Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

Từ Bình An-Thủ Dầu Một đến Bình Dương

Tài liệu

logo văn hóa

Phạm Đình Lân


Nam Kỳ chạy dài từ Biên Hòa đến mũi Cà Mau trên một diện tích rộng 65,000 km2. Dưới triều vua Gia Long Nam Kỳ có ngũ trấn. Từ triều đại vua Minh mạng đến đời vua Tự Đức Nam Kỳ có lục tỉnh.
Pháp xâm chiếm Nam Kỳ và biến vùng đất này thành thuộc địa của họ trước khi biến Trung và Bắc Kỳ thành đất bảo hộ. Để tiến đến việc kiểm soát an ninh lãnh thổ họ chia Nam Kỳ ra làm 21 tỉnh. Nam Kỳ có tổ chức hành chánh hoàn toàn khác với hai vùng đất bảo hộ ở Trung và Bắc Kỳ. Các đơn vị hành chánh địa phương là: tỉnh, quận, tổng, xã (làng).
Đứng đầu guồng máy cai trị Nam Kỳ có thống đốc người Pháp (gouverneur de la Cochinchine). Các thống đốc Nam Kỳ đầu tiên đều là các tướng lãnh Hải Quân. Đến năm 1879 Le Myre de Villers là thống đốc dân sự đầu tiên ở Nam Kỳ
Đứng đầu tỉnh vào thập niên 1860 là các sĩ quan Hải Quân Pháp. Danh tước thời bấy giờ là Inspecteur des Affaires Indigènes (Thanh Tra Bản Xứ Vụ) về sau gọi là Chánh Tham Biện (tỉnh trưởng) có một phó tham biện phụ giúp. Sau này có chánh tham biện dân sự tốt nghiệp ENA. Dưới thời quốc trưởng Bảo Đại (1949- 1955) người đứng đầu tỉnh ở Nam Việt là tỉnh trưởng. Chức vụ này nằm trong tay các đốc phủ sứ.
Đứng đầu quận có vị quận trưởng. Quận trưởng có khi là một người Pháp tốt nghiệp ENA. Có khi là người Việt Nam. Từ năm 1949 về sau tỉnh trưởng và quận trưởng ở Nam Việt do các nhà hành chánh Việt Nam đảm trách.
Đứng đầu tổng có cai tổng (chef de canton) do người Việt đảm nhận.
Trông coi việc hành chánh xã có ban hội tề (Conseil des Notables) gồm có 12 vị . Ban Hội Tề như một nội các nhỏ ở đơn vị hành chánh căn bản trong nước. Ông Cả, ông Chủ đứng đầu ban Hội Tề thực sự chỉ là người lớn tuổi chớ không có thực quyền. Người thực sự có thực quyền là ông xã (maire) trong ban Hội Tề.
Người Pháp tách rời huyện Bình An thuộc tỉnh Biên Hòa để thành lập ra tỉnh Thủ Dầu Một. Trước kia hai tỉnh phía bắc Nam Kỳ là Biên Hòa và Gia Định phân cách nhau bằng sông Sài Gòn. Phần đất bên hữu ngạn sông Sài Gòn thuộc tỉnh Gia Định tức Phiên Trấn dưới triều vua Gia Long. Phần đất bên tả ngạn sông Sài Gòn thuộc tỉnh Biên Hòa. Theo tổ chức hành chánh cũ Thủ Đức thuộc Biên Hòa chớ không thuộc về Gia Định như sau này vì Thủ Đức nằm về phía tả ngạn sông Sài Gòn. Tỉnh Gia Định thời nhà Nguyễn bị mất đất vì người Pháp lập ra tỉnh Tây Ninh, Chợ Lớn, Gò Công, Tân An nên phải an ủi tỉnh Gia Định bằng cách đưa Thủ Đức và Dĩ An thuộc Biên Hòa cho Gia Định.
Thủ Dầu Một
Thủ Dầu Một xưa
Huyện Bình An đã trở thành tỉnh Thủ Dầu Một, nơi Pháp đặt chân lên sau khi chiếm đồn Kỳ Hòa (1860). Thành Công Binh sau này do người Pháp xây dựng lên. Người đương thời gọi là thành Pháo Thủ (artilleur) hay thành Săn Đá do chữ soldat (lính; chiến sĩ) mà ra. Thành xây dựng nơi uốn khúc của sông Sài Gòn. Gần đó có một cây dầu đơn độc cao ngất. Có một người leo bắt ổ diệc và bị té chết nên ca dao địa phương có câu:
Ngó lên chợ Thủ cây dầu (1)
Có thằng bắt diệc (2) té nhào lộn xương.
Thoát thai từ một huyện của tỉnh Biên Hòa, tỉnh Thủ Dầu Một phải nhường bước trước Biên Hòa về nhiều phương diện: dân số nhỏ hơn, sinh hoạt kinh tế kém hơn Biên Hòa đôi chút. Cho đến năm 1960 Bình Dương (tên mới của Thủ Dầu Một) chưa có tòa án. Vì vậy muốn lục khai sinh phải đi Biên Hòa.
Dưới thời Pháp thuộc tỉnh Thủ Dầu Một gồm Lái Thiêu, quận Châu Thành, Bến Cát, Dầu Tiếng, Lộc Ninh.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt- Pháp hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa sáp nhập thành tỉnh Thủ Biên. Vai trò chiến lược của tỉnh Thủ Dầu Một có vẻ quan trọng hơn Biên Hòa. Vì Thủ Dầu Một nằm gọn trong Chiến Khu D tiếp giáp với Chiến Khu C ăn thông qua biên giới Việt- Cambodia.
– Năm 1954 Việt Nam bị qua phân. Phía bắc vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải- cầu Hiền Lương) là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và phía nam vĩ tuyến 17 là Việt Nam Cộng Hoà. Năm 1956 tỉnh Thủ Dầu Một được cải danh thành tỉnh Bình Dương. Lộc Ninh- Hớn Quản nơi có nhiều đồn điền cao su tách rời khỏi Bình Dương để trở thành tỉnh Bình Long. Bù lại một phần lãnh thổ ở hữu ngạn sông Sài Gòn, vùng Phú Hòa Đông được sáp nhập vào tỉnh Bình Dương. Năm 1957 ba quận của tỉnh Biên Hòa là Hiếu Liêm, Tân Uyên và Phú Giáo hợp lại thành một tỉnh mới: Phước Thành. Đến năm 1965 tỉnh Phước Thành giải thể. Hai quận Hiếu Liêm và Tân Uyên trở về với Biên Hòa. Tỉnh Phước Thành trở thành quận Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương. Nói một cách vắn tắt từ năm 1956 đến 1975 Bình Dương có 06 quận: Lái Thiêu, Châu Thành, Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Phú Hòa Đông. Bình Dương càng quan trọng hơn trong cuộc Chiến Tranh Việt Nam II vừa qua. Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Phú Hòa Đông được xem là vùng mất an ninh trầm trọng. Bến Cát nằm trong vùng tam giác sắt liên hệ với Củ Chi, cửa ngõ tiến về Sài Gòn.
Từ thập niên 1960 Bình Dương có tòa án nên cư dân không phải vất vả đi Biên Hòa khi có chuyện kiện tụng hay sao lục khai sinh hay xin tư pháp lý lịch.
Dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm, Nam Việt (danh xưng của Nam Kỳ dưới thời quốc trưởng Bảo Đại) được đổi thành Nam Phần. Chức Thủ Hiến được thay thế bằng chức Đại Biểu Chánh Phủ. Ít lâu sau, vì tình hình bất an ninh, chức Đại Biểu Chánh Phủ được chia ra làm hai:
– Đại Biểu Chánh Phủ miền đông Nam Phần
– Đại Biểu Chánh Phủ miền tây Nam Phần.
Như đã nói, tỉnh Bình Dương càng lúc càng quan trọng hơn so với Biên Hòa khi văn phòng toà Đại Biểu Chánh Phủ miền Đông Nam Phần và Bộ Tư Lịnh Sư Đoàn V Bộ Binh di chuyển từ Biên Hòa về Bình Dương (Phú Lợi rồi Lai Khê).
Sau năm 1975 tỉnh Bình Dương được cải danh thành Bình Thủ tức Bình Long- Thủ Dầu Một rồi Sông Bé. Mãi đến năm 1997 mới trở lại tên cũ trước năm 1975: Bình Dương.
Bình Dương sau năm 1997 gồm 09 (chín) huyện: Thuận An (Lái Thiêu), Châu Thành Thủ Dầu Một, Dĩ An, Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, Bầu Bàng, Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo. Phú Hòa Đông nằm bên hữu gần sông Sài Gòn được trở về với Thành Phố Hồ Chí Minh. Bình Dương bây giờ có Tân Uyên, Bắc Tân Uyên và Dĩ An. Ba huyện này trước kia là hai quận (Dĩ An & Tân Uyên) của tỉnh Biên Hòa. Như vậy tỉnh Bình Dương bây giờ rộng, đông dân và phú túc về mặt kinh tế hơn Bình Dương trước 1975. Tỉnh Bình Dương có sông Sài Gòn, sông Bé, sông Thị Tính và một phần hữu ngạn sông Đồng Nai. Núi Châu Thới nằm trong tỉnh Bình Dương.
Tên Năm Diện Tich
Bình Dương trước 1975 2,000 km2
Bình Dương bây giờ 2,695 km2

****
Dưới thời Pháp thuộc tỉnh Thủ Dầu Một nổi tiếng về các trại mộc (Thủ Dầu Một, Lái Thiêu), sơn mài (Phú Cường, Tương Bình Hiệp), đồ gốm (Bình Nhâm, Hưng Định, Thuận Giao, Phú Cường, Tân Khánh), nhà máy ép dầu (Phú Cường, Tân Thới, Tân Khánh), đồn điền cao su (Dầu Tiếng, Lộc Ninh), đất sét (Bình Chuẩn, Thuận Giao, Tân Khánh, Phú Chánh).
Lái Thiêu có sông Sài Gòn và nhiều rạch (arroyos), đất mùn rất tốt cho việc trồng cây ăn trái miền nhiệt đới. Những vườn sầu riêng, chôm chôm, măng cụt ở Bình Nhâm, Hưng Định, An Sơn do các giáo sĩ Thiên Chúa Giáo học ở Penang đem giống từ Mã Lai về trồng. Bình Nhâm, Nhị Bình (Gia Định), Cái Mơn (Bến Tre) nổi tiếng về các vườn sầu riêng, măng cụt, chôm chôm vì đó là những địa danh có tỷ lệ tín đồ Thiên Chúa Giáo cao ở Nam Kỳ vào thế kỷ XIX. Các lò gốm ở địa phương đều do người Hoa làm chủ. Nghề mộc phát triển. Ở Phú Long có Mộc Tổ Miếu để các thợ mộc đủ mọi ngành đến cúng Tổ ngành mộc hàng năm.
Bến Cát có trại chăn nuôi và trường nông lâm nghiệp đào tạo kiểm lâm (contolleur forestier) và cán bộ canh nông. Từ Lai Khê lên Lộc Ninh, Hớn Quản đất đỏ màu mỡ thích hợp cho cây cao su, cà phê, hồ tiêu, và cây ăn trái không cần nhiều nước như mít, điều.
Ở Chơn Thành có Viện Nghiên Cứu Cao Su Đông Dương (IRCI: Institut de Reserche du Caoutchouc de l’Indochine).
Dầu Tiếng nổi tiếng với đồn điền cao su Michelin, tên Công Ty sản xuất vỏ ruột xe hơi nổi tiếng trên thế giới.
Thủ Dầu Một sản xuất nhiều đậu phọng, đậu đen, đậu xanh, thuốc lá, mía trên những cánh đồng khô hạn ở Bình Chuẩn, An Mỹ, Phú Chánh, Phú Hữu, Chánh Lưu. Hai xã Phú Chánh và Phú Hữu còn nổi tiếng về việc trồng nghệ và ớt.
Chợ_Thủ_Dầu_Một_1
Năm 1905 chánh tham biện tỉnh Thủ Dầu Một ra lịnh cho thợ mộc dùng gỗ trong tỉnh làm một căn nhà dựa vào kiến trúc của đình Bà Lụa để đem sang Pháp dự cuộc Đấu Xảo Thuộc Địa ở Marseille. Ngôi nhà này được gọi là Maison de Thudaumot (Nhà Thủ Dầu Một). Có người gọi là Temple de Thudaumot (Đình Thủ Dầu Một vì ngôi nhà phỏng theo kiến trúc của đình Bà Lụa). Năm 1907 ngôi nhà theo kiến trúc đình miếu này được đưa về Jardin Colonial (Vườn Thuộc Địa) ở Nogent sur Marne cách trung tâm Paris 10.6 km. Sau khi đệ nhất thế chiến chấm dứt người ta xây tại Đình Thủ Dầu Một này một cái Đền dành cho các công nhân và lính Việt Nam tử trận dưới lá cờ của Pháp trong đệ nhất thế chiến. Đó là Đền Kỷ Niệm Đông Dương (Temple du Souvenir Indochinois) tưởng niệm 1,548 người Việt Nam gồm các công nhân phục vụ chiến trường (ouvrier non spécialisé- công nhân không chuyên nghiệp) và lính Việt Nam chiến đấu chống quân Đức và tử trận. Đền được khánh thành ngày 09-06-1920 với sự hiện diện của thống chế Joffre (1852- 1931) , Albert Sarraut (1872- 1962), cựu toàn quyền Đông Dương và tổng trưởng bộ Thuộc Địa lúc bấy giờ, Alexandre Millerand (1859- 1943), thủ tướng sau là tổng thống Pháp. Về phía Việt Nam, đại diện cho vua Khải Định có ông Đặng Ngọc Oánh (1871- 1922). Ông Đặng Ngọc Oánh đọc diễn văn khánh thành Đền Kỳ Niệm Đông Dương. Ông là người Biên Hòa, giỏi tiếng Pháp, làm việc cho triều đình Huế. Ông là ngoại tổ của ông Tôn Thất Thiện, cựu tổng trưởng bộ Thông tin, và nội tổ của nữ sĩ Đặng Ngọc Lệ Khánh. Năm 1922 trong chuyến tây du Pháp Quốc vua Khải Định và hoàng tử Vĩnh Thụy (vua Bảo Đại sau này) có đến viếng thăm Đền Kỷ Niệm Đông Dương từng được gọi là Đình Thủ Dầu Một này. Cũng năm 1922 Miếu Tử Trận được khánh thành ở Thủ Dầu Một.
Cho đến ngày đất nước qua phân Thủ Dầu Một chưa có trường trung học mà chỉ có hai trường tiểu học lớn dành cho Nam và Nữ học sinh riêng biệt tại tỉnh lỵ. Trường tiểu học nữ học sinh sau này là Tòa Án Bình Dương và văn phòng toà Đại Biểu Chánh Phủ Miền Đông. Học sinh muốn học trung học phải qua một kỳ thi tuyển gay go vào trường Pétrus Ký hay Chasseloup Laubat. Trường Chasseloup Laubat là trường dành cho con cái các viên chức Pháp hay con của các quan và các nhà kinh thương Việt Nam giàu có học. Tại địa phương có trường trung học tư thục Tân Ánh Mai hoạt động yếu ớt vì thiếu thầy và học sinh. Vào đầu thập niên 1950 có trường trung học tư thục Nguyễn Trãi. Trường nầy tồn tại đến năm 1975 và có dạy đến lớp 12 để thi tú tài II. Sau năm 1954 có trường bán công. Ông Trần Văn Trai lập trường trung học An Mỹ, xã sinh quán của ông. Mãi đến sau nầy trường An Mỹ mới được bộ Quốc Gia Giáo Dục công nhận. Đến thập niên 1970 trường có đầy đủ các lớp đệ nhị cấp.
Vào cuối thập niên 1940 thầy giáo dạy các lớp trung học đệ nhất cấp (từ lớp 1ère année đến 4ème année) đã mang danh hiệu ‘professeur’. Những nhà giáo tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm Hà Nội chỉ dạy các lớp đệ nhất cấp (1er Cycle). Học đến năm thứ tư trung học và đậu DEPSI gọi nôm na là bằng Thành Chung (Diplôme de fin d’étude) nghĩa là đậu rồi thì xem như học xong, thành công rồi nên đi tìm việc làm và cưới vợ, gả chồng. Việc làm lý tưởng và được người đương thời trông đợi là có bằng DEPSI và được đậu trong kỳ thi tuyển để được làm thơ ký hành chánh cho chánh phủ (secrétaire du gouvernement). Từ đó nếu có tinh thần hiếu học và cầu tiến sẽ được chấm đậu vào ngạch cò- mi (commis), huyện và cao tột đỉnh là đốc phủ. Người có cử nhân luật muốn theo ngành hành chánh sẽ được cho vào ngạch huyện.
Sau năm 1954 Hoa Kỳ giúp đỡ xây dựng trường Trung Học Trịnh Hoài Đức và trường Cộng Đồng sau này là trường Nông Lâm Súc Bình Dương. Trường Trung Học Trịnh Hoài Đức được xây dựng xa thành phố. Trường nằm trên Quốc Lộ 13 trong xã An Thạnh (Búng) giữa Lái Thiêu và Phú Cường (xa tỉnh lỵ Bình Dương). Trường Nữ nằm cách xa Quốc Lộ 13 lối 500 m. Trường trở thành trung tâm văn hóa của tỉnh. Trường thuận lợi cho cư dân Phú Cường và Lái Thiêu hơn là các quận xa xôi hẻo lánh khác như Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Phú Hòa Đông. Từ sau 1965 nhu cầu giáo dục của tỉnh được đáp ứng viên mãn. Nhiều trường trung học công lập và tư thục Phật Giáo, tư nhân hay Thiên Chúa Giáo ra đời đáp ứng nhu cầu giáo dục của cư dân trong tỉnh. Đó là một cố gắng rất lớn của chánh phủ Sài Gòn nhờ sự viện trợ của Hoa Kỳ trong tình trạng chiến tranh.
Thời Pháp thuộc có thiết lộ nối liền Sài Gòn- Thủ Dầu Một, Sài Gòn- Lộc Ninh. Thiết lộ Sài Gòn- Lộc Ninh đi ngang qua Thủ Dầu Một đổi hướng không đi ngang qua thành phố Lái Thiêu sau khi cầu sắt nối liền Thạnh Lộc và Phú Long bị giựt sập năm 1949. Sau năm 1954 đường sắt này bị hủy bỏ vì hoạt động yếu ớt của các đồn điền cao su do người Pháp làm chủ và vì Chiến Tranh Việt Nam II bùng nổ. Trong thời gian 1954- 1957 đường xe lửa Sài Gòn- Lộc Ninh thường xảy ra những trận đánh cướp táo bạo nhằm vào tiền lương phát cho công nhân đồn điền hàng tháng.
Sau năm 1954 hoạt động của các đồn điền cao su do Pháp làm chủ ở Lai Khê, Dầu Tiếng sụt giảm. Ảnh hưởng chánh trị của Pháp ở miền Nam sụt giảm trước ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Tình hình an ninh trong tỉnh bắt đầu có những dấu hiệu xấu từ năm 1957 về sau. Các tỉnh trưởng và quận trưởng được thay thế bằng những quân nhân. Các phó tỉnh trưởng đều là dân sự. Một ít trong số nầy tốt nghiệp Trường Quốc Gia Hành Chánh Đà Lạt do tiến sĩ Trần Cửu Chấn làm Giám Đốc. Về sau có chức phó quận trưởng để đặt những phó đốc sự tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh trông coi việc hành chánh bên cạnh các quận trưởng quân nhân.
Dưới thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà công nghiệp ép dầu, ép mía làm đường sụt giảm. Nhà máy đường Vĩnh Phú (Lái Thiêu) được thay thế bằng nhà máy đường Bà Lụa với máy móc và kỹ thuật sản xuất tối tân như các nhà máy sản xuất đường trên thế giới. Xưởng sản xuất sơn mài Thành Lễ được danh tiếng quốc tế vì các quốc khách thăm viếng VNCH đều được tổng thống Ngô Đình Diệm tặng một bức tranh sơn mài Thành Lễ Bình Dương. Trường Mỹ Nghệ Bình Dương đã có từ thời Pháp thuộc cũng được nổi danh với các giáo sư Báu và Yến, tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội cuối thập niên 1930.
Sau năm 1954 ông Trần Văn Thành có công phát triển chăn nuôi heo, gà và sản xuất thực phẩm gia súc ở các xã Tân Thới, Phú Long, Hưng Định trong quận Lái Thiêu. Ông sáng lập ra Hợp Tác Xã Đồng Tiến và là thành viên Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia dưới thời tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Hưng Định phát triển việc nuôi cá nhưng kết quả không khả quan. Việc nuôi cá phi vào những năm 1953, 1954, 1955 thất bại nặng nề vì có dư luận cho rằng ăn cá phi bị cùi!
Chợ TDM1
Thủ Dầu Một là nơi đào luyện thiếu úy Dương Văn Minh sau này là đại tướng quốc trưởng rồi tổng thống 02 ngày của VNCH. Cùng thời này có ông Nguyễn Văn Theo (Xuyên Sơn) sau này là đại tá trong Quân Đội Nhân Dân ở miền Bắc. Dưới thời Pháp, Phú Lợi là nơi huấn luyện kỵ binh và pháo binh. Kỵ binh và pháo binh Thủ Dầu Một đều có mặt trong các cuộc diễn binh trên đường Norodom (Thống Nhất; Lê Duẩn) hàng năm vào ngày Quốc Khánh 14-07 của Pháp.
Trong một cuộc nói chuyện với Giáo Sư Nguyễn Xuân Vinh tại nhà của ông ở San José năm 2000 người viết được Giáo Sư Vinh cho biết ông Nguyễn Văn Nghĩa, người Thủ Dầu Một, là người tốt nghiệp Không Quân Pháp trước ông Vinh, vị Tư Lịnh Không Quân đầu tiên của VNCH trong thời kỳ độc lập và qua phân. Đại tá Trần Văn Hổ, người gốc Thủ Dầu Một, là tư lịnh Không Quân thời quốc trưởng Bảo Đại khi Pháp chuyển giao Không Quân cho chánh phủ Quốc Gia nhưng ông Hổ không phải là sĩ quan của ngành này. Một người Thủ Dầu Một khác tốt nghiệp trường Không Quân Salon de Provence là ông Lưu Văn Đức.
Thủ Dầu Một nổi tiếng về võ thuật với võ Tân Khánh- Ba Trà. Đó là võ Bình Định theo chân người miền Trung vào miền Nam lập nghiệp. Những võ sư khét tiếng trong tỉnh vào đầu thế kỷ XX là các ông Võ Văn Đẳng (Tân Khánh), ngoại tổ của bác sĩ Đặng Như Tây, thầy năm Dục (An Phú), ông cả Đại (An Sơn) v.v. Ông giáo Khai ở Tân Ba, Biên Hòa, nổi tiếng về gồng và võ thuật vào thập niên 1920 là võ sinh do ông năm Dục đào tạo. Đông Phương Sóc một thời làm sống dậy tên tuổi sinh quán Thủ Dầu Một của ông trên võ đài. Như vậy Thủ Dầu Một tức Bình Dương sau này cũng có chút truyền thống võ nghiệp. Dù vậy chưa có một cư dân Thủ Dầu Một (Bình Dương) nào là tướng bốn sao cả. Ông Đặng Thanh Liêm là trung tướng được cho về hưu non năm 1965 khi ông mới 40 tuổi. Đại tướng Đỗ Cao Trí là cháu rể của ông Võ Văn Vân không phải là người Thủ Dầu Một (Bình Dương). Ông được thụy phong đại tướng sau khi mất năm 1971. Những sĩ quan được đào tạo thời Pháp thuộc và có chức vụ khá quan trọng quân đội VNCH gồm có: tướng Nhảy Dù Lê Quang Lưỡng, chuẩn tướng Nguyễn Văn Tý (Tổng Cục Truyền Tin), đại tá Nguyễn Trí Hanh, Tư Lịnh phó Quân Đoàn III, đại tá Nguyễn Duy Ninh (Không Quân), đại tá Nguyễn Văn Tường, chỉ huy pháo binh của binh chủng Nhảy Dù, đại tá Nguyễn Hữu Phước (cựu phó đô trưởng Sài Gòn thời đệ nhất Cộng Hoà), đại tá Dương Văn Tảo, đại tá Nguyễn Hoà Phùng, con của ông Nguyễn Hòa Hiệp tức Giang Đông (VNQDD miền Nam), trung tá Nguyễn Văn Hội, vô địch kiếm thuật Việt Nam . Cha ông là Nguyễn Văn Hia, giám đốc Cercle Sportif Saigonnais, đồng sáng lập Hội Khuyến Lệ Cổ Ca với ông Đỗ Văn Rổ, quốc vụ khanh đặc trách Văn Hoá.
Tuy là một tỉnh tân lập thời Pháp chiếm đóng, Thủ Dầu Một rồi Bình Dương sớm tiếp thu văn hóa Tây Phương và có tên tuổi trong nước trước và sau năm 1975 với các ông Trần Văn Trai (Lưỡng tiến sĩ Luật & Văn Chương, chánh văn phòng đức Quốc Trưởng Bảo Đại, dân biểu đệ nhất Cộng Hòa, luật sư); Nguyễn Lâm Sanh (luật sư, chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng); Lê Văn Hai (tốt nghiệp ENS .<.École Normale Supérieure.>., dạy Triết ở Chasseloup Laubat sau cải thành Jean Jacque Rousseau), Trần Công Vàng (Tiến sĩ Dược Khoa); Trần Tấn Thông (tiến sĩ Dược Khoa, dân biểu đệ nhất Cộng Hoà; giáo sư đại học Dược Khoa); Phạm Đình Hưng (thẩm phán, tham chánh văn phòng phủ Tổng Thống .<.đệ nhất Cộng Hoà.>., chánh văn phòng bộ Nội Vụ, dân biểu, giám sát viên); Đặng Như Tây (bác sĩ giải phẫu nổi tiếng); Phan Kiều Dương (kỹ sư Kiều Lộ .<.Ingénieur de Ponts et Chaussées.>., con của ông Phan Văn Hùm).
Trường Trịnh Hoài Đức chào đời sau năm 1954 nhưng đã có Ph.D Cao Văn Hở (dạy Học Viện Quốc Gia Hành Chánh), Ph.D Nguyễn Viết Đức (Tâm Trị liệu California), Tam tiến sĩ Phạm Quốc Kiệt (Giáo Sư ENS .<. École Normale Supérieure.>. ở Paris) v.v. Thế hệ sau 1975 không thuộc trường Trịnh Hoài Đức có Ph.D Phạm Đình Khôi Nguyên (Harvard & Vanderbilt). Danh sách này có thể thiếu sót xin người Bình Dương bổ túc thêm.
Bây giờ Bình Dương không còn là Bình Dương Lục Quận (Lái Thiêu, Châu Thành, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Hòa Đông) mà là Bình Dương Cửu Huyện (Thuận An (Lái Thiêu), Dĩ An, Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, thị xã Thủ Dầu Một, Bến Cát, Phú Giáo, Bầu Bàng, Dầu Tiếng).
Tân Uyên vừa phồn thịnh về kinh tế vừa là nơi có nhiều nhân vật nổi tiếng trong nước như nhà văn Bình Nguyên Lộc (Tô Văn Tuấn), tiến sĩ Nguyễn Ngọc Huy Giáo Sư Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, tổng thơ ký đảng Tân Đại Việt và Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, tác giả tập thơ Hồn Việt và nhiều tác phẩm chánh trị bằng Việt, Pháp, Anh ngữ có giá trị khác); Lê Văn Khoái (Đại Biểu Chánh Phủ miền Đông Nam Phần, glam sát viên), Trần Văn Linh (thẩm phán Tối Cao Pháp Viện), Huỳnh Văn Nghệ (quân nhân thuộc Quân Đội Nhân Dân miền Bắc. Ông nổi tiếng trong thời kháng chiến chống Pháp. Nhưng cấp bậc của ông chỉ là thượng tá nghĩa là thấp hơn đại tá! Năm 1975 ông về miền Nam và giữ chức thứ trưởng bộ Lâm Nghiệp).
Dĩ An là sinh quán của thiếu tướng Cộng Sản Đào Sơn Tây.
Bến Cát là sinh quán của ông Nguyễn Minh Triết, chủ tịch Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam từ năm 2006 đến 2011.
Ông Võ Văn Vân nổi tiếng với nhà thuốc Đông Y. Thuốc của ông được bán khắp bán đảo Đông Dương. Hai con ông là Võ Văn Thêm và Võ Văn Ứng là hai nhà kinh doanh có tiếng. Ông Võ Văn Ứng là bầu của hội Ngôi Sao Bà Chiểu (Étoile de Bà Chiểu), chủ nhà hàng Nam Đô và hãng mực Song Long. Ông còn là chủ nhiệm nhật báo Bình Minh. Ông Võ Văn Thêm là nhạc phụ của đại tướng Đỗ Cao Trí. Ông cũng có nhiều cổ phần trong hãng mực Song Long.
Ông Trần Văn Thành là một nhà kinh doanh có tầm vóc lớn. Ông là người đầu tiên lập trại chăn nuôi qui mô ở ấp Đông Ba, Tân Thới, sau năm 1954. Ông sáng lập Hợp Tác Xã Đồng Tiến và là hội viên Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia. Con ông là Trần Quang Minh, thủ trưởng bộ Canh Nông.
Hai nhà kinh doanh nữ có tầm vóc quốc gia gốc người Thủ Dầu Một là bà Nguyễn Thị Giàu và bà bảy Lình tức Trần Kim Liên (gốc người Hoa).
Bà bảy Lình là nhà tỷ phú (tiền Việt Nam- piastres) trong tỉnh Bình Dương cho đến năm 1975. Con bà là tiến sĩ Trần Tấn Thông có phòng thí nghiệm và viện bào chế thuốc Trần Tấn. Sau năm 1975 bà chết trong khám. Ông Thông chết trong trại học tập cải tạo Nhà Đồ, Sông Bé (tên của Bình Dương lúc bấy giờ).
Bà Nguyễn Thị Giàu là chủ nhà máy dệt Liên Phương ở Thủ Đức. Sau năm 1975 bà định cư ở Canada và mất ở đó.
Thủ Dầu Một là địa bàn hoạt động của Thiên Địa Hội, Hội Kín Nguyễn An Ninh, Giáo Hội Cao Đài (Phú Văn, Tân Khánh, Phú Chánh, Thuận Giao, Chánh Lưu v.v.). Ông Nguyễn Hòa Hiệp, một tín hữu Cao Đài, theo Việt Nam Quốc Dân Đảng. Năm 1965 ông là tổng trưởng bộ Nội Vụ trong nội các Phan Huy Quát.
Ông Phan Văn Hùm cùng với Nguyễn An Ninh họp dân để diễn thuyết chống Pháp. Ông Hùm gốc ở Búng làm cán sự Công Chánh (đốc công) ở Huế. Sau khi gặp nhà cách mạng Phan Bội Châu an trí ở Bến Ngự ông từ chức và dấn thân vào đường cách mạng gặp lúc ông Nguyễn An Ninh từ Pháp về. Phương tiện đấu tranh của Nguyễn An Ninh lúc bấy giờ là sản xuất và bán dầu cù là theo toa của cha ông là Đông y sĩ ái quốc Nguyễn An Khương (người chủ trương tờ Nông Cổ Mín Đàm và dịch truyện Tàu ra quốc ngữ vào đầu thế kỷ XX) và tờ báo Pháp ngữ La Cloche Félée (Chuông Nứt). Lợi dụng lúc bán dầu cù là ông lớn tiếng chỉ trích chánh sách của người Pháp ở Đông Dương. Sau khi ra khỏi khám lớn Sài Gòn (khuôn viên Thư Viện Quốc Gia và Phủ Quốc Vụ Khanh Văn Hoá sau này) ông Hùm sang Pháp học và lấy cử nhân triết học. Về nước ông trở thành người Cộng Sản thuộc khuynh hướng Đệ Tứ Quốc Tế của Trotsky.
Bình Dương là đất chuộng tâm linh. Đó là nơi có giáo đường cổ kính ở Nam Kỳ (giáo đường Bình Nhâm, Hưng Định, Phú Cường).
Bình Nhâm là sinh quán của Á Thánh Gầm (mộ nằm trên đường Frères Louis; Võ Tánh). Đó là nơi xuất phát nhiều linh mục Thiên Chúa Giáo trong nước như Nhị Bình (Gia Định) và Cái Môn (Bến Tre).
Các chùa cổ kính trong tỉnh Bình Dương là chùa Hội Khánh, chùa Tây Tạng, chùa trên núi Châu Thới, chùa Thầy Sửu, chùa Giác Nguyên sau được gọi là chùa bà Tám v.v. Chùa Hội Khánh đã có từ năm 1741 trước khi dân tộc Việt Nam hoàn tất cuộc Nam tiến ở phần đất cực nam của đất nước. Trong thời đại Xã Hội Chủ Nghĩa, Bình Dương có Đại Nam Quốc Tự xây từ năm 1999 đến năm 2010 mới hoàn thành. Đại Nam Quốc Tự chiếm 450 ha (4.5 triệu m2) đất với khách sạn dài 13 km với 5,000 phòng, chuồng nuôi dã thú và thú hiếm lạ, hồ nhân tạo v.v! Tất cả chi phí xây cất Đại Nam Quốc Tự để thờ Phật kể cả “phật” Hồ Chí Minh, anh hùng dân tộc, chiến sĩ trận vong lên đến 4,000 tỷ tiền Việt Nam (tức 4 cải đồng hay 4 trillion đồng tương đương 170 triệu Mỹ Kim) đều do đại gia Dũng Lò Vôi đài thọ.
Phú Văn, Phú Long có Thánh Thất Cao Đài.
Người Hoa ở Bình Dương có chùa Ông, chùa Bà và trường học. Chùa Ông thờ Guan Gong (Quan Công). Chùa Bà thờ bà Tianhou (Thiên Hậu). Họ có truyền thống :
– rước Ông Bốn tức đô đốc Zheng He hay Cheng Ho (1371- 1433) tức Trịnh Hòa, người chỉ huy đoàn tàu Trung Hoa xuống Nam Dương và sang Ấn Độ Dương để đến vùng Trung Đông và Đông Phi năm 1405
– rước cộ Bà (bà Tianhou (Thiên Hậu: hoàng hậu Thiên Đình) hàng năm rất trọng thể. Người Hoa ở các tỉnh khác đổ xô về Phú Cường, xa tỉnh lỵ Bình Dương, để tham dự lễ rước cộ Bà. Vào ngày nầy các phú thương người Hoa tranh nhau đốt pháo để rước Bà và để phô trương sự giàu có của mình. Nhang khói mịt mù ở Chùa Bà, chùa Linh Không Dàn vào ngày rước cộ Bà (rằm tháng giêng hàng năm). Người ta đến khấn vái Bà và vay mượn tiền tượng trưng để được may mắn trong việc làm ăn trong năm mới. Vay tượng trưng $1 tiền cúng trả lễ có thể là $1 triệu đồng nếu công việc làm ăn được may mắn, hưng vượng như lời khấn nguyện.
Bình Dương là đất lành đãi khách phương xa.
Ông Dương Văn Minh khởi nghiệp ở Thủ Dầu Một, sau này là đại tướng, quốc trưởng và tổng thống VNCH trong hai ngày.
Ông Lê Công Chất làm phó tỉnh trưởng Bình Dương trở thành tổng trưởng bộ Nội Vụ trong nội các Trần Thiện Khiêm.
Ông Nguyễn Thanh Liêm là hiệu trưởng thứ nhì của trường Trịnh Hoài Đức sau ông Trương Văn Di đã trở thành thứ trưởng bộ Giáo Dục và Thanh Niên.
Khi Lộc Ninh, Quản Lợi, Xa Cam, Xa Trạch còn nằm trong tỉnh Thủ Dầu Một, vùng đất đỏ trên (Terre Rouge) là vùng đồn điền cao su. Một người Huế làm việc trong đồn điền Quản Lợi đã trở thành chủ tịch CHXHCNVN từ năm 1992 đến 1997. Đó là đại tướng Lê Đức Anh (1920- ). Ông hoạt động ở Nam Bộ suốt thời kỳ kháng Pháp. Vào thập niên 1980 ông chỉ huy bộ đội Việt Nam tấn công Khmer Đỏ theo chủ nghĩa Maoist trên chiến trường Cambodia. Nhưng ông được xem là người thân Beijing (Bắc Kinh).
Bình Dương Lục Quận là Bình Dương nổi tiếng trong chiến tranh với những trận đánh đẫm máu như trận Dầu Tiếng, Bầu Bàng, Thới Hòa, Bố Lá, Bình Mỹ, An Nhơn Tây, Hố Bò, Rạch Bắp, khu Tam Giác Sắt, trận đột kích Gò Dầu (Phú Văn) v.v. Hàng ngàn cư dân Bến Súc được đưa về định cư ở Bình Hòa (Lái Thiêu) năm 1967. Sau năm 1975 nhiều người trở về quê quán. Hiện nay Bình Hòa trở thành một xã thành phố với đầy đủ tiện nghi của một thành phố tân tiến.
Trong cuộc chiến tranh vừa qua chỉ có Lái Thiêu là quận tương đối an ninh hơn 05 quận còn lại. Bù lại những vùng kém an ninh có sự hiện diện của quân sĩ Hoa Kỳ. Snack Bar mọc lên như nấm từ năm 1965 đến 1973. Cư dân địa phương phát đạt nhờ buôn bán hàng Mỹ hay là buôn đô la xanh và đỏ là đô la dành cho các quân nhân Mỹ chiến đấu ở miền Nam Việt Nam. Đó là sự phồn vinh giả tạo trong chiến tranh. Bình Dương không còn nhà lá. Nhiều nông dân có sân phơi lúa, phơi đậu và chuồng nuôi gia súc tráng xi măng sạch sẽ. Hầu hết nhà nào cũng có một xe Honda gắn máy. 60% thị dân trong tỉnh có TV, ra-dio, tủ lạnh. Năm 1973 quân Hoa Kỳ rút ra khỏi miền Nam Việt Nam, sự ‘phồn vinh’ trên như vụt tắt. Các snack bar bị bỏ hoang tạo cảnh vắng vẻ, hoang tàn dù không bị bom đạn tàn phá.
5
Năm 1973 Lộc Ninh là địa điểm trao đổi tù binh giữa VNCH và MTDTGP. Đó là địa điểm gần Sài Gòn nhất do MTDTGP chiếm giữ và được xem như thủ đô của chánh phủ Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam. Những năm 1973 và 1974 vài vùng đất gò trong tỉnh Bình Dương chịu ảnh hưởng văn hóa trồng cây lương thực của Lộc Ninh. Diện tích trồng khoai mì (sắn: cassava; manioc .<.Pháp.>.) Manihot dulcis được nới rộng đáng kể. Đó là dấu hiệu báo động sự sụp đổ của miền Nam và tình trạng thiếu thực phẩm cho những ngày sắp tới như câu sấm ký Phật Giáo Hòa Hảo đã ghi:
Khoai lang rồi lại khoai mì
Đến khi Tần (3) khởi độ thì khẩu ta.
Khi mang tên Bình Thủ và Sông Bé cư dân Bình Dương lâm vào sự lo âu, sợ sệt cho sự sống trong tương lai. Về vật chất họ lâm vào tình trạng thiếu lương thực và thiếu dinh dưỡng nhưng chưa đến nỗi chết đói. Sông Bé lại là nguồn sống tạm bợ và bấp bênh cho những cựu quân nhân chở than, củi từ Lai Khê, Chơn Thành, Bến Cát và lu, hủ, chén từ Lái Thiêu về bán ở Sài Gòn hay các tỉnh trên đồng bằng sông Cửu Long.
Ngày nay Bình Dương Cửu Huyện có vẻ tân tiến và phú túc nhờ có hòa bình, thực thi kinh tế thị trường nên có nhiều quốc gia như Đại Hàn, Taiwan, Nhật Bản, Singapore đầu tư hay mở nhiều nhà máy kỹ nghệ trong tỉnh. Bình Dương Cửu Huyện được đô thị hóa và đứng trước ngưỡng cửa kỹ nghệ hóa của thời kỳ tiền tư bản Âu Châu vào thế kỷ XIX. Dù chậm trễ nhưng có vẫn hơn không dẫu biết rằng cho đến nay Việt Nam vẫn chưa sản xuất được một con vít (vis) đạt tiêu chuẩn quốc tế.
trung-tam-hanh-chinh-binh-duong-12_2_201404
Bình Dương là một tỉnh của Việt Nam nên tỉnh cũng rơi vào mâu thuẫn kinh tế- chánh trị của quê hương:
1. Ấm no trong chinh chiến (miền Bắc có viện trợ Liên Sô, Trung Quốc và các nước Cộng Sản Đông Âu. Miền Nam có viện trợ Hoa Kỳ)
2. Nghèo khổ, thiếu thốn khi hòa bình (không còn viện trợ; không thể có một nền kinh tế phồn vinh trong một quốc gia Cộng Sản đề cao kinh tế chỉ huy).
3. Việt Nam là một nước Cộng Sản. Dân chúng Việt Nam lại no cơm ấm áo từ khi CHXHCNVN theo kinh tế tự do hay kinh tế thị trường hay nói rõ hơn kinh tế tư bản.
4. Một số người no cơm ấm áo nhờ bán đất đai cho các công ty ngoại quốc. Một số người khác bỏ ruộng nương ra thành phố tìm công việc trong các hãng xưởng, xí nghiệp. Công nhân có lương cố định hàng tháng. Công nhân không phải dải nắng dầm mưa như nông dân và được tiếp xúc với ánh sáng văn minh đô thị. Lợi tức của nông dân biến thiên bất định tùy theo thời tiết, giá bán ngoài thị trường. Thanh niên nam, nữ ở nông thôn ước muốn rời bỏ đời sống nông thôn để thay vào đó là nếp sống thành thị hay xa hơn nếp sống ngoài nước Việt Nam. Nông nghiệp dễ bị quên lãng giữa lúc đất nước chưa thực sự kỹ nghệ hóa.
Đó là vài suy nghĩ thô thiển về sự nghịch lý kinh tế- chánh trị, tâm lý nông thôn, thành thị và hướng ngoại và tiến trình phát triển của tỉnh sinh quán của người viết trong lòng cố hương Việt Nam vào đầu thế kỷ XXI.
PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.I.

Chú Thích
(1) Cây dầu là một loại cây to không nhánh. Thân đốt có dầu. Tên khoa học làDipterocarpus alatus. Trái có hai cánh. Ngày nay trong khuôn viên tòa hành chánh tỉnh Bình Dương vẫn còn nhiều cây dầu cổ thụ.
(2) Con diệc là con cò trắng heron hay egret tên khoa học là Ardea alba modesta (alba: trắng). Những địa danh, Thủ Dầu Một, Dầu Tiếng, Gò Dầu Hạ cho thấy sự hiện diện phong phú của loại cây to và có nhiều nhựa dầu này.
(3) Tần ở đây ám chỉ nước Cambodia chớ không phải nước Tần bên Trung Hoa.

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Ngỡ ngàng trước bộ ảnh Sài Gòn xưa được tái hiện một cách chân thật

Trường Sơn - Hiển Đặng

Xem qua bộ ảnh dưới đây, bạn sẽ ngỡ ngàng không tin được rằng nó được chụp vào năm 2017. Hình ảnh Sài Gòn xưa được những tay máy tái hiện lại qua bộ ảnh "Sài Gòn, cõi nhớ".

Bộ ảnh "Sài Gòn, cõi nhớ" được những người yêu Sài Gòn tái hiện lại một cách rất chân thật. Tuy những bức ảnh không được chụp bởi nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và kiến thức về Sài Gòn xưa, người xem dễ dàng nhớ lại một thời hoa lệ của thành phố này.
Bộ ảnh được đầu tư rất công phu, từ trang phục đến phương tiện đều được chọn lựa kỹ càng cho phù hợp với bối cảnh.
Thành công của bộ ảnh nằm ở những chiếc áo dài đậm nét những năm 70
Kết hợp áo dài xưa và xe cổ khiến bộ ảnh trở nên chân thực
Bạn sẽ ngỡ ngàng khi nhận ra đây là những bức ảnh chụp vào năm 2017
Những mảng màu xưa cũ đã được tái hiện lại rất thành công nhờ sự tham gia của những cô gái hiện đại nhưng đam mê tà áo dài xưa.
"Sài Gòn, cõi nhớ" là ý tưởng của những người trong hội chơi xe cổ Sài Gòn. Trong một buổi gặp gỡ thường niên của hội, ý tưởng tái hiện lại một Sài Gòn xưa qua ảnh đã được thống nhất. 10 ngày lên ý tưởng, với trang phục và xe cổ những người tham gia tự chuẩn bị, để trong một buổi sáng cuối tuần, bộ ảnh đã được hoàn thành với sự háo hức và tận tâm của những người tham gia.
Nét đẹp của những cô gái Sài Gòn xưa
Góc đường Nguyễn Trung Trực khi lên ảnh vẫn giữ được nét đẹp của Sài Gòn
Không chỉ mẫu nữ, mà các anh cũng rất thời trang
Những chiếc xe cổ được mang đến từ các thành viên trong hội Xe Cổ Sài Gòn
Phong thái mang nép đẹt Sài Gòn cũ.
Góp phần thành công cho bộ ảnh, chính là sự am tường kiến thức về Sài Gòn thời xưa, cũng như tâm huyết khi dành nhiều thời gian để tìm kiếm trang phục của những người tham gia. Toàn bộ hình ảnh được thực hiện bởi những nhiếp ảnh không chuyên, người mẫu không chuyên là thành viên của nhóm.
Hai cha con anh Trần Khắc Dũng cùng tham gia dự án
Con gái của anh Trần Khắc Dũng
Chị Nguyễn Hồng Nga trong tà áo dài của mẹ
Anh Nguyễn Thanh Bình (1957) là một thành viên trong dự án "Sài Gòn, cõi nhớ". Tuy là một người Hà Nội, nhưng tình yêu và kiến thức về Sài Gòn của anh khiến nhiều người khâm phục. Vốn là người thích phiêu lưu khám phá, đặc biệt là thú chơi xe cổ và nhiếp ảnh ăn sâu vào máu, nên anh đã rất hào hứng tham gia vào dự án "Sài Gòn, cõi nhớ".
Anh Nguyễn Thanh Bình chủ nhân của những bức ảnh.
Anh Thanh Bình chia sẻ: "Tuy anh em tham gia dự án đều là những tay máy không chuyên, mẫu cũng không phải chuyên nghiệp, nhưng với sự am hiểu Sài Gòn, nên ai cũng cố gắng hoàn thiện bộ ảnh. Dẫu cho sau khi hoàn thành, bộ ảnh còn nhiều thứ chưa hoàn thiện, nhưng anh em đã rất hào hứng với thành công này."
Bộ ảnh giúp những người trẻ chúng ta phần nào hiểu thêm về nét đẹp của Sài Gòn xưa, và nếu bạn là một người từng sống ở Sài Gòn qua thời gian hoàng kim nhất, chắc chắn ít nhiều bạn sẽ tìm thấy lại một khoảng ký ức về một thời đã qua.

Cộng đồng mạng xôn xao vì thư ngỏ trên Facebook của một nữ y tá

Hồng Nhung (Vietnam+)
Y tá Caitlin Brassington. (Nguồn: abc.net.au)

Caitlin Brassington, một y tá tại bệnh viện tư Toowoomba, Queensland, Australia, đã viết một bức thư gửi người quen về việc cần tôn trọng nghề nghiệp của người khác. Lá thư của cô, sau khi được tải lên mạng, đã khiến dư luận xôn xao.

VietnamPlus xin được gửi tới độc giả lá thư đặc biệt này:

"Vài đêm trước, như thường lệ, tôi về nhà sau một ca làm bận rộn. Sáng hôm đó, tôi đã để ba cô con gái còn đang ngủ say cho người trông trẻ chăm sóc và ra khỏi nhà từ 6 giờ sáng để tới bệnh viện làm công việc y tá của mình.

Đêm đó tôi đã rất mệt mỏi sau một ngày dài không được ăn trưa và phải chăm sóc cho một số em bé bị ốm rất nặng. Tôi đã tức giận, rất tức giận, và thấy một chút buồn nữa.

Trên đường về nhà, tôi dừng lại tại cửa hàng để mua sữa và gặp một người quen. Cô ấy chưa bao giờ thấy tôi mặc đồng phục bệnh viện và nói với tôi rằng cô ấy không biết tôi "chỉ là một y tá," với ý xem nhẹ.

Suốt 18 năm sự nghiệp, tôi đã nghe câu đó rất, rất nhiều lần. Nhưng đó là lần đầu tiên câu đó nhắm vào tôi. Có lẽ chuyện đó xảy ra vì tôi đã quá mệt mỏi, cả về thể chất lẫn tinh thần, sau một ngày làm việc như bình thường.

Có lẽ đó chỉ là một hành động "lỡ lời." Nhưng chẳng phải chúng ta cần tôn trọng nghề nghiệp của tất cả mọi người, và không được phép đánh giá giá trị của họ chỉ dựa vào tên gọi công việc họ làm hay sao?

Cô gái ấy có nói tôi "chỉ là một y tá" nếu tôi mặc vest, đi giày cao gót thay vì mặc đồng phục và đi giày y tá không? Trong thế giới mà mọi người giao tiếp qua màn hình và gõ phím nhắn tin, chúng ta cần một lời nhắc nhở về cách nói chuyện với người khác ngoài đời thực, cách thể hiện lòng biết ơn, và nhận thức được ảnh hưởng từ lời nói của chúng ta.

Vì vậy, trước khi vội chạy đi đón con, tôi đã đăng một bức thư mở lên Facebook gửi cho cô người quen tôi gặp ở cửa hàng để hỏi lại một câu: Có phải tôi chỉ là một y tá hay không?

"Tôi đã giúp nhiều em bé đến với thế giới này, nhiều bé còn cần sự giúp đỡ của tôi để có được hơi thở đầu tiên, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi đã nắm lấy tay bệnh nhân và ở bên họ đến khi họ trút hơi thở cuối cùng, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi đã động viên những ông bố bà mẹ đang đau buồn vì mất con, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi đã cấp cứu hồi sức cho bệnh nhân và đưa họ trở lại với thế gian, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi là đôi mắt, đôi tai và bàn tay của các bác sỹ với khả năng đánh giá, điều trị và quản lý bệnh tật cho các bạn, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi có thể nghe tiếng phổi của một em bé sơ sinh và biết được chỗ nào bị thiếu khí, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi có thể chỉ cho các bệnh nhân, điều dưỡng, y tá và bác sỹ trẻ về các chứng bệnh, tiên lượng bệnh và kế hoạch điều trị, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi từng là giảng viên của một trường y, dạy các sinh viên y khoa cách thực hiện khám bệnh có hệ thống với bệnh nhân, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi luôn đứng về phía bệnh nhân khi hệ thống chăm sóc sức khỏe không phải lúc nào cũng đặt lợi ích của họ lên trên hết, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi sẽ bỏ lỡ Giáng sinh, sinh nhật và những vở nhạc kịch ở trường của các con mình để đi làm, chăm sóc cho những người thân yêu của bạn, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi có thể lấy máu, đặt ống thông và khâu một vết thương, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi hiểu những khác biệt về mặt giải phẫu, sinh lý và tâm lý ở mọi lứa tuổi của trẻ em, cũng như quan hệ của chúng với cách chúng tôi chăm sóc và điều trị cho trẻ em, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi có thể xử lý tình huống ngừng tim ở một em bé sơ sinh, một đứa trẻ hoặc một người lớn, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi biết liều lượng adrenaline hoặc amiodarone dựa trên cân nặng mà con bạn cần dùng để chúng hồi tỉnh lại khi cấp cứu, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi mang đến sự thoải mái, tình thương cùng hỗ trợ tình cảm và xã hội cho những bệnh nhân và gia đình họ trong những thời khắc khó khăn nhất, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi làm việc 12 tiếng một ca, không được nghỉ đi toa lét hay uống cà phê, để bảo đảm bệnh nhân nhận được sự chăm sóc tốt nhất có thể, và tôi chỉ là một y tá.

Tôi đã bị bệnh nhân quát vào mặt, nôn và tiểu tiện vào người, nhưng tôi vẫn đi làm và làm tốt công việc của mình, và tôi chỉ là một y tá.

Kinh nghiệm, kiến thức và năng lực của tôi đã và sẽ tiếp tục được dùng để cứu sống mạng người, và tôi chỉ là một y tá.

Vì vậy, cô người quen đáng yêu ở cửa hàng nơi góc phố, nếu tôi "chỉ là một y tá," vậy thì tôi thật kỳ cục khi tự hào rằng tôi là một y tá!""

Ngay sau khi đăng bức thư này, Caitlin Brassington đã phải vội vàng chạy đi đón con. Brassington chia sẻ rằng suốt buổi chiều hôm đó, cô cứ nghĩ rằng mình đã quá vội vàng thể hiện suy nghĩ của mình trên Facebook - "một việc mà cô chưa bao giờ làm​."

Nhưng khi về nhà, cô đã hoàn toàn bị choáng ngợp khi biết phản ứng của mọi người. Rất nhiều cá nhân xa lạ đã lên tiếng thể hiện sự ủng hộ, thừa nhận công lao và tình yêu dành cho các y tá. .

Một người tên Ruth đã nói về chuyện bạn cô được đưa sang khu chăm sóc giảm nhẹ Toowoomba sau thời gian dài nằm ở khoa cột sống của bệnh viện. Các y tá từ bệnh viện đã vượt 130km đến nói lời tạm biệt với cô ấy vào buổi chiều cô ấy đi.

John, một bác sỹ hồi sức cấp cứu (ICU) thì nói về những bệnh nhân ốm nặng và rất dễ tổn thương đã khỏe lại nhờ những "bàn tay chữa lành" của các y tá ICU.

Alistair, một cha xứ của bệnh viện thì khen ngợi những y tá ông đã làm việc cùng là những người chữa trị và an ủi người khác một cách xuất sắc.

Và Mitch đã chia sẻ rất nhiều ngay từ phòng bệnh nơi vợ anh vừa trải qua một ca mổ lấy thai. Anh ấy nói về sự tận tâm của các y tá đỡ đẻ khi vẫn ở bên bệnh nhân ngay cả khi ca làm đã kết thúc để bảo đảm con gái anh được chào đời an toàn.

Brassington nói rằng những bình luận trên Facebook làm cô vừa muốn khóc lại vừa muốn bật cười, và tất cả đều khiến cô xúc động.

"Không gì có thể làm tôi hạnh phúc hơn khi tất cả các y tá đều có thể đọc được những lời đó. Những tình cảm, sự công nhận, tôn trọng, lòng biết ơn và lời động viên ấy không chỉ dành cho tôi mà dành cho mọi y tá trên thế giới - tất cả chúng tôi đều xứng đáng được nghe những lời đó," cô chia sẻ.

Brassington nói thêm: "Tôi cũng mong xã hội chúng ta sẽ ngừng việc dùng từ "chỉ là" khi nói về nghề nghiệp của người khác hay chính bản thân mình. Chúng tá không "chỉ là y tá," "chỉ là giáo viên," "chỉ là cảnh sát," "chỉ là bà mẹ" hay "chỉ là ông bố." Chúng ta cứu sống mạng người, định hình những tư tưởng tương lai, và tạo ra sự thay đổi. Hãy thật hiên ngang và tự hào, và hỗ trợ những người khác bằng thái độ tích cực. Vâng, tôi tự hào vì "chỉ là một y tá""./.


Opinion

'Just a nurse': Queensland woman writes open letter to woman at corner store

Updated
A few nights ago I arrived home from a busy shift at work, looking very ordinary in my scrubs.
That morning, I had left my three girls still asleep in their beds at 6:00am in the care of a babysitter to get them ready for school and child care, so I could go to work as a nurse.
I was tired, I hadn't had lunch and I had been caring for some very sick babies.
I was also angry, very angry, and a little sad.
On the way home, I stopped at the shop for milk and saw an acquaintance.
She had never seen me in uniform before and said she didn't realise I was "just a nurse".
Wow! Just Wow!
Over my 18-year career, I have heard this phrase many, many times. But today it got to me.
Maybe it got to me because I am exhausted — emotionally and physically — from what is actually just a normal day at work for me.
Maybe it got to me because I have no understanding of how so many people open their mouths without thinking.

Perhaps it was "just a slip of the tongue" — but really, as a community, should we not be embracing everyone's careers, and not be making assumptions of their worth or value based on their job title?
Would this lady have said "just a …" to me had I been wearing a suit and heels, instead of scrubs and my very unflattering but necessary nurses' shoes?
In a world of screens and texting, do we actually just need a reminder of how to talk to people off-screen, how to show gratitude, and how to recognise the effect our words can have on others?
So, before I dashed out the door to do school pick-up, I wrote an open letter on Facebook to my lovely acquaintance at the corner store, asking: am I just a nurse?
I have helped babies into the world, many of whom needed assistance to take their first breath, and yet I am just a nurse.
I have held patients' hands and ensured their dignity while they take their last breath, and yet I am just a nurse.
I have counselled grieving parents after the loss of a child, and yet I am just a nurse.
I have performed CPR on patients and brought them back to life, and yet I am just a nurse.
I am the medical officer's eyes, ears and hands with the ability to assess, treat and manage your illness, and yet I am just a nurse.
I can auscultate every lung field on a newborn and assess which field may have a decreased air entry, and yet I am just a nurse.
I can educate patients, carers, junior nurses and junior doctors on disease states, prognoses and treatment plans, and yet I am just a nurse.
I have been a lecturer in a school of medicine, teaching medical students how to perform a systematic physical examination of a patient, and yet I am just a nurse.
I am my patients' advocate in a health system that does not always put my patients' best interest first, and yet I am just a nurse.
I will miss Christmas Days, my children's birthdays and school musicals to come to work to care for your loved one, and yet I am just a nurse.
I can take blood, cannulate and suture a wound, and yet I am just a nurse.
I understand the anatomical, physiological, and psychological differences in every age group of children, and the relevance this has on how we care for them and treat them, and yet I am just a nurse.
I can manage a cardiac arrest in a newborn, a child or an adult, and yet I am just a nurse.
I can tell you the dosage of adrenaline or amiodarone based on weight that your child may need to bring them back to life, and yet I am just a nurse.
I provide comfort, compassion, emotional and social support to patients and their families in their darkest times, and yet I am just a nurse.
I have worked 12-hour shifts without a toilet break or a cup of coffee, to ensure that the best possible care is given to my patient, and yet I am just a nurse.
I have been screamed at, vomited on and urinated on, but I will still come to work and do my job, and yet I am just a nurse.
I have the experience, knowledge and competence that has saved and will continue to save people's lives, and yet I am just a nurse.
So yes, lovely acquaintance in the corner store, if I am "just a nurse", then I am ridiculously proud to be one!
Immediately after I posted this, I had to put my mum hat back on and do school pick-up and after-school sporting activities.
During the afternoon, the thought crossed my mind several times that I had been hasty in venting my thoughts on Facebook — something I have never done to such an extent.
But when I got home, I was absolutely overwhelmed to see the response.
The support, appreciation, recognition and love for nurses has been, and continues to be, truly humbling.

We are not a profession that very often stands up and says: "Look at me — tell me what a good job I am doing".
And I think, because of this, we rarely actually hear what the greater community sees in us.
So many of the comments have touched me.
There was Ruth who talked of her friend returning to Toowoomba Palliative Care after a long stay in the PA Hospital Spinal Ward. Her nurses from the PA drove 130 kilometres to say goodbye to her on the afternoon of her passing.
John, an intensive care unit (ICU) doctor, spoke of the vulnerable and critically sick patients that he left in the care of the "healing hands" of the ICU nurses.
Alistair, a hospital chaplain, praised the nurses he works alongside as the healers and comforters of the hospital.
And Mitch took the time to comment from the hospital room following his partner's emergency C-section. He spoke of the dedication of the midwife in staying with her patient long after her shift was finished, to ensure the safe delivery of his new baby girl.
The comments on Facebook have been remarkable — many of them have made me cry or laugh, but all of them have moved me.

All nurses should read comments

If absolutely nothing else comes out of the post, I would love two things to happen.
Nothing would make me happier than for all nurses to read through these comments. These sentiments of recognition, respect, gratitude and encouragement are not just for me, they are for all nurses, worldwide — we all deserve to hear them.
I would also like for us as a society to stop using the word "just" when we talk about others and ourselves in reference to our occupation or vocation.
We are not "just nurses", "just teachers", "just cops", "just mums", or "just dads".
We are saving lives, shaping the minds of the future, and creating change.
Stand tall, stand proud and support each other with unapologetic positivity.
Yes, I am #proudtobejustanurse.
Caitlin Brassington is a registered nurse at St Vincent's Private Hospital Toowoomba and at Fairholme College Toowoomba in Queensland. She is also a mother of three and wife. She can be found on Instagram and on Facebook.

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Tổng thống Trump: Hãy làm ăn theo cách công bằng


TTO - Phát biểu tại Hội nghị Doanh nghiệp APEC, Tổng thống Donald Trump kêu gọi thực thi thương mại công bằng giữa các nước. "Chúng ta hãy chọn sự giàu có, tự do, chối bỏ phận nghèo nàn, tôi tớ", ông Trump nói.



Hãy chọn sự giàu có, tự do
Nước Mỹ, cũng như mọi dân tộc khác, muốn bảo vệ chủ quyền của mình và chúng tôi hiểu những di sản mà chúng tôi thừa hưởng chính là độc lập và tự do. Điều này khuyến khích cho chúng tôi những hy sinh, sáng tạo hiện nay. Việt Nam cũng hiểu rõ điều này.
"Cùng chung tay, chúng ta sẽ có sức mạnh đưa người dân thế giới lên tầm cao mới. Chúng ta hãy chọn sự giàu có, tự do, chối bỏ phận nghèo nàn, tôi tớ. Có rất nhiều giấc mơ ở khu vực này. Trên thế giới không nơi nào tốt hơn gia đình mình, hãy bảo vệ quốc gia, tổ quốc của mình", ông Trump kết thúc.
Tổng thống Trump: Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Ảnh 1.
Tổng thống Mỹ rời sân khấu hội nghị thượng đỉnh CEO các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương - Ảnh: THUẬN THẮNG

Tìm kiếm đối tác mạnh mẽ
Tất cả những điều này nhằm đảm bảo các đối tác của Mỹ phồn thịnh và không phụ thuộc nào cả. Chúng tôi tìm kiếm các đối tác mạnh mẽ chứ không tìm láng giếng yếu, chúng tôi tìm kiếm những hợp tác hữu nghị chứ không phải đối đầu. 
Tổng thống Trump: Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Ảnh 1.
Ảnh: THUẬN THẮNG
Vấn đề an ninh kinh tế cũng là vấn đề an ninh. Điều quan trọng với sức mạnh của chúng tôi, nếu không có sự phồn vinh thịnh vượng nếu không giải quyết những vấn đề mình đối mặt.
"Chúng tôi tôn trọng nền pháp trị chứ không phải những lãnh đạo độc tài", ông Trump nhắc đến Triều Tiên. Các nguyên tắc này bảo đảm ổn định và xây dựng an ninh, niềm tin phồn vinh và điều xảy ở các quốc gia là giống nhau.
Chúng ta cũng chống các vấn đề tội phạm, nạn buôn người, mở rộng lãnh thổ. Tất cả người dân của những quốc gia văn minh thì phải bắt tay chống kẻ khủng bộ, xây dựng một Thái Bình Dương phồn vinh, thịnh vượng và tự do.

Hãy lên tiếng khi bị chèn ép
Các hiệp định thương mại FTA bó buộc tay chân chúng tôi lại, thay vào đó, chúng tôi làm việc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các bạn. Chúng ta sẽ cùng phồn thịnh, cùng tăng trưởng với nhau. Điều này đảm bảo giấc mơ của châu Á - Thái Bình Dương là đúng luật, mọi quốc gia trở thành đối tác thương mại của nhau trên cơ sở cùng có lợi.
Nước Mỹ cũng không nhắm mắt, làm ngơ với các vi phạm kinh tế. Chúng tôi cũng giải quyết những vấn đế bảo hộ, trợ giá ồ ạt đối với các ngành công nghiệp, khiến cho các đối thủ mất tính cạnh tranh.
Chúng tôi cũng không yên lặng khi nước Mỹ bị "tấn công" dù an ninh mạng hay cách khác để giành các hợp đồng kinh tế. Chúng tôi sẽ khuyến khích các quốc gia lên tiếng khi cạnh tranh công bằng bị vi phạm. 
5 giờ trước
Nêu tinh thần Hai Bà Trưng
Tổng thống Trump: Hãy làm ăn theo cách công bằng - Ảnh 1.
Ảnh: THUẬN THẮNG
Vào khoảng năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa chống ngoại xâm, đánh thức niềm tin của VN. Đó cũng là lần đầu tiên các bạn đứng lên với niềm kiêu hãnh dân tộc để đấu tranh chống xâm lược.
Với sức mạnh của mình, chúng ta hoàn toàn biết mình là ai và phải làm gì cùng nhau. Chúng ta có đủ niềm tin và sức mạnh để cùng nhau đi đến những tầm cao mới. Hãy cùng nhau hướng đến tự do, thịnh vượng và tương lai rộng mở.
Thế giới rất rộng lớn, có nhiều nơi chốn và vùng đất khác nhau với rất nhiều những mơ ước của mọi người nhưng không đâu bằng quê hương. Nên chúng ta hãy xem quê hương là trên hết, bảo vệ nó cho hôm nay và mãi sau này.

Sẽ không để nước Mỹ bị lợi dụng
Chúng tôi không thể chịu đựng được sự lạm dụng thương mại và không công bằng như thế này nữa. Nhiều nước đã hứa hẹn với nước Mỹ về cách thương mại cân bằng nhưng nước Mỹ đã chờ đợi lời hứa này rất lâu và ngày đó chưa bao giờ đến. Đó là lý do tại sao tôi có mặt ở đây (Đà Nẵng) ngày hôm nay.
Tôi sẽ làm việc này. Kể từ hôm nay, chúng tôi nước Mỹ sẽ cạnh tranh trên cơ sở công bằng, bình đẳng, tôi sẽ không để cho nước Mỹ bị lợi dụng. Tôi sẽ luôn đặt nước Mỹ lên trên hết. Tôi cũng mong đợi các bạn trong khán phòng này đặt lợi ích của quốc gia bạn lên trên hết. Đó là thông điệp tôi mong muốn truyền tải với các bạn.

Cần tiếp cận đúng trong thương mại
Chúng ta sẽ không đạt được một thị trường cởi mở nếu chúng ta không có cách tiếp cận đúng. Thương mại không công bằng sẽ có hại cho tất cả các bên. Nước Mỹ thúc đẩy thương mại, và sáng tạo.
Chúng tôi tham gia WTO, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tiếp cận công bằng và bình đẳng. Tuy nhiên, nhiều nước đã không tuân thủ nguyên tắc khi bán tháo hàng hóa, thao túng tiền tệ nhằm bóp nghẹt đối thủ. Vì sự không công bằng này, nước Mỹ đã mất công ăn việc làm, các nhà máy, cơ sở kinh doanh trên nước Mỹ đã biến mất.
5 giờ trước
Cần có thương mại công bằng
Tổng thống Trump: Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Ảnh 1.
Ảnh: THUẬN THẮNG
Nhiều năm trước đây, nước Mỹ mở cửa nền kinh tế với rất ít điều kiện như dựng ra hàng rào thuế quan lỏng lẻo, cho phép hàng hóa nước ngoài vào nước Mỹ một cách tự do trong khi các nước không mở cửa tương tự cho hàng hóa của Mỹ. [Khán phòng vỗ tay]
Nhiều nước gia nhập Tổ chức thương mại thế giới thậm chí đã không tuân thủ các nguyên tắc của tổ chức này. Thật sự, chúng ta đã không có thương mại công bằng.

Mong muốn xây dựng quan hệ đối tác
Chúng tôi mong muốn xây dựng mối quan hệ đối tác dựa trên tôn trọng lẫn nhau. Chúng tôi mong muốn thúc đẩy quan hệ với các nước trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Chúng ta phải tìm kiếm các quan hệ thượng mại dựa trên nguyên tắc công bằng và có đi có lại. Chúng tôi mong đợi các nước đối tác tuân thủ các nguyên tắc. Chúng tôi kỳ vọng các thị trường mở cửa từ cả hai phía.
5 giờ trước
Tạo cơ hội để người dân chung tay
Khi tôi dừng chân tại Nhật Bản đó là mảnh đất tạo ra những điều thần kỳ về văn hóa, công nghệ, nơi có 24 giải Nobel trong thời gian qua.
Hay Ấn Độ, quốc gia hơn 1 tỉ dân, nơi đang tạo ra những cơ hội tuyệt vời để người dân cải thiện thu nhập.
Nhiều nơi khác trong vực này, người dân của các quốc gia độc lập, tự tạo ra vận mệnh của họ, và mở ra tiềm năng, thúc đẩy nền pháp trị và tự do kinh doanh.
"Các bạn trong khán phòng này cũng đang tham gia vào quá trình xây dựng đất nước của mình", ông Trump nói.

Những ví dụ thành công ở châu Á
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 1.
Tổng thống Mỹ phát biểu về những điều kỳ diệu của các nền kinh tế châu Á - Ảnh: THUẬN THẮNG
Nhắc đến thành tựu của các quốc gia ở châu Á, tổng thống Mỹ đã đề cập đến Singapore từ một quốc gia người dân có thu nhập bình quân 500 USD/người thì đến nay, thế hệ sau đã tự hào trở thành nơi có thu nhập bình quân đầu người cao nhất khu vực.
Hàn Quốc cũng là quốc gia bị ảnh hưởng của chiến tranh, nhưng ngày nay, người dân nước này đang sống trong một xã hội phát triển, thu nhập còn cao hơn một số quốc gia ở châu Âu.
 Những thành tựu phát triển tuyệt vời nhất của Trung Quốc, trải qua những cải cách kinh tế, hơn 800 triệu người dân đã thoát khỏi nghèo đói. "Tôi vừa rời Trung Quốc sáng nay và có nhiều cuộc gặp hiệu quả", tổng thống Trump nói.

Chúng ta không còn là kẻ thù của nhau
Đà Nẵng trước đây từng là căn cứ quân sự của Mỹ, nơi chứng kiến nhiều người cả hai bên hy sinh trong chiến tranh. Ngày hôm nay chúng ta không còn là kẻ thù nữa, thành phố này đã đạt rất nhiều thành tựu.
Tôi vừa mới đi qua Cầu Rồng, nơi này đã đón rất nhiều bạn bè quốc tế.
Đầu những năm 1990, nửa dân số Việt Nam chỉ sống với mức vài USD một ngày. Ngày nay, với một nền kinh tế cởi mở, Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, khi kinh tế tăng trưởng hơn 30 lần. Và sinh viên Việt Nam thuộc trong những nhóm sinh viên đứng hàng đầu thế giới.

Vinh danh thành tựu
"Chúng ta đã là bạn bè đối tác liên minh trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trong một thời gian dài và Mỹ sẽ tiếp tục là bạn bè và đối tác lâu dài hơn nữa trong khu vực này.
 Tôi rất vui được chứng kiến những thành tựu mà các bạn đã đạt được trong thập kỷ vừa qua. Việc các bạn ở đây, cùng chung tay xây dựng khu vực này là điều không thể tuyệt vời hơn.
Đây thực sự là một kỳ tích. Đây chính là những điều mà các bạn làm được khi người dân thực sự làm chủ tương lai của mình. Chúng ta ở Đà Nẵng này để làm sâu sắc quan hệ, chia sẻ và vinh danh những thành tựu của chúng ta", ông Trump nói.
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 1.
Ảnh: THUẬN THẮNG

Tổng thống Trump phát biểu sớm hơn dự kiến
Bắt đầu bài phát biểu của mình sớm hơn dự kiến 10 phút, Tổng thống Donald Trump nói nước Mỹ chia sẻ với người dân VN đang chịu những tổn thất của cơn bão số 12. Trái tim, tình cảm của người Mỹ hướng về VN, cầu nguyện cho VN. 
Ông Trump cho biết chuyến đi thăm châu Á trong đó có điểm đến VN diễn ra vào thời điểm rất thích hợp.
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 1.
Ảnh: THUẬN THẮNG

Doanh nhân chờ đợi thông điệp mạnh mẽ của ông Trump
Lúc 13g15, toàn hội trường đã ổn định chỗ ngồi. Theo dự kiến Tổng thống Donald Trump sẽ bắt đầu bài phát biểu lúc 13h30.
Nhiều doanh nhân tham dự cho biết rất háo hức và chờ đợi những thông điệp mạnh mẽ trong bài phát biểu của tổng thống, đặc biệt quan hệ thương mại giữa hai nước.
Bữa trưa của các đại biểu và khách tham dự hôm nay khá vội vàng. Mỗi người được cấp một phần cơm hộp thay cho phục vụ buffet như hai ngày trước
Tổng thống Trump: Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất - Ảnh 1.
Tổng thống Mỹ phát biểu tại hội nghị: "Tôi rất vui được thấy thành tựu mà các bạn đã đạt được trong thập kỷ vừa qua. Việc các bạn ở đây, cùng chung tay xây dựng khu vực này là điều tuyệt vời" - Ảnh: THUẬN THẮNG

Donald Trump bước vào khán phòng
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 1.
Tổng thống Mỹ đăng đàn phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh CEO các nền kinh tế APEC - Ảnh: THUẬN THẮNG
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 2.
Ảnh: THUẬN THẮNG
Cho đến giờ, các nguồn tin của Tuổi Trẻ Online đều khẳng định chưa biết Tổng thống Donald Trump sẽ phát biểu vấn đề gì tại CEO APEC Summit. Trước đó, trang web chính thức của APEC CEO Summit cũng không ghi rõ chủ đề bài phát biểu của ông Trump, song giới quan sát dự đoán ông sẽ xoay quanh vấn đề thương mại và tăng trưởng.

Đoàn nhà báo hùng hậu của Mỹ
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 1.
Đoàn nhà báo tháp tùng Tổng thống Donald Trump đã có mặt tại Trung tâm hội nghị Ariyana chuẩn bị đưa tin về bài phát biểu của ông - Ảnh: QUỲNH TRUNG

Mỹ viện trợ khẩn cấp 1 triệu USD cho Việt Nam
"Thay mặt Chính phủ Hoa Kỳ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink đã công bố khoản viện trợ trị giá hơn một triệu USD cho hoạt động cứu trợ khẩn cấp và hỗ trợ công tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai dài hạn để giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Damrey và các đợt thiên tai trong tương lai" - Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam vừa thông báo. 

Tổng thống Trump không gặp ông Putin
Trái với mong đợi của nhiều người, trưa 10-11, không lâu sau khi ông Trump tới Đà Nẵng, Nhà Trắng thông báo tổng thống Trump sẽ không gặp riêng người đồng cấp Nga Vladimir Putin bên lề APEC 2017 vì "lịch trình trái ngược nhau", theo Reuters.

Tổng thống Mỹ đã đến trung tâm hội nghị Ariyana
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 1.
Hai chiếc "Quái thú" trên đường phố Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 2.
Đoàn xe Mỹ trong trung tâm hội nghị - Ảnh: QUỲNH TRUNG
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 3.
Xe bọc hậu trong đoàn hộ tống ông Donald Trump tại trung tâm Ariyana - Ảnh: BẢO HÂN
6 giờ trước
Ông Trump viết Twitter từ Việt Nam
"Vừa hạ cánh xuống Đà Nẵng, Việt Nam và sẽ có bài phát biểu tại APEC 2017", Tổng thống Trump viết dòng trạng thái đầu tiên trên Twitter cá nhân khi tới Việt Nam trưa 10-11.
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 1.

Tổng thống Trump sẽ phát biểu ở CEO APEC Summit
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 1.
Bục phát biểu dành cho Tổng thống Donald Trump đã được chuẩn bị tại Trung tâm Hội nghị Ariyana - Ảnh: THUẬN THẮNG

Đoàn xe hướng đến Trung tâm hội nghị ARIYANA
Đoàn xe tháp tùng Tổng thống Mỹ được đưa đến Đà Nẵng gồm khoảng 20 chiếc.
Trước đó hai ngày, hai chiếc Cadillac The Beast - phương tiện chuyên chở Tổng thống, cùng trực thăng hộ tống đã được đưa đến Đà Nẵng tiếp nhiên liệu, bay thử.
Tổng thống Trump đến Đà Nẵng, Mỹ viện trợ 1 triệu USD - Ảnh 1.
Đoàn xe chở Tổng thống Trump qua cầu Rồng - Ảnh: HỮU KHÁ
Tổng thống Trump đến Đà Nẵng, Mỹ viện trợ 1 triệu USD - Ảnh 2.
Ông đến thẳng nơi đang diễn ra hội nghị thượng đỉnh CEO các nền kinh tế APEC - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Tổng thống Trump đến Đà Nẵng, Mỹ viện trợ 1 triệu USD - Ảnh 3.
Đoàn xe đi trên cây cầu biểu tượng của Đà Nẵng - Ảnh: HUỲNH ANH

Xem đoàn xe chở Tổng thống Trump
Đoàn xe Tổng thống Mỹ Trump tại Đà Nẵng ngày 10-11- - Clip: ĐOÀN CƯỜNG
6 giờ trước
Người dân đang nóng lòng chờ sự kiện ở cầu Rồng
Đoàn xe chở Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhanh chóng rời sân bay.
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 1.
Người Việt và người Mỹ trên cầu Rồng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Tổng thống Trump vẫy tay chào Việt Nam
Tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện ở cửa máy bay với chiếc cravat xanh nổi bật quen thuộc.
Đón ông ở chân máy bay là Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Việt Nam Trương Minh Tuấn cùng đại diện các cơ quan ngoại giao Việt Nam, Hoa Kỳ.
Tổng thống Trump đến Đà Nẵng, Mỹ viện trợ 1 triệu USD - Ảnh 1.
Tổng thống Donald Trump xuất hiện ở cửa máy bay Air Force One - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại sân bay Đà Nẵng - Nguồn: VTV

Tổng thống Trump đã xuống chuyên cơ
Đón ông Trump tại chân máy bay là Bộ trưởng bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn.

Chờ đón ông Trump ở cầu Rồng
Tổng thống Trump: Hãy làm ăn theo cách công bằng - Ảnh 1.
Một người Mỹ mang cờ chào đón tổng thống Trump trên cầuRồng, Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG.

Diện kiến Air Force One ở Đà Nẵng
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 1.
Chiếc Air Force One đã vào điểm dừng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Chuyến đi quan trọng với ông Trump
Tuyên bố với báo chí quốc tế trước thềm chuyến đi, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ H.R. McMaster đã khẳng định chuyến công du đầu tiên trên cương vị Tổng thống của ông Trump tới châu Á có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước Mỹ, nhân dân Mỹ và cá nhân ông chủ thứ 45 của Nhà Trắng.

Air Force One đã xuống đường băng sân bay Đà Nẵng
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 1.
Chiếc Air Force One ở sân bay Đà Nẵng - Ảnh: DUY LINH

Air Force One bắt đầu hạ cánh
Thông tin của Tuổi Trẻ Online từ sân bay Đà Nẵng cho biết đã trông thấy chiếc Air Force One đang đáp xuống đường băng.

'Quái thú' đã chờ ở sân bay Đà Nẵng
Chiếc xe Cadillac One với biệt danh "Quái thú" dùng chở Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có mặt ở sân bay Đà Nẵng.
Tổng thống Donald Trump đã đến Đà Nẵng - Ảnh 1.
Chiếc xe nổi tiếng "bất khả xâm phạm" của Tổng thống Mỹ tại sân bay Đà Nẵng - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Tổng thống Trump lần đầu dự Hội nghị APEC
Ông Trump là một trong những nhà lãnh đạo lần đầu dự Hội nghị lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC.
Ngay khi đặt chân Đà Nẵng, theo lịch trình Tổng thống Trump sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh doanh nhân APEC (APEC CEO Summit) đầu giờ chiều cùng ngày. Theo lịch trình chính thức, ông Trump sẽ có bài phát biểu trong phiên thảo luận thứ 13 của hội nghị vào lúc 13h30.
Tổng thống Donald Trump đang đến Đà Nẵng - Ảnh 1.
Tổng thống Donald Trump tại sân bay Bắc Kinh sáng 10-11 - Ảnh: REUTERS
Trang web chính thức của APEC CEO Summit không ghi rõ chủ đề bài phát biểu của ông Trump, song giới quan sát dự đoán ông sẽ xoay quanh vấn đề thương mại và tăng trưởng.

Dân Đà Nẵng ra đường đón đại biểu APEC
Sáng 10-11, hàng ngàn người dân TP Đà Nẵng đổ xô ra các tuyến đường chờ đón đại biểu dự Tuần lễ cấp cao APEC 2017.
Hai bên các tuyến đường Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Võ Nguyên Giáp có rất đông người dân đứng chờ.
Ông Lê Hùng, người dân quận Sơn Trà cho biết từ 8g sáng nay, ông và đứa cháu nội đã chọn đoạn đường đầu cầu Rồng để đứng đoàn xe các đại biểu. "Tôi nghe hôm nay sẽ có các đoàn đại biểu cấp cao xuống, lại thấy thấy phong tỏa đường này nên tôi cũng háo hức ra coi. Khi sáng mới nhìn thấy được Tổng thống Putin, hi vọng trong sáng nay còn thấy thêm nhiều vị nổi tiếng nữa"- ông Hùng nói.
Air Force One đưa Tổng thống Donald Trump đến Đà Nẵng - Ảnh 1.
Người dân đón chờ các đoàn đại biểu APEC 2017 tại đầu Cầu Rồng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Tại các tuyến đường cửa ngõ ra vào sân bay cũng là nơi tập trung rất đông các phóng viên trong và ngoài nước đứng hóng tin. Từ sáng nay, giao thông trên một số tuyến đường chính đã được phong tỏa để phục vụ giao thông cho các đoàn đại biểu.
Nhóm PV TUỔI TRẺ