"Nếu các anh có báo cáo dù chỉ vài chữ, dưới bất kỳ hình thức nào, tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Còn đã không báo cáo, tự các anh phải chịu trách nhiệm." - Thủ tướng Võ Văn Kiệt nói với Bộ trưởng Thủy lợi Nguyễn Cảnh Dinh và Chủ tịch Hà Nội Lê Ất Hợi.
LTS - Trong cuộc đời của mình, Đại tá (nghỉ hưu) Khuất Biên Hòa, nguyên trợ lý của Đại tướng Lê Đức Anh và tác giả cuốn sách cùng tên, đã ba lần được gặp (cố) Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông nhớ nhất là lần thứ ba, bởi "chú Sáu Dân", thông qua người thư ký của mình, đã chủ động mời ông tới nhà chơi, tại 16 Tú Xương. Đó là vào dịp Hội thảo Khoa học Lịch sử, nhân kỷ niệm 30 năm ngày đất nước thống nhất (2005).
Đại tá Khuất Biên Hòa kể: "Lúc đến, tôi không thấy có bà Cầm (TS Phan Lương Cầm, phu nhân (cố) Thủ tướng Võ Văn Kiệt). Nhưng lúc về, khi ra đến cửa, tôi đã gặp bà. Bà nói với tôi: "Sao hôm nay cậu quần chú Sáu dữ thế?" Lúc đó, tôi mới chợt nhớ ra rằng ông Kiệt và tôi đã say sưa nói chuyện suốt từ 8 giờ sáng đến 1 rưỡi chiều, quên cả ăn trưa."
Tuanvietnam xin trân trong giới thiệu cuộc hầu chuyện của phóng viên Huỳnh Phan với Đại tá Khuất Biên Hòa, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của (cố) Thủ tướng Võ Văn Kiệt, và cũng vì ý nghĩa vẫn còn thời sự của câu chuyện này.
Thẳng thắn đấu tranh phê bình vì việc công
Thế hôm đó, ông Võ Văn Kiệt tâm sự gì với ông?
Hôm đó, ông Võ Văn Kiệt cứ nhắc đi nhắc lại: "Họ nói tôi với anh Sáu Nam là một cặp bài trùng thì cũng có cơ sở, vì hai chúng tôi khá là hợp nhau, rất quí trọng, tin cậy nhau, và trong rất nhiều giai đoạn lịch sử hai người đã được kề cận cùng thực hiện chung một nhiệm vụ - một nhiệm vụ khá "nặng đô" với những thử thách vô cùng nghiệt ngã. Hai chúng tôi đã sát cánh bên nhau, ráng vượt lên và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ."
Ông Võ Văn Kiệt nói: "Nói đến giai đoạn đổi mới, lúc đó, việc nhiều lắm, mà toàn việc lớn cả, lại vô cùng mới mẻ, chưa có tiền lệ, vừa làm vừa mò mẫm, thử nghiệm. Cả bốn người, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, sau là Nông Đức Mạnh, và tôi là Thủ tướng, mỗi người một trọng trách, một núi công việc. Chúng tôi thương nhau lắm, tin nhau lắm."
Ông nói tiếp: "Nhưng khi có nổi cộm, cái gì không phải là thẳng thắn phê bình, thậm chí phê bình nhau gay gắt. Nhưng đều vì việc công mà không ai nghĩ riêng tư cho mình, và tranh luận để đi tới thống nhất".
Nói tới đấy, tôi chợt thấy giọng ông như hơi chùng xuống: "Gần đây, tôi thấy buồn và lo ngại trước hiện tượng thủ tiêu đấu tranh phê bình, chủ yếu thiên về vuốt ve nhau. Một người sai, nhiều người biết nhưng không nói, hoặc không dám nói. Hoặc giả có định phê một câu thì phải rào trước đón sau, phải nêu, thậm chí phải tụng ca một loạt ưu điểm, rồi mới đưa ra khuyết điểm. Mà điều đáng lo ngại ở chỗ hiện tượng này đã trở thành phổ biến, không kể ở cấp nào, từ cơ sở tới cấp Trung ương."
Quay lại chuyện với ông Lê Đức Anh, ông Võ Văn Kiệt nói: "Cho tới giờ phút này, quan hệ giữa chúng tôi vẫn đẹp như một cặp bài trùng. Mặc dù về không gian chúng tôi xa cách nhau, kẻ Nam, người Bắc."
Hơn thế nữa, ông Võ Văn Kiệt còn khuyên ông Lê Đức Anh vào ở hẳn trong Nam để tiện việc trao đổi, tham khảo ý kiến của nhau.
Lúc đó, ông có băn khoăn tại sao tự nhiên ông Võ Văn Kiệt lại kể về kỷ niệm với ông Lê Đức Anh không?
Cũng dễ hiểu thôi, bởi hai lẽ. Thứ nhất là ông Kiệt nói theo đề nghị của tôi, để tôi có nội dung đưa vào cuốn sách "Đại tướng Lê Đức Anh". Thứ hai là vào thời điểm năm 2005, chúng ta kỷ niệm trong 30 năm Giải phóng miền Nam, và, hệ trọng hơn, đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng X.
Tôi nhớ là vào dịp Tết năm đó, ông Võ Văn Kiệt có một bài trả lời phỏng vấn trên báo (thực sự bài báo được chính thức đăng vào cuối tháng 3 trên Tuần báo Quốc tế - NV). Trong bài đó, ông Võ Văn Kiệt nói đến tầm vóc của cuộc kháng chiến là chính, nhưng ông có một lưu ý rằng, trong thời khắc lịch sử đó, bất cứ ai có công mình cũng phải nhìn nhận cho sòng phẳng. Đó là hành vi của ông Dương Văn Minh, vị tổng thống cuối cùng của Chính quyền Sài Gòn.
"Ở phút cuối, ông đã huỷ bỏ lệnh tử thủ, và như vậy, đỡ bao nhiêu xương máu, cũng như thành phố Sài Gòn - Gia định và các đô thị khác đỡ bị tàn phá", ông Võ Văn Kiệt nói.
Lúc đó, bên ngoài tung tin là ông Lê Đức Anh phê bình gay gắt quan điểm của ông Võ Văn Kiệt, và các cựu quân nhân, nhất là các cựu tướng lĩnh, rất không đồng tình với quan điểm ông Kiệt, cho rằng ông Kiệt có ý kiến là thưởng huân chương cho ông Dương Văn Minh, khiến cho biết bao nhiêu cựu chiến binh, thương binh và gia đình liệt sĩ cảm thấy bất công.
(Ông Kiệt có nói với tôi là không hề có chuyện ông đề nghị thưởng Huân chương cho ông Dương Văn Minh.)
Rồi tại cuộc hội thảo cấp nhà nước, diễn ra hai ngày liền (14-15.4.2005), tại Hội trường Thống Nhất, cả ông Võ Văn Kiệt, ông Võ Nguyên Giáp và ông Lê Đức Anh, đều có bài tham luận gửi trước, nhưng chỉ có ông Lê Đức Anh tới dự. (Sự việc này tôi biết rất rõ, vì hôm đó tôi trực tiếp đưa ông Lê Đức Anh vào dự hội thảo, và được ông ủy thác lên đọc tham luận thay ông.)
Hội thảo vừa xong, tôi tới 16 Tú Xương thăm ông Kiệt liền. Tối hôm trước, tôi được anh Trịnh, thư ký của ông Kiệt, cho biết, ông Kiệt từ Hà Nội bay về thành phố bị trễ, và mệt mỏi quá nên không tham dự hội thảo được.
Nhưng hình ảnh ông không dự lại bị suy diễn, đồn thổi là có ông Lê Đức Anh đến thì ông Võ văn Kiệt không đến...
Vậy, thực sự, ông Lê Đức Anh đã nhận xét như thế nào về bài trả lời phỏng vấn của ông Kiệt?
Tôi đã đọc bài báo đó cho ông Lê Đức Anh nghe, ngay khi báo ra. Ông không hề phản đối, và lại còn bảo: "Nói như vậy cũng được, nhưng giá như anh Sáu Dân kín kẽ hơn về câu chữ thì họ hết lối suy diễn".
Hai niềm đau đáu cuối cùng
Chẳng lẽ suốt 5-6 tiếng, ông Võ Văn Kiệt chỉ nói về kỷ niệm với ông Lê Đức Anh?
Đâu phải thế, ông nói nhiều chuyện lắm. Tuy nhiên, qua cuộc nói chuyện dài như thế, tôi thấy ông Kiệt đau đáu hai điều.
Thứ nhất, như tôi đã kể, là tình trạng "dĩ hòa vi quí",vuốt ve nhau ở tất cả các cấp, từ chi bộ cơ sở tới Trung ương.
Thứ hai là tình hình tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng. Hôm tôi đến với ông thì cả nước đang còn bàn tán xôn xao về vụ đổ tàu hỏa ở Huế, xảy ra trước đó vài ngày, làm chết hơn chục người, còn làm bị thương thì nhiều lắm. Chắc anh còn nhớ?
Vâng, rất nhớ ạ.
Cùng lúc đó bên Hàn Quốc có vụ sập một cây cầu nhỏ, chỉ 14 người bị thương mà Bộ trưởng Giao thông Hàn Quốc đã phải xin từ chức.
Ông Võ Kăn Kiệt rất bực mình là tại sao để xảy ra một vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng như vậy, mà Bộ trưởng Giao thông & Vận tải, mãi chục hôm sau, mới vào hiện trường, và, sau đó, chỉ nhận hình thức kỷ luật là "phê bình".
Ông bảo: "Ở ta từ trước tới nay, mức kỷ luật nhẹ nhất là khiển trách. Nhận hình thức phê bình là quá coi thường kỷ luật Đảng".
Nhân đó, ông Võ Văn Kiệt kể chuyện về vụ lấn đê xây nhà ở Hà Nội hồi những năm '90. Khi báo chí phát hiện vụ này, trong dư luận đã rùm beng lên rồi, ông mới biết, và thực sự giật mình. Ông kể rằng, việc đầu tiên ông làm là nhân danh một ủy viên Bộ Chính trị, một thủ tướng Chính phủ, xin lỗi trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và sau đó, chủ động xin lỗi trước Quốc hội.
Mà hình như hồi đó chưa có chất vấn tại Quốc hội như bây giờ?
Đúng thế. Mà nếu có, tôi cho rằng ông cũng không chờ chất vấn mới nhận trách nhiệm.
Ông bảo: "Phải xin lỗi, vì mình có lỗi. Mình chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân (cử tri), mà để xảy ra cơ sự như thế."
Việc thứ hai, ông kể, là ông gọi ngay ông Lê Ất Hợi, Chủ tịch thành phố Hà Nội, và ông Nguyễn Cảnh Dinh, Bộ trưởng Thuỷ lợi, lên gặp ông.
Ông hỏi họ: "Hai anh có bao giờ báo cáo tôi về vụ đê điều này không? Hãy cố nhớ lại xem, hay là trong một bức điện, một lần điện thoại thôi, hay trong báo cáo về những việc khác, có nói một câu về đê điều hay không?"
Cả hai ông trả lời là không.
Ông lại hỏi: "Vậy tại sao một vấn đề như thế này mà lại không báo cáo Thủ tướng?"
Họ trả lời là thấy Thủ tướng có nhiều việc lớn phải lo quá, việc đó là việc nhỏ của Hà Nội, nên họ không báo cáo.
Nghe tới đó, ông Võ Văn Kiệt mới nói: "Nếu các anh có báo cáo dù chỉ vài chữ, dưới bất kỳ hình thức nào, tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Còn đã không báo cáo, tự các anh phải chịu trách nhiệm. Hãy làm tường trình như đã nói với tôi, tự xin hình thức kỷ luật."
Ông Kiệt nói: "Hòa có biết không, suốt thời gian vừa qua, ở bất cứ hội nghị hay cuộc gặp gỡ nào, chú cũng nói điều này. Nói kiên trì lắm về giao thông, và tai nạn giao thông. Mình là kể cũng có nhiều cố gắng, nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề một cách căn cơ, mà, ngược lại, tình hình dường như ngày càng nặng nề, nghiêm trọng. Mức thương vong của ta còn lớn hơn cả thương vong của Iraq đang có chiến tranh... Hễ cứ nghĩ tới điều này là chú ăn không ngon, ngủ không yên được."
Ông Võ Văn Kiệt còn nói chuyện gì khác trong vòng 5-6 tiếng đó không?
Ông có hai vấn đề muốn nhờ tôi hỏi ông Lê Đức Anh. Đó là chuyện Chiến dịch Mậu Thân (1968), khi cánh quân của ông không được chi viện, và thương vong gần hết, và chuyện tại sao Việt Nam lại lỡ việc ký kết Hiệp định Thương mại Song phương Việt - Mỹ tại Aukland (New Zealand), vào tháng 9.1999. Nhưng thôi, để dịp khác ta nói chuyện này.
Xin cảm ơn ông.
Huỳnh Phan (thực hiện)
LTS - Trong cuộc đời của mình, Đại tá (nghỉ hưu) Khuất Biên Hòa, nguyên trợ lý của Đại tướng Lê Đức Anh và tác giả cuốn sách cùng tên, đã ba lần được gặp (cố) Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Ông nhớ nhất là lần thứ ba, bởi "chú Sáu Dân", thông qua người thư ký của mình, đã chủ động mời ông tới nhà chơi, tại 16 Tú Xương. Đó là vào dịp Hội thảo Khoa học Lịch sử, nhân kỷ niệm 30 năm ngày đất nước thống nhất (2005).
Đại tá Khuất Biên Hòa kể: "Lúc đến, tôi không thấy có bà Cầm (TS Phan Lương Cầm, phu nhân (cố) Thủ tướng Võ Văn Kiệt). Nhưng lúc về, khi ra đến cửa, tôi đã gặp bà. Bà nói với tôi: "Sao hôm nay cậu quần chú Sáu dữ thế?" Lúc đó, tôi mới chợt nhớ ra rằng ông Kiệt và tôi đã say sưa nói chuyện suốt từ 8 giờ sáng đến 1 rưỡi chiều, quên cả ăn trưa."
Tuanvietnam xin trân trong giới thiệu cuộc hầu chuyện của phóng viên Huỳnh Phan với Đại tá Khuất Biên Hòa, nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của (cố) Thủ tướng Võ Văn Kiệt, và cũng vì ý nghĩa vẫn còn thời sự của câu chuyện này.
Thẳng thắn đấu tranh phê bình vì việc công
Thế hôm đó, ông Võ Văn Kiệt tâm sự gì với ông?
Hôm đó, ông Võ Văn Kiệt cứ nhắc đi nhắc lại: "Họ nói tôi với anh Sáu Nam là một cặp bài trùng thì cũng có cơ sở, vì hai chúng tôi khá là hợp nhau, rất quí trọng, tin cậy nhau, và trong rất nhiều giai đoạn lịch sử hai người đã được kề cận cùng thực hiện chung một nhiệm vụ - một nhiệm vụ khá "nặng đô" với những thử thách vô cùng nghiệt ngã. Hai chúng tôi đã sát cánh bên nhau, ráng vượt lên và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ."
Ông Võ Văn Kiệt nói: "Nói đến giai đoạn đổi mới, lúc đó, việc nhiều lắm, mà toàn việc lớn cả, lại vô cùng mới mẻ, chưa có tiền lệ, vừa làm vừa mò mẫm, thử nghiệm. Cả bốn người, Tổng Bí thư Đỗ Mười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Chủ tịch Quốc hội Lê Quang Đạo, sau là Nông Đức Mạnh, và tôi là Thủ tướng, mỗi người một trọng trách, một núi công việc. Chúng tôi thương nhau lắm, tin nhau lắm."
Ông nói tiếp: "Nhưng khi có nổi cộm, cái gì không phải là thẳng thắn phê bình, thậm chí phê bình nhau gay gắt. Nhưng đều vì việc công mà không ai nghĩ riêng tư cho mình, và tranh luận để đi tới thống nhất".
Nói tới đấy, tôi chợt thấy giọng ông như hơi chùng xuống: "Gần đây, tôi thấy buồn và lo ngại trước hiện tượng thủ tiêu đấu tranh phê bình, chủ yếu thiên về vuốt ve nhau. Một người sai, nhiều người biết nhưng không nói, hoặc không dám nói. Hoặc giả có định phê một câu thì phải rào trước đón sau, phải nêu, thậm chí phải tụng ca một loạt ưu điểm, rồi mới đưa ra khuyết điểm. Mà điều đáng lo ngại ở chỗ hiện tượng này đã trở thành phổ biến, không kể ở cấp nào, từ cơ sở tới cấp Trung ương."
Quay lại chuyện với ông Lê Đức Anh, ông Võ Văn Kiệt nói: "Cho tới giờ phút này, quan hệ giữa chúng tôi vẫn đẹp như một cặp bài trùng. Mặc dù về không gian chúng tôi xa cách nhau, kẻ Nam, người Bắc."
Hơn thế nữa, ông Võ Văn Kiệt còn khuyên ông Lê Đức Anh vào ở hẳn trong Nam để tiện việc trao đổi, tham khảo ý kiến của nhau.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Lúc đó, ông có băn khoăn tại sao tự nhiên ông Võ Văn Kiệt lại kể về kỷ niệm với ông Lê Đức Anh không?
Cũng dễ hiểu thôi, bởi hai lẽ. Thứ nhất là ông Kiệt nói theo đề nghị của tôi, để tôi có nội dung đưa vào cuốn sách "Đại tướng Lê Đức Anh". Thứ hai là vào thời điểm năm 2005, chúng ta kỷ niệm trong 30 năm Giải phóng miền Nam, và, hệ trọng hơn, đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng X.
Tôi nhớ là vào dịp Tết năm đó, ông Võ Văn Kiệt có một bài trả lời phỏng vấn trên báo (thực sự bài báo được chính thức đăng vào cuối tháng 3 trên Tuần báo Quốc tế - NV). Trong bài đó, ông Võ Văn Kiệt nói đến tầm vóc của cuộc kháng chiến là chính, nhưng ông có một lưu ý rằng, trong thời khắc lịch sử đó, bất cứ ai có công mình cũng phải nhìn nhận cho sòng phẳng. Đó là hành vi của ông Dương Văn Minh, vị tổng thống cuối cùng của Chính quyền Sài Gòn.
"Ở phút cuối, ông đã huỷ bỏ lệnh tử thủ, và như vậy, đỡ bao nhiêu xương máu, cũng như thành phố Sài Gòn - Gia định và các đô thị khác đỡ bị tàn phá", ông Võ Văn Kiệt nói.
Lúc đó, bên ngoài tung tin là ông Lê Đức Anh phê bình gay gắt quan điểm của ông Võ Văn Kiệt, và các cựu quân nhân, nhất là các cựu tướng lĩnh, rất không đồng tình với quan điểm ông Kiệt, cho rằng ông Kiệt có ý kiến là thưởng huân chương cho ông Dương Văn Minh, khiến cho biết bao nhiêu cựu chiến binh, thương binh và gia đình liệt sĩ cảm thấy bất công.
(Ông Kiệt có nói với tôi là không hề có chuyện ông đề nghị thưởng Huân chương cho ông Dương Văn Minh.)
Rồi tại cuộc hội thảo cấp nhà nước, diễn ra hai ngày liền (14-15.4.2005), tại Hội trường Thống Nhất, cả ông Võ Văn Kiệt, ông Võ Nguyên Giáp và ông Lê Đức Anh, đều có bài tham luận gửi trước, nhưng chỉ có ông Lê Đức Anh tới dự. (Sự việc này tôi biết rất rõ, vì hôm đó tôi trực tiếp đưa ông Lê Đức Anh vào dự hội thảo, và được ông ủy thác lên đọc tham luận thay ông.)
Hội thảo vừa xong, tôi tới 16 Tú Xương thăm ông Kiệt liền. Tối hôm trước, tôi được anh Trịnh, thư ký của ông Kiệt, cho biết, ông Kiệt từ Hà Nội bay về thành phố bị trễ, và mệt mỏi quá nên không tham dự hội thảo được.
Nhưng hình ảnh ông không dự lại bị suy diễn, đồn thổi là có ông Lê Đức Anh đến thì ông Võ văn Kiệt không đến...
Vậy, thực sự, ông Lê Đức Anh đã nhận xét như thế nào về bài trả lời phỏng vấn của ông Kiệt?
Tôi đã đọc bài báo đó cho ông Lê Đức Anh nghe, ngay khi báo ra. Ông không hề phản đối, và lại còn bảo: "Nói như vậy cũng được, nhưng giá như anh Sáu Dân kín kẽ hơn về câu chữ thì họ hết lối suy diễn".
Đại tá Khuất Biên Hòa, nguyên trợ lý của Đại tướng Lê Đức Anh
Hai niềm đau đáu cuối cùng
Chẳng lẽ suốt 5-6 tiếng, ông Võ Văn Kiệt chỉ nói về kỷ niệm với ông Lê Đức Anh?
Đâu phải thế, ông nói nhiều chuyện lắm. Tuy nhiên, qua cuộc nói chuyện dài như thế, tôi thấy ông Kiệt đau đáu hai điều.
Thứ nhất, như tôi đã kể, là tình trạng "dĩ hòa vi quí",vuốt ve nhau ở tất cả các cấp, từ chi bộ cơ sở tới Trung ương.
Thứ hai là tình hình tai nạn giao thông ngày càng nghiêm trọng. Hôm tôi đến với ông thì cả nước đang còn bàn tán xôn xao về vụ đổ tàu hỏa ở Huế, xảy ra trước đó vài ngày, làm chết hơn chục người, còn làm bị thương thì nhiều lắm. Chắc anh còn nhớ?
Vâng, rất nhớ ạ.
Cùng lúc đó bên Hàn Quốc có vụ sập một cây cầu nhỏ, chỉ 14 người bị thương mà Bộ trưởng Giao thông Hàn Quốc đã phải xin từ chức.
Ông Võ Kăn Kiệt rất bực mình là tại sao để xảy ra một vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng như vậy, mà Bộ trưởng Giao thông & Vận tải, mãi chục hôm sau, mới vào hiện trường, và, sau đó, chỉ nhận hình thức kỷ luật là "phê bình".
Ông bảo: "Ở ta từ trước tới nay, mức kỷ luật nhẹ nhất là khiển trách. Nhận hình thức phê bình là quá coi thường kỷ luật Đảng".
Nhân đó, ông Võ Văn Kiệt kể chuyện về vụ lấn đê xây nhà ở Hà Nội hồi những năm '90. Khi báo chí phát hiện vụ này, trong dư luận đã rùm beng lên rồi, ông mới biết, và thực sự giật mình. Ông kể rằng, việc đầu tiên ông làm là nhân danh một ủy viên Bộ Chính trị, một thủ tướng Chính phủ, xin lỗi trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư, và sau đó, chủ động xin lỗi trước Quốc hội.
Mà hình như hồi đó chưa có chất vấn tại Quốc hội như bây giờ?
Đúng thế. Mà nếu có, tôi cho rằng ông cũng không chờ chất vấn mới nhận trách nhiệm.
Ông bảo: "Phải xin lỗi, vì mình có lỗi. Mình chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước và nhân dân (cử tri), mà để xảy ra cơ sự như thế."
Việc thứ hai, ông kể, là ông gọi ngay ông Lê Ất Hợi, Chủ tịch thành phố Hà Nội, và ông Nguyễn Cảnh Dinh, Bộ trưởng Thuỷ lợi, lên gặp ông.
Ông hỏi họ: "Hai anh có bao giờ báo cáo tôi về vụ đê điều này không? Hãy cố nhớ lại xem, hay là trong một bức điện, một lần điện thoại thôi, hay trong báo cáo về những việc khác, có nói một câu về đê điều hay không?"
Cả hai ông trả lời là không.
Ông lại hỏi: "Vậy tại sao một vấn đề như thế này mà lại không báo cáo Thủ tướng?"
Họ trả lời là thấy Thủ tướng có nhiều việc lớn phải lo quá, việc đó là việc nhỏ của Hà Nội, nên họ không báo cáo.
Nghe tới đó, ông Võ Văn Kiệt mới nói: "Nếu các anh có báo cáo dù chỉ vài chữ, dưới bất kỳ hình thức nào, tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm. Còn đã không báo cáo, tự các anh phải chịu trách nhiệm. Hãy làm tường trình như đã nói với tôi, tự xin hình thức kỷ luật."
Ông Kiệt nói: "Hòa có biết không, suốt thời gian vừa qua, ở bất cứ hội nghị hay cuộc gặp gỡ nào, chú cũng nói điều này. Nói kiên trì lắm về giao thông, và tai nạn giao thông. Mình là kể cũng có nhiều cố gắng, nhưng vẫn không giải quyết được vấn đề một cách căn cơ, mà, ngược lại, tình hình dường như ngày càng nặng nề, nghiêm trọng. Mức thương vong của ta còn lớn hơn cả thương vong của Iraq đang có chiến tranh... Hễ cứ nghĩ tới điều này là chú ăn không ngon, ngủ không yên được."
Ông Võ Văn Kiệt còn nói chuyện gì khác trong vòng 5-6 tiếng đó không?
Ông có hai vấn đề muốn nhờ tôi hỏi ông Lê Đức Anh. Đó là chuyện Chiến dịch Mậu Thân (1968), khi cánh quân của ông không được chi viện, và thương vong gần hết, và chuyện tại sao Việt Nam lại lỡ việc ký kết Hiệp định Thương mại Song phương Việt - Mỹ tại Aukland (New Zealand), vào tháng 9.1999. Nhưng thôi, để dịp khác ta nói chuyện này.
Xin cảm ơn ông.
Huỳnh Phan (thực hiện)