Trang blog này nhằm lưu lại những bài viết của chính tác giả hoặc của những tác giả khác đã viết và công bố trên các ấn phẩm chính thức, trên phương tiện truyền thông đại chúng, và trên mạng Internet, về những vấn đề Kinh Tế, Văn hoá, Xã hội, Y tế & Giáo dục đang cần tìm hiểu...lúc tuổi già. Không biết nói gì hơn, ngoài lời được xin phép và trân trọng cám ơn các bạn có bài đăng lại trên Blog này.
Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2020
Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020
Hoàn cảnh sáng tác ca khúc “Trở Về” của nhạc sĩ Châu Kỳ – Hồi ký buồn về mùa bão lũ năm xưa
Dải đất hẹp của miền Trung đất Việt vốn là vùng khô cằn sỏi đá. Đã trải qua hằng bao thế kỷ, những người Việt ở vùng đất này, đa số là nông dân, vẫn lam lũ bám vào hoa màu để mưu sinh. Mỗi năm người quê dành dụm không được bao nhiêu tiền, tài sản cùng lắm cũng chỉ là ngôi nhà, thửa ruộng, nhưng mỗi mùa lũ đến thì hầu như tất cả đều bị cuốn trôi, hoa màu bị hủy hoại, và tính mạng của người dân quê hiền lành cũng trở nên quá mong manh trước sự cuồng nộ của thiên tai.
Nhạc sĩ Châu Kỳ người ở vùng Phú Vang, Thừa Thiên, và một cơn lũ oái ăm của gần 80 năm trước đã cướp đi người mẹ dấu yêu của ông. Bao nhiêu đau thương biết nói sao cho hết, ông dồn tất cả nỗi niềm của mình vào trong ca khúc đầu tay mang tên: Trở Về.
Về đây nhìn mây nước bơ vơ
Về đây nhìn cây lá xác xơ
Về đây mong tìm bóng chiều mơ
Mong tìm mái tranh chờ
Mong tìm thấy người xưa.
Về đây buồn trông cánh chim bay
Về đây buồn nghe gió heo may
Về đây đâu còn phút sum vầy
Đâu còn thắm niềm say
Lạnh lùng ngắm trời mây.
Nơi xưa, ôi giờ đây nát tan
Đò vắng không người sang
Thôn xóm trông điêu tàn
Xa xa, nghe tiếng chim kêu đàn
Nghe suối reo bên ngàn
Dường như oán như than!
Chiều nay buồn trông cánh chim bay
Chiều nay buồn nghe gió heo may
Chiều nay đâu còn phút sum vầy
Đâu còn thắm niềm say
Lạnh lùng ngắm trời mây.
Click để nghe ca sĩ Quỳnh Giao hát Trở Về
Trước khi Châu Kỳ trở thành một trong những nhạc sĩ tiên phong của dòng nhạc vàng từ sau thập niên 1950, ông đã theo nghiệp ca hát ở độ tuổi 18-19. Ở thời điểm thập niên 1940 chưa có nhiều bài nhạc Việt nên ông hát chủ yếu là nhạc nước ngoài, đặc biệt những ca khúc mà ca sĩ nổi danh thế giới lúc đó là Tino Rossi hát, được người Pháp mang theo vào Việt Nam.
Năm 1942, Châu Kỳ tham gia đoàn hát Hồng Thu của người chị ruột là Châu Thị Minh (một trong ngũ nữ minh tinh của Việt Nam thời kỳ đầu) để sang lưu diễn ở Lào. Tại đây Châu Kỳ có tham gia vở kịch mang tên Hồn Lao Động của soạn giả Văn Lang, mang nội dung về tinh thần bất khuất chống áp bức của người lao động dưới thời thực dân. Cũng vì vậy mà ngay khi đang diễn, Châu Kỳ đã bị mật thám Pháp bắt đưa về Ba Vì để giam giữ.
Trong trại giam, nhờ hát nhạc Pháp rất hay nên Châu Kỳ được lòng viên trung úy trưởng trại, và được người này vận động để ông được tự do vào năm 1943. Không lâu sau đó, Châu Kỳ về lại Huế thăm gia đình thì bàng hoàng biết được tin mẹ của mình đã bị nước lũ cuốn trôi. Ông về đến bến đò quê xưa, nhưng không còn đò để qua nữa, phải tự lội về nhà khi nước lũ còn chưa rút hết. Bao nhiêu người thân yêu cũng đã rời đi mất, chỉ còn nỗi buồn là ở lại bủa vây, nhìn đâu cũng thấy con nước mênh mông, cây lá xác xơ và quê nhà đã nát tan điêu tàn:
Nơi xưa, ôi giờ đây nát tan
Đò vắng không người sang
Thôn xóm trông điêu tàn…
Bài hát được sáng tác năm 1944, đến năm 1946 được phát hành ở Hà Nội, sau đó được Tinh Hoa – Huế tái bản nhiều lần và được hầu hết các danh ca thập niên 1940-1950 thể hiện, trở thành ca khúc đầu tiên trong sự nghiệp sáng tác lừng lẫy của nhạc sĩ Châu Kỳ.
Trong những ngày đau thương của dải đất miền Trung vào mùa lũ năm nay, mời bạn nghe lại ca khúc viết về mùa lũ của gần 80 năm trước. Thời gian đã trôi qua lâu, nhưng nỗi đau vẫn còn nguyên vẹn.
Click để nghe Lệ Thu hát Trở Về trước 1975
Bài: Đông Kha
Bản quyền bài viết của nhacxua.vn
Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020
Ngắm diện mạo toàn tuyến metro số 1 sắp về đích
- Tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) được khởi công từ năm 2012, toàn tuyến có chiều dài 19,7 km, trong đó có 2,6 km đi ngầm và 17,1 km trên cao. Tuyến metro số 1 có 14 nhà ga bao gồm ba ga ngầm, 11 ga trên cao và Depot nằm tại Long Bình, quận 9, TP.HCM.
Việc thực hiện 4/5 gói thầu chính của tuyến metro số 1 với khối lượng tổng thể đạt 76%, dự kiến khai thác vào quý 4-2021.
Trong đó, Gói thầu CP1a (Đoạn ngầm từ ga Bến Thành đến ga Nhà hát TP) hiện đạt 75,1%, gói thầu CP1b (đoạn ngầm từ ga Nhà hát TP đến ga Ba Son) hiện đạt 86,9%. Gói thầu CP2 (Đoạn trên cao và depot đạt 85,6%. Gói thầu CP3 (Mua sắm thiết bị cơ điện, đầu máy toa xe, đường ray và bảo dưỡng hiện đạt 60%.
Ga Trung tâm Bến Thành ngoài phục vụ hành khách tuyến metro số 1, ga Bến Thành còn là điểm trung chuyển, kết nối các tuyến metro khác như tuyến metro số 2, tuyến metro số 3A và tuyến metro số 4.
Hiện nay, ga ngầm Bến Thành đã hoàn thiện 100% việc đổ bê tông sàn tầng B3F và B4F, thực hiện 91% việc đổ bê tông sàn tầng B2, và 93% việc đổ bê tông sàn tầng B1. Tổng diện tích sàn nhà ga Bến Thành đã thực hiện đạt 94,9%. Diện tích tường, cột đạt 43%, phấn đấu hoàn thành toàn bộ phần kết cấu bê tông nhà ga vào quý I-2021.
Ga Nhà hát TP được thiết kế ngầm dài 190 m, rộng 26 m, độ sâu khoảng 33 m, gồm bốn tầng và hiện nay đã hoàn thiện tầng B1.
Tầng B1 của ga Nhà hát TP đã hoàn thiện, các kỹ sư công nhân đang tiếp tục thi công các lối lên xuồn và hoàn thiện trang trí các tầng B2, B3 và B4.
Các tầng của ga Nhà hát TP được bố trí như sau: Tầng 1 gồm các trang thiết bị phục vụ hành khách như sảnh đợi, máy bán vé, cổng thu phí tự động, phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách. Tầng 2 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách.
Tầng 3 là tầng trang thiết bị cho nhân viên ga, trung tâm kiểm soát thảm họa, khu vực nghỉ ngơi và các phòng thiết bị điện, máy điều hòa không khí và hệ thống thông gió, phòng cơ điện (hệ thống bơm nước thải), các ống thông gió của nhà ga.
Tầng 4 là sân ga, nơi có tàu dừng, đỗ để đón và trả khách.
Hệ thống máy bán vé được đặt tại tầng 1 của nhà ga.
Đi dọc đường hầm từ ga Nhà hát TP thêm 700 m là tới ga Ba Son, đây là ga ngầm cuối cùng của tuyến metro số 1.
Đường hầm dẫn từ ga Nhà hát TP đến ga Ba Son đã lắp đặt xong hệ thống đường ray.
Tại ga Ba Son không khí làm việc cũng nhộn nhịp không kém những ga ngầm khác, các kỹ sư và công nhân được chia thành từng nhóm nhỏ, cứ thế hoàn thành công việc của mình. Người ốp lát gạch, người khoan cắt, người vận chuyển nguyên vật liệu… tạo thành một chuỗi việc liên hoàn.
Đối với đoạn trên cao, công tác lắp đặt đường ray đã hoàn tất. Hiện các nhà thầu đang hoàn thành việc thi công, trang trí, lợp mái ở các nhà ga.
Tuyến metro số 1 sẽ có 17 đoàn tàu hoạt động, trong đó giai đoạn đầu là loại ba toa và sau này loại sáu toa, đều sản xuất tại Nhật Bản. Tàu ba toa dài 61,5 m có thể chở 930 khách (147 khách ngồi và 783 khách đứng). Tốc độ tối đa của các đoàn tàu là 110 km/h (đoạn trên cao) và 80 km/h (đoạn ngầm).
Tuyến metro số 1 chạy song song với cầu Sài Gòn hướng về trung tâm TP.
Nhà gà Tân Cảng đang hoàn thiện đoạn qua cầu Sài Gòn.
Vừa qua cầu Sài Gòn, tuyến metro số 1 chạy dọc đường Xa lộ Hà Nội.
Sau một thời gian gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, các chuyên gia nước ngoài của tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã được nhập cảnh để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến dự án.
Thời gian tới, 6 chuyên gia Nhật Bản sẽ nhập cảnh Việt Nam. Các chuyên gia này phụ trách các công tác chuẩn bị cho việc vận chuyển và nhập khẩu đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro số 1.
Để chuẩn bị cho công tác vận hàng năm 2021, Ban quản lý đô thị đường sắt đô thị TP.HCM (MAUR) đã tuyển chọn đội ngũ kỹ thuật viên lái tàu để tiến hành đào tạo. Trong đó, MAUR đã tuyển chọn 58 kỹ thuật viên lái tàu trúng tuyển, đây là nguồn nhân lực cốt lõi trong vận hành tuyến đường sắt đô thị số 1 và hệ thống đường sắt đô thị TP.HCM sau này. Trong ảnh: Tuyến metro số 1 đoạn qua ngã tư Thủ Đức.
Ga khu Công Nghệ Cao có vị trí đối diện khu Công Nghệ Cao (quận 9), với chiều dài 137,17 m, quy mô 2 tầng. Tầng 1 gồm sảnh chờ, phòng hướng dẫn thông tin cho hành khách, nơi thu phí tự động, các phòng thiết bị, gian hàng thương mại và khoảng 10 nhà vệ sinh. Còn tầng 2 là nơi có tàu dừng đỗ, đón trả hành khách.
Hệ thống đường ray thẳng tấp của tuyến metro số 1 đã hoàn thiện.
Tuyến metro đi qua nút giao thông Trạm 2 hướng về Khu du lịch Suối Tiên.
Tuyến metro uốn lượn đoạn qua nút giao thông Đại học Quốc gia.
Tuyến metro chạy ngang qua Bến xe miền Đông mới chuẩn bị vào Depot Long Bình (quận 9).
Tại khu vực Depot, các công tác chuẩn bị cho việc vận hành kỹ thuật đang được Ban Quản lý Đường sắt Đô thị TP và các nhà thầu tiến hành khẩn trương thi công như nhà ga đón khách, khu bảo dưỡng tàu, khu rửa tàu, nhà điều hành... Đến nay, công tác xây dựng kết cấu cơ bản đã hoàn tất và công tác lắp đặt đường ray đạt 85,6%. Dự kiến đoàn tàu đầu tiên sẽ cập cảng TP.HCM vào đầu tháng 10, và đưa vào vận hành kỹ thuật đoạn trên cao từ ngã tư Bình Thái về Depot Long Bình.