SGTT Xuân 2013 - Bác sĩ Lê Trọng Phi, người giúp phát triển lĩnh vực can thiệp tim bẩm sinh Việt Nam năm nào cũng bỏ thời gian về nước nhiều lần để thực hành và chuyển giao kỹ thuật tim mạch can thiệp điều trị bệnh tim bẩm sinh. Phải có một động lực nào mạnh mẽ người ta mới làm được điều này.
Tấm lòng vì quê hương
Cách đây hơn mười năm, năm 1999, khi bác sĩ Lê Trọng Phi mang một số thiết bị quyên góp từ Đức về bệnh viện Chợ Rẫy để biểu diễn chữa bệnh tim bẩm sinh bằng can thiệp tim mạch, nhiều bác sĩ Việt Nam không khỏi ngỡ ngàng và khâm phục. Nếu trước đó để chữa những bệnh như thế, bác sĩ phải mở lồng ngực bệnh nhân thì nay có một giải quyết nhẹ nhàng hơn, ít mất máu, đau đớn nhưng vẫn hiệu quả: luồn một ống thông vào mạch máu, qua đó đưa dụng cụ đến chỗ tổn thương để sửa chữa.
Đó là lần đầu tiên ông về nước được làm việc trực tiếp, chứ trước đó vào năm 1994 trong chuyến tìm về cội nguồn đầu tiên của người con sau 22 năm trời xa xứ, ông chỉ nhận được sự e dè từ người chung quanh. Và từ hơn năm năm trở lại đây, người ta ngày càng quen với hình ảnh một bác sĩ cứ mỗi lần về nước là mang theo một số thiết bị y khoa đã sử dụng bên Đức nhưng còn tốt để dùng lại cho bệnh nhân, một bác sĩ Việt kiều luôn tất bật với những ca bệnh khó, vừa giải quyết vừa chỉ dạy đồng nghiệp Việt Nam.
Ông giải thích: "Câu chuyện bắt đầu vào năm 2005 khi một người ở Munich tiếp xúc với tôi và cho biết tổ chức "Trái tim vì trái tim" (Herz für Herz) muốn giúp những nước nghèo, trong đó có Việt Nam, bằng cách tài trợ một số trẻ em sang Đức mổ tim. Tôi gọi về nước, người ta chuẩn bị ba bé, tất cả được đưa sang Đức và điều trị thành công". Chuyện chỉ dừng lại ở đây nếu bác sĩ Phi không từ Hamburg – nơi ông sống và làm việc lúc ấy – bay sang Munich để cám ơn tổ chức và đề nghị một cách làm bền vững hơn, đó là giải quyết những ca bệnh ngay tại chỗ bằng cách đào tạo các bác sĩ Việt Nam. Đó là một ý tưởng hay, tổ chức đề nghị bác sĩ Phi lập dự án.
Dự án được viết, trong nhiều mục tiêu đặt ra có mục tiêu giúp đỡ Đà Nẵng trở thành một trung tâm tim mạch mạnh. "Tại sao Đà Nẵng?", tôi hỏi. "Theo tôi Hà Nội và TP.HCM có trang thiết bị tân tiến và đội ngũ tim mạch can thiệp khá mạnh, nhưng miền Trung thì hầu như chưa có. Người dân ở đây lại rất nghèo, vì thế một trung tâm tim mạch ở đây sẽ mang lại cơ hội sống cho nhiều trẻ em", ông trả lời.
Dự án của bác sĩ Lê Trọng Phi đã thuyết phục được Herz für Herz. Tổ chức mua ngay một máy chụp DSA tặng bệnh viện Đà Nẵng, giá đến 1 triệu USD, bởi phải có thiết bị tiên tiến này bác sĩ mới áp dụng được kỹ thuật can thiệp tim mạch để điều trị bệnh tim. Lần về nước năm 2006 đối với bác sĩ Phi là chuyến đi đặc biệt, bởi ông không chỉ mang về nước một món quà đặc biệt, mà còn tự tin vì phía sau là một tổ chức từ thiện, chỗ dựa để ông được về nước lâu dài và thường xuyên hơn. Từ khi có thiết bị này, lĩnh vực tim mạch can thiệp Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung đã thật sự phát triển. Kết quả này làm cho dự án thêm bền vững: trong năm 2013 này, Đà Nẵng có thêm một máy chụp DSA do hội trao tặng, giá 1 triệu euro!
Cảm hứng cây tre Việt
Theo gia đình đến Đức năm 1972, bác sĩ Lê Trọng Phi được xem là một tấm gương người Việt thành đạt ở xứ người. Tốt nghiệp đại học y khoa, ông học tiếp ngành nhi và từng làm việc như bác sĩ chính khoa tim mạch nhi đại học Bonn, trước khi điều hành phòng khám tim mạch nhi đại học Hamburg-Eppendorf (TP Hamburg). Từ tháng 6 năm qua, ông làm trưởng khoa bệnh tim bẩm sinh và cấu trúc tại bệnh viện Links der Weser Bremen (TP Bremen).
"Sống ở nước ngoài lâu năm, chịu ảnh hưởng văn hoá Tây phương, liệu ông có bị đồng hoá và quên mất văn hoá Việt không?", tôi hỏi. Ông trả lời: "Tiếp nhận thêm nền văn hoá mới với tôi là một may mắn chứ không phải thử thách. Bởi tôi có thể nhìn văn hoá Việt bằng cặp mắt người phương Tây và nhìn lại văn hoá phương Tây bằng cặp mắt Việt. Đó là sự so sánh và đối chiếu, từ đó tôi có thể chọn lựa được những điểm hay để học tập". "Vậy nếu chọn một tinh thần phương Tây để người Việt học tập, ông chọn tinh thần nào?" Bác sĩ Phi cho biết: "Đó là tinh thần khát khao ý tưởng mới, khi tìm được thì mạnh dạn phát biểu và đi tới. Thật ra ý tưởng mới không phải lúc nào cũng chống chọi lại ý tưởng cũ mà đôi lúc nó lại bổ sung".
Quá trình hành nghề của bác sĩ Lê Trọng Phi đã minh chứng cho những gì ông nói. Trong lĩnh vực tim mạch can thiệp hiện nay, việc dùng lò xo để bịt lỗ thông trong điều trị chứng thông liên thất không còn là chuyện lạ. Có nhiều dạng lò xo khác nhau, và một trong số đó là Nit-Occlud® Lê VSD coil (lò xo), sáng chế của bác sĩ Lê Trọng Phi đang được thế giới quan tâm. Mọi chuyện bắt đầu vào giữa những năm 1980 khi ông quan sát đồng nghiệp dùng lò xo để bịt ống thông động mạch và tự hỏi tại sao không dùng lò xo để bịt lỗ thông ở vách liên thất. Để làm điều này, người ta phải vượt qua một thách thức đó là không chỉ bịt được lỗ thông mà còn phải cố định được lò xo trên vách để nó không rơi ra. Ông giải thích: "Thông liên thất là sự tồn tại một lỗ thông trên vách tim, như thế đây là bệnh của cơ tim, có giải phẫu phức tạp và nhạy cảm hơn bệnh còn ống động mạch nhiều. Do đó, lò xo bịt thông liên thất phải vừa mềm mỏng để uyển chuyển, hài hoà theo đàn hồi của cơ tim lại vừa phải chắc chắn để bám vào vách liên thất. Sự mềm mỏng và chắc chắn như thế không khác gì đặc tính của cây tre Việt". Chia tay quê hương năm 15 tuổi, nhiều năm sống ở nước ngoài, thế mà ông vẫn còn giữ hình ảnh cây tre Việt để lấy ý tưởng cho phát minh của mình thì đúng là đáng quý.
Ngày nay lò xo Nit-Occlud® Lê VSD đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, được giới chuyên môn đánh giá tốt vì bổ sung được khiếm khuyết của một số lò xo cùng loại. Cha đẻ một phát minh quan trọng trong lĩnh vực tim mạch, thế nhưng khi hỏi về thành công của mình, bác sĩ Lê Trọng Phi luôn khiêm tốn: "Cũng là cái duyên vì tôi may mắn được làm việc chung với một bác sĩ trẻ cũng là kỹ sư thiết kế. Chúng tôi thảo luận với nhau và khi ý tưởng mới nảy ra là chúng tôi theo đuổi đến cùng". Đúng là cơ duyên, nhưng cái duyên đó chỉ có ý nghĩa và thành công chỉ có thể đến được nếu người ta luôn biết tìm kiếm ý tưởng mới, say mê công việc và không quên nguồn cội của mình.
PHAN SƠN
Một trung tâm tim mạch chuyên sâu cho Việt Nam
Gặp bác sĩ Lê Trọng Phi vài ngày ngắn ngủi, nhưng tôi nghe ông đề cập nhiều lần về ước vọng thực hiện dự án thành lập một trung tâm tim mạch chuyên sâu ở Việt Nam. "Vì sao cần có trung tâm này?", tôi hỏi. Ông trả lời: "Y học trong nước hiện nay phát triển rất nhanh, bác sĩ Việt Nam có điểm mạnh là khéo tay, bền bỉ, cần cù, vì thế nếu có được môi trường làm việc thuận lợi, sự phát triển còn nhanh hơn nữa".
Bác sĩ Phi cho biết, thật ra dự án chỉ là phương tiện để đạt mục đích. Trong lĩnh vực tim mạch can thiệp hiện nay, Việt Nam đã vượt qua được một số quốc gia lân cận và cần tiếp cận một trình độ cao hơn. Điều này chỉ có thể có được khi có một trung tâm chuyên sâu, nơi đó có cơ chế làm việc thoáng, tổ chức chặt chẽ và kỷ luật, kết hợp yếu tố khoa học và nhân đạo.
Về nước nhiều lần, lần nào ông cũng chia sẻ ước vọng trên và tìm kiếm đối tác thực hiện. Như chiếc lò xo Nit-Occlud® Lê VSD, tôi tin ước vọng của bác sĩ Lê Trọng Phi đang trong giai đoạn nén lại và đến thời điểm thích hợp nào đó nó sẽ bung ra để kết nối điều tốt đẹp, mang lại sự phát triển mới cho y học Việt Nam.
Tấm lòng vì quê hương
Bác sĩ Lê Trọng Phi đang hướng dẫn đồng nghiệp Việt Nam điều trị một ca
bệnh tim bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM. Ảnh: Thanh Hảo
Cách đây hơn mười năm, năm 1999, khi bác sĩ Lê Trọng Phi mang một số thiết bị quyên góp từ Đức về bệnh viện Chợ Rẫy để biểu diễn chữa bệnh tim bẩm sinh bằng can thiệp tim mạch, nhiều bác sĩ Việt Nam không khỏi ngỡ ngàng và khâm phục. Nếu trước đó để chữa những bệnh như thế, bác sĩ phải mở lồng ngực bệnh nhân thì nay có một giải quyết nhẹ nhàng hơn, ít mất máu, đau đớn nhưng vẫn hiệu quả: luồn một ống thông vào mạch máu, qua đó đưa dụng cụ đến chỗ tổn thương để sửa chữa.
Đó là lần đầu tiên ông về nước được làm việc trực tiếp, chứ trước đó vào năm 1994 trong chuyến tìm về cội nguồn đầu tiên của người con sau 22 năm trời xa xứ, ông chỉ nhận được sự e dè từ người chung quanh. Và từ hơn năm năm trở lại đây, người ta ngày càng quen với hình ảnh một bác sĩ cứ mỗi lần về nước là mang theo một số thiết bị y khoa đã sử dụng bên Đức nhưng còn tốt để dùng lại cho bệnh nhân, một bác sĩ Việt kiều luôn tất bật với những ca bệnh khó, vừa giải quyết vừa chỉ dạy đồng nghiệp Việt Nam.
Ông giải thích: "Câu chuyện bắt đầu vào năm 2005 khi một người ở Munich tiếp xúc với tôi và cho biết tổ chức "Trái tim vì trái tim" (Herz für Herz) muốn giúp những nước nghèo, trong đó có Việt Nam, bằng cách tài trợ một số trẻ em sang Đức mổ tim. Tôi gọi về nước, người ta chuẩn bị ba bé, tất cả được đưa sang Đức và điều trị thành công". Chuyện chỉ dừng lại ở đây nếu bác sĩ Phi không từ Hamburg – nơi ông sống và làm việc lúc ấy – bay sang Munich để cám ơn tổ chức và đề nghị một cách làm bền vững hơn, đó là giải quyết những ca bệnh ngay tại chỗ bằng cách đào tạo các bác sĩ Việt Nam. Đó là một ý tưởng hay, tổ chức đề nghị bác sĩ Phi lập dự án.
Dự án được viết, trong nhiều mục tiêu đặt ra có mục tiêu giúp đỡ Đà Nẵng trở thành một trung tâm tim mạch mạnh. "Tại sao Đà Nẵng?", tôi hỏi. "Theo tôi Hà Nội và TP.HCM có trang thiết bị tân tiến và đội ngũ tim mạch can thiệp khá mạnh, nhưng miền Trung thì hầu như chưa có. Người dân ở đây lại rất nghèo, vì thế một trung tâm tim mạch ở đây sẽ mang lại cơ hội sống cho nhiều trẻ em", ông trả lời.
Dự án của bác sĩ Lê Trọng Phi đã thuyết phục được Herz für Herz. Tổ chức mua ngay một máy chụp DSA tặng bệnh viện Đà Nẵng, giá đến 1 triệu USD, bởi phải có thiết bị tiên tiến này bác sĩ mới áp dụng được kỹ thuật can thiệp tim mạch để điều trị bệnh tim. Lần về nước năm 2006 đối với bác sĩ Phi là chuyến đi đặc biệt, bởi ông không chỉ mang về nước một món quà đặc biệt, mà còn tự tin vì phía sau là một tổ chức từ thiện, chỗ dựa để ông được về nước lâu dài và thường xuyên hơn. Từ khi có thiết bị này, lĩnh vực tim mạch can thiệp Đà Nẵng nói riêng và miền Trung nói chung đã thật sự phát triển. Kết quả này làm cho dự án thêm bền vững: trong năm 2013 này, Đà Nẵng có thêm một máy chụp DSA do hội trao tặng, giá 1 triệu euro!
Cảm hứng cây tre Việt
Theo gia đình đến Đức năm 1972, bác sĩ Lê Trọng Phi được xem là một tấm gương người Việt thành đạt ở xứ người. Tốt nghiệp đại học y khoa, ông học tiếp ngành nhi và từng làm việc như bác sĩ chính khoa tim mạch nhi đại học Bonn, trước khi điều hành phòng khám tim mạch nhi đại học Hamburg-Eppendorf (TP Hamburg). Từ tháng 6 năm qua, ông làm trưởng khoa bệnh tim bẩm sinh và cấu trúc tại bệnh viện Links der Weser Bremen (TP Bremen).
"Sống ở nước ngoài lâu năm, chịu ảnh hưởng văn hoá Tây phương, liệu ông có bị đồng hoá và quên mất văn hoá Việt không?", tôi hỏi. Ông trả lời: "Tiếp nhận thêm nền văn hoá mới với tôi là một may mắn chứ không phải thử thách. Bởi tôi có thể nhìn văn hoá Việt bằng cặp mắt người phương Tây và nhìn lại văn hoá phương Tây bằng cặp mắt Việt. Đó là sự so sánh và đối chiếu, từ đó tôi có thể chọn lựa được những điểm hay để học tập". "Vậy nếu chọn một tinh thần phương Tây để người Việt học tập, ông chọn tinh thần nào?" Bác sĩ Phi cho biết: "Đó là tinh thần khát khao ý tưởng mới, khi tìm được thì mạnh dạn phát biểu và đi tới. Thật ra ý tưởng mới không phải lúc nào cũng chống chọi lại ý tưởng cũ mà đôi lúc nó lại bổ sung".
Quá trình hành nghề của bác sĩ Lê Trọng Phi đã minh chứng cho những gì ông nói. Trong lĩnh vực tim mạch can thiệp hiện nay, việc dùng lò xo để bịt lỗ thông trong điều trị chứng thông liên thất không còn là chuyện lạ. Có nhiều dạng lò xo khác nhau, và một trong số đó là Nit-Occlud® Lê VSD coil (lò xo), sáng chế của bác sĩ Lê Trọng Phi đang được thế giới quan tâm. Mọi chuyện bắt đầu vào giữa những năm 1980 khi ông quan sát đồng nghiệp dùng lò xo để bịt ống thông động mạch và tự hỏi tại sao không dùng lò xo để bịt lỗ thông ở vách liên thất. Để làm điều này, người ta phải vượt qua một thách thức đó là không chỉ bịt được lỗ thông mà còn phải cố định được lò xo trên vách để nó không rơi ra. Ông giải thích: "Thông liên thất là sự tồn tại một lỗ thông trên vách tim, như thế đây là bệnh của cơ tim, có giải phẫu phức tạp và nhạy cảm hơn bệnh còn ống động mạch nhiều. Do đó, lò xo bịt thông liên thất phải vừa mềm mỏng để uyển chuyển, hài hoà theo đàn hồi của cơ tim lại vừa phải chắc chắn để bám vào vách liên thất. Sự mềm mỏng và chắc chắn như thế không khác gì đặc tính của cây tre Việt". Chia tay quê hương năm 15 tuổi, nhiều năm sống ở nước ngoài, thế mà ông vẫn còn giữ hình ảnh cây tre Việt để lấy ý tưởng cho phát minh của mình thì đúng là đáng quý.
Ngày nay lò xo Nit-Occlud® Lê VSD đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới, được giới chuyên môn đánh giá tốt vì bổ sung được khiếm khuyết của một số lò xo cùng loại. Cha đẻ một phát minh quan trọng trong lĩnh vực tim mạch, thế nhưng khi hỏi về thành công của mình, bác sĩ Lê Trọng Phi luôn khiêm tốn: "Cũng là cái duyên vì tôi may mắn được làm việc chung với một bác sĩ trẻ cũng là kỹ sư thiết kế. Chúng tôi thảo luận với nhau và khi ý tưởng mới nảy ra là chúng tôi theo đuổi đến cùng". Đúng là cơ duyên, nhưng cái duyên đó chỉ có ý nghĩa và thành công chỉ có thể đến được nếu người ta luôn biết tìm kiếm ý tưởng mới, say mê công việc và không quên nguồn cội của mình.
PHAN SƠN
Một trung tâm tim mạch chuyên sâu cho Việt Nam
Gặp bác sĩ Lê Trọng Phi vài ngày ngắn ngủi, nhưng tôi nghe ông đề cập nhiều lần về ước vọng thực hiện dự án thành lập một trung tâm tim mạch chuyên sâu ở Việt Nam. "Vì sao cần có trung tâm này?", tôi hỏi. Ông trả lời: "Y học trong nước hiện nay phát triển rất nhanh, bác sĩ Việt Nam có điểm mạnh là khéo tay, bền bỉ, cần cù, vì thế nếu có được môi trường làm việc thuận lợi, sự phát triển còn nhanh hơn nữa".
Bác sĩ Phi cho biết, thật ra dự án chỉ là phương tiện để đạt mục đích. Trong lĩnh vực tim mạch can thiệp hiện nay, Việt Nam đã vượt qua được một số quốc gia lân cận và cần tiếp cận một trình độ cao hơn. Điều này chỉ có thể có được khi có một trung tâm chuyên sâu, nơi đó có cơ chế làm việc thoáng, tổ chức chặt chẽ và kỷ luật, kết hợp yếu tố khoa học và nhân đạo.
Về nước nhiều lần, lần nào ông cũng chia sẻ ước vọng trên và tìm kiếm đối tác thực hiện. Như chiếc lò xo Nit-Occlud® Lê VSD, tôi tin ước vọng của bác sĩ Lê Trọng Phi đang trong giai đoạn nén lại và đến thời điểm thích hợp nào đó nó sẽ bung ra để kết nối điều tốt đẹp, mang lại sự phát triển mới cho y học Việt Nam.