Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Cố Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ: Một lòng vì Tổ quốc

(TNO) Là người luôn có mặt ở vị trí tiên phong trong các bước ngoặt về đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam từ những năm 60 cho đến nay, cố Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ luôn thể hiện tinh thần một lòng vì Tổ quốc, ông cũng là người từ rất sớm thể hiện tư tưởng nhất quán về đường lối độc lập, tự chủ, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết.

tran-quang-coThứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ cùng đoàn Việt Nam đến Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Paris (Pháp) để đàm phán về việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (1977) - Ảnh: Sách ảnh 65 năm ngoại giao Việt Nam (1945-2010), Nhà xuất bản Thông tấn 2010
Theo Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật và Mỹ, ký ức lớn nhất không chỉ của ông mà còn của nhiều thế hệ cán bộ ngành Ngoại giao về cố Thứ trưởng Trần Quang Cơ là một con người người hết mực trong sáng, toàn tâm, toàn ý với đất nước.
Cố Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ: Một lòng vì Tổ quốc - ảnh 2
Trong lĩnh vực nghiên cứu, Thứ trưởng Trần Quang Cơ được coi là một “cây đa, cây đề” của ngành ngoại giao. Từ rất sớm, ông đã tổ chức các nhóm nghiên cứu chiến lược về những vấn đề liên quan trực tiếp đến Việt Nam cũng như các vấn đề về xu thế của chung thế giới, nghiên cứu các nước lớn...
Ông là người luôn mong muốn đất nước phát triển, một lòng vì Tổ quốc. Tham gia giải quyết các vấn đề đối ngoại lớn của Việt Nam, ông luôn nhất quán tinh thần, quan điểm độc lập, tự chủ để xử lý phù hợp, đem lại lợi ích lớn nhất cho đất nước...
Rất nhiều bài học, suy nghĩ, đánh giá của ông trong đó có những điều được ông thể hiện trong cuốn hồi ký của mình cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị
Cố Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ: Một lòng vì Tổ quốc - ảnh 3
Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến
“Điều có thể nhận thấy rõ là ông luôn đặt cái chung lên trên hết, không hề có ham muốn chức vụ hay lợi ích riêng cho riêng mình. Như nhiều người cũng đã biết, chuyện ông từng từ chối không nhận chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng như chủ động xin rút lui khỏi Ban Chấp hành T.Ư là minh chứng rõ nhất cho điều ấy”, Đại sứ Nguyễn Tâm Chiến nói.
Điều mà ông Tâm Chiến “không thể quên được” về cố Thứ trưởng Trần Quang Cơ còn là sự khảng khái, khách quan, trung thực, kiên cường mà ông từng có nhiều dịp được thấy tận mắt chứng kiến, trong thời kỳ làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp cũng như gián tiếp của cố thứ trưởng Trần Quang Cơ trong suốt 8 năm (1984-1992) tại Vụ Tổng hợp (Bộ Ngoại giao).
“Tôi từng nhiều lần được chứng kiến những pha tranh luận thẳng thắn, thậm chí rất “dữ dội” giữa ông Trần Quang Cơ với Bộ trưởng và thậm chí với cả những đồng chí lãnh đạo cấp cao hơn để bảo vệ chính kiến của mình. Thẳng thắn, quyết liệt, không ngại va chạm như vậy nhưng ông cũng được cấp trên hết sức tin tưởng, đánh giá cao vì ông luôn vì công việc, vì đất nước”, Đại sứ Tâm Chiến nói.
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Vũ Hồng Nam, nguyên thư ký của Thứ trưởng Trần Quang Cơ, giai đoạn ông Trần Quang Cơ làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (1986-1997) cũng gắn với thời kỳ đất nước bắt đầu bước vào giai đoạn Đổi mới. “Năm 1997 khi ông nghỉ hưu cũng là thời điểm Việt Nam cơ bản hoàn thành việc thiết lập quan hệ với nhiều quốc gia, giải quyết xong vấn đề Campuchia, gia nhập ASEAN, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, Trung Quốc”, ông Nam nói.
“Trong toàn bộ giai đoạn hoàn thành thành công chính sách Đổi mới đó thì ông là người có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là thời kỳ ông là Thứ trưởng thứ nhất phụ trách mảng nghiên cứu chiến lược. Cùng với lãnh đạo Bộ Ngoại giao, ông đã tham mưu và trực tiếp thực hiện thành công chính sách đổi mới trong đối ngoại, tạo dựng được một môi trường hoàn toàn hội nhập của Việt Nam với cộng đồng thế giới”, Thứ trưởng Vũ Hồng Nam nhận định.
Theo ông Vũ Hồng Nam, trong việc xử lý các vấn đề như phá thế bao vây, cô lập Việt Nam, bị đối đầu ngay với các nước Đông Nam Á, rồi hàng loạt công việc trong quan hệ đối ngoại lúc đó phải xử lý thì vai trò của cố Thứ trưởng Trần Quang Cơ là rất quan trọng.
“Trong suốt 12 năm kể từ 1979, khi tham gia đàm phán giải quyết vấn đề Campuchia, ông cũng có vai trò nổi bật. Ông được coi là cánh tay phải của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch trong việc xử lý, tạo nên giải pháp cho Campuchia vào đầu những năm 90. Chính ông đã là người tham mưu và trực tiếp tham gia thực hiện các cuộc đàm phán để bảo vệ quyền lợi của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) trước những tác động từ nhiều phía”, ông Nam cho biết.
tran-quang-coToàn cảnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 6 - Ảnh: Sách ảnh 65 năm ngoại giao Việt Nam (1945-2010), Nhà xuất bản Thông tấn 2010
Thành công lớn nhất của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Campuchia, theo đánh giá của Thứ trưởng Vũ Hồng Nam, là đã giữ lợi ích tối đa cho Campuchia, hạn chế sự can thiệp của các nước lớn.
Cũng theo Thứ trưởng Vũ Hồng Nam, trong giai đoạn làm Đại sứ tại Thái Lan (1982-1986) ông Trần Quang Cơ cũng đã có vai trò lớn, trong việc xây dựng quan hệ với Thái Lan, tạo nền tảng quan trọng cho việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa ASEAN và Việt Nam sau này mà Thái Lan đóng vai trò tiên phong.
Nhận định khái quát về vai trò của cố Thứ trưởng Trần Quang Cơ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Hà Huy Thông khẳng định ông Trần Quang Cơ là người luôn có mặt ở vị trí tiên phong trong các bước ngoặt về đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam từ những năm 60 cho đến nay. Ông Thông nguyên cán bộ Vụ châu Mỹ Bộ Ngoại giao và có nhiều năm làm việc cùng ông Trần Quang Cơ.
“Ông là người đã tham tham gia hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam trong hầu hết những giai đoạn lịch sự quan trọng, từ đàm phán Hiệp định Paris (1973), đàm phán Việt - Mỹ thời kỳ 1977-1978, xử lý vấn đề Campuchia (1979-1991) đến giai đoạn đa phương hoá, đa dạng hoá kể từ sau Đại hội Đảng 6 như bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc (1991), Hoa Kỳ (1995), ra nhập ASEAN (1995),..Ông cũng là tấm gương sáng về đạo đức, không màng danh lợi, luôn vì công việc chung đặt lợi ích cá nhân mình xuống dưới…”, ông Hà Huy Thông nói.
Theo ông Hà Huy Thông, trong suốt thời kỳ được làm việc dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Trần Quang Cơ cũng như những dịp tiếp xúc sau này có thể thấy “tư tưởng lớn và nhất quán của Thứ trưởng Trần Quang Cơ là độc lập, tự chủ, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết”.
Theo ông Thông, những tư tưởng này đã được ông Trần Quang Cơ, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch và một số lãnh đạo khác của Bộ Ngoại giao đưa ra trao đổi, thảo luận khá nhiều trong nội bộ ngành ngoại giao từ rất sớm.
“Có thể nói đó là những tư tưởng tiền đề thúc đẩy tạo nên những bước ngoặt lớn về tư duy đối , nhận thức về các vấn đề quốc tế và đối ngoại của đất nước từ sau Đại hội Đảng 6 (12.1986)”, ông Hà Huy Thông nhận định.
Theo ông Hà Huy Thông, trong giai đoạn đàm phán bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ, Thứ trưởng Trần Quang Cơ cùng thứ trưởng Lê Mai là những người đã chỉ đạo trực tiếp. “Giai đoạn Việt Nam và Hoa Kỳ bắt đầu nối lại quan hệ, việc mở cửa cơ quan liên lạc tại Mỹ, cử các đoàn tiền trạm...ông cũng chính là người sát sao, đôn đốc”.
tran-quang-coThứ trưởng Trần Quang Cơ và các thành viên phái đoàn Việt Nam dự Hội nghị Quốc tế về Campuchia tại Paris (Pháp) năm 1991 - Ảnh: Sách ảnh 65 năm ngoại giao Việt Nam (1945-2010), Nhà xuất bản Thông tấn 2010
Theo ông Thông, tại một hội thảo gần đây về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, nguyên Đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Hoa Kỳ Lê Bàng cũng đã đề nghị việc ghi nhận công lao của của một số cá nhân trong việc thúc đẩy, đàm phán bình thường hoá quan hệ với Mỹ mà trước nay chưa được nhắc đến nhiều trong đó có Thứ trưởng Trần Quang Cơ, Thứ trưởng Lê Mai...
Đồng tình với quan điểm này ông Vũ Hồng Nam cho rằng, ông Trần Quang Cơ có vai trò rất lớn của ông trong việc thúc đẩy bình thường hoá quan hệ với Mỹ nhưng chưa được nhiều người biết đến. “Thứ trưởng Trần Quang Cơ là người đầu tiên được cử đi tiếp xúc, trao đổi với phía Hoa Kỳ ở cấp trung tại Bangkok (Thái Lan) nhưng một sự cố về sức khoẻ ông đã không tham gia được chuyến đi đó và Thứ trưởng Lê Mai đã thay thế”, ông Vũ Hồng Nam kể lại.
Liên quan đến việc giải quyết vấn đề Campuchia, Phó chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội Hà Huy Thông cho rằng ông Trần Quang Cơ là người đã có những quan điểm rất quan trọng để xử lý vấn đề này. “Đó là quan điểm chúng ta độc lập, tự chủ nhưng đồng thời cũng phải rất tôn trọng độc lập, tự chủ của bạn. Đó là một tư tưởng rất lớn vào thời điểm đó”, ông Thông nói.
Theo ông Hà Huy Thông, Thứ trưởng Trần Quang Cơ cũng là người có quan điểm trong quan hệ đối ngoại vấn đề lợi ích dân tộc phải được đặt lên trên vấn đề ý thức hệ theo đúng phương châm tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh… “Cho đến khi câu chuyện biển Đông trở nên nóng bỏng trở lại với những thách thức đe doạ an ninh chủ quyền của Việt Nam thì chúng ta có thể thấy những suy nghĩ, tầm nhìn, dự báo của ông đúng đắn như thế nào…”, ông Thông cho biết.
Trường Sơn
>> Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trần Quang Cơ từ trần
>> Không đi trước, không đến sau



Trân quý một nhân cách

(Ghi nhớ về một “bài viết cuối cùng” của Nguyên Thứ trưởng thứ nhất
 Bộ Ngoại Giao Trần Quang Cơ, khi đó ông 83 tuổi)

Nguyễn Vĩnh


Lứa chúng tôi gọi bác Trần Quang Cơ[1] một cách thân tình là anh Cơ. Cả hồi còn làm việc cũng như lâu nay anh nghỉ hưu; và ngay cả mấy năm gần đây ông già tuổi hạc quá nửa “bát thập” rồi thì chúng tôi vẫn cứ một cách xưng hô tình cảm như thế với anh. 

Trong bộ ngoại giao, anh Cơ nhiều năm liên tục giữ trọng trách, từ vụ trưởng, đại sứ, thứ trưởng, thứ trưởng thứ nhất (sau này gọi là thứ trưởng thường trực). Về đảng, anh là ủy viên trung ương từ 1986 đến 1994; và có thời điểm được Bộ chính trị dự kiến trao anh trách nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao thay ông Nguyễn Cơ Thạch nghỉ hưu “bất thường”. Nhưng khi đó anh Cơ một mực xin được “không đảm đương” chức vụ cao hơn này.

Anh Cơ còn có ý thức “nhường ghế” cho lứa anh em ít tuổi trong Bộ để mình lui dần về tuyến sau, yểm trợ lớp kế nhiệm, cho đến khi anh rút hẳn nơi hậu trường, rồi về nghỉ hưu hoàn toàn. Nói thế bởi đến đầu năm 1994, tại Hội nghị Đảng khóa VII giữa kỳ, anh Cơ đã tự nguyện xin rút khỏi BCH trung ương, được chấp nhận; và ngành ngoại giao khi ấy đã được bầu bổ sung một ủy viên trung ương trẻ hơn là thứ trưởng Lê Mai.  

Cử chỉ và cách hành xử đó rõ là hiếm gặp ở những cán bộ lãnh đạo cao cấp khác. Tấm gương Trần Quang Cơ được mọi người trong ngành chúng tôi hết sức quý trọng và nể phục.


Bạn bè và đồng nghiệp đên thăm nhà ngoại giao lão thành Trần Quang Cơ (ngày 20/4/2014).
Tác giả Nguyễn Vĩnh đứng ngoài cùng bên phải.
(Ảnh của tác giả)

Trong 40 năm công tác của tôi thì có thời kỳ từ 1993-1997 được làm việc trực tiếp dưới quyền anh Trần Quang Cơ. Đó là quãng thời gian tôi chuyên trách làm công việc chuẩn bị tổ chức cho Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 7 tại Hà Nội (tháng 11/1997), nhưng là lần đầu tiên tại Việt Nam.

Tôi nhớ lại hồi ấy, sau một vài người giới thiệu, tháng 4/1993 anh Trần Quang Cơ đã thay mặt lãnh đạo Bộ Ngoại giao điều động tôi tham gia cùng với một nhóm gọn nhẹ của Bộ triển khai các công việc chuẩn bị hội nghị. Từ một vị trí lãnh đạo báo Quốc Tế, cơ quan báo chí của Bộ Ngoại giao, tôi sang làm Vụ phó Vụ các Tổ chức quốc tế chuyên trách chuẩn bị cho hội nghị Pháp ngữ. Khi ấy Vụ này do chị Tôn Nữ Thị Ninh làm Vụ trưởng. Bỏ lại một công việc lý thú là báo chí không phải tôi thích thú gì nhưng trước việc đã được điều động, tôi nhanh chóng thích ứng với công việc mới.

Phải nói gần như trước đó anh Cơ biết rất ít về cá nhân và năng lực của tôi. Nhưng sau vài lần trực tiếp giao việc và kiểm tra, anh nói với một người mà sau này nói lại cho tôi, là anh ấy đã có một lựa chọn con người và công việc thích hợp khi quyết định thuyên chuyển và giao việc cho tôi.          

Thời điểm 1993-1994 đó, nước ta chưa tổ chức một hội nghị cấp thượng đỉnh có nhiều nguyên thủ quốc gia (tổ chức Pháp ngữ có hơn 50 nước tham gia) tới dự bao giờ nên cái gì cũng bỡ ngỡ. Điều đó giải thích vì sao chúng ta phải chủ động để ra hẳn mấy năm chuẩn bị tập dượt và đào tạo nhân lực. Càng về sau càng thấy đó là một quyết định đúng đắn của Bộ Ngoại giao.

Bắt đầu công việc, hầu như đụng vào việc gì cũng ngỡ ngàng, đơn giản vì chưa gặp một việc tương tự thế bao giờ. Anh Cơ ở cương vị lãnh đạo vĩ mô nhưng do xuất thân từ người lính, nhiều năm là chuyên viên rồi cấp Vụ giải quyết trực tiếp công việc, nên ở anh không có sự quan liêu, chung chung. Anh là người đầu tiên ở cấp lãnh đạo Bộ nắm và điều khiển công việc chuẩn bị âm thầm này.

Hồi mới có bộ khung, chính anh đã sớm nghĩ sao đó phải lập ra một ủy ban cấp quốc gia để chuẩn bị mọi việc. Bởi một bộ ngoại giao tài giỏi mấy cũng không sao đảm đương được. Phải có đại diện cấp lãnh đạo Bộ của câc ngành khác, sơ tính qua phải hơn chục ngành, như giáo dục đào tạo, văn hóa thông tin, tài chính, khoa học công nghệ, an ninh, rồi UBND Hà Nội - địa phương họp hội nghị; và dứt khoát cần có nơi như văn phòng chính phủ làm “hạt nhân”. Quả như vậy, sau này khi Ủy ban Quốc gia được thành lập, do Phó thủ tướng đứng đầu, có lãnh đạo bộ ngoại giao (lúc đó anh Cơ đã rút về hậu trường, Thứ trưởng Nguyễn Đình Bin ở vào vị trí này) và lãnh đạo các bộ ngành khác tham gia… đã đặt trụ sở làm việc thường trực cho Ban thư ký của UBQG tại ngay Văn phòng Chính phủ. Cách nhìn nhận của anh Trần Quang Cơ như vậy là rất sát hợp và có tầm trông xa cho công việc.       

Trên tôi có nói “âm thầm” thì càng đúng với anh Trần Quang Cơ. Bởi khi công việc triển khai tích cực sắp tới ngày gặt hái kết quả, rồi hội nghị diễn ra sau đó rất thành công, gây ấn tượng mạnh trong Cộng đồng Pháp ngữ về khả năng tổ chức của Việt Nam thì anh Trần Quang Cơ trước đó đã lui về tuyến sau, tiếp đó về nghỉ hưu… Nguyên do anh cho là mình lớn tuổi, không sử dụng biệt lệ để tại vị. Anh Cơ đã không gặt hái thành tích, hưởng vinh quang khi hội nghị thành tựu dù anh đã góp phần xứng đáng tổ chức và xây dựng đội ngũ chuẩn bị cho hội nghị cấp cao này từ những ngày đầu tiên, tức đặt những viên gạch đầu tiên.


Trước mặt ông Trần Quang Cơ là ông Lưu Văn Lợi, Nguyên Trưởng Ban Biên giới của Chính phủ;
người đứng bên trái là ông Trẩn Tam Giáp, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập,
hiện là Chủ nhiệm CLB cán bộ hưu trí Bộ Ngoại giao.
(Ảnh của tác giả)
  
Nhìn rộng để gút lại thì trong cả hoạt động ngoại giao, làm chính sách cũng như xây dựng ngành, anh Trần Quang Cơ đều làm việc với sự tận tụy và nghiêm túc cao nhất. Anh trực tính và thường đòi hỏi cao nơi các cấp dưới. Phần mình anh rất gương mẫu và hết sức có trách nhiệm trong các quyết định đã quyết, là người giữ vững và bảo vệ nguyên tắc. Nhưng trong đời thường anh Cơ sống cởi mở thân tình, cư xử thân tình và nhân hậu với mọi người. Điều đó khiến nhiều cán bộ ngoại giao quý mến anh và đánh giá rất cao nhân cách và phẩm chất nơi anh. Anh về hưu lâu rồi nhưng nhiều anh chị em lứa sau vẫn nhớ anh, một lòng kính trọng yêu mến anh…

Hồi đó, trong những lần thông tin qua lại với nhau, hoặc email hoặc điện thoại (tôi có “điểm tin” cho anh Cơ một thời gian dài, bởi như anh nói khi không mệt muốn đọc thì chỉ có đọc trên màn hình máy tính, chọn cỡ chữ phóng to lên được, chứ in trên giấy thì mắt mờ không thấy), anh có chút tâm sự là thời gian này, sau những đêm mất ngủ do tuổi già và bệnh tật, anh có viết ra những điều đã ngẫm nghĩ kỹ, đã cân nhắc suy tư của bản thân mình. Anh bảo chuyển những điều đó cho tôi, đơn giản là quý tôi thì “coi như một điều tâm sự” với một người ở thế hệ đi sau. Anh Cơ còn bảo có điểm nào, câu chữ gì trong bài cần góp ý, cần sửa thì cứ sửa giúp cho anh…

Ngay hồi đó tôi đọc ngay và đọc đi đọc lại nhiều lần bài viết của anh. Thấy rõ ràng Trần Quang Cơ vẫn một bộ óc và trái tim nhiệt huyết, ngay cả tuổi tác rất cao và bênh tật hành hạ, anh vẫn dành những suy nghĩ suy tư của mình cho không chỉ bản thân, gia đình mình mà anh còn dành nó cho các vấn đề thuộc nhân quần xã hội. Đặc biệt nhất là anh vẫn dành phần nhiều, với bao nỗi trăn trở và tâm huyết nhất cho các suy tư về đối ngoại - công việc suốt một đời anh Trần Quang Cơ đã phụng sự.

Bài viết của anh được ghi dưới là thời gian anh hoàn thành “tháng Chạp năm 2010”, tôi chợt nghĩ thế là những dòng chữ kia được viết ra “ở đầu một thế kỷ mới” với một người từng trải trên con đường ngoại giao vinh quang và gian khó. Dù sang đầu thế kỷ mới nhưng cái bài toán đối ngoại hóc búa nhất xem ra “không mới”, vẫn cũ, vẫn một thách thức khổng lồ với nước non!...

Bài chỉ gói gọn hơn 6 trang A4, chưa đến 4.000 từ, nhưng trong đó chất chứa những suy tư “tổng kết” cả một đời người của anh. Một ông già 83 tuổi, bệnh tật đau ốm luôn luôn vẫn giữ được tấm lòng thành với cuộc đời và nghề nghiệp ngoại giao.

Đọc xong bài tôi càng quý mến và kính trọng tác giả bài viết. Hồi đó tôi đã xin phép tác giả và trao đổi với tác giả một số đoạn cần lược bớt và biên tập đôi chỗ để tập trung vào các ý tưởng chính yếu mà bài viết muốn nêu lên. Hồi đó cũng rất muốn đưa bài viết lên trang blog cá nhân của mình như một sự chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp gần xa đã một thời thân thiết và quen biết anh Trần Quang Cơ.

Nhưng do còn lấn cấn vài ba điểm trong nội dung, rồi một vài chi tiết còn muốn được tìm hiểu thêm cho tường minh…, nên bài viết của anh Cơ tôi vẫn chưa đưa lên blog. Sau thời gian đó những gì cần thiết đã được chính tôi tìm hiểu, nghiên cứu rất cẩn thận và bổ sung cho bài viết nói trên của anh Trần Quang Cơ. Mấy năm gần đây rất mừng là anh Cơ vẫn “trụ” với bệnh tật được, mấy lần được chị Vượng vợ anh, mời đến nhà chơi tôi vẫn chuyện trò, chia sẻ về bài “Suy tư” với anh…, nên bẵng đi…


Người đứng bên phải ông Trần Quang Cơ là ông Nguyễn Trung,
Nguyên Trợ lý Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan
(Ảnh của tác giả)

Hôm trước cùng anh Trần Tam Giáp[2], nhiều năm nay là Chủ nhiệm CLB hưu trí Bộ Ngoại Giao vào thăm anh ở phòng cấp cứu Bệnh viện Hữu nghị thì biết là mọi chuyện đã muộn. Chẳng còn cơ hội được nghe anh nói và nói gì với anh nữa…, càng tiếc nuối cuối tháng trước đã không đến vui với ngày sinh nhật của anh mà anh Giáp dự nói là anh tỉnh táo và khỏe hơn hẳn! Còn buổi thăm bây giờ anh trên giường bệnh, được nghe và nhìn chị Vượng nói về lần cấp cứu này (anh bị đột quỵ nhiều lần), thì càng thấy sự chăm sóc của chị và gia đình cùng thầy thuốc với anh là hết sức hết lòng rồi, nhưng chắc là khó qua khỏi…

Giờ đây nhà ngoại giao lão luyện Trần Quang Cơ đã vĩnh viễn đi xa, được sự gợi ý và động viên của nhiều bạn bè và đồng nghiệp, tôi thấy nên viết ít dòng này và công bố bài viết đầy tâm huyết và có giá trị ở giai đoạn cuối đời của Ủy viên trung ương Đảng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại Giao Trần Quang Cơ.

Nguyễn Vĩnh
Nguyên Vụ trưởng, Tổng biên tập báo Quốc Tế, Bộ Ngoại giao



[1] Ông Trần Quang Cơ, sinh ngày 22/5/1927 tại xã Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, trú quán tại ngõ 23 đường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội, đã từ trần hồi 23g45 ngày 25/6/2015  tại Hà Nội, hưởng thọ 88 tuổi.
[2] Ông Trần Tam Giáp, nguyên Vụ trưởng Bộ Ngoại Giao, Nguyên Đại sứ nước ta tại Ai Cập.  

Nguyên văn bản gốc của tác giả.  Viet-studies nhận được ngày 30-4-15

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Eyewitness to the Fall of Saigon


Eyewitness to the Fall of Saigon

Forty years later, TIME's former staffers remember their final days in the Vietnamese city

It was 40 years ago that Roy Rowan heard the surprising song coming through the radio in Saigon. Rowan was in the city as a correspondent covering the Vietnam War for TIME. It had been clear for weeks that the end of the war was imminent. But, until that moment, hearing a Christmas song in April, it hadn’t been clear just how soon the end would come.
“The ending was very dramatic, as everybody knows,” Rowan recalls. “The signal to evacuate was ‘White Christmas.’ I remember waking up at 3:00 in the morning and hearing ‘White Christmas’ and wondering what the hell it was going to be like trying to walk out of this place.”
Rowan is now 95, but his memory of that day is sharp. The details he summons 40 years later match those he related in the pages of TIME during those hectic weeks in 1975: the sound of the shelling, the fear of the approaching army, the sight of Tan Son Nhut airport fading away into the distance as he and his colleagues choppered away.
After a war that dragged on for years, it all happened quickly. Less than two months before, the communist forces of North Vietnam attacked in the highlands north of Saigon. The decision by the Southern forces to withdraw from that area backfired as the North continued to advance. Amid political turnover in Saigon, ceasefire proposals were rejected. The North would not rest until the Americans were gone. On April 28, the airport came under fire; President Gerald Ford made the decision to launch Operation Frequent Wind, the emergency evacuation of all Americans.
In those few weeks of warning, TIME had worked to evacuate its Vietnamese staffers, who might have faced retribution if they were left behind. It took until the last week for them and their families to get out — twice the plan had been cancelled, and Secretary of State Henry Kissinger had gotten directly involved. (Pham Xuan An was the only staffer to stay behind.) Saigon bureau chief Peter Ross Range got out around the same time.
“When the end came, it came with stunning swiftness,” Range, now 73, says, “but it was not a total surprise to most of us.”
That left Rowan, correspondent Bill Stewart, and photographers Dirck Halstead and Mark Godfrey to be evacuated on the last day. Hearing the signal to evacuate, they made their way out of the Continental Palace Hotel and to an assembly point nearby, under the watchful eye of the armed militiamen whom they were leaving behind. They ended up at the airport, under Marine guard, waiting for the word that the helicopters were ready. Later, safely on board the U.S.S. Mobile, Rowan sent the magazine a cable, which ran under the headline “This Is It! Everybody Out!”:
Just as our group of 50 prepared to leave, that rule was changed to make way for more passengers: the Marine at the door shouted, “No baggage!” Suitcases and bags were ripped open as evacuees fished for their passports, papers and other valuables. I said goodbye to my faithful Olivetti, grabbed my tape recorder and camera and got ready to run like hell. The door opened. Outside I could see helmeted, flak-jacketed Marines—lots of them —crouched against the building, their M16s, M-79 grenade launchers and mortars all at the ready.
We could view the whole perimeter.
There was a road leading to a parking lot, and on the left was a tennis court that had been turned into a landing zone.
Two Sikorsky CH-53 Sea Stallions were sitting in the parking lot. I raced for it. Marines, lying prone, lined the area, but they were hard to see because their camouflaged uniforms blended with the tropical greenery. I almost stepped on a rifle barrel poking out from under a bush as I entered the lot.
The Sea Stallion was still 200 ft. away, its loading ramp down and its rotors slashing impatiently. Fifty people, some lugging heavy equipment despite the order to abandon all baggage, piled in, one atop another: correspondents, photographers and Vietnamese men, women and children. The loadmaster raised the ramp, the two waist gunners gripped the handles of their M16s, and, with about a dozen passengers still standing like subway straphangers, the helicopter lifted off.
The confusion of the war had dissipated, leaving one indisputable fact: the U.S. was no longer in Vietnam. “Perhaps appropriately,” the magazine noted, “the American goodbye to Viet Nam was the one operation in all the years of the war that was utterly without illusion.”
On the morning of April 30, 1975—exactly 40 years ago—the last U.S. helicopter lifted off and South’s President Minh surrendered unconditionally. That afternoon, the surrender was accepted. Word came from the Provisional Revolutionary Government: Saigon was liberated, and Saigon was no more. It would be known as Ho Chi Minh city, and it was theirs.
Read the full 1975 cover story package about the end of the war and the fall of Saigon, here in the TIME Vault: The Last Grim Goodbye

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

VIỆT NAM QUA GÓC NHÌN FLYCAM




VIỆT NAM QUA GÓC NHÌN FLYCAM
Trải dài từ cực Bắc Lũng Cú đến cực Nam mũi Cà Mau, đoạn video clip dài 12 phút 32 giây ghi lại hành trình suốt hơn một tháng khám phá. Đây được xem là đoạn clip quay bằng flycam đầu tiên và đầy đủ nhất về Việt Na
m.
Anh Tuấn – tác giả đoạn clip khi đang điều khiển flycam. Ảnh: FBNV
Được trau chuốt và chắt lọc tỉ mỉ trong từng khung hình, từng cảnh quay mà anh Tuấn – tác giả đoạn clip rất tâm đắc khi gửi đến mọi người.
Để thực hiện được đầy đủ các hình ảnh từ Bắc chí Nam, cả đoàn đã phải trải qua hành trình hơn một tháng trời với các cung đường như Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ. Có thể nói, những hình ảnh tuyệt đẹp này chính là phần thưởng xứng đáng nhất dành cho tâm huyết của anh và cả đoàn.
Giới thiệu về Việt Nam đã có nhiều, nhưng với những cảnh quay bằng flycam thì vẫn còn rất hiếm và chưa đầy đủ, đó là lý do thôi thúc anh Tuấn thực hiện một video clip hoàn chỉnh và đầy đủ nhất để có thể đưa du lịch Việt Nam lên một tầm cao mới. Không chỉ thôi thúc các bạn trẻ lên đường khám phá Việt Nam, mà anh còn muốn đưa hình ảnh Việt Nam đến gần với du khách nước ngoài nhiều hơn nữa.

Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang. Ảnh: cắt từ clip

Xem clip, mọi người không khỏi xuýt xoa trước những khung cảnh quá đẹp mà trước giờ họ chỉ có thể tưởng tượng. Cột cờ Lũng Cú, dòng sông Bến Hải, cung đường ven biển, cực Nam mũi Cà Mau và rất nhiều địa danh nổi tiếng của Việt Nam lần lượt hiện lên với một góc nhìn hoàn toàn mới. Cảm giác khi xem video clip như đang được bay dọc miền đất nước. Và như rất nhiều người sau khi xem đã nhận xét rằng: “nổi da gà hết cả”.

Cột cờ giới tuyến hai miền Nam – Bắc và cầu Hiền Lương, Quảng Trị. Ảnh: cắt từ clip
Chia sẻ với Traveltimes.vn, anh chọn ca khúc Việt Nam Ơi do Minh Beta sáng tác và trình bày vì nhịp bài hát hay, phù hợp thanh niên và dân vũ huyền thoại và trên hết, nó thể hiện được niềm tự hào và tình yêu đất nước vô bờ của anh. Cùng Traveltimes.vn thưởng thức tác phẩm tuyệt vời có một không hai này nhé.


Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Bệnh viện Nhi đồng 1 'căng thẳng' diễn tập phòng chống MERS-CoV


nhiem Mers
Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM tổ chức diễn tập tiếp nhận, điều trị bệnh nhân nhiễm Mers sáng nay( 25.6)

Đó là 2 trường hợp giả định được thực hiện trong buổi diễn tập tiếp nhận, điều trị bệnh nhân nhiễm MERS-CoV tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM sáng nay 25.6.

Trường hợp thứ nhất là một bệnh nhi được gia đình nghi nhiễm MERS-CoV, có những triệu chứng của bệnh viêm đường hô hấp cấp (sốt, ho…) chuyển đến. Bệnh nhi này, khi được gia đình đưa vào cổng khu khám bệnh, nhân viên bảo vệ bệnh viện tiến hành đeo khẩu trang cho người nhà, em bé và hướng dẫn người nhà bệnh nhi đưa bé đi vào lối riêng để đến khu vực phòng lọc bệnh MERS-CoV.
Tại đây người nhà của bệnh nhi nhấn chuông, ngay lập tức bác sĩ khoa cấp cứu đến kiểm tra sức khỏe, đo nhiệt độ. Sau khi tìm hiểu về dịch tễ cũng như các vấn đề khác liên quan đến bệnh nhi, bác sĩ đã thông báo cho gia đình, cháu bé không bị nhiễm MERS.
Trong khi đó, tình huống thứ 2 tương đối phức tạp hơn. Đây là một cháu bé nghi nhiễm MERSđược chuyển đến từ một bệnh viện tuyến dưới.
Nhân viên y tế khoa cấp cứu nhận điện thoại từ một bệnh viện tuyến dưới báo, có một trường hợp bệnh nhi nghi nhiễm MERS-CoV sẽ được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1.
Lập tức nhân viên y tế báo cho đội ngũ y bác sĩ ở đây. Các nhân viên y tế liền thay trang phục, mặc ngay trang phục phòng chống dịch để sẵn sàng chờ xe cấp cứu chuyển bệnh nhi nghi nhiễm MERS đến. Khi xe cấp cứu tới, lập tức các nhân viên y tế tiến hành những bước kiểm tra sức khỏe của bệnh nhi ngay trên xe cấp cứu để xác định tình trạng bệnh nặng, nhẹ của bệnh nhi.
Tại đây, các bác sĩ xác định, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi không quá nặng, không cần thiết phải chuyển đến phòng áp lực âm để hỗ trợ điều trị ngưng tim, ngưng thở. Các bác sĩ đã chuyển bệnh nhi đến khoa Nhiễm - Thần kinh (khu vực điều trị bệnh nhi nghi nhiễm MERS-CoV) để tiếp tục theo dõi.
Tuy nhiên, tình huống đặt ra, khi bệnh nhi này được chuyển đến khoa Nhiễm - thần kinh, bất ngờ bệnh phát nặng. Các bác sĩ phải tiến hành cho bệnh nhi thở oxy, chụp X-quang phổi để xác định tổn thương phổi của bé. Sau đó bệnh nhi được xác định không phát hiện bị nhiễm MERS-CoV.
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), để có buổi diễn tập này, trước đó 2 tuần, hơn 1.700 cán bộ, nhân viên, y bác sĩ của bệnh viện đã được tập huấn về công tác phòng chống dịch bệnh MERS. Riêng đội ngũ điều đưỡng và y bác sĩ đã được tập huấn rất kỹ về công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân.
Nhằm phục vụ cho công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhi nhiễm MERS-CoV, bệnh viện đã xây dựng một phòng áp lực âm để tiếp nhận, điều trị những bệnh nhi nặng, hỗ trợ ngưng tim, ngưng thở. Ngoài ra, tại khu vực phòng lọc bệnh, nếu số lượng bệnh nhi quá đông, bệnh viện sẽ sử dụng luôn cả khu lọc bệnh để làm nơi sàng lọc bệnh nhi nghi nhiễm MERS. 
“Nếu số lượng bệnh nhi nhiễm MERS điều trị quá đông, bệnh viện sẽ trưng dụng toàn bộ các phòng huấn luyện, một số phòng khác của khoa Nhiễm - thần kinh để thực hiện điều trị. Nếu trưng dụng hết thì số giường bệnh dành cho điều trị MERS-CoV tại đây sẽ lên đến gần 200 giường. Như vậy có thể nói, đến giờ này, nếu dịch bệnh MERS-CoV xảy ra và bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 1, chúng tôi sẽ đáp ứng một cách tốt nhất”, ông Hùng cho biết.

Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên Một Thế Giới ghi nhận trong buổi diễn tập sáng nay: 
nhiem Mers
Gia đình bệnh nhi nghi "con" bị nhiễm MERS đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM. Ngay từ cổng vào khu khám bệnh, nhân viên bảo vệ của bệnh viện đã thực hiện đeo khẩu trang cho cho "bệnh nhi" và người nhà 
nhiem Mers
Nhân viên bảo vệ hướng dẫn người nhà bệnh nhi đưa "bé" đi theo lối riêng để đến khu vực phòng lọc bệnh  MERS-CoV
nhiem Mers
Khu vực phòng lọc bệnh
.nhiem Mers
Bác sĩ tiến hành thăm khám cho "bệnh nhi" 
nhiem Mers
Sau khi sàng lọc bệnh, bác sĩ cho biết "bệnh nhi" không có dấu hiệu nhiễm MERS và hướng dẫn người nhà những điều cần biết về căn bệnh này
nhiem Mers
Ngay sau đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận một cuộc điện thoại từ một bệnh viện tuyến dưới thông báo có một bệnh nhi nghi nhiễm MERS-CoV sẽ được chuyển đến
nhiem Mers
Ngay sau khi nhận được thông báo có ca nghi nhiễm MERS được chuyển đến, các nhân viện y tế của khoa cấp cứu  khẩn trương mặc trang phục phòng chống dịch để phục vụ việc tiếp nhận, điều trị bệnh nhi 
nhiem Mers
Các nhân viên y tế trực tiếp lên xe cấp cứu kiểm tra sức khỏe ban đầu cho "cháu bé" nghi nhiễm MERS
nhiem Mers
Sau khi thăm khám, các nhân viên y tế nhận thấy tình hình sức khỏe "bệnh nhi" không quá nặng nên chuyển đến khoa Nhiễm - thần kinh để tiếp tục theo dõi
nhiem Mers
Tuy nhiên, ngay sau khi chuyển lên khoa Nhiễm- thần kinh, bất ngờ "bệnh nhi" trở bệnh nặng, các bác sĩ phải tiến hành cho "bệnh nhi" thở máy 
nhiem Mers
Tiếp tục chụp X-quang phổi để xác định tình trạng bệnh của "bệnh nhi"  
nhiem Mers
Nhưng rất may, sau đó "bệnh nhi" đã ổn định. Các bác sĩ đã thở phào nhẹ nhõm
Hồ Quang