Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Hướng dẫn download hình ảnh hoạt động của BVDK và ngành y tế tỉnh Bình Dương còn lưu trên mạng

Hứớng dẫn download ảnh ở Webshots.com :
*Click vào đừờng link đế co album.:
TD vào trang: BoTruong Bo Y Te tham va lam viec 06: http://news.webshots.com/album/554384407aDoivJ
>>>>Click vao: http://news.webshots.com/album/554384407aDoiv  sẽ thấy:
BoTruong Bo Y Te tham va lam viec
bvbinhduong9  & albums
*Chọn góc trên bên phải của trang web , click vào Log in se hien ra:
Member name
Password
*Ðien vao:
Member name: bvbinhduong9
Password :vankhai
>>>> Se hien ra trang web chinh thuc bvbinhduong9
*Chọn ảnh nào mình vừa ý và click vào ảnh đó để có ảnh lớn hơn mới download ảnh này được.
*Click vào Full size (o goc trên bên phải của trang web) >>>> ra ảnh thật to
*Save ảnh to đó bằng save picture as... hoặc copy.
Khai

Chúng tôi cố gắng tập hợp chưa đầy đủ một số hình ảnh trên mạng.
Mời các bạn t2m các ảnh nào vừa ý và download.
BVDK Tinh BÌNH DƯƠNG :

BoTruong Bo Y Te tham va lam viec 06:  http://news.webshots.com/album/554384407aDoivJ
GSLeNgocTrong 05:  http://family.webshots.com/album/421613291lejATW
BVXS 06 :  http://family.webshots.com/album/546372883KBpLeO
TU,HDND,UBND 06:  http://good-times.webshots.com/album/553746927JSGunl
Doan TU,HDND,UBND,UBMTTQ den tham ngay 14/02/07:  http://good-times.webshots.com/album/557637268VONKan
NCKH 05:  http://family.webshots.com/album/457829778bnvUJJ
Hoi nghi Nghien cuu KHKT nganh Y te Binh Duong lan thu VI 06:  http://good-times.webshots.com/album/554757717KHemKs
Sinh hoat KH ve Tim mach ngay 25/07/07:  http://goodtimes.webshots.com/album/560024636CQbBZE
Hop Tuyen&HNKH DieuDuong 05:  http://family.webshots.com/album/461079056UdjIoa
Tap huan Truyen mau 05:   http://family.webshots.com/album/460651695mUarCa
Tap huan AT Truyenmau 06: http://news.webshots.com/album/554332468nrbtuH
Tap huan ECG 06: http://news.webshots.com/album/554452024yinhPn
Tap huan KTBV 06: http://good-times.webshots.com/album/554633923zRvbaV?start=0
Taphuan ve SOT RET06: http://good-times.webshots.com/album/556289883EzBpDu
Taphuan SXH 05: http://family.webshots.com/album/487878195ugmbeU
Taphuan H5N1 05: http://family.webshots.com/album/514531148pfeSjt
Hoi thao ghep mo 06: http://family.webshots.com/album/547442434QYbzJq
Hoi thao Gay Me 05: http://family.webshots.com/album/514549603xKWLIc
Hoi thao Ban tay 06: http://family.webshots.com/album/548694772DviOkS
Hoi thao NamHoc 06: http://good-times.webshots.com/album/555326474nhIZbj
Hoinghi Sangtao 06: http://family.webshots.com/album/363629396vAuoPb
HOITHI SANGTAO KHKT 07: http://good-times.webshots.com/album/558345054SATKZD
HoiNghi KhoaHoc BenhPhoi toanquoc lan II 07: http://good-times.webshots.com/album/561110866ZorXUC
BVBHTE 04: http://outdoors.webshots.com/album/171806706WzdJsU
Hop mat CLB Giamdoc 06: http://good-times.webshots.com/album/556152693UoxuJd
Hoi Nghi BVSXTD 04: http://outdoors.webshots.com/album/146942811nZnnMz
BVXS Hanoi 06: http://family.webshots.com/album/546372883KBpLeO
Hoinghi CUNG CAP MAU BV 2007: http://good-times.webshots.com/album/556565960NDMRlQ
HIEN MAU Nhan dao 05:http://family.webshots.com/album/342628936dPLjVw
HIEN MAU Tinh nguyen 07/04/06: http://family.webshots.com/album/549246362sYnfed
HIEN MAU TinhNguyen 2007:http://good-times.webshots.com/album/558528220WTCxhJ
Hoinghi Rut Kinh nghiem Dieutri SXH 07: http://good-times.webshots.com/album/558639928iWKPlT
Hoi thi DD 05: http://family.webshots.com/album/344746466NppgWL
Hoi thi DD 06: http://good-times.webshots.com/album/554134875aTgjTP
Hoi thi DD-NHS gioi/BVDK Tinh nam 2007: http://goodtimes.webshots.com/album/558807567TWPJkY
Hoithi Cam Hoa 06: http://family.webshots.com/album/548877943eaPePS
QuocTePN 06: http://good-times.webshots.com/album/554975701waNmWR
TK CT Tuyen 05: http://family.webshots.com/album/531627514erGtOG
CT Tuyen 06: http://family.webshots.com/album/546684608tLZzHT
http://family.webshots.com/album/547240646WXzFkv
http://family.webshots.com/album/547256203caWVkP
http://family.webshots.com/album/547579726MtnWZf
http://family.webshots.com/album/547579736AgWaAX
http://family.webshots.com/album/547580083reJzFZ
http://family.webshots.com/album/549247298ZQCuaq
http://family.webshots.com/album/549476699HwYaSm
http://family.webshots.com/album/549476701Hybijh
http://family.webshots.com/album/552649942gjZdbr
http://family.webshots.com/album/552654001edLCAN
http://family.webshots.com/album/552739613dwGPma
Soket CT Tuyen 06: http://family.webshots.com/album/549481159adRWGk
http://good-times.webshots.com/album/554132752saGNQu
CT tuyen 07: http://good-times.webshots.com/album/560284067wRmwiR
Qua tai BV 06: http://good-times.webshots.com/album/554911333ZXetqI
Khoa PTGMHS 05 http://family.webshots.com/album/514569286qKLOsU
http://family.webshots.com/album/548333432QoRZvQ
http://family.webshots.com/album/549159722zDNjrn
http://family.webshots.com/album/549499295TTVipU
http://good-times.webshots.com/album/555322852YOmNJV
http://good-times.webshots.com/album/558200117PLbMGg
http://outdoors.webshots.com/album/147008394Wryrsw
Tai tao ½ mat (P) : http://good-times.webshots.com/album/559037939OzwCqD
Mo duc T3 04: http://family.webshots.com/album/232081547zrXzaY
Mo ducT3 05 : http://family.webshots.com/album/346513967DwrOXG
http://family.webshots.com/album/549481175ucKNMn
Mo duc T3 06: http://entertainment.webshots.com/album/554133639syUetd
Kiemtra BVDKtinh 05: http://family.webshots.com/album/520296340cKSPLV
Doan RHM HANQUOC 04: http://family.webshots.com/album/233383627pAGztC
http://family.webshots.com/album/233383627pAGztC
Doan RHM HQ 05: http://family.webshots.com/album/342898549QaMAOP
Doan RHM Han Quoc 06 http://good-times.webshots.com/album/556003203WaKTfQ
http://good-times.webshots.com/album/556003797LxYfQH
http://good-times.webshots.com/album/556049272uTcxJf
http://good-times.webshots.com/album/556073312YdKvuy
http://good-times.webshots.com/album/556118802GMrTJX
http://good-times.webshots.com/album/556152664xtejCu
http://good-times.webshots.com/album/556151086vcPFpt
Doan RHM HQ 07: http://good-times.webshots.com/album/561537941Bvhyhk
http://good-times.webshots.com/album/561560559RmDuiw
http://good-times.webshots.com/album/561572298oKxCvD
http://good-times.webshots.com/album/561592455MJmPYq
http://good-times.webshots.com/album/561620561shxBzf
http://good-times.webshots.com/album/561626822gHZuGh
Doan RHM HQ 12/08:  http://good-times.webshots.com/album/569073851xVnXXT
Gia dinh O.9 Hung tang TTB: http://family.webshots.com/album/342893069AtHpMV
Doan Anderson Med.Center 07:http://good-times.webshots.com/album/561684003oxJuKS
HangVientro Messer 05: http://family.webshots.com/album/487878211uoejyA
Hoi TruongDoi Thuysi 05: http://family.webshots.com/album/487878234rsCviw
Hang Vientro cua O.CU (USA): http://good-times.webshots.com/album/558385285DVGPRS
http://good-times.webshots.com/album/558397918bqDQPK
Tapdoan Thomson 05 : http://family.webshots.com/album/406687415WWUNgu
ECR 04: http://outdoors.webshots.com/album/158627597PRrKXu
ECR 05: http://family.webshots.com/album/257449867HTumcA
May Pect 05: http://family.webshots.com/album/348293170xlWvts
Tap doan Thomson Sing 05:; http://family.webshots.com/album/352382424nfLrcD
Zirkle CTHNHK 06: http://family.webshots.com/album/547333071ZwLqaA
BSAn 04: http://outdoors.webshots.com/album/173680176SmwItk
World Missions Possible/Binhduong Hosp 06: http://family.webshots.com/album/548124598BBbprH
DaotaoYKhoa SINGAPORE 06: http://family.webshots.com/album/548145557pviNTh
IE Singapore's Healthcare Group 06: http://family.webshots.com/album/549571471SbvJJh
BS Van (Canada): http://good-times.webshots.com/album/558701389vZKGeR
Co Linh :  http://good-times.webshots.com/album/560033058MJGRPI
BS CAROLINE 06: http://family.webshots.com/album/554244652QIZEFR
http://good-times.webshots.com/album/554247310XoBkct
Projet Vietnam 05: http://family.webshots.com/album/495058865otOKnH
06: http://good-times.webshots.com/album/555219755jHcBCK
07: http://good-times.webshots.com/album/558097488JWyvQj
Truong DH BURAPHA Thailan 07: http://good-times.webshots.com/album/558364929PYxkrs
http://good-times.webshots.com/album/558367429qRhFlw
J.F.C (TienTram ) 06: http://good-times.webshots.com/album/556118898djDdtN
Doan PT Mat LIONS CLUB (My) 06: http://good-times.webshots.com/album/556452573ieuhgP
J.F.C. Mission (U.S.A)07 : http://good-times.webshots.com/album/558111328oVuNRJ
http://good-times.webshots.com/album/558116502GbDMFR
http://good-times.webshots.com/album/558146926aEDvph
http://good-times.webshots.com/album/558178364zsMGNp
http://good-times.webshots.com/album/558200519awAfMw
http://good-times.webshots.com/album/558522716gGJvwZ
Doan SYT Domgnai 05: http://family.webshots.com/album/520304420IWawNV
Daihoi Dangbo BVDK 05: http://family.webshots.com/album/406687428CVRUnJ
Daihoi CDCS 05: http://family.webshots.com/album/383388869JDKetg
Daihoi CBCC 05: http://family.webshots.com/album/347185347BxvTqV
Daihoi ChiBo 2 06: http://good-times.webshots.com/album/554454878GOkncy
Daihoi CCB coso BVDK Tinh 06: http://good-times.webshots.com/album/556250776BlIiSl
BV2003: http://outdoors.webshots.com/album/207829729cOUSoh
Khen thuong BVDKTinh 2004: http://family.webshots.com/album/238729895skraEP
Cong tac BV 2004: http://outdoors.webshots.com/album/205463054MeXIoh
TK DUBV 05: http://family.webshots.com/album/530359738wAOExJ
TK HDKH 05: http://family.webshots.com/album/530369961IJtetJ
Hoi Nghi CBVC lay phieu tin nhiem PGD.BVDK Tinh 06: http://good-times.webshots.com/album/554709690NJINZm
Trao QD bo nhiem PGD 06: http://good-times.webshots.com/album/556681216kEeHSl
Hoinghi CBCCVC lay phieu tin nhiem de cu TTND,TTUT 07:
http://community.webshots.com/user/bvbinhduong18
Ngay TTVN : http://family.webshots.com/album/342675768dKGsqM
Ngay TTVN 06: http://family.webshots.com/album/547927953AUZJSo
Ngay TTVN 07: http://good-times.webshots.com/album/557897421lulqwV
Ngay TTVN 08: http://good-times.webshots.com/album/562642787OrvowR
Ketnghia BV4QD4 05: http://family.webshots.com/album/347091033MFWnds
Trung cao 06: http://family.webshots.com/album/549476695pybtRG
So ket 6thang PKCBTCC 07: http://good-times.webshots.com/album/560019875DIydlo
Y phap 06: http://family.webshots.com/album/549476717OsIlEG
HopMat BSCHI 05: http://family.webshots.com/album/413915556EYbWYt
BS An di du hoc 06: http://family.webshots.com/album/547407278OInaia
Chia tay HCQT 06: http://good-times.webshots.com/album/554452029XUgCqR
Hop mat CBCC huu 04: http://family.webshots.com/album/239832495eDeSsI
05: http://family.webshots.com/album/421613315JTbSgm
06: http://news.webshots.com/album/554430937mEdqxI
Ngay Nha Bao 06: http://family.webshots.com/album/554248262AidesP
Chuc Tet BVTW,TP 06: http://family.webshots.com/album/546641044upCahJ
CaMau 05: http://family.webshots.com/album/435226304umQloi
BV115 05 : http://family.webshots.com/album/547027225WIRCCG
BV 115 07: http://good-times.webshots.com/album/558176457qexudj
BVTienGiang 06: http://family.webshots.com/album/546372375VjIZAr
HoiNghiDaiBieuCBCC 05: http://family.webshots.com/album/248416408xFdkIO
So ket 6 thang 05: http://family.webshots.com/album/389440784RgKyBp
So ket 6 thang 06: http://family.webshots.com/album/552670660uOhGFT
Kiemtra BV 04: http://family.webshots.com/album/240418402tUbARj
Kiemtra BV2005: http://family.webshots.com/album/520296340cKSPLV
Kiemtra BV 06: http://good-times.webshots.com/album/554911009yksRFk
Kiemtra cuoinam Boyte 06: http://good-times.webshots.com/album/555644688ZUSaRx
Bo Y te kietra SXH 06: http://family.webshots.com/album/552653083awYdpN
HopMat TAT NIEN 2006: http://good-times.webshots.com/album/557552939uFoupH
Xuan 09: http://good-times.webshots.com/album/569659051IHySYT
Hoi Baotro Tangqua Tet 2008 BVDK Tinh: http://good-times.webshots.com/album/562220549ufnIgb
Tet BNN 06: http://family.webshots.com/album/546686494JDzXHW
Tiep xuc cu tri 05: http://family.webshots.com/album/382683110abxvMS

NGÀNH Y TẾ BÌNH DƯƠNG:

BoTruong Bo Y Te tham va lam viec 06: http://news.webshots.com/album/554384407aDoivJ
Lam viev voi VP dai dien WHO o VN 06: http://news.webshots.com/album/554433865RzPWvP
SYT Darlac 07: http://good-times.webshots.com/album/560687415bKcWwN
TapHuan ThongTu14 : http://good-times.webshots.com/album/558605455GsNhnc
Lop tap huan Truyen thong Giao duc Suc khoe 07:
http://good-times.webshots.com/album/560282135lNXPfC
Tap huan KTBV 06: http://good-times.webshots.com/album/554633923zRvbaV?start=0
Hoi nghi Nghien cuu KHKT nganh Y te Binh Duong lan thu VI 06: http://good-times.webshots.com/album/554757717KHemKs
Hoinghi Sangtao 06: http://family.webshots.com/album/363629396vAuoPb
Soket 6 thang CTMT 05: http://family.webshots.com/album/406698713jBQkjp
So ket 6 thang So yte 05: http://family.webshots.com/album/386394435HsmCjG
So ket 6 thang BenCat 05: http://family.webshots.com/album/393055078HQVJwr
TongKet Nganh YTe BinhDuong 2004:http://family.webshots.com/album/238717821GwGSqJ
Ngay TTVN So y te 06: http://family.webshots.com/album/548047552guXdZI
Kyniem Ngay ThayThuocVN 27/02/07: http://good-times.webshots.com/album/557854459UNsGnk
Ngay TTVN 08: http://good-times.webshots.com/album/562623962uwVyxY
Ngay TTVN ,27/02/2009: http://news.webshots.com/album/570293498ExMCLl
Ngay TTVN Huyen THUAN AN 07: http://good-times.webshots.com/album/557893452GnAsmo
Ngay TTVN huyen TAN UYEN 08:http://good-times.webshots.com/album/562631920QhlYjZ
TK Xoa mu : http://family.webshots.com/album/237134478WePQti
So ket 6 thang 07 PKCBTCC: http://good-times.webshots.com/album/560019875DIydlo
SoKet 1 nam Yte Huyen Thi 06: http://good-times.webshots.com/album/556005862PapxDT
De an Nang Cap BVDK Huyen 07: http://good-times.webshots.com/album/558714200QBfdUR
Xa chuan QG HIEP AN,TDM 07: http://good-times.webshots.com/album/558803000LLggzR
QD Bonhiem moi/SYT?03/06: http://family.webshots.com/album/548325869PbYEJB
BanBVSKTU lam viec.06: http://family.webshots.com/album/548162403bCKQrb
Trung cao 06: http://family.webshots.com/album/549476695pybtRG
Soket CBTCC 06: http://family.webshots.com/album/552649155WROXfr
Tongket Ban BVSKCB 2006:http://good-times.webshots.com/album/557108085MJnyvH
LePhatDong VESINHANTOANTHUCPHAM 06:
http://family.webshots.com/album/549480957GqEFHb
Le DongTho BV HanhPhuc 06: http://good-times.webshots.com/album/556069500uDiTuI
SYT tiep khach 06: http://good-times.webshots.com/album/557060723qLkXNv
VP SYT chuc Tet 06: http://family.webshots.com/album/546960003vhPhbo
Giai VIET GIA nganh y te Binh Duong,29/04/09:
http://picasaweb.google.com/bskhai/GiaiVIETGIANganhYTeBinhDuong290409?authkey=Gv1sRgCKDupJGQt7_JyAE#
SKSS 04: http://outdoors.webshots.com/album/199203890FkaoCe
CT SDD 05: http://family.webshots.com/album/255975148eWHMRu
TongketSUYDINHDUONG 06: http://family.webshots.com/album/548145407YZaPXE
HIEN MAU Tinh nguyen 07/04/06: http://family.webshots.com/album/549246362sYnfed
Mittinh Ngay Hienmau TinhNguyen 2007:
http://good-times.webshots.com/album/558528220WTCxhJ
Kiemtra BVDKtinh 05: http://family.webshots.com/album/520296340cKSPLV
BVXS Hanoi 06: http://family.webshots.com/album/546372883KBpLeO
Chuc tet 06: http://family.webshots.com/album/546641044upCahJ
Tet BNN 06: http://family.webshots.com/album/546686494JDzXHW
Tham tang qua TET nguoibenh BVDK Tinh,13/01/09:
http://good-times.webshots.com/album/569623540gaBMgn
Le Trao tang 100 gioung benh do Cong ty SUN STEEL vien tro 07:
http://good-times.webshots.com/album/561725546JLsuoR
VIE BinhDuong 05: http://family.webshots.com/album/530977878HMEZgJ
Xoa mu: http://family.webshots.com/album/237134478WePQti
Mo ducT3 BenCat 05: http://family.webshots.com/album/393089584TTTlMj
Mo duc T3 BVDKT 05: http://family.webshots.com/album/346513967DwrOXG
PTTT Duc T3 ,Thuan An,25/05/08: http://good-times.webshots.com/album/563580463wnQjHD?start=0
Dot PT MAT duc TTT tu thien ,thang 6/09:
http://picasaweb.google.com/bskhai/DotPTMATDucTTTTuThienThang609#
Kham benhTu thien LongTan,Ben Cat,17/05/08:
http://good-times.webshots.com/album/563450014xTMofO
Kham benhTu thien AnTay,Ben Cat,17/05/08L
http://good-times.webshots.com/album/563452863mtcrJm
PTTT Duc T3 ,TDM,08/05/08;
http://good-times.webshots.com/album/563344238whNJsa
KhamTu thien TanPhuocKhanh 03/05/08;
http://good-times.webshots.com/album/563287768ucOcid
KhamTuthien PhuChanh 03/05/08:
http://good-times.webshots.com/album/563287222wgvhQa
Kham benh cap phat thuoc mien phi tai Tan Hiep,PhuGiao 19/04/08:
http://good-times.webshots.com/album/563145847UZTofp
Kham benh cap phat thuoc mien phi tai AnLinh,PhuGiao 19/04/08:
http://good-times.webshots.com/album/563146607PLiUDU
HopMat Kynem 19 nam PL NguoiTanTat 18/04:
http://good-times.webshots.com/album/563125398bdWSGC
Hoi Baotro tangqua Tet 2008 Benhvien PHCN:
http://good-times.webshots.com/album/562210433uVtjNR
Khambenh nhan ngay TBLS ,ChanhMy,TDM,10/08/08:
http://good-times.webshots.com/album/565286941VFOVOy
Khambenh nhan ngay TBLS ,AnDien,BenCat,12/07/08:
http://good-times.webshots.com/album/564079118zAoiKX
Khambenh nhan ngay TBLS ,DinhHiep 12/07/08:
http://good-times.webshots.com/album/564080512RGBeVw

Khambenh nhan ngay TBLS/08,ThuongTan,TanUyen,05/07/08:
http://good-times.webshots.com/album/564001920HQwocZ
Khambenh nhan ngay TBLS/08 ,PhuocHoa:
http://good-times.webshots.com/album/564001114viAdVy
Tang qua Trung Thu: http://picasaweb.google.com/bskhai/TangQuaTrungThu#
Kham benh cap phat thuoc mien phi,Binh chuan,Thuan an,19/09/09: http://picasaweb.google.com/bskhai/KhamBenhCapPhatThuocMienPhiBinhChuanThuanAn190909#
Kham benh cap phat thuoc mien phi,Tan Phuoc Khanh.Tan Uyen,19/09/09:
http://picasaweb.google.com/bskhai/KhamBenhCapPhatThuocMienPhiTanPhuocKhanhTanUyen190909#
Doan VMC (USA) 09:
http://picasaweb.google.com/bskhai.1/DoanVMCThamTraiNuoiTreMoCoiBinhDuong290709#
http://picasaweb.google.com/bskhai.1/DoanVMCKhamBenhTrungTamNuoiDuongNguoiGiaAnSonThuanAnBinhDuong290709#
http://picasaweb.google.com/bskhai.1/DoanVMCKhamBenhNguoiNgheoBinhAnPhuGiaoBinhDuong28709#
http://picasaweb.google.com/bskhai.1/DoanVMCKhamBenhNguoiNgheoThanhAnDauTiengBinhDuong27709#
Kham benh tang qua...Dot Hang Viet ve nong thon,Binh duong,10/10/09:
http://picasaweb.google.com/bskhai.2/KhamBenhTangQuaDotHangVietVeNongThonBinhDuong101009#
BVPHCN-TPHCM Kham benh cap thuoc mien phi ,Binh Duong 14/04/09:
http://picasaweb.google.com/bskhai/BVPHCNTPHCMKhamBenhCapThuocMienPhiBinhDuong140409#
Tang qua 09: http://good-times.webshots.com/album/569628173unKliB
Tham tang qua TET nguoibenh BVDK Tinh,13/01/09:
TTQLBXH 09: http://good-times.webshots.com/album/569718552TFRNrN



KHAI

Đừng làm quan, hãy xa lánh công danh lợi lộc.

“Thư để lại” của một quan tham sắp bị tử hình ở Trung Quốc


Dương Danh Dy giới thiệu

Văn Cường nguyên Giám đốc Sở Tư pháp, nguyên Phó Giám đốc Sở Công an thành phố Trùng Khánh do phạm tội tham ô(nhận hối lộ hơn 12 triệu NDT, không thuyết minh được số tài sản trị giá hơn 10 triệu NDT..) hủ hóa, bao che cho bọn mafia.. đã bị toà án thành phố này tuyên án tử hình ngày 7/7/2010. Trước khi chết hắn đã để lại bức thư, xin lược dịch giới thiệu.

“Ta sống không nổi mấy ngày nữa đâu. Ta không ngờ lại bị phán tử hình, nhưng đã đến bước đó thì kháng cáo lên trên cũng chẳng có kết quả gì. Ta đây, cả cuộc đời làm công an, đã xử rất nhiều vụ án lớn, đã giết rất nhiều người, trước đây đã từng lo rằng sẽ có một ngày sẽ chết trong tay người nhà một số kẻ bị mình xử tử hình, không ngờ cuối cùng lại bị chết trong tay người của mình…Thế nhưng, ta đã nghĩ ra, những sự việc mà ta tham dự và biết được quá nhiều, nếu ta không chết sẽ có rất nhiều kẻ ăn không ngon ngủ không yên. Không giết ta, hậu hoạn lớn vô cùng, ta chết sẽ có lợi cho bọn chúng…Vì vậy có mấy câu muốn nói rõ trước khi đi xa.

Văn Cường (người ngồi bên trái) trả lời phỏng vấn trước giờ thi hành án tử hình hôm 7/7.

Nói ta tham ô bao nhiêu tiền, chơi bao nhiêu con gái. Ta không phủ nhận điều đó.Nhưng điều ta muốn nói là, điều đó đáng trách ta nhưng cũng không đáng trách ta, tất nhiên trách nhiệm của ta là lớn hơn. Bất kể là ai nếu đặt vào vị trí của ta đều sẽ tham ô nhiều như vậy, chơi gái nhiều như vậy, thậm chí còn nhiều hơn. Có một số nữ học sinh, ta không chơi thì người khác cũng sẽ chơi. Nói Văn Cường ta đây cưỡng hiếp, ta mà lại phải cưỡng hiếp à?…Ai chẳng biết cán bộ hiện nay nếu không tham ô, không háo sắc thì ai dám tin, dám trọng dụng anh? Dù anh làm việc có tốt đi nữa cũng chẳng có ích gì! Loại cán bộ giống như ta, trong cả nước nếu không nói là mấy triệu thì chí ít cũng phải tới mấy chục vạn người. Chỉ bêu xấu rồi giết một mình Văn Cường, thì giải quyết được cái gì?

Điều ta muốn nói nữa là, con đường ta đi từ một anh cảnh sát nhỏ bé tại huyện Ba rồi lên tới chức Phó Giám đốc Sở Công an một thành phố trực thuộc trung ương, không phải là chỉ bằng con đường tham ô… Đối với ta trước tiên là công việc sau mới đến tham ô… Ai cho ta cái quyền muốn làm gì thì làm ở Trùng Khánh? Nhiều người biết rõ một số việc ta đã làm nhưng lại giả bộ là không biết? Đã không muốn để ta sống thì ta sẽ nói hết mọi điều ra: ta tham không chỉ có số tiền đến thế! Vậy số còn lại đi đâu? Tất nhiên là đến nhà người ta, có việc ta nhờ người làm, có một số việc tự ta làm. Nhờ người khác làm không có tiền có được không? Những người lấy tiền của ta cũng như những người đưa tiền cho ta hiện nay đang hướng dẫn quần chúng tham quan những trưng bầy chứng tích tham ô của ta. Ta không phủ nhận tính chân thực của các chứng tích đó, nhưng nếu các người tới nhà những kẻ đó xem xét sẽ thấy chút quà bẩn thỉu mà ta nhận thật đáng thương.

Văn Cường ta cũng là người có học… Trước đây ở Trung Quốc, đã có rất nhiều người vỗ tay khen ngợi việc chặt đầu bọn tham nhũng. Thế nhưng sau những cái vỗ tay khoái chí đó mọi việc vẫn như cũ. Mấy trăm năm qua Trung Quốc có thay đổi không? Ta thấy chẳng thay đổi gì cả. Giết ta chẳng qua là bịt được mồm một mình ta, nhưng liệu có bịt được nguồn gốc hủ bại không? Hôm qua trên đường phố Trùng Khánh có rất nhiều người đốt pháo. Ta không biết ba năm sau liệu bọn họ lại có phải đốt pháo nữa hay không? Sợ rằng đến lúc đó những người đã bán đứng ta sẽ lại ca ngợi ta và dân chúng không rõ chân tướng lúc này sẽ thấy Văn Cường cũng có chỗ tốt đấy chứ. Khi ta làm Phó Giám đốc công an Trùng Khánh tỷ lệ phạm tội có cao nhưng so với mấy thành phố lớn khác, Trùng Khánh tốt hơn nhiều…
… Biến ta thành người như thế này là do chính xã hội, chính chế độ này. Ta nói như vậy không phải là muốn đẩy hết trách nhiệm cho người khác. Nếu như năm đó ta không rời huyện Ba, yên tâm làm một anh cảnh sát bình thường ở đó thì hôm nay ta không phải như thế này.Tham công danh lợi lộc là sai lầm lớn nhất đời ta. Sau khi ta chết con cháu không lấy họ Văn nữa mà đổi thành họ khác, và con cháu các đời từ nay trở đi đừng theo nghiệp chính quyền, đừng làm quan, hãy xa lánh công danh lợi lộc.

Bình thường, bình yên mới là phúc.”



Dương Danh Dy(gt).Theo: Văn Hóa Nghệ An Tiêu đề của quê choa

Hành phương Nam thơ Nguyễn Bính

Đôi ta lưu lạc phương Nam này,
Trải mấy mùa qua én nhạn bay.
Xuân đến khắp trời hoa rượu nở;
Riêng ta với ngươi buồn vậy thay.

Lòng đắng sá gì muôn hớp rượu,
Mà không uống cạn mà không say ?
Lời thề buổi ấy cầu Tư Mã[1],
Mà áo khinh cừu[2] không ai may.


Người giam chí lớn vòng cơm áo,
Ta trói chân vào nợ nước mây.
Ai biết thương nhau từ buổi trước,
Bây giờ gặp nhau trong phút giây.

Nợ tình chưa trả tròn một món,
Sòng đời thua đến trắng hai tay.
Quê nhà xa lắc xa lơ đó,
Ngoảnh lại tha hồ mây trắng bay.


Tâm giao mấy kẻ thì phương Bắc,
Ly tán vì cơn gió bụi này.
Ngươi đi buồn lắm mà không khóc,
Mà vẫn cười qua chén rượu đầy.


Vẫn dám tiêu hoang cho đến hết,
Ngày mai ra sao rồi hãy hay.
Ngày mai sáng lạn màu non nước,
Cốt nhất làm sao tự buổi nay.


Rẫy ruồng châu ngọc thù son phấn,
Mắt đỏ lên rồi cứ chết ngay.
Hỡi ơi! Nhiếp Chính[3] mà băm mặt,
Giữa chợ ai người khóc nhận thây.


Kinh Kha[4] giữa chợ sầu nghiêng chén,
Ai kẻ dâng vàng kẻ biếu tay?
Mơ gì ấp Tiết thiêu văn tự[5],
Giày cỏ, gươm cùn ta đi đây.


Ta đi nhưng biết về đâu chứ ?
Đã dấy phong yên lộng bốn trời.
Thà cứ ở đây ngồi giữa chợ,
Uống say mà gọi thế nhân ơi!


Thế nhân mắt trắng như ngân nhũ.
Ta với nhà ngươi cả tiếng cười.
Dằn chén hất cao đầu cỏ dại,
Hát rằng phương Nam ta với ngươi.

Ngươi ơi! Ngươi ơi! Hề ngươi ơi!
Ngươi ơi! Ngươi ơi! Hề ngươi ơi!
Ngươi sang bên ấy sao mà lạnh,
Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi.

Chú thích
1.Tư Mã Tương Như nhà Hán rời Thành Đô vào kinh đô Lạc Dương, khi đi qua cầu Thăng Tiên đã đề lên thành cầu rằng: “Bất thừa cao xa tứ mã, bất phục quá thử kiều” (Không cưỡi xe cao bốn ngựa, không qua lại cầu này). Cây cầu đó được người sau gọi là cầu Tư Mã. ^
2.Khi Tương Như thành danh, được Lương vương trọng vọng, ban cho quan tước, còn tặng một chiếc áo cừu túc sương. Khi Lương vương mất, Tương Như về quê, gặp Trác Văn Quân là con gái một tay cự phú trong vùng, hai người cùng nhau trốn đi. Tương Như nghèo khó, bèn đem cầm chiếc áo cừu lấy rượu cùng Văn Quân đối ẩm. Sau hai người mở quán nấu rượu, vợ nhóm lò nấu rượu, chồng rửa chén bát. ^
3.Một người anh hùng ẩn thân đời Chiến Quốc. Có người biết chàng, tìm đến xin chàng trả hộ mối thù với Hiệp Lũy, tướng quốc nước Hàn, phi anh hùng không ai làm nổi. Người đó cung phụng mẹ già của Nhiếp Chính rất tử tế như con cái trong nhà, đến lúc chết lại lo ma chay phận sự. Cảm cái ơn đó, lại không còn vướng bận, Nhiếp Chính đến nước Hàn, vào phủ tướng quốc giữa thiên binh vạn mã, đâm chết Hiệp Luỹ, chống cự với ba quân rồi rạch nát mặt, tự vẫn mà chết. Vua nước Hàn đem thây chàng ra giữa chợ trao giải cho ai tìm được tung tích. Chị gái Nhiếp Chính đã đi lấy chồng, nghe tin tìm đến ôm xác em mình khóc thảm thiết, rồi nói với những người xung quanh đại ý rằng: Em tôi là Nhiếp Chính, vì sợ liên luỵ đến tôi và người ơn của nó nên mới phải rạch mặt để không nhận ra mà chết thế này, nay tôi lại tiếc thân để người đời không ai biết đến nó thì còn mặt mũi nào nữa. Nói rồi cũng tự vẫn chết bên xác em. Nhờ đó, tên tuổi của Nhiếp Chính mới lưu danh sử sách như một anh hùng. Chị của Nhiếp Chính cũng là một nữ nhân anh liệt. ^
4.Kiếm khách thời Chiến Quốc, được thái tử Đan của nước Yên thuê hành thích Tần Thủy Hoàng. Khi tiễn biệt nhau qua sông vào đất giặc, Kinh Kha ngậm ngùi ngâm lên:
Gió đìu hiu chừ sông Dịch lạnh ghê
Tráng sĩ một đi chừ không bao giờ về.
Việc hành thích bất thành, Kinh Kha bị thủ hạ của Tần Thủy Hoàng giết chết. ^
5.Phùng Hoan, môn khách của Mạnh Thường Quân lãnh nhiệm vụ đi đòi nợ, khi đến ấp Tiết gọi các con nợ lại và tuyên bố đốt hết văn tự nợ. Sau về nói với Mạnh Thường Quân là đã lấy tiền nợ ấy mua “Đức” hết rồi! Sau Mạnh Thường Quân bị vua Tề phế, khi đi ngang qua ấp Tiết thì toàn dân ra đón linh đình, nhờ thế được vua Tề thu dụng lại. ^

35 NĂM & CÒN BAO LÂU NỮA ?

35 năm- Một quãng thời quá dài. Không thiếu đất nước, dân tộc trên thế gian này cùng cảnh ngộ, cũng chiến tranh, cắt chia, hi sinh mất mát, cũng… hận thù! Nhưng họ bỏ qua, xóa nhòa để dang tay kéo ôm nhau được. Còn chúng ta? Hình như đây là điểm yếu nhất của người Việt, của dân tộc Việt?

Tối qua, VTV đưa tin I- Rắc tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa những bà mẹ có con hi sinh trên chiến trường I- Rắc. Không ít bà mẹ Mỹ cũng đã bay hơn nửa vòng trái đất đến mảnh đất vẫn còn đầy thuốc súng mà con họ đã nằm xuống. Những bà mẹ không cùng màu da chủng tộc, nhưng cùng một nỗi đau mất con.

Những bà mẹ ấy cùng khóc và cùng ôm lấy nhau. Nước mắt, nỗi đau như không còn phân biệt, cách ngăn bởi những bất đồng ngôn ngữ, cũng như sự hận thù của những đứa con từng chĩa súng vào nhau trên hai đầu chiến tuyến.

Năm ngoái, những bà mẹ như thế cũng đã gặp nhau một lần trên đất Mỹ.

Họ gặp được nhau chỉ sau 7 năm kết thúc cuộc chiến.

Xem xong, không ngủ được, thức viết những dòng này.

Cuộc chiến trên đất Việt, cũng với người Mỹ, kết thúc hơn 35 năm rồi, vẫn chưa thể có được một cơ hội nào cho những bà mẹ hai phía ngồi lại với nhau. Thi thoảng, cũng đã có vài cuộc tìm đến, nhưng đó chỉ là những sự trở về đơn lẻ không có chút sơn phết nào của màu sắc quốc gia.

Ừ, có thể cái quãng cách giữa hai màu da, chủng tộc còn quá xa. Nhưng còn với những bà mẹ cùng giống nòi, cũng những mẹ Việt của những đứa con Việt cùng màu da tiếng nói?

Mà không chỉ câu chuyện… nước mắt, vòng tay của những bà mẹ Việt. Nhiều lần rồi tôi cứ thầm nghĩ: Tại sao chính phủ không dám và không gọi mời được tất tật những tổ chức chống đối của người Việt ở hải ngoại về nước, tổ chức đối thoại đàng hoàng, sòng phẳng với nhau để nghe xem vì sao người ta chống đối, họ chống đối, họ đòi hỏi cái gì? Biết đâu qua đó mà người ta vỡ lẽ ra, bắt tay ôm nhau được ?

Làm được điều này, nó vĩ đại hơn cả những... chiến thắng vĩ đại!

35 năm- Một quãng thời quá dài. Dịp 30- 4 rồi, tôi có viết mấy dòng này: Tại sao cứ đến dịp là lại đào xới thêm, sao không đóng lại để chìa bàn tay ra với nhau? Không thiếu đất nước, dân tộc trên thế gian này cùng cảnh ngộ như ta, cũng chiến tranh, cũng cắt chia, cũng hi sinh mất mát, cũng… hận thù! Nhưng họ bỏ qua, xóa nhòa để dang tay kéo ôm nhau được. Còn chúng ta?

Hình như đây là điểm yếu nhất của người Việt, của dân tộc Việt?

Và thêm một lần nữa, lại muốn trích lại mấy câu thơ đọc nhói lòng của chị Thanh Chung, một phụ nữ Việt hiện đang làm việc cho Quĩ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tại New York:

Sẽ cần thêm bao nhiêu thời gian

Để Ba mươi tháng tư thôi là ngày “Quốc hận”?

Sẽ cần thêm bao nhiêu tháng năm

Để “Quốc giỗ” cho những người tử trận

Không phân biệt thắng - thua, được - mất.

Trackback URL:  http://www.vnweblogs.com/trackback.php?id=258719

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Đà Lạt Du Ký

Tác Giả : Phó Đức Mẫn 

Một Tài Liệu rất thú vị về Thành Phố Sương Mù,

xin BẤM VÀO ĐÂY
hoặc: http://www.dalatdauyeu.org/index.php?option=com_content&view=article&id=245:a-lt-du-ky-&catid=44:phim&Itemid=99

Tâm sự tuổi già

Chu Dung Cơ, Nguyên thủ tướng nước CHND Trung Hoa

Trần Nhuận Minh - Bốn Mùa - NXB Văn học
 
Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chi có hiểu đời mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày

Hạnh phúc do mình tạo ra, vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc và vui sướng là cảm giác và cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì.
Đừng coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thây nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần bạn giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khoẻ và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền, biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm cho tôi tớ cho nó.

"Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú".
Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với "ông sư khổ hạnh", hãy làm "con chim bay lượn". Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa cuộc sống của tuổi già.
Tiền bạc rồi sẽ là của con, địa vị là tạm thời,vẻ vang là quá khứ, sức khoẻ là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn. con yêu cha mẹ là có hạn
Con ốm cha mẹ buồn lo; Cha mẹ ốm con nhòm một cái, hỏi vài câu là thấy đủ rồi
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ
Nhà cha mẹ là nhà của con; nhà con không phải nhà cha mẹ
Khác nhau thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp

Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.
Ốm đau trông cậy vào ai? Trông cậy vào con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta cũng yếu, có khi lo bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.
Cái được người ta chẳng để ý; Cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phức trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao.
Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sông và thưởng thức cuộc sống; Trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (Tỷ thượng bất túc, tỷ hạ hữu dư) biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui

Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui
Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hổ người ta cũng nghỉ cả rồi, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vi thanh cao.
Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thê nào cho vui thì sống, việc gì muốn làm, thích làm thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống để người khác thích hay không thích, nên sống thật với mình.
Sống trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.
Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già.

Sống phải hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; Quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; Quá ồn ào thì khó chịu... Mọi thứ đều nên "vừa phải"
Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn, tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống
Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thêm ngủ mới ngủ, ôm mới khám chữa bệnh…đều là muộn.

Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tuỳ thuộc vào cách tư duy, tư duy hưởng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hưởng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống vả sự tự tin, cuộc sống có hương có vị; Tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Chơi lả một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi yêu thích nhất,trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm lý và sinh lý người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khoẻ mạnh: đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khoẻ mạnh và đạo đức khoẻ mạnh. Tâm lý khoẻ mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao tiếp; Đạo đức khoẻ mạnh là có tình yêu thương, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu. Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình. Đó là cuộc sống lành mạnh.
Cuộc sống tuổi già nên đa tầng, đa nguyên, nhiều màu sắc. Có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xoa tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thuốc giỏi nhất, quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.
Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ lại chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sư nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ờ sân ga cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta lại muốn tim 1ại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ,cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trẻ,có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.
Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi được tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đạt cho mình một dấu chấm hết thật tròn.

Nguồn: Trần Nhuận Minh - Bốn Mùa - NXB Văn học



Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Mười tật xấu của người Việt

Mai Văn Khách

Tôi là một trong những người Việt xấu xí, do hoàn cảnh đưa đẩy nên cũng đi một số nước châu Âu, châu Á… Tựu trung theo tôi những tật xấu của người Việt đó là:

1- Hay ồn ào nơi công cộng, chưa có ý thức tôn trọng người khác. Gặp nhau trên xe buýt, trên tàu, nhà ga… thường nói oang oang coi như không có ai. Vào quán nhậu thì "một, hai, ba… dô!…". Vui đấy nhưng ảnh hưởng người khác. "Sáng tạo" đổi "bô" xe máy, đổi còi xe để tiếng nổ quái dị hơn. Hay làm ầm ĩ nơi cầu thang, nói chuyện tiếng to như cãi vã, nên mặt và cổ nổi đầy gân guốc…

2- Không có phong thái lịch sự khi giao tiếp, điệu bộ cử chỉ "quê mùa". Khi nói chuyện thường không nhìn thẳng nên có cảm giác như muốn che giấu điều gì đó. Khi bắt tay quan trên hoặc người quan trọng thì cúi lưng rồi làm động tác "lật đật" (dân Nhật hoặc dân Thái thì lại khác).
Chưa được mời đã sỗ sàng ngồi chễm chệ nên thường ngồi sai vị trí theo ý muốn của gia chủ. Khi ngồi còn co chân lên ghế. Hay cười thì tốt nhưng nhiều khi cười rất vô duyên. Đa số không biết nện gót giầy, mặt ngẩng cao, sải bước dài. Tay lại hay vẩy tứ tung nên trông rất lận đận, ngay cả các người mẫu.

3- Không kiềm chế tốt nên hơi cãi vã là có thể dẫn đến đánh nhau, có khi còn rút cả dao ra đâm chém nhau trong khi vấn đề chẳng có gì nghiêm trọng.

Đặc biệt người Việt hay sĩ diện hão (nhà chẳng có gì, thậm chí không có bộ bàn ghế, cốc chén ra hồn để tiếp khách, nhưng lại dốc hết tiền mua xe máy đẹp, điện thoại đẹp để khoe mẽ).
Ngay ở một số thành phố lớn, nhiều người phương tiện sinh hoạt lạc hậu nhưng ra ngoài lại rất "oách". Điệu bộ cử chỉ lời nói, hành động mâu thuẫn với hình thức.

4- Lúng túng, không tự nhiên trong ứng xử, nhất là các tình huống bất ngờ (khác với sự chuẩn bị). Rất ít người có tài hùng biện mà đa số phải giở giấy viết sẵn ra đọc, ngay cả đọc cũng vấp váp liên tục.

5- Bừa bãi, bạ đâu vứt đó mà ít tuân thủ nguyên tắc, quy định của cộng đồng. Như ăn chuối, ăn kẹo, kem, kẹo cao su… tiện tay vứt xuống đường. Tham gia giao thông thì mạnh ai nấy chạy, coi mặt đường như của riêng mình. Khi không có cảnh sát, sẵn sàng bất chấp. Sai thì cố cãi bằng được, không được thì xin xỏ, không xin xỏ được thì giở trò đút lót…

6- Hay cậy thế nhờ vả họ hàng là quan chức, "thấy kẻ sang bắt quàng làm họ". Sẵn sàng đút lót để đạt mục đích, không chú tâm rèn luyện chuyên môn mà tìm mọi cách chạy vòng vo mang tính khôn lỏi. Sẵn sàng chà đạp lên người khác để đạt mục đích nên rất nhiều quan có chức to nhưng bất tài.
Cả xã hội lao vào con đường chạy chọt: Chạy vào trường điểm, thuê thi hộ, chạy vào cơ quan Nhà nước nhiều lộc, chạy quyền chạy chức, chạy dự án, chạy quy hoạch… Người Việt rất khéo trong việc đút lót nên thường đã "đút" là "thành công".

7- Hay nói nước đôi lập lờ nên nhiều khi không biết đâu mà lần. Có nhiều người trong phòng nhưng hai người thì thầm nhỏ to, mắt liếc ngang liếc dọc như đang nói xấu ai đó. Đi đường hay rẽ ngang mặc dù đang thực hiện một việc khác, tệ "buôn dưa lê"cũng từ thói quen này mà ra. Khi nhìn cái gì lạ thường không biết kiểm soát hành động như để mồm há hốc, mắt thô lố…

8- Ưa nịnh, khi bị phê bình hoặc tố cáo thường tấn công lại chính người đã tố cáo phê bình mình mà ít khi tự xem sai lầm ở chỗ nào. Hay tìm cách đổ lỗi, đùn đẩy trách nhiệm… Nhiều nhà văn chẳng có tác phẩm nào gây sự chú ý của độc giả mà chỉ suốt ngày mượn mặt báo để khích bác nhau, lại còn chơi chữ nữa chứ!

9- Thụ động, sức sáng tạo kém khi ra bên ngoài do bị giáo dục một chiều, quen vâng lời. Phải mất một thời gian dài mới hòa nhập được. Có người hồi bé do hồn nhiên trong sáng nên làm thơ hay tuyệt, sau này trưởng thành không biết có phải vì được giáo dục nhiều "tính" quá nên nay viết dở.

10- Thích đủ thứ nhưng không muốn phải mất tiền (cũng do nghèo nên hèn?). Đi nhà hát, xem ca múa nhạc kịch… là để các nghệ sỹ có điều kiện sống và phát triển nghề phục vụ lại công chúng thì đa số thích xem ti vi (miễn phí) ở nhà.
Phần mềm máy tính thì chỉ săn Free, Crack hoặc cùng lắm là "tải về bản dùng thử". Con cái các quan giàu có là thế cũng cố cướp lấy tiêu chuẩn ưu tiên dành cho người nghèo, người giỏi. Ngay cả cựu Bộ trưởng đi học cũng muốn được Free (miễn phí).

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Nhìn lại một chặng đường ...

Kính thưa :
-BS Huỳnh văn Nhị, TUV, Giám dốc Sở Y tế,
-BGĐ, ĐU, BCHCĐCS, Đoàn TN CSHCM,

Thưa:
-Trưởng , Phó các Khoa Phòng,
-Các bạn dồng nghiệp thân mến.

Được phép của BS Giám Đốc Sở Y Tế, cho tôi xin có vài lời tâm sự với anh chị em nhân buổi họp bàn giao chức vụ GĐ BV ngày hôm nay.
Nhìn lại một chặng đường gần 7 năm qua. Tập thể CBCC,NV Bệnh viện Đa khoa Tỉnh có những tiến bộ đã được ghi nhận như sau:

............................................Cuốinăm 2000..........năm 2007
Số giường bệnh kế họach:....................400.................800 (thực kê trên 950)
Phát triển thêm khoa mới:..................................06 khoa
Nhân lực:............................................539.................742
- BS, DS..............................................123.................159
(sau ĐH)............................................(27).................(69)
- ĐD – NHSTH:..................................256.................425
Đào tạo (2001 – 2007):................................93, trong đó:
- Thạc sĩ :..................................05
- CK1 : .....................................47
- CK2 : .....................................10
- Đại học:..................................22
- Tu nghiệp nước ngoài :........09  (Mỹ, Hàn quốc, Đài loan, Thái lan )

Hợp tác Quốc tế thường xuyên với: Hôi Chấn thương hải ngoại Hoa kỳ,  Tổ chức ECR, Project Vietnam, Trung tâm Ung thư Anderson Texas, Đoàn Cleft Lip and Palate Charity operation (GS Min Byong Il, Hàn quốc)
Số lần khám bệnh/năm:...................183.368...........568.000
Số người bệnh ĐT nội trú/năm:........25.990.............60.000
Kinh phí họat dộng/năm:...............19 tỷ đồng........120 tỷ đồng
Thu nhập binh quân/người/tháng:.915.381đồng...2.696.908đồng


Như vậy, BV của chúng ta, từ một BV ban đẩu 400 giường kế hoạch đã phát triển lên 800 giường, nhưng thực kê phải trên 950 giường. Khối lượng công việc điều trị bệnh nội ngoại trú tăng gấp 2-3 lần, chú trọng đào tạo về chuyên môn, chất lượng ngày càng dược nâng cao, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong điều trị dược áp dụng. Cuộc sống CBCCNV BV có phần dễ thở hơn trước.

Có được những thành tựu trên đây là nhờ :
1. Sự quan tâm đầu tư của TU, HĐND, UBND,UBTTTQVN tỉnh về nhân lực, vật lực, tài lực .
2. Anh chị em, tập thể chúng ta có thay đổi về nhận thức, biết dựa vào quy chế, nội quy của bệnh viện, cùng nhau xây dựng được một đơn vị luôn có tinh thần đoàn kết nội bộ tương đối tốt.
+ Đoàn kết trong từng tổ chức và các tổ chức với nhau (BGĐ, ĐU, CĐCS, Đoàn TNCSHCM).
+ Đoàn kết trong từng khoa, phòng và giữa các khoa, phòng với nhau.
+ Đoàn kết giữa các CBCNVC Bệnh viện, với tinh thần hợp tác, tương trợ giúp đỡ lần nhau.
3. Đó là nhờ công sức của các anh chị em trưởng, phó khoa, phòng. Anh chị em lãnh đạo khoa phòng đã chú trọng dến công tác quản lý, chú ý nâng cao trình độ chuyên môn, chấp hành tốt sự lãnh đạo của BGĐ Bệnh viện, tham mưu tốt cho BGĐ, và cùng nhân viên khoa, phòng mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao.
4. Đó là công sức đóng góp của từng CBCCVCBV. Anh chị em CBCCVCBV đã khắc phục nhiều khó khăn, nhất là khó khăn về đời sống. Dù đồng lương và các chế độ đặc thù chưa tương xứng với công việc giao, nhưng chúng ta vì lương tâm của mình đã hết lòng vì người bệnh mà phục vụ, không kể ngày đêm, không kể những hiểm nguy, đã giành giật từng mạng sống , cứu được nhiều người bệnh trong tình trạng "thập tử nhất sinh", đem lại hàng vạn người bệnh trở về cuộc sống ... bước đầu tạo được niềm tin yêu của các cấp lãnh đạo và nhân dân trong tỉnh.

Nhân dịp này, xin phép BS Nhị cho phép tôi bày tỏ tận đáy lòng mình, lòng biết ơn sâu xa đến :
1.Lãnh đạo tỉnh, cám ơn BS Nhị, Giám đốc Sở y tế, là người lãnh đạo trực tiếp và là người tiền nhiệm của tôi. Với tình đồng nghiệp và tình cảm ưu ái đặc biệt đối với cá nhân tôi, đã hết lòng giúp đỡ tập thể Bệnh viện ,chỉ đạo sát sao, uốn nắn kịp thời những thiếu sót, tháo gỡ nhiều khó khăn vướng mắc của BV, nhờ đó BV mới dược phát triển được như ngày nay.
2. Lòng biết ơn đến từng anh chị em trong BGĐ, ĐU, CĐCS, Đoàn TNCSHCM, không có sự góp công sức của các anh chị em ... tôi không thể nào hoàn thành được nhiệm vụ trên giao.
3. Lòng biết ơn các bạn đồng nghiệp trưởng phó khoa, phòng đã quản lý, động viên toàn thể CBCCVC BV làm việc hết mình vì lòng thương yêu người bệnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều năm giữ vững được danh hiện BV Xuất Sắc Toàn Diện từ năm 2001 đến nay.
4. Nhân đây, nhờ anh chị trưởng phó khoa phòng cho tôi  gửi lời cám ơn của tôi dến tòan thể CBCCVC BV đã cùng chia ngọt xẻ bùi, đã thông cảm nhau và cùng giúp nhau vượt qua nhiều thử thách trong thời gian qua.

Khi ở vị trí lãnh đạo BV, ai cũng mong muốn:
- Có được một bệnh viện hiện đại với trang thiết bị tối tân, được nhiều nhân viên có tài có đức giúp sức, phát triển nhiều chuyên khoa sâu để phục vụ những yêu cầu ngày càng cao của bệnh nhân.
- Làm sao cuộc sống của anh chị em CBCCVC BV có đồng ra, đồng vào để có cuộc sống dễ thở hơn, nhờ đó anh chị em yên tâm hết lòng phục vụ người bệnh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều anh chị em được học hành nâng cao trình độ, kể cả học tập ở nước ngoài, để chuyên môn BV mình không thua kém các BV tỉnh bạn.
- Xây dựng được một tập thể đoàn kết sống và làm việc vì lợi ích tập thể, với tình anh chị em một nhà, thương yêu giúp dỡ lẫn nhau, biết tha thứ cho nhau. Một tập thể không có hận thù, trách móc, kèn cựa lẫn nhau. Một tập thể không vì lợi ích của một cá nhân hay một nhóm người nào.
- Lãnh đạo phải thật sự là một người mẫu mực, phải nghiêm khắc với chính mình. Lãnh đạo phải thương yêu nhân viên như anh em ruột của mình, phải biết lắng nghe... Phải hy sinh quyền lợi cá nhân và dành đầu tư quỷ toàn thời gian của mình cho tập thể, cho đơn vị mình nhiểu nhất. Lãnh đạo, không được né tránh, mà phải dứng ra chịu trách nhiệm về moi mặt họat động của dơn vị mình đối với người bệnh và với cấp trên.

Nhưng "lực bất tòng tâm", hơn nữa, vì năng lực có hạn nên đến nay một số nhiệm vụ đã đề ra cũng chưa hoàn thành như mong muốn, công tác quản lý đơn vị vẫn còn vài sơ hở, chưa đưa mọi mặt hoạt động Bệnh viện ngang tầm phát triển của tỉnh nhà.
Cho tôi có lời xin lỗi và mong sự thông cảm của cấp trên, của BS Nhị và các bạn có mặt trong buổi họp hôm nay.

Kính thưa BS Nhị và các bạn đồng nghiệp thân mến,

Hôm nay, được phép của GĐ Sở và đây là dịp sau cùng cho tôi có lời tâm sự tự đáy lòng mình với BS Nhị và anh chị lãnh đạo BV, lãnh dạo khoa phòng BV ( 1 tuần trước đây nhân dịp sơ kết 9 tháng dầu năm 2007, tôi đã có dịp tâm sự cùng toàn thể CBCCVCBV ).
Một lần nữa xin bày tỏ lòng chân thành biết ơn của tôi đối với BS Nhị, các anh chị em đồng nghiệp và toàn thể CBCCVC Bệnh viện .
Chúc BS Nhị nhiều sức khỏe, dù ở cương vị lãnh đạo nào, xin BS Nhị củng lãnh đạo ngành y tế tỉnh nhà ngày càng phát triển.
Chúc BGĐ, ĐU, BCHCĐCS, Đòan TNCSHCM nhiều sức khỏe, đoàn kết, lãnh đạo BV đạt nhiều thành tích cao hơn.
Chúc sức khỏe anh chị em CBCCVC BV đoàn kết, hết lòng vì người bệnh, phục vụ người bệnh ngày càng tốt hơn.

Xin cám ơn các bạn.

                             Very Old Pictures

Góp nhặt Thăng Long nghìn năm qua hình ảnh

Hình ảnh được trích ra từ trang web: http://nguyentl.free.fr/ , ở phần: Việt Nam - Những hình ảnh xưa

Xin dẫn 5 phần của phim Hà Nội trong mắt ai? của ông Trần Văn Thủy để có cái nhìn về 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
(Theo blog BS HỒ HẢI)









Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2010

Giấy chứng nhận ... Người

Vũ Công Hoan dịch
Úc Thanh (Trung Quốc)

Trên đoàn tàu, cô soát vé hết sức xinh đẹp cứ nhìn chằm chằm vào người đàn ông lớn tuổi áng chừng đi làm thuê, hạch sách: -Vé tàu!

Người đàn ông lớn tuổi lục khắp người từ trên xuống dưới một thôi một hồi, cuối cùng tìm thấy vé, nhưng cứ cầm trong tay không muốn chìa ra.

Cô soát vé liếc nhìn vào tay anh, cười trách móc:

- Đây là vé trẻ em.

Người đàn ông đứng tuổi đỏ bằng mặt, nhỏ nhẹ đáp:

-Vé trẻ em chẳng phải ngang giá vé người tàn tật hay sao?

Giá vé trẻ em và người tàn tật đều bằng một nửa vé, đương nhiên cô soát vé biết. Cô nhìn kỹ người đàn ông một lúc rồi hỏi:

-Anh là người tàn tật?

-Vâng, tôi là người tàn tật.

-Vậy anh cho tôi xem giấy chứng nhận tàn tật.

Người đàn ông tỏ ra căng thẳng. Anh đáp:

-Tôi... không có giấy tờ. Khi mua vé cô bán vé bảo tôi đưa giấy chứng nhận tàn tật, không biết làm thế nào, tôi đã mua vé trẻ em

Cô soát vé cười gằn:

-Không có giấy chứng nhận tàn tật, làm sao chứng minh được anh là người tàn tật?

Người đàn ông đứng tuổi im lặng, khe khẽ tháo giầy, rồi vén ống quần lên - Anh chỉ còn một nửa bàn chân.

Cô soát vé liếc nhìn, bảo:

- Tôi cần xem chừng từ, tức là quyển sổ có in mấy chữ "Giấy chứng nhận tàn tật", có đóng con dấu bằng thép của Hội người tàn tật!

Người đàn ông đứng tuổi có khuôn mặt quả dưa đắng, giải thích:

- Tôi không có hộ khẩu của địa phương, người ta không cấp sổ tàn tật cho tôi. Hơn nữa, tôi làm việc trên công trường của tư nhân. Sau khi xảy ra sự cố ông chủ bỏ chạy, tôi cũng không có tiền đến bệnh viện giám định...

Trưởng tàu nghe tin, đến hỏi tình hình.

Người đàn ông đứng tuổi một lần nữa trình bày với trưởng tàu, mình là người tàn tật, đã mua một chiếc vé có giá trị bằng vé của người tàn tật ...

Trưởng tàu cũng hỏi:

- Giấy chứng nhận tàn tật của anh đâu?

Người đàn ông đứng tuổi trả lời anh không có giấy chứng nhận tàn tật, sau đó anh cho Trưởng tàu xem nửa bàn chân của mình.

Trưởng tàu ngay đến nhìn cũng không thèm nhìn, cứ nhất quyết nói:

- Chúng tôi chỉ xem giấy chứng nhận, không xem người. Có giấy chứng nhận tàn tật chính là người tàn tật, có giấy chứng nhận tàn tật mới được hưởng chế độ ưu đãi vé người tàn tật. Anh mau mau mua vé bổ sung.

Người đứng tuổi bỗng thẫn thờ. Anh lục khắp lượt các túi trên người và hành lý, chỉ có bốn đồng, hoàn toàn không đủ mua vé bổ sung. Anh nhăn nhó và nói với trưởng tàu như khóc:

- Sau khi bàn chân tôi bị máy cán đứt một nửa, không bao giờ còn đi làm được nữa. Không có tiền, ngay đến về quê cũng không về nổi. Nửa vé này cũng do bà con đồng hương góp mỗi người một ít để mua giùm, xin ông mở lượng hải hà, giơ cao đánh khẽ, nương bàn tay cao quý, tha cho tôi.

Trưởng tàu nói kiên quyết:

- Không được.

Thừa dịp, cô soát vé nói với Trưởng tàu:

- Bắt anh ta lên đầu tàu xúc than, coi như làm lao động nghĩa vụ.

Nghĩ một lát, trưởng tàu đồng ý:

- Cũng được.

Một đồng chí lão thành ngồi đối diện với người đàn ông đứng tuổi tỏ ra chướng tai gai mắt, đứng phắt lên nhìn chằm chằm vào mắt vị trưởng tàu, hỏi:

- Anh có phải đàn ông không?

Vị trưởng tàu không hiểu, hỏi lại:

- Chuyện này có liên quan gì đến tôi có là đàn ông hay không?

- Anh hãy trả lời tôi, anh có phải đàn ông hay không?

- Đương nhiên tôi là đàn ông!

- Anh dùng cái gì để chứng minh anh là đàn ông? Anh đưa giấy chứng nhận đàn ông của mình cho mọi người xem xem?

Mọi người chung quanh cười rộ lên.

Thừ người ra một lát, vị truởng tàu nói:

- Một người đàn ông to lớn như tôi đang đứng đây, lẽ nào lại là đàn ông giả?

Đồng chí lão thành lắc lắc đầu, nói:

- Tôi cũng giống anh chị, chỉ xem chứng từ, không xem người, có giấy chứng nhận đàn ông sẽ là đàn ông, không có giấy chứng nhận đàn ông không phải đàn ông.

Vị trưởng tàu tịt ngóp, ngay một lúc không biết ứng phó ra sao.

Cô soát vé đứng ra giải vây cho Trưởng tàu. Cô nói với đồng chí lão thành:

- Tôi không phải đàn ông, có chuyện gì ông cứ nói với tôi.

Đồng chí lão thành chỉ vào mặt chị ta, nói thẳng thừng:

- Cô hoàn toàn không phải người!

- Cô soát vé bỗng nổi cơn tam bành, nói the thé:

- Ông ăn nói sạch sẽ một chút. Tôi không là người thì là gì?

Đồng chí lão thành vẫn bình tĩnh, cười ranh mãnh, ông nói:

Cô là người ư? Cô đưa giấy chứng nhận "người" của cô ra xem nào...

Mọi hành khách chung quanh lại cười ầm lên một lần nữa.

Chỉ có một người không cười.

Theo Úc Thanh (Trung Quốc)

Hai viên gạch xấu xí

Đến miền đất mới, các vị sư phải tự xây dựng mọi thứ. Họ mua đất, gạch, mua dụng cụ và bắt tay vào việc. Một chú tiểu được giao xây một bức tường gạch.

Chú rất tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem viên gạch đã thẳng thớm chưa, hàng gạch có ngay ngắn không. Công việc tiến triển khá chậm vì chú làm rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm phiền lòng bởi vì chú biết mình sắp sửa xây một bức tường tuyệt đẹp đầu tiên trong đời. Cuối cùng, chú cũng hoàn thành công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống.

Khi đứng lui ra xa để ngắm nhìn công trình lao động của mình, chú bỗng cảm thấy có gì đó đập vào mắt: mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường song vẫn có hai viên gạch bị đặt nghiêng. Và điều tồi tệ nhất là hai viên gạch đó nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú. Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi đền, chú tiểu đều dẫn họ đi khắp nơi, trừ đến chỗ bức tường mà chú xây dựng.

Một hôm, có hai nhà sư già đến tham quan ngôi đền. Chú tiểu đã cố lái họ sang hướng khác nhưng hai người vẫn nằng nặc đòi đến khu vực có bức tường mà chú xây dựng. Một trong hai vị sư khi đứng trước công trình ấy đã thốt lên: "Ôi, bức tường gạch mới đẹp làm sao!".

"Hai vị nói thật chứ? Hai vị không thấy 2 viên gạch xấu xí ngay giữa bức tường kia ư?" - chú tiểu kêu lên trong ngạc nhiên.

"Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt vời ra sao" - vị sư già từ tốn.

Đôi khi chúng ta quá nghiêm khắc với bản thân mình khi cứ luôn nghiền ngẫm nhưng lỗi lầm mà ta đã mắc phải, cho rằng cả thế giới đều nhớ đến nó và quy trách nhiệm cho ta. Chúng ta đã hoàn toàn quên rằng đó chỉ là 2 viên gạch xấu xí giữa 998 viên gạch hoàn hảo.

Và đôi khi, chúng ta lại quá nhạy cảm với lỗi lầm của người khác. Khi bắt gặp ai mắc lỗi, ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đó, ta lại liên hệ ngay đến lỗi lầm của họ.mà quên bẵng những điều tốt đẹp họ đã làm.

Cần phải học cách rộng lượng với người khác và với chính mình. Một thế giới nhân ái trước hết là một thế giới nơi lỗi lầm được tha thứ.


Sưu tầm

Hoá đơn

Peter là con trai của một chủ cửa hàng bách hoá nhỏ đầu phố. Cậu thường đến cửa hàng của mẹ chơi. Mỗi ngày cửa hàng đều có không ít những hoá đơn trả tiền hoặc thu tiền hàng cần thanh toán hoặc chuyển đến khách hàng. Peter thường được mẹ giao nhiệm vụ đem những hoá đơn đó đến bưu điện gửi. Dần dần việc này khiến cậu cảm thấy dường như mình cũng đã trở thành một nhà kinh doanh nhỏ.
Ngày kia Peter nghĩ mình phải viết một hoá đơn gửi cho mẹ, trong đó viết rõ những khoản mà mẹ phải trả cho mình về những gì đã giúp mẹ mỗi ngày. Sáng hôm sau, mẹ cậu nhận được hóa đơn đó ghi rõ :

“Mẹ cần thanh toán cho con trai Peter những khoản sau :
- Vận chuyển đồ dùng về nhà : 2 đồng
- Đem thư đến bưu điện gửi : 1 đồng
- Giúp người lớn dọn dẹp vườn hoa : 2 đồng
- Cả tuần lễ con đều ngoan ngoãn và vâng lời : 1đồng
Tổng cộng : 6 đồng”

Mẹ Peter xem hóa đơn và không nói gì cả.

Đến bữa tối, Peter phát hiện dưới khay ăn của mình 6 đồng tiền công. Cậu rất vui, nhưng vừa định bỏ tiền vào túi thì thấy kèm theo là một hoá đơn thu tiền khác mà tên người nhận là cậu. Peter rất ngạc nhiên.

“Peter cần thanh toán cho mẹ những khoản tiền sau :
- Sống 10 năm hạnh phúc trong ngôi nhà của mẹ : 0 đồng
- Chi phí cho việc sinh hoạt ăn uống trong 10 năm : 0 đồng
- Khoản tiền mẹ chăm sóc Peter mỗi khi đau bệnh : 0 đồng
- Từ đó đến nay Peter có một người mẹ luôn thương yêu chăm sóc: 0đồng
Tổng cộng : 0 đồng"

Peter đọc đi đọc lại tờ hóa đơn. Cậu hối hận đến đỏ cả mặt. Lát sau, Peter đến bên mẹ và rúc vào lòng mẹ, nhè nhẹ bỏ 6 đồng tiền vào túi mẹ.

Sưu tầm

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

Very Old Pictures

U. of SaiGon Medical School : Entrance gate, circa 1973

 The first year, U. of SaiGon Medical School

at an orphanage, Go Dau, Binh Duong, 1968 (  2nd from left, the third row )

 Presentation of these, DV Khai far right, circa 1973

Taking the oath, DV Khai, 2nd from left

Gia Nghia, Quang Duc, VN circa 1974

 
At DV Khai's wedding in 1980. From left : DT Hoa, PC Minh, PG Hung, DV Vinh, Tien (dentist), the bride, DV Khai, HM Hung, N Kiem, LV Tru, Danh (Cho Quan hosp), and ?.

Kiem, Tru, ?, Phu, Khai, the bride, Hung, Hoa, Vinh