Cái thuở học trường Petrus Ký
Tôi vào học trường Petrus Trương Vĩnh Ký cách đây hơn nửa thế kỷ,mặc dầu chỉ học trường này hai năm lớp Seconde moderne và Mathélem (lớp 10 và 12 bây giờ),nhưng khi ra trường tốt nghiệp Đại học tôi lại trở về dạy tại trường này liên tục đến khi nghỉ hưu.Như anh bạn Lê Văn Đặng của tôi đã viết trong hồi ký của anh : "Trần Thành Minh là người duy nhất giữ trọn niềm chung thủy với trường Petrus Ký"Nhiều kỷ niệm êm đềm về Thầy Cô,về bạn bè,về học sinh của mình còn động lại trong ký ức của tôi.Tình Petrus Ký rất sâu đậm trong tôi.
Tôi còn nhớ hồi ấy,vào một buổi chiều mùa hạ ngày 7-5-1954,ba anh em chúng tôi là Lâm Lý Hùng,Quách Thanh Liêm và tôi vừa xem kết quả đậu bằng BEPC (Trung học đệ nhất cấp của Pháp),chúng tôi ghé vào nghỉ chân tại vườn Tao Đàn thì cũng là lúc biết tin chiến thắng Điện Biên Phủ qua tờ báo Pháp tại Saigon tờ Journal d'Extreme-Orient phát hành buổi chiều,niềm vui của chúng tôi được tăng gấp đôi.Từ đó Lâm Lý Hùng vào học Seconde trường Chasseloup Laubat.Quách Thanh Liên thì được gia đình cho đi Pháp học ,còn tôi thi vào lớp Seconde của trường Petrus Ký.Ngày xem kết quả trên bảng đặt tại cổng đi bộ và xe đạp của học sinh bây giờ tôi không ngờ mình trúng tuyển vì đa số học sinh các lớp 4eme annee của trường Petrus Ký rất giỏi,còn tôi là học sinh của trường tỉnh lên Saigon.Thế là từ ngày ấy cuộc đời tôi gắn bó bới trường Petrus Ký.
Tôi bắt đầu bài viết này bằng bài thơ tứ cú của Thầy Ưng Thiều,giáo sư Quốc Văn của trường :
Trường tôi ở tại lối Nancy,
Trung học đường kia có bảng ghi ,
Mượn hiệu người xưa Trương Vĩnh Ký,
Lẫy lừng danh tiếng đã bao thì.
Trung học đường kia có bảng ghi ,
Mượn hiệu người xưa Trương Vĩnh Ký,
Lẫy lừng danh tiếng đã bao thì.
Trước cổng chính của trường Ông Hiệu Trưởng Phạm Văn Còn cho khắc câu đối bằng chữ Hán của Thầy Ưng Thiều vào năm 1950 :
Khổng Mạnh Cương Thường Tu Khắc Cốt
Tây Âu Khoa Học Yếu Minh Tâm
Tây Âu Khoa Học Yếu Minh Tâm
Tôi học lớp Second moderne
Hồi ấy tất cả học sinh của trường đi xe hay đi bộ đều phải vào cổng kế bên cổng chính (cổng chính chỉ dành cho Giáo Sư ,phụ huynh và khách đến trường).Chúng tôi để xe trong nhà xe theo lớp rồi xếp hàng trên đường có hai hàng cây dầu,sau đó giám thị hướng dẫn đi vào cổng ngang của trường để vào sân giữa .Tôi còn nhớ sáng nào cũng có Ông Hiệu Trưởng Phạm Văn Còn,Ông Giám học Lâm văn Huấn và Ông Tổng Giám thị Nguyễn Văn Trương đứng trên hành lang trước cổng vào khu sinh hoạt để quan sát chúng tôi,tất cả học sinh các lớp đi ngang đều cúi đầu chào.Lớp Seconde moderne của chúng tôi lúc ấy ở tại phòng thứ nhì trên lầu của dãy lớp học cùng bên với phòng giáo sư.Lóp có 45 học sinh ,phần lớn là học sinh cũ của trường Petrus Ký trúng tuyển lên,học sinh ở ngoài như tôi rất ít,do đó mấy ngày đầu tôi rất bỡ ngỡ,
Hồi ấy tất cả học sinh của trường đi xe hay đi bộ đều phải vào cổng kế bên cổng chính (cổng chính chỉ dành cho Giáo Sư ,phụ huynh và khách đến trường).Chúng tôi để xe trong nhà xe theo lớp rồi xếp hàng trên đường có hai hàng cây dầu,sau đó giám thị hướng dẫn đi vào cổng ngang của trường để vào sân giữa .Tôi còn nhớ sáng nào cũng có Ông Hiệu Trưởng Phạm Văn Còn,Ông Giám học Lâm văn Huấn và Ông Tổng Giám thị Nguyễn Văn Trương đứng trên hành lang trước cổng vào khu sinh hoạt để quan sát chúng tôi,tất cả học sinh các lớp đi ngang đều cúi đầu chào.Lớp Seconde moderne của chúng tôi lúc ấy ở tại phòng thứ nhì trên lầu của dãy lớp học cùng bên với phòng giáo sư.Lóp có 45 học sinh ,phần lớn là học sinh cũ của trường Petrus Ký trúng tuyển lên,học sinh ở ngoài như tôi rất ít,do đó mấy ngày đầu tôi rất bỡ ngỡ,
Thầy Cô tôi
Thầy dạy toán là Thầy Trần Kiệt,người ốm cao lưng hơi còng,thầy có người anh là Trần Sum cũng dạy toán tôi lớp 2eme annee tại College de Chaudoc.Tôi còn nhớ thầy Kiệt dạy toán trong cuốn sách Lebosse-Hemery,thầy chỉ giảng những định lý khó,thường là bảo chúng tôi về nhà lấy sách làm resume (tóm tắt) các bài học và tuần sau lên trả bài với thấy,trò nào không làm resume thì bị consigne ( phạt cấm túc).
Thầy dạy Vật Lý và Hóa học là thầy Trương Hữu Tước,người nghiêm nghị,giảng bài rất dễ hiểu và cours ( bài học) của thầy rất súc tích và dể học.Sau này tôi được biết thầy mất năm 1997 tại Mỹ và có một số cựu học sinh Petrus Ký đến viếng lễ tang của Thầy
Thầy dạy Quốc văn là thầy Trần Cảnh Hảo,thầy người trung rất hiền,giỏi chữ nho và có người con là Trần Văn Thọ du học tại Nhật lúc bấy giờ.Vì chúng tôi học chương trình Pháp nên môn Việt văn là môn sinh ngữ cho nên các bạn ít chăm học và thường hay phá trong giờ thầy dạy.
Thầy dạy Pháp văn là thầy Huỳnh Văn Hai,đầu tóc bạc phơ.mặt tròn,đọc tiếng Pháp chậm rãi đều đều ,thầy dạy văn học Pháp rất hay,tôi còn nhớ bài Le Lac của Lamartine thầy giảng nghe rất thơ mộng.Trong giở trả bài luận Pháp văn thầy thường chọn bài của bạn nào làm hay nhất để đọc cho cả lớp nghe
Thầy dạy sử địa là thầy Lê Ngọc Toản,thầy đọc cuors chép mõi tay,nhiều bạn chép không kịp cũng phải giả bộ cúi đầu xuống viết lia lịa,nếu bạn nào dừng bút nhìn lên thì sẽ bị thầy gọi đứng lên repeter (lập lại) câu thầy vừa đọc,nếu không lập lại được thì bị zero consigne (phạt cấm túc ngày chủ nhật).Tôi còn nhớ một cuổi sáng tháng 12,trời Saigon lúc đó se lạnh,chúng tôi đang học giờ thầy,bạn Võ Đình Ái lạnh cóng tay không viết,phải chà sát hai tay cho ấm.Thầy gọi trò Ái đứng dậy và hỏi "qu'est-ce que vous faites là!"(Anh làm gì đó),bạn Ái trả lời "le frottement produit de la chaleur,monsieur" (thưa thầy ,cọ sát tay cho ấm).Thầy chỉ nói một câu :Bon,je vous donne un zero consigne" (thầy cho em con số không cấm túc).Chúng tôi rất đau buồn vì bạn Ái hiện nay đã mất,chúng tôi mất đi một người bạn còn nhớ nhiều kỷ niệm nhất trong những năm tháng học tại trường Petrus Ký.Mỗi năm chúng tôi họp mặt tại nhà bạn Ái để được nghe lại những kỷ niệm vui buồn của cái cái thuở học trò, có những tràng cười sảng khoái.Nghe nói thầy Toản mất cách nay hơn 10 năm tại Thủ Đức mà chúng tôi không hay biết.
Cô dạy anh văn là cô Ginette Laborne,rất trẻ đẹp.Trong giờ cô dạy,cô thường hay đi lên xuống các dãy bàn học trò nên trong giờ cô dạy chúng tôi thường hay nghe tiếng thước rơi vì các bạn trong lớp ngồi đầu bàn làm rơi thước để cuối xuống lượm và ngắm cặp đùi đẹp của Cô ( đúng là nhất quỷ nhì ma!)
Thầy dạy Vật Lý và Hóa học là thầy Trương Hữu Tước,người nghiêm nghị,giảng bài rất dễ hiểu và cours ( bài học) của thầy rất súc tích và dể học.Sau này tôi được biết thầy mất năm 1997 tại Mỹ và có một số cựu học sinh Petrus Ký đến viếng lễ tang của Thầy
Thầy dạy Quốc văn là thầy Trần Cảnh Hảo,thầy người trung rất hiền,giỏi chữ nho và có người con là Trần Văn Thọ du học tại Nhật lúc bấy giờ.Vì chúng tôi học chương trình Pháp nên môn Việt văn là môn sinh ngữ cho nên các bạn ít chăm học và thường hay phá trong giờ thầy dạy.
Thầy dạy Pháp văn là thầy Huỳnh Văn Hai,đầu tóc bạc phơ.mặt tròn,đọc tiếng Pháp chậm rãi đều đều ,thầy dạy văn học Pháp rất hay,tôi còn nhớ bài Le Lac của Lamartine thầy giảng nghe rất thơ mộng.Trong giở trả bài luận Pháp văn thầy thường chọn bài của bạn nào làm hay nhất để đọc cho cả lớp nghe
Thầy dạy sử địa là thầy Lê Ngọc Toản,thầy đọc cuors chép mõi tay,nhiều bạn chép không kịp cũng phải giả bộ cúi đầu xuống viết lia lịa,nếu bạn nào dừng bút nhìn lên thì sẽ bị thầy gọi đứng lên repeter (lập lại) câu thầy vừa đọc,nếu không lập lại được thì bị zero consigne (phạt cấm túc ngày chủ nhật).Tôi còn nhớ một cuổi sáng tháng 12,trời Saigon lúc đó se lạnh,chúng tôi đang học giờ thầy,bạn Võ Đình Ái lạnh cóng tay không viết,phải chà sát hai tay cho ấm.Thầy gọi trò Ái đứng dậy và hỏi "qu'est-ce que vous faites là!"(Anh làm gì đó),bạn Ái trả lời "le frottement produit de la chaleur,monsieur" (thưa thầy ,cọ sát tay cho ấm).Thầy chỉ nói một câu :Bon,je vous donne un zero consigne" (thầy cho em con số không cấm túc).Chúng tôi rất đau buồn vì bạn Ái hiện nay đã mất,chúng tôi mất đi một người bạn còn nhớ nhiều kỷ niệm nhất trong những năm tháng học tại trường Petrus Ký.Mỗi năm chúng tôi họp mặt tại nhà bạn Ái để được nghe lại những kỷ niệm vui buồn của cái cái thuở học trò, có những tràng cười sảng khoái.Nghe nói thầy Toản mất cách nay hơn 10 năm tại Thủ Đức mà chúng tôi không hay biết.
Cô dạy anh văn là cô Ginette Laborne,rất trẻ đẹp.Trong giờ cô dạy,cô thường hay đi lên xuống các dãy bàn học trò nên trong giờ cô dạy chúng tôi thường hay nghe tiếng thước rơi vì các bạn trong lớp ngồi đầu bàn làm rơi thước để cuối xuống lượm và ngắm cặp đùi đẹp của Cô ( đúng là nhất quỷ nhì ma!)
Bạn học lớp seconde
Các bạn học của tôi mà tôi còn nhớ : học giỏi toán nhất lớp là bạn Nguyễn Văn Đoàn và Bùi Văn Chi,tôi luôn cố gắng hơn thua với 2 bạn này về môn toán và lý hóa.Sau khi đậu Mathelem (Tú Tài 2) thì bạn Đoàn xin học bổng sang Pháp học và nghe nói bạn đậu vào trường Polytechnique Paris,trường danh tiếng nhất của Pháp.Còn bạn Bùi văn Chi học ĐHSP ban Toán và về dạy tại trường Trung Học Nguyễn Đình Chiểu My4tho,năm 1973 bạn làm đề thi Tú Tài 2 môn Toán tại nha khảo thí Saigon ,chỉ một năm thì trở về dạy Mytho,sau 1975 bạn định cư tại Pháp và mất tại Pháp cách nay vai năm.Bạn ngồi kế bên tôi là Lưu Hồng Thái sau này cũng dạy học, bạn Mai Văn Sít cũng dạy học tại Tây Ninh ,chúng tôi vẫn gặp nhau mỗi năn họp mặt của nhóm Petrus Ký 50-57 và bạn Võ Đình Ái người bạn tiếu lâm nhất đã mất.
Tôi còn nhớ vào dịp lễ Phục sinh năm học này,Hoàng Đế Bảo Đại đến thăm trường có tặng cho trường một số học bổng và tài trợ cho học sinh của trường tham quan Dalat trong kỳ nghỉ hè náy.Tôi còn nhớ chúng tôi đi xe lứa đến ga Tour Cham thì đổi xe lửa đặc biệt có móc đường ray để leo dốc lên Dalat,có những lúc xe lửa lên dốc rất chậm chúng tôi nhảy xuống xe đi bộ còn theo kịp.Rất tiếc sau 1975 xe lửa này lại bán cho nước ngoài ,Khi đến Dalat chúng tôi ăn ở tại trại Ngự lâm quân của Vua.
Trong năm học 1954-1955 có một sự kiện quan trọng diễn ra trong trường là ngày thứ năm 28-4-1955,chánh quyền Ngô Đình Diệm,sau khi truất phế vua Bảo Đại.ra tay đàn áp các lực lượng Hòa Hảo của Năm Lửa,Ba Cụt và Bình Xuyên của Bảy Viễn...Năm tôi vào học thì phía sau trường Petrus Ký,kế bên thư viện quốc gia cũ,có một đơn vị công an xung phong của Bình Xuyên đóng và lập chốt canh gác tại cổng vào khu sinh hoạt của trường hiện nay.Vào lúc 11 giờ hơn chính quyền Ông Diệm cho các lực lượng lính Nùng cùng với xe tăng yểm trợ tấn công vào lực lượng công an của Bả Viễn đóng tại trường,súng nổ chát chúa,trong trường lúc đó còn kẹt gần 500 học sinh dang học,thầy và trò đều bò lăn trên nền gạch của lớp để tránh đạn của hai bên.Thầy Hiệu Trưởng phải điều đình hai bên đình bắn để Thầy và trò ra về.Tôi còn nhớ một số học sinh chúng tôi sau khi ra khỏi trường còn núp bên phía Bàn Cờ đường Nguyện Thiện Thuật để xem hai bên đánh nhau.Đêm đó lính Bình Xuyên rút qua cầu Chữ Y,những ngày hôm sau trong sân trường vẫn còn xác chết của lính hai bên và tượng đồng Ông Petrus Ký đặt tại giữa sân trường bị trúng đạn nơi gò má như là điểm đồng tiền cho Ông Petrus Ký mà chúng ta còn thấy trên bức tượng ngày nay.
Nhân sự kiện này trường được nghỉ học và cũng rất may cho tôi được rãnh rỗi để ở nhà ôn thi Bac 1re partie (Tú Tài 1) vì năm đó tôi và một số bạn trong lớp như Nguyễn Văn Đoàn học nhảy một năm.Bạn Lâm Lý Hùng học trường Chasseloup Laubat cũng thi nhảy Bac 1 như tôi.
Nhân sự kiện này trường được nghỉ học và cũng rất may cho tôi được rãnh rỗi để ở nhà ôn thi Bac 1re partie (Tú Tài 1) vì năm đó tôi và một số bạn trong lớp như Nguyễn Văn Đoàn học nhảy một năm.Bạn Lâm Lý Hùng học trường Chasseloup Laubat cũng thi nhảy Bac 1 như tôi.
Sau khi thi nhảy một năm đậu Tú Tài 1,Lâm Lý Hùng vẫn tiếp tục học trường Chasseloup Laubat,Nguyễn Văn Đoàn và tôi vào xin Ông Hiệu Trưởng cho học tiếp lớp Mathelem (lớp 12 ban toán) trường Petrus Ký,cũng nhờ biến cố trên mà trường cho chúng tôi học tiếp vì theo qui định của trường thì học sinh thi nhảy lớp phải ra khỏi trường.
Tôi học lớp 12 ban toán (lớp Mathelem) tại trường Petrus Ký năm học 1955-1956.
Thầy dạy math (toán) chúng tôi là Thầy Nghiêm Xuân Thiện,lúc đó thầy là chủ nhiệm kiêm chủ bút tờ nhật báo Thời luận.mỗi ngày thầy phải viết article de fond,tờ báo có khuynh hướng chính trị đối lập với Ông Ngô Đình Diệm nên tôi thấy báo luôn bị đình bản .Thầy Thiện tốt nghiệp kỷ sư hóa học tại Đại học Cambridge,thầy chưa bao giờ dạy math.Thầy giám học Huấn quen thầy Thiện tại chùa Xá lợi và mời thầy dạy toán chúng tôi thay thế thầy Trần Văn Ất dạy toán tại College Le Myre de Villers ở Mytho không chịu lên Saigon dạy.Thầy Thiện không có thời giờ soạn bài mà thầy lại dùng cuốn sách math của Deltheil nhiều bài tập rất khó hơn bài tập trong cuốn của Lebosse-Hemery,nên đôi khi chúng tôi thấy thầy lúng túng khi sửa bài tập.Thầy dạy môn vật lý-hóa học là thầy Hoàng Cơ Nghị,có vợ đầm,buổi sáng thầy dạy chúng tôi bằng tiếng Pháp mà buổi chiều thầy giảng bài tại trường Chu Văn An bằng tiếng Việt.Thầy ở Hà nội vào nên chưa có nhà nên Ông Hiệu Trưởng lấy một lớp học cuối trên lầu của dãy phòng học phía phòng giáo sư.Mỗi lần ra về các bạn thường hay nhìn lỗ khóa để ngắm vợ đầm của thầy.
Cô Mai Trần Ngọc Tiếng dạy Sciences naturelles (Vạn vật) ,cô dạy Faculte de Sciences (Đại học khoa học Saigon) kế bên trường và Ông Giám học Huấn mời cô thỉnh giảng.Hiện nay cô đã mất hưởng thọ 92 tuổi.Dạy Philo (Triết) cho lớp Math và lớp Philo của trường là thầy Nguyễn Bá Cường,thầy dạy chúng tôi chừng hai tháng thì thấy qua trường Chu Va7n An dạy vì lúc đó có một giáo sư người Pháp là Ông Quillet,thạc sĩ triết và là ancien eleve de l'ecole normale superieur de Paris vừa qua Việt Nam dạy chúng tôi cả năm.Dạy sử địa là giáo sư Dufeil,thầy cũng dạy tại Faculte des lettres (Đại học văn khoa).Thầy giảng say mê về Islam (Hồi giáo) phần lớn ngoài chương trình học của chúng tôi (nghe nói là đề tài luận văn tiến sĩ của thầy).Cuối năm học thầy không dạy hết chương trình nên trong học bạ chúng tôi thầy cho kèm tờ giấy ghi "Priere à nos colleges de ne pas interroger nos eleves sur ... ( xin các đồng nghiệp đừng hỏi học trò của tôi vào những vấn đề sau ...)Nhưng năm học này chúng tôi vào thi vấn đáp bị Ông Thầy Champion quay như dế,ban nào cũng bị điễm thấp.Dạy Việt văn là thầy Trần văn Quế,thầy là một chức sắc đạo Cao Đài rất hiền lành và đạo đức,thầy luôn mặc quốc phục trắng của đạo Cao Đài khi đi dạy.
Cô Mai Trần Ngọc Tiếng dạy Sciences naturelles (Vạn vật) ,cô dạy Faculte de Sciences (Đại học khoa học Saigon) kế bên trường và Ông Giám học Huấn mời cô thỉnh giảng.Hiện nay cô đã mất hưởng thọ 92 tuổi.Dạy Philo (Triết) cho lớp Math và lớp Philo của trường là thầy Nguyễn Bá Cường,thầy dạy chúng tôi chừng hai tháng thì thấy qua trường Chu Va7n An dạy vì lúc đó có một giáo sư người Pháp là Ông Quillet,thạc sĩ triết và là ancien eleve de l'ecole normale superieur de Paris vừa qua Việt Nam dạy chúng tôi cả năm.Dạy sử địa là giáo sư Dufeil,thầy cũng dạy tại Faculte des lettres (Đại học văn khoa).Thầy giảng say mê về Islam (Hồi giáo) phần lớn ngoài chương trình học của chúng tôi (nghe nói là đề tài luận văn tiến sĩ của thầy).Cuối năm học thầy không dạy hết chương trình nên trong học bạ chúng tôi thầy cho kèm tờ giấy ghi "Priere à nos colleges de ne pas interroger nos eleves sur ... ( xin các đồng nghiệp đừng hỏi học trò của tôi vào những vấn đề sau ...)Nhưng năm học này chúng tôi vào thi vấn đáp bị Ông Thầy Champion quay như dế,ban nào cũng bị điễm thấp.Dạy Việt văn là thầy Trần văn Quế,thầy là một chức sắc đạo Cao Đài rất hiền lành và đạo đức,thầy luôn mặc quốc phục trắng của đạo Cao Đài khi đi dạy.
Bạn học lớp mathelem
Lớp chúng tôi có bốn chị là Hồng,Hoài,Tiếng và Thu Vân vì lúc ấy tại trường Gialong kho6ng có lớp 12 (Terminales) nên các bạn gái phải học tại Petrus Ký hoặc Chasseloup Laubat.Kế bên lớp Philo (Triết) tôi thấy có nhiều bạn gài hơn.Khi đậu Tú Tài 2 chị Hồng học kỷ sư công chánh trường Phú Thọ,ba chị còn lại học sư phạm và dạy trường Gialong trong đó có chị Thu Vân là chị của Nguyễn thị Thu Hà vợ thầy Phạm Ngọc Đảnh.Các bạn nam có Lê Văn Đặng,Võ Kỉnh Đức,Nguyễn Văn Đoàn,Cam Duy Lễ,Phạm Thanh Dân,Nguyễn văn Thành tự Thành mập,Trần kim Qui,Trần tấn Trâm,Nguyễn Bưu Trung,Nguyễn quang Vũ,,Trần văn Noel,Đặng như Tây,Thiều quang Nghĩa,Huỳnh trung Đạo, Lê văn Thức, Lê hoàng Sang đàn guitare rất hay, Huỳnh quang Thiệu bút danh Việt Liêm là lớp trưởng và nhiều bạn khác...Bên lớp Philo thì trưởng lớp là anh Nguyện Thanh Liêm,lớp phó là chị Huệ Chi và các anh Hồ Văn Trai,Nguyễn Hải Nam...Tôi còn nhớ vào cuối năm học này chúng tôi gồm Lê văn Đặng,Võ kỉnh Đức và tôi thường hay nghỉ học ở trường để ôn thi Tú Tài 2 tại nhà Võ Kỉnh Đức gần trường Bàn Cờ.Chúng tôi cùng nhau giải đề thi trong cuốn annales và journal de mathematiques elementaires,những bài khó nhờ Lâm Lý Hùng giúp.Khi đi học lại chúng tôi phải vào trường gặp thầy Lê văn Khiêm tại phòng học vụ xin phép nhiều lần.Thầy Khiêm cũng thông cảm.Thầy Khiêm là người thầy rất mẫu mực,hiền từ ,nhớ tên từng học sinh nghỉ học,thầy là tấm gương sáng để chúng ta noi theo.Kỳ thi Tú Tài 2 Pháp (Bac 2eme partie) lớp chúng tôi chỉ có tôi và 10 bạn nữa đậu kỳ một,kỳ hai có 6 bạn đậu và một số bạn khác đậu Tú Tài 2 Việt. Tôi còn nhớ chúng tôi ăn mừng thi đậu kỳ 1 tại nhà Pham Thanh Dân ở Cư Xá Đô Thành.Sau năm học này mỗi người mỗi ngả,bạn Nguyễn Văn Đoàn xin học bổng sang Pháp học và thi đậu vào trường Ecole Polytechnique de Paria,các bạn Trần Văn Noel.Đặng như Tây,Trần Tấn Trâm,Nguyễn Bửu Trung học trường Y và thành bác sĩ,bạn Trần Kim Qui tiến sĩ Hóa học đệ tử của thầy Lê Văn Thới, Phạm Thanh Dân học luật,Lê văn Đặng,Cam Duy Lễ,Nguyễn Thanh Liêm và tôi học sư phạm và sau khi tốt nghiệp trở lại dạy học tại trường Petrus Ký....
Bây giờ ngồi viết lại mấy dòng này trước mắt tôi hiện ra từng khuôn mặt,từng dáng điệu phong cách giảng dạy của mỗi thầy,dù chúng tôi có nghịch ngợm phá phách nhưng quý thầy đều thương yêu chúng tôi,dạy dỗ chúng tôi nên người có ích cho xã hội.
Bây giờ ngồi viết lại mấy dòng này trước mắt tôi hiện ra từng khuôn mặt,từng dáng điệu phong cách giảng dạy của mỗi thầy,dù chúng tôi có nghịch ngợm phá phách nhưng quý thầy đều thương yêu chúng tôi,dạy dỗ chúng tôi nên người có ích cho xã hội.
Thay cho đoạn kết trong những năm học trường Petrus Ký,tôi xin trích đăng lại một đoạn truyện cuối của quyển sách Tâm Hồn Cao Thượng của Edmond De Amicis do Hà Mai Anh dịch,cuốn sách mà tôi say mê đọc từ nhỏ ,đã cho tôi mhiều bài học về tình bạn,tình thương người,lòng kính yêu cha mẹ và thầy cô :
" Enrico con ơi! Thế là năm học hết rồi! con phải từ giã thầy con,bạn con...
Mẹ chắc con quyến luyến trường cũ,ỡ đây ròng rã bốn năm con đã vui vẻ làm việc mỗi ngày hai buổi,ở đây ngày nào con cũng trông thấy thầy ấy,bạn ấy,cũng trông thấy cha mẹ con đứng chỗ ấy đón con,con sẽ nhớ trường cũ,ở đấy trí tuệ con đã được mở mang,ở đấy con đã kết giao được nhiều bạn tốt và ở đấy mỗi một lời nói là một điều ích lợi cho con.
Hãy đem cái kỷ niệm ấy đi với con và để lời từ biệt chúng bạn với một mối nhiệt tình phát tự đáy lòng..."
Mẹ chắc con quyến luyến trường cũ,ỡ đây ròng rã bốn năm con đã vui vẻ làm việc mỗi ngày hai buổi,ở đây ngày nào con cũng trông thấy thầy ấy,bạn ấy,cũng trông thấy cha mẹ con đứng chỗ ấy đón con,con sẽ nhớ trường cũ,ở đấy trí tuệ con đã được mở mang,ở đấy con đã kết giao được nhiều bạn tốt và ở đấy mỗi một lời nói là một điều ích lợi cho con.
Hãy đem cái kỷ niệm ấy đi với con và để lời từ biệt chúng bạn với một mối nhiệt tình phát tự đáy lòng..."
Các bạn thân của tôi,các em học sinh thân yêu của tôi,chúng ta là những người xuất thân từ mái trường thân yêu "Trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký",chúng ta đều giữ lại cho mình biết bao kỷ niệm sâu sắc về Thầy Cô,về bạn bè,về mái trường xưa.Sau những năm tháng vất vả trong công việc,một ngày nào đó chúng ta quay về trường xưa để thư giản tinh thần cùng với kỷ niệm.
Trần Thành Minh