Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

The Inaugural Address of John F. Kennedy

Bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Mỹ, John F. Kennedy
"And so, my fellow Americans, ask not what your country can do for you--ask what you can do for your country."
"Và những người bạn Mỹ của tôi, đừng hỏi đất nước làm gì cho các bạn, mà hãy hỏi các bạn đã làm được gì cho đất nước."


January 20, 1961
20-1-1961

Vice President Johnson, Mr. Speaker, Mr. Chief Justice, President Eisenhower, Vice President Nixon, President Truman, reverend clergy, fellow citizens,

We observe today not a victory of party, but a celebration of freedom--symbolizing an end, as well as a beginning--signifying renewal, as well as change. For I have sworn before you and Almighty God the same solemn oath our forebears prescribed nearly a century and three-quarters ago.

Phó Tổng thống Johnson, ông Chủ tịch Hạ viện, ông Bộ trưởng Tư pháp, Tổng thống Eisenhower, Phó Tổng Thống Nixon, Tổng thống Truman, các Mục sư, Giáo sĩ đáng kính, cùng tất cả đồng bào,

Chúng ta cử hành buổi lễ hôm nay không phải để mừng chiến thắng của đảng phái, mà là buổi lễ mừng tự do, tượng trưng cho sự kết thúc, cũng là sự khởi đầu, một sự thay đổi cũng như sự đổi mới có ý nghĩa. Tôi tuyên thệ nhậm chức trước mặt quý vị và Thiên Chúa Toàn Năng, long trọng tuyên thệ trước tổ tiên của chúng ta, quy định gần 175 năm trước.

The world is very different now. For man holds in his mortal hands the power to abolish all forms of human poverty and all forms of human life. And yet the same revolutionary beliefs for which our forebears fought are still at issue around the globe--the belief that the rights of man come not from the generosity of the state, but from the hand of God.
Thế giới hiện nay đã khác. Nhân loại hiện có sức mạnh trong tay, thủ tiêu mọi hình thức nghèo đói của loài người và mọi hình thức đời sống nhân loại (1). Niềm tin cách mạng (2), mà tổ tiên chúng ta đã chiến đấu, hiện vẫn còn là vấn đề khắp toàn cầu – niềm tin rằng nhân quyền không phải đến từ sự ban ơn của chính phủ, mà đến từ bàn tay của Thượng Đế (3).

We dare not forget today that we are the heirs of that first revolution. Let the word go forth from this time and place, to friend and foe alike, that the torch has been passed to a new generation of Americans--born in this century, tempered by war, disciplined by a hard and bitter peace, proud of our ancient heritage, and unwilling to witness or permit the slow undoing of those human rights to which this nation has always been committed, and to which we are committed today at home and around the world.
Hôm nay, chúng ta không dám quên rằng chúng ta là những người kế thừa cuộc cách mạng đầu tiên đó. Vào thời điểm này và ở nơi đây, hãy để cho mọi người biết, hãy để cho bạn bè cũng như kẻ thù biết rằng, ngọn đuốc đã được chuyển đến một thế hệ mới của người Mỹ, sinh ra trong thế kỷ này, trưởng thành từ chiến tranh, được rèn luyện từ một nền hòa bình khó khăn và cay đắng, tự hào về di sản cổ xưa của chúng ta và không muốn chứng kiến ​​hoặc cho phép nhân quyền từ từ bị hủy hoại, điều mà đất nước này đã cam kết và điều mà chúng ta cam kết hôm nay, trên đất nước này và trên khắp thế giới.

Let every nation know, whether it wishes us well or ill, that we shall pay any price, bear any burden, meet any hardship, support any friend, oppose any foe, to assure the survival and the success of liberty. This much we pledge--and more.
Hãy để mọi quốc gia biết rằng, cho dù họ cầu mong những điều tốt lành hay những điều tồi tệ đến với chúng ta, rằng chúng ta sẵn sàng trả bất kỳ giá nào, gánh vác bất kỳ gánh nặng nào, chấp nhận bất kỳ khó khăn nào, hỗ trợ bất kỳ người bạn nào, chống lại bất kỳ kẻ thù nào, để bảo đảm tự do được thành công và tồn tại. Điều này chúng ta cam kết nhiều và nhiều hơn nữa.


To those old allies whose cultural and spiritual origins we share, we pledge the loyalty of faithful friends. United there is little we cannot do in a host of cooperative ventures. Divided there is little we can do--for we dare not meet a powerful challenge at odds and split asunder.
Đối với những đồng minh cũ có chung nguồn gốc văn hóa và tinh thần với chúng ta, chúng tôi cam kết sự trung thành của những người bạn trung thành. Đoàn kết, chúng ta có thể cùng nhau hợp tác làm được nhiều điều. Chia rẽ, chúng ta sẽ bị suy yếu và không làm được gì cả, chúng ta không dám đương đầu với sự thách thức mạnh mẽ nếu chúng ta không hợp tác và bị xé rời ra.

To those new states whom we welcome to the ranks of the free, we pledge our word that one form of colonial control shall not have passed away merely to be replaced by a far more iron tyranny. We shall not always expect to find them supporting our view. But we shall always hope to find them strongly supporting their own freedom--and to remember that, in the past, those who foolishly sought power by riding the back of the tiger ended up inside.
Đối với những chính phủ mới (4), chúng tôi hoan nghênh các bạn đến với nền tự do, dân chủ. Chúng tôi cam kết sẽ không để một hình thức kiểm soát thuộc địa thay thế bằng một chế độ độc tài sắt máu hơn. Chúng tôi không mong những chính phủ mới này luôn ủng hộ quan điểm của chúng tôi, nhưng chúng tôi luôn hy vọng tìm thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ của họ đối với sự tự do của chính họ. Và nên nhớ rằng, trong quá khứ, những kẻ điên rồ tìm kiếm quyền lực bằng cách cưỡi trên lưng hổ, cuối cùng sẽ nằm trong bụng hổ (5).

Those peoples in the huts and villages of half the globe struggling to break the bonds of mass misery, we pledge our best efforts to help them help themselves, for whatever period is required--not because the Communists may be doing it, not because we seek their votes, but because it is right. If a free society cannot help the many who are poor, it cannot save the few who are rich.
Đối với những người dân sống trong những túp lều và những ngôi làng trên khắp toàn cầu, đang tranh đấu để phá vỡ xiềng xích của nỗi thống khổ tột cùng, chúng ta cam kết, chúng ta sẽ cố gắng hết sức để giúp đỡ họ, để họ có thể tự giúp bản thân họ, bất cứ khi nào được yêu cầu, không phải vì lo rằng cộng sản sẽ lôi kéo họ, cũng không phải vì chúng ta muốn kiếm lá phiếu của họ, mà bởi vì đó là điều chúng ta cần phải làm. Nếu một xã hội tự do không thể giúp được nhiều người nghèo khổ, thì xã hội đó không thể cứu lấy một ít người giàu có.

To our sister republics south of our border, we offer a special pledge: to convert our good words into good deeds, in a new alliance for progress, to assist free men and free governments in casting off the chains of poverty. But this peaceful revolution of hope cannot become the prey of hostile powers. Let all our neighbors know that we shall join with them to oppose aggression or subversion anywhere in the Americas. And let every other power know that this hemisphere intends to remain the master of its own house.
Đối với những người anh em cộng hòa của chúng ta ở phía Nam biên giới (6), chúng tôi có một cam kết đặc biệt, sẽ biến những lời nói tốt đẹp của chúng tôi thành những hành động trong một liên minh mới cho sự tiến bộ, để giúp đỡ những người dân tự do và chính phủ các nước tự do thoát khỏi đói nghèo. Nhưng cuộc cách mạng hòa bình của niềm hy vọng này không thể trở thành nạn nhân của các nước thù địch. Hãy để tất cả các nước láng giềng của chúng ta biết rằng, chúng ta sẽ tham gia với họ để chống lại sự xâm lược hay sự lật đổ, tại bất cứ nơi nào ở châu Mỹ. Và hãy để các nước khác biết rằng, chúng ta [là những nước] làm chủ bán cầu này (7).

To that world assembly of sovereign states, the United Nations, our last best hope in an age where the instruments of war have far outpaced the instruments of peace, we renew our pledge of support--to prevent it from becoming merely a forum for invective, to strengthen its shield of the new and the weak--and to enlarge the area in which its writ may run.
Đối với hội đồng các quốc gia trên thế giới, Liên Hiệp quốc, hy vọng tốt nhất của chúng ta trong lúc này, nơi có nhiều khả năng xảy ra chiến tranh hơn hòa bình, chúng tôi tiếp tục cam kết sự hỗ trợ của chúng tôi đối với Liên Hiệp quốc, để ngăn chặn nó trở thành một diễn đàn cho những lời công kích, giúp Liên Hiệp quốc có thêm sức mạnh, để giúp đỡ những nước mới thành lập và những nước nghèo khó và để giúp mở rộng hoạt động của Liên Hiệp quốc.

Finally, to those nations who would make themselves our adversary, we offer not a pledge but a request: that both sides begin anew the quest for peace, before the dark powers of destruction unleashed by science engulf all humanity in planned or accidental self-destruction.
Cuối cùng, đối với những nước muốn làm kẻ thù của chúng ta, chúng tôi yêu cầu: cả hai phía hãy tìm kiếm hòa bình, trước khi khoa học tung ra sức mạnh của sự hủy diệt đen tối, nhấn chìm tất cả nhân loại, như đã lên kế hoạch hoặc chỉ bất ngờ xảy ra (8).

We dare not tempt them with weakness. For only when our arms are sufficient beyond doubt can we be certain beyond doubt that they will never be employed.
Chúng ta không thể cho thấy sự yếu đuối. Chỉ khi nào chúng ta có đầy đủ vũ khí, chúng ta chắc chắn rằng cả hai phía, không bên nào dám tấn công (9).

But neither can two great and powerful groups of nations take comfort from our present course--both sides overburdened by the cost of modern weapons, both rightly alarmed by the steady spread of the deadly atom, yet both racing to alter that uncertain balance of terror that stays the hand of mankind's final war.
Nhưng hai cường quốc hoặc hai nhóm các nước cường quốc không thể thoải mái làm điều này, bởi vì cả hai phía hiện đã quá tải vì chi phí cho các loại vũ khí hiện đại, cả hai phía đã được báo động do phổ biến bom nguyên tử chết người, nhưng cả hai phía vẫn chạy đua để thay đổi sự cân bằng không chắc chắn về mối đe dọa chiến tranh hạt nhân, sẽ giúp chúng ta không tấn công nhau.

So let us begin anew--remembering on both sides that civility is not a sign of weakness, and sincerity is always subject to proof. Let us never negotiate out of fear, but let us never fear to negotiate.
Cho nên chúng ta hãy thử một lần nữa, cả hai phía đều nhớ rằng, lịch sự không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối, và sự chân thành luôn phải được chứng minh. Chúng ta không bao giờ thương lượng vì sợ hãi. Nhưng chúng ta cũng không bao giờ sợ hãi để rồi thương lượng.

Let both sides explore what problems unite us instead of belaboring those problems which divide us. Let both sides, for the first time, formulate serious and precise proposals for the inspection and control of arms, and bring the absolute power to destroy other nations under the absolute control of all nations.
Hãy để hai phía tập trung vào những điểm chung có thể làm cho chúng ta đoàn kết, thay vì phải lo lắng đến những vấn đề chia rẽ chúng ta. Lần đầu tiên, hãy để hai phía đưa ra những đề xuất chính xác và nghiêm túc, xem xét và kiểm soát vũ khí, và đem sức mạnh tuyệt đối hủy diệt các nước khác, đặt dưới sự kiểm soát hoàn toàn của tất cả các nước (10).

Let both sides seek to invoke the wonders of science instead of its terrors. Together let us explore the stars, conquer the deserts, eradicate disease, tap the ocean depths, and encourage the arts and commerce.
Hãy để hai phía sử dụng khoa học vào những mục đích tốt thay vì sử dụng khoa học với mục đích [làm cho thế giới] kinh hoàng. Chúng ta hãy cùng nhau khám phá những ngôi sao, chinh phục các sa mạc, xóa bỏ bệnh tật, khai thác sâu dưới đáy đại dương, cổ vũ nghệ thuật và thương mại.

Let both sides unite to heed, in all corners of the earth, the command of Isaiah--to "undo the heavy burdens, and to let the oppressed go free."
Hãy để hai phía đoàn kết, chú ý đến mọi nơi trên trái đất, theo lời của đấng tiên tri Isaiah, để “không phải mang những gánh nặng… và giải cứu mọi kẻ bị áp bức”.

And, if a beachhead of cooperation may push back the jungle of suspicion, let both sides join in creating a new endeavor--not a new balance of power, but a new world of law--where the strong are just and the weak secure and the peace preserved.
Và nếu bắt đầu hợp tác, chúng ta có thể đẩy lùi cả khu rừng của sự nghi ngờ, hãy để hai phía tham gia tạo một nỗ lực mới, không phải là một sự cân bằng quyền lực mới, mà là một thế giới luật pháp mới, thế giới mà những nước mạnh không thể đánh những nước yếu, và những nước yếu được an toàn, và nền hòa bình được bảo vệ.

All this will not be finished in the first one hundred days. Nor will it be finished in the first one thousand days, nor in the life of this administration, nor even perhaps in our lifetime on this planet. But let us begin.
Tất cả những điều này sẽ không thể hoàn thành trong 100 ngày đầu tiên [của một nhiệm kỳ tổng thống]. Cũng không thể hoàn thành trong 1.000 ngày đầu tiên, cũng không thể nào thực hiện trong nhiệm kỳ của chính phủ này, thậm chí có thể không làm được trong suốt cuộc đời của một con người sống trên hành tinh này. Nhưng hãy để chúng tôi bắt đầu (11).

In your hands, my fellow citizens, more than mine, will rest the final success or failure of our course. Since this country was founded, each generation of Americans has been summoned to give testimony to its national loyalty. The graves of young Americans who answered the call to service surround the globe.
Đồng bào của tôi ơi, sự thành công hay thất bại cuối cùng trong tất cả mọi hành động chúng ta đều nằm trong tay của quý đồng bào, nhiều hơn là nằm trong tay của tôi. Kể từ khi đất nước này được thành lập, mỗi thế hệ người Mỹ đã chiến đấu để thể hiện sự trung thành đối với quốc gia. Những ngôi mộ của những người Mỹ trẻ tuổi đã đáp lại sự trung thành đó, phục vụ trên khắp địa cầu.

Now the trumpet summons us again--not as a call to bear arms, though arms we need--not as a call to battle, though embattled we are--but a call to bear the burden of a long twilight struggle, year in and year out, "rejoicing in hope; patient in tribulation," a struggle against the common enemies of man: tyranny, poverty, disease, and war itself.
Bây giờ tiếng kèn lại gọi chúng ta nữa, không phải lời kêu gọi để cầm vũ khí, mặc dù chúng ta cần vũ khí, không phải lời kêu gọi chiến đấu, mặt dù chúng ta đã dàn quân, mà là lời kêu gọi để gánh vác cuộc đấu tranh lâu dài, hàng năm, “vui mừng trong hy vọng, kiên nhẫn trong hoạn nạn“, một cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của con người: sự chuyên chế, nghèo đói, bệnh tật và cả chiến tranh.

Can we forge against these enemies a grand and global alliance, North and South, East and West, that can assure a more fruitful life for all mankind? Will you join in that historic effort?
Có thể nào chúng ta cùng nhau chống lại những kẻ thù của một liên minh lớn và toàn cầu, Bắc và Nam, Đông và Tây, để có thể bảo đảm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho tất cả nhân loại hay không? Các bạn sẽ tham gia vào nỗ lực lịch sử đó không?

In the long history of the world, only a few generations have been granted the role of defending freedom in its hour of maximum danger. I do not shrink from this responsibility--I welcome it. I do not believe that any of us would exchange places with any other people or any other generation. The energy, the faith, the devotion which we bring to this endeavor will light our country and all who serve it. And the glow from that fire can truly light the world.
Suốt chiều dài lịch sử thế giới, chỉ có một vài thế hệ được ban cho vai trò bảo vệ tự do trong giờ phút nguy hiểm tột cùng. Tôi không trốn tránh trách nhiệm này, tôi chào đón nó. Tôi không tin rằng người nào đó trong chúng ta muốn đổi vị trí với bất kỳ người nào khác hoặc thế hệ nào khác. Nghị lực, đức tin, sự hiến thân mà chúng ta mang đến nỗ lực này sẽ thắp sáng đất nước ta và những người phục vụ nó, và sự phát sáng từ ngọn lửa đó có thể thật sự soi sáng thế giới.

And so, my fellow Americans, ask not what your country can do for you--ask what you can do for your country.
Và những người bạn Mỹ của tôi, đừng hỏi đất nước làm gì cho các bạn, mà hãy hỏi các bạn đã làm được gì cho đất nước.

My fellow citizens of the world, ask not what America will do for you, but what together we can do for the freedom of man.
Những người bạn trên thế giới của tôi, đừng hỏi nước Mỹ sẽ làm gì cho các bạn, mà hãy hỏi chúng ta có thể cùng nhau làm được gì cho tự do của nhân loại.

Finally, whether you are citizens of America or citizens of the world, ask of us here the same high standards of strength and sacrifice which we ask of you. With a good conscience our only sure reward, with history the final judge of our deeds, let us go forth to lead the land we love, asking his blessing and his help, but knowing that here on earth God's work must truly be our own.
Cuối cùng, cho dù các bạn là công dân Mỹ hay là công dân thế giới, hãy yêu cầu chính phủ sống và chịu đựng giống như chính phủ đòi hỏi người dân phải sống như vậy (12). Với lương tri trong sáng, chúng ta biết chắc chắn sẽ được đền bù, lịch sử cuối cùng sẽ phán xét những việc làm của chúng ta. Hãy để chúng tôi đi ra ngoài và lãnh đạo đất nước mà chúng ta yêu quý (13), nhờ Thượng Đế phù hộ và giúp đỡ, nhưng chúng ta phải biết rằng, công việc của Thượng Đế chính là công việc của chúng ta (14).

Translated by Ngọc Thu
(1) Ý nói loài người có đủ sức mạnh để làm được những điều tốt nhất hoặc làm những điều tồi tệ nhất cho nhân loại.
(2) Từ “revolutionary” tức “cách mạng”, ở đây muốn nói sự thay đổi tiến bộ trong lịch sử Mỹ. Khi nước Mỹ mới thành lập, người dân Mỹ không có những quyền mà họ đang có vào thời điểm ông Kennedy phát biểu. Trải qua bao cuộc đấu tranh cách mạng mà dần dần dân Mỹ đã có được các quyền đó.
(3) Ý nói con người sinh ra đã được Thượng Đế ban cho các quyền con người, nên nhân quyền không phải do chính phủ ban ơn, mà chính mỗi người đều có kể từ khi được sinh ra.
(4) Ý nói những chính phủ mới thành lập, không cộng sản, ở các nước ĐNA như miền Nam, Việt Nam, Lào, Campuchia…
(5) Các nhà phân tích cho rằng, trong câu này, ông Kennedy muốn nói đến Liên Xô, rằng muốn sử dụng vũ khí hạt nhân để thống trị thế giới, cuối cùng sẽ tự hủy hoại chính mình. Một ý kiến khác cho rằng, ông Kennedy muốn nói đến số phận của những lãnh đạo độc tài, cuối cùng sẽ kết thúc bi thảm. Nhưng có một ý cho rằng, trong câu này, ông Kennedy cảnh báo chính phủ cộng sản miền Bắc, chớ có tìm kiếm quyền lực bằng cách liên minh với Liên Xô và Trung Quốc, để rồi cuối cùng sẽ bị Liên Xô và Trung Quốc tiêu diệt.
(6) Nói tới những nước ở phía Nam châu Mỹ.
(7) Ông Kennedy muốn nói cho các nước khác biết rằng, Mỹ và các nước ở châu Mỹ, chứ không phải Liên Xô, làm chủ châu Mỹ.
(8) Ông Kennedy muốn nói tới khả năng hai phe sử dụng bom nguyên tử.
(9) Đoạn này ông Kennedy muốn nói đến học thuyết MAD, Mutual Assured Destruction hay Mutually Assured Destruction, nghĩa là “Bảo đảm Hủy diệt Lẫn nhau”, một học thuyết về “chiến lược quân sự”, còn được gọi là “chính sách an ninh quốc gia”. Học thuyết này cho rằng, mỗi bên có đủ số vũ khí hạt nhân để tiêu diệt đối phương, và cả hai phía, nếu bị tấn công, thì sẽ trả đũa mà không bị thất bại, với sức mạnh bằng với phía tấn công hoặc lớn hơn.
(10) Ông Kennedy nói về kiểm soát vũ khí.
(11) Ông Kennedy muốn nói, mặc dù khó khăn, nhưng hãy để cho ông, tức chính phủ Mỹ, bắt tay làm chuyện này.
(12) Hãy yêu cầu chính phủ sống như người dân, nghĩa là chính phủ phục vụ dân, chứ không phải chính phủ sống trên đầu, trên cổ dân.
(13) Tức nước Mỹ.
(14) Câu này có nghĩa là: Để thế giới tốt đẹp hơn, chúng ta phải bắt tay làm việc, chứ không phải phó mặc mọi chuyện cho Chúa.
http://grammar.about.com/od/classicessays/a/jfkinaugural_2.htm



Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

Chuyện khó tin nhưng có thật: Mỗi ngày có một người chết (oan) vì sai lầm trong ngành y tế ở Mỹ

 Dr. Nikonian

Năm 1999, khi đến Mỹ lần đầu tiên để dự hôi thảo của Hội Tim mạch Hoa Kỳ, tôi đã được dự buổi nói chuyện của Tổng thống Bush con (vừa đắc cử) để bế mạc hội thảo. Sau nhiều năm, chỉ còn nhớ lời mở đầu đầy tự hào của ông Bush như vầy:
“Our medicine is leading medicine of the world!”
Câu nói ấy đã bám dai dẳng trong đầu tôi trong rất nhiều năm, với nhiều cảm giác ganh tị đầy ao ước cho nền y khoa nước nhà.
Đến giờ này, tôi vẫn tin là ông Bush không nổ, không “chém gió” khi phát biểu một câu đầy tự hào như thể. Nhưng thỉnh thoảng, tôi lại thấy một vài “sản phẩm” của “leading medicine” đó, không hiểu vì lý do gì, lại thể hiện một trình độ kém cỏi thật đáng kinh ngạc. Từ quan hệ cá nhân, cho đến tham khảo bệnh án của một vài trường hợp riêng lẻ, cho đến những than vãn nghe được từ bà con mình bên ấy, thật khó có thể tin nổi có những sai lầm sơ đẳng và ấu trĩ như vậy trong một nền y khoa dẫn đầu thế giới.
Biết vậy thôi, nhưng không dám kết luận hay khái quát điều gì. Vì cái giỏi của những bậc thầy y khoa Âu Mỹ, học cả đời chưa hết, lại lên tiếng chê bai trong khi chưa hiểu hết hệ thống của họ, e rằng có phần hàm hồ chủ quan.
Tôi nhận được email của một đồng nghiệp đàn anh viết từ Mỹ, với cái nhìn từ bên trong của người trong cuộc. Xin phép đăng lại ở đây để những độc giả của tôi cùng bàn luận.
____________________________________________________________________
Kính qý vị,
Đây là câu chuyện xảy ra tại Bịnh Viện El Camino của Mỹ. Ngày 9 tháng Oct 2011, tôi được cựu ĐT Vũ Văn Lộc GĐ /IRCC tổ chức ĐNH Tình Ca Cho Em. Tôi được mời đến xem và nhận một hoa Hồng về Dâng lên bàn thờ vợ tôi.
Chẳng may tôi bị té bể đầu và xuất huyết não sau khi làm Head Scan. Tôi phải nằm BV 6 ngày để theo dõi. Ngày sau hết chảy máu. Sau 2 lần nữa Scan trước khi xuất viện, BS cho biết kết quả stable.
Thứ Sáu tuần sau làm Scan đầu lại cho an toàn. Trong thời gian về Belmont tôi có vào Net để biết thêm tình trạng Head injury của tôi và tự theo dõi. Tôi chẳng thấy Incidents gì xảy ra và vẫn email hằng ngày cho quý vị.
Nhưng Scan lần thứ 4 nầy, Neurologist lại nói não của tôi sưng thêm và rỉ máu. Ông ấy yêu cầu tôi phải chịu mổ đầu, nhưng tôi quyết định không mổ và yêu cầu Chief of Neurology duyệt film lại, vì theo tôi tự thấy chẳng có chóng mặt, nhứt đầu hay Nausea gì hết và ăn ngủ bình thường tại sao phải mổ ?.
Sau nửa giờ, ông BS mổ đầu cho tôi biết là Sorry of wrong informations, nên không có mổ.
Kính quý vị, BS là thầy trị bịnh, còn người nhận định bịnh và suy xét để quyết định chính là bịnh nhân. Nếu bịnh nhân không biết gì hết mà để BV toàn quyền, có thể tai hại vô cùng.
Kính.
NMC
________________________________________________________
Theo như thơ anh Nguyễn Minh Châu, thì một sự sai lầm chuyên môn như vậy có thể xẩy ra đối với bác sĩ và bệnh viện ở Mỹ một cách rộng rãi được không?
Theo cơ quan Food and Drug Administration thống kê, thì ở Mỹ, mỗi ngày có một người chết (oan) vì sai lầm trong ngành y tế ở Mỹ. Đây là sự thâu nhỏ của một con số đáng xấu hổ (what a shame for such an understatement) của cơ quan FDA mà tôi cho là một trong những cơ quan bất tài và mâu thuẫn nhất trong chính phủ Mỹ. Họ nhiều khi chỉ trong thời gian một năm có thể đổi ngược quyết định 180 độ. Tuy vậy họ cũng phải thừa nhận là trên nước Mỹ, hàng năm có 1 triệu ba trăm ngàn (1,300,000) ngàn người dân Mỹ bị tổn thương bởi lỗi lầm của BS/Bệnh viện/ dược sĩ/dược phòng. Vể con số tử vong do các thực thể vừa kể gây, không phải chỉ có mỗi ngày một người bị chết vì lỗi lầm y tế, mà thực ra mỗi năm có tới 7 trăm tám mươi ngàn (780,000) người Mỹ bị chết do lỗi lầm y tế gây ra. Cần biết, số người Mỹ tử nạn trong tai nạn xe cộ ở Mỹ chỉ độ 45,000 người một năm nghĩa là 1 phần 17 (1/17) cuả con số trên đây. Có người đã gọi cái thảm trạng này là “the American unspoken holocaust”.
Tôi dám mạnh miệng nói sự thật mà không sợ bị gắn cho là có ác cảm với nghành y-tế Mỹ vì chính tôi là một thành viên của ngành này. Cân nói ngay, là thực sự ra, mặc dầu những thiếu sót, xấu xa trong ngành y tế Mỹ, ngành này vẫn là ngành đứng đầu thế giới về mức độ tân tiến và hữu hiệu. Tuy nhiên vẫn cần nói cái mặt trái của nó vì có sống trong chăn, thì mới biết chăn có rận.
Nói như vậy có mâu thuẫn không? Am I speaking from both corners of my mouth?. Dạ thưa không. Chúng ta phải nhớ là không có nước nào đoạt được nhiều giải Nobel Prize về y-tế như nước Mỹ. Nói về số khoảng 1% giới khoa học gia và nghiên cứu, kể cả y-tế, ở Mỹ thì họ thuộc thành phần lỗi lạc hàng đầu thế giới khó ai bì kịp. Tuy nhiên, giới chuyên môn ngành y tế còn lại thì thật đa dạng. Một số khoảng 40 % thuộc loại giỏi, 20 % thuộc loại khá. Tôi nói không sợ nói ngoa là phần 30 % còn lại thuộc loại tầm thường tới hoàn toàn bất tài. Họ không thuộc bài vở, định bệnh nhờ phần lớn vào thử nghiệm và trang bị tối tân. Lại thêm một vấn đề nữa của giới Bác Sĩ Mỹ là trịch thượng (arrogant), không có nhiệt tình (compassion) vơi bệnh nhân, mà chỉ quan tâm làm càng nhiều tiền càng tốt. Có môt anh Bác sĩ về tim ở đây chĩ hai ba năm hành nghề đã kiếm cả chục triệu. Bạn hỏi sao mà dữ vậy.
Cho bạn một ví dụ, như bác sĩ sau đây: thân chủ nào mới tới (trong đó có tôi), anh khám qua loa, rồi nói là phải làm cath (soi tim). Một ngày anh làm từ 2 tới 4 cái, mỗi cái anh tính 4000 dollars (cho riêng anh, không kể tiền bệnh viện). Trung bình chỉ heart cath thôi anh đã kiếm 12 tới 16 ngàn dollars một ngày (dĩ nhiên tôi từ chối không làm cath với anh ta). Một năm chỉ cath không anh ta đã kiếm trên 3 triệu rưỡi. Tôi đã nới thẳng vào mặt tay này khi anh ta lên tiếng dậy đời với tôi là tôi “sai lầm” khi tôi không chịu làm cath với anh ta: “I am not interested in doing anything with a damn money grabber like you!”.
Nói một chuyện thật xảy ra cho người bạn đường yêu mến của tôi. Bạn biết cách đây hơn 06 năm, Lucie bị breast cancer. Tôi mang cô ấy tới một bác sĩ chuyên về ung thư (oncologist). Sau khi định bệnh ung thư được xác nhận và đã giải phẫu bởi một surgeon, bạn tôi, Lucie đến cùng tôi gặp bác sĩ này để làm chemotherapy. Anh ta nới phủ đầu với tôi ngay là anh biết tôi là bác sĩ nhưng anh không muốn bàn nhiều vì anh là bs chuyên môn nghành này và tôi là Bs thần kinh nên chẳng biet gì. Tôi nóng máu hết sức, chẳng cần lịch sự gì cả, bèn nói với anh ta : Excuse me Dr P. Let’s cut out this BS (bullsh..). This lady is not a simple patient. SHE IS MY WIFE. AND I WILL HAVE THE LAST SAY ABOUT HOW HER TREAMENT IS GOING TO BE CONDUCTED. Dĩ nhiên sau cùng anh ta đã đồng ý hoàn toàn với treatment protocol mà tôi đưa ra (he made 100,000 dollars out of this treatment). Hơn một năm sau điều trị và thường thì Lucie tái khám 3 tháng một lần, cũng cái anh chàng này đã order full body bone scan cho Lucie. Sau đó, anh ta gọi vợ chồng tôi lại loan báo là dựa vào bone scan thì bà xã tôi đã bị cancer trở lại. Tôi bực quá nói thẳng vào mặt anh ta (anh chàng này sau này không dám cãi tôi, sau khi biết tôi là giáo sư của nhiều đại học ở Texas và đã là giám đốc của tất cả 4 bệnh viên thần kinh trong vùng) là làm gì có cái việc định bệnh cancer relapse chỉ dựa vào bone scan. Anh ta nhất đỉnh là Lucie phải điều trị ngay bằng Hevastin, một phương thuốc được quảng cáo rầm rộ về mức độ công hiệu (debatable) cho breast cancer, nhưng có điều chắc là có thể gây tử vong bất ngờ.
Tôi không chấp nhận lời đề nghị của anh BS P. này mà đưa bà xã tôi đi Harrington Cancer Center. Sau mọi thử nghiệm cần thiết nó kết luận là Lucie không hề bị cancer relapse. Và dĩ nhiên là kết luận đó đúng vì Lucie vẫn còn ở với tôi cho tới ngày nay để làm bà xếp oai hùng của tôi. (Anh cháng BS này sau này không biết bị ai khiếu nại mà bị Board restrict license, không cho làm oncology (điều trị ung ) nữa.
Một việc nhỏ nữa. Tôi có một bệnh nhân bị Panic disorder khám tôi định kỳ từ 20 năm nay. Gần đây anh càng ngày cang khó thở. Anh cho tôi xem kết quã chụp phổi (nhiều procedures) và nói với tôi là anh đã đi nhiều bác sĩ và không ai giải thích được tại sao anh lại có vết nám (hilar mass) trong phổi và increased density on the lungs x rays. Anh ta đến tôi nói là tuy biết tôi là bác sĩ thần kinh, nhưng ở đây nhiều người biết tôi có kiến thức nhiều về nội khoa nên muốn xin ý kiến của tôi. Tôi nhận ra là anh ta trên hình phổi có signs of interstitial infiltration/ pneumonia và có một hilar mass. Tôi nói với anh ta là anh nên đi trở lại bác sĩ phổi của anh ta (a certain doctor named Polk) nói là tôi nghi anh ta bị fungal infection và signs of idiopathic pulmonary fibrosis. Anh ta trở lại nói với BS Polk lời gợi ý của tôi, Ông này bèn phán một câu xanh rờn đầy miệt thị: “I do not take advice from psychiatrists”. Bệnh nhân của tôi trở lại báo cáo với tôi lời ông Polk. Tôi bực quá (cái tính nóng tưởng đã chừa, nhưng chưa dứt hẳn) tôi nói với anh ta: “it does not take a rocket scientist to figure it out. If he cannot, he better goes back to school”. Và tôi giải thích cho anh là các thử nghiệm đã rule out cancer, TB test của anh negative. Ngoài ra cái dạng opacity không giống một remnant của primo-infection. Anh có triệu chứng của interstitial infiltration. Dưạ vào đó mà nói thì Amarillo ở vùng nông nghiệp nên khà năng bị nấm Aspergillus candidus cao hơn. Nhưng vì anh làm nghề plumber nên hay phải vật lộn với cống rãnh nên tôi nghi hơn nhiều anh bị một loại nấm (Fungus) hiếm nhưng thường thấy trong cống rãnh là Bradyrhizobium Japonicum. Anh bệnh nhân của tôi trở lại nói với BS Polk. Ông ta vẫn ngoan cố không chấp nhận và nói rằng : “he did not know what this Dr Nguyen is talking about). Anh bệnh nhân đi sang clinic của trương đạì học y khoa ở đây (chi nhánh của Texas Tech University, nơi tôi từng là giáo sư) cũng chẳng ai biết cái anh chàng BS “khùng” Vi Sơn này nói gì. Sau cùng một BS chịu làm thử nghiệm và gởi cho pathology lab để kiểm chứng kết quả. Results là anh chàng này bị loại nấm Bradyrhizobium Japonicum đúng như tôi đã tiên đoán. Anh này hỏi khắp nơi mới biết ở University of Texas, Medical Branch ở Galveston, nơi chị BS Hoàng Kim Khánh làm , có một BS nổi tiếng chuyên về bệnh phổi (pulmonologist). Anh tới khám ông. Ông này sau khi làm nhiều thử nghiệm cũng xác nhận là anh bệnh nhân bị nấm Bradyrhizobium Japonicum và idiopathic pulmonary fibrosis.
Tôi viết dài dòng ở trên để xác nhận là có nhiều BS Mỹ rất dốt hoặc quyết định bị hướng dẫn bởi sự tham lam (greed). Mình nghe nó đề nghị cái gì có vẻ trái tai thì luôn luôn kiếm second/third opinion. Vì trong giới y tế Mỹ cũng có nhiều lang băm hay crooks lắm. Với tư cách một cựu giáo sư đại học y khoa Mỹ, tôi đóng góp ý kiến để cảnh giác thân hữu vì đây không phai là một lời bàn tầm phào để nói xấu một tầng lớp nghề nghiệp nào.
Mời quý thân hữu, trước khi đi ngủ, nghe Em Có Buồn Không Em, thơ Nguyên Minh Châu, lời Nguyễn Tuấn (Harrisburg, Pennsylvania), tiếng hát Lâm Dung.
Good Night,
Vi Sơn





Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

Chuyên đề Du học: Từ chuyện cá nhân đến chuyện đất nước

TTCT - Chưa ai tính toán hết những hệ lụy diễn ra cùng làn sóng du học ồ ạt những năm qua, song có thể thấy một nguồn tài chính khổng lồ đã được Nhà nước và xã hội chi trả. Phía sau những cá nhân thất bại trên con đường du học và một khoảng trống thông tin của Nhà nước về du học sinh liệu có là những vấn đề mới về chất lượng nguồn nhân lực?

Khác với phần lớn các khu vực trên thế giới, tháng 7 ở Úc đang là mùa đông và cũng là kỳ nghỉ dài trong năm của sinh viên nên rất đông sinh viên quốc tế đổ dồn về đây. Trượt tuyết là hoạt động giao lưu thường niên của du học sinh Việt Nam tại Trường đại học công nghệ Swinburne Melbourne, năm nay có 47 bạn đăng ký tham gia - Ảnh: Trọng Chính

Những phí tổn chưa được tính hết

Năm 2000, chỉ có khoảng 10.000 học sinh, sinh viên Việt Nam du học tự túc. Nay con số du học sinh đã vượt trên 100.000 người, trong đó 90% du học tự túc. Những câu chuyện du học thất bại vì muôn ngàn lý do không còn hiếm. Nhưng cũng chưa ai tính toán hết những hệ lụy đã diễn ra cùng quá trình “xuất khẩu” ồ ạt học sinh ra nước ngoài đó.

Lo chảy máu chất xám hay chờ đợi sự trở về cống hiến?
Vấn đề những người lao động giỏi nhất, được đào tạo bài bản nhất và có kỹ năng tốt nhất di cư ra nước ngoài gây thiệt hại cho những nước đang phát triển đã được đặt ra từ lâu. Trong giai đoạn 1990-2000, số người di cư có trình độ đại học trở lên từ các nước đang phát triển sang các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đã tăng gấp đôi, trong số này có rất nhiều người là du học sinh. Tốc độ này tăng nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng người di cư chỉ có trình độ trung học và gây ra mối quan ngại về nạn “chảy máu chất xám” ở các nước nghèo.
Những du học sinh Việt Nam sang nước ngoài học bằng học bổng hoặc tự túc, sau đó lựa chọn ở lại luôn nước sở tại chính là đối tượng của mối lo ngại này. Những người lo lắng chỉ ra bốn tác động xấu của tình trạng du học sinh một đi không trở lại.
Thứ nhất, các du học sinh, những lao động được chờ đợi sẽ có kỹ năng rất tốt trong tương lai, tạo ra ngoại tác tích cực trên thị trường lao động, tức là họ không chỉ làm việc tốt mà còn có thể truyền đạt kinh nghiệm và kỹ năng cho đồng sự. Họ cũng là nguồn lao động rất cần thiết để Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất cần thiết cho phát triển. Điều này càng có ý nghĩa nếu Việt Nam muốn thu hút đầu tư vào những ngành công nghệ cao hơn là thâm dụng lao động.
Thứ hai, những du học sinh có thể mang về cùng họ những đòi hỏi cao hơn về chuẩn mực quản lý nhà nước. Thứ ba, giáo dục ở Việt Nam được hỗ trợ lớn của khu vực công (chiếm 8,3% GDP trong năm 2005, cao hơn cả Mỹ chỉ 7,2%), những du học sinh, nhất là những người giỏi nhất, tập trung ở các trường chuyên lớp chọn, hầu hết hưởng lợi từ một nền giáo dục do Chính phủ tài trợ, nhưng sau đó không đóng góp trở lại khi bắt đầu làm việc nếu họ quyết định không về nước (đó là chưa kể những người đi du học tự túc có thể là một nguồn đáng kể trong việc làm tăng thêm thâm hụt cán cân vãng lai).
Cuối cùng, do việc có ít lao động kỹ năng cao, tiền lương trả cho các lao động kỹ năng cao trong nước sẽ cao hơn. Điều này có thể có hại cho tăng trưởng kinh tế của cả quốc gia vì chi phí cao hơn đồng nghĩa với tính cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu hơn.
Anna Lee Saxenian, trong nghiên cứu “Từ chảy máu chất xám đến luân chuyển chất xám” năm 2005 chỉ ra rằng tính đến năm 2000, hơn một nửa kỹ sư ở Thung lũng Silicon - khu công nghệ cao số một Hoa Kỳ - sinh ở nước ngoài, trong đó có một phần tư đến từ Ấn Độ hoặc Trung Quốc.
Rất nhiều những người này sau đó trở về nước và lập nên những công ty của mình, làm tư vấn cho các quan chức chính phủ về công nghệ cao hoặc đi dạy ở các trường đại học trong nước. Vì vậy họ có thể góp phần quan trọng tạo nên những “Thung lũng Silicon mới” ở Bangalore (Ấn Độ) hay Thượng Hải (Trung Quốc).
Học sinh, sinh viên tìm thông tin du học tại Ngày hội du học Pháp - Đức - Ảnh: Như Hùng

Du học sinh Việt Nam qua những con số
Trong khi số lượng ngày càng tăng, từ 4.597 người lên 13.112 người sau sáu năm (2005-2010) chỉ tính riêng tại Mỹ, lại không ai nắm được chất lượng du học sinh Việt Nam ra sao bởi chưa có nghiên cứu nào đủ chi tiết.
Hiện hầu hết nghiên cứu về du học sinh ở nước ngoài là do nước sở tại tiến hành. Một nghiên cứu như vậy của Trung tâm Thương mại bang Maine, Hoa Kỳ tháng 9-2010 mang đến nhiều góc nhìn. “Sinh viên Việt Nam tràn ngập nước Mỹ trong niên khóa 2008-2009 - nghiên cứu viết - Tăng tới 46,2% so với niên khóa 2007-2009”.
Mặc dù học sinh Việt Nam chỉ chiếm 1,9% tổng số học sinh quốc tế tại Hoa Kỳ, Việt Nam đã nhanh chóng tiến vào tốp 10 nước có nhiều du học sinh nhất Hoa Kỳ, qua mặt Thái Lan (8.531 du học sinh, đứng thứ 15 năm 2010) hay Indonesia (6.943 học sinh, thứ 18). Tỉ lệ tăng số du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ luôn ở mức hai con số kể từ niên khóa 1998-1999.
Với hầu hết trường đại học ở Hoa Kỳ, Việt Nam là một thị trường mới nổi rất đáng chú ý. “Những đối thủ cạnh tranh chính trong việc thu hút du học sinh Việt Nam của Hoa Kỳ là Úc, Trung Quốc, Anh và Singapore” - nghiên cứu viết. Tại Úc, con số này là 23.000 sinh viên Việt Nam (năm 2010), chưa kể 10.000 người theo học các chương trình dạy nghề. Úc cũng là nhà cung cấp học bổng lớn nhất cho du học sinh Việt Nam.
Phần lớn du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ học ở bậc đại học, chiếm khoảng 72,1% tổng số du học sinh, 15,2% là cao học, 9,9% ở các cấp học khác và 2,8% học nghề. Thăm dò của Viện Giáo dục quốc tế Mỹ (IIE) năm 2010 còn chi tiết hơn, cho thấy dự định và mục tiêu của du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ. Các sinh viên liệt kê Hoa Kỳ là điểm đến số một và coi đó là một nơi học tập ưa thích hơn so với Anh, Singapore, Pháp, Úc và các nước khác.
Có một con số không biết nên vui hay buồn là gần 40% du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ học các ngành quản trị và kinh doanh, cao nhất trong tất cả các nước. Đây thường là nhóm ngành có tỉ lệ du học sinh theo học cao nhưng với Việt Nam, nó cao một cách bất thường.
Ba nước dẫn đầu về số lượng du học sinh tại Hoa Kỳ có tỉ lệ trên chỉ là 24,3%, 15,3% và 17%, tương ứng với ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. Vì thế tỉ lệ du học sinh Việt Nam theo học ngành kỹ thuật chỉ là 10,8% (so với 20,2% của Trung Quốc, gần 40% của Ấn Độ và 12,6% của Hàn Quốc). Tương tự, tỉ lệ du học sinh Việt Nam học những lĩnh vực cần thiết nhất của xã hội hiện giờ như khoa học cơ bản, công nghệ, khoa học xã hội hay nghệ thuật đều ở mức thấp so với các nước.
Tới 45% du học sinh Việt Nam được hỏi trong nghiên cứu của IIE trả lời rằng họ quan tâm tới quản trị kinh doanh, 14% quan tâm tới khoa học xã hội, trong khi số quan tâm đến khoa học ứng dụng không đáng kể. 90% du học sinh Việt Nam tin rằng tiếng Anh là kỹ năng quyết định để có việc làm, trong khi 76% tin rằng mảnh bằng Tây sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm dễ dàng hơn.
Nghiên cứu cũng hỏi sinh viên về những trở ngại lớn nhất mà họ gặp phải. Không ngạc nhiên khi 84% trả lời tiền bạc là vấn đề khiến họ đau đầu nhất khi du học (đây cũng là trục trặc lớn nhất của các bậc phụ huynh, ở một nước mà thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 1.000 USD). Sau chuyện tiền nong là thông tin chính xác (46%), xin thị thực du học (36%), rào cản ngôn ngữ (35%), khác biệt văn hóa (33%) và khoảng cách quá xa nhà (25%).
Không chỉ trong quá trình học hành, nhiều vấn đề cũng phát sinh khi họ đi xin việc dù chưa có nghiên cứu chi tiết nào về vấn đề này. Những sinh viên tốt nghiệp mà chúng tôi gặp liệt kê vấn đề bao gồm bằng cấp không tương thích với công việc (dễ hiểu là dù ở Hoa Kỳ hay Việt Nam, thị trường lao động không cần nhiều giám đốc điều hành các doanh nghiệp như vậy), trong khi khó tìm được việc làm như mong muốn ở nước sở tại, việc trở về nước của họ cũng khó khăn do quá trình hòa nhập với một môi trường nhiều khi khác hẳn.

Tốn bao nhiêu để có tấm bằng Tây?
Theo Viện Giáo dục quốc tế Mỹ, trung bình các chi phí du học của một sinh viên như sau:

Khoản mục                                                            Chi phí
Học phí đại học tư (loại cao)                  25.000 USD/năm (500 triệu đồng)
Học phí đại học tư (loại thấp)                 15.000 USD/năm (300 triệu đồng)
Học phí đại học công lập (loại cao)        20.000 USD/năm (400 triệu đồng)
Học phí đại học công lập (loại thấp)      10.000 USD/năm (200 triệu đồng)
Sinh hoạt phí bao gồm tiền thuê nhà,     Khoảng 1.000 USD/tháng,
ăn uống, điện thoại, đi lại, sách vở…     tương đương 10.000 USD/học kỳ (200 triệu đồng)

Như vậy tính tổng cộng cho bốn năm đại học, một tấm bằng cử nhân Hoa Kỳ sẽ tiêu tốn của một gia đình Việt Nam khoảng 2,4 tỉ đồng, nếu con em họ du học tự túc hoàn toàn.

HẢI MINH

Các bậc cha mẹ Việt Nam sẵn sàng đầu tắt mặt tối cho con du học. Nhưng có một thực tế mà nhiều phụ huynh ít biết: Ở các nước có nền giáo dục tốt, các trường công luôn khó vô vì xét điểm rất gắt gao, nên trường tư mới mọc ra như nấm.
Cấp trung học không thậm xưng bảng hiệu nhưng bậc đại học thì tự xưng “Institute” này, “viện” kia, tuyệt nhiên không gọi mình là “đại học” (university) hay cao đẳng (polytechnics). Nhiều trường còn thuê nhân viên hướng dẫn người Việt, phụ huynh qua hỏi thăm gặp tư vấn người Việt vừa dễ hiểu lại thêm phần tin tưởng. Thực hư các trường ra sao hạ hồi phân giải.
Trước khi cho con đi du học, các bậc cha mẹ cần trả lời được các câu hỏi: Con mình học hành mấy năm qua như thế nào? Có học “hết công suất” không hay chỉ “tài tử”, “tầm tầm”? Con mình có mê học hơn mê game không, có mê học hơn mê chơi không?...
Nếu các câu trả lời đều là “không” thì hãy thận trọng: một chuyến đi học nước ngoài, ngay cả ở nơi có nền giáo dục tốt, không hẳn sẽ giúp thay đổi bản chất một đứa trẻ, nhất là khi trẻ được sống “một mình một cõi”.
THIÊN DI

Nuôi con du học tự túc
Con trai đầu của tôi du học tự túc ở New Zealand bốn năm. Bạn bè, người quen có ý định cho con du học hỏi thăm tôi tốn kém thế nào. Tôi trả lời ngay: “Giống như mình lái chiếc Camry mới toanh sang New Zealand rồi bỏ lại đó!”.
Ngày con tốt nghiệp trung học, biết học lực con cũng chỉ giỏi… vừa vừa, có thi vào các trường đại học danh giá một chút trong nước cũng không chắc đậu, tôi và vợ bàn nhau lo liệu cho cháu du học. Học ở đâu bây giờ là một câu hỏi lớn. Xem tiền học một số trường ở Mỹ mà chóng mặt. Chúng tôi bạc mặt chạy hỏi các trung tâm du học, đơn vị tư vấn du học, hỏi người quen biết, lên mạng…
Giữa lúc ấy, chúng tôi đọc được một quảng cáo chiêu sinh du học ở New Zealand, điều kiện không quá ngặt: chỉ cần học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông loại khá, thêm bằng C tiếng Anh. Con trai chúng tôi đạt được cả hai tiêu chuẩn đó.
Mọi chuyện thật dễ dàng về thủ tục du học, vấn đề còn lại là học phí, chuyện ăn ở của cháu ở nước ngoài. Chúng tôi cân nhắc, bàn bạc rất lâu, cuối cùng gia đình và cháu quyết định chọn ngành hải dương học tại Đại học bách khoa Tauranga vì cháu yêu thích ngành này. Tauranga là một thành phố không quá “phù hoa đô hội” sẽ giúp cháu chuyên tâm học. Và quan trọng nữa là học phí của trường “vừa vặn” khả năng lo liệu của gia đình (ngày ấy học phí mỗi năm học hơn 6.000 USD, chi phí ăn ở khoảng 4.000 USD, rẻ hơn nhiều so với học tại Mỹ).
Những năm đầu tiên, chúng tôi khá vất vả để lo cho con, công việc cơ quan xong tối về nhận thêm việc làm ở nhà. May mắn là cháu học tập tốt, yêu thích ngành học… Nhìn ảnh cháu gửi về mặt mũi hớn hở tươi vui, bao nhiêu nhọc nhằn của chúng tôi tan biến. Năm học thứ ba, cháu cùng vài bạn bè người Việt tìm việc làm thêm ngoài giờ học để đỡ gánh nặng cho bố mẹ. Cháu làm ở một lò bánh mì, đứng bếp chiên đồ ăn, tự lo được tiền tiêu vặt và quan trọng nhất là hiểu được giá trị đồng tiền tự mình làm ra.
Một dịp hè cháu về thăm nhà, nhìn đôi tay của con đầy vết bỏng vì dầu chiên, chúng tôi thật cảm động. Tốn nhiều tiền cho con du học, điều chúng tôi mừng nhất là khi về nước cháu tìm được ngay công việc thích hợp với ngành học. Thật may mắn vì chúng tôi đều chuẩn bị nghỉ hưu!
TRỌNG THANH (Q.Bình Thạnh, TP.HCM)
__________

Tôi buồn vì vẫn có nhiều sự học vô mục đích

Ở tuổi thất thập, thầy NGUYỄN ĐỨC HÒE - hiệu trưởng Trường Nhật ngữ Đông Du - vẫn nói: “Tôi sẽ phải thay đổi tư duy”. Điều ông nói đến là câu chuyện phía sau một cơ đồ không mấy ai làm được: đưa trên 1.000 học sinh đi du học miễn phí.
Ông Nguyễn Đức Hòe - Ảnh: Khổng Loan

* Chúng tôi mới phỏng vấn nhiều học sinh muốn đi du học và nhận được trả lời “đi du học vì thích, vì đại học trong nước quá dở, vì cha mẹ có tiền cho đi”. Thầy nghĩ sao về chuyện này?
- Đó là một tâm thế du học hơi tùy tiện và cũng là mối khủng hoảng tinh thần của tôi những năm qua. Đây là một vấn đề giáo dục lớn của đất nước bây giờ. Tôi làm về du học hơn 40 năm, năm nào tuyển học trò đưa đi đều thấy sự xuống dốc: xuống dốc về trình độ khoa học, kiến thức chung, tinh thần và tư duy cũng xuống. Tôi cứ băn khoăn tìm cách sửa.
Mùa thu năm ngoái, một giáo sư Đại học Kinki vùng Osaka (Nhật Bản) sang VN tìm tôi. Vị giáo sư này được Bộ Giáo dục Nhật Bản ủy thác đi tìm hiểu tình hình sinh viên VN. Ông đã gặp sáu sinh viên và sau khi trò chuyện với họ, ông nói với tôi “như vậy thì không có kết quả”. Trong cuộc phỏng vấn, những em đã tốt nghiệp không trả lời được vì sao chọn ngành học đó.
Hỏi “tốt nghiệp xong em sẽ làm gì?”, câu trả lời chung là “kiếm một công ty trả lương cao”. Vị giáo sư ấy nói: “Tôi thấy sinh viên VN học rất xuất sắc nhưng đều là học hoàn toàn trong sách, lại không định hướng được cuộc đời mình, hiểu rất ít về xã hội, về con người. Những sinh viên ấy hỏi về nước Nhật cũng không rành, hỏi về VN cũng ú ớ. Họ về VN sẽ làm được gì đây?”.
Tôi nghĩ câu hỏi ấy là câu hỏi chung của đất nước ta. Bố mẹ sai lầm không định hướng cho con, Nhà nước không định hướng cho du học sinh, nhiều em đi học chỉ vì mảnh bằng rồi nghĩ mảnh bằng ấy sẽ giúp em cả đời, giống như cách đi thi để làm quan ngày xưa. Cách nghĩ sai lầm ấy làm hỏng các em.
Học là phải gắn liền với tư duy thực tiễn. Nhưng bây giờ bằng cấp và tiền bạc chi phối. Tôi đã nhiều năm đưa học trò đi du học mà không để ý điều này, chỉ thấy em nào học giỏi mà nhà nghèo là giúp các em đi du học. Giờ là lúc thay đổi tư duy, nếu không học trò của tôi “không dùng được” - như ông giáo sư Nhật Bản ấy nói - học xong không dùng được ở ngoài đời, không dùng được ở Nhật Bản, chẳng dùng được ở VN, chỉ cầm được mảnh bằng về, có khi còn huênh hoang khoe khoang.
Đây là vấn đề của VN và tôi cho rằng chính chúng ta phải giải quyết. Mình làm giáo dục, muốn sản phẩm của mình có thể thay đổi được xã hội, hữu ích cho xã hội thì phải thay đổi tư duy ở nhiều khâu. Thay đổi cách dạy, nội dung giáo dục, hướng giáo dục đã đành, quan trọng nhất là thay đổi con người, giúp học trò thay đổi.
* Theo thầy, căn nguyên trực tiếp của những lệch lạc trong chọn lựa đi du học ấy là từ đâu?
- Căn nguyên lớn nhất chính là một lề thói dùng người theo bằng cấp, tức quyền lợi đi theo bằng cấp. Bố mẹ khuyên con học lấy bằng, đương sự cũng nhìn thấy chỉ có một con đường: phải có bằng mới được tuyển dụng, bổ nhiệm. Xã hội giờ cũng trọng người có bằng, ai có chức danh, bằng cấp thì nhiều người nghe, không biết rằng giữa bằng cấp và cái thực biết là hai thứ khác nhau. Tâm lý vọng ngoại còn rất nặng.
Đất nước mình cần rất nhiều kỹ sư, chuyên viên để phát triển đất nước, chúng ta đâu cần nhiều tiến sĩ như vậy. Nhà nước đổ tiền vào đào tạo tiến sĩ, bổ nhiệm chuyên viên cũng vậy, ai có lắm bằng cấp thì dùng. Không thể trách nhân dân được vì họ thấy con đường ấy là duy nhất cho con em họ.
* Theo thầy, VN cần điều chỉnh vấn đề này ra sao?
- Sự hội nhập mang đến một lối làm giáo dục phi tổ quốc của nhiều quốc gia phương Tây, đào tạo những con người quốc tế, không thuộc dân tộc nào cả. Thanh niên tiếp nhận toàn những giới thiệu màu hồng khi du học, về lối sống sung sướng và tự do cá nhân.
Vấn đề của VN là phải làm cho thanh niên thấy được những vấn đề lớn của đất nước này: mối nguy về xâm phạm chủ quyền, nghèo đói, lạc hậu, vay nợ… Không thể chỉ dạy họ niềm tự hào về độc lập, ấm no, thịnh vượng. Phải nói thẳng cho thanh niên rằng “đất nước đang gặp nhiều khó khăn”, cần các em góp sức và thể hiện trách nhiệm.
Một cán bộ Bộ Nội vụ nói với tôi: “Tôi rất ngạc nhiên vì sinh viên của anh đều về, trong khi Nhà nước đưa đi 10 người thì 6-7 người ở lại nước ngoài”. Tôi nói với ông ấy: Hãy vạch cho các em thấy VN cần các em, VN chính là nơi các em thể hiện tốt nhất sở học của mình. Nhà nước phải tự tin nói với các sinh viên VN về điều này.
Tôi nghĩ cần giúp thanh niên định hướng cuộc đời mình: Học cái gì? Đạt được gì? Gánh vác những trách nhiệm gì? Thấy được sự tương quan giữa cá nhân họ với gia đình, với cộng đồng, với xã hội và đất nước của họ, điều chỉnh những kế hoạch đời họ để sống có ý nghĩa, sống có trách nhiệm. Nhà nước phải có một ngọn đuốc thắp lên để thanh niên trông vào đó đi theo.
Tháng 6 vừa rồi, tôi gặp lại ông giáo sư nọ. Ông ấy nói nhiều đại học Nhật Bản đã mở một môn học mới về tư duy. Tư duy lại về mục đích học tập, làm học trò có động lực học, hứng thú khi học tập và làm việc; giúp các em hiểu được học cái đó sẽ dùng nó ở đâu, tùy cơ ứng biến.
Học cao, học kỹ nhưng khi làm việc thì hoàn cảnh nào cũng làm việc được. Nếu tất cả sinh viên du học đều nhận thức sâu sắc được điều đó…, chúng ta tin rằng những lệch lạc hiện thời trong câu chuyện du học sẽ được khắc phục.

CẨM PHAN

Mấy chục năm đưa học sinh đi du học, tất cả học trò tôi đều thành đạt, nhưng là cá nhân các em thành đạt. Các em được đi ra nước ngoài, có bằng cấp, các công ty nước ngoài mời làm việc, kiến thức mở rộng… Người duy nhất thất bại là tôi. Vì mục đích tôi đề ra là đào tạo những con người biết nghĩ đến đất nước, dấn thân vào chỗ khó để thay đổi, sửa chữa, vun đắp.
Cụ Phan xưa đưa được 200 người đi, tôi đưa được hơn 1.000. Nhưng mục đích du học bây giờ lại trở thành cá nhân. Cho nên tôi nghĩ nếu tiếp tục cách làm như vậy thì hoàn toàn vô nghĩa. Tôi phải thay đổi tư duy mới hi vọng đạt được điều mình mong muốn. Nhìn rộng ra, chúng ta phải thay đổi tư duy, đất nước này cần thay đổi tư duy.
Mỗi sự đầu tư cho học tập đều là để khai thác được tinh thần, trí tuệ của người VN, bộ óc của người VN được dùng đúng sẽ giúp chúng ta làm chủ vận mệnh của mình.
__________

Thiếu thông tin, khó tham mưu về chính sách nhân lực

Trao đổi với TTCT, ông Nguyễn Xuân Vang, cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD-ĐT), cho biết cục vẫn “đang tìm cách kết nối với du học sinh VN” để hỗ trợ họ tốt hơn.
Ông Nguyễn Xuân Vang - Ảnh: Thư Hiền
Ông Nguyễn Xuân Vang cho biết hiện có trên 100.000 người VN đang học tập ở nước ngoài, trong đó khoảng 90% học sinh đi học bằng kinh phí tự túc, 10% có học bổng từ các nguồn tài chính khác như ngân sách nhà nước (gồm đề án 322, đề án 165, đề án xử lý nợ với Liên bang Nga, hiệp định ký kết với chính phủ các nước), ngân sách địa phương (đề án Mekong 1000, TP.HCM, Đà Nẵng...), học bổng toàn phần hoặc bán phần do chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế, quỹ, cơ sở giáo dục nước ngoài, công ty... cấp trực tiếp. Ông nói:
- Theo quan sát của tôi, các ngành nghề mà du học sinh theo học chia thành hai mảng: du học sinh được Bộ GD-ĐT cử đi học chủ yếu theo các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ, quản lý; còn đa số du học sinh diện tự túc thường chọn các ngành kinh tế, tài chính.
Dù lực lượng du học sinh đông đảo như vậy nhưng đến giờ chúng tôi chỉ quản lý được số du học sinh do Bộ GD-ĐT cử đi, hiện hơn 5.000 em. Ngay cả du học sinh đi học bằng ngân sách nhà nước nhưng do cơ quan khác cử đi, chúng tôi chỉ nắm được số lượng chứ không có thông tin cụ thể. Du học sinh du học tự túc chúng tôi cũng chỉ nắm được số lượng.

Trong số 49 nước/vùng lãnh thổ có du học sinh VN, Úc là nơi có nhiều du học sinh VN nhất (khoảng 25.000 người), tiếp theo là Mỹ (13.000 người) và Trung Quốc (12.500 người).
Ngoài một số nước/vùng lãnh thổ có lượng du học sinh VN lớn như Singapore (7.000), Anh (6.000), Pháp (5.540), Nga (5.000), Nhật Bản (3.500)... một số nước/vùng lãnh thổ có từ 100-700 du học sinh như Hà Lan, Cộng hòa Czech, Lào, Thụy Sĩ, Slovakia, Cuba... Các nước khác như Belarus, Romania, Indonesia, Myanmar, Mông Cổ, Morocco, Libya, CHDCND Triều Tiên, Mozambique... có từ 2-8 du học sinh VN.
(Nguồn: Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ GD-ĐT)

* Con số hơn 100.000 du học sinh ông nêu ở trên là căn cứ vào đâu?
- Chúng tôi có được số liệu thống kê du học sinh VN từng nước thông qua đại sứ quán nước ngoài tại VN. Nhưng họ chỉ có thể cho chúng tôi số liệu bao nhiêu người VN được cấp visa du học vào nước họ. Nguồn tin thứ hai là phòng quản lý du học sinh hoặc cơ quan đại diện ngoại giao của VN ở nước ngoài. Nhưng chúng tôi không có thông tin cụ thể về những du học sinh không do bộ cử đi như học ở đâu, trường nào, ngành gì, kết quả/tiến độ học tập ra sao...
Chúng tôi đã bắt đầu quản lý du học sinh do Bộ GD-ĐT cử đi học thông qua một hệ thống trực tuyến. Những ứng viên muốn đăng ký học bổng ngân sách nhà nước hoặc học bổng hiệp định đều phải nộp hồ sơ trực tuyến đồng thời nộp hồ sơ giấy. Sau khi được duyệt, du học sinh sẽ thường xuyên cập nhật thông tin của mình trên hệ thống này (gửi báo cáo, kết quả học tập, đề nghị cấp sinh hoạt phí, học phí sáu tháng/ lần), đồng thời có thể đề xuất, thắc mắc và trao đổi trực tuyến với cán bộ của Cục Đào tạo với nước ngoài.
Tuy nhiên, chương trình này không thể áp dụng với du học sinh tự túc và du học sinh đi học bằng các nguồn tài chính khác. Vì thế nắm được thông tin về du học sinh, đặc biệt du học sinh tự túc, là một vấn đề nan giải. Suốt quá trình làm thủ tục đi học, chẳng có khâu nào các du học sinh tự túc phải liên hệ với bộ cả.
Tất nhiên thủ tục hành chính đơn giản thì rất tốt cho người dân, tôi chỉ muốn nói chúng tôi không biết bám vào đâu để có thông tin. Các địa phương, tổ chức, cá nhân nước ngoài cấp học bổng cho học sinh VN cũng không có cơ chế phối hợp trao đổi thông tin với Bộ GD-ĐT nên việc quản lý không thể thực hiện được.
* Vậy ông có ý tưởng nào để khắc phục điều này?
- Cần có cơ chế chính sách phù hợp để nắm bắt được số liệu và tình hình cụ thể của du học sinh VN. Hiện cục chúng tôi đang chủ trì soạn thảo quy chế về công tác du học sinh người VN học tập ở nước ngoài, dự kiến cuối năm 2011 sẽ trình Chính phủ phê duyệt, trong đó có quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan, quyền lợi và nghĩa vụ của du học sinh VN. Trong dự thảo quy chế, chúng tôi đưa ra nhiều giải pháp để du học sinh tích cực cập nhật thông tin về tình hình học tập của mình cho cơ quan chức năng.
Quan điểm của chúng tôi là không hành chính hóa chuyện quản lý. Cái chính là chúng tôi cần thông tin của các em, trước hết để có thể hỗ trợ các em trong học tập, cung cấp thông tin về chế độ chính sách, học bổng, cơ hội việc làm, đảm bảo các quyền lợi chính đáng cho các em. Chẳng hạn, dù các em đi du học tự túc nhưng vẫn có quyền xin học bổng của Nhà nước để học chuyển tiếp nếu học giỏi.
Quan trọng hơn cả là khi có đủ dữ liệu, Bộ GD-ĐT mới có thể tham mưu đúng về chính sách đào tạo nguồn nhân lực với Chính phủ. Những thông tin cụ thể về ngành nghề du học sinh theo học là dữ liệu rất quan trọng giúp các cơ quan sử dụng lao động thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng. Tiềm năng đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước của du học sinh rất lớn nhưng thực tế sử dụng nguồn nhân lực này còn nhiều vấn đề phải bàn.
* Ông nghĩ sao khi nhiều người lo ngại về sự lãng phí nguồn lực do nhiều du học sinh muốn ở lại nước ngoài làm việc khi có cơ hội?
- Hiện chúng tôi không có số liệu nào về việc du học sinh ở lại nước ngoài hay về nước làm việc. Các sứ quán cũng không nắm được do chế độ, quy định nhập cảnh với du học sinh ở các quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau. Theo quan sát cá nhân tôi, nhiều du học sinh ở lại nước ngoài làm việc nhưng vẫn đi đi về về với gia đình ở VN.
Tôi cho rằng thu hút được những người đã được đào tạo, làm việc ở nước ngoài về nước làm việc là điều đáng quý, bất kể họ sẽ làm việc ở khu vực nhà nước hay tư nhân. Vấn đề là có thu hút được họ về làm việc trong nước hay không. Để giải quyết được việc này cần phải nghiên cứu nghiêm túc và có chính sách phù hợp.
Chúng tôi luôn ý thức nỗ lực trong việc kết nối với du học sinh. Với du học sinh đi học bằng học bổng của Nhà nước, khi họ trở về chúng tôi đều trả họ về cơ quan cũ nơi họ làm việc trước khi đi học hoặc các trường, bộ, ngành mà chúng tôi nắm được thông tin tuyển dụng. Với du học sinh du học tự túc, chúng tôi vẫn đang cố gắng tiếp cận với các em. Cục có website riêng, công khai email tất cả cán bộ của cục để các em liên hệ.
Từ hai năm nay, năm nào chúng tôi cũng cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Ban Cán sự Đảng ở nước ngoài giao lưu trực tuyến với du học sinh để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ. Năm ngoái, chúng tôi và Ban Cán sự Đảng ở nước ngoài có ý tưởng tổ chức một đại hội du học sinh VN trên toàn thế giới nhưng không thực hiện được vì không có kinh phí.
Hiện chúng tôi vẫn theo đuổi ý tưởng này, tìm nguồn tài trợ để có thể tổ chức trong thời gian sớm nhất.
* Rất cảm ơn ông!

THƯ HIÊN thực hiện


Vì sao tôi đi du học?

* “Trong thời gian chuẩn bị thi đại học, tôi luôn có tư tưởng đi du học ở nước ngoài sẽ “oai” hơn học tại VN. Bằng cấp nước ngoài sẽ luôn nằm “kèo trên” đối với bằng cấp do VN cấp. Vì vậy tôi tìm mọi cách thuyết phục bố mẹ cho mình đi du học. Tuy nhiên, bố mẹ đã phản bác và nói với những suy nghĩ “thiển cận” như vậy tôi chưa thể đi du học được.


Trong bốn năm học đại học trong nước, tôi tìm hiểu các thông tin du học bằng nhiều cách: thông qua các công ty tư vấn du học, làm bạn với các du học sinh, đọc tin tức... Những gì gặt hái được khiến suy nghĩ về chuyện đi du học trước đây của tôi thay đổi hoàn toàn, mục tiêu đi du học cũng khác. Tôi làm một cuộc “tự kiểm” và quyết định đi du học để trau dồi kỹ năng nghề nghiệp, tích lũy tri thức mới, quên hẳn chuyện bằng ngoại hồi nào”.
PHẠM DUY LY
(21 tuổi, ĐH KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM)


* “Bố mẹ đã có sẵn kế hoạch cho tôi đi du học sau khi tốt nghiệp đại học tại VN. Theo họ, đi du học nước ngoài mới có bằng cấp “xịn” và dễ phát triển sự nghiệp hơn. Việc chọn ngành, chọn trường đều do bố mẹ quyết, tôi chỉ việc chờ đến ngày tốt nghiệp là lên đường.


Nhưng việc bố mẹ quyết toàn bộ chuyện đi du học khiến tôi rất thất vọng và chán nản về con đường học tập của mình. Tôi muốn học nâng cao, nghiên cứu thêm về lĩnh vực luật pháp, bố mẹ lại muốn tôi học kinh tế để nối nghiệp kinh doanh của gia đình.
Trước những bất đồng trên, tôi không còn thiết tha việc học tập nữa. Tôi đã bỏ đi thật xa để không phải đối mặt với những vướng mắc đó nữa. Trong những ngày lang thang, tôi mới ngộ ra được một điều “tại sao không chứng minh để bố mẹ thấy sự lựa chọn trên là không phù hợp với con”. Bằng nhiều cách khác nhau, cuối cùng tôi đã thuyết phục được bố mẹ cho tôi lựa chọn con đường đi của riêng mình.
Đi du học là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nên tôi sẽ cố gắng học hỏi để thực hiện mục tiêu trở thành một luật sư giỏi”.
NGUYỄN THỊ TRÚC LY
(21 tuổi, ĐH Luật TP.HCM)


* “Từ khi còn là học sinh THPT, tôi đã ước mơ đi du học tại một nước phương Tây, mục đích chính là tìm hiểu về sự phát triển công nghệ thông tin của các quốc gia ở khu vực này. Tôi tự tìm hiểu, thu thập thông tin về du học và đặc biệt chú ý tới chương trình du học bán phần (một nửa thời gian học ở VN, phần còn lại học ở nước ngoài).




Tôi đăng ký thi vào chương trình liên kết đào tạo ngành công nghệ thông tin giữa Đại học KHTN (ĐHQG TP.HCM) và một trường đại học ở Pháp. Quyết định chọn cách đi du học gián tiếp này ngoài lý do tiết kiệm chi phí học tập, ăn ở, tôi còn muốn có thêm thời gian để hoàn thiện bản thân hơn.
Hiện tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo tại VN, thời gian tới sẽ sang Pháp tiếp tục chương trình. Sau đó tôi sẽ học lên thạc sĩ rồi trở về VN làm việc.
ĐOÀN THIÊN PHÚC
(22 tuổi, ĐH KHTN - ĐHQG TP.HCM)

TRƯỜNG GIANG ghi



Chuyên đề: Đầu tư vào y tế - khi nào tách bạch?

Đầu tư vào y tế - khi nào tách bạch?

TTCT - 65.000 cơ sở y dược tư nhân, 110 bệnh viện tư xuất hiện trong hơn một thập kỷ qua đã góp phần biến đổi đáng kể diện mạo và bản chất của hệ thống y tế Việt Nam.
Liệu đã tới lúc cần có đánh giá tách bạch câu chuyện đầu tư vào y tế trên cả ba lĩnh vực đầu tư công, đầu tư tư nhân, đầu tư tư nhân vào bệnh viện công để ngăn chặn những hệ lụy trầm trọng như đã thấy mà người bệnh phải gánh?

Bệnh nhi nằm chen chúc trên giường, dưới đất ở khoa nhiễm Bệnh viện
Nhi Đồng 1, TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng

Công - tư biến hóa

Nếu chỉ tính ở các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, từ năm 2006 đến nay đã có khoảng 700 tỉ đồng đầu tư tư nhân, với tên gọi “xã hội hóa”, vào các bệnh viện công. Có người nói nếu không có máy móc thiết bị từ hình thức xã hội hóa này, bệnh viện nào cũng “bó tay” trong hoạt động điều trị. Nhưng cũng đã nghe không ít kêu ca từ các chỉ định vô lối nhằm nhanh chóng thu hồi vốn từ thiết bị y tế đã được đầu tư.
Câu chuyện công - tội của đầu tư tư nhân vào khu vực y tế có lẽ được đặt ra từ đây.

Hào hứng nhờ xã hội hóa
Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) Nguyễn Ngọc Hiền kể lại chuyện gần mười năm trước, khi Bệnh viện Bạch Mai mua chiếc máy chụp cộng hưởng từ đầu tiên. “Mất bốn năm làm thủ tục, đủ loại thủ tục: có chủ trương mua máy thì phải làm kế hoạch đấu thầu, thông báo mời thầu, xét thầu, ký hợp đồng, đợi có tiền... Có máy rồi, làm thủ tục để có tiền sửa máy cũng mất 3-6 tháng, trong khi máy xã hội hóa tối đa 15 ngày là sửa xong” - ông than thở.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, ông Hiền cho biết tất cả những máy móc hiện đại nhất như máy chụp mạch máu, máy chụp cắt lớp PET/CT, dao Gamma... đều từ nguồn xã hội hóa.
Từ các dịch vụ sử dụng thiết bị xã hội hóa, nhiều bệnh viện cho hay họ được lợi do bệnh viện tăng được nguồn thu, kinh phí hoạt động được bổ sung, cán bộ viên chức tăng thu nhập. Trên 1.000 bệnh viện toàn quốc có thống kê thu nhập, có 33 đơn vị (3%) có thu nhập tăng thêm lên đến 2-3 lần lương theo ngạch bậc (năm 2010 Bệnh viện Bạch Mai lương bình quân 6,1 triệu đồng/người/tháng, Bệnh viện Phụ sản trung ương 8,4 triệu đồng/người/tháng...). 126 đơn vị (11,4%) thu nhập tăng thêm từ 1-2 lần lương theo ngạch bậc...
Thiết bị y tế xã hội hóa cũng được đánh giá là “góp phần thúc đẩy kỹ thuật phát triển, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhóm có khả năng chi trả”. Theo Bộ Y tế, từ năm 2006-2010, hầu hết các bệnh viện trực thuộc bộ đã thực hiện xã hội hóa (bệnh viện cùng nhà đầu tư tư nhân liên doanh lắp đặt trang thiết bị cùng khai thác).
Ba bệnh viện lớn là Việt - Đức, Bạch Mai và Chợ Rẫy cho biết hình thức “công - tư hợp doanh” này mang lại 15 máy chụp CT, 5 hệ thống cộng hưởng từ, 3 hệ thống gia tốc tuyến tính, thiết bị phá sỏi ngoài cơ thể, mổ phaco, máy chụp mạch, hệ thống dao Gamma, máy chụp PET/CT (trị giá từ 3-6 triệu USD/máy).
Tại Bệnh viện Bạch Mai, hiện có tới 90% dịch vụ của khoa sinh hóa, 70% dịch vụ của khoa chẩn đoán hình ảnh, 90% dịch vụ của khoa y học hạt nhân, 50% dịch vụ của khoa thận nhân tạo, và 100% dịch vụ của khoa khám bệnh theo yêu cầu sử dụng trang thiết bị đầu tư từ nguồn xã hội hóa.

Lộ diện mặt trái
“Nên tư ra tư, công ra công” - ông Dương Huy Liệu, nguyên vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), nêu quan điểm. “Tạo điều kiện phát triển bệnh viện tư minh bạch vẫn hơn là để đầu tư tư nhân vào bệnh viện công - ông nói - Chủ trương xã hội hóa là tốt, nhưng phải có quy định rõ ràng, đảm bảo định hướng đầu tư vào y tế là có yếu tố phục vụ xã hội, mang tính nhân văn, phục vụ người bệnh là trên hết. Trong khi đầu tư tư nhân rõ ràng phải đặt yếu tố lợi nhuận lên hàng đầu”.
Cũng báo cáo của Bộ Y tế về số thu của hệ chữa bệnh từ năm 2006-2010 (thời điểm thực hiện nghị định 43 về tự chủ tài chính tại bệnh viện công lập và cho phép đầu tư tư nhân vào bệnh viện công) cho biết: năm 2010 thu viện phí và thu bảo hiểm y tế đều tăng khoảng 2,5 lần so với năm 2006. Điều đó chứng tỏ việc giao quyền cho bệnh viện và cho phép các nhà đầu tư tư nhân và bệnh viện liên doanh, cùng khai thác thiết bị y tế đã mang lại những “niềm vui thu nhập” cho các bệnh viện.
Nhưng cơ chế này ngày càng lộ ra nhiều “mặt trái” mà điển hình là tình trạng lạm dụng thiết bị, lạm dụng thuốc, dịch vụ kỹ thuật cao. Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ từng có trường hợp bệnh nhân đang phải thở oxy, bác sĩ yêu cầu “đi làm thủ thuật” và gia đình phải viết cam kết không khiếu kiện nếu có tai biến trong quá trình làm thủ thuật, mà thủ thuật này chính là đi chụp... loãng xương! Sau khảo sát mới đây tại 18 bệnh viện có dịch vụ xã hội hóa, Bộ Y tế đã thừa nhận: có tình trạng lạm dụng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ có mức thu cao.
Cơ chế liên doanh đầu tư như vậy đã khiến một số bệnh viện trở thành doanh nghiệp, lợi nhuận trên hết, với hình thức... khoán thu/bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Bảng tổng hợp để xét bổ sung thu nhập tháng 2-2011 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, khoa chấn thương báo cáo: bình quân thu/bệnh án 3,58 triệu đồng, đạt 113% kế hoạch, bình quân đơn thuốc là 773.000 đồng, đạt 154,6% kế hoạch.
Ở khoa da liễu, báo cáo “phấn khởi” nêu: bình quân thu mỗi bệnh án 1,77 triệu đồng, đạt 104,5% kế hoạch, bình quân đơn thuốc đạt 359.000 đồng, đạt 119% kế hoạch. Khoa răng hàm mặt: bình quân thu mỗi bệnh án đạt tới 6,58 triệu đồng, đạt tới... 274% kế hoạch. Một bác sĩ ví von thu nhập tăng thêm như... chất gây nghiện, bác sĩ phải kê đơn, chỉ định dịch vụ làm sao đạt kế hoạch thu cho bệnh viện, rồi cuối tháng sẽ được xét... thu nhập tăng thêm.
Trưởng Ban thực hiện chính sách bảo hiểm y tế (Bảo hiểm xã hội VN) Phạm Lương Sơn nói với TTCT: “Lạm dụng dịch vụ khiến người bệnh tưởng được tiếp cận nhiều dịch vụ khám chữa bệnh, nhưng thực chất làm tăng chi phí y tế và dẫn đến nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm y tế”. Trên thực tế, chuyện “lạm dụng dịch vụ” này còn đặt nhiều người bệnh và gia đình họ - vốn khó có thể làm khác khi bác sĩ yêu cầu làm thêm xét nghiệm - vào tình cảnh quẫn bách mỗi khi đau ốm.
Hình thức phối hợp công - tư trong lĩnh vực khám chữa bệnh vẫn thường được minh chứng hiệu quả trong hoạt động khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, theo số liệu của Bảo hiểm xã hội VN, các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập không mặn mà với bảo hiểm y tế.
Cả nước chỉ có 276 cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (chiếm 12,7%). Còn theo Viện Chiến lược và chính sách y tế, loại hình dịch vụ mà các cơ sở y tế tư nhân cung cấp khi khám bảo hiểm y tế chủ yếu là dịch vụ ngoại trú, chiếm đến 90%, trong khi nội trú chỉ chiếm khoảng 10%.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến mới đây thừa nhận việc xác lập mô hình phối hợp công - tư phù hợp trong hệ thống y tế vẫn đang còn nhiều “lúng túng, vướng mắc”.

“Con bỗng ghét, thù đồng tiền. Con nhớ hồi trước, khi mẹ vẫn nằm trong viện. Ba người bệnh chen chúc chung nhau một chiếc giường nhỏ trong căn phòng bệnh ngột ngạt và quá tải của Bệnh viện Bạch Mai.
Con đã ngây thơ hỏi mẹ: “Sao mẹ không vào phòng bên kia, ở đấy mỗi người một giường thoải mái lại có quạt chạy vù vù, có tivi nữa?”. Mẹ chỉ nói khẽ: “Cha tổ anh. Đấy là phòng dịch vụ con ạ!”. Con lúc ấy chẳng hiểu gì. Nhưng rồi con cũng vỡ lẽ ra rằng đó là phòng mà chỉ những ai rủng rỉnh tiền thì mới được vào mà thôi. Còn như mẹ thì không được. Con căm ghét đồng tiền vì thế”.
(Trích bài văn đang gây xúc động cộng đồng của Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11 lý Trường THPT Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội)

“Trong lĩnh vực y tế, tôi cho rằng nên tạo điều kiện phát triển bệnh viện tư minh bạch hơn là để đầu tư tư nhân vào bệnh viện công. Để giải quyết vấn đề thiếu vốn, bệnh viện công có thể vay từ ngân hàng phát triển với lãi suất ưu đãi. Đã có một số bệnh viện vay và phát triển khá tốt, như Viện Huyết học truyền máu T.Ư. Hiện Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Phụ sản T.Ư... cũng là vay vốn, nhưng bệnh viện vẫn là chủ sở hữu, có trách nhiệm quản lý và thu hồi vốn trả cho quỹ đầu tư. Đây là một hướng tốt.
Bệnh viện Chợ Rẫy trước đây một số khoa phòng cũng cho đầu tư tư nhân, nay họ ưu tiên vay từ Quỹ vay vốn kích cầu để có thể kiểm soát được giá cả, lành mạnh hóa mối quan hệ thầy thuốc - nhà đầu tư. Nhà đầu tư tư nhân thì cái gốc là tìm kiếm lợi nhuận càng nhiều càng tốt, chấn chỉnh kiểu gì cũng chỉ là giải quyết phần ngọn”.
Ông Dương Huy Liệu (nguyên vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế)
__________

Bệnh viện tư:

Loay hoay tự lớn

Tạo điều kiện minh bạch và hấp dẫn là một trong những điều quan trọng mà chính sách cần có để phát triển hệ thống bệnh viện tư. Tuy nhiên, sau hơn một thập niên, sự chia sẻ của khu vực này đối với gánh nặng quá tải của ngành y tế VN vẫn ở mức khá thấp, hướng đầu tư sắp tới lại thiên về khu vực bệnh viện cao cấp.
Các bác sĩ, y tá Bệnh viện Hoàn Mỹ, TP.HCM kiểm tra bệnh toàn thân cho bệnh nhân
 bằng máy MSCT64 - Ảnh: Thuận Thắng
Năm 1999 tại TP.HCM, bệnh viện (BV) đa khoa tư nhân đầu tiên là Hoàn Mỹ ra đời. 12 năm sau, con số BV tư lên đến 33, trong đó có ba BV được đầu tư bằng 100% vốn nước ngoài. Tổng vốn đầu tư ban đầu của các BV tư nhân ước tính khoảng 4.000-5.000 tỉ đồng.

Những cách làm riêng

BV Pháp Việt (FV) tại TP.HCM là một trong số hiếm hoi BV có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Ông Jean-Marcel Guillon - tổng giám đốc Công ty TNHH y tế Viễn Đông Việt Nam - cho biết BV mở cửa đầu năm 2003, với gần 200 giường nội trú. Tổng vốn đầu tư BV ban đầu là 40 triệu USD, trong đó 1/3 số tiền đầu tư được huy động từ 499 nhà đầu tư nước ngoài, phần còn lại vay của Ngân hàng Thế giới và một số ngân hàng khác. Hoạt động thành công nên mới đây FV đã đầu tư thêm 3,5 triệu USD để xây khu điều trị ngoại trú 2.000m2.

Tại TP.HCM, tư nhân đầu tư làm BV theo nhiều cách. BV tim Tâm Đức là một trong những BV chuyên khoa tư nhân có mặt bằng lớn nhất với 25.000m2 sử dụng. Tâm Đức bắt đầu với việc xin thuê 1,5ha đất của Nhà nước trong vòng 50 năm. Vốn giai đoạn đầu 150 tỉ đồng được huy động từ nhiều người, phần lớn là cán bộ ngành y tế và những người ủng hộ ngành y tế (hiện có 226 người tham gia góp vốn đầu tư).
Sau năm năm hoạt động, BV tim Tâm Đức phẫu thuật và thông tin can thiệp cho hơn 11.000 bệnh nhân, chữa trị gần 1.000 ca bị rối loạn nhịp tim - căn bệnh mà trước đây hầu hết người mắc phải qua Singapore điều trị. BV này đang xúc tiến đầu tư giai đoạn hai, cuối năm nay sẽ đưa vào hoạt động 8.000m2 diện tích sử dụng cho khu khám điều trị ngoại trú.
Cuối năm 1999, BV đa khoa Hoàn Mỹ ra đời với 30 giường bệnh, theo mô hình công ty TNHH. Ông Nguyễn Hữu Tùng - tổng giám đốc Công ty CP Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ - cho biết ông bắt đầu với việc thuê mặt bằng hoạt động và vay vốn của bạn bè. Mọi việc thuận lợi cho đến năm 2004-2005, BV bắt đầu phải vay lớn (22 triệu USD) vì “nóng” vấn đề đầu tư phát triển.
Suy thoái kinh tế thế giới ảnh hưởng đến VN, lãi suất ngân hàng lên cao, Hoàn Mỹ điêu đứng vì nợ ngân hàng và chỉ thoát khỏi nguy cơ phá sản khi công ty đầu tư tài chính VinaCapital và Ngân hàng Dut Deutz đứng ra trả nợ, mua lại cổ phần. VinaCapital về sau lại thoái vốn khỏi dự án này. Gần đây, Tập đoàn Fortis của Ấn Độ đã mua lại BV này với giá 65 triệu USD.
Trong vòng 12 năm đó, Hoàn Mỹ đã có trong tay 10 cơ sở BV và phòng khám đa khoa tại TP.HCM, Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt, Cần Thơ và Cà Mau với 1.500 người, trong đó có 400 bác sĩ, mỗi ngày tiếp nhận trên 4.000 lượt bệnh nhân. Cuối năm nay, BV Hoàn Mỹ mới (200 giường bệnh) sẽ khánh thành với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD.
Khác với Hoàn Mỹ, BV đa khoa Vạn Hạnh chọn hình thức đầu tư mang tính gia đình. Bà Huỳnh Thị Kim Dung - tổng giám đốc BV Vạn Hạnh - cho biết để có vốn đầu tư BV, ba chị em bà đã bán một số căn nhà cho thuê, nhà hàng để mua gần 2.000m2 đất xây dựng BV. Năm 2000, khi khánh thành BV có 60 giường. Ba năm sau, họ mở rộng, tăng thêm 75 giường. Vạn Hạnh hiện có 80 bác sĩ, mỗi ngày khám chữa bệnh 1.100-1.200 bệnh nhân, công suất giường bệnh đạt 85-100%.
“Do nhát nên chúng tôi đầu tư BV theo dạng cuốn chiếu, tích cóp vốn được tới đâu đầu tư tới đó, không dám mạnh dạn vay ngân hàng. Quan điểm của BV là làm việc thoải mái, không tạo áp lực cho bác sĩ. Nếu đầu tư máy móc lớn mà phải vay ngân hàng sẽ tạo áp lực cho bác sĩ, khiến họ phải chỉ định cận lâm sàng nhiều” - bà Dung kể.
Triều An - một BV đa khoa tư nhân thành lập năm 2001 - cũng khởi đầu với mô hình công ty TNHH bằng nguồn vốn điều lệ 104,5 tỉ đồng, do một “đại gia” là giám đốc một ngân hàng cổ phần đầu tư. Năm 2007, BV này chuyển thành công ty cổ phần, nâng vốn lên 590 tỉ đồng, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại như máy chụp MSCT 64 lát cắt, máy MRI (cộng hưởng từ), máy xạ trị trong suất liều cao (HDR), thành lập khu điều trị cấp cao, lập khoa ung bướu theo mô hình một trung tâm điều trị ung thư hoàn chỉnh... Hoạt động thuận lợi, Triều An đã phát triển từ quy mô 150 giường bệnh lên 380 giường.
Tại Bình Dương, đầu năm 2011, BV phụ sản - nhi quốc tế Hạnh Phúc - một BV chuyên khoa “sinh sau đẻ muộn” - ra đời từ nguồn vốn đầu tư khoảng 40 triệu USD, đều là vốn đầu tư trong nước. BV này có tổng diện tích sử dụng lên đến 40.000m2, 260 giường bệnh với 200 phòng đạt tiêu chuẩn cao và có cả một bãi đáp trực thăng phục vụ các trường hợp khẩn cấp.
Các BV tư đang tiến đến tự chủ nguồn nhân lực bằng việc tự bỏ tiền đào tạo bác sĩ. BV tim Tâm Đức trước khi đi vào hoạt động đã tuyển nhiều bác sĩ, điều dưỡng và trả lương cho họ trong thời gian học tập chuyên khoa sâu về tim mạch với số tiền hàng tỉ đồng. Một số BV khác như Hoàn Mỹ, Triều An cũng lên kế hoạch thành lập trường đại học y khoa tư nhân nhằm chủ động nguồn nhân lực.

Chưa đủ lớn
Kể từ khi chính thức thực hiện xã hội hóa trong khu vực y tế, Chính phủ đã sửa đổi nhiều chính sách để khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này. Thuế thu nhập doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế chỉ là 10%, thay vì 28%; miễn thuế tới bốn năm cho doanh nghiệp mới thành lập và giảm 50% thuế trong năm năm tiếp theo. Một số loại dự án đầu tư, mở rộng, xây mới BV cũng được ưu đãi với mức vốn vay tối đa tới 70% tổng vốn dự án.
Theo cam kết của VN khi gia nhập WTO, nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài dễ dàng tham gia cung cấp dịch vụ thông qua thành lập BV 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với đối tác VN.
Tuy nhiên, những ưu đãi này hoặc chưa đủ hoặc chưa sát nhu cầu thực tế, nên không chỉ số lượng ít, các cơ sở y tế ngoài công lập chủ yếu vẫn ở quy mô nhỏ, hầu hết là các phòng khám. Đa số BV tư nhân mới chỉ thực hiện khám và chữa các bệnh thông thường, chủ yếu vẫn là khám chữa bệnh ngoại trú, công suất sử dụng giường bệnh khá thấp, chưa kể một số BV hoạt động theo mô hình “BV khách sạn” mà chỉ một số ít người khá giả mới có thể tiếp cận.
Bộ Y tế đã nhìn nhận sự khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi của các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân. Khu vực này cũng chưa được đối xử bình đẳng trong đào tạo cán bộ hay công nhận các danh hiệu cao quý.
Trong kế hoạch của Chính phủ (đề ra năm 2006) có chỉ tiêu “đến năm 2010 có hai giường bệnh của BV tư nhân cho 1 vạn dân, đến năm 2020 có năm giường bệnh của BV tư nhân cho 1 vạn dân”. Mục tiêu là vậy, song hiện nay khu vực này mới cung cấp 6.000 giường bệnh (khoảng 3% giường bệnh của toàn hệ thống y tế), tương đương mức 0,7 giường cho 1 vạn dân.

Héo hon vốn ngoại
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch - đầu tư), hơn 20 năm qua, chỉ có 73 dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế và trợ giúp xã hội. 10 tháng qua, cả nước có hai dự án đầu tư nước ngoài (vốn đăng ký 22 triệu USD); năm 2010 cũng chỉ thu hút được năm dự án (vốn đăng ký 1,5 triệu USD); năm 2009 có năm dự án (vốn đăng ký 7,4 triệu USD). Thống kê này bao gồm cả những dự án đầu tư y tế và trợ giúp xã hội, vì thế nếu tách riêng ra, cả vốn và số dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực y tế còn thấp hơn nữa.
Louie Nguyễn, giám đốc bộ phận đầu tư Công ty quản lý đầu tư Soledad, cho biết công ty ông cũng như nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá “về dài hạn, VN là địa chỉ rất tốt để đầu tư vào y tế” nhưng lĩnh vực mà họ quan tâm là “những BV cao cấp phục vụ cho đối tượng là người nước ngoài làm việc ở đây”.
Số lượng cũng như chất lượng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào y tế hạn chế được lý giải là do đầu tư cho y tế đòi hỏi nguồn vốn lớn, thu hồi vốn chậm, lại có thể gặp nhiều rủi ro do thiếu đảm bảo về điều kiện hạ tầng, đất đai và nguồn nhân lực. Bên cạnh đó là tình trạng còn nặng tính bao cấp, phân tán, thiếu tính chuyên nghiệp của nền y tế VN, cộng thêm các chiến lược, định hướng thu hút đầu tư vào lĩnh vực y tế thiếu rõ ràng; hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách về đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực y tế còn nhiều rắc rối...
__________

Bệnh viện ra bệnh viện

Bệnh viện (BV) tư thì cho một thiểu số có tiền, tới đây BV công sẽ “thu đúng, thu đủ”. Chuyện đó không thành vấn đề, nếu công cho ra công, tư cho ra tư.
Phòng bệnh ở Bệnh viện tim Tâm Đức, TP.HCM. Khi nào thì bệnh nhân các bệnh viện đều được yên ổn nằm giường riêng như thế này mỗi khi không may bệnh tật? - Ảnh: Thuận Thắng
Cho dù theo trường phái y tế công cộng và bảo hiểm y tế nào đi nữa thì nói chung trên thế giới cũng phân biệt hai loại BV: (1) BV công mà đặc tính là không vì lợi nhuận (non - profit) và (2) BV tư mà đặc tính là vì lợi nhuận (for-profit). Ngoài ra, còn có những BV không phải là công nhưng cũng tự xác định là không vì lợi nhuận, thường là của các hội đoàn từ thiện.

Khác biệt nền tảng
Sự xác định “vì lợi nhuận” hay “không vì lợi nhuận” này chính là ý nghĩa tồn tại của mỗi loại BV. Một BV công không thể hoạt động chăm chăm theo hướng “vì lợi nhuận”, ngược lại không thể đòi một BV tư hãy hảo tâm, đừng “vì lợi nhuận”.
Ở Mỹ hay ở Pháp, dù chế độ y tế công cộng và bảo hiểm y tế hoàn toàn khác nhau, song BV công đều đảm bảo sứ mệnh của mình là một dịch vụ công, tức một dịch vụ mà chính phủ cung ứng cho các công dân của mình, đổi lấy tiền thuế mà các công dân đã đóng cho chính phủ. Chính vì thế mà BV công là không vì lợi nhuận. Một người khi chọn trở thành nhân viên BV công cũng là đã toàn tâm toàn ý chọn đó là sứ mệnh của mình, và họ tự hào vì điều đó.

Việc BV này chọn giải pháp “hẹn giờ khám, đóng 20.000 đồng”, BV kia “khám dịch vụ chọn bác sĩ, đóng 80.000 đồng”... không những không giải quyết được bài toán “nhân mãn” mà trái lại còn tạo thành một hố ngăn cách giữa người có tiền “khám chữa bệnh theo yêu cầu” để được khám sớm, lãnh thuốc sớm với đại đa số chỉ có mỗi tấm thẻ bảo hiểm y tế trên tay. Đi khám ngoại trú bất quá phải chịu cảnh giàu/nghèo trong một ngày, có nhập viện điều trị nội trú mới thật sự kinh qua phân biệt giàu/nghèo trong từng giờ, từng phút.

Những gì nhắc lại ở trên thật ra cũng không xa lạ gì đối với y tế Việt Nam. Sứ mệnh phục vụ và niềm tự hào chất lượng đỉnh cao cũng là của các BV công ở Việt Nam. Vấn đề là: ý thức về sứ mệnh cùng niềm tự hào đó còn lại được bao nhiêu phần trăm nơi mỗi BV, mỗi cá nhân làm việc trong BV? Và tại sao ý thức đó bị giảm hay mất đi?
Một trong những điều bệnh nhân ta thán nơi BV công là sự phân biệt đối xử “dịch vụ hay bảo hiểm y tế?”. Thành thật mà nói, từ khi các BV công phải “tự cứu” bằng loại hình dịch vụ thì cũng là lúc mà BV công xa rời tôn chỉ, sứ mệnh của mình. Những ta thán về sự sách nhiễu, o ép bệnh nhân phải bỏ tiền chụp cả lô hình ảnh, làm hàng loạt xét nghiệm... chẳng qua chỉ là những “tác dụng phụ” của những vụ mua sắm thiết bị đắt tiền bằng cái gọi là vốn “xã hội hóa”.
Khi chọn giải pháp “tình thế” này, từ cấp BV đến cấp có thẩm quyền cao hơn đều đã bỏ quên nguyên tắc cơ bản khi cho toa thuốc là kiểm tra xem chống chỉ định hoặc tác dụng phụ của loại thuốc đó là gì để còn tránh. Người ta đã quên tính đến các tác dụng phụ của cái gọi là mua sắm “xã hội hóa”, mà có khi chính một số “người nào đó” trong BV cùng bỏ vốn, là phải chóng thu hồi vốn và thu lợi nhuận. Đây chính là điều tối kỵ đối với mọi BV mà định nghĩa ở đâu cũng chỉ là và phải là “không vì lợi nhuận”.
Một trong những ta than khác là chầu chực chờ khám bệnh. Thật ra, đây là hậu quả của nạn “nhân mãn” (tình trạng dân số quá đông so với điều kiện một khu vực, một vùng) trong BV mà chìa khóa giải quyết lại không nằm trong tay các BV. Dân số cả nước đang đến gần con số 90 triệu người nhưng không rõ trong mọi dự án của Bộ Y tế từ 25 năm qua, khi mà dân số sắp đến ngưỡng 80 triệu người, có tính toán nào đến việc xây mới thêm BV cho đủ đà tăng dân số này hay không?

Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn
Giải pháp cho vấn nạn này không gì ngoài tăng ngân sách nhà nước cho việc xây dựng thêm nhiều BV, trang cấp cho các BV. Trong tình hình trình độ còn chênh lệch giữa một số BV trung ương, thành phố hoặc chuyên ngành, không nên đầu tư dàn trải chừng đó tỉnh thành, như đã làm với các chương trình khu công nghiệp, cảng biển hay sân bay..., chỉ cần tập trung nhân rộng gấp hai, gấp ba các BV “mục tiêu” đó.
Ở TP.HCM, các BV đứng đầu bảng “Nhân dân” như Nhân dân 115, Nhân dân Gia Định những năm qua đã tăng được bao nhiêu giường bệnh khi đây hầu như là nơi tiếp nhận bệnh nhân từ các tỉnh lân cận đến? Viện Tim TP.HCM năm xưa ra đời nhờ sự trợ giúp của Hiệp hội Alan Carpentier, chữa trị cho ít nhất phân nửa bệnh nhân tim mạch cả nước (bên cạnh Viện Tim trung ương), may mắn nhất đây vẫn là một BV không vì lợi nhuận.
Sau Viện Tim, Nhà nước “nhường” cho một BV tư nhân là Tâm Đức chia bớt số bệnh nhân tim mạch. BV này ra đời được năm năm đã thấy chật, phải xây thêm một tòa nhà thứ hai để giải quyết nạn “nhân mãn”. Cũng thế, thật khó hiểu nổi sao vẫn chỉ có Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình chật chội như thế khi thành phố này đã xấp xỉ 10 triệu dân với 5,5 triệu xe cộ.
10 năm qua, đầu tư xây dựng, lập BV tư được khuyến khích. Song vì người nghèo, công chức, công nhân, người ít tiền vẫn chỉ trông cậy vào thẻ bảo hiểm y tế, tức vào BV công, và họ chính là đa số nhân dân. Cố gắng tập trung xây dựng thêm hay mở rộng một số BV đa khoa và chuyên khoa, chu cấp cho đủ, cùng với “thu đúng, thu đủ” nhằm khôi phục bản chất “không vì lợi nhuận” của những BV ấy, cũng đã là một cải thiện đáng kể cho người bệnh rồi.
Cuối cùng, trong số BV công, có thể thí điểm một vài “nhà thương” cho những ai cơ nhỡ. Không biết từ bao giờ danh từ “nhà thương” biến mất khỏi tiếng Việt, trong khi đó không chỉ là nơi người ta chạy đến khi bị bệnh mà còn hàm ngụ nghĩa tình nhân đạo.

Đầu tư cho bệnh viện công:
Nỗi lo “một đi không trở lại”


Tại hội nghị về cải tiến viện phí được tổ chức tháng 9 vừa qua ở Hà Nội, giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương đã ví von tình cảnh của các bệnh viện công hiện nay là “tự ăn thịt mình”. Theo ông Dương, ngân sách thiếu thốn, viện phí thấp, bệnh viện phải dành phần lớn số thu được chi lương và các thu nhập khác cho nhân viên, không còn tiền bảo dưỡng thiết bị, cải tạo cơ sở vật chất. “Thiết bị y tế mua về khai thác liên tục, có bảo dưỡng thì dùng được 5-7 năm, không bảo dưỡng thì chỉ 2-3 năm là đắp chiếu” - TS Dương cho hay.
Theo Bộ Y tế, ngân sách nhà nước đầu tư cho bệnh viện công từ năm 2006 đến nay tăng về số tuyệt đối, nhưng giảm về tỉ trọng (từ 55% năm 2006 xuống còn khoảng 40% năm 2010), trong khi nhu cầu mua thiết bị y tế, mở rộng bệnh viện, cải tạo hệ thống xử lý chất thải, tăng thu nhập cho cán bộ y tế... lại tăng nhanh. Các chi phí tăng này đều phải được bù đắp bằng tăng thu viện phí từ tiền túi người dân, khiến bất bình đẳng trong chăm sóc sức khỏe càng tăng, người nghèo không thể tiếp cận dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí lớn.
Ông Nguyễn Ngọc Hiền, phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, tâm đắc với đề xuất mới đây của chuyên gia Bộ Nội vụ về “cấp vốn một lần cho bệnh viện công kèm yêu cầu bảo toàn vốn”, vì “lúc đó ai cũng phải làm tốt, phục vụ bệnh nhân tốt, nếu không người bệnh không đến. Cơ chế cấp vốn hiện giờ là cấp xong là... mất, nên rất khó khăn khi xét cấp. Chưa kể nơi nào “khéo xin” thì được cấp nhiều, chứ không căn cứ trên nhu cầu đầu tư”.
Một trong những bất hợp lý trong chi tiêu y tế là có đến 60% chi cho thuốc, phần chi cho con người chỉ chiếm chưa đầy 20% (ở nhiều nước, chi cho thuốc chỉ 40%, còn lại chi lương và các chi phí khác).
Năm ngoái, Hội Khoa học kinh tế y tế VN khi bàn về đổi mới tài chính y tế đã kêu gọi chuyển sang chi trả theo trường hợp bệnh, không chi trả theo dịch vụ - vốn dễ dẫn đến chuyện lạm dụng xét nghiệm hiện nay. Đồng thời nghiên cứu tìm thêm các nguồn vốn cho phát triển toàn diện bệnh viện thay vì chỉ chú trọng xã hội hóa ở các dịch vụ dễ kiếm tiền.
Cơ chế cấp tài chính cho cơ sở cung cấp dịch vụ y tế hiện nay bao gồm: cấp từ ngân sách nhà nước, từ quỹ bảo hiểm y tế và chi trả viện phí trực tiếp của người bệnh. Về bản chất, hầu hết các nguồn cấp tài chính này đều do người dân đóng góp.

LAN ANH - LÊ THANH HÀ - DANH ĐỨC - LÊ NGUYÊN MINH
thực hiện

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Sơn Đoòng - hang động tự nhiên lớn nhất thế giới




Bản dịch phim hang động lớn nhất thế giới của National Geographic

Độc giả Phạm Thị Liên Hoa là nhân viên của tổ chức GIZ (Đức) giúp Việt Nam nhiều chương trình bảo tồn động thực vật, truyền thông bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới ở khắp ba miền. Bà gửi cho Culangcat blog bản dịch của bà từ bộ phim Hang động lớn nhất thế giới chiếu trên truyền hình national geographic với độ phủ sóng đến 180 quốc gia.

Cửa trời trong Sơn Đoòng. Ảnh: National Geographic

Đề cương bộ phim: Đây có phải là hang động lớn nhất thế giới? Với độ cao hơn gấp 3 lần Thác nước Niagara ở Nam Mỹ, phần lớn hang Sơn Đoòng của Việt Nam đến nay vẫn chưa được con người đặt chân đến. Với một bộ phim riêng về hang Sơn Đoòng này, đây là lần đầu tiên trong lịch sử kênh truyền hình Địa lý Quốc gia của Mỹ tiết lộ chứng cứ sửng sốt rằng đây có thể là hang động lớn nhất thế giới. Cùng với Trưởng Đoàn thám hiểm hang động nối tiếng và dày dạn kinh nghiệm ông Howard Limbert và chuyên gia địa chất hang động, ông Darryl Granger đã khám phá ra công thức hình thành nên hang động rộng lớn đến thế.

Phim phần I:

Phần I:

Nằm sâu trong khu rừng nhiệt đới ở miền Trung Việt Nam là kỳ quan của thế giới. Thật tuyệt vời! Một vũ trụ bị bỏ quên nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này. Tôi cho rằng đây chắc là một nơi lý tưởng (chén thánh) cho nhà sinh vật học.

Một đội ngũ nhà khoa học và các nhà thám hiểm bắt đầu với một chuyến tìm kiếm và nghiên cứu để phát hiện ra Hang động Lớn nhất Thế giới/ Đây quả là một hang động kỳ vĩ đến sửng sốt! Hãy nhìn xem!// Quả thật là điều đáng kinh ngạc!

Một góc Sơn Đoòng. Ảnh: National geographic

Wow: Hang Sông Núi ở Việt Nam hay còn gọi là hang Sơn Đoòng là một khu vực chưa được ai biết đến. Cho đến nay không ai có thể biết được độ sâu của hang động khổng lồ này. Đội thám hiểm là những người đầu tiên đến đây để chứng minh đây có phải là hang động lớn nhất thế không.

Đây quả đúng là một hang động kỳ vĩ. Nó thật rộng lớn – hiện chúng ta mới chỉ ở cửa hang. Càng vào sâu trong hang nó càng rộng lớn.

Vào năm 2009, nhà thám hiểm hang động Jonathan Sims là một trong những người đầu tiên bước chân vào hang động này. Nhưng khi đến một phòng hang dài, anh ấy phải dừng chân bởi bức tường đá cao nằm chắn ngang.

Cùng với nhà thám hiểm hang động Howard Limbert dẫn đầu 12 chuyên gia đã từng thám hiểm các hang động đá vôi ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Cuộc thám hiểm lần này vào hang Sơn Đoòng phải đối mặt với biết bao nguy hiểm bởi khu vực hang động này nằm sâu thẳm trong rừng rậm.

(HL nói) Bất kỳ ai cũng có thể ngã, sái hoặc gãy mắt cá chân – điều đó có thể xảy ra và để phòng trừ khi điều đó xãy ra bạn biết đấy chúng tôi phải có đội cứu hộ cùng tham gia.

Nhà sinh vật học Annete Becher đang nóng lòng muốn đến được với bức tường độc đáo nằm sâu trong lòng hang động này. (Cô nói): Cơ hội nghiên cứu khoa học được kết hợp với cơ hội thám hiểm hang động cùng một lúc là điều tuyệt vời. Chuyên gia địa chất hang động nổi tiếng thế giới, ông Darryl Granger cũng có mặt cùng đoàn để tìm ra bí ẩn của hang Sơn Đoòng này.


Đường xuống rừng trong hang. Ảnh: National geographic

Dây thừng.

Nếu đây đúng là hang động lớn nhất thế giới, ông ấy muốn tìm hiểu tại sao hang động này lại đạt được kích thước phá kỷ lục đó. Ông nói “Tôi chưa từng đến hang động nào như thế này”.

Đông Nam Á là khu vực nổi tiếng về địa chất đá vôi. Cách đây khoảng 450 triệu năm, nhiều hang động đã được hình thành ở Việt Nam nhưng ở đây – tại Vườn quốc gia Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng chắc chắn là hang động khổng lồ trong tất cả các hang động.

Trong cuộc thám hiểm năm 2009, Limbert cùng với các đồng nghiệp chỉ có thể thám hiểm kỹ phần đầu của hang động này và những gì họ phát hiện đã giúp họ ước tính hang động có độ rộng 150m và độ cao 200m. Không gian này đủ để đặt hai chiếc đồng hồ khổng lồ Big Ben ở Luân Đôn.

Hang Deer ở bang Sarawak ở Malaysia hiện đang giữ danh hiệu “hang động lớn nhất thế giới” Nhưng từ những gì mà đoàn thám hiểm chứng kiến trong lần thám hiểm trước, Limbert cùng với các thành viên trong đoàn thám hiểm bị thuyết phục rằng hang động này có lẽ hơn hơn hang Deer. Chúng ta hãy cố gắng và hãy xem bản đồ hang động này để biết rõ hơn (giọng Howard Limbert). Để khẳng định đây là kỷ lục thế giới, họ cần tìm ra chứng cứ rõ ràng. Vì rằng tất cả đều chưa được đo đạc, họ cần phải tiến hành điều tra để biết được hang động này lớn như thế nào và liệu nó có phải là hang động lớn nhất thế giới không. Chúng ta cần phải tiến hành điều tra để biết, để phát hiện hang động này rộng lớn như thế nào – liệu đây có phải là hang động lớn nhất thế giới không. Chúng ta phải tiến hành một cuộc khảo sát nghiêm túc.

Hang Én đường dẫn đến Sơn Đoòng. Ảnh:National geographic
Việc khảo sát phòng hang này quả thật là một công việc vất vả. Lối đi đầy bùn … Jonathan Sims là một trong bốn nhà thám hiểm hang động đề xuất chuyến khảo sát sơ bộ ban đầu của hang Sơn Đoòng này. Và những gì chúng tôi thực sự cần làm tiếp theo và vượt qua được bức tường đá này.// Anh ấy biết rằng bức tường đá đánh bại anh trong cuộc thám hiểm năm 2009 là thử thách lớn nhất trong lần này.

Đây quả là một trở ngại nguy hiểm để vượt qua. Được làm từ khoáng chất canxit rời và bùn, bức tường cao khoảng 50 feet/14 mét và để leo qua được bức tườn này cần có khả năng chuyên môn kết hợp và nỗ lực chung của tất cả các thành viên trong đoàn.

Anh ấy sẽ không thất bại lần thứ 2. Nếu họ có thể leo lên bức tường kinh khủng này thì anh ấy bị thuyết phục rằng anh ấy sẽ biết được ra kích thước của hang động này và danh hiệu công bố hang động lớn nhất thế giới sẽ thuộc về họ. Anh ấy tin rằng hang động rộng lớn này vẫn còn tiếp tục.

Họ ước tính bức tường đá nằm trong hang này dài khoảng 5km. Đoàn thám hiểm sẽ mất 7 ngày mệt nhoài để đến được đây và quay trở lại điểm cách cửa hang 100m để đến được điểm khảo sát cuối cùng của Vạn lý trường thành của Việt Nam.


Chuyên gia địa chất tìm kiếm nguyên nhân có Sơn Đoòng. Ảnh: National geographic
Từ đây, nhóm thám hiểm cần leo lên theo chiều của dòng sông ngầm trong hang qua một thung lũng tự nhiên của hang. Sau đó lại đi xuống đến khu vực đầy cát và đến được hố sụt (còn được gọi là phễu karst) đầu tiên trong hai hố sụt trong hang. Tại những hố sụt này và phần hang tiến theo là nơi Annett Becher hy vọng tìm thấy sự sống mới còn Granger thì hy vọng tìm ra bí mật hang động này được hình thành như thế nào.

Tiếp đến là một phần hang hẹp – có một chú chuột chạy qua – và băng qua hố sụt lớn hơn, đoàn đến khu vực cắm trại thứ hai. Đến đây, phần cuối cùng của hang được khảo sát là ??? 400m trước Vạn lý trường thành của Việt Nam và tiếp sau đó là phần bí hiểm (không biết dẫn đến đâu).

Đoàn thám hiểm hang động của Limbert đã thám hiểm các hang động ở Việt Nam từ năm 1990. Đoàn lựa chọn khối đá Kẻ bàng vì một lý do hợp lý. Đây là khu vực đá vôi rộng lớn nằm trong vùng có lượng mưa lớn (nhiều nước) – 2 thành phần lý tưởng để hình thành hang động.

Ở những nơi không có núi đá vôi, dòng sông bị chặn lại trong những khối đá không có khả năng hòa tan và giữ nước lại. Khi dòng nước tìm được nơi để chảy ra, kết quả có thể thật kỳ diệu.

Khối lượng và tốc độ chảy của dòng nước có thể đã tạo ra những hang động khổng lồ. Khí hậu gió mùa với những trận mưa lớn đã tạo ra nhiều dòng chảy ở khu vực này và cơ hội khi dòng nước lớn tìm đường chảy ra … từ những phần kích thước khác thường lại thậm chí lớn hơn nhiều.

Giữa kỳ quan thế giới, chén thánh của khoa học địa mạo. Ảnh: National geographic
Đến nay, đoàn đã thám hiểm được 62 dặm 100km của các hang động nơi đây nhưng không có hang động nào rộng lớn như hang động này. Họ nghi ngờ đến một số yếu tố bổ sung khác đã có mặt ở đây.

Bây giờ đoàn thám hiểm cần băng qua khu vực địa hình hiểm trở để trở lại được trại nghỉ chân đầu tiên. Họ đã đi được một nữa km trong hang động. Cách nơi họ đứng 20m vào sâu trong hang là dòng sông ngầm đang chảy dữ dội.

Một vài chứng cứ cho thấy có một ít nước thỉnh thoảng lại chảy qua đây. Ở đây hơi trơn. Tôi có thể nhìn thấy dòng sông. Whoa (sự thán phục), hãy nhìn xem đây là dòng sông ngầm mà chúng ta phải vượt qua.

Như vậy nếu tôi qua được đến bên kia và cắm được đầu dây, như thế các bạn có thể băng qua sông. Dường như bạn phải trèo qua được chỗ đá có vết nứt bên kia.// Phải cắm một số chốt ở bên này và một số điểm chốt ở bên kia. Đây quả thật là vấn đề sống còn nên theo tôi ta phải chọn đúng chỗ để cắm cọc néo dây.

Tại nơi có dòng chảy mạnh nhất, dòng sông có thể cuốn phăng chân của bất kỳ nhà thám hiểm hang động nào và vẫn còn những nguy hiểm khác. Nếu lũ xảy ra, mực nước sẽ dâng cao hơn đầu chúng ta đang đứng …. và cuốn phăng đường thoát hiểm. Dự báo thời tiết mấy ngày sắp tới như thế nào? Oh, dự báo cho biết thời tiết tốt nhưng bạn không thể hoàn toàn tin chắc được.

Bàn luận về đường đứt gãy. Ảnh: National geographic
Limbert đã chọn thời điểm để thám hiểm rất cẩn thận. Bây giờ là cuối mùa khô, mực nước sông đang thấp. Nhưng ở những vùng nhiệt đới những trận mưa lớn không dự đoán được có thể làm mực nước sông dâng lên rất cao chỉ trong vài giờ.

Chúng ta đi nào. Ổn thôi các bạn, chúng ta bắt đầu vượt qua dòng sông nhé. Người tiếp theo nào.

Điều quan trọng nhất là bạn không cho phép dòng sông cuốn phăng bạn bởi vì với những dòng chảy mạnh ở đoạn sông ngầm dưới kia chúng tôi không thực sự chắc chắn về những gì đang đợi chúng ta ở đoạn sông trên kia, chúng ta không biết được các phần còn lại của con sông. Kia có thể là nơi tập trung tất cả các loại đá sắc nhọn và trong tình huống này điều cuối cùng mà bạn muốn và tránh bị dòng sông cuốn đi bởi nếu điều đó xảy ra nó có thể gây thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa cả tín mạng.

Tôi thực sự hơi căng thẳng khi vượt qua sông bởi tôi chỉ thuộc người có tầm vóc vừa phải và trước kia tôi đã từng thám hiểm hang động khi bị lũ, khi bạn tìm được điểm tựa để đặt tay lên thì chân bạn lại bị cuốn phăng đi và bạn không thể tìm được lại được chỗ để đặt chân.

Howard Limbert người đầu tiên tuyên bố Sơn Đoong lớn nhất thế giới. Ảnh: National geographic
Nó thực sự, thực sự nguy hiểm.

Tôi sẽ đặt một cái mốc ở đây. Đi tiếp nào.

Thử thách chính đã bị đánh bại. Granger có thể bắt đầu tìm kiếm ở đây. Bạn có thể thấy những khối đá, thạch nhũ lớn ở đằng kia.

Kiểm tra ở đây xem nào. Đây quả thật là một hang động kỳ vĩ, chúng tôi vừa đi xuống dọc theo những con dốc lớn và chúng tôi vượt qua những khối đá để đến được đây. Cuối cùng chúng tôi cũng vượt qua dòng sông để đến được điểm cắm trại dừng chân thứ hai. Chúng tôi có thể bắt đầu tính nên làm gì tiếp theo trong hang động này.

Phần hang rộng lớn ở đăng kia để thám hiểm.

Đầu óc chúng tôi tràn ngập các câu hỏi: Tại sao trong số các hang động rộng lớn, đây có thể là hang động lớn nhất trong số đó.

Điều gì đã làm cho hang động này rộng lớn đến vậy? Có nhiều câu chuyện mà chúng ta có thể học hỏi được từ hang động này. Để khẳng định kỷ lục thế giới, hang Sơn Đoòng cần phải đồng thời cao hơn, rộng hơn và dài hơn hang động hiện đang giữ danh hiệu hang động lớn nhất thế giới – Hang Deer ở bang Sarawak, Malaysia.

Khi bạn nói về những hang động lớn nhất thế giới, không có nghi ngờ gì về một số hang động rất dài và nếu bạn nếu bạn chỉ tính đến khối lượng nước, rất và rất nhiều hang động lớn hơn hang động này. Đây chỉ là đơn thuần kích thước của một phòng hang đơn lẻ như thế này kéo dài khoảng 5km thì đây đúng là điều có một không hai trên thế giới.

Nhà sinh học đến từ nửa bán cầu để tìm kiếm loài mới. Ảnh: National geographic
Hang Sơn Đoòng chạy dài với kích thước như nhau theo một đường thẳng kỳ lạ từ bắc đến nam mà không hề có gốc lệch nào. Chúng ta hãy đi xuống và bắt đầu nhé. Được thôi, được thôi.

Granger tin rằng nước trong phần hang ban đầu và cổ nhất của hang động có thể giúp ký giải được bí ấn tại sao hang động này lại rộng lớn đến vậy.

Dòng nước bị bào mòn với tốc độ lớn và có tính axit đặc biệt phản ứng với đá vôi tinh khiết có thể là câu trả lời. Để khẳng định giả thuyết của mình, Granger cần phải tiến hành lấy mẫu thí nghiệm.

Được. Bây giờ tôi đang lấy mẫu nước để kiểm tra độ pH. Tôi có mang theo dụng cụ đo độ pH; chúng ta cần phải để dụng cụ đo này trong lước một lúc đến khi nó đạt điểm cân bằng. Điều đó sẽ cho chúng ta biết độ pH có trong nước.

Phần II

Hiện phim vẫn đang chiếu trên kênh truyền hình NatGeo của National geographic với độ phủ sóng hơn 180 quốc gia. Tháng đầu tiên công bố trên mạng về hang động lớn nhất thế giới, có gần 20 triệu lượt truy cập vào các bức ảnh về Sơn Đoòng và hiện đã vượt xa con số trên. Chứng tỏ, vượt luôn cả cuộc bầu chọn cho Vịnh Hạ Long.

Hãy thưởng thức phần hai trứ danh với âm nhạc hàn lâm và tiếng động chim hót ở khu rừng dưới 400m so với mặt đất, rất khó để có thể có một di sản nào đó ở Việt Nam trở thành tâm điểm của National geographic cả về bài viết, nhiếp ảnh và phim khoa học. Trong lịch sử chưa một hang động nào có được thu hút vĩ đại nào như thế


Bản dịch phần II:
Độ pH thường dao động từ 1 – 14. Nếu độ pH càng thấp thì tính axít trong nước càng mạnh. Để kiểm chứng được tính khác thường, Granger đang đọc để biết được nơi có độ pH thấp hơn 7 nghĩa là trung tính.

Tìm kiếm loài mới
Trên bề mặt, những trận mưa lũ nhiệt đới làm nhập thảm thực vật và thẩm thấu qua đất. Trên đường đi, nước hấp thụ các-bon đi-ô-xít và làm nước có tính a xít. Khi nước đạt tính a xít cao nó chảy vào trong hang Sơn Đoòng càng bào mòn đá khi chảy qua.

Được rồi. Việc kiểm tra độ pH phải xong bây giờ. Và chúng ta đạt độ pH 7.5 nghĩa là nó rất đặc trưng, có thể nước ở những nơi thấp hơn sẽ …. Kết quả kiểm tra làm Granger ngạc nhiên. Nước ở đây không có tính axít khác thường. Những kết quả này không giúp Granger hiểu được tại sao hang động này lại rộng lớn đến vậy. Ắt hẳn câu trả lời phải nằm sâu trong hang động.

Đúng là một kích thước huyền thoại.

Điều này có thể lý giải về kích thước của hang động này. Nhưng có một điều kỳ lạ ở đây và tìm ra câu trả lời cho kích thước rộng lớn của hang động … là trọng tâm chính. Granger cần phải đi vào sâu hơn nữa bởi điều lý giải có thể nằm sâu trong kia …

Ống ngắm hồng ngoại xác định kích cỡ hang động.
Tôi sẽ cho nhỏ thêm một chút axít nữa đến khi chất lỏng này chuyển sang màu vàng và bằng cách này phản ứng hóa học sẽ xảy ra và tôi có thể đọc được từ xa-ranh này lượng cán-bon đi-ô-xít có trong nước. Thêm một giọt nữa và bây giờ nó đã chuyển sang màu vàng. Được rồi, chúng ta có khoảng 62 miligram các-bon đi-ô-xít trên một lít nước. Điều này có nghĩa là cứ mỗi 1000 ga-lông nước chảy qua khu vực này sẽ mang đi khoảng 8 ounce đá vôi bị hòa tan, tương đương với cỡ 2 quả bóng chày trên một giây. Điều này nghe có vẽ như … cũng đáng kể nhưng so với hang động có kích thước như thế này thì lượng khoáng chất can-xít này là không đáng kể. Giống như độ pH, kết quả kiểm tra CO2 cũng chỉ bình thường và không có gì ngoại lệ. Đây đúng là kết quả mà một nhà địa chất mong phát hiện ra ở bất kỳ một dòng sông ngầm nào chảy qua hang động đá vôi. Các kết quả này không giúp cho Granger hiểu được tại sao hang động này lại lớn đến vậy. Câu trả lời nằm trong phần sâu hơn của hang động.

Chuẩn bị khám phá trường thành Việt Nam
Cả nhóm cần được nghỉ ngơi và làm lán. Họ chị có đủ thức ăn và nước uống cho đủ 6 ngày, đủ để tiếp cận đến bức tường thành cao lớn và quay trở lại cửa hang. Phải quản lý cẩn thận sự mất nước và hao tốn calory của các thành viên trong đoàn.

Tiến sỹ Nguyễn Hiệu, nhà địa mạo học và Ts. Thái Nguyên, nhà sinh vật học từ Trường Đại học Hà Nội đã giúp Limbert tổ chức chuyến thám hiểm này. Hy rọng rằng những người dân vác đồ sẽ mang được tất cả túi đồ đến chỗ cắm trại trong hang động.

Đây là một chuyến đi thật tuyệt và đây cũng là một nhóm khuân vác tuyệt vời. Tôi muốn nói rằng mọi người phải vác nhiều thứ nặng hơn trọng lượng của chính họ. Becher đi sâu hơn vào phía trong hang động. Cô hy vọng sẽ phát hiện được những loài mới nhưng những nơi đi quan Becher chỉ thấy sự hoang dã trống rỗng.

Quả là đáng tiếc, tôi đã mong đợi những điều tuyệt vời … nhưng với nước ngập như thế này, hẵn tôi phải suy nghĩ lại cách tiếp cận của mình.

Một phút nghĩ ngơi của đoàn thám hiểm
Cả đoàn đã kiệt sức và tìm chỗ để dừng chân, cắm trại nghỉ qua đêm đầu tiên trong hang động. Sáng hôm sau, họ tiếp tục đi thêm 1km nữa vào sâu trong hang.

Ts. Darryl Granger đã thám hiểm một vài trong số các hang động lớn nhất thế giới nhưng chỉ hang động này sắp mang đến cho ông những điều mà ông chưa từng thấy trước đây.

Nằm sâu ở trung tâm của Hang Sơn Đoòng này là một phễu karst kỳ diệu và bí ẩn. Nền hang động này đã bị sập vào lòng hang, điều này cho phép ánh nắng chiếu thẳng vào phễu karst, kết nối ở phần cửa sập với nền hang mang lại những thành phần quan trọng của sự sống: nước và ánh sáng.

Mọi người ơi!

Đây là hang động lớn nhất thế giới – và phần còn lại của phần này đang bị bịt kín???

Tuyệt thật. Điểm này cách cửa hang 1.5km. Quả thật là rộng lớn.


Khu rừng 400 m dưới mặt đất, độc nhất vô nhị trên thế giới
Đây là một cánh rừng nhỏ độc nhất vô nhị được hình thành nằm cách mặt đất 400m.

Khu rừng này, nằm giữa các phòng hang, là một trong những địa điểm đẹp nhất.

Quả thật không thể tin được. Đây hẵn là một trong những kỳ quan của thế giới mà không thể tìm thấy ở một nơi nào khác trên hành tinh này. Tôi cho rằng đây sẽ là một nơi lý tưởng cho một nhà sinh học.

Phễu karst này là một cửa sổ mang đến sự hiểu biết ngoài sự trong đợi đối với Granger để biết được cấu trúc đá vôi ở đây. Đây là điểm gót chân Asin của hang Sơn Đoòng. Đây là một điển hình của loài phễu karst đặc biệt. Đó là phễu karst bị sụt (hay còn gọi là hố sụt). Hiện tượng này xảy ra khi bạn một phòng hàng mà trần hang bị sụp xuống vào trong phòng hang đó. Và điều này xảy ra ở đây bởi đá vôi ở trần hang thực sự rất mỏng và chúng chỉ không đủ mạnh để giữ lại phần trần hang bị sụp. Bạn có thể thấy chúng ở phía bên kia của bức tường này.

Như tranh thuỷ mặc, di sản vô giá, vườn địa đàng Eden
Ở một thời điểm nào đó trong sự hình thành hang động này trước đây, dòng sông đã bào mòn, làm cho những lớp đá vôi ngày càng mỏng đi và cuối cùng là cuốn trôi phần trần hang. Dòng sông đã xói mòn đá ở trần hang đến khi làm trần hang sụt xuống. Hố sụt này được biết đến như là “phần chìa ra ở bao lơn”. Bạn có thể nghĩ về, ít nhất về mặt lý thuyết, việc có một tấm đá lòi ra ngoài như một tấm ván lặn.

Bạn có thể chìa ra trước khi nó bị gãy bởi chính độ năng của tấm ván. Và điều này chính xác là điều đang diễn ra – bởi bạn có thể làm cho hang động lớn hơn, lớn hơn nữa, về cơ bản bạn đang đẩy một tấm ván lặn bằng đá, một tấm đá thòi ra và chống đỡ trọng lượng của chính nó.

Những lớp đá vôi ở khu vực này của Việt Nam đặc biệt rất dày và có rất ít vết nứt hoặc chỉ có một số điểm nứt yếu.

Dòng sông đã đi xuyên qua cảnh quan đá vôi nguyên khối này.


Một kiểu sex của tự nhiên
Những hố sụt mạnh cho thấy một số nơi mà các lớp đá đã trở nên mỏng đi và vì thế yếu hơn. Chính vì thế, chúng đón nhận mưa nắng để rồi hình thành sự sống bên trong.

Tiến sỹ Thi và Annett Becher là những người đầu tiên leo vào trong hang động. Chúng ta đang gần được cảm nhận một sự đánh giá rất tốt về những điều khác biệt ở đây. Annette rất mong vào sự tinh thông của Thi về các loài thực vật của rừng mưa để biết được sự khác biệt ở xứ sở thần tiên dưới lòng đất này so với trên mặt đất. Sau khi thám hiểm phần đầu tiên của hang động nhưng không vẽ được gì, thì hố sụt này đã đáp ứng được những mong đợi của Becher. Đây là một khu vực phong phú về sự sống: một hệ sinh thái có một không hai chưa từng được khám phá. Thật tuyệt. Đây quả đúng là một kho báu để các nhà sinh vật học phấn đấu và mọi thứ sống ở đây đã tìm được một cơ hội trọn vẹn: những chú chim đã vô tình nhả hạt cây xuống để cây cối từ đó đâm chồi và mọc lên.

Rất khó để có một di sản Việt Nam trên truyền hình trứ danh NatGeo
Và rồi chúng phải xoay sở tìm cách để phát triển trong một điều kiện hoàn toàn khác với rừng mưa mà chúng đã từng sinh sống. Ở đây, điều kiện ánh sáng tối hơn và được bảo vệ tốt hơn khỏi những cơn gió. Nền hố sụt là những mảnh đá vôi xốp được rơi từ trần động bị sụp. Thiếu ánh sáng và nước nghĩa là cây cối phải tìm ra cách mới để tồn tại. Và đây là một loài từ bên ngoài vào, trong nó còn xanh hơn. Vâng, nhưng tôi cho rằng nó rụng lá vào mùa đông.

Được rồi, như thế là bạn cho rằng ở ngoài kia thi cây cối xanh tốt nhưng ở đây thì cây cối lại bị rụng lá và như thế là những chiếc lá non ở kia ư, thế còn những chiếc là màu đỏ thì sao? Chúng có phải là lá non không?


Rất khó để thế giới biết về Sơn Đoòng nhưng nó đã chinh phục các hãng truyền thông
lớn nhất thế giới.
Được rồi, đúng. Becher đã từng hy vọng phát hiện ra một số loài thực vật mới được tiến hóa để phát triển ở thế giới ngầm lạ lùng này nhưng Thi thì không thấy những ví dụ về một cuộc tiến hóa độc đáo. Thay vào đó, anh cho rằng những cây mọc trong hố sụt này đang cho thấy một sự thích nghi tột bực. Đây là một quá trình mà các nhà sinh vật học gọi là tính tạo hình phenotip.

Đặc biệt hình dạng bên ngoài của những cây cối ở đây rất khác nhau. Chúng có thể tự thích ứng rất lớn đối với môi trường sống ở đây. Vì thế, có thể có hai cây ở đây có thể đúng cùng một loài, có cùng DNA nhưng chúng lại khác nhau trong một môi trường sống khác và trên thực tế nhìn chúng khá khác nhau.

Sơn Đoòng đã thu hút người Anh, người Mỹ và trở thành tâm điểm
Đó là sự tạo hình cây mà tôi cho rằng chúng ta đang nhìn thấy một ví dụ điểu hình của hiện tượng tạo hình cây phenotip kỳ diệu. Những sự thích nghi kỳ lạ có rất nhiều ở hố sụt này. Trong vùng khí hậu nhiệt đới thì cây thường có màu xanh nhưng khi ở dưới này, chúng thường bị rụng lá nên chúng thường có tán lá thưa và thân hẹp. Ts. Thi đưa ra giả thuyết rằng điều này cho thấy các loài cây phải xoay xở để sinh tồn trong một môi tường khá thiếu nước và ánh sáng. Những tường đá của hố sụt thẳng đứng bao quanh khu rừng nhỏ có vai trò như một lá chắn tự nhiên ngăn cách khu rừng nhỏ này với thế giới bên ngoài, chặn một số loài của sự sống vào trong hang động.

Becher tìm kiếm những chỗ có đất đủ dày để đặt một số bẫy các loài động vật. Cồn sẽ giúp bảo quản bất cứ sinh vật nào vô tình bị mắc bẫy. Bây giờ chúng ta phải cố gắng tìm ra những dấu hiệu của sự sống trong hang động tối tăm này. Nhưng đến nay, cơ hội tìm kiếm ra tầm quan trọng của sự sống ở đây dường như không tốt. Có lẽ chăng chính dòng nước chảy mạnh tạo nên hang động lớn này cũng đang cuốn đi tất cả sự sống trong hang động?

Thế giới đến hiện tại không có hang động nào đẹp hơn Sơn Đoòng
Ở một phần ẩm ướt hơn của hang động, Granger phát hiện ra một manh mối để trả lời câu hỏi tại sao lượng nước rõ ràng có có tính axít trung bình ở đây lại có thể đục đẻo đá để tạo ra một hang động lớn hơn rất nhiều so với kích thước trung bình mà nó thường tạo ra. Granger có linh cảm rằng tốc độ dòng chảy ở đỉnh điểm có thể là yếu tố chính. Ở đây, nhưng gì chúng ta nhìn thấy là dạng vỏ sò nhỏ được đục vào tường đá. Chúng bị hòa tan khi có nước chảy qua.

Ông kỳ vọng rằng sẽ tìm ra chứng cứ rằng nước chảy qua đây có tốc độ cực lớn// Nước chảy càng nhanh thì những hốc dạng vỏ sò càng nhỏ. Như thế nếu chúng ta thấy những hốc vỏ sò rất lớn, có thể - thì bạn sẽ biết được kích cỡ 1 mét từ bên kia. Đó là lúc nước di chuyển rất, rất chậm. Ở đây, bạn biết chúng có kích cỡ khoảng – một inch, khoảng một vài cen-ti-mét. Từ kích cỡ của các hốc vỏ sò, Granger cũng có thể phân tích ra được những gì được biết như là Số Reynolds, một phép đo hết sức quan trọng giúp ông biết được dòng nước mãng liệt như thế nào.

Một huyền thoại của thế kỷ 21
Tương tự như thí nghiệm độ kiểm tra nồng độ axít trong nước mà ông đã làm, những phát hiện ở đây cũng chỉ ở mức trung bình và không giúp đưa ra mang mối nào để trả lời câu hỏi tại sao hang động này được hình thành lớn đến thế.

Ông phát hiện ra rằng dòng chảy ở đây đạt với tốc độ chảy 5km/giờ - tốc độ bình thường của dòng chảy của bất kỳ con sông nào. Đến bây giờ, bảng kết quả điều tra của ông vẫn còn là một tờ giấy trắng nhưng ông có thể ông sẽ giúp được Becher về nhiệm vụ khảo sát của cô.

Granger cho rằng, tính chất của hang động này có thể sắp thay đổi theo hướng tốt hơn. Ông cho rằng những gì đã xảy ra là hố sụt đầu tiên và nó vận hành giống cơ chế của một con đập lớn ở bên phải hang động. Chúng tôi đi băng qua phần hố sụt và bỗng nhiên mọi thứ sau đó lại trở nên khô ráo.

Một góc rừng trong hang
Chúng tôi không thấy những gì tương tự như đã thấy, phần hang tiếp theo trở nên ít hoạt động hơn. Và đây là nơi mà các loài động vật hang động sẽ vào bởi phần này không bị ngập lụt hơn 10 năm qua và vì thế, đây có thể … có thể là thời gian để tiến hóa. Đối với Granger, công thức trả lời tại sao Hang Sơn Đoòng này lại rộng lớn đến vậy vẫn là một bí ẩn. Khu vực này có các thành phần đúng để hình thành một hang động lớn: Điều khác thường là những lớp đá vôi nguyên chất lớn và những cơn mưa rào lớn cấp nước cho dòng sông sâu nhưng tốc độ chảy của nước và sự chuyển động không đều của nước không hé lộ điều gì khác thường và Granger gần như thất bại.

Những hình ảnh như thế này đã thu hút gần 20 triệu lượt theo dõi tại tháng ra mắt
đầu tiên trên NatGeo.
Cả đoàn thám hiểm cùng đi tìm câu trả lời. Tiếng vọng cho thấy có lẽ nó bị dội lại trong khoảng 500m, như thế nếu chúng ta ở gần cuối hang động và bạn có thể tiến đến cuối hang động hoặc kết thúc công việc thám hiểm trong ngày. Chúng tôi thường thử tiếng vọng bằng cách gọi to “ơi” để xem tiếng gọi có thể đi xa bao nhiêu và chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể quay lưng trở về và quay lại để tiến hành một bước thám hiểm khác thành công trong ngày kế tiếp.

Cách đó không xa là Jonathan. Đối với cuộc thám hiểm này … chúng tôi cần có cách thức tinh vi hơn để đo được kích thước của hang động này. Khảo sát hang động thường đã từng là một quá trình thô sơ khi mọi thứ được tiến hành bằng tay. Hiện nay, các công cụ đo laser kỹ thuật số hiện tại đã giúp giảm đi công việc mệt mỏi của đôi chân và cung cấp các số liệu đo đạc chính xác. Họ phải tiến hành khảo sát mỗi phần trong hang động này và mỗi lần đo phải được tiến hành chính xác đến từng cm nhỏ nhất.

Các nhà khoa học Mỹ gọi đây là vũ trụ thu nhỏ.
Khi máy đo gần tuyên bố danh hiệu “hang động lớn nhất thế giới” về độ dài, độ cao và bề rộng mà Sims đếm cho Limbert và cả đoàn cùng nghe. Máy laser đã xác định tầm xa qua đến điểm đã được xác định rõ được gọi là trạm khảo sát mà Sims đánh dấu bằng một đĩa loại nhẹ và nhỏ. Họ đo khoảng cách, độ cao và góc. Đó quả là một công việc khó và cần đến sự tỉ mỉ. 29.9 âm 3.099//Vâng.

Phía bên phải.// Vâng.

Chùm tia laser chiếu đến điểm cao nhất của phần này trong hang động, được đo ở điểm 100m. Tượng Nữ thần Tự do có thể đặt vào đây khá thuận tiện mà vẫn còn dư đến 7m. Phần rộng nhất được khảo sát đến nay là 103m. Phòng hang này tiếp tục một phòng hang rộng cỡ đến km mà một máy bay cỡ nhỏ có thể bay vào hang động, hoặc thậm chí là cả đội bay. Thật tốt nếu chúng ta có thể quay lại ở trạm đầu tiên và sau đó sải chân mà nằm nghỉ rồi.// Được rồi.

Thế kỷ 21 rất khó để tìm ra điều vĩ đại của tự nhiên nhưng có thật
Anh có thể chiếu sáng ở điểm mục tiêu cần đo …

Limbert biết rằng hang động này còn dài hơn và rộng hơn cả hang Deer, nhưng ông vẫn cần một khu vực có kích thước lớn hơn để đảm bảo danh hiệu này. Chiếu lên chỗ cao hơn chỗ Jonathan đang đứng. Bây giờ độ dài này là hơn 4km và hang Deer vẫn giữ danh hiệu là hang động lớn nhất thế giới. Những hy vọng còn nằm trong bức tường kia nhưng cả đoàn chỉ còn 3 ngày nữa thôi và vấn đề đang ngày càng khó khăn hơn. Những hố sụt này mang đến ánh sáng nhưng chúng cũng cho phép thời tiết từ bên trên chiếu xuống thấm vào hang động.

Jonathan?// hãy đến gần hơn một chút?

Vui lòng đi. Bây giờ chúng ta gặp vấn đề về mây phủ từ bên trên xuống.// Bên phải.

Điều này phải chính xác tuyệt đối nếu không có mây phủ trên đường đi mà có trường hợp này vượt qua phía bên kia … có một điều là cho nó khó hơn.

Người Mỹ thấy những gì trong Sơn Đoòng họ gọi là thần thoại bởi sự tự nhiên hương,
không như bầu chọn thái quá cho Hạ Long.
Một trong những mối nguy hiểm kỳ lạ của việc khảo sát trong một hang động có kích thước cỡ này. Khi tầm nhìn hạn chế nghĩa là cả đoàn phải dừng khảo sát ở đây. Quả là một bước lùi kinh khủng. Họ đang hết thời gian để có thể đến được với phần cuối cùng của hang. Limbert phải đưa ra một quyết định cứng rắn để tiết kiệm thời gian. Ông gửi hai chuyên gia leo núi giỏi nhất là Sweeney và Clark đi tiếp để đặt máy bấm trên bức tường không chắc chắn này như thế phần còn lại của cuộc thám hiểm có thể tiến hành vào ngày mai.

Phạm Thị Liên Hoa (GIZ) dịch,


Ảnh của nhiếp ảnh gia: Carsten Peter, National Geographic.