Thứ Năm, 24 tháng 8, 2017

Những hình ảnh khác biệt giữa Triều Tiên và Hàn Quốc


Sau khi tới thăm Triều Tiên và Hàn Quốc, một blogger du lịch nổi tiếng đã tiết lộ sự khác biệt giữa hai quốc gia qua những bức ảnh mà anh chụp được.
Tài khoản Instagram của Jacob Laukaitis (22 tuổi), tới từ Lithuania hiện có tới hơn 11.000 người theo dõi. Trao đổi với Mail Online Travel, Laukaitis nói rằng anh đã có chuyến đi 7 ngày tới Triều Tiên cách đây một năm.
Anh cho biết các nhà điều hành tour đã cầm hộ chiếu của anh và không cho anh tự khám phá bất cứ thứ gì. Mỗi bức ảnh anh muốn chụp đều phải được hướng dẫn viên cho phép. Anh không được chụp binh sĩ, công nhân hoặc các công trường xây dựng.
Anh cũng có ít cơ hội được giao lưu với người dân địa phương và ngược lại họ dường như không hứng thú với việc gặp gỡ du khách ngoại quốc.
Tour du lịch 7 ngày tới Triều Tiên là một trong những chuyến đi thú vị nhất đối với Laukaitis. Sau chuyến đi tới Triều Tiên, anh đã quyết định tới Hàn Quốc để có thể so sánh cuộc sống tại hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên.
Thời gian rảnh rỗi
Triều Tiên, Hàn Quốc, du lịch
Người dân Triều Tiên tham gia một hoạt động tập thể.
Triều Tiên, Hàn Quốc, du lịch
Người Hàn Quốc đi dã ngoại cùng người thân, bạn bè.
Bãi đỗ xe
Triều Tiên, Hàn Quốc, du lịch
Cả bãi đỗ xe rộng lớn tại Triều Tiên chỉ có 1 chiếc xe duy nhất.
Triều Tiên, Hàn Quốc, du lịch
Bãi đỗ xe của Hàn Quốc chật kín những chiếc xe buýt và xe 4 chỗ.
Đường phố
Triều Tiên, Hàn Quốc, du lịch
Đường phố Triều Tiên vắng vẻ, không một bóng người.
Triều Tiên, Hàn Quốc, du lịch
Đường phố Hàn Quốc tấp nập xe cộ.
Nông thôn
Triều Tiên, Hàn Quốc, du lịch
Nông thôn Triều Tiên trông khá tiêu điều.
Triều Tiên, Hàn Quốc, du lịch
Trong khi vùng nông thôn ở Hàn Quốc phủ một màu xanh mơn mởn.
Trường đại học
Triều Tiên, Hàn Quốc, du lịch
Một giờ học của các sinh viên Triều Tiên.
Triều Tiên, Hàn Quốc, du lịch
Sinh viên Hàn Quốc có một không gian năng động để học tập và trải nghiệm.
Tàu điện ngầm
Triều Tiên, Hàn Quốc, du lịch
Ga tàu điện ngầm Triều Tiên được trang trí bằng những bức bích họa khổng lồ, mang phong cách cổ điển.
Triều Tiên, Hàn Quốc, du lịch
Ga tàu điện ngầm tại Hàn Quốc có thiết kế hiện đại và sáng sủa hơn.
Sầm Hoa

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng

TTO - Nhân việc bộ Lịch sử Việt Nam không dùng từ “ngụy quyền Sài Gòn” để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975, TS sử học Nguyễn Nhã cho rằng việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng
TS Nguyễn Nhã phát biểu trong một tọa đàm về chủ quyền biển đảo - Ảnh: L.Điền
Như tôi đã nhiều lần phát biểu trong đó có hội thảo xây dựng bộ lịch sử trên, rằng để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa mà pháp lý quốc tế hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc bắt đầu tranh chấp chủ quyền năm 1909 cho Paracels (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa là đất vô chủ - res -nullius) thì sự chiếm hữu phải mang tính thật sự, nhà nước, liên tục và hòa bình.
Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục
TS Nguyễn Nhã
TS Nguyễn Nhã cho rằng, về pháp lý quốc tế cũng như về mặt lịch sử, Việt Nam cộng hòa là một thực thể chính trị rất hiển nhiên không thể chối cãi. Có thể khi còn đấu tranh chính trị vì lợi ích chính trị thì không công nhận nhau cũng là chuyện thường tình.
Song chính trị thì có thể thay đổi, nhất là khi đất nước đã được thống nhất và đang có nhu cầu thống nhất lòng người, đoàn kết dân tộc để phát triển hùng cường và đấu tranh chống các nguy cơ từ nguy cơ trở thành thuộc quốc hay nguy cơ tụt hậu”.
Trong cái nhìn triển vọng về việc thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa, ông Nhã cũng lưu ý rằng “Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.
Không chỉ thế, theo ông Nhã, “... Thừa nhận Việt Nam cộng hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển”.
Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng
TS Lê Trung Tĩnh - Ảnh: LTT cung cấp
Việc từ bỏ cách gọi "ngụy quân", "ngụy quyền" và công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh.
Mặt khác điều này có những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng công pháp quốc tế.
TS Lê Trung Tĩnh
Ads by AdAsia
Tác động tích cực với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu, phát hành bộ Lịch sử Việt Nam bao quát nền lịch sử nước ta từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn.
Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử quan trọng này là việc đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam cộng hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam.
Như lời trả lời phỏng vấn báo chí, PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện Sử học, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, đã nói: "Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hòa, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn".
Nhiều tác giả, đặc biệt là Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qua các bài viết của TS Dương Danh Huy, đã đi sâu về mối quan hệ giữa sự công nhận một hay hai quốc gia trong giai đoạn chiến tranh 1954-1975 và lập luận pháp lý bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Các nghiên cứu này đã so sánh các cách thức, quan điểm khác nhau và đi đến kết luận rằng việc công nhận hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc.
Và đó cũng là quan điểm có thể chấp nhận về mặt chính trị hiện nay, so với việc chỉ công nhận một quốc gia tại miền Bắc hay tại miền Nam.
Nhận định Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia cũng là điều được chấp nhận dưới góc độ luật pháp quốc tế theo nghiên cứu của nhiều luật gia quốc tế nổi tiếng.
Giáo sư James Crawford, giáo sư hàng đầu về công pháp quốc tế và là một thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế, trong tác phẩm The Creation of States in International Law, đã cho rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia.
Theo ông, việc Hiệp định Genève 1954 thiết lập hai vùng tập kết quân sự phải được xem như sự thiết lập hai quốc gia. Trên phương diện luật pháp cũng như trên thực tế, lãnh thổ của mỗi quốc gia trên không phải là toàn bộ Việt Nam.
Ngoài ra sau này trong Hiệp định Paris 1973, Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa cũng được xem như hai thể chế trong việc sử dụng quân sự, tự khẳng định đối nội và đối ngoại, đáp ứng được các điều kiện có chính phủ và khả năng có quan hệ với các chính phủ khác.
Thật ra việc công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính thể quan trọng trong việc gìn giữ chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa đã được lãnh đạo Việt Nam đề cập trong các phát biểu quan trọng.
Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011 đã lặp lại không dưới ba lần từ "Việt Nam cộng hòa" và khẳng định: "Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp".
"Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì hải quân chúng ta đã tiếp quản năm hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản".
Cũng cần nhắc lại là ngày 19 và 20-1-1974, trong trận hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc, 74 binh sĩ Việt Nam cộng hòa đã ngã xuống để bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam.
Đó đơn giản là những người con của nước Việt, cũng như Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam cùng với Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Ý nghĩa của điều đó rất rõ và trường tồn đối với dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã từng đấu tranh 1.000 năm để có một lãnh thổ, và 1.000 năm để giữ gìn lãnh thổ.
TS Lê Trung Tĩnh (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
Tiền đề thống nhất nhân tâm
Chiến tranh đã chấm dứt từ năm 1975. Đã đến lúc dân tộc phải tiến hành công cuộc hòa giải. Thống nhất đất nước phải là tiền đề cho thống nhất nhân tâm, thống nhất tinh thần dân tộc...
Có như thế dân tộc mới mạnh, mới đoàn kết để chống xâm lược, để giữ gìn giang sơn, đất trời và biển.
Ai cũng vui mừng vì đã đến lúc ta phải gọi cho đúng tên các thực thể dân tộc trong quá khứ.
Việt Nam cộng hòa là một thực thể lịch sử. Thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa như nó đã tồn tại ta sẽ làm giàu có thêm cho dân tộc vì đã có một nền giáo dục, một nền văn học, pháp chế, kinh tế... mà chúng ta cần nghiên cứu để thừa kế những giá trị và gạt bỏ những khuyết điểm, những yếu kém...
Và trên hết là hòa giải dân tộc, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc trong cuộc cạnh tranh và sống còn trong một thế giới còn nhiều thách thức.
Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc 
LAM ĐIỀN ghi

'Lịch sử Việt Nam' đã nhìn nhận lại chiến tranh biên giới phía Bắc

TTO - Sáng 18-8, nhiều bộ sách đồ sộ được giới thiệu ở HN như Văn hoá biển đảo VN, 400 chữ quốc ngữ - sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hoá VN, Lược sử Việt ngữ học... nhưng bộ Lịch sử VN thu hút sự quan tâm nhất...
'Lịch sử Việt Nam' đã nhìn nhận lại chiến tranh biên giới phía Bắc
Bộ Lịch sử Việt Nam tái bản lần thứ nhất gồm 15 tập với nhiều điểm mới - Ảnh: V.V.TUÂN
Lịch sử Việt Nam là bộ sử dựa trên những thành quả nghiên cứu mới nhất và khắc phục được những khiếm khuyết trước đây.
Bộ sử phản ánh toàn diện lịch sử Việt Nam từ chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, an ninh quốc phòng, văn hóa, xã hội...
Có thể nói đây là bộ sử đáp ứng được yêu cầu việc hiểu biết về lịch sử, văn hóa Việt Nam.
PGS.TS ĐINH QUANG HẢI (viện trưởng Viện Sử học)
Bộ Lịch sử Việt Nam gồm 15 tập với hơn 10.000 trang được xem là bộ thông sử quy mô chưa từng có từ trước đến nay ở Việt Nam, từ thời khởi thủy đến những năm 2000 và có nhiều điểm mới trong các đánh giá.
Bên cạnh bộ Lịch sử VN (15 tập), các bộ sách khác được giới thiệu trong sáng 18-8 gồm: bộ Lịch sử VN (15 tập), Văn hoá biển đảo VN, Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (60 tác phẩm), 400 chữ quốc ngữ - sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hoá VN, Lược sử Việt ngữ học, Hiên ngang Trường Sa...
GS Lê Hồng Lý, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hoá giới thiệu bộ sách Văn hoá biển đảo VN dưới góc nhìn văn hoá dân gian, tuyển chọn 189 bài viết, được trình bày có hệ thống theo từng thành tố của khoa học nghiên cứu văn hoá dân gian liên quan đến biển đảo VN.
Ông nói cùng với chính trị, quân sự thì văn hoá cũng là một cách khẳng định chủ quyền biển đảo. Ông lấy một dẫn chứng trong bộ sách là lễ khao lề thế lính vừa là nghi lễ nhân văn vừa là minh chứng rõ nhất khẳng định chủ quyền của VN với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 
Ads by AdAsia
Bộ sách Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giới thiệu đến độc giả những ấn phẩm tiêu biểu như: cốt cách Hồ Chí Minh, Văn hoá minh triết Hồ Chí Minh, Tấm gương tự học của Bác Hồ...
Đây là những câu chuyện chân thực, sinh động về chủ tịch Hồ Chí Minh của các tác giả trong và ngoài nước.
“Trong lúc nhân dân ta còn đang gặp rất nhiều khó khăn mà tôi lại thấy có rất nhiều địa phương xây tượng đài Hồ Chí Minh. Sinh thời Người chắc chắn không đồng ý với việc này”, ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc - Tổng biên tập NXB Thanh Niên chia sẻ khi giới thiệu bộ sách về Bác Hồ.  
Tôi là người chủ biên các tập về lịch sử cận đại trong bộ Lịch sử Việt Nam.
Công trình này cho thấy rõ bức tranh về lịch sử cận đại Việt Nam gồm cả hai mặt, một mặt gồm sự hiện diện của chủ nghĩa thực dân với tất cả những tiêu cực mà nó đem đến cho người bản xứ và những mặt “tích cực ngoài ý muốn” mang đến cho Việt Nam như về văn hóa, yếu tố hiện đại của kinh tế 
thị trường...
TS TẠ THỊ THÚY (Viện Sử học, chủ biên ba tập trong bộ Lịch sử Việt Nam)
Sách 400 năm chữ quốc ngữ - sự hình thành, phát triển và đóng góp vào văn hoá VN góp phần làm rõ những vấn đề sự hình thành, biến đổi và định dạnh chữ quốc ngữ; dấu ấn các địa phương và phương ngữ trong chữ quốc ngữ; vai trò chữ quốc ngữ trong sự phát triển tiếng Việt; hạn chế và bất hợp lý của chữ quốc ngữ...
Sách cũng nói đến những đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ, xây dựng chuẩn cho chữ quốc ngữ. Sách Lược sử Việt ngữ học, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học trong thời gian hàng nghìn năm đến nay. Đây là ngành khoa học nghiên cứu tiếng Việt. 
Đáng chú ý bên các bộ sách đồ sộ trên là cuốn sách ảnh mang tính thời sự Hiên ngang Trường Sa của tác giả Trần Quốc Dũng.
Sách gồm hơn 200 bức ảnh với ba phần: Con người và cuộc sống Trường Sa, Vững mạnh để bảo vệ Trường Sa, Cả nước sát cánh cùng Trường Sa. Tác giả trình bày ảnh theo phong cách ấn tượng, thu hút sự quan tâm của người xem. 
Nhìn thẳng vào sự thật là cách 
khôn ngoan nhất
Thực tiễn hôm nay đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn khách quan, công bằng hơn.
Đó là một xu thế làm sử, mà bộ Lịch sử Việt Nam là trải nghiệm đầu tiên và chắc chắn được thể hiện rõ hơn trong bộ Lịch sử Việt Nam (25 tập) mà chúng tôi đang làm.
Lịch sử diễn ra một lần, nhưng nhận thức là một quá trình.
Lùi lại một thời gian, chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan hơn.
Trước đây, trong thời gian rất dài chúng ta thực hiện việc phản đế, phản phong nên bất cứ thứ gì có liên quan đến phong kiến là chúng ta phê phán.
Nhưng dần dần, quy luật của cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải có cái nhìn khách quan hơn.
Nếu cứ nói chính quyền nhà Nguyễn là “ngụy” thì chúng ta sẽ bảo vệ chủ quyền thế nào khi chủ quyền được trao truyền qua nhiều thế hệ khác nhau?
Và nếu gọi chính quyền Việt Nam cộng hòa là “ngụy” thì những tuyên bố bảo vệ chủ quyền dân tộc còn giá trị không?
Ta phải nhìn nhận lại tất cả hiện tượng đã xảy ra trên tinh thần khách quan, công bằng. Như trước đây có những khoảng trống lịch sử chúng ta né tránh, không phân tích đến nơi đến chốn như hiện tượng thuyền nhân Việt Nam, cuộc cải cách ruộng đất...
Nhìn thẳng vào sự thật là cách khôn ngoan nhất.
Bộ Lịch sử Việt Nam của Viện Sử học cũng trên tiến trình ấy, cũng là bước tiến mới nhưng thực tiễn đòi hỏi cao hơn.
Nhà sử học DƯƠNG TRUNG QUỐC
VŨ VIẾT TUÂN ghi

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017

SÁCH DẠY CON THẾ KỶ 21

GIÁC ĐỨC TRẦN MINH HIỀN
( Viết cho hai con của tôi Trần Phương Tiên và Trần Minh Toàn)


LỜI NÓI ĐẦU
Dạy dỗ con cái vừa là trách nhiệm bổn phận của vừa là 1 quyền lợi, lợi ích và 1 vinh dự cho con người, cho mọi người đặc biệt là bậc làm cha làm mẹ. Vì con cái là bộ mặt của chúng ta, là tương lai của gia đình chúng ta, tương lai số phận của chính ta, gia đình và cả xã hội, nhân sinh và thế giới vũ trụ. Dạy con phải có phương pháp đúng, vừa là 1 khoa học vừa là 1 nghệ thuật . Chúng ta phải dùng tất cả kiến thức có được 1 cách tốt nhất, đúng nhất với tấm lòng thành tâm, với đạo đức và trách nhiệm cao nhất. Làm thế nào để giúp xã hội an bình, khống chế tội ác và giúp cho con người ta làm việc tốt, không làm việc xấu, đó là vấn đề cực kỳ quan trọng. Vì người ta hay nói ăn quen, nhịn không quen, con người với các thói hư tật xấu thì khó sửa chữa, khó thay đổi. Chúng ta phải dùng giáo dục và tâm lý học cũng như Thuyết Dung Hoà để giúp người. Và phải nhắc nhở tất cả mọi người nhớ rằng làm việc gì cũng phải cẩn thận nghĩ đến hậu quả của nó. Và nhất là đừng bao giờ nghĩ rằng khi ta làm mà không ai thấy, ai biết thì có thể thoát được, vì trời cao có mắt, quỷ thần thiên địa, lương tâm đều thấy hết . Cho nên đạo đức, tư cách thể hiện ở chỗ chỉ có một mình ta. Chúng tôi xin chia sẻ cùng mọi người những bài học dạy con của 1 người cha bình thường, thậm chí rất tầm thường này . Chắc chắn sẽ rất phiến diện, khiếm khuyết, nhiều thiếu sót và sai lầm, kính mong mọi người đọc xong góp ý xây dựng để chúng tôi có sự sửa chữa bổ sung cho tốt hơn, hoàn thiện hơn. Hơn nữa đây là những bài học của cá nhân 1 người cha dành cho 2 con của mình. Kính mong quý vị lượng thứ.

Kết quả hình ảnh cho Dạy dỗ con cái

BOOK OF TEACHING CHILDREN 21ST CENTURY
PREFACE: Teaching and educating your children is the responsibility and also the benefits as well the privilege of human beings, especially for parents. Because it is our face, our outside appearance that people can notice, it's our future, our world's future and our civilization's future. Teaching our own children need a right and proper and appropriate method, it's really a science and an art as well. we have to employ all of our knowledge and do it with utmost responsibilities, utmost best intentions, compassion. How to help society become stable and secured, keep crimes at bay and help people doing good things, avoid bad things, it's extremely important. because we always say " when people keep doing bad things, they can't stop, can't constraint themselves", when it become a bad habit, it's so hard to impossible to break it. We have to use education, psychology and as well the Harmonism to help people. And always remind people that when you do anything, consider and ponder really well the consequences before proceed. And never think that when nobody see and nobody know, you can get away from it because there are your conscience, God, Budhha, angels, spirits, ghosts, other beings around us to watch us all the time. Therefore your moral, your value, your true nature, your ultimate self is where only by yourself.

***
Hai con yêu dấu của Ba, Ba hy vọng là hai con có thể đọc , hiểu những điều tâm huyết mà Ba viết ra trong cuốn sách này , ít ra thì bằng tiếng Anh, nếu bằng tiếng Việt thì càng tốt. Khi Ba bắt đầu viết những dòng chữ này trên màn hình máy tính laptop này là lúc 4 giờ 20 phút chiều ngày thứ sáu ngày 21 tháng 8 năm 2015. Ngày mai các con sẽ gặp cô giáo mới cho năm học mới và thứ hai tới đây các con sẽ vào năm học mới .
Dear my two precious beloved children, I hope that two of you can read, understand these dedications that I write in this book, at least you can read in English, if in Vietnamese it's even better. When I start writing these lines into the screen of this laptop, it's 4:20pm of Friday, August 21, 2015. Tomorrow, you will be meeting your new teachers for new school year and next Monday you will be entering new school year.
Ba không có gì để cho chúng con cũng như không có 1 gia tài lớn để bảo đảm tài chánh cho hai con nhưng Ba muốn cho hai con tài sản về cách sống ở đời để sống tốt và thành công. Đây là những bài học mà Ba chắt lọc từ sách vở, từ các vị thầy của Ba, từ những kinh nghiệm đau thương của cuộc đời Ba. Hy vọng các con sẽ đọc kỹ lưỡng và tập theo cho được. Có như vậy thì cuộc đời hai con sẽ tốt đẹp và yên lành, thành đạt. Bài học ở đời thì từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây có rất nhiều nhưng Ba sẽ cô đọng lại thành 10 bài học quan trọng nhất cho chúng con học:
1/TRÌ CHÍ: Cố gắng, trì chí, bền bĩ, nỗ lực, tinh tấn.
2/ KHIÊM CUNG:Khiêm tốn, nhẫn nhục, nhường nhịn, khiêm nhu.
3/BỐ THÍ VÔ UÝ: Thương yêu, từ tâm, không sát sanh, bố thí vô uý. Không thấy lỗi của người, cố nhìn lỗi của mình và tu sửa.
4/ VÌ CHÚNG SANH: Hành động vì tất cả chúng sanh, không làm tổn người lợi mình. Lợi cho mình nhưng cũng phải lợi cho người.
5/ TUỲ DUYÊN: Thành thật, thẳng thắn, nhưng khéo léo, mềm mỏng và tuỳ duyên.
6/TẬN TÂM: Làm việc gì thì cũng phải làm hết lòng, làm cho đến nơi đến chốn.
7/ HƯỚNG THƯỢNG: Học hỏi không ngừng, cầu tiến, hướng thượng, phục thiện.
8/ BUÔNG BỎ: Từ bi hỷ xả, giúp người không cần nghĩ nhớ, sống cuộc đời không dính mắc, không câu nệ chấp trước.
9/ VỊ THA: tha thứ cho tha nhân và chính mình, hướng về tương lai , sống trong hiện tại và không chấp nhất quá khứ.
10/ LẮNG NGHE: nói ít, nghe nhiều, đọc nhiều, học nhiều từng giây phút từ chuyện nhỏ nhất đến lớn nhất.
I don't have much to give to two of you, I don't have a fortune for you to inherit to guarantee the financial future but I want to give you the way how to live your life in better way, in right way so that you can be successful. This is the lessons that I filter from all of the books, from all of my good teachers, from all of my bitter and bloody experiences. I hope that you both can read carefully and learn from this and practice well. In doing that you will have a good and successful life. The lessons from old days to today, from East to West, there are so many, but I will compile them into ten most important lessons:
1/ CONSISTENCY: always do your best, show your effort, diligent...
2/ MODESTY: humble, modest, ...
3/ GIVING: love others, caring, sharing, helping, don't kill, show your respects, loving family and others, love parents, grandparents, aunts, uncles, brother, sister, ...
4/ FOR ALL OF SENTIENT BEINGS: all your thinking, saying, talking, acting, working ... always for everybody, all of sentient beings, don't hurt nobody, nothing...
5/ FLEXIBILITY: honest, straightforward, but flexible and caring.
6/CONSCIENTIOUS: Do everything with all of your efforts, devote, dedicate, doing with care, doing all the way.
7/ ASCENSION: always learning, looking upward .
8/ LET GO: loving, forgiving, helping others without remembering, living your life without upsetting, without complaining.
9/ FORGIVING: forgiving others and yourselves, living for future from today and don't be bothered by the past.
10/ LISTENING: talk less, listening more, reading more, learning more every moment from smallest to biggest. 

 

Ba sẽ đi sâu vào chi tiết của từng điều trong 10 điều trên nhưng hai con phải luôn ghi nhớ một số điều căn bản sau đây:
Làm viêc gì cũng phải nghĩ đến hậu quả. Không bi quan nhưng không chủ quan, phải lạc quan yêu đời, tự tin nhưng không quá tự tin. Tất cả mọi điều gì thái quá đều không tốt và nguy hiểm, phải dung hoà. Các con phải dùng Thuyết Dung Hoà và Đạo Phật làm nền tảng.
I will go in details and in-depth each of the ten pillars but first you both have to remember the following basis:
When you do anything, think anything, act anything, say anything you have to ponder well, consider carefully all of the consequences. Don't being pessimistic, don't being overconfident, being realistic optimistic. Everything that is extreme are not good and dangerous, you have to be in the middle, in harmony. Two of you need to use Harmonism and Buddhism as your basic principles.

I. TRÌ CHÍ: Bài học căn bản quan trọng đầu tiên là các con phải trì chí, bền bĩ, kiên nhẫn, nhẫn nại, cố gắng hết sức mình cho bất cứ một việc gì dù nhỏ dù lớn, tinh tấn hàng giây phút ... Có cố gắng nỗ lực thì mới thành công thành đạt được, có bắt đầu bắt tay vào làm việc và nhẫn nại ráng làm dù khó khăn trở ngại và những lời nói ra, những phá hoại . Nhưng điều quan trọng nhất là phải biết thương yêu cha mẹ anh em ông bà, ruột thịt thân thích trong gia đình cũng như tất cả hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô và tất cả chúng sanh. Vì sao con phải hiếu thảo, thương yêu cha mẹ. Nhất là MẸ của con, người đã hy sinh cả cuộc đời cho hai con, mang nặng đẻ đau, làm việc cực khổ nuôi con khôn lớn nên người . Con cũng phải thương ông bà vì nhờ có ông bà mới có cha mẹ và mới có các con. Con cũng phải thương chị em ruột thịt. Hai con phải thương yêu đùm bọc lẫn nhau cho đến suốt cuộc đời cho dù mai kia khi lớn có gia đình riêng, có vợ có chồng phải sống mỗi nơi xa nhau. Phải thương yêu các dì, cô, chú ... những người thân thuộc đã cùng với Ba Mẹ lo lắng chăm sóc cho các con như chú Quang, cô Quyên, Dì Phối, Dì Út, ... Và hãy thương yêu, thông cảm, giúp đỡ, chia sẻ... với tất cả mọi người xung quanh như hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp, thầy cô giáo ... những người đã giúp con trực tiếp hay gián tiếp. Có như vậy thì cuộc đời các con mới hạnh phúc viên mãn, mới thành công trọn vẹn.

Kết quả hình ảnh cho trì chí, bền bĩ, kiên nhẫn, nhẫn nại I. CONSISTENCY: The first basic lesson is that you both have to be consistent, doing your best all the time, waiting for the right moment, be patient, yielding, caring for others, for every single acts from smallest to biggest from every moment of your life. There are efforts then there are success, victories and triumphs, there are starting working and patience despite all of obstacles, problems, resistance, and all of sabotages, talking down... But there is one most ultimate important rule is that you have to have filial piety toward your parents, especially your MOM, who sacrifices all of her life to bring you to life and work hard to care and raise you to become better everyday. You have to love your grandparents because they give both of us ( your Mom and me) to life and then we give you to life. You have to love your sibling until the end of this lifetime even when you grow up and have your own family and maybe living far away. You must love your uncles, aunts... the relatives who work alongside with us ( Mom and I) to care about you such as Uncle Quang, Aunt Quyen, Aunt Phoi, Aunt Ut (Kieu) ... And also you have to love, understand, help, share... with all of people surrounding you such as neighbors, co-workers, colleagues, friends, teachers, ... all of the people who help you directly or indirectly. With that you can fulfill your life with complete happiness, complete success.
II. KHIÊM CUNG: Bài học quan trọng thứ hai mà hai con cần phải biết, hiểu và thực hành hàng phút giây trong cuộc đời các con để có thể thành công mỹ mãn, viên thành sở nguyện, đó là KHIÊM CUNG. Bởi vì trái ngược với khiêm cung là tự cao, hợm mình. Tự cao tự đại là tự hại mình, là tự sát vì nó sẽ làm cho mọi người ghét con, muốn triệt hạ con, muốn giết con. Khiêm tốn là tôn trọng người khác, trân trọng những điều tốt của người khác, nhìn vào những điểm xấu của mình để sửa chữa, nhìn điểm tốt của người khác để học hỏi . KHIÊM CUNG, khiêm tốn là món trang sức đẹp nhất, tốt nhất mà con người có thể trang điểm cho mình. Các con phải hiểu rằng tất cả những các con có được, hiểu được dù là kiến thức, địa vị, tiền bạc, danh vọng... đều tương đối và mong manh, luôn luôn có người giỏi hơn con, tài hơn con cho nên con phải khiêm tốn, học hỏi không ngừng. Và có khiêm cung thật sự thì con mới được mọi người tin tưởng, yêu thương, và giúp đỡ con thăng tiến trưởng thành.
Kết quả hình ảnh cho KHIÊM CUNG II. MODESTY: Then the second important lesson that two of you need to know, understand and practice every moment of your life to be successful, that's MODESTY. Because in contrary to modesty is arrogance , it's suicidal, you can hurt yourself with your arrogance and don't care about others. People will hate you, will want to bring you down, kill you . Modesty is respecting others, value and honor of other people, finding your own mistakes, shortcoming, weaknesses to fix and amend, looking at people's good and success to learn. MODESTY, humble is the best jewelry that humans can wear. You have to understand that all of what you have either knowledge, money, ... everything is relative and fragile, there are always someone better than you, more intelligent than you, then therefore you have to be modest, humble and learning every moment of your life. And if you have modesty, everybody will trust you, love you and help you to advance in life.
III. BỐ THÍ : Bố thí là cho đi 1 cách thành thật không tính toán, không cần nghĩ nhớ và không cần đền đáp thì sẽ có ích lợi rất lớn cho các con. Bố thí có nghĩa là con có thể cho đi những gì con có thể cho từ tiền bạc, đến kiến thức, lời khuyên, sự tán thán khen ngợi, tấm lòng yêu thương nhân ái, bác ái từ bi . Bố thí tài là cho tiền dù ít nếu con có ít hoặc nhiều nếu con có nhiều mà không cần người ta trả công trả ơn thì sẽ giúp mọi người rất nhiều và giúp con sẽ có thể kiếm tiền nhiều trong công việc. Bố thí pháp là con có thể giảng dạy, giúp lời khuyên, chia sẻ làm người lắng nghe khi người ta có chuyện vui buồn muốn tâm sự . Con cũng làm mà không cần nghĩ nhớ, đền ơn đáp nghĩa hay tính toán gì . Bố thí vô uý là cho đi lòng yêu thương, tôn trọng đối với thế gian. Các con không sát sanh, không giết các con vật, các con làm cho mọi người mọi vật không sợ hãi khi gần gũi các con mà còn thích gần gũi các con. Và các con cầu nguyện cho chính mình và gia đình, và tất cả mọi người để có sức khoẻ an bình, thân tâm an lạc . Thấy người khác thành công thì khen ngợi, khích lệ, tán thán không ganh tỵ, nói xấu, thấy người ta thất bại, buồn phiền khổ sở thì tuỳ theo khả năng điều kiện của mình mà giúp đỡ 1 cách thành tâm thành ý thành thật mà không tính toán, không cần báo ơn báo đáp. Bố thí pháp sẽ được thông minh trí tuệ. Bố thí vô uý sẽ được sống lâu, mạnh khoẻ. Và một lần nữa các con phải làm hạnh hiếu, hiếu thảo: yêu thương cha mẹ, ông bà, cô chú, anh em, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, thầy cô, và tất cả chúng sanh.

Kết quả hình ảnh cho   BỐ THÍ III. GIVING: Giving is giving to others with real and true commitment, helping others without remembering and don't need to have return or any pay back.With Giving you can give money, or advice, or lecture, or books, or anything that people can need such as food, necessity... or you can give your praising, positive praying and saying to help people. You can give money depend on how much you have, if you have little you can give them a little, if you are rich you can give more, you can give accordingly. Giving money truly without remembering and don't need pay back or any return then you will have more money to earn in working. Giving kind words, advice to others to help them understand the good of Harmonism and Buddhism, to help them when they need to share and want someone to listen to their problems and misery. Remember that when you help others you will have happiness, and to have a stable society we need to have the rich helping the poor because if we don't do that there will be the uprising and unstable society. You need to always keep in mind that when you give to others, you need to do with pure heart and mind and soul, don't remember and don't need to have anything in return or any payback. Giving the good will and good heart will help you living longer and healthy. How do you give good will and good heart: you can pray for people, you don't kill anybody or anything , any animals, when you give good will and good heart, you don't scare and frighten anybody and people want to near and close to you, want to be your friend. And one more time, you need to have filial piety: to love and care about your parents, your grandparents, siblings ( brothers and sisters), aunts and uncles, friends, neighbors, co-workers, colleagues, teachers, ... IV. VÌ CHÚNG SANH: Điều thứ tư chúng con phải nhớ rằng bất cứ mọi suy nghĩ, hành động, lời nói việc làm đều phải vì mọi người, vì tất cả chúng sanh . Đừng bao giờ nghĩ, nói, làm bất cứ việc gì mà chỉ lợi cho mình mà hại người vì bất cứ việc gì như vậy thì sẽ nguy hiểm, không tốt lợi hôm nay nhưng hại về sau về lâu dài . Kết quả hình ảnh cho Dạy dỗ con cái tu thien cho va nhan
IV. FOR ALL OF SENTIENT BEINGS: The fourth lesson, you have to remember that everything you think, speak, talk, act, do and work you have to care about others as well as yourself, never get only good for you but bad for others. That's not good and dangerous because it's maybe good for now but bad for later.
V. TUỲ DUYÊN: Bài học thứ năm cho hai con là TUỲ DUYÊN, có nghĩa là các con phải thành thật, thật thà, thẳng thắn và cố gắng làm mọi việc nhưng phải hết sức cẩn thận, khéo léo, mềm mỏng, tuỳ duyên, tuỳ thời tuỳ lúc, tuỳ người... Không nên cưỡng cầu. Con có ý tốt, con muốn xong việc nhưng không nên gấp gáp, vội vàng, dục tốc bất đạt, làm nhanh quá thì sẽ không thành. Phải tuỳ theo hoàn cảnh điều kiện thực tế mà làm, mà nói, mà thuyết phục, khuyên lơn, can gián. Phải biết người biết ta thì trăm trận trăm thắng. Phải biết lúc nào nên nói nên làm và lúc nào nên im lặng, nhượng bộ chờ đợi cho cơ hội tốt hơn. Và biết sắp xếp lời nói việc làm theo thứ tự thích hợp nhưng phải linh hoạt, linh động tuỳ cơ ứng biến.
Kết quả hình ảnh cho TUỲ DUYÊN V. FLEXIBILITY: The fifth lesson is FLEXIBILITY, means that you have be honest, trustworthy, straightforward and set your goal your aim and doing your best to achieve it, but you must be very careful, pay attention, listen, observe, understand the situation, flexible, depend on each particular situation and circumstance to act, talk, convince, work accordingly. You have to know when to push forward and when to retract and retreat, depend on each time and place, each person. Don't force prematurely. You can have good will and good intentions and want to help others and get the job done but don't be in hurry, doing so fast, doing too fast too early will be bad and have bad consequenses. You must read and access the situation to measure the plans accordingly to convince, persuade and get the work done perfectly. Knowing others well and knowing yourselves well will bring your success. You must know when you can proceed in talking, in working and when you have remain silent, compromise and retreat to wait for better chances, better opportunities or better time. And also knowing how to set priority in thinking, talking, persuading, convincing, acting, working, pushing accordingly, flexible and being wise.
VI. TẬN TÂM: Bài học thứ sáu là các con phải làm bất cứ việc gì với tất cả tấm lòng, cố gắng nỗ lực, TẬN TÂM, tận lực làm đến nơi đến chốn. Làm việc, suy nghĩ, học hành, .... đều phải làm với tấm chân thành và cố gắng, để ý, quan sát, làm hết sức mình, cẩn thận kỹ lưỡng.
VI. CONSCIENTIOUS: The sixth lesson is that you have to do anything with utmost attention and compassion and passion, do your best, CONSCIENTIOUS, work all the way to the end with greatest efforts. Working, thinking, studying... all of those you have do with care, pay close attention, observe carefully.

VII. HƯỚNG THƯỢNG: Bài học thứ bảy là các con phải luôn luôn học hỏi không ngừng cầu tiến, phục thiện, HƯỚNG THƯỢNG. Nếu làm lỗi lầm thì phải hối lỗi sám hối và tu sửa không tái phạm nữa. Và phải luôn học hỏi không ngừng, đọc sách, lắng nghe, học từ cuộc sống và những người đi trước. Phải quý trọng thời gian, không bỏ phí và luôn cố gắng lập kế hoạch làm việc có thứ tự ngăn nắp, cố gắng ngủ sớm dậy sớm, làm việc gì cũng phải có quy củ, luật lệ không bừa bãi, lộn xộn. Gặp người lớn phải chào hỏi, đi khỏi nhà phải thưa người lớn và nói rõ đi đâu bao giờ về, đi thưa về trình. Nói chuyện không lớn tiếng quá không nhỏ quá vừa đủ nghe. Phải học từ những chuyện nhỏ nhất từ lời ăn tiếng nói, cách nói điện thoại, trả lời điện thoại. Không biết thì phải hỏi không nên làm bừa.
Kết quả hình ảnh cho LOOKING UPWARD, HIGHER VII. LOOKING UPWARD, HIGHER: The seventh lesson is that you guys have to learn and study incessantly, continually, feeling remorse for bad actions, being upward, ascension, going higher and higher. If you make mistakes or at fault, you have to say sorry and learn from it, don't do it again. Always learning, reading, listening, studying from life, society, universe, from older people, from teachers, parents, siblings, friends, coworkers, colleagues, ...You must value the time, don't waste time and always planning ahead, organize, sleep early and get up early, working within the rules, don't be so messy or sloppy. When you meet older people, you have to bow and when you meet people you need to say hello, when you leave home you have to let adults knowing where you are going and when you will be back. When speaking don't be too loud, don't be too soft, just about what people can hear it. You need to learn from the smallest things from the way to talk, how to call over the phone, how to pick up the phone. If you don't know something, you have to consult others, don't just do it blindly.
VIII. BUÔNG BỎ: Bài học thứ tám là con phải BUÔNG BỎ, nghĩa là con giúp người, thương người, sống và làm việc hết mình trong cuộc đời nhưng không dính mắc, không chấp trước, không thắc mắc, không cầu mong đền đáp gì . Như hoa sen sống trong bùn nhơ vẫn không dính bùn mà nở đoá hoa đẹp đẽ. Đừng thắc mắc, câu nệ chấp trước vì đó là vô ích, không cần thiết mà rất nhiều khi chúng ta không hiểu rõ sự thật mà có những kết luận sai lầm. Buông bỏ, xả, không có nghĩa là bỏ hết mọi sự sống yếm thế, quên đời mà ta phải nhập thế, phải sống cuộc đời đầy đủ ý nghĩa có nghĩa là sống vì mọi người trong đó có mình .

Kết quả hình ảnh cho buông bỏ VIII. LET GO: The eighth lesson is that you have to LET GO, meaning you help people, love people, live and work all what you can do without remembering, thinking about anything in return or payback. Like the lotus living in the mud but still giving out the beautiful flowers. Don't complain, don't pay attention to the others' mistakes or wrongdoings, because it's unnecessary and sometimes we don't really understand in-depth what's really going on and jump on the conclusion and fall into the wrong assumption and draw wrong conclusions. LET GO doesn't mean you live a passive life, away from society, retreat from active life, LET GO really means that you live your real life with full dedication and sacrifices for everyone that including you and yourselves.
IX. VỊ THA: Bài học thứ chín là các con cần phải có lòng VỊ THA, tha thứ cho mọi người và chính bản thân mình, hãy để quá khứ qua đi và tập trung vào hiện tại và tương lai. Dĩ nhiên những sai lầm, tội lỗi trong quá khứ của mình thì cần sám hối và sửa chữa tiệt trừ không tái phạm nữa và xây dựng 1 con người mình mới tốt đẹp không làm việc xấu việc ác mà nên làm việc tốt, việc thiện. Nhưng tha thứ cho mọi người để giúp đỡ họ vươn lên tốt đẹp hơn, không chỉ trích lên án, trừng phạt ném đá hay trả thù .
Kết quả hình ảnh cho VỊ THA IX. FORGIVING: The ninth lesson is that you have to forgive people and yourself, let the past gone, and focus on the present and future. Of course with the mistakes and sins from your past, you need to reflect seriously from them and fix them, never commit them again and build your new person for better, don't do bad acts, just do good acts. However, you need to forgive others and helping them getting better, don't just trying to punish them, accuse them, throw stone at them, revenge,...
X. Bài học thứ mười là các con phải biết lắng nghe và có nghệ thuật và khoa học lắng nghe. Nói ít đi, làm nhiều hơn, học nhiều hơn, đọc nhiều hơn và lắng nghe nhiều hơn nữa để lãnh hội hết tất cả những kiến thức, trí tuệ, trí huệ cần thiết để làm người tốt, không vướng vào những chuyện nguy hiểm, vô ích, phù phiếm và uổng phí. Lắng nghe và phân biệt điều tốt điều xấu, không phải tất cả mọi chuyện nghe được đều tin cả mà phải biết điều gì nên tin điều gì không tin, phải phân biệt điều gì đúng điều gì sai, điều gì tốt điều gì xấu.

Kết quả hình ảnh cho lắng nghe X. the tenth lesson is that you have to listen well, learn how to obtain the science and art of listening. Talk less, do and work more, learn and study more, read more and listen more and more to obtain all of the necessary knowledge and wisdom, intelligence to be good person, don't fall into bad things, bad karma, don't fall into the dangerous, in vain, wasted, unhelpful, unhealthy traps. Listening and distinguishing between good and bad, not all of what you hear is good or trustful and truthful, so you have to differentiate the good and bad to believe.
KẾT LUẬN:
Nói tóm lại, cuối cùng để kết luận, sau khi đọc xong 10 bài học trên đây mà Ba vừa viết cho hai con, các con nên đọc chậm và đọc đi đọc lại, nếu chỗ nào không hiểu các con có thể hỏi lại Ba hay Mẹ hay bất cứ ai để rõ hơn. Các con không cần phải thực hành, thực hiện hết tất cả 10 điều trên hay nếu các con thấy 1 điều gì không thoải mái, không thiết thực thì có thể bỏ qua vào lúc này, nhưng sau này nên đọc lại, vì đây là 10 bài học giá trị cho suốt cuộc đời các con và các con cháu của các con sau này, con nên dùng những điều này để dạy dỗ và áp dụng 1 cách sáng tạo, linh hoạt... Ba rất hy vọng và luôn cầu nguyện để hai con có thễ lãnh hội 10 bài học này và có thể hiểu sâu sắc thấu đáo để áp dụng vào cuộc đời của hai con để có cuộc sống tốt đẹp. Và hãy luôn luôn nhớ rằng Ba Mẹ, Ông Bà, Cô, Dượng, Chú, Thím, Dì, Dượng luôn luôn thương yêu các con rất nhiều và luôn cầu mong các con hạnh phúc và tất cả mọi điều tốt lành nhất. Hãy vững bước trên đường đời của các con, đừng sợ hãi, đừng bi quan, đừng chủ quan mà hãy lạc quan yêu đời và luôn sáng suốt tỉnh táo để đối diện với tất cả mọi thử thách.
CONCLUSION: In brief, finally for conclusion, after reading all of these 10 lessons that I just wrote for you above, you need to read carefully, slowly, reread as many times as you can, thoroughly, if there is anywhere that you don't understand you can ask me, or Mom, or anybody you want to explain to you to be clearer. You don't need to practice all of these 10 lessons right now, you might do it later in your life, if there are anything you feel not comfortable, or not ready to do it you can skip for now and come back to visit it later, but you will need them, I can guarantee, for yourselves, for your children and grandchildren, for your love ones and apply it wisely, flexibly, innovatively. I really hope and pray deeply that both of you can understand profoundly these ten precious lessons and can apply them into your lives to get great wonderful life. And always remember that your parents, your grandparents, your aunts, your uncles, ... always love you unconditionally and so much and always wish and pray for your happiness, peace, stability, and all of the best. Let's face your life strongly, wisely, courageously, bravely, intelligently, don't be pessimistic, don't be overconfident, but optimistic and always be calm, be wise, awake and awaken, to prepare encountering any challenges thrown at your ways.
Orlando, Trần Minh Hiền, pháp danh Giác Đức ngày 27 tháng 8 năm 2015
Tran Minh Hien, August 27, 2015