Sáng 1 - 10, phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 6 Khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài như Hội nghị lần này. Tất cả các vấn đề được bàn và quyết định đều rất quan trọng và phức tạp...
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí: Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước; Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội; Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đồng chủ trì Hội nghị.
Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề án liên quan: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2012, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; chính sách pháp luật về đất đai; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển khoa học và công nghệ; quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước; Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về xây dựng Đảng và một số vấn đề quan trọng khác.
3 vấn đề tập trung thảo luận
Nhấn mạnh với tinh thần tiếp tục đổi mới, phát huy dân chủ, trí tuệ của Trung ương trong quá trình xem xét, thảo luận, quyết định các vấn đề của Đảng và đất nước trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu một số ý kiến mang tính gợi mở, nêu vấn đề để Trung ương thảo luận.
Theo đó, thứ nhất, về kinh tế-xã hội năm 2012 và phương hướng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương tập trung thảo luận, phân tích kỹ những đặc điểm nổi bật của năm 2012, làm rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém đang tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan; dự báo những khả năng sắp tới với tinh thần thật sự khách quan, khoa học, toàn diện. Chú ý đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì mức tăng trưởng hợp lý, tạo tiền đề và lấy lại đà tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững trong những năm sắp tới.
Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, cần xác định những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2013.
Nhấn mạnh Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước” là vấn đề lớn, khó khăn, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương cho ý kiến: Vì sao lúc này chúng ta vẫn tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước? Phạm vi nội dung đến đâu?...
Thứ hai, về phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ, Tổng Bí thư cho rằng đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng, đã được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế-xã hội.
Có một loạt vấn đề cần được thảo luận, làm rõ như: vì sao lúc này phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ? Phạm vi, mục tiêu yêu cầu của mỗi Đề án đến đâu? Đổi mới căn bản, toàn diện là gì? Những chủ trương, chính sách, biện pháp gì cần phải thống nhất ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới giáo dục-đào tạo và phát triển khoa học-công nghệ?...
Thứ ba, liên quan đến một số vấn đề về xây dựng Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay, từ Đại hội XI của Đảng đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành khá nhiều văn bản quan trọng và đã dành nhiều công sức cho việc thực hiện nhiệm vụ then chốt này.
Xem xét nội dung xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược
Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đang được toàn Đảng tập trung triển khai thực hiện rất tích cực theo đúng kế hoạch, lộ trình. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo ráo riết và chặt chẽ; đồng thời đã tiến hành kiểm điểm tập thể và cá nhân một cách nghiêm túc theo đúng quy định.
Tại Hội nghị này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo kết quả bước đầu để Trung ương cho ý kiến. Về việc lập lại Ban Kinh tế Trung ương và việc xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo, Bộ Chính trị đã có Tờ trình và Đề án trình Trung ương.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Hội nghị này, Trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể mà chủ yếu tập trung cho ý kiến về mục đích, yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc, phương châm, nội dung của việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.
Nội dung công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước bao gồm: yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng chức danh cụ thể; độ tuổi tham gia quy hoạch; số lượng, cơ cấu của quy hoạh; đối tượng và điều kiện lựa chọn cán bộ đưa và quy hoạch;… Sau khi Trung ương thống nhất về những vấn đề quan trọng này và Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch cụ thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí tham dự Hội nghị căn cứ vào Đề án, Tờ trình của Bộ Chính trị và bằng kinh nghiệm, thực tiễn của công tác xây dựng quy hoạch cán bộ ở địa phương, Bộ, ngành mình trong những năm qua nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến vào nội dung của Đề án, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để đi đến thống nhất cao ban hành Nghị quyết, tạo tiền đề cho việc thực hiện nội dung của công tác quy hoạch cán bộ chấp chiến lược.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh, có thể nói, ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài như Hội nghị lần này. Tất cả các vấn đề chúng ta sẽ bàn và quyết định đều rất quan trọng và phức tạp. Nhiều vấn đề đã có chủ trương, chính sách và đã được tiến hành từ lâu nhưng đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém, cần phải tiếp tục được thực hiện ở tầm mức mới với những quyết sách mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế tri thức, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Với tinh thần chung như trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự dân chủ và đổi mới, tập trung nghiên cứu, thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng, sâu sắc để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
Theo chương trình dự kiến, Hội nghị sẽ kéo dài đến ngày 16 - 10 - 2012.
Tít trong bài do TPO đặt
Theo Chinhphu.vn, Dangcongsan.vn
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đồng chí: Trương Tấn Sang - Chủ tịch nước; Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Sinh Hùng - Chủ tịch Quốc hội; Lê Hồng Anh - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đồng chủ trì Hội nghị.
Hội nghị sẽ thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề án liên quan: Tình hình kinh tế-xã hội năm 2012, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; chính sách pháp luật về đất đai; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển khoa học và công nghệ; quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước; Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) về xây dựng Đảng và một số vấn đề quan trọng khác.
3 vấn đề tập trung thảo luận
Nhấn mạnh với tinh thần tiếp tục đổi mới, phát huy dân chủ, trí tuệ của Trung ương trong quá trình xem xét, thảo luận, quyết định các vấn đề của Đảng và đất nước trong phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu một số ý kiến mang tính gợi mở, nêu vấn đề để Trung ương thảo luận.
Theo đó, thứ nhất, về kinh tế-xã hội năm 2012 và phương hướng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương tập trung thảo luận, phân tích kỹ những đặc điểm nổi bật của năm 2012, làm rõ những kết quả đã đạt được, những hạn chế, yếu kém đang tồn tại và chỉ ra những nguyên nhân khách quan, chủ quan; dự báo những khả năng sắp tới với tinh thần thật sự khách quan, khoa học, toàn diện. Chú ý đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, duy trì mức tăng trưởng hợp lý, tạo tiền đề và lấy lại đà tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững trong những năm sắp tới.
Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình, cần xác định những quan điểm phát triển, tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu tổng quát và một số chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất cho năm 2013.
Nhấn mạnh Đề án “Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước” là vấn đề lớn, khó khăn, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, Tổng Bí Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương cho ý kiến: Vì sao lúc này chúng ta vẫn tiếp tục sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước? Phạm vi nội dung đến đâu?...
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Đề cập đến vấn đề đất đai, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung thảo luận kỹ để đi đến thống nhất ban hành Nghị quyết của Trung ương định hướng cho việc nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai. Chú ý tiếp tục hoàn thiện các quy định về giá đất theo hướng giá đất do Nhà nước xác định trên nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước; Nhà nước chủ động thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với các dự án sản xuất, kinh doanh;…Thứ hai, về phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học-công nghệ, Tổng Bí thư cho rằng đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng, đã được coi là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế-xã hội.
Có một loạt vấn đề cần được thảo luận, làm rõ như: vì sao lúc này phải đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ? Phạm vi, mục tiêu yêu cầu của mỗi Đề án đến đâu? Đổi mới căn bản, toàn diện là gì? Những chủ trương, chính sách, biện pháp gì cần phải thống nhất ban hành để lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục đổi mới giáo dục-đào tạo và phát triển khoa học-công nghệ?...
Thứ ba, liên quan đến một số vấn đề về xây dựng Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho hay, từ Đại hội XI của Đảng đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành khá nhiều văn bản quan trọng và đã dành nhiều công sức cho việc thực hiện nhiệm vụ then chốt này.
Toàn cảnh Hội nghị.
Xem xét nội dung xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược
Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đang được toàn Đảng tập trung triển khai thực hiện rất tích cực theo đúng kế hoạch, lộ trình. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo ráo riết và chặt chẽ; đồng thời đã tiến hành kiểm điểm tập thể và cá nhân một cách nghiêm túc theo đúng quy định.
Tại Hội nghị này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo kết quả bước đầu để Trung ương cho ý kiến. Về việc lập lại Ban Kinh tế Trung ương và việc xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo, Bộ Chính trị đã có Tờ trình và Đề án trình Trung ương.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Hội nghị này, Trung ương chưa thể bàn về nhân sự quy hoạch cụ thể mà chủ yếu tập trung cho ý kiến về mục đích, yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc, phương châm, nội dung của việc xây dựng quy hoạch cán bộ cấp chiến lược.
Nội dung công tác quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước bao gồm: yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng chức danh cụ thể; độ tuổi tham gia quy hoạch; số lượng, cơ cấu của quy hoạh; đối tượng và điều kiện lựa chọn cán bộ đưa và quy hoạch;… Sau khi Trung ương thống nhất về những vấn đề quan trọng này và Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết, Bộ Chính trị sẽ chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch cụ thể Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016-2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí tham dự Hội nghị căn cứ vào Đề án, Tờ trình của Bộ Chính trị và bằng kinh nghiệm, thực tiễn của công tác xây dựng quy hoạch cán bộ ở địa phương, Bộ, ngành mình trong những năm qua nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến vào nội dung của Đề án, nhất là những vấn đề còn có ý kiến khác nhau để đi đến thống nhất cao ban hành Nghị quyết, tạo tiền đề cho việc thực hiện nội dung của công tác quy hoạch cán bộ chấp chiến lược.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh, có thể nói, ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài như Hội nghị lần này. Tất cả các vấn đề chúng ta sẽ bàn và quyết định đều rất quan trọng và phức tạp. Nhiều vấn đề đã có chủ trương, chính sách và đã được tiến hành từ lâu nhưng đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít những hạn chế, yếu kém, cần phải tiếp tục được thực hiện ở tầm mức mới với những quyết sách mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế tri thức, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Với tinh thần chung như trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự dân chủ và đổi mới, tập trung nghiên cứu, thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng, sâu sắc để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
Theo chương trình dự kiến, Hội nghị sẽ kéo dài đến ngày 16 - 10 - 2012.
Tít trong bài do TPO đặt
Theo Chinhphu.vn, Dangcongsan.vn