Trang blog này nhằm lưu lại những bài viết của chính tác giả hoặc của những tác giả khác đã viết và công bố trên các ấn phẩm chính thức, trên phương tiện truyền thông đại chúng, và trên mạng Internet, về những vấn đề Kinh Tế, Văn hoá, Xã hội, Y tế & Giáo dục đang cần tìm hiểu...lúc tuổi già. Không biết nói gì hơn, ngoài lời được xin phép và trân trọng cám ơn các bạn có bài đăng lại trên Blog này.
Thứ Hai, 30 tháng 12, 2024
Thứ Bảy, 21 tháng 12, 2024
Ngôi chùa cổ 'không tường - không nóc' trong lòng Sài Gòn.
Chùa Kỳ Quang 2 là một trong những ngôi chùa vàng ở Sài Gòn nổi tiếng với thiết kế đặc biệt '5 không': không mái, không trần, không cửa, không tường và không cột.
Giữa những ồn ào náo nhiệt của thành phố, đã bao giờ bạn cảm thấy mệt mỏi và muốn kiếm cho mình những nơi yên tĩnh để được thả hôn vào mây trời hay chưa? Nếu vậy hãy thử một lần đặt chân lên ngôi chùa Kỳ Quang 2 để cảm nhận được không khí của đất của trời. Dù nằm giữa Sài Gòn náo nhiệt nhưng chùa Kỳ Quang 2 vẫn giữ cho mình những nét thanh bình và an yên.
Kiến trúc ngôi chùa hết sức độc đáo, được thiết kế dựa theo quan niệm của Phật giáo 9 phương trời và 10 phương Phật nên chùa không có tường, không có cửa, cũng không có cột hay nóc và đà. Vì vậy ngôi chùa được mệnh danh là ngôi chùa đá “5 không”.
Thiết kế “5 không” độc đáo
Ban đầu chùa có tên gọi là Thanh Châu Tự, được xây dựng vào năm 1926 và chỉ là một chùa làng nhỏ bé tại Gò Vấp. Sau đến năm 2000, chùa mới chính thức tu sửa trên diện tích 7.500 m2 với kiến trúc “5 không” độc đáo, điều đặc biệt toàn bộ thiết kế này là của chính trụ trì Thượng tọa Thích Thiện Chiếu. Ngôi chùa hơn 100 năm tuổi này nằm trên đường Lê Hoàng Phái, phường 7, Gò Vấp, là một trong những ngôi chùa vàng tại Sài Gòn.
Kiến trúc độc đáo của chùa dựa trên quan niệm 9 phương trời, 10 phương Phật của Phật giáo. Chùa không có cột để nhằm giải thoát con người khỏi khổ đau, trói buộc của đời thường, bởi cột luôn là tượng trưng của sự trói buộc, tạo nên sự thù hằn. Cửa là tượng trưng của việc ngăn cách và co cụm, nên viêc không có cửa mang ý nghĩa chùa luôn mở rộng cửa thiền cho thập loại chúng sinh.
Theo lời người xưa truyền lại, Phật pháp vốn vô biên nên chùa cũng không xây tường, vì tường là sự giới hạn chật hẹp. Đà (cấu kiện nối liền các cột với nhau) là sự tắc nghẽn xui xẻo, nên vì vậy chùa cũng không xây đà. Cuối cùng là nóc, đây là thứ được cho gây ngáng sự vương lên 9 phương trời, 10 phương Phật trong chốn tâm linh.
“Đã là cửa Phật thì mọi thứ cần giải thoát, nhẹ nhàng” vị sư trụ trì giải thích về thiết kế không tường, không nóc độc đáo của chùa.
Ý nghĩa những thiết kế độc đáo tại chùa
Chùa được xây dượng thành 18 ngọn núi và 17 hạng động, đây được hiểu là mô phỏng theo 5 non, 7 núi. Núi nâng đỡ chùa, chùa ở trên núi, tức Phật pháp luôn hướng về cõi hư không, thanh tịnh. Ở 4 góc chùa có 4 thác nước từ núi đổ xuống như đem đến sức sống cho muôn loài. Bên phải là núi Ngũ Hành, bên trái là Thất Sơn cũng là biểu trưng cho bảy sắc thái tình cảm của con người. “Ai làm chủ được bản thân, người đó là thánh nhân”, sư trụ trì giải thích thêm.
Bên trong chánh điện không có cửa giúp bản thân cảm giác được rộng mở tâm trí.
Mái ấm tình thương của hơn 200 đứa trẻ
Chùa Kỳ Quang 2 còn là ngồi chùa nuôi dưỡng những đứa trẻ mồ côi và tật nguyền, không nơi nương tựa lớn nhất tại Việt Nam. Sư thầy Thiện Chiếu cho biết, hoạt động này bắt đầu từ năm 1994 và đến nay nhà chùa đang chăm sóc hơn 240 trẻ, đồng thời dạy học và khám chữa bệnh, phát thuốc nam miễn phí cho hàng nghìn người vào mỗi tuần.
Sư thầy Thiện Chiếu và các trẻ mồ côi tại mái ấm tình thương
Thiết kế độc đáo và đầy ý nghĩa, ngồi chùa Kỳ Quang 2, không cửa, không tường… vẫn luôn là nơi đến của nhiều người muốn thanh tịnh tâm hồn. Mọi người tìm đến chùa không chỉ vì kiến trúc độc đáo, nơi đây còn cho chúng ta có một bầu không khí trong lành, tươi mát khác hoàn toàn so với chốn thành thị giúp chúng ta có thêm được năng lượng để vượt qua những khó khăn phía trước. Tận hưởng cảm giác như trong không trung với trời đất bao la và khung cảnh hung vĩ, nên thơ tại chùa giúp bạn có được một tinh thần tốt nhất để tiếp tục học tập là làm việc.Nam Phương
Ngắm nhà thờ Đức Bà Sài Gòn 'khoác áo mới' sáng rực rỡ mùa Giáng sinh
Những ngày gần đây, du khách có dịp đi ngang nhà thờ Đức Bà (TP.HCM) vào ban đêm sẽ bất ngờ trước ánh sáng lung linh của đèn LED trang trí phủ kín từ đỉnh tháp chuông nhà thờ xuống dưới.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn nhìn từ trên cao - Ảnh: VĂN TRUNG
Dịp Giáng sinh năm nay, nhà thờ Đức Bà (nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn) như được khoác áo mới với dàn đèn LED trang trí dài khoảng 500.000m phủ kín từ hai đỉnh tháp chuông xuống phía dưới.
Thắp sáng nhà thờ Đức Bà bằng đèn LED
Điểm khác biệt năm nay là toàn bộ nhà thờ Đức Bà được phủ kín bằng đèn LED trang trí, tạo nên ánh sáng lung linh rực rỡ khiến nhiều người đi đường phải dừng xe nhìn ngắm, chụp ảnh.
Đây là năm thứ hai ban trùng tu nhà thờ Đức Bà quyết định "thắp sáng" nhà thờ bằng đèn LED trang trí dịp Giáng sinh.
Năm ngoái, nhà thờ Đức Bà được thắp sáng bởi 80.000m dây đèn LED trang trí ở hai tháp có độ cao 60m.
Tọa lạc ở vị trí trung tâm TP.HCM, nhà thờ Đức Bà thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, chụp lại những khoảnh khắc đáng nhớ cùng người thân.
Nhà thờ Đức Bà như khoác lên mình màu áo mới bằng ánh sáng rực rỡ - Ảnh: HỮU LONG
Nhà thờ Đức Bà lung linh dịp Giáng sinh - Ảnh: HỮU LONG
Dự kiến nhà thờ Đức Bà trùng tu xong năm 2027
Công trình đại trùng tu nhà thờ Đức Bà bắt đầu từ ngày 1-7-2017, do Tập đoàn Monument (Bỉ) đảm nhận.
Hai tháp chuông và hai tháp kẽm là hạng mục công trình quan trọng bị hư hỏng nặng nề nhất.
Đến nay, nhà thờ Đức Bà trải qua 7 năm trùng tu.
Trong năm 2024, công nhân đã tháo dỡ sàn và thi công đỉnh tháp chuông và chân tháp kẽm. Công nhân cũng đã tháo dỡ, vệ sinh, gia cố mái vòm của hai tháp kẽm.
Công nhân đã thi công gỡ toàn bộ lớp gạch ngoài bị hư hại ở mảng tường khu vực tháp chuông, đồng thời thay lại gạch mới được làm thủ công từ Đức.
Từ ngày 15 đến 19-10-2024, ông Ghislain và ông Robin Deketelaere - chuyên gia cao cấp về kết cấu và trùng tu của Tập đoàn Monument (Bỉ) - đã đến làm việc tại công trình trùng tu nhà thờ Đức Bà.
Dịp này, các chuyên gia xin phép mở bu lông để xem thực trạng bên trong cây thánh giá hơn 120 năm tuổi, bị ăn mòn theo thời gian.
Các chuyên gia đề xuất thiết kế thánh giá mới cấu tạo thép đặc nguyên khối để tránh bị ăn mòn, tăng độ dày lên.
Linh mục Hồ Văn Xuân thông tin công trình đại trùng tu nhà thờ Đức Bà dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2027.Toàn cảnh nhà thờ Đức Bà Sài Gòn - Ảnh: VĂN TRUNG
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là điểm đến đẹp của TP.HCM mùa Giáng sinh năm nay - Ảnh: VĂN TRUNG
Các bạn sinh viên Đại học Văn Lang (từ trái qua Ngọc Mai, Thiên Kim, Thùy Trâm) đến tham quan, chụp ảnh tại Nhà thờ Đức Bà vì hay tin nhà thờ đã lên đèn lung linh - Ảnh: VĂN TRUNG
Khách trong và ngoài nước đều khen vẻ lộng lẫy của nhà thờ Đức Bà Sài Gòn - Ảnh: VĂN TRUNG
Chị Tiên và bé Tiến (Gò Vấp) xem video trên mạng thấy nhà thờ trang trí đèn đẹp nên đến tham quan, chụp ảnh check in - Ảnh: VĂN TRUNG
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, điểm đến tham quan nổi tiếng bậc nhất Sài thành
09.12.2024 | 66,096 lượt xemNhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng với lối kiến trúc cổ điển kiểu Pháp, mang ý nghĩa quan trọng về cả văn hóa, lịch sử và tín ngưỡng.1Nhà thờ Đức Bà ở đâu?
Địa chỉ: Công trường Công Xã Paris, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Nhà thờ Đức Bà hay Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn là cách gọi được người dân rút ngắn lại để thuận tiện sử dụng. Còn tên gọi đầy đủ của công trình này là Vương cung thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội.
Nhà thờ có chiều dài là 91m, chiều rộng 35.5m, phần vòm mái chính cao 21m. 2 tháp chuông 2 bên có độ cao gần 57m. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng với lối kiến trúc đậm chất cổ điển của Pháp, được thiết kế bởi kiến trúc sư tài ba J.Bourard. Không gian bên ngoài của nhà thờ rất rộng và thoáng, bên trong uy nghi, cổ kính. Vì thế, theo MIA.vn, đây là một trong những điểm tham quan nổi tiếng bậc nhất của Sài Gòn, được cả khách du lịch trong và ngoài nước yêu thích.
Nhà thờ Đức Bà nằm ở trung tâm quận 1
2Lịch sử của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Lịch sử của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bắt đầu từ cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp vào cuối thế kỷ 19. Chính quyền Pháp lúc bấy giờ muốn xây dựng một nhà thờ lớn để phục vụ cộng đồng và sinh hoạt tôn giáo cho chính quyền, quân đội người Pháp. Nhà thờ đầu tiên được đặt trên đường Ngô Đức Kế nhưng quá nhỏ nên đô đốc người Pháp là Bonard đã quyết định xây một nhà thờ lớn hơn.
Công trình Nhà thờ Sài Gòn này được khởi công xây dựng vào ngày 28 tháng 3 năm 1863. Sau hai năm, nhà thờ đã được hoàn thành. Đến năm 1895, người Pháp cho xây thêm hai tháp chuông. Xung quanh tháp có sáu chiếc chuông đồng nhỏ. Trên đỉnh của mỗi tháp thiết kế cây thánh giá cao 3.5m, rộng 2m và nặng 600kg. Vào thời điểm này, chiều cao của tòa nhà, từ mặt đất đến điểm cao nhất là 60.5m.
Nhà thờ Đức Bà trước khi xây dựng thêm hai tháp chuông
Người Pháp cũng cho đúc một bức tượng đồng Pigneau de Behaine (còn gọi là Giám mục Adran) dắt tay Hoàng tử Cảnh, con trưởng của vua Gia Long. Bức tượng này đặt ở phía trước nhà thờ. Năm 1945, bức tượng bị phá hủy nhưng đến nay chân tượng vẫn còn.
Năm 1959, Đức Cha Giuse Phạm Văn Thiện đặt làm tượng Đức Mẹ Hòa Bình từ Rôma. Ngày 7 tháng 2 năm 1959, Đức Hồng Y Agagianian từ Rôma đã đến để long trọng làm lễ đặt tượng. Từ đó, nhà thờ được người dân gọi là Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Tượng Đức Mẹ Hòa Bình được đặt làm từ Rôma
Năm 1960, Giáo hoàng John XXIII thiết lập giáo phận Công giáo La Mã tại Việt Nam và nhà thờ được đổi tên là Nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn. Năm 1962, Giáo hoàng đã phong tước hiệu cho nhà thờ là Vương cung thánh đường.
3Quá trình tu bổ Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Cho đến nay, nhà thờ này đã trải qua ba lần trùng tu. Lần trùng tu đầu tiên là xây dựng tháp chuông mái nhọn vào năm 1895. Lần thứ hai vào năm 1903, tôn tạo mặt tiền nhà thờ, xây dựng vườn hoa và tượng đài Bá Đa Lộc. Lần thứ ba là việc đặt tượng Đức Mẹ Hòa Bình vào năm 1959.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang trong thời gian tu sửa toàn diện
Thời điểm hiện tại, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đang trải qua lần trùng tu thứ 4, là một dự án đại trùng tu bắt đầu từ tháng 8 năm 2017. Theo dự kiến thì công trình sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm 2020. Tuy nhiên do phát sinh nhiều vấn đề nên dự kiến năm 2027 mới hoàn thành việc sửa chữa.
Trong quá trình tu sửa, nhà thờ vẫn mở cửa đón các giáo dân Công giáo vào mỗi Chủ nhật. Đặc biệt, vào lúc 9h30 Chủ nhật hằng tuần, có thánh lễ bằng cả tiếng Việt và tiếng Anh. Đối với khách du lịch, khách tham quan thì vẫn có thể đi dạo, chụp ảnh ở khuôn viên xung quanh hoặc quảng trường trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn khi nhìn từ trên cao
4Điểm nổi bật trong kiến trúc Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
4.1 Về vật liệu và kiến trúc
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được xây dựng với phong cách kiến trúc tân La Mã Romanesque Revival (hay Neo-Romanesque). Đây là phong cách xây dựng được ưa chuộng vào khoảng giữa thế kỷ 19, lấy cảm hứng từ kiến trúc Romanesque thế kỷ 11 và 12. Các tòa nhà theo phong cách này có xu hướng đặc trưng với các mái vòm và cửa sổ thiết kế đơn giản.
Trong quá trình xây dựng Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, toàn bộ vật liệu từ xi măng, sắt thép đến ốc vít đều được mang từ Pháp sang. Mặt ngoài của công trình được làm bằng gạch sản xuất tại Marseille. Ưu điểm của loại gạch này là để trần, không tô trát, không bị rêu bụi, vẫn giữ nguyên màu sáng hồng sau nhiều thập kỷ. Toàn bộ thánh đường có 56 cửa sổ kính màu được sản xuất tại tỉnh Chartres (Pháp).
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn xây dựng với lối kiến trúc tân La Mã Romanesque Revival với những vòm cửa tròn đặc trưng
Hầu hết vật liệu xây dựng nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đều nhập từ Pháp. Ảnh: VOV
4.2 Về thiết kế Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
Phần móng của thánh đường được thiết kế đặc biệt để chịu trọng lượng gấp 10 lần toàn bộ khối lượng kiến trúc xây dựng. Và một điều rất đặc biệt là nhà thờ không có hàng rào, tường bao như các nhà thờ quanh Sài Gòn Gia Định lúc bấy giờ.
Nội thất thánh đường có hai dãy chính hình chữ nhật, mỗi bên sáu dãy tượng trưng cho 12 tông đồ. Bệ thờ của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được làm bằng đá hoa cương nguyên khối với sáu vị thiên thần tạc vào đá, bệ chia làm ba ô, mỗi ô là một tác phẩm điêu khắc mô tả thánh tích.
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn trở thành điểm tham quan nổi tiếng bậc nhất của Thành phố Hồ Chí Minh
Các bức tường được trang trí bằng 56 ô cửa kính mô tả các nhân vật hoặc sự kiện trong Kinh thánh, 31 hình hoa hồng tròn, 25 ô cửa sổ mắt bò nhiều màu kết hợp với các hình ảnh đẹp mắt. Mọi đường nét, gờ chỉ, hoa văn đều theo phom dáng Roman và Gothic trang nghiêm, tao nhã. Tuy nhiên, trong số 56 cửa kính này, chỉ có 4 cửa còn nguyên vẹn. Còn các cửa kính khác đã được tu sửa vào năm 1949 do bị phá hủy vì chiến tranh.
Không gian bên trong thánh đường của Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn
4.3 Tháp chuông nhà thờ
Thiết kế ban đầu thì hai tháp chuông cao 36.6m, không có mái và chỉ có một cầu thang hẹp khoảng 40cm. Nội thất tối và sàn nhà được lót bằng những mảnh gỗ nhỏ. Năm 1895, nhà thờ xây thêm hai mái để che tháp chuông cao 21m do kiến trúc sư Gardes thiết kế, tổng cộng tháp chuông cao 57m. Cả sáu quả chuông đều được treo trên hai tháp chuông. Quả chuông này được làm ở Pháp và đưa về Sài Gòn năm 1879.
Chuông được điều khiển bằng điện từ bên dưới. Ngày thường, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn chỉ đổ chuông lúc 5 giờ sáng và 16 giờ 15 phút. Vào các ngày lễ và chủ nhật, nhà thờ thường đánh ba hồi chuông. 6 chiếc chuông rung đồng thời sẽ có âm thanh rất lớn, bạn thậm chí có thể nghe thấy tiếng chuông từ cách xa 10km.
Giữa hai tháp chuông đặt một chiếc đồng hồ rất lớn. Nó được sản xuất vào năm 1887 và nặng tới 1 tấn. Dù đã có tuổi đời hơn trăm năm nhưng đồng hồ vẫn hoạt động rất chính xác.
Hai tháp chuông cao chót vót, ở giữa là chiếc đồng hồ hơn trăm năm tuổi. Ảnh: Ronan O'Connell
4.4 Quảng trường nhỏ trước nhà thờ
Quảng trường Công xã Paris nằm giữa Nhà thờ Đức Bà và đường Nguyễn Du. Ở trung tâm quảng trường chính là nơi đặt tượng Đức Mẹ Hòa Bình. Đây là nơi mà khách tham quan thường dừng chân để uống cà phê, chụp ảnh, ngắm chim bồ câu. Đặc biệt là sáng cuối tuần, rất đông các bạn trẻ tụ tập tại đây để cùng nhau trò chuyện, vui chơi.
Hình ảnh nhà thờ Đức Bà từ lâu đã trở thành một phần đại diện cho mảnh đất Sài Gòn hoa lệ. Gần nhà thờ còn có Dinh Độc Lập và Bưu điện thành phố. Bạn có thể kết hợp tham quan ba điểm đến nổi tiếng này để khám phá Sài Gòn một cách trọn vẹn nhất.
Quảng trường Công xã Paris với cây xanh, hoa cỏ
Hình ảnh nhà thờ Đức Bà từ lâu đã trở thành một phần đại diện cho mảnh đất Sài Gòn hoa lệ. Ảnh: Iamkoo5
Dù đang trùng tu, Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn vẫn được trang hoàng lộng lẫy với dàn đèn LED dài 500.000m để mừng Giáng Sinh 2024. Ảnh: Báo Dân Trí
Thưởng thức cà phê, ngắm nhìn Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn bình yên ở xa xa là một trải nghiệm khó quên ở Sài Gòn hoa lệ. Ảnh: Người Tám Chuyện House - Storyteller Saigon
Trên đây là những thông tin về Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn từ cẩm nang du lịch MIA.vn. Theo dõi MIA Go! để bỏ túi thêm thật nhiều điểm đến hấp dẫn khắp mọi miền Tổ quốc nhé.
Những bức ảnh đầu tiên của Việt Nam
Thời Pháp thì Bắc kỳ (Tonkin) và Trung kỳ (Annam) nhiều ảnh đẹp hơn Nam kỳ (Cochinchine), hậu sinh không lạm bàn chính trị, chỉ muốn chia sẻ để biết một thời tiền nhân sống ra sao. Máy chụp ảnh đã có từ 1826 tại Pháp, vì vậy các thuộc địa ở Đông Dương có ảnh từ rất sớm và có mặt trong những thước phim đầu tiên nữa. Ảnh trong album tổng hợp từ nhiều nguồn, đa số từ các kho lưu trữ của Pháp và các bác lớn tuổi có chất lượng còn khá tốt, số lượng lớn tới vài ngàn tấm, sẽ chọn lọc post từ từ .
Đôi vợ chồng người Bắc kỳ (Tonkin) khoảng năm 1890. Áo tơi bằng lá mà cô gái mặc cho đến giờ vẫn còn sử dụng và có 1 làng chuyên sản xuất ở Hà Tĩnh
Bàn chân Giao Chỉ - đặc điểm người Việt bản địa
1900 La majesté Thanh Thai - Vua Thành Thái năm 1900, 21 tuổi
Ghe thuyền trên một nhánh sông Mekong - nhiều dừa giống Bến Tre quá, khoảng 1890
Cụ Đề Thám và các con 1890
Thầy đồ đang dạy học - khoảng 1860-1870
Châu Đốc, một bến ghe năm 1950 (ảnh của Urbain CALESTROUPAT)
Một khúc sông Bến Tre năm 1950 (ảnh của Urbain CALESTROUPAT)
Tòa nhà Wang Tai (Vương Thái) đang xây năm 1867 - Nay là Trụ sở Hải quan TpHCM, ảnh này dễ bị nhầm lẫn với Nhà Rồng
Saigon 1875 - ảnh xưa nhất của dinh Norodom - tiền thân của dinh Độc Lập (dinh Thống Nhất hiện nay)
Nhà thờ Đức Bà Saigon năm 1888 - lúc này chưa có 2 đỉnh nhọn phía trên (theo motif của nhà thờ Đức Bà ở Paris)
Nhà thờ Đức Bà Saigon năm 1900
Chợ Lớn Saigon năm 1866 - lúc này còn hoang sơ như một vùng quê
Saigon, Chợ Lớn năm 1888 - lúc này thuyền buôn của người Hoa đã tấp nập
Tháp Nước 1901 - Vị trí này hiện nay là Hồ Con Rùa
Một cụ ông người Bắc kỳ (Tonkin) làm nghề thợ săn - năm 1890
Các quan lạy mừng vua Hàm Nghi
Các quan Tân Khoa được ban mũ áo để vinh quy bái tổ ở trường thi Nam Định khoảng 1890
Tội ăn cắp bị xử đánh đòn, ảnh chụp trong khoảng 1870 đến 1890. Nhìn hình tự nhiên nhớ vở Ngao Sò Ốc Hến
Rước vua Duy Tân trong lễ đăng quang năm 1907 (vua mới 7 tuổi)
Một trong những tấm không ảnh đầu tiên của Hà Nội (Tonkin) khoảng 1910 và có lẽ là đầu tiên của Việt Nam, chụp từ máy bay loại cánh quạt 2 tầng cánh cổ xưa, thấy rõ Hồ Gươm, cầu Long Biên (lúc đó cầu tên là Doumer theo tên của toàn quyền Đông Dương) và nội ô Hà Nội bên dưới
Các sĩ tử đi vào trường thi Nam Ðịnh (năm 1897)
Bản thảo viết tay cuốn Dictionnaire Annamite - Latin (từ điển An Nam- La tin) của ông Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine - Cha Cả) năm 1775
Cholon, les quais 1900
Phố cặp bờ sông ở Chợ Lớn năm 1900 - kênh Tàu Hủ bên phải
Quang cảnh các quan coi thi ở Huế năm 1900
Sĩ tử thi đỗ ra mắt quan lớn - Khoa thi ở Nam Định năm 1897
Xướng danh ở Khoa thi Nam Định những năm 1900
Cờ xí rợp trời quan sứ đến - Khoa thi ở Nam Định năm 1900
Xem tên trên bảng, tên anh không có thì chưa ... động phòng 😆
Những nhạc công ở Saigon năm 1866
Nghệ sĩ hát bộ ở Saigon năm 1866
Công trường xây dựng phố Charner (1866), bây giờ là đường Nguyễn Huệ
Chợ Đồng Xuân Tết 1896
Quang cảnh Hồ Gươm - Hà Nội năm 1896 - ảnh đẹp và có chất lượng tốt đến ngạc nhiên
Quang cảnh Hồ Gươm + cầu Thê Húc - Hà Nội năm 1896 - ảnh đẹp và có chất lượng tốt đến ngạc nhiên
Khai trương chạy thử tuyến tàu Hỏa đầu tiên ở Đông Dương, tuyến Sài Gòn- Mỹ Tho năm 1881
Làm thùng gánh nước, rổ rá bằng tre năm 1890
Lợn ỉn - lợn Móng Cái 1860
Một đám cưới ở Saigon năm 1866
Một góc Đà Nẵng lúc quân Pháp mới đến, năm 1859
Một ngôi làng ở ngoại ô Hà Nội 1890
Một ngôi nhà đặc trưng của vùng Sài gòn thời xưa khoảng 1860
Võng quan đi công chuyện 1890
Một xưởng mộc, các thợ xẻ đang xẻ những cây gỗ lớn ở Hà Nội năm 1890
Ghe đậu ở bờ sông Mỹ Tho năm 1900
Một con đường đẹp ở Mỹ Tho năm 1950
Nấu nước chè xanh đem bán ở Hà Nội 1890
Các cô các bà làm nghề hàng xáo (mua thóc về xay giã thành gạo, cám bán kiếm lời) những năm 1890
Nghề khảm trai mỹ nghệ ở Hà Nội cuối TK 19
Người cửu vạn đẩy xe cút kít chở gạo ở Hà Nội cuối TK 19
Người lái đò sông Đà đây quý vị (đầu TK 20)
Những người ăn xin ở Hà Nội trước 1 quán ăn cuối TK 19
Những người cửu vạn lúc rỗi việc ở trên phố Hà Nội cuối TK 19
Những người dân Thái đưa đoàn thám hiểm Pháp dọc sông Đà ......... cứ liên tưởng đến tùy bút Người lái đò sông Đà của cụ Nguyễn Tuân
Những người tham gia vụ Hà Thành đầu độc lính Pháp do cụ Đề Thám và 1 số cai đội + đầu bếp trong lực lượng Pháp cầm đầu bị bắt giam trong ngục Hỏa Lò năm 1908
Gánh phở rong trên phố Hà Nội năm 1890