Tác giả: KIM ANH
Cởi mở, quan tâm đến người đối thoại, thẳng tính nhưng không đại ngôn. Đó là cảm nhận của bất cứ ai khi tiếp xúc với GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, cựu “nghị sĩ” Quốc hội các khóa XI, XII.
Trong các phiên chất vấn ở kỳ họp Quốc hội các khóa mà ông tham gia, bao giờ cử tri cũng mong đợi, gửi gắm niềm tin vào những bài phát biểu, góp ý của ông đối với những vấn đề dân sinh của đất nước: Dự án bauxite, Dự án đường sắt cao tốc, Luật An toàn thực phẩm, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Di sản văn hóa, Luật Dân quân tự vệ, Luật Nuôi con nuôi, Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước mỗi năm,... Có thể nói, ông là một trong số ít người đã tạo được dấu ấn riêng trong hoạt động của mình ở Quốc hội.
Chính thức nghỉ hưu từ 1-10, nhưng gặp ông bây giờ cũng không dễ: Bạn bè, các tổ chức chính trị, xã hội luôn muốn mời ông tham gia các hội nghị, hội thảo, làm cố vấn cho các chương trình nghị sự của họ. Mà thực ra, khái niệm nghỉ hưu chỉ là dấu mốc thời gian đối với những người trí thức như ông.
Cuộc trò chuyện mà ông dành cho chúng tôi trong một buổi chiều hiếm hoi còn "trống chỗ" trong tuần, vẫn đầy ắp những tâm huyết của ông đối với các hoạt động của Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước mặc dù đã có những hoạt động dân chủ hơn, năng động hơn nhưng vẫn chưa thực sự phát huy được hết quyền của mình. Ông cho biết:
Trước thời kỳ Đổi mới, hoạt động của Quốc hội có nhiều hạn chế. Nói chung, mỗi năm Quốc hội chỉ họp khoảng 10 ngày, chủ yếu biểu quyết thông qua các chính sách, kế hoạch, danh sách nhân sự đã được chuẩn bị sẵn. Ngay đến tận khóa VIII, đại biểu muốn phát biểu cũng phải có bài chuẩn bị sẵn, thông qua Đoàn thư ký kỳ họp, nếu được phát biểu thì chỉ việc đọc bài đó lên. Khóa ấy, có một đại biểu là chị Đào Thị Biểu (chị Út Trầu) đã trở thành "hiện tượng" vì dám trình bày về thất bại của chính sách "Giá - lương - tiền" bằng một bài phát biểu khác với bài đã được duyệt. Tuy ý kiến của chị là của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cửu Long, chị chỉ là người được "chọn mặt gửi vàng" thay mặt đoàn phát biểu, nhưng cũng khá nhiều anh chị em quen biết lo cho chị. Cũng may, cuối cùng không có chuyện gì.
Từ Đổi mới tới giờ, hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ hơn, nhất là từ năm 1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định cho truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn, và từ năm 2002, truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội thì hoạt động nghị trường ngày càng thu hút sự quan tâm của nhân dân. Đại biểu và các vị trả lời chất vấn cảm nhận được sự theo dõi của cử tri nên cũng cố gắng hơn để đáp ứng kỳ vọng của họ. Tuy vậy, nhiều việc bây giờ vẫn nằm ngoài tầm với của Quốc hội, và người dân đang đòi hỏi Quốc hội phải tiếp tục hoạt động có hiệu quả hơn nữa.
Trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, bao giờ các đại biểu cũng phải tiếp xúc cử tri để tìm hiểu những vấn đề người dân quan tâm và nguyện vọng của người dân. Theo quan sát của ông, những cuộc tiếp xúc ấy có hiệu quả không?
Theo quy định của pháp luật, đại biểu Quốc hội có rất nhiều hình thức tiếp xúc cử tri, nhưng hình thức chủ yếu hiện nay vẫn là tiếp xúc theo kiểu hội nghị. Qua hội nghị tiếp xúc cử tri ở các xã, huyện, ngành, với thành phần tham dự là cán bộ (ở xã thì từ cán bộ cấp thôn trở lên; ở huyện thì từ cán bộ cấp xã trở lên; ở ngành thì đại diện các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trong ngành), đại biểu cũng tiếp thu được nhiều thông tin bổ ích. Nhưng nếu đại biểu chỉ tiếp thu ý kiến cử tri qua hình thức hội nghị cán bộ thì chưa đủ.
Năm 2005, tôi có tham dự một hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động Quốc hội với các nghị sĩ Australia do Văn phòng Quốc hội tổ chức. Tôi có ấn tượng rất sâu sắc với kinh nghiệm tiếp xúc cử tri của một cựu thượng nghị sĩ, nguyên là Chủ tịch Thượng viện Australia. Bà chủ tịch khi còn đương nhiệm thường mượn những địa điểm đông người qua lại như siêu thị, trường học,... để tổ chức tiếp xúc với cử tri. Nhiều lần, bà cho kê bàn ghế tiếp cử tri ngay ở sảnh siêu thị; cử tri qua lại, ghé vào trò chuyện, phản ánh, kiến nghị với bà. Đó là một hình thức giao tiếp rất dân chủ.
Ở nước mình, các đại biểu thường chỉ tiếp xúc cử tri theo phân công của đoàn đại biểu Quốc hội địa phương. Đại biểu có muốn tiếp xúc riêng với cử tri theo hình thức khác cũng ngại vì không khéo lại bị hiểu nhầm ý nọ, ý kia, phiền hà.
Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất hạn chế hoạt động tiếp xúc cử tri, theo tôi, là cử tri nước ta không quyết định sinh mạng chính trị của đại biểu. Mỗi đơn vị bầu cử ở ta thường bầu hai hoặc ba đại biểu, do đó, trách nhiệm của cá nhân đại biểu thường hòa lẫn vào trách nhiệm tập thể. Nếu mỗi đơn vị chỉ bầu một đại biểu thì kiểu gì đại biểu cũng phải tìm mọi cách tốt nhất để gặp gỡ cử tri, tiếp thu ý kiến cử tri và hoàn thành trách nhiệm trước cử tri đơn vị đã bầu ra mình.
Những ý kiến của cử tri phản ánh qua đại biểu có được nêu và giải quyết trong các kỳ họp không, thưa ông?
Có chứ. Trong các phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội, ngay sau khi Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng trong thời gian tới, bao giờ Quốc hội cũng được nghe báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri cả nước gửi đến kỳ họp trước và kiến nghị gửi đến kỳ họp đang tiến hành.
Đó là kết quả tổng hợp báo cáo của các Đoàn đại biểu Quốc hội trong nước gửi về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy không phải mọi kiến nghị của dân đã được giải quyết kịp thời nhưng việc công bố những kiến nghị ấy cũng đặt trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước nghiên cứu, giải quyết.
Theo ông, hoạt động của Quốc hội cần được tiếp tục đổi mới như thế nào?
Quốc hội có ba chức năng là lập pháp, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Việc thực hiện cả ba chức năng này đều có những hạn chế cần được khắc phục.
Thứ hai là công tác giám sát của Quốc hội. Có hai công cụ giúp cho công tác giám sát có hiệu lực là bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh được Quốc hội bầu, phê chuẩn và lập ủy ban điều tra vụ việc. Nhưng cả hai công cụ này đều chưa bao giờ được sử dụng. Bên cạnh đó là hạn chế ở các phiên chất vấn. Chất vấn là để hỏi trách nhiệm nhưng không ít đại biểu chỉ hỏi thông tin. Việc Quốc hội ra nghị quyết về kết quả chất vấn không được thực hiện thường xuyên, kết quả chất vấn không gắn với chế tài, đó cũng là những nguyên nhân khiến chất vấn ít hiệu quả.
Thứ ba là việc quyết định các vấn đề quan trọng. Nhiều việc đã được quyết trước khi đưa ra Quốc hội nên khó có thể nói đó là quyết định của Quốc hội. Ví dụ, ở các nước, tài chính do Quốc hội nắm, nhưng ở ta tài chính phân bổ hết rồi mới trình ra Quốc hội thì chẳng giải quyết được vấn đề gì.
Ông đã từng có những ý kiến táo bạo về đổi mới căn bản hoạt động Quốc hội, cụ thể ý kiến ấy ra sao, thưa ông?
Hoạt động của Quốc hội được người dân hoan nghênh như hiện nay là nhờ cố gắng chung của các đại biểu Quốc hội và sự ủng hộ của cử tri cả nước. Nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là đường lối đổi mới của Đảng. Đảng không đổi mới thì Quốc hội chỉ có tính hình thức thôi. Vì vậy, để Quốc hội hoạt động có hiệu quả hơn, hoàn thành tốt hơn trọng trách trước dân, trước hết cần tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội.
Điều 4 của Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đồng thời cũng quy định mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, theo tôi, tốt nhất nên tổ chức mô hình Quốc hội lưỡng viện, trong đó cơ quan lãnh đạo của Đảng là Trung ương Đảng trực tiếp đóng vai trò Thượng nghị viện, còn Quốc hội do dân bầu là Hạ nghị viện.
Hiến pháp sẽ quy định rõ vấn đề gì Thượng viện quyết định mà không cần Hạ viện, vấn đề gì Hạ viện có thể quyết định không cần thông qua Thượng viện và vấn đề gì cả Thượng viện và Hạ viện cùng xem xét, quyết định qua bỏ phiếu. Như thế thì Đảng không chỉ tiếp tục thực hiện quyền lãnh đạo của mình thông qua đường lối, tổ chức và nhân sự như từ trước tới nay mà còn trực tiếp lãnh đạo với tư cách một trong hai cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Việc thực hiện mô hình này đồng thời cũng xác định địa chỉ chịu trách nhiệm về các quyết định.
Riêng về cơ cấu của Quốc hội, dù có trở thành Hạ viện hay vẫn giữ vai trò như hiện nay, theo tôi, nên có "hai vòng": Vòng một gồm các đại biểu chuyên trách, hợp thành Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được giao quyền xử lý đại bộ phận công việc của Quốc hội, trong đó có việc ban hành phần lớn các đạo luật. Vòng hai gồm toàn thể đại biểu Quốc hội, chỉ dành thời gian xem xét, thông qua những đạo luật quan trọng (như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động và các bộ luật tố tụng), thảo luận và quyết định những vấn đề lớn như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ và quyết toán ngân sách.
Hiện nay, gần 3/4 số đại biểu Quốc hội là đại biểu kiêm nhiệm, không có nhiều thời gian dành cho công việc của Quốc hội. Nhiều người đề nghị tăng số đại biểu chuyên trách lên hơn nữa. Nhưng nói thật là nếu đại biểu chuyên trách không có nhiệm vụ, quyền hạn gì khác đại biểu không chuyên trách thì càng tăng nhiều đại biểu chuyên trách bộ máy càng cồng kềnh mà không giải quyết được vấn đề gì.
Ông hay phát biểu thẳng thắn nhưng đã bao giờ gặp "tai nạn" nào chưa?
Tai nạn thì không, mặc dù các mối quan hệ cũng không phải là không bị ảnh hưởng. Nhưng tôi không lấy thế làm phiền vì cái tâm mình thực; mình chỉ thay cử tri nói lên tiếng nói xây dựng thôi; nói đúng phận sự, đúng lúc, đúng chỗ; cử tri bảo được là được.
Trong thời gian làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, hẳn vấn đề giáo dục của đất nước cũng là mối quan tâm hàng đầu của ông?
Công tâm nhận xét thì trong hàng chục năm qua giáo dục nước ta đã có những thành tích rất đáng kể. Phần lớn lực lượng lao động đóng góp vào sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc sau chiến tranh và vươn lên mạnh mẽ đều được đào tạo trong nước sau năm 1975.
Bên cạnh đó, quy mô giáo dục phát triển mạnh, mặc dù chưa đồng bộ, cũng đã góp phần thỏa mãn nhu cầu học tập của nhân dân. Đó là những minh chứng rõ ràng về thành tựu của giáo dục. Nhưng hạn chế của giáo dục cũng nhiều và khá căn bản. Giáo dục nước ta chưa giải quyết được quan hệ giữa quy mô với chất lượng, giữa nhà trường với thị trường lao động. Phần lớn học sinh còn "lơ ngơ" trước cuộc sống vì trong đầu chỉ có lý thuyết.
Chúng ta cũng chưa xây dựng được một xã hội học tập thật sự. Cách hiểu xã hội hóa trong giáo dục còn lệch lạc. Xã hội hóa không chỉ là sự huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để khắc phục khó khăn, phát triển giáo dục mà còn là sự tham gia giám sát, quản lý của xã hội đối với giáo dục, sự hưởng thụ thành tựu giáo dục của các tầng lớp nhân dân.
Về mặt quản lý, người dân cũng không muốn thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn luôn ở trong tình thế "chữa cháy" và ôm đồm như hiện nay mà sắm đúng vai trò quản lý vĩ mô của mình.
Vậy, nguyên nhân hạn chế là do đâu?
Nói thẳng, nguyên nhân trước hết là giáo dục vẫn chưa thực sự được đặt đúng vị trí quốc sách hàng đầu. Về mặt đầu tư kinh phí, ta vẫn nghe nói giáo dục được đầu tư tới 20% ngân sách/năm (tương đương 4-5 tỉ USD).
Thực ra, nhiều ngành, nhiều địa phương có chi đủ số kinh phí được phân bổ cho giáo dục đâu. Vả lại, số tiền này không chỉ chi cho hệ thống giáo dục - đào tạo từ mầm non đến đại học, cao đẳng, dạy nghề mà còn chi cho toàn bộ công tác bồi dưỡng cán bộ chính trị, cán bộ đoàn thể từ trung ương đến địa phương, chi cho hệ thống trường của các lực lượng vũ trang nữa.
Nhưng nước nghèo, giáo dục cũng không thể đòi hỏi hơn. Điều đáng nói nhất là về mặt đầu tư chỉ đạo cũng chưa được chú ý. Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ban hành một số nghị quyết về giáo dục nhưng nghị quyết thì chỉ có thể nêu đường hướng chung thôi. Còn Chính phủ thì có Hội đồng Quốc gia Giáo dục tư vấn chính sách nhưng tròn một khóa năm năm, Hội đồng chưa hề được triệu tập một lần nào.
Thiết nghĩ, đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu thì lãnh đạo từ trung ương đến địa phương phải tập trung chỉ đạo mới thành công được. Cũng như trong chiến tranh, lãnh đạo hằng ngày hằng giờ đều phải tập trung chỉ đạo chiến lược, sách lược, thậm chí kế hoạch tác chiến v.v... thì mới giành được thắng lợi.
Bên cạnh nguyên nhân chỉ đạo, những hạn chế của nền kinh tế, những tiêu cực trong xã hội và việc thực thi chính sách cán bộ yếu kém như hiện nay cũng tác động rất mạnh đến giáo dục.
Nguyên nhân thứ ba là những hạn chế trong quản lý và chất lượng cán bộ giáo dục. Về quản lý, còn nhiều việc gây ấn tượng "chợt nghĩ chợt làm", chạy theo tình thế, rất thiếu căn bản. Hoạt động quản lý thiếu căn bản vì nhiều vấn đề căn bản chưa được nghiên cứu đến nơi đến chốn.
Bây giờ thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, ông tập trung vào việc gì?
Trước hết, được nghỉ là phải... giải lao cái đã. Thời trẻ thì bận học, lớn lên thì bận mưu sinh nên ít được chơi. Bây giờ nghỉ rồi, phải đi tập đi tành, đi đây đi đó cho vui.
Nhưng muốn thì muốn vậy mà chưa làm được vì nợ nần vẫn nhiều. Có một món nợ mà mãi đến tháng 10 này vợ chồng tôi mới trả được. Đó là một bản thảo giáo trình trên 400 trang về phương pháp dạy học mà chúng tôi vừa hoàn thành. Sau quyển sách này, tôi cũng sẽ nhẩn nha hoàn thành những quyển khác nữa. Tất cả đều là những món nợ khi còn đi dạy học.
Bên cạnh việc viết sách, tôi vẫn tham gia một số công việc mà các cơ quan của Quốc hội và cơ quan, tổ chức khác có yêu cầu. Một công việc nữa muốn dừng nhưng vẫn chưa được dừng là... trả lời báo chí.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.
Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Cởi mở, quan tâm đến người đối thoại, thẳng tính nhưng không đại ngôn. Đó là cảm nhận của bất cứ ai khi tiếp xúc với GS-TS Nguyễn Minh Thuyết, cựu “nghị sĩ” Quốc hội các khóa XI, XII.
Trong các phiên chất vấn ở kỳ họp Quốc hội các khóa mà ông tham gia, bao giờ cử tri cũng mong đợi, gửi gắm niềm tin vào những bài phát biểu, góp ý của ông đối với những vấn đề dân sinh của đất nước: Dự án bauxite, Dự án đường sắt cao tốc, Luật An toàn thực phẩm, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Di sản văn hóa, Luật Dân quân tự vệ, Luật Nuôi con nuôi, Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước mỗi năm,... Có thể nói, ông là một trong số ít người đã tạo được dấu ấn riêng trong hoạt động của mình ở Quốc hội.
Chính thức nghỉ hưu từ 1-10, nhưng gặp ông bây giờ cũng không dễ: Bạn bè, các tổ chức chính trị, xã hội luôn muốn mời ông tham gia các hội nghị, hội thảo, làm cố vấn cho các chương trình nghị sự của họ. Mà thực ra, khái niệm nghỉ hưu chỉ là dấu mốc thời gian đối với những người trí thức như ông.
Cuộc trò chuyện mà ông dành cho chúng tôi trong một buổi chiều hiếm hoi còn "trống chỗ" trong tuần, vẫn đầy ắp những tâm huyết của ông đối với các hoạt động của Quốc hội - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước mặc dù đã có những hoạt động dân chủ hơn, năng động hơn nhưng vẫn chưa thực sự phát huy được hết quyền của mình. Ông cho biết:
Trước thời kỳ Đổi mới, hoạt động của Quốc hội có nhiều hạn chế. Nói chung, mỗi năm Quốc hội chỉ họp khoảng 10 ngày, chủ yếu biểu quyết thông qua các chính sách, kế hoạch, danh sách nhân sự đã được chuẩn bị sẵn. Ngay đến tận khóa VIII, đại biểu muốn phát biểu cũng phải có bài chuẩn bị sẵn, thông qua Đoàn thư ký kỳ họp, nếu được phát biểu thì chỉ việc đọc bài đó lên. Khóa ấy, có một đại biểu là chị Đào Thị Biểu (chị Út Trầu) đã trở thành "hiện tượng" vì dám trình bày về thất bại của chính sách "Giá - lương - tiền" bằng một bài phát biểu khác với bài đã được duyệt. Tuy ý kiến của chị là của đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Cửu Long, chị chỉ là người được "chọn mặt gửi vàng" thay mặt đoàn phát biểu, nhưng cũng khá nhiều anh chị em quen biết lo cho chị. Cũng may, cuối cùng không có chuyện gì.
Từ Đổi mới tới giờ, hoạt động của Quốc hội ngày càng dân chủ hơn, nhất là từ năm 1994, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định cho truyền hình trực tiếp các phiên chất vấn, và từ năm 2002, truyền hình trực tiếp các phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội thì hoạt động nghị trường ngày càng thu hút sự quan tâm của nhân dân. Đại biểu và các vị trả lời chất vấn cảm nhận được sự theo dõi của cử tri nên cũng cố gắng hơn để đáp ứng kỳ vọng của họ. Tuy vậy, nhiều việc bây giờ vẫn nằm ngoài tầm với của Quốc hội, và người dân đang đòi hỏi Quốc hội phải tiếp tục hoạt động có hiệu quả hơn nữa.
Trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, bao giờ các đại biểu cũng phải tiếp xúc cử tri để tìm hiểu những vấn đề người dân quan tâm và nguyện vọng của người dân. Theo quan sát của ông, những cuộc tiếp xúc ấy có hiệu quả không?
Theo quy định của pháp luật, đại biểu Quốc hội có rất nhiều hình thức tiếp xúc cử tri, nhưng hình thức chủ yếu hiện nay vẫn là tiếp xúc theo kiểu hội nghị. Qua hội nghị tiếp xúc cử tri ở các xã, huyện, ngành, với thành phần tham dự là cán bộ (ở xã thì từ cán bộ cấp thôn trở lên; ở huyện thì từ cán bộ cấp xã trở lên; ở ngành thì đại diện các cơ quan, đơn vị, đoàn thể trong ngành), đại biểu cũng tiếp thu được nhiều thông tin bổ ích. Nhưng nếu đại biểu chỉ tiếp thu ý kiến cử tri qua hình thức hội nghị cán bộ thì chưa đủ.
Năm 2005, tôi có tham dự một hội thảo trao đổi kinh nghiệm hoạt động Quốc hội với các nghị sĩ Australia do Văn phòng Quốc hội tổ chức. Tôi có ấn tượng rất sâu sắc với kinh nghiệm tiếp xúc cử tri của một cựu thượng nghị sĩ, nguyên là Chủ tịch Thượng viện Australia. Bà chủ tịch khi còn đương nhiệm thường mượn những địa điểm đông người qua lại như siêu thị, trường học,... để tổ chức tiếp xúc với cử tri. Nhiều lần, bà cho kê bàn ghế tiếp cử tri ngay ở sảnh siêu thị; cử tri qua lại, ghé vào trò chuyện, phản ánh, kiến nghị với bà. Đó là một hình thức giao tiếp rất dân chủ.
Ở nước mình, các đại biểu thường chỉ tiếp xúc cử tri theo phân công của đoàn đại biểu Quốc hội địa phương. Đại biểu có muốn tiếp xúc riêng với cử tri theo hình thức khác cũng ngại vì không khéo lại bị hiểu nhầm ý nọ, ý kia, phiền hà.
Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất hạn chế hoạt động tiếp xúc cử tri, theo tôi, là cử tri nước ta không quyết định sinh mạng chính trị của đại biểu. Mỗi đơn vị bầu cử ở ta thường bầu hai hoặc ba đại biểu, do đó, trách nhiệm của cá nhân đại biểu thường hòa lẫn vào trách nhiệm tập thể. Nếu mỗi đơn vị chỉ bầu một đại biểu thì kiểu gì đại biểu cũng phải tìm mọi cách tốt nhất để gặp gỡ cử tri, tiếp thu ý kiến cử tri và hoàn thành trách nhiệm trước cử tri đơn vị đã bầu ra mình.
Những ý kiến của cử tri phản ánh qua đại biểu có được nêu và giải quyết trong các kỳ họp không, thưa ông?
Có chứ. Trong các phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội, ngay sau khi Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng Chính phủ trình bày báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phương hướng trong thời gian tới, bao giờ Quốc hội cũng được nghe báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri cả nước gửi đến kỳ họp trước và kiến nghị gửi đến kỳ họp đang tiến hành.
Đó là kết quả tổng hợp báo cáo của các Đoàn đại biểu Quốc hội trong nước gửi về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Tuy không phải mọi kiến nghị của dân đã được giải quyết kịp thời nhưng việc công bố những kiến nghị ấy cũng đặt trách nhiệm cho các cơ quan nhà nước nghiên cứu, giải quyết.
Theo ông, hoạt động của Quốc hội cần được tiếp tục đổi mới như thế nào?
Quốc hội có ba chức năng là lập pháp, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Việc thực hiện cả ba chức năng này đều có những hạn chế cần được khắc phục.
GS. Nguyễn Minh Thuyết. Tranh Hoàng Tường
Thứ nhất là công tác lập pháp: Ý kiến của đại biểu Quốc hội không phải lúc nào cũng được chú ý tiếp thu một cách đúng mức. Ví dụ, khi xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề nghị không quy định mức thu nhập phải nộp thuế theo giá trị tuyệt đối (ví dụ, thu nhập 4 hay 5 triệu đồng/tháng) mà theo giá trị tương đối (ví dụ, thu nhập bằng bảy hay tám lần lương cơ bản), nhưng không được tiếp thu. Bởi vậy, Luật vừa ban hành đã không thực hiện được vì trượt giá.Thứ hai là công tác giám sát của Quốc hội. Có hai công cụ giúp cho công tác giám sát có hiệu lực là bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh được Quốc hội bầu, phê chuẩn và lập ủy ban điều tra vụ việc. Nhưng cả hai công cụ này đều chưa bao giờ được sử dụng. Bên cạnh đó là hạn chế ở các phiên chất vấn. Chất vấn là để hỏi trách nhiệm nhưng không ít đại biểu chỉ hỏi thông tin. Việc Quốc hội ra nghị quyết về kết quả chất vấn không được thực hiện thường xuyên, kết quả chất vấn không gắn với chế tài, đó cũng là những nguyên nhân khiến chất vấn ít hiệu quả.
Thứ ba là việc quyết định các vấn đề quan trọng. Nhiều việc đã được quyết trước khi đưa ra Quốc hội nên khó có thể nói đó là quyết định của Quốc hội. Ví dụ, ở các nước, tài chính do Quốc hội nắm, nhưng ở ta tài chính phân bổ hết rồi mới trình ra Quốc hội thì chẳng giải quyết được vấn đề gì.
Ông đã từng có những ý kiến táo bạo về đổi mới căn bản hoạt động Quốc hội, cụ thể ý kiến ấy ra sao, thưa ông?
Hoạt động của Quốc hội được người dân hoan nghênh như hiện nay là nhờ cố gắng chung của các đại biểu Quốc hội và sự ủng hộ của cử tri cả nước. Nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là đường lối đổi mới của Đảng. Đảng không đổi mới thì Quốc hội chỉ có tính hình thức thôi. Vì vậy, để Quốc hội hoạt động có hiệu quả hơn, hoàn thành tốt hơn trọng trách trước dân, trước hết cần tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội.
Điều 4 của Hiến pháp quy định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, đồng thời cũng quy định mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp, theo tôi, tốt nhất nên tổ chức mô hình Quốc hội lưỡng viện, trong đó cơ quan lãnh đạo của Đảng là Trung ương Đảng trực tiếp đóng vai trò Thượng nghị viện, còn Quốc hội do dân bầu là Hạ nghị viện.
Hiến pháp sẽ quy định rõ vấn đề gì Thượng viện quyết định mà không cần Hạ viện, vấn đề gì Hạ viện có thể quyết định không cần thông qua Thượng viện và vấn đề gì cả Thượng viện và Hạ viện cùng xem xét, quyết định qua bỏ phiếu. Như thế thì Đảng không chỉ tiếp tục thực hiện quyền lãnh đạo của mình thông qua đường lối, tổ chức và nhân sự như từ trước tới nay mà còn trực tiếp lãnh đạo với tư cách một trong hai cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Việc thực hiện mô hình này đồng thời cũng xác định địa chỉ chịu trách nhiệm về các quyết định.
Riêng về cơ cấu của Quốc hội, dù có trở thành Hạ viện hay vẫn giữ vai trò như hiện nay, theo tôi, nên có "hai vòng": Vòng một gồm các đại biểu chuyên trách, hợp thành Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được giao quyền xử lý đại bộ phận công việc của Quốc hội, trong đó có việc ban hành phần lớn các đạo luật. Vòng hai gồm toàn thể đại biểu Quốc hội, chỉ dành thời gian xem xét, thông qua những đạo luật quan trọng (như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động và các bộ luật tố tụng), thảo luận và quyết định những vấn đề lớn như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phân bổ và quyết toán ngân sách.
Hiện nay, gần 3/4 số đại biểu Quốc hội là đại biểu kiêm nhiệm, không có nhiều thời gian dành cho công việc của Quốc hội. Nhiều người đề nghị tăng số đại biểu chuyên trách lên hơn nữa. Nhưng nói thật là nếu đại biểu chuyên trách không có nhiệm vụ, quyền hạn gì khác đại biểu không chuyên trách thì càng tăng nhiều đại biểu chuyên trách bộ máy càng cồng kềnh mà không giải quyết được vấn đề gì.
Ông hay phát biểu thẳng thắn nhưng đã bao giờ gặp "tai nạn" nào chưa?
Tai nạn thì không, mặc dù các mối quan hệ cũng không phải là không bị ảnh hưởng. Nhưng tôi không lấy thế làm phiền vì cái tâm mình thực; mình chỉ thay cử tri nói lên tiếng nói xây dựng thôi; nói đúng phận sự, đúng lúc, đúng chỗ; cử tri bảo được là được.
Trong thời gian làm Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, hẳn vấn đề giáo dục của đất nước cũng là mối quan tâm hàng đầu của ông?
Công tâm nhận xét thì trong hàng chục năm qua giáo dục nước ta đã có những thành tích rất đáng kể. Phần lớn lực lượng lao động đóng góp vào sự nghiệp đổi mới, đưa đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội sâu sắc sau chiến tranh và vươn lên mạnh mẽ đều được đào tạo trong nước sau năm 1975.
Bên cạnh đó, quy mô giáo dục phát triển mạnh, mặc dù chưa đồng bộ, cũng đã góp phần thỏa mãn nhu cầu học tập của nhân dân. Đó là những minh chứng rõ ràng về thành tựu của giáo dục. Nhưng hạn chế của giáo dục cũng nhiều và khá căn bản. Giáo dục nước ta chưa giải quyết được quan hệ giữa quy mô với chất lượng, giữa nhà trường với thị trường lao động. Phần lớn học sinh còn "lơ ngơ" trước cuộc sống vì trong đầu chỉ có lý thuyết.
Chúng ta cũng chưa xây dựng được một xã hội học tập thật sự. Cách hiểu xã hội hóa trong giáo dục còn lệch lạc. Xã hội hóa không chỉ là sự huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để khắc phục khó khăn, phát triển giáo dục mà còn là sự tham gia giám sát, quản lý của xã hội đối với giáo dục, sự hưởng thụ thành tựu giáo dục của các tầng lớp nhân dân.
Về mặt quản lý, người dân cũng không muốn thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo luôn luôn ở trong tình thế "chữa cháy" và ôm đồm như hiện nay mà sắm đúng vai trò quản lý vĩ mô của mình.
Vậy, nguyên nhân hạn chế là do đâu?
Nói thẳng, nguyên nhân trước hết là giáo dục vẫn chưa thực sự được đặt đúng vị trí quốc sách hàng đầu. Về mặt đầu tư kinh phí, ta vẫn nghe nói giáo dục được đầu tư tới 20% ngân sách/năm (tương đương 4-5 tỉ USD).
Thực ra, nhiều ngành, nhiều địa phương có chi đủ số kinh phí được phân bổ cho giáo dục đâu. Vả lại, số tiền này không chỉ chi cho hệ thống giáo dục - đào tạo từ mầm non đến đại học, cao đẳng, dạy nghề mà còn chi cho toàn bộ công tác bồi dưỡng cán bộ chính trị, cán bộ đoàn thể từ trung ương đến địa phương, chi cho hệ thống trường của các lực lượng vũ trang nữa.
Nhưng nước nghèo, giáo dục cũng không thể đòi hỏi hơn. Điều đáng nói nhất là về mặt đầu tư chỉ đạo cũng chưa được chú ý. Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ban hành một số nghị quyết về giáo dục nhưng nghị quyết thì chỉ có thể nêu đường hướng chung thôi. Còn Chính phủ thì có Hội đồng Quốc gia Giáo dục tư vấn chính sách nhưng tròn một khóa năm năm, Hội đồng chưa hề được triệu tập một lần nào.
Thiết nghĩ, đã coi giáo dục là quốc sách hàng đầu thì lãnh đạo từ trung ương đến địa phương phải tập trung chỉ đạo mới thành công được. Cũng như trong chiến tranh, lãnh đạo hằng ngày hằng giờ đều phải tập trung chỉ đạo chiến lược, sách lược, thậm chí kế hoạch tác chiến v.v... thì mới giành được thắng lợi.
Bên cạnh nguyên nhân chỉ đạo, những hạn chế của nền kinh tế, những tiêu cực trong xã hội và việc thực thi chính sách cán bộ yếu kém như hiện nay cũng tác động rất mạnh đến giáo dục.
Nguyên nhân thứ ba là những hạn chế trong quản lý và chất lượng cán bộ giáo dục. Về quản lý, còn nhiều việc gây ấn tượng "chợt nghĩ chợt làm", chạy theo tình thế, rất thiếu căn bản. Hoạt động quản lý thiếu căn bản vì nhiều vấn đề căn bản chưa được nghiên cứu đến nơi đến chốn.
Bây giờ thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, ông tập trung vào việc gì?
Trước hết, được nghỉ là phải... giải lao cái đã. Thời trẻ thì bận học, lớn lên thì bận mưu sinh nên ít được chơi. Bây giờ nghỉ rồi, phải đi tập đi tành, đi đây đi đó cho vui.
Nhưng muốn thì muốn vậy mà chưa làm được vì nợ nần vẫn nhiều. Có một món nợ mà mãi đến tháng 10 này vợ chồng tôi mới trả được. Đó là một bản thảo giáo trình trên 400 trang về phương pháp dạy học mà chúng tôi vừa hoàn thành. Sau quyển sách này, tôi cũng sẽ nhẩn nha hoàn thành những quyển khác nữa. Tất cả đều là những món nợ khi còn đi dạy học.
Bên cạnh việc viết sách, tôi vẫn tham gia một số công việc mà các cơ quan của Quốc hội và cơ quan, tổ chức khác có yêu cầu. Một công việc nữa muốn dừng nhưng vẫn chưa được dừng là... trả lời báo chí.
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.
Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần