SGTT.VN - Luật Biển Việt Nam vừa được Quốc hội thông qua, trong bối cảnh Trung Quốc đang ngày càng đi xa trong âm mưu độc chiếm Biển Đông, đã gây ra những thái độ, phản ứng đa chiều về đối nội và đối ngoại.
Về đối ngoại, có thể nhận thấy sự phản ứng tức thời từ phía Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố thành lập “thành phố Tam Sa” (ôm trọn quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Mới đây, nước láng giềng này còn tự tiện đăng đàn “mời thầu” chín lô dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không phải là khu vực tranh chấp. Và diễn biến mới nhất, từ ngày 2.7, nước này đã cho bốn tàu hải giám đi tuần tra, diễn tập trên hải trình dài 2.400 hải lý của Biển Đông, trong đó, đa phần vùng biển các tàu này đi qua là thuộc chủ quyền được luật quốc tế công nhận của các nước lân cận. Hầu hết các ý kiến chuyên gia, giới khoa học quốc tế trong hội thảo về Biển Đông do trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) diễn ra trong hai ngày 27 và 28.6 vừa qua tại Mỹ đã ủng hộ luật Biển của Việt Nam; cho rằng, đó là một công cụ pháp lý cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Xét về đối nội, thì luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua trong thời điểm này đã tạo được một hiệu quả rất tích cực: đạt đến sự đồng thuận trong dân chúng. Nó thể hiện cho người dân thấy lập trường của Nhà nước trong vấn đề Biển Đông; chia sẻ nỗi lo lắng, thoả mãn mối quan tâm của dân chúng đối với những vấn đề chủ quyền tổ quốc; kết nối xúc cảm và ý thức cộng đồng hướng đến mục tiêu chung là giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ trước những thách thức đến từ bên ngoài. Đã có nhiều phản ứng bày tỏ thái độ kiên quyết của nhiều tổ chức, các ngành các cấp. Hai địa phương đang quản lý trực tiếp hai huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã lên tiếng bày tỏ thái độ. Từ Đà Nẵng, HĐND thành phố đã ra nghị quyết phản đối việc thành lập “thành phố Tam Sa”, trong khi đó ông Nguyễn Chiến Thắng, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà thì nhấn mạnh “chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hoà hết sức bất bình trước việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” .
Những ngày qua hội Luật gia Việt Nam cũng đã có tiếng nói chính thức trước việc tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc mời thầu chín lô dầu trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Nhân đây “Hội Luật gia Việt Nam bày tỏ hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố của người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21.6.2012 và cực lực phản đối việc Quốc vụ viện Trung Quốc cho thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, tuyên bố của hội luật gia viết. Đáng chú ý, còn nhiều biểu hiện tỏ bày sự đồng thuận của người dân với việc thông qua luật Biển trong xã hội thời gian qua. Dù những thể hiện thái độ được xem là chính thức hay bên lề, thì sức mạnh của nó cũng hâm nóng bầu không khí của lòng yêu nước, như một diễn ngôn của đại chúng về trách nhiệm với an nguy, tương lai đất nước. Dường như qua sự kiện này, cho thấy có một sự đồng thuận xã hội lớn lao.
Đồng thuận xã hội (social consensus) là những thuật ngữ xã hội học, biểu thị sự chấp nhận của cộng đồng đối với một quan điểm, chủ trương hay những tập hợp giá trị. Mức độ đồng thuận xã hội trở thành một trong những thước đo, sự tham chiếu khả năng thỏa thuận, thuyết phục và ứng biến năng động của nhóm quyền lực với cộng đồng.
Những hành vi xã hội và hiệu quả của những bày tỏ đồng thuận, nếu biết vận dụng, sẽ trở thành sức mạnh cho chiến lược ngoại giao chính thức. Làm cho người dân đồng lòng, tự nguyện chấp nhận những giá trị và chuẩn mực được Nhà nước đưa ra đã là một việc khó. Nhưng việc tạo bầu khí quyển, không gian để tiếp nhận, đo lường những phản hồi, hiệu ứng xã hội tích cực đó, rồi tìm kiếm sự cân bằng với mục tiêu bảo đảm trật tự xã hội lại là nhiệm vụ của chính quyền.
Vậy, câu chuyện người dân bày tỏ sự ủng hộ luật Biển dưới nhiều hình thức, có thể xem là dấu hiệu tích cực ban đầu về đối nội. Nhưng, như đã nêu, tinh thần và thái độ tiếp nhận những phản hồi, hiệu ứng tích cực đó như thế nào để lấy sức dân làm kế sâu rễ bền gốc là việc dễ mà không dễ.
Nguyễn Vĩnh Nguyên
Về đối ngoại, có thể nhận thấy sự phản ứng tức thời từ phía Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố thành lập “thành phố Tam Sa” (ôm trọn quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Mới đây, nước láng giềng này còn tự tiện đăng đàn “mời thầu” chín lô dầu khí trên vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không phải là khu vực tranh chấp. Và diễn biến mới nhất, từ ngày 2.7, nước này đã cho bốn tàu hải giám đi tuần tra, diễn tập trên hải trình dài 2.400 hải lý của Biển Đông, trong đó, đa phần vùng biển các tàu này đi qua là thuộc chủ quyền được luật quốc tế công nhận của các nước lân cận. Hầu hết các ý kiến chuyên gia, giới khoa học quốc tế trong hội thảo về Biển Đông do trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) diễn ra trong hai ngày 27 và 28.6 vừa qua tại Mỹ đã ủng hộ luật Biển của Việt Nam; cho rằng, đó là một công cụ pháp lý cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Xét về đối nội, thì luật Biển Việt Nam được Quốc hội thông qua trong thời điểm này đã tạo được một hiệu quả rất tích cực: đạt đến sự đồng thuận trong dân chúng. Nó thể hiện cho người dân thấy lập trường của Nhà nước trong vấn đề Biển Đông; chia sẻ nỗi lo lắng, thoả mãn mối quan tâm của dân chúng đối với những vấn đề chủ quyền tổ quốc; kết nối xúc cảm và ý thức cộng đồng hướng đến mục tiêu chung là giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ trước những thách thức đến từ bên ngoài. Đã có nhiều phản ứng bày tỏ thái độ kiên quyết của nhiều tổ chức, các ngành các cấp. Hai địa phương đang quản lý trực tiếp hai huyện đảo Trường Sa và Hoàng Sa đã lên tiếng bày tỏ thái độ. Từ Đà Nẵng, HĐND thành phố đã ra nghị quyết phản đối việc thành lập “thành phố Tam Sa”, trong khi đó ông Nguyễn Chiến Thắng, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà thì nhấn mạnh “chính quyền và nhân dân tỉnh Khánh Hoà hết sức bất bình trước việc Trung Quốc quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” .
Những ngày qua hội Luật gia Việt Nam cũng đã có tiếng nói chính thức trước việc tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc mời thầu chín lô dầu trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Nhân đây “Hội Luật gia Việt Nam bày tỏ hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố của người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21.6.2012 và cực lực phản đối việc Quốc vụ viện Trung Quốc cho thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, tuyên bố của hội luật gia viết. Đáng chú ý, còn nhiều biểu hiện tỏ bày sự đồng thuận của người dân với việc thông qua luật Biển trong xã hội thời gian qua. Dù những thể hiện thái độ được xem là chính thức hay bên lề, thì sức mạnh của nó cũng hâm nóng bầu không khí của lòng yêu nước, như một diễn ngôn của đại chúng về trách nhiệm với an nguy, tương lai đất nước. Dường như qua sự kiện này, cho thấy có một sự đồng thuận xã hội lớn lao.
Đồng thuận xã hội (social consensus) là những thuật ngữ xã hội học, biểu thị sự chấp nhận của cộng đồng đối với một quan điểm, chủ trương hay những tập hợp giá trị. Mức độ đồng thuận xã hội trở thành một trong những thước đo, sự tham chiếu khả năng thỏa thuận, thuyết phục và ứng biến năng động của nhóm quyền lực với cộng đồng.
Những hành vi xã hội và hiệu quả của những bày tỏ đồng thuận, nếu biết vận dụng, sẽ trở thành sức mạnh cho chiến lược ngoại giao chính thức. Làm cho người dân đồng lòng, tự nguyện chấp nhận những giá trị và chuẩn mực được Nhà nước đưa ra đã là một việc khó. Nhưng việc tạo bầu khí quyển, không gian để tiếp nhận, đo lường những phản hồi, hiệu ứng xã hội tích cực đó, rồi tìm kiếm sự cân bằng với mục tiêu bảo đảm trật tự xã hội lại là nhiệm vụ của chính quyền.
Vậy, câu chuyện người dân bày tỏ sự ủng hộ luật Biển dưới nhiều hình thức, có thể xem là dấu hiệu tích cực ban đầu về đối nội. Nhưng, như đã nêu, tinh thần và thái độ tiếp nhận những phản hồi, hiệu ứng tích cực đó như thế nào để lấy sức dân làm kế sâu rễ bền gốc là việc dễ mà không dễ.
Nguyễn Vĩnh Nguyên