Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam 2019 - Ảnh: LT
Tại Diễn đàn Cải cách và phát triển Việt Nam 2019 (VRDF 2019) với chủ đề “Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - Ưu tiên và hành động” khai mạc tại Hà Nội sáng nay 19.9, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhận định rằng tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay có 4 vấn đề lớn.
Một hệ thống, hai tiêu chuẩn
Ông Dũng cho rằng Việt Nam hiện nay đang là một hệ thống mà hai tiêu chuẩn. Quá trình từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã có nhiều cải cách. Hiến pháp Việt Nam quy định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ, quyền tư pháp thuộc về Tòa án và nói rõ các cơ quan quyền lực nhà nước kiểm soát lẫn nhau.
“Đó là hệ chuẩn rất mới nhưng về cơ bản, ta vẫn nằm trong hệ chuẩn Xô viết. Những chiếc xe cũ kỹ của Xô viết vẫn vận hành. Bộ máy của Việt Nam khác Trung Quốc ở chỗ: một nửa theo hệ chuẩn pháp quyền, một nửa theo hệ chuẩn Xô viết. Con nhộng lột xác có một nửa, có vẻ giống chúng ta. Quan trọng là ta nên chọn một hệ chuẩn thôi và sắp xếp bộ máy theo hệ chuẩn đó. Ta đã lột xác được một nửa thì nên lột xác tiếp, hơn là đắp lại lớp vỏ cũ”, TS Dũng nhận xét.
Vấn đề tiếp theo là sau khi từ bỏ nhà nước kế hoạch hóa, Việt Nam nên vận hành theo hệ chuẩn nào, nguyên tắc nào? Theo ông Dũng, có hai mô hình: nhà nước kiến tạo phát triển và nhà nước điều chỉnh. Giai đoạn vừa rồi, Việt Nam đã nói nhiều về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển – như mô hình của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam lại đang hành xử theo mô hình nhà nước điều chỉnh của Anh, của Mỹ. Càng ngày nhà nước càng thể hiện rõ mô hình điều chỉnh”.
TS Dũng cho rằng nếu theo mô hình nhà nước điều chỉnh, Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, vì văn hóa của Việt Nam khác với Anh, Mỹ. Việt Nam chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường thì mô hình nhà nước kiến tạo phát triển phù hợp hơn, bởi đây là mô hình chuyển tiếp. Ở mô hình này, vai trò của nhà nước trong hoạch định rất quan trọng. Trung Quốc đã theo mô hình này và phát triển như vũ bão.
“Tôi kiến nghị hãy theo mô hình của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Văn hóa Đông Bắc Á là nền tảng để mô hình nhà nước kiến tạo phát triển thành công”, TS Dũng đánh giá.
TS Dũng cũng đề cập đến việc lẫn lộn giữa hành pháp chính trị và hành chính công vụ, giữa cơ quan điều hành và cơ quan chính sách có sự lẫn lộn. Như vậy ta sẽ thấy một ông bộ trưởng được gọi là tư lệnh ngành – tức là người điều hành, không phải người hoạch định chính sách.
“Đây là sự lẫn lộn giữa chính khách và nhân viên hành chính công vụ. Do lẫn lộn nên không ai chuyên nghiệp được cả. Vì một bộ trưởng đứng ra điều hành thì làm sao tốt bằng người học chuyên môn ra điều hành. Ta chính trị hóa hoàn toàn bộ máy nhưng các kỹ năng chính trị đâu có cần để thực thi công vụ. Anh phải giỏi chuyên môn chứ. Anh giỏi lấy phiếu thì làm sao điều hành tốt được. Giỏi lấy phiếu là kỹ năng chính trị. Ta đang bị cái đó rất lớn”, TS Dũng bình luận.
TS Dũng cũng nêu rằng việc phân quyền cho chính quyền địa phương đang không tuân theo Hiến pháp. Hiến pháp nói phải phân quyền cho chính quyền địa phương nhưng Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì lặp lại mô hình Xô viết. “Như con búp bê Nga, chồng lấn chức năng giữa các cấp. Vụ cháy ở nhà máy Rạng Đông cho thấy điều đó, chẳng rõ cấp nào phản ứng, không rõ ràng, không mạch lạc”.
“Phải phân cấp cho chính quyền địa phương, hãy để cho địa phương xác lập. Các anh ở Bộ Kế hoạch - Đầu tư sẽ thấy rõ sự lãng phí. Địa phương muốn xin dự án thì phải lên Trung ương, trình 10 dự án thì may ra được 1 - 2 dự án. Địa phương tốn kém lập dự án, Trung ương tốn kém duyệt dự án. Phân quyền cho địa phương thì đất nước thịnh vượng nhanh hơn nhiều.
“Phân quyền thế nào? Thế giới có các mô hình: song trùng giám sát, song trùng trực thuộc (ta đều có). Bên cạnh đó còn có mô hình bổ trợ, tôi khuyến nghị theo mô hình này: cấp dưới làm được gì thì cho cấp dưới làm, không làm được mới chuyển lên cấp trên”, TS Dũng nói.
Cần hoàn thiện nền kinh tế thị trường hiện đại
Theo ông Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư, so với thông lệ quốc tế, vẫn còn một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam.
Chẳng hạn, thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, đầy đủ để bảo đảm thị trường vận hành thông suốt, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập; một số quy định trong hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách và quản lý, điều hành còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ; vấn đề về sở hữu và quyền sở hữu tài sản, bảo đảm quyền tự do kinh doanh còn hạn chế; sự phối hợp giữa các bộ ngành, địa phương thiếu chặt chẽ, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý tập trung thống nhất của Trung ương và tính năng động, chịu trách nhiệm của địa phương...
Từ đó, ông Sinh đề xuất phải hoàn tất quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập theo thông lệ quốc tế. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các khung khổ thể chế, pháp luật theo hướng ổn định, cụ thể, minh bạch và thực thi nghiêm túc để phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường các yếu tố sản xuất, bảo đảm đầy đủ quyền tự do, an toàn trong hoạt động kinh doanh; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo nguyên tắc thị trường.
Theo đó, cần xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý cho các loại hình kinh doanh mới, kinh tế số, cung cấp dịch vụ công, quản lý và bảo vệ môi trường theo nguyên tắc thị trường. “Nếu chúng ta không đi trước một bước trong xây dựng thể chế chính sách, thì vô hình trung trở thành rào cản cho phát triển”, ông Sinh nói và nhấn mạnh cần công khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất công; tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất giao cho các cộng đồng và doanh nghiệp nhà nước.
Đặc biệt, chuyên gia này cho rằng nhà nước tiếp tục chủ động giảm bớt và thay đổi vai trò và chức năng của mình, qua đó, làm thay đổi vai trò, chức năng của thị trường và quan hệ giữa nhà nước và thị trường.
Đặc biệt, nhà nước cần xây dựng nhanh nền hành chính kiến tạo phát triển dựa trên chế độ chức nghiệp thực tài, phục vụ người dân, doanh nghiệp. Tập trung xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, tiếp tục mở rộng và thực thi dân chủ, đảm bảo thực hiện đầy đủ và thực chất các quyền con người, quyền công dân; thiết lập cơ cấu quản trị quốc gia không có xung đột lợi ích (xung đột nhóm lợi ích, cục bộ giữa các bộ phận quản lý khá rõ trong thời gian qua), cân bằng giữa quyền lực và giám sát quyền lực, trách nhiệm giải trình đầy đủ trước người dân và doanh nghiệp.
Lam Thanh
'Bộ máy Nhà nước như con nhộng lột xác một nửa'
Ông Nguyễn Sĩ Dũng nói, Việt Nam có nhiều cải cách về chính trị theo mô hình mới nhưng bộ máy hành chính lại vẫn theo hệ chuẩn Xô Viết cũ.
"Mô hình nhà nước của chúng ta giống như con nhộng lột xác một nửa. Quan trọng là ta chọn một hệ chuẩn và sắp xếp bộ máy theo hệ chuẩn đó. Ta đã lột xác được một nửa thì nên lột xác tiếp, hơn là đắp lại lớp vỏ cũ", ông Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã nói như vậy tại Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển năm 2019 ngày 19/9.
Ông Nguyễn Sĩ Dũng. Ảnh: Giang Huy.
|
Ông Dũng đánh giá, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã có nhiều cải cách về chính trị, thể chế được đánh giá tốt hơn Trung Quốc. Hiến pháp có những quy định rõ về cơ chế kiểm soát lẫn nhau, quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, hành pháp thuộc về Chính phủ, tư pháp thuộc về Tòa án. Theo ông Dũng, đây là mô hình theo hệ chuẩn mới, nhưng điểm nghẽn lại là ở bộ máy hành chính vẫn theo hệ chuẩn Xô Viết cũ.
Những điểm nghẽn khác, theo ông, còn nằm ở vấn đề phải lựa chọn rõ ràng mô hình giữa hướng điều chỉnh hay kiến tạo phát triển. "Chúng ta nói nhiều về mô hình kiến tạo phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, nhưng hành xử ngày càng theo mô hình điều chỉnh như Anh, Mỹ", ông Dũng nói và cho rằng Việt Nam chỉ nên chọn một và nhất quán theo một mô hình.
Nếu theo mô hình nhà nước điều chỉnh, Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, vì văn hóa khác với Anh, Mỹ. "Việt Nam chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường thì mô hình nhà nước kiến tạo phát triển phù hợp hơn, bởi đây là mô hình chuyển tiếp", nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhấn mạnh.
Nhắc đến câu chuyện thể chế, ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới cho rằng, Việt Nam vẫn chưa thực sự thành công để tạo ra thể chế thị trường có hiệu quả. Điều này, theo đại diện World Bank Việt Nam, đã cản trở sự phát triển lành mạnh của khu vực tư nhân trong nước.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Ảnh: Lê Tiên
|
Ông Cao Viết Sinh, nguyên Thứ trưởng Kế hoạch & Đầu tư cũng nhắc đến vấn đề thể chế kinh tế thị trường nhưng nhấn mạnh vào vấn đề pháp luật còn thiếu đồng bộ. Một số quy định còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ, nhanh bị thay đổi, nhiều trường hợp có những cách hiểu khác nhau, dẫn đến tình trạng khó thực hiện.
Ông Sinh khuyến nghị cần hoàn tất quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập theo thông lệ quốc tế. Chính phủ cần xây dựng, hoàn thiện các khung khổ thể chế, pháp luật theo hướng ổn định, minh bạch và thực thi nghiêm túc hơn.
Trong khi đó, TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng cần có sự phân định rõ ràng giữa hành pháp chính trị và hành chính công vụ. Ông cũng đề nghị phải phân quyền cho địa phương, xây dựng theo mô hình bổ trợ. "Cái gì mà cấp dưới làm được thì phân quyền cho họ, không được thì mới đẩy lên cấp trên", nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.
Minh Sơn
Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng: Bộ máy Việt Nam giống "con nhộng" mới "lột xác một nửa"
Dân trí “Con nhộng lột xác có một nửa, có vẻ giống chúng ta", Chia sẻ của tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính của Việt Nam và hệ quả của việc áp dụng mô hình cũ kỹ đã và đang ảnh hưởng đến vai trò, chức năng và quy trách nhiệm của Việt Nam.
>>Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung: Cải cách kinh tế "đột" mãi không "bứt phá" được
>>Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thẳng thắn chỉ ra "khiếm khuyết" của kinh tế Việt Nam
>>Hạn chế số giờ làm việc sẽ khiến người Việt lười biếng hơn!?
Tại Diễn đàn thường niên về Cải cách và Phát triển lần thứ hai năm 2019 (VRDF 2019) với chủ đề “Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - Ưu tiên và Hành động” đang diễn ra tại Hà Nội, nhiều đại biểu là chuyên gia đã chỉ ra những yếu kém của nền hành chính công vụ của Việt Nam.
Theo ông Dũng, tổ chức bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay có 4 vấn đề lớn như: Một hệ thống, hai tiêu chuẩn; phương thức vận hành chưa rõ theo mô hình nhà nước kiến tạo phát triển hay nhà nước điều chỉnh; không phân định hành pháp chính trị và hành chính công vụ; phân quyền cho địa phương không theo Hiến pháp.
Vấn đề thứ nhất, ông Dũng cho hay trong quá trình cải cách từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã có nhiều cải cách. Tuy nhiên, hiến pháp Việt Nam quy định quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ, quyền tư pháp thuộc về Tòa án và nói rõ các cơ quan quyền lực nhà nước kiểm soát lẫn nhau.
“Đó là hệ chuẩn rất mới. Tuy nhiên, bộ máy hành chính của Việt Nam vẫn nằm trong hệ chuẩn Xô viết trước đây và bộ máy hành chính cũ như những chiếc xe cũ kỹ của Xô viết vẫn vận hành", ông Sĩ Dũng nói.
“Con nhộng lột xác có một nửa, có vẻ giống chúng ta. Quan trọng là ta chọn một hệ chuẩn thôi và sắp xếp bộ máy theo hệ chuẩn đó. Ta đã lột xác được một nửa thì nên lột xác tiếp, hơn là đắp lại lớp vỏ cũ”, ông Dũng ví von.
Vấn đề thứ hai là sau khi từ bỏ nhà nước kế hoạch hóa, Việt Nam nên vận hành theo hệ chuẩn nào, nguyên tắc nào?
TS Dũng cho hay có hai mô hình: nhà nước kiến tạo phát triển và nhà nước điều chỉnh. Giai đoạn vừa rồi, Việt Nam đã nói nhiều về mô hình nhà nước kiến tạo phát triển – như mô hình của Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc.
“Tuy nhiên chúng ta lại đang hành xử theo mô hình nhà nước điều chỉnh của Anh, của Mỹ. Càng ngày nhà nước càng thể hiện rõ mô hình điều chỉnh”, ông Dũng nói.
TS Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng ,nếu theo mô hình nhà nước điều chỉnh, Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, vì văn hóa của Việt Nam khác với Anh, Mỹ. Việt Nam chuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường thì mô hình nhà nước kiến tạo phát triển phù hợp hơn, bởi đây là mô hình chuyển tiếp. Với mô hình này, vai trò của nhà nước trong hoạch định rất quan trọng, và Trung Quốc đã theo mô hình này và phát triển như vũ bão.
“Ta nói theo mô hình kiến tạo mà lại vận hành theo mô hình điều chỉnh, đó là vấn đề rất lớn. Tôi kiến nghị hãy theo mô hình của Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Văn hóa Đông Bắc Á là nền tảng để mô hình nhà nước kiến tạo phát triển thành công”, TS Dũng đánh giá.
Vấn đề thứ ba, ông Dũng nêu lên là việc lẫn lộn giữa hành pháp chính trị và hành chính công vụ.
"Ở Việt Nam giữa cơ quan điều hành và cơ quan chính sách có sự lẫn lộn. Và như vậy ta sẽ thấy một ông Bộ trưởng được gọi là Tư lệnh ngành – tức là người điều hành, không phải người hoạch định chính sách.
“Đây là sự lẫn lộn giữa chính khách và nhân viên hành chính công vụ. Do lẫn lộn nên không ai chuyên nghiệp được cả. Vì một Bộ trưởng đứng ra điều hành thì làm sao tốt bằng người học chuyên môn ra điều hành”, ông Sĩ Dũng bình luận.
Vấn đề thứ tư, ông Nguyễn Sỹ Dũng nói: Hiến pháp nói phải phân quyền cho chính quyền địa phương nhưng Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì lặp lại mô hình Xô viết “như con búp bê Nga, chồng lấn chức năng giữa các cấp.
“Địa phương muốn xin dự án thì phải lên Trung ương, trình 10 dự án thì may ra được 1 – 2 dự án. Địa phương tốn kém lập dự án, Trung ương tốn kém duyệt dự án", ông Dũng nói.
Ông này nêu ví dụ: Vụ cháy ở nhà máy Rạng Đông thấy rõ sự chồng lấn trong điều hành, chẳng rõ cấp nào phản ứng, không rõ ràng, không mạch lạc.
An Linh