Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2013

Cậu bé 12 tuổi khiến Hiền Thục khóc ròng trên "ghế nóng"




Cậu bé 12 tuổi khiến Hiền Thục khóc ròng trên "ghế nóng"

(TNO) Chọn ca khúc Gặp mẹ trong mơ, cậu bé 12 tuổi Trần Ngọc Duy khiến huấn luyện viên Hiền Thục khóc suốt trên "ghế nóng" Giọng hát Việt nhí.

Trong tập cuối vòng Giấu mặt chương trình Giọng hát Việt nhí phát sóng tối 29.6, cậu bé Trần Ngọc Duy, 12 tuổi, đến từ Hải Dương đã mang đến nhiều xúc động cho các huấn luyện viên (HLV) khi thể hiện ca khúc Gặp mẹ trong mơ.
Đây là một ca khúc nhạc Mông Cổ, được nhạc sĩ Lê Tự Minh viết lại lời Việt và từng được cậu bé quán quân Đồ Rê Mí 2012Trần Lê Nhật Tiến thể hiện: http://youtu.be/iu70Z0obkyo

Esto Vir! Foyer Alexandre de Rhodes (CU XA DAC LO) & Father Henri Forest





Cư Xá Đắc Lộ, ở 161 Yên Đổ , Sài Gòn (cũ), được Linh mục Dòng Tên Henri Forest sáng lập năm 1960 và bị đóng cửa sau biến cố 30 tháng 4, 1975. Cư xá tạo điều kiện cho sinh viên các đại học vùng SG, không phân biệt tín ngưỡng, có cơ hội học hành, phát triển toàn bộ về thể chất, tri thức, nghệ thuật và xã hội.Các cựu hội viên của cư xá đang tiếp tục đề cao tôn chỉ "Thành Nhân" (esto vir) của thời sinh viên bằng những công tác xã hội phục vụ người nghèo, trẻ mồ côi và sinh viên học sinh cần giúp đỡ tại VN qua Quỹ AFAR Foundation, với sự đóng góp nhân lực và tài lực của hàng trăm cựu hội viên trên thế giới.
Foyer Alexandre de Rhodes (Cu Xa Dac Lo, Alexandre de Rhodes Hostel for Students), located at 161 Yen Do Street, Saigon, (South) Vietnam, was founded in 1960 by Father Henri Forest, SJ. It was closed after the fall of Saigon in April 1975. Its alumni (AFAR, Anciens du Foyer Alexandre de Rhodes), who benefited from the unique educational opportunities and life experiences it gave them, are now spread all over the world. They are forever grateful to Father Henri Forest and are now keeping alive the "Esto Vir"(Be a Man, "Hay nen nguoi") spirit they swore to on entering the Foyer of their youth. They have founded the AFAR Foundation, dedicated to helping their underprivileged fellow countrymen in Vietnam, including orphans and students needing financial assistance .

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

Saigon Medical School (Dai Hoc Y Khoa Saigon)




The Saigon Medical School, Vietnam, before April 1975, with its main facility located on Hong Bang Street, Cholon, its teaching hospitals: Cho Ray, Binh Dan, Nhi Dong,.. and its professors: Pham Bieu Tam, Nguyen Huu, Tran Ngoc Ninh,Hoang Tien Bao, Dang Van Chieu, Nguyen Van Hong, Nguyen Ngoc Huy..
"The basic sciences complex of the Faculties of Medicine and Dentistry was located in the Cholon section of Saigon on a 15-acre tract of land. Construction was begun in the spring of 1963 and completed in the fall of 1966, at a total cost of $2,700,000 (U.S.), of which the U.S. and half by the Republic of Viet Nam paid approximately half. Original plans called for the construction of a teaching hospital on adjacent land, but those plans were not fulfilled.

The complex included four main buildings connected by a broad, two-story passageway. The two major structures, North Building and South Building, were four stories high. Between them were two smaller buildings, one containing the library and the cafeteria, the other a 450-seat auditorium. The North Building included the departments of gross anatomy, physiology and pharmacology, and animal surgery, and the animal vivarium, central administrative offices, and two 200-seat classrooms. The South Building included the departments of histology and embryology, pathology and biochemistry, and microbiology. On the ground floor were the Dental Outpatient Clinic and Dental Technical Laboratories and another 200-seat classroom. The South Building also included the administrative offices of the American Dental Association, AMA, and USAID.
The clinical instruction of medical students was carried out at eight different hospitals in the Saigon area. When the AMA project began, Cho Ray Hospital was probably the major teaching hospital, with full clerkships in internal medicine and general surgery. General surgery was also taught at Binh Dan Hospital, as well as urology, orthopedic surgery, ophthalmology, and dermatology. Pediatrics and pediatric surgery were taught at Nhi Dong Hospital. Obstetrics and gynecology were taught at Hung Vuong and Tu DU Hospitals. Nguyen Van Hoc Hospital was being constructed as general teaching hospital for clerkships in internal medicine, surgery, pediatrics, and obstetrics.

Only one hospital, Binh Dan, was under the control of the Ministry of Education and the medical school; all members of the professional staff were members of the faculty. All other hospitals were under the Ministry of Health and there was no relationship between staff membership and faculty appointment."
Saigon Medical School, An experiment In International Medical Education,(from: An Account of the American Medical Association's Medical Education Project in South Vietnam, 1966-1975
By C. H. William Ruhe, M.D., Norman Hoover, M.D. and Ira Singer, Ph. D.)
(American Medical Association ,1988)

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Thay một lời cảm ơn
anh tư Dương Quang Trung
SGTT.VN - Vậy là cuộc gặp ở viện Tim, tại Phòng 10, là dịp cuối cùng anh phải nằm và em ngồi cạnh anh lần chót. Lúc đó chúng ta vẫn còn hy vọng và trông mong vào các phép lạ của y khoa kỹ thuật cao sẽ lại cứu anh qua căn bệnh mạch máu ngặt nghèo của tuổi già lần nữa như ở bên Pháp cách đây mấy năm để hy vọng hoàn thành nguyện vọng còn dang dở của anh - giống nguyện vọng sống thêm ba tháng viết sách mà đã trở thành hằng chục năm sau sống nhờ anh cứu, của GS Trần Văn Giàu thuở trước.
Em đã thấy lo khi nhìn khuôn mặt anh ánh lên nét nhiễm trùng, mạch nhanh, huyết áp hơi cao mà người bạn đồng nghiệp là giáo sư, bác sĩ của Pháp yêu cầu chỉ giữ ở 120 mm Hg và phải luôn theo dõi mạch đùi..., do BS Phan Thanh Hải nắm thông tin chỉ đạo. Anh yên lặng nhìn người điều dưỡng thực hiện y lệnh lột vớ, gắn mạch cảm biến đếm mạch ở đùi ở đầu ngón chân cái... Tối lại, em không ngỡ ngàng gì khi nghe BS Hải báo sáng mai sẽ đưa anh đi Singapore để sớm giải quyết triệt để vấn đề mà trong nước kỹ thuật ta chưa cao bằng, đặt cống mạch máu định hình theo loại kích thước mạch máu của từng bệnh nhân. Niềm hy vọng lại lóe lên.
Mấy ngày đầu nghe tin ổn định đã mừng. Đột ngột nghe tin xấu. 17 giờ chiều ngày 22.6.2013, anh ra đi. Vậy là anh đã qua cõi người hiền rồi!
Viện sĩ, tiến sĩ Dương Quang Trung là người có công lớn với ngành y tế TP.HCM vì đã tập hợp, kết nối, tin tưởng giao việc cho người kế tục. Ảnh: Võ Văn Thành

Nhiều kỷ niệm cùng anh.
Còn nhớ 25 năm trước ca mổ Việt Đức, em có dịp ngồi cùng xe với anh đi công tác. Anh hỏi thăm về gia đình riêng với bốn đứa con nhỏ. Anh nhìn với ánh mắt nghiêm nghị nhưng đầy tình cảm thường lệ, báo cho em biết anh đồng ý ký cho đi tu nghiệp bên Pháp với GS.BS Claude Argenson, theo lời đề nghị của BS Louis Reymondon - Chủ tịch Hội Vietnamitié, hội Hữu Nghị Việt Nam.
Lúc đó, tình thế khó khăn, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa lại. Nhiều bác sĩ được cho đi tu nghiệp, nhưng mối quan tâm có người ở lại trong hay sau khi học vẫn còn. Em đã trả lời anh cho anh yên lòng: “Anh cho em đi chính thức đàng hoàng, em sẽ trở về đàng hoàng”. Khi nói chuyện, anh có nhắc lời anh Sáu Dân: “cho đi mười, bốn người trở về xây dựng đất nước cũng được...” Mãi hơn 20 năm sau anh mới hé tâm sự ra: “Lúc đó có người báo cáo với tôi anh đã về bán nhà cửa ở quê, chuẩn bị đi luôn...?!” Căn nhà ở quê là căn nhà mái lá của cha mẹ nghèo cùng bảy đứa em còn đang ở, làm sao có quyền bán được mà thời điểm đó có kêu bán cũng không ai mua. Vậy mà kẻ ác ý nói với anh như thế. Anh vẫn quyết định ký cho đi. Nay đã 28 năm rồi còn gì?
Khi mới qua Paris, Pháp, không có quen thân ai, anh viết thơ gởi gắm chị Thérèse Phan Văn Ký xin chị cho em ở nhờ trước khi xuống Nice. Người bạn cùng đi là BS Vũ Tam Tỉnh có nhà bà con nên ra ở riêng. Sau đó mỗi lần lên xuống Paris lại ở nhà Chị Phan. Chị Phan cũng như anh đầy ắp tình cảm ám áp lòng người, nhớ mãi. Hai tháng sau, em đi từ Nice lên Paris đến nhà chị Thèrèse Phan gặp anh. Anh đưa quyển sách “Việt Đức tình người” rất vui bảo: có chuyện này hay lắm. Anh xem đoạn văn nhà báo Minh Thu và Trần Trọng Thức viết về anh có đoạn thơ của em: “Lòng anh thôi đã chọn, nơi này là quê hương, dẫu nhọc nhằn gian khổ, dẫu nơi này khó khăn...” Anh bỗng ngỡ ngàng khi em phản ứng: “dẫu nơi này khó thương” mới đúng chớ! sao sửa thơ mà không nói cho em biết! Anh yên lặng phút chốc rồi mới: “Ờ! Thì khó thương cũng được!” (Khó thương còn ở được, huống gì khó khăn!) Sau mấy mươi năm chắc anh hiểu rõ hơn lời bài thơ này của em vào năm 1985!
Lúc đó anh đang phải chăm sóc vài người bạn chiến đấu chung mắc bệnh ngặt nghèo, anh còn cưu mang các cháu bệnh tim bẩm sinh, đi một thân một mình sang Pháp điều trị. Sau mổ, phải trông nhờ các việt kiều hảo tâm nuôi ăn ở hậu phẫu. Lúc bàn nhau, em có góp ý nên lập một bệnh viện chuyên khoa tim mạch tại Việt Nam luôn thay vì đưa từng cháu đi để vừa dễ dàng lo cho bệnh nhân nhi trước mổ và khi tỉnh thuốc mê nghe được tiếng Việt, cháu dễ dàng hợp tác điều trị, cha mẹ cháu lại kề cận nên yên tâm; vừa giảng dạy đào tạo người của ta. Anh bảo phải dần dần thực hiện ước mơ, không phải dễ dàng gì. Cái nhìn lớn thật đúng đắn khi anh sau đó hợp tác với GS.BS Alain Carpentier gởi sang Pháp huấn luyện bác sĩ phẫu thuật viên (Phan Kim Phương, Lê Văn Phan); bác sĩ gây mê hồi sức (Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Thị Quý); Điều dưỡng gây mê hồi sức v.v. Rồi trải qua bao khó khăn xin cơ chế, viện Tim đã thành hình và hoạt động tự quản từ ngày 1.1.1992. Từ năm 1992 đến nay 2013, đội ngũ đã được nhân rộng và thành tích tuyệt vời: đã có trên hai mươi ngàn ca mổ thành công trên 98%, trên năm ngàn ca mổ miễn giảm phí trên hằng trăm tỉ đồng.
Vào dịp kỷ niệm 200 năm Cách Mạng Pháp (14.7.1989), anh Tư cùng anh Nguyễn Chấn Hùng, bạn Vũ Tam Tỉnh và em cùng nhau đi đến quãng trường hành lễ tại Trung tâm Paris. Chập tối đó, bạn Vũ Tam Tỉnh lên chậm metro nên bị lạc. Ba anh em tìm đuổi các trạm tiếp theo để bắt bạn Tỉnh lại. Bốn anh em cùng nhau dạo chơi Paris, tham gia dòng người đông như thác đổ đến hơn ba giờ sáng. Trận pháo bông trong đêm đó thật ấn tượng khó phai mờ trong ký ức, mà tình người cũng ấm mãi với không khí lành lạnh của Paris trong đêm đặc biệt này.
Viện sĩ, tiến sĩ Dương Quang Trung và PGS.TS.BS Võ Văn Thành tại một hội nghị Cột Sống. Ảnh: CTV

Từ khi thành lập Hội Cột Sống TP.HCM vào năm 2000, anh Ba TS.DS Nguyễn Duy Cương và anh đã hết lòng khuyến khích, động viên và ủng hộ các hội nghị quốc tế về Cột Sống trước và sau khi thành lập. Mục tiêu định hình là sự hội nhập và phát triển chuyên môn sâu, trình độ kỹ thuật cao của ngành Cột Sống TP.HCM, Việt Nam. Đến nay, Hội Cột Sống TP.HCM đã tổ chức 18 lần hội nghị thường niên, có lúc hai hội nghị mỗi năm. Khách nước ngoài tăng dần. Từ hai người của hai nước Pháp và Mỹ ở hội nghị lần thứ Nhất năm 1996, đã có lúc lên trên 259 người ở hội nghị lần thứ 12. Từ hai nước đã lên đến trên 25 nước với hằng trăm khách tham gia giảng bài thuộc khắp năm châu ở hội nghị lần thứ 18 vào ngày 30.11 đến 5.12.2012 vừa qua.
Anh nhiều lần chia sẻ với em những khó khăn của thầy thuốc trẻ hiện nay. Bên cạnh số anh em thầy thuốc trẻ dẫu còn khó khăn vẫn cố gắng “giữ giấy rách còn lề”, một số khác trở thành “kẻ say tiền... hành nghề không hợp với lương y (meilleur médecin)”. Cơn đau thắt lòng còn đó. Trăn trở còn đó.
Kỷ niệm còn nhiều nữa. Thật dễ thương và đáng trân trọng biết bao, tình nghĩa anh em không chỉ công việc mà cả tấm chân tình gắn bó từ thuở còn nhiều khó khăn sau khi mở cửa đến nay. Năm tháng dẫu có trôi qua, lòng người và cách hành xử dẫu có khác nhưng giá trị thật của người Thầy Thuốc vẫn còn ở lại.
Hình ảnh của anh còn trong tâm tư của anh em trí thức tại chỗ ở lại xây dựng ngành Y tế nước nhà. Tâm huyết của anh còn đó, niềm hy vọng của anh vẫn còn có hy vọng có người tiếp nối, dẫu muộn màng.
Bức tranh "Lương Sư Hưng Quốc" với hình bông sen chưng ở nhà anh rất đúng với anh.
Anh Tư ơi! Hãy yên lòng trong cõi người hiền.
PGS.TS.BS Võ Văn Thành, Chủ Tịch Hội Cột Sống TP.HCM

15 thẻ bỏ túi ghi nhớ cho các bạn mới chụp ảnh

Có quá nhiều điều để tìm hiểu, để nhớ, để nói mỗi khi nhắc đến nhiếp ảnh. Những ai đang tập tểnh bước vào thế giới này, đôi khi như lạc vào khu rừng rối rắm của mớ lý thuyết khô cằn chán ngấy, hoặc ngụp lặn trong mớ quan điểm được gọi là dân nhà nghề chia sẻ 5 đường 7 nẻo. Với tinh thần “xem ảnh nói chuyện”, để đơn giản hoá, mình xin sưu tập 15 điều chính được người ta đúc kết thành những tấm stick có thể bỏ túi miễn phí, hầu có thể hỗ trợ những bạn mới phần nào tham khảo những thông tin hữu ích và cần thiết nhất khi cầm máy ảnh. Mình cố gắng chú thích ngắn gọn nhất để các bạn có thể tổng hợp và bạn save cái ảnh, rồi có thể in ra giấy để dùng khi cần.
1. Thang nhiệt độ màu
Nắm vững về nhiệt độ màu là điều quan trọng với bất cứ ai cầm máy ảnh. Vậy, nhiệt độ màu là gì? – Mỗi nguồn sáng có màu sắc riêng, thay đổi từ màu đỏ sang màu xanh, người ta gọi là nhiệt độ màu. Nến, hoàng hôn, bóng đèn dây tóc…phát ra ánh sáng gần với màu đỏ (cho ra tấm ảnh có màu ấm), trong khi bầu trời trong xanh, rừng cây sương sớm… cho ra tấm ảnh có ánh sáng màu xanh “mát mẻ”. Nhiệt độ màu được tính theo đơn vị Kevin (K). Nhiệt độ trung bình giữa đỏ (ấm) và xanh (lạnh) là khoảng 5000K. Khi bạn thiết lập cân bằng trắng (WB – white balance) trên máy ảnh, tức là bạn chọn nhiệt độ màu tương ứng với nhiệt độ màu của nguồn sáng tại điểm chụp để bức ảnh chụp được đúng màu.
2. Độ sâu trường ảnh
Dof (depth of field – tạm dịch “Độ sâu trường ảnh”) đại khái là khoảng cách nét theo trục ống kính, nắm vững dof và làm chủ dof là kỹ thuật nền tảng để sáng tác đa dạng ảnh hấp dẫn nhất. Bài này tóm lại rằng có 3 điểm tác động làm thay đổi độ sâu trường ảnh: độ mở ống kính (aperture khẩu độ), khoảng cách từ ống kính đến điểm lấy nét (focus distance) và tiêu cự ống kính (focal length). Trong ảnh là 3 tình huống thay đổi của 3 điểm vừa nêu, có tác động (ảnh hưởng) đến ý đồ người chụp muốn cho ra bức ảnh như thế nào.
3. Phơi sáng
Có ba yếu tố chính tác động đến thời gian phơi sáng của máy ảnh. Aperture – khẩu độ là độ mở của ống kính, shutter speed – tốc độ màn trập của máy ảnh, iso/grain – độ nhạy sáng của film trong máy chụp film hoặc cảm quang máy ảnh số. Bạn quan sát kỹ cái vòng tròn tương ứng 3 yếu tố này tác động đến lượng sáng đi đến cảm quang / film cần thời lượng như thế nào (thời gian phơi sáng).
4. Tiêu cự ống kính
Chọn tiêu cự ống kính phù hợp với mục đích và đối tượng chụp là quan trọng. Đôi khi có thể dùng không theo nguyên tắc vì một mục đích sáng tác nào đó, tuy nhiên, chọn tiêu cự thích hợp nhất cho thể loại ảnh bạn sẽ chụp là cần thiết.
5. Khẩu độ
Mình khuyên là nên học thuộc lòng. Chẳng hạn đang chụp ở khẩu f/5.6, muốn mở thêm 1 khẩu phải biết rõ nó là f/4, thấy dư sáng cần đóng 1 khẩu thì biết nó là f/8. Tương tự như vậy, thang tốc độ cũng nên thuộc lòng. Kinh nghiệm mình là nên như vậy. Nhưng tuỳ ý mỗi người và nhiều người khác.
6. Biểu đồ histogram
Biểu đồ histogram trong máy ảnh số giúp theo dõi để hiệu chỉnh các thông số máy ảnh tốt hơn. Bên trái của biểu đồ là biểu thị của vùng tối, bên phải là biểu thị vùng sáng. Đọc được biểu đồ này sẽ giúp các bạn mới trong việc cân chỉnh vùng sáng tối cho khung ảnh của mình
7. Ánh sáng chân dung
Trong việc sử dụng nguồn sáng hoặc các nguồn sáng cho thể loại ảnh chân dung, chúng ta có các “setup” ánh sáng cơ bản. Thường thì không cần quá phức tạp, nhưng các mẫu mang lại hiệu ứng ánh sáng kinh điển và ấn tượng nhất vẫn được hầu hết mọi người sử dụng. Chẳng hạn chỉ chụp headshots, mẫu cười nhưng với chuyển động đôi mắt thôi, cũng đã có 10 pose khác nhau với ánh sáng khác nhau thì rất thú vị cho các bạn thích chụp chân dung.
8. Trường sáng
Bảng sau biểu thị sự khác nhau khi hiệu chỉnh ánh sáng khác nhau.
9. Quay tay (manuel)
Khẩu độ (exposure) là độ mở của ống kính. Chỉ số f càng nhỏ thì độ mở ống kính càng lớn và ngược lại. Tốc độ màn trập nên chọn ở tốc độ gấp đôi tiêu cự ống kính đang chụp nếu cầm máy ảnh bằng tay (chẳng hạn đang chup tiêu cự 85mm thì nên chọn tốc độ 1/160s để tránh rung lắc máy, trừ phi bạn đã quen và khống chế tốt độ rung với đôi tay ở tốc độ chậm). Nên sử dụng chân máy khi phơi sáng với tốc độ màn trập chậm. ISO là độ nhạy sáng của máy ảnh, số càng thấp thì độ nhạy thấp sẽ cho hình ảnh mượt mềm hơn số iso cao, hình sẽ nhiễu hạt.
11. Các cơ bản nhất nên có trong túi áo
Các mode chụp ảnh, các cân bằng trắng mặc định có sẵn của máy ảnh, các hiệu chỉnh cơ bản về khẩu độ, tốc độ, iso. Cái này hồi trước người ta in luôn trên hộp đựng film, hồi bé, mình vẫn giữ một miếng khi chụp. Hộp film, từ khi có máy số, ngày nay không thấy in cái thẻ thông số như vậy nữa.
12. Năm mươi mẫu cơ bản chụp chân dung bạn gái
Anh em mới cầm máy ảnh, hoặc anh em thích chụp ảnh bạn gái, đôi khi ra đến hiện trường, mất tự tin bấm máy bởi vì mẫu không biết diễn như thế nào. Đây là cái bảng súc tích 50 tư thế cơ bản và đẹp bỏ túi cho bạn.
13. Các biểu tượng của “shooting mode” của Canon
14. Sử dụng kính ngắm
Bên trong kính ngắm xuất hiện rất nhiều thông tin. Đôi khi nó quá nhỏ gây khó khăn cho người chụp không thấy rõ thông tin trong đó. Bảng này giúp bạn.
15. Góc chụp
Mỗi tiêu cự ống kính là một góc ảnh đẹp nếu bạn biết khai thác. Độ dài tiêu cự là gì? Khi nào thì sử dụng ống kính góc rộng? Khi nào thì sử dụng ống kính tele? Hoặc bạn thử ngắm 1 khung cảnh, nhưng sẽ thử chụp với 10 góc với nhiều tiêu cự, bạn sẽ thấy nhiều điều rất thú vị. Kinh nghiệm là không bao giờ đứng một chỗ chụp rất nhiều tấm ảnh, nên di chuyển và chọn góc chụp cũng như chọn tiêu cự đẹp nhất cho khung ảnh.
Theo Tinh Tế

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Đi dây qua hẻm vực Grand Canyon




TT - Anh chàng được mệnh danh là “kẻ chẳng sợ gì” Nik Wallenda đã trở thành người đầu tiên trên thế giới chinh phục hẻm vực hiểm trở Grand Canyon (Mỹ) trên dây.
Theo AFP, Nik Wallenda đi qua hẻm vực nổi tiếng của Mỹ trên sợi dây dài 426m ở độ cao 457m bắc ngang con sông Little Colorado trong chưa đầy 23 phút vào ngày 23-6.
Suốt bốn năm qua, Nik đã đến sống tại một khu vực nằm ở phía đông Grand Canyon để thực hiện chương trình tập luyện chinh phục hẻm vực Grand Canyon của mình.
Nik cho biết rất có thể kim tự tháp Ai Cập, tháp Eiffel ở Pháp, các tòa nhà chọc trời ở thành phố New York sẽ là mục tiêu của anh trong thời gian tới.
Hiện Nik đang giữ bảy kỷ lục thế giới cho các màn mạo hiểm đi trên dây, trong đó có kỷ lục đi dây qua thác Niagara lớn nhất Bắc Mỹ.
ĐÔNG PHƯƠNG

Bác sĩ Dương Quang Trung: Sáng ngời hai chữ Nhân Tâm

LTS: Thông tin bác sĩ Dương Quang Trung từ trần tối 22.6, thọ 85 tuổi, đã gây nhiều xúc động không chỉ cho các thế hệ ngành y. Từ ký ức hành nghề của mình, nhà báo Minh Thu đã ghi lại đôi nét về những gì bác sĩ Dương Quang Trung đã làm cho giới trí thức Sài Gòn, cho ngành y thành phố, và cho bao bệnh nhân vô danh từ ngày ông còn đương chức đến lúc đã nghỉ hưu.
Bài viết cũng là một nén tâm hương Sài Gòn Tiếp Thị xin được tiễn đưa bác sĩ Dương Quang Trung, vị chuyên gia trong danh sách cố vấn thường xuyên các vấn đề y tế - sức khỏe trên báo, đã có nhiều bài viết, ý kiến quan trọng và đầy tâm huyết.
 
Bác sĩ Dương Quang Trung
Sáng ngời hai chữ Nhân Tâm
 
SGTT.VN - Những ngày trung tuần tháng 6, nhiều thân hữu, người quen, biết bác sĩ Dương Quang Trung nhập viện cấp cứu vì vết mổ cũ tái phát, chưa kịp hẹn nhau vào thăm, thì chiều muộn thứ bảy 22.6 nhận được tin ông đã ra đi vĩnh viễn. Dù quan hệ thâm giao hay chỉ quen biết bác sĩ, hầu hết đều bật lên hai tiếng: “Trời ơi” thảng thốt, cùng niềm tiếc nuối: một người hiền đã ra đi.
Bác sĩ Dương Quang Trung đang thăm và khám bệnh tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

Năm 1997, bước ra khỏi những ràng buộc, thăng trầm và cả sóng gió của cương vị giám đốc sở Y tế TP.HCM, ông thanh thản sống trọn vẹn với cái nghiệp đã hình thành phẩm chất và nhân cách của ông: thầy thuốc và thầy giáo.
Ở chặng đường này, ông vẫn tha thiết với mục tiêu đào tạo đội ngũ thầy thuốc trẻ TP.HCM mà trên đó y đức – y nghiệp – y đạo phải trở thành máu thịt. Vì thế, mọi người không ngạc nhiên khi biết ở trung tâm Đào tạo cán bộ y tế, nay là đại học Y Phạm Ngọc Thạch mà ông vừa là người sáng lập, vừa đứng trên bục giảng, từng ngày, từng ngày ông chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm cả đời mình cho những bác sĩ tương lai, và để lại cho họ cả một chữ Tâm.
Ca mổ tách song sinh, nối lòng người
Sau ngày thống nhất đất nước, cuồng phong thời cuộc đã quét biết bao con người lìa xa Tổ quốc. Khoảng cách giữa trí thức trước năm 1975 ở Sài Gòn với chính quyền mới tưởng chừng khó thu hẹp. Trí thức ngành y cũng nằm trong quy luật đó. Một bác sĩ giám đốc bệnh viện Nhi TP.HCM từng ưu tư rằng: “Thời điểm ấy, những năm 1975 – 1985, cứ mỗi sáng vào bệnh viện lại nghe báo cáo một số bác sĩ đã vượt biên. Đau xót nhất là cho đến khi đi họ vẫn còn ghi lại y lệnh điều trị cho người bệnh. Tôi biết họ cũng khổ tâm lắm trước sự lựa chọn đi hay ở”.
Sóng dữ trước chưa rút, sóng dữ sau lại dập tới. Những biến động dồn dập trút xuống ngành y: bác sĩ bỏ đi, thuốc cạn kiệt, xuyên tâm liên trở thành thần dược trị bá bệnh, cả đến dây truyền dịch cũng phải luộc lại để xài cho nhiều người… Là giám đốc sở Y tế TP.HCM, bằng cái Tâm và cả cái Dũng của người thầy thuốc đứng đầu ngành, ông đã gặp, trao đổi và được sự ủng hộ của bí thư Thành uỷ Võ Văn Kiệt, khẩn trương tiến hành hàng loạt “phác đồ điều trị cấp cứu” cho thực trạng bác sĩ với năng lực chuyên môn được đề đạt, sử dụng xứng đáng, tiến hành chủ trương cho mở phòng mạch tư để nâng cao thu nhập cho người thầy thuốc… Rồi những khó khăn, thách đố mới nảy sinh. Lần này không phải là cự ly giữa bác sĩ trước năm 1975 và chính quyền, mà bởi mỗi trí thức là một thế giới đầy phức tạp. Họ không phục nhau và từng lúc không hợp tác với nhau. Một lần nữa đẩy ông – bác sĩ Dương Quang Trung phải đảm nhận vị trí đứng mũi chịu sào trên con thuyền y tế. Cho đến nay, nhiều người dân thành phố và cả nước vẫn chưa quên ca mổ tách đôi hai trẻ song sinh dính nhau Việt – Đức năm 1987. Không chỉ cứu sống hai sinh linh bé bỏng, tật nguyền mà điều bây giờ mới nói là qua ca mổ ấy, bác sĩ Dương Quang Trung đã tập hợp được một đội ngũ hơn 60 thầy thuốc chế độ cũ, khơi gợi cho thấy sự tin tưởng của Nhà nước khi đặt lên dao mổ của họ trọng trách: họ sẽ thành công trong một ca mổ gay go mà ngay cả ở Nhật Bản với những tiến bộ vượt bậc trong ngành y cũng từ chối! Về phía mình, ngày ấy, bác sĩ Dương Quang Trung tự thân cũng vượt qua lắm ngăn trở, nhiều thị phi. Vầng trán ông như giãn ra khi cố Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Phạm Hùng ra lệnh cho bộ Quốc phòng triển khai trong các đơn vị phòng không tạo điều kiện để chiếc máy bay Nhật Bản, sẽ hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất để đưa hai cháu Việt – Đức sang Nhật kiểm tra sức khoẻ, quyết định có mổ tách đôi được hay không.
Ca mổ thành công – sự thành công vang dội thế giới, những người thầy thuốc chế độ cũ bước ra khỏi ốc đảo của mình, cùng nhau hoà nhập vào chế độ mới. Cũng từ ca mổ, chuyến bay Nhật Bản – cũng là chuyến bay đầu tiên của một nước tư bản hạ cánh xuống đường băng Tân Sơn Nhất, đã mở đầu cho hàng loạt chuyến bay khác nối lại quan hệ giữa Việt Nam và các nước qua con đường hợp tác nhân đạo.

Anh hùng Lao động, Thầy thuốc Nhân dân, viện sĩ, tiến sĩ Dương Quang Trung (1928 – 2013) tốt nghiệp tiến sĩ y khoa năm 1958 tại đại học Y khoa Bordeaux, Pháp. Sau ngày miền Nam giải phóng, ông làm giám đốc sở Y tế TP.HCM từ năm 1981 – 1997. Năm 1991, ông được viện Hàn lâm quốc gia phẫu thuật Pháp bầu làm viện sĩ. Năm 1998, viện đại học Henri Poincaré (Nancy, Pháp) tặng ông bằng tiến sĩ danh dự. Trước khi mất, bác sĩ Dương Quang Trung là chủ tịch hội Y học TP.HCM, viện trưởng viện Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng TP.HCM.
Sau này, mọi người thấy là điều bình thường khi nhiều bác sĩ trước năm 1975 được giao giữ trọng trách ở nhiều cơ sở y tế: bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng – giám đốc bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, bác sĩ Nguyễn Chấn Hùng – giám đốc trung tâm Ung bướu, bác sĩ Phan Thanh Hải – giám đốc trung tâm Chẩn đoán y khoa Medic, bác sĩ Trần Đông A – phó giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 2, dược sĩ Tô Thị Bửu Châu – giám đốc trung tâm Xuất nhập khẩu y tế (Ytéco)… nhưng vào ngày ấy, thật không dễ dàng chút nào cho bác sĩ Dương Quang Trung khi đặt bút ký đề xuất bổ nhiệm hàng loạt bác sĩ trước năm 1975 mà lý lịch của từng người đều mang nhiều dấu chấm than, chấm hỏi của các cơ quan quản lý thời điểm ấy. Không ít lần đứng trước những vấn đề nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến cả sinh mạng chính trị của mình, ông vẫn hết sức điềm tĩnh nói vui: “Tôi, trâu già đâu nệ dao phay. Có thương tổn gì cho mình cũng được, miễn sao xây dựng được lực lượng thầy thuốc giỏi và tốt chăm sóc sức khoẻ cho người dân là mãn nguyện rồi”.

Cũng trong những năm giữ cương vị giám đốc sở Y tế, bao giờ ông cũng sống và làm việc giữa những vây bủa trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội là đòi hỏi sức khoẻ được chăm sóc tốt, đuổi kịp các phương tiện điều trị hiện đại của thế giới. Chưa có mô hình nào trước mắt, khi tài chính, thiết bị y tế thiếu thốn trăm bề, ông vẫn quyết liệt triển khai xây dựng mạng lưới y tế với nhiều trung tâm chuyên sâu đầu ngành phía Nam như trung tâm Ung bướu, trung tâm Chấn thương chỉnh hình, trung tâm Mắt, trung tâm Lao, trung tâm Chẩn đoán y khoa…
Tại những nơi này, các trang thiết bị chuyên ngành được đầu tư tập trung điều trị tốt cho người bệnh, người thầy thuốc còn có điều kiện nghiên cứu chuyên môn và đào tạo đội ngũ kế thừa, và nhất là đủ tầm vóc để tiếp cận lĩnh vực y học thế giới.
Trong bề dày những cống hiến của ông, giữa lấp lánh biết bao những công trình đậm đà tính nhân bản thì viện Tim TP.HCM xứng đáng được đánh giá là thành quả sáng chói. Viện được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 1990. Ít người biết rằng để có được cơ sở này, ba lần bác sĩ Dương Quang Trung kiên trì thuyết phục giáo sư bác sĩ Alain Carpentier, nhà phẫu thuật tim danh tiếng châu Âu, viện trưởng viện tim Broussière, Paris – Pháp. Và ba lần ông bị vị giáo sư này khước từ vì những lý do: Việt Nam có tiếp nhận được một cơ sở y khoa kỹ thuật cao không? Bác sĩ Việt Nam có đảm đương được viện Tim không? Và người bệnh Việt Nam có đủ chi phí trang trải cho một ca mổ tim hở không? Cuối cùng ông đã thuyết phục được giáo sư Alain Carpentier, và viện Tim đã ra đời. Đến nay, sau hơn 20 năm hoạt động, thống kê cho thấy trên 20.000 người mắc bệnh tim cả nước, phần lớn là trẻ em đã được cứu sống bằng phương pháp mổ tim hở. Nếu không có viện Tim, hàng chục ngàn con người đã thiệt mạng oan uổng và hàng chục ngàn gia đình đã đau đớn mất người thân.
Thưởng thức tiếng đàn của vợ tại tư gia.

Khóc một tượng đài
Khó mà mong tải được đầy đủ, trọn vẹn trong một bài viết những đóng góp, cống hiến của bác sĩ Dương Quang Trung – một thầy thuốc Nhân dân mà quá trình 60 năm công tác trong ngành y đã có 17 năm làm công tác điều trị, 23 năm làm công tác quản lý và một sự nghiệp cách mạng 65 tuổi Đảng. Thời chiến mọi người quen gọi ông là Hai Ngọ, còn thời bình là Tư Trung.
Ông hay khoe rằng mình được sinh ra và lớn lên ở mảnh đất tận cùng phương Nam: xã An Xuyên, Cà Mau. Tuổi thơ của cậu bé Dương Quang Trung đã chứng kiến những người dân gai góc đi khai khẩn đất hoang nhưng lại chết vì thiếu một viên ký ninh chữa sốt rét hay những cái chết vì lao phổi không được điều trị đến nơi đến chốn… Mong muốn làm cái gì đó để cứu chữa người nghèo đã nhen nhóm trong lòng ông từ đó, để rồi 17 tuổi (năm 1945) ông tham gia lực lượng thanh niên giải phóng quân Giá Rai, tham gia đoàn cứu thương Khu 9 và hội Học sinh Sài Gòn – Chợ Lớn.
Dòng chảy của thời cuộc, của định mệnh có lúc đẩy ông đi rất xa nơi chôn nhau cắt rún: 22 tuổi là sinh viên đại học Y khoa Bordeaux (Pháp), tiếp theo đó là hơn một thập niên sống ở Paris với phòng mạch tư và tiếp tục học thêm chuyên khoa phẫu thuật phổi. Theo tiếng gọi của quê hương, ông thanh thản bỏ lại sau lưng một Paris nhung lụa để cùng vợ con – một gia đình năm người về thẳng thủ đô Hà Nội, nơi cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc đang bước vào thời kỳ ác liệt. Và năm 1965, lần nầy ông chia tay vợ con, để lại những người thân yêu ở thủ đô, mang balô lên đường vào chiến trường miền Nam với tư thế là người thầy thuốc, người chiến sĩ. Và cho tận đến ngày thống nhất đất nước, với tấm áo blouse, ông đã cùng đội phẫu thuật tiền phương lăn xả trong bom đạn mổ xẻ, điều trị cho biết bao thương bệnh binh…
Bao giờ cũng vậy, nơi làm việc của ông: sở Y tế hay trung tâm Đào tạo cán bộ y tế, trên tường luôn có ảnh Hải Thượng Lãn Ông, Bác Hồ và bác sĩ Anh hùng lao động Phạm Ngọc Thạch. Ở tuổi bát tuần, nhìn lại chặng đường qua, ông thường nhắc lời dạy của Hải Thượng Lãn Ông: “Công danh trước mắt trôi như nước. Nhân nghĩa trong lòng chẳng đổi phương”. Vì thế, mỗi khi có dịp tiếp xúc, trao đổi với các lớp bác sĩ trẻ, lớp học trò còn trên giảng đường y khoa, ông cũng thường nhắc các thầy thuốc tương lai rằng: “Không chỉ là người thầy thuốc giỏi, mà còn phải là thầy thuốc tốt với đất nước, với nhân dân, người bệnh của mình”.
Và trong mắt của nhiều người dân, người bệnh, trong tâm trí của nhiều đồng nghiệp, bác sĩ Dương Quang Trung từ lâu lắm đã là Anh hùng Lao động, trước khi ông chính thức được phong tặng danh hiệu cao quý này năm 2003.
Minh Thu
Ảnh: Nguyễn Á
GS.TS.BS Nguyễn Sào Trung, Phó chủ tịch Hội Y học TP.HCM:
“Thầy là người cống hiến không biết mệt”
 
Trong những tháng ngày có dịp làm việc, tiếp xúc với thầy Dương Quang Trung, tôi nhìn nhận, thầy luôn mong muốn tuyến y tế cơ sở nước mình lớn mạnh. Vì sự lớn mạnh này sẽ giúp giảm được sự quá tải tại các bệnh viện tuyến lớn hiện nay. Thầy cùng tham gia thực hiện dự án này với quận 10 của thành phố. Dự án vừa xong thì thầy ra đi. Ở tuổi 85, đáng lẽ phải nghỉ ngơi, an dưỡng, thầy vẫn làm việc. Là chủ tịch hội Y học thành phố, thầy là người đề ra việc tổ chức các hội thảo, vừa đào tạo nâng cao cho bác sĩ các tỉnh miền Nam. Hầu như tuần nào hội cũng tổ chức một hoặc hai hội thảo nâng cao chuyên môn. Ngay cả trước khi lâm bệnh nặng, thầy vẫn tham dự các hội thảo, cùng bộ trưởng bộ Y tế qua Pháp đàm phán những vấn đề ngành y giúp cho y tế nước nhà. Những việc làm này xuất phát từ cái tâm của thầy, cống hiến không hề biết mệt.
 
BS Trương Xuân Liễu, nguyên giám đốc sở Y tế TP.HCM:
“Thầy như người anh cả của ngành y”
Nói về những đóng góp của thầy Dương Quang Trung cho y tế của miền Nam thì không biết bao nhiêu mà đếm. Thầy như là người anh cả của ngành y tế. Điều quý báu nhất, thầy đã tập họp và sử dụng đội ngũ y tế từ rất nhiều nguồn, tạo mọi điều kiện để họ được đào tạo và cống hiến chuyên môn. Những đóng góp của thầy có tầm chiến lược đối với ngành y, rất nhiều dự án sau này nhân rộng ra cả nước.
Sau này mỗi lần gặp thầy, tôi thường nói thầy bớt việc lại để còn lo cho sức khoẻ. Thầy nói thầy còn nhiều việc phải làm, quỹ thời gian không nhiều nên thầy muốn làm việc cho đến thời gian cuối cùng. Và có lẽ đến lúc rời xa, thầy vẫn còn khắc khoải khá nhiều điều chưa hoàn thành. Thầy chỉ cho tôi nên làm thế nào cho đúng. Cũng rất nhiều lần thầy tâm sự với tôi về những mong muốn của thầy, làm sao để một người dân ở vùng sâu nhất, trong điều kiện thiếu thốn nhất vẫn có thể thụ hưởng những cơ hội y tế một cách công bằng. Thầy như là người cha, người chú, người thầy đã truyền cho tôi những bài học trong nghề và lý lẽ ở cuộc sống này.
 
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, phó chủ tịch hội Tim mạch TP.HCM: “cả tấm lòng sau mỗi quyết định”
Với cá nhân tôi, chú Tư là một đồng nghiệp đàn anh, một người thầy lớn mà tôi được làm việc cùng và học hỏi thêm. Trên dưới 30 năm có điều kiện làm việc khi thì trực tiếp, khi thì gián tiếp, tôi nghiệm ra bấy lâu nay mình học được ở chú sự trầm tĩnh trong quyết định công việc, đặc biệt là công việc chuyên môn. Mà để lý giải cho điều đó có lẽ phải nói đến sự hết lòng của chú với ngành y tế. Đằng sau mỗi quyết định là sự đau đáu, suy ngẫm cẩn trọng từ trước mà tất cả đều xuất phát từ tấm lòng đối với nghề, như chủ trương cho bác sĩ mở phòng mạch tư, tạo điều kiện để các bác sĩ trẻ được ra nước ngoài tu nghiệp...
 
Trà My – Trung Dũng (ghi)

DƯƠNG QUANG TRUNG (1928-2013)

DƯƠNG QUANG TRUNG (1928-2013)
Chú Tư Trung - Hai Ngọ



Dương Quang Trung
(1928-2013)

Bác sĩ Dương Quang Trung đã từ trần ngày 22 tháng sáu 2013 tại Singapore, thọ 85 tuổi. Linh cữu ông đã được đưa về Sài Gòn ngày hôm nay, 23.6.13.
Sinh năm 1928 tại Cà Mau, ông theo học trung học tại trường Pétrus Ký Sài Gòn, tham gia phong trào học sinh yêu nước. Năm 1948, được gia đình gửi sang Pháp du học. Sau khi đỗ tú tài, ông theo học y khoa ở trường Đại học Bordeaux. Tham gia tích cực phong trào yêu nước của Việt kiều, gia nhập Đảng cộng sản năm 1952. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ y khoa và chuyên môn về khoa ngoại lồng ngực, năm 1960, ông cùng vợ là bác sĩ Võ Thị Lan (chuyên khoa răng-hàm-mặt) quyết định về miền Bắc. Ông làm việc ở Viện chống lao trung ương với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và đồng thời cộng tác với bác sĩ Tôn Thất Tùng xây dựng Khoa phẫu thuật phổi của Bệnh viện Việt Đức.
Năm 1965, Dương Quang Trung tình nguyện trở về miền Nam, làm việc ởbệnh viện Hoàng Lệ Kha (chiến khu), rồi hoạt động bí mật tại Sài Gòn -Gia Định trong Ban trí vận Mặt trận (do ông Tạ Bá Tòng trách nhiệm). Sau Tổng tấn công Tết Mậu Thân, ông đã tổ chức đưa các nhân sĩ như luật sưTrịnh Đình Thảo, giáo sư Nguyễn Văn Kiết, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, kĩ sưNguyễn Văn Bổn... ra vùng giải phóng tham gia Chánh phủ Cách mạng Lâm thời CHMNVN.
Từ 1975 đến ngày từ trần, giáo sư Dương Quang Trung tập trung sức lực cho nền y tế Việt Nam. Trong nhiều năm (từ 1981 đến 1997), ông là giám đốc Sở y tế TP. HCM. Cùng với bác sĩ Alain Carpentier, ông đã thành lập Viện Tim. Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ y tế do ông thành lập, từ năm 2008 đã trở thành Trường đại học y khoa Phạm Ngọc Thạch.
Bác sĩ Dương Quang Trung được phong làm Anh hùng lao động, viện sĩliên kết Viện hàn lâm phẫu thuật Pháp (Académie de chirurgie, 1991), tiến sĩ danh dự Trường đại học y khoa Nancy I (1974).
Bên cạnh sự nghiệp đồ sộ của một thầy thuốc xuất sắc và tận tụy, người tổ chức tài năng Dương Quang Trung sẽ được nhớ mãi như một con người nhân hậu, chung thủy. Những người kháng chiến (kể từ những anh chị giao liên vô danh), những anh chị em Việt kiều về nước làm việc, những bác sĩ, trí thức thành phố "thuộc chế độ cũ", đều biết có thểnhờ cậy, bất cứ lúc nào, sự giúp đỡ vô tư, tận tình và hiệu quả của "anh/chú Tư Trung", của "anh Hai Ngọ". Suốt đời, Dương Quang Trung --ba chữ Dương, Quang và Trung thật đúng với con người ấy -- sống an nhiên, tìm hạnh phúc trong sự cống hiến. Niềm hạnh phúc chỉ vẩn đục bởi nỗi buồn đau trước sự xuống cấp nghiêm trọng của bộ máy cầm quyền, của giới y tế, và của xã hội.
Diễn Đàn xin thành thực chia buồn với chị Lan và toàn thể gia đình.
N. N. G.

Tài liệu tham khảo :

dqt

Chú Tư Trung - Hai Ngọ


Tố Nga



5h sáng – giờ Paris, một người bạn thảng thốt gọi báo tin : Bác sĩ, Viện sĩ Dương Quang Trung vừa từ trần. Bạn chép miệng : lại một người giỏi ra đi ! Đây không chỉ là một tổn thất lớn lao của riêng ngành y tế mà là của cả đất nước, đặc biệt là Nam Bộ !

Bạn tôi không biết nhiều về con người vừa ra đi ấy mà, từ xa, đã thảng thốt, tiếc cho sự ra đi dù không gọi là sớm này.

5h chiều – giờ Việt Nam, di hài của Ông sẽ về đến sân bay. Đi nước ngoài liên tục từ trẻ cho đến già, đi học rồi về nước chiến đấu, đi công tác, đi làm Viện sĩ Hàn lâm Phẫu thuật Pháp rồi về nước tiếp tục nghề “ từ mẫu ” đi trị bịnh và nhờ bạn bè Pháp mổ rồi lại vẫn trở vềtiếp tục làm việc cần mẫn, tiếp tục giúp người, giúp đời. Hôm nay, Ông cũng từ nước ngoài trở về để ngủ một giấc dài sau khi đã hoàn thành sựnghiệp của cả một đời.

Dù đã hiểu cái sự vắng mặt tạm thời này của Ông, cái cảm giác mất mát lớn lao hôm nay cứ dày vò trái tim của tôi. Không được về đưa tiễn, xin phép được viết vài dòng về Ông, như một nén hương ở quê người gởi vềcho người mà tôi quen gọi là Chú Hai Ngọ.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, người ta thường gọi ông Dương Quang Trung là Anh Tư Trung, chú Tư Trung… Chúng tôi gọi Ông là chú Hai Ngọ,kiên quyết không đổi, vì cái tên Hai Ngọ ấy, chỉ có người đã từng gặp và làm việc với Ông trong rừng, trong chiến tranh mới biết. Nó như trởthành một mật hiệu để nhận ra người thân. Và mỗi lần người khác ngạc nhiên nghe tôi gọi Ông là Chú Hai, Ông lại vui vẽ giải thích.

Lần đầu gặp Chú Hai Ngọ trong căn cứ của Ban Mặt Trận Trí Vận Sài Gòn –Gia Định mà Ông là Phó ban, ấn tượng của tôi đối với Ông không đậm : một thủ trưởng thâm trầm, ít nói, nhưng dịu dàng – tôi không biết Ông là bác sĩ. Nhưng khi vào tù, những người công an thẩm vấn tôi có cho tôi xem rất nhiều ảnh của những người làm việc trong Ban MTTV nhưng tuyệt nhiên không có ảnh của Chú Hai Ngọ, và tôi cũng không hề bị hỏi về nhân vật này. Tôi khâm phục Ông từ đó, hiểu rằng cái sự thâm trầm ít nói của Ông lại chính là bản lĩnh vô cùng cần thiết của một người mang trọng trách thường phải đối diện với người của cả hai phía.

Chiến tranh kết thúc, chú Hai Ngọ thành Giám đốc Sở Y tế của thành phốHồ Chí Minh. Tôi hầu như không gặp Ông cũng như tránh gặp những người cùng ở rừng mà bây giờ “ làm lớn ” vì không phải ai cũng còn nhớ đến những ngày thủ trưởng và lính trơn cùng chia nhau một căn hầm. Cho đến khi có một người trước đó chỉ là một cậu bé giao liên và bây giờ cũng chỉ là một anh cán bộ nghèo bị bịnh, không biết nhờ ai, đang đêm cầu cứu Chú Hai. Ngay lập tức, Ông đã gọi điện cho nhiều bịnh viện, nhiều bác sĩ đề nghị chăm sóc. Cậu bé giao liên năm nào ấy, nhờ vậy mà được cứu sống. Tôi tò mò đến gặp Chú Hai tại Sở Y tế, v ừa để cám ơn thay cậu bé giao liên năm nào, nhưng cũng vừa để xem người đã “ làm lớn ”này có đổi khác không. Có bận rộn hơn, hội họp liên miên nhưng vẫn thâm trầm, dịu dàng dặn tôi có gì cần thì cứ gọi. Từ đó cho tới nay, đã có biết bao nhiêu lần tôi gọi, những người khác gọi, ai có bịnh, có khó khăn lại gọi Chú Hai Ngọ, và chưa thấy Chú Hai từ chối giúp đỡ cho bất kỳ ai, cho dù là người lính năm xưa hôm nay nghèo xơ xác, không chức không quyền, hay người đồng chí đồng trang đồng lứa hôm nay thất cơ lỡvận… Nghe nói bà Madeleine Riffaud bịnh nặng, mắt hầu như không thấyđường mà lòng vẫn đau đáu mong nhận lại kỷ vật của người xưa, dù không quen, Ông trăn trở, không chỉ vì Madeleine là bạn của nhân dân Việt nam, mà còn vì Madeleine đã lớn tuổi, lại đau ốm. Ông đã cùng chúng tôi cố gắng tìm mọi cách hoàn thành tâm nguyện của Bà.

Giáo sư, Viện sĩ, Thầy Thuốc Nhân dân Dương Quang Trung, người sắp đi vào lòng đất, ấy, đối với chúng tôi, những chiến sĩ của MTTV năm nào vẫn mãi mãi là Chú Hai Ngọ, ít nói nhưng có tấm lòng nhân, mà như Chúđã có lần nói : lòng nhân cũng chính là lòng yêu nước chân chính.

Xin được kết thúc bài viết bằng bức thư chính Chú Hai Ngọ đã gởi nhân một sự kiện :


Tố Nga con thân mến,
Chú vừa mừng nhưng cũng vừa lo, khi được “ thư ngỏ ” của con về chứng bệnh quái ác mà con người gieo rắc cho con.
Đây là một tội ác khó thể tha thứ được.
Hàng chục vạn con người đã chẳng may bị chất độc, mà hiện nay còn trong máu của con, làm cho tàn phế về thể chất và tâm thần của nhiều người chẳng may mắc phải và có người không còn trên thế gian này nữa.
Chú lo là nếu chất độc còn tồn lưu trong người thì đấy là một mầm hoạ, đến lúc nào đó nó sẽ bùng phát.

Tuy nhiên, cái an ủi lớn nhất là con đã đạt được mục tiêu cuối cùng trong cuộc chiến không cân sức này, giữa con người mà thể xác thường dễbị huỷ hoại với một chất độc có tính huỷ diệt ghê gốm, mặc dù với cái tên xem như khá thân thiện : “ chất độc màu da cam ”.

Như thế là đã có ánh sáng ở cuối đường hầm mà con đang theo đuổi từ bao năm qua vì công lý và nhân đạo.

Mong rằng, với những phương tiện và những liệu pháp mà ta có trong tay, sẽ làm dịu phần nào nổi đau khổ trong người Tố Nga.

Từ xa, chú mong rằng với ý chí và quyết tâm của con, con sẽ vượt qua những thách thức mà thường khi các quy luật sinh học rất là nghiệt ngã.

Chúc con và gia đình được an vui để tiếp nhận chiến thắng cuối cùng trong một đường hầm mà tưởng chừng không có lối thoát.
Chú Tư Trung (bí danh Hai Ngọ).
Con ghép lại thành chú Hai Trung cũng tốt thôi.
TB : khi có kết quảtừ các bạn Đức, con nhớ gửi cho chú.

Paris, 23 tháng 6 năm 2013


Tố Nga

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

Clip rơi nước mắt: Vẽ tranh cát 2 em bé mồ côi



Bảy kỳ quan thế giới Phật giáo



Phim tài liệu tiếng Anh có phụ đề  Viet ngữ. do đài BBC thực hiện rất công phu.
copy link dưới đây để xem
http://youtu.be/5xwVRSh_XEA
Phim do Sử gia Bettany Hughes trực tiếp thăm viếng 7 Kỳ Quan:
 1. Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ
2. Bảo tháp Boudhanath, Kathmandu, Nepal
 3. Chùa Răng (Temple of the Tooth), Kandy, Tích Lan
 4. Wat Pho Temple, Bangkok, Thái Lan
 5. Angkor Wat, Campuchia
 6. Giant Buddha, Po Lin, Hồng Kông
 7. Hsi Lai Temple, Los Angeles, Hoa Kỳ 
 Tường thuật và diễn giải sâu sắc về Cuộc đời Đức Phật, sự hành trì kế thừa suốt 26 thế kỷ, và đưa ra kết luận rất hay...
 Phụ tá với Sử gia Bettany Hughes, có Giáo sư Robert Thurman dạy Triết lý Phật Giáo đại học Columbia, Tiến sĩ Ulrich Pagal về Ngôn ngữ & Tôn giáo, và Ông Richard Coombrich Đại học Oxford.
Cần xem, nên xem, học hỏi từng câu từng chữ cũng như cung cách thể hiện (body language) rất tự tin và thuyết phục qua thuyết minh, chúng ta sẽ cảm nhận được trí tuệ quảng bác, sự chân thành, khách quan, và khiêm hạ của tác giả mặc dù bà không nhận mình là Phật tử.
Và trên hết, xin chân thành nói lời biết ơn tới nhà sử học Bettany Hughes, cùng chư vị giáo sư, tiến sĩ phụ tá của bà, và tất cả những bàn tay, khối óc làm ra bộ phim tài liệu giá trị này.
Nhan Le

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Chiến tranh Việt Nam : Tám ngày ở cùng Việt Cộng.

















Chiến tranh Việt Nam : Tám ngày ở cùng Việt Cộng.
(Bản phụ đề tiếng Việt, gồm 5 phần).

Phần 1: http://www.youtube.com/watch?v=fggNlS...
Phần 2: http://www.youtube.com/watch?v=xHGj0h...
Phần 3: http://www.youtube.com/watch?v=5qtpgN...
Phần 4: http://www.youtube.com/watch?v=IClQ4a...
Phần 5: http://www.youtube.com/watch?v=n9jjyQ...
---------------------------
Giới thiệu :

"Những gì mà bạn sắp xem tới đây là hình ảnh chứng kiến tận mắt. Nó sẽ mô tả lại những trải nghiệm thực tế, và tôi không hề có ý định sắp xếp hay thêm bớt để tuyên truyền theo bất cứ tư tưởng nào..."

Trích lời bình đoạn đầu tư liệu của Peter Scholl-Latour
---------------------------
Đôi nét về tác giả

Peter Scholl-Latour (sinh ngày 9 tháng 3 năm 1924, tại Bochum, Đức). Ông là một nhà báo quốc tịch Pháp - Đức.

Trong năm 1945 và 1946 Scholl-Latour tình nguyện ra nhập lính Lê Dương của Pháp một thành viên trong Commando Parachutiste Ponchardier (đơn vị lính nhảy dù Pháp), ông nằm trong số những người lính nhảy dù xuống Hải Phòng năm 1946.

Kênh truyền thông Phönix tạm dịch là "Phượng hoàng" là kênh truyền thông của Tây Đức cũ, thuộc truyền hình nhà nước ARD/ZDF
Địa chỉ trên internet: http://www.phoenix.de
--------------
Xem thông tin chi tiết tại: http://tinquocnoi.com/news/Tai-lieu-t...

1955 - Hà Nội Duyệt Binh



Sài Gòn Đẹp và Đẹp Sài Gòn



 



 












 
 
 


Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Adobe Photoshop 'chỉnh sửa' ảnh chụp ngay trên đường phố




Để kỷ niệm Ngày sáng tạo (Creative Day) của Adobe, hãng phần mềm đồ họa quyết định tạo ra bất ngờ cho người đi đường. Một màn hình điện tử được chèn vào biển quảng cáo ở bến xe bus. Mỗi khi có khách đến chờ xe, nhóm 3 nhà thiết kế đồ họa tiến hành chụp lén và chỉnh sửa hình ảnh nạn nhân và đưa lên màn hình.                   

Hidden city



Hidden city

Archaeologists in the Siem Reap region using new maps acquired using LIDAR have discovered an entire Angkor city where previously only a few isolated temples were known to be.

Read more: http://www.smh.com.au/world/lost-horizons-mediaeval-city-uncovered-20130614-2o9p3.html#ixzz2WKdKCkiJ

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Ghost





Nhạc Phim Oan Hồn (Ghost 1990) - Unchained Melody [VietSUb_T3]

http://youtu.be/BTvWCLXaTZA

Ghost Movie Clip - watch all clips http://j.mp/xO7vCS
click to subscribe http://j.mp/sNDUs5

After being shot by a mugger, Sam (Patrick Swayze) realizes that he has died.

TM & © Paramount (2012)
Cast: Rick Aviles, Patrick Swayze, Demi Moore
Director: Jerry Zucker
MOVIECLIPS YouTube Channel: 
http://j.mp/vqieFG
Join our Facebook page: http://j.mp/tb8OMH
Follow us on Twitter: http://j.mp/rZzGsm
Buy Movie: http://amzn.to/rXePC5
Producer: Steven-Charles Jaffe, Howard W. Koch, Bruce Joel Rubin
Screenwriter: Bruce Joel Rubin
Film Description: An interesting hybrid of popular film genres, Ghost showcases the talents of its entire cast. While out on the town one evening, New York couple Sam (Patrick Swayze) and Molly (Demi Moore) are confronted by a mugger. After submitting to his demands, Sam is murdered anyway. He then finds himself a disembodied spirit, invisible to the living world, wandering without hope until he finds a spiteful spirit aboard the subway (Vincent Schiavelli) who gives him some helpful pointers on how to co-exist. Soon Sam comes back into contact with those he knew in life, and he begins to learn piece-by-piece of his close friend and co-worker Carl's (Tony Goldwyn) embezzling plot which caused his death; the apparent mugging was, in fact, a premeditated murder. In the meantime, Carl has designs on Molly, and Sam is determined to extract revenge. He contacts a psychic (Whoopi Goldberg), and together, the two set out to serve justice and stop the maniacal Carl from getting to Molly. Blending comedy, romance, action, and horror, Ghost was a box-office smash and managed to garner five Academy Award nominations, including "Best Picture," "Best Supporting Actress" (Goldberg), "Best Original Screenplay," "Best Editing," and "Best Score"; Goldberg won her first Oscar.