Đối với đàn bà con gái, thứ gần gụi nhất với ký ức về miền đất sống có lẽ chính là từ “thị” trong từ ghép “đô thị”: những ngôi chợ.
» Đặc sản mùa mưa
» Những chầu khóc cuối tuần
» Dạ tiệc phồn hoa
Khi nhỏ thì lút cút theo mẹ vô chợ Bến Thành, chỉ để mê mải ngửa cổ ngắm mấy bức phù điêu gốm màu mỡ gà đắp hình con bò con vịt nải chuối ngoài cổng chợ, về sau mới đọc nhiều tư liệu thêm về tác giả là hoạ sĩ Lê Văn Mậu và các nghệ nhân gốm Biên Hòa làm từ năm Nhâm Thìn.
Ham vô chợ Bến Thành cũng bởi mê dãy hàng mỹ ký lóng lánh đồ trang sức, rồi từ đó thong thả bước qua đường là đến chợ trời Tạ Thu Thâu bán mỹ phẩm, dầu thơm sực nức mùi xa xỉ.
Nhưng thích nhất khi đi chợ, chợ ở bất kỳ đâu, ở bất kỳ xứ nào, là được nghe âm sắc phương ngữ chánh thống thật thà. Không phải thứ ngôn ngữ bản địa của những tiếp viên hàng không và lễ tân khách sạn. Ở chợ, chợ Sài Gòn, một bước đi len giữa những hàng sạp là lại dậy lên một chuỗi lao xao lanh canh, chanh chua hay ngọt lịm “Mua gì vô chọn em gái?”, “Vải may áo dài không cưng?, “Đậu bữa nay ngon nè cô Hai”,…
Dừng sạp này mua món gì không có là có thằng nhỏ được sai chạy có cờ, khuân về từ sạp bạn hàng cho kì đủ món khách muốn, dù chỉ trái chanh tép tỏi.
Cho đến nay, tôi vẫn giữ thói quen chỉ thích lựa mua vải áo dài ở chợ Bến Thành dù đây không phải là khu chợ chuyên về vải như Soái Kình Lâm hay khu đối diện chợ Tân Định. Nhưng bởi mua riết thành quen, vừa nhác thấy ngoài đầu cửa Nam mà trong khu vải đã rần rần. Vui chân ghé đâu cũng được, lựa bông in không có đủ bộ đủ màu thì sai cô nhỏ đi một vòng qua sạp bạn hàng mang về tận nơi cho lựa.
Nhớ lúc xe đô thị, công an địa phương tới giải toả khu chợ tự phát hàng chục thập kỷ nọ, có người bưng mấy rổ cá hấp trong lòng như bợ đứa nhỏ, có người túm bốn góc tấm bạt thành cái quảy xách cả gánh rau chạy có cờ, có người uất ức đứng lại đánh lộn la khóc om xòm, bà hàng thịt điên máu đùng đùng xách dao phay dí theo xe công an đòi hàng. Xe dừng lại, bà cô quảy đít bỏ chạy, vừa chạy vừa chửi vang khu chợ tiêu điều.
Sau này có dịp về qua, mười mấy năm nhìn lại, con đường chợ đã làm lại thành lộ lớn. Mấy vách nhà tôn lá xóm chợ hồi nào giờ cơi nới thành nhà lầu đắp phù điêu kiểu châu Âu hẳn hòi. Di tích khu chợ Cây Quéo xưa vẫn còn lác đác mấy hàng rau chuối thịt thà trải ra bán trên lề hè. Người cũ còn sống đời nơi này, vẫn không dễ gì xóa bỏ tập quán chợ búa bao lâu, như thể phải đúng mấy bước chân từ nhà, đúng ngõ đúng đường thì mới là miếng thịt bó rau lon gạo từ chợ Cây Quéo xưa vậy.
Tới giờ thi thoảng đi chợ như một thú cổ ngoạn của đàn bà phố lớn, để nhớ cảm giác trả giá đồng một đồng hai, ham hố mớ ngò nhúm ớt tặng thêm hào phóng, tiện chân quẹo vô đóng cặp guốc sơn bông hay vui miệng tự thưởng tô bún chén chè trong tư thế chồm hổm đặc trưng của đời chợ.
“Đời chợ” của chúng tôi bây giờ, có khi bởi ngại đôi giày cao gót bấp bênh lối chợ vỉa hè, ngại cái nóng hầm hập của chợ nhà lòng vào giữa trưa, ngại cả chuyện đồ dơ đồ sạch mà những chiếc làn nhựa đi chợ ngày xưa giờ xếp xó. Thay cho mỗi ngày một bận một mìmnh bươn bả loẹt quẹt ra vô lối chợ kiếm mớ rau con cá, bây giờ mỗi tuần cả gia đình kéo nhau đi siêu thị như ngày xưa người ta đi Sở Thú. Con nít tha hồ chạy nhảy, với hóa đơn in điện tử, với món đồ còn hơi lạnh dàn máy điều hòa công nghiệp, ký ức những ngôi chợ cứ mờ dần, cho đến ngày, như bữa nọ tôi đi ngang nơi từng là chợ Cây Quéo, “thị” đã đổi đời thành “đô”.
Đời chợ đổi thay
Thay cho những buổi chợ sấp ngửa như đi biển một mình của các bà nội trợ, hay gói mì chai mắm bịch bột nêm quơ bậy ngoài tiệm chạp phô đầu ngõ, thì đối với dân thành thị thời hiện đại, riêng cái thú cả nhà rồng rắn ẵm bồng nhau cùng đi siêu thị quơ quào chọn lựa mấy món gia dụng cho cả tuần cũng là một thú tiêu khiển. Mà không chỉ vậy, ngay cả dân độc thân cui cút, việc nhẩn nha tấp vô siêu thị quen, đầu đội headphone vừa nhún nhảy cà tưng vừa chọn chọn lựa lựa (mà phần lớn là đồ đóng lon đóng hộp, cho khỏe) cũng có cái thi vị cô độc của nó, mà không ngại phiền toái tiếng mời rao chèo kéo.
Phần bởi tiện đường gần nhà, lại rành rẽ mau chóng tìm ra món hàng cần thiết bởi thuộc nằm lòng sơ đồ quầy kệ, quen mặt cả mấy cô nhỏ quầy thu ngân, thậm chí chọn siêu thị quen chỉ bởi ưng cái thứ nhạc được phát xen giữa những đoạn phát thanh quảng cáo, thông tin khuyến mãi, v.v.. nên hầu như có bao nhiêu siêu thị mới mở ở những đâu đâu thì các “tour mua sắm” cuối tuần vẫn được định vị tại một siêu thị quen biết.
Thuở đó, đồ hộp, gia dụng, thực phẩm sơ chế, sản phẩm vệ sinh, xà-bông, thuốc thơm ngoại nhập hầu hết tập trung ở mấy tiệm “chạp phô thượng lưu” ở khu Hàm Nghi. Kể từ khi ra đời mấy siêu thị mới toanh, dù toen hoẻn nhỏ, cũng đủ là một dấu chỉ thịnh vượng cho nếp sống trung lưu thời rình rang mở cửa, khi này còn chủ yếu phục vụ nhu yếu phẩm cho người ngoại quốc và “Việt kiều hồi hương”, bởi người tiêu dùng bản xứ còn xa lạ với cung cách mua hàng tự chọn, mà bản thân nhà phân phối bán lẻ cũng còn e dè chưa dám tin tưởng trọn vẹn vào “tư cách tiêu dùng” của giới tiêu thụ bình dân.
Ngày đó, những tập đoàn cỡ bự cũng chỉ vừa mới đào móng dựng nền ở Việt Nam, những bánh xà-bông thơm hiệu Camay, Lux hay Dove cũng chỉ vừa mới được xuất xưởng tại Việt Nam, thậm chí thói quen dùng sữa tắm thay xà-bông vẫn còn chưa phổ biến, nên những chốn như vậy thưa thớt người lui tới.
Quay tới quay lui, Citimart nhỏ xíu ngày nào lẳng lặng biến mất khỏi bản đồ thành phố. Một vụ hỏa hoạn bi thảm cũng thiêu rụi tàn tích cuối cùng của siêu thị tự chọn Intershop, kể lại, giờ không ai tin Sài Gòn từng có những “siêu thị” vắng hoe nhỏ xíu như vậy.
Sau Citimart, nếu tôi nhớ không lầm, thì Maximart đường bệ ra đời, án ngữ ngay đầu đại lộ 3-2, lần đầu cải chính về quy mô của một siêu thị, tuy thực tế chưa thấm tháp gì so với hậu duệ Big C về sau. Cùng lúc, hệ thống Co-opmart ra đời, làm bài học vỡ lòng về phương thức sắm sanh mới cho bà con bình dân. Thôi thì tấp nập người lớn con nít đổ xô nườm nượp vô mỗi chi nhánh mới mở. Hàng gia dụng nội địa, từ chén nhựa chảo nhôm cho tới đồ chơi con nít, cục xà-bông Cô Ba, đến chai thuốc trị bù chét chó, không thiếu món gì, máy lạnh phà phà phủ phê. Thay cho lời chào câu rao của mấy thím tiểu thương là tiếng loa cứ từng chập rổn rảng quảng cáo các món đang khuyến mãi giá hời. Người ta cứ vậy chen nhau bốc lựa, mấy bà mấy chị tiểu thương chợ chồm hổm cũng bận đồ bộ, bận bà ba, túi áo dày cộm tiền mặt đủ giấy bạc chẵn lẻ, hớn hở “vô coi cho biết”, mấy tiếng sau quay ra, mặt ỉu xìu buồn hiu, lo lo cho cái gánh, cái sạp tỏn mỏn ten men rày đây “biết ra sao ngày sau”…
Giận thương chuyện đời tình chợ
Dân thị tứ, phần lớn ở nhà thuê, rày xóm này mai quận khác, lận lưng biết mặt cũng vài ba cái siêu thị quen gần nhà, tùy vào khu vực mướn nhà cắm dùi tạm bợ. Vài năm sau, di dời chuyển nhà đổi xóm, có khi thành đạt lên đời, lâu lâu lạc chân vô lại cái siêu thị thuở hàn vi, tự dưng thấy chuyện nồi niêu cá mú cũng có thi vị hồi ức riêng của nó.
Bản thân tôi, có lẽ lưu luyến nhớ thương nhất là cái siêu thị trong một khu cư xá Screc ven bờ kênh Nhiêu Lộc. Mướn bậy một căn lầu ở xóm nhậu gần đó, độc thân lại không bếp núc gì nhiều, gặp hôm mải miết viết lách chán chê, mỏi mắt, tong tả nguyên mình bộ đồ bộ loẹt quẹt đi qua vài bước là tới, dạo loanh quanh nhón cái này bỏ cái nọ, tấp vô quầy canteen mua đỡ bịch cơm trắng về dầm pa-tê cho…chó, bao giờ cô đứng quầy cũng ý nhị tặng thêm cho hộp canh bự, rồi lấy 2 ngàn đồng bạc.
Gặp bữa có bạn bè tới chơi, tiện giò tạt vô, quơ lấy chai vang Đà Lạt, chiếc ly chân cao bằng nhựa (cho khỏi bể), chùm nem gói giấy bóng kiếng, không thơm mùi lá, nhưng cũng thành bữa nhậu lâm li vui vui.
Siêu thị dựng ngay mặt tiền khu cư xá nên dân tình ngụ cư tại chỗ, cùng cư dân bốn vùng chiến thuật xung quanh cũng tạt vô sắm sanh, có bà tay cầm tô cơm to như cái thau, dắt theo đứa con nít ngồi xe nhựa phây phây đi tới đi lui giữa những dãy hàng để… dụ nó ăn cho dễ. Gặp bữa trời oi, mấy người khu xóm giềng xung quanh đổ hết vô siêu thị, không sắm gì cũng chỉ đi tới đi lui… xài ké dàn máy lạnh cho mát.
Về sau ở quận Tư, khu xưa giờ nổi tiếng dân cư đa dạng từ đại bàng tới se sẻ, người đi siêu thị toàn là công nhân, người lao động bình dân, quầy thực phẩm sơ chế còn khéo léo chia nhỏ từng khoanh đậu farci, khứa cá, miếng ba rọi thành phần nhỏ hơn để rẻ và giành cho người độc thân, kèm theo mớ gia vị ướp cho tiện, tới nhà xèo xèo dăm ba phút đã có bữa cơm nhà ngon lành như ai. Đôi khi đứng xếp hàng, nhìn thấy ông chú cao tuổi lụm khụm tay dắt cháu ra lựa bó rau hộp sữa, dằn lòng dỗ cháu bắt thằng nhỏ bỏ lại lên quầy bịch kẹo gum gấu, cô thu ngân, giọng còn rặt gái quê, nhìn mặt đứa nhỏ phụng phịu, nói “Thôi chú đưa bịch kẹo đây, hổng tính tiền đâu chú!”
Hai ông cháu đi khuất, vừa dợm bước lên tính tiền, thấy cô thu ngân mở xắc tay ra vài tờ bạc bỏ vô tủ, liền ngăn lại “Em để tui trả cho!”. Vậy là thành thân quen, lần sau ghé lại, chỉ lẳng lặng tặng nhau nụ cười “người quen”. Dọn nhà đi nơi khác, chợt hôm nay nhắc chuyện cũ, tự hỏi cô thu ngân thảo tánh ngày nọ giờ ra sao…
Vậy thôi, cũng thành một kỷ niệm.
Từ hồi dấy động phong trào tẩy chay hàng tiêu dùng Trung Quốc tràn lan trong siêu thị, tự dưng giữa những người đi mua hàng hình thành một mối hiệp thông đoàn kết. Bà cô chìa chiếc nhãn hàng “Con con, cô không rành, con coi mã hàng này là đồ Tàu hay đồ ta hả con?”. Mấy bà nội trợ lạ hoắc cũng kết lại thành bè, đi kiếm cái xẻng nhôm chiên cơm mà kiếm không ra, cũng kéo ra quầy thu ngân cự nự chất vấn cho đến khi có được cái xẻng nhôm Việt Nam mới chịu, không thì quảy quả tay không bỏ về, ra chợ Bà Chiểu ăn chắc mua được đồ nội hóa.
Nhưng siêu thị tôi ưng đi nhất, từ khi nó ra đời tới giờ vẫn là Maximart 3 Tháng 2. Chưa kể bởi những đầu mối bạn hàng phong phú, có những món chỉ có thể tìm ra được ở đây, từ chai sữa tắm mùi trầm Trung Đông, hũ muối hột thuốc Bắc ngâm chân, bịch tăm bông thân giấy bảo vệ môi trường, v.v.. Ai đi quen ở đây chắc không thể không quen mặt bà thím xưa hay bán nước sâm nước mát trước cổng, cứ đợi người đi siêu thị mà nhắm xách mang nhiều túi giỏ, là thím xởi lởi mang vác hộ ra tận taxi rồi hề hề cười chẳng xin gì, chỉ xin cho lại mấy tờ hóa đơn, có khi đổi được quà, coupon coi hát, có khi là phiếu ăn fastfood,… Mấy ai đi Maximart sắm một lần khệ nệ đồ đạc, thường bỏ qua không màng tới mấy món quà khuyến mãi không xài tới nọ, nên cũng vui vẻ lục giỏ lục hòm ra mấy tờ hóa đơn. Riết thành nếp quen, lần nào tính tiền xong tôi cũng để riêng mấy tờ hóa đơn ra cho thím nước sâm.
“Siêu chợ” trên nấm mồ kỷ niệm
Tới giờ thì “hồi ức chợ búa” của tôi, cũng kha khá, đáng mặt thị dân lâu năm, kể từ thời của những siêu thị “đời đầu” của Sài Gòn thời mở cửa cho đến thượng trào của những chuỗi cửa hàng tiện lợi tồn tại song song với những siêu thị thật sự bạt ngàn, hiện đại.
Những với kẻ đa sầu đa cảm lẩn thẩn như tôi, cái chốn bán bán mua mua món thiết thực thường nhật ấy, cái không khí rôm rả của những chiếc xe đẩy, mùi hương xịt phòng và chai nước xả bị ai lỡ tay làm đổ ra sàn đó, những giỏ nhựa và con nít kêu la ấy, cũng có thể trở thành một vùng ký ức rất riêng của đời sống đô thị, như mùi gió sông hay hương khói đốt đồng của kẻ tỉnh xa quê vậy.
Mỗi nơi mỗi nết, cũng là hệ thống bán mua hiện đại đó, sắc màu đồng phục đó, những tờ hoá đơn đó, nhưng sắc thái của nụ cười, ánh mắt, tới cái va chạm vi tế giữa khách với nhau giữa những kệ quầy cũng đã là một thế giới khác. Lúc đó lại mủi lòng tủi thân, như kẻ quê thổn thức nhớ chợ quê.
Có lần vô siêu thị ở Seoul, vốn ở Sài Gòn bịch xốp bao kiếng toàn được cho không xả láng, nên quen thói, lựa hàng xong, thấy người ta vẫn bỏ đồ của mình lỏng chỏng trong xe đẩy, tôi tiện tay tự lấy chiếc bịch xốp cỡ bự bỏ hàng vô đó rồi bước đi, bất thần bị giật ngược trở lại. Người Đại Hàn ít xài tiếng Anh, khách lại lớ ngớ chưa rành tiếng địa phương, khoa chân múa tay một hồi anh nhân viên thu ngân nản chí, thở phì phì ra dấu nói “Đi đi, bà nội, không sao đâu”. Mãi sau này mới biết người ta gọi lại kêu tính tiền cái bịch xốp, bởi ở nước ngoài người ta hạn chế xài bao xốp để bảo vệ môi trường, ai muốn xài phải trả tiền. Nghĩ lại mắc cỡ tới giờ.
Sau này hệ thống Coop có phát triển thêm loại túi môi trường, vừa dai vừa bền, khuyến khích ai mua xài loại túi này thay bịch xốp thì hưởng coupon hay giảm giá, không biết có được hưởng ứng tốt không.
Nghĩ đi nghĩ lại, nếp làm ăn, cười nói, quy tắc của một siêu thị, tưởng chuyện chợ búa thường tình, nhưng lại là một “kênh” giáo dục ý thức cộng đồng vô cùng tiệm cận và thiết thực.
Lầu cao lát đá mosaic, kiến trúc cổ tự kiêu kỳ, hay một siêu thị thô sơ quen thuộc, tất thảy trong kí ức thị dân, vẫn mang những giá trị lưu luyến ngang nhau, chớ phải đâu chỉ là cái chốn để cầm lên đặt xuống những món hàng.
Bần thần như kẻ quê mất dấu chợ quê, tôi trở về Maximart - nơi từng được giới nội trợ hoan nghinh nhờ phòng thương vụ giỏi giang săn đầu hàng phong phú, giờ đã đổi tên, và nghe đâu cũng đã có một trận thay máu nhân sự khốc liệt đã diễn ra.
Bỏ qua những nhàu nhĩ khô khan của luận thuyết và âm mưu kinh thương xa lạ với đầu óc đàn bà bé nhỏ. Tôi bần thần cố gắng làm quen với hình hài mới, sơ đồ mới của siêu thị mới. Ngơ ngác điểm mặt những nhân viên bán hàng còn quen mặt, nghe kể lại, bằng một giọng thì thào, về những lứa cựu nhân viên lớn tuổi đã được cho nghỉ việc trong nguyên tắc đào thải hiển nhiên khi giang sơn đổi chủ.
Những món hàng ngồ ngộ, khác lạ vắng mặt, khách chợt nhận ra mọi thứ đã trở nên thân thiết, như tên gọi những người quen vẫn hàng ngày trong nhiều năm tồn tại trong gói thu vén gia chánh đã không còn. Người ta sẽ dần dà tập làm quen với kẻ kế nhiệm, rồi cũng có thể, những bao bì rập khuôn, hiện đại trong màu cờ sắc áo đồng nhất mới mẻ ấy, biết đâu, sẽ tạo thành những nếp quen mới, thậm chí thành kỷ niệm mới.
Nhưng với riêng tôi, lý do cuối cùng để quay về với những chuyến mua sắm hàng tuần nơi này đã không còn. Cuốc xe quá dài cũng trở nên phi nghĩa.
Như một lời chia tay tử tế cuối cùng, tôi cố nhặt thật nhiều món hàng ưa thích bỏ vào xe đẩy để có một hoá đơn thiệt dài, rồi tiến về phía quầy thu ngân đìu hiu với cô nhân viên trong bộ áo mới đang ngồi buồn tiu nghỉu. Tay cầm hoá đơn, dài như một cái đuôi lê thê quét gần tới sàn, cùng chồng mang vác mớ hàng hoá ra cổng, ngó quanh ngơ ngác tìm Thím Nước Sâm mà không thấy.
Thím chắc đã dời xe nước đi đâu đó, nơi người ta sẵn sàng chấp nhận cho một bà cô hay chuyện xởi lởi lăng xăng xin lại những hoá đơn không còn dùng đến để săn mớ quà tặng linh tinh. Là tôi tự an ủi bản thân mình vậy.
Cuốc xe dài hụt hẫng trở về, thấy trong lòng như một ký ức thân thương lắm, lại vừa biến mất giữa xô lấn đời thị thành, chợt ray rứt nhớ, thương, thèm một tiếng rao “mua gì quẹo lựa, cô Hai!”.
Trác Thúy Miêu
» Những chầu khóc cuối tuần
» Dạ tiệc phồn hoa
Hình ảnh quen thuộc của Sài Gòn ngày xưa. Ảnh: TL
Kí ức lối chợ xưa…Khi nhỏ thì lút cút theo mẹ vô chợ Bến Thành, chỉ để mê mải ngửa cổ ngắm mấy bức phù điêu gốm màu mỡ gà đắp hình con bò con vịt nải chuối ngoài cổng chợ, về sau mới đọc nhiều tư liệu thêm về tác giả là hoạ sĩ Lê Văn Mậu và các nghệ nhân gốm Biên Hòa làm từ năm Nhâm Thìn.
Ham vô chợ Bến Thành cũng bởi mê dãy hàng mỹ ký lóng lánh đồ trang sức, rồi từ đó thong thả bước qua đường là đến chợ trời Tạ Thu Thâu bán mỹ phẩm, dầu thơm sực nức mùi xa xỉ.
Nhưng thích nhất khi đi chợ, chợ ở bất kỳ đâu, ở bất kỳ xứ nào, là được nghe âm sắc phương ngữ chánh thống thật thà. Không phải thứ ngôn ngữ bản địa của những tiếp viên hàng không và lễ tân khách sạn. Ở chợ, chợ Sài Gòn, một bước đi len giữa những hàng sạp là lại dậy lên một chuỗi lao xao lanh canh, chanh chua hay ngọt lịm “Mua gì vô chọn em gái?”, “Vải may áo dài không cưng?, “Đậu bữa nay ngon nè cô Hai”,…
Dừng sạp này mua món gì không có là có thằng nhỏ được sai chạy có cờ, khuân về từ sạp bạn hàng cho kì đủ món khách muốn, dù chỉ trái chanh tép tỏi.
Cho đến nay, tôi vẫn giữ thói quen chỉ thích lựa mua vải áo dài ở chợ Bến Thành dù đây không phải là khu chợ chuyên về vải như Soái Kình Lâm hay khu đối diện chợ Tân Định. Nhưng bởi mua riết thành quen, vừa nhác thấy ngoài đầu cửa Nam mà trong khu vải đã rần rần. Vui chân ghé đâu cũng được, lựa bông in không có đủ bộ đủ màu thì sai cô nhỏ đi một vòng qua sạp bạn hàng mang về tận nơi cho lựa.
Chợ của ngày xưa. Ảnh TL
Một thói quen đi chợ khác của cư dân khu trung tâm là Chợ Cũ, sau này có một thời mướn trọ ở khu Gò Vấp - Bình Thạnh, lối về đêm khuya phải lách qua chợ Cây Quéo thời còn chưa làm đường. Trên đời, cảnh buồn nhất là một ngôi chợ về khuya, hàng sạp chơ chỏng, sình lầy ngút mắt cá, chỉ có lũ mèo hoang và chuột cống họp chợ âm thầm trong thứ ánh sáng mượn hắt ra từ mấy căn nhà khu xóm chợ…Nhớ lúc xe đô thị, công an địa phương tới giải toả khu chợ tự phát hàng chục thập kỷ nọ, có người bưng mấy rổ cá hấp trong lòng như bợ đứa nhỏ, có người túm bốn góc tấm bạt thành cái quảy xách cả gánh rau chạy có cờ, có người uất ức đứng lại đánh lộn la khóc om xòm, bà hàng thịt điên máu đùng đùng xách dao phay dí theo xe công an đòi hàng. Xe dừng lại, bà cô quảy đít bỏ chạy, vừa chạy vừa chửi vang khu chợ tiêu điều.
Sau này có dịp về qua, mười mấy năm nhìn lại, con đường chợ đã làm lại thành lộ lớn. Mấy vách nhà tôn lá xóm chợ hồi nào giờ cơi nới thành nhà lầu đắp phù điêu kiểu châu Âu hẳn hòi. Di tích khu chợ Cây Quéo xưa vẫn còn lác đác mấy hàng rau chuối thịt thà trải ra bán trên lề hè. Người cũ còn sống đời nơi này, vẫn không dễ gì xóa bỏ tập quán chợ búa bao lâu, như thể phải đúng mấy bước chân từ nhà, đúng ngõ đúng đường thì mới là miếng thịt bó rau lon gạo từ chợ Cây Quéo xưa vậy.
Tới giờ thi thoảng đi chợ như một thú cổ ngoạn của đàn bà phố lớn, để nhớ cảm giác trả giá đồng một đồng hai, ham hố mớ ngò nhúm ớt tặng thêm hào phóng, tiện chân quẹo vô đóng cặp guốc sơn bông hay vui miệng tự thưởng tô bún chén chè trong tư thế chồm hổm đặc trưng của đời chợ.
“Đời chợ” của chúng tôi bây giờ, có khi bởi ngại đôi giày cao gót bấp bênh lối chợ vỉa hè, ngại cái nóng hầm hập của chợ nhà lòng vào giữa trưa, ngại cả chuyện đồ dơ đồ sạch mà những chiếc làn nhựa đi chợ ngày xưa giờ xếp xó. Thay cho mỗi ngày một bận một mìmnh bươn bả loẹt quẹt ra vô lối chợ kiếm mớ rau con cá, bây giờ mỗi tuần cả gia đình kéo nhau đi siêu thị như ngày xưa người ta đi Sở Thú. Con nít tha hồ chạy nhảy, với hóa đơn in điện tử, với món đồ còn hơi lạnh dàn máy điều hòa công nghiệp, ký ức những ngôi chợ cứ mờ dần, cho đến ngày, như bữa nọ tôi đi ngang nơi từng là chợ Cây Quéo, “thị” đã đổi đời thành “đô”.
Đời chợ đổi thay
Thay cho những buổi chợ sấp ngửa như đi biển một mình của các bà nội trợ, hay gói mì chai mắm bịch bột nêm quơ bậy ngoài tiệm chạp phô đầu ngõ, thì đối với dân thành thị thời hiện đại, riêng cái thú cả nhà rồng rắn ẵm bồng nhau cùng đi siêu thị quơ quào chọn lựa mấy món gia dụng cho cả tuần cũng là một thú tiêu khiển. Mà không chỉ vậy, ngay cả dân độc thân cui cút, việc nhẩn nha tấp vô siêu thị quen, đầu đội headphone vừa nhún nhảy cà tưng vừa chọn chọn lựa lựa (mà phần lớn là đồ đóng lon đóng hộp, cho khỏe) cũng có cái thi vị cô độc của nó, mà không ngại phiền toái tiếng mời rao chèo kéo.
Phần bởi tiện đường gần nhà, lại rành rẽ mau chóng tìm ra món hàng cần thiết bởi thuộc nằm lòng sơ đồ quầy kệ, quen mặt cả mấy cô nhỏ quầy thu ngân, thậm chí chọn siêu thị quen chỉ bởi ưng cái thứ nhạc được phát xen giữa những đoạn phát thanh quảng cáo, thông tin khuyến mãi, v.v.. nên hầu như có bao nhiêu siêu thị mới mở ở những đâu đâu thì các “tour mua sắm” cuối tuần vẫn được định vị tại một siêu thị quen biết.
Bánh mì Sài Gòn. Ảnh: Life
Một trong những siêu thị, đúng ra là chỉ ở quy mô cửa hàng tiện ích (convenient store), đầu tiên ở Sài Gòn sau 1975 là Citimart ở đường Lý Tự Trọng, đối diện là tiệm áo dài Sĩ Hoàng (hồi này chỉ mới là tiệm may), khai trương khoảng đâu đó giữa thập niên 90, cùng thời với super market bên trong tòa nhà Intershop giờ đã không còn sau vụ hỏa hoạn lịch sử.Thuở đó, đồ hộp, gia dụng, thực phẩm sơ chế, sản phẩm vệ sinh, xà-bông, thuốc thơm ngoại nhập hầu hết tập trung ở mấy tiệm “chạp phô thượng lưu” ở khu Hàm Nghi. Kể từ khi ra đời mấy siêu thị mới toanh, dù toen hoẻn nhỏ, cũng đủ là một dấu chỉ thịnh vượng cho nếp sống trung lưu thời rình rang mở cửa, khi này còn chủ yếu phục vụ nhu yếu phẩm cho người ngoại quốc và “Việt kiều hồi hương”, bởi người tiêu dùng bản xứ còn xa lạ với cung cách mua hàng tự chọn, mà bản thân nhà phân phối bán lẻ cũng còn e dè chưa dám tin tưởng trọn vẹn vào “tư cách tiêu dùng” của giới tiêu thụ bình dân.
Ngày đó, những tập đoàn cỡ bự cũng chỉ vừa mới đào móng dựng nền ở Việt Nam, những bánh xà-bông thơm hiệu Camay, Lux hay Dove cũng chỉ vừa mới được xuất xưởng tại Việt Nam, thậm chí thói quen dùng sữa tắm thay xà-bông vẫn còn chưa phổ biến, nên những chốn như vậy thưa thớt người lui tới.
Nếp làm ăn, cười nói, quy tắc của một siêu thị, tưởng chuyện chợ búa thường tình, nhưng lại là một “kênh” giáo dục ý thức cộng đồng vô cùng tiệm cận và thiết thực.
|
Sau Citimart, nếu tôi nhớ không lầm, thì Maximart đường bệ ra đời, án ngữ ngay đầu đại lộ 3-2, lần đầu cải chính về quy mô của một siêu thị, tuy thực tế chưa thấm tháp gì so với hậu duệ Big C về sau. Cùng lúc, hệ thống Co-opmart ra đời, làm bài học vỡ lòng về phương thức sắm sanh mới cho bà con bình dân. Thôi thì tấp nập người lớn con nít đổ xô nườm nượp vô mỗi chi nhánh mới mở. Hàng gia dụng nội địa, từ chén nhựa chảo nhôm cho tới đồ chơi con nít, cục xà-bông Cô Ba, đến chai thuốc trị bù chét chó, không thiếu món gì, máy lạnh phà phà phủ phê. Thay cho lời chào câu rao của mấy thím tiểu thương là tiếng loa cứ từng chập rổn rảng quảng cáo các món đang khuyến mãi giá hời. Người ta cứ vậy chen nhau bốc lựa, mấy bà mấy chị tiểu thương chợ chồm hổm cũng bận đồ bộ, bận bà ba, túi áo dày cộm tiền mặt đủ giấy bạc chẵn lẻ, hớn hở “vô coi cho biết”, mấy tiếng sau quay ra, mặt ỉu xìu buồn hiu, lo lo cho cái gánh, cái sạp tỏn mỏn ten men rày đây “biết ra sao ngày sau”…
Giận thương chuyện đời tình chợ
Dân thị tứ, phần lớn ở nhà thuê, rày xóm này mai quận khác, lận lưng biết mặt cũng vài ba cái siêu thị quen gần nhà, tùy vào khu vực mướn nhà cắm dùi tạm bợ. Vài năm sau, di dời chuyển nhà đổi xóm, có khi thành đạt lên đời, lâu lâu lạc chân vô lại cái siêu thị thuở hàn vi, tự dưng thấy chuyện nồi niêu cá mú cũng có thi vị hồi ức riêng của nó.
Bản thân tôi, có lẽ lưu luyến nhớ thương nhất là cái siêu thị trong một khu cư xá Screc ven bờ kênh Nhiêu Lộc. Mướn bậy một căn lầu ở xóm nhậu gần đó, độc thân lại không bếp núc gì nhiều, gặp hôm mải miết viết lách chán chê, mỏi mắt, tong tả nguyên mình bộ đồ bộ loẹt quẹt đi qua vài bước là tới, dạo loanh quanh nhón cái này bỏ cái nọ, tấp vô quầy canteen mua đỡ bịch cơm trắng về dầm pa-tê cho…chó, bao giờ cô đứng quầy cũng ý nhị tặng thêm cho hộp canh bự, rồi lấy 2 ngàn đồng bạc.
Gặp bữa có bạn bè tới chơi, tiện giò tạt vô, quơ lấy chai vang Đà Lạt, chiếc ly chân cao bằng nhựa (cho khỏi bể), chùm nem gói giấy bóng kiếng, không thơm mùi lá, nhưng cũng thành bữa nhậu lâm li vui vui.
Siêu thị dựng ngay mặt tiền khu cư xá nên dân tình ngụ cư tại chỗ, cùng cư dân bốn vùng chiến thuật xung quanh cũng tạt vô sắm sanh, có bà tay cầm tô cơm to như cái thau, dắt theo đứa con nít ngồi xe nhựa phây phây đi tới đi lui giữa những dãy hàng để… dụ nó ăn cho dễ. Gặp bữa trời oi, mấy người khu xóm giềng xung quanh đổ hết vô siêu thị, không sắm gì cũng chỉ đi tới đi lui… xài ké dàn máy lạnh cho mát.
Về sau ở quận Tư, khu xưa giờ nổi tiếng dân cư đa dạng từ đại bàng tới se sẻ, người đi siêu thị toàn là công nhân, người lao động bình dân, quầy thực phẩm sơ chế còn khéo léo chia nhỏ từng khoanh đậu farci, khứa cá, miếng ba rọi thành phần nhỏ hơn để rẻ và giành cho người độc thân, kèm theo mớ gia vị ướp cho tiện, tới nhà xèo xèo dăm ba phút đã có bữa cơm nhà ngon lành như ai. Đôi khi đứng xếp hàng, nhìn thấy ông chú cao tuổi lụm khụm tay dắt cháu ra lựa bó rau hộp sữa, dằn lòng dỗ cháu bắt thằng nhỏ bỏ lại lên quầy bịch kẹo gum gấu, cô thu ngân, giọng còn rặt gái quê, nhìn mặt đứa nhỏ phụng phịu, nói “Thôi chú đưa bịch kẹo đây, hổng tính tiền đâu chú!”
Hai ông cháu đi khuất, vừa dợm bước lên tính tiền, thấy cô thu ngân mở xắc tay ra vài tờ bạc bỏ vô tủ, liền ngăn lại “Em để tui trả cho!”. Vậy là thành thân quen, lần sau ghé lại, chỉ lẳng lặng tặng nhau nụ cười “người quen”. Dọn nhà đi nơi khác, chợt hôm nay nhắc chuyện cũ, tự hỏi cô thu ngân thảo tánh ngày nọ giờ ra sao…
***
Nói vậy chớ chưa phải có lúc giận hờn với “tình siêu thị”. Cậu bảo vệ làm nhiệm vụ giao chìa khóa tủ giữ đồ cho khách ở siêu thị khu Rạch Miễu, có hôm căng thẳng ra sao không biết, gắt gỏng với bà thím chắc chưa quen tác phong siêu thị, cứ đùng đùng xách giỏ vô khu mua bán. Chú Hai an ninh càng gắt, bà thím càng lúng túng khổ sở không hiểu sao chú mặc đồng phục hách xì xằng nọ cứ chằng chằng túm lấy giỏ xách của bà giựt ngược. Được thể, cậu chàng an ninh càng ra oai hách tợn, tôi bèn giở giọng “truyền hình” lạng lạng lại gần ngó lom lom vô bảng tên chú em rồi gọi đúng tên “Chú T., ra chị biểu!”. Cậu nọ ngơ ngác vì bất ngờ, tạm buông bà thím quay ra, giọng vẫn rất oách: “Có gì không chị kia?”. Tôi đây không sợ, lại thêm từng đi dạy nên lấy giọng mô phạm ra tằng hắng “Nè, T., tiêu chí của hệ thống là nụ cười và dịch vụ lễ độ với bà con nghe em, lần sau mấy cô bác không biết thì từ từ chỉ người ta, chớ bỏ luôn cái thói vừa rồi nghen chú em”. Chú nọ ậm ừ, không vui lắm. Mấy bận sau quay lại, đi ngang chú, tôi vẫn dõng dạc lên tiếng trước “Chị chào chú T.!”, “Khỏe không chú T.?”… cho đến một ngày, chú nọ chịu hết nổi cũng ráng nặn nụ cười chào trả cho xong, dù còn sượng trân.Vậy thôi, cũng thành một kỷ niệm.
***
Cũng ở trong mấy siêu thị, có cái phiền là mấy hãng đồ gia dụng, thực phẩm hay mỹ phẩm vô chiến dịch là rải nhân viên PR bận đồng phục rình chận đầu khách hàng đặng quảng cáo leo lẻo hoặc phát tờ bướm, mời dùng thử hàng mẫu. Mấy đứa con nít thì khoái, vì được bốc bánh kẹo, xúc xích miễn phí ăn thả giàn, người lớn thì có khi bực mình, vì định mua hũ keo bẫy chuột mà lỡ hỏi cô Nước Lau Nhà, mà cô nọ chưa nói xong hết bài quảng cáo đã học thuộc lòng thì không cam tâm, nên mới có cảnh khách thì mặt la mày lét lủi lủi đi, nhân viên PR thì đeo đuổi kiên trì, miệng vẫn tiếp tục bài quảng cáo đã học thuộc với tốc độ đáng kinh ngạc mà không hề lấy hơi hay cắn nhằm lưỡi.
Hình ảnh thương xá Tax ngày xưa. Ảnh: TL
Đôi khi cũng thấy phiền, nhưng vừa tính xua tay ngắt lời cô nhỏ đẹp gái, thấy cổ chưng hửng mắc cỡ, lại thương thương. Con nhỏ chắc nhỉnh hơn thằng con trai ở nhà chừng vài tuổi là cùng, giọng còn quê trớt, lớp trang điểm còn nguệch ngoạc vụng về, một ngày em phải nhận bao nhiêu cái xua tay ngắt lời như vậy? Vậy là xiêu lòng đứng lại nghe, con nhỏ mắt sáng rỡ, nói lau láu hết bài, hoặc “sộp” hơn nữa thì nhón luôn một sản phẩm bỏ vô giỏ thì cô nhỏ mừng như chính cổ là chủ của nguyên tập đoàn mỹ phẩm. Đôi khi lỡ “sộp” quá tay, hối hận vì tiếc mua nhằm món hàng về không xài bỏ phải tội, khách lấm lét lò dò dòm trước ngó sau như ăn trộm rồi “mò” về đúng cái quầy cũ, nhét trả món hàng rồi tháo chạy thục mạng.Từ hồi dấy động phong trào tẩy chay hàng tiêu dùng Trung Quốc tràn lan trong siêu thị, tự dưng giữa những người đi mua hàng hình thành một mối hiệp thông đoàn kết. Bà cô chìa chiếc nhãn hàng “Con con, cô không rành, con coi mã hàng này là đồ Tàu hay đồ ta hả con?”. Mấy bà nội trợ lạ hoắc cũng kết lại thành bè, đi kiếm cái xẻng nhôm chiên cơm mà kiếm không ra, cũng kéo ra quầy thu ngân cự nự chất vấn cho đến khi có được cái xẻng nhôm Việt Nam mới chịu, không thì quảy quả tay không bỏ về, ra chợ Bà Chiểu ăn chắc mua được đồ nội hóa.
Nhưng siêu thị tôi ưng đi nhất, từ khi nó ra đời tới giờ vẫn là Maximart 3 Tháng 2. Chưa kể bởi những đầu mối bạn hàng phong phú, có những món chỉ có thể tìm ra được ở đây, từ chai sữa tắm mùi trầm Trung Đông, hũ muối hột thuốc Bắc ngâm chân, bịch tăm bông thân giấy bảo vệ môi trường, v.v.. Ai đi quen ở đây chắc không thể không quen mặt bà thím xưa hay bán nước sâm nước mát trước cổng, cứ đợi người đi siêu thị mà nhắm xách mang nhiều túi giỏ, là thím xởi lởi mang vác hộ ra tận taxi rồi hề hề cười chẳng xin gì, chỉ xin cho lại mấy tờ hóa đơn, có khi đổi được quà, coupon coi hát, có khi là phiếu ăn fastfood,… Mấy ai đi Maximart sắm một lần khệ nệ đồ đạc, thường bỏ qua không màng tới mấy món quà khuyến mãi không xài tới nọ, nên cũng vui vẻ lục giỏ lục hòm ra mấy tờ hóa đơn. Riết thành nếp quen, lần nào tính tiền xong tôi cũng để riêng mấy tờ hóa đơn ra cho thím nước sâm.
“Siêu chợ” trên nấm mồ kỷ niệm
Tới giờ thì “hồi ức chợ búa” của tôi, cũng kha khá, đáng mặt thị dân lâu năm, kể từ thời của những siêu thị “đời đầu” của Sài Gòn thời mở cửa cho đến thượng trào của những chuỗi cửa hàng tiện lợi tồn tại song song với những siêu thị thật sự bạt ngàn, hiện đại.
Chợ hoa tết trên đường Nguyễn Huệ ngày xưa. Ảnh: TL
Mật độ và quy mô của siêu thị tại một thành phố luôn có thể coi là dấu chỉ biểu hiện cho sự phát triển thịnh vượng và đại diện cho cả nếp sống, nếp tiêu dùng của cư dân bản địa. Đó là trong góc nhìn của các nhà kinh tế.Những với kẻ đa sầu đa cảm lẩn thẩn như tôi, cái chốn bán bán mua mua món thiết thực thường nhật ấy, cái không khí rôm rả của những chiếc xe đẩy, mùi hương xịt phòng và chai nước xả bị ai lỡ tay làm đổ ra sàn đó, những giỏ nhựa và con nít kêu la ấy, cũng có thể trở thành một vùng ký ức rất riêng của đời sống đô thị, như mùi gió sông hay hương khói đốt đồng của kẻ tỉnh xa quê vậy.
Mỗi nơi mỗi nết, cũng là hệ thống bán mua hiện đại đó, sắc màu đồng phục đó, những tờ hoá đơn đó, nhưng sắc thái của nụ cười, ánh mắt, tới cái va chạm vi tế giữa khách với nhau giữa những kệ quầy cũng đã là một thế giới khác. Lúc đó lại mủi lòng tủi thân, như kẻ quê thổn thức nhớ chợ quê.
Có lần vô siêu thị ở Seoul, vốn ở Sài Gòn bịch xốp bao kiếng toàn được cho không xả láng, nên quen thói, lựa hàng xong, thấy người ta vẫn bỏ đồ của mình lỏng chỏng trong xe đẩy, tôi tiện tay tự lấy chiếc bịch xốp cỡ bự bỏ hàng vô đó rồi bước đi, bất thần bị giật ngược trở lại. Người Đại Hàn ít xài tiếng Anh, khách lại lớ ngớ chưa rành tiếng địa phương, khoa chân múa tay một hồi anh nhân viên thu ngân nản chí, thở phì phì ra dấu nói “Đi đi, bà nội, không sao đâu”. Mãi sau này mới biết người ta gọi lại kêu tính tiền cái bịch xốp, bởi ở nước ngoài người ta hạn chế xài bao xốp để bảo vệ môi trường, ai muốn xài phải trả tiền. Nghĩ lại mắc cỡ tới giờ.
Sau này hệ thống Coop có phát triển thêm loại túi môi trường, vừa dai vừa bền, khuyến khích ai mua xài loại túi này thay bịch xốp thì hưởng coupon hay giảm giá, không biết có được hưởng ứng tốt không.
Nghĩ đi nghĩ lại, nếp làm ăn, cười nói, quy tắc của một siêu thị, tưởng chuyện chợ búa thường tình, nhưng lại là một “kênh” giáo dục ý thức cộng đồng vô cùng tiệm cận và thiết thực.
***
Mới đây nghe phong phanh tin có tập đoàn cá mập nào vừa thôn tính cái tên Maximart, chột dạ quặn lòng chẳng khác chi nghe tin thương xá Tax thất thủ trước đây.Lầu cao lát đá mosaic, kiến trúc cổ tự kiêu kỳ, hay một siêu thị thô sơ quen thuộc, tất thảy trong kí ức thị dân, vẫn mang những giá trị lưu luyến ngang nhau, chớ phải đâu chỉ là cái chốn để cầm lên đặt xuống những món hàng.
Bần thần như kẻ quê mất dấu chợ quê, tôi trở về Maximart - nơi từng được giới nội trợ hoan nghinh nhờ phòng thương vụ giỏi giang săn đầu hàng phong phú, giờ đã đổi tên, và nghe đâu cũng đã có một trận thay máu nhân sự khốc liệt đã diễn ra.
Chợ của ngày nay. Ảnh Quý Hòa
Cũng tòa nhà, tầng lầu, lối thang cuốn như cũ, nhưng một trật tự mới đã được thiết lập. Khác quen bao năm lúng túng, cứ đúng tuyến vô thẳng quẹo trái tới cuối quầy thì đã không còn thấy khu bán đồ ăn cho chó mèo thú cưng đâu nữa. Trong trật tự sắp xếp mới, khách quen dễ dàng nhận ra sự vắng mặt hàng loạt của những nhãn hàng quen thuộc đã bao năm níu chân người ta quay trở lại dù có chuyển nhà tới tận đâu xa. Sự biến mất hàng loạt của những nhãn hàng có xuất xứ “nhỏ lẻ” và sự hiện diện nhen nhóm của những món sản phẩm mang màu cờ sắc áo của chính tập đoàn tân chủ nhân cũng đủ minh chứng một chiêu bài chiến lược bá chủ, đồng bộ hoá trong một vòng tròn khép kín từ sản xuất cho đến phân phối bán lẻ, cùng với hàng loạt chuỗi cửa hàng tiện ích nhị sắc đỏ vàng đủ để hình dung một tương lai “made in Vin-Nam” bao trùm thị trường và cả nếp sống, thói quen tiêu thụ của đại đồng dân chúng.Bỏ qua những nhàu nhĩ khô khan của luận thuyết và âm mưu kinh thương xa lạ với đầu óc đàn bà bé nhỏ. Tôi bần thần cố gắng làm quen với hình hài mới, sơ đồ mới của siêu thị mới. Ngơ ngác điểm mặt những nhân viên bán hàng còn quen mặt, nghe kể lại, bằng một giọng thì thào, về những lứa cựu nhân viên lớn tuổi đã được cho nghỉ việc trong nguyên tắc đào thải hiển nhiên khi giang sơn đổi chủ.
Những món hàng ngồ ngộ, khác lạ vắng mặt, khách chợt nhận ra mọi thứ đã trở nên thân thiết, như tên gọi những người quen vẫn hàng ngày trong nhiều năm tồn tại trong gói thu vén gia chánh đã không còn. Người ta sẽ dần dà tập làm quen với kẻ kế nhiệm, rồi cũng có thể, những bao bì rập khuôn, hiện đại trong màu cờ sắc áo đồng nhất mới mẻ ấy, biết đâu, sẽ tạo thành những nếp quen mới, thậm chí thành kỷ niệm mới.
Nhưng với riêng tôi, lý do cuối cùng để quay về với những chuyến mua sắm hàng tuần nơi này đã không còn. Cuốc xe quá dài cũng trở nên phi nghĩa.
Như một lời chia tay tử tế cuối cùng, tôi cố nhặt thật nhiều món hàng ưa thích bỏ vào xe đẩy để có một hoá đơn thiệt dài, rồi tiến về phía quầy thu ngân đìu hiu với cô nhân viên trong bộ áo mới đang ngồi buồn tiu nghỉu. Tay cầm hoá đơn, dài như một cái đuôi lê thê quét gần tới sàn, cùng chồng mang vác mớ hàng hoá ra cổng, ngó quanh ngơ ngác tìm Thím Nước Sâm mà không thấy.
Thím chắc đã dời xe nước đi đâu đó, nơi người ta sẵn sàng chấp nhận cho một bà cô hay chuyện xởi lởi lăng xăng xin lại những hoá đơn không còn dùng đến để săn mớ quà tặng linh tinh. Là tôi tự an ủi bản thân mình vậy.
Cuốc xe dài hụt hẫng trở về, thấy trong lòng như một ký ức thân thương lắm, lại vừa biến mất giữa xô lấn đời thị thành, chợt ray rứt nhớ, thương, thèm một tiếng rao “mua gì quẹo lựa, cô Hai!”.
Trác Thúy Miêu