TG: Từ Minh Tâm
Từ năm 2007, Việt Nam và các nước Á Châu đã hợp tác nghiên cứu để chuẩn vị xây dựng đường
sắt Xuyên Á đi ngang qua các nước Thái Lan, Mã Lai, Campuchia, Lào, Vi ệt Nam lên đến tận Côn
Minh – Trung Quốc. Đoạn đường sắt nằm trong nước Việt sẽ từ Lộc Ninh về đến Sài Gòn. Trong thời Pháp thuộc, tuy ến đường nầy đã được xây dựng và khai thác. Lúc đó hành khách có thể đi xe lửa từ Sài Gòn ngang qua Thủ Dầu Một để lên t ới Hớn Quản, Lộc Ninh thậm chí qua tới Mimot – Campuchia. Do chiến tranh nên phải xe lửa phải ngừng hoạt động từ năm 1960. Ta thử tìm lại dấu vết của tuyến đường nầy.
sắt Xuyên Á đi ngang qua các nước Thái Lan, Mã Lai, Campuchia, Lào, Vi ệt Nam lên đến tận Côn
Minh – Trung Quốc. Đoạn đường sắt nằm trong nước Việt sẽ từ Lộc Ninh về đến Sài Gòn. Trong thời Pháp thuộc, tuy ến đường nầy đã được xây dựng và khai thác. Lúc đó hành khách có thể đi xe lửa từ Sài Gòn ngang qua Thủ Dầu Một để lên t ới Hớn Quản, Lộc Ninh thậm chí qua tới Mimot – Campuchia. Do chiến tranh nên phải xe lửa phải ngừng hoạt động từ năm 1960. Ta thử tìm lại dấu vết của tuyến đường nầy.
1. Vài hàng lịch sử:
Sau khi chiếm được Nam Kỳ và ổn định tình hình, Người Pháp bắt đầu xây dựng các tuyến đường
xe lửa để khai thác thuộc địa. Tuyến đường đầu tiên được khởi công từ năm 1881 là tuyến đi từ Cột Cờ Thủ Ngữ đến Bến Xe Chợ Lớn. Tiếp theo đó là tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho, khánh thành năm 1886. Đến năm 1933, một đoạn đường xe lửa từ Lộc Ninh đi Bến Đồng Sổ dài 69 km do một công ty tư nhân là Công ty Xe Điện Bến Cát – Kratie đầu tư đã được chánh thức khánh thành. Sau đó đến năm 1937,đoạn đường nầy lại nối vào hệ thống hoả xa Đông Dương thành tuyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh. Tuyến đường nầy chạy ngang qua t ỉnh Bình Dương – lúc đó có tên là Thủ Dầu Một. Khởi hành từ Ga Sài Gòn (trước chợ Bến Thành) xe lửa sẽ chạy qua Lái Thiêu, Bình Dương, Hớn Quản (Bình Long), Lộc Ninh và kéo dài tới biên giới Campuchia. Chiều dài tổng cộng là 141 km. Tuyến đường nầy có mục đích khai thác và vận chuyển cao su từ Mimot (bên Cam Bốt) về Saigon và ngược lại đưa những người phu cao su, những người nghèo khổ từ miền Bắc đến làm việc ở các đồn điền của khu vực Hớn Quản, Phú Riềng, Lộc Ninh… Đường xe lửa Sài Gòn – Lộc Ninh khá nổi tiếng vào những năm trước thế chiến thứ hai. Thời 1930-1940, trong ca dao có bài thơ sau đây:
“Ai đi xe lửa Sài Gòn – Lộc Ninh
Mẹ theo ông đội về dinh
Bỏ con ở lại một mình quạnh hiu
Ai đi xe lửa Lộc Ninh – Sài Gòn”
Bỏ con ở lại một mình quạnh hiu
Ai đi xe lửa Lộc Ninh – Sài Gòn”
(Hoàng Anh sưu tầm)
Thêm vào đó, bài vọng cổ Trái Gùi Bến Cát cũng góp phần không ít vào sự nổi ti ếng của tuyến
đường xe lửa nầy.
đường xe lửa nầy.
2. Lộ trình:
Từ Sài Gòn trước năm 1945 có hai tuy ến xe lửa để đi Lái Thiêu:
Một tuy ến chạy qua ga Xóm Thơm (Gò Vấp), ra đường Nguyễn Oanh, Hà Huy Giáp bây giờ. Sau
đó nó qua nhiều cầu nhỏ để lên Thạnh Lộc, qua cầu Phú Long vào Lái Thiêu … Có một nhà ga tại giao điểm giữa xa lộ Đại Hàn và đường Hà Huy Giáp nên ngày nay người ta vẫn gọi giao l ộ nầy là Ngã Tư Ga. Nhà ga Lái Thiêu nằm ở phía đông, và cách cầu Phú Long chừng 2 km. Ga Lái Thiêu đã bị dân chúng lấn chiếm phá bỏ nên không còn dấu tích. Tuyến đường nầy chỉ khai thác tới năm 1945 thì chấm dứt vì bị l ỗ. Thêm vào đó, trong chiến tranh Việt Pháp, vùng An Phú Đông không an ninh nên người Pháp không tái thiết.Trên tuyến đường xe lửa nầy có một chi ếc cầu lớn và quan trọng. Đó là cầu sắt Lái Thiêu (sau nầy đổi tên là cầu Phú Long). Cầu nầy bắc ngang sông Sài Gòn, chiều dài khoảng 500-600 mét – tương đương cầu Bình Lợi. Đây là m ột cầu dùng cho đường xe lửa và xe ô tô đi chung. Kết cấu ban đầu của cầu là dàn sắt ki ểu Eiffel. Trong chiến tranh Việt Pháp, năm 1953 cầu bị đánh sập mấy nhịp phía Sài Gòn. Đến năm 1967 cầu được khôi phục bằng dàn sắt Bailley kiểu Mỹ, sàn lót gỗ chỉ dùng cho xe ô tô.Sau 1975, sàn gỗ được thay bằng sàn vỉ thép, m ặt cầu trải nhựa. Do được xây dựng quá lâu và bị phá hoại nhiều lần nên cầu rất yếu, chỉ cho phép các lo ại xe trọng tải nhẹ đi qua.Mới đây, cầu Phú Long mới đã được xây dựng ở phía hạ lưu cầu cũ. Cầu mới rộng 28 mét, có sáu làn xe ô tô, dài khoảng 600 mét.
Một tuy ến chạy qua ga Xóm Thơm (Gò Vấp), ra đường Nguyễn Oanh, Hà Huy Giáp bây giờ. Sau
đó nó qua nhiều cầu nhỏ để lên Thạnh Lộc, qua cầu Phú Long vào Lái Thiêu … Có một nhà ga tại giao điểm giữa xa lộ Đại Hàn và đường Hà Huy Giáp nên ngày nay người ta vẫn gọi giao l ộ nầy là Ngã Tư Ga. Nhà ga Lái Thiêu nằm ở phía đông, và cách cầu Phú Long chừng 2 km. Ga Lái Thiêu đã bị dân chúng lấn chiếm phá bỏ nên không còn dấu tích. Tuyến đường nầy chỉ khai thác tới năm 1945 thì chấm dứt vì bị l ỗ. Thêm vào đó, trong chiến tranh Việt Pháp, vùng An Phú Đông không an ninh nên người Pháp không tái thiết.Trên tuyến đường xe lửa nầy có một chi ếc cầu lớn và quan trọng. Đó là cầu sắt Lái Thiêu (sau nầy đổi tên là cầu Phú Long). Cầu nầy bắc ngang sông Sài Gòn, chiều dài khoảng 500-600 mét – tương đương cầu Bình Lợi. Đây là m ột cầu dùng cho đường xe lửa và xe ô tô đi chung. Kết cấu ban đầu của cầu là dàn sắt ki ểu Eiffel. Trong chiến tranh Việt Pháp, năm 1953 cầu bị đánh sập mấy nhịp phía Sài Gòn. Đến năm 1967 cầu được khôi phục bằng dàn sắt Bailley kiểu Mỹ, sàn lót gỗ chỉ dùng cho xe ô tô.Sau 1975, sàn gỗ được thay bằng sàn vỉ thép, m ặt cầu trải nhựa. Do được xây dựng quá lâu và bị phá hoại nhiều lần nên cầu rất yếu, chỉ cho phép các lo ại xe trọng tải nhẹ đi qua.Mới đây, cầu Phú Long mới đã được xây dựng ở phía hạ lưu cầu cũ. Cầu mới rộng 28 mét, có sáu làn xe ô tô, dài khoảng 600 mét.
Tuyến đường xe lửa thứ hai nối từ Sài Gòn lên Dĩ An sau đó chạy ngược về hướng tây, qua Cầu
Ông Bố để về Lái Thiêu.Sau đó từ Lái Thiêu tuyến đường xe lửa sẽ chạy bên hướng đông của quốc lộ 13 cũ, cách đường khoảng 2 km. Ở Bình Nhâm, có một chiếc cầu sắt ở khu Suối Đờn.
Ông Bố để về Lái Thiêu.Sau đó từ Lái Thiêu tuyến đường xe lửa sẽ chạy bên hướng đông của quốc lộ 13 cũ, cách đường khoảng 2 km. Ở Bình Nhâm, có một chiếc cầu sắt ở khu Suối Đờn.
Cầu sắt Bình Nhâm dùng cho đường sắt
(Ảnh từ http://www.panoramio.com)
(Ảnh từ http://www.panoramio.com)
Dấu vết l ộ giới đường xe lửa Sài Gòn – Lộc Ninh ở Bình Nhâm
(Ảnh từ http://www.panoramio.com)
(Ảnh từ http://www.panoramio.com)
Lên tới Búng, tuyến đường nầy chạy ngang sau chợ. Qua khỏi Búng, ngang cánh đồng củ sắn sẽ
thấy trường Cộng Đồng và trường Trịnh Hoài Đức ở phía tây. Đường rầy tiếp tục lên phía bắc, qua Phú
Văn rồi tới nhà ga Thủ Dầu Một ở ngay trước chùa Cô Hồn (ngày nay là Trường Phổ Thông Cơ Sở Phú Cường). Khu sân ga sau nầy trở thành Bến Xe Bình Dương. Khi bến xe dời về Gò Đậu thì nơi đây trở thành Công Viên Bình Dương. Nhà ga Thủ Dầu Một trước 1975 chuyển thành một quán cơm xã hội. Từ nhà ga Thủ Dầu Một, có m ột nhánh đường rầy chạy ra chợ Thủ. Bến xe lửa chợ Thủ nằm ngay khu vị trí của Thương Xá mới hiện nay. Trước khi là bến xe lửa thì nơi đây là bến xe thổ mộ. Khi đường xe lửa hết sử dụng thì nơi đây trở thành bến xe đò, xe lô, xe lam … Khi bến xe dời về Nhà Ga Xe Lửa trước trường Bồ Đề thì nơi đây được xây thành chợ Mới .
thấy trường Cộng Đồng và trường Trịnh Hoài Đức ở phía tây. Đường rầy tiếp tục lên phía bắc, qua Phú
Văn rồi tới nhà ga Thủ Dầu Một ở ngay trước chùa Cô Hồn (ngày nay là Trường Phổ Thông Cơ Sở Phú Cường). Khu sân ga sau nầy trở thành Bến Xe Bình Dương. Khi bến xe dời về Gò Đậu thì nơi đây trở thành Công Viên Bình Dương. Nhà ga Thủ Dầu Một trước 1975 chuyển thành một quán cơm xã hội. Từ nhà ga Thủ Dầu Một, có m ột nhánh đường rầy chạy ra chợ Thủ. Bến xe lửa chợ Thủ nằm ngay khu vị trí của Thương Xá mới hiện nay. Trước khi là bến xe lửa thì nơi đây là bến xe thổ mộ. Khi đường xe lửa hết sử dụng thì nơi đây trở thành bến xe đò, xe lô, xe lam … Khi bến xe dời về Nhà Ga Xe Lửa trước trường Bồ Đề thì nơi đây được xây thành chợ Mới .
Trước chợ thủ Dầu Một xưa kia có đường xe lửa chạy tới
(Ành từ http://www.sugia.vn)
(Ành từ http://www.sugia.vn)
Trở l ại ga Thủ Dầu Một, tuy ến đường xe lửa theo hướng bắc (đường Võ thành Long hiện nay) chạy
dưới m ột chiếc cầu nhỏ bắc ngang đường Bác Sĩ Yersin (cắt ngang Tiểu Khu Bình Dương – nay là
Phòng Cảnh Sát Giao Thông) sau đó băng qua các cánh đồng mía, nương rẫy … thẳng đường lên Bến Cát, Bến Đồng Sổ, Bầu Bàng, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh.
dưới m ột chiếc cầu nhỏ bắc ngang đường Bác Sĩ Yersin (cắt ngang Tiểu Khu Bình Dương – nay là
Phòng Cảnh Sát Giao Thông) sau đó băng qua các cánh đồng mía, nương rẫy … thẳng đường lên Bến Cát, Bến Đồng Sổ, Bầu Bàng, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh.
Ở Lộc Ninh, ngoài nhà ga, còn có Trạm Sửa Chữa và Bảo Trì đầu máy (depot). Vị trí nhà ga Lộc
Ninh hiện nay là Công Ty Cao Su Lộc Ninh. Nếu tiếp tục theo đường xe lửa ta sẽ ra tới biên giới Cam
Bốt để tới đồn điền cao su Mimot. Đị a điểm nối ray qua Cam Bốt gần với cột cây số 141.
Ninh hiện nay là Công Ty Cao Su Lộc Ninh. Nếu tiếp tục theo đường xe lửa ta sẽ ra tới biên giới Cam
Bốt để tới đồn điền cao su Mimot. Đị a điểm nối ray qua Cam Bốt gần với cột cây số 141.
Nhà ga xe lửa Lộc Ninh và đầu máy hơi nước
(Ảnh từ https://maps.google.com )
(Ảnh từ https://maps.google.com )
Xe lửa thời Pháp chạy chậm lắm. Ba tôi hay kể chuyện hồi nhỏ, lúc ông còn làm ở kho xăng Nhà
Bè. Cuối tuần ông về thăm nhà ở Thủ Dầu Một. Sáng sớm thứ hai thì cùng với người em đạp xe đạp đi
làm. Ông nói : “Khi ra tới nhà ga Thủ Dầu Một thì thấy xe lửa bắt đầu chạy. Hai anh em chạy xe đạp
cũng nhanh nên tới Búng thì thấy xe lửa cũng từ từ chạy tới ”. Như vậy tốc độ xe lửa chỉ bằng tốc độ xe đạp mà thôi. Hai thanh đường rầy xe lửa cách nhau chỉ một mét. Đầu máy kéo đoàn tàu thì chạy bằng hơi nước nên tuy đường bằng phẳng mà vận tốc không cao. Được một đi ều là xe chạy đúng giờ nên tạo được sự tin tưởng và nhiều công chức ở Thủ Dầu Một, Lái Thiêu có thể đi xe lửa về Sài Gòn làm việc hàng ngày. Sau năm 1954, tuyến đường xe lửa Sài Gòn – Lộc Ninh chỉ có vài chuyến xe lên xuống. Xe chạy rất chậm. Buối sáng xe t ừ Sài Gòn chạy lên thì xế chiều mới tới. Ngược lại cũng có chuyến xe lửa chạy từ Lộc Ninh về Sài Gòn khởi hành từ buổi sáng. Xe đi ngang Bến Cát vì vậy mới có bài vọng cổ Trái Gùi Bến Cát kể chuyện một phụ nữ đi buôn bán xa, thương con, mua cho nó mấy trái gùi nhưng vì mệt nhọc rồi té vào đường rầy mà mất m ạng. Câu chuyện thương tâm đã làm biết bao người xao xuyến qua giọng ca truyền cảm của danh ca Minh Cảnh. Tôi nhớ đại khái mấy câu đầu của bài hát như sau:
…
Mẹ đi chợ chớ ở lâu.
Khi về mẹ nhớ mua xâu trái gùi
Con chờ xe lửa kéo còi.
Ra ga đón mẹ lấy gùi ăn chơi.
Bè. Cuối tuần ông về thăm nhà ở Thủ Dầu Một. Sáng sớm thứ hai thì cùng với người em đạp xe đạp đi
làm. Ông nói : “Khi ra tới nhà ga Thủ Dầu Một thì thấy xe lửa bắt đầu chạy. Hai anh em chạy xe đạp
cũng nhanh nên tới Búng thì thấy xe lửa cũng từ từ chạy tới ”. Như vậy tốc độ xe lửa chỉ bằng tốc độ xe đạp mà thôi. Hai thanh đường rầy xe lửa cách nhau chỉ một mét. Đầu máy kéo đoàn tàu thì chạy bằng hơi nước nên tuy đường bằng phẳng mà vận tốc không cao. Được một đi ều là xe chạy đúng giờ nên tạo được sự tin tưởng và nhiều công chức ở Thủ Dầu Một, Lái Thiêu có thể đi xe lửa về Sài Gòn làm việc hàng ngày. Sau năm 1954, tuyến đường xe lửa Sài Gòn – Lộc Ninh chỉ có vài chuyến xe lên xuống. Xe chạy rất chậm. Buối sáng xe t ừ Sài Gòn chạy lên thì xế chiều mới tới. Ngược lại cũng có chuyến xe lửa chạy từ Lộc Ninh về Sài Gòn khởi hành từ buổi sáng. Xe đi ngang Bến Cát vì vậy mới có bài vọng cổ Trái Gùi Bến Cát kể chuyện một phụ nữ đi buôn bán xa, thương con, mua cho nó mấy trái gùi nhưng vì mệt nhọc rồi té vào đường rầy mà mất m ạng. Câu chuyện thương tâm đã làm biết bao người xao xuyến qua giọng ca truyền cảm của danh ca Minh Cảnh. Tôi nhớ đại khái mấy câu đầu của bài hát như sau:
…
Mẹ đi chợ chớ ở lâu.
Khi về mẹ nhớ mua xâu trái gùi
Con chờ xe lửa kéo còi.
Ra ga đón mẹ lấy gùi ăn chơi.
Nhưng hỡi ơi. Người mẹ được con căn dặn đã chết trong chiếc xe lửa khứ… hồi…. Khi bàn tay đẫm
máu tươi còn nắm chặt xâu gùi… Người mẹ ấy là Trương Thị Nhành ở huyện Lái Thiêu làng An
Thạnh. Chợ đồ gốm đi bán chợ Hớn Quản Lộc Ninh. Bán chén bán tô cho người nghèo tứ xứ. Mỗi
ngày một chuyến lời chỉ đủ ăn. Nuôi chồng ốm đau đang cơn thất nghiệp. Vì con chắt chiu từng
manh quần mảnh áo…Tới năm 1960, do không còn an ninh và làm ăn không có lời nên chuyến xe lửa cuối cùng rời Lộc Ninh về Sài Gòn. Ta hãy đọc một đoạn hồi ký của Châu Long, con ông Trưởng Ga Lộc Ninh, viết vềchuyến xe cuối cùng nầy:
máu tươi còn nắm chặt xâu gùi… Người mẹ ấy là Trương Thị Nhành ở huyện Lái Thiêu làng An
Thạnh. Chợ đồ gốm đi bán chợ Hớn Quản Lộc Ninh. Bán chén bán tô cho người nghèo tứ xứ. Mỗi
ngày một chuyến lời chỉ đủ ăn. Nuôi chồng ốm đau đang cơn thất nghiệp. Vì con chắt chiu từng
manh quần mảnh áo…Tới năm 1960, do không còn an ninh và làm ăn không có lời nên chuyến xe lửa cuối cùng rời Lộc Ninh về Sài Gòn. Ta hãy đọc một đoạn hồi ký của Châu Long, con ông Trưởng Ga Lộc Ninh, viết vềchuyến xe cuối cùng nầy:
“…Người đứng chung quanh nhà ga khá đông, ngoái cổ nhìn về phía dọc theo đường rầy chờ đoàn
xe tới. Tụm nhau lại nói chuyện, thấy ai cũng có vẻ băn khoăn chờ nhìn thấy chuyến xe lửa cuối cùng,
chẳng phải là chuyến tầu thường lệ gì hết, không có hành khách, là chuyến xe rút lui, từ biệt chỉ có
đầu tầu, đẩy toa xe bằng phẳng phía trước để đón rà mìn, hai ba toa phía sau, chuyến tầu dọn nhà đi
về Sài Gòn của nhân viên hoả xa Lộc Ninh, rồi ghé đến ga Hớn Quản hay Bình Long rồi vẫy tay chào
nhau lần chót. Con tầu không trở lại nữa. Người trên xe lửa, người dưới đất, hai bên đường sắt nhìn
nhau ngậm ngùi đưa tay vẫy từ biệt chuyến tầu chót. Tôi chẳng hiểu gì cả, nhìn theo đuôi chuyến xe
cuối cùng đi về hướng nam, kéo hụ vài tiếng còi buồn bã. Chuyến xe lửa bỏ ga Hớn Quản ở lại đằng
sau, chắc là bỏ kỷ niệm lại trong lòng biết bao người sống gần đường rầy, trong ánh mắt buồn bã của
mọi người trên ga. Má đứa nhỏ, đã té xe lửa, rớt vô đường rầy bị xe cán chết cùng với chùm trái gùi
mua về làm quà cho con. Má đứa nhỏ không còn sống nữa, đâu cần chuyến xe lửa để lên tầu mang
những trái gùi Bến Cát mang về làm quà cho con ăn. Nếu câu chuyện có thật, chắc đứa bé phải khóc
nhiều lắm, hàng ngày ra chờ đón má về trên chuyến xe lửa hàng ngày …. Chuyến xe lửa cuối cùng bỏ
đường rầy, bỏ nhà ga, bỏ làn bụi đất đỏ, bỏ những hàng cây cao su, bỏ núi rừng hoang vu, bỏ đạn
mìn, bỏ thây người ngã gục, bỏ người An Lộc – Bình Long – Hớn Quản lại, chuyến xe lửa, đầu tầu, kéo
toa hàng chót, bỏ lại đằng sau đám người lố nhố trên sân ga, nhìn theo, chắc thế nào cũng có người
rưng rưng nước mắt, chờ một ngày nào đó, đoàn tầu sẽ trở lại. Nay đã qua thế kỷ sau, đoàn tầu vẫn
chưa trở lại.”…
xe tới. Tụm nhau lại nói chuyện, thấy ai cũng có vẻ băn khoăn chờ nhìn thấy chuyến xe lửa cuối cùng,
chẳng phải là chuyến tầu thường lệ gì hết, không có hành khách, là chuyến xe rút lui, từ biệt chỉ có
đầu tầu, đẩy toa xe bằng phẳng phía trước để đón rà mìn, hai ba toa phía sau, chuyến tầu dọn nhà đi
về Sài Gòn của nhân viên hoả xa Lộc Ninh, rồi ghé đến ga Hớn Quản hay Bình Long rồi vẫy tay chào
nhau lần chót. Con tầu không trở lại nữa. Người trên xe lửa, người dưới đất, hai bên đường sắt nhìn
nhau ngậm ngùi đưa tay vẫy từ biệt chuyến tầu chót. Tôi chẳng hiểu gì cả, nhìn theo đuôi chuyến xe
cuối cùng đi về hướng nam, kéo hụ vài tiếng còi buồn bã. Chuyến xe lửa bỏ ga Hớn Quản ở lại đằng
sau, chắc là bỏ kỷ niệm lại trong lòng biết bao người sống gần đường rầy, trong ánh mắt buồn bã của
mọi người trên ga. Má đứa nhỏ, đã té xe lửa, rớt vô đường rầy bị xe cán chết cùng với chùm trái gùi
mua về làm quà cho con. Má đứa nhỏ không còn sống nữa, đâu cần chuyến xe lửa để lên tầu mang
những trái gùi Bến Cát mang về làm quà cho con ăn. Nếu câu chuyện có thật, chắc đứa bé phải khóc
nhiều lắm, hàng ngày ra chờ đón má về trên chuyến xe lửa hàng ngày …. Chuyến xe lửa cuối cùng bỏ
đường rầy, bỏ nhà ga, bỏ làn bụi đất đỏ, bỏ những hàng cây cao su, bỏ núi rừng hoang vu, bỏ đạn
mìn, bỏ thây người ngã gục, bỏ người An Lộc – Bình Long – Hớn Quản lại, chuyến xe lửa, đầu tầu, kéo
toa hàng chót, bỏ lại đằng sau đám người lố nhố trên sân ga, nhìn theo, chắc thế nào cũng có người
rưng rưng nước mắt, chờ một ngày nào đó, đoàn tầu sẽ trở lại. Nay đã qua thế kỷ sau, đoàn tầu vẫn
chưa trở lại.”…
Những gì không xài đến lâu ngày sẽ bị thoái hoá. Từ khi t uyến đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh không được sử dụng nữa thì các nhà ga bị phá bỏ, đường ray tháo dở, lộ giới bị bỏ hoang hay được đổ đất đỏ và biến thành nhưng đoạn đường địa phương… Đường sắt Sài Gòn – Lộc Ninh coi như mất dấu. Ngày nay muốn xây dựng lại chắc phải tìm lộ trình khác vì chi phí giải toả chắc chắn sẽ rất tốn kém.
3. Kế hoạch tái thiết:
Hiện nay, trong chương trình hợp tác với Campuchia và các nước Châu Á, Việt Nam đã có kế hoạch tái thiết đường xe lửa Sài Gòn – Lộc Ninh để nối vào đường sắt Xuyên Á. Theo một bài báo của Bộ Giao Thông Vân Tải , dự án nầy có tổng chiều dài của tuyến là 128,5km, khởi điểm từ ga Dĩ An (thuộc tuyến đường sắt Bắc – Nam) đi qua các thị trấn Thủ Dầu Một, Chơn Thành, Lộc Ninh đến ga Hoa Lư tiếp giáp biên giới Campuchia. Toàn tuyến có tổng cộng 13 ga gồm: ga Dĩ An, Phù Trung, Thủ Dầu Một, Chánh Lưu, Bàu Bàng, Chơn Thành, Minh Hưng, Tân Khai, An Lộc, Tân Phúc, Đồng Tâm, Lộc Ninh, Hoa Lư. Khoảng cách bình quân giữa các ga là 11,7km; Khoảng cách dài nhất là giữa ga Bàu Bàng và Chơn Thành 14km và khoảng cách ngắn nhất là giữa ga Minh Hưng và Tân Khai 7,8km. Ngoài ra còn dự trữ một điểm lập ga mới (ga Bình Phước) để tạo điều kiện cho Nhà máy xi măng Bình Phước. Theo thiết kế, trên toàn tuyến có 23 cầu đường sắt với tổng chiều dài 7.957,30m (gồm 1 cầu đặc biệt lớn dài 828,2m, 9 cầu lớn, 5 cầu vừa và 8 cầu nhỏ); 17 cầu vượt đường bộ có tổng chiều dài 18,6km. Cục Đường Sắt Vi ệt Nam và Liên Doanh Tập Đoàn CMC-CRCC Trung Quốc sẽ liên doanh xây dựng. Tiêu chuẩn thiết kế là tuy ến đường đôi, khổ đường 1 mét, vận tốc di chuyển 120 km/giờ. Kinh phí khoảng 700 triệu đô la. Thời gian xây dựng khoảng hơn 3 năm, nhưng khi nào khởi công vẫn còn là dấu hỏi lớn.
4. Lời kết:
Đường xe lửa là một phương tiện giao thông hữu hiệu đem lại lợi ích kinh tế rất lớn nhờ chuyên
chở được nhiều hàng hoá và hành khách. Tuy nhiên do phải đầu tư vào đường rầy, nhà ga, xe lửa và
vận hành … nên chi phí đầu tư và khai thác cũng lớn. Đó là chỉ tính cho tuyến đường cở nhỏ – khổ đường 1 mét – nếu muốn đường rộng hơn – khổ đường 1,435 mét – để xe lửa có thể chạy nhanh hơn thì kinh phí đầu tư còn tốn kém hơn rất nhiều. Gần 60 năm qua từ khi người Pháp rút khỏi Việt Nam và dù đã hoà bình gần 40 năm, đường xe lửa Sài Gòn – Lộc Ninh đi ngang qua Bình Dương vẫn chưa được khôi phục dù đã có kế hoạch tái thiết. Bài viết nầy chỉ tìm lại vài dấu vết xưa cũ để hoài niệm. Tuyến đường mới chắc sẽ thay đổi nhiều và sẽ không hoàn toàn đi qua lộ trình cũ …
chở được nhiều hàng hoá và hành khách. Tuy nhiên do phải đầu tư vào đường rầy, nhà ga, xe lửa và
vận hành … nên chi phí đầu tư và khai thác cũng lớn. Đó là chỉ tính cho tuyến đường cở nhỏ – khổ đường 1 mét – nếu muốn đường rộng hơn – khổ đường 1,435 mét – để xe lửa có thể chạy nhanh hơn thì kinh phí đầu tư còn tốn kém hơn rất nhiều. Gần 60 năm qua từ khi người Pháp rút khỏi Việt Nam và dù đã hoà bình gần 40 năm, đường xe lửa Sài Gòn – Lộc Ninh đi ngang qua Bình Dương vẫn chưa được khôi phục dù đã có kế hoạch tái thiết. Bài viết nầy chỉ tìm lại vài dấu vết xưa cũ để hoài niệm. Tuyến đường mới chắc sẽ thay đổi nhiều và sẽ không hoàn toàn đi qua lộ trình cũ …
Tham khảo:
1: Cầu nối đường sắt xuyên Á – báo Giao Thông Vận Tải số ngày thứ bảy 11/7/2009
http://giaothongvantai.com. vn/giao-thong-phat-trien/ha-tang/200907/cau-noi-duong-sat-xuyen-a-18081/
2. Lịch sử hình thành Ga Saigon -http://www.gasaigon.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=59&Itemid=68
3. Những con đường xứ Thủ – Hoàng Anh – Đặc san Trịnh Hoài Đức – Xuân Nhâm Thìn 2012
1: Cầu nối đường sắt xuyên Á – báo Giao Thông Vận Tải số ngày thứ bảy 11/7/2009
http://giaothongvantai.com. vn/giao-thong-phat-trien/ha-tang/200907/cau-noi-duong-sat-xuyen-a-18081/
2. Lịch sử hình thành Ga Saigon -http://www.gasaigon.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=59&Itemid=68
3. Những con đường xứ Thủ – Hoàng Anh – Đặc san Trịnh Hoài Đức – Xuân Nhâm Thìn 2012