Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

Nhớ thương Võ Phiến (1925- 2015)

Đặng Tiến


Nhà Văn Võ Phiến vừa từ trần tại Los Angeles, Hoa Kỳ, vào lúc 17 giờ ngày 28.9.2015. Diễn Đàn xin chân thành chia buồn với gia đình và đông đảo bạn hữu cũng như rất nhiều bạn đọc của ông.
Từ khi ra đời, Diễn Đàn đã có nhiều dịp giới thiệu với bạn đọc nhà văn lớn này, qua ngòi bút của nhà phê bình Đặng Tiến, bạn ông. Ngoài những bài viết về văn học trong và ngoài nước mà tên tuổi Võ Phiến được nhắc tới, Đặng Tiến đã trực tiếp viết về Võ Phiến trong các bài:
1/ Võ Phiến: Điệu nhạc thầm và Truyện thật ngắn. Báo giấy số 2 (tháng 11.1991), đã chuyển mã và đăng lại trên báo mạng ở địa chỉ:
http://www.diendan.org/tai-lieu/bao-cu/so-002/vo-phien-truyen-that-ngan
2/ Thẩn thơ Võ Phiến, đăng hai số 73 (tháng 4.1998) và 74 (tháng 5.1998);
3/ Võ Phiến với văn học miền Nam, số 100 (tháng 10.2000).
Ngoài ra, Diễn Đàn cũng đã đăng một bài Võ Phiến viết về Mai Thảosố 90 (tháng 11.1999). (*)
Tin Võ Phiến từ trần đã nhanh chóng được loan trên mạng, với nhiều bài nói lên sự nghiệp và văn tài của ông. Về phần mình, nhà phê bình Đặng Tiến đã gửi ngay cho Diễn Đàn hai bài viết. Cùng với bài Nhớ thương Võ Phiến dưới đây, xin mời bạn bấm vào đây để đọc bài thứ hai, cũ hơn nhưng được ông "cập nhật cho ngày tang Võ Phiến". Một bài viết nói lên sự đồng cảm sâu sắc giữa nhà văn và nhà phê bình, như chính Võ Phiến từng ghi nhận lúc sinh thời (xem Phụ chú của bài).
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Diễn Đàn


(*) Các số báo 73, 74, 90, 100 tạm thời chỉ có trên mạng dưới hình thức các tệp pdf, sắp tới chúng tôi sẽ đưa lên từng bài riêng.

Bình Định có câu ca dao hay :
Ai về Bồ địch Giếng vuông
Để thương để nhớ để buồn cho ai
Bồ địch là tên một xóm quê, nơi Võ Phiến sinh ra, năm 1925, thuộc làng Trà Bồng, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Giếng vuông là di tích của người Chăm, cách thôn Bồ địch non cây số, nơi có nghề dệt chiếu nổi tiếng.
Nhà văn tên thật là Đoàn Thế Nhơn, đinh cư tại Hoa Kỳ từ cuối tháng 3-1975, đã tạ thế tại Los Angeles, Hoa Kỳ, lúc 17 giờ ngày 28-9-2015, một ngày thu mà từ 1993 ông đã linh cảm :
Mai kia ta đi mất…
(…)
Tháng chín rập rờn lá xoan xanh thẫm
Gió đôi khi dừng lại ghé thăm vườn
Thơ thẩn tìm, chẳng thấy ta đâu
Nháo nhác một hồi
Rồi cũng bỏ qua thôi…

Võ Phiến là một nhà văn, một tác gia lớn hàng đầu của văn học Việt Nam kể từ thời có văn chương quốc ngữ, nổi bật từ giữa thế kỷ XX đến nay.
Ông là tác giả của 25 đầu sách in tại Miền Nam trước 1975, 19 cuốn in tại Hoa Kỳ sau này, tác phẩm in lại thành 10 cuốn trong bộ Toàn Tập Võ Phiến phân chia theo thể loại : 2 tập tùy bút, 2 tập tiểu thuyết, 2 tập truyện ngắn,phần còn lại là tiểu luận, tạp luận, tạp bút và đàm thoại. Ngoài ra, còn có một Tuyển Tập in hai lần, lần tái bản có bổ sung.
Như vậy, Võ Phiến là tác giả sản xuất đều tay, dù cảnh sống có thay đổi lớn. Nói chung, những sáng tác tiêu biểu đã ra đời trước 1975. Khi ra nước ngoài, ông viết « lai rai », thường là những bài ngắn và nhận xét về cuộc sống, nhưng đã có công lớn trong công cuộc sưu tầm, tập hợp, bình luận các tác phẩm in ấn dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa, chia ra theo thể loại : truyện (ba cuốn), ký, tùy bút và kịch, thơ, mỗi loại một cuốn, rất tiện dụng cho độc giả. Và bảo tồn được một nền văn học mà tác giả cho là « bất hạnh ». Dĩ nhiên là còn phải ghi nhận công trình biên khảo Văn học Miền Nam Tổng quan, nguồn tư liệu cần yếu cho cả văn học và xã hội học một thời.
Võ Phiến là một tài năng lớn lao, một tấm lòng với đất nước, tận tụy với văn học. Và một phong cách có một không hai.
Khi sức khỏe suy yếu, ông đã cho in tác phẩm có tên Cuối Cùng, 2009, có một truyện ngắn bắt đầu bằng câu : « Ở khu phố tôi trưa trưa thường có chim bay… » Ý tứ không có gì đặc sắc, nhưng người đọc nhận ra ngay phong cách Võ Phiến.
Vì không ai viết văn như thế.
Và vì viết như thế, phải là nhà văn lớn.

Đặng Tiến

29-9-2015

Thứ Tư, 23 tháng 9, 2015

Tuổi hai mươi yêu dấu - Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Có được thì có mất

Mục lục


Chương 1 
Chương 2 
Chương 3 
Chương 4 
Chương 5 
Chương 6 
Chương 7 
Chương 8 
Chương 9 
Chương 10 
Chương 11 
Chương 12 
Chương 13 
Chương 14 
Chương 15 
Chương 16 
Chương 17 
Chương 18 
Chương 19 
Chương 20 
Chương 21 
Chương 22 
Chương 23 
Chương 24 
Chương 25 
Chương 26 
Chương 27 
Chương 28 
Chương 29 
Chương 30 
Chú giải 
© Nguyễn Huy Thiệp

CHƯƠNG 1
Chẳng ai hiểu cóc khô gì



Hỏi tên? Rằng biển xanh dâu
Hỏi quê? Rằng mộng ban đầu rất xa
Gọi tên là một hai ba
Đếm là diệu tưởng, đo là nghi tâm…
Bùi Giáng 1

-      Xin lỗi, anh không có tâm trạng tốt lắm.
-      Thì anh có bao giờ có tâm trạng tốt đâu!
Trao đổi bạn bè


Tôi là Khuê. Năm nay tôi 20 tuổi. Tôi muốn nói với các người rằng chẳng ai hiểu cóc khô gì.

Ví dụ như gia đình tôi. Tôi có bố mẹ và một thằng anh trai ngu hết chỗ nói. Bố mẹ tôi không ngu, họ chỉ là những ông bố bà mẹ bình thường, thậm chí thành đạt trong xã hội. Hãy nghe mẹ tôi nói với bố tôi: “Anh ăn đi, anh phải ăn khỏe vào mới được. Anh ăn quả trứng vịt lộn này nhé! Uống cả sữa nữa”. Bố tôi nằm trên đivăng, lim dim mắt. Tôi rất ghét cung cách ấy của ông. Nếu mẹ tôi đi vắng, có khách đến (nhất là khách nữ) ông ta trở nên nhanh nhẹn như một con báo. Có lẽ bố tôi là một người rất thạo đàn bà. Tôi đã thấy nhiều cô thút thít khóc khi nói chuyện với ông. Lúc ấy ông lại vỗ về họ với vẻ từng trải: “Không sao… không sao! Đời ấy mà… cuộc sống là thế…”. Sau đó ông lấy ví ra cho họ tiền, ông giúi vào tay họ và vị khách trứ danh kia nín bặt. Giời ạ, thế mà với tôi ông rất bủn xỉn. Tôi không có một đôi giày nào tử tế, còn áo với quần thì toàn là thứ tầm tầm! Từ bản năng, tôi ngấm ngầm căm ghét gia đình tôi thậm tệ. Sự từng trải, hiểu biết của bố tôi… sự chu đáo tận tụy của mẹ tôi… sự lên mặt đạo đức khôn ngoan của thằng anh tôi… Tất cả những điều như thế khiến tôi lộn mửa. Tôi là cái gì ở cái nhà này? Tôi mãi mãi không bao giờ được như họ. Tôi là con gián, là con kiến, là con số không. Chẳng ai hiểu cóc khô gì về tôi.

Chẳng ai hiểu cóc khô gì! Ví dụ như ở trường học. Tôi ngạc nhiên vì tại sao người ta lại đi nhồi nhét hàng mớ kiến thức chữ nghĩa như thế vào đầu bọn trẻ bao nhiêu năm trời? Tôi công nhận những kiến thức tiểu học là có lý. Những thày cô giáo thật ra thày cô giáo! Họ đúng là những bậc thánh, mặc dầu các thày cô giáo tiểu học ở đâu cũng vậy, họ đều có vẻ nghèo nàn, nhếch nhác và bẩn thỉu. Lên bậc trung học và đại học thì toàn bộ nền giáo dục đều đáng vứt đi cả. Kiến thức thì rối rắm, rỗng tuếch, vô bổ, chẳng ai hiểu cóc khô gì. Bọn giáo sư đại học ăn diện và vô đạo đức nói nhăng nói cuội ở trên bục giảng. Chính họ cũng chẳng hiểu họ nói cái gì. Nền giáo dục trung học và đại học theo tôi là một nền giáo dục ngục tù, khủng bố. Nó làm cho toàn bộ thanh niên chúng tôi trở nên kiệt sức, ấm ớ, dở hơi hoặc đểu cáng theo một cách nào đấy. Nó là một nền giáo dục đào tạo lưu manh. Tất cả những thanh niên thành đạt của nền giáo dục đó đểu là những tên lưu manh một trăm phần trăm, tôi xin thề như vậy!

Ký ức đẹp đẽ nhất của tôi về nhà trường (và của tất cả những ai lương thiện thực sự) – tôi xin thề như vậy, chỉ là ở việc dạy đọc, dạy viết, dạy cộng trừ nhân chia… thấp thoáng với mấy bóng hình thày cô thảm hại. Tôi đã đọc ở đâu đấy một bài thơ viết về họ, câu chữ ở trong bài thơ thì không ra gì nhưng tình cảm của người viết khiến tôi xúc động:

Người ta phải cám ơn anh, người thày giáo nông thôn
Anh là người khai hóa vĩ đại của nhân dân tôi
Đây mới là kiến thức tinh khiết
Cho dù nó vừa thô sơ, vừa sai lầm, lại ấu trĩ nữa
Nó là a, b, c
Ơi anh giáo làng!
Anh phải làm việc với lũ ranh con thò lò mũi
Chúng không biết thế nào là tay phải, tay trái
Anh sẽ dạy chúng, phải không, sẽ dạy chúng:
Tay phải thì giương cao, còn tay trái đặt lên trái tim
Anh sẽ dạy chúng, phải không, sẽ dạy chúng:
Mẹ thì không bao giờ được quên
Phía trước là chân lý
Rất có thể có nạn hồng thủy
Mà ngoài trái đất là thiên hà
Chữ đầu tiên là chữ a…2

Tôi căm ghét “nền giáo dục cao cấp”, mặc dầu tôi đang là sinh viên năm thứ hai đại học. Trừ một số đứa ở thành thị (trong đó có tôi) còn hầu hết đều ở nông thôn ra. Chúng đều như những cô chiêu, cậu ấm. Bọn này ăn diện, cố học đòi cung cách thành phố bằng những đồng tiền còm cõi mà bố mẹ chúng tằn tiện gửi ra. Tôi thấy chúng lố bịch không tưởng được. Tất cả sự chăm chỉ đèn sách của chúng đều giả tạo, không đứa nào dám nhận rằng những thứ kiến thức được học đều đáng vứt đi, không vứt đi trước thì rồi sau này cũng vứt. Tóm lại, chẳng ra cứt chó gì!

Chẳng ai hiểu cóc khô gì! Ví dụ như khi ta mở tivi. Người ta đang truyền hình trực tiếp phiên họp Quốc hội. Các nghị sĩ ngủ gật. Người ta cãi nhau về mấy chữ trong điều luật. Lúng túng kinh khủng. Tôi thấy rõ người ta lúng túng trong việc điều hành đất nước. Nhân dân đang lầm lẫn thảm hại, họ đặt niềm tin của họ vào một lũ người thối tha, dốt đặc. Đáng lẽ ra phải kín nhẹm đi (cái lũ phường tuồng ấy) thì họ lại chường mặt ra ở trên tivi chơi trò “dân chủ”. Nhân dân không cần dân chủ, họ cũng chẳng ưagì độc tài, ai cai trị cũng thế thôi nhưng điều cơ bản là họ được sống yên ổn, no ấm.

Chẳng ai hiểu cóc khô gì! Tôi muốn gào toáng lên như vậy. Thời của tôi đang sống là thời chó má. Tin tôi đi, một trăm phần trăm là như thế đấy!

© Nguyễn Huy Thiệp

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Có được thì có mất


CHÚNG TA ĐỀU YẾU ỚT ...

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cùng tác giả, nhà thơ Hồng Thanh Quang
 
CHÚNG TA ĐỀU YẾU ỚT
- Hồng Thanh QuangTrong văn chương, anh quyết liệt, nhưng trong đời sống thì đôi khi anh lại rất nhũn nhặn. Đấy là bản năng tự vệ của anh?
- Nguyễn Huy Thiệp: Xét cho cùng, tất cả chúng ta đều rất yếu ớt... Và ở đời luôn có nhiều nghịch lý. Tác phẩm có thể thế này thế nọ nhưng trong cuộc sống, tôi cũng là con người chừng mực chứ không quá khích. Bạn bè bảo, mình là “người hiền”, tức là...
Độ lượng với bạn bè, dễ tha thứ những lầm lẫn của người thân?
Đúng. Và đã làm một nhà văn, rõ ràng là dù anh viết kiểu gì mà trong sản phẩm của anh không có giá trị thẩm mỹ, không có giá trị nhân văn thì vứt đi! Cái điều ấy nó phải nhuyễn từ trong cuộc sống hằng ngày, từ cách ứng xử, chứ khác đi, người đời sẽ nhận ra ngay là có một sự giả mạo nào đấy!
Đôi khi nhà văn thể hiện trong tác phẩm những điều mà trong đời thực họ không làm được. Anh có cảm giác là một tác phẩm của anh chính là sự thể hiện một bản năng nào đó mà trong các hành vi ứng xử đời thường, anh không bao giờ thực hiện?
Có lẽ điều ấy cũng chỉ là một phần thôi, chứ cũng không thể nào đúng hết tất cả được. Theo tôi, mỗi một tác phẩm văn học ra đời đều có một cái gì đó riêng, thật khó biết, khó lý giải, kể cả bản thân người viết. Nhiều khi, ta ngồi vào viết một truyện ngắn hay một tiểu thuyết chỉ vì một câu nói nào đó của một ai đó bỗng nhiên đánh thức toàn bộ tiềm năng ở ta... Hôm ở Văn Miếu, trong cuộc giao lưu của các nhà văn thuộc khối Cộng đồng Pháp ngữ, tôi có đặt ra một câu hỏi đối với các đồng nghiệp Canada, Thụy Sĩ, Pháp... “Tại sao ông viết văn?”. Đấy là một câu hỏi khó, nếu trả lời thành thực!
Bản thân nhà văn Nguyễn Huy Thiệp sau chừng ấy năm làm nghề đã có thể trả lời một cách giản dị và rõ ràng chưa?
Cái đấy thì phải chia ra rất nhiều giai đoạn khác nhau, thậm chí có thể phụ thuộc vào từng tác phẩm cụ thể. Thí dụ, khi là một thanh niên 16- 17 tuổi, viết một bài thơ chỉ từ một ý nghĩ vớ vẩn, như để tán gái chẳng hạn. Thì việc này cũng chả có gì là xấu. Lớn lên một chút thì có thể viết vì danh. Việc khao khát danh tiếng cũng là tốt đẹp thôi, anh muốn thể hiện mình, khẳng định mình, muốn để người đời không khinh rẻ nọ kia... Hoặc đến lúc nào đó, anh tưởng bở, anh lại viết vì lợi, anh nghĩ rằng tác phẩm văn học có thể đem lại cho mình tiền bạc. Cũng là ham muốn lành mạnh. Nhưng cuối cùng, đến một lúc nào đấy, thì rõ ràng nhà văn sẽ thấy cái ý thức xã hội của người cầm bút phải là rất lớn.
Có thể anh chỉ nghĩ đơn giản là viết một tác phẩm để tặng một cô gái nhưng lại thành bài thơ tình để đời, còn có thể anh viết với một động cơ rất cao cả, rất mỹ miều, song tác phẩm lại dở?
Đúng! Và tính thẩm mỹ và tính nhân đạo mới chính là giá trị của nhà văn. Nhưng ông phải sống thế nào, phải tu thân thế nào, phải làm việc thế nào mới có được những cái ấy.
Rất nhiều người còn tiếp tục hy vọng vào Nguyễn Huy Thiệp như một nhà văn, nhưng có thể nói lên điều này: anh đã làm được phần lớn sự nghiệp của anh trong văn học! Đến bây giờ, anh có thể trả lời một cách giản dị rằng rốt cuộc Nguyễn Huy Thiệp viết văn vì cái gì?
Cái câu này thì không thể giả nhời được.
“TÔI CŨNG ÂN HẬN”
Có bao giờ Nguyễn Huy Thiệp viết một tác phẩm nào đó chỉ để thanh toán “ân oán giang hồ” với một vài đồng nghiệp?
Không bao giờ! Vì việc ấy quá ư tầm thường.
Không bao giờ? Anh có thể lý giải như thế nào về một số tên nhân vật, một số chi tiết trong những chuyện ngắn rất hay của mình, ví dụ như “Kiếm sắc” chẳng hạn?
Thời tôi xuất hiện trên văn đàn, cả xã hội ta cùng đổi mới. Lúc đó cũng xuất hiện thái độ phê phán rất gay gắt đối với cơ chế bao cấp, sự trì trệ trong làng văn. Và những cá nhân có trách nhiệm trong những chuyện đó thì phải chịu trách nhiệm...
Có những người có lỗi không phải vì những việc họ đã làm mà vì họ đã không làm những công việc mà phận sự, chức danh bắt buộc phải làm. Và điều đó làm cho những người trẻ tuổi, nhất là những văn nghệ sĩ trẻ tuổi buồn...
Đúng! Đúng! Thậm chí trước khi viết “Kiếm sắc”, tôi chưa bao giờ gặp mặt ông Nguyễn Đình Thi, ông Nguyễn Khải...
Nhưng ông Nguyễn Khải đã nói về anh rất tốt...
Đúng, chính vì điều đó nên sau này tôi cũng thấy ân hận. Hay là thái độ đối xử của ông Nguyễn Đình Thi đối với tôi cũng rất đàng hoàng... Và sau này mình cũng nhận ra rằng họ cũng chả có tội gì, họ cũng là người của cơ chế mà thôi... Và cũng phải nói rằng, trong việc tôi đã làm cũng có sự lành mạnh của nó, nếu xét theo một khía cạnh nào đó. Và nếu như tôi không phải là một nhà văn hồn nhiên thì tôi không bao giờ viết được như thế.
Một khi chấp nhận Nguyễn Huy Thiệp với những giá trị văn học anh đã làm được, thì phải chấp nhận những khía cạnh khác gọi là hệ lụy kèm theo trong tính cách?
Đúng rồi.
Và không thể nói như một số nhà phê bình rằng, giá như thế này, giá như thế kia?
Đúng rồi, nó là mối tổng hòa các quan hệ thôi mà. Anh phải chịu tất cả những sự đắng- cay, ngọt- nhạt, tủi- buồn, vui- giận trong xã hội chứ!
Điều đó không có nghĩa là, khi chúng ta làm một điều ác, dù là vô tình, thì chúng ta không ân hận?
Đương nhiên. Thế nhưng trong cái nọ lại có cái kia. Trong thiện có ác, trong ác có thiện. Trong cái thị có cái phi, trong cái phi có cái thị. Trong cái phải có cái quấy, trong cái quấy nó cũng có cái phải của nó!
Chính cái sự va đập ấy sẽ điều chỉnh xã hội?
Đúng rồi. Cuộc sống là thế! Văn học cũng nên có một sự chấp nhận lành mạnh đối với tất cả những chuyện thiện- ác, thị- phi, phải- quấy, tốt- xấu, hay- dở...
Và trong vấn đề này ta không nên rành rẽ quá? Không nên giải thích quả trứng có trước hay con gà có trước, cũng như không thể nói ràng một nhà văn quấy viết văn hay tốt hơn, hay là một nhà văn rất đạo mạo, tử tế nhưng mà viết văn không hay tốt hơn?
Đúng rồi...

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: "Tôi cũng thấy ân hận"
KINH NGHIỆM MÀ CHI
Anh bắt đầu xuất hiện bằng chùm truyện “Những ngọn gió Hua Tát”, và có người nói rằng, Nguyễn Huy Thiệp đã “thừa hưởng” tất cả những văn hóa dân gian ở những năm ông đã dạy học trên miền núi, và sau này ông chỉ khai thác cái mỏ đấy thôi, và đây không thể là sản phẩm của đầu óc tự nhiên của một con người xuất thân từ ven đô như anh. Anh nghĩ thế nào, đấy là sự bôi bác anh hay là sự thật?
Cái truyện đầu tiên “Trái tim hổ” tôi viết năm 21 tuổi, năm 23- 24 tuổi, tôi viết được hai truyện tiếp theo: “Con thú thứ nhất” và “Tiệc xòe thứ nhất”. Mãi về sau khoảng độ năm 26- 27 tuổi, tôi mới hoàn chỉnh được 10 cái truyện ấy. Lúc đó, tôi chưa trải qua nhiều kinh nghiệm va chạm với cuộc đời, thậm chí chưa biết gì về ái tình, về sự vinh nhục, danh lợi... Thế nhưng, mình viết không hiểu sao cứ như ông già ấy, rất là chín...
Các nhà phê bình thường hay rút ra những khuôn mẫu để hình thành nhà văn, nhưng thực chất một nhà văn lớn không bao giờ nằm trong cái khuôn mẫu nào cả, mà họ thường là những hiện tượng dị biệt?
Những chuyện ấy đúng là trời cho. Giờ có kinh nghiệm, tôi có thể viết được 10 đến 20 truyện“Những ngọn gió Hua Tát” nữa, nhưng chắc chắn sẽ không còn được cái hương vị như thế nữa.
KHÔNG XẢ THÂN KHÓ THÀNH CÔNG
Có một thời gian gần đây, anh hay viết những bài giới thiệu thơ. Phải chăng anh không viết được truyện ngắn nữa nên anh “chuyển nghề” sang lĩnh vực mà không ít người cho rằng không phải là sở trường của Nguyễn Huy Thiệp?
Tôi nghĩ, nhu cầu viết về người này hay người khác, cũng như nhu cầu viết những bài tiểu luận mang tính chất phê bình- lý luận... đều là tự nhiên của người cầm bút. Nhìn rộng ra đội ngũ đương thời của mình, phát hiện ra những cái hay và cổ vũ những cái đó cũng là một nhu cầu bình thường của người cầm bút. Và như thế mới có được không khí văn học lành mạnh. Không ai có thể sống chỉ một mình, anh phải có bạn chơi chứ, anh phải có người trao đổi chứ! Ông Huy Cận có một câu thơ hay trích lại lời nói của ai có ý là: văn chương nó như một tiếng kêu gọi đàn. Tôi thấy điều đó rất là đúng! Làm sao có một nhà văn cô đơn tuyệt đối ở giữa đồng loại, ở giữa những người đương thời của mình được? Ông phải chú ý đến người nọ người kia, đến không khí văn chương lúc đó thì ông mới có thể viết ra một tác phẩm hợp thời chứ. Tôi vẫn nói là văn chương Việt Nam cũng giống như bóng đá Việt Nam: có nhiều người đá vào chân và cũng có nhiều người đá vào bóng, có người “đá” bằng tay, có người “đá” bằng đầu và cũng có người “đá” bằng các quan hệ. Thì một anh nhà văn Việt Nam cũng phải tham gia cái trận cầu ấy, ông cũng phải lớn lên, cũng phải trưởng thành. Đấy, tôi nghĩ các nhà văn nổi tiếng trên thế giới họ cũng thế thôi, các tác giả được giải thưởng Nobel cũng vậy thôi, cũng phải từ những sân bãi chật hẹp của họ, từ Brazil, từ Thụy Điển hay từ một nơi hoang vắng nào đó...
Đơn giản là việc giới thiệu một số tác giả, tác phẩm của anh là do nhu cầu muôn hòa nhập vào đời sống văn học đương thời chứ không phải như một số người nói rằng là dường như Nguyễn Huy Thiệp đang muôn tìm những người kế cận theo mình?
Không! Tôi chẳng làm điều ấy bao giờ, và dù công phu thế nào tôi cũng chẳng làm được. Chẳng có ai theo tôi!
Những tác giả cụ thể trong văn học Việt Nam hiện nay mà anh cảm thấy gần gụi về mặt nhận thức chân lý?
Nói thế thì rất khó. Tôi nghĩ, ở trên văn đàn hiện nay, rất nhiều người có tài. Chỉ tiếc rằng, vì lý do nọ hay lý do kia, đáng lẽ ra họ cần nỗ lực hơn nữa, vất vả hơn nữa, dấn thân hơn nữa...
Thực ra đối với một nhà văn, không thể nào thành đạt về mặt nghề nghiệp nếu không có sự xả thân và hy sinh tất cả những cái khác không phải là nghệ thuật? Không thể nào ăn gian?
Đúng rồi. Văn học không phải là công việc dễ dàng gì. Phải sống thế nào đấy, đi thế nào đấy, đọc thế nào đấy mới viết được. Tôi lấy một thí dụ, một trường hợp cụ thể của anh Nguyễn Việt Hà. Anh ta là người có tài, đọc nhiều, thế nhưng anh ta lại muốn tìm đến danh lợi trong văn học rất dễ dàng. Tôi vẫn thường xuyên nói với anh ta: Nếu ông vẫn vợ đẹp con khôn, đi làm lương vẫn cao, vẫn đi uống càphê ở Hai Bà Trưng hằng ngày, rồi ông vẫn sung sướng với những lời tán dương về tác phẩm cũ ấy thì rất khó!
Văn học ấy, cũng theo cái kiểu như tình yêu “theo tình tình phớt, phớt tình thình theo”, nếu anh không cố tìm danh lợi trong văn học thì may ra mới đạt được, còn phần lớn những người cố tình tìm thì chắc chắn không đạt được?
Đúng. Khổ lắm ông ạ.
Trong Kinh Thánh có khái niệm “người được lựa chọn”, đó là việc rất tình cờ, anh phải được lựa chọn vào việc đấy cơ thì may ra anh mới đạt được, còn anh cố tình phấn đấu thì cùng lắm anh chỉ ở cái tầm thê đội 2, không bao giờ lên được ngoại hạng?
Cũng có người nói như thế, thiên tài 99% là kiên nhẫn, còn 1% còn lại là thiên phú. Cũng có người nói ngược lại, 99% là trời mang đến. Theo tôi thì nó có cả hai yếu tố đấy, 50- 50.
Người ta bảo, khát vọng làm giàu của Nguyễn Huy Thiệp cho đến hôm nay vẫn còn chưa chấm dứt, điều đó có đúng không?
Không có đâu. Khi còn trẻ thôi. Sống đến lúc nào đấy ta sẽ thấy danh lợi nó vô nghĩa. Chuyện có tiền hay không đối với tôi bây giờ không quan trọng nữa, nhiều khi nhiều tiền mà mình không biết cách tiêu hay sử sụng nó, nó chỉ gây tại họa thôi. Thế nên người ta nói: Mưu cái lợi cho thiên hạ mới là lợi lớn, mưu cái danh cho muôn đời thì mới gọi là cái danh lớn. Nếu anh chỉ mưu cái lợi cho mình cá nhân anh mà xã hội không phát triển, không lành mạnh thì bản thân cái lợi của anh là bị kịch chứ, phải không?
Nhà  thơ  Nga Andrey Voznhesensky viết bài thơ có ý: khi mà các triệu phú vênh vang với cái nhận kim cương và cái vòng vàng xa hoa của mình, mà xã hội vẫn còn những người đói khát, những kẻ bần hàn, thì đấy là một sự vô liêm sỉ chứ không phải cái gì hay ho. ở ta có khá nhiều người chỉ lo cho con mình, cho nhà mình nhiều tiền, còn với người thiên hạ thì “sống chết mặc bay”. Và cái sứ mệnh của văn học có lẽ là làm sao để càng nhiều người hiểu ra điều này?
Đúng rồi. Nhưng tác động của văn học chỉ là một phần thôi. Chứ còn với mỗi cá nhân, chính cái sự ăn đòn từ cuộc sống sẽ giúp họ ngộ ra.
Cái sự “ăn đòn” ấy đôi khi chúng ta phải trông cậy vào Trời, thuyết “ác giả ác báo”, hay là thế nào?
Điều ấy là đương nhiên thôi.
QUAN TRỌNG LÀ TU THÂN
Anh có nghĩ rằng, tiền bạc cũng như tình yêu, nó làm cho người tốt trở nên tốt hơn, và những kẻ xấu thì càng xấu đi?
Cái gì cũng có hai mặt... Làm sao anh phải biết trung dung, biết hóa giải ở mức độ vừa phải, không để đến mức bi kịch.
Quan trọng vẫn phải là cốt cách của từng người một. Không có cốt cách thì mọi phúc lộc của giời chỉ có thể làm cho anh tồi tệ hơn?
Nói cốt cách thì hơi to, nhưng nhìn chung thì phải biết tu thân. Ngày xưa các cụ đã nói điều này rất nhiều rồi, nếu anh đức mỏng mà danh lớn, hoặc lợi lớn thì chỉ bi kịch mà thôi.
MỌI SỰ ĐỀU CÓ LÝ RIÊNG
Khi anh mới xuất hiện, anh đã làm cho các nhà văn đàn anh sững sờ. Và bây giờ, dù muốn hay không, với một lớp trẻ nào đấy, Nguyễn Huy Thiệp cũng đã trở thành cũ rồi. Anh có cảm thấy đau khi nhận thấy điều này không?
Chẳng có gì mà đau cả! Tôi nói thật với ông, với cuốn tiểu thuyết mới của tôi “Tuổi hai mươi yêu dấu”, tôi bảo đảm nó sẽ là một cuộc tranh luận văn học lớn. Nó sẽ là một cú sốc đối với tiểu thuyết Việt Nam!
Phải chăng thiên chức của văn học là để gây sốc?
Hoàn toàn không phải. Tất cả những nhà tiểu thuyết của chúng ta đều loanh quanh, đều ngậm ngùi về những thứ gì đã qua rồi. Tác phẩm của tôi là mang ý thức công dân rất cao. Tại vì tôi viết về vấn đề hiện nay gay cấn nhất, đấy là tầng lớp thanh niên hiện nay. Một nhà báo đã tới hỏi tôi, quan cuốn “Tuổi hai mươi yêu dấu”, ông muốn gửi thông điệp gì? Tôi có nói là: tôi cũng có tham vọng gửi nhiều thông điệp khác nhau tới độc giả, nhất là độc giả trẻ. Chí ít có hai điều mà tôi muốn nhấn mạnh. Một, hãy trở lại với thiên nhiên, tự nhiên. Xã hội càng phát triển, càng hiện đại bao nhiêu, ngoài những giá trị tích cực ra thì ở đó có chứa ẩn nhiều cạm bẫy, nhiều cám dỗ bấy nhiêu. Chỉ có thể trở về với tự nhiên, trở về với thiên nhiên, “trở về với Mẹ ta thôi”, thì lúc đấy con người mới tìm thấy cái tôi đích thực của mình. Hai, cuộc sống là tươi đẹp, tuổi trẻ là tươi đẹp, đừng nên vì bất cứ lý do gì mà hủy hoại hay làm tổn thương nó.
Thông điệp là rất hay, nhưng xin lỗi, thông điệp này của anh cũng không mới hơn tất cả những thông điệp đã có?
Đúng rồi. Không có một cái thông điệp nào mới cả, ông ạ. Thế nhưng nó mới ở cách đi vào lòng người.
Cách diễn đạt của anh sẽ đi vào lớp độc giả trẻ hiện nay? Anh có tin không?
Tôi tin chứ.
Bởi vì sao? Anh tin như thế vì đây là tác phẩm khá nhất của anh từ trước tới nay?
Đây không phải là một tác phẩm khá nhất. Tại vì nhiều lý do mà tôi chỉ đạt được 6/10 yêu cầu mà tôi đặt ra. Nhưng mà chỉ riêng như thế thôi, tôi bảo đảm với ông, nó vẫn sẽ là một sự kiện của tiểu thuyết Việt Nam!
Biên giới giữa một trí tuệ thực sự minh mẫn của một trí thức và tất cả sự ảo tưởng về thiên chức của mình bao giờ cũng mong manh. Thực tế thế giới hiện đại cho thấy những nhóm người nào cứ tự cho mình thiên chức đi khai hóa các dân tộc khác thì thường mang lại cái ác. Anh có cảm thấy sự mâu thuẫn khi một mặt chúng ta muốn sống lại với thiên nhiên, nhưng mặt khác lại muôn vươn tới những khuôn mẫu của một nền văn minh đô thị, sự bế tắc nào đấy thôi. Làm sao để những người bình thường phân biệt được?
Văn minh đô thị không phải là xấu. Nếu xấu thì ai lại đi xây nhà như vậy, nó phải có một cái lý gì của nó chứ! Nhưng tại sao cũng có những người qua cái đấy rồi thì lại mua nhà trên Xuân Mai, mua đất trên Ba Vì, lại đi về vùng biển? Cái nào cũng có giá trị của nó! Tất cả những cái đấy đều tồn tại song song với nhau cơ mà!
Như vậy, vấn đề là anh sẽ lựa chọn cái gì hợp với anh?
Đúng rồi! Nhà văn phải đặt ra những vấn đề đấy để độc giả lựa chọn, thanh niên lựa chọn.
Chúng ta không bao giờ được coi mình thông minh hơn người khác và tìm cách áp đặt? Tất cả những ai vẫn nghĩ rằng chỉ theo mình mới là đúng thì thường lại gây tai họa nhiều hơn. Quan trọng là phải tạo ra sự chọn lựa, và quan trọng là phải có tính thuyết phục.
Đúng rồi. Giáo dục văn minh có bắt ép sinh viên đâu. Ông lên lớp thì lên, ông không lên lớp thì thôi, họ chỉ hướng dẫn sách này kia phải đọc, còn tùy ông lựa chọn đề tài, phương pháp... Họ bắt ông động não chứ không làm hộ ông khâu suy nghĩ...

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Tuổi hai mươi yêu dấu
...sẽ là một cú sốc đối với tiểu thuyết Việt Nam
"
NHƯ MỘT CÁI CÂY
Nhật Bản từng có một truyện rất hay “Đèn không hắt bóng”. Anh có cảm thấy rằng sự anh minh của chúng ta đôi khi lại không soi rọi được những gì gần gũi nhất?
Đương nhiên rồi.
Anh chấp nhận điều đó, anh nói đương nhiên nhưng hẳn anh phải đau chứ?
Đau chứ! “Dao sắc không gọt được chuôi”, phải không?
Nhưng mà vẫn phải sống để viết? Và nếu mình không giúp được mình thì mình sẽ giúp được ai đó?
Mỗi con người phải có bài học riêng. Ông phải sống đến một mức nào đó để ông hiểu trời sinh ra ông để làm gì. Trời sinh ra chỉ để làm một việc thôi!
Còn những việc khác đôi khi cũng phải thua. Ai mà muốn thắng trong tất cả mọi việc thì người ấy rất dễ gây ra tội ác.
(Cười): Khó lắm! Tham thì thâm! Ông được thì ông phải mất! Ông muốn sướng thì ông phải có đau! Ông nhận thức được cái hay thì ông phải sống qua cái dở, thế thôi!
Anh có cảm thấy anh có cái dở gì không?
Hả? Nhiều chứ! Tôi cũng là một con người dao động, là một con người cũng thiếu tự tin.
Có nhiều cách dao động khác nhau. Có cách dao động của thân cây, gió chiều nào thì ngả về chiều ấy, nhưng vẫn đứng nguyên tại chỗ.
Không, mình vẫn phải có một số nguyên tắc nào đấy chứ! Tôi vẫn là một người Việt Nam, tôi vẫn hiểu được những giá trị văn minh Việt Nam, vẫn hiểu được những giá trị của cội nguồn Việt Nam, và tôi chẳng bao giờ dao động văng đi khỏi cái gốc của mình. Hay là tôi có thể bồ bịch lăng nhăng nhưng không bỏ vợ. Hay là tôi có thể làm nghề này nghề khác nhưng viết văn vẫn là cái trục chính. Thế thôi!
Vẫn là cái ý dao động nhưng không rời khỏi chỗ?
(Cười): Ừ! Hay tôi  là một cái thằng có thể nói là hèn, ít chịu hy sinh mà cũng không dám mất nhiều?.

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Tài trợ ba bệnh viện lớn mổ tim cho trẻ em nghèo

Cộng đồng xã hội đang đón nhận thông tin khá vui, chương trình “Trái Tim Hằng Hữu” của Công ty cổ phần Đại Nam (Bình Dương) tiếp tục tài trợ cho ba bệnh viện lớn ở TP Hồ Chí Minh gồm Bệnh viện Đại học Y Dược; Bệnh viện Chợ Rẫy và tài trợ trang thiết bị cho Bệnh viện Nhi Đồng I để cùng mổ tim trong năm 2016 đối với bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh đang còn xếp hàng chờ đợi được mổ tim tại các tuyến bệnh.


Đến nay, sau một năm khai sinh chương trình “Trái Tim Hằng Hữu” tài trợ hơn 20 tỷ đồng thực hiện cho trên 400 trẻ em bị bệnh tim có hoàn cảnh khó khăn đã được hỗ trợ phẫu thuật thành công tốt đẹp, mang lại trái tim khỏe mạnh cho các cháu.

Hơn 400 người đã lành bệnh

Nói về chương trình “Trái Tim Hằng Hữu”, PGT.TS.BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện Đại học Y dược (TP. HCM) kiêm Giám đốc Trung tâm tim mạch đánh giá đây là chương trình có ý nghĩa to lớn đối với những em bé nghèo không may mắc bệnh tim bẩm sinh.

Một số trang thiết bị như máy thở dùng trong mổ tim do chương trình “Trái Tim Hằng Hữu” tài trợ đã được đưa vào phục vụ cứu chữa bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng I - TP. HCM.
Theo bác sỹ Bình: “Công ty CP Đại Nam phối hợp với Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM) thực hiện chương trình mổ tim cho trẻ em nghèo trong suốt một năm qua. Điều đặc biệt trong một năm qua, việc thực hiện mổ trên 400 ca như vậy nhưng tất cả đều thành công tốt đẹp, may mắn không rủi ro xảy ra, mang lại trái tim lành mạnh cho các em. Trong suốt chương trình một năm như vậy, chúng tôi nhận được tài trợ từ chương trình “Trái Tim Hằng Hữu” đến nay trên 20 tỷ đồng. Hiện bệnh viện không quá lo lắng thiếu kinh phí để phục vụ cho chẩn đoán và điều trị cho trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn trong việc mổ tim. Ngoài ra, hỗ trợ tiền cấp cứu và sau khi điều trị lành bệnh các em còn được chương trình “ Trái Tim Hằng Hữu” hỗ trợ tiền mặt 3 triệu đồng/ca để bồi dưỡng sức khỏe trong quá trình phẫu thuật bị mất sức.

Bác sỹ Bình cho rằng ý nghĩa của chương trình thì khỏi phải bàn, nhưng trên hết rất biết ơn đến tấm lòng của ông Huỳnh Uy Dũng và bà Nguyễn Phương Hằng đã tâm huyết tài trợ không chỉ trong một năm đầu mà kéo dài trong 15 năm tới, với dự kiến thực hiện phẫu thuật cho 15.000 trẻ em không may mắc bệnh tim bẩm sinh. Chương trình còn thiết thực hơn nữa từ việc tầm soát chẩn đoán bệnh chính xác đến quá trình phẫu thuật điều trị, khâu chăm sóc về mặt tinh thần cho đến khi bệnh nhân điều trị khỏi bệnh...

Chương trình “ Trái Tim Hằng Hữu” đã đài thọ hơn 20 tỷ đồng mổ tim cho 400 trẻ em nghèo. Trong ảnh: Bệnh nhi không may mắc bệnh tim bẩm sinh được “Trái Tim Hằng Hữu” tài trợ đang chờ được mổ tại Bệnh viện Đại học Y Dược - TP.HCM.
Ông Bình cho biết thêm: Để tiếp tục đáp ứng nhu cầu tăng công suất mổ tim cứu sống trẻ em nghèo, Bệnh viện Đại học Y Dược đã triển khai được thêm 2 phòng mổ tim nhằm nâng cao năng lực và có thể đáp ứng mổ từ 500 - 700 trường hợp mỗi năm. Đây là con số được ký kết hợp đồng giữa Bệnh viện Đại học Y Dược với Công ty CP Đại Nam làm sao phấn đấu từ năm 2016 đến năm 2030, mỗi năm thực hiện mổ cho khoảng 1.000 trường hợp. Về phía Bệnh viện Đại học Y Dược đã tổ chức đầy đủ cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, để thúc đẩy chương trình nhanh chóng, hoàn thiện hơn nữa, chương trình “Trái Tim Hằng Hữu” còn tài trợ thêm các máy móc thiết bị cho bệnh viện. “Như vậy, cho tới thời điểm này, chúng tôi đã tổ chức đầy đủ cơ sở vật chất và nhân sự để đáp ứng thực hiện đúng số lượng đã cam kết. Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn nữa cho chương trình mang lại hiệu quả thiết thực cho cộng đồng xã hội, chúng tôi nghĩ không chỉ riêng Bệnh viện Đại học Y Dược mà các đơn vị y tế khác có điều kiện mổ tim cần chung tay để thúc đẩy chương trình thiện nguyện “Trái Tim Hằng Hữu” ngày càng phát huy hiệu quả trong công tác nhân đạo cứu trẻ em có hoàn cảnh khó khăn không may mắc bệnh tim bẩm sinh” - bác sỹ Bình bày tỏ.

Bệnh viện Chợ Rẫy và Nhi Đồng I cùng tham gia

Bác sỹ Lê Thành Khánh Vân, Chuyên khoa 2 - Trung tâm tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy cho hay: Bệnh viện Chợ Rẫy đang nhận được tài trợ từ chương trình “Trái Tim Hằng Hữu” của Công ty CP Đại Nam hỗ trợ mổ tim cho trẻ em nghèo ở Bệnh viện Chợ Rẫy. Hiện Bệnh viện Chợ Rẫy phẫu thuật tim bẩm sinh để giúp chia sẻ những gánh nặng từ thực tế của xã hội. Vì việc chờ phẫu thuật tim bẩm sinh của các cháu, các em với số lượng rất là nhiều, nhưng đôi khi có những bệnh nhân đến bệnh viện rất là trễ do điều kiện còn khó khăn. Tôi đánh giá cao chương trình “Trái Tim Hằng Hữu” đã tham gia hỗ trợ cho các bệnh nhi dưới 7 tuổi được tài trợ phẫu thuật, và một phần từ 7 tuổi đến 17 tuổi sau khi đã khấu trừ tiền bảo hiểm y tế.

Một số trang thiết bị như máy thở, 2 máy tạo đặt nhịp tim 2 buồng dùng trong mổ tim do chương trình “Trái Tim Hằng Hữu” tài trợ đã kịp thời đưa sử dụng cứu chữa bệnh nhi tại Bệnh viện Nhi Đồng I - TP.HCM.
Theo bác sỹ Vân ghi nhận: Chúng ta đã biết trẻ em không may mắc bệnh tim bẩm sinh mỗi năm vẫn còn một số lượng mới phát sinh, số lượng danh sách chờ mổ tim ngày càng dài ra thêm và hiện các bệnh nhân ở các tuyến bệnh viện tỉnh chuyển về Chợ Rẫy rất là nhiều. Danh sách ấy chúng tôi tiếp tục cập nhật, và được chẩn đoán làm đúng theo quy trình chuyên môn. Trong chương trình “Trái Tim Hằng Hữu” và Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ hợp tác thực hiện dự kiến trong năm 2016 hỗ trợ phẫu thuật 400 - 500 bệnh nhi từ phẫu thuật đến can thiệp chữa trị. Hiện chương trình đã bắt đầu khởi động và đã có 6 ca được mổ tim thành công tại tuyến Bệnh viện Chợ Rẫy.

Trong khi đó, trao đổi với chúng tôi, tiến sĩ - bác sỹ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng I (TP.HCM) cho biết: Sau 10 năm triển khai phẫu thuật tim hở cho trẻ bệnh tim bẩm sinh từ 2004 - 2014, đến nay bệnh viện đã phẫu thuật điều trị cho 3.115 ca. Mặc dù các phòng mổ đã hoạt động hết công suất, các y bác sỹ đã làm thêm giờ nhưng vẫn còn nhiều trẻ bệnh tim bẩm sinh phải xếp hàng chờ phẫu thuật và danh sách này ngày một dài thêm, hiện còn tồn đọng khoảng 1.300 em.

Trong chương trình mổ tim của Bệnh viện 10 năm qua, chúng tôi đã nhận được sự đồng hành hỗ trợ của các nhà tài trợ trong và ngoài nước về máy móc, trang thiết bị. Vừa qua, bệnh viện đã đưa thêm một phòng hồi sức với 25 giường bệnh và thêm một phòng mổ tim để tăng khả năng lên. Hiện nay, bệnh viện có 2 phòng mổ tim. Vừa qua, với sự giúp đỡ về trang thiết bị của chương trình “Trái Tim Hằng Hữu” của Công ty Cô phần Đại Nam tài trợ gói trang thiết bị gồm 2 máy thở, 2 máy monitor 7 thông số để theo dõi bệnh nhân, máy bơm tim tự động và 2 máy tạo đặt nhịp tim 2 buồng với trị giá hơn 1,9 tỷ đồng. Với số trang thiết bị này, vừa qua chúng tôi đã sớm đưa vào sử dụng nhằm phục vụ nhiều các cháu hơn, đẩy nhanh ca mổ nhiều hơn để cứu sống thêm nhiều trẻ sơ sinh không may mắc bệnh tim bẩm sinh.

Đại Nam trao học bổng 10 tỷ đồng cho học sinh nghèo Đồng hành cùng chương trình “Trái Tim Hằng Hữu”, bà Nguyễn Phương Hằng, Phó Tổng GĐ Công ty CP Đại Nam đã quyết định trích quỹ 10 tỷ đồng trao tặng 2.000 suất học bổng cho học sinh - sinh viên nghèo ở 63 tỉnh, mỗi suất trị giá 5 triệu đồng. Trong đó, đồng hành với Quỹ Tấm Lòng Vàng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 1.000 suất; 100 suất học bổng cho sinh dân tộc thiểu số học giỏi của Ủy ban Dân tộc và Hội Khuyến học 2 tỉnh Bình Dương và Bình Định 700 suất...

PV

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

100 bức ảnh quý giá về Đà Lạt ngày xưa

Đà Lạt nổi tiếng với vẻ đẹp thơ mộng và quyến rũ e ấp giữa bạt ngàn rừng thông xanh mướt. Nơi đây đã từng là nơi nghỉ dưỡng của các bậc vua chúa thời xưa và bây giờ phát triển thành một thành phố nổi tiếng và du lịch và nghỉ dưỡng

Người có công khám phá và khai sinh ra vùng đất này chính là bác sĩ Yersin, ông được ghi nhận đã có công thám hiểm cao nguyên Lang Bian và khai sinh ra đô thị Đà Lạt ngày nay.

Đà Lạt ngày ấy và bây giờ nhìn chung hầu như không thay đổi nhiều, vẫn e ấp, vẫn quyến rũ, vấn níu kéo người đi ở lại. Có chăng đi nữa chỉ là một Đà Lạt đẹp hơn, tráng lệ hơn, lộng lẫy hơn mà thôi.
Đà Lạt có lẽ nổi tiếng với hai điều: một là thành phố hoa lệ với dinh thự sang trọng, nhữngkhách sạn Đà Lạt đẳng cấp tồn tại cả thế kỷ vẫn giữ nét cổ kính xen lẫn hiện đại đan xen, những rừng thông bạt ngàn xanh ngắt. Hai là những cô gái Đà Lạt đẹp dịu dàng, đắm thắm nhưng kiêu sa, mang dòng máu lai quý tộc Việt và Pháp.
Nếu nhìn lại Đà Lạt những năm 1925, 1930,...bạn sẽ thấy Đà Lạt đã trải qua một quá trình khai phá thế nào. Sau đây là trên 100 bức ảnh quý giá về Đà Lạt ngày xưa do những nhiếp ảnh gia Pháp và một số nhiếp ảnh khác ghi nhận lại và lưu giữ đến ngày hôm nay.
1. Bản đồ Đà Lạt ngày xưa - được mệnh danh là thiên đường nơi hạ giới

2. Ảnh chụp Đà Lạt năm 1925 - 1930 

3. Người bản xứ và xe hơi chụp ở Lang Bian năm 1925

4. Thác Liên Khương những năm ngày xưa

5. Thác Ponggour Đà Lạt  

6. Thác Cam Ly Đà Lạt (1925 - 1930)

7. Thác Gougah đổ từ trên cao xuống

8. Người Pháp và dân bản địa trên đỉnh LangBian 

9. Quang cảnh khu vực hồ Xuân Hương ngày trước và khách sạn Palace Đà Lạt

10. Một góc thành phố Đà Lạt ngày ấy còn hoang sơ

11. Một khách sạn Đà Lạt

12. Toàn cảnh thành phố Đà Lạt chụp từ trên núi.

13. Hồ Xuân Hương ngày ấy còn hoang sơ chưa khai thác triệt để như bây giờ

14. Một phần Hồ Xuân Hương, sau này sẽ mọc lên những sân Gôn, những hàng rào vây quanh.

15. Hotel Palace ngày xưa đã lộng lẫy nguy nga mang dáng dấp cung điện Pháp

Và Palace Hotel Đà Lạt hiện nay trải qua 80 năm lịch sử vẫn giữ nguyên vẹn hình hài ngày trước

16. Đường phố Đà Lạt 1925

17. Phụ nữ Đà Lạt bản địa, khác với Phụ nữ  Đà Lạt danh tiếng hiện giờ.


18. Học viện Giáo Hoàng Đà Lạt lộng lẫy

19. Bản đồ đỉnh LangBian

20. Trường Lycee Yersin Đà Lạt 

21. Một bảng cảnh báo thú dữ ở LangBian Đà Lạt

22. Thẻ ID của bác sĩ YERSIN

 23. Ảnh chụp ngôi nhà của bác sĩ YERSIN ở Đà Lạt

24. Cảnh vật xung quanh Hotel Palace Đà Lạt năm 1925 

25. Cận cảnh Hồ Xuân Hương năm 1920 


26. Một tờ quảng cáo của khách sạn Palace


27. Quang cảnh khu vực trung tâm Đà Lạt 1960

28. Chợ Hòa Bình Đà Lạt ngày ấy

29. Đỉnh LangBian ngày trước

30. Khu chợ mới xây dựng tại Đà Lạt 1961

31. Nhà Địa Cư 1940 tại Đà Lạt

32. Một con đường trên phố Đà Lạt

33. Một rau quả tại khu chợ mới Đà Lạt 1961

34. Thác Ponggour  Đà Lạt 1968

35. Khu trung tâm tập trung nhiều tòa nhà lớn sang trọng bậc nhất của Đà Lạt trong đó có Nice Dream, và Tulip

36. Trực thăng mang số hiệu UH-1H 92AHC đáp tại Hồ Xuân Hương 1968

37. Bùng binh Đà Lạt ngày ấy và bây giờ đã thay đổi rất nhiều

38. Trường YERSIN Đà Lạt nhìn từ trên cao

 39. Những máy bay của hãng hàng không Việt Nam năm 1968

40. Trực thăng mang mã số 92 AHC bay trên núi Vôi 1968 Đà Lạt

41. Bờ hồ Xuân Hương

42. Chiếc may bay mang mã số DC-4 cất cánh tại sân bay Liên Khương 1968

43. Núi Vôi ở Đức Trọng Đà Lạt

44. Trực thăng Mỹ mang mã số 92 AHC đáp xuống nhà máy thủy điện Song Pha khi họ phát hiện ra một ống dẫn nước bị hư hại.

45. Chợ Hòa Bình nhìn từ phía đường Duy Tân 1968

46. Máy bay DC-4 tại Liên Khương Đà Lạt 1968

47. Một hành khách nữ quý tộc tại sân bay Liên Khương 1968

48. Một chuyến bay sắp cất cánh tại Liên Khương

49. Toàn cảnh trung tâm tp. Đà Lạt nhìn từ trên cao

50. Đà Lạt chụp từ trực thăng

51. Nhà hàng Thủy Tạ ngày ấy và bây giờ không khác là mấy.

52. Khu trung tâm tập trung các toàn nhà cao cấp của Đà Lạt như khách sạn Nice Dream, Red Tulip...

 
53. Lối kiến trúc của tp Đà Lạt mang đậm chất phong cách châu Âu sang trọng.

54. Đà Lạt ngày xưa đã được xây dựng rất khang trang và lộng lẫy để phục vụ cho các giới quý tộc đến đây nghỉ dưỡng.

55. Một góc khu trung tâm sang trọng

56.

57. Trường học viện Quân Sự quốc gia chi nhánh phía nam tại Đà Lạt

58. Trực thăng mang mã sô US 92 AHC bay trên bầu trời sân bay Liên Khương 1968

59.

60.

61. Cầu Ông Đào Đà Lạt 1957

62. Câu lạc bộ thể thao nhìn từ phía bờ hồ Xuân hương 1950

63. Một buổi sớm mai 1950

64. Đường Hàm Nghi năm 1941

65. Đường Phan Đình Phùng 1957

66. Nhà hàng Thủy Tạ 1960

67. 

68.

69.

70.

71. Một buổi diễn binh tại Học viện Quân sự Quốc gia

72.

73.

74. Núi Langbian

 
75. Đất đỏ Đà Lạt

76.

77. Cam Ly Đà Lạt

78. Nhà Ga Đà Lạt 1948

79. Nhà Địa Dư Đà Lạt 1948

79. Nhà Thánh Vincent-de-Paul Đà Lạt 1948

80. Hồ Suối Vàng mùa cạn nước

81. Nhà thờ đạo Tin Lành 1948

82. Một câu lạc bộ thể thao gần hồ Xuân Hương

83. 

84. Bệnh viện Đà Lạt

85. Nhà thờ Con Gà nổi tiếng một thời

86.

87. Thác Gougha 1948

88. Du Parc hotel

89. Du Lac hotel 1948

90. Palace Hotel nhìn từ trên cao 1931

91. thác  Liên Khương 1926

92. Người bản địa tại một buổi sớm 1926

93. Chợ Đà Lạt

94. Lycee YERSIN 1948

95.

96.Những nữ Sinh tại trường LYVEE YERSIN 1948

97. LYCEE YERSIN 1948

98. Villa của giám đốc cục cảnh sát Đà Lạt

99.

100.

Nguồn: VinaBooking
(Bố susu sưu tầm)