Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài: Hòa hợp tạo ra sức mạnh cho dân tộc

(TNO) Không có sự đoàn kết, hòa hợp dân tộc, Việt Nam sẽ mất đi một sức mạnh vô cùng to lớn. Đó là khẳng định của ông Nguyễn Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài (UBNNVNVNONN) trong cuộc trao đổi với Thanh Niên nhân ngày thống nhất đất nước 30.4.

* Thưa thứ trưởng, mở đầu là một câu hỏi rất cũ nhưng có lẽ cũng vẫn thời sự. Đó là đến nay đã 38 năm kể từ ngày thống nhất đất nước nhưng vấn đề hòa hợp dân tộc vẫn là điều thường xuyên chúng ta phải nhắc tới. Theo ông đâu là lý do của chuyện này?

- Thực tế đúng là chúng ta chưa làm tốt được vấn đề đại đoàn kết dân tộc, xóa đi hận thù, xóa đi những rào cản từ quá khứ chiến tranh. Nguyên nhân tôi cho là do cả hai phía. Từ thực tế ấy đòi hỏi phía Nhà nước cần tiếp tục có những quyết sách hợp lý đem lại sự tin tưởng cho dân nói chung. Tức là cần có những chính sách đem lại lợi ích thiết thực cho kiều bào như các chính sách về quốc tịch, xuất nhập cảnh, hồi hương rồi các vấn đề liên quan đến chuyện kiều bào về đầu tư trong nước.

Những cơ chế chính sách đối với kiều bào phải rất rõ ràng, có lợi cho bà con. Tại sao ta chưa làm được? Lý do trước đây có nhiều lực lượng bên ngoài có tư tưởng, hành động chống phá chúng ta bằng con đường bạo động lật đổ nhà nước cho nên chúng ta cũng phải có bước đi thăm dò. Thứ hai là sự tuyên truyền một chiều bên ngoài nó đến với kiều bào quá lâu làm cho người ta suy nghĩ về nhà nước cộng sản như một thứ gì đó rất đáng sợ.

Hòa hợp là xu hướng tất yếu phải đến vì chúng ta đã và luôn khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam

Nói là 38 năm nhưng thực tế phải tính từ thời điểm 1994. Sau khi thống nhất năm 1975, quá trình xây dựng đất nước của chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn: Mỹ bao vây cấm vận, chiến tranh biên giới Tây Nam chống diệt chủng Polpot, rồi sau đó là vấn đề Campuchia. Chiến tranh ở biên giới phía Bắc kéo dài từ 1979 đến 1988 mới hoàn toàn chấm dứt. Cho nên 38 năm qua cần nhìn nhận cụ thể từng thời kỳ. Giai đoạn quan trọng nhất theo tôi là bắt đầu từ 1994-1995 sau khi Mỹ bỏ cấm vận và hai bên bình thường hóa quan hệ. Chúng ta mới có thời gian yên ổn phát triển được 20 năm thôi, thời gian vật chất chưa phải là nhiều.

Thực tế chúng ta cũng đã bỏ lỡ nhiều cơ hội. Nhưng dù thế nào thì cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung vẫn là cộng đồng đầy tiềm năng, có vai trò thực sự quan trọng trong việc đóng góp vào công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước. Vấn đề là ta phải hiểu được kiều bào để thúc đẩy hòa hợp, hòa giải. Muốn hòa hợp, hòa giải tốt, phải xây dựng lòng tin. Cần có thêm những cơ chế chính sách tốt đi đúng nguyện vọng của dân, đi đúng lòng dân, thể hiện sự chân thành của chúng ta đối với kiều bào.

Kiều bào về thăm quê hương - Ảnh: Diệp Đức Minh

* Cá nhân ông suy nghĩ thế nào về vấn đề hòa hợp dân tộc?

- Tôi cho rằng đây là việc làm hết sức cần thiết. Theo truyền thống văn hóa dân tộc và cũng là giáo lý nhà Phật, tôn giáo từng là quốc đạo trong các thời Lý-Trần-Lê, nếu “lấy oán báo oán” thì “oán oán suốt đời”, thay vào đó phải “lấy ân giải oán”. Chúng ta là chủ nhân đất nước hiện nay thì chúng ta cần chủ động trong chuyện “giải oán” với những người mà chúng ta từng coi là kẻ thù. Chỉ có như vậy mới có thể có được một dân tộc Đại đoàn kết như Bác Hồ đã nói. Nó cũng đòi hỏi những người có trách nhiệm, có liên quan làm việc trong vấn đề này phải có sự thành tâm, hiểu biết vấn đề và quan trọng là phải hết sức chân thành, dũng cảm.

Thiếu sự chân thành, dũng cảm sẽ khó có sự hòa hợp thực sự. Vì anh còn phải đương đầu với nhiều cơ chế chưa phù hợp về vấn đề này ở trong nước hiện nay. Và chính những cơ chế này làm kiều bào ta suy nghĩ băn khoăn nhiều lắm. Mình làm sao phải chứng minh cho bà con thấy những khó khăn là nhất thời, còn cái thành tựu là mãi mãi thì mình mới thực hiện quá trình hòa hợp hòa giải được. Nếu bà con muốn quay lại cùng chúng ta xây dựng phát triển thì mình phải tin tưởng, không có sự nghi kị. Hiện nay từng nơi từng lúc ta vẫn ít nhiều nghi kị với kiều bào, đặc biệt những người có dự án đầu tư trong nước. Anh phải tìm hiểu kỹ năng lực của họ trước khi ký kết thỏa thuận cho hoạt động của họ ở VN chứ. Anh không có lòng tin hoặc không xây dựng được lòng tin thì làm sao kiều bào dám đầu tư trong nước, làm sao giao một tài sản lớn vào tay anh?

Hơn bao giờ hết chúng ta cần có sự dũng cảm đột phá, sẵn sàng chịu trách nhiệm. Hiện nay cái dũng cảm còn thiếu quá, chân thành còn thiếu quá. Đến khi có vấn đề cần có người xử lý, có người chịu trách nhiệm thì không ai làm. Đó là nỗi ray rứt của chúng ta.
* Được biết cuối năm 2012 ông đã thăm nghĩa trang quân đội VNCH ở Biên Hòa, Đồng Nai (nay là xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương). Sự kiện này được báo chí hải ngoại đánh giá như một động thái tích cực trong tiến trình hòa hợp dân tộc. Ông có chia sẻ gì về câu chuyện này?

- Tôi vẫn nhớ rất rõ là ngày 10.12.2007 tôi nhận quyết định bổ nhiệm vị trí quyền Chủ nhiệm UBNNVNVNONN thì sau đó hai ngày tôi đã bay vào TP.HCM để thăm nghĩa trang Biên Hòa lúc đó đang do Quân khu 7 quản lý. Lúc đó bên ngoài các thế lực chống cộng cực đoan vẫn tuyên truyền là cộng sản nói mà không làm. Cuối năm 2006, Thủ tướng đã có quyết định chuyển nghĩa trang này cho dân sự nhưng thực tế trong suốt 2007 chưa thực hiện được. Khi tôi vào thì thấy nghĩa trang rất ngăn nắp, sạch sẽ, không hề có phá phách gì nhưng vẫn do quân đội quản lý mà chưa bàn giao cho cho dân sự. Sau đó tôi cùng anh Nguyễn Phú Bình, là người tiền nhiệm của tôi, trực tiếp đến báo cáo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sau đó ba tháng, Quân khu 7 đã bàn giao nghĩa trang cho tỉnh Bình Dương. Bắt đầu từ đó quá trình dân sự hóa diễn ra.

Sau khi chính quyền dân sự tiếp nhận thì việc đầu tiên là người ta phải xây dựng và thống nhất một quy chế quản lý giống như các nghĩa trang dân sự khác. Tôi cho điều đó là đúng thôi bởi vì không thể để như một nghĩa trang quân đội như của QĐNDVN. Hai quân đội từng đối địch nhau, để như vậy càng tạo thêm sự xung đột sau này, cho nên chuyển thành nghĩa trang dân sự là rất đúng. Vấn đề là quy chế quản lý thế nào? Bình Dương thống nhất với chúng tôi là cũng như các nghĩa trang dân sự khác, nhân dân được quyền vào thăm, chăm sóc mồ mả của người thân mình, được phép xây dựng lại, tu chỉnh sửa sang theo tiêu chuẩn của các nghĩa trang dân sự. Tôi từng nói với kiều bào là không ai cấm đoán bà con cả, bà con cứ vào chỉnh trang, tu sửa phần mộ người thân, kể cả dát vàng, dát bạc cũng không ai cấm, nhưng chiều cao chiều rộng phải đúng quy định như các nghĩa trang khác.

Tôi từng nói với kiều bào là không ai cấm đoán bà con cả, bà con cứ vào chỉnh trang, tu sửa phần mộ người thân, kể cả dát vàng, dát bạc cũng không ai cấm, nhưng chiều cao chiều rộng phải đúng quy định như các nghĩa trang khác… Câu chuyện nghĩa trang Biên Hòa cho thấy sự đoàn kết, hòa hợp với kiều bào ở nước ngoài, đặc biệt là gia đình thân nhân những người đã tham gia quân đội VNCH.

Vấn đề ta nói là phải làm. Tôi đi Mỹ, đi châu Âu, nói với bà con rằng những thông tin như chuyện phải nộp tiền “tiêu cực phí”, chuyện phải qua cản trở mới có thể vào thăm mộ trong nghĩa trang của binh lính, sĩ quan VNCH... đều là thất thiệt. Có thể có người cố tình tung ra để trục lợi. Vừa rồi đoàn của ông Al Hoàng (Hoàng Duy Hùng) về VN, ông ấy cũng đến thăm nghĩa trang và phỏng vấn ngẫu nhiên ngay một gia đình đang chăm sóc mộ phần thì họ nói không ai ngăn cấm gì cả. Tất nhiên cũng có những phần mộ vô chủ không được chăm sóc thì có sụt lở. Đó cũng là chuyện bình thường như ở nhiều nơi khác.

Cuối 2012 khi tôi sang Mỹ có gặp nhóm của ông Nguyễn Đạc Thành, nguyên là thiếu tá VNCH, bây giờ ông lập nhóm cựu binh về VN tìm lại hài cốt bạn bè, đồng đội của ông ấy. Ông Thành đã có một số yêu cầu liên quan đến nghĩa trang Biên Hòa. Sau khi về tôi đã kiểm tra ngay và có đề nghị với chính quyền địa phương và địa phương cũng đã xử lý ngay. Bình Dương đã cho tu sửa nghĩa đài, làm đường trồng hoa xung quanh, làm án lễ để dâng hương... Tôi cho rằng địa phương đã làm rất tốt.

Câu chuyện nghĩa trang Biên Hòa cho thấy sự đoàn kết, hòa hợp với kiều bào ở nước ngoài, đặc biệt là gia đình thân nhân những người đã tham gia quân đội VNCH.

* Trong những giai đoạn lịch sử trước đây, nhờ vào những quyết sách đúng đắn chúng ta đã tập hợp được nhiều thành phần rộng rãi dựa trên nền tảng chung là lòng yêu nước, vì mục tiêu chung là độc lập dân tộc. Đó là điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng thực hiện vào thời kỳ đầu xây dựng nhà nước VNDCCH. Bài học lịch sử ấy, theo ông, có thể áp dụng thế này vào hiện tại để tập hợp được những con người có thể có quan điểm, chính kiến khác nhau vì mục tiêu phát triển của đất nước?

- Đây là một câu hỏi thú vị. Tôi cũng đã nhiều lần khẳng định trong tất cả các lĩnh vực chúng ta đều cần học tập Bác Hồ. Hiện tại chúng ta tuyên truyền về học tập, làm theo tấm gương của Bác nhưng thực sự chúng ta học ít mà tập cũng ít. Nếu nghiên cứu kỹ về Bác, chúng ta có thể thấy là trong từng cử chỉ, lời nói của Bác đều có ý nghĩa sâu sắc. Tại sao năm 1946 khi Bác đi thăm Pháp trong bối cảnh đất nước thù trong, giặc ngoài mà Bác không chọn bác Phạm Văn Đồng hay bác Võ Nguyên Giáp làm quyền Chủ tịch nước, mà lại ủy nhiệm cho cụ Huỳnh Thúc Kháng vị trí đó? Trong những lúc đất nước lâm nguy, khó khăn thì hơn bao giờ hết tinh thần đại đoàn kết dân tộc được thể hiện qua sức mạnh dân tộc trong các thành phần dân tộc, các tầng lớp trong xã hội. Người được lựa chọn không phải là người ở trong chính đảng mà Bác thành lập, mà là một chí sĩ yêu nước có uy tín lớn, đủ khả năng lãnh đạo đất nước. Qua hành động của Bác, người ta nhìn thấy một sự công tâm, chân thành.

Để thực hiện chính sách Đại đoàn kết dân tộc thì một yếu tố quan trọng là sự chân thành, cởi mở và chân thật. Không có sự chân thật thì sao có sự hòa hợp, hòa giải được. Bản thân tôi trong quá trình công tác cũng có những lúc phải vượt qua những rào cản cơ chế, thậm chí là mạo hiểm với sinh mệnh chính trị của mình. Nhưng mình thấy những quyết định đó có lợi ích cho đất nước thì mình vẫn phải làm.

Những năm qua chúng ta đã tổ chức cho kiều bào về thăm quê hương và tham dự các hoạt động nhân dịp Giỗ Tổ, Tết Nguyên đán… thăm Trường Sa, thăm thác Bản Giốc, thăm hang Pác Bó ở Cao Bằng, rồi các trại hè cho thanh, thiếu niên kiều bào, tổ chức các hội thảo để giới trí thức trong ngoài nước có dịp gặp gỡ, trao đổi, tiếp xúc. Tất cả các hoạt động đó là để xây dựng lòng tin với kiều bào, hướng kiều bào về với quê hương, đất nước. Hiện tại điều kiện kinh tế của chúng ta có khó khăn, nhưng khó khăn vẫn phải làm.

Do hoàn cảnh lịch sử mà kiều bào ta vẫn còn một bộ phận mà ngày xưa chúng ta vẫn gọi là “phản động”. Quan điểm của tôi là không nên gọi như thế. Từ khi giữ vị trí Chủ nhiệm UBNNVNVNONN tôi luôn nói rằng đó là bộ phận bà con, anh chị em còn chưa hiểu hết tình hình đất nước, còn có hành động đi ngược lại lợi ích dân tộc, chứ không bao giờ nói họ là “phản động”. Mình không nên đặt nặng vấn đề rồi đẩy người ta ra xa.

* Vậy các cơ quan khác, ví dụ như bên công an hay quân đội, họ đánh giá thế nào về chuyện đó?

- Tôi cũng có quan hệ rất tốt với các cơ quan quốc phòng, công an và các anh ấy cũng rất ủng hộ tôi khi có đột phá vào những chuyện vẫn bị coi là nhạy cảm. Và bởi tôi cũng là người dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Tất nhiên trong công việc thì ý kiến của tôi là một phần, ý kiến các cơ quan khác thì cũng có cái nhìn khác nhau. Tôi vẫn nói đùa với các anh bên công an là cơ quan an ninh nhìn đâu cũng thấy gián điệp như bác sĩ nhìn đâu cũng thấy vi trùng. Tôi nghĩ rằng làm sao để có cùng chung quan điểm với chúng tôi nhìn vấn đề từ góc độ một người làm ngoại giao, văn hóa, từ góc độ người nghiên cứu khoa học xã hội, giáo dục. Tôi muốn cảm hóa người ta không phải bằng súng đạn, không phải bằng bắt bớ tù đày mà cảm hóa bằng những hoạt động cụ thể, bằng những tấm lòng, tình cảm chân thành. Tình cảm chân thành là vũ khí mạnh nhất, tôi đến với anh chân thành thì chắc chắn anh không nỡ cầm súng bắn tôi.

Điều quan trọng là bên an ninh, quân đội các anh ấy cũng nhìn thấy những thành quả và luôn ủng hộ công việc của Ủy ban. Có một vị tướng quân đội đã nói tại một cuộc họp đại ý rằng không có thế lực thù địch nào có thể đem xe tăng, đại bác đến lật đổ chế độ này mà chỉ sợ là chúng ta tự diễn biến, tự làm hại chúng ta. Chúng ta cũng không thể dùng vũ lực để tiêu diệt hay bắt bớ bộ phận thù địch, hận thù với đất nước đang ở nước ngoài mà bây giờ cần nhiều hơn nữa các hoạt động của UBNNVNVNONN…

Do hoàn cảnh lịch sử mà kiều bào ta vẫn còn một bộ phận mà ngày xưa chúng ta vẫn gọi là “phản động”. Quan điểm của tôi là không nên gọi như thế... Mình không nên đặt nặng vấn đề rồi đẩy người ta ra xa.

* Từ góc nhìn của một nhà ngoại giao đã nhiều năm gắn bó với công tác Việt kiều, ông nhìn thấy tương lai của vấn đề hòa hợp dân tộc sẽ như thế nào? Liệu có thể làm gì để thúc đẩy tiến trình ấy?

- Thực hiện đúng là không dễ dàng; chủ trương thì đã có nhưng trong thực hiện đôi khi chúng ta vẫn có những cái lệ làng. Cái khó của chúng ta là tư duy, nhận thức của lãnh đạo các cấp khác nhau. Đôi khi trên rất thông thoáng nhưng dưới lại rất khó khăn. Hòa hợp là xu hướng tất yếu phải đến vì chúng ta đã và luôn khẳng định người VN ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc VN. Bộ Chính trị đã có nghị quyết rồi thì nhận thức của toàn bộ hệ thống phải giống nhau chứ.

Như tôi đã trả lời báo chí về vấn đề du lịch, nhiều lĩnh vực khác bà con kiều bào cũng kêu lắm: môi trường xã hội, môi trường đầu tư... Các công trình du lịch từ bắc vào nam hầu hết các công trình lớn đều do Việt kiều làm. Người ta đã đầu tư như thế thì phải tạo điều kiện để người ta làm chứ. Một công trình mọc lên ở đất nước ta thì thêm một nguồn thuế cho ngân sách nhà nước, thêm công ăn việc làm, làm đẹp cho cảnh quan đất nước, tạo sự hấp dẫn cho khách du lịch đến VN. Bản thân trong nước chúng ta không được làm gì để cho họ bức xúc.

Tôi vẫn nói ở nhiều diễn đàn rằng không có công cụ nào của chúng ta có thể tuyên truyền giới thiệu quảng bá hình ảnh đất nước, phong tục, tập quán, truyền thống, đạo lý con người VN cũng như bảo tồn, phát triển những điều đó ở nước ngoài bằng người VN. Chúng ta có đưa hàng tấn sách báo ra phim ảnh ảnh ra ngoài không thể hiệu quả bằng tự kiều bào làm cái này. Người VN ở nước ngoài có thể chính là những hạt nhân giới thiệu, quảng bá, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc ở nước ngoài hiệu quả nhất.

38 năm nay mình vẫn nói là thống nhất đất nước. Nhưng thống nhất đất nước mà chưa thống nhất được lòng người bởi lẽ còn một bộ phận người VN ở nước ngoài vẫn đang tiếp tục có những hành động đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc. Nhưng nếu chúng ta không đoàn kết, không hòa hợp, không hòa giải thì chúng ta mất đi một sức mạnh vô cùng to lớn. Năm 2012, lượng kiều hối gửi về VN qua con đường chính thức đạt khoảng 10,5 tỉ USD, qua đường không chính thức ước khoảng 1/3 số đó nữa, rồi hơn 6 tỉ USD đầu tư vào các dự án trong nước… Như vậy ước tính nguồn lực kiều bào đạt tới 20 tỉ USD/năm, tương đương 1/5 GDP cả nước, bằng cả hợp tác thương mại của ta với EU.

Hiện chúng ta có hơn 4,5 triệu kiều bào, trong đó hơn 400.000 trí thức, hàng nghìn các khoa học lỗi lạc, tầm cỡ có nhiều người cũng không thua kém GS Ngô Bảo Châu đâu. Người Việt có mặt ở hàng loạt các cơ quan, tổ chức, tập đoàn khoa học công nghệ hàng đầu của thế giới như NASA, Lockheed Martin, Boeing…chưa kể nhiều chuyên gia trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, nông nghiệp, giao thông vận tải... Các ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến VN đã được các chuyên gia Việt kiều cảnh báo, khuyến nghị từ lâu. Các dự án đường sắt cao tốc, dự án điện hạt nhân... đều được họ đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ nhưng tiếc là chúng ta tiếp thu còn hạn chế.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn trả lời phỏng vấn tại Hội nghị người Việt Nam
ở nước ngoài lần thứ 2 - Ảnh: Diệp Đức Minh

* Đã có ý kiến cho rằng câu chuyện hòa hợp có lẽ là một con đường dài đòi hỏi sự cố gắng từ tất cả các phía. Theo ông hiện nay điều gì là khó khăn, cản trở nhất cho những sự cố gắng ấy. Sự chủ động của trong nước có ý nghĩa như thế nào đối với tiến trình hòa hợp?

- Khó khăn nhất tôi cho vẫn là mặc cảm của trong nước đối với những thành phần bên ngoài. Tuyệt đại bà con khắp nơi đã về nước rồi, nhiều người đã đầu tư nhiều dự án trong nước rồi. Anh muốn thu hút người ta về thì chính sách của anh phải hài hòa, coi kiều bào cũng như người trong nước, thậm chí còn phải ưu tiên người ta nữa. Hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương phải nhìn kiều bào với nhãn quan chính trị khác. Tôi vẫn nghĩ là phải gắn kiều bào với dân tộc bằng những hoạt động cụ thể với đất nước, con người VN thì họ mới xích lại với ta. Bà con cảm thấy ta như người ruột thịt thì họ dốc hết công sức, họ đâu có nề hà gì, cũng là đất nước mình cả. Anh phải có suy nghĩ chân thành, cởi mở, chính sách cởi mở, tư duy về người VN ở nước ngoài cũng phải rất cởi mở.

Vấn đề mà chúng ta từng lo ngại là các thành phần chống cộng cực đoan thì theo quan sát của tôi cũng đã ngày càng giảm đi. Một trong những người cực đoan nhất như ông Al Hoàng (Hoàng Duy Hùng) vừa qua cũng đã được về nước và ông ấy đã có những cái nhìn hết sức tích cực như các anh đã biết.

Tháng 10.2012 tôi đi công tác ở Mỹ, đến nay cũng là chuyến đi Mỹ duy nhất kể từ khi tôi đảm nhận vị trí Chủ nhiệm UBNNVNVNONN. Trước khi đi tôi đã nói với anh em trong cơ quan rằng tôi đi Mỹ không phải đi chơi, đi phải gặp được số chống cộng cực đoan để đấu tranh, đối thoại, thuyết phục họ. Còn nếu chỉ để gặp bà con cô bác Việt kiều yêu nước thì tôi gặp trong nước vì bà con về rất nhiều. Sang là để làm việc thực sự chứ không phải kiếm cớ đi “khảo sát”. Tôi rất không thích từ “khảo sát”, nhiều đoàn của các ban ngành hay sang “khảo sát”, chả hiểu khảo sát cái gì ở Mỹ, tốn tiền của nhà nước, cưỡi ngựa xem hoa, đi về rồi hồ sơ lại cất ngăn kéo mà không đạt kết quả gì.

Chúng ta phải tiếp tục xây dựng lòng tin. Muốn người ta tin mình mình phải làm cái gì để người ta tin mình. Cần hiểu là nhiều người vẫn mang tư tưởng hận thù của những người thua trận. Nhưng mà trên thực tế cuộc chiến tranh đã qua mang lại cho đất nước nhiều mất mát đau thương.

Thông qua Đại sứ quán, Tổng lãnh sự quán VN ở Mỹ, UBNNVNVNONN đã liên hệ với tất cả các tổ chức, cá nhân còn chống đối, có tư tưởng hận thù với đất nước. Nếu họ đồng ý gặp tôi thì tôi sẽ sang. Trong chuyến đi đó tôi đã gặp một loạt các thủ lĩnh, nhân vật chống cộng khét tiếng tại Washington, Houston, California, quận Cam như Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn Thành Quang, Võ Đức Quang, Đức Nguyễn (Đức đầu bạc), Tôn Thất Chiểu, Hoàng Duy Hùng, Đông Duy, Nguyễn Á Độc Lập…

Chuyến đi có thể nói là rất thành công, không có một người nào biểu tình chống đối. Tôi nghĩ có thể bản thân họ thấy mình làm công tác này mình thực sự muốn đưa đại đoàn kết dân tộc, hòa hợp, hòa giải đến tận từng con người. Họ cảm thấy sự chân thành của mình, sự dũng cảm của mình đôi khi phải vượt qua rào cản chính trị, rào cản cơ chế, thẩm quyền. Nó là công tác đặc biệt nên cần phải có những bước đi thích hợp và dám đương đầu. Từ 2011 đến nay UBNNVNVNONN đã mời một loạt báo chí hải ngoại kể cả chống cộng về nước để họ hiểu tình hình.

Tôi vẫn nhớ tại hội thảo về bản sắc văn hóa dân tộc hồi 9.2011 ông Nguyễn Phương Hùng, chủ bút của “KBC Hải ngoại”, nguyên thiếu tá quân đội VNCH, một người có thâm niên chống cộng hàng chục năm đã đề nghị tôi trả lời phỏng vấn về nhiều vấn đề nhạy cảm ngay tại hội thảo. Lúc đó là sức ép cả về thời gian, nội dung nhưng tôi đã không từ chối.

Nếu lấy lý do bận công việc hay cần chuẩn bị tài liệu, chuyển cho các cơ quan chức năng... thì họ sẽ nghĩ là mình hoãn binh, lảng tránh và thậm chí coi thường mình ngay. Trước lúc trả lời phỏng vấn tôi chỉ yêu cầu họ một vấn đề đó là hết sức trung thực khách quan trong đưa tin. Tôi nói họ không cần “tô son điểm phấn” gì cho đất nước mà chỉ cần thấy thế nào đưa như vậy, tuyệt đối không sai lệch. Trước sự chân thành, cởi mở của mình họ cũng đồng ý. Ngay phóng sự đầu tiên họ rút một cái tít rất hay trích từ câu trả lời của tôi đó là “Nhà nước VN sẵn sàng nghe các ý kiến bất đồng”. Tôi cũng nói rõ những bất đồng ấy là với tinh thần xây dựng một nước VN giàu mạnh chứ không phải lấy đó làm cớ để thực hiện kế hoạch bạo động lật đổ chính quyền.

Chúng ta phải tiếp tục xây dựng lòng tin. Muốn người ta tin mình mình phải làm cái gì để người ta tin mình. Cần hiểu là nhiều người vẫn mang tư tưởng hận thù của những người thua trận. Nhưng mà trên thực tế cuộc chiến tranh đã qua mang lại cho đất nước nhiều mất mát đau thương. Binh lính chế độ cũ họ cũng là con em cùng dân tộc bị đẩy vào đạn bom phi nghĩa. Trong hàng vạn người ngã xuống cũng có những người đã từng không muốn tham chiến, không muốn cầm súng, không muốn chiến tranh. Họ cũng muốn sống chứ. Nhưng rồi họ bị xô đẩy. Có những người vẫn luôn oán hận vì sự oan uổng đó. Đấy cũng là lý do mà không chỉ cá nhân tôi mong muốn nghĩa trang Biên Hòa được dân sự hóa bình thường mà chính quyền địa phương cũng đã thấy và họ làm rất tốt chuyện đó.

* Xin cảm ơn ông.

N.Phong
(thực hiện)





Triệu người vui, triệu người buồn Trăn trở về hòa hợp dân tộc của cựu Bộ trưởng



Giới ký giả Mỹ không xa lạ với Marissa Roth. Nữ phóng viên chiến trường 55 tuổi này từng lăn lộn ở nhiều cuộc chiến tranh và từng được xướng tên tại lễ trao giải Pullitzer cách đây vừa tròn 20 năm.

Trong dịp đến Việt Nam mới đây, bà đã chia sẻ về những bức ảnh chụp những người phụ nữ bị ảnh hưởng bởi chiến tranh rằng: “Những người phụ nữ có gương mặt khác nhau nhưng nỗi đau trong tim giống nhau. Phụ nữ không tạo ra chiến tranh nhưng họ luôn là những người phải chịu đựng nhiều nhất”. (VietNamNet)

Ở Việt Nam, cuộc chiến tranh thống nhất đất nước đã đi qua 37 năm. Có 75 vạn người mẹ mang nặng một nỗi đau về gần 2 triệu đứa con đã để lại cuộc đời mình ở chiến trường. Những bà mẹ đó được phong anh hùng - một danh hiệu mà họ ước gì không bao giờ phải nhận.

Nhà thơ Nguyễn Duy, trong một tác phẩm của mình, đã viết: Nghĩ cho cùng mọi cuộc chiến tranh/ Phe nào thắng thì nhân dân đều bại!

Những người phụ nữ trong ảnh của Marissa mang những nỗi đau giống nhau trong tim. Những bà mẹ ở hai bên bờ sông Bến Hải cũng vậy.

Sinh thời, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, khi nhắc lại chiến thắng ngày 30-4-1975, đã nói rằng: “Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn. Đó là vết thương chung của dân tộc, cần được giữ lành thay vì lại tiếp tục làm cho nó thêm rỉ máu”.

Hằng năm, chúng ta đều tưng bừng kỷ niệm ngày thống nhất đất nước như một chiến thắng vĩ đại. Cờ, phướn sẽ làm cho phố phường, ngõ xóm trở nên rực rỡ. Và những bài ca chiến thắng sẽ vang lên ở mọi nơi.

Để cho tâm hồn mình bay bổng trong không khí hân hoan đó, thảng hoặc chúng ta quên mất những bà mẹ đang nuốt nước mắt vào trong, những gia đình tang thương vì bom đạn. Chúng ta quên mất những bà mẹ Việt Nam mà lịch sử đã xô đẩy họ đứng ở bên kia chiến tuyến cũng mang những nỗi đau giống như nỗi đau của mọi bà mẹ trên đời.

Nếu như cố Tổng Bí thư Lê Duẩn đã từng nói rằng: “Đây là thắng lợi của cả dân tộc, không phải của riêng ai” thì nỗi đau nào cũng là nỗi đau của cả dân tộc, không thể chỉ là của riêng ai.




Trăn trở về hòa hợp dân tộc
 của cựu Bộ trưởng


- Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên tiếc thời gian đã dài, gần 40 năm, mà vấn đề hòa hợp dân tộc vẫn còn những điều để suy ngẫm. Ông tâm niệm, dù không thể bôi một thứ thuốc để lành ngay, nhưng có những điều tiếc nuối, đủ để thấm thía “bài học lịch sử” này không thể lặp lại.

>> Hòa hợp dân tộc: Không thể chờ nước chảy đá mòn

Khó
Sau chiến tranh, có rất nhiều mục tiêu đặt ra và cần phải làm ngay để ổn định, tái thiết đất nước. Điều này dễ nhận được sự đồng tình là nguyên do hợp lý chăng, khi chúng ta không thể đặt ra ngay chuyện hòa hợp dân tộc thời điểm đó?

Có một câu chuyện khi công tác ở Vĩnh Linh năm 1972, trong bữa cơm với các cán bộ địa phương, đồng chí Lê Duẩn đặt câu hỏi: “Sau khi Việt Nam đánh thắng đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước, việc gì là lớn nhất?”.

Trả lời ông, người thì cho rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là hàng đầu, người thì cho rằng phải phát triển nông thôn, đưa người nông dân đi lên, người khác thì nói cần ưu tiên đẩy mạnh khai thác tài nguyên… Ông chăm chú lắng nghe mọi người nhưng không ưng ý nào cả.

Rồi ông hỏi từng người ngồi xung quanh mâm cơm một câu: “Có ai có bà con trong Nam không?”. Ai cũng trả lời có. Ông nói: Vấn đề lớn nhất sau chiến tranh cần phải làm, đó là hòa hợp dân tộc.

Nhưng sau chiến tranh, hòa hợp dân tộc đã không được đẩy lên ngay, không thể hoạch định kế hoạch thực hiện?

Không khí đất nước lúc đó ào lên như con sóng khiến không ai có thể kìm hãm được. Niềm sung sướng vô hạn trào dâng khi đất nước bao lâu chìm trong chiến tranh, bom đạn, kìm hãm.

Hà Nội cũng thế, huống gì trong miền Nam. Người ta sung sướng vô cùng. Nhưng nhìn lên bàn thờ, di ảnh những người đã hy sinh cho sự nghiệp này, người ta không nguôi đau khổ….

Kiều bào dự hội nghị ở TP.HCM. Ảnh: Nam Phong

Căn cơ của vấn đề ông trăn trở, tiếc nuối, chưa thể làm trọn vẹn trong thực tế khi thời gian đã̃ gần 40 năm rồi, theo ông, là do đâu?

Dù ông Lê Duẩn là lãnh đạo cao nhất thời đó nói vậy nhưng khi đi vào thực tế khó lắm. Trong lịch sử có chữ nếu thì nhiều cái đã khác rồi. Có biết bao nhiêu hy sinh chồng chất, nhất là những hy sinh xương máu, từ cả hai phía.

Điều tôi trăn trở, day dứt, đó là hy sinh của dân tộc mình lớn quá. Khi đến nghĩa trang Trường Sơn, nghĩa trang đường 9, nhìn bạt ngàn mộ của những người lính, rồi nghe những người quản trang kể chuyện ban đêm các anh hiện về nói chuyện, mình xúc động chảy nước mắt.

Tôi đi vào miền Nam, gặp các má. Họ là những bà mẹ Việt Nam tuyệt vời khi có những người con xung trận và̀ làm điểm tựa hậu phương vững chắc. Nhưng các má kể lại chuyện mắt thấy tai nghe, tận mắt nhìn cảnh con mình bị giết chết, tàn sát dã man… rất đau lòng. Nên khó tha thứ…

Nhưng nếu chúng ta khéo léo xử lý thì tình hình có thể đã khác.

Không thể lặp lại

Có điều khó là đất nước - vốn bao năm dốc lực cả người và của cho giải phóng thoát khỏi chiến tranh - phải bắt tay ngay vào tái thiết, không thể kịp chuẩn bị về con người trong quản lý cũng như có những cơ chế xử̉ lý́ tái thiết trong mọi vấn đề hoàn chỉnh?

Tôi cũng nghĩ chúng ta đã có phần quá lo lắng thời kỳ hậu chiến, lo lắng kẻ thù cài cắm lực lượng chống phá, chứ ngay lúc đó chúng ta đã có rất nhiều cơ hội.

Riêng với vấn đề hòa hợp dân tộc, cơ chế nào cũng phải chứa đựng điều cốt lõi là sự bao dung, tha thứ. Dù không thể bôi một thứ thuốc lành ngay nhưng nó là cay đắng của chiến tranh. Nói như thế để sau này chúng ta không bao giờ lặp lại.

Gần 40 năm mà đặt vấn đề “bắt đầu” từ đâu sẽ thật kỳ, vì thực tế không phải là chúng ta chưa bắt đầu. Đã có rất nhiều cuộc trở về xuất phát từ tinh thần của Nghị quyết 36 về kiều bào… nhưng vẫn chưa là trọn vẹn. Ông, trong sự trăn trở của mình, kỳ vọng gì cho câu chuyện “hòa hợp dân tộc”?

Năm 2008, tôi gặp nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong Đại lễ Phật đản Vesak tại Hà Nội. Khi đó, tôi đề nghị với ông một ý tưởng, đó là chúng ta nên xây dựng một tượng đài hòa bình ở TP HCM, hay ở bất cứ nơi nào đó để tưởng nhớ những người đã nằm xuống trong chiến tranh, dù ở bất cứ bên nào.

Ở nơi đây, mọi người có thể đến thắp nhang, đặt hoa. Không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng hàn gắn, nó cũng nhắc nhở chúng ta bài học. Ông Kiệt đã rất thích thú với ý tưởng này nhưng rất tiếc điều đó đã không thực hiện được vì sau đó không bao lâu ông Kiệt, một nhà lãnh đạo kiệt xuất, đã vĩnh biệt chúng ta.

Dân tộc của chúng ta đã hy sinh quá nhiều, quá lớn. Liên hệ thời nay, chúng ta phải biết cách để không bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh, phải giữ vững hòa bình, an ninh, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không để xảy ra những gì tổn thương lớn lao cho dân tộc nữa.

Không ai có thể thấm hơn chính chúng ta về những bài học lịch sử. Với câu chuyện hòa hợp dân tộc, thời gian đã dài quá đủ để chúng ta thấm thía không để bài học này xảy ra nữa.

Xuân Linh









Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc VÕ VĂN KIỆT

Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc VÕ VĂN KIỆT




Nguyễn Cao Kỳ và hòa hợp dân tộc



Thứ Bảy, 27 tháng 4, 2013

SỰ TRĂN TRỞ CỦA MỘT KẺ LƯỜI BIẾNG





Osin HuyDuc

Có thể không hoàn toàn đồng tình với anh chàng này nhưng nếu các trường đại học ở Việt Nam không mời bạn ấy tới để trao học bổng toàn phần thì quả là hệ thống giáo dục của Việt Nam rất có vấn đề     An Thanh Lương    Tôi vốn là một giáo viên, tôi vừa dành thời gian nghe kĩ toàn bộ bài nói của em HS này. Cảm tưởng đầu tiên là tôi rất khấm phục Tài hùng biện của em, kiến thức phổ thông và xã hội rất rộng và sâu. Ý tưởng rất mạnh bạo và khá chuẩn có vẻ vượt tầm vóc tư duy của một học sinh lớp 12 như em tự giới thiệu . Tôi rất đồng tình với đề xuất của em về bỏ kì thi tốt nghiệp PTTH ,tôi đã đề nghị chuyện này từ lâu và còn kiến nghị xét kết quả ba năm học PTTH em nào khá giỏi mới được quyền thi đại học , những em Trung Bình chỉ được thi Trung cấp để đào tạo thành công nhân nhưng ý kiến của tôi không được Bộ chấp nhận. Tôi bỏ nghề dạy học sau 33 năm đứng lớp và chuyển đi làm báo. Nay một người trong cuộc, nạn nhân của chế độ thi cử không thực chất lên tiếng trên YouTube thì dù ông Bộ không muốn nghe cũng không thể lờ đi khả năng tư duy trừu tượng của em này rất giỏi, chắc chắn em học rất giỏi và thừa sức đỗ đại học nếu cứ tiếp tục tự giác học tập theo cách của mình, không câu nệ vào chương trình và cách dạy và học trong nhà trường, tôi tin em còn tiến xa và biết đâu đấy sau này ở độ tuổi dưới 40 em trỏ thành Bộ trưởng Bộ giáo dục thì hay biết mấy

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

Diễn tập chống địch đổ bộ đảo Lý Sơn



Ngày 21-22/4, lực lượng vũ trang huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) diễn tập nâng cao sức chiến đấu, bảo vệ đảo trước tình huống địch tấn công bất ngờ.

Ban Chỉ huy Quân sự huyện đảo Lý Sơn là đơn vị đầu tiên trong lực lượng vũ trang tỉnh Quảng Ngãi diễn tập thực binh sử dụng đạn hơi, thuốc nổ đánh địch đổ bộ đường thủy trong năm 2013.
Nội dung diễn tập gồm: chuyển lực lượng vũ trang vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu; chuẩn bị tác chiến phòng thủ và tác chiến phòng thủ trên bản đồ; thực binh sử dụng đạn hơi thuốc nổ đánh địch đổ bộ đường biển.

Là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, cách đất liền 15 hải lý (tính từ cảng Sa Kỳ ra), Lý Sơn nằm trên con đường biển từ Bắc vào Nam và nằm ngay cửa ngõ của Khu kinh tế Dung Quất cũng như của cả khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung.

Vị thế này đã đưa huyện đảo trở thành đơn vị hành chính tiền tiêu của đất nước, có vai trò đảm bảo an ninh chủ quyền quốc gia trên biển. Toàn huyện có 2 đảo: đảo Lớn (còn gọi là Cù Lao Ré) và đảo Bé (Cù Lao Bờ Bãi) với diện tích tự nhiên gần 10 km2, dân số 21.000.

Văn Chương

Lịch sử đầy sóng gió của người Chechnya

Rặng núi Kavkaz hàng nghìn năm qua bảo vệ người Chechnya trước nhiều kẻ thù. Phía nam dãy núi cao ngất này có những đế chế vĩ đại của nhân loại, nhưng phía bắc của nó là nơi các dân tộc sống tự do tản mát, không tuân phục bất kỳ luật lệ nào.
Để tấn công những người sống ở bắc Kavkaz, trong đó có Chechnya, các địch thủ phải đi vòng xuống cực đông của nước cộng hòa này, qua ngả Azerbaijan và Dagestan, hoặc đi đường biển từ Caspian vào, miễn là bộ binh và kỵ binh của họ vượt qua được biển.
Bài viết đăng trên tạp chí Foreign Policy của Oliver Bullough, biên tập viên vùng Kavkaz của Institute for War and Peace Reporting; tác giả cuốn "Hãy để danh tiếng chúng ta chói sáng: Những chuyến đi giữa các dân tộc vùng Kavkaz".

Nằm giữa hai biển, Đen và Caspian, rặng núi hùng vĩ Kavkaz nhìn xuống những đế chế hùng mạnh ở phương nam: Byzantium, Persia, Alexander Đại đế, Assyria, Mede. Nhưng ngược lại, ở phía bắc, nó dung dưỡng những bộ tộc người sống rất ung dung tự tại không phải lo về áp bức hay ngoại bang. Từ xa xưa, những người dân làng ở bắc Kavkaz tự quản lý mình, không công nhận bất kỳ ông chủ nào, họ cướp bóc lẫn nhau, buôn bán với nhau, an tâm vì đã có dãy Kavkaz chống lưng.
Họ sống như thế cho tới khi người Nga đến. Đế chế Nga thời huy hoàng mở rộng xuống phương nam bằng những cuộc viễn chinh dưới sự chỉ huy của Peter đại đế I, và sau đó là thời Nữ hoàng Catherine. Người Nga đã chiến đấu với người Nogai trên thảo nguyên, với các hậu duệ của hoàng đế Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn, với người Tatar ở Crimea, và cuối cùng là người Chechnya cùng các dân tộc khác ở Kavkaz.

Rặng núi Kavkaz trên bản đồ.

Cuộc xung đột giữa các đội quân, một bên là quân đội của nhà nước Nga có tổ chức, tập trung, thiện chiến với bên kia là những người Kavkaz sống trên lưng ngựa, vô tổ chức và không đủ khả năng tập hợp để chiến đấu trong phạm vi rộng, là cuộc xung đột văn hóa lớn nhất trong lịch sử châu Âu. Người Nga giành những chiến thắng ban đầu, nhưng chẳng bao lâu sau đó người Chechnya phản công.

"Trong ngôi làng Aldy, một nhà tiên tri xuất hiện và bắt đầu giảng đạo. Ông ta dẫn dắt những kẻ mê tín và ngu muội đi theo ý chí của mình, tuyên bố rằng ông ta có khải huyền", một tướng Nga viết năm 1785.
Quân đội đế chế Nga tiến vào Aldy, muốn hủy diệt ngôi làng, nhưng nhà tiên tri có tên Ushurma mà ngày nay thường được biết đến với danh tính Sheikh Mansur, đã mai phục. Một nửa trong số 3.000 quân binh Nga chết trận, và Mansur trở thành người hùng của cộng đồng Hồi giáo ở Chechnya và vùng láng giềng Dagestan.

Nhưng Mansur không tồn tại lâu. Sau một vài trận thắng, ông ta chạy trốn, bị bắt và cuối cùng chết vì bệnh tật trong một tòa thành gần Saint Petersburg. Mansur là người đầu tiên chỉ ra kẻ thù lớn của người Nga ở vùng Kavkaz - đó là sự kết hợp giữa đạo Hồi với chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Trong suốt một thế kỷ sau đó, các thủ lĩnh tôn giáo miền cao nguyên đã lãnh đạo dân chúng ở Chechnya và Dagestan chống người Nga. Cuộc chiến đấu của họ cũng anh dũng, nhưng thất bại. Bởi họ chống lại nước Nga - một thế lực hùng mạnh từng đánh bại cả Napoleon. Thủ lĩnh cuối cùng của người cao nguyên vùng Kavkaz, Imam Shamil, đầu hàng quân đội của Sa hoàng, và nói khi bị dẫn giải đến trước đối phương năm 1859: "Nếu tôi biết nước Nga lớn như thế, tôi đã không bao giờ chiến đấu chống lại nó".

Shamil cũng nói rất thành thật về người Chechnya, những người đã chiến đấu vì ông ta nhưng không bao giờ tuân lệnh ông ta. Họ luôn chống cự lại việc phải tuân theo ai đó dù là người địa phương hay ngoại bang, mãi cho đến tận ngày nay vẫn thế.

Người Chechnya sống trên vùng đất của chính họ, trên một đất nước thua trận và vì thế văn hóa của họ không có cơ hội phát triển, những miếng đất đai tốt nhất của họ được dành cho người Cossack. Chính quyền của Sa hoàng đã không làm gì để biến những người thảo nguyên hoang dại thành các nông dân hiện đại của nước Nga, và đến năm 1917, khi cách mạng vô sản Nga thành công, những người cộng sản hứa sẽ đem đến cho người Chechnya ánh sáng của một nhà nước mới mà họ sẽ tạo ra.

Hai vợ chồng một phiến quân Chechnya. Người chồng bị quân đội Nga tiêu diệt năm 2009. Một năm sau đó, người vợ 17 tuổi cùng một "góa phụ đen" khác tiến hành vụ tấn công bằng bom vào ga tàu điện ngầm ở Moscow khiến 40 người chết và 90 người bị thương. Ảnh: AP

"Những người này chịu đựng số phận khắc nghiệt ghê gớm và phải đối mặt nguy cơ tuyệt diệt", một quan chức cấp cao của nhà nước Liên Xô từng phát biểu. Ông xuất thân từ vùng Kavkaz, tên là Josef Djugashvili, thường được gọi là Stalin.

Có những suy nghĩ sai lầm cho rằng người Kavkaz muốn sống cuộc sống của các công dân Xô viết, nhưng thực ra họ không muốn thế. Tình trạng "băng đảng" tiếp tục hoành hành trên những ngọn núi. Năm 1932, khoảng 35.000 người Chechnya bị thanh trừng, và 6 năm sau lại thêm 14.000 người nữa. Đến năm 1944, chính quyền quyết định mạnh tay.

Ngày 23/2/1944, quân đội Liên Xô tiến vào Chechnya, trục xuất nhiều người bằng tàu hỏa, đưa họ đến Trung Á. Có đến 35% số người bị đưa đi đã chết trên đường hoặc khi đến miền đất mới giá lạnh giữa mùa đông. Đây là một thời khắc không thể quên trong lịch sử của người Chechnya. Cho đến khi chính quyền nhận ra đó là sai lầm, thì hầu như người Chechnya nào cũng đã mất người thân. Họ được trở về quê hương năm 1959, và hầu như đều mang theo di hài của thân nhân về quê hương, để họ được an nghỉ trên những sườn núi Kavkaz.

Họ đoàn kết cùng nhau nhờ niềm tin tôn giáo, sống trong những cộng đồng tín hữu khép kín và các nghi thức bí hiểm. Thế hệ lớn lên ở Trung Á nuôi trong mình một mầm mống đau khổ và hận thù. Mầm mống đó gặp đất đai màu mỡ là chính sách perestroika của Mikhail Gorbachev, để rồi nở rộ thành một bản tuyên bố độc lập ngay trong những ngày tàn của Liên bang Xô viết.

Trong số những quyết định của Yeltsin có một quyết định đặc biệt gây ảnh hưởng, đó là tiến hành cuộc chiến tranh chóng vánh chống các phần tử nổi loạn ở Chechnya, nhằm tăng tỷ lệ phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử năm 1994. Ông quyết định điều xe tăng đến Chechnya, nhằm vực dậy sự đoàn kết trong lòng một nước Nga đang bê bối. Năm 1996, Yeltsin lại quyết định điều binh lực mạnh. Nhưng đội quân hùng dũng của Moscow đã bị đánh tơi tả trên những đường phố của Grozny bởi những phiến quân Chechnya.

Nhưng người Chechnya, vốn như xưa, không thể nào tề tựu một chỗ kể cả là dưới ngọn cờ của Aslan Maskhadov - người từng dẫn dắt họ tới chiến thắng bất ngờ về quâ sự trước quân đội Nga. Khi không chịu sức ép từ bên ngoài, họ thôi không đoàn kết nữa, họ quay ra tranh cãi với nhau giữa các nhóm Hồi giáo, các băng đảng mafia, những người theo chủ nghĩa dân tộc và thế tục, và cả giữa những người Chechnya bình thường chỉ muốn sống yên thân.

Năm 1999, người Chechnya tấn công Dagestan với lý do ủng hộ các đồng minh của họ ở đó. Và thế là nhà lãnh đạo mới ở Moscow thấy là quá đủ. Thủ tướng Vladimir Putin không mắc phải một sai lầm nào của Yeltsin, ông không có ý định chiến đấu giữa các ngách phố ở Grozny. Pháo binh Nga san phẳng thủ phủ của Chechnya, phá tan từng khối nhà, khiến đối phương phải thò mặt ra vì không còn chỗ nấp. Phiến quân phải dạt vào rừng núi, nơi họ mất mạng vì mìn, thuốc nổ.

Nhiều nước phương Tây khi đó lên án Nga và dành sự cảm thông cho người Chechnya. Nhưng sự cảm thông cũng biến mất, bởi phiến quân đã dùng đến những biện pháp tàn bạo nhất để ép Moscow đến bàn đàm phán. Phiến quân bắt cóc cả một nhà hát ở Moscow dẫn đến 130 người chết; cuộc khủng bố ở trường học Beslan với hơn 300 người thiệt mạng chủ yếu là trẻ em. Phiến quân cho nổ ga tàu điện ngầm, tàu hỏa, máy bay. Tất cả đều không ăn thua. Moscow xiết chặt vòng kiểm soát, hàng loạt phiến quân trốn chạy, tìm đường sang các nước Tây Âu, vùng Vịnh và Trung Đông.

Một tòa chung cư ở Moscow bị phiến quân Chechnya đánh bom năm 1999. Ảnh: AP

Đó cũng chính là con đường mà anh em nhà Tsarnaev đã đi và đến kết cục hôm nay. Từ Chechnya qua Kyrgyzstan và Dagestan, cuối cùng đến Boston. Những người đàn ông hoang dã của núi rừng, thích chinh chiến, sống không định hướng, gây một cuộc chiến vô nghĩa ở cách xa nhà hàng nghìn dặm.

Ánh Dương (lược dịch)

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Cảnh tượng kinh hoàng sau vụ đánh bom ở Boston











San Francisco Time-Lapse Video Shows The City Without Any People


San Francisco Time-Lapse Video Shows The City Without Any People. For some reason, looking at the infrastructure we've built sitting there without us makes it all the more incredible. Having people disappear gives us a chance to marvel at what we've done to change a natural landscape into something unnatural, to wonder at the innovation and effort behind building a city of this size, and to consider what it might be like if we actually did just....vanish.

Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

Hồn Tử Sĩ



Bài hát chung của người Việt Nam

Hồn tử sĩnhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong các lễ truy điệu anh hùng liệt sĩ tại Nam Bộ. Sau năm 1954, bài hát bắt đầu được biết đến tại miền Bắc, tuy nhiên trong giai đoạn đầu, bài hát bị phê phán và không được sử dụng với lý do ủy mị. Nhưng sau đó không lâu thì được sử dụng trong các tang lễ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tại miền Nam, bài hát được sử dụng chính thức trong các lễ tang nghi thức quân đội Việt Nam Cộng hòa nhưng không rõ từ thời gian nào. Đây là một bài hát đặc biệt khi cả hai chế độ đối kháng nhau lại cùng sử dụng trong cùng giai đoạn.

Hiện tại, bài hát này được nhà nước Việt Nam sử dụng trong các lễ tang chính thức. Tại hải ngoại, bài hát vẫn được sử dụng như một thói quen trong các nghi lễ chiêu hồn tử sĩ.

Hồn Tử Sĩ

Tiếng hát: Thái Thanh

Nhạc: Lưu Hữu Phước

Lời: Phan Mai

Tranh vẽ: ViVi



Đêm khuya âm u

ai khóc than trong gió đàn

sóng cuốn Trưng Nữ Vương

gợi muôn ngàn bên nước tràn

Hồn ai đang thổn thức trên sông

hồn quân Nam đang khóc non sông

sát khí ngất đất bao lớp thây muôn bóng huyền

Không gian như lắng nghe bao oan hồn

đang xao xuyến xót thương hai Nữ hoàng tuẫn thân

dù mạng vong lửa hờn chưa tan

làn sóng đang thét gào

gió vang tiếng nguyền cùng gươm đao

Nguyện cùng sông đẫm máu

tấm thân nát không nao

nhìn thấy quân Hán dầy xéo sông núi nhà, giòng châu rơi

khắp nước non mờ tối dưới trời.



Nào ai yêu nước nhà

vì giống nòi vì hận thù

làm sao đưa dân qua cơn đau khổ

Người Nam anh dũng quyết dâng đời sống cho non sông

liều mình vào tên khói

cùng người thù ta quyết không đạp đất chung

Trai hùng trung lúc quốc biến xả thân

lấy máu nóng cứu dân khỏi hồi nguy nan

chí hiên ngang.



Bao năm công đức

xây đắp nên non nước nhà

ân đó ghi khắc trong tâm quốc dân không xóa nhòa

vì đâu vua Trưng nữ ra quân

vì non sông tử tiết vong thân

Nước cuốn réo rắt như thiết tha gọi quốc hồn

thiên thu trên hát vang vang tiếng lòng

dân đau đớn khóc giang san phải hồi ngửa nghiêng

Cùng nhau khấn non nước thiêng liêng.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Hôm nay là ngày mất của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn (1/4/2001 - 1/4/2013)

Gần 30.000 người đi nghe nhạc Trịnh

(TNO) Không bàn ghế, không khán phòng lộng lẫy, sang trọng nhưng gần 30.000 người vẫn đổ xô về khu công viên Hồ Bán Nguyệt tại TP.HCM để thưởng thức đêm nhạc 12 năm nhớ Trịnh Công Sơn với tên gọi Đóa hoa vô thường vào tối 31.3.....Xem tiếp

'Nối vòng tay lớn' đạt kỷ lục hàng nghìn người hát

Chen trong rừng người dự đêm nhạc Trịnh, cô Monika người Đức xúc động cất giọng hát 'Nối vòng tay lớn' cùng đám đông. Thêm 8 ca khúc của Trịnh Công Sơn được cấp phép

Nhạc Trịnh từ lâu đã được xem là món ăn tinh thần không thể thiếu của người Việt Nam trong và ngoài nước. Quanh năm, người ta nghe nhạc Trịnh ở khắp nơi: trong những chuyến xe đêm, những quán cà phê, trường học, các tụ điểm, chương trình sân khấu ca nhạc lớn nhỏ... Nhưng những đêm nhạc Trịnh do chính gia đình ông tổ chức tại Sài Gòn hàng năm từ ngày ông qua đời đã mang nét đặc trưng riêng. Chương trình hấp dẫn không chỉ vì miễn phí mà còn bởi đây là một trong những dịp không nhiều để người ta được cùng nhau sống trong không khí âm nhạc của cố nhạc sĩ tài hoa. Màu sắc mới ở hoạt động này năm nay chính là không khí giao lưu cộng đồng được làm đậm nét....Xem tiếp