Thứ Tư, 6 tháng 7, 2022

Ngô Viết Thụ

 https://inhunter.com/truong-dai-hoc-thiet-ke-boi-kts-ngo-viet-thu

https://ngotoc.vn/Danh-nhan-ho-Ngo/kts-ngo-viet-thu-mot-tri-thuc-tai-ba-duc-do-713.html

https://kienviet.net/2010/08/16/kien-truc-su-ngo-viet-thu-nguoi-ca-doi-tan-tuy-voi-nghe-kien-truc/

https://nhactrinh.vn/nhung-cong-trinh-kien-truc-noi-tieng-duoc-ngo-viet-thu-thiet-ke-va-van-con-cho-den-nay/

https://kientrucsuvietnam.vn/ngo-viet-thu-kien-truc-su-noi-tieng-viet-nam-nguoi-thiet-ke-dinh-doc-lap/

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Vi%E1%BA%BFt_Th%E1%BB%A5

https://tuyensinh.hueic.edu.vn/tu-hao-hueic/kts-ngo-viet-thu-trong-ky-uc-nguoi-con-trai/

https://nguoidothi.net.vn/tskh-kts-ngo-viet-nam-son-viet-nam-chua-co-lang-dai-hoc-dung-nghia-5564.html

THẦN TƯỢNG CỦA TÔI – KTS NGÔ VIẾT THỤ

Sinh thời, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ rất ham tìm hiểu về phong thuỷ, ông am hiểu sâu sắc song ít nói ra thành lời, mà kín đáo vận dụng khéo léo trong mỗi tác phẩm kiến trúc của ông, chỉ có bạn chân tình ông mới hé lộ, chỉ ai có kiến thức trong lĩnh vực này mới nhận ra. Đối với ông vận dụng phong thuỷ trong kiến trúc là để chiêm nghiệm xem thực hư ra sao, vì đây là lĩnh vực không dễ dàng nói bằng lời.

1472920_10151767326927102_355401187_n

KTS. Ngô Viết Thụ sinh ngày 17-9-1926 tại làng Lăng Xá, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế.

 

Năm 18 tuổi thi đỗ vào Trường Kiến trúc Đà Lạt trực thuộc Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1944-1949). Học chưa được một năm thì xảy ra chiến tranh, nhà trường giải thể.

HOẠT ĐỘNG Ở ÂU CHÂU

Trong giai đoạn 19501955, ông là sinh viên ngành kiến trúc tại trường Mỹ thuật Quốc gia Paris. Năm 1955, ông nhận giải nhất Giải thưởng lớn Rôma về kiến trúc, thường được gọi là khôi nguyên La mã, và tốt nghiệp kiến trúc sư D.P.L.G.. Trong thời gian 19551958, ông lưu trú tại Biệt thự Medicis của viện hàn lâm Pháp tại Roma để làm nghiên cứu về quy hoạch và kiến trúc.  Tại đây ông đã dự thi thiết kế công trình Ngôi thánh đường trên Địa Trung Hải có sức chứa 40 ngàn tín đồ. Đồ án được lọt vào vòng trong, bao gồm 10 tác phẩm xuất sắc nhất. Vòng cuối, tác phẩm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đoạt Giải thưởng Lớn Roma về kiến trúc (Premier Grand Prix de Roma). Các triển lãm kiến trúc, quy hoạch, và hội họa hàng năm của ông và các bạn khôi nguyên La mã trong suốt ba năm, đều được danh dự có tổng thống Pháp và Ý đến cắt băng khánh thành.

 

Ảnh và chữ ký của KTS. Ngô Viết Thụ (năm 1949)

Ảnh và chữ ký của KTS. Ngô Viết Thụ (năm 1949)

Nhớ về Việt Nam, ông nhận thấy trong quá trình phát triển, khoảng giữa của Sài Gòn và Chợ Lớn đã lỡ không kịp có biện pháp ngăn cho khỏi dính vào nhau do nhà cửa đã mọc đầy, đường sá lộn xộn, thiếu khoảng xanh. Năm 1958, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã triển khai đề tài chỉnh trang thành phố Sài Gòn- Chợ Lớn, quy hoạch lập khu nhà cao tầng để quy tụ những hoạt động của dân và giãn dân ở hai bên Sài Gòn và Chợ Lớn. Ý tưởng được thể hiện trên mấy chục tấm pano và mô hình lớn, tổ chức thành cuộc trưng bày tại Viện Hàn lâm Pháp ở La Mã. Nhiều nguyên thủ quốc gia và kiến trúc sư nổi tiếng trên thế giới đã đến dự lễ khai mạc và xem triển lãm. Nội dung tác phẩm với những giải pháp quy hoạch và kiến trúc độc đáo được dư luận đồng tình và tán thưởng. Qua triển lãm này tên tuổi và tài năng của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ được giới nghề nhiều nước trên thế giới biết đến.

Advertisements
REPORT THIS AD

Đồ án đoạt giải Premier Grand Prix de Roma của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (1955)

Đồ án đoạt giải Premier Grand Prix de Roma của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ (1955)

HOẠT ĐỘNG THỜI VIỆT NAM CỘNG HÒA

Bảng đồng ở Dinh Độc Lập, một trong những công trình kiến trúc quy mô nhất của Ngô Viết Thụ

Từ năm 1960, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ về Việt Nam Cộng Hòa làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông đã tổ chức triển lãm các dự án nghiên cứu của ông ở châu Âu tại Tòa Đô Chính Sài Gòn. Chính quyền và dư luận lúc ấy rất quan tâm đến dự án nối kết Sài Gòn với Chợ Lớn của ông bằng một khu trung tâm hành chính quốc gia mới. Rất tiếc là vì lý do thời cuộc và kinh phí eo hẹp, dự án này không thực hiện được.

Ông mở văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ tại 104 Nguyễn Du và số 8 Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Ông thiết kế nhiều đồ án quy hoạch có giá trị khác như Quy hoạch Làng Đại học Thủ Đức (1962), Quy hoạch cảnh quan Công trường Mê Linh (với điêu khắc của điêu khắc sư Nguyễn Văn Thế,1961), Quy hoạch Hội chợ Quốc tế và thiết kế kiến trúc khu nhà triển lãm chính của Việt Nam tại Thủ Đức (hoàn tất thiết kế nhưng không xây dựng do thời cuộc, 1963), đồ án quy hoạch cho khoảng chừng 30 đô thị, tỉnh lỵ, và thị xã mới tại miền Nam Việt Nam (trong đó có Quảng TínVị ThanhCheo Reo).

 

Ông là thành viên Hội Kiến trúc Sư Pháp SADG (Société des Architectes Diplômés par le Gouvernement) từ 1955 và thành viên Kiến trúc sư Đoàn Việt Nam từ năm 1958. Năm 1962, ông là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F. A.I.A.) đồng lúc với một số kiến trúc sư danh tiếng cùng thời như J.H. Van den BroekArne JacobsenSteen Eiler RasmussenHector MestreAmancio WilliamsHernan Larrain-ErrazurizEmilio Duhart H.Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin. Sau năm 1975, Ông là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam, và cũng là cố vấn Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư TP HCM các nhiệm kỳ I, II, III, và IV. Ông là thành viên tổ chuyên gia tư vấn kiến trúc cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong thời gian đương nhiệm của ông Kiệt.

Ông đã thiết kế nhiều công trình xây dựng lưu dấu ấn đầy giá trị về kỹ thuật lẫn mỹ thuật. Nổi bật là Dinh Độc Lập (19611966)[1]Viện Đại học Huế (19611963), Viện Nguyên tử Đà Lạt (nay thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam) (19621965), Khu công nghiệp An Hòa Nông Sơn, Nhà máy dệt Phong Phú, Khách sạn Hương Giang 1 tại Huế (1962), Nhà thờ chính tòa Phủ Cam (1963), Xây dựng mở rộng Khu Hội Nghị Quốc tế tầng trên cùng của Khách sạn Majestic, Thương xá Tam Đa (Crystal Palace), trường Đại học Nông nghiệp Thủ Đức (1975).

Ngoài ra ông còn là tác giả của các công trình Tòa Đại sứ của Việt Nam tại Anh (1959), Biệt thự góc Nguyễn Thị Minh Khai và Phạm Ngọc Thạch (trước là tư gia của ông bà Ưng Thi, nay là Tòa Lãnh Sự Trung Quốc), Chung cư Pháp góc đường Điện Biên Phủ và Trần Quốc Thảo, Tháp Tiêu Năng Khu cửa ngõ vào Trung Tâm TP HCM từ đường Điện Biên Phủ, Trung Tâm Innotech (1975), Quần thể Việt Nam Quốc Tự (chỉ xây dựng được khoảng 1/8 vì lý do thời cuộc), Quy hoạch Kiến trúc Khu Thánh địa La Vang (với điêu khắc của điêu khắc sư Nguyễn Văn Thế), và Câu Lạc Bộ Thủy Thủ Quãng Ninh.

Đáng tiếc là một số công trình quan trọng của ông đã bị thay đổi thiết kế nguyên bản vì lý do kinh phí hay lý do khác, do đó chỉ giữ được phần nào quy mô chứ không còn thể hiện đúng phong cách thiết kế của ông, như Nhà thờ chính tòa Vĩnh Long (1963), Trụ sở Hàng không Việt Nam (1972), Nhà thờ Bảo Lộc (1995).

Ông cộng tác với nhiều KTS khác trong các công trình trường Đại học Y khoa Sài Gòn (trưởng nhóm KTS Việt Nam, cộng tác với nhóm KTS Mỹ CRS từ Texas), Cung Nghệ thuật Quốc tế tại Paris (cộng tác với các KTS Oliver Clément Cacoub và Paul Tournon), và Chợ Đà Lạt (chỉnh sửa lại mặt tiền và tổng thể thiết kế trước đó của KTS Nguyễn Duy Đức, bổ sung thêm thiết kế cầu nổi, khách sạn, và các khu phố lầu bao quanh chợ, quy hoạch mới tổng thể Chợ với công viên và đại lộ chính đi vào chợ, 1958-1962).

HOẠT ĐỘNG SAU NĂM 1975

Sau năm 1975 Ngô Viết Thụ ở lại Việt Nam và thiết kế Ty Thủy lợi Đắc Lắc (1976), Bệnh viện Sông Bé 500 Giường (1985), Khách sạn Century Huế (1990), phác thảo chùa Trúc Lâm Đà Lạt (sau này do một nhóm KTS Lâm Đồng tiếp tục thực hiện phần khai triển chi tiết và thi công). Trên quy mô rộng hơn, ông cộng tác trong Quy hoạch Tổng Mặt Bằng của Hà Nội (đến năm 2000), và Quy hoạch Hải Phòng. Ông là thành viên ban giám khảo quốc tế trong cuộc thi thiết kế quy hoạch Nam Sài Gòn (1993).

 

Trường ĐHSP Huế (tiền thân là Viện ĐH Huế) nhìn từ trên cao, hai tòa nhà chữ Y là giảng đường. KTS Ngô Viết Thụ thiết kế 1961 – 1963

Trường ĐHSP Huế (tiền thân là Viện ĐH Huế) nhìn từ trên cao, hai tòa nhà chữ Y là giảng đường. KTS Ngô Viết Thụ thiết kế 1961 – 1963

Sau khi phe đảo chính thả bom phá sập dinh Độc Lập vào năm 1962(1), chính quyền Ngô Đình Diệm chủ trương xây lại dinh và tổ chức ngay một cuộc thi thiết kế mới với tinh thần tiết kiệm, tận dụng kết cấu cũ. Phương án của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã được chọn từ 6 phương án dự thi, đồng thời khẩn trương thiết kế thi công để khởi công xây dựng vào ngày 1-7-1962. Tuy là công trình đầu tay của một kiến trúc sư vừa tốt nghiệp ở phương Tây trở về, song ông không cứng nhắc theo phong cách kiến trúc hiện đại phương Tây mà có sự kết hợp nhuần nhuyễn với kiến trúc Á Đông, đặc biệt là kiến trúc truyền thống Việt Nam. Từ mặt bằng tổng thể đến mặt bằng ngôi nhà đều bố cục theo triết học phương Đông một cách thâm thuý, thể hiện qua chiết tự những chữ Hán có ý nghĩa đem lại điều tốt lành, hưng thịnh. Các môtip trang trí hình thức từ mặt đứng đến các chi tiết đều khai thác kiến trúc cổ truyền một cách tinh tế, kết hợp nhuần nhuyễn với kiến trúc hiện đại. Do đó mà công trình hài hoà mãi với không gian và thời gian.

Nhà thờ Phủ Cam, Huế – KTS Ngô Viết Thụ, 1963

Nhà thờ Phủ Cam, Huế – KTS Ngô Viết Thụ, 1963

Khi ở nước ngoài đã có lần ông đoạt Giải Nhất trong một cuộc thi quốc tế vẽ tranh phong cảnh về biển. Bức tranh sơn dầu trưng bày ở phòng Đại yến trước khi Dinh Độc Lập khánh thành là một trong những tác phẩm tuyệt tác của ông còn lưu lại đến ngày nay.

Những công trình đầu tiên kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế và xây dựng trên quê hương ông ở Huế đã có tuổi thọ hơn 40 năm, song vẫn còn nguyên giá trị ban đầu, như công trình Viện Đại học Huế (1961- 1963); Khách sạn Hương Giang I (1962) – một điểm nhấn thị giác bên bờ sông Hương; Nhà thờ Phủ Cam (1963) – một công trình giàu tính biểu đạt, mặt đứng như một cuốn kinh thánh mở rộng, hình thức đường nét kiến trúc mới mẻ, hiện đại.

Dinh Độc lập Sài Gòn – KTS Ngô Viết Thụ, 1961 – 1966

Dinh Độc lập Sài Gòn – KTS Ngô Viết Thụ, 1961 – 1966

Công trình được nhiều người biết đến, đồng thời ông cũng dành nhiều thời gian cũng như tâm sức nghiên cứu về khoa học- kỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc là Trung tâm Nguyên tử Đà Lạt, nay là Viện Hạt nhân Đà Lạt, thiết kế xây dựng trong những năm 1962-1965, một công trình có hình khối, đường nét kiến trúc đẹp, hoà quyện với cảnh quan chung quanh. Trong năm 1962, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ còn thiết kế nhiều công trình khác như: Nhà thờ Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng cũng là một công trình kiến trúc độc đáo, có nhiều nét khai thác kiến trúc truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên; Làng Đại học Thủ Đức, một quần thể công trình kiến trúc lớn, một ý tưởng mới trong việc tổ chức các trường tập trung để thuận tiện cho sinh hoạt và học tập. Sau này ông có một số công trình được giới nghề quan tâm như: Trụ sở Hàng không Việt Nam (1972), Trường đại học Nông Lâm Súc Thủ Đức (1975).

Viện hạt nhân ở Đà Lạt – KTS Ngô Viết Thụ, 1962 – 1965

Viện hạt nhân ở Đà Lạt – KTS Ngô Viết Thụ, 1962 – 1965

Nhà thờ Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng – KTS Ngô Viết Thụ, 1962

Nhà thờ Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng – KTS Ngô Viết Thụ, 1962

Đại hội Kiến trúc sư Việt Nam lần thứ III (1983-1989) đã bầu ông vào Ban Chấp hành Trung ương, thành viên Hội đồng tư vấn kiến trúc của Thủ tướng Chính phủ.

Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ từ trần ngày 9-3-2000 tại thành phố Hồ Chí Minh.

(1) Trước đây là dinh Norodom của Toàn quyền Đông Dương. Sau năm 1954 chính quyền Việt Nam Cộng hoà đổi là dinh Độc Lập. Ngày 27-2-1962, phe đảo chính đã ném bom phá huỷ. Dinh Độc Lập hiện nay được thi công từ tháng 7- 1962 đến 31-10-1966 thì xong. Sau thống nhất đất nước có tên mới là Hội trường Thống Nhất.

Từ làng đại học đến đô thị tri thức

Làng Đại học Thủ Đức được định danh từ những năm 60 của thế kỷ trước. Làng đại học ngày ấy nay đã vươn vai trở thành đô thị tri thức - hạt nhân của thành phố mới Thủ Đức.

Toàn cảnh Trường Đại học Quốc gia TPHCM ở Thủ Đức. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Toàn cảnh Trường Đại học Quốc gia TPHCM ở Thủ Đức. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Dấu xưa… 

Ngồi bên ly cà phê, trong quán sân vườn rộng rãi có tên Suối Nguồn, được cải tạo từ ngôi biệt thự cũ, TS Trần Duy Hùng, giảng viên Trường Đại học (ĐH) Nông Lâm TPHCM, rành mạch: Làng ĐH Thủ Đức đã hình thành từ đầu những năm 1960. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là tác giả của đồ án quy hoạch kiến trúc làng. Khoảng 300 căn biệt thự được xây dựng, tạo nên làng ĐH có một không hai trên cả nước. Tiếp sau làng ĐH, năm 1972, Viện ĐH Bách khoa Thủ Đức ra đời, cũng là tiền thân của Trường ĐH Nông Lâm TPHCM ngày nay.

Nơi đây đường ngang lối dọc, rợp bóng cây xanh, được quy hoạch theo ô bàn cờ. Những ngôi biệt thự rêu phong, giấu mình dưới tán cây xanh, là nơi ở của các giáo sư ĐH nên từ quy hoạch, thiết kế, xây dựng đến đặt tên đường cũng mang nét riêng, như gửi gắm, hy vọng hướng đến cái đẹp, nhân văn, như đường Công Lý, Tự Do, Bác Ái, Dân Chủ, Hòa Bình… Mỗi căn biệt thự có không gian riêng biệt, diện tích 900-2.200m2, kiến trúc đa dạng về hình thức, theo phong cách, sở thích của gia chủ.

PGS-TS Ngô Minh Oanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TPHCM, tâm sự: “Thời nào cũng vậy, muốn đất nước phát triển thì giáo dục, khoa học phải đi đầu. Quy hoạch xây dựng khu đô thị ĐH có từ trước, nhưng đến hôm nay mới được gọi đúng tên, đặt trúng vị trí. Lịch sử đất nước còn có điểm gấp khúc, chứ tri thức, khoa học công nghệ là một dòng chảy liên tục. Ước vọng về một khu đô thị ĐH đang được hiện thực hóa hơn bao giờ hết”.

Hạt nhân của thành phố mới

Lật lại những trang kỷ yếu của ĐH Quốc gia TPHCM: năm 1995 ghi dấu mốc lịch sử đối với Làng ĐH Thủ Đức xưa khi Nhà nước có quyết định thành lập ĐH Quốc gia TPHCM. Trường được xây dựng trên nền đất cũ, với diện tích 635,7ha, quy tụ 27 đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và 8 trường ĐH hàng đầu: ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc tế, ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Kinh tế - Luật, Viện Môi trường - Tài ngyên và ĐH An Giang; là nơi tập trung một lực lượng cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học hùng hậu, với 400 GS-PGS và 1.300 TS. Bên cạnh còn có các Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, ĐH Ngân hàng… Chỉ riêng ĐH Quốc gia TPHCM đã có đến  69.000 sinh viên theo học, là nguồn lao động chất lượng cao, dồi dào cung cấp cho xã  hội.

Những con số không nói hết sự đổi thay của vùng đất vốn là đồi sim mua, cây dại sau 25 năm xây dựng. Để đi lại giữa các khu chức năng, mọi người phải sử dụng ô tô, chí ít là xe máy. Hàng loạt khu nhà cao tầng được xây dựng là thư viện, giảng đường, ký túc xá, viện nghiên cứu… nối với nhau bằng những con đường nhựa phẳng lì, rộng thênh thang. Sinh viên Nguyễn Thị Như Quỳnh, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, ngẩn ngơ khi lần đầu đến thăm bạn: “Đến đây, nếu không được hướng dẫn chắc dễ nhầm đường. Mỗi trường như một khu phố hiện đại”.

Theo GS-TS Trần Duy Thành, ĐH Quốc gia Chonbuk, Hàn Quốc, nguyên giảng viên ĐH Khoa học tự nhiên, con số 4.746 công bố khoa học, 282 đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ và 60 bằng sáng chế trong năm 2019 của ĐH Quốc gia TPHCM thuộc tốp đầu cả nước, nhưng vẫn còn khiêm tốn so với năng lực, đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học nơi đây. Để ĐH Quốc gia TPHCM là hạt nhân, bộ não của thành phố mới Thủ Đức, chúng ta cần phối hợp chặt chẽ, thiết thực hơn nữa giữa các trường ĐH, trung tâm nghiên cứu và các công ty, tập đoàn sản xuất lớn.

Đứng trên tầng cao khu giảng đường ĐH Khoa học tự nhiên nhìn ra xung quanh, với những khu nhà cao tầng của giảng đường, viện nghiên cứu, dáng vóc một khu đô thị tri thức đã định hình. Khu Công nghệ cao TPHCM nằm trong tầm mắt, những nhà máy khang trang hiện đại trải dài trên đường Võ Chí Công. Bên cạnh Xa lộ Hà Nội và tuyến metro số 1, màu xanh của làng đại học xưa như một công viên xanh nằm giữa khu đô thị hiện đại - dấu ấn của một thời chưa xa.

TRẦN YÊN


Những công trình nổi tiếng của KTS Ngô Viết Thụ

Dinh Độc lập Sài Gòn – KTS Ngô Viết Thụ, 1961 – 1966

Một trong những công trình lớn đầu tiên của ông được xây dựng là Dinh Độc Lập – biểu tượng của Sài Gòn lúc đó. Ông không chỉ thiết kế theo phương tây hiện đại mà còn kết hợp với cả kiến thức và văn hóa phương đông.

Toàn thể dinh Độc Lập được làm theo hình chữ 吉 (CÁT). (Ảnh dinhdoclapgovvn)

Lầu thượng là Tứ phương vô sự lầu hình chữ khẩu (口) mang ý nghĩa đề cao tự do ngôn luận và giáo dục. Giữa chữ khẩu (口) có cột cờ tạo thành chữ 中 (TRUNG) mang ý nghĩa tận trung với đất nước.

Trước tiền sảnh, Nét gạch ngang được tạo bởi mái hiên 3 lầu tứ phương, cùng bao lơn danh dự tạo thành 3 nét gạch ngang như chữ 三 (TAM), nối liền với nét sổ xuống tạo thành chữ VƯƠNG (王).

Ngay ở giữa tầng cuối, có một tầng thượng nhỏ khiến chữ VƯƠNG (王) thành chữ 主 (CHỦ), với ý nghĩa người chủ của Dinh Độc Lập chỉ là Chủ trong nhiệm kỳ của mình, sau có thể sẽ lại đổi Chủ.

Cũng ngay trước tiền sảnh, các bao lơn lần 2 và lầu 3 kết hợp với mái hiên lối vào chính cùng 2 cột bọc gỗ phía dưới mái hiên tạo thành hình chữ (興) (HƯNG).

Chợ Đà Lạt năm 1970

Ngô Viết Thụ cũng thiết kế chợ Đà Lạt với 3 tầng lầu, bố cục hình chữ H hài hòa, đẹp mắt, khiến chợ Đà Lạt luôn là điểm đến của khách du lịch thập phương.

Mô hình ĐH Nông Lâm. (Ảnh từ hcmuaf.edu.vn)

Đại học Nông Lâm được thiết kế theo hình chữ 農 (NÔNG) nhắc nhở “Vụ Nông Vi Bản” nghĩa là lấy nông nghiệp làm gốc . Đại học Nông Lâm trước đây có khắc tên của của người thiết kế là ông Ngô Viết Thụ, tuy nhiên sau này đã bị dời đi.

Viện điện tử ở Đà Lạt – KTS Ngô Viết Thụ, 1962 – 1965

Viện nguyên tử Đà Lạt (Nay thuộc viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam). Đây là lò phản ứng duy nhất ở Đông Dương do KTS Ngô Viết Thụ thiết kế. Thiết kế chính là lò phản ứng ở giữa, xung quanh là các phòng làm việc của viện hình vòng cung.

Nhà thờ Phủ Cam (1963)

một công trình giàu tính biểu đạt, mặt đứng như một cuốn kinh thánh mở rộng,

hình thức đường nét kiến trúc mới mẻ, hiện đại.

Trường ĐHSP Huế (tiền thân là Viện ĐH Huế) nhìn từ trên cao,
hai tòa nhà chữ Y là giảng đường. KTS Ngô Viết Thụ thiết kế 1961 – 1963

 

Mô hình Quần thể Việt Nam Quốc Tự,
chỉ xây dựng được khoảng 1/8 vì lý do thời cuộc. (Ảnh từ designs.vn)

“Văn phòng tư vấn kiến trúc và chỉnh trang lãnh thổ” của Ngô Viết Thụ được mở tại 104 Nguyễn Du và số 8 Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Ông đã thiết kế nhiều công trình lớn như:

-Dinh Độc Lập (1961-1966)
-Viện Đại học Huế (1961-1963)
-Viện Nguyên tử Đà Lạt nay thuộc Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam (1962-1965),
-Làng Đại học Thủ Đức (1962)
-Công trường Mê Linh (1961), cùng một số công trình lớn không những không thể xây dựng do thời cuộc.
Ngoài ra ông còn thiết kế hàng chục công trình cho các tỉnh thành khác.

 

 

Nhà thờ Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng (1962)

Ngô Viết Thụ cũng là người châu Á đầu tiên trở thành Viện sĩ Danh dự của Viện Kiến trúc Hoa Kỳ (H.F.A.I.A.) cùng thời với một số kiến trúc sư danh tiếng như J.H.. Van den Broek, Arne Jacobsen, Steen Eiler Rasmussen, Hector Mestre, Amancio Williams, Hernan Larrain-Errazuriz, Emilio Duhart H., Jerzy Hryniewiecki và John B. Parkin.

Sau tháng 4/1975, Ngô Viết Thụ phải đi học tập cải tạo 1 năm. Cuộc sống đột nhiên lâm cảnh khốn khó, bà Lâm Thị Cơ phải tần tảo một mình vất vả nuôi con..

Đến lúc Ngô Viết Thụ hết hạn cải tạo về nhà thì vợ ông đã rất yếu vì vất vả, bà ra đi năm 1977 trong sự thương tiếc vô hạn của ông cùng gia đình. Năm đó ông Thụ mới 51 tuổi. Bạn bè có giới thiệu cho ông nhiều người khác nhưng ông vẫn quyết ở vậy.

Trường Đại học Sư phạm Huế. (1961-1963)

Trong những năm tháng này, ông thiết kế Ty Thủy lợi Đắc Lắc (1976), Bệnh viện Sông Bé 500 Giường (1985), Khách sạn Century Huế (1990), phác thảo chùa Trúc Lâm Đà Lạt (sau này do một nhóm KTS Lâm Đồng tiếp tục thực hiện phần khai triển chi tiết và thi công).

Trên quy mô rộng hơn, ông cộng tác trong Quy hoạch Tổng Mặt Bằng của Hà Nội (đến năm 2000), và Quy hoạch Hải Phòng. Ông là thành viên ban giám khảo quốc tế trong cuộc thi thiết kế quy hoạch Nam Sài Gòn (1993)

Ông cũng là một nghệ sĩ điêu khắc (tác phẩm điêu khắc kim loại đặt trước toà đô chánh, nay không còn), và sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, và là một nhà thơ có tài, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.

Ông qua đời ngày 9 tháng 3 năm 2000 tại nhà riêng số 22 Trương Định, Quận 3, TP. HCM do tai biến mạch máu não. Ban tổ chức đám tang KTS Ngô Viết Thụ đã cho dừng linh cửu xe tang trước cổng Dinh Độc Lập để vong hồn ông được nhìn lại lần cuối tác phẩm ông đắc ý nhất trong số các tác phẩm kiến trúc mà ông đã thực hiện trong suốt cuộc đời.

Ông bà có tám người con nhưng chỉ có một người con theo nghề kiến trúc sư là KTS Ngô Viết Nam Sơn. Anh TN Tiến sĩ Quy hoạch và Kiến trúc tại Đại học Washington (Mỹ) và bằng Thạc sĩ Quy hoạch & Kiến trúc ở Đại học California tại Berkeley (UC Berkeley, Mỹ).

Anh từng thành công với nhiều dự án lớn ở Mỹ như đại học Washington tại Seattle. Đại học California tại San Francisco; dự án quy hoạch khu nhà ở thương mại cao cấp Lachine ở Montreal (Canada); quy hoạch xây dựng Phố Đông và hai bờ sông Hoàng Phố (Thượng Hải – Trung cộng); quy hoạch đô thị mới Filinvest (Philippines); Almaden Plaza, San Jose (Mỹ)…; thành viên nhóm thiết kế khu đô thị Nam Sài Gòn, quy hoạch khu đô thị Hà Nội Mới, quy hoạch lại Đà Nẵng, Phú Quốc…

KTS Ngô Viết Thụ thật là một trí thức lớn, tinh hoa của dân tộc. Người vô cùng tài ba, đức độ, sống trọn tình, vẹn nghĩa với gia đình, đất nước và được công nhận trên trường quốc tế. Chuyện về ông là câu chuyện về một con người tài năng, yêu nước, một gia đình tử tế trung hậu, chuộng nghĩa tình và không coi trọng bạc tiền.

Ngoài kiến trúc, ông còn chứng tỏ năng lực xuất sắc của mình trong lĩnh vực hội họa với các bức tranh nổi tiếng Thần tốc, Hội chợ, Bến Thuyền, và bộ tranh Sơn hà cẩm tú. Bộ tranh này và được treo trong Dinh Độc Lập, gồm có 7 bức, mỗi bức dài 2 m và rộng 1 m.

Ông tổ chức nhiều triển lãm cá nhân về quy hoạch, kiến trúc, điêu khắc, và hội họa, trong đó có triển lãm tại Tòa Đô chính (Năm 1960), tại Nhà Triển lãm Công viên Tao Đàn (Năm 1963) và tại Viện Kiến trúc Philippines ở Manila (Năm 1963), triển lãm lưu động tại Viện Smithsonian và một số thành phố khác tại châu Âu (Hàn lâm viện Pháp tại Rome và Paris năm 1956, 1957, 1958) và tại Mỹ (Năm 1963).

Một trong 7 bức của bộ tranh Sơn hà cẩm tú được treo ở Dinh Độc Lập

Tranh sơn dầu vẽ hoa ngày Tết năm 1972

Ông cũng là một nghệ sĩ điêu khắc (Tác phẩm điêu khắc kim loại đặt trước toà đô chánh, nay không còn), và sành sỏi các loại nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, đàn tranh, đàn kìm và sáo, và là một nhà thơ có tài, để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.

Ngô Viết Nam Sơn, con trai Ngô Viết Thụ

Ngô Viết Nam Sơn Ashui Awards 2019

Con trai của KTS Ngô Viết Thụ – KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng là một người nổi tiếng trong giới kiến trúc Việt Nam và thế giới. Ông có định hình phong cách riêng, tuy nhiên có rất nhiều tư tưởng ông học tập từ cha mình. Ông tự hào chia sẻ về người cha đáng kính:

“Thiết kế của KTS Ngô Viết Thụ thể hiện quan niệm kiến trúc Việt Nam hiện đại, không sao chép các chi tiết của kiến trúc cổ điển, nhưng vẫn hài hòa và mang bản sắc văn hóa dân tộc, hoàn toàn đi theo hướng khác với các đóng góp thiết kế dinh của các KTS danh tiếng cùng thời, trong đó đa số hoặc theo xu hướng kiến trúc cổ điển Pháp hoặc mang nặng ảnh hưởng kiến trúc tôn giáo và cung đình.

Ngoài ra, Dinh Thống Nhất đánh dấu sự khởi đầu cho phong cách kiến trúc mang dấu ấn riêng của KTS Ngô Viết Thụ sau này trong các công trình Đại học Nông nghiệp Thủ Đức, Trụ sở Hàng không Việt Nam, Tổ hợp Khách sạn Hương Giang I và II…

Trong các tác phẩm của ông, các yếu tố mỹ thuật và kỹ thuật luôn mang tính đổi mới và sáng tạo, nhưng điều quan trọng hơn, mỗi tác phẩm đều ẩn tàng một bản sắc độc đáo và triết lý sâu sắc.

KTS Ngô Viết Nam Sơn

Khi thiết kế dinh Độc Lập, nhiều người hiểu sai, cho rằng cha tôi thiết kế riêng cho ông Ngô Đình Diệm. Thực ra không phải vậy, ông xây dựng chung cho những vị nguyên thủ quốc gia, chính vì vậy mà khu ở của thủ tướng không làm gì hết.

Ông quan niệm vị trí thủ tướng chỉ là tạm thời. Về mặt phong thuỷ, đa số công trình của các vị vua ngày xưa đều xây dựng theo triết lý bá đạo, tức là làm sao có lợi nhất cho chủ nhân, mà không tính đến chuyện gây hại cho người khác.

Ông áp dụng khoa chiết tự vào thiết kế mặt đứng để nhắc nhở những ai chủ trì tại đó phải có tài đức của một nhà lãnh đạo (chữ Vương, và chữ Tam – tượng trưng cho Nhân, Minh, và Võ đức), giữ vững chủ quyền đất nước (chữ Chủ), đảm bảo tự do ngôn luận của người dân (chữ Khẩu), trung với quốc dân (chữ Trung), và làm sao cho đất nước ngày càng hưng thịnh (chữ Hưng)…

Cha tôi theo quan điểm vương đạo, tức là làm sao cho cộng đồng phát triển tốt, khi cộng đồng phát triển tốt, trong đó sẽ có mình. Nhiều người cho rằng trục chính đi thẳng vào dinh là xấu, nhưng cha tôi vẫn làm, và dùng hồ nước để hoá giải.

Ông cho rằng làm vua thì phải làm gương, phải đứng ra gánh vác, chiếu không ngay, không ngồi. Tôi tự hào về cha, và ảnh hưởng nhiều về phong cách Á Đông kết hợp với kiến trúc cổ điển Pháp trong các công trình kiến trúc của ông.

Ba tôi chỉ dạy cái thần thái – linh hồn trong một tác phẩm. Ba không bao giờ chỉ tôi vẽ cửa làm sao, vẽ cầu thang như thế nào… Ba dạy tôi chí hướng và cách tư duy ý tưởng, chứ không dạy về kỹ thuật, bởi kỹ thuật thì có giới hạn. Tôi hầu như học kỹ thuật ở trường.

Khi hai cha con đi chơi với nhau, khi nhìn thấy một công trình, ba tôi sẽ nói dấu ấn làm nên thần thái của công trình là gì. Điểm này được, điểm này chưa được và tại sao? Ba tôi thường bắt cái tinh thần của một tác phẩm để nói với tôi hơn là đi vào chi tiết kỹ thuật. Bởi vì chi tiết thì qua thời gian có thể thay đổi. Còn tinh thần cốt cách của tác phẩm thì bền lâu hơn.

Càng về sau thì tôi càng thấy cách dạy của ba tôi là đúng. Vì nếu tôi học từ ba cách vẽ kiến trúc thời đó, có lẽ thời nay không còn phù hợp.Vì mỗi thời, mỗi thế hệ có cách diễn đạt, đường hướng và gu thẩm mỹ riêng”.

Kim Quy st tổng hợp.

nguồn: gocnhosantruong.com


Sài Gòn nhớ nhớ thương thương - Kỳ 6: Nhớ làng đại học Thủ Đức

TTO - Bên trong căn biệt thự giản dị, xanh mát, yên tĩnh của cố giáo sư Lý Chánh Trung ở làng đại học Thủ Đức là cả một trời kỷ niệm, từ gốc cây ngoài vườn đến những cuốn sách xếp nặng trong tủ, những tấm ảnh trắng đen trên tường.

Sài Gòn nhớ nhớ thương thương - Kỳ 6: Nhớ làng đại học Thủ Đức - Ảnh 1.

Phương pháp học thiên về thực nghiệm, kỹ năng của Trường trung học Kiểu mẫu - Ảnh tư liệu

Khu biệt thự vườn mấy trăm căn được quy hoạch làm làng giáo sư khi xưa nay đã đổi chủ gần hết, đã thay đổi công năng thành những quán cà phê, karaoke sân vườn, nhưng bên trong căn biệt thự này vẫn là những câu chuyện của ngày xưa.

Trường xưa thân ái

Ông Lý Chánh Dũng, con trai cả của giáo sư Lý Chánh Trung, đã theo cha mẹ chuyển đến làng đại học Thủ Đức từ năm 1963, khi căn nhà vừa được xây xong, lúc ông chỉ mới 7 tuổi. "Tôi là đứa duy nhất trong mấy anh em đã theo học trọn vẹn 7 năm trung học ở Trường trung học Kiểu mẫu Thủ Đức…".

Ngôi trường được xây dựng để làm mẫu đúng như cái tên Kiểu mẫu. Vậy nên dù không dày rộng lịch sử - hiện tại trăm năm như những ngôi trường tiếng tăm Chasseloup Laubat - Jean Jacques Rousseau - Lê Quý Đôn, Petrus Ký - Lê Hồng Phong, Marie Curie, Gia Long - Nguyễn Thị Minh Khai, Trường trung học Kiểu mẫu Thủ Đức (THKM) chỉ tồn tại và hoạt động vẻn vẹn 10 năm (1965-1975) vẫn để lại những ấn tượng không mờ phai.

TS Dương Thiệu Tống, hiệu trưởng đầu tiên của Trường THKM, từng thuật lại trên Tuổi Trẻ: "Trong một môi trường xã hội không mấy thuận lợi, chúng tôi đã cố gắng thiết lập một mô hình giáo dục trung học mới tổng hợp cả hai cấp, thu thập cái hay của giáo dục thế giới, đồng thời cố gắng tạo bản sắc riêng cho Việt Nam. Chương trình học đặt căn bản trên triết lý, mục tiêu và điều kiện riêng của nhà trường, phối hợp giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp, thiết lập các ban công kỹ nghệ, kinh tế gia đình, canh nông và doanh thương cho học sinh phổ thông, áp dụng phương pháp giảng dạy và học tập lấy học sinh làm trung tâm".

TS Nguyễn Nhã, nguyên trưởng ban nghiên cứu giáo dục của Trường THKM, đã tổng kết: "Trường THKM chú trọng rèn luyện kỹ năng hướng nghiệp cho học sinh bắt đầu từ lớp 8, các hoạt động ngoại khóa, hiệu đoàn cũng là sinh hoạt bắt buộc, tổ chức các câu lạc bộ, các trại huấn luyện kỹ năng sống, các hình thức báo chí học đường rất phong phú, báo định kỳ, đặc san và giai phẩm. Trong giảng dạy thì quan tâm thực hành hơn từ chương nên học sinh được làm quen với các phòng thí nghiệm, thư viện rất sớm, biết tổ chức nhóm thảo luận, thuyết trình…".

Trong mắt những học sinh như ông Lý Chánh Dũng thì: "Trường chúng tôi được KTS Ngô Viết Thụ thiết kế rất đẹp, rộng mênh mông giữa khu quy hoạch làng đại học, trên đồi, xung quanh là rừng chồi với hoa mua, hoa sim, ao nước, hồ đá. Giảng dạy từ lớp 6 đến lớp 12, mỗi lớp chỉ có 35 học sinh, toàn khóa thi vào chỉ lấy 140 người, nhưng trường lại có đại giảng đường rộng mênh mông, ghế ngồi xếp bậc cấp như nhà hát, chứa được 1.200 người. Biết bao nhiêu hoạt động tập thể lớp, hiệu đoàn đã diễn ra ở dãy hành lang dài và đại giảng đường ấy…".

Những kỷ niệm của các anh chàng học sinh mới lớn của THKM khi ấy không có cảnh "Anh theo Ngọ về, đường mưa nho nhỏ…" vì đây là trường đầu tiên mà học sinh được đưa đón bằng xe buýt từ khắp nơi trong Sài Gòn đến trường, những chiếc xe buýt màu vàng mang thương hiệu Trường Kiểu mẫu Thủ Đức. "Cha mẹ chỉ phải đóng tiền xe buýt, nhà trường không thu học phí. Học sinh chỉ học ở trường, không cần học thêm…".

Trực thuộc Trường đại học Sư phạm, sau sự kiện 30-4-1975, Trường THKM vẫn tiếp tục dạy và học, tiếp tục tuyển sinh khóa 12, luyện thêm môn văn và sử theo quan điểm mới, chương trình mới. Đến tháng 10-1975, trường được tuyên bố giải thể để chuyển thành Trường trung học Thực hành. Trụ sở Trường THKM được chuyển thành Đại học Thể dục thể thao TP.HCM cho tới hôm nay. Và cứ vào tháng 10, khi tiết trời mùa thu xuất hiện, lại có một cuộc họp mặt được tổ chức ở TP.HCM giữa những người gọi nhau là "dân Kiểu mẫu". Đã 45 năm đi qua từ ước mơ canh tân giáo dục ấy...

Sài Gòn nhớ nhớ thương thương - Kỳ 6: Nhớ làng đại học Thủ Đức - Ảnh 2.

Làng giáo sư xưa kia được thiết kế vuông vức với những biệt thự vườn, nay vẫn còn nguyên như những ô vuông bàn cờ màu xanh - Ảnh: TỰ TRUNG

Hồn làng đại học

Ngồi cạnh con trai, bà Bùi Thị Nữ nay đã 89 tuổi, mỉm cười nghe chuyện mà mắt cứ rưng rưng. Năm 1960, giáo sư Lý Chánh Trung và vợ là một trong những người đầu tiên đăng ký mua đất trong khu làng đại học vừa được lên bản vẽ. "Mua 300.000 đồng, trả góp 15 năm" - bà nhắc. Vốn là rừng cao su, khu quy hoạch được cày xới, phân lô. Mỗi khuôn viên biệt thự dành cho giáo sư được quy hoạch từ 900-2.200m2, xây dựng nhà thấp vuông vắn, nhà nào cũng có vườn thật rộng trồng cây xanh mát. 

Năm 1963, khi nhà đã được xây xong theo mẫu tự chọn hợp quy định của làng, ông bà đưa năm con nhỏ dọn về. Ngày ngày, giáo sư Lý Chánh Trung lái xe theo xa lộ đi dạy ở các đại học Sài Gòn, bà đi dạy ở Trường tiểu học Nam Thủ Đức gần nhà, trông coi con cái. Những người con tài hoa của gia đình đã lớn lên trong khu vườn nhà, sự dưỡng dục yêu thương và nghiêm khắc của ba má, không gian yên ả của làng đại học.

"Cũng có nhiều lúc căng thẳng, là những năm sau này chiến sự áp sát vùng ven đô thành, tiếng bom pháo nghe sát rạt. Rồi những lúc phong trào đấu tranh của sinh viên lên cao, ba cũng dấn thân vào sâu hơn, viết báo nhiều hơn, mạnh hơn, nhiều sinh viên đến nhà tìm hỏi ý kiến, và mật vụ đến đứng trước cửa ghi chép người vào ra. Cũng lại có những lần dì Năm (tức bà mẹ Việt Nam anh hùng Bùi Thị Mè, thứ trưởng Bộ Y tế - xã hội Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam, chị ruột của bà Nữ - PV) về thành đến ở nhà, ba lấy xe chở đi liên lạc…" - ông Lý Chánh Dũng kể với sự hiểu biết của một người con lớn.

Sau 30-4-1975, ban quân quản yêu cầu trưng thu. Ký giấy cho mượn nhà, gia đình lại dọn về khu nhà tập thể của Bộ Đại học ở Sài Gòn. "Nhưng rồi má nhớ ngôi nhà này, cứ khóc hoài. Ba xót ruột, một lần gặp Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt, ba liền trình bày. Ông Kiệt giật mình: Vậy còn những ai nữa, anh ghi vào cái thư cho tôi biết". Giáo sư Lý Chánh Trung đi tìm những hàng xóm cùng làng đại học, viết một lá đơn tập thể. Chỉ một thời gian ngắn sau, họ được trả lại nhà.

Bà Nữ lại rưng nước mắt: "Ông nhà tôi bảo: Trải qua hai cuộc chiến tranh rồi, gia đình mình còn nguyên vẹn là may mắn lắm". Lại mấy mươi năm nữa đi qua, căn nhà đã chứng kiến nhiều hạnh phúc và cả những đau đớn của gia đình. Năm 2016, giáo sư Lý Chánh Trung mất, các con nay đã ở riêng muốn đón bà về ở chung để sum họp nhưng bà không rời được ngôi nhà. "Đi đâu thấy cũng không vừa ý, đi đâu cũng nhớ nhà cũ, bàn cũ, ghế cũ. Nó đã thành quê hương rồi" - bà bảo vậy.

Làng đại học hôm nay đã nhiều thay đổi. Những con đường vẫn ngăn nắp kẻ ô bàn cờ, xanh mát, mang tên của những ước vọng Công Lý, Độc Lập, Dân Chủ, Bác Ái, Hòa Bình, Thống Nhất, nhưng nhiều khu biệt thự đã bị phân nhỏ, nhiều quán xá mọc lên với loa nhạc phát hết cỡ khi chiều tối. "Nay mai nơi này sắp thành TP Thủ Đức, không biết có thay đổi gì nữa không" - bà Nữ mỉm nụ cười rưng rưng của bà. Ông Lý Chánh Dũng an ủi mẹ: "Không sao đâu, khu này chắc vẫn sẽ được giữ như vậy thôi. Có những khu cũ kỹ thế này, một thành phố mới có ký ức, có hồn cốt mà má".

Thập niên 1960 với Thủ Đức là thập niên của kiến tạo, xây dựng, ấp ủ. Một “làng đại học” với ước mơ khép kín chu trình học tập - nghiên cứu - thực nghiệm đã ra đời, một làng giáo sư với môi trường đẫm chất học thuật cũng được xây dựng. Thời điểm ấy, trung tâm Sài Gòn hoang mang giữa những cuộc chính biến, ngoài Sài Gòn chiến cuộc ngày một căng thẳng. Thủ Đức vùng ven, bom đạn ngày một áp sát nhưng những giấc mơ khoa học vẫn cứ được nuôi dưỡng...

*************

Có lẽ đường Huỳnh Tấn Phát, bắt đầu từ cầu Tân Thuận (quận 7) đến mũi Nhà Bè vốn xưa mang tên liên tỉnh 15, là con đường có nhiều địa danh dân dã nhất ở Sài Gòn…


Chuyện Dinh Độc Lập: Bâng khuâng kiến trúc sư Ngô Viết Thụ

Cảm giác bâng khuâng không chỉ khi đứng ở Dinh Độc Lập, công trình thiết kế của kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Thụ, mà mỗi khi chợt bắt gặp và phải chạm mặt với những mảng khối kiến trúc, trang trí rối rắm lòe loẹt hoa hoét tại một tư gia hay công sở nào đó, những khi ấy liền nghĩ ngay đến cái chất Ngô Viết Thụ dung dị uẩn súc hàm chứa bao liên tưởng tốt lành.


Dinh Độc Lập. Ảnh: TL

Không làm cái việc biên chép lại những thông số các hạng mục trong Dinh Độc Lập xây dựng hết những 150 ngàn lượng vàng thời 1960.

Cứ lẩn thẩn nghĩ thêm về một KTS từng được hai người mời một cách ưu ái khẩn thiết. Đó là Ngô Đình Diệm và Võ Văn Kiệt.

Ngô Viết Thụ quê Thừa Thiên có một tuổi thơ nhọc nhằn, túng thiếu. Phải ở với ông ngoại, may được ông kèm cặp chữ Hán. Chả phải mệnh thân cư thê, nhưng quả chàng trai Ngô Viết Thụ mang ơn nhiều bên vợ. Năm 1948, học xong Trường Cao đẳng Kỹ thuật Đà Lạt, được gia đình vợ giúp sang du học ở Pháp. Năm 1950, Ngô Viết Thụ thi đậu vào Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Paris.


KTS Ngô Viết Thụ

Đoạt giải khôi nguyên năm 1955, ông đỗ đầu giải kiến trúc La Mã, được Hội Kiến trúc sư Pháp tặng huy chương vàng. Muốn tham dự cuộc thi này, thí sinh phải có quốc tịch Pháp; tuổi dưới 25, độc thân và phải có đạo Thiên Chúa. Trong khi đó, Ngô Viết Thụ không có quốc tịch Pháp; tuổi đã 28, đã có vợ con và lại là Phật tử. Có lẽ tài năng đã cứu giúp ông. Ông đã lần lượt vượt qua 4 vòng của cuộc thi và có mặt trong số 10 người ở vòng cuối. Trong kỳ thi cuối cùng (100 ngày) thí sinh không được bước chân ra ngoài trường thi.

Bài thi Ngôi thánh đường trên đảo Địa Trung Hải, có ngôi thánh đường hình parabol trên mặt bể Địa Trung Hải như ẩn hiện dưới bầu trời. Kết quả khi bỏ phiếu của Ban giám khảo cuộc thi (28/29), ông đoạt giải nhất – gọi là Khôi nguyên La Mã (Premier Grand Prix de Rome); khi ấy ông 29 tuổi. Với việc đoạt giải Khôi nguyên La Mã của Viện Hàn lâm Pháp, ông được cấp học bổng 3 năm nghiên cứu và sáng tác tại các khu biệt thự Medicis thuộc tài sản Pháp ở La Mã. Một vinh dự lớn nữa, một triển lãm trình bày các sơ đồ kiến trúc mang tên Ngô Viết Thụ được Tổng thống hai nước Pháp và Ý đến cắt băng khánh thành.


Phòng làm việc của Nguyễn Văn Thiệu

Vào những năm đầu 60, ngành qui hoạch trên toàn thế giới vẫn còn đang ở giai đoạn đầu phát triển, và tại Việt Nam lúc đó chỉ có ba người có cả hai văn bằng kiến trúc sư và văn bằng phát triển quốc gia tại nước ngoài là: KTS Huỳnh Kim Mãng (GS Cao đẳng kiến trúc Sài Gòn), KTS Lê Văn Lắm (giám đốc Tổng nha kiến thiết đô thị) và KTS Ngô Viết Thụ.

Năm 1960, KTS Ngô Viết Thụ về Sài Gòn làm việc theo lời mời của Tổng thống Ngô Đình Diệm ở tuổi 30. Một thời kỳ sung sức, hứng khởi. Ông là tác giả nhiều đồ án xây dựng, kiến trúc đồ sộ, trong đó có Dinh Độc Lập, bây giờ là dinh Thống Nhất, Đại học sư phạm Huế, Trung tâm nguyên tử Đà Lạt. Đại Chủng viện Đà Lạt, Viện Đại học Huế, Làng Đại học Thủ Đức, chợ Đà Lạt, Khách sạn Hương Giang 1 Huế, Nhà thờ Phú Cam, Trụ sở Việt Nam Hàng không vv…

… Tới lui trên khoảng cỏ trước Dinh Độc lập, tôi ngắm ngó hồi lâu để cố mà vỡ vạc ra những nắc nỏm của thiên hạ rằng trong kiến trúc Dinh, yếu tố mỹ thuật và kỹ thuật luôn đổi mới sáng tạo, dung chứa một bản sắc độc đáo và triết lý sâu sắc. Trong công trình Dinh Thống Nhất, ông áp dụng khoa chiết tự vào thiết kế mặt đứng: chữ Vương và chữ Tam – tượng trưng cho Nhân, Minh, Võ đức – để nhắc nhở những ai chủ trì tại đó phải có tài đức của một nhà lãnh đạo. Chữ Chủ – giữ vững chủ quyền đất nước, chữ Khẩu – đảm bảo tự do ngôn luận của người dân, chữ Trung – trung với quốc dân, và chữ Hưng – làm cho đất nước hưng thịnh. Tổng thể khối kiến trúc Dinh thống nhất có hình chữCát hàm nghĩa tốt lành…

Hình như ý nghĩa chiết tự – triết học và cái tao nhã của Dinh Độc Lập như một mục đích, cảm hứng chủ đạo là dân chủ đã rộng đường cho hậu thế, ngay từ lúc Dinh khánh thành (1966) đã mặc sức khen chê?

Chữ Trung, nếu là trung với vua, với nước thì phải có chữ Tâm ở dưới? Còn không thì trung chỉ mang nghĩa chính giữa. Chữ cát là tốt. Nhưng chiết tự, chữ cát có hình thót hậu. Về phong thủy, người ta kiêng kiểu đất thót hậu. Vượng địa phải là vuông vắn hay nở hậu, mới lâu dài, tốt đẹp.

Cũng như vậy, bao nhiêu những lời khen tặng về bức rèm đá hình cây trúc theo điển Tiết trực Tâm Hư của nhà Nho ca tụng khí tiết cương trực của người quân tử. Trúc tiết tâm hư thị ngã sư (lòng rỗng của đốt trúc đích thầy ta) Rằng đây là điều mà ông Diệm ưa thích. Quốc huy thời ông Diệm chính là cành trúc.

Tấm rèm đá này ở giữa với mục đích che chắn hung khí từ đại lộ Thống Nhất nhiễm vào và đón ánh sáng không khí tự nhiên ùa vào hành lang. Thế mà không thiếu những suy luận rằng, các đốt trúc trắng này trông xa như hình xương ống chân, ống tay. Cái mà người ta gọi là rèm lại chính là một số xương ống tay, ống chân treo trên dinh Độc Lập. Đây là một điềm báo trước cái chết của gia đình ông Diệm(!?)


Các phòng trong Dinh Độc Lập

Có lẽ hiếm một công trình như Dinh Độc Lập tròn nửa thế kỷ dằng dặc những luận bàn này khác nhưng nó vẫn tồn tại vẫn trở thành một trong Trung tâm hành chính quốc gia mọi thời. Vẫn rốt cuộc một mẫu số chung là nó… lạ nhưng bắt mắt. Và đẹp!

Xin trích thêm bộc bạch của KTS Ngô Viết Nam Sơn (con trai cố KTS Ngô Viết Thụ) trong một bài viết về cha mình.

Về mặt phong thủy, đa số công trình cho các vị vua ngày xưa đều xây dựng theo triết lý bá đạo, tức là làm sao có lợi nhất cho chủ nhân, mà không tính đến chuyện gây hại cho người khác.

Với Dinh Độc Lập, cha tôi theo quan điểm vương đạo, tức là làm sao cho cộng đồng phát triển tốt, khi cộng đồng thịnh vượng, trong đó sẽ có mình. Nhiều người cho rằng trục chính đi thẳng vào dinh là xấu, nhưng cha tôi vẫn làm, và dùng hồ nước để hóa giải. Ông cho rằng, vua thì phải làm gương, phải đứng ra gánh vác, chiếu không ngay, không ngồi. Tôi tự hào về cha, và ảnh hưởng nhiều về phong cách Á Đông kết hợp với kiến trúc cổ điển Pháp trong các công trình kiến trúc của ông.


Trên nóc Dinh Độc Lập


Tài liệu còn lưu lại trong Dinh 40 năm trước

…Cha tôi là người khí tiết, không chỉ trong lời nói, mà cả hành động. Sau này ông Diệm muốn đưa cha tôi vào chức vụ Bộ trưởng Bộ Xây dựng, nhưng cha tôi từ chối. Lúc đó, làm bộ trưởng Xây dựng giàu sang, uy quyền lắm, phụ trách luôn cả xổ số kiến thiết.

Và vẫn luôn một KTS Ngô Viết Thụ đa tài! Trong lãnh vực hội họa, nội bộ tranh Sơn Hà Cẩm Tú gồm 7 bức, mỗi bức dài 2m, rộng 1m được trưng ngay trong chính Dinh Độc Lập đã khiến ông nổi danh. Lại thạo ngón chơi đàn Tranh, đàn Kìm và Sáo. Ông để lại hàng trăm bài thơ và bài viết.

Ông Sáu Dân (Võ Văn Kiệt) dường như tìm đến ông hơi bị muộn? Đó là thời điểm sau khi ông Thụ đi học tập cải tạo 1 năm trở về…

Nhiều ý kiến đánh giá, sở dĩ KTS Ngô Viết Thụ không di tản vì từng chịu ảnh hưởng ông Võ Văn Kiệt trong đó có câu khi nào anh không chịu được nữa thì biểu tôi. Chứ đi như thế nguy hiểm lắm…

Ông Sáu Dân thời điểm chưa ở cương vị Thủ tướng, một lần đi công tác nước ngoài bằng phi cơ của Air France, mời ông đi cùng. Ghế của KTS Ngô Viết Thụ là hạng phổ thông. Trong khi hàng ghế hạng thương gia của ông Sáu Dân lại dư. Ông Sáu đề nghị phi hành đoàn mời KTS Ngô Viết Thụ lên nhưng ông không chịu. Ông Sáu Dân kiên quyết, nếu ông không lên thì ông Sáu sẽ xuống hạng phổ thông ngồi. Khi đó KTS Ngô Viết Thụ mới chịu.

Lần đó đi Vịnh Hạ Long, ông Sáu Dân thân mài mực nho và giữ giấy cho gió biển khỏi bay để KTS Ngô Viết Thụ họa cảnh.

Thủ tướng Võ Văn Kiệt công du Pháp và Algeria mời KTS Ngô Viết Thụ đi cùng. Đến Pháp, không may KTS bị chứng bệnh thận cấp tính phải lưu lại chữa trị. Trong thời gian chữa bệnh có rất nhiều lời mời ông ở lại, và hứa bảo lãnh cả gia đình sang nước ngoài luôn. Nhưng ông kiên quyết trở về. Con trai ông kể lại, ông trở về vì một lời đã hứa với chú Sáu. Ông nói: “Kẻ sĩ đã tin nhau thì không bao giờ được phụ lòng nhau”.

Rồi có thời điểm ông là cố vấn Ban Chấp hành Hội KTS Việt Nam, và cũng là cố vấn Ban Chấp hành Hội KTS TPHCM các nhiệm kỳ I, II, III, và IVThủ tướng Võ Văn Kiệt đã mời ông là thành viên tổ chuyên gia tư vấn kiến trúc cho Thủ tướng.

Các thành viên của tổ chức tư vấn đều chuyên làm công tác nghiên cứu, không giữ chức quyền trong bộ máy hành chính nhà nước theo chế độ “5 không”: không biên chế, không lương, không chức vụ, không có cấp trên cấp dưới và quan trọng nhất là không bị ràng buộc, hạn chế gì khi góp ý kiến với Thủ tướng.

Lúc rời Dinh nhớ thêm chi tiết của người hướng dẫn, Ban tổ chức đám tang KTS Ngô Viết Thụ đã cho dừng linh cữu xe tang trước cổng Dinh Độc Lập để vong hồn ông được nhìn lại lần cuối tác phẩm ông đắc ý nhất trong số các tác phẩm kiến trúc mà ông đã thực hiện trong suốt cuộc đời.

Theo Xuân Ba / Báo Tiền phong

TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn: Việt Nam chưa có làng đại học đúng nghĩa

Giáo dục đại học Việt Nam đang hội nhập sâu với thế giới nhưng vẫn đứng trước nhiều câu hỏi, từ hình thức tuyển sinh, chất lượng giảng dạy, chất lượng đầu ra, và cả vấn đề quy hoạch các trường đại học tập trung để phát huy được hết giá trị cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu đào tạo... Trong đó, cụm từ “khu đô thị đại học”, hay “làng đại học” đã được hình thành, thảo luận và triển khai tại nhiều địa phương.

    Tuy nhiên, thực tiễn diễn ra không như mong muốn, việc đổi mới giáo dục đại học và cơ sở giảng dạy chuyển biến rất chậm. Phóng viên Người Đô Thị đã có cuộc trao đổi với TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn về việc tổ chức quy hoạch kiến trúc cho các làng đại học tương lai tại Việt Nam.

         
         TSKH-KTS. Ngô Viết Nam Sơn

    Xây dựng làng đại học đẳng cấp quốc tế có vẻ không chỉ là vấn đề của kiến trúc mà còn liên quan đến công cuộc xây dựng, phát triển và nâng tầm giáo dục đại học. Ông có ý kiến gì về cách đặt vấn đề này?

    Thực ra, những đại học hàng đầu như Harvard và Berkeley đều chưa bao giờ tự xưng là những đại học đẳng cấp quốc tế. Do vậy, nếu chúng ta làm đúng theo tiêu chí cần có của một làng đại học “tử tế” và “đúng nghĩa”, thì bản thân nó đã được coi là có “đẳng cấp quốc tế” rồi. Mô hình này chỉ được phát huy hiệu quả trên tiền đề thay đổi tư duy triết lý giáo dục phù hợp hơn và mang tính hội nhập quốc tế nhiều hơn so với hiện nay. Cụ thể là cần thay đổi phương pháp giáo dục nghiên cứu và giảng dạy từ hình thức đơn ngành và nặng về tư duy chuyên sâu (mô hình cổ điển) sang hình thức đa ngành và thiên về tư duy toàn diện trên cơ sở các phương pháp luận khoa học (mô hình tiên tiến). Trong đó:

    Thứ nhất, ta nên bỏ hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển vào đại học, thay bằng một kỳ thi trắc nghiệm duy nhất (giống như kỳ thi đánh giá ở Mỹ SAT hoặc GRE), trong đó các câu hỏi phải là bao gồm tất cả các môn học chính của cả bốn khối, nhằm đánh giá khả năng tư duy về nhiều mặt của thí sinh hơn là kỹ năng giải đáp các môn học chủ đạo.

    Thứ hai, luận văn tốt nghiệp cấp thạc sĩ và tiến sĩ buộc phải có ít nhất một giảng viên hướng dẫn chính của chuyên ngành chính, và hai giảng viên hướng dẫn phụ từ chuyên ngành khác với chuyên ngành chính của thí sinh. Điều này buộc nghiên cứu sinh phải có cái nhìn tổng thể và bao quát đa ngành hơn về chuyên ngành của mình khi phân tích tổng hợp các vấn đề.

    Thứ ba, coi trọng việc giảng dạy phương pháp luận, phân tích tổng hợp, nâng cao dần từ trình độ cử nhân trở lên. Giảng viên chỉ hướng dẫn sinh viên cách hợp tác nhóm và tự tìm tòi nghiên cứu từ thư viện, giải đáp các câu hỏi, và hỗ trợ sinh viên khi cần thiết, chứ không tập trung giảng dạy kiến thức trên lớp như cách làm ở trường phổ thông.

    Đó là những tiền đề quan trọng, để các nhà quản lý giáo dục nhìn thấy được vai trò cấp thiết của việc tổ chức xây dựng mô hình làng đại học trong quá trình nâng tiêu chuẩn đại học Việt lên tầm quốc tế, mà trong đó các thư viện, các phòng lab, và các khu vực giao lưu sinh hoạt và hợp tác nghiên cứu chung cho tất cả các phân khoa, chứ không phải các lớp học hay văn phòng điều hành, mới là trái tim của làng đại học.

    Ông từng là thành viên nhóm thiết kế tổng mặt bằng quy hoạch kiến trúc cho một số đại học Mỹ và là thành viên Hội đồng tư vấn Đại học Hoa Sen và dự án Đại học Trí Việt. Trong buổi nói chuyện gần đây, ông cũng bộc bạch thực trạng Việt Nam vẫn chưa có đại học nào đủ cơ sở vật chất ở tầm quốc tế. Theo ông, đâu là nguyên nhân? Khó khăn lớn nhất mà chúng ta sẽ phải đối mặt, tập trung giải quyết khi thực hiện mục tiêu đó là gì?

    Theo tôi có ba khó khăn lớn nhất làm cho chương trình phát triển các đại học quốc gia tại Việt Nam, dù có một số tiến bộ nhất định, đến nay vẫn chưa tạo lập được một làng đại học đúng nghĩa, cho dù ở quy mô nhỏ.

    Thứ nhất, ngân sách cho đầu tư vào giáo dục và nghiên cứu còn rất hạn chế, do đó không những cơ sở vật chất cho giảng dạy nghiên cứu còn thiếu thốn nhiều, mà lương của giảng viên vẫn không đủ sống để họ chuyên tâm vào công tác giáo dục và nghiên cứu. Sinh viên nghèo chưa được hỗ trợ đúng mức.

    Thứ hai, là các nhà quản lý của các trường đại học thành viên vẫn nặng tư duy cá nhân, mỗi trường chiếm lãnh địa và quyền lực riêng của mình, chứ chưa hoạt động phối hợp với nhau trong làng đại học như một thực thể duy nhất hỗ trợ lẫn nhau về mọi mặt, bao gồm quản lý, và liên thông các hoạt động nghiên cứu giảng dạy với nhau.

    Thứ ba, các nhà quản lý có phần lúng túng vì cho đến nay chưa có làng đại học nào kiến tạo được, hoặc ít nhất là lập được một kế hoạch khả thi, cho việc phối hợp tốt với khu vực xung quanh, nhất là về mặt chức năng sử dụng và kết nối, để từng bước tạo nên khung sườn cho việc phát triển toàn cục, trở thành một khu đô thị đại học trong tương lai.

    Để đưa ra một lời giải hoàn chỉnh cho khúc mắc ấy, cần phải có những điều kiện gì? Mô hình làng đại học ở Việt Nam như thế nào là phù hợp với xu thế thế giới và điều kiện nước ta?

    Việt Nam nên xây dựng ít nhất ba đại học quốc gia tại ba làng đại học chính của các vùng đô thị quan trọng ở miền Bắc, Trung và Nam. Cụ thể là tại Hà Nội, TP.HCM, và Huế hoặc Đà Nẵng. Trong đó các trường thành viên phải được quản lý và tổ chức như một thể thống nhất, phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu của toàn bộ giảng viên và sinh viên chứ không chỉ cho sinh viên của trường thành viên.

    Trên thế giới, làng đại học có thể theo mô hình tập trung trên một khu đất lớn vài trăm ha ở ngoại ô (như Đại học Berkeley và British Columbia), hoặc theo mô hình các khu phố trong trung tâm đô thị (như Harvard và Columbia), hoặc phối hợp cả hai loại hình trên (Đại học Quốc gia Úc ở Canberra và Đại học Washington). Mô hình quy hoạch trong trung tâm đô thị như Harvard thường không phù hợp ở Việt Nam vì giá đất và mật độ dân số khu trung tâm thường rất cao, do đó không chỉ làm tăng đáng kể chi phí giáo dục và tăng khó khăn về quản lý, mà còn làm tăng ô nhiễm và ách tắc giao thông đô thị.

    Làng đại học Berkeley. Ảnh Philip Greenspun

    Các đại học quốc gia này cũng cần phải được kết nối với một cơ sở phụ dùng chung cho các trường thành viên tại khu trung tâm Hà Nội, TP.HCM, Huế hoặc Đà Nẵng bằng hệ thống giao thông công cộng thuận tiện (metro hoặc xe buýt nhanh), nhằm tạo điều kiện thuận lợi về nghiên cứu, giao lưu quốc gia và quốc tế, và thực hành cho giảng viên và sinh viên.

    Do mô hình làng đại học khá mới mẻ với Việt Nam, có vẻ trung tâm quản lý và phát triển khu đô thị ĐHQG TP.HCM vẫn vừa làm, vừa học, vừa điêu chỉnh cho phù hợp thực tiễn... Ông có tin tưởng mô hình này?

    Theo tôi quan sát thực địa, ĐHQG TP.HCM vẫn đang được quản lý và vận hành như một tổ hợp gồm nhiều trường thành viên hoạt động riêng rẽ (không thực sự hợp tác về giảng dạy và nghiên cứu một cách hiệu quả, theo đúng nghĩa của một làng đại học) và phân tán (phần thì ở Thủ Đức, phần thì rải rác ở TP.HCM). Thậm chí nhiều trường thành viên tại làng đại học Thủ Đức còn xây dựng hàng rào kiên cố và cổng vào riêng khá hoành tráng. Phần ranh giới với khu dân cư xung quanh đang phát triển tự phát, không an ninh. Quy hoạch kiến trúc hiện nay không tạo được bản sắc riêng, và không có hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại rõ ràng và thuận tiện. Có thể nói chúng ta còn rất nhiều việc phải làm trước mắt, để xây dựng một làng đại học thực sự đúng nghĩa tại đây.

    Qua trao đổi với nhiều chuyên gia quốc tế, việc xây dựng một làng đại học quốc gia với kinh phí khiêm tốn hoàn toàn khả thi tại Việt Nam, miễn chúng ta biết ưu tiên tài lực và nhân lực cho các vấn đề cốt lõi. Nên ưu tiên kinh phí xây dựng hệ thống thư viện và phòng lab (vi tính, thí nghiệm khoa học, học sinh ngữ theo phương pháp nghe nhìn...) và hệ thống thông tin mạng với trang bị hiện đại. Bởi chính chất lượng của hệ thống cung cấp thông tin cho nghiên cứu và các phương tiện hiện đại để bảo quản tư liệu và truy cập hữu hiệu, chứ không phải bề ngoài hào nhoáng của các công trình kiến trúc, mới là nhân tố chính, thúc đẩy một làng đại học phát triển lên tầm quốc tế.

    Do đi sau, Việt Nam lại có những lợi thế đặc biệt trong việc quy hoạch làng đại học, như có thể hoạch định các chiến lược và chiến thuật phát triển những làng đại học trong tương lai theo các tiêu chí kiến trúc xanh và bền vững, tiết kiệm năng lượng, mà cả thế giới đang hướng tới.

    Trung Dũng thực hiện