Trang blog này nhằm lưu lại những bài viết của chính tác giả hoặc của những tác giả khác đã viết và công bố trên các ấn phẩm chính thức, trên phương tiện truyền thông đại chúng, và trên mạng Internet, về những vấn đề Kinh Tế, Văn hoá, Xã hội, Y tế & Giáo dục đang cần tìm hiểu...lúc tuổi già. Không biết nói gì hơn, ngoài lời được xin phép và trân trọng cám ơn các bạn có bài đăng lại trên Blog này.
Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012
Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012
Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012
Bài phát biểu
Tương Lai
Kính thưa các cụ, thưa quý vị,
Trong những ngày nặng trĩu suy tư này, hôm nay, 27 tháng 7 năm 2011, ngày thương binh liệt sĩ, ngày tổ quốc tri ân những người đã bỏ mình vì đất nước để có một Việt Nam ngàn năm văn hiến do ông cha để lại, non sông quy vào một mối, chúng ta có mặt tại đây để cùng đồng bào cả nước nghiêng mình trước anh linh những người đã bỏ mình vì sự toàn vẹn của đất nước.
Trước tình hình nóng bỏng ở Biển Đông do những thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm hải phận của ta, bắt giữ hãm hại ngư dân chúng ta, cắt cáp thăm dò dầu khí ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của ta, tiếp tục những tội ác của chúng đã gây ra tại Hoàng Sa năm 1974 khiến 74 người con yêu của đất nước đã hy sinh và năm 1988 lại 88 chiến sĩ dũng cảm nữa ngã xuống tại Trường Sa vì chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Và rồi , máu của Việt Nam vẫn đang chảy trên Biển Đông.
Quả thật chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đã không cam chịu một nước Việt Nam thống nhất và hùng mạnh làm cản trở tham vọng nuốt trọn Biển Đông và tràn xuống Đông Nam Á như xưa kia cha ông chúng đã từng theo đuổi. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 do Đặng Tiểu Bình phát động, đánh một đòn hiểm khi những vết thương chiến tranh kéo dài hơn một phần tư thế kỷ trên đât nước ta chưa kịp hàn gắn, đời sống của nhân dân ta cực kỳ khó khăn, đã phơi trần dã tâm chưa lúc nào từ bỏ của chúng.
Vì vậy, hôm nay trong lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây nam và ở Hoàng Sa, Trường Sa chúng ta thành kính nghiêng mình tưởng nhớ đến những người đã khuất, sẻ chia với những thương binh, bệnh binh và gia đình của những người đã nằm xuống trong chiến tranh những cam go họ đang phải chịu đựng.
Kinh Thánh có viết : “Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn.” (Is. 50,4). Những điều chúng ta nói lên hôm nay để tưởng niệm những người đã ngã xuống, máu của họ đã thấm đẫm trên từng thước đất, thước biển của tổ quốc ta, là những lời nói gan ruột.
Đức Phật lại dạy : “Nước mắt nào cũng cùng một vị măn, máu của người nào cũng cùng một màu đỏ”. Chúng ta càng thấm thía rằng, máu nào đã tô thắm mảnh đất thiêng này cũng là máu Việt Nam.
Vì thế, chúng ta nhớ lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”, để khẳng định quyết tâm xóa bỏ mọi kỳ thị định kiến, góp tâm góp sức làm lành vết thương chứ không để cho cho cơ thể Tổ quốc tiếp tục rỉ máu. Giọt nước mắt Việt Nam nào cũng có vị mặn, giọt máu nào của cơ thể Việt Nam cũng màu đỏ.
Chúng ta càng ghi nhớ lời dạy của ông cha ta : “Gươm dơ lấy nước làm sạch. Nước dơ lấy máu làm sạch”. Máu của bao thế hệ Việt Nam đã tưới đẫm từng thước núi, tấc sông của Tổ quốc từ thưở Vua Hùng dựng nước cho đến tận hôm nay quyết không uổng. Vì thế, để xứng đáng với truyền thống quật cường dựng nước và giữ nước mà ông cha ta muôn đời truyền dạy, chúng ta quyết không một phút mơ hồ trước mưu toan xâm lược nhằm thực hiện mộng bành trướng của các thế lực hiếu chiến Trung Quốc.
Chúng ta cảm động khi thấy tên của những người anh hùng trong các trận quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa của năm 1974 và Trường Sa của năm 1988 được những thanh niên yêu nước giương cao trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngay tại Hồ Hoàn Kiếm, trái tim của Thủ đô ngày 24.7.2011 vừa qua. Tấm gương hy sinh của thế hệ đi trước đang tiếp sức cho thế hệ hôm nay tỉnh táo và hiên ngang thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, không đang tâm ngồi nhìn bọn cướp nước đang trăm mưu nghìn kế thực hiện chính sách thâm hiểm của chúng. Đó chính là cách thiết thực nhất, mạnh mẽ nhất trong vô vàn những cách thức khác nữa để tưởng niệm những người đã khuất
Vì thế, giọt nước mắt trong lễ tưởng niệm này cũng là “…Giọt nước mắt thương dân. Dân mình phận long đong…như người nhạc sĩ tài hoa nọ đã hát. Đây chính là “ dòng nước mắt trong tim. Chảy lai láng vào hồn…” của mỗi chúng ta. Tâm hồn của mỗi chúng ta đang hướng về Hoàng Sa, Trường Sa, trái tim của mỗi chúng ta đang đập theo nhịp sóng Biển Đông. Chúng ta mong đợi Quốc Hội đang họp sẽ có một Nghị quyết toàn diện và mạnh mẽ về Biển Đông, tiếp sức thêm cho hành động yệu nước của chúng ta.
Lễ tưởng niệm này chỉ là một dấu nhấn trong toàn cảnh hoạt động của mỗi người dân yêu nước. Chúng ta tin rằng anh linh của các liệt sĩ tại các trận chiến đấu trên biển năm 1974, 1988, cuộc chiến đấu trên bộ ở biên giới Tây nam và Biên giới phía băc năm 1979, hồn thiêng sông núi muôn đời Việt Nam, chứng giám cho nhịp đập trái tim yêu nước của tất thảy những lương tâm Việt Nam, để họ biết cách hiến dâng những suy tư và hành động cao cả cho sự nghiệp thiêng liêng của đất nước.
Một lần nữa, xin kính cẩn nghiêng mình.
(bản gốc của tác giả)
LỄ KỶ NIỆM NÀY VÀO ĐÚNG NGÀY 27.7.2011 TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Tương Lai
Kính thưa các cụ, thưa quý vị,
Trong những ngày nặng trĩu suy tư này, hôm nay, 27 tháng 7 năm 2011, ngày thương binh liệt sĩ, ngày tổ quốc tri ân những người đã bỏ mình vì đất nước để có một Việt Nam ngàn năm văn hiến do ông cha để lại, non sông quy vào một mối, chúng ta có mặt tại đây để cùng đồng bào cả nước nghiêng mình trước anh linh những người đã bỏ mình vì sự toàn vẹn của đất nước.
Trước tình hình nóng bỏng ở Biển Đông do những thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm hải phận của ta, bắt giữ hãm hại ngư dân chúng ta, cắt cáp thăm dò dầu khí ngay trên vùng biển thuộc chủ quyền của ta, tiếp tục những tội ác của chúng đã gây ra tại Hoàng Sa năm 1974 khiến 74 người con yêu của đất nước đã hy sinh và năm 1988 lại 88 chiến sĩ dũng cảm nữa ngã xuống tại Trường Sa vì chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Và rồi , máu của Việt Nam vẫn đang chảy trên Biển Đông.
Quả thật chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đã không cam chịu một nước Việt Nam thống nhất và hùng mạnh làm cản trở tham vọng nuốt trọn Biển Đông và tràn xuống Đông Nam Á như xưa kia cha ông chúng đã từng theo đuổi. Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 do Đặng Tiểu Bình phát động, đánh một đòn hiểm khi những vết thương chiến tranh kéo dài hơn một phần tư thế kỷ trên đât nước ta chưa kịp hàn gắn, đời sống của nhân dân ta cực kỳ khó khăn, đã phơi trần dã tâm chưa lúc nào từ bỏ của chúng.
Vì vậy, hôm nay trong lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, phía Tây nam và ở Hoàng Sa, Trường Sa chúng ta thành kính nghiêng mình tưởng nhớ đến những người đã khuất, sẻ chia với những thương binh, bệnh binh và gia đình của những người đã nằm xuống trong chiến tranh những cam go họ đang phải chịu đựng.
Kinh Thánh có viết : “Chúa đã ban cho tôi miệng lưỡi đã được huấn luyện, để tôi biết dùng lời nói nâng đỡ kẻ nhọc nhằn.” (Is. 50,4). Những điều chúng ta nói lên hôm nay để tưởng niệm những người đã ngã xuống, máu của họ đã thấm đẫm trên từng thước đất, thước biển của tổ quốc ta, là những lời nói gan ruột.
Đức Phật lại dạy : “Nước mắt nào cũng cùng một vị măn, máu của người nào cũng cùng một màu đỏ”. Chúng ta càng thấm thía rằng, máu nào đã tô thắm mảnh đất thiêng này cũng là máu Việt Nam.
Vì thế, chúng ta nhớ lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tôi”, để khẳng định quyết tâm xóa bỏ mọi kỳ thị định kiến, góp tâm góp sức làm lành vết thương chứ không để cho cho cơ thể Tổ quốc tiếp tục rỉ máu. Giọt nước mắt Việt Nam nào cũng có vị mặn, giọt máu nào của cơ thể Việt Nam cũng màu đỏ.
Chúng ta càng ghi nhớ lời dạy của ông cha ta : “Gươm dơ lấy nước làm sạch. Nước dơ lấy máu làm sạch”. Máu của bao thế hệ Việt Nam đã tưới đẫm từng thước núi, tấc sông của Tổ quốc từ thưở Vua Hùng dựng nước cho đến tận hôm nay quyết không uổng. Vì thế, để xứng đáng với truyền thống quật cường dựng nước và giữ nước mà ông cha ta muôn đời truyền dạy, chúng ta quyết không một phút mơ hồ trước mưu toan xâm lược nhằm thực hiện mộng bành trướng của các thế lực hiếu chiến Trung Quốc.
Chúng ta cảm động khi thấy tên của những người anh hùng trong các trận quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa của năm 1974 và Trường Sa của năm 1988 được những thanh niên yêu nước giương cao trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngay tại Hồ Hoàn Kiếm, trái tim của Thủ đô ngày 24.7.2011 vừa qua. Tấm gương hy sinh của thế hệ đi trước đang tiếp sức cho thế hệ hôm nay tỉnh táo và hiên ngang thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, không đang tâm ngồi nhìn bọn cướp nước đang trăm mưu nghìn kế thực hiện chính sách thâm hiểm của chúng. Đó chính là cách thiết thực nhất, mạnh mẽ nhất trong vô vàn những cách thức khác nữa để tưởng niệm những người đã khuất
Vì thế, giọt nước mắt trong lễ tưởng niệm này cũng là “…Giọt nước mắt thương dân. Dân mình phận long đong…như người nhạc sĩ tài hoa nọ đã hát. Đây chính là “ dòng nước mắt trong tim. Chảy lai láng vào hồn…” của mỗi chúng ta. Tâm hồn của mỗi chúng ta đang hướng về Hoàng Sa, Trường Sa, trái tim của mỗi chúng ta đang đập theo nhịp sóng Biển Đông. Chúng ta mong đợi Quốc Hội đang họp sẽ có một Nghị quyết toàn diện và mạnh mẽ về Biển Đông, tiếp sức thêm cho hành động yệu nước của chúng ta.
Lễ tưởng niệm này chỉ là một dấu nhấn trong toàn cảnh hoạt động của mỗi người dân yêu nước. Chúng ta tin rằng anh linh của các liệt sĩ tại các trận chiến đấu trên biển năm 1974, 1988, cuộc chiến đấu trên bộ ở biên giới Tây nam và Biên giới phía băc năm 1979, hồn thiêng sông núi muôn đời Việt Nam, chứng giám cho nhịp đập trái tim yêu nước của tất thảy những lương tâm Việt Nam, để họ biết cách hiến dâng những suy tư và hành động cao cả cho sự nghiệp thiêng liêng của đất nước.
Một lần nữa, xin kính cẩn nghiêng mình.
(bản gốc của tác giả)
Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012
VỀ KHẨU HIỆU “TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN”
Lại Nguyên Ân
Thế hệ tôi, sinh trưởng ở miền Bắc, đi học trường phổ thông 10 năm (từ lớp 1 đến lớp 10) vào những năm 1954-1964, thì khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” hầu như không để lại ký ức gì. Là vì ở miền Bắc thời đó, những gì được xem như gắn với “tư tưởng phong kiến” đều bị coi là lạc hậu, cần tránh xa, cần chống lại; mà “tiên học lễ hậu học văn” thì rõ ràng là tư tưởng Nho giáo, là thuộc hệ tư tưởng phong kiến rồi! Cho nên dễ hiểu là không hề thấy khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” xuất hiện trong khuôn viên bất cứ ngôi trường nào trên miền Bắc thời gian ấy; cũng hầu như không có giáo viên hay cán bộ nào trong ngành giáo dục thời ấy dám nói đến khẩu hiệu đó trước các đám đông. Tôi cũng chưa đọc thấy trong hồi ức những người lớn lên và đi học tiểu học, trung học ở miền Nam vào quãng thời gian ấy nói rằng khẩu hiệu kể trên có ghi đâu đó trong khuôn viên các ngôi trường.
Tất nhiên, đừng nghĩ rằng vì khẩu hiệu đó không “hiển thị” trong cộng đồng thì tư tưởng ngụ trong khẩu hiệu ấy không chi phối tâm thức người dạy, người học, và nói chung, tâm thức cộng đồng thời ấy.
Nhưng cần ghi nhận sự thực vừa kể về sự không hiện diện khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” trong khuôn viên trường học. Và đến sau tháng 4/1975, tình hình vừa nêu lại cũng phổ cập vào nhà trường từ vĩ tuyến 17 trở vào đến chót mũi Cà Mau.
Thế thì khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” đã “sống lại” trong ngành giáo dục Việt Nam từ bao giờ? Nó được thể hiện như ta thấy hiện nay trên rất nhiều (rất nhiều chứ không phải toàn bộ) khuôn viên các ngôi trường từ Bắc chí Nam là từ khi nào? Do ai? Do chủ trương của ngành giáo dục hay do “sáng kiến” tự động, tự phát của các trường?
Theo sự ghi nhận – như một dữ liệu nghiên cứu – của tác gia Trần Đình Hượu (1927-1995) thì vào năm 1973, nhà giáo Nguyễn Lân (1906-2003) viết bài “Có nên vận dụng phương châm “tiên học lễ hậu học văn” trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?” (đăng tạp chí “Văn hóa nghệ thuật” ở Hà Nội, số 31, tháng 7/1973) mà động cơ viết bài này, theo lời của chính tác giả Nguyễn Lân, là do thực tế “một số trẻ em không ngoan, trong nhà thì bướng bỉnh với cha mẹ, ra đường thì hỗn láo với mọi người, đến trường thì xấc xược với thầy giáo” (trích bài báo đã dẫn). Ngay sau khi bài báo này xuất hiện, trên báo “Tiền phong” của T.Ư. Đoàn (số 2351, ra ngày 16/8/1973) có bài báo dài của tác giả Thanh Bình nhan đề “Quét sạch những tàn dư tệ hại của Khổng giáo”, với những kết luận chém đinh chặt sắt: “… chúng ta không thể dung hòa được với Khổng giáo cùng với hệ tư tưởng phản động và bảo thủ của nó”, … “chúng ta phải kiên trì đấu tranh để quét sạch nó ra khỏi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như quét sạch những đống rác bẩn vậy”!
Tiếp theo bài này, báo “Tiền phong” còn định ra cả một loạt bài khác nữa để công kích sự đề xuất kể trên của nhà giáo Nguyễn Lân, nhưng thủ tướng Phạm Văn Đồng đã can thiệp dừng lại.[1]
[Những năm 1970, thái độ chính thống đối với Nho giáo nói chung và các tư tưởng của nó, ngoài việc duy trì định hướng “phản phong” vốn được đề ra từ trước, có lẽ còn được tăng cường do việc cảnh giác đề phòng “cách mạng văn hóa” qua của Hữu Nghị tràn vào đồng bằng sông Hồng!]
Trở lại câu hỏi: khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” xuất hiện trở lại trong ngành giáo dục từ khi nào? Thật chi tiết về việc này, nhất là khía cạnh “là chủ trương hay do tự phát” mà khẩu hiệu này được trương cao trên khuôn viên các ngôi trường? – thì cần có xác nhận của những người ghi sử ký ngành giáo dục (hiện ở ngành này bộ này có vị trí người ghi biên niên hay không?).
Đứng ngoài quan sát như tôi và phần đông bạn đọc, thì khẩu hiệu này có lẽ đã tái xuất hiện trong nhà trường Việt Nam từ những năm 1990. Mấy năm cao trào đổi mới có một số đề xuất cải cách giáo khoa, nhất là môn Văn, sao cho bớt khô cứng, chứ chưa nêu đến quan hệ thầy trò hay việc tăng trọng môn đức dục.
Phải tới những năm 1990, bước vào thời kinh tế thị trường ít lâu, thu nhập của dân cư mấy đô thị lớn khá lên, việc đầu tư cho sự học hành của con cái dần dần được chú trọng hơn, đương nhiên các bậc phụ huynh phải chú ý tới các thầy giáo cô giáo dạy dỗ con em mình. Chuyện dạy thêm học thêm diễn ra từ lâu, bất chấp sự ngăn trở hay khuyến khích, dần dần đã tạo ra một thị trường dạy học. Không ít giáo viên cải thiện được đời sống, tức là bù được phần lương quá nhỏ bé, bằng việc dạy thêm; lại có những ông thầy kiếm được tiền tỷ, mua nhà mua đất, sắm được tiện nghi đắt tiền, nhờ dạy thêm; đấy là sự thật; cũng như cái sự thật là ở từng vùng, các vị phụ huynh đều biết với mỗi môn nào thì có những thầy nào dạy giỏi, nên đưa con em đến học. Chính là lao động của những người thầy, bất luận trên giảng đường chính khóa hay trên các phòng dạy thêm, đã nâng giá trị người thầy trong cộng đồng, trước hết là trong con mắt những người có con em đang đi học. Ta cũng còn chưa thể kiểm chứng được giá trị của những thầy giỏi này, một khi cơ chế thi cử không còn nặng nề như bấy lâu nay.
Tất nhiên những phụ huynh thuộc loại nghèo hoặc hơi nghèo sẽ có lúc phải thấy “ghê răng” khi tính đến việc đưa con em mình tới học thêm ở những ông thầy được tiếng là giỏi nhất, nhiều học sinh đỗ đạt nhất, vì những mức giá học phí không hề thấp. Chính là tất cả những điều này, đặt trong kiểu thức học và thi hiện thời, đã nâng giá người thầy, cả khía cạnh dở lẫn khía cạnh hay.
Có thể nói, tâm lý coi trọng và đề cao người thầy và lao động dạy học chính là cơ sở tâm lý xã hội khiến cho khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” từ chỗ bị cấm đoán miệt thị trong “đêm dài bao cấp”, lại bỗng chốc được nêu cao trên khuôn viên các ngôi trường vẫn được những người quản lý nó mệnh danh là “nhà trường xã hội chủ nghĩa”.
Tất nhiên, như đã nói, điều đã khiến các ban quản trị nhà trường dùng đến khẩu hiệu trên, còn là những lo ngại về tình trạng được gọi là “xuống cấp” đạo đức xã hội có vẻ như biểu hiện ngày càng nặng và đáng báo động trong nhà trường, tuy rằng ban đầu người ta chỉ nhấn mạnh chuyện học trò hư, vô lễ, chứ rất khó khăn để ghi nhận các chuyện không hay trong giới giáo viên.
***
Thế nhưng có nên tiếp tục trương cao khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” cả trên khuôn viên các ngôi trường Việt Nam hiện nay cũng như trong lời nói hàng ngày hay không?
Tôi vẫn chưa quên cảm giác gì đó rất không thoải mái mỗi khi nhìn thấy khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” được sơn vẽ sao cho kích cỡ thật lớn, lại đặt ở vị trí đáng chú ý nhất, tại các ngôi trường Việt Nam.
Vì sao vậy? Vì nó lời lẽ bằng ngôn từ Hán Việt, không phải lời lẽ thuần Việt. Vì nó gắn với những thời kỳ rõ ràng là đã qua của giáo dục Việt Nam. Vì nó ngày càng bộc lộ yếu tố vay mượn ngoại lai mà cũng ngày càng rõ là không nên tiếp tục.
Nếu bảo ta vẫn có thể dùng “tiên học lễ hậu học văn” như khẩu hiệu trong giáo dục bởi nền giáo dục ta từ ban đầu vốn chịu ảnh hưởng Trung Hoa; thì cần đáp lại rằng: đúng là giáo dục ở Việt Nam xa xưa thuở ban đầu chịu ảnh hưởng giáo dục Trung Hoa, tiếp nhận cái học của Nho giáo, trong ngàn năm Bắc thuộc và suốt 9 thế kỷ các nền quân chủ độc lập. Nhưng từ cuối thế kỷ XIX và nhất là từ đầu thế XX, nền giáo dục ở Việt Nam đã chuyển sang tiếp nhận giáo dục của châu Âu, trực tiếp là của Pháp. Cho đến ngày nay, thử nhìn xem toàn bộ học vấn mà 12 lớp thuộc hệ nhà trường phổ thông của ta cung cấp cho học sinh là nguồn từ đâu? Rõ ràng có ít ra đến 99% các tri thức là từ nguồn Âu-Mỹ! Hãy xem từng môn vật lý, hóa học, toán, thực vật, động vật, … các tri thức là lấy từ đâu? Chắc chắn không lấy từ Khổng (Nho), Đạo hay Lão Trang. Chằng riêng gì ta, giáo dục phổ thông ở Hàn Quốc, Nhật Bản, ở chính Trung Hoa, Đài Loan, cũng đều như vậy. Vậy là về giáo dục thì toàn bộ các vùng châu Á trong đó có ta đều đã “thoát Á” rồi, có còn là kiểu trường học “chi hồ giã giả”, học tứ thư ngũ kinh, học viết văn bát cổ,… nữa đâu? Chẳng riêng gì châu Á, mà khắp hành tinh chúng ta, hệ thống các tri thức dạy cho các trường phổ thông, đều có nguồn Âu-Mỹ. Vậy thì nhà trường hiện tại đâu có còn dính líu gì nhiều với Nho giáo mà toan quay lại dùng các phương châm, khẩu hiệu rút từ nó?
Cốt lõi mệnh đề “tiên học lễ hậu học văn” là nhấn mạnh việc trau dồi tư cách đạo đức bên cạnh việc học lấy tri thức và kỹ năng. Đây là một phương châm không riêng gì của giáo dục ở phương Đông. Nhưng cách diễn đạt lấy chữ “lễ” đại diện cho toàn bộ phương diện đạo đức thì rõ ràng là một quy nạp quá lệch, tỏ ra cũ kỹ, lại rất dễ phát sinh hiểu lầm và bị lạm dụng; toàn bộ phương diện tri thức và kỹ năng mà người ta cần tiếp nhận trong sự học, đem gói vào chữ “văn” thì quả là sơ giản hóa đến mức khó chấp nhận.
Trong cuộc sống thường ngày, ngoài ý nghĩa lễ độ thông thường, “lễ” thường ám ảnh người ta ở một vài hàm nghĩa thông tục. Đối với phía người học, “lễ” dễ gợi tới sự khuất phục, – đòi hỏi học trò phải vâng phục, – điều mà càng học trò lớp trên càng khó có thể sẵn sàng thể hiện, do tư cách “người lớn” đang đậm dần lên ở các cô gái, chàng trai, họ không thể “phục” nếu người thầy không thật giỏi và không thật có tư cách. Đối với phụ huynh, “lễ” nổi bật nhất ở ý nghĩa cống nạp, – nó có cái gì đó nặng nề hơn so với sự trả công thông thường.
Tôi biết là có bạn sẽ yêu cầu phải nêu những hàm nghĩa của “lễ” từ gốc, từ các kinh điển Nho giáo. Song đấy là lĩnh vực của giới nghiên cứu học thuật; người ngoài đời thường không đủ hiểu biết để tiếp cận như thế; họ chỉ hiểu và đụng chạm với “lễ” ở ý nghĩa thông tục mà thôi.
Cho nên, việc sử dụng lại khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” từ hơn chục năm nay, theo tôi, chỉ nên được xem là giải pháp tình thế. Đã đến lúc nên chấm dứt tình thế tạm thời này. Nếu cần khẩu hiệu, hãy gắng tìm từ những nguồn thuần Việt”; và nếu không tìm được từ nguồn “thuần Việt”, thì nên tham khảo những nguồn có quy mô thế giới, chẳng hạn từ nguồn của tổ chức UNESCO.
Trong bối cảnh thế giới hiện tại, ta cũng nên lưu ý đến những hiện tượng như các viện mang tên Khổng Tử được Trung Quốc lập ra ở các nước với tính cách những cơ quan truyền bá văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài. Cái tên của Khổng Tử và có lẽ cả học thuyết của ngài nữa, như vậy, đang được đóng dấu đậm bản quyền quốc gia Trung Hoa. Ta nên tế nhị với chuyện này. Ta nên tự chứng tỏ rằng: từ thời hiện đại, người Việt Nam chúng ta đã đứng ngoài biên giới của nền văn hóa Trung Hoa rồi, không còn đứng trong đó nữa, như ở thời trung đại. Khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” – vốn có xuất xứ từ Khổng Tử – càng nên được chúng ta sớm chấm dứt sử dụng trong hiện tại, để từ nay chỉ nên được ghi nhận như một trong những thứ ta đã từng vay mượn thời quá khứ xa xưa.
20/7/2012
LẠI NGUYÊN ÂN
Chú thích
[1] Trần Đình Hượu (1995): Đến hiện đại từ truyền thống, Hà Nội: Nxb. Văn hóa, in lần 2 có bổ sung, 1996, tr. 7 – 9; Trần Đình Hượu (2001): Các bài giảng về tư tưởng phương Đông /Lại Nguyên Ân sưu tầm biên soạn/ Hà Nội: Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 171-172.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 24-7-12
Thế hệ tôi, sinh trưởng ở miền Bắc, đi học trường phổ thông 10 năm (từ lớp 1 đến lớp 10) vào những năm 1954-1964, thì khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” hầu như không để lại ký ức gì. Là vì ở miền Bắc thời đó, những gì được xem như gắn với “tư tưởng phong kiến” đều bị coi là lạc hậu, cần tránh xa, cần chống lại; mà “tiên học lễ hậu học văn” thì rõ ràng là tư tưởng Nho giáo, là thuộc hệ tư tưởng phong kiến rồi! Cho nên dễ hiểu là không hề thấy khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” xuất hiện trong khuôn viên bất cứ ngôi trường nào trên miền Bắc thời gian ấy; cũng hầu như không có giáo viên hay cán bộ nào trong ngành giáo dục thời ấy dám nói đến khẩu hiệu đó trước các đám đông. Tôi cũng chưa đọc thấy trong hồi ức những người lớn lên và đi học tiểu học, trung học ở miền Nam vào quãng thời gian ấy nói rằng khẩu hiệu kể trên có ghi đâu đó trong khuôn viên các ngôi trường.
Tất nhiên, đừng nghĩ rằng vì khẩu hiệu đó không “hiển thị” trong cộng đồng thì tư tưởng ngụ trong khẩu hiệu ấy không chi phối tâm thức người dạy, người học, và nói chung, tâm thức cộng đồng thời ấy.
Nhưng cần ghi nhận sự thực vừa kể về sự không hiện diện khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” trong khuôn viên trường học. Và đến sau tháng 4/1975, tình hình vừa nêu lại cũng phổ cập vào nhà trường từ vĩ tuyến 17 trở vào đến chót mũi Cà Mau.
Thế thì khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” đã “sống lại” trong ngành giáo dục Việt Nam từ bao giờ? Nó được thể hiện như ta thấy hiện nay trên rất nhiều (rất nhiều chứ không phải toàn bộ) khuôn viên các ngôi trường từ Bắc chí Nam là từ khi nào? Do ai? Do chủ trương của ngành giáo dục hay do “sáng kiến” tự động, tự phát của các trường?
Theo sự ghi nhận – như một dữ liệu nghiên cứu – của tác gia Trần Đình Hượu (1927-1995) thì vào năm 1973, nhà giáo Nguyễn Lân (1906-2003) viết bài “Có nên vận dụng phương châm “tiên học lễ hậu học văn” trong việc giáo dục thế hệ trẻ của ta ngày nay không?” (đăng tạp chí “Văn hóa nghệ thuật” ở Hà Nội, số 31, tháng 7/1973) mà động cơ viết bài này, theo lời của chính tác giả Nguyễn Lân, là do thực tế “một số trẻ em không ngoan, trong nhà thì bướng bỉnh với cha mẹ, ra đường thì hỗn láo với mọi người, đến trường thì xấc xược với thầy giáo” (trích bài báo đã dẫn). Ngay sau khi bài báo này xuất hiện, trên báo “Tiền phong” của T.Ư. Đoàn (số 2351, ra ngày 16/8/1973) có bài báo dài của tác giả Thanh Bình nhan đề “Quét sạch những tàn dư tệ hại của Khổng giáo”, với những kết luận chém đinh chặt sắt: “… chúng ta không thể dung hòa được với Khổng giáo cùng với hệ tư tưởng phản động và bảo thủ của nó”, … “chúng ta phải kiên trì đấu tranh để quét sạch nó ra khỏi mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như quét sạch những đống rác bẩn vậy”!
Tiếp theo bài này, báo “Tiền phong” còn định ra cả một loạt bài khác nữa để công kích sự đề xuất kể trên của nhà giáo Nguyễn Lân, nhưng thủ tướng Phạm Văn Đồng đã can thiệp dừng lại.[1]
[Những năm 1970, thái độ chính thống đối với Nho giáo nói chung và các tư tưởng của nó, ngoài việc duy trì định hướng “phản phong” vốn được đề ra từ trước, có lẽ còn được tăng cường do việc cảnh giác đề phòng “cách mạng văn hóa” qua của Hữu Nghị tràn vào đồng bằng sông Hồng!]
Trở lại câu hỏi: khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” xuất hiện trở lại trong ngành giáo dục từ khi nào? Thật chi tiết về việc này, nhất là khía cạnh “là chủ trương hay do tự phát” mà khẩu hiệu này được trương cao trên khuôn viên các ngôi trường? – thì cần có xác nhận của những người ghi sử ký ngành giáo dục (hiện ở ngành này bộ này có vị trí người ghi biên niên hay không?).
Đứng ngoài quan sát như tôi và phần đông bạn đọc, thì khẩu hiệu này có lẽ đã tái xuất hiện trong nhà trường Việt Nam từ những năm 1990. Mấy năm cao trào đổi mới có một số đề xuất cải cách giáo khoa, nhất là môn Văn, sao cho bớt khô cứng, chứ chưa nêu đến quan hệ thầy trò hay việc tăng trọng môn đức dục.
Phải tới những năm 1990, bước vào thời kinh tế thị trường ít lâu, thu nhập của dân cư mấy đô thị lớn khá lên, việc đầu tư cho sự học hành của con cái dần dần được chú trọng hơn, đương nhiên các bậc phụ huynh phải chú ý tới các thầy giáo cô giáo dạy dỗ con em mình. Chuyện dạy thêm học thêm diễn ra từ lâu, bất chấp sự ngăn trở hay khuyến khích, dần dần đã tạo ra một thị trường dạy học. Không ít giáo viên cải thiện được đời sống, tức là bù được phần lương quá nhỏ bé, bằng việc dạy thêm; lại có những ông thầy kiếm được tiền tỷ, mua nhà mua đất, sắm được tiện nghi đắt tiền, nhờ dạy thêm; đấy là sự thật; cũng như cái sự thật là ở từng vùng, các vị phụ huynh đều biết với mỗi môn nào thì có những thầy nào dạy giỏi, nên đưa con em đến học. Chính là lao động của những người thầy, bất luận trên giảng đường chính khóa hay trên các phòng dạy thêm, đã nâng giá trị người thầy trong cộng đồng, trước hết là trong con mắt những người có con em đang đi học. Ta cũng còn chưa thể kiểm chứng được giá trị của những thầy giỏi này, một khi cơ chế thi cử không còn nặng nề như bấy lâu nay.
Tất nhiên những phụ huynh thuộc loại nghèo hoặc hơi nghèo sẽ có lúc phải thấy “ghê răng” khi tính đến việc đưa con em mình tới học thêm ở những ông thầy được tiếng là giỏi nhất, nhiều học sinh đỗ đạt nhất, vì những mức giá học phí không hề thấp. Chính là tất cả những điều này, đặt trong kiểu thức học và thi hiện thời, đã nâng giá người thầy, cả khía cạnh dở lẫn khía cạnh hay.
Có thể nói, tâm lý coi trọng và đề cao người thầy và lao động dạy học chính là cơ sở tâm lý xã hội khiến cho khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” từ chỗ bị cấm đoán miệt thị trong “đêm dài bao cấp”, lại bỗng chốc được nêu cao trên khuôn viên các ngôi trường vẫn được những người quản lý nó mệnh danh là “nhà trường xã hội chủ nghĩa”.
Tất nhiên, như đã nói, điều đã khiến các ban quản trị nhà trường dùng đến khẩu hiệu trên, còn là những lo ngại về tình trạng được gọi là “xuống cấp” đạo đức xã hội có vẻ như biểu hiện ngày càng nặng và đáng báo động trong nhà trường, tuy rằng ban đầu người ta chỉ nhấn mạnh chuyện học trò hư, vô lễ, chứ rất khó khăn để ghi nhận các chuyện không hay trong giới giáo viên.
***
Thế nhưng có nên tiếp tục trương cao khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” cả trên khuôn viên các ngôi trường Việt Nam hiện nay cũng như trong lời nói hàng ngày hay không?
Tôi vẫn chưa quên cảm giác gì đó rất không thoải mái mỗi khi nhìn thấy khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” được sơn vẽ sao cho kích cỡ thật lớn, lại đặt ở vị trí đáng chú ý nhất, tại các ngôi trường Việt Nam.
Vì sao vậy? Vì nó lời lẽ bằng ngôn từ Hán Việt, không phải lời lẽ thuần Việt. Vì nó gắn với những thời kỳ rõ ràng là đã qua của giáo dục Việt Nam. Vì nó ngày càng bộc lộ yếu tố vay mượn ngoại lai mà cũng ngày càng rõ là không nên tiếp tục.
Nếu bảo ta vẫn có thể dùng “tiên học lễ hậu học văn” như khẩu hiệu trong giáo dục bởi nền giáo dục ta từ ban đầu vốn chịu ảnh hưởng Trung Hoa; thì cần đáp lại rằng: đúng là giáo dục ở Việt Nam xa xưa thuở ban đầu chịu ảnh hưởng giáo dục Trung Hoa, tiếp nhận cái học của Nho giáo, trong ngàn năm Bắc thuộc và suốt 9 thế kỷ các nền quân chủ độc lập. Nhưng từ cuối thế kỷ XIX và nhất là từ đầu thế XX, nền giáo dục ở Việt Nam đã chuyển sang tiếp nhận giáo dục của châu Âu, trực tiếp là của Pháp. Cho đến ngày nay, thử nhìn xem toàn bộ học vấn mà 12 lớp thuộc hệ nhà trường phổ thông của ta cung cấp cho học sinh là nguồn từ đâu? Rõ ràng có ít ra đến 99% các tri thức là từ nguồn Âu-Mỹ! Hãy xem từng môn vật lý, hóa học, toán, thực vật, động vật, … các tri thức là lấy từ đâu? Chắc chắn không lấy từ Khổng (Nho), Đạo hay Lão Trang. Chằng riêng gì ta, giáo dục phổ thông ở Hàn Quốc, Nhật Bản, ở chính Trung Hoa, Đài Loan, cũng đều như vậy. Vậy là về giáo dục thì toàn bộ các vùng châu Á trong đó có ta đều đã “thoát Á” rồi, có còn là kiểu trường học “chi hồ giã giả”, học tứ thư ngũ kinh, học viết văn bát cổ,… nữa đâu? Chẳng riêng gì châu Á, mà khắp hành tinh chúng ta, hệ thống các tri thức dạy cho các trường phổ thông, đều có nguồn Âu-Mỹ. Vậy thì nhà trường hiện tại đâu có còn dính líu gì nhiều với Nho giáo mà toan quay lại dùng các phương châm, khẩu hiệu rút từ nó?
Cốt lõi mệnh đề “tiên học lễ hậu học văn” là nhấn mạnh việc trau dồi tư cách đạo đức bên cạnh việc học lấy tri thức và kỹ năng. Đây là một phương châm không riêng gì của giáo dục ở phương Đông. Nhưng cách diễn đạt lấy chữ “lễ” đại diện cho toàn bộ phương diện đạo đức thì rõ ràng là một quy nạp quá lệch, tỏ ra cũ kỹ, lại rất dễ phát sinh hiểu lầm và bị lạm dụng; toàn bộ phương diện tri thức và kỹ năng mà người ta cần tiếp nhận trong sự học, đem gói vào chữ “văn” thì quả là sơ giản hóa đến mức khó chấp nhận.
Trong cuộc sống thường ngày, ngoài ý nghĩa lễ độ thông thường, “lễ” thường ám ảnh người ta ở một vài hàm nghĩa thông tục. Đối với phía người học, “lễ” dễ gợi tới sự khuất phục, – đòi hỏi học trò phải vâng phục, – điều mà càng học trò lớp trên càng khó có thể sẵn sàng thể hiện, do tư cách “người lớn” đang đậm dần lên ở các cô gái, chàng trai, họ không thể “phục” nếu người thầy không thật giỏi và không thật có tư cách. Đối với phụ huynh, “lễ” nổi bật nhất ở ý nghĩa cống nạp, – nó có cái gì đó nặng nề hơn so với sự trả công thông thường.
Tôi biết là có bạn sẽ yêu cầu phải nêu những hàm nghĩa của “lễ” từ gốc, từ các kinh điển Nho giáo. Song đấy là lĩnh vực của giới nghiên cứu học thuật; người ngoài đời thường không đủ hiểu biết để tiếp cận như thế; họ chỉ hiểu và đụng chạm với “lễ” ở ý nghĩa thông tục mà thôi.
Cho nên, việc sử dụng lại khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” từ hơn chục năm nay, theo tôi, chỉ nên được xem là giải pháp tình thế. Đã đến lúc nên chấm dứt tình thế tạm thời này. Nếu cần khẩu hiệu, hãy gắng tìm từ những nguồn thuần Việt”; và nếu không tìm được từ nguồn “thuần Việt”, thì nên tham khảo những nguồn có quy mô thế giới, chẳng hạn từ nguồn của tổ chức UNESCO.
Trong bối cảnh thế giới hiện tại, ta cũng nên lưu ý đến những hiện tượng như các viện mang tên Khổng Tử được Trung Quốc lập ra ở các nước với tính cách những cơ quan truyền bá văn hóa Trung Quốc ở nước ngoài. Cái tên của Khổng Tử và có lẽ cả học thuyết của ngài nữa, như vậy, đang được đóng dấu đậm bản quyền quốc gia Trung Hoa. Ta nên tế nhị với chuyện này. Ta nên tự chứng tỏ rằng: từ thời hiện đại, người Việt Nam chúng ta đã đứng ngoài biên giới của nền văn hóa Trung Hoa rồi, không còn đứng trong đó nữa, như ở thời trung đại. Khẩu hiệu “tiên học lễ hậu học văn” – vốn có xuất xứ từ Khổng Tử – càng nên được chúng ta sớm chấm dứt sử dụng trong hiện tại, để từ nay chỉ nên được ghi nhận như một trong những thứ ta đã từng vay mượn thời quá khứ xa xưa.
20/7/2012
LẠI NGUYÊN ÂN
Chú thích
[1] Trần Đình Hượu (1995): Đến hiện đại từ truyền thống, Hà Nội: Nxb. Văn hóa, in lần 2 có bổ sung, 1996, tr. 7 – 9; Trần Đình Hượu (2001): Các bài giảng về tư tưởng phương Đông /Lại Nguyên Ân sưu tầm biên soạn/ Hà Nội: Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2001, tr. 171-172.
Tác giả gửi cho viet-studies ngày 24-7-12
Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012
Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012
Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012
Kéo cờ Trung Quốc bị tai nạn 3 lần
Youtube này quá độc đáo về chuyện Trung Quốc muốn làm một đoạn băng tuyên truyền cho ngày "quốc khánh" trước công viên Bạch Ốc có đại sứ tham dự.
Nhưng không ngờ, thiên bất dung gian: Lúc kéo cờ Trung Quốc bị tai nạn 3 lần.
3- Cờ xoắn, kẹt dây trên đỉnh cột, không kéo lên được
4- Cố kéo lên, run rẩy ...nhưng vẫn không lên tới đỉnh cột như cờ Mỹ Quốc.
Tụi họ rất sợ chữ tứ vì na ná với tử. Tiếng Nhật cũng vậy, Shi là tứ, đồng âm với tử. Lại đúng ngay người Tàu là đại mê tín dị đoan.
BM
Remarks of President Barack Obama: Back to School Event Phát biểu của Tổng thống Barack Obama: Nhân ngày khai trường
Remarks of President Barack Obama: Back to School Event
Phát biểu của Tổng thống Barack Obama: Nhân ngày khai trường
Hello, everybody! Thank you. Thank you. Thank you, everybody. All right, everybody go ahead and have a seat. How is everybody doing today? (Applause.) How about Tim Spicer? (Applause.) I am here with students at Wakefield High School in Arlington, Virginia. And we’ve got students tuning in from all across America, from kindergarten through 12th grade. And I am just so glad that all could join us today. And I want to thank Wakefield for being such an outstanding host. Give yourselves a big round of applause. (Applause.)
Xin chào, tất cả mọi người! Xin cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn các bạn, tất cả mọi người. Được rồi, tất cả mọi người lên phía trước để có một chỗ ngồi. Mọi người hôm nay thế nào? (Vỗ tay) Tim Spicer thế nào? (Vỗ tay) Tôi ở đây với các học sinh tại trường Trung học Wakefield ở Arlington, Virginia. Và chúng ta có các học sinh theo dõi trên khắp nước Mỹ, từ mẫu giáo đến lớp 12. Và tôi rất vui mừng rằng tất cả mọi người đều có thể tham gia cùng chúng ta ngày hôm nay. Và tôi muốn cảm ơn trường Wakefield là một chủ nhà xuất sắc. Hãy tự thưởng cho các bạn một vòng tràng pháo tay thật lớn. (Vỗ tay)
I know that for many of you, today is the first day of school. And for those of you in kindergarten, or starting middle or high school, it’s your first day in a new school, so it’s understandable if you’re a little nervous. I imagine there are some seniors out there who are feeling pretty good right now -- (applause) -- with just one more year to go. And no matter what grade you’re in, some of you are probably wishing it were still summer and you could’ve stayed in bed just a little bit longer this morning.
Tôi biết rằng đối với nhiều người trong các em, hôm nay là ngày đầu tiên đến trường. Và đối với những người bạn học lớp mẫu giáo, hoặc bắt đầu học trung học hoặc trung học phổ thông, đây là ngày đầu tiên của bạn trong một trường học mới, vì vậy thật dễ hiểu nếu các em có một chút lo lắng. Tôi tưởng tượng có một số học sinh lớp trên, những người cảm thấy khá tốt ổn bây giờ - (Vỗ tay) - chỉ còn thêm một năm là rời trường. Và cho dù các em học lớp mấy đi nữa, một số bạn có thể còn ước muốn bbaay giò vẫn còn mùa hè và bạn có thể ngủ rốn trên giường lâu hơn một chút vào buổi sáng này.
I know that feeling. When I was young, my family lived overseas. I lived in Indonesia for a few years. And my mother, she didn’t have the money to send me where all the American kids went to school, but she thought it was important for me to keep up with an American education. So she decided to teach me extra lessons herself, Monday through Friday. But because she had to go to work, the only time she could do it was at 4:30 in the morning.
Tôi biết cảm giác đó. Khi tôi còn trẻ, gia đình tôi sống ở nước ngoài. Tôi sống ở Indonesia một vài năm. Và mẹ tôi, không có tiền để gửi cho tôi tới nơi mà tất cả các trẻ em Mỹ đã đi học, nhưng bà nghĩ rằng điều quan trọng là tôi phải theo kịp một nền giáo dục Mỹ. Vì vậy, bà quyết định tự mình dạy cho tôi những bài học thêm, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Nhưng bởi vì bà phải đi làm, thời gian duy nhất có thể làm điều đó là lúc 4:30 sáng.
Now, as you might imagine, I wasn’t too happy about getting up that early. And a lot of times, I’d fall asleep right there at the kitchen table. But whenever I’d complain, my mother would just give me one of those looks and she’d say, "This is no picnic for me either, buster." (Laughter.)
Bây giờ các em có thể tưởng tượng rằng tôi không được vui cho lắm khi phải dậy sớm thế. Rất nhiều lần tôi đã ngủ gật ngay tại bàn ăn. Nhưng dù có phàn nàn thế nào đi chăng nữa thì mẹ tôi cũng chỉ lườm tôi và nói: “Đây cũng không phải là buổi dã ngoại của mẹ đâu, quỷ con”.
So I know that some of you are still adjusting to being back at school. But I’m here today because I have something important to discuss with you. I’m here because I want to talk with you about your education and what’s expected of all of you in this new school year.
Vì vậy tôi biết một số học sinh vẫn đang điều chỉnh để quen với việc trở lại trường học. Nhưng hôm nay tôi có mặt ở đây bởi vì tôi có điều quan trọng muốn thảo luận với các em. Tôi đến đây vì tôi muốn nói về vấn đề giáo dục và về những điều mọi người trông đợi ở các học sinh trong năm học mới này.
Now, I’ve given a lot of speeches about education. And I’ve talked about responsibility a lot.
Tôi đã phát biểu rất nhiều về giáo dục và tôi cũng đã nói rất nhiều về trách nhiệm.
I’ve talked about teachers’ responsibility for inspiring students and pushing you to learn.
Tôi đã nói rất nhiều về trách nhiệm của giáo viên, là phải truyền cảm hứng cho học sinh, và thúc đẩy học sinh học tập.
I’ve talked about your parents’ responsibility for making sure you stay on track, and you get your homework done, and don’t spend every waking hour in front of the TV or with the Xbox.
Tôi đã nói rất nhiều về trách nhiệm của cha mẹ, phải dạy các con đi đúng hướng, dặn dò các con làm bài tập và đảm bảo các con sẽ không dùng cả ngày để ngồi trước TV hoặc chơi game trên các máy Xbox.
I’ve talked a lot about your government’s responsibility for setting high standards, and supporting teachers and principals, and turning around schools that aren’t working, where students aren’t getting the opportunities that they deserve.
Và tôi đã nói rất nhiều về trách nhiệm của nhà nước trong việc lập ra các tiêu chuẩn giáo dục cao, ủng hộ các giáo viên, các hiệu trưởng và chỉnh đốn các trường học chưa tốt, nơi mà học sinh không có cơ hội mà học sinh đáng được hưởng.
But at the end of the day, we can have the most dedicated teachers, the most supportive parents, the best schools in the world -- and none of it will make a difference, none of it will matter unless all of you fulfill your responsibilities, unless you show up to those schools, unless you pay attention to those teachers, unless you listen to your parents and grandparents and other adults and put in the hard work it takes to succeed. That’s what I want to focus on today: the responsibility each of you has for your education.
Nhưng nếu có được tất cả điều đó, nếu chúng ta đã có được rất nhiều các giáo viên cống hiến hết mình, các bậc phụ huynh biết khuyến khích, giúp đỡ và những trường học hàng đầu thế giới, thì điều đó cũng chẳng có ý nghĩa gì nếu như học sinh không làm tròn nhiệm vụ của mình, nếu như các em không đến học ở những trường học đó, nếu như các em không chú ý lắng nghe lời thầy cô giáo, nếu như các em không tiếp thu lời khuyên của cha mẹ, ông bà và những người lớn tuổi khác mà nổ lực hết mình để thành công. Và đó chính là điều tôi muốn nhấn mạnh ngày hôm nay: Trách nhiệm của học sinh đối với việc học của mình.
I want to start with the responsibility you have to yourself. Every single one of you has something that you’re good at. Every single one of you has something to offer. And you have a responsibility to yourself to discover what that is. That’s the opportunity an education can provide.
Và tôi muốn các em bắt đầu từ việc có trách nhiệm với chính bản thân mình. Mỗi một người trong các em đều có thể giỏi một thứ. Mỗi người đều có một thứ để cống hiến. Và các em có trách nhiệm khám phá ra thứ đó là gì. Đó chính là cơ hội mà giáo dục có thể mang lại.
Maybe you could be a great writer -- maybe even good enough to write a book or articles in a newspaper -- but you might not know it until you write that English paper -- that English class paper that’s assigned to you. Maybe you could be an innovator or an inventor -- maybe even good enough to come up with the next iPhone or the new medicine or vaccine -- but you might not know it until you do your project for your science class. Maybe you could be a mayor or a senator or a Supreme Court justice -- but you might not know that until you join student government or the debate team.
Có thể em sẽ là một nhà văn giỏi, có thể viết một cuốn sách hoặc một bài viết được đăng trên báo - nhưng em sẽ không thể nào biết được khả năng ấy cho đến khi em thử viết bài báo tiếng Anh ấy. Hoặc em có thể là một nhà phát minh, có khi đủ giỏi để làm ra một loại iPhone hay tìm ra một loại vắc-xin mới - nhưng có thể em không biết khả năng ấy cho đến khi thử làm một dự án cho môn học khoa học... Có lẽ các em có thể là một thị trưởng, thượng nghị sĩ hoặc một Chánh án Tòa án tối cao - nhưng các em có thể không biết điều đó cho đến khi các em tham gia chính phủ sinh viên hay nhóm tranh luận.
And no matter what you want to do with your life, I guarantee that you’ll need an education to do it. You want to be a doctor, or a teacher, or a police officer? You want to be a nurse or an architect, a lawyer or a member of our military? You’re going to need a good education for every single one of those careers. You cannot drop out of school and just drop into a good job. You’ve got to train for it and work for it and learn for it.
Dù các em muốn làm gì trong đời, tôi đảm bảo rằng các em cũng cần phải học để làm việc đó. Các em muốn làm một bác sĩ, một giáo viên, một cảnh sát giỏi? Các em muốn làm y tá hay một kiến trúc sư, một luật sư hoặc một nhân viên của quân đội? Các em sẽ cần phải có một sự giáo dục thật tốt cho những công việc trên. Các em không thể bỏ học mà bỗng dưng có được một công việc tốt. Các em phải rèn luyện để làm điều đó và phải làm việc và tìm học tập để làm điều đó.
And this isn’t just important for your own life and your own future. What you make of your education will decide nothing less than the future of this country. The future of America depends on you. What you’re learning in school today will determine whether we as a nation can meet our greatest challenges in the future.
Và việc đó không chỉ quan trọng cho cuộc sống và tương lai của riêng các em. Những thứ các em đạt được từ việc học tập còn quyết định cả tương lai của đất nước. Tương lại của đất nước phụ thuộc vào các em. Những gì các em học được ở trường ngày hôm nay sẽ quyết định liệu chúng ta, với tu cách một quốc gia, có chinh phục được những thử thách lớn lao trong tương lai hay không.
You’ll need the knowledge and problem-solving skills you learn in science and math to cure diseases like cancer and AIDS, and to develop new energy technologies and protect our environment. You’ll need the insights and critical-thinking skills you gain in history and social studies to fight poverty and homelessness, crime and discrimination, and make our nation more fair and more free. You’ll need the creativity and ingenuity you develop in all your classes to build new companies that will create new jobs and boost our economy.
Các em sẽ cần sự hiểu biết và các kĩ năng giải quyết vấn đề được học trong toán học và khoa học để chữa các bệnh như AIDS hoặc ung thư, và để khám phá những nguồn năng lượng mới và bảo vệ môi trường. Các em cần phải nhìn thấu và có các nhận xét sâu sắc trong môn lịch sử và các môn khoa học xã hội để chiến đấu với sự nghèo đói, không gia đình, tội phạm và sự phân biệt chủng tộc, và hơn nữa là làm cho đất nước độc lập và công bằng hơn. Các em cần sự sáng tạo và khôn khéo có được trong tất cả các môn học để xây dựng những công ty mới, tạo các việc làm mới và thúc đẩy nền kinh tế của chúng ta.
We need every single one of you to develop your talents and your skills and your intellect so you can help us old folks solve our most difficult problems. If you don’t do that -- if you quit on school -- you’re not just quitting on yourself, you’re quitting on your country.
Đất nước cần mỗi người các em thể hiện tài năng, kĩ năng và sự thông minh để giải quyết những vấn đề khó khăn nhất. Nếu các em không làm vậy, nếu các em bỏ học, các em sẽ không chỉ bỏ mặc chính mình, mà sẽ bỏ mặc cả đất nước mình nữa.
Now, I know it’s not always easy to do well in school. I know a lot of you have challenges in your lives right now that can make it hard to focus on your schoolwork.
Tôi biết không không phải lúc nào cũng có thể học giỏi ở trường. Tôi biết có rất nhiều học sinh đang gặp phải thách thức rất lớn và vì thế rất khó mà tập trung vào việc học tập.
I get it. I know what it’s like. My father left my family when I was two years old, and I was raised by a single mom who had to work and who struggled at times to pay the bills and wasn’t always able to give us the things that other kids had. There were times when I missed having a father in my life. There were times when I was lonely and I felt like I didn’t fit in.
Tôi hiểu điều đó. Tôi biết các khó khăn đó như thế nào. Bố tôi bỏ gia đình tôi khi tôi mới có hai tuổi, và tôi đã được nuôi nấng bởi một mình mẹ tôi, người luôn phải vật lộn để trả các hoá đơn và không thể cho tôi tất cả những gì những đứa trẻ khác có. Có những thời gian tôi nhớ bố kinh khủng và có những lúc tôi cô đơn đến nỗi mà cảm thấy không hoà hợp được.
So I wasn’t always as focused as I should have been on school, and I did some things I’m not proud of, and I got in more trouble than I should have. And my life could have easily taken a turn for the worse.
Và tôi không phải lúc nào cũng tập trung như cần thiết. Tôi đã làm những việc tôi không tự hào, và tôi dây vào rắc rối nhiều hơn tôi tưởng. Và cuộc đời tôi có thể sẽ chuyển sang chiều hướng tồi tệ hơn.
But I was -- I was lucky. I got a lot of second chances, and I had the opportunity to go to college and law school and follow my dreams. My wife, our First Lady Michelle Obama, she has a similar story. Neither of her parents had gone to college, and they didn’t have a lot of money. But they worked hard, and she worked hard, so that she could go to the best schools in this country.
Nhưng tôi đã may mắn. Tôi có rất nhiều cơ hội trong cuộc sống và tôi cũng có cơ hội được vào học đại học, vào trường luật, và theo đuổi ước mơ của tôi. Vợ của tôi, Michelle Obama cũng có câu chuyện tương tự. Bố mẹ cô ấy không học đại học, và họ cũng không giàu lắm. Nhưng họ làm việc rất chăm chỉ và cô ấy cũng vậy, vì thế mà cô ấy đã vào được những ngôi trường tốt nhất ở đất nước này.
Some of you might not have those advantages. Maybe you don’t have adults in your life who give you the support that you need. Maybe someone in your family has lost their job and there’s not enough money to go around. Maybe you live in a neighborhood where you don’t feel safe, or have friends who are pressuring you to do things you know aren’t right.
Một số học sinh có thể không có các lợi thế, không có những người lớn tuổi bên cạnh để ủng hộ, có thể một người trong gia đình mất việc, và không có đủ tiền để chi tiêu... Có thể các em sống trong một khu phố nơi các em không cảm thấy an toàn, hoặc có bạn bè đang gây sức ép các em làm những điều các em biết là không đúng.
But at the end of the day, the circumstances of your life -- what you look like, where you come from, how much money you have, what you’ve got going on at home -- none of that is an excuse for neglecting your homework or having a bad attitude in school. That’s no excuse for talking back to your teacher, or cutting class, or dropping out of school. There is no excuse for not trying.
Nhưng rồi cuối cùng, hoàn cảnh sống của các em, ngoại hình của các em, gốc gác gia đình, giàu hay nghèo, chuyện xảy ra trong gia đình của các em... không phải là lí do cho việc các em làm xao nhãng bài tập ở nhà hoặc có những thái độ xấu ở trường. Đó cũng không phải là lí do cho viêc cãi lại thầy cô giáo, trốn lớp hoặc bỏ học. Và những thứ đó không phải là lí do cho việc không chịu nỗ lực
Where you are right now doesn’t have to determine where you’ll end up. No one’s written your destiny for you, because here in America, you write your own destiny. You make your own future. That’s what young people like you are doing every day, all across America.
Điểm xuất phát của các em không quyết định các em sẽ đi được đến đâu. Không ai định đoạt vận mệnh cho các em mà các em định đoạt chính vận mệnh của mình. Quyết định chính tương lai của mình. Đó là việc mà những người trẻ tuổi vẫn làm trên khắp nước Mỹ.
Young people like Jazmin Perez, from Roma, Texas. Jazmin didn’t speak English when she first started school. Neither of her parents had gone to college. But she worked hard, earned good grades, and got a scholarship to Brown University -- is now in graduate school, studying public health, on her way to becoming Dr. Jazmin Perez.
Những người trẻ tuổi như Jazmin Perez đến từ Roma, Texas. Jazmin không nói tiếng Anh lúc cô đi học những năm đầu tiên. Rất ít người ở khu phố của cô có thể học đại học, và bố mẹ cô ấy cũng thế. Nhưng quan trọng là cô ấy học và làm việc rất chăm chỉ, giành được nhiều điểm tốt, được nhận vào Đại học Brown, và giờ đây cô ấy đang học cao học, ngành sức khoẻ cộng đồng, và sắp sửa trở thành “Tiến sĩ Jazmin Perez”.
I’m thinking about Andoni Schultz, from Los Altos, California, who’s fought brain cancer since he was three. He’s had to endure all sorts of treatments and surgeries, one of which affected his memory, so it took him much longer -- hundreds of extra hours -- to do his schoolwork. But he never fell behind. He’s headed to college this fall.
Tôi đang nghĩ về Andoni Schultz, đến từ Los Altos, California, chiến đấu với căn bệnh ung thư não từ khi cậu ấy mới 3 tuổi. Cậu bé đã chịu đựng đủ mọi sự điều trị và các ca phẫu thuật mà một trong số đó đã ảnh hưởng đến trí nhớ của cậu. Và cậu phải mất đến hàng trăm giờ hơn chúng ta để có thể làm xong bài tập. Nhưng cậu ấy không bao giờ tụt lại đằng sau, và cậu ấy sẽ vào đại học mùa thu này.
And then there’s Shantell Steve, from my hometown of Chicago, Illinois. Even when bouncing from foster home to foster home in the toughest neighborhoods in the city, she managed to get a job at a local health care center, start a program to keep young people out of gangs, and she’s on track to graduate high school with honors and go on to college.
Và có cả Shantell Steve, một người đồng hương với tôi ở Chicago, Illinois. Mặc dù lang bạt từ nhà nuôi dưỡng này đến nhà nuôi dưỡng khác, ở những nơi khó khăn nhất, cô ấy vẫn thành công trong việc kiếm được một việc làm ở trung tâm chăm sóc sức khoẻ, lập ra một chương trình để cứu mọi người khỏi những tên côn đồ, và cô ấy đã tốt nghiệp trung học phổ thông với bằng danh dự và đã học đại học.
And Jazmin, Andoni, and Shantell aren’t any different from any of you. They face challenges in their lives just like you do. In some cases they’ve got it a lot worse off than many of you. But they refused to give up. They chose to take responsibility for their lives, for their education, and set goals for themselves. And I expect all of you to do the same.
Còn Jazmin, Andoni và Shantell không khác với các em cho lắm. Họ gặp những thử thách trong đời cũng như các em vậy. Nhưng họ không bỏ cuộc. Họ đã chon sống trách nhiệm với cuộc đời mình, với việc học tập của mình và tự đặt ra mục đích cho mình. Và tôi mong muốn các em cũng làm như vậy.
That’s why today I’m calling on each of you to set your own goals for your education -- and do everything you can to meet them. Your goal can be something as simple as doing all your homework, paying attention in class, or spending some time each day reading a book.
Vì thế mà hôm nay, tôi kêu gọi mỗi học sinh hãy tự đặt ra mục tiêu cho việc học và hãy làm tất cả mọi thứ để đạt được mục tiêu đó. Thành công của các em có thể là những thứ nhỏ như là làm bài tập hay chú ý nghe cô giảng trong giờ, hoặc là mỗi ngày dành thời gian để đọc một cuốn sách.
Maybe you’ll decide to get involved in an extracurricular activity, or volunteer in your community. Maybe you’ll decide to stand up for kids who are being teased or bullied because of who they are or how they look, because you believe, like I do, that all young people deserve a safe environment to study and learn.
Có lẽ em sẽ quyết định tham gia vào một hoạt động ngoại khoá hoặc tình nguyện tại cộng đồng của mình. Có thể em sẽ quyết định bảo vệ cho những đứa trẻ vì xuất thân và ngoại hình của mình mà đang bị bắt nạt hoặc bóc lột, bởi vì cũng như tôi, các em cũng tin tưởng là tất cả trẻ con đều xứng đáng được học và dạy dỗ trong một môi trường an toàn...
Maybe you’ll decide to take better care of yourself so you can be more ready to learn. And along those lines, by the way, I hope all of you are washing your hands a lot, and that you stay home from school when you don’t feel well, so we can keep people from getting the flu this fall and winter.
Có lẽ các em sẽ quyết định chăm sóc tốt hơn cho chính mình, do đó các em có thể sẵn sàng hơn để học tập. Và theo hướng này, nhân đây, tôi hy vọng tất cả các bạn rửa tay rất nhiều, và bạn nên nghỉ học ở nhà khi bạn không cảm thấy khỏe, để chúng ta có thể giữ cho những người khác không mắc bệnh cúm vào mùa thu và mùa đông này.
But whatever you resolve to do, I want you to commit to it. I want you to really work at it. I know that sometimes you get that sense from TV that you can be rich and successful without any hard work -- that your ticket to success is through rapping or basketball or being a reality TV star. Chances are you’re not going to be any of those things.
Nhưng dù các em quyết tâm làm bất cứ điều gì, tôi muốn các em cam kết sẽ làm điều đó. Tôi muốn các em thực sự làm việc ở đó. Tôi biết đôi khi, các em xem trên TV và thấy rằng có thể giàu có và thành đạt mà không cần làm lụng gì cả - rằng chiếc vé thành công của bạn là thông qua nhạc rap, bóng rổ hay là một ngôi sao truyền hình thực tế. Rất có thể bạn sẽ không làm bất cứ thứ gì trong những nghề đã nêu đó.
The truth is, being successful is hard. You won’t love every subject that you study. You won’t click with every teacher that you have. Not every homework assignment will seem completely relevant to your life right at this minute. And you won’t necessarily succeed at everything the first time you try. That’s okay.
Nhưng sự thật là, để có được thành công rất khó. Các em sẽ không thích tất cả các môn học, không thích tất cả các giáo viên, không phải bài tập nào cũng thích hợp cho cuộc đời của các em trong hiện tại. Và các em sẽ không thể thành công từ lần đầu tiên. Điều đó là bình thường.
Some of the most successful people in the world are the ones who’ve had the most failures. J.K. Rowling’s -- who wrote Harry Potter -- her first Harry Potter book was rejected 12 times before it was finally published. Michael Jordan was cut from his high school basketball team. He lost hundreds of games and missed thousands of shots during his career. But he once said, "I have failed over and over and over again in my life. And that’s why I succeed."
Một trong số những người thành công nhất thế giới lại là những người có nhiều thất bại nhất. Tập Harry Potter đầu tiên của JK Rowling đã bị từ chối đến 12 lần trước khi nó được xuất bản. Michael Jordan đã bị loại ra khỏi đội bóng rổ của trường, anh ấy đã thua hàng trăm trận và trượt hàng ngàn quả trong sự nghiệp. Nhưng một lần anh ấy đã nói: “Tôi đã thua rất nhiều, rất nhiều và rất nhiều trong cuộc đời tôi và đó là lí do tại sao tôi thành công”.
These people succeeded because they understood that you can’t let your failures define you -- you have to let your failures teach you. You have to let them show you what to do differently the next time. So if you get into trouble, that doesn’t mean you’re a troublemaker, it means you need to try harder to act right. If you get a bad grade, that doesn’t mean you’re stupid, it just means you need to spend more time studying.
Những người này thành công vì họ hiểu rằng không thể để thất bại đánh bại mình, các em phải học hỏi từ những thất bại đó. Các em phải biết cách làm khác đi mỗi lần thất bại... Nếu các em có gặp rắc rối, nó không có nghĩa các em là người gây ra rắc rối, nó chỉ có nghĩa là các em cần nỗ lực hơn nữa để hành động đúng. Nếu các em nhận được một điểm thấp, điều đó không có nghĩa là các em ngu ngốc, nó chỉ có nghĩa là các em cần dành thêm thời gian học tập.
No one’s born being good at all things. You become good at things through hard work. You’re not a varsity athlete the first time you play a new sport. You don’t hit every note the first time you sing a song. You’ve got to practice. The same principle applies to your schoolwork. You might have to do a math problem a few times before you get it right. You might have to read something a few times before you understand it. You definitely have to do a few drafts of a paper before it’s good enough to hand in.
Không ai sinh ra đã giỏi mọi thứ, các em giỏi là nhờ chăm chỉ. Các em không thể là người chơi thể thao dẫn đầu ngay khi mới bắt đầu chơi một môn thể thao. Các em không hát ngay được mọi nốt nhạc khi lần đầu tiên hát một bài. Các em cần phải luyện tập. Nó cũng giống như việc làm bài tập về nhà. Các em có thể phải làm một bài toán vài lần trước khi làm đúng, và đọc một điều gì đó vài lần trước khi hiểu nó. Các em chắc chắn phải viết nháp vài lần một bài báo trước khi nó đủ tốt để nộp.
Don’t be afraid to ask questions. Don’t be afraid to ask for help when you need it. I do that every day. Asking for help isn’t a sign of weakness, it’s a sign of strength because it shows you have the courage to admit when you don’t know something, and that then allows you to learn something new. So find an adult that you trust -- a parent, a grandparent or teacher, a coach or a counselor -- and ask them to help you stay on track to meet your goals.
Đừng ngại hỏi. Đừng ngại đề nghị được giúp đỡ khi gặp khó khăn. Tôi làm thế mọi ngày. Đề nghị được giúp đỡ không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, đó là dấu hiệu của sự mạnh mẽ. Nó thể hiện các em có sự dũng cảm để được nhận câu trả lời cho những điều mình không biết, và để học hỏi những điều mới. Vì vậy hãy tìm một người lớn nào đó các em có thể tin tưởng, như bố mẹ, ông bà hoặc cô giáo, một huấn luyện viên hay người tư vấn… và đề nghị họ giúp các em vững bước trên con đường đạt được mục đích của mình.
And even when you’re struggling, even when you’re discouraged, and you feel like other people have given up on you, don’t ever give up on yourself, because when you give up on yourself, you give up on your country.
Kể cả khi các em phải vật lộn, ngay cả khi các em nản chí, và cảm thấy hình như mọi người đang bỏ rơi mình, các em cũng đừng bỏ cuộc. Vì nếu các em bỏ cuộc, thì cả đất nước này cũng bỏ cuộc.
The story of America isn’t about people who quit when things got tough. It’s about people who kept going, who tried harder, who loved their country too much to do anything less than their best.
Lịch sử nước Mỹ không phải là lịch sử của những người bỏ cuộc khi cuộc sống trở nên khó khăn. Đó là lịch sử của những con người tiến lên phía trước, phấn đấu nhiều hơn, yêu đất nước của mình nhiều tới mức không làm điều gì dưới sức mình.
It’s the story of students who sat where you sit 250 years ago, and went on to wage a revolution and they founded this nation. Young people. Students who sat where you sit 75 years ago who overcame a Depression and won a world war; who fought for civil rights and put a man on the moon. Students who sat where you sit 20 years ago who founded Google and Twitter and Facebook and changed the way we communicate with each other.
Đó là câu chuyện về những sinh viên đã ngồi ở chỗ các em ngồi cách đây 250 năm trước, đã tiến hành cách mạng và sinh ra dân tộc này. Đó là những sinh viên đã ngồi ở chỗ các em 75 năm trước để vượt qua khủng hoảng và chiến thắng chiến tranh thế giới, những người đấu tranh cho quyền con người và đưa con người lên mặt trăng. Những sinh viên 20 năm trước đã phát minh ra Google, Twitter và Facebook và thay đổi cách chúng ta giao tiếp với nhau.
So today, I want to ask all of you, what’s your contribution going to be? What problems are you going to solve? What discoveries will you make? What will a President who comes here in 20 or 50 or 100 years say about what all of you did for this country?
Vậy ngày hôm nay, tôi muốn hỏi các em, các em sẽ đóng góp được gì? Các em sẽ giải quyết những vấn đề gì? Khám phá những gì? Liệu tổng thống của đất nước trong 20 năm, 50 năm hay 100 năm nữa sẽ nói gì về các đóng góp của các em cho đất nước.
Now, your families, your teachers, and I are doing everything we can to make sure you have the education you need to answer these questions. I’m working hard to fix up your classrooms and get you the books and the equipment and the computers you need to learn.
Gia đình của các em, thầy cô giáo của các em và tôi đang cố gắng hết sức để đảm bảo các em có được nền giáo dục mà các em cần để trả lời các câu hỏi này. Tôi đang cố gắng rất nhiều để sửa sang lại trường học, cung cấp sách vở, các dụng cụ học tập và máy vi tính mà các em cần để học tập.
But you’ve got to do your part, too. So I expect all of you to get serious this year. I expect you to put your best effort into everything you do. I expect great things from each of you. So don’t let us down. Don’t let your family down or your country down. Most of all, don’t let yourself down. Make us all proud.
Nhưng các em cũng phải làm tròn phần việc của mình. Tôi mong muốn các em học tập nghiêm túc trong năm học mới này. Tôi muốn các em làm việc hết sức có thể. Tôi mong muốn những điều tuyệt vời từ các em. Vì vậy đừng làm chúng tôi thất vọng, đừng để gia đình hay đất nước thất vọng. Trước hết đừng để bản thân các em phải thất vọng. Hãy làm cho tất cả chúng ta phải tự hào.
Thank you very much, everybody. God bless you. God bless America. Thank you.
Cảm ơn rất nhiều, tất cả mọi người. Cầu Chúa chúc lành cho các bạn. Cầu Chúa ban phúc lành cho nước Mỹ. Xin cảm ơn.
http://www.whitehouse.gov/MediaResources/PreparedSchoolRemarks
Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012
Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2012
Phát biểu của bà Clinton ở Phnom Penh
US Department of State
Cung điện Hòa Bình
Thủ đô Phnom Penh, Cambodia
Người dịch: Dương Lệ Chi
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, cảm ơn quý vị rất nhiều về sự kiên nhẫn của quý vị. Đã có rất nhiều việc làm hữu ích và những đối thoại trên tinh thần xây dựng. Và tôi rất vui khi có được dịp, như tôi đi khắp châu Á trong tuần này để nói về sự tham gia rộng lớn của Mỹ, đặc biệt là công việc của chúng tôi để tăng cường các mối quan hệ kinh tế và hỗ trợ dân chủ và nhân quyền, cùng với cam kết của chúng tôi đối với an ninh chung. Đây là tất cả mọi thứ về việc gia tăng tầm nhìn của chúng tôi về một trật tự trong khu vực mở rộng, công bằng và bền vững cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương dựa trên các tổ chức, quy tắc, và quan hệ đối tác có lợi cho tất cả mọi người và tất cả các quốc gia. Và tôi nghĩ rằng, chúng ta đang thấy điều đó có ý nghĩa gì trên thực tế.
Trước tiên, đối với các thể chế, hôm nay tôi đã dành nhiều giờ để họp với các đồng sự ở cả hai Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn khu vực ASEAN, và hôm qua ở Hội nghị Bộ trưởng Mỹ-ASEAN. Các tổ chức này là tâm điểm của sự mở rộng của Mỹ, tham gia nhiều lĩnh vực trong khu vực. Từ thúc đẩy thương mại cho tới mở rộng trao đổi giáo dục và văn hóa, tăng cường sự bố trí về an ninh, những cuộc họp này là cơ hội đáng giá cho tất cả nước chủ chốt trong khu vực ngồi lại với nhau để đương đầu với một số thách thức quan trọng nhất mà chúng ta đang phải đối mặt.
Hôm nay, chúng tôi xem xét sự tiến bộ ở Miến Điện, và tôi tuyên bố rằng Hoa Kỳ nới lỏng các biện pháp trừng phạt, cho phép các doanh nghiệp Mỹ đầu tư ở đó. Chúng tôi thảo luận về Bắc Triều Tiên và tầm quan trọng của việc duy trì một mặt trận thống nhất để hỗ trợ khu vực phi hạt nhân một cách hòa bình và có thể thực hiện được trên bán đảo Triều Tiên. Và chúng tôi tập trung vào sự cần thiết để cải thiện sự phối hợp về các vấn đề quan trọng như an ninh mạng và cứu trợ thiên tai. Rất quan trọng [để thảo luận vấn đề này] khi 45% thiên tai trên thế giới xảy ra ở khu vực Đông Á này.
Một trong những vấn đề khác mà chúng tôi thảo luận, đặc biệt nhấn mạnh giá trị của các tổ chức đa phương và tầm quan trọng trong việc thiết lập các quy tắc rõ ràng trong khu vực, và đó là biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam). Như quý vị đã biết, Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông, và chúng tôi không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ, nhưng chúng tôi có một mối quan tâm cơ bản về tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, và mậu dịch hợp pháp không bị cản trở. Và chúng tôi tin rằng các nước trong khu vực nên giải quyết tranh chấp bằng con đường hợp tác và ngoại giao, không ép buộc, không hăm dọa, không đe dọa, và chắc chắn là không sử dụng vũ lực.
Không nước nào không thể không quan tâm đến sự gia tăng căng thẳng, gia tăng những lời lẽ hùng hổ đối chọi nhau, và những bất đồng về khai thác tài nguyên. Chúng tôi thấy những trường hợp đáng lo ngại về áp bức kinh tế và sự khó hiểu về việc sử dụng các tàu quân sự và các tàu của chính phủ liên quan đến các tranh chấp giữa các ngư dân. Cho nên chúng tôi mong ASEAN và Trung Quốc có được sự tiến bộ có ý nghĩa về việc hoàn thành một quy tắc ứng xử ở biển Đông, đó là dựa trên luật pháp quốc tế và các thỏa thuận. Như tôi đã nói với những người đồng sự của tôi, điều này sẽ cần sự lãnh đạo, và ASEAN ở vị trí tốt nhất khi ASEAN đáp ứng các mục tiêu và các tiêu chuẩn riêng của mình và có thể cùng nói chung một tiếng nói về các vấn đề mà khu vực đang phải đối mặt.
Yếu tố thứ ba về một trật tự khu vực có hiệu quả, là một mạng lưới các quan hệ đối tác và liên minh, và hôm nay tôi đã có một cuộc họp hữu ích ba bên, với Nhật Bản và Nam Triều Tiên, và cuộc họp song phương với bà Ashton, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu, các bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc, Indonesia và Singapore. Các liên minh của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc là nền tảng của sự tham gia của chúng tôi trong khu vực, và cả ba nước chúng tôi đã tăng cường tham gia với các nước ASEAN, gồm cả việc thiết lập các nhiệm vụ chuyên môn với ASEAN ở Jakarta. Cho nên đây là cơ hội để so sánh các lưu ý về một loạt mối quan tâm chung và những ưu tiên.
Quay sang châu Âu, Hoa Kỳ hoan nghênh việc tăng cường tham gia của Liên hiệp Châu Âu ở châu Á, và đại diện cấp cao [Liên hiệp Châu Âu], bà Ashton và tôi đã thảo luận những cách mà chúng tôi có thể cùng nhau làm việc trong khu vực, để thúc đẩy lợi ích chung trong việc thúc đẩy hòa bình và sự thịnh vượng rộng lớn hơn.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Dương [Khiết Trì] và tôi đã xem xét một danh sách dài về những nỗ lực hợp tác chung giữa Mỹ – Trung Quốc, tất cả mọi thứ từ khoa học và công nghệ, cho tới năng lượng và môi trường, cho tới y tế công cộng và an toàn. Chúng tôi nhận ra rằng một phương pháp tiếp cận có tổng bằng không (zero-sum approach) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ dẫn đến các kết quả tiêu cực, do đó, chúng tôi cam kết làm việc với Trung Quốc trong khuôn khổ thúc đẩy hợp tác, điều chỉnh lợi ích và giải quyết những khác biệt ở những nơi chưa giải quyết. Đó là một phần để đạt được một trật tự có hiệu quả trong khu vực.
Vì vậy, bằng mọi cách chúng tôi có thể, chúng tôi đang gửi một thông điệp rõ ràng: Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi cam kết [điều đó] trong tương lai. Trong các cuộc họp của tôi khắp châu Á, đôi khi tôi nghe câu hỏi về việc liệu Hoa Kỳ sẽ gia tăng các cam kết của mình hay không, bằng cách gia tăng nỗ lực, thời gian và ngân quỹ (increased resources). Nên ở đây, tại Phnom Penh, tôi hãnh diện thông báo một nỗ lực mới quan trọng để cải cách và khôi phục các chương trình hỗ trợ ASEAN và hơn thế nữa. Được gọi là Sáng kiến Tham gia Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Strategic Engagement Initiative), hoặc là APSEI, và tôi sẽ có nhiều điều để nói về điều này vào ngày mai tại các cuộc họp về Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong.
Tôi cũng mong được đến Siem Reap để tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN và thảo luận về tầm quan trọng của quyền công nhân và quyền phụ nữ tại một cuộc họp Hạ lưu sông Mekong về bình đẳng giới và trao quyền hạn. Chúng tôi thảo luận rất nhiều điều, cho tôi dừng lại ở đây và nhận các câu hỏi của quý vị.
Bà Nuland: Chúng tôi sẽ nhận ba câu hỏi trong đêm nay. Chúng ta bắt đầu với Nicole Gaouette của báo Bloomberg.
Hỏi: (Tắt micro) .
Ngoại trưởng Clinton: Không, chỉ cần cô nói vào đó -
Hỏi: Được rồi. Thử xem?
Ngoại trưởng Clinton: Vâng.
Bà Nuland: Vâng.
Hỏi: Bà có thể phác thảo cho chúng tôi – cho chúng tôi [biết] những mối nguy nếu ASEAN và Trung Quốc không đạt được một thỏa thuận về một quy tắc ứng xử ở biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam)? Và chúng tôi cũng biết rằng ASEAN gặp rất nhiều khó khăn để đạt được một thỏa thuận về một thông cáo cuối cùng. Và tôi muốn biết suy nghĩ của bà về khả năng của nhóm để đối phó với những thách thức gai góc trong khu vực.
Ngoại trưởng Clinton: Vâng. Hãy để tôi bắt đầu bằng cách nói rằng, các cuộc thảo luận đang tiếp diễn và chúng được thảo luận với cường độ cao, cho nên chúng ta hãy chờ xem kết quả sẽ như thế nào. Nhưng thật tình mà nói, tôi nghĩ rằng đó là dấu hiệu của sự trưởng thành của ASEAN, rằng họ đang vật lộn với một số vấn đề rất khăn ở đây. Họ không tránh né chúng, họ đang đi thẳng vào chúng. Và tôi đã làm việc trong nhiều khuôn khổ đa phương, và không phải hoàn toàn bất thường cho các tổ chức trưởng thành hơn để làm việc và thảo luận, và thậm chí tranh luận về một số vấn đề nào đó quá hạn, để cố gắng xem có cách nào ở phía trước.
Cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ chờ. Và không phải tùy thuộc vào nước Mỹ, cũng không phải tùy thuộc vào Trung Quốc, mà là tùy thuộc vào ASEAN. Không phải tùy thuộc vào bất kỳ quốc gia hoặc tổ chức nào bên ngoài, mà tùy thuộc vào chính các thành viên ASEAN. Và ASEAN nhấn mạnh đến sự thống nhất, và khẩu hiệu của cuộc họp mặt ở đây là: “Một cộng đồng, Một vận mệnh”. Và tổ chức như ASEAN trưởng thành và phát triển, trở nên cần thiết để giải quyết các vấn đề khó khăn, và chúng tôi chúc họ gặp điều tốt lành.
Ms. Nuland: Người kế tiếp. (Không nghe). Xin lỗi?
Hỏi: (Tắt micro).
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, chúng ta hãy đợi xem chuyện gì xảy ra.
Ms. Nuland: Người kế tiếp, Khan Sophirom từ Nhật báo Ramsei Kampuchea.
Hỏi: (Không nghe). Có chính sách cụ thể nào đối với Campuchia trong chuyến thăm hai ngày của bà ở Phnom Penh? Và về hơn 400 triệu (không nghe) có bất kỳ tiến triển nào về điều đó?
Ngoại trưởng Clinton: Tôi không hiểu phần thứ hai của câu hỏi. Tôi đã nghe, có bất cứ điều gì – trong chuyến viếng thăm này của tôi về sự trợ giúp Campuchia. Nhưng tôi không hiểu được phần thứ hai.
Hỏi: Về khoản nợ Campuchia – khoản nợ của chúng tôi 400 triệu Mỹ kim –
Ms. Nuland: Nợ của Campuchia.
Ngoại trưởng Clinton: Ồ, nợ. Nợ. Được rồi. Tôi xin lỗi. Cảm ơn. Trước hết, Hoa Kỳ vẫn cam kết mạnh mẽ để làm việc và hỗ trợ người dân Campuchia. Sự giúp đỡ của chúng tôi đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua. Hiện giờ là hơn 75 triệu đô. Thông qua các nỗ lực của chúng tôi về y tế toàn cầu và HIV/ AIDS, chúng tôi cũng đã làm việc với Chính phủ Campuchia và các tổ chức phi chính phủ trong cuộc chiến chống HIV/ AIDS. Chúng tôi cũng được khích lệ từ công việc chúng tôi đã và đang làm trong một vài năm, đã thấy tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em giảm bớt gần đây. Chúng tôi đang làm việc với Campuchia thông qua tổ chức Feed the Future Initiative, giúp đáp ứng nhu cầu của gần 25% dân số Campuchia thiếu thực phẩm. Cho nên chúng tôi đang làm việc để biến sự hỗ trợ phát triển thành những cải thiện có ý nghĩa cho cuộc sống của người dân Campuchia.
Đôi khi cũng có một chút thất vọng, tôi thừa nhận, đối với Hoa Kỳ, bởi vì cho đến giờ chúng tôi chỉ có thể chuyển viện trợ của chúng tôi được bao nhiêu đó tới tay người dân. Chúng tôi muốn có thêm nhiều người dân được ăn uống. Chúng tôi muốn nhiều người khỏe mạnh hơn. Chúng tôi muốn có nhiều người nam giới, phụ nữ, và đặc biệt là trẻ em có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, chúng tôi không thể lưu ý tới một tòa nhà lớn chúng tôi đã xây, mà chúng tôi lưu ý tới nhiều trẻ em còn sống sót, nhiều người bệnh HIV / AIDS được cứu sống, nhiều phụ nữ sống sót khi sinh con, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm tất cả mọi thứ mà chúng tôi có thể làm được để giúp đỡ người dân Campuchia nhìn thấy tương lai của chính họ.
Về khoản nợ song phương, theo luật pháp quốc tế, các chính phủ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của những người tiền nhiệm, mặc dù điều này có vẻ không công bằng trong nhiều trường hợp. Cho nên điều mà chúng tôi muốn làm là, làm việc với Chính phủ Campuchia để cố gắng giải quyết những vấn đề có từ lâu, bằng giải pháp công bằng, để giúp Chính phủ Campuchia nâng cao khả năng thanh toán nợ của họ, gia tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Chúng tôi nghĩ rằng đó sẽ là lợi ích của Campuchia về việc có thể tham gia vào thị trường tài chính quốc tế, không phải lệ thuộc vào bất kỳ nguồn tài trợ nào, nhưng có thể thỏa thuận và làm việc nhắm tới uy tín để được vay nợ thực sự. Vì vậy, chúng tôi đang làm việc với Chính phủ Campuchia, và tôi hy vọng chúng tôi sẽ có tiến bộ trong việc cố gắng giải quyết vấn đề này. Đó là điều mà cá nhân tôi cam kết thực hiện.
Ms Nuland: Câu hỏi cuối cùng trong đêm nay, bà Margaret Brennan từ đài CBS, xin mời.
Hỏi: Kính thưa bà ngoại trưởng, bà có thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc Nga sẽ hỗ trợ các biện pháp trừng phạt Syria trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc? Đã có một số diễn biến trong tuần này, tin tức về các tàu của Nga hướng về Syria, sự đào tẩu của đại sứ Syria ở Iraq và bây giờ nói về cuộc tranh luận công khai ở Iran về việc hỗ trợ chế độ Assad. Ý kiến của bà như thế nào?
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, Margaret, tôi đã có cơ hội thảo luận về những vấn đề này cuối cùng với đặc phái viên LHQ, ông Kofi Annan tối qua, sau các cuộc tham vấn của ông ấy ở Damascus, Tehran và Baghdad, nhưng trước khi ông ấy thông báo tóm tắt với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Và tôi được động viên rằng ông ấy hiện đang yêu cầu hỗ trợ nhiều hơn nữa, qua hình thức một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, không chỉ ủng hộ kế hoạch chuyển đổi chính trị mà nhóm hành động đã nhất trí ở Geneva, mà điều đó còn có hậu quả thực sự cho việc không tuân thủ. Hoa Kỳ xác định sẽ hỗ trợ ông ấy, bởi vì kinh nghiệm của chúng tôi năm ngoái đã nói rõ ràng rằng, chế độ Assad sẽ không làm bất cứ điều gì nếu không có áp lực thêm nữa. Tôi đã có một cuộc thảo luận đầy đủ về các vấn đề này với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Dương [Khiết Trì] hôm nay, và chúng tôi đã đồng ý làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm được ở New York để xem kế hoạch Geneva, kế hoạch đã được tất cả năm ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ký – gồm cả Nga và Trung Quốc – được thực hiện.
Cho nên chúng tôi thấy áp lực chồng chất. Các nhân vật quân sự cao cấp từ quân đội Syria đang đào ngũ mỗi tuần. Chúng ta vừa có vụ đào ngủ ngoại giao quan trọng đầu tiên là đại sứ Syria ở Iraq chống lại chế độ hôm qua. Kinh tế [ở Syria] đang trong tình trạng hỗn độn. Chế độ [Syria] đang vật lộn để kiểm soát phần lớn đất nước.
Vì vậy, chúng tôi trông cậy vào Hội đồng Bảo an [Liên Hiệp Quốc] và tất cả các thành viên của HĐBA, gồm cả Nga, tham gia vào một nghị quyết quan trọng với chúng tôi, giúp cho đặc phái viên Kofi Annan những gì ông ấy cần, những gì ông yêu cầu, và áp đặt những hậu quả thực sự lên chế độ [Syria] về việc tiếp tục không tuân theo nghĩa vụ của họ đầu tiên và trước nhất đối với chính người dân của họ và sau đó là đối với cộng đồng quốc tế. Và chúng tôi kêu gọi quân đội Syria và cộng đồng doanh nghiệp lựa chọn một tương lai dân chủ, thay vì bám víu vào chế độ đang đổ nát này. Cho nên chúng tôi đang làm việc rất nhiều ở New York, ở các thủ đô khác, cố gắng bảo đảm rằng, chúng tôi tin cậy vào yêu cầu và báo cáo mới nhất của ông Kofi Annan, và chúng tôi hy vọng nhìn thấy sự tiến bộ vững chắc. Cảm quý vị rất nhiều.
Ms Nuland: Cảm ơn bà, cảm ơn tất cả mọi người.
Nguồn: US Department of State
Cung điện Hòa Bình
Thủ đô Phnom Penh, Cambodia
Người dịch: Dương Lệ Chi
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, cảm ơn quý vị rất nhiều về sự kiên nhẫn của quý vị. Đã có rất nhiều việc làm hữu ích và những đối thoại trên tinh thần xây dựng. Và tôi rất vui khi có được dịp, như tôi đi khắp châu Á trong tuần này để nói về sự tham gia rộng lớn của Mỹ, đặc biệt là công việc của chúng tôi để tăng cường các mối quan hệ kinh tế và hỗ trợ dân chủ và nhân quyền, cùng với cam kết của chúng tôi đối với an ninh chung. Đây là tất cả mọi thứ về việc gia tăng tầm nhìn của chúng tôi về một trật tự trong khu vực mở rộng, công bằng và bền vững cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương dựa trên các tổ chức, quy tắc, và quan hệ đối tác có lợi cho tất cả mọi người và tất cả các quốc gia. Và tôi nghĩ rằng, chúng ta đang thấy điều đó có ý nghĩa gì trên thực tế.
Trước tiên, đối với các thể chế, hôm nay tôi đã dành nhiều giờ để họp với các đồng sự ở cả hai Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Diễn đàn khu vực ASEAN, và hôm qua ở Hội nghị Bộ trưởng Mỹ-ASEAN. Các tổ chức này là tâm điểm của sự mở rộng của Mỹ, tham gia nhiều lĩnh vực trong khu vực. Từ thúc đẩy thương mại cho tới mở rộng trao đổi giáo dục và văn hóa, tăng cường sự bố trí về an ninh, những cuộc họp này là cơ hội đáng giá cho tất cả nước chủ chốt trong khu vực ngồi lại với nhau để đương đầu với một số thách thức quan trọng nhất mà chúng ta đang phải đối mặt.
Hôm nay, chúng tôi xem xét sự tiến bộ ở Miến Điện, và tôi tuyên bố rằng Hoa Kỳ nới lỏng các biện pháp trừng phạt, cho phép các doanh nghiệp Mỹ đầu tư ở đó. Chúng tôi thảo luận về Bắc Triều Tiên và tầm quan trọng của việc duy trì một mặt trận thống nhất để hỗ trợ khu vực phi hạt nhân một cách hòa bình và có thể thực hiện được trên bán đảo Triều Tiên. Và chúng tôi tập trung vào sự cần thiết để cải thiện sự phối hợp về các vấn đề quan trọng như an ninh mạng và cứu trợ thiên tai. Rất quan trọng [để thảo luận vấn đề này] khi 45% thiên tai trên thế giới xảy ra ở khu vực Đông Á này.
Một trong những vấn đề khác mà chúng tôi thảo luận, đặc biệt nhấn mạnh giá trị của các tổ chức đa phương và tầm quan trọng trong việc thiết lập các quy tắc rõ ràng trong khu vực, và đó là biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam). Như quý vị đã biết, Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở biển Đông, và chúng tôi không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ, nhưng chúng tôi có một mối quan tâm cơ bản về tự do hàng hải, duy trì hòa bình và ổn định, tôn trọng luật pháp quốc tế, và mậu dịch hợp pháp không bị cản trở. Và chúng tôi tin rằng các nước trong khu vực nên giải quyết tranh chấp bằng con đường hợp tác và ngoại giao, không ép buộc, không hăm dọa, không đe dọa, và chắc chắn là không sử dụng vũ lực.
Không nước nào không thể không quan tâm đến sự gia tăng căng thẳng, gia tăng những lời lẽ hùng hổ đối chọi nhau, và những bất đồng về khai thác tài nguyên. Chúng tôi thấy những trường hợp đáng lo ngại về áp bức kinh tế và sự khó hiểu về việc sử dụng các tàu quân sự và các tàu của chính phủ liên quan đến các tranh chấp giữa các ngư dân. Cho nên chúng tôi mong ASEAN và Trung Quốc có được sự tiến bộ có ý nghĩa về việc hoàn thành một quy tắc ứng xử ở biển Đông, đó là dựa trên luật pháp quốc tế và các thỏa thuận. Như tôi đã nói với những người đồng sự của tôi, điều này sẽ cần sự lãnh đạo, và ASEAN ở vị trí tốt nhất khi ASEAN đáp ứng các mục tiêu và các tiêu chuẩn riêng của mình và có thể cùng nói chung một tiếng nói về các vấn đề mà khu vực đang phải đối mặt.
Yếu tố thứ ba về một trật tự khu vực có hiệu quả, là một mạng lưới các quan hệ đối tác và liên minh, và hôm nay tôi đã có một cuộc họp hữu ích ba bên, với Nhật Bản và Nam Triều Tiên, và cuộc họp song phương với bà Ashton, đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu, các bộ trưởng ngoại giao của Trung Quốc, Indonesia và Singapore. Các liên minh của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc là nền tảng của sự tham gia của chúng tôi trong khu vực, và cả ba nước chúng tôi đã tăng cường tham gia với các nước ASEAN, gồm cả việc thiết lập các nhiệm vụ chuyên môn với ASEAN ở Jakarta. Cho nên đây là cơ hội để so sánh các lưu ý về một loạt mối quan tâm chung và những ưu tiên.
Quay sang châu Âu, Hoa Kỳ hoan nghênh việc tăng cường tham gia của Liên hiệp Châu Âu ở châu Á, và đại diện cấp cao [Liên hiệp Châu Âu], bà Ashton và tôi đã thảo luận những cách mà chúng tôi có thể cùng nhau làm việc trong khu vực, để thúc đẩy lợi ích chung trong việc thúc đẩy hòa bình và sự thịnh vượng rộng lớn hơn.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Dương [Khiết Trì] và tôi đã xem xét một danh sách dài về những nỗ lực hợp tác chung giữa Mỹ – Trung Quốc, tất cả mọi thứ từ khoa học và công nghệ, cho tới năng lượng và môi trường, cho tới y tế công cộng và an toàn. Chúng tôi nhận ra rằng một phương pháp tiếp cận có tổng bằng không (zero-sum approach) ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương chỉ dẫn đến các kết quả tiêu cực, do đó, chúng tôi cam kết làm việc với Trung Quốc trong khuôn khổ thúc đẩy hợp tác, điều chỉnh lợi ích và giải quyết những khác biệt ở những nơi chưa giải quyết. Đó là một phần để đạt được một trật tự có hiệu quả trong khu vực.
Vì vậy, bằng mọi cách chúng tôi có thể, chúng tôi đang gửi một thông điệp rõ ràng: Hoa Kỳ là một cường quốc Thái Bình Dương và chúng tôi cam kết [điều đó] trong tương lai. Trong các cuộc họp của tôi khắp châu Á, đôi khi tôi nghe câu hỏi về việc liệu Hoa Kỳ sẽ gia tăng các cam kết của mình hay không, bằng cách gia tăng nỗ lực, thời gian và ngân quỹ (increased resources). Nên ở đây, tại Phnom Penh, tôi hãnh diện thông báo một nỗ lực mới quan trọng để cải cách và khôi phục các chương trình hỗ trợ ASEAN và hơn thế nữa. Được gọi là Sáng kiến Tham gia Chiến lược châu Á – Thái Bình Dương (Asia Pacific Strategic Engagement Initiative), hoặc là APSEI, và tôi sẽ có nhiều điều để nói về điều này vào ngày mai tại các cuộc họp về Sáng kiến Hạ lưu sông Mekong.
Tôi cũng mong được đến Siem Reap để tham gia Diễn đàn Doanh nghiệp Mỹ-ASEAN và thảo luận về tầm quan trọng của quyền công nhân và quyền phụ nữ tại một cuộc họp Hạ lưu sông Mekong về bình đẳng giới và trao quyền hạn. Chúng tôi thảo luận rất nhiều điều, cho tôi dừng lại ở đây và nhận các câu hỏi của quý vị.
Bà Nuland: Chúng tôi sẽ nhận ba câu hỏi trong đêm nay. Chúng ta bắt đầu với Nicole Gaouette của báo Bloomberg.
Hỏi: (Tắt micro) .
Ngoại trưởng Clinton: Không, chỉ cần cô nói vào đó -
Hỏi: Được rồi. Thử xem?
Ngoại trưởng Clinton: Vâng.
Bà Nuland: Vâng.
Hỏi: Bà có thể phác thảo cho chúng tôi – cho chúng tôi [biết] những mối nguy nếu ASEAN và Trung Quốc không đạt được một thỏa thuận về một quy tắc ứng xử ở biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam)? Và chúng tôi cũng biết rằng ASEAN gặp rất nhiều khó khăn để đạt được một thỏa thuận về một thông cáo cuối cùng. Và tôi muốn biết suy nghĩ của bà về khả năng của nhóm để đối phó với những thách thức gai góc trong khu vực.
Ngoại trưởng Clinton: Vâng. Hãy để tôi bắt đầu bằng cách nói rằng, các cuộc thảo luận đang tiếp diễn và chúng được thảo luận với cường độ cao, cho nên chúng ta hãy chờ xem kết quả sẽ như thế nào. Nhưng thật tình mà nói, tôi nghĩ rằng đó là dấu hiệu của sự trưởng thành của ASEAN, rằng họ đang vật lộn với một số vấn đề rất khăn ở đây. Họ không tránh né chúng, họ đang đi thẳng vào chúng. Và tôi đã làm việc trong nhiều khuôn khổ đa phương, và không phải hoàn toàn bất thường cho các tổ chức trưởng thành hơn để làm việc và thảo luận, và thậm chí tranh luận về một số vấn đề nào đó quá hạn, để cố gắng xem có cách nào ở phía trước.
Cho nên tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ chờ. Và không phải tùy thuộc vào nước Mỹ, cũng không phải tùy thuộc vào Trung Quốc, mà là tùy thuộc vào ASEAN. Không phải tùy thuộc vào bất kỳ quốc gia hoặc tổ chức nào bên ngoài, mà tùy thuộc vào chính các thành viên ASEAN. Và ASEAN nhấn mạnh đến sự thống nhất, và khẩu hiệu của cuộc họp mặt ở đây là: “Một cộng đồng, Một vận mệnh”. Và tổ chức như ASEAN trưởng thành và phát triển, trở nên cần thiết để giải quyết các vấn đề khó khăn, và chúng tôi chúc họ gặp điều tốt lành.
Ms. Nuland: Người kế tiếp. (Không nghe). Xin lỗi?
Hỏi: (Tắt micro).
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, chúng ta hãy đợi xem chuyện gì xảy ra.
Ms. Nuland: Người kế tiếp, Khan Sophirom từ Nhật báo Ramsei Kampuchea.
Hỏi: (Không nghe). Có chính sách cụ thể nào đối với Campuchia trong chuyến thăm hai ngày của bà ở Phnom Penh? Và về hơn 400 triệu (không nghe) có bất kỳ tiến triển nào về điều đó?
Ngoại trưởng Clinton: Tôi không hiểu phần thứ hai của câu hỏi. Tôi đã nghe, có bất cứ điều gì – trong chuyến viếng thăm này của tôi về sự trợ giúp Campuchia. Nhưng tôi không hiểu được phần thứ hai.
Hỏi: Về khoản nợ Campuchia – khoản nợ của chúng tôi 400 triệu Mỹ kim –
Ms. Nuland: Nợ của Campuchia.
Ngoại trưởng Clinton: Ồ, nợ. Nợ. Được rồi. Tôi xin lỗi. Cảm ơn. Trước hết, Hoa Kỳ vẫn cam kết mạnh mẽ để làm việc và hỗ trợ người dân Campuchia. Sự giúp đỡ của chúng tôi đã tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ qua. Hiện giờ là hơn 75 triệu đô. Thông qua các nỗ lực của chúng tôi về y tế toàn cầu và HIV/ AIDS, chúng tôi cũng đã làm việc với Chính phủ Campuchia và các tổ chức phi chính phủ trong cuộc chiến chống HIV/ AIDS. Chúng tôi cũng được khích lệ từ công việc chúng tôi đã và đang làm trong một vài năm, đã thấy tỷ lệ tử vong ở bà mẹ và trẻ em giảm bớt gần đây. Chúng tôi đang làm việc với Campuchia thông qua tổ chức Feed the Future Initiative, giúp đáp ứng nhu cầu của gần 25% dân số Campuchia thiếu thực phẩm. Cho nên chúng tôi đang làm việc để biến sự hỗ trợ phát triển thành những cải thiện có ý nghĩa cho cuộc sống của người dân Campuchia.
Đôi khi cũng có một chút thất vọng, tôi thừa nhận, đối với Hoa Kỳ, bởi vì cho đến giờ chúng tôi chỉ có thể chuyển viện trợ của chúng tôi được bao nhiêu đó tới tay người dân. Chúng tôi muốn có thêm nhiều người dân được ăn uống. Chúng tôi muốn nhiều người khỏe mạnh hơn. Chúng tôi muốn có nhiều người nam giới, phụ nữ, và đặc biệt là trẻ em có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, chúng tôi không thể lưu ý tới một tòa nhà lớn chúng tôi đã xây, mà chúng tôi lưu ý tới nhiều trẻ em còn sống sót, nhiều người bệnh HIV / AIDS được cứu sống, nhiều phụ nữ sống sót khi sinh con, và chúng tôi sẽ tiếp tục làm tất cả mọi thứ mà chúng tôi có thể làm được để giúp đỡ người dân Campuchia nhìn thấy tương lai của chính họ.
Về khoản nợ song phương, theo luật pháp quốc tế, các chính phủ chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của những người tiền nhiệm, mặc dù điều này có vẻ không công bằng trong nhiều trường hợp. Cho nên điều mà chúng tôi muốn làm là, làm việc với Chính phủ Campuchia để cố gắng giải quyết những vấn đề có từ lâu, bằng giải pháp công bằng, để giúp Chính phủ Campuchia nâng cao khả năng thanh toán nợ của họ, gia tăng khả năng tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Chúng tôi nghĩ rằng đó sẽ là lợi ích của Campuchia về việc có thể tham gia vào thị trường tài chính quốc tế, không phải lệ thuộc vào bất kỳ nguồn tài trợ nào, nhưng có thể thỏa thuận và làm việc nhắm tới uy tín để được vay nợ thực sự. Vì vậy, chúng tôi đang làm việc với Chính phủ Campuchia, và tôi hy vọng chúng tôi sẽ có tiến bộ trong việc cố gắng giải quyết vấn đề này. Đó là điều mà cá nhân tôi cam kết thực hiện.
Ms Nuland: Câu hỏi cuối cùng trong đêm nay, bà Margaret Brennan từ đài CBS, xin mời.
Hỏi: Kính thưa bà ngoại trưởng, bà có thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc Nga sẽ hỗ trợ các biện pháp trừng phạt Syria trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc? Đã có một số diễn biến trong tuần này, tin tức về các tàu của Nga hướng về Syria, sự đào tẩu của đại sứ Syria ở Iraq và bây giờ nói về cuộc tranh luận công khai ở Iran về việc hỗ trợ chế độ Assad. Ý kiến của bà như thế nào?
Ngoại trưởng Clinton: Vâng, Margaret, tôi đã có cơ hội thảo luận về những vấn đề này cuối cùng với đặc phái viên LHQ, ông Kofi Annan tối qua, sau các cuộc tham vấn của ông ấy ở Damascus, Tehran và Baghdad, nhưng trước khi ông ấy thông báo tóm tắt với Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Và tôi được động viên rằng ông ấy hiện đang yêu cầu hỗ trợ nhiều hơn nữa, qua hình thức một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, không chỉ ủng hộ kế hoạch chuyển đổi chính trị mà nhóm hành động đã nhất trí ở Geneva, mà điều đó còn có hậu quả thực sự cho việc không tuân thủ. Hoa Kỳ xác định sẽ hỗ trợ ông ấy, bởi vì kinh nghiệm của chúng tôi năm ngoái đã nói rõ ràng rằng, chế độ Assad sẽ không làm bất cứ điều gì nếu không có áp lực thêm nữa. Tôi đã có một cuộc thảo luận đầy đủ về các vấn đề này với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Dương [Khiết Trì] hôm nay, và chúng tôi đã đồng ý làm tất cả những gì chúng tôi có thể làm được ở New York để xem kế hoạch Geneva, kế hoạch đã được tất cả năm ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ký – gồm cả Nga và Trung Quốc – được thực hiện.
Cho nên chúng tôi thấy áp lực chồng chất. Các nhân vật quân sự cao cấp từ quân đội Syria đang đào ngũ mỗi tuần. Chúng ta vừa có vụ đào ngủ ngoại giao quan trọng đầu tiên là đại sứ Syria ở Iraq chống lại chế độ hôm qua. Kinh tế [ở Syria] đang trong tình trạng hỗn độn. Chế độ [Syria] đang vật lộn để kiểm soát phần lớn đất nước.
Vì vậy, chúng tôi trông cậy vào Hội đồng Bảo an [Liên Hiệp Quốc] và tất cả các thành viên của HĐBA, gồm cả Nga, tham gia vào một nghị quyết quan trọng với chúng tôi, giúp cho đặc phái viên Kofi Annan những gì ông ấy cần, những gì ông yêu cầu, và áp đặt những hậu quả thực sự lên chế độ [Syria] về việc tiếp tục không tuân theo nghĩa vụ của họ đầu tiên và trước nhất đối với chính người dân của họ và sau đó là đối với cộng đồng quốc tế. Và chúng tôi kêu gọi quân đội Syria và cộng đồng doanh nghiệp lựa chọn một tương lai dân chủ, thay vì bám víu vào chế độ đang đổ nát này. Cho nên chúng tôi đang làm việc rất nhiều ở New York, ở các thủ đô khác, cố gắng bảo đảm rằng, chúng tôi tin cậy vào yêu cầu và báo cáo mới nhất của ông Kofi Annan, và chúng tôi hy vọng nhìn thấy sự tiến bộ vững chắc. Cảm quý vị rất nhiều.
Ms Nuland: Cảm ơn bà, cảm ơn tất cả mọi người.
Nguồn: US Department of State
Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012
Remarks at Fulbright 20th Anniversary Event....Phát biểu của Ngoại trưởng Clinton tại lễ kỷ niệm 20 năm Chương trình Fulbright Việt Nam
Hà Nội – Việt Nam 10-07-2012
Người dịch: Dương Lệ Chi
Cảm ơn rất nhiều. Ôi, tôi rất vui khi có mặt tại đây trong dịp này, hai năm sau khi chồng tôi đã ở đây (cười). Và tôi nghĩ rằng, như cô Thảo nói, gia đình Clinton và Việt Nam có mối quan hệ rất thân mà tôi hy vọng [mối quan hệ này sẽ] tiếp tục thêm nhiều năm nữa trong tương lai. Có mặt ở đây, tại trường đại học lớn này, tôi thực sự rất cảm kích ông Chủ tịch, Chủ tịch Hoàng Văn Châu, cảm ơn ông rất nhiều, cảm ơn ông và sự lãnh đạo của ông, và cảm ơn tất cả các sinh viên và cựu sinh viên Fulbright, những người đang có mặt ở đây để chúng ta kỷ niệm 20 năm Chương trình Fulbright Việt Nam.
Tôi nghĩ, rất dễ dàng khi một người như tôi đến thăm, hoặc chồng tôi, hay Bộ trưởng [Quốc phòng] Leon Panetta vừa đến đây, tập trung vào các quan chức cao cấp, những người [mà chúng tôi] đến để viếng thăm. Nhưng thực sự là, mặc dù đó là mục đích quan trọng, nhưng điều này cũng quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng hơn, chính là mối quan hệ hàng ngày giữa những người dân của chúng ta. Có rất nhiều người Việt Nam và rất nhiều người Mỹ làm quen với nhau, những người có cơ hội cùng làm việc với nhau hay cùng học tập với nhau, hay thậm chí sống chung với nhau để tạo ra các mối quan hệ, thực sự đưa chúng ta xích lại gần nhau hơn. Cho nên tôi rất vui mừng khi có mặt ở đây, đại diện cho đất nước tôi và hàng triệu người Mỹ, những người có thiện cảm về Việt Nam và những người quan tâm sâu sắc về tương lai của đất nước này, và đặc biệt là tương lai của những người bạn trẻ như các bạn.
Một trong những cách mà chúng tôi thể hiện là hỗ trợ nghiên cứu học tập ở nước ngoài. Hoa Kỳ có một lịch sử lâu dài làm điều đó, bởi vì chúng tôi nghĩ rằng điều này sẽ giúp người Mỹ đến thăm các nước khác [có cơ hội] học hỏi và hình thành các mối quan hệ lâu dài, và chúng tôi muốn người dân từ các nước khác cũng làm tương tự ở Hoa Kỳ. Không cường điệu quá khi nói rằng, các chương trình như Chương trình Fulbright đóng vai trò quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Ông William J. Fulbright là người rất nổi tiếng, một thượng nghị sĩ Mỹ nổi tiếng vào thời của ông, và ông ấy đã tin tưởng mạnh mẽ rằng, điều quan trọng nhất là phá vỡ các bức tường về sự hiểu lầm và ngờ vực. Không phải chúng ta hoàn toàn đồng ý tất cả mọi điều, bởi vì không có hai người nào, nói chi tới hai đất nước, hoàn toàn đồng ý tất cả mọi thứ, nhưng chúng ta sẽ xem nhau như là những người đồng hành trong một cuộc hành trình có chung [mục đích], một cuộc hành trình mà [chúng ta] sẽ lấp đầy với tất cả mọi khả năng sẵn có cho những người dân trên khắp thế giới. Và không phải tình cờ mà chúng tôi tập trung vào việc gia tăng mối quan hệ giữa người với người của chúng ta ở đây, ở Việt Nam và ở khắp châu Á như là một cách để xây dựng nhiều và nhiều hơn nữa những mối quan hệ đó.
Vì vậy, trong hai thập niên qua, chương trình Fulbright đã giúp gia tăng các mối quan hệ giữa hai nước chúng ta và nó đã, như chúng ta vừa nghe, nghĩa là đã thay đổi cuộc sống của hơn 8.000 sinh viên, học giả, các nhà giáo dục, và thương gia Mỹ và Việt Nam. Thật vậy, chương trình này đã đào tạo một số nhà lãnh đạo xuất sắc, và tôi biết nó sẽ tiếp tục đào tạo các nhà lãnh đạo xuất sắc. Đã có các con số đáng kể về các cựu sinh viên Fulbright trong các chính sách Việt Nam – các phó thủ tướng, một bộ trưởng ngoại giao – ông [Phạm Bình] Minh, người mà tôi vừa mới gặp, là một cựu sinh viên Fulbright. Và những người khác đã có những đóng góp quan trọng trong các lĩnh vực khoa học, kinh doanh, nghệ thuật, và chắc chắn là trong giới học thuật.
Bây giờ, một số cựu sinh viên hoàn hảo nhất từ tất cả các chương trình học bổng của chúng tôi đã có mặt ở đây với chúng ta hôm nay, và những câu chuyện đáng chú ý của họ cho thấy những gì có thể khi bạn giúp đỡ những người trẻ tuổi tài năng có được những kỹ năng và những kết nối mà họ cần có để thành công. Bây giờ, tôi có thể kể cho các bạn nghe hàng trăm câu chuyện, nhưng tôi chỉ nói một ví dụ.
Đỗ Minh Thuy (?), cô Đỗ đâu rồi? Đỗ Minh Thuy có ở đây không? À, có cô đây rồi. Vâng, cô Đỗ đã sử dụng học bổng Fulbright của mình để học ngành báo chí ở trường Đại học Indiana. Và sau khi tốt nghiệp, cô đã quyết định rằng, các nhà báo đồng nghiệp của cô ở Việt Nam xứng đáng có được cơ hội tiếp cận các loại kỹ năng và kinh nghiệm mà cô đã có. Vì vậy, cô đã tuyển một số bạn bè mà cô đã gặp ở Indiana để giúp cô tạo ra một chương trình đào tạo và tư vấn các nhà báo trẻ. Và hôm nay, nhóm của cô đã điều hành các hội thảo với hơn 2.300 người tham gia ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ một người, một học bổng đã có tác động lan tỏa như thế trong một lĩnh vực đời sống Việt Nam.
Đàm Bích Thủy, Đàm Bích Thủy có ở đây không? Vâng. Một người có học bổng Fulbright khác, và là người tốt nghiệp tại Trường Kinh doanh Wharton, thuộc Đại học Pennsylvania, là một trong những người phụ nữ nổi bật nhất trong lĩnh vực tài chính ở Đông Nam Á. Là Phó Chủ tịch Ngân hàng ANZ, cô lãnh đạo hơn 10.000 nhân viên, và cô nói rằng đi du học đã giúp cô, và tôi xin trích [lời của cô]: “để tiếp cận thế giới và người dân từ các nền văn hóa khác, với cái nhìn cân bằng hơn, không thiên vị, trong khi duy trì nguồn gốc của tôi“. Đây là một cách nói rất dễ thương.
Và tôi nghĩ rằng, hai người phụ nữ này và rất nhiều người trong số các bạn, đại diện cho các chuyên gia và các học giả đã học ở Hoa Kỳ, để rồi đem kinh nghiệm đó về thực hành ở quê nhà. Và ngay cả những người trẻ tuổi đang trên đường làm công việc tương tự. Hiện có hơn 15.000 sinh viên Việt Nam đang học tại Hoa Kỳ, và tôi tin rằng thế hệ sinh viên này và các học giả có được vị trí tốt để đóng góp rất nhiều cho tương lai Việt Nam. Và không chỉ về giáo dục và kỹ năng của họ, mà còn về mối quan hệ và triển vọng mà họ có được và mang theo về nhà, sau đó sẽ được họ làm nền tảng để tạo ra cơ hội mới, cách suy nghĩ mới, đổi mới, sẽ giúp cho rất nhiều người Việt Nam khác thực hiện ước mơ của mình.
Tôi muốn nói rằng tài năng thì phổ quát, nhưng cơ hội thì không. Có nhiều người thông minh, làm việc chăm chỉ trên khắp nước Việt Nam, thật ra trên toàn thế giới, nhưng họ không có được cơ hội mà một số bạn đã có. Vì vậy, đó là nhiệm vụ của tất cả chúng ta tiếp tục mở những cánh cửa cơ hội đó, bởi vì đi ngang qua đó có thể là một thanh niên hay một thiếu nữ, người trở thành một nhà nghiên cứu y khoa, và khám phá ra một cách chữa lành một căn bệnh khủng khiếp, trở thành một doanh nhân và tạo ra một sản phẩm để Việt Nam xuất khẩu đi khắp thế giới và làm như vậy, sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm, trở thành một giáo sư để rồi sau đó tạo ra những thế hệ kế tiếp, kế tiếp, và kế tiếp của những người đóng góp.
Cho nên chúng tôi muốn làm nhiều hơn, và Hoa Kỳ đang tìm cách làm nhiều hơn để gia tăng số lượng các trao đổi giáo dục. Tôi vừa gặp Bộ trưởng Ngoại giao, chính ông ấy là một cựu sinh viên Fulbright, để nói về những gì chúng ta có thể làm thêm, để cho các bạn trẻ Việt Nam có được cơ hội học hành, và chúng tôi sẽ nghiên cứu và tìm cách thực hiện. Nhưng tôi mời các bạn, làm ơn cho chúng tôi biết ý kiến của các bạn về những gì chúng tôi có thể làm việc với các bạn nhiều hơn nữa, làm việc với chính phủ, làm việc với xã hội dân sự, làm việc với các doanh nghiệp Việt Nam, để tạo thêm những kết nối này. Đại sứ của chúng tôi, Đại sứ David Shear có mặt ở đây, và nếu các bạn có ý tưởng nào đó, xin vui lòng cho Đại Sứ quán của chúng tôi biết.
Bởi vì một trong những điều mà tôi ngưỡng mộ nhất, điều mà Việt Nam đã đạt được trong 20 năm qua, ngoài những điều khác, đó là sự hồi phục đáng kinh ngạc và sự cống hiến để cải thiện đời sống và xã hội, và vai trò của người phụ nữ đang thực hiện ở Việt Nam – tôi đã đi nhiều nước, nhưng vẫn chưa thấy trường hợp đó xảy ra, nhưng nó đang xảy ra ngay tại đây, ở Việt Nam, phụ nữ và nam giới cùng nhau xây dựng một Việt Nam mới – tầm quan trọng của giáo dục là điều bảo đảm cho một tương lai tốt đẹp hơn, và liên tục mở cánh cửa [để đi tới] những trình độ cao hơn và cao hơn về tri thức giáo dục. Đây là cách tốt nhất mà tôi nghĩ rằng Việt Nam có thể tự chuẩn bị cho chính mình.
Người ta thường hỏi tôi: Một cá nhân có thể làm gì, một quốc gia có thể làm gì? Ôi, thế giới mà chúng ta đang sống thì không thể đoán trước. Không có cách nào chúng ta sẽ biết tất cả mọi thứ sẽ xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên, chính sách bảo hiểm tốt nhất là giáo dục tốt tại một trường đại học lớn như Đại học Ngoại thương hoặc một trong những trường khác ở Việt Nam, hoặc ở nước ngoài. Cho nên chúng tôi muốn làm việc với các bạn và nói chuyện với các nhà lãnh đạo của các tổ chức giáo dục, cũng như chính phủ của các bạn và những người khác trong xã hội, tìm cách để chúng ta có thể trở thành đối tác tốt hơn khi nói về việc mở những cánh cửa đó cho những người bạn trẻ Việt Nam.
Vì vậy, tôi mong tất cả các bạn có được mọi điều tốt nhất khi các bạn tiếp tục sự nghiệp và nghề nghiệp của mình. Tôi hy vọng các bạn giữ liên lạc với những người mà các bạn đã gặp gỡ, đã làm việc và cùng nghiên cứu với nhau ở Hoa Kỳ. Tôi được truyền cảm hứng từ những điều mà các bạn đã đạt được trong một thời gian như thế, và tôi mong được tiếp tục mối quan hệ đối tác này giữa hai nước chúng ta. Một điều mà tôi nghĩ có thể là, như tôi đã nói trước đó, một mô hình và rằng một [mô hình] có thể càng ngày càng tốt hơn bởi vì chúng ta cùng làm việc đó với nhau. Đó không phải là Hoa Kỳ hay Việt Nam, mà đó là chúng ta cùng làm việc với nhau để tạo ra mối quan hệ kiểu mẫu và cung cấp cơ hội cho người dân hai nước chúng ta sống cuộc sống đầy đủ ý nghĩa nhất mà Thượng Đế đã ban cho. Xin cám ơn tất cả các bạn rất nhiều. (Vỗ tay).
Remarks at Fulbright 20th Anniversary Event
Remarks
Hillary Rodham Clinton
Secretary of StateForeign Trade University
Hanoi, Vietnam
July 10, 2012
Thank you so much. Well, I’m glad to have this opportunity to be here two years after my husband was here. (Laughter.) And I think, as Thao says, the Clintons and Vietnam have a very close relationship that I hope continues for many, many years into the future. And to be here at this great university, I really appreciate so much, Mr. President, President Hoang Van Chau, thank you so much for you and your leadership, and thanks to all of the students and the Fulbright alumni who are here as we celebrate the 20th anniversary of Vietnam’s Fulbright Program.
I think it is easy when someone like me comes to visit or my husband or Secretary Leon Panetta, who was just here, to focus on the high officials who come to visit. But really, although that’s what draws the headlines, what is as important, if not more important, are the daily contacts between our people, so many Vietnamese and so many American people who get to know one another, who have a chance to work together or study together or even live together creating those bonds that really do bring us closer together. So I’m delighted to be here representing my country and the many, many millions of Americans who have a very positive feeling about Vietnam and who care deeply about the future of this country, and in particular, the future of young people like yourselves.
One of the ways we show that is by supporting academic study abroad. The United States has a long history of doing that, because we think it helps Americans to visit other countries to learn and form lasting bonds, and we want people from other countries to do the same in the United States. And it’s no exaggeration to say that programs like the Fulbright Program play a crucial role in America’s foreign policy. J. William Fulbright was a very well known, famous American senator in his time, and he believed so strongly that what was most important was breaking down the walls of misunderstanding and mistrust. Not that we will agree on everything, because no two people, let alone two nations, agree on everything, but that we will see each other as fellow human beings on a common journey, a journey that is filled with all of the possibilities that are available to people around the world. And it’s no accident that we have been focused on strengthening our people-to-people engagement here in Vietnam and throughout Asia as a way of building more and more of those relationships.
So over the past two decades, the Fulbright program has helped to deepen the ties between our nations and it has, as we have just heard, literally transformed the lives of over 8,000 American and Vietnamese students, scholars, educators, and business people. And it has, indeed, already produced some remarkable leaders, and I know it will continue to produce remarkable leaders. Fulbright alumni are already major figures in Vietnamese policies – deputy prime ministers, a foreign minister – Minh, who I just met with, is a Fulbright alum. And others have gone on to make important contributions in science, in business, in the arts, and certainly in academia.
Now, some of the most accomplished alumni from all our scholarship programs are here with us today, and their remarkable stories show what is possible when you help talented young people get the skills and connections they need to succeed. Now, I could literally tell you hundreds of stories, but let me just talk about one example.
Do Minh Thuy, where is Do? Is Do Minh Thuy here? Ah, there you are, Do. Well, Do used her Fulbright scholarship to study journalism at Indiana University. And after graduating, she decided that her fellow journalists in Vietnam deserved the chance to have access to the kinds of skills and experiences she had. So she recruited some friends that she’d met in Indiana to help her create a program for training and mentoring young journalists. And today, her team has run workshops with over 2,300 participants in Hanoi and Ho Chi Minh City. So one person, one scholarship has that kind of ripple effect in just one area of Vietnamese life.
Dam Bich Thuy, is Dam Bich Thuy here? Yes. Another Fulbright Scholar and a graduate of the Wharton School of Business at the University of Pennsylvania is now one of the most prominent women in finance in Southeast Asia. As vice chairwoman at ANZ Bank, she leads over 10,000 employees, and she has said that studying abroad helped her, and I quote, “to approach the world and people from other cultures with a more balanced, less biased view while maintaining my originality.” That’s a beautiful way of saying that.
And I think that these two women and so many of you are representative of the professionals and scholars who have studied in the United States and then taken that experience and put it to work back home. And even more young people are on the track to doing the same thing. Today, there are more than 15,000 Vietnamese students in the United States, and I believe this generation of students and scholars is well positioned to make great contributions to Vietnam’s future. And it won’t be just because of their education and their skill, it will be because of the relationship and perspective that they forge and bring home with them. And they then will be really at the foundation of creating new opportunities, new ways of thinking, innovation, entrepreneurship that will help so many other Vietnamese realize their own dreams.
I like to say that talent is universal, but opportunity is not. There are smart, hardworking people all over Vietnam, in fact all over the world, who may not get the opportunity that some of you have had. Therefore, it’s incumbent upon all of us to keep opening those doors of opportunity, because walking through it may be a young man or young woman who becomes a medical researcher and discovers a cure for a terrible disease, becomes an entrepreneur and creates a product that Vietnam exports all over the world and by doing so creates thousands of jobs, becomes a professor who then creates the next and the next and the next generation of those who contribute.
So we want to do more, and the United States is looking to do more to increase the number of education exchanges. I just met with the Foreign Minister, himself a Fulbrighter, to talk about what more we could do to get even more young Vietnamese a chance to study, and we’ll be exploring that and looking for ways to put that into action. But then I invite you to please give us your ideas about what more we can do working with you, working with the government, working with civil society, working with business in Vietnam to create more of these connections. Our ambassador, Ambassador David Shear is here, and if you have ideas, please let our Embassy know.
Because one of the things I most admire about what Vietnam has accomplished in the last 20 years is, among other things, the incredible resilience and dedication to improving lives and society, the role that women are playing in Vietnam – I go to many countries, and that is not yet the case, but it’s happening right here in Vietnam, women and men together building the new Vietnam – the emphasis on education which is the passport to a better future, and constantly opening doors for higher and higher levels of educational attainment. This is the best way that I think Vietnam can prepare itself.
People often ask me: What can an individual, what can a nation do? Well, the world we live in is unpredictable. There is no way that we will know everything that will happen in the future. But the best insurance policy is a good education at a great university like the Foreign Trade University or one of the others here in Vietnam or abroad. So we want, working with you and talking with the leaders of educational institutions as well as your government and others in society, to figure out how we can be a better partner when it comes to opening those doors for Vietnamese young people.
So I wish all of you the very best as you continue your own careers and professions. I hope that you stay in touch with those who you met and worked with and studied with in the United States. I am inspired by what you have accomplished in such a short period of time, and I look forward to continuing this partnership between our countries. It’s one that I think can be, as I have said before, a model and one that can become better and better because we work at it together. It’s not the United States or Vietnam, it is us working together to create that model relationship and to provide the opportunities for both of our people to live up to their own God-given potential. Thank you all very much. (Applause.)
Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012
Từ luật Biển nghĩ về đồng thuận xã hội
SGTT.VN - Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng đi xa trong âm mưu độc chiếm Biển Đông, đã gây ra những thái độ, phản ứng đa chiều về đối nội và đối ngoại.
Về đối ngoại, có thể nhận thấy sự phản ứng tức thời từ phía Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố thành lập “thành phố Tam Sa” (ôm trọn quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Mới đây, nước láng giềng này còn tự tiện đăng đàn “mời thầu” chín lô dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không phải là khu vực tranh chấp. Và diễn biến mới nhất, từ ngày 2.7, nước này đã cho bốn tàu hải giám đi tuần tra, diễn tập trên hải trình dài 2.400 hải lý của Biển Đông, trong đó, đa phần vùng biển các tàu này đi qua là thuộc chủ quyền được luật quốc tế công nhận của các nước lân cận. Hầu hết các ý kiến chuyên gia, giới khoa học quốc tế trong hội thảo về Biển Đông do trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) diễn ra trong hai ngày 27 và 28.6 vừa qua tại Mỹ đã ủng hộ luật Biển của Việt Nam; cho rằng, đó là một công cụ pháp lý cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Xét về đối nội, thì luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua trong thời điểm này đã tạo được một hiệu quả rất tích cực: đạt đến sự đồng thuận trong dân chúng. Nó thể hiện cho người dân thấy lập trường của Nhà nước trong vấn đề Biển Đông; chia sẻ nỗi lo lắng, thoả mãn mối quan tâm của dân chúng đối với những vấn đề chủ quyền tổ quốc; kết nối xúc cảm và ý thức cộng đồng hướng đến mục tiêu chung là giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ trước những thách thức đến từ bên ngoài. Đã có nhiều phản ứng bày tỏ thái độ kiên quyết của nhiều tổ chức, các ngành các cấp. Hai địa phương đang quản lý trực tiếp hai huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã lên tiếng bày tỏ thái độ. Từ Đà Nẵng, HĐND thành phố đã ra nghị quyết phản đối việc thành lập “thành phố Tam Sa”, trong khi đó ông Nguyễn Chiến Thắng, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà thì nhấn mạnh “chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hoà hết sức bất bình trước việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” .
Những ngày qua hội Luật gia Việt Nam cũng đã có tiếng nói chính thức trước việc tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc mời thầu chín lô dầu trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Nhân đây “Hội Luật gia Việt Nam bày tỏ hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố của người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21.6.2012 và cực lực phản đối việc Quốc vụ viện Trung Quốc cho thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, tuyên bố của hội luật gia viết. Đáng chú ý, còn nhiều biểu hiện tỏ bày sự đồng thuận của người dân với việc thông qua luật Biển trong xã hội thời gian qua. Dù những thể hiện thái độ được xem là chính thức hay bên lề, thì sức mạnh của nó cũng hâm nóng bầu không khí của lòng yêu nước, như một diễn ngôn của đại chúng về trách nhiệm với an nguy, tương lai đất nước. Dường như qua sự kiện này, cho thấy có một sự đồng thuận xã hội lớn lao.
Đồng thuận xã hội (social consensus) là những thuật ngữ xã hội học, biểu thị sự chấp nhận của cộng đồng đối với một quan điểm, chủ trương hay những tập hợp giá trị. Mức độ đồng thuận xã hội trở thành một trong những thước đo, sự tham chiếu khả năng thỏa thuận, thuyết phục và ứng biến năng động của nhóm quyền lực với cộng đồng.
Những hành vi xã hội và hiệu quả của những bày tỏ đồng thuận, nếu biết vận dụng, sẽ trở thành sức mạnh cho chiến lược ngoại giao chính thức. Làm cho người dân đồng lòng, tự nguyện chấp nhận những giá trị và chuẩn mực được Nhà nước đưa ra đã là một việc khó. Nhưng việc tạo bầu khí quyển, không gian để tiếp nhận, đo lường những phản hồi, hiệu ứng xã hội tích cực đó, rồi tìm kiếm sự cân bằng với mục tiêu bảo đảm trật tự xã hội lại là nhiệm vụ của chính quyền.
Vậy, câu chuyện người dân bày tỏ sự ủng hộ luật Biển dưới nhiều hình thức, có thể xem là dấu hiệu tích cực ban đầu về đối nội. Nhưng, như đã nêu, tinh thần và thái độ tiếp nhận những phản hồi, hiệu ứng tích cực đó như thế nào để lấy sức dân làm kế sâu rễ bền gốc là việc dễ mà không dễ.
Nguyễn Vĩnh Nguyên
Về đối ngoại, có thể nhận thấy sự phản ứng tức thời từ phía Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố thành lập “thành phố Tam Sa” (ôm trọn quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Mới đây, nước láng giềng này còn tự tiện đăng đàn “mời thầu” chín lô dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không phải là khu vực tranh chấp. Và diễn biến mới nhất, từ ngày 2.7, nước này đã cho bốn tàu hải giám đi tuần tra, diễn tập trên hải trình dài 2.400 hải lý của Biển Đông, trong đó, đa phần vùng biển các tàu này đi qua là thuộc chủ quyền được luật quốc tế công nhận của các nước lân cận. Hầu hết các ý kiến chuyên gia, giới khoa học quốc tế trong hội thảo về Biển Đông do trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) diễn ra trong hai ngày 27 và 28.6 vừa qua tại Mỹ đã ủng hộ luật Biển của Việt Nam; cho rằng, đó là một công cụ pháp lý cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Xét về đối nội, thì luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua trong thời điểm này đã tạo được một hiệu quả rất tích cực: đạt đến sự đồng thuận trong dân chúng. Nó thể hiện cho người dân thấy lập trường của Nhà nước trong vấn đề Biển Đông; chia sẻ nỗi lo lắng, thoả mãn mối quan tâm của dân chúng đối với những vấn đề chủ quyền tổ quốc; kết nối xúc cảm và ý thức cộng đồng hướng đến mục tiêu chung là giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ trước những thách thức đến từ bên ngoài. Đã có nhiều phản ứng bày tỏ thái độ kiên quyết của nhiều tổ chức, các ngành các cấp. Hai địa phương đang quản lý trực tiếp hai huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã lên tiếng bày tỏ thái độ. Từ Đà Nẵng, HĐND thành phố đã ra nghị quyết phản đối việc thành lập “thành phố Tam Sa”, trong khi đó ông Nguyễn Chiến Thắng, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà thì nhấn mạnh “chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hoà hết sức bất bình trước việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” .
Những ngày qua hội Luật gia Việt Nam cũng đã có tiếng nói chính thức trước việc tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc mời thầu chín lô dầu trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Nhân đây “Hội Luật gia Việt Nam bày tỏ hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố của người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21.6.2012 và cực lực phản đối việc Quốc vụ viện Trung Quốc cho thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, tuyên bố của hội luật gia viết. Đáng chú ý, còn nhiều biểu hiện tỏ bày sự đồng thuận của người dân với việc thông qua luật Biển trong xã hội thời gian qua. Dù những thể hiện thái độ được xem là chính thức hay bên lề, thì sức mạnh của nó cũng hâm nóng bầu không khí của lòng yêu nước, như một diễn ngôn của đại chúng về trách nhiệm với an nguy, tương lai đất nước. Dường như qua sự kiện này, cho thấy có một sự đồng thuận xã hội lớn lao.
Đồng thuận xã hội (social consensus) là những thuật ngữ xã hội học, biểu thị sự chấp nhận của cộng đồng đối với một quan điểm, chủ trương hay những tập hợp giá trị. Mức độ đồng thuận xã hội trở thành một trong những thước đo, sự tham chiếu khả năng thỏa thuận, thuyết phục và ứng biến năng động của nhóm quyền lực với cộng đồng.
Những hành vi xã hội và hiệu quả của những bày tỏ đồng thuận, nếu biết vận dụng, sẽ trở thành sức mạnh cho chiến lược ngoại giao chính thức. Làm cho người dân đồng lòng, tự nguyện chấp nhận những giá trị và chuẩn mực được Nhà nước đưa ra đã là một việc khó. Nhưng việc tạo bầu khí quyển, không gian để tiếp nhận, đo lường những phản hồi, hiệu ứng xã hội tích cực đó, rồi tìm kiếm sự cân bằng với mục tiêu bảo đảm trật tự xã hội lại là nhiệm vụ của chính quyền.
Vậy, câu chuyện người dân bày tỏ sự ủng hộ luật Biển dưới nhiều hình thức, có thể xem là dấu hiệu tích cực ban đầu về đối nội. Nhưng, như đã nêu, tinh thần và thái độ tiếp nhận những phản hồi, hiệu ứng tích cực đó như thế nào để lấy sức dân làm kế sâu rễ bền gốc là việc dễ mà không dễ.
Nguyễn Vĩnh Nguyên
Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012
Du khách Việt Nam ra nước ngoài
Tôi tin là những điều của vài hướng dẩn viên du lịch VN ghi trong bài là hoàn toàn đúng sự thật. Theo kinh nghiệm cá nhân của tôi, tôi thường hướng dẫn đoàn đi công tác có kết hợp du lịch, có nhiều điều còn hơn thế nữa !
1. Những du khách trong đoàn Việt Nam có thái độ trịch thượng:
Hay đòi hỏi như khi ở trong nước, hoặc nặng lời với hướng dẫn viên thì phần lớn là các "quan chức" ở các cơ quan trong nước... Thái độ hống hách đó ở VN thường bị phê bình là "quan liêu", "hách dịch". Thông thường trong một đoàn mà những du khách là người dân thường, ít ra nước ngoài, không thông thạo ngoại ngữ hay mới đi lần đầu v.v.. thì họ rất nghe theo lời của hướng dẫn viên, trừ các vị thuộc thành phần "quan chức" nói ở trên.
Hình minh họa
2. Có một người trong đoàn của tôi đã dùng chiếc khăn ăn dành cho từng thực khách ở bàn ăn, thay vì lót trên người trong khi ăn, đã tự nhiên trải trên mặt ghế để ngồi lên khi ăn. (bài học rút ra sau chuyến đi là: cái gì không biết thì nên nhìn người chung quanh mà làm theo họ)
Đúng như vậy, không biết thì bắt chước. Trong restaurant thường bày trước mặt thực khách hai ba cái ly thủy tinh, hai ba con dao và muổng nĩa đặt bên trái và bên phải ngay ngắn. Tôi hoàn toàn không biết là cái con dao nào dùng vào việc gì, cái ly nào dùng vào lúc nào. Có lần tôi hỏi anh bồi, anh chỉ cho tôi rất minh bạch, dao cầm tay nào, để làm sao, ăn xong muốn người bồi bàn lấy dĩa dơ đi thì để dao và nĩa cách nào vân vân và vân vân… lúc đó còn nhớ ít ngày sau quên mất.
Hình minh họa
Có lần vào tiệm bán crawfish thấy trên bàn có miếng khăn nilon có hai cái quai, tôi đoán là để choàng trước ngực cho đừng dơ áo, nhưng không biết choàng hai cái quai đó cách nào. Không lẽ hỏi mấy người chạy bàn Việt Nam không nói được tiếng Việt, tôi bèn nhìn bàn bên cạnh coi khách làm sao, nhưng cũng chẳng mò ra máng vào cổ cách nào. Lật tới lật lui cái khăn, tôi mới biết là bứt một đầu của hai cái quai, choàng qua cổ và buộc chúng lại. 3. Đi lạc: Trước khi đi, các thành viên, nhất là những người không biết tiếng Anh, được căn dặn nhiều lần về việc này, mọi người nên đi chung theo đoàn, hoặc đi chung theo nhóm nhỏ 3-4 người trong đó có 1 người biết sơ sơ tiếng Anh... Nhưng trong thực tế, khi đi mua sắm thì họ thường đi theo ý thích riêng và mải mê chọn lựa hàng, khi sực nhớ lại thì đã bị lạc xa mọi người... Rất khổ cho chúng tôi khi phải đi tìm những thành viên đi lạc, nhất là ở các siêu thị nhiều tầng hay tại các sân bay quốc tế.
- Tại sân bay, có mấy quý bà đang đi trong dòng người trong đoàn, bỗng thấy cái WC nên có nhu cầu tự nhiên, tức thì quẹo luôn vào mà không nói với ai trong đoàn... Đến khi trở ra thì bị lạc mất đoàn !
Hình minh họa
Nghề hướng dẫn viên du lịch là nghề khá vất vả và khó khăn. Dù có dặn dò chi li, nhưng đông người thế nào cũng trục trặc. Chuyện kách hàng trễ giờ hay đi lạc là thường tình. Cái khổ của người hướng dẫn viên là phải bảo đảm đi tới nơi về tới chốn vui vẻ cả làng. Xứ lạ quê người mà phải đương đầu với những bất ngờ ngoài dự liệu hay phải đương đầu với khách hàng khó tính thì mệt lắm.Tôi cũng thường hướng dẫn nhóm bạn bè đi chơi, có khi lên tới 25 người. Không ai là hướng dẫn viên cả, nhưng trong đoàn đi như vậy thì phải có một người chịu trách nhiệm đứng ra lo cho cả nhóm cho nên tôi biết nghề hướng dẫn viên tuy là được đi chơi đây đó nhưng thực sự thì đâu có thưởng thức được cảnh đường xa xứ lạ như khách hàng, mà phải sắp đặt lo lắng đủ điều, tối về tới phòng mọi người được ngủ chớ hướng dẫn viên có khi phải thức để giải quyết những chuyện khách hàng gây ra hay phải sắp xếp cho ngày hôm sau.
4. Trong khách sạn:
- Lấy thức ăn rất nhiều vào đĩa trong các bữa ăn buffet, lấy cho mình rồi lấy thêm mấy đĩa chung cho nhóm mình. Cuối cùng là bỏ thừa lại trên bàn ăn. Chúng tôi là những người chịu trách nhiệm hướng dẫn rất xấu hổ, mặc dù đã có nhắc nhở và giải thích nhiều lần.
Hình minh họa
- Hút thuốc lá trong phòng ngủ, làm cho chuông alert rú lên ...- Gác thuốc lá đang hút trên cạnh bàn, làm cháy sém khăn trải bàn, bị khách sạn phạt tiền.
- Không biết điều khiển các vòi nước trong phòng tắm, nhất là loại vòi có nút ấn vào mới có nước, hoặc loại vòi gạt lên/xuống (thay vì gạt qua trái/phải), rồi la lối om sòm là vòi nước bị hư.
- Dùng giỏ đựng quần áo dơ yêu cầu khách sạn đem giặt để đựng quà cáp mua về.
- Đánh mất chìa khóa phòng, đổ thừa cho nhân viên khách sạn làm mất.
Ngoài ra, còn rất nhiều điều khác gây khó khăn cho người hướng dẫn hoặc cho cả đoàn như:
- Không đúng giờ tập họp theo qui định sau khi đi mua sắm, tham quan chụp ảnh tự do hoặc không đúng giờ ra xe các buổi sáng từ khách sạn. (Hình như vấn đề không tôn trọng giờ giấc là thói quen xấu của người Việt Nam !)
- Cười nói rổn rang nơi công cộng tự nhiên như ở nhà mình
Hình minh họa
- Hút thuốc lá bất kỳ nơi nào (trong xe, shops, khách sạn có máy điều hòa không khí)- Vứt rác bừa bãi bất kỳ nơi nào.
- Làm mất hộ chiếu, tài sản cá nhân rồi tranh cãi với khách sạn.
- Quý bà khi đi mua sắm ở siêu thị nhiều tầng, diện rất mode, mang giày cao gót, cuối cùng chịu không thấu đã phải lột giày ra xách ở tay và đi chân đất, mặc dù đã được nhắc nhở vấn đề giày dép này nhiều lần...
Tôi nghĩ rằng một số hành vi nói trên đây cũng không được chấp nhận ngay tại Việt Nam, chứ không hẳn ra nước ngoài mới không được phép làm. Vấn đề ở đây thuộc về sự giáo dục và ý thức cá nhân của từng người...
Nguyen van
Nhập gia nhưng không tùy tục
Có những du khách ra nước ngoài nhưng vẫn mang theo cách hành xử “làng xã” sang xứ người để rồi những hướng dẫn viên như Hiếu – công ty du lịch Nam Việt – chỉ biết muối mặt giải quyết hậu quả. Khách là một kế toán trưởng của một công ty, đến Singapore nhưng vẫn còn rất thèm ăn sầu riêng nên hết chương trình tour mang về khách sạn một hộp to đùng. Hiếu đã nhắc rằng ở khách sạn đã có biển thông báo không được mang sầu riêng vào sảnh, thang máy và đặc biệt cấm tuyệt đối không được mang vào phòng.
Hình minh họa
Thế mà khách cứ thản nhiên mang vào phòng để ăn rồi vứt phần còn lại vào thùng rác. Nhân viên khách sạn phát hiện, nhắc nhở và phải vào phòng dọn dẹp lại, phun thuốc khử mùi…Nhưng ngày hôm sau, cô này lại tiếp tục mang về ăn. Đến ngày trả phòng, khách sạn tính vào tiền phòng 500 đô Singapore (1 đô Singapore tương đương 16.700 đồng) phạt vi phạm qui định thì bà này giãy nảy lên, la hét om sòm trong khách sạn đại loại: “phòng tôi thuê, tôi muốn làm gì trong phòng là quyền của tôi….”. Cãi vã không xong, bà ta vẫn phải trả tiền phạt nếu không cả đoàn phải trễ chuyến bay.Có ông khách nọ, mới ngày đầu đến khách sạn ở Pattaya (Thái Lan) đã bị nơi này phạt 1.500 baht (1 baht khoảng 775 đồng VN) vì làm bẩn khăn tắm trong phòng. Số là ông này dùng khăn tắm trong phòng khách sạn lau giày da, khổ nỗi xi-ra đen trộn với bụi bẩn trên giày của ông bết chặt vào khăn, làm hỏng cả khăn của khách sạn. Nguyên – hướng dẫn viên công ty du lịch PIT – kể có lần nọ một vị quan chức tỉnh A đi sang Singapore du lịch, nhà hàng đã yêu cầu hướng dẫn viên nhắc nhở khách không được mang rượu vào nhà hàng nhưng ông này rất thông minh đổ rượu vào chai nước suối và ung dung ngồi uống cùng chiến hữu.
Vòng đầu không sao, đến vòng thứ hai không hiểu sao ông nổi hứng lên cụng ly. Nhân viên phục vụ nhà hàng nhã nhặn lại nhắc nhở không được uống rượu trong nhà hàng, ông và nhóm bạn tiếp tục phớt lờ, lần này quản lý nhà hàng đến ngửi chai nước suối rồi nhắc lần hai. Ông xẳng giọng chửi bằng tiếng Việt: “đ.m, rượu tao tao uống, mày là cái đ…gì cấm tao?”. Người quản lý tuy không hiểu tiếng Việt nhưng dứt khoát cầm chai rượu tiến thẳng về phía thùng rác và vứt tõm vào đó.
Khổ vì… ăn
Đi du lịch ở Mỹ, bữa ăn sáng kiểu Mỹ trong khách sạn gồm: 2 quả trứng, 1 lát thịt hun khói hoặc xúc xích, vài lát bánh mì nướng với mứt, bơ, bánh pancake (một loại bánh bột mì mỏng)…, nước hoa quả, trà, cà phê… nhưng với nhiều du khách Việt đây là cực hình, có người cũng chấp nhận thưởng thức như một cách thử ẩm thực nước ngoài nhưng có nhiều người không chịu nổi. Nguyên kể: có một nhóm quan chức ở miền Tây đến ngày thứ hai đã không chấp nhận ăn như thế và mắng anh như té nước, xưng hô “mày tao” tại nhà hàng: “trong cuộc đời tao chưa bao giờ ăn cái gì dở và cực như vầy, ngay cả hồi tao học ở Nga cực khổ là thế mà vẫn chưa ăn dở như vầy. Sao mày không cho tụi tao ăn phở?” rồi đùng đùng bắt cả đoàn lên xe đi chừng 30 phút để được ăn phở và Nguyên phải móc tiền túi ra chi cho khoản ăn sáng không có trong kế hoạch.
Nhiều đoàn khách ra khỏi VN là đòi ăn ngay cơm Việt, hoặc tìm nhà hàng Tàu chứ dứt khoát không dùng ẩm thực địa phương.
Nhiều hướng dẫn viên kể trong chương trình tour, các anh phải tranh thủ cho xe dừng ở chợ để vào mua nào là rau, cà chua, trứng… để về nhà hàng dấm dúi cho ông đầu bếp chút tiền rồi mượn bếp để chế biến vài món ăn truyền thống: rau luộc, canh dầm cà chua, trứng chiên, thịt luộc… Có vị còn tỏ ra bực mình: “sao có gà đó nó không chặt ra, nửa con kho mặn, nửa con luộc cho mình chấm muối…sao sang tới Mỹ rồi mà ăn uống khổ sở thế này”.
Nói đến thói quen ẩm thực, nhiều hướng dẫn viên bảo họ chỉ biết chui xuống đất vì nhiều đoàn tham quá. Ăn buffet, chủ nhà hàng dường như hiểu thói quen này nên cũng gắn bảng thông báo bắt phạt nếu lấy đồ ăn còn dư. Thực khách Việt thì “dũng cảm” chen ngang hàng người đang xếp hàng chờ đến lượt và bưng ra lần nào cũng đĩa đầy ú hụ toàn là thức ăn nhưng cuối cùng ăn không hết. Giải pháp là: trút hết vào nồi lẩu rồi cho khăn giấy phủ lên trên để tránh những cặp mắt khó chịu của nhiều người gần đó.
Chủ yếu là… chụp hình
Hình minh họa
Du khách Việt đi du lịch nước ngoài chủ yếu là chụp hình, shopping… ít người biết được nơi mình đến có những gì đặc biệt về văn hóa, lịch sử. hướng dẫn viên Hiếu – công ty du lịch Nam Việt – kể có lần đến Rome (Ý) khi nghe đến Vatican, cả đoàn nhao nhao đòi đến ngay. Khi xe đến nhà thờ St Peter nhiều người chạy xuống chụp hình lấy chụp để rồi rất đông khách lên lại xe, chỉ còn vài người đứng chờ để tiếp tục hành trình trong khi hướng dẫn viên mời gọi xuống để tham quan. Nhóm người trên xe nói vọng xuống: “tui có đạo đâu mà vào đó, chụp hình cho biết là được rồi”.
Hình minh họa
Lại kể chuyện ông khách quan chức nọ, sau khi ăn phở xong ông này nói với Nguyên: “bạn tao nói ở New York có tòa nhà gì cao lắm, đến đó đi”. tuy không có trong chương trình nhưng Nguyên cũng đưa đoàn khách đến. Khi đến nơi, cũng chính ông này lại bảo với cả đoàn: “có mẹ gì trên đó đâu mà phải mất tiền lên xem!”, nói rồi ông bước xuống hút thuốc. Có lần đoàn xe đang đi trên xa lộ ở Mỹ, xe chẳng may bị trục trặc, phải nằm chờ hỗ trợ, khách thì nhao nhao đòi xuống xe chụp hình trong khi hướng dẫn viên nhất quyết không cho xuống vì khả năng bị tai nạn và qui định ở đây không cho hành khách xuống đường cao tốc, cả đoàn chửi bới đòi thay hướng dẫn viên…!!!
Bao Mai
__________________
Đăng bỡi: Tranhung09
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)