Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2021

'Ông Tây dây thép' phát hiện thánh địa Mỹ Sơn

 

Nguyễn Quang Diệu
Camille Paris (ảnh) được biết đến là người phát hiện thánh địa Mỹ Sơn vào năm 1889. Cùng với những nhà nghiên cứu tiên phong Henri Parmentier và Charles Carpeaux, ông góp phần đặt nền móng cho công cuộc nghiên cứu nghệ thuật Chămpa.
Bản đồ từ Tourane đến Mỹ Sơn do Camille Paris và Ch.Emonts vẽ /// THƯ VIỆN QUỐC GIA PHÁP
Bản đồ từ Tourane đến Mỹ Sơn do Camille Paris và Ch.Emonts vẽ
THƯ VIỆN QUỐC GIA PHÁP

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư

Theo chân quân viễn chinh Pháp, máy ảnh và nhiếp ảnh du nhập vào Việt Nam giữa thế kỷ 19. Thế nhưng, đa phần ảnh còn lưu lại cho đến nay về con người, kiến trúc và phong cảnh Việt Nam thời kỳ đầu Pháp thuộc đều do người Pháp chụp.
Nhìn lại lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam giai đoạn 1850 - 1950, chúng ta đặc biệt cảm ơn những nhiếp ảnh gia Émile Gsell, Pierre Dieulefils, Charles-Édouard Hocquard, Fernand Nadal, Firmin André Salles, John Thomson… Khi Dieulefils và Hocquard chụp ảnh chiến dịch ở Bắc kỳ thì ở Trung kỳ, Camille Paris (1856 - 1908) đã chụp lại nhiều bức ảnh về cư dân, đời sống, phong cảnh và kiến trúc các tỉnh Quảng Nam, Tourane (Đà Nẵng ngày nay) và Huế.
'Ông Tây dây thép' phát hiện thánh địa Mỹ Sơn2

Camille Paris

Sống ở Trung kỳ một thời gian dài, vì công việc nên Paris có cơ hội di chuyển nhiều. Vì tính hiếu kỳ và phần nào đó là chất dân tộc học trong người, ông chụp lại hàng trăm bức ảnh về con người, trò chơi dân gian, phong cảnh, đền đài, kiến trúc Việt Nam cuối thế kỷ 19. Đó là cảnh họp chợ, các nghệ sĩ hóa trang, con trâu, đồng áng, phụ nữ khỏa thân tắm bên giếng nước, dân làng chài… ở Tourane (Đà Nẵng); thành quách, đồn quân sự, chùa, cây cầu tre, những ông quan, người thợ làm việc ở mỏ Nông Sơn, tháp Chàm và các tượng, văn bia ở Quảng Nam; lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị ở Huế. Ngoài ra, ông còn chụp nhiều hình ảnh thú vị về người dân, gia đình quyền quý, cảnh chém đầu… ở Hà Nội, Bắc Ninh với các ghi chú chi tiết dưới mỗi bức ảnh.
'Ông Tây dây thép' phát hiện thánh địa Mỹ Sơn1

Một cây cầu ở Quảng Nam do Camille Paris chụp năm 1892

Nhà Việt Nam học

Từ các nguồn thông tin Pháp ngữ, ta biết được Camille Paris sinh tại Lunéville (Pháp) ngày 10.9.1856. Ông tham gia chiến dịch Bắc kỳ năm 1884 - 1885 với tư cách lính thủy quân lục chiến, sau đó chuyển qua công tác trong ngành bưu chính và điện báo, chịu trách nhiệm xây dựng đường điện báo Trung kỳ từ Huế đến Sài Gòn giai đoạn 1885 - 1889. Ông được người Việt lúc bấy giờ gọi là “ông Tây dây thép”.
Paris làm chủ sự bưu điện tại Tourane năm 1894, sau đó đầu tư vào nông nghiệp (1895) ở Phong Lệ, cách Tourane vài cây số về phía nam với một đồn điền cà phê mà trên vị trí đó ông đã tìm thấy nhiều dấu tích Chàm. Kể từ đó, Paris dành hết tâm huyết cho nghiên cứu bản đồ học, dân tộc học, đặc biệt là khảo cổ học.
Ông sống gần gũi với người dân Việt, quan tâm đến đời sống của người lai Pháp - Việt, các nhà truyền giáo và hội truyền giáo. Tháng 3.1904, ông xuất bản bài viết về thân phận của những đứa trẻ lai bị bỏ rơi với nhan đề De la Condition juridique des métis dans les colonies et possessions françaises des métis franco-annamites de l’Indochine (Về tình trạng pháp lý của người lai ở thuộc địa và lãnh thổ Pháp: người lai An Nam - Pháp ở Đông Dương) 
'Ông Tây dây thép' phát hiện thánh địa Mỹ Sơn4

Các ông quan (ngồi) ở Quảng Nam do Camille Paris chụp năm 1892

'Ông Tây dây thép' phát hiện thánh địa Mỹ Sơn5

Ngôi chùa ở Quảng Nam do Camille Paris chụp năm 1892

Năm 1894, ông xuất bản cuốn sách dày 46 trang về trà ở Trung kỳ (Le Thé d’Annam); năm 1895, xuất bản cuốn sách dày 95 trang có nhan đề Le Café d'Annam: étude pratique sur sa culture (Cà phê Trung kỳ: nghiên cứu thực tiễn về nông nghiệp).
Tháng 6.1896, Paris nhận nhiệm vụ nghiên cứu các công trình kiến trúc Chàm tại Trung kỳ. Cuộc nghiên cứu kéo dài từ ngày 16.12.1896 - 12.6.1897, đào sâu biên giới phía nam của Chămpa xưa.
Camille Paris được biết đến là người phát hiện thánh địa Mỹ Sơn vào năm 1889. Cùng với những nhà nghiên cứu tiên phong Henri Parmentier và Charles Carpeaux, ông góp phần đặt nền móng cho công cuộc nghiên cứu nghệ thuật Chămpa.
Ông cũng xuất bản một số sách/báo nghiên cứu về lịch sử, nhân chủng học liên quan đến Việt Nam như: Abrégé de L’Histoire D’An-Nam de 2874 Avant J.-C, A 1890 ere Chrétienne (Lược sử nước An Nam từ năm 2874 TCN đến năm 1890), Les ruines Tjames de Tra-Kéou, prov. de Quang Nam (An Nam) (Phế tích Chàm ở Trà Kiệu, tỉnh Quảng Nam (Trung kỳ)); Les ruines Tjames de la prov. de Quang Nam (Tourane) (Phế tích Chàm ở tỉnh Quảng Nam (Tourane)). Ngoài ra, cùng với Ch.Emonts, ông xuất bản nhiều bản vẽ, bản đồ liên quan đến phế tích Chàm ở Mỹ Sơn, đầm phá Hà Trung, bản đồ từ Tourane đến Mỹ Sơn, hành trình đến Bắc kỳ, các tuyến đường tại Quảng Trị, Quảng Bình… rất có giá trị nghiên cứu về mặt địa lý; và nhiều nghiên cứu khác nữa đã được xuất bản ở Pháp và Hà Nội.
Năm 1889, Paris xuất bản cuốn sách quan trọng hàng đầu Voyage d’exploration de Hué en Cochinchine par la Route mandarine (Du ký Trung kỳ theo đường cái quan), ghi lại những điều mắt thấy tai nghe trên nhiều lĩnh vực liên quan đến dải đất Trung kỳ của Việt Nam.
Ông mất trong cuộc thám hiểm năm 1908. Tương tự những nhà Việt Nam học Dumoutier và Cadière, Paris có hơn 20 năm sống ở Việt Nam và chết tại vùng đất này, như cái “nghiệp” mà họ đã chọn: sống - chết, gắn bó với con người, văn hóa và lịch sử Annam.

Điểm mới trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử

 Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết chiến dịch tiêm chủng Covid-19 triển khai trên quy mô tất cả địa phương, điểm tiêm ở các xã, phường và lưu động, ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi.

"Ngoài tiêm chủng tại các điểm tiêm đã triển khai lâu nay, lần này có khác là thêm các điểm tiêm lưu động tại nhà máy, trường học và một số khu vực để đảm bảo người dân được tiếp cận vaccine một cách thuận lợi nhất và dễ dàng nhất", Bộ trưởng nói, ngày 17/6.

Chiến dịch tiêm chủng lần này có sự tham gia của các bộ, ngành, đặc biệt là các bộ Quốc phòng, Công an, Thông tin và Truyền thông, Giao thông vận tải, cùng Bộ Y tế.

"Một điểm rất quan trọng của chiến dịch này là sự triển khai đồng loạt ở tất cả địa phương. Chúng tôi cho rằng đó là một yếu tố hết sức quan trọng giúp cho thành công của chiến dịch tiêm chủng lần này", Bộ trưởng nói.

Đặc biệt, lần này đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Theo Bộ trưởng, thời gian qua, Việt Nam đã triển khai rất tốt công nghệ thông tin vào phòng chống dịch. Hiện Bộ Y tế đã phát triển Sổ sức khỏe điện tử đối với cá nhân. Theo đó, mỗi người dân khi đi tiêm chủng đều đăng ký lịch tiêm trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc qua tin nhắn điện thoại. Trên cơ sở đó, hệ thống sẽ chuyển tin nhắn đến người dân thông tin về địa điểm tiêm cũng như thời gian tiêm, tránh phải xếp hàng đợi chờ tiêm.

Đồng thời, cán bộ tiêm chủng cũng sử dụng Sổ sức khỏe điện tử để quản lý người được tiêm chủng thông qua hệ thống phần mềm do Bộ Y tế phát triển cùng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo tất cả các cơ sở tiêm chủng triển khai nội dung này.

"Sổ sức khỏe điện tử đồng bộ hóa cả kết quả tiêm chủng và thông tin về xét nghiệm. Đây chính là cơ sở dữ liệu để tiến tới áp dụng hộ chiếu vaccine", Bộ trưởng nói.

Ngoài ra, người dân có thể khai báo triệu chứng và những phản ứng sau tiêm để cơ quan y tế quản lý xử trí kịp thời.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Ngọc Thành.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: Ngọc Thành.

Bộ trưởng Long cho biết Việt Nam đặt mục tiêu cuối năm 2021 - đầu năm 2022 đạt miễn dịch cộng đồng. Muốn có miễn dịch cộng đồng, việc quan trọng là phải tiêm cho ít nhất khoảng 70% dân số. Đây là tiền đề để có thể đạt được miễn dịch cộng đồng và đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Vì vậy, Bộ Y tế đã xây dựng, báo cáo Bộ Chính trị và Chính phủ về việc mua 150 triệu liều vaccine, triển khai chiến dịch tiêm chủng trên quy mô toàn quốc để đảm bảo khoảng 70 triệu người dân tiếp cận được vaccine.

Bộ trưởng nhấn mạnh "an toàn tiêm chủng là vấn đề Bộ Y tế đặc biệt quan tâm". Điểm khác biệt của chương trình tiêm chủng ở nước ta với các nước là tiến hành sàng lọc kỹ tất cả đối tượng tiêm. Nếu đối tượng tiêm không đảm bảo yêu cầu về sức khỏe thì sẽ được các điểm tiêm trì hoãn tiêm.

Các cơ sở tiêm chủng phải bảo đảm tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực; thực hiện khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng và tổ chức buổi tiêm chủng an toàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Người đi tiêm vaccine phải ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút sau khi tiêm để theo dõi tình hình sức khỏe; được hướng dẫn theo dõi ở nhà ít nhất 24 giờ tiếp theo và tiếp tục theo dõi đến 3 tuần sau khi tiêm. Các bệnh viện luôn sẵn sàng, thường trực công tác cấp cứu đề phòng những trường hợp có phản ứng nặng sau tiêm chủng nhằm bảo đảm an toàn tối đa cho người được tiêm

"Bộ Y tế đã lập Ban Chỉ đạo an toàn tiêm chủng, tập hợp các chuyên gia, giáo sư đầu ngành trên các lĩnh vực để sẵn sàng trợ giúp địa phương đảm bảo an toàn tiêm chủng", Bộ trưởng nói.

Kế hoạch triển khai tiêm chủng lớn nhất lịch sử diễn ra khi Việt Nam đã đàm phán thành công, sẽ có hơn 120 triệu liều vaccineCovid-19 trong năm 2021, từ các hãng AstraZeneca, Pfizer, Moderna, từ Nga và Cơ chế Covax. Việt Nam sẽ triển khai chiến dịch tiêm chủng để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi Covid-19, giúp cuộc sống trở lại bình thường.

Lê Nga

CDC TP HCM: 'Nên xem người đối diện như F0'

 

CDC TP HCM: 'Nên xem người đối diện như F0'

Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM khuyến cáo mỗi người nên xem người đối diện như F0, trong giai đoạn mầm bệnh đang âm thầm lây lan cộng đồng.

Bác sĩ Đinh Thị Hải Yến, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) TP HCM, ngày 17/6 cho biết thời gian qua, sau khi kiểm soát được chuỗi lây nhiễm liên quan điểm nhóm Truyền giáo Phục hưng thì thành phố phát hiện nhiều chuỗi lây nhiễm mới, số lượng người nhiễm bệnh cao, như chuỗi liên quan chung cư Ehome 3, chuỗi Hnam Mobile, xưởng cơ khí Hóc Môn...

Tổng số ca Covid-19 tại TP HCM từ ngày 27/4 đến nay lên 1.257 ca, xếp thứ ba cả nước trong đợt dịch này. Thành phố ghi nhận tổng cộng 137 ca Covid-19 ngày 17/6, là ngày có số ca nhiễm cao nhất tính từ khi dịch xuất hiện đầu năm 2020 đến nay.

Theo bác sĩ Yến, đặc điểm của các chuỗi lây nhiễm trong đợt dịch thứ 4 này là lây nhiễm thông qua các tiếp xúc sinh hoạt thường ngày tại nơi cư trú, nơi làm việc. Bệnh nhân lây nhiễm từ nơi cư trú rồi mang vào nơi làm việc, rồi lại từ nơi làm việc mang về nơi cư trú tạo thành những chu kỳ lây nhiễm qua lại.

"Có thể hình dung điều này như quả bóng bàn nảy qua chỗ này rồi lại bật sang chỗ khác", bác sĩ Yến phân tích. Do đó, khi phát hiện các trường hợp chỉ điểm qua khám sàng lọc tại bệnh viện thì khi điều tra truy vết, ngành y tế phát hiện ra các chuỗi lây đã lây nhiễm qua lại vài chu kỳ.

Có những chuỗi lây nhiễm nằm chung trong con hẻm, dãy nhà trọ, dãy nhà hàng xóm cùng một ấp. Đây là nơi mà bệnh nhân có những tiếp xúc với nhau theo sự gần gũi của xóm giềng. "Những sinh hoạt làng xóm trước đây là một nét đẹp trong văn hóa người Việt thì trong thời buổi dịch bệnh hiện nay lại trở thành mối nguy khiến dịch bệnh lây lan", bác sĩ Yến nhận định.

Nhiều chuỗi lây nhiễm tại nơi làm việc khi có sự giao tiếp giữa các đồng nghiệp khi trao đổi công việc, sinh hoạt nội bộ, ăn cơm cùng để nói chuyện giờ nghỉ trưa. Những tiếp xúc này vốn là bình thường và cần thiết để duy trì mối liên hệ công việc nhưng giờ đây cũng là nguy cơ.

Thành phố đang tiếp tục triển khai điều tra, truy vết nhanh, sâu và rộng, triệt để đối với các chùm ca bệnh mới xuất hiện, không để cho virus tiếp tục lây lan từ những chuỗi lây đã được phát hiện. Giám sát tầm soát các doanh nghiệp, xí nghiệp, khu vực sản xuất tại các khu chế xuất, khu công nghiệp để đánh giá nguy cơ.

Hơn 10 ngày qua, mỗi ngày thành phố đều phát hiện những trường hợp nhiễm mới thông qua sàng lọc không rõ nguồn lây. Điều này cho thấy mầm bệnh vẫn đang âm thầm lây lan trong cộng đồng.

"Những người chúng ta tiếp xúc hàng ngày có thể một ngày nào đó họ trở thành F0, hoặc chính chúng ta trở thành F0 gây lây nhiễm cho người xung quanh", bác sĩ Yến phân tích. "Do đó, trong thời gian này, khi tiếp xúc trực tiếp với người khác, hãy xem họ như một F0 để thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng bệnh".

Mỗi người cần hình thành những thói quen mới để cùng nhau ứng phó dịch bệnh. Một người bị lây virus, khi không tiếp xúc người khác thì con đường lây nhiễm của virus sẽ dừng lại.

"Trước khi có vaccine để giải quyết căn cơ Covid-19, việc hạn chế tiếp xúc là vũ khí rất quan trọng", bác sĩ Yến nêu. Đó là lý do vì sao thành phố phải áp dụng biện pháp giãn cách nhằm hạn chế các tiếp xúc xã hội không cần thiết. Đồng thời, thông điệp 5K của Bộ Y tế vẫn luôn đúng, cho đến hiện nay.

Người dân cần làm gì khi TP HCM đang giãn cách theo Chỉ thị 15?

Theo bác sĩ Yến, nếu không tuân thủ đúng các quy định giãn cách xã hội, không hạn chế tiếp xúc để kiểm soát được dịch bệnh, thì từ Chỉ thị 15 sang Chỉ thị 16 là chuyện sớm muộn. Điều này sẽ ảnh hường rất lớn đến nền kinh tế của thành phố và của cả nước.

Chỉ thị 15 không cấm việc tiếp xúc với hàng xóm, láng giềng nhưng giai đoạn hiện nay, cần tránh giao lưu gặp gỡ trực tiếp vì sự an toàn cho bản thân và người xung quanh. Nếu phải tiếp xúc, cần nhớ mang khẩu trang, giữ khoảng cách.

"Tập thói quen và suy nghĩ mới về việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi phải tiếp xúc trực tiếp chính là tình cảm, sự quan tâm, lo lắng cho người đối diện", bác sĩ Yến khuyến cáo.

Chỉ thị 15 cấm việc tụ tập nơi công cộng. Để an toàn, mỗi người cũng không nên tụ tập trong nhà, tại cơ quan. Không nên tổ chức những buổi tiệc, bữa ăn sum họp trong gia đình, giữa những đồng nghiệp.

Mở quạt thay vì mở máy lạnh, để nơi làm việc thông thoáng khí nếu có thể. Chuyển đổi các cuộc họp, trao đổi trực tiếp thành gián tiếp nhờ phương tiện kỹ thuật. Các buổi ăn trưa cũng nên ăn riêng. Thường xuyên rửa tay khi sờ chạm vào các bề mặt tiếp xúc.

Đeo khẩu trang suốt quá trình đi siêu thị, đi chợ, rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách với người khác và với người bán hàng. Nếu đặt hàng online thì nên chọn phương thức thanh toán online. Khi nhận hàng và trả tiền cũng nhớ đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách, tránh tiếp xúc gần với người giao hàng. Khi nhận hàng xong cần vào nhà nhớ rửa tay ngay.

TP HCM đang tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 trong 14 ngày, kể từ ngày 14/6 để phòng chống Covid-19 trước nguy cơ bùng phát dịch rất cao. Trước đó, khi phát hiện ổ dịch tại điểm sinh hoạt của nhóm truyền giáo Phục hưng ở quận Gò Vấp, UBND TP HCM đã quyết định giãn cách thành phố xã hội theo Chỉ thị 15 từ 0h ngày 31/5, riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc giãn cách theo Chỉ thị 16.

Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn ngày 16/6 nhận định trong hai tuần theo Chỉ thị 15, nếu TP HCM đảm bảo các quy định về giãn cách sẽ giúp hạn chế lây lan Covid-19 trong cộng đồng, cơ hội tiến tới khống chế dịch. Ngược lại, nếu mọi người vẫn tiếp xúc không giữ khoảng cách, tụ tập đám đông thì chắc chắn đó không phải là cơ hội nữa mà là nguy cơ càng cao.

Bộ Y tế ngày 17/6 cũng ưu tiên chuyển khẩn 836.000 liều vaccine Covid-19 cho TP HCM, từ nguồn 966.320 liều do Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam. Dự kiến, thành phố bắt đầu tiêm vào ngày 19/6 ở 1.000 điểm tiêm chủng, hoàn thành trong 5-7 ngày.

Tổng số ca nhiễm Covid-19 tại TP HCMTin Covid-19 hôm nay

Lây nhiễm cộng đồng theo ngày từ 27/4
016376125727/428/429/430/41/52/53/54/55/56/57/58/59/510/511/512/513/514/515/516/517/518/519/520/521/522/523/524/525/526/527/528/529/530/531/51/62/63/64/65/66/67/68/69/610/611/612/613/614/615/616/617/618/601k2k

Những biến chủng nCoV mới đã phát tán mầm bệnh nhanh hơn trước. Các y bác sĩ phải chạy đua với tốc độ lây nhiễm hàng trăm ca mỗi ngày. Để hỗ trợ lực lượng tuyến đầu, các cá nhân và doanh nghiệp có thể đồng hành cùng báo VnExpress trong chương trình "Tiếp sức cho tâm dịch". Xem chi tiết tại đây.

Lê Phương