Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Thuyết Minh : Trường Nữ Sinh Đồng Khánh Xưa Nay là Trường Gì ?

Co Gai Nu Sinh Dong Khanh - Ha Thanh

Huế xưa

HOÀNG THÀNH

HOÀNG THÀNH

LA PERLE DE L'EXTREME ORIENT LA PERLE DE L'EXTREME ORIENT : Saigon, trước và sau không lâu, khi được mệnh danh "La perle de l'extreme Orient" - Hòn ngọc Viễn đông.

MONGOLIA

TỘI NHÂN

Phố quen

Ngày còn chinh chiến

THỦ DẦU MỘT

Bình Dương ngày cũ

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2020

Loạt ảnh động cho thấy những tàn tích cổ đại trông ấn tượng như thế nào trong thời kỳ sơ khai

 

Loạt ảnh động cho thấy những tàn tích cổ đại trông ấn tượng như thế nào trong thời kỳ sơ khai

Một cách độc đáo và thú vị để trải nghiệm du lịch ảo trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn hoành hành khắp thế giới.

Loạt ảnh động cho thấy những tàn tích cổ đại trông ấn tượng như thế nào trong thời kỳ sơ khai - Ảnh 1.

Đây là tàn tích của đền Parthenon ở Hy Lạp, được khôi phục lại với vẻ đẹp rực rỡ như một ngôi đền dành cho nữ thần Athena.

Loạt ảnh động cho thấy những tàn tích cổ đại trông ấn tượng như thế nào trong thời kỳ sơ khai - Ảnh 2.

Khu di tích đền Sacra di Largo Argentina ở Rome còn sót lại rất ít, nhưng bằng công nghệ hiện đại, nó vẫn có thể được tái hiện lại như lúc ban đầu.

Loạt ảnh động cho thấy những tàn tích cổ đại trông ấn tượng như thế nào trong thời kỳ sơ khai - Ảnh 3.

Kim tự tháp Mặt trời ở Mexico, một trong những kim tự tháp lâu đời nhất và lớn nhất trong khu vực.

Loạt ảnh động cho thấy những tàn tích cổ đại trông ấn tượng như thế nào trong thời kỳ sơ khai - Ảnh 4.

Đền Luxor ở Ai Cập, được xây dựng vào năm 1380 trước Công nguyên, và việc phục hồi các tháp và tượng cho thấy nó đã từng ấn tượng như thế nào.

Loạt ảnh động cho thấy những tàn tích cổ đại trông ấn tượng như thế nào trong thời kỳ sơ khai - Ảnh 5.

Pháo đài loại nhỏ Milecastle 39 ở vùng nông thôn nước Anh từng là một phần của Bức tường Hadrian.

Loạt ảnh động cho thấy những tàn tích cổ đại trông ấn tượng như thế nào trong thời kỳ sơ khai - Ảnh 6.

Đền Jupiter đã bị phá hủy khi núi Vesuvius phun trào ở Pompeii (tàn tích một thành bang La Mã), nhưng việc tái tạo cho thấy nó từng "ghê gớm" như thế nào.

Loạt ảnh động cho thấy những tàn tích cổ đại trông ấn tượng như thế nào trong thời kỳ sơ khai - Ảnh 7.

Còn đây là tàn tích Cobá của người Maya, đã không được phát hiện cho mãi đến những năm 1800, vì bị che khuất bởi rừng rậm.

Tham khảo Business Insider

Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2020

Tốc độ lây nhiễm Covid-19 tại Đà Nẵng cao gấp đôi thế giới

 Hệ số lây nhiễm cơ bản (R0) tại Đà Nẵng là 5.0, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới ước tính R0 toàn cầu từ 1,4 đến 2,5.

Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, cho biết chủng nCoV mới tại Đà Nẵng có đột biến, làm tăng khả năng cảm nhiễm, dẫn tới tỷ lệ lây nhiễm cao. Chỉ số lây nhiễm ở đợt dịch lần này là 5-6, tức cứ một người có thể lây nhiễm cho 5-6 người khác. Trong đợt dịch lần trước, chỉ số lây nhiễm từ 1,8 đến 2,2, tương đồng chỉ số chung của thế giới.

"Tâm dịch lớn nhất là ở cụm ba bệnh viện tại Đà Nẵng, với 800.000 người đi qua khu vực này và 42.000 người từng đến đây chữa bệnh", ông Long nói.

Bệnh viện Đà Nẵng đến nay ghi nhận 186 ca Covid-19, gồm 19 nhân viên y tế, 77 bệnh nhân, 90 người nhà, người chăm sóc bệnh nhân nhiễm và 18 trường hợp lây nhiễm thứ phát từ bệnh viện ra cộng đồng. Bệnh viện đã tiếp nhận 7.200 bệnh nhân nội trú, 36.800 bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú trong tháng 7.

Hệ số lây nhiễm cao, dịch dễ lan rộng

Advertising

Hệ số lây nhiễm tại bệnh viện Đà Nẵng ước tính lên đến 5.0. Đây được gọi là "hệ số lây nhiễm cơ bản" (R0), dự đoán số người trung bình bị lây virus từ một người nhiễm bệnh. Ví dụ, các bệnh như bại liệt, đậu mùa và rubella có hệ số R0 trong khoảng 5-7, có nghĩa người mắc một trong những bệnh trên có thể lây sang 5-7 người khác không có khả năng đề kháng với virus.

Từ đầu dịch Covid-19 vào tháng 1, các nhà khoa học trên thế giới gấp rút ước tính R0 của nCoV. Một số báo cáo đưa ra con số R0 khoảng 2-3. Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính R0 ở mức thấp hơn từ 1,4 đến 2,5. Vài nguồn khác dự đoán R0 ở mức trên 3,5.

Con số R0 ở mức 5.0 tại Bệnh viện Đà Nẵng được đánh giá là hệ số lây nhiễm cao, nguy cơ dịch lan rộng là rất dễ xảy ra nếu không khống chế kịp thời.

Nhiều F1, F2, cụm gia đình nhiễm nCoV

Ngày 11/8 thành phố Đà Nẵng tiếp tục giãn cách xã hội dù hết hạn lần một. Ngày 10/8, Bệnh viện Đà Nẵng tiếp tục phong tỏa. Bác sĩ Nguyễn Thành Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết thành phố yêu cầu khi nào không còn ca dương tính trong bệnh viện, cộng thêm 14 ngày cách ly sau đó, thì được mở cửa trở lại. Hiện bệnh viện còn khoảng 700-800 nhân viên y tế, gần 200 bệnh nhân không nhiễm nCoV và gần 300 bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

Trên toàn Đà Nẵng, tính đến chiều 11/8, ghi nhận 279 ca Covid-19.

Đợt dịch này, quyền Bộ trưởng Long đánh giá tỷ lệ F2 bị nhiễm nCoV cũng nhiều. Trong vòng một tháng tính từ đầu tháng 7, nhà chức trách xác định có khoảng 1,4 triệu người đến, đi từ Đà Nẵng và các bệnh viện ở đây.

Từ ngày đầu tiên 25/7 ghi nhận "bệnh nhân 416" đến nay, Đà Nẵng thực hiện cách ly hơn 20.000 người F1, F2, lấy 48.236 mẫu, trong đó 45.228 mẫu kết quả âm tính.

Trong khi dân số toàn thành phố Đà Nẵng là 1,34 triệu người, tỷ lệ số ca nhiễm Covid-19 chiếm không nhiều (chỉ 0,02 %), số người cách ly chiếm khoảng 1,4%. Tuy nhiên, số người nhiễm trong đợt dịch này khá đa dạng và có nhiều hình thức khác nhau so với giai đoạn trước.

Ông Long nhận định, 40% bệnh nhân Covid-19 được ghi nhận liên quan Đà Nẵng hiện nay không xuất hiện triệu chứng, nhưng vẫn mang mầm bệnh và có thể lây lan. Chưa kể nhiều bệnh nhân ghi nhận là F1 - tiếp xúc gần ca nhiễm, không có triệu chứng nên hành trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều người.

Do đó, các chuyên gia cho rằng hiện vẫn chưa thể xác định chính xác được R0 trên toàn thành phố Đà Nẵng.

Số lượng trường hợp mắc Covid-19 theo cụm gia đình rất cao. Có 78 ca nhiễm trong 27 cụm gia đình, cao hơn rất nhiều so với giai đoạn trước chỉ có hai cụm gia đình nhỏ. Đặc điểm các hộ gia đình ở Việt Nam sống chung nhiều thế hệ, nên nguy cơ người già, trẻ em bị nhiễm virus trong cùng một nhà rất cao.

Tỷ lệ ước tính trong đợt dịch hiện nay trẻ em là 2,7%, người già trên 60 tuổi là 30,6%.

Khu cách ly 3 lớp tại Khoa Y học nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, nơi điều trị bệnh nhân Covid-19, cuối tháng 1. Ảnh: Nguyễn Đông.

Khu cách ly 3 lớp tại Khoa Y học nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, nơi điều trị bệnh nhân Covid-19, cuối tháng 1. Ảnh: Nguyễn Đông.

Tỷ lệ tử vong 3,95%

Đến chiều 11/8, Việt Nam ghi nhận 16 bệnh nhân Covid-19 tử vong gồm cả người già và thanh niên, chiếm khoảng 3,95% so với tổng số 405 ca lây nhiễm trong nước tại 15 tỉnh, thành phố, đều có yếu tố dịch tễ liên quan tới ổ dịch tại Đà Nẵng. So với nhiều quốc gia trên thế giới, tỷ lệ này được đánh giá là không cao.

Trên thế giới, Mỹ, Brazil và Ấn Độ vẫn là ba vùng dịch lớn nhất thế giới, với tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao. Tại Mỹ, số người chết vì Covid-19 đã vượt 160.000. Theo thống kê của Reuters, trung bình một phút, quốc gia này ghi nhận thêm một ca tử vong. Tỷ lệ tử vong trên 100.000 người ở Mỹ là 47,9, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.

Tính đến ngày 11/8, Brazil ghi nhận hơn 3 triệu người mắc và khoảng 100.000 bệnh nhân qua đời do Covid-19. Tỷ lệ tử vong trên 100.000 bệnh nhân, là 45,7.

Theo Justin Lessler, phó giáo sư dịch tễ của trường, những con số này phản ánh gánh nặng bệnh tật tổng thể ở một quốc gia. Song còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến số người chết tại những khu vực cụ thể, bao gồm tuổi tác, điều kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, số lượng máy thở tại các cơ sở y tế. Các quốc gia có dân số trẻ trên thế giới ghi nhận ít ca tử vong hơn.

Tại Uganda, tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên đầu người là 0,01%, mức thấp nhất trên thế giới. Độ tuổi trung bình ở nước này là 15,9. Trong khi đó, người Mỹ tuổi trung bình là 38,4.

Các chuyên gia nhận định, để khống chế các ca tử vong là rất khó. Dịch bệnh có đặc thù diễn biến âm thầm, do vậy cần tiếp tục thực hiện tốt khâu phát hiện sớm, khoanh vùng ngay, điều trị hiệu quả, ngăn chặn dịch lây lan. Đặc biệt, người dân phải thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch trong trạng thái "bình thường mới" như đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn, hạn chế tập trung đông người...

Thúy Quỳnh - Chi Lê - Thục Linh


Hệ số lây nhiễm Covid-19 ở Bệnh viện Đà Nẵng cao gấp đôi thế giới

Hệ số lây nhiễm cơ bản tại Bệnh viện Đà Nẵng là 5, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới ước tính con số trung bình từ 1,4 đến 2,5.

Ổ dịch lớn nhất trong đợt Covid-19 thứ hai là Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng, với 186 ca nhiễm tính đến nay, tập trung vào các khoa bệnh nặng như Nội Thận Tiết niệu, Hồi sức tích cực, Nội Thần kinh. Trong số người mắc có 19 nhân viên y tế, số còn lại gồm bệnh nhân và người nhà.

Ngoài cụm ba bệnh viện, Đa khoa, C, Chấn thương chỉnh hình, xuất hiện các ca nhiễm ngoài cộng đồng. Chỉ tính từ 25/7 đến nay, qua 19 ngày, ghi nhận 405 ca nhiễm nCoV liên quan Đà Nẵng.

Chủng Covid-19 lần này có đột biến làm tăng khả năng cảm nhiễm, dẫn tới tỷ lệ lây cao, theo đánh giá của ông Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Y tế, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống Covid-19 tuần trước.

Tốc độ lây lan thể hiện qua hệ số lây. Kết quả phân tích các trường hợp dương tính theo ngày khởi phát cho thấy hệ số lây nhiễm (R0) tại Bệnh viện Đà Nẵng ước tính là 5. Hệ số này ở mức cao so với các nơi trên thế giới. Trung bình, theo ước tính của WHO, số này 1,4 đến 2,5.

R0 là hệ số lây nhiễm cơ bản, chỉ số người bị nhiễm bệnh từ một người. Khi nào R0 lớn hơn 1, bệnh còn liên tục phát tán. Khi R0 nhỏ hơn 1, dịch bệnh sẽ từ từ thu hẹp và biến mất. Ví dụ, với R0 bằng 0,5, 100 người lây nhiễm cho 50 người, những người này lây cho 25 người, tiếp đó 13 người, 6 người... và tiến tới hầu như không còn lây nhiễm. Ở Đức, sau đợt dịch lây lan mạnh vào mùa xuân, các biện pháp giãn cách đã giúp R0 của nước này xuống mức quanh 0,7.

Biện pháp giãn cách đang được áp dụng sang tuần thứ ba ở Đà Nẵng. Bệnh viện Đà Nẵng tiếp tục được phong tỏa. Hàng nghìn bệnh nhân và người nhà đã được xét nghiệm và chuyển bớt sang bệnh viện khác, giúp mật độ người trong viện giảm rất nhiều. Bác sĩ Nguyễn Thành Trung, Phó giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng, cho biết khi nào không còn ca dương tính trong bệnh viện, cộng thêm 14 ngày cách ly sau đó, thì mới mở cửa trở lại.

Tỷ lệ ca nhiễm trên dân số Đà Nẵng hiện ở mức thấp, với 186 ca trên 1,34 triệu người. Số người trong diện cách ly chiếm 1,4% dân.

Tuy nhiên, các cụm ca nhiễm trong đợt dịch này khá đa dạng so với giai đoạn trước. Ông Long nhận định, 40% bệnh nhân Covid-19 được ghi nhận liên quan Đà Nẵng hiện nay không xuất hiện triệu chứng, nhưng vẫn mang mầm bệnh và có thể lây lan. Chưa kể nhiều bệnh nhân ghi nhận là F1 - tiếp xúc gần ca nhiễm, không có triệu chứng nên hành trình di chuyển phức tạp, tiếp xúc nhiều người.

Các chuyên gia cho rằng hiện vẫn chưa thể xác định chính xác được R0 trên toàn thành phố Đà Nẵng.

Khu cách ly 3 lớp tại Khoa Y học nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, nơi điều trị bệnh nhân Covid-19, cuối tháng 1. Ảnh: Nguyễn Đông.

Khu cách ly 3 lớp tại Khoa Y học nhiệt đới Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, nơi điều trị bệnh nhân Covid-19, cuối tháng 1. Ảnh: Nguyễn Đông.

Tuy tốc độ lây lan ở ổ dịch khá nhanh, tỷ lệ tử vong đang duy trì ở mức trung bình thấp. Đến sáng nay, Việt Nam ghi nhận 17 bệnh nhân Covid-19 tử vong, chiếm hơn 4% trên tổng số 405 người mắc bệnh đợt mới. Người tử vong, từ 33 đến 86 tuổi, đều mắc bệnh có sẵn như suy thận, đái tháo đường, tăng huyết áp.

Xét trên tổng số ca mắc từ đầu dịch, số tử vong chiếm 1,96%. Theo báo cáo toàn cầu của WHO hồi đầu năm khi dịch bùng phát, tỷ lệ tử vong/số người mắc ước tính là 2%.

Tại Mỹ, số người chết vì Covid-19 đến nay là hơn 160.000, tỷ lệ tử vong 3,2%.

Brazil ghi nhận 3 triệu người mắc và khoảng 100.000 qua đời do Covid-19. Tỷ lệ tử vong cao hơn, 3,3%.

Theo Đại học Johns Hopkins, các nước có tỷ lệ tử vong vì Covid-19 cao nhất gồm Anh (15,1%), Italy (14,2%), Bỉ (13,9%), Pháp (13,3%).

Các quốc gia có dân số trẻ trên thế giới ghi nhận ít ca tử vong hơn. Tại Uganda, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 qua đời là 0,7%, mức thấp nhất trên thế giới. Độ tuổi trung bình ở nước này là 15,9. Trong khi đó, người Mỹ có tuổi trung bình là 38,4.

Các chuyên gia nhận định, để khống chế các ca tử vong là rất khó. Dịch bệnh có đặc thù diễn biến âm thầm, do vậy cần tiếp tục thực hiện tốt khâu phát hiện sớm, khoanh vùng ngay, điều trị hiệu quả, ngăn chặn dịch lây lan. Đặc biệt, người dân phải thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch trong trạng thái "bình thường mới" như đeo khẩu trang, sử dụng nước sát khuẩn, hạn chế tập trung đông người...

Thúy Quỳnh - Chi Lê - Thục Linh

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Quán vỉa hè Việt Nam "mọc" lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh

 Hương Nguyễn 

Quán vỉa hè Việt Nam "mọc" lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh

Hâm mộ ẩm thực Việt Nam, anh Nam Joon Young kỳ công mua bàn ghế nhựa Duy Tân, đĩa cô tiên, rượu Nếp mới, tương ớt, nước mắm... từ Tp.HCM để tạo nên một quán ăn tại Seoul "y hệt" Việt Nam.

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 1.
Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 2.

Tại Yongsan-gu, Seoul (Hàn Quốc), một quán ăn mở ra, được thiết kế theo phong cách đường phố Việt Nam.

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 3.

Chủ quán ăn mang đậm phong cách Việt này là anh Nam Joon Young - một giáo viên dạy nấu ăn. Anh đã có kinh nghiệm 9 năm nấu món Việt ở một lớp học nổi tiếng tại Hàn Quốc.

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 4.

Tình yêu ẩm thực Việt Nam của anh bắt đầu từ một chuyến du lịch đến Hà Nội, TP HCM và Đà Lạt. Sau khi trải nghiệm ẩm thực Việt, ông chủ quán ăn này muốn đưa đặc sản bình dân Việt Nam đến với những người dân sống tại Seoul.

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 5.

Quán ăn có tên tiếng Hàn là Hyotteu (tên tiếng Việt là Hiếu Tử). Lí giải về cái tên của quán, Joon Young tiết lộ, anh bắt đầu nấu ăn vì muốn kiếm tiền giúp bố mẹ. Vì thế anh luôn có mơ ước mở một nhà hàng đầu tiên để phụ bố mẹ. Hiếu Tử (효뜨) ra đời - thể hiện mong muốn của ông chủ là một người con hiếu thảo với đấng sinh thành.

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 6.
Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 7.

Điểm nổi bật tại quán ăn này là sử dụng bàn ghế nhựa xanh đỏ, đĩa cô tiên, ống đựng đũa, thìa. Một góc quán trưng bày các loại nước uống và bia Việt Nam.

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 8.
Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 9.
Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 10.

Nhân viên phục vụ tại quán ăn đều mặc đồng phục có in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có lẽ chủ nhà hàng mong muốn những người đến đây có thể nhớ về Việt Nam và bác Hồ.

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 11.

Đặc biệt hơn cả, quán ăn này bán cả những món ăn Việt Nam như phở, bún giò heo, cơm rang, nộm đu đủ, nem rán hay cà phê sữa đá….

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 12.

Theo chia sẻ chủ quán Hiếu Tử, rượu và đồ ăn của Việt Nam rất phù hợp với khí hậu Hàn Quốc nhưng ở Hàn Quốc lại không có quán rượu Việt Nam nào. Đây cũng là một trong những lí do khiến anh quyết định mở quán ăn bình dân mang phong cách Việt Nam tại Seoul.

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 13.
Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 14.
Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 15.
Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 16.

Nói về nguồn gốc những vật dụng được bày biện tại quán, anh Nam Joon Young nói chia sẻ: "Tôi đã tự tìm mua toàn bộ bàn ghế, bát đĩa... tại một khu chợ lâu đời nhất ở TP HCM và đóng thùng mang về. Quán ăn có đầu bếp người Hàn và một số nhân viên người Việt".

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 17.

Bên cạnh những vật dụng Việt Nam, vị chủ quán người Hàn Quốc còn tiết lộ, một số loại rau gia vị có thể mua tại chợ Hàn Quốc nhưng bia, rượu, nước khoáng, sữa đặc, tương ớt, nước mắm thì phải nhập hoàn toàn từ Việt Nam nên rất mất thời gian.

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 18.

"Chi phí để mở quán ăn và vận chuyển các vật dụng, nguyên liệu nấu ăn từ Việt Nam gặp nhiều khó khăn và tốn không ít chi phí. Nhưng vì tình yêu với ẩm thực Việt Nam và mong muốn nhiều người Hàn Quốc biết tới món ăn Việt nên tôi vẫn cố gắng duy trì", anh Nam Joon Young cho biết.

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 19.

Từ khi mở cửa đến nay, quán ăn này đã đón khoảng 400 - 500 khách đến dùng bữa mỗi ngày hoặc đơn giản là chụp ảnh, check-in.

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 20.

Khách đến đông nhất vào buổi tối, và thường xếp hàng trước giờ mở cửa để có chỗ ngồi đẹp. Quán có phòng điều hòa, nhưng hầu hết khách thích ngồi ngoài sân và ban công, vì thoáng đãng.

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 21.

Những món được yêu thích nhất là gà rán nước dừa, phở gà, phở xào, bún hải sản, bún thịt nướng, nem rán.

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 22.

Không ít khách Việt đã ăn thử tại địa chỉ này và nhận xét với ông chủ rằng hương vị có khác với phiên bản gốc tại Việt Nam. Nhưng khách Việt vẫn khen ngon bởi nhà hàng dùng nhiều loại gia vị, rau thơm truyền thống.

Quán vỉa hè Việt Nam mọc lên giữa Seoul, nhân viên mặc đồng phục in hình Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh 23.

Tại đây, thực đơn quán ăn có giá dao động từ 40.000 – 250.000 đồng tùy món và đồ uống.