nhưng quyết gìn giữ …
Nếu tôi không chứng kiến,không trực tiếp trải nghiệm,tôi thật khó mà tin “người đời” mà lại là những người Điều dưỡng,các nhà lãnh đạo Điều dưỡng lại nhẫn tâm vô cảm trước tính mạng dân,trước đồng nghiệp của mình đến bàng hoàng.

Thật không thể tin những gì đang diễn ra trong 10 năm trở lại đây,đặc biệt là 5 – 6 năm qua,kể từ 2006.Thời cơ vàng phát triển nhân lực Y,Dược và Điều dưỡng biến thành thảm họa đen,chỉ vì “một bộ phận không nhỏ suy thoái đạo đức” chạy theo lợi ích cá nhân,chỉ vì lợi ích nhóm.Tôi thấu hiểu nỗi đau sâu thẳm trong trái tim cô Hai!Sao họ những “chuyên gia chăm sóc sức khỏe con người”,dạy chăm sóc con người hàng ngày,rao giảng đạo đức thường xuyên lại có thể nhẫn tâm vô cảm đến vậy…Dạy ẩu,dạy vô tội vạ hàng ngàn học sinh mỗi khóa chỉ để chạy theo những đồng tiền từ những bài lý thuyết suông,những người không đạo đức dạy đạo đức,dạy y đức.
Giọt nước mắt,những dòng nước mắt của người làm thầy chân chính,người đồng nghiệp,người phụ nữ có số phận nghiệt ngã,lần nữa,đã thôi thúc tôi ngồi viết những dòng này gửi đến quý vị…
Mong rằng,“xóm lá” blog Việt và cộng đồng,sẽ còn những người đồng cảm với tôi để cùng lên tiếng,cùng hành động nhằm rút ngắn những khoảng cách nghịch lý mà cô Hai và chúng ta đang chịu hệ lụy.Cô Hai đã cứu rất nhiều người bệnh vượt qua hiểm nghèo,sống và sống khỏe,bao nhiêu trong số đó về chăm lo gia đình,lo việc xã hội hàng nhiều chục năm?Nhưng giờ đây xã hội,ai sẽ có trách nhiệm chia sẻ với cô Hai phần đời còn lại?Hội Điều dưỡng,lãnh đạo Hội điều dưỡng Việt Nam và lãnh đạo chi hội giáo viên điều dưỡng Việt Nam nói gì,làm gì với hội viên khi chỉ có tin đi không có tin về? Tổ chức Hội Điều dưỡng Việt Nam thực sự phục vụ lợi ích của ai?
Hàng năm Hội Điều dưỡng TPHCM vẫn báo cáo?Hội Điều dưỡng Việt Nam nhận huân chương,nhiều cá nhân khen thưởng,người ta còn ghi "biết vai trò và tầm quan trọng của lễ kỷ niệm 20 năm nên chuẩn bị rất kỹ và hoành tráng,vậy sao quên cô Hai người nữ điều dưỡng đầu tiên của Việt Nam duy nhất "còn sót lại",sao quên người được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen? và sao quên rồi được nhắc vẫn làm ngơ.Nếu theo quy trình Điều dưỡng,nếu theo kế hoạch chăm sóc của nghề điều dưỡng chiếu theo các học thuyết Điều dưỡng thì kế hoạch chăm sóc cho cô Hai cần gì?Tại sao Lãnh đạo Hội Điều dưỡng Việt Nam,các Ths điều dưỡng "ngoại" không lập kế hoạch chăm sóc cô Hai?Nhu cầu thiết yếu của cô Hai theo bậc thang Maslow? Hàng ngày các quý vị vẫn đi rao giảng thật hay nhưng hành động thật?
Lãnh đạo điều dưỡng Việt Nam Ths Lưu đạt chuẩn quốc tế?
Một người điều dưỡng hay nhân viên Y tế thất đức hành nghề thì tai họa và thảm họa là khôn lường cho ai đó,cho gia đình nào đó và cho cả cộng đồng khi tiếp cận dịch vụ Y tế.Thảm họa càng khôn lường và không thể kiểm soát,khi những người nhẫn tâm vô cảm làm thầy giảng dạy hay lãnh đạo điều dưỡng nói riêng và Y tế nói chung.Bởi vậy,cô Hai, những người thật sự có trách nhiệm,tâm huyết đang rất đau đớn và buộc phải hành động để ngăn chặn thói vô trách nhiệm và thói dối trá của những người không có lương tâm.Cô Hai muốn kêu thấu trời và Thanh Nga cũng vậy.
Nếu có "trời phật",mong "trời phật" thấu hiểu,nhưng trước hết tôi muốn chúng ta thấu hiểu,tôi muốn Lãnh đạo Đảng,nhà nước,chính phủ thấu hiểu sự thật mà những người dân sống gần 100 năm như cô Hai đang chịu đựng hàng ngày,giữa cuộc đời này…Cô Hai nói:“Cô già quá rồi,Nga giúp cô đi,phải làm gì đi Nga Ơi,nguy hiểm cho dân quá,phá nát nghề Điều dưỡng là chết dân”.Chúng tôi biết,khi những người hành nghề Y,hành nghề điều dưỡng mà mất đức,thì hậu quả là khôn lường và khó kiểm soát.Cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng dân!Đừng đùa dai với sức khỏe và tính mạng dân khi quyết dùng người dối trá làm thầy và làm quan nghề Y - Dược - điều dưỡng...Dừng lại không được đào tạo và sử dụng người yếu kém chuyên môn và suy thoái đạo đức!
Thực sự,cần hành động để rút ngắn khoảng cách giữa cuộc sống cô Hai hiện giờ với mọi người...Cần hành động để Đảng,nhà nước,chính phủ và xã hội nhận diện những người mất đức,thất đức đang lao theo lợi ích cá nhân,lợi ích nhóm bất chấp tính mạng dân,thách thức luật pháp và chà đạp đạo lý làm người.Tôi thật sự thấy có lỗi và hổ thẹn với những bậc tiền bối như cô Hai,càng thấy có tội khi để những người sống gần 100 năm như cô cho đời,cho nghề phải khóc,cô phải thấy nghề Điều dưỡng nói riêng và Y Dược nói chung rơi vào loạn lạc của nền Y khoa,giai đoạn buồn thảm.Y đức mất từ gốc,đạo đức nhà giáo,đạo đức làm người đang ung thư giai đoạn cuối rồi… Cần cấp bách "chữa trị" để lập lại y đức,kỷ cương,tình thương và trách nhiệm.
Với riêng cô Hai,mọi ứng xử của chúng ta đã quá muộn, nhưng thà muộn còn hơn không…Chỉ còn 4 năm nữa là cô đã sống trọn trăm năm.Bên tai tôi đang văng vẳng lời cô,ý nguyện của cô:“Tôi sống hai đời nghề,gần 70 năm làm việc liên tục mà không có lương hưu,giờ già gần như không có thu nhập gì,chỉ phụ thuộc…ai cho gì ăn nấy,sống gói ghém qua ngày,chẳng biết sống đến lúc nào nữa… Nghĩ lắm lúc cũng muốn “quậy” nhưng phần mình theo đạo,phần mình làm người điều dưỡng,làm thầy điều dưỡng,lương tâm đạo đức không cho phép…đã nguyện đừng sống trái lương tâm”.Ước mong của cô là hoàn toàn chính đáng và như lẽ đương nhiên… nhưng cô Hai chẳng có như bao người,dẫu cô làm gấp đôi,làm tốt và có nhiều đóng góp cho nghề,cho đời.Cô Hai nói: “Ước chi tui có khoản tiền hưu như bao người,sau mấy chục năm làm việc, nghĩ ra thì tôi tuổi này rồi,tính còn có mấy năm nữa đâu, nhà nước có cứu xét cho tui chắc không ai ganh tỵ,vì có lẽ cả nước chỉ còn mình tui,mà tui thì cũng chỉ mấy năm nữa là cùng!”.
Nghe cô nói mà đau xót,đau thấu tận đẩu tận đâu,sâu lắm…Ừ thì cô vẫn cầm cự ngày qua ngày đấy thôi,nhưng làm sao cô quên những bài dạy cô dạy học trò phải thương yêu người bệnh như ruột thịt,cô không chỉ dạy mà làm thật hàng ngày gần 70 năm qua…Hiện tại,cô Hai không có lương hưu,mỗi ba tháng cô nhận trợ giúp 1.500.000đ của bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM là Bệnh viện cô làm từ năm 1975 đến 2006(tức là 1 tháng bệnh viện trích quỹ phúc lợi cho cô 500.000đ,để tiện cho cô họ phát theo quý) mỗi tháng cô Hai nhận tiền trợ cấp hàng tháng theo luật dành cho người cao tuổi.Vậy là có khoảng 800.000đ,để chi tiêu cho cô Hai và cô bé ở cùng để phụ giúp cô việc nhà,vì cô Hai sức khỏe yếu rồi,già rồi không thể ở một mình.Thi thoảng ai qua lại,cũng tùy lòng người...
Nghề và nghiệp vận vào cuộc đời cô Hai,là con một trong gia đình,cô đến với ngành y, nghề điều dưỡng là do sự lựa chọn của người cha.Khi đưa cô từ Mỏ cày – Bến tre lên Sài gòn tìm trường học,thấy tuyển nữ Điều dưỡng ông cho con gái nhập học,để chăm sóc mọi người và chăm sóc gia đình...Những năm thập kỷ đầu của thế kỷ trước,Tây y vẫn là điều xa lạ với người Việt Nam, nhưng cha cô Hai vẫn muốn cô theo nghề Y,bởi theo ông đó là nghề có thể giúp người,giúp đời…

Mượn những câu Kiều của cụ Nguyễn Du mà kể sự buồn cho cuộc đời vừa mạnh mẽ,bền bỉ mà cũng đầy nghiệt ngã và mong manh của cô Hai:
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài,chữ mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng…
Thực lòng khi biết và hiểu cuộc đời cô Hai những ai còn lương tâm không thể không ray rứt,rung động,xót xa…
Phóng viên báo Tuổi trẻ viết: “Cho đến giờ Cô Ngô Thị Hai vẫn nhớ rõ những ngày Cô được cha dắt từ Mỏ Cày (Bến Tre) lên Sài Gòn “ở đậu, ăn cơm nhờ” tại nhà người cậu làm luật sư để theo học lớp nữ điều dưỡng đầu tiên tại VN do Hội Hồng thập tự Pháp mở vào năm 1937.
Cô kể lớp của cô đa số là những phụ nữ Pháp,số người VN chỉ đếm chưa đầy bàn tay.Sau khi tốt nghiệp,năm 1942, cô cùng với ba bạn đồng học là Lâm Thị Hai,Huỳnh Xuân Lan và Trương Thị Tư được phân bổ về BV Chợ Rẫy,đó là bốn người nữ điều dưỡng đầu tiên của Việt Nam và tại Chợ Rẫy.Cô đã có thời gian làm Điều dưỡng trưởng khoa ngoại của bệnh viện Chợ Rẫy.
Thời gian sau đó,cô được điều động về làm huấn luyện viên Trường Cán sự điều dưỡng,rồi đi tu nghiệp tại Canada.Trở về nước,cô tiếp tục huấn luyện tại trường cán sự điều dưỡng (đào tạo trình độ trung cấp Điều dưỡng)”.
Năm 1973 cô Hai nghỉ hưu,hưởng lương hưu được hai năm thì giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước,cô Hai không còn được hưởng chế độ hưu trí…Đó là một hậu quả khác khốc liệt của chiến tranh đổ ụp lên đời người phụ nữ sau một đời nghề,sau 30 năm làm việc…
Sau giải phóng miền Nam trường đổi thành Trung cấp y tế TW3,từ năm 1998 đến nay là Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh.
Năm 1975,do biến động sau chiến tranh,nhân lực điều dưỡng rất thiếu,không có Điều dưỡng đủ cho các Bệnh viện, cô Hai được Y viện Quảng Đông (nay là BV Nguyễn Tri Phương),mời đến bệnh viện đào tạo Điều dưỡng cho bệnh viện và công tác liên tục ở đó đến năm 2006 mới nghỉ.Tuy nhiên cô vẫn thường xuyên đến bệnh viện làm việc trong các nhóm thiện nguyện Chăm sóc người bệnh…
Cô Hai,lại lần nữa sau 30 năm làm việc tiếp,do những bất cập…Cô Hai lại cũng chẳng có lương hưu.Chẳng ai có thể nói cuộc đời cô Hai không nghiệt ngã khi cô là con một,không lập gia đình,cứ đi làm miệt mài một đời người tới hai đời nghề,hai đời sự nghiệp mổi ngày tận tụy chăm sóc và dạy cho bao người biết chăm sóc tốt hàng triệu triệu lượt người bệnh ,rồi một mình cô chăm sóc cha mẹ già,cha cô mất năm 1986, mẹ cô mất năm 1999.Để có tiền chăm sóc và nuôi dưỡng cha mẹ già yếu,cô đã phải bán căn nhà của cha mẹ trang trải chi phí và nợ nần.Cô Hai,chỉ còn một mình không nhà,không lương...Như vậy,toàn bộ thời gian làm việc của bà Ngô Thị Hai đã ngót 60 năm,tức gấp đôi thời gian làm việc chính thức của một đời người.Nếu tính quãng thời gian làm việc tự do của bà từ năm 2002 đến nay nữa thì ngót 70 năm…
Ghi nhận công lao và thành tích của cô Hai đóng góp xây
dựng bệnh viện,năm 2004,nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập bệnh viện Nguyễn Tri Phương,bệnh viện đã đề nghị khen thưởng và cô Hai được thủ tướng chính phủ tặng bằng khen, thưởng cho cô Hai.Cô Hai “vô khuẩn” là tấm gương sáng về sự tận tụy,đức hy sinh vì người bệnh của người điều dưỡng Việt Nam.Cô đã được Báo người Lao động viết bài ca ngợi nhân dịp 27-02-2006,dịp cô tròn 90 tuổi.Năm 2011,cô tròn 95 tuổi, báo Tuổi trẻ viết bài vế Cô Hai “vô khuẩn” nhân dịp 27 - 02.Tôi sẽ chuyển lên trang Blog này hai bài báo viết về Cô Hai và tôi sẽ kể nốt những đóng góp to lớn của cô Hai đối với công tác Phòng chống nhiễm khuẩn và nghề Điều dưỡng ở những bài sau…Bài này,tôi chỉ chuyển đến những thông tin cơ bản về chuyện đời cô Hai và mô tả một góc nhìn khác về hậu quả chiến tranh.Hậu quả chiến tranh,lạc hậu,đói nghèo đã quá nghiệt ngã và khốc liệt với cô Hai suốt gần cả trăm năm.Cả trăm năm ấy,một người phụ nữ nhỏ bé mà bền bỉ can trường,vượt qua nhiều thách thức luôn dành tất cả yêu thương cho người bệnh,tận tụy chăm sóc hàng triệu triệu người bệnh và dạy hàng nhiều ngàn người biết chăm sóc giỏi…Vậy mà…sau cả trăm năm,giờ đây ai chăm sóc cô Hai,ai quan tâm cô Hai sống thế nào với chưa tới 1 triệu đồng/tháng/hai người, tại Thành phố Hồ chí Minh giữa thời bão giá?
Nhiều năm rồi không có nhà cô Hai đang được nhà thờ cho ở nhờ căn phòng trong góc khuất sau khu núi mộ đức mẹ,ngay gần sau nhà thờ…Nơi cô ở chỉ cách ký túc xá Ngô gia Tự của sinh viên đại học Y Dược HCM,bệnh viện và trường Đại học Y Dược HCM không bao xa…Khoảng cách không gian không xa,nhưng mọi khoảng cách:về tình người,về lòng nhân ái,về đức hy sinh,về đạo đức,về chất lượng cuộc sống và khoảng cách tình đồng nghiệp thật xa ngái,xa lắc xa lơ…chỉ vì nhẫn tâm vô cảm,chỉ vì sống chết mặc bay,tiền thầy bỏ túi… Những người danh giá,đã đẩy khoảng cách tình người,khoảng cách mọi thứ ra khỏi mọi khuôn khổ pháp lý và đạo đức truyền thống quá xa…Hội Điều dưỡng TPHCM &Việt Nam ở đâu?Chi hội giáo viên Điều dưỡng ở đâu? Các học thuyết điều dưỡng về chăm sóc con người và quy trình chăm sóc điều dưỡng các đ/c giảng viên,Ths,Lãnh đạo cao cấp tại Bộ và chuyên gia Điều dưỡng các đơn vị vận dụng thế nào khi nhận định và chăm sóc cô Hai?
Rất thật lòng mà nói,ba năm nay một trong những động lực thôi thúc Thanh Nga hành động và kiếm việc làm là muốn có một khoản tiền để chia sẻ với cuộc sống của cô Hai nhiều hơn và giữ lấy tâm đức cốt lõi của người điều dưỡng,y đức,đạo đức nhà giáo,đạo đức truyền thống con người Việt Nam.Vậy mà,bị chính những người thầy,những Gs và chính các lãnh đạo nhiều cơ sở Y tế,nhà trường đại học cả công và tư đập phá,cản trở…Với Thanh Nga và cộng đồng,Thanh Nga sẽ tiếp tục hành động để ngăn chặn thảm họa và làm sáng tỏ sự thật.Nhưng với cô Hai,đã muộn lắm rồi,chúng ta đừng chậm trễ hơn nữa,mong ai đó cùng với Thanh Nga hỗ trợ tinh thần và vật chất để động viên cô Hai,không chỉ đơn thuần dành cho người cao tuổi quý hiếm,mà còn vì cô Hai đã chăm sóc hàng ngàn hàng triệu lượt con người kể từ khi cô vào nghề đến nay,75 năm qua.Cô Hai thật xứng đáng được chúng ta chăm sóc chu đáo,tôn trọng và yêu quý một cách thiết thực.Đó là trách nhiệm và là đạo đức làm người tử tế,là cách ứng xử và quy tắc ứng xử tối thiểu để làm người,để biết sống tử tế!
Thanh Nga đã đề nghị Hội điều dưỡng Việt Nam nhiều lần và có văn bản chính thức đến Bộ Y tế,BCH Hội Điều dưỡng Việt Nam nhưng thật đáng tiếc…Lãnh đạo Hội Điều dưỡng Việt Nam im lặng trước quá nhiều vụ việc,mặc cho thời gian trôi qua nhiều năm một cách kỳ lạ…Với những ứng xử,hành xử công vụ,đạo đức nghề nghiệp và giao tiếp đời thường lạ lùng,quá khác với quy chế,điều lệ,pháp luật và đạo lý truyền thống Việt Nam,trong khi có nhiều những hội họp,lễ nghi kỷ niệm quá hoành tráng với những bài diễn văn,báo cáo đọc vang vang...
Với cách hành xử thông lệ của chúng ta rồi khi nào đó…những biến cố cuộc đời xảy ra,hẳn sẽ có nhiều tổ chức và cá nhân đến thăm cô Hai,khi người nữ điều dưỡng đầu tiên của Việt Nam “100 tuổi”.Thanh Nga,mạo muội viết thay suy nghĩ của cô Hai:Hãy yêu thương và quan tâm nhau khi đang sống để được sống trong yêu thương và tôn trọng,để thấy cuộc sống có chất lượng và ấm áp tình người,tình đồng nghiệp,nghĩa thầy trò,thật sự “người với người sống để yêu nhau”.Hãy mang đến cho cô Hai niềm vui thiết thực,ở hiền phải gặp lành,Cô Hai phải được yêu quý và nhận được sự chăm sóc tận tình,như cô đã cho mọi người,cho cộng đồng gần cả 100 năm.
Đừng để chết rồi mới nói lời yêu thương!
Chúng ta phê phán nạn phong bì,nạn mất y đức,nhưng không phong bì và có ý đức được yêu thương hay gặp đại họa? Y đức đâu phải gì cao xa,nhưng "hoa hồng" dành cho ai?
Xin đưa mấy tấm hình và chờ câu trả lời từ quý vị,cả trong và ngoài ngành Y tế,gíao dục đào tạo nhân lực Y,Dược,Điều dưỡng...

Tôi vẫn thấy những lễ phát động,những lời kêu gọi của quan chức đi kèm những lời răn đạo đức hoa mỹ,thật đẹp,quá nhiều hội thảo tốn kém,những buổi lễ hoành tráng tốn tiền chỉ để mang lại thú vị thỏa thích vui chơi cho ai đó...
Rất nhiều người Điều dưỡng vẫn lặng lẽ,tận tụy chăm sóc người bệnh mỗi ngày và đêm,chưa một lần nhận phong bì,dù rất nhiều khi còn oan trái,nhưng họ vẫn yêu nghề,yêu người mà cô Hai chỉ là một ví dụ điển hình trong cuộc sống.
Thanh Nga viết bài này chỉ mong Cô Hai nhận được những vòng tay nhân ái và nhiều tình yêu thương từ xã hội thiết thực hơn,như cô đã luôn cho suốt gần trăm năm.Ai rồi cũng đến lúc già và ai cũng cần chăm sóc khi già yếu,thế hệ sẽ tiếp nối thế hệ chăm sóc nhau...
Thực lòng,đừng để chết rồi mới nói lời yêu thương!Mong cô Hai sẽ ấm lòng trong tình yêu thương giữa những con người dành cho con người khi cô đang sống!Cô thật sự xứng đáng được quý trọng vì rất nhiều những điều tốt đẹp cô đã dành cho cuộc đời và cô đã có vai trò to lớn đối với công tác kiểm soát nhiễm khuẩn của nghề điều dưỡng,ngành Y tế Việt Nam.Cô xứng đáng và có quyền tự hào thương hiệu "Cô Hai vô khuẩn"
Cô Hai nói:"Buồn vì những cánh én nhỏ không làm nên mùa xuân".Thanh Nga lại tin,nếu mỗi người đều làm một cánh én nhỏ mang mùa xuân nho nhỏ và đem lòng nhân ái gieo niềm tin vào từng con người thì mùa xuân sẽ đến với mỗi người,mỗi nhà và toàn xã hội sẽ tin yêu nhau,chia sẻ cho nhau để hạnh phúc,an lành và yên vui.Hy vọng,cánh én nhỏ từ bài viết này sẽ mang mùa xuân đến để cô Hai vui hơn và mọi người hiểu thêm về nghề điều dưỡng,người điều dưỡng Việt Nam.
Trân trọng
Thanh Nga

Vị bác sĩ chuyên làm từ thiện bằng 'vốn tự có'


- Đều đặn mỗi năm, vị bác sĩ dành hơn 1 tháng để đi mổ từ thiện khắp cả nước, giúp hàng trăm con người thay đổi số phận.
GS.TS Trần Thiết Sơn - Trưởng bộ môn phẫu thuật tạo hình Đại học Y Hà Nội, Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình Bệnh viện Xanh Pôn ở ngoài trẻ trung hơn nhiều so với tuổi 56 khi luôn vận quần jean, áo sơ mi. Anh bảo nhiều người hỏi tuổi, anh đều khai mới 47 nhưng ai cũng tin.
Làm từ thiện miễn phí
Nói đến từ thiện, người ta sẽ nghĩ đến từ thiện cơm, áo, gạo, tiền... ít ai nghĩ đến chuyện không có tiền vẫn làm từ thiện. Nhưng câu chuyện này đúng với trường hợp GS.TS Trần Thiết Sơn.
Gần 20 năm nay, với đôi tay vàng trong lĩnh vực phẫu thuật tạo hình, GS Sơn đã rong ruổi cùng các đoàn từ thiện khắp cả nước, thực hiện hàng trăm ước nguyện thay đổi cuộc đời cho những người nghèo không dám mơ đến bệnh viện.
Trần Thiết Sơn, Phẫu thuật tạo hình, dị tật bẩm sinh, từ thiện
GS.TS Trần Thiết Sơn trong một chuyến mổ từ thiện tại vùng cao
GS Sơn kể giai đoạn đầu, anh đi khắp Tây Nguyên, phẫu thuật cho hàng trăm bệnh nhân bị dị tật do chất độc màu da cam. Từ giữa năm 2011 đến nay, anh tiếp tục tham gia vào tổ chức từ thiện của Hà Lan, đều đặn mỗi năm 4-5 đợt, mỗi đợt 1 tuần đi khắp các tỉnh miền núi, miền Trung để mổ cho các bệnh nhân bị hở hàm ếch, dị tật bẩm sinh đường sinh dục, di chứng chiến tranh, di chứng bỏng...
Có những kỹ thuật không quá khó nhưng bệnh nhân nghèo không thể tiếp cận, phần do không có điều kiện, phần do y tế cơ sở không thể thực hiện. Với "vốn tự có", GS Sơn bảo đam mê và trách nhiệm nghề nghiệp thôi thúc khiến anh không thể không đi. Trước mỗi chuyến đi, vị giáo sư đều háo hức chuẩn bị đồ nghề từ nhiều ngày trước khi khởi hành.
"Cái hạnh phúc nhất của những người bác sĩ như tôi là được chứng kiến giây phút bệnh nhân ngỡ ngàng, vỡ òa trong hạnh phúc khi thấy diện mạo mới của mình trong gương, thấy các ngón tay bó chặt như nắm xôi lại có thể tách rời cầm nắm được...", GS Sơn chia sẻ.
Anh bảo nếu ai hỏi phẫu thuật từ thiện được bao nhiêu ca, anh sẽ không nhớ nhưng sẽ nhớ như in những ca đặc biệt. Thậm chí còn trở đi trở lại nhiều lần để xem cuộc sống của bệnh nhân ra sao.
Trần Thiết Sơn, Phẫu thuật tạo hình, dị tật bẩm sinh, từ thiện
Ca mổ tách tay cho bệnh nhân Hoàng Văn Thống
GS Sơn kể câu chuyện về một phụ nữ ngoài 30 tuổi ở Hà Giang bị chồng tại axit khiến da cổ và ngực dính liền không thể nhúc nhích. Vừa mang đau đớn, chị này vừa bị chồng hắt hủi xa lánh khiến chị nhiều lần định tìm đến cái chết. May mắn, chị gặp được GS Sơn trong một ca mổ đặc biệt kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.
"Khi trở lại, tôi ngạc nhiên khi biết sau phẫu thuật chị đã có cùng lúc 3 anh người yêu và hiện đã lấy chồng mới.", GS Sơn cười tươi khoe.
Hay như trường hợp bệnh nhân Hoàng Văn Thống (27 tuổi, Pắc Nậm, Bắc Kạn) bị di chứng bỏng lửa từ khi 2 tuổi khiến các ngón tay dính chặt, cuộn tròn lại như cục thịt. Sau phẫu thuật tách, ghép, chàng trai 27 tuổi vỡ òa sung sướng khi tìm lại được cảm giác cầm nắm sau 25 năm bất lực. Nghẹn ngào cảm kích, mẹ bệnh nhân đã viết một bức thư dài để cảm ơn GS Sơn. Hiện bức thư ấy vẫn được ghim trang trọng trên bảng tin của khoa Phẫu thuật tạo hình.
Trường hợp khác là một sơn nữ ở Sơn La bị cam mã tẩu "ăn" hết cả mũi, một bên hàm, vết thương bốc mùi khiến cô bị hắt hủi, phải sống một mình trong căn nhà tuềnh toàng giữa rừng. Tức tốc, GS Sơn đưa bệnh nhân về Hà Nội chữa trị với sự tham gia 2 ekip hàng đầu. Trải qua 2 lần tái tạo, ghép da, cô gái người dân tộc đã tìm lại được nụ cười, trở lại hòa nhâp cộng đồng với gương mặt mới.
GS Sơn cho biết, hành trình từ thiện của anh không chỉ mổ xong rồi đi. Mà ở đó ngoài phẫu thuật cho bệnh nhân sẽ đào tạo luôn cho đội ngũ y bác sĩ tại cơ sở, sau đó ekip sẽ trở đi trở lại nhiều lần để thăm khám lại cho bệnh nhân. Đó là điều anh trân quý và muốn gắn bó mãi với công việc thiện nguyện này.
Cú rẽ ngang định mệnh
GS.TS Trần Thiết Sơn sinh ra trong cái nôi truyền thống khi cả gia đình làm ngành y. Ít ai biết, trước khi trở thành bác sĩ phẫu thuật tạo hình nổi tiếng, GS Sơn từng là bác sĩ nội trú ngành dị ứng. Sau khi "hành nghề" và giảng dạy 3 năm tại ĐH Y, anh cùng một số ít học trò được GS.TS Nguyễn Huy Phan - người thầy của ngành phẫu thuật tạo hình Việt Nam lựa chọn để đạo tạo khóa đầu tiên.
"Sau một lúc đắn đo, tôi nhận lời thầy ngay dù khái niệm về vi phẫu, phẫu thuật tạo hình khi đó còn vô cùng mới mẻ tại Việt Nam", GS Sơn kể.
Trần Thiết Sơn, Phẫu thuật tạo hình, dị tật bẩm sinh, từ thiện
Vị giáo sư luôn trẻ trung với quần jean, áo sơ mi đang lật mở tìm hồ sơ bệnh nhân
Được thầy tin tưởng, bác sĩ trẻ Thiết Sơn lao vào nghiên cứu, học tập, trở thành một trong những giáo viên đầu tiên của bộ môn phẫu thuật tạo hình tại Việt Nam vào năm 1991. Sau đó anh là một trong những người hiếm hoi được cử sang Pháp theo học nội trú và là người duy nhất học ngành phẫu thuật tạo hình khi đó.
Đến nay, sau hơn 20 năm tự mày mò nghiên cứu, anh đã là chủ nhân của hàng loạt kỹ thuật cao mà Việt Nam là nước đầu tiên thực hiện được hoặc rất ít nước trên thế giới áp dụng như kỹ thuật giãn da, kỹ thuật phẫu thuật vú phì đại, kỹ thuật vi phẫu tích - phẫu thuật dưới kính hiển vi, kỹ thuật tạo hình âm đạo bằng niêm mạc miệng...
Trần Thiết Sơn, Phẫu thuật tạo hình, dị tật bẩm sinh, từ thiện
Chụp ảnh lưu giữ hồ sơ cho bé gái 1 tuổi, dù 4 năm nữa mới đến ca phẫu thuật
Sắp tới, đích thân một đoàn chuyên gia Hoa Kỳ sẽ sang học hỏi kỹ thuật vi phẫu tích và kỹ thuật tạo hình âm đạo bằng niêm mạc miệng của GS Sơn.
GS chia sẻ, để có được những nghiên cứu của riêng mình, có khi anh phải mất 3 năm miệt mài nghiên cứu trên xác chết nhưng có khi bất chợt nảy ra chỉ nhờ đọc danh sách tham khảo của sinh viên, sau đó anh tự mày mò, thử nghiệm.
Ngoài thực hiện những ca mổ phức tạp tại bệnh viện, hàng tuần GS Sơn vẫn dành 3 buổi lên lớp tại ĐH Y. Hiện tại anh cũng là giáo sư thỉnh giảng tại ĐH nổi tiếng Pittsburgh (Mỹ) và sắp tới sẽ sang Nhật giảng dạy.
Dù nổi tiếng trong giới là vậy nhưng GS Sơn vẫn giữ được phong thái dung dị. Gặp anh khi nào cũng quần jean, áo sơ mi. Anh khoe mình trẻ hơn tuổi thực vì không thích bon chen, có lần được mời làm sếp nhưng anh từ chối . "Mình cũng trẻ vì làm việc nhiều. Cứ ngơi việc là thấy mệt", GS Sơn chia sẻ.
Một điều thú vị khác, vị giáo sư đầu ngành phẫu thuật tạo hình vẫn thường xuyên đi bộ từ nhà đến bệnh viện qua quãng đường gần 3km, khi buộc có việc cần kíp anh mới bắt taxi sau khi có hơn 10 năm gắn bó với chiếc xe máy Honda và mới đâyđã "chuyển giao" cho một cậu sinh viên nghèo.
Thúy Hạnh

Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2016

Đối tác chiến lược và góc nhìn cuộc chiến




(GDVN) - Quên đi trang sử bi thương, hùng tráng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc là có tội với tổ tiên, với anh linh đồng bào chiến sĩ.

Bộ phim Unbroken (không khuất phục) được chiếu trên truyền hình cáp Việt Nam vào dịp lễ tình yêu với tên dịch là Bất khuất. Unbroken là tác phẩm của nữ đạo diễn kiêm diễn viên phim hành động nổi tiếng Angelina Jolie.

Unbroken được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật về vận động viên điền kinh Olympic người Mỹ gốc Ý Louis Zamperini (1917 – 2014).

Năm 1936, mới 19 tuổi Louis Zamperini đã tham dự Olympic Berlin ở cự ly chạy 5.000 mét.
Chiến tranh xảy ra, ông trở thành xạ thủ trên máy bay B26, máy bay hỏng động cơ rơi xuống biển, ông cùng 2 đồng đội khác lênh đênh trên biển hơn 40 ngày và bị hải quân Nhật bắt làm tù binh đưa về giam giữ trên một hòn đảo Thái Bình Dương.
Cán bộ chiến sĩ Điện Biên Phủ Ma Lù Thàng sau trận đánh 17/2/1979, chụp hình lưu niệm với Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (Ảnh: thanhnien.com.vn)
Phim có những hình ảnh trong trại tù Louis bị cai ngục người Nhật đánh đập dã man bằng gậy tre, bị bắt lao động khổ sai, bị mua chuộc lên đài phát thanh nói lời phản chiến…

Bộ phim bị tẩy chay ở Nhật vì người Nhật cho rằng phim phản ánh không chính xác hình tượng quân đội Nhật trong các nhà tù thời chiến tranh thế giới 2 cũng như việc mô tả viên cai tù tàn ác Mutsuhiro Watanabe.
Tuy nhiên, ngoài nước Nhật, bộ phim vẫn được chào đón với nhiều nhận xét khá thẳng thắn và công bằng.

Nước Mỹ và Nhật Bản ngày nay là hai quốc gia tư bản hàng đầu thế giới, là đồng minh chiến lược gắn bó vận mệnh với nhau, song những cảnh quay trong phim không hề né tránh những hành động tàn bạo, vô nhân tính mà lính Nhật đối xử với tù binh Mỹ.

Sự thật của chiến tranh vệ quốc chống xâm lược cần được đưa vào sách giáo khoa

(GDVN) - Chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh chống xâm lược phía Bắc và cuộc chiến bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ từ đất liền tới hải đảo cần được đưa vào sách.
Còn chúng ta, người Việt ngày nay nghĩ gì, nói gì về cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc trên biên giới phía Bắc năm 1979 nói riêng và lịch sử đất nước nói chung?

Dường như có sự đối xử không công bằng giữa khoa học Lịch sử với một số môn khoa học xã hội, khoa học chính trị khác.

Có lúc, có nơi với tư duy áp đặt Lịch sử không còn giữ vẹn nguyên tính chân thực vốn có của một ngành khoa học xã hội, nó chưa trở thành khoa học tuyên truyền nhưng nếu không sớm nghĩ lại, đó sẽ không còn là nguy cơ.

Sự bó buộc, định hướng có thể thấy rõ trong cả ba lĩnh vực: giáo dục lịch sử; nghiên cứu, ghi chép các sự kiện lịch sử và giải mã bí ẩn lịch sử.

Sự kiện Quốc hội phải quyết định giữ lại môn Lịch sử với tư cách là môn học độc lập vừa qua cho thấy rõ nét một quan điểm ứng xử với lịch sử.

Dù rằng đó mới chỉ là quan điểm của một số lãnh đạo ngành Giáo dục song khó có thể nói những quan điểm ấy là hoàn toàn độc lập, không bị chi phối bởi các ý kiến khác.

Từ sau năm 1975, có những sự kiện lịch sử chỉ được làm sáng tỏ khi các phương tiện truyền thông công bố các tư liệu nước ngoài, chẳng hạn số hiệu chiếc xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập năm 1975 hay sự kiện Gạc Ma 1988.

Câu chuyện vài trẻ em cho rằng Quang Trung và Nguyễn Huệ là anh em hay người dẫn chương trình Truyền hình Việt Nam khẳng định Ngô Quyền ba lần đánh quân Nguyên Mông chỉ là hệ quả của một thời kỳ mà Lịch sử không được coi trọng đúng mức.

Có những tình tiết lịch sử chỉ thấy dân gian lan truyền

Sau năm 1979, có thời kỳ báo chí trong nước đăng bài ca ngợi Đặng Tiểu Bình - người đã quyết định xua quân tấn công Việt Nam - là một nhân vật kiệt xuất.

Nhân vật ấy có thể là kiệt xuất với người Trung Quốc và thế giới nhưng không thể chối bỏ một sự thật lịch sử, rằng cuộc chiến mà ông Đặng phát động đã phá hủy toàn bộ cơ sở vật chất vùng biên giới dài 1.200 km nước ta, đã cướp đi sinh mạng hàng vạn người Việt và cũng khiến người dân Trung Quốc phải trả giá bằng sinh mạng nhiều vạn con em họ.

Xin trích một đoạn trong chương 9 - Lịch sử Sư đoàn Sao Vàng anh hùng:

Ngày 17 tháng 2, một ngày hết sức bình thường, một ngày mà mọi người dân Việt Nam đang lao động, xây dựng đất nước trong hòa bình bỗng trở nên một cái mốc trong lịch sử chống ngoại xâm oanh liệt của đất nước. Một kẻ thù mới đã lộ rõ nguyên hình với bộ mặt thâm hiểm ghê tởm, đầy tội ác, và một cuộc chiến đấu mới lại bắt đầu với dân tộc ta”. [1]

Bộ Giáo dục sẽ đưa cuộc chiến tranh biên giới, hải đảo vào sách giáo khoa

(GDVN) - Bộ GD&ĐT sẽ xem xét đưa các cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, phía Tây Nam, Hải chiến Hoàng Sa…vào sách giáo khoa mới với dung lượng phù hợp nhất.
Những kẻ chủ mưu gieo tội ác giết hại đồng bào ta, phá hủy làng mạc, thành phố quê hương ta phải được gọi đúng tên là tội phạm chiến tranh giống như Hitler, như Mutsuhiro Watanabe chứ không thể có cách gọi hay ứng xử khác.

Phát biểu tại Quốc hội Việt Nam, ông Tập Cận Bình nói: “Chế độ chính trị của hai nước tương đồng, lí tưởng và niềm tin giống nhau, có chung lợi ích chiến lược”. [2]
Giới lãnh đạo Trung Quốc đang níu kéo chúng ta bằng lá bài lí tưởng và niềm tin, có thật họ và chúng ta cùng chung ý thức hệ, “có chung lợi ích chiến lược”?

Mỗi cá nhân nắm quyền ở Trung Quốc đều có những quan điểm chủ đạo, chẳng hạn Mao Trạch Đông đưa chủ thuyết “Ba ngọn cờ hồng”, Đặng Tiểu Bình với học thuyết “Mèo trắng, mèo đen” và ngày nay ông Tập Cận Bình phát động thuyết “Bốn toàn diện”.

Điều này được suy ra từ phát biểu của ông Tập tại Quốc hội Việt Nam: “Xây dựng xã hội khá giả toàn diện, tiến hành cải cách sâu rộng, xây dựng quốc gia pháp trị toàn diện mọi mặt, thi hành nghiêm khắc chiến lược phát triển của Đảng”. [2]

Có thể tóm tắt bốn toàn diện của ông Tập gồm: “Xây dựng xã hội khá giả toàn diện; cải cách toàn diện; pháp trị toàn diện và đảng trị toàn diện”.

“Xã hội khá giả” là khái niệm được Đặng Tiểu Bình đề xướng từ 1979, được nhắc lại trong thời Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, nay được nâng thành quan điểm chủ đạo, chiếm vị trí số một trong học tuyết chính trị của ông Tập.

Cần phải thấy rằng ông Tập dùng cụm từ “xã hội khá giả toàn diện” chứ không phải cụm từ  mô tả một hình thái xã hội nào khác.

Trăn trở của người lính từng qua tất cả các cuộc chiến tranh cách mạng thế kỷ XX

(GDVN) - Trung tướng Đặng Quân Thụy là người đã tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, cho tới chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc.
Cũng cần phải thấy rằng từ thời Đặng Tiểu Bình đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ âm mưu thôn tính các nước láng giềng, đặc biệt là đối với Việt Nam, như tiêu đề một bài báo trênGiaoduc.net.vn ngày 21/2/2016: “(tên lửa) HQ-9 Trung Quốc kéo ra Hoàng Sa chủ yếu đe dọa Việt Nam”.

Chiếm đất và cướp đảo, đe dọa và lừa phỉnh, những điều ấy ai cũng biết, ai cũng thấy, vậy thì làm sao chúng ta lại có cùng ý thức hệ với họ, làm sao chúng ta có thể đồng chí hướng với họ?

Tên lửa, máy bay, tàu chiến không đáng sợ, đáng sợ là sự mất cảnh giác, là sự mơ màng về ý thức hệ, về tình anh em, đồng chí mà con cháu bậc thầy binh pháp Tôn Tử hàng ngày quảng bá.

Sự buông lỏng quản lý mấy chục năm qua đã khiến lượng người Trung Quốc sinh cơ lập nghiệp trên đất Việt tăng lên chóng mặt, phố người Hoa, nhà máy, khách sạn của người Hoa và những đứa trẻ mang hai dòng máu Hoa-Việt hiện diện khắp nơi, thậm chí ngay bên cạnh các công trình quân sự tối mật như sân bay, quân cảng...
Điều đó chẳng lẽ không nhắc chúng ta về câu chuyện đau lòng Mỵ Châu – Trọng Thủy?

Phải chăng chính vì “mơ màng” nên mới có chuyện lịch sử cuộc chiến được các nhà viết sách giáo khoa biên soạn trong 4 trang nhưng lại bị cắt xén chỉ còn lại 11 dòng?
Không thể trách các nhà khoa học, những người viết sử bởi họ không phải là người quyết định viết cái gì, bỏ cái gì.

Mỹ, Pháp,Trung Quốc… đều là đối tác chiến lược với Việt Nam, với chủ trương đối ngoại “làm bạn với các nước” sao chúng ta có thể nói nhiều về chiến thắng quân đội viễn chinh Pháp, về chiến tranh cục bộ do chính quyền Mỹ gây ra ở miền Nam mà lại chỉ có 11 dòng về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược trong sách giáo khoa phổ thông? 

3 viên tân Tư lệnh Chiến khu Trung Quốc từng tham gia Chiến tranh Biên giới

(GDVN) - Triệu Tông Kỳ là tổ trưởng trinh sát từng nhiều lần dẫn quân xâm nhập khu vực đóng quân của bộ đội Việt Nam và bắt cóc tù binh.
Phải chăng chính chúng ta đang tự tạo ra sự không công bằng, minh bạch trong quan hệ quốc tế, đang tự tạo ra rào cản với bè bạn muốn đến với mình?

Cần nhớ rằng cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm (1945-1954), cuộc kháng chiến chống Mỹ là 21 năm (1954-1975), còn cuộc chiến chống Trung Quốc trên biên giới phía Bắc, như nhận định trên Wikipedia:
Xung đột vũ trang tại biên giới còn tiếp diễn thêm 10 năm. Hơn 13 năm sau, quan hệ ngoại giao Việt-Trung chính thức được bình thường hóa”. [3]

Chiến tranh Việt Nam có sự tham gia của 550.000 quân Mỹ cùng với 70.000 quân đồng minh (Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines). Không tính quân lực Việt Nam cộng hòa, số lính nước ngoài là 620.000 người [4].

Chiến tranh xâm lược Việt Nam, Trung Quốc huy động khoảng 600.000 quân. Có thể thấy quy mô chiến tranh biên giới 1979 không kém gì hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Trận chiến được các nhà sử học quân sự thế giới đánh giá là “trận chiến ác liệt nhất, đẫm máu nhất trong các chiến dịch quân sự ở Châu Á sau thế chiến thứ 2” xảy ra vào ngày 13/7/1984 khi quân đội Việt Nam phản công tại cao điểm 1509 và 1250 trên biên giới Việt Trung. [5]

Vô tình hay có chủ ý quên đi một trong những trang sử bi thương, hùng tráng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc là có tội với tổ tiên, với anh linh đồng bào chiến sĩ đã ngã xuống suốt chiều dài biên giới phía Bắc.

Không muốn hay không dám nói đến “vì đại cục” không phải là cách ứng xử của con người văn minh với lịch sử.
Đối với kẻ có dã tâm xâm lược, một sự nhịn sẽ mang đến chín sự phiền, sự nhẫn nhịn của chúng ta không bao giờ biến kẻ xâm lược trở thành người tử tế. 

Tướng Thước: “Ngày 17/2/1979 mãi là bài học cho các thế hệ trẻ”

(GDVN) - Trung tướng Nguyễn Quốc Thước bày tỏ, chúng ta không bao giờ muốn gây hận thù dân tộc, nhưng chúng ta phải tôn trọng lịch sử.
Các căn cứ quân sự Trung Quốc đang hình thành ở Hoàng Sa, Trường Sa sẽ chỉ là bước khởi đầu cho việc chặn con đường ra biển của người Việt.

Người viết cho rằng, đối xử một cách đàng hoàng với tất cả các quốc gia là cách hành xử tốt nhất để thêm bạn bớt thù.
Một đối tác tin cậy bao giờ cũng tốt hơn một người bạn xấu tính.

Người viết có một kiến nghị, đã đến lúc cần phải tổ chức nghiên cứu, biên soạn cuốn “Việt Nam - dấu ấn lịch sử thế kỷ 20”.
Một ấn phẩm chính thức của nhà nước về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc chống bốn kẻ thù mạnh nhất thế giới Pháp, Nhật, Mỹ, Trung Quốc.
Việc đưa các sự kiện lịch sử vào sách giáo khoa chỉ nên xem là một bộ phận trong công trình biên soạn này.

Bỏ ra số tiền lớn biên soạn các cuốn sách về văn hóa để ngay sau đó bán sách như giấy vụn, chẳng lẽ chúng ta lại không có kinh phí cho việc nghiên cứu lịch sử đất nước?

Từ câu chuyện Bí thư và Chủ tịch Hà Nội cùng xuống ruộng cấy lúa đầu xuân 2016, nếu một ngày nào đó nhân dân được nhìn thấy hình ảnh các vị lãnh đạo cấp cao cùng thắp nén nhang trước anh linh các liệt sĩ đã ngã xuống bảo vệ biên cương Tổ quốc, người viết tin rằng đó sẽ là hình ảnh xúc động mãi mãi lưu vào sử sách.
Tài liệu tham khảo: