Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

    

Số đặc biệt
Đại tướng Võ Nguyên Giáp





Đại tướng Võ Nguyên Giáp
và các vấn đề thời sự hiện nay

Trang chính thức về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
do gia đình thực hiện

Bàn về giáo dục

Góp ý về dựán bô xít Tây Nguyên

Thư gửi Hội thảo về bô-xít

Thư thứ3 gửi BCH TƯ, Bộ Chính trị cùng Quốc hội
và Chính phủ về vấn đề Bauxite Tây Nguyên

Thưngày 10.6.2009 gửi Bộ chính trị
và Ban bí thư Trung ương
.

Xin đọc phụ lục cuối bài "38 tướng lĩnh và lão thành
lên án Nguyễn Chí Vịnh", từ đường dẫn trên.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo
vềTrường Sa, Biển Đông


Các bài trong Diễn Đàn -Forum

VềTướng Giáp: lịch sử và hôm nay

Hạ Đình Nguyên

Hai nhân tài Việt Nam ở thế kỷ 20

Phan Huy Đường

Chữ" TÌNH " của người Việt

Thanh Thảo

NhớQuên trong tiễn biệt

Hà Dương Dực

Hà Nội Mấy Ngày Nay Khác

Thái Kim Lan

Về“hiện tượng” những ngày quốc
tang đại tướng Võ Nguyên Giáp

Người điểm báo

Huyền Thoại

Cao Huy Thuần

TinĐại tướng Võ Nguyên Giáp
từ trần qua báo chí Việt Nam
và quốc tế

Kiến Văn

Nước mắt rơi chung

Nguyễn Ngọc Tư

Kính cẩn vĩnh biệt
Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Nguyễn Trung

Nguyên soái và văn nghệ

Đặng Tiến


Tướng Giáp

Huy Đức

Nhânđọc Hồi ức của
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Bùi Trọng Liễu

Tướng Giáp trong dư luận Pháp

Đặng Tiến


Các bài tiếng Việt khác

Bái vọng

Dương Tường

Sóng gió của Đại tướng
Võ Nguyên Gíáp

Phạm Quế Dương

Khóc cho chính mình

Dạ Ngân

Chữnhẫn của đại tướng

Lê Đăng Doanh

Vĩnh biệt một thời đại

Phạm Thị Hoài

Tướng Giáp và trận chiến cuối cùng

Giáp Văn Dương

Võ Nguyên Giáp – người chiến thắng

Lê Mai

Vĩnh biệt
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Phan Huy Lê
(Thanh Niên)

TANG LỄ ĐẠI TƯỚNG
VÕ NGUYÊN GIÁP SẼ ĐƯỢC
TỔ CHỨC NHƯ THẾ NÀO?

Đồng Sỹ Nguyên
Nguyễn Trọng Vĩnh
Nguyễn Xuân Diện

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
như tôi đã biết

Lê Phú Khải

Tướng Giáp - người hùng
và nghịch lý

François Guillemot, BBC


Niềm cay đắng nuốt vào lòng


Bùi Tín


Kính viếng, tưởng niệm và tang lễ

LỜI PHÁT BIỂU CỦA ÔNG VÕ ĐIỆN BIÊN TẠI LỄ TRUY ĐIỆU ĐẠI TƯỚNG

Võ Điện Biên

Tin và ảnh tang lễ, 13.10

Infonet

Tin và ảnh tang lễ, 12.10

Infonet

Đêm cuối cùng Đại tướng ở thủ đô

Hoàng Thuỳ - Phan Dương, VnExpress

Chuẩn bị địa điểm an táng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Báo Quân đội Nhân dân

Thông báo thời gian và điạ điểm
kiều bào đến viếng Đại tướng

Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp

‘Ba tôi chọn Vũng Chùa - Đảo
Yến từ năm 2006’

Võ Hạnh Phúc

Đường Hoàng Diệu quá chật
so với dòng người

VietNamNet,
phóng sự ảnh

Phút mặc niệm của
tướng lĩnh Điện Biên

Tá Lâm,
VietNamNet

Bất ngờ phút tưởng niệm
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
tại Nhà hát Lớn Hà Nội

Vi Thuỳ Linh,
Tạp chí Sông Hương

Hàng ngàn người hô vang trước
nhà Đại tướng trong đêm

Tuấn Mark
(phóng sự ảnh)

Hàng ngàn người dân đến viếng
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
tại nhà riêng

SGGP
(phóng sự ảnh)

Hàng chục nghìn người về
tưởng niệm Đại tướng

Minh Thăng, Linh Thư
(Phóng sự ảnh & Clip)


Thông tin chính thống

Thông cáo đặc biệt củaBCH Trung ương Đảng

Nhân Dân

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần

Quân đội nhân dân

Vĩ đại Võ Nguyên Giáp

Thanh Niên

Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần

Tuổi trẻ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
qua đời

VnExpress

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
sẽ yên nghỉ tại quê nhà Quảng Bình

Nguyễn Hưng, VnExpress


Các bài trong báo chí nước ngoài

Vietnam : Võ Nguyên Giáp,
l'éternel révolté

Jean Lacouture,
Jeune Afrique

Légende planétaire,
le général Giap n’est plus

André Menras,
La Marseillaise


General Vo Nguyen Giap: Vietnam trauert um den "roten Napoleon"

Spiegel

Gen. Vo Nguyen Giap, Who Ousted U.S. From Vietnam, Is Dead

The New York Times

Vo Nguyen Giap, renowned Vietnamese general, dies in Hanoi

The Washington Post

Le général Giap, héros de l'indépendance vietnamienne,
est mort

Le Monde

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa 



Kỳ 1: Sách giáo khoa ‘bỏ quên’ Đại tướng!

(TNO) Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại sự xúc động mạnh mẽ đối với hàng triệu đồng bào. Các học sinh, sinh viên, thanh niên, thiếu nhi đã dành những tình cảm thiêng liêng đối với Đại tướng. Với họ, ông không chỉ là một vị tướng tài mà còn là một tấm gương về lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh. Ông chính là những bài học lịch sử gần gũi và sinh động nhất.

 
Hàng ngàn học sinh ở Lệ Thủy, Quảng Bình đến viếng Đại tướng tại quê nhà - Ảnh Độc Lập
Điều đáng ngạc nhiên là nhân vật lịch sử rất đặc biệt này lại không hề có mặt trong các sách giáo khoa (SGK) Lịch sử ở phổ thông. “Lỗ hổng” ấy, xuất phát từ nhiều nguyên nhân lịch sử, cho thấy một lối biên soạn SGK có nhiều khiếm khuyết và đấy chính là một trong những nguyên nhân khiến học sinh không hứng thú với các bài học lịch sử.

Cuộc kháng chiến chống Pháp, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, rồi tới kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đều hiện diện trong SGK. Nhưng tại sao tên tuổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh quân đội đã có những đóng góp quan trọng trong các chuỗi sự kiện lịch sử ấy, lại hoàn toàn vắng bóng?
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền (ngụ Q.4, TP.HCM), một phụ huynh kể lại, cho đến ngày Đại tướng mất, con nhà chị đi học (lớp 11, Trường THPT Lê Thánh Tông, Q.7), được cô giáo văn (cô Kim Thoa) dành 1 phút mặc niệm để tướng nhớ người.
Đồng thời, cô giáo đã dành cả tiết văn để nói về Đại tướng. Điều này, tính ra cô giáo làm sai phân phối chương trình. Nhưng đổi lại, học sinh được cảm nhận, kính nể Đại tướng bằng cả trái tim.
Đến hôm truy điệu Đại tướng, cháu nhà chị xem truyền hình trực tiếp mà bật khóc.
Chị bộc bạch: Học sinh hiện giờ chỉ thần tượng và luôn có đầy đủ thông tin về diễn viên, ca sĩ… mà mình yêu thích. Trong khi đó, một tấm gương sáng ngời và vĩ đại như Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì các em lại không biết và cũng không có cơ hội để tìm hiểu.
“Vậy, tại sao chúng ta không đưa vào SGK bài học của Đại tướng, để thế hệ học sinh hiện tại, và mai sau, cảm nhận được một con người đầy tài năng và đức độ?”, chị Hiền đặt câu hỏi.
Đại tướng không được nhắc trong SGK
Tìm hiểu của Thanh Niên Online cho thấy, cụ thể, ở SGK Lịch sử lớp 9, phần sử Việt Nam có 21 bài, trong đó có bài: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954) ở trang 119, có nêu diễn biến chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, nhưng không câu từ nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Tương tự, trong SGK Lịch sử lớp 12, bài 20 với cũng nội dung trên, dù nêu chi tiết hơn về diễn biến trận đánh Điện Biên Phủ, nhưng cũng không một lần nhắc tên nhân vật lịch sử: Võ Nguyên Giáp.

 
Những bạn trẻ có mặt trong đêm vái vọng Đại tướng trước nhà 30 Hoàng Diệu - Ảnh Độc Lập

“Ở cấp tiểu học, phần sử trong sách Lịch sử và Địa lý 5, từ bài 1 đến bài 6 là những bài học về nhân vật lịch sử như: Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Hồ Chí Minh, Phan Bội Châu… Nhưng chưa có bài nào nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, bà Nguyễn Thị Hào, giáo viên Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (Q.4, TP.HCM) cho biết.
Bà Nguyễn Ái Hằng - nguyên Tổ trưởng bộ môn Sử, Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho biết: “Trong SGK lịch sử ở cấp 3, những bài chính đều không nhắc tới Đại tướng. Ở những bài phần tham khảo, đọc thêm có thể hiện một số nhân vật lịch sử, nhưng cũng không có thông tin nào xoay quanh Đại tướng Võ Nguyên Giáp”.
Đưa Đại tướng đến với học sinh
Khi Thanh Niên Online đặt vấn đề, có cần đưa cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào SGK lịch sử, tất cả những người tiếp xúc với chúng tôi đều cho biết: Rất cần thiết!
Nhiều ý kiến còn cho rằng, đây còn là cách để giúp thế hệ mai sau hiểu biết, cảm thụ nhiều hơn về vị tướng huyền thoại, không chỉ ở tài trí song toàn mà còn là đức độ, lối sống gương mẫu.
Ông Trịnh Văn Tù (sinh năm 1946, là cựu chiến binh, hiện ngụ Q.Gò Vấp, TP.HCM) cho biết: “Điều tôi phục Đại tướng nhất là trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ông cũng hoàn thành nhiệm vụ. Có những thời khắc, ông được phân công công tác sang những lĩnh vực xem chừng không liên quan gì đến quân sự, nhưng ông vẫn không từ nan mà làm đến nơi đến chốn. Đây là khía cạnh mà học sinh cũng cần biết rõ”.
 
Học sinh Trường THCS-THPT Phạm Ngũ Lão, Q. Gò Vấp, TP.HCM đeo băng tang tưởng niệm Đại tướng - Ảnh: Minh Luân
Ông Trần Đình Tư, giáo viên sử của Trường THPT Long Thới (Nhà Bè, TP.HCM), cho biết: “Ngoài tài quân sự, Đại tướng còn là một người đức độ hiếm thấy. Ông đã khiến cho những đối thủ từng bại trận dưới tay mình phải tâm phục khẩu phục. Ông còn là một vị tướng lỗi lạc, nổi bật, được cả thế giới kính trọng. Đây là điều đặc biệt. Vì vậy, tại sao chúng ta không đưa cuộc đời Đại tướng vào SGK để giáo dục thế hệ con em mình?”.

“Theo quan điểm của tôi thì Bác Hồ là người vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong quá trình đấu tranh chống Pháp, Mỹ. Và công lao sau đó cần phải kể đến là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tôi nghĩ cần thiết phải đưa những thông tin về tài cầm quân, lòng yêu nước của Đại tướng vào SGK để mọi thế hệ học sinh đều được học. Việc này hoàn toàn có thể làm được, khi mà chúng đang có thời cơ tốt, vì sắp vào giai đoạn đổi mới SGK sau năm 2015”, bà Nguyễn Ái Hằng nói.
Ông Phạm Văn Hiền, Trưởng ban đại diện phụ huynh Trường Phạm Ngũ Lão (Gò Vấp), cho biết: “Công trạng của Đại tướng đối với dân tộc Việt Nam là quá lớn. Sách viết nhiều về Đại tướng nhưng học sinh thì học cả ngày, thường không có thời gian đọc sách. Vậy nên để học sinh hiểu hơn về Đại tướng trong những bài học chính khóa ở ngay trong SGK”. (Còn tiếp)

Nội dung chương trình SGK vừa thừa vừa thiếu
Chương trình, SGK phổ thông hiện hành được thực hiện đến năm học này là 11 năm.
Tháng 12.2000, Quốc hội ra Nghị quyết về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đến tháng 6.2001 Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị để thực hiện nghị quyết này của Quốc hội.
Theo đó, lần lượt triển khai đại trà việc áp dụng chương trình - SGK mới bắt đầu ở lớp 1 và lớp 6 từ năm học 2002 - 2003, lớp 10 từ năm học 2006 - 2007. Như vậy, đến hết năm học 2008 - 2009, “lứa” học sinh đầu tiên của chương trình SGK hiện hành mới tốt nghiệp THPT, kết thúc quá trình thay sách theo kiểu “cuốn chiếu”.
Báo cáo của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận khi thay mặt Chính phủ giải trình với Quốc hội về chất lượng giáo dục phổ thông năm 2012 đã thừa nhận: Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chưa được xây dựng như một chỉnh thể xuyên suốt từ tiểu học đến THPT, từ chương trình cấp học đến từng môn học; không có SGK từ lớp 1 đến lớp 12.  Sở dĩ có tình trạng này là do ban chỉ đạo đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thành lập muộn hơn nhiều so với các ban chỉ đạo biên soạn chương trình cấp học.
Báo cáo giám sát của Thường vụ Quốc hội về giáo dục phổ thông năm 2013 cũng có nhận định: Nội dung chương trình, SGK hiện hành thừa những kiến thức nặng nề, xa vời nhưng chương trình - SGK lại thiếu những điều cơ bản cho học sinh. (Tuệ Nguyễn)


Học sinh nói gì?
“Suốt 12 năm phổ thông, em không được học gì về Đại tướng. Đến khi Đại tướng mất, thông qua báo đài, em mới thật sự hiểu biết về cuộc đời của ông. Em mong là SGK có thêm bài học về Đại tướng, để tất cả học sinh chúng em đều được học, đều được biết” (Nguyễn Quang Mẫn, học sinh lớp 12A1, Trường THCS, THPT Phạm Ngũ Lão, TP.HCM)
Mười năm học phổ thông, thật tình em chỉ nghe tên Đại tướng chứ chưa hề xem, học, hay được kể. Lấy chuyện từ cá nhân em để thấy rằng, học sinh chúng em thật sự đang thiếu một bài học về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. (Nguyễn Thị Tú, học sinh lớp 10A1, Trường THPT Lương Văn Can, Q.8, TP.HCM)
“Năm em học lớp 6, trong một bữa cơm, em nghe ba kể về tài chỉ đạo quân sự của Đại tướng. Nhưng qua lời kể của ba, em nhớ nhiều điều về Đại tướng trong đó có sự kiện lịch sử Điện Biên Phủ. Cũng từ đó, em nhớ luôn chi tiết trận đánh, quân ta giành đồi A1 như thế nào, kéo pháo đánh trận ra sao… Em cũng hơi khó hiểu là từ trước giờ, chưa có thầy cô nào nói gì về Đại tướng cho chúng em nghe. (Mai Thy, lớp 10A1 Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM)

Minh Luân

 Kỳ 2: Làm nhẹ vai trò cá nhân

22/10/2013 08:25

(TNO) Hiện nay, khi giảng những bài học có liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, giáo viên thường chỉ có thể dành vài phút nói về ông.



Những nữ sinh lặng lẽ đến viếng Đại tướng tại nhà số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội - Ảnh Độc Lập 

Một em thiếu nhi được ba mẹ dẫn đến viếng Đại tướng tại nhà số 30 Hoàng Diệu, Hà Nội - Ảnh Độc Lập


Video: Đại tướng trong lòng dân (VTV)
Nói nhanh về Đại tướng
Bà Nguyễn Ái Hằng, nguyên Tổ trưởng bộ môn sử Trường THPT Trần Phú (Q.Tân Phú, TP.HCM), cho biết: “Chương trình không có phân phối hướng dẫn giáo viên phải nói về Đại tướng, nhất là bài học liên quan đến Điện Biên Phủ. Theo đó, giáo viên cố gắng nói nhanh về ông trong 5, 10 phút. Nhưng việc nói về một nhân vật lịch sử mà chỉ trong ngần ấy thời gian thì không thấm vào đâu”.

 
Điều đáng ngạc nhiên là với Việt Nam, như tôi thấy vẫn chưa có nghiên cứu toàn diện về cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây đúng là cái mà giới trẻ cần nè. Nghe nhiều, biết bác Giáp vĩ đại nhưng thế hệ sau này cần biết Đại tướng vĩ đại thế nào? Đại tướng tài giỏi thế nào? Sự tài tình của bác Giáp trong quân sự thế nào?... Sao cứ phải đọc Binh Pháp Tôn Tử này nọ trong khi chả lấy ngay những nhân chứng sống của Việt Nam? (Chắc người ta thích ăn sẵn, dịch qua cho nhanh hơn là ngồi nghiên cứu?).
Vài năm nữa thế hệ của Đại tướng sẽ ra đi hết, phải còn gì để lại cho chúng ta to lớn hơn cả những chiến công đổ bằng xương máu của họ chứ? Sau này con hỏi tôi về thế hệ của Đại tướng, tôi không biết sẽ trả lời thế nào ngoài những tính từ... (Một bạn đọc)

“Tôi nhận thấy riêng về các nhân vật lịch sử, sách giáo khoa xưa nay chưa đi sâu. Có chăng là chỉ được tuyên truyền trong các giờ ngoại khóa, sinh hoạt chủ đề về nguồn hay truyền thống cách mạng. Tôi cho rằng một nhân vật lịch sử cần phải có từ 1 - 2 tiết mới có thể chuyển tải tạm ổn cho học sinh”, tiến sĩ Tưởng Phi Ngọ, Phó khoa Lịch sử Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết.
Theo PGS-TS Hà Minh Hồng, Trưởng bộ môn Lịch sử Việt Nam, khoa Lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, thì việc đưa nhân cách, tài năng quân sự của Đại tướng vào sách giáo khoa (SGK) trong thời điểm này là hợp lý, nhằm giúp giáo viên có thể tăng thời lượng giảng bài về ông. Mặt khác, việc này còn đạt hiệu quả ở tính thời sự, chuyển tải công trạng một nhân cách lớn đến nhiều thế hệ học trò.
Lịch sử cận đại chưa đề cao vai trò cá nhân
Ngoài ra, PGS-TS Hà Minh Hồng cũng cho rằng khi viết SGK lịch sử, trước đây chúng ta chủ yếu tập trung thể hiện vai trò quần chúng trong lịch sử, chứ không phải vai trò của cá nhân.
PGS-TS Hà Minh Hồng nhấn mạnh: “Nhưng điều đáng nói là chúng ta chưa làm nổi bật vai trò quần chúng mà còn làm lu mờ vai trò của các cá nhân lịch sử. Tôi cho rằng SGK lịch sử sau thời điểm 2015 cần tăng cường thể hiện vai trò cốt yếu của các cá nhân trong các sự kiện cụ thể".
"Chương trình SGK sau năm 2015 sẽ thay đổi nhiều về hình thức thể hiện, cách trình bày. Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể đưa sự kiện liên quan, một quyết định, một bút tích… của Đại tướng vào”, PGS-TS Hà Minh Hồng nhận định. 
Nói về vấn đề này, tiến sĩ Tưởng Phi Ngọ cho biết: “Khi biên soạn SGK, người ta phải vì mục đích phục vụ mục tiêu của chương trình. Tôi tham dự nhiều hội nghị về đề án SGK mới, nhưng hiện tại, ban soạn thảo chỉ mới bàn về mục tiêu, có phân ban hay không, chương trình có bao nhiêu bài học. Người ta chưa đi vào chi tiết là nội dung sẽ có những gì”.

 
Khi viết SGK lịch sử, trước đây chúng ta chủ yếu tập trung thể hiện vai trò quần chúng trong lịch sử, chứ không phải vai trò của cá nhân.
Nhưng đáng nói, chúng ta chưa làm nổi bật vai trò quần chúng mà còn làm lu mờ vai trò của các cá nhân lịch sử.
PGS-TS Hà Minh Hồng
“Tôi khẳng định, công lao của Đại tướng là vô cùng to lớn, và cần thiết giáo dục cho thế hệ sau. Nhưng thời lượng chương trình có cho phép hay không thì mới đưa vào được. Vấn đề quan trọng đặt ra là, nếu đưa Đại tướng vào SGK lịch sử thì có đưa các nhân vật khác vào hay không?”, TS Tưởng Phi Ngọ cho biết thêm.

Thạc sĩ Trần Đình Tư, giáo viên bộ môn sử tại Trường THPT Long Thới, H.Nhà Bè, TP.HCM, nói: “Chúng ta nên đưa cống hiến của Đại tướng vào một bài tổng kết. Giống như chương trình sử lớp 10, có bài tổng kết (Bài 28) về Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến”.
Hiện tại, theo thạc sĩ Trần Đình Tư, SGK lịch sử chưa có bài tổng kết về “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời kỳ chống Pháp, Mỹ”.
Ông Nguyễn Hoàng Vũ, Hiệu trưởng Trường THCS Ba Đình, Q.5, TP.HCM (phụ trách môn sử THCS) cho biết: “Trong khi chờ đợi những nhà biên soạn đưa cuộc đời Đại tướng vào SGK lịch sử, thì ngành giáo dục nên có chỉ đạo các trường tổ chức các chuyên đề về Đại tướng trong các dịp ngoại khóa hoặc sinh hoạt dưới cờ”.
Một cán bộ hưu trí (ngụ Q.11, TP.HCM) cho biết ông là một người hoạt động trong lực lượng vũ trang, nay đã về hưu, cuộc đời Đại tướng ông biết nhiều. Nhưng thật tình, thế hệ trẻ có mấy ai hiểu biết về Đại tướng.
"Con gái lớn tôi hiện nay đã tốt nghiệp đại học và đã đi làm. Con trai đang là sinh viên năm 2 Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Nhưng các cháu không được tiếp cận nhiều thông tin về Đại tướng. Nhiều lúc tôi muốn nói với cháu về điều này, nhưng chưa có điều kiện. Vì nếu khơi khơi lại nói về Đại tướng có khi các cháu lại không nghe", ông tâm sự.
"Tôi nghĩ SGK nên đưa Đại tướng vào, có thể là ở tiểu học, hoặc THCS, THPT và cả đại học vì các cháu đi học quân sự, cũng có thể tiếp thu thông tin. Đây là cách giáo dục học sinh tốt nhất về Đại tướng, vì chắc chắn SGK sẽ in chuẩn xác về con người, sự kiện liên quan về Đại tướng hơn là qua những lời truyền miệng", vị cán bộ hưu trí góp ý.


Hàng ngàn học sinh ở Lệ Thủy (Quảng Bình) cầm di ảnh Đại tướng để tiễn ông về nơi an nghỉ ở Vũng Chùa - Đảo Yến - Ảnh Độc Lập

Học sinh Trường THCS-THPT Phạm Ngũ Lão, Q.Gò Vấp (TP.HCM) trong ngày viếng, tưởng niệm Đại tướng - Ảnh: Minh Luân


Học sinh khó tiếp cận với bài đọc thêm về Đại tướng
Trong sách ngữ văn lớp 12 (chương trình cơ bản) có bài đọc thêm “Những ngày đầu của nước Việt Nam mới” (trích Những năm tháng không thể nào quên, do Nhà văn Hữu Mai thể hiện, NXB Quân đội in và phát hành) có gần 7 trang (từ trang 204 đến giữa trang 210) đề cập đến hồi ký của Đại tướng về tình hình đất nước lúc bấy giờ.
Theo đó, phần tiểu dẫn nói về Đại tướng chưa đầy trang 204, nêu ngày tháng năm sinh, quê quán của ông. Đồng thời phần này cũng nêu các mốc thời gian quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đại tướng, như: tháng 12.1944, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, năm 1948 ông được phong hàm Đại tướng, là Tổng tư lệnh quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam. Ông trực tiếp chỉ huy chiến dịch Biên giới năm 1950, chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975…
Theo ông Trần Đình Tư, giáo viên sử của Trường THPT Long Thới (Nhà Bè, TP.HCM), thì việc thể hiện tác phẩm này trong sách ngữ văn là không phù hợp. “Vì Đại tướng là nhân vật lịch sử, vai trò của ông thể hiện nổi bật ở các mốc lịch sử chứ không phải văn học”, ông Tư nói.
PGS-TS Hà Minh Hồng, Trưởng bộ môn lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM nhận định: “Nếu đưa Đại tướng vào bài đọc thêm trong SGK ngữ văn thì không hay tí nào. Đó là bài đọc thêm, học sinh ít quan tâm, nếu không muốn nói là các em sẽ không đọc. Nếu lấy những quyết lệnh của Đại tướng trong kháng chiến để dạy học sinh về nghị luận văn học thì tôi cho là phù hợp hơn. Đại tướng xứng đáng nằm trong bài học chính, để tất cả học sinh được học, được biết về người”.


* Tôi nghĩ, nên đưa nhân vật lịch sử Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào cấp tiểu học để giáo dục học sinh. Vì lứa tuổi này các em có trí nhớ tốt. Mặt khác, điều này cũng có lợi, vì nếu ai không may nghỉ học giữa chừng ở cấp 2, cấp 3 thì vẫn được học, biết về Đại tướng ở tiểu học. (Nguyễn Minh Hiếu, 23 tuổi, cựu sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM)
* Thời phổ thông, em chưa từng được học gì về Đại tướng, mà chỉ nghe anh họ kể về tài chỉ huy quân sự của đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhân vật lịch sử Trần Hưng Đạo. Bản thân em cũng thấy một điều lạ là vì sao Trần Hưng Đạo được đưa vào SGK lịch sử, còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì lại không? (Đỗ Thị Thùy Trang, 23 tuổi, đang làm việc tại Trường Ngoại ngữ Không Gian)

Minh Luân

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Công viên nước hiện đại nhất Triều Tiên

 

Công viên nước Munsun tại Bình Nhưỡng vừa chính thức mở cửa đón khách nhân kỷ niệm 68 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên.

congviennuoctrieutien15-4480-1382002679.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA cho hay ngày 15/10 khu giải trí dưới nước Munsu tại thủ đô Bình Nhưỡng chính thức mở cửa phục vụ nhân dân.
congviennuoctrieutien14-8084-1382002679.
Công viên nước Munsu được xây dựng từ tháng 2, nằm ở phía đông thủ đô Bình Nhưỡng và là một trong những công viên nước hiện đại nhất Triều Tiên, với những thiết bị đạt tiêu chuẩn thế giới.
congviennuoctrieutien13-6091-1382002679.
Khu vui chơi giải trí với nước này có diện tích lên đến 10,9 héc ta, bao gồm các công trình trong nhà và ngoài trời.
congviennuoctrieutien9-2571-1382002678.j
Quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (KPA) là đơn vị chính chịu trách nhiệm chính thi công công trình này. Trong ảnh, các quan chức chính phủ và quân đội cắt băng khánh thành sáng 15/10.
congviennuoctrieutien5-2275-1382002678.j
Trước đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nhiều lần thị sát công viên nước trong quá trình xây dựng và yêu cầu toàn thể công nhân và binh sĩ làm việc hết sức mình để hoàn thành khu vui chơi dưới nước trước lễ kỷ niệm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên 10/10.
trieu-5-6310-1382004920.jpg
Công viên nước Munsu nhìn từ vệ tinh khi đang xây dựng.
congviennuoctrieutien11-3751-1382002678.
Khu phức hợp vui chơi dưới nước Munsu sẽ là niềm tự hào của nhân dân Triều Tiên với thế giới, KCNA cho hay.
congviennuoctrieutien12-4332-1382002678.
Công viên nước Munsu là dự án lớn thứ ba được mở cửa trong tuần này ở Triều Tiên. Trước đó vào ngày 13/10, hai công trình lớn khác là bệnh viện nhi Okryu và một bệnh viên nha khoa được khánh thành.
congviennuoctrieutien10-1971-1382002678.
Trong thời gian gần đây hàng loạt các công trình hiện đại, đắt tiền được khởi công xây dựng tại Triều Tiên. Ngoài công viên nước Munsu đã khánh thành thì trong thời gian tới, khu nghỉ dưỡng trượt tuyết hàng triệu USD trên đèo Masik cũng sẽ được đưa vào sử dụng.
Quốc Anh (Ảnh: Xinhua)

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Nát lòng nhìn Đà Nẵng tan hoang sau bão

(NLĐO)- Sáng 15-10, chỉ sau vài giờ lướt qua TP Đà Nẵng bão số 11 đã làm hàng trăm ngôi nhà bị sập đổ, tốc mái; cây xanh ngã đổ khắp nơi. Dọc các tuyến đường ven biển, nhà dân đổ sập ngổn ngang, những con tàu neo đậu bị bão hất lên cao, các khối bê tông hàng tấn cũng bị “lột” khỏi nền đường…


Những hình ảnh phóng viên Người Lao Động ghi nhận tại TP Đà Nẵng:
 
 
Cây xanh bị ngã đổ

Gạch cũng bị bão nạy lên

Các con đường ven biển bị bão tàn phá nặng nề
 
Cột điện gãy đôi

Các tấm tôn, thép bay đầy đường

Nhà chị Trần Thị Bé (quận Sơn Trà) bị gió bão đánh sập hoàn toàn
 


Hoàng loạt quán nhậu trên đường Nguyễn Tất Thành bị sập đổ hoàn toàn


Một đèn tín hiệu giao thông bị bão đánh rớt, dây điện còn treo lủng lẳng
Biển báo cùng thanh sắt khá nặng và dày cũng bị bão “bẻ” gãy
Ông Nguyễn Đình ( ngụ lô 34A2, Trần Anh Tông, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu thẫn thờ bên kho xưởng kính bị bể, ước tính thiệt hại gần 3 tỉ đồng. "Toàn bộ gia tài của vợ chồng tích cóp được và vay mượn thêm để kinh doanh gương, kính. Bây giờ hết sạch rồi. Không biết lấy gì để trả nợ đây!". 
Hoàng Dũng- Tử Trực

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Trực tiếp: ĐƯA ĐẠI TƯỚNG VỀ ĐẤT MẸ

Bấm F5 để theo dõi
Lễ truy điệu diễn ra từ 7h sáng nay, sau đó linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được rước qua Lăng Bác, phố Điện Biên Phủ, qua ngôi nhà 30 Hoàng Diệu, tới Nội Bài rồi bay vào Đồng Hới. 
9h: Tại khu vực chân cầu Thăng Long, dù trời nắng to nhưng rất nhiều người già, em nhỏ vẫn kiên nhẫn đứng chờ đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi qua, mang theo hoa và di ảnh Đại tướng.
Theo ViệtNamnet
14h50: Đoàn xe chở  linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vào khu vực Vũng Chùa.
Võ Nguyên Giáp
Đi tới đâu, bà con cũng chia sẻ tình cảm ấm áp với Đại tướng bằng những hàng nước mắt lăn dài. Những bức di ảnh của Đại tướng được nâng trang trọng trên tay. Ước tính có khoảng 500.000 người dân Quảng Bình đổ ra hai bên đường để tiễn biệt Đại tướng. Nhiều người không kìm nét được cảm xúc cố tiến vào gần hơn với đoàn xe nên đoàn xe hộ tống đã phải đi chậm hơn so với dự kiến.
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
14h26: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thị trấn Ba Đồn. Hàng ngàn người dân đã tràn ra đường khiến đoàn xe phải dừng lại ít phút để bà con tiễn biệt Đại tướng.
Dòng người vẫn tiếp tục đổ về Vũng Chùa. Ban tổ chức lễ tang đã bố trí các điểm phát nước và đồ ăn cho những người đến viếng lễ tang. Khu vực Vũng Chùa chật cứng, ô tô phải đỗ cách Vũng Chùa 2km. 
Võ Nguyên Giáp
13h15: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi qua thị trấn Hoàn Lão (Bố Trạch, Quảng Bình), cách Vũng Chùa khoảng 40km. Trời hanh nắng nhưng hàng vạn người dân tập trung hai bên đường để tiễn biệt Đại tướng. 
12h50: Quốc lộ 1A, cảnh tượng không khác gì ở Hà Nội, cả biển người đứng chờ đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi qua để tiễn biệt Người. 
Đường từ sân bay Đồng Hới vào đến khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến là 70km mà đoàn xe di chuyển rất chậm vì dân chờ đợi hai bên đường
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp 
Theo Thanh niên
Người dân Quảng Bình đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp với một tâm thế vô cùng đặc biệt. Đại tướng là vị tướng của nhân dân, nhưng cũng là một người đồng hương

Ngày 13.10, đất mẹ Quảng Bình đón người con thân thương Võ Nguyên Giáp trong vô vàn tiếc thương:

Hàng ngàn người dân Quảng Bình đổ ra đường đón linh cữu Đại tướng - Ảnh: Độc Lập

Rất đông người dân đứng hai bên đường để chờ đón người con thân thương trở về với đất mẹ Quảng Bình - Ảnh: Độc Lập




Ai cũng muốn chạm vào chiếc linh xa chở linh cữu Đại tướng - Ảnh: Độc Lập

Vừa ra khỏi Sân bay Đồng Hới, đoàn linh xa đã đi qua "biển người" chờ sẵn bên ngoài - Ảnh: Độc Lập


"Biển người" đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ảnh Độc Lập
13 giờ 2 phút: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi qua cầu vượt thuộc địa phận huyện Bố Trạch (Quảng Bình).



Người dân Bố Trạch (Quảng Bình) đứng chật kín hai bên đường đón đoàn linh xa chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ảnh: Tuyết Khoa
13 giờ 20: Đoàn xe hộ tống linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào địa phận H.Bố Trạch (Quảng Bình). Người dân đứng hai bên đường cầm trên tay di ảnh Đại tướng, hoa cúc vàng đưa tiễn Đại tướng về với đất mẹ. 
linh cữu đại tướng qua huyện Bố Trạch  1
linh cữu đại tướng qua huyện Bố Trạch  2
Người dân Bố Trạch tiếc thương Đại tướng
linh cữu đại tướng qua huyện Bố Trạch  3
linh cữu đại tướng qua huyện Bố Trạch  4
Đoàn linh xa đi qua H.Bố Trạch, Quảng Bình
linh cữu đại tướng qua huyện Bố Trạch  5
Hình ảnh đoàn đưa linh cữu đại tướng qua huyện Bố Trạch và biển người đưa tiễn - Ảnh: Trương Quang Nam
Theo Dân luận
2h: Người dân Quảng Bình đứng 2 bên đường để được trông thấy đoàn xe đi qua. Ở Quảng Bình, người ta gọi Đại tướng là Thánh Võ cũng không sai.


Facebook nhà báo Thanh Hải
1h50:Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đang đi với tốc độ tương đối chậm bởi 2 bên đường đang có quá nhiều người dân.

1h43: Quá đông người đang tập trung bên đường, hy vọng BTC vẫn làm chủ được tình hình


FB Một Đồng Chí Tuyen
Người dân tràn ra Quốc lộ khi linh xa chở Đại tướng đi qua.



Ảnh: ca sĩ Phương Thanh
1h40: Đoàn xe tang Đại tướng đã di chuyển được hơn 20km từ sân bay Đồng Hới, còn 50 km nữa là sẽ đến Vũng Chùa. 
1h40: Đoàn xe tang Đại tướng đã di chuyển được hơn 20km từ sân bay Đồng Hới, còn 50 km nữa là sẽ đến Vũng Chùa
1h35: ở những tuyến đường đoàn xe chở Linh cữu Đại tướng đi qua đang có rất đông người.


Ảnh: facebook Vương Đăng Minh
1h25: Hình ảnh tại Vũng Chùa lúc này, đã sẵn sàng cho lễ an táng Đại tướng.

13h05: Trời chuyển mây đen sầm sì



13h00: Lúc này tại Vũng Chùa, người dân đang ngóng chờ linh xa. 
12h45: Linh xa Đại tướng đã chuyển bánh ra khỏi sân bay Đồng Hới, tiến về quốc lộ 1A.


12h40: Đoàn xe ra đến cổng sân bay Đồng Hới lúc 12h35, người dân 2 bên đường bật khóc. 
12h30: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đã rời sân bay Đồng Hới hướng ra quốc lộ 1A về Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng tại mảnh đất quê hương. Từ Đồng Hới về Vũng Chùa khoảng 60km.


Ảnh: Quân đội Nhân dân.

Đài truyền hình Việt Nam VTV tác nghiệp tại Vũng Chùa - Đảo Yến. 


Hình ảnh gia đình Đại tướng (Ảnh: Facebook Phạm Hùng)
12h17:Quốc kỳ đang được các tiêu binh phủ lên linh xa của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng thời đặt lồng kính lên linh cữu của Đại tướng.


12h14: Khoảng hơn 500.000 người tiễn đưa Đại tướng.

Hàng nghìn người dân Quảng Bình đứng hai bên đường ra sân bay Đồng Hới chờ đón linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Nguyễn Đông.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng gia quyến đang đi theo đoàn hộ tống linh cữu lên linh xa đặt tại sân bay Đồng Hới.


Ảnh: Quân đội Nhân dân.


Ảnh: Quân đội Nhân dân.
11h45: Chuyên cơ mang số hiệu VN 1911, chở các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Quân đội, gia quyến và bạn bè đã về tới thành phố Đồng Hới.
11h29: Tại sân bay Đồng Hới, công tác chuẩn bị đã hoàn tất. Đội tiêu binh và phương tiện rước linh cữu của Đại tướng đã tập trung theo đội hình tại khu vực phía trong của sân bay.
11h45: Chuyên cơ mang số hiệu VN 1911, chở các lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Quân đội, gia quyến và bạn bè đã về tới thành phố Đồng Hới.
11h29: Tại sân bay Đồng Hới, công tác chuẩn bị đã hoàn tất. Đội tiêu binh và phương tiện rước linh cữu của Đại tướng đã tập trung theo đội hình tại khu vực phía trong của sân bay.

11h: Đoàn Mô tô treo cờ rũ, đầu xe có ảnh Đại tướng, đang tiến ra Vũng Chùa.Ảnh: FB Nguyễn Duy Hưng.


Ảnh: zing news

Hình ảnh xúc động, một bác thương binh đi xe đạp cùng tham gia vào dòng người đi dự lễ tang Đại tướng. 
10h48: Tại đường vào sân bay Đồng Hới, người dân đội nắng đứng hai bên đường.

Theo Vietnamnet
12h50: Hai bên Quốc lộ 1A, cả biển người đứng chờ đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi qua để tiễn biệt Người. Do lượng người quá đông nên đoàn xe hiện di chuyển rất chậm, đến thời điểm này mới đi được hơn 1km tính từ sân bay Đồng Hới.
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
12h20: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng bắt đầu lăn bánh rời sân bay Đồng Hới ra quốc lộ 1A về Vũng Chùa - Đảo Yến, nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng.
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Ảnh: Duy Tuấn
12h15: Linh cữu Đại tướng được các tiêu binh đặt lên linh xa, phủ Quốc kỳ. 
12h10: Linh cữu Đại tướng được mang tới gần linh xa. Trên sân bay có đông đảo cán bộ, các lực lượng vũ trang và đại diện quê hương Đại tướng từ Lệ Thủy ra sân bay đón linh cữu Đại tướng. 
Võ Nguyên Giáp
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh cùng nâng linh cữu Đại tướng tiến về phía linh xa. Phía sau linh cữu là đại gia đình của Đại tướng.
Võ Nguyên Giáp
Đúng 12h00: Linh cữu Đại tướng được lực lượng tiêu binh cẩn thận chuyển ra linh xa. Từ sân bay ra Quốc lộ 1A khoảng 2km, người dân Quảng Bình đón hai bên đường chờ linh cữu Đại tướng.
Dẫn đầu đoàn là một tiêu binh nâng di ảnh Đại tướng, tiếp sau là một tiêu binh nâng Quốc kỳ; tiếp sau là một tiêu binh nâng bảng huân huy chương và đến con cháu Đại tướng rước bát hương. 10 tiêu binh khiêng linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ từ tiến về cỗ linh xa.
Trên sân bay Đồng Hới có đông đảo cán bộ, các lực lượng vũ trang và đại diện quê hương Đại tướng từ Lệ Thủy ra sân bay đón linh cữu Đại tướng.
11h55: Chuyên cơ VN103 chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hạ cánh an toàn xuống sân bay Đồng Hới.
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Ảnh: Quân đội nhân dân
11h: Tại sân bay Đồng Hới, Quảng Bình, mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất. Đội tiêu binh và phương tiện rước linh cữu của Đại tướng đã tập trung theo đội hình tại khu vực phía trong của sân bay.
Bên ngoài sân bay, người dân Quảng Bình và các vùng lân cận tập trung rất đông đón chờ linh cữu Đại tướng trở về đất mẹ.
Võ Nguyên Giáp
10h30: Tại sân bay Đồng Hới, Quảng Bình, các đơn vị chức năng chuẩn bị những khâu cuối cùng để đón linh cữu Đại tướng và đưa về nơi an nghỉ cuối cùng.
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
10h26: Chuyên cơ VN103 chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh từ sân bay Nội Bài. Dự kiến sau 1h30 bay, chuyên cơ sẽ hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới lúc 12h trưa nay.
Chuyên cơ VN103 cất cánh, để lại trong lòng những người đưa tiễn bao cảm xúc tiếc thương, kính trọng vị Đại tướng của nhân dân. Vĩnh biệt người anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hình ảnh và nhân cách của ông sẽ sống mãi trong lòng các thế hệ Việt Nam. Nhân dân cả nước nghiêng mình kính cẩn tiễn đưa vị Đại tướng của nhân dân.
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Ảnh: Phạm Hải
10h12: Linh cữu Đại tướng đã được chuyển lên chuyên cơ ATR 72 mang số hiệu VN103 - số tuổi của Đại tướng. Gia quyến và người thân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chầm chậm bước lên chuyên cơ thứ hai số hiệu VN1911 - năm sinh của vị tướng huyền thoại. 
9h56: Đoàn xe rước linh cữu Đại tướng đã tiếp cận với đường băng, đến gần chuyên cơ mang số hiệu VN103. Cỗ linh xa chở linh cữu Đại tướng đã tiến gần sát chuyên cơ.
9h52: Mọi công tác chuẩn bị ở sân bay Đồng Hới, Vũng Chùa đã sẵn sàng để đón linh cữu của Đại tướng về quê hương Quảng Bình với tất cả tấm lòng thành kính. 
9h47: Đoàn xe đang chầm chậm đi vào sân bay Nội Bài. Những tiếng khóc vỡ òa từ người dân đón Người bật lên nức nở khi xe chở linh cữu Đại tướng đi qua.
Võ Nguyên Giáp
Ảnh: Kiên Trung
9h40: Tại sân bay Nội Bài, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết: Thời tiết ở Hà Nội và Quảng Bình đều rất thuận lợi cho chuyến bay nên sẽ không xảy ra hiện tượng rung lắc. 
Hai chuyến bay ATR 72 và A321 phục vụ tang lễ sẽ mang số hiệu lần lượt là VN103 và VN1911. Quy trình phục vụ chuyến bay được thực hiện chu đáo theo quy trình chuyên cơ. 
Thời gian đón linh cữu của Đại tướng dự kiến vào khoảng 13 giờ ngày 13/10 tại sân bay Đồng Hới. Sau đó, linh cữu Đại tướng sẽ được di chuyển bằng xe ôtô ra thẳng khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch để tổ chức lễ an táng.
 Võ Nguyên Giáp
Theo Infonet
Trưa 13/10, máy bay ATR 72 số hiệu HVN103 chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp cất cánh từ Sân bay Nội Bài về Quảng Bình. Lúc này, trái tim hàng chục triệu người dân Việt đang dõi theo hành trình của hai chuyên cơ đưa Đại tướng về quê hương. Infonet xin phép cập nhật về hành trình chuyến bay này kể từ khi cất cánh cho đến khi hạ cánh.
11h13, Thanh niên tình nguyện cầm di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp mong chờ máy bay đáp xuống sân bay.


11h00, tại Quảng Bình:


Trước sân bay Đồng Hới, người dân đội nắng chờ đợi.




Hình ảnh người dân ngồi chờ trước đường ra vào sân bay Đồng Hới, Quảng Bình



Sau đó vài phút, chuyên cơ số hiệu HVN1911 đã cất cánh khỏi sân bay.

10h30: 2 chuyên cơ số hiệu HVN103 và HVN1911 đang điều hướng để chuẩn bị cất cánh.

Vào lúc: 10h28, cả hai chuyên cơ đặc biệt chở linh cữu và gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang chuẩn bị cất cánh khỏi đường băng sân bay Nội Bài.

10h40, tại Quảng Bình: 


Đoàn tang lễ quân đội tiến vào Cảng hàng không Đồng Hới.



Dù nắng nóng nhưng dân dân vẫn đợi Đại tướng trở về.


Một cụ già được CSGT dìu vào chỗ mát

10h30: Chuyên cơ đặc biệt đã chuyển bánh, đang trên đường ra đường băng, chuẩn bị thực hiện cất cánh. Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các hành khách có mặt tại sân bay đều nghiêng mình chào từ biệt Đại tướng.

10h25: trước sân bay Đồng Hới, Quảng Bình
Dòng người đổ về ngày một đông khiến lực lượng chức năng khá vất vả đảm bảo an ninh.



Hội cựu chiến binh Quảng Bình tiến vào khu vực Cảng hàng không Đồng Hới... nhưng không được vào sân bay.




10h20: tại Quảng Bình: Đoàn xe đón rước linh cữu Đại tướng đã tiến vào sân bay Đồng Hới





10h20: Ảnh Tri Thức chụp tại sân bay Nội Bài:




10h15': Tại Quảng Bình:

Dòng người đổ về thôn Thọ Sơn, Quảng Đông vẫn không ngừng.



Tại khu vực sân bay Đồng Hới, xe cấp cứu được điều đến phục vụ vì số lượng người dân đến rất đông trong thời tiết oi bức.



9h55: Hình ảnh linh cữu đang tiến dần đến cửa chuyên cơ đặc biệt.




9h55:
 Hình ảnh linh cữu đang tiến dần đến cửa chuyên cơ đặc biệt, đây là hình ảnh mà những ai có mặt sẽ khó thể nào quên. Linh xa tiến đến cửa và chỉ ít phút nữa, linh cữu sẽ được đặt trang trọng trên chuyên cơ ATR72. Đi cùng chuyên cơ này có gia quyến của Đại tướng.

Chuyên cơ 2 phục vụ các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trong tiếng nhạc Hồn tử sĩ, các chiến sĩ đang chuẩn bị nghi lễ đưa linh cữu Đại tướng lên chuyến bay.Theo Vietnamnet
10h30: Tại sân bay Đồng Hới, Quảng Bình, các đơn vị chức năng chuẩn bị những khâu cuối cùng để đón linh cữu Đại tướng và đưa về nơi an nghỉ cuối cùng.
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
10h26: Chuyên cơ VN103 chở linh cữu Đại tướng đã cất cánh từ sân bay Nội Bài. Dự kiến sau 1h30 bay, chuyên cơ sẽ hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới lúc 12h trưa nay.
Chuyên cơ VN103 cất cánh, để lại trong lòng những người đưa tiễn bao cảm xúc tiếc thương, kính trọng vị Đại tướng của nhân dân. Vĩnh biệt người anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hình ảnh và nhân cách của ông sẽ sống mãi trong lòng các thế hệ Việt Nam. Nhân dân cả nước nghiêng mình kính cẩn tiễn đưa vị Đại tướng của nhân dân.
10h12: Linh cữu Đại tướng đã được chuyển lên chuyên cơ ATR 72 mang số hiệu VN103 - số tuổi của Đại tướng. Gia quyến và người thân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chầm chậm bước lên chuyên cơ thứ hai số hiệu VN1911 - năm sinh của vị tướng huyền thoại.
9h56: Đoàn xe rước linh cữu Đại tướng đã tiếp cận với đường băng, đến gần chuyên cơ mang số hiệu VN103. Cỗ linh xa chở linh cữu Đại tướng đã tiến gần sát chuyên cơ.
9h52: Mọi công tác chuẩn bị ở sân bay Đồng Hới, Vũng Chùa đã sẵn sàng để đón linh cữu của Đại tướng về quê hương Quảng Bình với tất cả tấm lòng thành kính.
9h47: Đoàn xe đang chầm chậm đi vào sân bay Nội Bài. Những tiếng khóc vỡ òa từ người dân đón Người bật lên nức nở khi xe chở linh cữu Đại tướng đi qua.
Võ Nguyên Giáp
Ảnh: Kiên Trung
9h40: Tại sân bay Nội Bài, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng Việt Nam Lại Xuân Thanh cho biết: Thời tiết ở Hà Nội và Quảng Bình đều rất thuận lợi cho chuyến bay nên sẽ không xảy ra hiện tượng rung lắc.
Hai chuyến bay ATR 72 và A321 phục vụ tang lễ sẽ mang số hiệu lần lượt là VN103 và VN1911. Quy trình phục vụ chuyến bay được thực hiện chu đáo theo quy trình chuyên cơ.
Thời gian đón linh cữu của Đại tướng dự kiến vào khoảng 13 giờ ngày 13/10 tại sân bay Đồng Hới. Sau đó, linh cữu Đại tướng sẽ được di chuyển bằng xe ôtô ra thẳng khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch để tổ chức lễ an táng.
 Võ Nguyên Giáp
Sân bay Nội Bài trước giờ phút đón linh cữu Đại tướng lên máy bay
9h: Tại khu vực chân cầu Thăng Long, dù trời nắng to nhưng rất nhiều người già, em nhỏ vẫn kiên nhẫn đứng chờ đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi qua, mang theo hoa và di ảnh Đại tướng.
Theo Dân Luận
Sau một ngày lễ viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp được tổ chức trọng thể tại nhiều nơi trên đất nước, bắt đầu từ 7h sáng nay, 13/10, lễ truy điệu và an táng Đại tướng cũng sẽ được cử hành.

Dongbv: vitalk.vn - Phóng viên Nguyễn Hưng cho biết: Suốt dọc 30km từ nội thành tới sân bay Nội Bài công an, dân phòng, sinh viên tình nguyện giăng thành hàng hai bên đường từ sáng sớm. Ở nhiều “vị trí đẹp”, nhiều người dân cũng ra giữ chỗ, mang theo cả radio để nghe tường thuật.


Dòng người tiễn đưa Đại tướng trên đường Kim Mã. Ảnh: FB Tuấn Anh. 9h50:Đoàn xe đã tới sân bay, các loại xe đã dẹp đường sang đôi bên. Người dân đứng rất đông. Trong thời gian này các chuyến bay đều hoãn.
9h10: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đang di chuyển qua cầu Thăng Long để hướng về sân bay Nội Bài. Tất cả phương tiện và người dân không được đi qua cầu trong thời gian đoàn xe di chuyển.
9h00: Lúc này, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đang có mặt ở sân bay Nội Bài để thị sát lần cuối công tác chuẩn bị cũng như chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

8h45: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đang di chuyển trên đường Xuân Thủy - Cầu Giấy, nhiều người đều đổ dồn về phía lòng đường để được nhìn gần hơn. Nhiều người quỳ xuống bên đường để thể hiện lòng thành kính với Đại tướng.
8h35: Đoàn linh xa rời nhà Đại tướng ở số 30 Hoàng Diệu để tiếp tục hành trình theo tuyến đường Kim Mã - Cầu Giấy - Xuân Thủy - Phạm Văn Đồng - Nội Bài.
Các bạn sinh viên, Thanh niên tình nguyện quỳ dưới đường để tiễn biệt Đại tướng trước nhà người khi đoàn linh xa về đến 30 Hoàng Diệu. Ảnh của Hoàng Linh.


8h22: Linh xa đã dừng lại trước nhà riêng Đại tướng, 30 Hoàng Diệu. Ảnh: Hoàng Linh. 

Ảnh: Hoàng Linh. 
>
8h13: Đoàn xe đi qua đường Độc lập. Trên vỉa hè phía quảng trường Ba Đình, một đoàn sĩ quan quân đội xếp hàng chào Đại tướng rất trang nghiêm.
8h10: Tại đường Xuân Thủy - Phạm Văn Đồng, lúc này, hàng nghìn người đang tập trung đông đủ hai bên đường ngóng chờ giờ phút đoàn xe chở lĩnh cữu của Đại tướng đi qua. Mặc dù, rất đông người nhưng ai cũng tự ý thức trật tự trước giờ phút trang nghiêm. Trên mỗi nét mặt của người đưa tiễn đều trầm buồn thương xót bởi chỉ ít phút nữa thôi, sau khi qua đoạn đường này, đoàn xe sẽ lên sân bay Nội Bài.
8h: Đoàn linh xa đã đi qua các phố Lê Thánh Tông, Tràng Tiền. Hai bên đường, người dân đứng rất đông để tiễn biệt Đại tướng.
Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đang diễu hành trên các tuyến phố Hà Nội để đưa Đại tướng về thăm lại ngôi nhà 30 Hoàng Diệu, trước khi người chia tay nó vĩnh viễn.
8h sáng, người dân đứng chờ đoàn xe đi qua kín 2 bên đường.




Dòng người chờ đón đoàn xe chở linh cữu Đại tướng trước Quảng trường Cách mạng tháng Tám. Ảnh: FB Nhan Duc. 7h47: Xe đã tiến ra cổng Nhà tang lễ. Người dân đứng túc trực rất đông bên ngoài. Các chiến sỹ xếp thành hàng rào phục vụ cho xe tang lễ.

7h45: Ông Võ Điện Biên - con trai Đại tướng - cúi đầu cảm ơn tất cả mọi người đã tiễn đưa Đại tướng
trước khi đoàn xe chuyển bánh rời về nhà riêng của Đại tướng ở Hoàng Diệu.
7h41: Xe tang đã bắt đầu lăn bánh, dòng người nối dài phía sau, hai bên được phủ xanh bởi các chiến sỹ quân đội.


7h39: Cờ Tổ quốc được phủ lên quan tài. Dòng người đang di chuyển ra phía trước cổng Nhà tang lễ.



7h34: Quan tài được đặt lên xe tang. Dòng người từ trong Nhà tang lễ bước theo các chiến sỹ.


7h30: Bốn nguyên thủ quốc gia và mười chiến sỹ tiêu binh từ từ khiêng quan tài ra xe tang.


7h24: Đoàn tiêu binh bắt đầu khiêng hoa, di ảnh của Đại tướng ra xe tang. Một chiến sỹ gấp cờ trên quan tài của Đại tướng.


7h22: Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi vòng quanh linh cữu. Hai người con dìu bà Đặng Bích Hà - phu nhân Đại tướng - đi đầu.

7h19: Các nhà lãnh đạo Đảng, Chính phủ và Quân đội đi vòng quanh linh cữu của Đại tướng, đi đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.

7h18: Ông Võ Điện Biên nghẹn ngào nói: "Khi Đại tướng mất đi, tinh thần của Đại tướng sẽ hóa vào tinh thần của hàng trăm hàng triệu trái tim Việt Nam, tạo nên sức mạnh dân tộc."
7h15: Ông Võ Điện Biên - con trai trưởng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - lên phát biểu, thay mặt gia đình tỏ lòng biết ơn sâu sắc với Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân đã tạo điều kiện để hoàn thành tâm nguyện của Đại tướng.

7h14: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Thưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thưa anh Văn, hôm nay, chúng tôi có mặt tại đây để bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc để đưa tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng... ". Một phút mặc niệm bắt đầu.


Một phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp 7h01: Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc Điếu văn khai mạc và tiểu sử, cuộc đời hoạt động Cách mạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:


7h00: Ông Vũ Xuân Phúc, Phó Thủ tướng, Trưởng ban Tổ chức Lễ tang lên phát biểu và tổ chức lễ chào cờ.
6h42: Công tác chuẩn bị Lễ truy điệu và di quan Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã hoàn tất. Cỗ xe linh xa đã được đưa vào trong sân Nhà tang lễ Quốc gia. Ba tốp tiêu binh đại diện cho ba lực lượng lục quân, hải quân, không quân xếp thành 4 hàng trước nhà tang lễ để chuẩn bị cho lễ di quan. Đứng đầu hàng tiêu binh là một sỹ quan mang cờ rủ buộc dải băng đen. Đội quân nhạc đã sẵn sàng vào vị trí. Phía sau Đội quân nhạc là các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các tướng lĩnh quân đội.


6h30: Các lực lượng đã vào vị trí, sẵn sàng cho Lễ Truy điệu Đại tướng. (Ảnh: Soha)





6h30: Thông tin từ Ban Tổ chức lễ Quốc tang cho hay tính đến 14h30 ngày 12/10, tại Nhà Tang lễ quốc gia đã có trên 200 đoàn chính thức đăng ký vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tính tới 21h cùng ngày, số lượng người vào dâng hương và tưởng niệm Đại tướng được ước tính tới 20.000 lượt.
6h27: Hoa hồng trên tay mỗi người để bày tỏ lòng thành kính với vị Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam.


Ảnh: Zing
6h:21: Nhiều lãnh đạo khác tới nhà tang lễ. Các nghi thức chuẩn bị đưa tiễn Đại tướng đã hoàn tất.

Chuẩn bị lư hương trước linh cữu Đại tướng (Nguồn: Soha)
6h20: Xe tang đã đến khu vực nhà tang lễ. Trên xe đã chuẩn bị sẵn nhiều vòng hoa.


Xe chở linh cữu Đại tướng đã sẵn sàng trước khu vực Nhà tang lễ Quốc gia. (Ảnh: Infonet) 6h10, bên trong khuôn viên nhà Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, một số người vẫn quét dọn khu vườn phía trước cho sạch sẽ. Hàng nghìn bó hoa trải dọc các lối đi vào nhà của vị Đại tướng tài ba. Phía cổng ngoài, các lực lượng làm nhiệm vụ an ninh đã vào các vị trí được phân công.
6h07: Vỉa hè Trần Hưng Đạo đã chật kín người

6h06: Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước tới nhà tang lễ. Ngay sau Chủ tịch nước là các cháu, chắt của Đại tướng.
<
img src="http://st.vitalk.vn/img/2013/10_13/chau2-5be52_2htnh3e18j2b3_2htnh5si5j3al__2hto407h84qb4.jpg" width="560" />



Các chắt nhỏ tuổi của Đại tướng cũng tới rất sớm. (Ảnh: Soha) 6h05, để đảm bảo cho tuyến đường thông thoáng khi linh cữu Đại tướng đi qua, cảnh sát đang yêu cầu người dân ngồi bên vỉa hè thay vì họ ngồi ở giữa tuyến đường như hiện nay. Trong ít phút, hàng nghìn người dân đã chấp hành nghiêm chỉnh.
Di ảnh được đặt trong sân nhà Đại tướng


5h50: Bên trong nhà Tang lễ, đội tiêu binh đã sẵn sàng, chuẩn bị những khâu cuối cùng 
5h30: Đoàn xe nghi lễ đã sẵn sàng dù 7h mới bắt đầu lễ truy điệu.

Nhiều bạn trẻ mang di ảnh của Đại tướng tới buổi lễ.

5h25p: Rất nhiều hàng rào đã được lập cách nhà tang lễ hơn 1km.

Rất nhiều người dân đã có mặt tại khu vực Nhà tang lễ.

5h20p: Hai thanh niên đã ngủ lại đây đêm qua với mong muốn sáng nay sẽ được nhìn thấy linh cữu Đại tướng. Hai bạn trẻ này đã khôgn được viếng Đại tướng ngày hôm qua (Ảnh: Zing)

5h10p sáng 13/10: Trời còn rất tối nhưng các lực lượng phục vụ cho lễ tang Đại tướng đã hoạt động từ khuya. Nhiều người dân ngủ lại qua đêm tại khu vực Nhà tang lễ để hôm sau có thể nhìn thấy linh cữu Đại tướng.
 
Người dân tập trung xung quanh khu vực nhà tang lễ rất đông

Theo Vietnam net

Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp

Ảnh: Thủy Chung
8h45: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đang di chuyển trên đường Xuân Thủy - Cầu Giấy, nhiều người đều đổ dồn về phía lòng đường để được nhìn gần hơn. Nhiều người quỳ xuống bên đường để thể hiện lòng thành kính với Đại tướng.
Tại sân bay Nội Bài, các phi công, tiếp viên đang chuẩn bị đón linh cữu ở sân bay:
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Ảnh: XĐ
8h40: Tại khu vực đường Phạm Văn Đồng, do lượng người dồn về đây quá đông đã dẫn đến hiện tượng lòng đường bị tắc nghẽn cục bộ. Lực lượng cảnh sát giao thông, an ninh trật tự đang phối hợp với thanh niên, sinh viên tình nguyện tìm cách giải tỏa đảm bảo đường thông thoáng cho đoàn xe chở linh cữu Đại tướng sắp đi qua.
Trước cổng trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đường Xuân Thủy, đoàn người trật tự đứng chờ đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi qua. Hàng trăm sinh viên tình nguyện đã có mặt ở đây từ sáng sớm để làm hàng rào giữ trật tự.
8h37: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng di chuyển qua đường Kim Mã. Nhiều người nước ngoài sống tại Việt Nam cũng có mặt trên đường Kim Mã để cùng người dân Việt Nam tiễn đưa Đại tướng. Tất cả đều chia sẻ rằng: Họ rất ngưỡng mộ và khâm phục người Đại tướng của nhân dân này và họ đã khóc khi nghe tin Đại tướng ra đi.
8h30: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng rời nhà riêng 30 Hoàng Diệu tiếp tục di chuyển theo đường Trần Phú - Sơn Tây - Kim Mã. Khi đoàn xe đi qua, nhiều người dân đã hô vang trong nước mắt “Võ Nguyên Giáp - Đại tướng của nhân dân”. Từ em nhỏ tới các cụ già và cả những bạn trẻ đều không cầm được nước mắt khi nghĩ tới việc mình sẽ không bao giờ được gặp lại vị Đại tướng vô cùng đức độ, thánh thiện.
8h20: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đang dừng lại trước nhà riêng của Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu để gia quyến rước di ảnh Đại tướng vào nhà thắp hương làm lễ theo phong tục. Tại khu vực đối diện ngôi nhà, nhiều Phật tử đang làm lễ cầu siêu.
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Ảnh: Phạm Hải

Giây phút đoàn xe chở linh cữu Đại tướng dừng lại, nhiều người đã không cầm được nước mắt, khóc thương Đại tướng như vĩnh biệt người thân của mình. Ai cũng muốn được đứng thật gần linh cữu để thể hiện tình cảm của mình.
8h13: Cỗ linh xa chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua Quảng trường Ba Đình.
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp 
Võ Nguyên Giáp 
Võ Nguyên Giáp 
Ảnh: Quốc Anh
8h10: Tại đường Xuân Thủy - Phạm Văn Đồng, lúc này, hàng nghìn người đang tập trung đông đủ hai bên đường ngóng chờ giờ phút đoàn xe chở lĩnh cữu của Đại tướng đi qua.
8h5: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi qua khu vực Bờ Hồ, phố Hàng Khay - Tràng Thi.
8h: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang di chuyển trên phố Tràng Tiền. Hàng nghìn người dân đứng hai bên đường tiễn biệt Đại tướng.
Trong đám đông, từ trước khi linh cữu Đại tướng đi qua, đã có những tiếng sụt sịt… Nhưng càng đến thời khắc được nhìn thấy linh cữu Người thì những tiếng khóc ngày một nhiều. Khi đoàn tiêu binh đi qua, đặc biệt là khi linh cữu Người tiến về gần biển người dân đang chờ đón thì tất cả khóc òa.
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Ảnh: Cẩm Quyên
Những tiếng gọi “Bác ơi”, “Bác Giáp ơi” vang lên giữa không gian đã khiến tất cả vỡ òa, thổi bùng cảm xúc của toàn bộ những người đứng đợi. Họ đồng loạt gọi tên Đại tướng trong đau thương, tiếc nuối. Có người chắp tay khấn Đại tướng mà nước mắt vẫn tuôn rơi. Có người giơ tay chào Người như một lời tiễn biệt cuối cùng để đưa Đại tướng về nơi an nghỉ ngàn thu.
Linh cữu Đại tướng đi qua rồi, nhiều người dân chạy dọc theo con phố để được nhìn Đại tướng thêm chút nữa. Nếu không có lực lượng an ninh ngăn lại, họ sẽ tiếp tục theo chân đưa tiễn Đại tướng qua Lăng Bác, qua 30 Hoàng Diệu.
7h50: Tại số 30 Hoàng Diệu - nơi ít phút nữa đoàn xe chở lĩnh cựu Đại tướng sẽ dừng lại để vào làm lễ, hiện tại, các tầng lớp nhân dân đều đứng yên lặng và trật tự, nhiều người mang theo hoa và di ảnh của Đại tướng. Mọi người đang rất nóng lòng được tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần cuối. Không khí như trùng xuống, nhiều người không cầm được nước mắt.
7h40: Linh cữu Đại tướng bắt đầu được di chuyển rời nhà tang lễ Quốc gia. Đi trước linh cữu, 2 sĩ quan mang di ảnh Đại tướng, 1 sĩ quan mang bảng huân chương và 1 sĩ quan cầm Quốc kỳ. Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, lãnh đạo cấp cao nước ngoài, gia quyến Đại tướng đi bộ theo cỗ linh xa ra ngoài nhà tang lễ.
7h35: Linh cữu Đại tướng được đặt lên cỗ linh xa. Sau đó, linh cữu được phủ Quốc kỳ, đặt trong lồng kính trên cỗ linh xa có gắn pháo.
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp 
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp
Võ Nguyên Giáp 
Ảnh: Lê Anh Dũng
Ít phút nữa, linh cữu Đại tướng sẽ được di chuyển dọc theo các tuyến phố Lê Thánh Tông - Tràng Tiền - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu (qua nhà riêng Đại tướng làm lễ theo nghi thức tâm linh truyền thống), sau đó, đoàn xe tiếp tục đi theo đường Kim Mã - Cầu Giấy - cầu Thăng Long ra sân bay Nội Bài.

Võ Nguyên Giáp

7h25: Lễ di quan Đại tướng bắt đầu. Linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chuyển ra linh xa. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng 10 chiến sỹ khiêng linh cữu di chuyển từ trong nhà tang lễ ra linh xa.
Võ Nguyên Giáp 7h20: Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội, các lãnh đạo cấp cao nước ngoài, các đoàn ngoại giao, các bộ, ban, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố đi một vòng quanh linh cữu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
7h15: Ông Võ Điện Biên, con trai cả của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu cảm tạ.Võ Nguyên Giáp
Sẽ hòa cùng tinh thần triệu người dân đất Việt


Ông Võ Điện Biên thay mặt gia đình "bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lòng biết ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội và đồng bào chiến sĩ cả nước đã tạo mọi điều kiện để thực hiện tâm nguyện của Ba chúng tôi là trở về quê hương.


"Chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết rằng, mọi lời ca ngợi đối với Đại tướng là lời ca ngợi với Bác Hồ, với các thế hệ lãnh đạo của Đảng, với tất cả đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh và đóng góp bằng tâm trí và máu xương trong hai cuộc kháng chiến vừa qua. Là lời ca ngợi với tất cả những người con ưu tú đã ngã xuống để bảo vệ và gìn giữ mảnh đất này.


Để tỏ lòng biết ơn, không lời nào có thể diễn đạt được hết tấm lòng của gia đình", ông Võ Điện Biên nghẹn ngào.
Sức khỏe và tuổi thọ cho đến những năm vừa qua, là nhờ tấm lòng của tất cả mọi người, hàng triệu người dân Việt Nam. Từ các thế hệ đã trải qua lịch sử khốc liệt nhất của dân tộc, đến những thế hệ thanh niên, thiếu nhi chưa bao giờ biết đến tiếng bom - ông Điện Biên lặng im hồi lâu, rơi nước mắt.


Xin gửi lời cảm ơn đến quân đội, bệnh viện và tập thể y bác sĩ đã chăm sóc Đại tướng đến những giây cuối cùng. Trong giây phút này, xin phép được ngẩng đầu tạ ơn tiên tổ của đất nước Việt Nam, tạ ơn anh linh của hàng nghìn anh hùng liệt sĩ hàng nghìn năm nay đã ngã xuống vì mảnh đất này và luôn đồng hành với Đại tướng cho đến phút cuối cùng.

"Đại tướng đã cả đời vì nước, vì dân. Lúc mất đi, chắc chắn tinh thần của Đại tướng sẽ hòa vào tinh thần của hàng chục triệu người dân đất Việt, biến thành sức mạnh, vì một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng", người con trai cả của Đại tướng bày tỏ. 
7h14: Sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn là một phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Võ Nguyên Giáp
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin tưởng niệm Đại tướng

7h: Nghi thức chào cờ tại lễ truy điệu Đại tướng bắt đầu tại nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tưởng niệm Đại tướng.
Võ Nguyên Giáp
Trong điếu văn, Tổng bí thư khẳng định: Tên tuổi Đại tướng mãi lưu danh trong lịch sử
Tổng bí thư nói, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người học trò gần gũi của Hồ Chí Minh, vị Đại tướng kiên trung. Sự ra đi của ông là một tổn thất lớn với Đảng, nhà nước, nhân dân và quân đội Việt Nam.
"Trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn, BCH Trung ương, QH, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ, Quân ủy Trung ương cùng đồng bào, chiến sĩ tổ chức trọng thể lễ truy điệu và tiễn đưa đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng", Tổng bí thư trân trọng.
Ngay sau đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu tóm lược về toàn bộ cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng đã góp phần thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám
Vào chiến dịch chống Pháp ông đã chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng. Đặc biệt, năm 1954 đã chỉ huy chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ "Cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân làm nên chiến thắng Điện Biên".
Ngay sau năm 1954, Đại tướng đã cùng toàn Đảng, toàn quân làm hai việc là xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, góp phần vào giải phóng miền Nam.
"Trọn cuộc đời với hơn 80 năm hoạt động cách mạng, Đại tướng đã có nhiều cống hiến sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng, gắn với quá trình phát triển và những mốc son trọng đại, oanh liệt của lịch sử".
Đại tướng luôn nêu cao tinh thần tiến công sáng tạo trong nghệ thuật quân sự, quyết chiến, quyết thắng. Tên tuổi Đại tướng gắn liền với hai cuộc kháng chiến trường kỳ, bảo vệ Tổ quốc.
Thắng lợi đó được dẫn dắt bởi Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được làm nên bởi ý chí quyết chiến quyết thắng của toàn dân, của toàn đội ngũ lãnh dạo được tôi luyện, mà Võ Nguyên Giáp.
Đồng chí đã cùng phát triển học thuyết quân sự, phát triển nghệ thuật quân sự thế giới, tinh hoa lịch sử, làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Với lực lượng vũ trang và quân đội, Đại tướng luôn yêu thương chiến sĩ, có mặt ở những địa bàn trọng yếu.
Chúng ta luôn ghi nhớ và mãi tự hào về một Tổng tư lệnh tài năng xuất chúng nhưng gần gụi thân thiết.
Trong công cuộc xây dựng đất nước, Đại tướng luôn đóng góp ý kiến vào những vấn đề của đất nước như khoa học giáo dục, quân sự...
Luôn quan tâm tới vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng, luôn nói phải xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực.
Đồng chí luôn căn dặn cán bộ gương mẫu, làm gương cho cán bộ cấp dưới, bản thân đồng chí luôn thực hiện nói và làm, thể hiện rõ phẩm chất cần kiệm chí công vô tư, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đặt lợi ích của toàn dân lên trên hết
Đảng, nhà nước, nhân dân đánh giá cao đồng chí. Quân đội suy tôn đồng chí là Anh Cả của quân đội.
Là vị tướng của nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc.
Trong công cuộc đấu tranh vì hòa bình, tên tuổi của đồng chí được thế giới vinh danh.
Với quê hương Quảng Bình, Đại tướng là niềm tự hào to lớn của mỗi người dân Quảng Bình, luôn mong muốn Quảng Bình phát triển.
Với 103 tuổi đời, hơn 70 tuổi Đảng, với những cống hiến xuất sắc, đồng chí đã được tặng nhiều huân huy chương cao quý. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng là tấm gương quý để toàn dân học tập, noi theo.
Thưa đồng chí Võ Nguyên Giáp, thưa anh Văn, hôm nay chúng tôi có mặt ở đây bày tỏ tình cảm, niềm thương. Chúng tôi nguyện cùng toàn Đảng, toàn quân, dân ra sức phấn đấu đi theo con đường mà anh và toàn đảng đã đi, phấn đấu cả đời vì độc lập dân tộc. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì một nước Việt Nam công bằng, dân chủ, văn minh.
Anh ra đi nhưng hình ảnh và cống hiến cho dân tộc sống mãi với non sông đất nước. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đại tướng".
Ngay từ 5 giờ sáng, rất nhiều người dân đã đổ về khu vực quanh nhà tang lễ chờ tiễn đưa Đại tướng.
Họ ngồi chật kín các vỉa hè kéo dài từ đầu phố Lý Thường Kiệt đến Nhà hát Lớn. 
Võ Nguyên Giáp


Tại ngã năm Cửa Nam, Công an đã chốt chặn để đảm bảo an ninh trật tự. Từ đây đến Điện Biên Phủ, Hoàng Diệu, lực lượng an ninh dàn quân từ sáng để chuẩn bị đón linh cữu Đại tướng đi qua.
6h40: Tại khu vực phố Sơn Tây - Kim Mã có rất đông thanh niên tình nguyện đứng dọc bên vỉa hè để thực hiện phân làn, dẫn đường cho người dân.
6h30: Rất nhiều người dân có mặt tại khu vực 30 Hoàng Diệu - nhà riêng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp để mong được lần cuối nhìn thấy linh cữu của Đại tướng trước khi Người về với đất mẹ Quảng Bình.
Nhiều bạn trẻ đã thức trắng đêm đi bộ từ nhà tang lễ về đây. Gương mặt thoáng chút mệt mỏi sau một đêm không ngủ, nhưng họ đều vô cùng xúc động.
6h20: Tại khu vực ngã 5 phố Lê Thánh Tông - Trần Hưng Đạo - hướng đi đầu tiên sau khi đoàn xe chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất phát di chuyển từ nhà tang lễ Quốc gia, rất đông người dân đã có mặt ở đây, đứng trật tự trên vỉa hè.  
Bà Nguyễn Thị Hường, một người dân ở Thanh Trì, Hà Nội cho biết đã có mặt ở đây đúng 5 giờ sáng. Sau hơn 8 tiếng đồng hồ xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng suốt ngày hôm qua 12/10, bà không may mắn được vào viếng. Bà quyết tâm sáng nay phải lên sớm để kịp vĩnh biệt Đại tướng.
6h: Trước thời điểm bắt đầu lễ truy điệu, tại nhà tang lễ Quốc gia số 5, Trần Thánh Tông Hà Nội, các lực lượng tiêu binh đã tập hợp đội hình trước sân nhà tang lễ. Đoàn xe tang, xe nghi thức đã có mặt ở khu vực quy định.
Võ Nguyên Giáp
Đội tiêu binh tập hợp trước nhà tang lễ
Võ Nguyên Giáp


Võ Nguyên Giáp


Người dân dậy từ rất sớm


Các loại hoa đã được phát cho người dân. Bánh mì, nước uống cũng được phát miễn phí.
Theo Ban tổ chức lễ tang, khoảng 8h15, linh cữu Đại tướng sẽ bắt đầu được di chuyển khỏi nhà tang lễ.
Võ Nguyên Giáp
Di ảnh Đại tướng được người dân đặt trước nhà riêng
Đoàn xe rước linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ đi theo lộ trình từ nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ qua số 30 Hoàng Diệu. Sau đó tiếp tục đi theo đường Kim Mã, Cầu Giấy, cầu Thăng Long ra sân bay Nội Bài.
Từ Đồng Hới, linh cữu Đại tướng được đưa về khu an nghỉ tại Vũng Chùa - Đảo Yến bằng ô tô.
VietNamNet truyền hình trực tiếp lễ truy điệu và an táng Đại tướng.
Võ Nguyên Giáp
11h trưa 13/10, linh cữu Đại tướng sẽ được chuyển lên chuyên cơ ATR72 của Vietnam Airlines để đưa vào Quảng Bình. 
Chiếc ATR 72 chở linh cữu Đại tướng sẽ cất cánh trước tiên, sau 5 phút thì chuyên cơ chở gia đình Đại tướng và Ban tang lễ sẽ khởi hành.
Chuyến bay chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp có số hiệu VN103, đúng bằng tuổi thọ của Đại tướng. Chuyến bay chở người nhà và Ban Tang lễ được đặt theo năm sinh của Đại tướng – VN1911.
12h25, máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới, Quảng Bình.
13h30, Lễ an táng Đại tướng bắt đầu tại Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình và kết thúc.