Thứ Ba, 25 tháng 3, 2025

Trăm năm Nam Bắc Hiệp và ông chủ nhà hàng bất đắc dĩ

 Nhà hàng Nam Bắc Hiệp nổi lên như một nơi chốn sang trọng giữa trung tâm Thủ Dầu Một, với thực đơn món Tây phục vụ giới trung và thượng lưu lui tới làm ăn ở đây cùng quan chức Tây ta trong tỉnh.

Cách nay hơn một trăm năm (1922), ở Thủ Dầu Một, thủ phủ tỉnh Bình Dương ngày nay, ngay dãy phố 4 căn xây cho thuê của ông Trần Trung Hiếu có một nhà hàng Tây đồ sộ chiếm một góc đường giáp ba mặt: đường Phan Thanh Giản (nay là Điểu Ông), Charles Chanson (nay là Ngô Tùng Châu) và Thái Lập Thành (nay là Nguyễn Thái Học). Mặt tiền số 90 đường Thái Lập Thành ngang 7m, sâu 30m nở hậu. Nhà xây theo kiểu Tây bằng gạch, một tầng lầu.

Đây là cơ sở hùn hạp làm ăn của ông Trần Văn Nhàn và ông Tư Sửu, thuê của ông Trần Trung Hiếu. Nhà hàng là nơi gây dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân cố cựu ở Bình Dương những năm từ 1920 đến 1960.   

Nhà hàng Nam Bắc Hiệp sau 1945 (*)


Thập niên 1920 là khoảng thời gian kinh tế phát triển mạnh nhất ở Đông Dương thời thuộc Pháp. Bình Dương, vùng đất trù phú với sản vật rừng và nông nghiệp dồi dào, nghề thủ công như làm đồ gốm, đồ gỗ, sơn mài nở rộ. Ở đâu làm ăn tốt, ở đó có các dịch vụ đi theo. Nhà hàng Nam Bắc Hiệp nổi lên như một nơi chốn sang trọng giữa trung tâm Thủ Dầu Một cũng là trung tâm tỉnh, với thực đơn món Tây phục vụ giới trung và thượng lưu lui tới làm ăn ở đây cùng quan chức Tây ta trong tỉnh. Trên lầu, có 5 phòng trọ cho khách đến làm việc ở Bình Dương thuê dài hạn. 

Đặt tên “Nam Bắc Hiệp”, tuy không nói ra nhưng dễ cảm nhận ẩn tình của hai chủ nhân nhà hàng, với mong muốn toàn vẹn một đất nước đang thời thực dân với cái tên Đông Dương thuộc Pháp.   

Tuy nhiên, người tính không bằng trời tính. Chỉ sau mấy năm lập nhà hàng, năm 1927, ông Nhàn trở bệnh và mất khi các con còn nhỏ tuổi. Tiếp tục sự nghiệp của chồng, vợ ông là bà Tô Thị Nuôi thay ông vừa nuôi các con vừa điều hành nhà hàng cùng với ông Tư Sửu. Đó là một thời gian dài đăng đẵng với nhiều khó khăn, nhất là khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 ập đến ảnh hưởng nặng nền kinh tế Nam kỳ. Bà Nuôi cố gắng chèo chống giữ lại nhà hàng của chồng nhưng không thoát ra khỏi vòng nợ nần luẩn quẩn. 

Cậu chủ nhà hàng bất đắc dĩ

Cho đến năm 1945… 

Đó là năm cậu con trai thứ năm đang tuổi 19 của ông bà là Trần Thanh Quan, một thanh niên cao gầy trắng trẻo, vừa lấy xong bằng Thành chung (Diplôme) ở Sài Gòn và trở về quê nhà Thủ Dầu Một. Anh Quan đang chuẩn bị học lên để sau này đi làm hoặc đi dạy học. Tuy nhiên, đối diện với nợ nần của người mẹ trong gần hai mươi năm kinh doanh, anh không còn cách nào khác ngoài việc trở thành ông chủ nhà hàng Nam Bắc Hiệp bất đắc dĩ để làm ăn trả nợ cho mẹ. Đến lúc đó ông Tư Sửu cũng quyết định rút lui. Một mình anh Quan ở lại chèo chống. Từ đó, anh tạo nên một chương mới của nhà hàng này. 

Ông bà Trần Văn Nhàn - Tô Thị Nuôi là chủ nhà hàng Nam Bắc Hiệp ở Thủ Dầu Một, Bình Dương từ năm 1922.


Trước hết, anh cho sửa sang lại. Bảng hiệu “Nhà hàng Nam Bắc Hiệp” được vẽ lại với kiểu chữ hiện đại. Hai bên vách tường, anh đặt dãy tủ kính sáng choang chưng các chai rượu Tây trông thật hấp dẫn. Ở mặt tiền nhà hàng đặt rải rác các chậu cây lớn sát hàng hiên để tạo không gian dịu mắt dễ chịu cho khách. Sàn nhà hàng lót gạch tàu sạch bóng, bàn ghế gỗ quý hình vuông hay chữ nhật, khăn trải bàn trắng muốt hay ca rô, khăn vải xếp nếp đặt trong ly. 

Tuy đã có đầu bếp nấu món Tây lâu nay, anh Quan không nề hà dấn thân vào học nghề… nấu bếp để giảm chi phí thuê nhân viên. Ngoài việc học tại bếp, anh mua nhiều cuốn sách dạy nấu ăn bằng tiếng Pháp để học nấu các món phổ biến như ra gu, gà rô ti, các loại súp Tây, các loại nước xốt để ăn với thịt bò, gà hay cá. Các loại rượu Tây và các món khác theo khẩu vị người Pháp như patê, bơ, phô mai, nước suối… anh xuống Sài Gòn mua ở SGMC (Grands Magasins Charner de Saigon - sau này là thương xá TAX). 

Sự tinh tế và hiểu biết của chủ nhà hàng kiêm đầu bếp đã chinh phục khách Tây và Việt. Giới thượng lưu Thủ Dầu Một và từ Biên Hòa qua thích ghé nhà hàng ăn bò bít tết, súp, uống rượu Tây. Quan chức Pháp cũng thường vào ăn và trò chuyện bằng tiếng Pháp với ông chủ. Thỉnh thoảng người dân các vùng quê ra chợ tỉnh thường ghé Nam Bắc Hiệp thưởng thức cơm Tây rồi đi coi hát cải lương ở Trần Trung Hí Viện gần đó. Đôi khi có vài nhóm lính săng-đá từ các thuộc địa Pháp vào ăn uống nói tiếng Tây bồi nhưng anh vẫn hiểu được để tiếp khách cho vừa lòng. Nhiều người ở phía Bến Thế cách đó chục cây số cũng xuống ăn. 

Ông Trần Thanh Quan, con ông bà Nhàn - Nuôi trở thành chủ nhà hàng Nam Bắc Hiệp bất đắc dĩ để trả nợ cho mẹ.

Để phục vụ đúng gout Tây một cách chu đáo, anh lập ra một lò bánh mì ngay phía sau nhà hàng, nướng bánh mì và các loại bánh Tây như croissant nóng sốt… nên khách lui tới nhà hàng thường xuyên và đông. Ngoài việc phục vụ thực khách vãng lai, nhà hàng còn nhận nấu tiệc lớn. Những lúc như vậy, anh về Sài Gòn từ sáng sớm vô chợ Bến Thành mua nguyên liệu số lượng lớn để lo cho chu đáo. Trong các buổi tiệc, ông chủ Trần Thanh Quan bận áo vest đi quanh quan sát từng chút một để nhắc nhở bồi và đầu bếp lo cho khách.  

Đến năm 1950, anh Quan lập gia đình. Vợ anh, chị Trần Thị Trọng chẳng ai khác lạ, là con của ông Trần Trí Tường chủ nhà (ông Tường là con của ông Trần Trung Hiếu xây nên dãy phố). Từ vị trí là người thuê nhà, anh Quan trở thành con rể. Vợ chồng anh được cha vợ giao cho căn nhà để tiếp tục làm nhà hàng.

Có gia đình, Quan - từ nay là ông Quan - và vợ tiếp tục sống trong khuôn viên nhà hàng để tiện quản lý. Bảy người con của ông bà lần lượt ra đời, mất hai con từ nhỏ, còn lại năm. Ông Quan sắp xếp đâu vào đó. Các con đến tuổi phải tập trung việc học, không phải lo việc gì ở nhà hàng. Ông thức khuya dậy sớm, không dám thuê mướn nhiều nhân công vì muốn tiết kiệm để lo trả nợ.

Hai khách trọ nổi danh: Bình Nguyên Lộc và Phạm Duy Nhượng

Trước khi ông Quan về quản lý nhà hàng và phòng trọ, có một vị khách rất nổi tiếng đã sống ở đây. Đó là nhà văn Bình Nguyên Lộc, quê Đồng Nai. Trong tiểu sử của ông có ghi năm 1934, ông về quê lập gia đình, sau đó thi vào ngạch thư ký hành chính. Nhưng vì kinh tế khủng hoảng, hơn một năm sau (1935) ông mới được tuyển dụng và làm công chức tại kho bạc tỉnh Thủ Dầu Một.

Sau này, trong tập truyện Ký thác xuất bản năm 1960, ông miêu tả khá chi tiết và đậm nét về vùng đất Thủ Dầu Một trước năm 1945. Trong đó, ông nhắc đến phong tục “thỉnh Tào Kê” của người Hoa, cảnh thi nhau đốt pháo giữa hai căn nhà của hai ông Bang cùng trên dãy phố ở đường Thái Lập Thành và nhắc đến khu Bà Lụa, ngoại ô tỉnh lỵ Bình Dương…

Hai căn phòng trên lầu phía sau nhà hàng Nam Bắc Hiệp là nơi nhà văn Bình Nguyên Lộc và nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng từng ở trọ một thời gian dài.


Nhân vật thứ hai, đến trọ ở đây khi ông Trần Thanh Quan đang làm chủ Nam Bắc Hiệp, là nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng - anh ruột của nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Duy. Trong hồi ký, Phạm Duy viết về anh mình: “Khi tôi mang đoàn Gió Nam ra trình diễn tại Hà Nội vào năm 1953, thấy anh Nhượng ngỏ ý muốn di cư vào Nam, tôi bèn giúp anh phương tiện để cùng vợ con đáp máy bay vô Sài Gòn. Trước tiên, anh chị Nhượng và mấy đứa con ở chung với gia đình tôi rồi sẽ dọn qua một căn nhà nhỏ ở giữa ngõ E đường Chi Lăng, Phú Nhuận (nhà tôi ở đầu ngõ) sau khi đã tìm được việc dạy học tại một trường tư ở Thủ Dầu Một. Ðời sống của một giáo viên tỉnh nhỏ, dù dưới thời Pháp thuộc hay sau khi nước Việt Nam đã trở thành một nước Cộng hòa, dù là giáo viên ăn lương nhà nước hay là giáo viên tư thục, cũng đều là một đời sống chỉ đủ ăn nếu không muốn nói là nghèo”. 

Bài trên facebook của Sean Nguyễn - Ánh Tuyết là những cư dân ở Bình Dương kể chi tiết về chuyện này: “Năm 1953, nhạc sĩ Phạm Duy Nhượng cùng hai người con trai nhỏ là Phạm Duy Nghĩa và Phạm Duy Dũng cũng từng ở Nam Bắc Hiệp nhiều năm. Ông Nhượng được ngài hiệu trưởng Nguyễn Văn Pháp đích thân mời về Thủ Dầu Một để giảng dạy cho ngôi trường tư thục mới cất là Trường trung học Nguyễn Trãi.

Về sau còn có nhà thơ Thanh Tâm Tuyền và nhạc sĩ Lê Thương cũng cùng về đây trợ giảng. Một trong số những người học trò xuất sắc nhứt của Trường trung học Nguyễn Trãi sau này nối tiếp nghiệp văn chương là nhà văn Võ Kỳ Điền” (bài Một thế kỷ nhìn lại Nam Bắc Hiệp).

Nhà hàng Tây thành nhà hàng Hoa 

Đến năm 1954, sau hiệp định Geneve, người Pháp rút về nước. Nhà hàng Nam Bắc Hiệp với khẩu vị Tây phương đã mất đi lượng lớn khách Tây là nhóm khách chủ lực. Để thích nghi hoàn cảnh, ông Quan một lần nữa làm cú thay đổi ngoạn mục là chuyển nhà hàng món Tây thành nhà hàng món ăn Hoa. Ông mướn đầu bếp Hoa về nấu và… âm thầm học nấu từ món mì, bánh bao, há cảo, xíu mại... Các con lớn dần, vợ ông bị cận thị nặng nên chỉ quanh quẩn ở nhà.

Ở tuổi ba mươi sung sức, ông quyết tâm thúc đẩy Nam Bắc Hiệp thành nơi thu hút khách sành ăn như xưa. Sean Nguyễn - Ánh Tuyết nhấn mạnh: “Nhiều vị cao niên trong vùng vẫn còn nhớ lại cảnh thực khách phải đứng chen chúc để mua bánh bao và phải xếp hàng chờ được ăn hủ tíu mì ở đây. Đó là sự cạnh tranh về giá cả, hương vị, chất lượng cũng như cung cách phục vụ lẫn hai chữ “tín”, “tâm” trong ngành ẩm thực mà Nam Bắc Hiệp đã thực sự chiếm lĩnh và phá thế độc quyền của những tiệm nước do người Tàu làm chủ như Nhơn Hòa, Minh Ký, Duy Tân…”.

Cú chuyển bất ngờ lần cuối

Việc làm ăn vẫn suôn sẻ, nhưng trong thâm tâm ông Quan luôn cảm thấy mình không chu toàn với các con. Năm đứa con tuy ngoan ngoãn nhưng sống theo nhịp điệu làm ăn của nhà hàng mỗi ngày khiến ông cảm thấy lo cho tương lai của chúng.

Đến năm 1962, qua gần hai mươi năm làm ăn cật lực, ông đã trả xong món nợ của gia đình và quyết định kết thúc việc kinh doanh nhà hàng ở đây cho dù nó vẫn đang hoạt động tốt. Một người Hoa ngỏ ý muốn thuê lại khuôn viên nhà hàng cũ để mở một nhà hàng Hoa mang tên Đồng Lợi. Vì muốn giữ cái tên kỷ niệm của cha mình, ông Quan ra điều kiện tên Đồng Lợi phải đặt bên cạnh tên cũ của nhà hàng và ông kia đồng ý, trở thành “Nhà hàng Đồng Lợi - Nam Bắc Hiệp”. 

Nam Bắc Hiệp ngày nay trở thành tiệm bán trà - cà phê do cô con gái út ông Quan quản lý.


Nghỉ kinh doanh, ông Quan đã làm việc không ngờ ở tuổi gần tứ tuần là… đi học lại. Ông mua sách về tự luyện thi lấy bằng tú tài, sau đó thi vào Trường Sư phạm Sài Gòn, thực hiện ước mơ dang dở. Học xong, ông về dạy ở Trường tiểu học Phú Cường thuộc xã Chánh Nghĩa ở Bình Dương cho đến khi nghỉ hưu. Trong những năm dạy học đó, ông nhận được ân thưởng cao quý “Bội tinh Văn hóa giáo dục” của chính quyền vì thành tích dạy học của mình.  

Các con ông lớn lên lần lượt vào học đại học, trong đó có bốn người làm nhà giáo. Khi các con đã ổn định cuộc sống, ông lấy lại ngôi nhà không cho thuê nữa, tách một phần nhỏ cho thuê làm hiệu thuốc thu huê lợi, phần còn lại mở tiệm bán cà phê và trà vẫn lấy tên Nam Bắc Hiệp. Đến nay, người con út là cô Ngọc Tuyết tuy là dược sĩ trung cấp nhưng đã trở về quản lý tiệm trà và cà phê này.

Ông Trần Thanh Quan mất năm 2021, thọ tới 96 tuổi. Vợ ông đã mất trước đó vào năm 2007. Thỉnh thoảng khi nhắc lại thời mở nhà hàng, các con ông hỏi cha vì sao không truyền nghề cho ai trong nhà, ông lắc đầu: “Vì thương bà nội sống trong cảnh nợ nần nên ba mới theo nghề đó trong suốt gần 20 năm, thật tâm ba không hề muốn. Ba không muốn các con cực nhọc như ba đã trải qua!”. Tuy vậy có điều ông không nghĩ tới là khi bỏ công sức và tận tâm báo hiếu cha mẹ, ông đã biến mình thành tấm gương nghị lực phi thường để các con noi theo suốt cả đời. 

Phạm Công Luận

______________

(*) Ảnh trong bài do gia đình nhân vật cung cấp.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2025

Bí thư TPHCM: Lễ 30/4 là dịp kỷ niệm cuộc chiến vệ quốc vĩ đại

Q.Huy

  (Dân trí) - "Cần khẳng định đó là cuộc chiến vệ quốc chứ không phải thắng - thua. Ngày hòa bình, có người vui - buồn, nhưng đã 50 năm, nỗi buồn cá nhân cần hòa với niềm vui đất nước", ông Nguyễn Văn Nên chia sẻ.

Tại buổi làm việc của Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 với TPHCM ngày 26/2, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, đã đề nghị phương án mời Tổng Bí thư Tô Lâm đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương (Ảnh: Q.Huy).

"Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã phát biểu dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Do đó, đối với TPHCM, tôi cũng đề nghị chúng ta thực hiện một phương án", ông Nguyễn Trọng Nghĩa nói.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đánh giá, qua báo cáo của các đơn vị và khảo sát hiện trường, các công việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức lễ kỷ niệm được làm bài bản, đáp ứng tiến độ đề ra.

Đối với các hoạt động huấn luyện, ông Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị thời gian để ban tổ chức, ban chỉ đạo sơ duyệt là ngày 25/4 và tổng duyệt vào ngày 27/4.

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú cùng đoàn công tác khảo sát địa điểm chuẩn bị tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (Ảnh: L.V.).

Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, ông Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu đẩy mạnh công tác truyền thông, tạo sự lan tỏa cho sự kiện. Dự kiến, lễ kỷ niệm có 3 đầu cầu truyền hình tại Hà Nội, TPHCM và Quảng trị.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên nhấn mạnh, dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước mang ý nghĩa khác biệt đối với các sự kiện. Ngày 30/4/1975 là thời điểm kết thúc cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc.

"Giá trị cần khẳng định đó là cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc chứ không phải thắng - thua. Ngày hòa bình, thống nhất, nước ta chỉ khoảng 46 triệu dân, có người vui vì đất nước thống nhất, buồn vì gia đình có người chiến đấu hi sinh. Nhưng đã 50 năm rồi, nỗi buồn đó không còn là nỗi buồn của cá nhân mà cần hòa chung với niềm vui của cả đất nước", Bí thư Thành ủy TPHCM chia sẻ.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Q.Huy).

Người đứng đầu Đảng bộ TPHCM nhấn mạnh, nội dung chủ đạo của lễ kỷ niệm cần tập trung vào lòng tự hào dân tộc, từ người trẻ đến những người đã trải qua cuộc chiến. Dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước là cơ hội để nhìn lại kỷ nguyên độc lập, hòa bình, thống nhất và chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới.

"Đây cũng là lúc TPHCM cần biểu diễn những ứng dụng khoa học công nghệ. Cần để người dân được xem đầy đủ buổi lễ, đại biểu có thể quan sát qua màn hình, kể cả phần biểu diễn máy bay", Bí thư Nguyễn Văn Nên yêu cầu.

Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đánh giá cao sự chủ động, nỗ lực, trách nhiệm của TPHCM, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương cùng các bộ, ban, ngành trong công tác chuẩn bị lễ kỷ niệm. Điều này đã thể hiện qua kết quả khảo sát thực tế hiện trường, nghe báo cáo và các ý kiến phát biểu.

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú phát biểu chỉ đạo tại hội nghị (Ảnh: Q.Huy).

"Dịp kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước là sự kiện đặc biệt quan trọng của dân tộc, của đất nước. Do đó, công tác chuẩn bị cần thực hiện tốt nhất để xứng với tầm vóc lịch sự và phải đảm bảo tuyệt đối an toàn", Thường trực Ban Bí thư yêu cầu.

Ông Trần Cẩm Tú cũng nhấn mạnh, bên cạnh việc tổ chức lễ kỷ niệm, các cơ quan cần chú trọng chăm lo đời sống nhân dân, nhất là vùng khó khăn, vùng căn cứ cách mạng, vùng biên giới, hải đảo; tổ chức gặp mặt tri ân cựu chiến binh, thanh niên xung phong, người có công với đất nước...

50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Khẳng định giá trị cuộc chiến đấu vệ quốc, bước vào kỷ nguyên mới

TPO - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam là khẳng định giá trị của cuộc chiến đấu vệ quốc chứ không phải là chuyện thắng - thua. 50 năm nhìn lại, niềm vui có, nỗi buồn có nhưng cần nhấn mạnh bây giờ không còn là nỗi buồn, mà nên "vui niềm vui chung của đất nước".

Sáng 26/2, Đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong ba năm 2023 – 2025 (Ban Chỉ đạo) do Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú làm trưởng đoàn, đã chủ trì buổi làm việc với TPHCM về công tác chuẩn bị tổ chức các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).

Dự buổi làm việc có các Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Phó trưởng Ban thường trực Ban Chỉ đạo; Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, Phó trưởng Ban Chỉ đạo.

Cùng dự có Phó Thủ tướng Mai Văn Chính và lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo TPHCM.

Nhìn về tương lai sau 50 năm Giải phóng miền Nam

Thông tin về tiến độ các hoạt động chuẩn bị, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo cho biết, Bộ Quốc phòng chủ trì và đang gấp rút chuẩn bị Hội thảo cấp quốc gia về lễ kỷ niệm 50 năm.

Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Ban Chỉ đạo mong hội thảo này sẽ có điểm vượt trội, kế thừa và khác biệt trong thời kỳ sau 50 năm để tiếp bước vào kỷ nguyên mới. “Chúng ta cần cố gắng sáng tạo, đổi mới các nội dung, không lặp lại những cái cũ, cố gắng nhìn về tương lai sau 50 năm”, ông Nghĩa nêu rõ.

50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Khẳng định giá trị cuộc chiến đấu vệ quốc, bước vào kỷ nguyên mới ảnh 1

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa trao đổi tại buổi làm việc. Ảnh: Ngô Tùng

Đối với hoạt động gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với cựu chiến binh, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã có kế hoạch và đang chủ động thực hiện. Hội thi tìm hiểu trực tuyến cũng được Trung ương Đoàn chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương để truyền tải rộng rãi trong giới trẻ.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đề nghị quan tâm cao cho công tác truyền thông, gắn với việc bám sát dòng chủ đạo, chủ đề, đồng thời có định hướng để chấn chỉnh loại bỏ thông tin xuyên tạc, kích động, gây mất đoàn kết. Ông Nên cũng cho rằng trong mọi hoạt động cần tăng cường phát huy sức mạnh của khoa học công nghệ.

50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Khẳng định giá trị cuộc chiến đấu vệ quốc, bước vào kỷ nguyên mới ảnh 2

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên.

Theo người đứng đầu Đảng bộ TPHCM, dịp kỷ niệm 50 năm khác với dịp 40 năm và cũng khác với kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngày 30/4/1975 đánh dấu kết thúc cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc, đưa dân tộc bước vào kỷ nguyên của độc lập, thống nhất.

Do đó, đợt kỷ niệm lần này là khẳng định giá trị của cuộc chiến đấu vệ quốc chứ không phải là chuyện thắng - thua. “50 năm nhìn lại, niềm vui có, nỗi buồn có nhưng cần nhấn mạnh bây giờ không còn là nỗi buồn, chúng ta vui niềm vui chung của đất nước. Đó là dòng chủ lưu của chúng ta”, Bí thư Thành ủy TPHCM nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Nên cũng cho rằng, sự kiện còn chứng minh 50 năm qua đi với những chặng đường thử thách, nhưng đến giờ có thể khẳng định cơ đồ, vị thế của dân tộc đã được nâng lên và giá trị là đem đến những kết quả. Nếu không có ngày 30/4/1975 sẽ không đem đến những kết quả về sau. Từ đó, tạo nên niềm tự hào đối với các thế hệ nối tiếp.

“50 năm có thể nhìn lại và khẳng định chúng ta đã đi qua một kỷ nguyên độc lập, hòa bình thống nhất và chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới”, ông Nên bày tỏ và cho rằng điều đó còn lan tỏa với bạn bè quốc tế, rằng giá trị của hòa bình Việt Nam một lần nữa khẳng định để nhân loại cùng hướng tới.

Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ

Kết luận buổi làm việc, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú nhấn mạnh, đợt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước là sự kiện đặc biệt quan trọng của đất nước, của dân tộc. Do đó phải làm thật tốt công tác chuẩn bị, nhất là các hoạt động kỷ niệm để xứng đáng với tầm vóc lịch sử của chiến thắng.

50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Khẳng định giá trị cuộc chiến đấu vệ quốc, bước vào kỷ nguyên mới ảnh 3

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú phát biểu kết luận buổi làm việc.

Ban Chỉ đạo sẽ tiếp thu, bổ sung, hoàn thiện để ban hành đề án kế hoạch tổng thể các hoạt động kỷ niệm, kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm. Thường trực Ban Bí thư đề nghị các cơ quan tổ chức thực hiện kịp thời. “Những việc đã phân công rồi, cứ theo chức năng nhiệm vụ mà làm theo đề án, tránh việc báo cáo lại, xin ý kiến những việc trong thẩm quyền của mình”, ông Trần Cẩm Tú lưu ý.

Về các hoạt động tập luyện diễu binh, diễu hành, chuẩn bị các bài diễn văn chương trình kỷ niệm, hội thảo khoa học, công tác thông tin, tuyên truyền, ông Trần Cẩm Tú đề nghị các ban, bộ, ngành Trung ương phải triển khai đồng bộ, kịp thời, chuẩn bị thật kỹ theo tinh thần thông báo trước đó của Ban Chỉ đạo.

Đặc biệt, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, đảm bảo sâu rộng, hiệu quả và thực chất hơn. “50 năm rồi, nửa thế kỷ đã qua, một sự kiện đặc biệt quan trọng thì chúng ta phải hết sức quan tâm để đảm bảo thực hiện tốt nhất mọi mặt”, ông nói.

Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú lưu ý thêm, các bài phát biểu của cán bộ, cựu chiến binh, thanh niên cần được chuẩn bị thật tốt với chất lượng cao nhất để tương xứng với chiến thắng vĩ đại của dân tộc. Để khi đi qua đợt kỷ niệm này, những điều đó có thể truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ trong việc ôn lại truyền thống và truyền tải cảm xúc.

Với thời gian còn lại gần 2 tháng đến dịp kỷ niệm, Thường trực Ban Bí thư đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, TPHCM tập trung cao độ, tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được phân công với tinh thần “đếm lùi từng ngày để làm”.

50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Khẳng định giá trị cuộc chiến đấu vệ quốc, bước vào kỷ nguyên mới ảnh 450 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Khẳng định giá trị cuộc chiến đấu vệ quốc, bước vào kỷ nguyên mới ảnh 550 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Khẳng định giá trị cuộc chiến đấu vệ quốc, bước vào kỷ nguyên mới ảnh 650 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Khẳng định giá trị cuộc chiến đấu vệ quốc, bước vào kỷ nguyên mới ảnh 7

Đại diện các bộ, ngành Trung ương, TPHCM góp ý tại buổi làm việc. Ảnh: Ngô Tùng

Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được kiến nghị Ban Bí thư sớm phê duyệt và ban hành đề án tổng thể hoạt động kỷ niệm và kế hoạch tổ chức lễ kỷ niệm để thành phố và các bộ, ngành có cơ sở triển khai các bước tiếp theo.

TPHCM cũng đề xuất tổ chức thêm một khối diễu binh gồm lực lượng cựu chiến binh từng trực tiếp tham gia chiến dịch lịch sử ngày 30/4/1975, nhằm tôn vinh, tự hào trước những đóng góp của thế hệ đi trước.

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2025

PHIM TÀI LIỆU TƯỞNG NHỚ CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆ

 PHIM TÀI LIỆU TƯỞNG NHỚ CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT

Link tập 1: Gặp gỡ người con "bí ẩn của cố TT: https://youtu.be/PZXnqzlhW4c​ Link tâp 2: Tuổi thơ bí ẩn của cố TT: https://youtu.be/gKz-o2nO7tE​ Link tập 3: Ba người phụ nữ của cố TT: https://youtu.be/0UsC2JVkYyw​ Link tập 4: Sau 1975, cố TT đối đãi vớt TNXP ra sao: https://youtu.be/MxprydNbqYs​ Link tập 5: Dấu ấn phá rào của cố TT: https://www.youtube.com/watch?v=FukPb...​ Link tập 6: cố TT đã vực dậy ĐB SCL ntn: https://www.youtube.com/watch?v=LomBn​... Link tập 7: Thâm cung bí sử về đường day 500 KV: https://www.youtube.com/watch?v=DLoGS​... Link tập 8: cố TT trọng dụng tri thức, bất kể khác biệt chính trị: https://www.youtube.com/watch?v=vxIix...​









Những người phá băng

PHIM TÀI LIỆU TƯỞNG NHỚ CỐ THỦ TƯỚNG VÕ VĂN KIỆT Link tập 1: Gặp gỡ người con "bí ẩn của cố TT: https://youtu.be/PZXnqzlhW4c​ Link tâp 2: Tuổi thơ bí ẩn của cố TT: https://youtu.be/gKz-o2nO7tE​ Link tập 3: Ba người phụ nữ của cố TT: https://youtu.be/0UsC2JVkYyw​ Link tập 4: Sau 1975, cố TT đối đãi vớt TNXP ra sao: https://youtu.be/MxprydNbqYs​ Link tập 5: Dấu ấn phá rào của cố TT: https://www.youtube.com/watch?v=FukPb...​ Link tập 6: cố TT đã vực dậy ĐB SCL ntn: https://www.youtube.com/watch?v=LomBn​... Link tập 7: Thâm cung bí sử về đường day 500 KV: https://www.youtube.com/watch?v=DLoGS​... Link tập 8: cố TT trọng dụng tri thức, bất kể khác biệt chính trị: https://www.youtube.com/watch?v=vxIix...​



Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2025

Triển lãm Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập 1868-1966, Hội trường Thống Nhất (TP HCM), 9/3/2018

 







 

Dinh Norodom

Dinh Norodom
Dinh Norodom vào năm 1896
Thông tin chung
Tên khácDinh Thống đốc
Dinh Toàn quyền
Dinh Độc Lập
Tình trạngBị phá dỡ
DạngDinh Tổng thống
Phong cáchKiến trúc Tân Baroque
Quốc giaLiên bang Đông Dương
Thành phốSài Gòn
Tọa độ10°46′38″B 106°41′44″Đ
Xây dựng
Động thổ23 tháng 3 năm 1868
Khánh thành1873
Phá dỡ1962
Số tầng2
Thiết kế
Kiến trúc sưAchille-Antoine Hermitte

Dinh Norodom là một tòa dinh thự từng được sử dụng làm nơi ở và làm việc của Toàn quyền Đông Dương tại Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) dưới thời Pháp thuộc. Từ năm 1955, công trình này trở thành dinh của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Vào năm 1962, dinh hư hại nặng nề sau một vụ đánh bom nên sau đó đã bị đập bỏ và thay thế bằng tòa nhà Dinh Độc Lập ngày nay.[1][2]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiết kế và xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đô đốc Bonard làm Thống đốc Nam Kỳ từ năm 1861, ông đã cho đặt mua một căn nhà bằng gỗ từ Singapore về Sài Gòn và dựng tại khu đất mà về sau là Trường La San Taberd (nay là Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Đại Nghĩa) để làm nơi ở tạm thời.[3][4]

Dinh Toàn quyền được thắp đèn ban đêm vào năm 1922

Đến năm 1863, Chính phủ Pháp cử Phó đô đốc Pierre-Paul de La Grandière sang làm Thống đốc Nam Kỳ, ông đã yêu cầu tìm kiến trúc sư để thiết kế một dinh thự mới thay cho căn nhà gỗ. Cuộc thi thiết kế dinh được công bố trên tờ báo Courrier de Saigon (Thư tín Sài Gòn) ngày 5 tháng 2 năm 1865, giải thưởng dành cho bản vẽ được chọn là 4.000 franc. Tuy nhiên, chỉ có hai bản phác họa được gửi đến và đều không đạt yêu cầu. Cùng thời điểm đó, tại Hồng Kông cũng tổ chức một cuộc thi thiết kế Tòa thị chính và Achille-Antoine Hermitte, một kiến trúc sư trẻ tốt nghiệp Trường Mỹ thuật Paris đã đoạt giải. Lúc này hai Chuẩn đô đốc Roze and Ohier đang ở Hồng Kông, khi biết tin đã đề xuất với Thống đốc de La Grandière mời Hermitte thiết kế dinh mới. Sau khi xem qua bản phác họa của Hermitte, Thống đốc rất hài lòng và đồng ý trả lương cho anh lên đến 36.000 franc/năm để chỉ huy công trình.[5][6] Ngày 23 tháng 3 năm 1868, Thống đốc de La Grandière đã làm lễ đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng dinh mới, tuy nhiên chỉ hai tháng sau đó ông đã phải trở về Pháp do bệnh. Công trình trải qua 5 đời Thống đốc Nam Kỳ, đến năm 1873 khi Đô đốc Marie Jules Dupré đang là Thống đốc mới xây dựng xong.[6] Tuy nhiên việc trang trí nội thất phải đến năm 1875 mới hoàn thành. Chi phí xây dựng dinh thời điểm đó lên đến hơn 4 triệu franc, do có nhiều nguyên vật liệu phải nhập từ Pháp.[5] Vì nằm ở đầu đại lộ Norodom (tên được đặt theo vua Norodom của Campuchia) nên dinh cũng được gọi là Dinh Norodom.[7]

Từ Dinh Thống đốc đến Dinh Toàn quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ khi xây dựng xong cho đến năm 1887, dinh là nơi ở của Thống đốc Nam Kỳ nên được gọi là Dinh Thống đốc. Vào năm 1887, chính phủ Pháp thành lập chức vụ Toàn quyền Đông Dương, Dinh Norodom trở thành nơi ở của Toàn quyền Đông Dương tại Sài Gòn nên lúc này được gọi là Dinh Toàn quyền.[6][8]

Dinh Độc Lập vào thời Đệ Nhất Cộng hòa
Không ảnh Dinh Toàn quyền vào khoảng năm 1930

Ngày 7 tháng 9 năm 1954, trước khi rút quân khỏi Việt Nam, tướng Paul Ély bàn giao Dinh Norodom cho chính quyền Quốc gia Việt Nam.[6][8]

Dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1955Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại và thành lập Việt Nam Cộng hòa. Ông lấy Dinh Norodom làm dinh Tổng thống Việt Nam Cộng hòa và đổi tên thành Dinh Độc Lập. Ngoài ra, ông cũng đón vợ chồng em trai là ông Ngô Đình Nhu và bà Trần Lệ Xuân vào sống trong dinh.[9]

Vào ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai phi công Quân lực Việt Nam Cộng hòa là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc đã lái hai máy bay AD6 ném bom tấn công, làm sập toàn bộ cánh trái của dinh. Ngô Đình Diệm sau đó đã cho phá dỡ dinh để xây dinh mới trên nền cũ theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.[2][7]

Kiến trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Công trình được xây theo kiến trúc Tân Baroque tiêu biểu thời Napoléon III,[1] tổng thể mặt bằng có hình chữ T.[9] Bề ngang mặt tiền của dinh rộng 80 m, bên trong dinh có phòng tiếp khách có thể chứa đến 800 người.[8]

Dinh tọa lạc tại trung tâm một khuôn viên hình chữ nhật 450 m x 300 m. Trong khuôn viên có nhiều con đường nội bộ, trong đó gồm một con đường bao vòng quanh khuôn viên và tám con đường nối từ các mặt của dinh ra con đường này.[10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. a b Nguyễn Hữu Thái (23 tháng 8 năm 2016). “Từ dinh Norodom đến hội trường Thống Nhất”Tuổi Trẻ OnlineLưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2022.
  2. a b Từ điển địa danh lịch sử quân sự. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 2006. tr. 122.
  3. ^ Vương Hồng Sển, Nguyễn Q.Thắng (2002). Tuyển tập Vương Hồng Sển. Nhà xuất bản Văn học. tr. 476.
  4. ^ Lê Nguyễn (1998). Thành cổ Sài Gòn và mấy vấn đề về triều Nguyễn. Nhà xuất bản Trẻ. tr. 41.
  5. a b Davies, Stephen (2014). “Achille-Antoine Hermitte (1840–70?)”. Journal of the Royal Asiatic Society Hong Kong Branch. Royal Asiatic Society Hong Kong Branch. 54: 201–216. JSTOR jroyaaisasocihkb.54.201.
  6. a b c d Nông Huyền Sơn (29 tháng 4 năm 2018). “Lịch sử thăng trầm của dinh Độc Lập”Báo Công an nhân dân điện tửLưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2022.
  7. a b Lê Công Sơn (3 tháng 3 năm 2018). “Từ dinh Norodom đến dinh Độc Lập”Báo Thanh NiênLưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2022.
  8. a b c Trung Sơn (8 tháng 5 năm 2016). “Dinh Độc Lập và những biến cố lịch sử ở Sài Gòn”Báo điện tử VnExpressLưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2022.
  9. a b Demery, Monique Brinson (2013). Finding the Dragon Lady: The Mystery of Vietnam's Madame Nhu. PublicAffairs. tr. 92.
  10. ^ “Hôtel du gouvernement à Saigon: Capitale de nos établissements en Cochinchine”Le Magasin pittoresque. 1872. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2022.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Dinh Độc Lập

Dinh Độc Lập
Mặt tiền Dinh Độc Lập vào năm 2024
Map
Thông tin chung
Tên khácPhủ Đầu Rồng
DạngDinh Tổng thống
Địa điểm135 Nam Kỳ khởi nghĩa, phường Bến ThànhQuận 1Thành phố Hồ Chí MinhViệt Nam
Tọa độ10°46′38″B 106°41′44″Đ
Xây dựng
Khởi công1 tháng 7 năm 1962
Hoàn thành31 tháng 10 năm 1966
Trùng tu14 tháng 3 năm 1970
Diện tích sàn120.000 m²
Chiều cao26 m
Thiết kế
Kiến trúc sưNgô Viết Thụ
Kỹ sư xây dựngPhan Văn Điển

Dinh Độc Lập là một tòa dinh thự tại Thành phố Hồ Chí Minh, từng là nơi ở và làm việc của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa trước Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Hiện nay, dinh độc lập đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt. Cơ quan quản lý di tích văn hoá Dinh Độc Lập có tên là Hội trường Thống Nhất thuộc Văn phòng Chính phủ.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Dinh Độc Lập hiện nay được Tổng thống Ngô Đình Diệm cho khởi công xây dựng ngày 1 tháng 7 năm 1962, sau khi dinh cũ từ thời Pháp thuộc bị hư hại do vụ đánh bom của hai phi công. Dinh được xây theo bản thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.

Bia kỷ niệm ngày khánh thành Dinh Độc Lập

Trong thời gian xây dựng, gia đình Tổng thống Ngô Đình Diệm tạm thời chuyển sang sống tại Dinh Gia Long. Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Đình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2 tháng 11 năm 1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh, 31 tháng 10 năm 1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Từ ngày này, Dinh Độc Lập mới xây dựng trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu sống ở dinh này từ tháng 10 năm 1967 đến ngày 21 tháng 4 năm 1975. Ngày 8 tháng 4 năm 1975, chiếc máy bay F-5E do phi công Nguyễn Thành Trung lái, xuất phát từ Biên Hòa, đã ném bom Dinh nhằm mục đích ám sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, gây hư hại không đáng kể.

Lúc 10 giờ 45 phút ngày 30 tháng 4 năm 1975xe tăng T54B mang số hiệu 843 của Quân đội Nhân dân Việt Nam dưới quyền chỉ huy của Trung úy Bùi Quang Thận đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Độc Lập, tiếp đó xe tăng Type 59 mang số hiệu 390 do Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh. Lúc 11 giờ 30 phút cùng ngày, Trung úy Quân Giải phóng Bùi Quang Thận, đại đội trưởng, chỉ huy xe 843, đã hạ quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa trên nóc dinh xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên, kết thúc 20 năm cuộc chiến tranh Việt Nam

Sau năm 1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc thành một đất nước Việt Nam thống nhất diễn ra tại dinh Độc Lập vào tháng 11 năm 1975. Cơ quan hiện quản lý di tích văn hoá Dinh Độc Lập có tên là Hội trường Thống Nhất[1] thuộc Cục Hành chính Quản trị II - Văn phòng Chính phủ.

Dinh Độc Lập ngày nay

Đây là di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng được đông đảo du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan. Nơi này được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Quyết định số 77A/VHQĐ ngày 25/6/1976 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày nay). Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TTg xếp hạng Di tích lịch sử Dinh Độc Lập là một trong 10 di tích quốc gia đặc biệt đầu tiên của Việt Nam vào ngày 12 tháng 8 năm 2009.

Ngày nay, Dinh Độc Lập trở thành một trong những địa điểm du lịch không thể thiếu của mỗi người dân khi tới Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ có ý nghĩa về lịch sử mà Dinh Độc Lập còn thể hiện nét kiến trúc tiêu biểu của Việt Nam thời kì những thập niên 60. Ngoài ra, Dinh Độc Lập thường là nơi diễn ra các sự kiện lớn tổ chức tại thành phố, các buổi tiếp khách của Đảng, Nhà nước tại TPHCM cũng như chính quyền thành phố. Đồng thời là nơi tổ chức quốc tang cho các lãnh đạo Đảng, Nhà nước ở TPHCM và là điểm dừng cuối cùng của giải đua Cúp Truyền Hình HTV hàng năm.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]
Khuôn viên dinh nhìn từ lầu 4

Dinh được kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế xây dựng trên diện tích 4.500 m², diện tích sử dụng 20.000 m², gồm 3 tầng chính, 2 gác lửng, tầng nền, 2 tầng hầm và 1 sân thượng cho máy bay trực thăng đáp xuống. Hơn 100 căn phòng của Dinh được trang trí theo phong cách khác nhau tùy theo mục đích sử dụng bao gồm các phòng khánh tiết, phòng họp hội đồng nội các, phòng làm việc của Tổng thống và của Phó Tổng thống, phòng trình ủy nhiệm thư, phòng đại yến,... chưa kể các phần khác như hồ sen bán nguyệt hai bên thềm đi vào chánh điện, bao lơn, hành lang...

Dinh cao 26m, tọa lạc trong khuôn viên rộng 12 ha rợp bóng cây. Bên ngoài hàng rào phía trước và phía sau Dinh là 2 công viên cây xanh. Giữa những năm 1960, đây là công trình có quy mô lớn nhất miền Nam và có chi phí xây dựng cao nhất (150.000 lượng vàng). Các hệ thống phụ trợ bên trong Dinh hiện đại: điều hòa không khí, phòng chống cháy, thông tin liên lạc, nhà kho. Tầng hầm chịu được oanh kích của bom lớn và pháo. Mặt tiền của Dinh được trang trí cách điệu các đốt mành trúc phỏng theo phong cách các bức mành tại các ngôi nhà Việt và họa tiết các ngôi chùa cổ tại Việt Nam. Các phòng của Dinh được trang trí nhiều tác phẩm sơn hà cẩm tú, tranh sơn mài, tranh sơn dầu.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên chính thức của công trình này cho đến hiện nay vẫn là Dinh Độc Lập nhưng vẫn có một số cách gọi nhầm lẫn giữa Dinh Độc LậpHội trường Thống Nhất và Dinh Thống Nhất[2].

  • Dinh Độc Lập là tên của một dinh thự (một tòa nhà) được chính quyền Việt Nam Cộng hòa xây dựng từ trước năm 1975 với mục đích làm nơi ở và làm việc của Tổng thống (Phủ Tổng thống) trên nền Dinh Norodom (Phủ Toàn Quyền) cũ. Trong đại chúng thời Việt Nam Cộng hòa, Dinh này cũng còn được gọi là Dinh Tổng thống hoặc Phủ đầu rồng.
  • Hội trường Thống Nhất là tên của cơ quan (tổ chức) quản lý Dinh Độc Lập ngày nay, được thành lập theo Quyết định số 709/QĐ-VPCP ngày 14 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam.
  • Dinh Thống Nhất là một cách gọi sai, vì nhầm lẫn giữa hai thực thể: Dinh Độc Lập (tòa nhà) và Hội trường Thống Nhất (cơ quan quản lý tòa nhà đó). Có thể vì người ta cho rằng sau năm 1975, Dinh Độc Lập đã đổi sang tên mới là Dinh Thống Nhất, nhưng thực tế không tồn tại một văn bản chính thức nào của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về việc đổi tên này.

Một số hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]