Tác giả: Huỳnh Phan
LTS: Tuần Việt Nam xin được kết thúc câu chuyện bình thương hoá quan hệ ngoại giao và thương mại Việt - Mỹ với cuộc trò chuyện với đối tác của Trưởng đoàn đàm phán BTA Mỹ - Việt Joe Damond - ông Nguyễn Đình Luơng.
Chúng tôi hy vọng phần trò chuyện của ông Lương sẽ bổ sung cho bức tranh về cuộc đàm phán được coi là sự mở đầu thực chất nhất cho tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, cũng như là lời giải đáp cho những thắc mắc của Joe Damond - người, vì những lý do nhất định, chưa hỏi thẳng đối tác và cũng là người bạn vong niên của mình.
Ông đã trở thành trưởng đoàn đàm phán như thế nào?
Sáng ngày 5.11.1996, tại cuộc họp bàn về việc chuẩn bị đàm phán kinh tế - thương mại với Mỹ, sau khi các bộ ngành hữu quan báo cáo tình hình, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế đối ngoại Trần Đức Lương, người chủ trì, đã quyết định thành lập "Tổ công tác liên bộ về Hiệp định Kinh tế - Thương mại với Hoa Kỳ".
Đột nhiên, ông chỉ vào tôi, và nói: "Tôi quyết định cử đồng chí Nguyễn Đình Lương" làm tổ trưởng." Tôi thực sự thấy bất ngờ, và không kịp phản ứng gì cả, vì giọng nói ông rất quyết đoán.
Trong thâm tâm, tôi hiểu ông chọn tôi vì tôi đã nhiều lần tháp tòng ông trong các cuộc đàm phán, hay họp hội nghị của uỷ ban liên chính phủ với Liên Xô và các nước XHCN khác. Ông hiểu trong đầu tôi có cái gì, và tôi có thể làm gì.
Từ sau đó các công việc liên quan đến đàm phán Việt - Mỹ cứ được chuyển về chỗ tôi để tôi tập hợp và tổng hợp. Và đến khi đoàn Mỹ sang, tôi dẫn đầu đoàn đàm phán phía Việt Nam.
Joe Damond có nói rằng anh ta may mắn vì Sếp trực tiếp của anh ta đã chủ động tránh sang một bên, chứ không thì...
Tôi không may mắn như vậy. Quyết định bất ngờ đó đã làm cho tôi khổ sở một thời gian, vì ông Sếp trực tiếp của tôi lại muốn nhận việc đó. Có lẽ, ông ta nghĩ đơn giản việc đó là "oai", nhưng ông không hiểu rẳng tôi đã thực sự "oải" như thế nào trong quá trình đàm phán, nhất là ở nửa chặng đầu và sau khi hai bên đã ký hiệp định về nguyên tắc. Nhưng đó là chuyện về sau.
Số tôi số khổ mà. Đã mang lấy nghiệp vào thân/ Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Joe Damond nói rằng trong thời gian đầu, phía Mỹ tỏ ra khá lúng túng trong việc khởi động đàm phán, vì họ chẳng có thông tin, cũng như hiểu biết về cơ chế của kinh tế - thương mại Việt Nam. Và ông ta cũng cảm nhận điều tương tự từ phía Việt Nam, có đúng không?
Đúng và không đúng. Đúng vì ta cũng không hiểu hệ thống thương mại của Mỹ và thế giới nói chung, ngoài phe XHCN của chúng ta.
Còn không đúng, vì Việt Nam vất vả hơn trăm lần. Chúng tôi không hiểu phía đối diện, và cũng không hiểu phía sau lưng.
Cuộc chiến tranh 30 năm và sự khốc liệt của nó đã để lại trên đất nước Việt Nam, và trong quan hệ Việt - Mỹ, quá nhiều vấn đề. Tôi không còn đủ trí nhớ để thống kê lại những điều gặp phải trong quá trình chuẩn bị cho BTA.
Nhưng chắc vẫn có những điều không thể quên?
Nào là nhận thức "Mỹ là kẻ thù cơ bản lâu dài", bên cạnh tâm lý chống Mỹ và tâm lý nghi kỵ. Có người coi BTA chỉ là "âm mưu của Mỹ để chuyển hoá chế độ chính trị ở Việt Nam, đơn giản (nó) chỉ là âm mưu phá vai trò lãnh đạo của Đảng". Hay dùng thị trường tự do để phá hoại cái định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của chúng ta.
Còn ông, lúc đó, ông nghĩ thế nào?
Đó là hậu quả của một quá trình lâu dài xa lánh luật chơi thị trường, chỉ biết chăm lo củng cố cho nền kinh tế độc quyền XHCN, đã đặt chúng ta vào thế quá ngỡ ngàng, lúng túng, khi buộc phải chuyển sang nền kinh tế thị trường, buộc phải chơi theo một luật chơi mới, áp dụng cho hầu hết các cuộc chơi.
Cho dù các Nghị quyết của Đảng đã nhiều lần chỉ rõ, và xã hội đã nhận thức được rằng, thế giới đang thay đổi sâu sắc, nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đi vào xu thế toàn cầu hoá, nhưng quả thực vượt qua được những rào cản chính trị, rào cản tâm lý kể trên là điều hoàn toàn không dễ dàng. Càng không phải một sớm một chiều.
Xin ông nói cụ thể hơn trong trường hợp BTA.
Đàm phán BTA với Mỹ là công việc hoàn toàn mới mẻ, thực sự cũng chưa ai hình dung nó là thế nào. Mỗi người, mỗi cơ quan, nhìn một góc, đòi hỏi một cách... Không ai giống ai.
Bây giờ nhớ lại thật buồn cười. Và nhiều vấn đề được nêu ra hình như chỉ như đánh đố đoàn đàm phán.
Đánh đố?
Vì làm sao mà thực hiện được.
Chẳng hạn, có người bảo: "Trước kia ta chưa đòi được khoản bồi thường chiến tranh theo Hiệp định Paris (1973), kỳ này đàm phán kinh tế ta phải đòi cho bằng được."
Liên quan đến khoản tiền đó, vì ta không hiểu luật Mỹ (tiền nong do Quốc hội quyết) mà ta đã đánh rơi mất cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ trước đấy hai chục năm. Tất nhiên, chúng ta có quyền nêu, nhưng nêu cho vui thôi, phía Mỹ sẽ không đồng ý đưa vào chương trình đàm phán.
Hay, có người đòi là "Đoàn đàm phán phải đấu tranh với Mỹ để xếp Việt Nam vào khối các nước kém phát triển, để họ phải có chính sách ưu đãi đặc biệt".
Điều này chúng tôi cũng chịu. Đã có một thời Việt Nam bị liệt vào danh sách các nước kém phát triển (underdeveloped countries), như một số nước Châu Phi. Việt Nam chúng ta tự ái, mất bao nhiêu năm trời mới đi đấu tranh, vận động, để được xếp trong danh sách các nước đang phát triển (developing countries).
Thế mà nay lại giao cho Đoàn đàm phán BTA kéo tụt Việt Nam xuống. Mà đoàn đàm phán phía Mỹ có quyền hành gì trong việc lôi lên, hay đè xuống này?
Lại cũng có người chỉ đạo rất cụ thể: "Đàm phán với Mỹ là phải thực hiện phương châm "vừa hợp tác vừa đấu tranh, và với kẻ thù rắn mặt như Mỹ thì phải đấu tranh là chính."
Tôi chỉ còn biết ngửa mặt lên trời mà than: "Về khoản này, con xin chịu không bắt chước được bố."
Ý ông là...?
Anh nhớ câu chuyện cậu con rể tương lai cứ chăm chăm bắt chước mọi động tác của bố vợ chứ gì? Đến nỗi, ông "Nhạc phụ đại nhân" phải phì cười, và hai sợi bún thò lò ra đằng mũi.
Đây đâu còn là thời chiến tranh mà ta thắng, địch thua. Cả hai bên phải đạt được một thoả thuận đảm bảo đôi bên cùng có lợi, để cùng nhau là đối tác lâu dài.
Không thể buổi đàm phán nào cũng lo đấu tranh, cũng chửi người ngồi đối diện với mình một trận cho bõ tức. Tan cuộc ngay!
Dân gian hay nói, chính chúng ta, lúc cần khẳng định vị thế, thì tự nâng lên, còn lúc cần tiền viện trợ, xin xỏ, thì tự hạ xuống.
Thôi, chuyện dân gian thì nhiều lắm. Tôi xin miễn bàn. Nhưng riêng tôi cũng có một kỷ niệm đáng nhớ liên quan đến chuyện đó.
Mùa thu năm 1989, mùa các nước XHCN chuẩn bị đàm phán cho Hiệp định 5 năm tiếp theo (1991-1995). Trước khi hai đoàn chính phủ gặp nhau, là người chuẩn bị các phương án, tôi đi Moskva thăm dò trước. Và tôi đã đến thăm anh bạn thân học cùng trường MGIMO (Học viện Quan hệ Quốc tế Moskva), lúc đó là Thứ trưởng Tài chính Liên Xô.
Anh ta nói: "Lương, hôm nay ta nói chuyện với nhau như những người bạn. Mày (tiếng Nga, khi thân quen chúng tôi dùng đại từ "tư" là mày, bạn) bỏ cái nghề ăn xin của mày đi. Không ai giàu lên bằng của bố thí. Phải đứng thẳng người lên để làm giàu như họ. Chứ Liên Xô chúng tao cũng sắp đổ rồi, không còn gì nữa đâu mà cho."
Tôi ngồi lặng người một hồi lâu, miệng đắng ngắt. Tôi uống vội cốc nước chè đen còn đang nóng, suýt bỏng họng.
Bài học đó cả đời tôi không quên.
Nhưng chính Joe Damond đã nhắc đến chuyện, vào khoảng mùa thu năm 1997 gì đó, trong một cuộc đàm phán, ông Nguyễn Đình Lương đã nói rằng Việt Nam là nước nghèo đói, kém phát triển, và chỉ có thể chấp nhận các tiêu chuẩn thương mại quốc tế (WTO) vào năm 2020. Xin ông giải thích cho rõ ràng.
Đó là chuyện có thật. Bây giờ nhắc lại tôi vẫn thấy buồn cười.
Số là, sau khi tôi đề nghị, phía Mỹ đã chuẩn bị bản dự thảo "Comprehensive" (tổng thể), theo các tiêu chuẩn WTO. Mọi người hơi choáng: "Khó hiểu quá, mới quá!"
Xin phép được ngắt lời ông. Tại sao ông lại đề nghị phía đối tác soạn dự thảo?
Trong một cuộc họp cấp cao phía Việt Nam, có một ý kiến nêu ra là ông Nguyễn Đình Lương phải đưa ra một dự thảo cho phía Mỹ, và nêu rõ quan điểm của Việt Nam.
Trước đây, khi đàm phán Liên Xô, chỉ trong ba tiếng đồng hồ tôi đã có một dự thảo cả tiếng Nga lẫn tiếng Việt. Nhưng khi ngồi trong cuộc bà Barbara Barshefski tiếp Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết ở Washington DC vào tháng 6.1995, và ngồi với Joe Damond suốt một tối, đến tận 12h đêm tại KS Sheraton (DC) để nghe giải thích về khái niệm một hiệp định tổng thể theo những cam kết của WTO, thì tôi biết là tôi không biết gì về WTO.
Tôi đã đề nghị Joe Damond chuẩn bị dự thảo là vì lý do đó.
Vâng. Xin ông tiếp tục.
Khi chúng tôi dịch dự thảo ra, và trình lên lấy ý kiến trong nội bộ Việt Nam, đã có người (tất nhiên là người có quyền) bảo rằng Việt Nam là nước nghèo, là nước kém phát triển, Việt Nam chỉ có thể chấp nhận các tiêu chuẩn đó vào năm 2020.
Nhân tiện có ý kiến đó, trong lúc phía đoàn đàm phán chúng tôi chưa chuẩn bị được gì, chúng tôi đành cứ phóng ra cho phía Hoa Kỳ phương án, lộ trình tất cả các lĩnh vực (thương mại, đầu tư, dịch vụ...) đều đến 2020.
Sao chúng ta bị ám ảnh bởi con số 20 thế nhỉ? Hai ngàn hai mươi, rồi hai mươi ngàn tiến sĩ...
(Cười) Đó là một cú sốc đối với đoàn Mỹ. Qua nét mặt, tôi biết đoàn đàm phán Mỹ thất vọng lắm.
Họ không ngờ...
Họ thất vọng về những người ngồi đối diện với họ?
Đúng vậy. Và kể từ đó, đúng như Joe Damond nói với anh, câu chuyện cứ lùng nhùng, dậm chân tại chỗ.
Nhưng cũng nhờ đó chúng tôi hiểu được suy nghĩ thực sự của họ, và nhận được một phản ứng mạnh mẽ nhất, cho tới lúc đó, từ phía họ. Chúng tôi cần hiểu tận cùng những ý tưởng của Mỹ trong cuộc chơi này, để từ đó mới thiết kế được đối án của mình. Và, nhờ đó, chúng tôi đã kéo dài được thời gian học bài và chuẩn bị.
Nhưng sự thất vọng của phía Mỹ chưa phải là điều xấu nhất có thể xảy ra với tôi.
Lại còn có điều tồi tệ hơn sao?
Thời gian đó, ở Hà Nội, vì thấy bế tắc, nơi này nơi khác đã có tiếng xì xèo. Có người nghi vấn "hình như ông Lương không biết đàm phán".
Thậm chí, có người còn đề nghị thay trưởng đoàn đàm phán.
Tại sao ông không bị thay?
Béo bở gì miếng xương. Mà lại là miếng xương đang mắc ngang cổ họng người khác. Có người sẵn sàng làm việc đó, thì không còn có lúc này tôi ngồi tiếp chuyện nhà báo đâu.
--------------------------------------------------------------------------------
Tuan Vietnam
28-12-2011
Cuộc chiến bên ngoài bàn đàm phán Việt - Mỹ
Joe Damond đã nhấn mạnh tới ý thứ hai, liên quan đến đề nghị của Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn vào năm 2020, rằng "Việt Nam phải coi việc đóng cửa thị trường chính là nguyên nhân của nghèo đói và chậm phát triển". Ông nghĩ gì lúc đó?
Joe hoàn toàn có lý: Trên thế giới, những nước có nền kinh tế mở, không có nước nào nghèo.
Nhưng anh ta không hiểu hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Suốt 30 năm chiến tranh liên tục, lại bị các nước thù địch bao vây về chính trị, cấm vận về kinh tế, làm sao mà mở cửa được với thế giới bên ngoài cơ chứ.
Hơn nữa, anh ta cũng đâu hiểu câu chuyện bên trong của chúng ta lúc đó. Có một thực tế là, trong nước lúc đó, chỉ có một chiều suy nghĩ: Đói nghèo là do chiến tranh, ai nói khác là không chấp nhận được.
Quả thực là nhận định thẳng thắn của Joe đã khiến chúng tôi dễ dàng ăn nói hơn nhiều.
Joe Damond có nói rằng chỉ đến những ngày đầu năm mới năm 1998, khi nhận được bản thiết kế đàm phán của phía Việt Nam, ông ta mới tin rằng hai bên mới có thể đi chung trên một con đường, trước khi tới đích. Vậy trong suốt hơn 8 tháng đó ông đã làm thế nào để ra được bản đó?
Trong thời gian đó, tôi đi tìm "tầm sư học đạo". Trước tiên, tôi vào Sài Gòn tìm gặp những người trước đây từng học ở Mỹ, hay làm việc cho các tổ chức quốc tế, trong đó có Giáo sư Nguyễn Xuân Oánh từng làm hai nhiệm kỳ ở IMF. Họ cũng chẳng giúp gì được tôi, vì thời họ học, chủ yếu là những năm '60, là GATT, chứ không phải WTO.
Thế là tôi lại "khăn gói quả mướp" đi một vòng sang các nước bạn bè, anh em cũ. Trung Quốc là nước tôi nghĩ tới đầu tiên.
Trung Quốc à? Theo Joe Damond giải thích thì BTA họ ký với Mỹ thì còn "xưa hơn cả Diễm", à, cả Nga. Nhưng hình như lúc đó họ đang đàm phán về việc gia nhập WTO với Mỹ?
Đúng vậy. Và họ cũng cử chuyên gia tiếp tôi mấy buổi. Có điều cứ đúng 45 phút người tiếp tôi lại xin ra ngoài. Đến lần thứ ba thì tôi giật mình.
Tại sao? Yếu thận là chuyện bình thường mà.
Thế tại sao cứ đúng 45 phút, đều như vắt chanh, mà không phải 50 phút, hay 40 phút?
À, tôi hiểu. Họ ra thay băng cassette? Hồi đó chưa có máy ghi âm kỹ thuật số?
Chắc cũng là để đảm bảo an toàn cho bản thân, nhỡ sau này có ai đó qui trách nhiệm nọ kia. Nhưng tôi hiểu là người ta đã cẩn trọng như vậy, chắc cũng chả nói gì quan trọng cho mình.
Thế là tôi qua Đông Âu, tìm bạn bè cũ.
Có khả quan hơn không, thưa ông?
Nga thì không biết gì. Ba Lan thì bảo BTA họ vừa ký với Mỹ chẳng qua là cái "passport" để họ xin gia nhập EU và NATO thôi, nên Mỹ đưa cái gì là họ chấp nhận cái đó. Chỉ khi sang Hungary tôi mới thấy được một tia hy vọng.
Bạn tôi khi đó làm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Kinh tế, bảo tôi: "Ở bộ tôi có nhiều chuyên gia đàm phán quốc tế giỏi, kể cả trong GATT. Nhưng, khi về nước, ông phải bảo Bộ Thương mại gửi trước cho tôi một bức thư chính thức, xin một khoản tài trợ khoảng vài trăm ngàn đô la. Có số tiền đó tôi sẽ cử chuyên gia sang giúp ông."
Tôi mừng rỡ trở về. Nhưng trong khi tôi đang hối hả lo trình để xin chữ ký, dấu má, thì đùng một cái nghe tin Đảng Dân chủ cầm quyền bị đổ, và Đảng Thanh niên lên thay.
Đúng là cái số ông khổ thật. Rồi sao nữa?
Lúc đó, chính phủ cho phép mời tư vấn Mỹ. Và Ginny Foote đã xuất hiện. Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt đã giới thiệu các giáo sư, chuyên gia sang giảng bài về WTO cho đoàn đàm phán. Và, sau khi nghe họ giảng thử ở các lớp khác nhau, tôi đã chọn Dan Price.
Lý do?
Ông này lúc đó đang làm cho một công ty tư vấn ở Mỹ. Nhưng Dan đã có thời gian dài làm cho Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ, và, quan trọng nhất, đã từng đàm phán BTA với Liên Xô và NAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ). Tôi nghĩ ông này có thể có những cái mà chúng tôi cần. Chẳng hạn như phương án xử lý các vấn đề cụ thể với các nước đang phát triển.
Joe Damond nói rằng Dan Price đóng vai trò nhất định trong việc Việt Nam đưa ra bản thiết kế đàm phán điều chỉnh, có đúng không?
Dan Price là nhà tư vấn tốt, có nhiều kinh nghiệm, có kiến thức. Chúng tôi khá thân nhau.
Sau này, khi Dan Price trở thành Phó Cố vấn An ninh Quốc gia trong chính quyền Tổng thống Bush (con), phụ trách mảng kinh tế đối ngoại, chúng tôi vẫn giữ được quan hệ bạn bè. Mỗi lần sang Hà Nội công tác, cứ xong việc công, Dan Price lại hẹn nhau ngồi nhâm nhi vài ly.
À, quay trở lại câu chuyện năm 1997, đối với một số vấn đề cần tham vấn, tôi luôn yêu cầu Dan đưa cho tôi 4-5 phương án, hoặc ít nhất cũng là 2. Còn chọn phương án nào, có điều chỉnh hay không là quyền của đoàn đàm phán Việt Nam. Bởi chúng tôi phải có phương án phù hợp nhất với điều kiện của Việt Nam. Anh nên nhớ rằng chúng tôi còn phải bảo vệ ở trong nước trước khi gửi cho phía Mỹ chứ.
Trong thời gian đó, tôi phân công cho anh em tìm hiểu và thiết kế lại từng mảng, từ sở hữu trí tuệ, đầu tư đến dịch vụ. Chuyên gia từng lĩnh vực thì rà soát trong phương án của Mỹ điều gì cần bỏ, điều gì cần thay, hay bổ sung. Các luật sư thì ngồi với nhau hàng tuần để mổ xẻ từng khái niệm, từng câu chữ, từng đoạn... Về nguyên tắc, chúng tôi đảm bảo rằng chưa hiểu hết nội dung, chưa cam kết.
Và bản thiết kế, khi hoàn thành, so với bản của phía Mỹ đưa ra trước đó 8 tháng đã được thay đổi khá nhiều. Đặc biệt, Chương Thương mại Dịch vụ được viết lại hoàn toàn cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Và đúng như Joe nói, kể từ tháng 5.1988, cuộc đàm phán đã đi vào thực chất, và chúng tôi chỉ tập trung bàn về lộ trình mở cửa thị trường.
Thảo nào, Joe Damond kể rằng Dan Price chỉ thông báo là bản của phía Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi, chứ không nêu cụ thể sẽ thay đổi thế nào. Ông ta còn nói rằng một điều khác khiến ông ngạc nhiên là làm sao ông Lương có thể thuyết phục được chính phủ và các cơ quan liên quan của Việt Nam đồng ý với bản thiết kế đó. Xin ông giải thích rõ chuyện này?
Khi chuẩn bị xong tất cả, chúng tôi trình lên cấp trên một tập tờ trình dài 350 trang, gửi trước cho mỗi người một tập. Khi bắt đầu họp, vị lãnh đạo chủ trì nhắc nhở: "Lưu ý để các đồng chí rút kinh nghiệm, theo thông lệ, trình lên cấp này, mỗi vấn đề chỉ ghi trong một trang hoặc một trang rưỡi. Tờ trình này những 350 trang thì sao xử hết được."
Đúng vậy. Cách đây mấy năm, khi nhóm tư vấn Harvard gửi bản khuyến nghị chính sách đầu tiên lên cho Thủ tướng, họ làm dài lắm, rất cụ thể. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nghe nói cũng nhận xét rằng dài thế Thủ tướng lấy đâu thời gian mà đọc xuể, chỉ làm độ 6-7 trang là vừa. Thế là, khi trình bản khuyến nghị thứ hai, họ cố gắng cô gọn lại chỉ có mười mấy trang.
Lúc đó, tôi nghe cả, và tôi hiểu hết. Nhưng chúng tôi vẫn phải trình dài, vì không trình hết thì nguy hiểm lắm.
À, đó có phải là điều duy nhất hữu ích ông thu nhận được từ chuyến đi Trung Quốc trước đó?
(Cười) Mọi thứ đều hoàn toàn mới mẻ, lạ lẫm, nếu không trình hết để cấp trên hiểu, thì nếu có chuyện gì sau này, đoàn đàm phán chúng tôi sẽ không gánh nổi trách nhiệm.
Xin ông nói rõ ông có gặp khó khăn gì với tờ trình của mình không?
Không dễ dàng tí nào. Người ta phản đối, vì tất cả các hiệp định đầu tư Việt Nam đã ký với nước ngoài, không có một nội dung nào như trong này.
Một đồng nghiệp trong bộ thương mại đã nói với tôi rằng trách nhiệm của những người đi đàm phán là phải thiết kế làm sao cho khung pháp lý không va đập với khung pháp lý hiện hành.
Tôi đã phải nói rằng cái khung pháp lý của chúng ta quá lởm khởm, nên phải cho cái búa đập vỡ nó đi mới mong làm ăn được.
Ý ông nói rằng cho đến khi BTA có hiệu lực, hệ thống luật pháp của Việt Nam rất lạc hậu?
Cũng không hẳn vậy. Tôi thấy Quốc hội Việt Nam cũng chăm chỉ sửa luật đấy chứ. Chỉ có điều, vì không có tiêu chí, nên cách sửa nhiều khi tuỳ hứng, và tuỳ vào ý chí của lãnh đạo.
Nhưng lần này thì khác, bởi luật sẽ được sửa cam kết theo BTA, theo WTO, tức là theo một tiêu chí rõ ràng.
Chúng tôi thuyết phục những người phản đối bằng lập luận sau: Không nước nào có thể phát triển được nếu không xuất khẩu được vào thị trường Mỹ. Ngay cả "ông bạn vàng phương Bắc" của chúng ta muốn thực hiện "bốn hiện đại hoá" thành công cũng phải ký BTA với Mỹ, để hưởng qui chế tối huệ quốc mà thúc đẩy xuất khẩu. Và, Việt Nam, muốn xuất khẩu được phải thiết kế một hệ thống pháp luật để đáp ứng nhu cầu đó. Và để phát triển lâu dài, không nên sửa kiểu cò con, vụn vặt.
Đối với Chương Sở hữu Trí tuệ, có một nhà khoa học nổi tiếng, có chức sắc đàng hoàng, đã phản đối đến cùng. Ông ta cho rằng xưa nay các nước tư bản phát triển được là do đi "ăn cắp" phát minh của người khác, và Việt Nam cam kết vào đây là "tự trói mình", sau này lấy lấy tiền đâu mà mua.
Chúng tôi phải thuyết phục rằng liệu các nhà đầu tư tử tế nào từ Mỹ và các nước phát triển sẽ vào Việt Nam, khi họ không đảm bảo rằng sản phẩm của họ không bị làm nhái, hay không. Vả lại, với Mỹ sở hữu trí tuệ là lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp, đời nào họ chịu buông.
Chẳng hạn, chỉ riêng giá trị thương hiệu của Coca-cola đã gần gấp ba lần GDP của Việt Nam vào thời điểm đó (90 tỷ đô la so với 32 tỷ đô la).
Gần đây, một chuyên gia hàng đầu về đầu tư của Nhật Bản có nhận xét với tôi rằng một trong những lợi thế của Việt Nam so với Trung Quốc, trong con mắt các nhà đầu tư Nhật Bản, là ở Việt Nam chuyện ăn cắp bản quyền trong sản xuất hàng hoá chưa phổ biến, hoặc giả người Việt Nam chưa đủ trình độ ăn cắp như người Trung Quốc.
Hay với Chương Đầu tư, chúng tôi cũng phải thuyết phục rằng mục đích của chúng ta là thu hút đầu tư, và, vì vậy, phải cải thiện môi trường pháp lý.
Hoặc với Chương Mua sắm Chính phủ, trong đó qui định dự án đầu tư của nhà nước từ nửa triệu đô la trở lên là phải đấu thầu, họ phản đối rất mạnh. Họ viện lý do là làm như vậy là tiết lộ bí mật quốc gia. Chúng tôi trả lời rằng trong đó đã loại bỏ hết những dự án liên quan đến an ninh, quốc phòng, rồi, và chẳng qua chỉ là những dự án dân sự như xây dựng nhà máy điện, hay mua xe lửa thôi... Chúng tôi khẳng định rằng chỉ có đấu thầu công khai, thay vì chỉ định thầu, mới hạn chế được tham nhũng.
Nhưng chương này cuối cùng đã bị loại ra. Chúng tôi đã thua, bởi lợi ích của những người chống quá lớn.
Đó là nỗi đau lớn nhất của ông?
Đối với bản hiệp định thì đúng. Nhưng đối với đoàn đàm phán Việt Nam, và cá nhân tôi, nỗi đau lớn nhất lại nằm ở chỗ khác. Tôi sẽ nói sau.
--------------------------------------------------------------------------------
TuanVietnam
29-12-11
Ông còn nhớ không, đại văn hào Nga Lev Tolstoi đã từng nói rằng cuộc tranh cãi tay đôi chỉ chấm dứt khi một trong hai người hiểu ý định thực sự của người kia. Còn trong trường hợp của BTA, hai bên đã mất tới hơn một năm rưỡi, với 5 vòng đàm phán để làm điều đó. Chỉ có điều, trong trường hợp BTA, cả Việt Nam và Mỹ đều hiểu ý định thực sự của nhau, để không phải chấm dứt ở đó mà cùng nhau đi tiếp.
Kể từ vòng đàm phán thứ 6, ông có cảm nhận thấy thay đổi thái độ của phía Mỹ dành cho ông và đoàn đàm phán Việt Nam không?
Có chứ, rất rõ ràng. Qua thái độ, ánh mắt và lời nói. Chứ trước đó, tôi cảm nhận được sự lo lắng của họ. Vả lại, như Joe đã nói với anh đấy, một người được đào tạo ở Liên Xô và nhiều năm làm việc với Liên Xô và Đông Âu theo mô hình thương mại Xô Viết, chắc hẳn sẽ khó chơi lắm. Khi đã hiểu nhau, Joe có nói với tôi rằng anh ta đã từng chờ đợi những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Nhân thể xin hỏi lại ông điều này. Joe Damond nói rằng trưởng đoàn phía Mỹ là "ông chủ" cuộc chơi, nhưng, ông trưởng đoàn Việt Nam lại đóng vai trò như một người điều phối, điều tiết. Có lý do gì đó không, hay là tính cách ông nó vậy?
Thông thường trong đàm phán, nhất là thời gian đầu, tôi hay hỏi nhiều và yêu cầu anh em trong đoàn đặt nhiều câu hỏi. Một mặt, càng nhiều thông tin thì càng hiểu ý tứ của đối tác trong cuộc chơi này. Và, mặt khác, chúng tôi cũng học được nhiều hơn về kinh tế thị trường, để có thể bảo vệ tốt hơn những lợi ích thực sự của Việt Nam. Cũng như Joe Damond và đoàn đàm phán phía Mỹ trong việc bảo vệ lợi ích của nước Mỹ.
Lý do thứ hai là đoàn đàm phán của Việt Nam là đoàn liên bộ, mỗi bộ lại có lợi ích riêng của mình. Nếu trưởng đoàn không biết điều phối cho khéo, rất dễ xảy ra trường hợp "trưởng đoàn không biết phương án đàm phán riêng của từng bộ".
Chẳng hạn, về thuế, tôi bảo anh Tuấn (ông Hà Huy Tuấn, hiện là Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia) về chuẩn bị rồi trình ông Nguyễn Sinh Hùng (Bộ trưởng Tài chính lúc đó) ký và trình tiếp lên Thủ tướng. Về đầu tư, tôi bảo anh Ân (ông Đinh Văn Ân hiện là Trợ lý Tổng Bí thư) làm, rồi trình ông Thứ trưởng Võ Hồng Phúc ký nháy. Về sở hữu trí tuệ, tôi bảo anh Chiến (ông Đỗ Khắc Chiến - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa Thông tin) và anh Chướng (ông Phạm Đình Chướng - nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường) soạn thảo rồi trình lên bộ trưởng của họ ký nháy.
Tất nhiên, trước đó, tôi đã có trao đổi cụ thể và thống nhất với anh Tuấn, anh Ân, hay anh Chiến và anh Chướng, là nên triển khai như thế nào. Khi đã có chữ ký bộ trưởng, các anh ấy gửi cho tôi một bản để tôi tập hợp thành một đề án chung và trình lên cấp trên thông qua. Tuy trưởng đoàn là người quyết định cuối cùng, và cũng là người giơ đầu chịu báng nếu có chuyện gì, nhưng vẫn phải hết sức tôn trọng anh em, tôn trọng kiến thức và công sức đóng góp của họ, và nhất là tôn trọng quyền của họ.
Bây giờ chúng ta hay nói là phát huy, hay thu hút, mọi nguồn lực xã hội, trí tuệ xã hội, nhưng nếu không tôn trọng những điều đó, làm sao mà thu hút, hay phát huy, được.
Kể cũng hay nhỉ? Một người đến từ nơi được coi là thế giới tự do như Joe Damond lại cư xử như một nhà độc tài (dictator), như cách ông ta tự nhận khi nói với tôi, còn còn cách làm việc của đại diện phía Việt Nam thì lại...
(Cười) Phía Mỹ họ khác. USTR được lập ra để đàm phán các hiệp định thương mại, cũng như xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế. Họ chuyên nghiệp lắm.
Quay lại câu chuyện đàm phán, kể từ cuộc đàm phán thứ 6 cho tới khi hai bên ký tắt hiệp định hơn một năm sau đó, mọi chuyện có suôn sẻ không?
Khi đàm phán về thuế, tôi yêu cầu Joe Damond soạn cho tôi những yêu cầu của phía Mỹ. Và, bước vào bàn đàm phán, họ đưa cho chúng tôi một danh sách rất dài khung giảm thuế, và không quên nhấn mạnh rằng nếu không làm vậy quốc hội sẽ không phê chuẩn. Bởi trong quốc hội, đứng đằng sau nghị sĩ là doanh nghiệp, và nếu doanh nghiệp không được hưởng lợi, nghị sĩ sẽ không ủng hộ.
À, Joe Damond có kể chuyện này, và nói rằng thoạt tiên ông ta rất ngạc nhiên về lời đề xuất này của ông...
Khi bàn trên cơ sở bản danh sách đó, tôi mới bảo với Joe rằng thuế nhập khẩu của Mỹ chỉ chiếm 2% thu ngân sách, chủ yếu để làm chính sách thương mại, trong khi đó ở Việt Nam đó là 20% nguồn thu ngân sách. Ký BTA, nguồn tăng thu từ xuất khẩu chưa biết là bao nhiêu, tự nhiên mất ngay gần hết 1/5 nguồn thu ngân sách, đời nào chính phủ Việt Nam chịu cho ký.
Tôi còn giải thích thêm rằng, bên Mỹ có thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản..., còn Việt Nam thu nhập như lúc đó, ăn còn chẳng đủ, tài sản cá nhân cũng chẳng có mấy, như tôi đang ở nhà của nhà nước. Như vậy lấy đâu ra mà bù vào khoản hụt đó.
Rồi tôi nói: "Thôi chúng ta sẽ bàn, nhưng bàn sau, khi Việt Nam đàm phán gia nhập WTO. Khi đó, Việt Nam cũng có dăm ba năm cải cách hệ thống thuế theo hệ thống của thế giới, như thuế VAT, thuế thu nhập, thuế tài sản..."
Joe nghe ra, hai bên bàn bạc qua lại, và cuối cùng chúng tôi chỉ tập trung vào hơn 200 dòng thuế để bàn về thuế suất và lộ trình giảm thuế.
Nhưng đâu đã ổn. Khi nhóm thuế hai bên đàm phán riêng, phía Mỹ lại yêu cầu phía Việt Nam đưa biểu thuế AFTA (Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN) ra bàn. Anh Tuấn và anh Khánh (hiện là Thứ trưởng Công Thương, Trưởng đoàn Đàm phán TPP) không chịu, và về báo cáo tôi.
Tối hôm đó, Joe mời cơm.
Trong khi ăn, tôi mới hỏi: "Phía Mỹ có định ký BTA không?"
Joe ngỡ ngàng nhìn tôi.
Tôi hỏi tiếp: "Tại sao nhóm thuế lại đưa yêu cầu như vậy? Phía Mỹ đòi biểu thuế AFTA của tôi, vậy, đổi lại, các ông hãy đưa biểu thuế NAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ) ra cho chúng tôi. Thế mới bàn được chứ."
Joe chịu tôi, và mọi chuyện trở nên suôn sẻ hơn nhiều. Muốn biết cụ thể hơn về diễn biến đàm phán, nhà báo nên hỏi anh Tuấn, hay anh Khánh.
Có quả thực là trước khi Joe Damond thông báo với ông ở Aukland là việc ký BTA bị dừng lại, ông không hề biết trước?
Tôi đã có linh cảm là có điều gì đó không ổn, khi lãnh đạo cấp cao lại họp để bàn lại lần cuối về việc ký BTA. Bởi, trước đó, đã có sự nhất trí hoàn toàn rồi. Nhưng tôi vẫn tin là mọi chuyện sẽ không sao.
Vì vậy, khi nghe Joe báo, tôi hết sức ngỡ ngàng. Dường như tôi không tin nổi.
Ông cũng chia sẻ cách lý giải của Joe?
Có một lần, ngồi với Ginny Foote, nhắc đến chuyến lỡ tàu đó, tôi nói "phụ nữ rất được việc, nhưng, đôi khi, cũng dễ rách việc". Tất cả cười "ồ" lên.
Ờ, bà Albright, khi còn làm Đại sứ Mỹ ở Liên Hợp Quốc, đã từng nổi hứng doạ bẻ gãy giò ông Tổng Thư ký Boutros Boutros -Ghali. Vả lại, cha của bà này đã bị cách chức Đại sứ Czech tại Nam Tư và phải đưa cả gia đình bỏ sang Mỹ, khi những người cộng sản lên nắm quyền năm 1948.
Cảm tưởng của ông khi biết rõ hơn về nguyên nhân vụ đổ bể đó?
Buồn, buồn lắm! Buồn vì nhiều lẽ.
Tôi thực sự không thể hiểu nổi, một vấn đề hệ trọng như vậy, vấn đề liên quan đến lợi ích của một dân tộc, lại có thể bị gạt phăng đi chỉ vì một câu phán của một người nào đó, cho dù người đó có là ai. Bởi, trước đó cả một tập thể quyền lực đã nhất trí rồi.
Buồn hơn nữa là sau quyết định bỏ cuộc, nhiều nơi lại tranh thủ "đóng góp thêm ý kiến". Họ cho cái dự thảo BTA của chúng tôi xấu hết chỗ nói.
Chúng tôi lại phải tốn mất mấy tháng trời, tốn mấy trăm tờ giấy viết "bản giải trình", để trả lời những câu hỏi của họ. Khổ nhất là phải giải trình lại những vấn đề mà chúng tôi đã giải thích trước đó cả năm trời rồi, hay những dự đoán hoàn toàn cảm tính, mà thiếu lập luận khoa học, của họ.
Đến khi nào thì lãnh đạo cấp cao lại cho phép nối lại đàm phán để ký BTA?
Sau khi giải trình xong, thấy không có ý kiến gì, tháng 12.1999, chúng tôi lại làm tờ trình xin ký.
Đầu năm 2000, Bộ Thương mại lại có sự thay đổi lãnh đạo. Anh Vũ Khoan, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, về thay anh Trương Đình Tuyển đi Nghệ An.
Vừa mới về, anh Vũ Khoan đã gặp tôi, và bảo: "Hai thằng bạn già chúng mình quyết tâm làm cho xong BTA rồi nghỉ cũng được." Chúng tôi cùng học ở MGMO với nhau, tuy không cùng năm.
Rồi ăn Tết xong, đến giữa tháng 3, tôi gửi thư mời Joe cùng đoàn Mỹ sang Việt Nam. Joe cũng muốn sang, nhưng cả Bộ Ngoại giao Mỹ và USTR rất cảnh giác Việt Nam, sau vụ bị "bẽ mặt" ở Aukland.
Joe có nói tới vai trò của Dan Price trong chuyện này?
Đúng vậy. Chúng tôi mời Dan sang. Mọi chuyện trở nên rõ ràng với phía Mỹ.
Nhưng đến tháng 7.2000, họ vẫn thử thách lần cuối, bằng cách mời Bộ trưởng Vũ Khoan sang. Ông Vũ Khoan sang, tức là hai bên nhất định ký.
Trong lần đàm phán cuối cùng đó, ông nhớ nhất kỷ niệm nào?
Joe và tôi mất có nửa tiếng là giải quyết xong hết, còn lại ba điều khoản để giải quyết ở cấp bộ trưởng.
Ngoài kỷ niệm vẫn lưu trên tường kia là bức ảnh Tổng thống Bill Clinton bắt tay tôi, một kỷ niệm cũng rất ấm áp là Bộ trưởng Vũ Khoan nhất định đợi "ông Lương" xong việc mới cùng lên xe vào Nhà Trắng.
Hà hà, hai ông bạn già...
Joe Damond đã viết hồi ký, và hy vọng sang năm sẽ ra mắt độc giả. Thế còn ông?
Bạn bè tôi cũng khuyên tôi, thúc giục tôi nên viết.
Nhưng với tôi, "sự đời đã tắt lửa lòng/ còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!"
Xin cám ơn ông!
LTS: Tuần Việt Nam xin được kết thúc câu chuyện bình thương hoá quan hệ ngoại giao và thương mại Việt - Mỹ với cuộc trò chuyện với đối tác của Trưởng đoàn đàm phán BTA Mỹ - Việt Joe Damond - ông Nguyễn Đình Luơng.
Chúng tôi hy vọng phần trò chuyện của ông Lương sẽ bổ sung cho bức tranh về cuộc đàm phán được coi là sự mở đầu thực chất nhất cho tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, cũng như là lời giải đáp cho những thắc mắc của Joe Damond - người, vì những lý do nhất định, chưa hỏi thẳng đối tác và cũng là người bạn vong niên của mình.
Ông đã trở thành trưởng đoàn đàm phán như thế nào?
Sáng ngày 5.11.1996, tại cuộc họp bàn về việc chuẩn bị đàm phán kinh tế - thương mại với Mỹ, sau khi các bộ ngành hữu quan báo cáo tình hình, Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế đối ngoại Trần Đức Lương, người chủ trì, đã quyết định thành lập "Tổ công tác liên bộ về Hiệp định Kinh tế - Thương mại với Hoa Kỳ".
Đột nhiên, ông chỉ vào tôi, và nói: "Tôi quyết định cử đồng chí Nguyễn Đình Lương" làm tổ trưởng." Tôi thực sự thấy bất ngờ, và không kịp phản ứng gì cả, vì giọng nói ông rất quyết đoán.
Trong thâm tâm, tôi hiểu ông chọn tôi vì tôi đã nhiều lần tháp tòng ông trong các cuộc đàm phán, hay họp hội nghị của uỷ ban liên chính phủ với Liên Xô và các nước XHCN khác. Ông hiểu trong đầu tôi có cái gì, và tôi có thể làm gì.
Từ sau đó các công việc liên quan đến đàm phán Việt - Mỹ cứ được chuyển về chỗ tôi để tôi tập hợp và tổng hợp. Và đến khi đoàn Mỹ sang, tôi dẫn đầu đoàn đàm phán phía Việt Nam.
Joe Damond có nói rằng anh ta may mắn vì Sếp trực tiếp của anh ta đã chủ động tránh sang một bên, chứ không thì...
Tôi không may mắn như vậy. Quyết định bất ngờ đó đã làm cho tôi khổ sở một thời gian, vì ông Sếp trực tiếp của tôi lại muốn nhận việc đó. Có lẽ, ông ta nghĩ đơn giản việc đó là "oai", nhưng ông không hiểu rẳng tôi đã thực sự "oải" như thế nào trong quá trình đàm phán, nhất là ở nửa chặng đầu và sau khi hai bên đã ký hiệp định về nguyên tắc. Nhưng đó là chuyện về sau.
Số tôi số khổ mà. Đã mang lấy nghiệp vào thân/ Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Joe Damond nói rằng trong thời gian đầu, phía Mỹ tỏ ra khá lúng túng trong việc khởi động đàm phán, vì họ chẳng có thông tin, cũng như hiểu biết về cơ chế của kinh tế - thương mại Việt Nam. Và ông ta cũng cảm nhận điều tương tự từ phía Việt Nam, có đúng không?
Đúng và không đúng. Đúng vì ta cũng không hiểu hệ thống thương mại của Mỹ và thế giới nói chung, ngoài phe XHCN của chúng ta.
Còn không đúng, vì Việt Nam vất vả hơn trăm lần. Chúng tôi không hiểu phía đối diện, và cũng không hiểu phía sau lưng.
Cuộc chiến tranh 30 năm và sự khốc liệt của nó đã để lại trên đất nước Việt Nam, và trong quan hệ Việt - Mỹ, quá nhiều vấn đề. Tôi không còn đủ trí nhớ để thống kê lại những điều gặp phải trong quá trình chuẩn bị cho BTA.
Nhưng chắc vẫn có những điều không thể quên?
Nào là nhận thức "Mỹ là kẻ thù cơ bản lâu dài", bên cạnh tâm lý chống Mỹ và tâm lý nghi kỵ. Có người coi BTA chỉ là "âm mưu của Mỹ để chuyển hoá chế độ chính trị ở Việt Nam, đơn giản (nó) chỉ là âm mưu phá vai trò lãnh đạo của Đảng". Hay dùng thị trường tự do để phá hoại cái định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN của chúng ta.
Còn ông, lúc đó, ông nghĩ thế nào?
Đó là hậu quả của một quá trình lâu dài xa lánh luật chơi thị trường, chỉ biết chăm lo củng cố cho nền kinh tế độc quyền XHCN, đã đặt chúng ta vào thế quá ngỡ ngàng, lúng túng, khi buộc phải chuyển sang nền kinh tế thị trường, buộc phải chơi theo một luật chơi mới, áp dụng cho hầu hết các cuộc chơi.
Cho dù các Nghị quyết của Đảng đã nhiều lần chỉ rõ, và xã hội đã nhận thức được rằng, thế giới đang thay đổi sâu sắc, nền kinh tế thế giới đang phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng đi vào xu thế toàn cầu hoá, nhưng quả thực vượt qua được những rào cản chính trị, rào cản tâm lý kể trên là điều hoàn toàn không dễ dàng. Càng không phải một sớm một chiều.
Xin ông nói cụ thể hơn trong trường hợp BTA.
Đàm phán BTA với Mỹ là công việc hoàn toàn mới mẻ, thực sự cũng chưa ai hình dung nó là thế nào. Mỗi người, mỗi cơ quan, nhìn một góc, đòi hỏi một cách... Không ai giống ai.
Bây giờ nhớ lại thật buồn cười. Và nhiều vấn đề được nêu ra hình như chỉ như đánh đố đoàn đàm phán.
Đánh đố?
Vì làm sao mà thực hiện được.
Chẳng hạn, có người bảo: "Trước kia ta chưa đòi được khoản bồi thường chiến tranh theo Hiệp định Paris (1973), kỳ này đàm phán kinh tế ta phải đòi cho bằng được."
Liên quan đến khoản tiền đó, vì ta không hiểu luật Mỹ (tiền nong do Quốc hội quyết) mà ta đã đánh rơi mất cơ hội bình thường hoá quan hệ với Mỹ trước đấy hai chục năm. Tất nhiên, chúng ta có quyền nêu, nhưng nêu cho vui thôi, phía Mỹ sẽ không đồng ý đưa vào chương trình đàm phán.
Hay, có người đòi là "Đoàn đàm phán phải đấu tranh với Mỹ để xếp Việt Nam vào khối các nước kém phát triển, để họ phải có chính sách ưu đãi đặc biệt".
Điều này chúng tôi cũng chịu. Đã có một thời Việt Nam bị liệt vào danh sách các nước kém phát triển (underdeveloped countries), như một số nước Châu Phi. Việt Nam chúng ta tự ái, mất bao nhiêu năm trời mới đi đấu tranh, vận động, để được xếp trong danh sách các nước đang phát triển (developing countries).
Thế mà nay lại giao cho Đoàn đàm phán BTA kéo tụt Việt Nam xuống. Mà đoàn đàm phán phía Mỹ có quyền hành gì trong việc lôi lên, hay đè xuống này?
Lại cũng có người chỉ đạo rất cụ thể: "Đàm phán với Mỹ là phải thực hiện phương châm "vừa hợp tác vừa đấu tranh, và với kẻ thù rắn mặt như Mỹ thì phải đấu tranh là chính."
Tôi chỉ còn biết ngửa mặt lên trời mà than: "Về khoản này, con xin chịu không bắt chước được bố."
Ý ông là...?
Anh nhớ câu chuyện cậu con rể tương lai cứ chăm chăm bắt chước mọi động tác của bố vợ chứ gì? Đến nỗi, ông "Nhạc phụ đại nhân" phải phì cười, và hai sợi bún thò lò ra đằng mũi.
Đây đâu còn là thời chiến tranh mà ta thắng, địch thua. Cả hai bên phải đạt được một thoả thuận đảm bảo đôi bên cùng có lợi, để cùng nhau là đối tác lâu dài.
Không thể buổi đàm phán nào cũng lo đấu tranh, cũng chửi người ngồi đối diện với mình một trận cho bõ tức. Tan cuộc ngay!
Dân gian hay nói, chính chúng ta, lúc cần khẳng định vị thế, thì tự nâng lên, còn lúc cần tiền viện trợ, xin xỏ, thì tự hạ xuống.
Thôi, chuyện dân gian thì nhiều lắm. Tôi xin miễn bàn. Nhưng riêng tôi cũng có một kỷ niệm đáng nhớ liên quan đến chuyện đó.
Mùa thu năm 1989, mùa các nước XHCN chuẩn bị đàm phán cho Hiệp định 5 năm tiếp theo (1991-1995). Trước khi hai đoàn chính phủ gặp nhau, là người chuẩn bị các phương án, tôi đi Moskva thăm dò trước. Và tôi đã đến thăm anh bạn thân học cùng trường MGIMO (Học viện Quan hệ Quốc tế Moskva), lúc đó là Thứ trưởng Tài chính Liên Xô.
Anh ta nói: "Lương, hôm nay ta nói chuyện với nhau như những người bạn. Mày (tiếng Nga, khi thân quen chúng tôi dùng đại từ "tư" là mày, bạn) bỏ cái nghề ăn xin của mày đi. Không ai giàu lên bằng của bố thí. Phải đứng thẳng người lên để làm giàu như họ. Chứ Liên Xô chúng tao cũng sắp đổ rồi, không còn gì nữa đâu mà cho."
Tôi ngồi lặng người một hồi lâu, miệng đắng ngắt. Tôi uống vội cốc nước chè đen còn đang nóng, suýt bỏng họng.
Bài học đó cả đời tôi không quên.
Nhưng chính Joe Damond đã nhắc đến chuyện, vào khoảng mùa thu năm 1997 gì đó, trong một cuộc đàm phán, ông Nguyễn Đình Lương đã nói rằng Việt Nam là nước nghèo đói, kém phát triển, và chỉ có thể chấp nhận các tiêu chuẩn thương mại quốc tế (WTO) vào năm 2020. Xin ông giải thích cho rõ ràng.
Đó là chuyện có thật. Bây giờ nhắc lại tôi vẫn thấy buồn cười.
Số là, sau khi tôi đề nghị, phía Mỹ đã chuẩn bị bản dự thảo "Comprehensive" (tổng thể), theo các tiêu chuẩn WTO. Mọi người hơi choáng: "Khó hiểu quá, mới quá!"
Xin phép được ngắt lời ông. Tại sao ông lại đề nghị phía đối tác soạn dự thảo?
Trong một cuộc họp cấp cao phía Việt Nam, có một ý kiến nêu ra là ông Nguyễn Đình Lương phải đưa ra một dự thảo cho phía Mỹ, và nêu rõ quan điểm của Việt Nam.
Trước đây, khi đàm phán Liên Xô, chỉ trong ba tiếng đồng hồ tôi đã có một dự thảo cả tiếng Nga lẫn tiếng Việt. Nhưng khi ngồi trong cuộc bà Barbara Barshefski tiếp Bộ trưởng Thương mại Lê Văn Triết ở Washington DC vào tháng 6.1995, và ngồi với Joe Damond suốt một tối, đến tận 12h đêm tại KS Sheraton (DC) để nghe giải thích về khái niệm một hiệp định tổng thể theo những cam kết của WTO, thì tôi biết là tôi không biết gì về WTO.
Tôi đã đề nghị Joe Damond chuẩn bị dự thảo là vì lý do đó.
Vâng. Xin ông tiếp tục.
Khi chúng tôi dịch dự thảo ra, và trình lên lấy ý kiến trong nội bộ Việt Nam, đã có người (tất nhiên là người có quyền) bảo rằng Việt Nam là nước nghèo, là nước kém phát triển, Việt Nam chỉ có thể chấp nhận các tiêu chuẩn đó vào năm 2020.
Nhân tiện có ý kiến đó, trong lúc phía đoàn đàm phán chúng tôi chưa chuẩn bị được gì, chúng tôi đành cứ phóng ra cho phía Hoa Kỳ phương án, lộ trình tất cả các lĩnh vực (thương mại, đầu tư, dịch vụ...) đều đến 2020.
Sao chúng ta bị ám ảnh bởi con số 20 thế nhỉ? Hai ngàn hai mươi, rồi hai mươi ngàn tiến sĩ...
(Cười) Đó là một cú sốc đối với đoàn Mỹ. Qua nét mặt, tôi biết đoàn đàm phán Mỹ thất vọng lắm.
Họ không ngờ...
Họ thất vọng về những người ngồi đối diện với họ?
Đúng vậy. Và kể từ đó, đúng như Joe Damond nói với anh, câu chuyện cứ lùng nhùng, dậm chân tại chỗ.
Nhưng cũng nhờ đó chúng tôi hiểu được suy nghĩ thực sự của họ, và nhận được một phản ứng mạnh mẽ nhất, cho tới lúc đó, từ phía họ. Chúng tôi cần hiểu tận cùng những ý tưởng của Mỹ trong cuộc chơi này, để từ đó mới thiết kế được đối án của mình. Và, nhờ đó, chúng tôi đã kéo dài được thời gian học bài và chuẩn bị.
Nhưng sự thất vọng của phía Mỹ chưa phải là điều xấu nhất có thể xảy ra với tôi.
Lại còn có điều tồi tệ hơn sao?
Thời gian đó, ở Hà Nội, vì thấy bế tắc, nơi này nơi khác đã có tiếng xì xèo. Có người nghi vấn "hình như ông Lương không biết đàm phán".
Thậm chí, có người còn đề nghị thay trưởng đoàn đàm phán.
Tại sao ông không bị thay?
Béo bở gì miếng xương. Mà lại là miếng xương đang mắc ngang cổ họng người khác. Có người sẵn sàng làm việc đó, thì không còn có lúc này tôi ngồi tiếp chuyện nhà báo đâu.
--------------------------------------------------------------------------------
Tuan Vietnam
28-12-2011
Cuộc chiến bên ngoài bàn đàm phán Việt - Mỹ
Joe Damond đã nhấn mạnh tới ý thứ hai, liên quan đến đề nghị của Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn vào năm 2020, rằng "Việt Nam phải coi việc đóng cửa thị trường chính là nguyên nhân của nghèo đói và chậm phát triển". Ông nghĩ gì lúc đó?
Joe hoàn toàn có lý: Trên thế giới, những nước có nền kinh tế mở, không có nước nào nghèo.
Nhưng anh ta không hiểu hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Suốt 30 năm chiến tranh liên tục, lại bị các nước thù địch bao vây về chính trị, cấm vận về kinh tế, làm sao mà mở cửa được với thế giới bên ngoài cơ chứ.
Hơn nữa, anh ta cũng đâu hiểu câu chuyện bên trong của chúng ta lúc đó. Có một thực tế là, trong nước lúc đó, chỉ có một chiều suy nghĩ: Đói nghèo là do chiến tranh, ai nói khác là không chấp nhận được.
Quả thực là nhận định thẳng thắn của Joe đã khiến chúng tôi dễ dàng ăn nói hơn nhiều.
Joe Damond có nói rằng chỉ đến những ngày đầu năm mới năm 1998, khi nhận được bản thiết kế đàm phán của phía Việt Nam, ông ta mới tin rằng hai bên mới có thể đi chung trên một con đường, trước khi tới đích. Vậy trong suốt hơn 8 tháng đó ông đã làm thế nào để ra được bản đó?
Trong thời gian đó, tôi đi tìm "tầm sư học đạo". Trước tiên, tôi vào Sài Gòn tìm gặp những người trước đây từng học ở Mỹ, hay làm việc cho các tổ chức quốc tế, trong đó có Giáo sư Nguyễn Xuân Oánh từng làm hai nhiệm kỳ ở IMF. Họ cũng chẳng giúp gì được tôi, vì thời họ học, chủ yếu là những năm '60, là GATT, chứ không phải WTO.
Thế là tôi lại "khăn gói quả mướp" đi một vòng sang các nước bạn bè, anh em cũ. Trung Quốc là nước tôi nghĩ tới đầu tiên.
Trung Quốc à? Theo Joe Damond giải thích thì BTA họ ký với Mỹ thì còn "xưa hơn cả Diễm", à, cả Nga. Nhưng hình như lúc đó họ đang đàm phán về việc gia nhập WTO với Mỹ?
Đúng vậy. Và họ cũng cử chuyên gia tiếp tôi mấy buổi. Có điều cứ đúng 45 phút người tiếp tôi lại xin ra ngoài. Đến lần thứ ba thì tôi giật mình.
Tại sao? Yếu thận là chuyện bình thường mà.
Thế tại sao cứ đúng 45 phút, đều như vắt chanh, mà không phải 50 phút, hay 40 phút?
À, tôi hiểu. Họ ra thay băng cassette? Hồi đó chưa có máy ghi âm kỹ thuật số?
Chắc cũng là để đảm bảo an toàn cho bản thân, nhỡ sau này có ai đó qui trách nhiệm nọ kia. Nhưng tôi hiểu là người ta đã cẩn trọng như vậy, chắc cũng chả nói gì quan trọng cho mình.
Thế là tôi qua Đông Âu, tìm bạn bè cũ.
Có khả quan hơn không, thưa ông?
Nga thì không biết gì. Ba Lan thì bảo BTA họ vừa ký với Mỹ chẳng qua là cái "passport" để họ xin gia nhập EU và NATO thôi, nên Mỹ đưa cái gì là họ chấp nhận cái đó. Chỉ khi sang Hungary tôi mới thấy được một tia hy vọng.
Bạn tôi khi đó làm Trợ lý Bộ trưởng Bộ Kinh tế, bảo tôi: "Ở bộ tôi có nhiều chuyên gia đàm phán quốc tế giỏi, kể cả trong GATT. Nhưng, khi về nước, ông phải bảo Bộ Thương mại gửi trước cho tôi một bức thư chính thức, xin một khoản tài trợ khoảng vài trăm ngàn đô la. Có số tiền đó tôi sẽ cử chuyên gia sang giúp ông."
Tôi mừng rỡ trở về. Nhưng trong khi tôi đang hối hả lo trình để xin chữ ký, dấu má, thì đùng một cái nghe tin Đảng Dân chủ cầm quyền bị đổ, và Đảng Thanh niên lên thay.
Đúng là cái số ông khổ thật. Rồi sao nữa?
Lúc đó, chính phủ cho phép mời tư vấn Mỹ. Và Ginny Foote đã xuất hiện. Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt đã giới thiệu các giáo sư, chuyên gia sang giảng bài về WTO cho đoàn đàm phán. Và, sau khi nghe họ giảng thử ở các lớp khác nhau, tôi đã chọn Dan Price.
Lý do?
Ông này lúc đó đang làm cho một công ty tư vấn ở Mỹ. Nhưng Dan đã có thời gian dài làm cho Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ, và, quan trọng nhất, đã từng đàm phán BTA với Liên Xô và NAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ). Tôi nghĩ ông này có thể có những cái mà chúng tôi cần. Chẳng hạn như phương án xử lý các vấn đề cụ thể với các nước đang phát triển.
Joe Damond nói rằng Dan Price đóng vai trò nhất định trong việc Việt Nam đưa ra bản thiết kế đàm phán điều chỉnh, có đúng không?
Dan Price là nhà tư vấn tốt, có nhiều kinh nghiệm, có kiến thức. Chúng tôi khá thân nhau.
Sau này, khi Dan Price trở thành Phó Cố vấn An ninh Quốc gia trong chính quyền Tổng thống Bush (con), phụ trách mảng kinh tế đối ngoại, chúng tôi vẫn giữ được quan hệ bạn bè. Mỗi lần sang Hà Nội công tác, cứ xong việc công, Dan Price lại hẹn nhau ngồi nhâm nhi vài ly.
À, quay trở lại câu chuyện năm 1997, đối với một số vấn đề cần tham vấn, tôi luôn yêu cầu Dan đưa cho tôi 4-5 phương án, hoặc ít nhất cũng là 2. Còn chọn phương án nào, có điều chỉnh hay không là quyền của đoàn đàm phán Việt Nam. Bởi chúng tôi phải có phương án phù hợp nhất với điều kiện của Việt Nam. Anh nên nhớ rằng chúng tôi còn phải bảo vệ ở trong nước trước khi gửi cho phía Mỹ chứ.
Trong thời gian đó, tôi phân công cho anh em tìm hiểu và thiết kế lại từng mảng, từ sở hữu trí tuệ, đầu tư đến dịch vụ. Chuyên gia từng lĩnh vực thì rà soát trong phương án của Mỹ điều gì cần bỏ, điều gì cần thay, hay bổ sung. Các luật sư thì ngồi với nhau hàng tuần để mổ xẻ từng khái niệm, từng câu chữ, từng đoạn... Về nguyên tắc, chúng tôi đảm bảo rằng chưa hiểu hết nội dung, chưa cam kết.
Và bản thiết kế, khi hoàn thành, so với bản của phía Mỹ đưa ra trước đó 8 tháng đã được thay đổi khá nhiều. Đặc biệt, Chương Thương mại Dịch vụ được viết lại hoàn toàn cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Và đúng như Joe nói, kể từ tháng 5.1988, cuộc đàm phán đã đi vào thực chất, và chúng tôi chỉ tập trung bàn về lộ trình mở cửa thị trường.
Thảo nào, Joe Damond kể rằng Dan Price chỉ thông báo là bản của phía Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi, chứ không nêu cụ thể sẽ thay đổi thế nào. Ông ta còn nói rằng một điều khác khiến ông ngạc nhiên là làm sao ông Lương có thể thuyết phục được chính phủ và các cơ quan liên quan của Việt Nam đồng ý với bản thiết kế đó. Xin ông giải thích rõ chuyện này?
Khi chuẩn bị xong tất cả, chúng tôi trình lên cấp trên một tập tờ trình dài 350 trang, gửi trước cho mỗi người một tập. Khi bắt đầu họp, vị lãnh đạo chủ trì nhắc nhở: "Lưu ý để các đồng chí rút kinh nghiệm, theo thông lệ, trình lên cấp này, mỗi vấn đề chỉ ghi trong một trang hoặc một trang rưỡi. Tờ trình này những 350 trang thì sao xử hết được."
Đúng vậy. Cách đây mấy năm, khi nhóm tư vấn Harvard gửi bản khuyến nghị chính sách đầu tiên lên cho Thủ tướng, họ làm dài lắm, rất cụ thể. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nghe nói cũng nhận xét rằng dài thế Thủ tướng lấy đâu thời gian mà đọc xuể, chỉ làm độ 6-7 trang là vừa. Thế là, khi trình bản khuyến nghị thứ hai, họ cố gắng cô gọn lại chỉ có mười mấy trang.
Lúc đó, tôi nghe cả, và tôi hiểu hết. Nhưng chúng tôi vẫn phải trình dài, vì không trình hết thì nguy hiểm lắm.
À, đó có phải là điều duy nhất hữu ích ông thu nhận được từ chuyến đi Trung Quốc trước đó?
(Cười) Mọi thứ đều hoàn toàn mới mẻ, lạ lẫm, nếu không trình hết để cấp trên hiểu, thì nếu có chuyện gì sau này, đoàn đàm phán chúng tôi sẽ không gánh nổi trách nhiệm.
Xin ông nói rõ ông có gặp khó khăn gì với tờ trình của mình không?
Không dễ dàng tí nào. Người ta phản đối, vì tất cả các hiệp định đầu tư Việt Nam đã ký với nước ngoài, không có một nội dung nào như trong này.
Một đồng nghiệp trong bộ thương mại đã nói với tôi rằng trách nhiệm của những người đi đàm phán là phải thiết kế làm sao cho khung pháp lý không va đập với khung pháp lý hiện hành.
Tôi đã phải nói rằng cái khung pháp lý của chúng ta quá lởm khởm, nên phải cho cái búa đập vỡ nó đi mới mong làm ăn được.
Ý ông nói rằng cho đến khi BTA có hiệu lực, hệ thống luật pháp của Việt Nam rất lạc hậu?
Cũng không hẳn vậy. Tôi thấy Quốc hội Việt Nam cũng chăm chỉ sửa luật đấy chứ. Chỉ có điều, vì không có tiêu chí, nên cách sửa nhiều khi tuỳ hứng, và tuỳ vào ý chí của lãnh đạo.
Nhưng lần này thì khác, bởi luật sẽ được sửa cam kết theo BTA, theo WTO, tức là theo một tiêu chí rõ ràng.
Chúng tôi thuyết phục những người phản đối bằng lập luận sau: Không nước nào có thể phát triển được nếu không xuất khẩu được vào thị trường Mỹ. Ngay cả "ông bạn vàng phương Bắc" của chúng ta muốn thực hiện "bốn hiện đại hoá" thành công cũng phải ký BTA với Mỹ, để hưởng qui chế tối huệ quốc mà thúc đẩy xuất khẩu. Và, Việt Nam, muốn xuất khẩu được phải thiết kế một hệ thống pháp luật để đáp ứng nhu cầu đó. Và để phát triển lâu dài, không nên sửa kiểu cò con, vụn vặt.
Đối với Chương Sở hữu Trí tuệ, có một nhà khoa học nổi tiếng, có chức sắc đàng hoàng, đã phản đối đến cùng. Ông ta cho rằng xưa nay các nước tư bản phát triển được là do đi "ăn cắp" phát minh của người khác, và Việt Nam cam kết vào đây là "tự trói mình", sau này lấy lấy tiền đâu mà mua.
Chúng tôi phải thuyết phục rằng liệu các nhà đầu tư tử tế nào từ Mỹ và các nước phát triển sẽ vào Việt Nam, khi họ không đảm bảo rằng sản phẩm của họ không bị làm nhái, hay không. Vả lại, với Mỹ sở hữu trí tuệ là lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp, đời nào họ chịu buông.
Chẳng hạn, chỉ riêng giá trị thương hiệu của Coca-cola đã gần gấp ba lần GDP của Việt Nam vào thời điểm đó (90 tỷ đô la so với 32 tỷ đô la).
Gần đây, một chuyên gia hàng đầu về đầu tư của Nhật Bản có nhận xét với tôi rằng một trong những lợi thế của Việt Nam so với Trung Quốc, trong con mắt các nhà đầu tư Nhật Bản, là ở Việt Nam chuyện ăn cắp bản quyền trong sản xuất hàng hoá chưa phổ biến, hoặc giả người Việt Nam chưa đủ trình độ ăn cắp như người Trung Quốc.
Hay với Chương Đầu tư, chúng tôi cũng phải thuyết phục rằng mục đích của chúng ta là thu hút đầu tư, và, vì vậy, phải cải thiện môi trường pháp lý.
Hoặc với Chương Mua sắm Chính phủ, trong đó qui định dự án đầu tư của nhà nước từ nửa triệu đô la trở lên là phải đấu thầu, họ phản đối rất mạnh. Họ viện lý do là làm như vậy là tiết lộ bí mật quốc gia. Chúng tôi trả lời rằng trong đó đã loại bỏ hết những dự án liên quan đến an ninh, quốc phòng, rồi, và chẳng qua chỉ là những dự án dân sự như xây dựng nhà máy điện, hay mua xe lửa thôi... Chúng tôi khẳng định rằng chỉ có đấu thầu công khai, thay vì chỉ định thầu, mới hạn chế được tham nhũng.
Nhưng chương này cuối cùng đã bị loại ra. Chúng tôi đã thua, bởi lợi ích của những người chống quá lớn.
Đó là nỗi đau lớn nhất của ông?
Đối với bản hiệp định thì đúng. Nhưng đối với đoàn đàm phán Việt Nam, và cá nhân tôi, nỗi đau lớn nhất lại nằm ở chỗ khác. Tôi sẽ nói sau.
--------------------------------------------------------------------------------
TuanVietnam
29-12-11
Nỗi đau của nhà đàm phán BTA
Ông còn nhớ không, đại văn hào Nga Lev Tolstoi đã từng nói rằng cuộc tranh cãi tay đôi chỉ chấm dứt khi một trong hai người hiểu ý định thực sự của người kia. Còn trong trường hợp của BTA, hai bên đã mất tới hơn một năm rưỡi, với 5 vòng đàm phán để làm điều đó. Chỉ có điều, trong trường hợp BTA, cả Việt Nam và Mỹ đều hiểu ý định thực sự của nhau, để không phải chấm dứt ở đó mà cùng nhau đi tiếp.
Kể từ vòng đàm phán thứ 6, ông có cảm nhận thấy thay đổi thái độ của phía Mỹ dành cho ông và đoàn đàm phán Việt Nam không?
Có chứ, rất rõ ràng. Qua thái độ, ánh mắt và lời nói. Chứ trước đó, tôi cảm nhận được sự lo lắng của họ. Vả lại, như Joe đã nói với anh đấy, một người được đào tạo ở Liên Xô và nhiều năm làm việc với Liên Xô và Đông Âu theo mô hình thương mại Xô Viết, chắc hẳn sẽ khó chơi lắm. Khi đã hiểu nhau, Joe có nói với tôi rằng anh ta đã từng chờ đợi những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Nhân thể xin hỏi lại ông điều này. Joe Damond nói rằng trưởng đoàn phía Mỹ là "ông chủ" cuộc chơi, nhưng, ông trưởng đoàn Việt Nam lại đóng vai trò như một người điều phối, điều tiết. Có lý do gì đó không, hay là tính cách ông nó vậy?
Thông thường trong đàm phán, nhất là thời gian đầu, tôi hay hỏi nhiều và yêu cầu anh em trong đoàn đặt nhiều câu hỏi. Một mặt, càng nhiều thông tin thì càng hiểu ý tứ của đối tác trong cuộc chơi này. Và, mặt khác, chúng tôi cũng học được nhiều hơn về kinh tế thị trường, để có thể bảo vệ tốt hơn những lợi ích thực sự của Việt Nam. Cũng như Joe Damond và đoàn đàm phán phía Mỹ trong việc bảo vệ lợi ích của nước Mỹ.
Lý do thứ hai là đoàn đàm phán của Việt Nam là đoàn liên bộ, mỗi bộ lại có lợi ích riêng của mình. Nếu trưởng đoàn không biết điều phối cho khéo, rất dễ xảy ra trường hợp "trưởng đoàn không biết phương án đàm phán riêng của từng bộ".
Chẳng hạn, về thuế, tôi bảo anh Tuấn (ông Hà Huy Tuấn, hiện là Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia) về chuẩn bị rồi trình ông Nguyễn Sinh Hùng (Bộ trưởng Tài chính lúc đó) ký và trình tiếp lên Thủ tướng. Về đầu tư, tôi bảo anh Ân (ông Đinh Văn Ân hiện là Trợ lý Tổng Bí thư) làm, rồi trình ông Thứ trưởng Võ Hồng Phúc ký nháy. Về sở hữu trí tuệ, tôi bảo anh Chiến (ông Đỗ Khắc Chiến - nguyên Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa Thông tin) và anh Chướng (ông Phạm Đình Chướng - nguyên Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ - Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường) soạn thảo rồi trình lên bộ trưởng của họ ký nháy.
Tất nhiên, trước đó, tôi đã có trao đổi cụ thể và thống nhất với anh Tuấn, anh Ân, hay anh Chiến và anh Chướng, là nên triển khai như thế nào. Khi đã có chữ ký bộ trưởng, các anh ấy gửi cho tôi một bản để tôi tập hợp thành một đề án chung và trình lên cấp trên thông qua. Tuy trưởng đoàn là người quyết định cuối cùng, và cũng là người giơ đầu chịu báng nếu có chuyện gì, nhưng vẫn phải hết sức tôn trọng anh em, tôn trọng kiến thức và công sức đóng góp của họ, và nhất là tôn trọng quyền của họ.
Bây giờ chúng ta hay nói là phát huy, hay thu hút, mọi nguồn lực xã hội, trí tuệ xã hội, nhưng nếu không tôn trọng những điều đó, làm sao mà thu hút, hay phát huy, được.
Kể cũng hay nhỉ? Một người đến từ nơi được coi là thế giới tự do như Joe Damond lại cư xử như một nhà độc tài (dictator), như cách ông ta tự nhận khi nói với tôi, còn còn cách làm việc của đại diện phía Việt Nam thì lại...
(Cười) Phía Mỹ họ khác. USTR được lập ra để đàm phán các hiệp định thương mại, cũng như xử lý các tranh chấp thương mại quốc tế. Họ chuyên nghiệp lắm.
Quay lại câu chuyện đàm phán, kể từ cuộc đàm phán thứ 6 cho tới khi hai bên ký tắt hiệp định hơn một năm sau đó, mọi chuyện có suôn sẻ không?
Khi đàm phán về thuế, tôi yêu cầu Joe Damond soạn cho tôi những yêu cầu của phía Mỹ. Và, bước vào bàn đàm phán, họ đưa cho chúng tôi một danh sách rất dài khung giảm thuế, và không quên nhấn mạnh rằng nếu không làm vậy quốc hội sẽ không phê chuẩn. Bởi trong quốc hội, đứng đằng sau nghị sĩ là doanh nghiệp, và nếu doanh nghiệp không được hưởng lợi, nghị sĩ sẽ không ủng hộ.
À, Joe Damond có kể chuyện này, và nói rằng thoạt tiên ông ta rất ngạc nhiên về lời đề xuất này của ông...
Khi bàn trên cơ sở bản danh sách đó, tôi mới bảo với Joe rằng thuế nhập khẩu của Mỹ chỉ chiếm 2% thu ngân sách, chủ yếu để làm chính sách thương mại, trong khi đó ở Việt Nam đó là 20% nguồn thu ngân sách. Ký BTA, nguồn tăng thu từ xuất khẩu chưa biết là bao nhiêu, tự nhiên mất ngay gần hết 1/5 nguồn thu ngân sách, đời nào chính phủ Việt Nam chịu cho ký.
Tôi còn giải thích thêm rằng, bên Mỹ có thuế thu nhập cá nhân, thuế tài sản..., còn Việt Nam thu nhập như lúc đó, ăn còn chẳng đủ, tài sản cá nhân cũng chẳng có mấy, như tôi đang ở nhà của nhà nước. Như vậy lấy đâu ra mà bù vào khoản hụt đó.
Rồi tôi nói: "Thôi chúng ta sẽ bàn, nhưng bàn sau, khi Việt Nam đàm phán gia nhập WTO. Khi đó, Việt Nam cũng có dăm ba năm cải cách hệ thống thuế theo hệ thống của thế giới, như thuế VAT, thuế thu nhập, thuế tài sản..."
Joe nghe ra, hai bên bàn bạc qua lại, và cuối cùng chúng tôi chỉ tập trung vào hơn 200 dòng thuế để bàn về thuế suất và lộ trình giảm thuế.
Nhưng đâu đã ổn. Khi nhóm thuế hai bên đàm phán riêng, phía Mỹ lại yêu cầu phía Việt Nam đưa biểu thuế AFTA (Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN) ra bàn. Anh Tuấn và anh Khánh (hiện là Thứ trưởng Công Thương, Trưởng đoàn Đàm phán TPP) không chịu, và về báo cáo tôi.
Tối hôm đó, Joe mời cơm.
Trong khi ăn, tôi mới hỏi: "Phía Mỹ có định ký BTA không?"
Joe ngỡ ngàng nhìn tôi.
Tôi hỏi tiếp: "Tại sao nhóm thuế lại đưa yêu cầu như vậy? Phía Mỹ đòi biểu thuế AFTA của tôi, vậy, đổi lại, các ông hãy đưa biểu thuế NAFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ) ra cho chúng tôi. Thế mới bàn được chứ."
Joe chịu tôi, và mọi chuyện trở nên suôn sẻ hơn nhiều. Muốn biết cụ thể hơn về diễn biến đàm phán, nhà báo nên hỏi anh Tuấn, hay anh Khánh.
Có quả thực là trước khi Joe Damond thông báo với ông ở Aukland là việc ký BTA bị dừng lại, ông không hề biết trước?
Tôi đã có linh cảm là có điều gì đó không ổn, khi lãnh đạo cấp cao lại họp để bàn lại lần cuối về việc ký BTA. Bởi, trước đó, đã có sự nhất trí hoàn toàn rồi. Nhưng tôi vẫn tin là mọi chuyện sẽ không sao.
Vì vậy, khi nghe Joe báo, tôi hết sức ngỡ ngàng. Dường như tôi không tin nổi.
Ông cũng chia sẻ cách lý giải của Joe?
Có một lần, ngồi với Ginny Foote, nhắc đến chuyến lỡ tàu đó, tôi nói "phụ nữ rất được việc, nhưng, đôi khi, cũng dễ rách việc". Tất cả cười "ồ" lên.
Ờ, bà Albright, khi còn làm Đại sứ Mỹ ở Liên Hợp Quốc, đã từng nổi hứng doạ bẻ gãy giò ông Tổng Thư ký Boutros Boutros -Ghali. Vả lại, cha của bà này đã bị cách chức Đại sứ Czech tại Nam Tư và phải đưa cả gia đình bỏ sang Mỹ, khi những người cộng sản lên nắm quyền năm 1948.
Cảm tưởng của ông khi biết rõ hơn về nguyên nhân vụ đổ bể đó?
Buồn, buồn lắm! Buồn vì nhiều lẽ.
Tôi thực sự không thể hiểu nổi, một vấn đề hệ trọng như vậy, vấn đề liên quan đến lợi ích của một dân tộc, lại có thể bị gạt phăng đi chỉ vì một câu phán của một người nào đó, cho dù người đó có là ai. Bởi, trước đó cả một tập thể quyền lực đã nhất trí rồi.
Buồn hơn nữa là sau quyết định bỏ cuộc, nhiều nơi lại tranh thủ "đóng góp thêm ý kiến". Họ cho cái dự thảo BTA của chúng tôi xấu hết chỗ nói.
Chúng tôi lại phải tốn mất mấy tháng trời, tốn mấy trăm tờ giấy viết "bản giải trình", để trả lời những câu hỏi của họ. Khổ nhất là phải giải trình lại những vấn đề mà chúng tôi đã giải thích trước đó cả năm trời rồi, hay những dự đoán hoàn toàn cảm tính, mà thiếu lập luận khoa học, của họ.
Đến khi nào thì lãnh đạo cấp cao lại cho phép nối lại đàm phán để ký BTA?
Sau khi giải trình xong, thấy không có ý kiến gì, tháng 12.1999, chúng tôi lại làm tờ trình xin ký.
Đầu năm 2000, Bộ Thương mại lại có sự thay đổi lãnh đạo. Anh Vũ Khoan, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao, về thay anh Trương Đình Tuyển đi Nghệ An.
Vừa mới về, anh Vũ Khoan đã gặp tôi, và bảo: "Hai thằng bạn già chúng mình quyết tâm làm cho xong BTA rồi nghỉ cũng được." Chúng tôi cùng học ở MGMO với nhau, tuy không cùng năm.
Rồi ăn Tết xong, đến giữa tháng 3, tôi gửi thư mời Joe cùng đoàn Mỹ sang Việt Nam. Joe cũng muốn sang, nhưng cả Bộ Ngoại giao Mỹ và USTR rất cảnh giác Việt Nam, sau vụ bị "bẽ mặt" ở Aukland.
Joe có nói tới vai trò của Dan Price trong chuyện này?
Đúng vậy. Chúng tôi mời Dan sang. Mọi chuyện trở nên rõ ràng với phía Mỹ.
Nhưng đến tháng 7.2000, họ vẫn thử thách lần cuối, bằng cách mời Bộ trưởng Vũ Khoan sang. Ông Vũ Khoan sang, tức là hai bên nhất định ký.
Trong lần đàm phán cuối cùng đó, ông nhớ nhất kỷ niệm nào?
Joe và tôi mất có nửa tiếng là giải quyết xong hết, còn lại ba điều khoản để giải quyết ở cấp bộ trưởng.
Ngoài kỷ niệm vẫn lưu trên tường kia là bức ảnh Tổng thống Bill Clinton bắt tay tôi, một kỷ niệm cũng rất ấm áp là Bộ trưởng Vũ Khoan nhất định đợi "ông Lương" xong việc mới cùng lên xe vào Nhà Trắng.
Hà hà, hai ông bạn già...
Joe Damond đã viết hồi ký, và hy vọng sang năm sẽ ra mắt độc giả. Thế còn ông?
Bạn bè tôi cũng khuyên tôi, thúc giục tôi nên viết.
Nhưng với tôi, "sự đời đã tắt lửa lòng/ còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!"
Xin cám ơn ông!