Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

Khai tử Picasa từ 1-5, Google mời dùng Google Photos

TTO - Google chính thức công bố "khai tử" dịch vụ lưu trữ ảnh trực tuyến Picasa Web Albums vào ngày 1-5-2016, hướng người dùng sang Google Photos lưu trữ không giới hạn.
Picasa sẽ bị khai tử, thay thế bằng Google Photos từ ngày 1-5-2016 - Ảnh: Technobuffalo
Theo thông báo, Google bắt đầu ngừng hỗ trợ kỹ thuật cho ứng dụng Picasa trên máy tính (phiên bản desktop) từ ngày 15-3-2016. Người dùng vẫn có thể sử dụng tiếp nhưng sẽ không còn nhận được các bản cập nhật mới.
Picasa Web Albums vẫn tiếp tục hoạt động đến ngày 1-5-2016. Sau thời gian này, người dùng chỉ có thể xem hình ảnh trong album của mình. Bên cạnh đó, phần Data API của Picasa Web Albums cũng ngừng nhiều tính năng cung cấp vào thời điểm trên nên các nhà phát triển ứng dụng hay dịch vụ trực tuyến cần cập nhật lại sản phẩm của mình sớm.
Lý do được Google nêu rõ "tập trung vào một dịch vụ hình ảnh duy nhất", đó là Google Photos xuyên suốt các dạng thiết bị từ máy tính đến thiết bị di động.
Cái tên Picasa xuất phát từ tên hòa trộn giữa tên họa sĩ Picasso, "pic" là hình ảnh (picture), và cụm từ "mi casa" theo tiếng Tây Ban Nha là nhà của tôi. Google thâu tóm Picasa từ Lifescape tháng 7-2004 và chuyển dịch vụ này sang miễn phí sử dụng.
Tháng 5-2015, Google gia tăng sức hút mạnh mẽ cho dịch vụ Google Photos (tách ra từ mạng xã hội Google+) bằng cách cung cấp miễn phí không giới hạn dung lượng lưu trữ cùng nhiều tính năng hấp dẫn đi kèm (Xem chi tiết "Google Photos: không giới hạn dung lượng, dùng miễn phí")
Hình ảnh và video không bị mất
Google sẽ mời người dùng chuyển toàn bộ dữ liệu gồm hình ảnh và video từ Picasa Web Albums sang Google Photos. Theo đó, người dùng có thể tiếp tục tải thêm ảnh, quản lý ảnh/video... trong Google Photos.
Người dùng không muốn chuyển sang Google Photos sẽ có thể tải về toàn bộ dữ liệu Picasa Web Albums của mình để chuyển sang dịch vụ lưu trữ khác.
PHONG VÂN

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

Mỹ Tho năm 1969 qua ống kính của Paul Sorene

Những bức ảnh màu hiếm có về Mỹ Tho năm 1969 của tác giả Paul Sorene được đăng tải trên website Flashbak.
Trẻ em bên bờ sông Mekong.
Hai vợ chồng bắt cá tại Bình Đức, Mỹ Tho.
Hai cô gái trẻ đi qua trại lính Mỹ.
Nhà hàng Cửu Long ở Mỹ Tho năm 1969.
Những người bán hàng trong chợ Mỹ Tho.
Một cô gái đi chợ . Ảnh chụp tại chợ trung tâm Mỹ Tho năm 1969.
Chợ trung tâm Mỹ Tho năm 1969.
Đồ trang trí bằng nông sản cho Tết năm 1969.
Chợ hoa Tết 1969.
Hàng bánh xèo ở chợ Mỹ Tho.
Tiệm tạp hoá ở trung tâm Mỹ Tho năm 1969.
Khu mua sắm ở trung tâm Mỹ Tho năm 1969.
Xe bán bánh mỳ.
Bán hoa giả cho Tết ở Mỹ Tho năm 1969.
Sạp bán giày dép trong chợ Mỹ Tho.
Cờ bạc vỉa hè.
Hàng ăn vặt trong chợ Mỹ Tho.
Bên bờ sông Mekong ở Mỹ Tho năm 1969.
 Nguyễn Thành Nam, "giáo chủ" đạo Dừa.
Cồn Phụng là nơi khai sinh ra một tôn giáo kỳ quặc nhất miền Nam Việt Nam, gọi là "đạo Dừa".
Đò qua Cồn Phụng.
Cồn Phụng là nơi khai sinh ra một tôn giáo kỳ quặc nhất miền Nam Việt Nam, gọi là "đạo Dừa".
Đỗ An (Theo Thegioif5.com)

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Đạo diễn Trần Văn Thủy: 'Không hối tiếc khi nói lên sự thật'

Sự thật đó là cảnh ngộ, thân phận con người trong hơn 20 bộ phim tài liệu của ông. Sự thật đó cũng là những lận đận, khó dễ của hành trình đưa các bộ phim tới công chúng, được kể lại trong 'Chuyện nghề của Thủy'.
Tối 18/6, tại Nhà sách Phương Nam, Hà Nội, hai tác giả Trần Văn Thủy và Lê Thanh Dũng ra mắt cuốn sách đang gây xôn xao: “Chuyện nghề của Thủy”. Đây là chặng cuối cùng trong hành trình giới thiệu xuyên Việt, qua năm tỉnh thành (TP HCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hà Nội) của cuốn sách. Như một cái kết trọn vẹn, buổi ra mắt ở Hà Nội giống một cuộc sum họp, đoàn viên của hai tác giả với những người bạn, để họ “gặp mặt, nắm tay nhau, cười vui, ôn chuyện” - như lời tác giả mào đầu sự kiện - hơn là nói về cuốn sách.
Trước đó, tại buổi ra mắt ở Đà Nẵng, Huế, theo đạo diễn Trần Văn Thủy, cả ông và thính giả có mặt đều không cầm được nước mắt, khi những người thật việc thật được nhắc tới trong cuốn sách, trong đó có nhà văn Nguyên Ngọc, xuất hiện. Họ cùng đọc những lá thư cũ, nói những câu chuyện cũ, những cay đắng, vất vả trong hành trình làm nghề của vị đạo diễn hơn 70 tuổi và mừng tủi khóc. Trong buổi ra mắt sách ở Hà Nội, không có nước mắt, ngoài khoảnh khắc xúc động của đạo diễn Trần Văn Thủy khi hồi cố, nhắc tới những ân nhân trong “nghề của Thủy” giờ đã thành thiên cổ. Suốt buổi ra mắt là sự hoan hỷ của người trong cuộc, của người nghe, là những chia sẻ thật lòng, sự đồng cảm, và tiếng cười đến từ cách nói chuyện chân thành có phần tếu táo của vị đạo diễn. Trần Văn Thủy tỏ ra vui khi hành trình ra mắt sách xuyên Việt cuối cùng đã suôn sẻ hơn mong đợi, nhiều bất ngờ, kỷ niệm, mà ông đùa: “Có khi lại phải viết thêm một cuốn sách về chuyến ra mắt này”.
IMG-1765-JPG-1371629553_500x0.jpg
Hai tác giả "Chuyện nghề của Thủy" - Lê Thanh Dũng (trái) và Trần Văn Thủy.
“Chuyện nghề của Thủy”, đúng như cái tên, kể lại cuộc đời làm phim của đạo diễn phim tài liệu số một Việt Nam Trần Văn Thủy, do ông và người bạn thân - Tiến sĩ Khoa học Lê Thanh Dũng nhớ và viết lại. Cuốn sách khởi nguồn từ việc hai nhà nghiên cứu người Mỹ sang Việt Nam thực hiện công trình về đạo diễn Trần Văn Thủy và bộ phim "Chuyện tử tế”, phỏng vấn ông. Người bạn Lê Thanh Dũng khi đó nói với Trần Văn Thủy, tại sao không kể cho chính người Việt mình nghe những câu chuyện này? Và thế là dự án viết một cuốn sách kể lại hành trình làm nghề của Trần Văn Thủy bắt đầu. Đạo diễn cho biết, ông vốn không mấy hào hứng, khi phải lục lọi trí nhớ về những năm tháng khó khăn, nhọc nhằn, lận đận, nhưng chính người bạn Lê Thanh Dũng đã động viên ông và hạ quyết tâm làm. Một người kể, một người chấp bút tái dựng “chuyện nghề của Thủy”.
Cho rằng, mọi điều cần nói đã nói hết trong tác phẩm, buổi ra mắt “Chuyện nghề của Thủy” không nhắc nhiều đến nội dung cuốn sách mà chủ yếu để những người bạn ôn chuyện, chúc mừng nhau. Cuộc trò chuyện với đạo diễn Trần Văn Thủy vì thế đến bên lề sự kiện, khi mọi sự đã xong xuôi. “Tôi thấy bằng lòng. Không dám dùng từ mãn nguyện. Dở hay hay, không biết, nhưng tôi đã nói ra sự thật. Thực ra vẫn còn nhiều chuyện nhưng trong quá trình viết sách, chúng tôi cũng tự lược bỏ đi, bởi mình chọn nói những điều lớn, những điều thuyết phục thì có ích hơn”. Theo Trần Văn Thủy, những gì ông lược bỏ “cũng phải mấy trăm trang nữa”.
Trước sau, trong câu chuyện của Trần Văn Thủy vẫn là hai từ “Sự thật” và “Con người”. Đạo diễn Trần Văn Thủy chia sẻ: “Đối với khoa học xã hội, có lẽ ngoài tri thức ra thì nhân cách và bản lĩnh phải đặt lên hàng đầu, nó thể hiện trách nhiệm của mình với xã hội. Nếu không lăn xả vào nghề, không chịu trách nhiệm, không có chính kiến về tác phẩm của mình thì rất khó đóng góp một cách tích cực cho sự hoàn thiện, phát triển của xã hội. Chuyện nói thật rất cần thiết, tôi từng nói nhiều lần, một dân tộc toàn những người nói dối là dân tộc chết. Thượng đế cho người ta cái mồm, phải nói những điều mình nghĩ".
Đạo diễn Trần Văn Thủy chia sẻ, nói sự thật là điều quan trọng, nếu một xã hội không được nói thật, đó là xã hội bế tắc, ắt dẫn đến tai họa, nhưng nói bằng cách nào còn quan trọng hơn. “Nếu cứ cậy bản lĩnh và trách nhiệm mà không tìm một cách nói để người nghe có thể nghe được, để những người dù mang tư tưởng nào cũng cảm thấy có lý, thì không nên... Nếu có trách nhiệm, suy nghĩ về niềm vui nỗi buồn của đất nước thì phải tìm cách nói thích hợp, không nên nói để hả lòng mình”, đạo diễn chia sẻ.
Trần Văn Thủy nhắc lại những câu cuối cùng trong cuốn sách của ông và Lê Thanh Dũng: Mỗi người có thể có những cách nhìn khác nhau về những gì đã qua (…) Những điều bộc bạch trong cuốn sách này cũng là một cách nhìn. Một cách nhìn thẳng thắn, thiện tâm và thành thật.
Các bộ phim của Trần Văn Thủy đa phần đều hướng tới con người, không phải ngợi ca, tâng bốc, mà xoáy sâu vào tâm tư, số phận cá nhân của họ. Ông nói: “Những bộ phim đầu tiên tôi làm, rất bản năng, nhưng tình cờ đều xoay quanh thân phận con người. Nếu trong một xã hội mà con người luôn là mục đích tối thượng thì mọi hành xử chúng ta sẽ khác, nhưng khi con người chỉ là phương tiện thì... tội quá”.
Với mấy chục năm làm nghề, Trần Văn Thủy tóm lại những nguyên tắc mà ông thừa nhận là quan niệm cực đoan của chính ông: “Bất kỳ một sản phẩm văn hóa nào không có tư tưởng thì không nên gọi là tác phẩm. Còn một tác phẩm rời xa thân phận con người không bao giờ có thể thành kiệt tác”. Cuộc đời gian nan, chìm nổi, cập bến vinh quang, và đến giờ, bước qua tuổi thấp thập, đạo diễn không hối tiếc điều gì. “Tôi thấy mình may mắn. Rất nhiều đồng nghiệp giỏi hơn tôi, đã dấn thân, hy sinh, mất sớm trong chiến tranh hay vì bệnh tật. Nhìn lại tôi thấy, những bạn bè đồng niên của mình chẳng còn mấy người, trong khi mình vẫn còn làm việc, đi đây đi đó, đóng góp cho xã hội thì đó là một hạnh phúc lớn”.
Những "sự thật" trong “Chuyện nghề của Thủy”
Không ít người lo ngại, cuốn sách "nói sự thật" của Trần Văn Thủy và Lê Thanh Dũng sẽ khó khăn mới đến được tay độc giả, như số phận những cuốn phim của ông. Nhưng không, tác phẩm đã có hành trình xuyên Việt trọn vẹn. Trần Văn Thủy cũng hài lòng vì ông đã không nói dối một điều gì trong cuốn sách của mình. Vậy, sự thật ở đây là gì?
Từ chuyện một anh cán bộ văn hóa công tác ở Tây Bắc cuốc bộ về Hà Nội xin dự thi lớp quay phim, dù hết hạn thi nhưng được đặc cách vì “từ miền núi xuống”, tới những năm tháng làm phóng viên chiến trường đói khổ, bệnh tật, chui hầm, ngụp lặn dưới nước giấu phim, trốn đám lính Mỹ đang lùng sục khắp nơi, những ngày tháng sốt rét tưởng nằm chờ chết giữa đường. Đạo diễn không ngại thú nhận, trong chiến trường, khi mà nhiều người khác không ngại xông pha, sẵn sàng hy sinh thì người quay phim như ông phải có trách nhiệm sống, tìm cách sống để có được những thước phim, và nếu chẳng may có chết, thì vẫn phải bảo toàn “tính mạng” những cuốn phim đã quay. Trong cuốn sách có đoạn kể, Trần Văn Thủy nằm giữa đường chờ chết, ôm khư khư hộp phim trên bụng với dòng chữ ghi cẩn thận, tất cả là phim quay ở chiến trường, chưa tráng, ai nhặt được xin bảo quản hết sức và gửi giùm về cơ quan có trách nhiệm của ngành Điện ảnh, không được phép mở.
Tác giả cũng kể lại câu chuyện thật mà như phim, khi anh phóng viên Trần Văn Thủy đói quá đã phải ăn cắp con cua đá của đứa trẻ tên Vinh nướng lên ăn, để sáng mai khi đứa trẻ khóc đòi con cua thì cảm thấy nhục nhã quá. Cuốn sách kể những ngày tháng đói không có cái ăn nhưng không dám ăn một hạt gạo rang được dùng để chống ẩm cho phim. Cuốn sách cũng kể những lúc Trần Văn Thủy đứng ngập mình dưới sông quay cảnh chiếc cầu bị bom dội bốc cháy, khi nước duềnh lên lại phải rướn người, giơ máy lên trời.
IMG-1803-JPG-1371629553_500x0.jpg
Đạo diễn Trần Văn Thủy ký tặng sách độc giả.
Cuộc sống chiến trường khó khăn, ác liệt chưa phải là tột cùng gian khổ. Sau lần suýt chết, anh quay phim Trần Văn Thủy không đủ sức tiếp tục bám chiến trường nên trở về Hà Nội. Về đến nơi, nhập viện vì kiệt sức với thân hình 42 kg, Trần Văn Thủy nằm trên giường bệnh rụng rời khi hay tin toàn bộ phim đã quay ở chiến trường, dù còn nguyên vẹn, không ẩm mốc, nhưng không tráng được. Đồn thổi, lời ra tiếng vào, gã Thủy thì quay cái gì, quay vớ vẩn cho hết phim để thoát khỏi chiến trường thôi. Án B-quay treo trước mắt. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của ân nhân Nguyễn Thế Đoàn, Trần Văn Thủy tránh được vòng lao lý. Thế nhưng những thước phim chỉ được in ra bản đen trắng, lại có những đoạn chớp chớp vì tráng lỗi, chứ không phải phim màu. “Đâu rồi những cảnh chân trời bầm tím sau những hàng rào thép gai của đồn bốt, đâu rồi những cảnh cây lê ki ma bị cháy nửa vàng nửa xanh, đâu rồi những hàng dương xanh mướt, những con sóng bạc đầu…”, Trần Văn Thủy đau xót từng khúc ruột. Thế rồi, ông vẫn dựng, dựng cả những cảnh chớp nháy do tráng hỏng vào đoạn chiến trường ác liệt. Đó là cuốn “Những người dân quê tôi” - tác phẩm quay ở chiến trường - sau đó dự thi tại Liên hoan phim Leipzig năm 1970 và đoạt giải Bồ Câu Bạc.
Cuốn sách cũng dành phần lớn để nói chuyện những tác phẩm phim tài liệu của ông sau này, nổi bật là “Hà Nội trong mắt ai” và “Chuyện tử tế”, với số phận long đong khi ra mắt. “Hà Nội trong mắt ai”, thực hiện năm 1982, là cuốn sách "kê đơn bốc thuốc" những căn bệnh của xã hội đương thời, bày tỏ những lời gan ruột về con người, trích các tuồng lịch sử khiến con người ta phải giật mình ngẫm ngợi chuyện thế sự hiện tại. Tác phẩm điêu đứng, bị cấm chiếu lên cấm chiếu xuống, trong khi tác giả của nó bị gắn cho những cái danh “phản bội”, “có thế lực thù địch đứng sau”. Trần Văn Thủy không giấu sự biết ơn những con người mà nhờ có họ, phim của ông mới sống được. Sách trích lời thủ tướng Phạm Văn Đồng sau khi xem phim: “Đừng bắt anh em nghệ sĩ phải chui qua một lỗ kim, theo một khuôn mẫu có sẵn” hay “Tôi lạy các anh, tôi xin các anh, khi duyệt phim thì cố gắng rộng lượng như tôi”. Trần Văn Thủy cũng ám ảnh câu nói của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thốt lên về "Hà Nội trong mắt ai": “Bộ phim này chỉ có thế thôi à các anh?” – “Vâng, bộ phim nó chỉ có thế thôi ạ”. – “Nếu chỉ có thế này thôi thì tại sao lại cấm? Hay vì trình độ có hạn mà tôi không hiểu được?”.
“Chuyện tử tế”, được xem là phần hai của “Hà Nội trong mắt ai”, cũng không thoát khỏi số phận lao đao. Bộ phim xoay quanh việc đi tìm khái niệm thế nào là sự tử tế, bằng cách đi vào tâm tư, thân phận của từng con người trong xã hội khi đó, để nói rằng: “Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau khổ của con người, mà chăm lo riêng cho bộ da của mình” như lời Karl Mark, hay “Ở trên đời này, không có một nghề nghiệp nào, không có một công việc gì và cũng không có một con người nào trở nên tử tế nếu không bắt đầu từ tình yêu thương con người, sự trân trọng con người và đi từ nỗi đau của con người” (lời bình trong phim). Chuyện kể về người bạn Đồng Xuân Thuyết của đạo diễn trong những ngày tháng cuối đời khi lâm bệnh ung thư, một người bình thường nhưng sống có tình nghĩa, chân thành khiến bạn bè thương, tin - một đại diện của lòng tử tế. Chuyện về những người mắc phong bị rẻ rúng, miệt thị, những ông bơm xe là thượng tá, trung tá đã tham gia chiến tranh và có công lao, những người làm gạch ở thôn quê… và mọi số phận trong xã hội. Sau mọi gian nan, trắc trở, “Hà Nội trong mắt ai” sau này đoạt Giải vàng Liên hoan phim Việt Nam 1988. “Chuyện tử tế” thực hiện năm 1985 cũng giành giải Bồ Câu Bạc Liên hoan phim Quốc tế Leipzig.
IMG-1756-JPG-1371629553_500x0.jpg
Nhiều người bạn vong niên tới dự lễ ra mắt sách của Trần Văn Thủy và Lê Thanh Dũng.
Cũng có ý kiến cho rằng, dường như "Chuyện nghề của Thủy" dành nhiều trang giải trình những khó khăn, lận đận trong nghề, nhất là số phận những bộ phim của ông, hơn là mang đến cho thế hệ sau - những người kỳ vọng ở đạo diễn phim tài liệu hàng đầu Việt Nam một chỉ dẫn về nghề, Trần Văn Thủy cho rằng, nếu là kiến thức làm phim, ông sẽ truyền dạy trong những bài giảng. "Còn viết sách thì nên viết về những khó dễ trong nghề, điều mà chắc chắn người ta sẽ trông đợi để được đọc hơn".
Nhà văn Võ Thị Hảo có mặt tại buổi ra mắt sách của Trần Văn Thủy và Lê Thanh Dũng, chia sẻ niềm vui khi chứng kiến sự quan tâm của độc giả. "Chuyện nghề của Thủy kể lại hành trình làm phim cũng như cuộc đời Trần Văn Thủy, được tác giả Lê Thanh Dũng viết lại bằng giọng văn chân thực, giản dị. Tác phẩm có sức hút lớn, chứng tỏ độc giả vẫn khao khát sự thật, và rõ ràng, sự tử tế vẫn đánh thức được lương tri. Tôi nghĩ những người làm nghề, làm phim, nghệ sĩ, nhà văn, nhà báo… có thể nhìn vào để thấy, tại sao người ta thờ ơ với tác phẩm của mình, trong khi có những tác phẩm lại được quan tâm như vậy. Như đạo diễn Trần Văn Thủy nói, phải đánh vào sợi dây lương tâm của con người, cái gì làm cho người ta đau đớn, khát khao, phải đồng hành với sự thật và công chúng. Cảm ơn Trần Văn Thủy, khi anh đã không chọn con đường bằng phẳng, dễ dàng, con đường nhiều lợi lộc hay làm nô lệ mà đã bằng “sự thật” để đồng hành với nhân dân Việt Nam".
“Cảm ơn Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế… cho đến Chuyện nghề của Thủy hôm nay. Nó khiến nhiều người phải nghĩ về điều tử tế. Điều này vừa vui, vừa buồn. Lẽ ra chuyện về sự tử tế chỉ là chuyện của một thời, khi mà người ta phải kêu lên vì thiếu nó, nhưng đến nay điều đó vẫn còn thời sự, thậm chí thời sự hơn”, Võ Thị Hảo chia sẻ.
Có lẽ, không riêng nhà văn Võ Thị Hảo, hẳn trong số nhiều người tham dự buổi ra mắt sách "Chuyện nghề của Thủy", khi ra về, cũng mang trong mình những thắc thỏm về ba chữ: "Sự tử tế".
Kỳ Thư
Ảnh: Mi Ly

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Nụ cười Việt Nam qua ống kính nhiếp ảnh gia Pháp


Được biết tới như một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới nhưng người Việt Nam thường ngại ngùng khi cười trước ống kính máy ảnh.


Khi nhiếp ảnh gia Pháp Rehahn tới Việt Nam, anh quan sát thấy nhiều người lấy tay che miệng khi cười để thể hiện sự khiêm tốn hoặc lịch sự. Vì thế, anh đã quyết định lấy điệu bộ e thẹn này làm chủ đề cho bộ ảnh mang tên "Những nụ cười giấu kín" của mình, Daily Mail đưa tin.
Kể từ khi rời bỏ cuộc sống ồn ào tại Pháp, Rehahn đã dành 3 năm ở thành phố Hội An, Việt Nam. Anh cho biết đã khám phá ra ý nghĩa thực sự của hạnh phúc thông qua những tấm hình anh chụp.
Đặc biệt, Rehahn thích làm nổi bật cách mà những nụ cười được truyền tải thông qua từng đường cơ trên khuôn mặt, ngay cả khi che miệng.
Sinh năm 1979 tại Normandy, nhiếp ảnh gia người Pháp đã chu du khắp Việt Nam trên chiếc xe máy của mình. Cho tới nay đã đã chụp được hơn 40.000 bức ảnh về đất nước và con người nơi đây.
"Người Việt Nam là những người lạc quan và tích cực nhất mà tôi từng gặp trong đời. Điều đó mang lại cho tôi năng lượng mỗi ngày", Rehahn nói.
Khi hỏi tại sao nhiều người lại lấy tay che miệng khi cười, Rehahn trả lời rằng những người trẻ thường ngại ngùng còn người già lại có xu hướng làm vậy để che hàm răng móm mém.
"Tôi nghĩ rằng một bức ảnh đẹp là khi bạn chụp được cả tâm hôn và đọc được một câu chuyện trong những đôi mắt. Bắt được cảm xúc không phải điều dễ dàng. Thời gian chính là chìa khóa. Dành nhiều thời gian ở cùng với mọi người luôn mang tới cho tôi những bức ảnh đẹp hơn", Rehahn chia sẻ.
Rehahn cho biết anh chỉ mới đi được 1/4 Việt Nam mặc dù đã trở thành công dân vĩnh viễn ở đây từ năm 2011.
Anh đã đưa 145 bức ảnh vào cuốn sách ảnh với tựa đề "Vietnam – Mosaic of Contrasts", với mong muốn giới thiệu về Việt Nam theo cách tự nhiên và chân thực nhất. Cuốn sách đã mang tới sự nổi tiếng của Rehahn kể từ khi được xuất bản vào tháng 1/2014 và hiện anh có tới 182.000 người theo dõi trên Facebook cá nhân.
Mặc dù đã đi nhiều nơi trên thế giới nhưng Rehahn cho biết trái tim anh luôn ở Việt Nam.
Cùng ngắm một số hình ảnh trong bộ ảnh Nụ cười giấu kín của nhiếp ảnh gia Rehahn:
nhiếp ảnh gia Pháp, Việt Nam, nụ cười, chụp ảnh
nhiếp ảnh gia Pháp, Việt Nam, nụ cười, chụp ảnh
nhiếp ảnh gia Pháp, Việt Nam, nụ cười, chụp ảnh
nhiếp ảnh gia Pháp, Việt Nam, nụ cười, chụp ảnh
nhiếp ảnh gia Pháp, Việt Nam, nụ cười, chụp ảnh
nhiếp ảnh gia Pháp, Việt Nam, nụ cười, chụp ảnh
nhiếp ảnh gia Pháp, Việt Nam, nụ cười, chụp ảnh
nhiếp ảnh gia Pháp, Việt Nam, nụ cười, chụp ảnh
nhiếp ảnh gia Pháp, Việt Nam, nụ cười, chụp ảnh
nhiếp ảnh gia Pháp, Việt Nam, nụ cười, chụp ảnh
nhiếp ảnh gia Pháp, Việt Nam, nụ cười, chụp ảnh
Sầm Hoa

Thứ Năm, 24 tháng 3, 2016

Trận chiến Lão Sơn / cao điểm 1509 Hà Giang năm 1984 qua lời kể của sĩ quan Trung Quốc

Hai Tiểu đoàn trưởng của phía Việt Nam bị giết tại chỗ. Mặc dù không có chỉ huy, quân Việt Nam đã không từ bỏ vị trí của họ. Những binh sĩ bị thương cũng không rên rỉ. Họ di chuyển thương binh ra khỏi khu vực sau khi hỏa châu vừa tắt. Kỷ luật của quân Việt Nam thật không thể nào tin được...
Sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, trên những đỉnh đồi, những ngọn núi dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc, nhiều cuộc đụng độ lớn nhỏ vẫn thường xảy ra.
Bài viết dưới đây đăng trên trang mạng China Defence của Trung Quốc và cũng được in trong tác phẩm Dữ Kiện Bí Mật Của Chiến Tranh Trung-Việt (Secret Records of Sino-Vietnamese War) của ba tác giả Jin Hui, Zhang Hui Sheng and Zhang Wei Ming là một trong số rất ít tài liệu về những trận đánh đã được tiết lộ.
Bài viết dựa theo lời kể của một Trung đoàn trưởng pháo binh Trung Quốc đã tham gia cuộc chiến ở núi Lão Sơn (cách Trung Quốc gọi khu vực bao gồm đỉnh 1509 cùng một số điểm cao thấp hơn như 772, 685, bình độ 300-400 điểm... ở tỉnh Hà Giang của Việt Nam) năm 1984.
Mặc dù trong nhiều đoạn, người kể không che giấu được tính khoác lác, cường điệu (Xem bài phản biện về cuộc chiến này >> Sự thật về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang 1984), song qua những dữ kiện do viên Trung đoàn trưởng cung cấp, cũng chứng tỏ rằng Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ giấc mộng thiên triều xâm lược bắt nguồn từ chính sách bá quyền truyền thống của họ.
Là một người Việt Nam tôi xin cảm tạ sự hy sinh của những chiến sĩ để bảo vệ tổ quốc cũng như tri ân các gia đình đã có các liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên cương phía Bắc.
*         *
*
Đầu năm 1984, trung đoàn của chúng tôi nhận lệnh phải chiếm núi Lão Sơn.
Ngày 18 tháng 2 chúng tôi tiến đến Ei-Liang, và ngày 20 đến đồi Ma-Sho. Sau 40 ngày chuẩn bị, ngày 1 tháng Tư, 3 đại đội gia nhập ” Đề án 142 “. Họ bắn vài loạt đạn về phía Việt Nam và rút ngay, để buộc phía Việt Nam trả đũa, và qua đó, để lộ vị trí.
Chúng tôi dùng đại pháo để áp đảo phía Việt Nam. Ngày 26 tháng 4, mọi việc đã được chuẩn bị sẵn sàng và Lực Lượng Đặc Nhiệm Pháo Binh 119 được thành lập.
Để chiếm một căn cứ hỏa lực, chúng tôi tiến quân vào ban đêm. Không ai được phép gây tiếng động. Chúng tôi tháo gỡ các bộ phận súng 85 ly và chỉ lắp ráp lại sau khi đến căn cứ.
Tầm hỏa lực chỉ cách quân Việt Nam 500 mét. Để thấy đường đi, chúng tôi dùng các tấm vải trải giường trắng. Chúng tôi bố trí súng dọc phía bên phải của một căn nhà hoang. Trung đội 4 thám thính tiến quá sát với vị trí của quân Việt Nam, chỉ cách 400 mét và trong tầm bắn thẳng.
Ngày 28 tháng 4, lúc 5 giờ 50 sáng, pháo binh bắt đầu khai hỏa. Sau 34 phút pháo kích, mặt đất như bắt đầu rung chuyển. Lúc 6 giờ 24 phút sáng, khi trận pháo kích vừa ngưng, bộ binh mở cuộc tấn công. Quân đội Việt Nam phản ứng trong vòng 2 phút. Và ngay trong loạt đạn đầu tiên họ đã bắn hạ một Trung đội trưởng của chúng tôi. Anh ta là đồng chí đầu tiên hy sinh tại Lão Sơn. Chúng tôi bắn yểm trợ cho bộ binh. Bộ binh tiến bằng cách nhảy từ miệng hố đạn này sang hố đạn khác. Sau 9 phút, chúng tôi chiếm được điểm cao 662.6, và 54 phút sau, núi Lão Sơn hoàn toàn lọt vào tay chúng tôi. Đến 3 giờ 30 chiều, khoảng 20 điểm cao phía đông điểm cao 662.6 cũng lọt vào tay chúng tôi. Chúng tôi cũng triệt hạ một xe tăng của phía Việt Nam bằng 5 phát pháo trực xạ.
Ngày 11 tháng 6, lúc 3 giờ sáng, một viên pháo sáng được bắn lên. Chúng tôi tự hỏi chuyện gì đang xảy ra. Trong suốt 30 phút, chúng tôi không liên lạc được với các đơn vị khác bằng điện thoại. Tiểu đoàn 2 thám thính cũng bị gián đoạn liên lạc. Duy nhất một Trung đội trưởng liên lạc được với chúng tôi và yêu cầu chúng tôi khai hỏa. Chúng tôi từ chối với lý do các đơn vị bạn cũng ở ngay trong vị trí đó. Chúng tôi yêu cầu 5 lính thám thính của tiểu đoàn 2 đến mặt trận, nhưng họ bị hỏalực của quân đội Việt Nam ngăn chặn.
Trời sáng, viên chỉ huy toán thám thính với cả đại đội thám thính cũng bị đẩy lui. Tại điểm này chúng tôi biết các vị trí tiền phương của chúng tôi đã bị quân Việt Nam tràn ngập.
Vào 5 giờ 30 sáng, với sự yểm trợ của tiểu đoàn pháo, chúng tôi mở cuộc phản công. Trong vòng 30 phút, chúng tôi chiếm lại các vị trí đã mất. Lúc 6 giờ, quân đội Việt Nam mở cuộc tấn công mới. Các đơn vị bộ binh của chúng tôi gọi pháo binh bắn yểm trợ. Khoảng 500 đến 600 quân Việt Nam đã tấn công vào phòng tuyến của chúng tôi giữa lúc các giàn tên lửa của chúng tôi cũng bắt đầu khai hỏa.
Chúng tôi giữ được vị trí và bắn hạ khoảng 100 quân Việt Nam. Tiểu đoàn pháo thứ hai của chúng tôi cũng vừa gia nhập mặt trận và tuôn đại pháo vào quân Việt Nam.
Đến 3 giờ chiều, quân đội Việt Nam không thể nào tiến đến được vị trí phòng thủ của chúng tôi. Lực lượng tiếp viện của phía Việt Nam đang cố gắng vượt qua sông và tấn công vào phía cạnh sườn của chúng tôi. Tư lệnh sư đoàn ra lệnh chúng tôi khai hỏa. Trước hết chúng tôi hướng nòng pháo vào 10 độ phía bên trái và rồi 10 độ phía bên phải. Cả đại đội quân Việt Nam đã không thể rút về vị trí của họ.
 
Ngày 12 tháng 7, quân Việt Nam phản kích
Sau 11 tháng 6, chúng tôi đã học được bài học. Các ống phóng tên lửa do tôi chỉ huy. Pháo 82 ly do các tiểu đoàn chỉ huy. được đào sâu vào và đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của tôi. 12 trung đội đại pháo, bao gồm 4 trung đội xe tăng được phân phối cho mỗi đơn vị. Các hỏa lực tăng cường sẽ được hướng dẫn để bắn thẳng vào những con đường mà quân Việt Nam chắc chắn sẽ dùng để tiến. Những con đường đó được chia ra. Mỗi đơn vị thám thính được chọn một hướng. Hai trung đội pháo sẽ bắn vào con đường chính với mục đích làm chậm chân quân Việt Nam. Ba trung đội tên lửa đóng trên cao điểm 152. Một trong số đó do Li Hai-Ren chỉ huy. Mật ngữ để tấn công là Heo Rừng.
Ngày 12 tháng 7, chúng tôi biết được danh sách các đơn vị của quân Việt Nam. Theo sự ước tính của chúng tôi, địch quân gồm hai trung đoàn thuộc sư đoàn 356, một trung đoàn thuộc sư đoàn 316, và 6 trung đoàn độc lập sẽ tham gia trận đánh.
Chúng tôi dự đoán quân Việt Nam sẽ tấn công lúc 5 giờ sáng. Lúc nửa khuya, chúng tôi có 2,5 lần số đạn bình thường sẵn sàng cho các khẩu pháo. Lúc 3 giờ sáng, tổng hành dinh thông báo 3 vị trí của quân Việt Nam và ra lệnh khai hỏa vào các vị trí đó
Sau tràng pháo thứ nhất, tôi nói chuyện với Trung đoàn trưởng Chang Yo-Hop. Tôi hỏi ông ta nếu ông ta là chỉ huy quân đội Việt Nam, ông ta chắc chắn sẽ tấn công vào khu vực nào? Viên trung đoàn trưởng chỉ khoảng rừng trống khoảng 300 mét ở phía bắc của dòng sông.
Tôi đồng ý với ông và chỉ thị cho 6 trung đội trọng pháo tập trung hỏa lực vào mục tiêu 1000 mét chung quanh khu vực đó. Tôi báo cáo quyết định đến Bộ chỉ huy. Tư lệnh phó sư đoàn chấp thuận. Tôi ra lệnh pháo binh bắn từng loạt cách nhau 10 phút. Sau loạt pháo thứ hai, không có gì xảy ra (gạch bỏ phần chửi tục bằng tiếng Tàu). Tôi chỉ thị bắn hỏa châu soi sáng khu vực và kết quả cũng không có gì. Thật phí đạn. Bộ tư lệnh chỉ thị chúng tôi ngưng bắn. Lúc đó khoảng 3 giờ sáng. Nhiều binh sĩ của chúng tôi lăn ra ngủ ngay.
Ngay lúc đó chúng tôi mới khám phá ra rằng lực lượng tấn công của phía Việt Nam chỉ cách phòng tuyến chúng tôi 500 mét. Hai Tiểu đoàn trưởng của quân Việt Nam bị giết tại chỗ. Mặc dù không có chỉ huy, quân Việt Nam đã không từ bỏ vị trí của họ. Những binh sĩ bị thương cũng không rên rỉ. Họ di chuyển thương binh ra khỏi khu vực sau khi hỏa châu vừa tắt. Kỷ luật của quân Việt Nam thật không thể nào tin được.
Lúc 5 giờ sáng, cả địa ngục rung rinh. Trận đánh bùng nổ tại mọi phía. Chúng tôi bắt được tù binh đầu tiên tại điểm này sau khi đã gây thương vong trầm trọng cho địch quân. Qua các tù binh, chúng tôi biết những gì đã xảy ra trước đó.
Quân Việt Nam quả thật có kỷ luật rất cao, đến nỗi họ tung ra cuộc tấn công theo đúng kế hoạch ngay cả khi chỉ huy trưởng của họ đã tử trận. Quân Việt Nam rất giỏi giấu tung tích. Họ phối hợp chặt chẽ với nhau ngay cả không dùng một phương tiện truyền tin vô tuyến nào trước khi tấn công.
Ngay khi quân Việt Nam tấn công, các đơn vị bộ binh chúng tôi gọi pháo yểm trợ. Tôi lo lắng sẽ bắn nhầm quân bạn. Bộ chỉ huy ra lệnh tôi khóa phòng tuyến bằng cách bắn vào làn sóng tấn công thứ hai. Làn sóng tấn công thứ nhất thường là các đơn vị thám thính, nơi phía sau có thể có cả trung đoàn đang yểm trợ. Các giàn tên lửa của chúng tôi nhả 13 tràng liên tục. Ngoài ra các khẩu pháo 85 ly, 100 ly, 152 ly cũng tham gia phản kích.
Chúng tôi bắn 200 mét về phía trước tại 6 điểm. Từ trái sang phải và trở lại sang trái. Hỏa lực pháo chúng tôi dựng lên một bức tường lửa chung quanh các đơn vị của chúng tôi. Chúng tôi giết rất nhiều quân Việt Nam và nhiều ống phóng tên lửa của chúng tôi nóng đỏ rực. Trong ngày đó, trung đoàn chúng tôi bắn trên 10 ngàn viên pháo.
Đến trưa, chúng tôi hết đạn. Khi tin này được báo lên Chang Yo-Hop, ông ta thật không vui. Không có hỏa lực pháo yểm trợ, thật không có cách gì ngăn chặn được sức tấn công của 6 trung đoàn quân Việt Nam. Tôi đã gọi tăng viện đạn dược ngay khi viên pháo đầu tiên được bắn đi.
Lúc 1 giờ chiều thì 470 xe tải chở đạn cũng vừa tới. Quân đội Việt Nam đã chiếm lại được cao điểm 164. Một trong những tiểu đoàn của họ chỉ còn 6 người sống sót nhưng họ vẫn tiến. Lực lượng bộ binh của chúng tôi bắt đầu khai hỏa phản công ngay.
Cuộc pháo kích nặng nề cày nát điểm cao đó. Trong vòng 15 phút chúng tôi chiếm lại được cao điểm 164. Quân Việt Nam từ chối rút lui. Làn sóng này sang làn sóng người khác tiếp tục tiến lên giành lại ngọn đồi. Khi cuộc chiến tàn, chúng tôi đếm được 3700 địch quân địch bỏ thây trên mặt trận (đây là chi tiết mang tính cường điệu, xem bài phản biện >> Sự thật về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang 1984).
Tư lệnh sư đoàn chúng tôi, cựu chiến binh từ thời nội chiến, cũng phải nói rằng ông ta chưa bao giờ thấy nhiều xác chết như thế. Chúng tôi tịch thu vũ khí và thắt lưng trên xác Việt Nam và phân phát cho lính trong trung đoàn chúng tôi. Đêm đó, bảy chúng tôi trong Bộ chỉ huy trung đoàn với Tư lệnh trung đoàn Chang Yo-Hop hút hết 4 bao thuốc.
Chúng tôi không thể ăn, chỉ uống sạch cả bốn thùng rượu.
Ngày 14 tháng 7, chúng tôi ra tín hiệu cho phép phía Việt Nam đến thu hồi xác chết. Chúng tôi yêu cầu họ mang cờ Hồng Thập Tự, mỗi toán không được quá 50 người và không được mang theo vũ khí. Một toán khoảng 60 đến 70 lính Việt Nam đến, không có cờ. Khi phát hiện ra họ không tuân theo thỏa thuận vì họ có mang theo súng, chúng tôi khai hỏa.
Chúng tôi không quan tâm đến sinh mạng của họ. Không một người nào trong nhóm lính này sống sót. Việt Nam chẳng còn đến thu hồi xác chết nữa. Trời đang là mùa hè. Nắng rồi mưa. Không ai có thể chịu được mùi xác chết. Chúng tôi buộc phải gởi các đơn vị chống hóa chất đến để đốt tất cả xác chết bằng những ống phun lửa.
Theo QUÂN SỬ VIỆT NAM


Sự thật về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang 1984

Trên mạng có thể các bạn sẽ gặp các tài liệu của "nhà văn" Phạm Viết Đào về "bí mật trận chiến Núi Đất", được ngụy tạo khá tinh vi để đưa ra những thông tin bịa đặt về trận chiến trên cao điểm 1509 ở Hà Giang.
Về vấn đề này, chúng tôi xin trình bày những thông tin có được như sau:
1. Lịch sử:
Điểm cao 1509 thuộc xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Đây là vị trí có khả năng khống chế khu vực bờ bắc suối Thanh Thủy cho đến cửa khẩu Thanh Thủy phía đông sông Lô. Đỉnh 1509 gồm 2 mỏm, đường biên giới Việt-Trung chạy qua giữa 2 mỏm này.
Sau chiến tranh biên giới tháng 2 năm 1979, ta đưa bộ đội lên chốt giữ cả 2 mỏm của 1509 (nghĩa là cả phần nằm trong lãnh thổ Trung Quốc).
Ngày 28-4-1984, sau hơn 3 tuần pháo kích, quân Trung Quốc mở cuộc tiến công vào khu vực Thanh Thủy ở bờ đông sông Lô. Lực lượng chốt giữ của ta yếu hơn địch, bị thương vong nên không giữ được trận địa. Đỉnh 1509 cùng một số điểm cao thấp hơn như 772, 685, bình độ 300-400... bị quân Trung Quốc chiếm đóng (khu điểm cao này được Trung Quốc gọi chung là núi Lão Sơn).
Sau này, ta mở nhiều chiến dịch nhằm giành lại các vị trí bị lấn chiếm, nhưng do tương quan lực lượng chênh lệch nên không thể lấy lại toàn bộ (trong đó có 1509). Đến tháng 9-1989, sau khi chiến sự 2 bên chấm dứt, quân Trung Quốc đã rút khỏi các điểm bị chiếm đóng này.
Ảnh: Sơ đồ trận tiến công của Trung Quốc vào khu vực Thanh Thủy ngày 28-29/4/1984 (nguồn: quansuViệt Nam.net/Việt Nammilitaryhistory.net) - Click vào để xem ảnh lớn.
2. Hiện trạng:
Điểm cao 1509 hiện nay được khôi phục đúng như trạng thái vốn có trước năm 1979, nghĩa là mỗi bên giữ 1 mỏm. Theo thông tin từ bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang, phần 1509 nằm bên phía Trung Quốc thì công binh Trung Quốc xây công sự kiên cố, còn phần nằm bên ta thì không xây. Hiện nay chúng ta vẫn đang tiếp tục khắc phục mìn còn lại trên 1509 và nhiều điểm cao khác.
3. Sự thật về cuộc chiến:
Trên mạng có thể các bạn sẽ gặp nhiều tài liệu về "bí mật trận chiến Núi Đất", một số được ngụy tạo khá tinh vi dưới danh nghĩa "tài liệu giảng dạy của cục phòng vệ Nhật Bản", hồi ức cựu binh XYZ của Trung Quốc hay Việt Nam v..v đưa ra những thông tin bịa đặt về trận chiến trên cao điểm 1509, chúng tôi xin giải thích ngắn gọn.
(a) Bản thân cái tên "Núi Đất" cũng vốn cũng không có thật, vì khu vực 1509 không có tên riêng, chỉ có số hiệu điểm cao (phía Trung Quốc thì đặt tên là "Lão Sơn").
(b) Có thông tin cho là Việt Nam mất 1509, Trung Quốc xây cả đài tưởng niệm trên đỉnh. Điều này các bạn đọc lại phần 2 ở trên. Thực tế thì Trung Quốc không xây trên đỉnh 1509 mà ở phía sau, mà cho dù có xây trên mỏm 1509 nằm bên đất Trung Quốc thì đấy cũng là việc của họ, không ảnh hưởng đến ta.
(c) Nhiều tài liệu cố tình cổ súy cho "chiến công" của Trung Quốc giết hơn 3.700 chiến sĩ Việt Nam trong trận đánh 12-7-1984, ngụy tạo việc 3000 tù binh, thương binh, tử sĩ Việt Nam bị thiêu và chôn tập thể. Đây là thông tin bịa đặt. Thực tế trận 12-7 ta chỉ có vài tiểu đoàn trực tiếp đánh, có thương vong nặng nhưng không đến con số nghìn. Nội việc ở vùng núi đá, giữa chiến sự mà đi đào hố, thu gom để chôn 3000 xác đã là quá vô lý rồi (thực tế các cựu chiến binh Việt Nam cho biết là vẫn quay lại trận địa gần 1 tuần để đưa các tử sĩ về mà không gặp trở ngại, thấy súng đạn của tử sĩ còn nguyên chứng tỏ quân Trung Quốc cũng không dám ra ngoài thu vũ khí).
(d) Tài liệu ngụy tạo "của cục phòng vệ Nhật Bản" nói rằng từ 1509 Trung Quốc có thể khống chế miền Bắc Việt Nam. Đây là chiêu trò nhằm dẫn dắt người đọc tới suy nghĩ rằng "chính phủ Việt Nam sợ Trung Quốc nên vị trí chiến lược như vậy cũng để mất". Thực tế thì phía nam suối Thanh Thủy, đối diện và cách 1509 chỉ 2-3km là dãy núi Tây Côn Lĩnh với độ cao trên dưới 2000m (cao nhất 2500m), không khác gì tấm lá chắn của Hà Giang. Với vị trí như vậy dù Trung Quốc có mang gì lên 1509 cũng không có cửa với hà Giang chứ đừng nói tới cả miền Bắc.
Theo FB GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG