Bản dịch phim hang động lớn nhất thế giới của National Geographic
Độc giả Phạm Thị Liên Hoa là nhân viên của tổ chức GIZ (Đức) giúp Việt Nam nhiều chương trình bảo tồn động thực vật, truyền thông bảo vệ di sản thiên nhiên thế giới ở khắp ba miền. Bà gửi cho Culangcat blog bản dịch của bà từ bộ phim Hang động lớn nhất thế giới chiếu trên truyền hình national geographic với độ phủ sóng đến 180 quốc gia.
Cửa trời trong Sơn Đoòng. Ảnh: National Geographic
Đề cương bộ phim: Đây có phải là hang động lớn nhất thế giới? Với độ cao hơn gấp 3 lần Thác nước Niagara ở Nam Mỹ, phần lớn hang Sơn Đoòng của Việt Nam đến nay vẫn chưa được con người đặt chân đến. Với một bộ phim riêng về hang Sơn Đoòng này, đây là lần đầu tiên trong lịch sử kênh truyền hình Địa lý Quốc gia của Mỹ tiết lộ chứng cứ sửng sốt rằng đây có thể là hang động lớn nhất thế giới. Cùng với Trưởng Đoàn thám hiểm hang động nối tiếng và dày dạn kinh nghiệm ông Howard Limbert và chuyên gia địa chất hang động, ông Darryl Granger đã khám phá ra công thức hình thành nên hang động rộng lớn đến thế.
Phim phần I:
Phần I:
Nằm sâu trong khu rừng nhiệt đới ở miền Trung Việt Nam là kỳ quan của thế giới. Thật tuyệt vời! Một vũ trụ bị bỏ quên nằm ẩn mình trong một hệ sinh thái độc đáo. Điều này không được tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác trên hành tinh này. Tôi cho rằng đây chắc là một nơi lý tưởng (chén thánh) cho nhà sinh vật học.
Một đội ngũ nhà khoa học và các nhà thám hiểm bắt đầu với một chuyến tìm kiếm và nghiên cứu để phát hiện ra Hang động Lớn nhất Thế giới/ Đây quả là một hang động kỳ vĩ đến sửng sốt! Hãy nhìn xem!// Quả thật là điều đáng kinh ngạc!
Một góc Sơn Đoòng. Ảnh: National geographic
Wow: Hang Sông Núi ở Việt Nam hay còn gọi là hang Sơn Đoòng là một khu vực chưa được ai biết đến. Cho đến nay không ai có thể biết được độ sâu của hang động khổng lồ này. Đội thám hiểm là những người đầu tiên đến đây để chứng minh đây có phải là hang động lớn nhất thế không.
Đây quả đúng là một hang động kỳ vĩ. Nó thật rộng lớn – hiện chúng ta mới chỉ ở cửa hang. Càng vào sâu trong hang nó càng rộng lớn.
Vào năm 2009, nhà thám hiểm hang động Jonathan Sims là một trong những người đầu tiên bước chân vào hang động này. Nhưng khi đến một phòng hang dài, anh ấy phải dừng chân bởi bức tường đá cao nằm chắn ngang.
Cùng với nhà thám hiểm hang động Howard Limbert dẫn đầu 12 chuyên gia đã từng thám hiểm các hang động đá vôi ở Việt Nam trong nhiều năm qua. Cuộc thám hiểm lần này vào hang Sơn Đoòng phải đối mặt với biết bao nguy hiểm bởi khu vực hang động này nằm sâu thẳm trong rừng rậm.
(HL nói) Bất kỳ ai cũng có thể ngã, sái hoặc gãy mắt cá chân – điều đó có thể xảy ra và để phòng trừ khi điều đó xãy ra bạn biết đấy chúng tôi phải có đội cứu hộ cùng tham gia.
Nhà sinh vật học Annete Becher đang nóng lòng muốn đến được với bức tường độc đáo nằm sâu trong lòng hang động này. (Cô nói): Cơ hội nghiên cứu khoa học được kết hợp với cơ hội thám hiểm hang động cùng một lúc là điều tuyệt vời. Chuyên gia địa chất hang động nổi tiếng thế giới, ông Darryl Granger cũng có mặt cùng đoàn để tìm ra bí ẩn của hang Sơn Đoòng này.
Đường xuống rừng trong hang. Ảnh: National geographic
Dây thừng.
Nếu đây đúng là hang động lớn nhất thế giới, ông ấy muốn tìm hiểu tại sao hang động này lại đạt được kích thước phá kỷ lục đó. Ông nói “Tôi chưa từng đến hang động nào như thế này”.
Đông Nam Á là khu vực nổi tiếng về địa chất đá vôi. Cách đây khoảng 450 triệu năm, nhiều hang động đã được hình thành ở Việt Nam nhưng ở đây – tại Vườn quốc gia Kẻ Bàng, hang Sơn Đoòng chắc chắn là hang động khổng lồ trong tất cả các hang động.
Trong cuộc thám hiểm năm 2009, Limbert cùng với các đồng nghiệp chỉ có thể thám hiểm kỹ phần đầu của hang động này và những gì họ phát hiện đã giúp họ ước tính hang động có độ rộng 150m và độ cao 200m. Không gian này đủ để đặt hai chiếc đồng hồ khổng lồ Big Ben ở Luân Đôn.
Hang Deer ở bang Sarawak ở Malaysia hiện đang giữ danh hiệu “hang động lớn nhất thế giới” Nhưng từ những gì mà đoàn thám hiểm chứng kiến trong lần thám hiểm trước, Limbert cùng với các thành viên trong đoàn thám hiểm bị thuyết phục rằng hang động này có lẽ hơn hơn hang Deer. Chúng ta hãy cố gắng và hãy xem bản đồ hang động này để biết rõ hơn (giọng Howard Limbert). Để khẳng định đây là kỷ lục thế giới, họ cần tìm ra chứng cứ rõ ràng. Vì rằng tất cả đều chưa được đo đạc, họ cần phải tiến hành điều tra để biết được hang động này lớn như thế nào và liệu nó có phải là hang động lớn nhất thế giới không. Chúng ta cần phải tiến hành điều tra để biết, để phát hiện hang động này rộng lớn như thế nào – liệu đây có phải là hang động lớn nhất thế giới không. Chúng ta phải tiến hành một cuộc khảo sát nghiêm túc.
Hang Én đường dẫn đến Sơn Đoòng. Ảnh:National geographic
Việc khảo sát phòng hang này quả thật là một công việc vất vả. Lối đi đầy bùn … Jonathan Sims là một trong bốn nhà thám hiểm hang động đề xuất chuyến khảo sát sơ bộ ban đầu của hang Sơn Đoòng này. Và những gì chúng tôi thực sự cần làm tiếp theo và vượt qua được bức tường đá này.// Anh ấy biết rằng bức tường đá đánh bại anh trong cuộc thám hiểm năm 2009 là thử thách lớn nhất trong lần này.
Đây quả là một trở ngại nguy hiểm để vượt qua. Được làm từ khoáng chất canxit rời và bùn, bức tường cao khoảng 50 feet/14 mét và để leo qua được bức tườn này cần có khả năng chuyên môn kết hợp và nỗ lực chung của tất cả các thành viên trong đoàn.
Anh ấy sẽ không thất bại lần thứ 2. Nếu họ có thể leo lên bức tường kinh khủng này thì anh ấy bị thuyết phục rằng anh ấy sẽ biết được ra kích thước của hang động này và danh hiệu công bố hang động lớn nhất thế giới sẽ thuộc về họ. Anh ấy tin rằng hang động rộng lớn này vẫn còn tiếp tục.
Họ ước tính bức tường đá nằm trong hang này dài khoảng 5km. Đoàn thám hiểm sẽ mất 7 ngày mệt nhoài để đến được đây và quay trở lại điểm cách cửa hang 100m để đến được điểm khảo sát cuối cùng của Vạn lý trường thành của Việt Nam.
Chuyên gia địa chất tìm kiếm nguyên nhân có Sơn Đoòng. Ảnh: National geographic
Từ đây, nhóm thám hiểm cần leo lên theo chiều của dòng sông ngầm trong hang qua một thung lũng tự nhiên của hang. Sau đó lại đi xuống đến khu vực đầy cát và đến được hố sụt (còn được gọi là phễu karst) đầu tiên trong hai hố sụt trong hang. Tại những hố sụt này và phần hang tiến theo là nơi Annett Becher hy vọng tìm thấy sự sống mới còn Granger thì hy vọng tìm ra bí mật hang động này được hình thành như thế nào.
Tiếp đến là một phần hang hẹp – có một chú chuột chạy qua – và băng qua hố sụt lớn hơn, đoàn đến khu vực cắm trại thứ hai. Đến đây, phần cuối cùng của hang được khảo sát là ??? 400m trước Vạn lý trường thành của Việt Nam và tiếp sau đó là phần bí hiểm (không biết dẫn đến đâu).
Đoàn thám hiểm hang động của Limbert đã thám hiểm các hang động ở Việt Nam từ năm 1990. Đoàn lựa chọn khối đá Kẻ bàng vì một lý do hợp lý. Đây là khu vực đá vôi rộng lớn nằm trong vùng có lượng mưa lớn (nhiều nước) – 2 thành phần lý tưởng để hình thành hang động.
Ở những nơi không có núi đá vôi, dòng sông bị chặn lại trong những khối đá không có khả năng hòa tan và giữ nước lại. Khi dòng nước tìm được nơi để chảy ra, kết quả có thể thật kỳ diệu.
Khối lượng và tốc độ chảy của dòng nước có thể đã tạo ra những hang động khổng lồ. Khí hậu gió mùa với những trận mưa lớn đã tạo ra nhiều dòng chảy ở khu vực này và cơ hội khi dòng nước lớn tìm đường chảy ra … từ những phần kích thước khác thường lại thậm chí lớn hơn nhiều.
Giữa kỳ quan thế giới, chén thánh của khoa học địa mạo. Ảnh: National geographic
Đến nay, đoàn đã thám hiểm được 62 dặm 100km của các hang động nơi đây nhưng không có hang động nào rộng lớn như hang động này. Họ nghi ngờ đến một số yếu tố bổ sung khác đã có mặt ở đây.
Bây giờ đoàn thám hiểm cần băng qua khu vực địa hình hiểm trở để trở lại được trại nghỉ chân đầu tiên. Họ đã đi được một nữa km trong hang động. Cách nơi họ đứng 20m vào sâu trong hang là dòng sông ngầm đang chảy dữ dội.
Một vài chứng cứ cho thấy có một ít nước thỉnh thoảng lại chảy qua đây. Ở đây hơi trơn. Tôi có thể nhìn thấy dòng sông. Whoa (sự thán phục), hãy nhìn xem đây là dòng sông ngầm mà chúng ta phải vượt qua.
Như vậy nếu tôi qua được đến bên kia và cắm được đầu dây, như thế các bạn có thể băng qua sông. Dường như bạn phải trèo qua được chỗ đá có vết nứt bên kia.// Phải cắm một số chốt ở bên này và một số điểm chốt ở bên kia. Đây quả thật là vấn đề sống còn nên theo tôi ta phải chọn đúng chỗ để cắm cọc néo dây.
Tại nơi có dòng chảy mạnh nhất, dòng sông có thể cuốn phăng chân của bất kỳ nhà thám hiểm hang động nào và vẫn còn những nguy hiểm khác. Nếu lũ xảy ra, mực nước sẽ dâng cao hơn đầu chúng ta đang đứng …. và cuốn phăng đường thoát hiểm. Dự báo thời tiết mấy ngày sắp tới như thế nào? Oh, dự báo cho biết thời tiết tốt nhưng bạn không thể hoàn toàn tin chắc được.
Bàn luận về đường đứt gãy. Ảnh: National geographic
Limbert đã chọn thời điểm để thám hiểm rất cẩn thận. Bây giờ là cuối mùa khô, mực nước sông đang thấp. Nhưng ở những vùng nhiệt đới những trận mưa lớn không dự đoán được có thể làm mực nước sông dâng lên rất cao chỉ trong vài giờ.
Chúng ta đi nào. Ổn thôi các bạn, chúng ta bắt đầu vượt qua dòng sông nhé. Người tiếp theo nào.
Điều quan trọng nhất là bạn không cho phép dòng sông cuốn phăng bạn bởi vì với những dòng chảy mạnh ở đoạn sông ngầm dưới kia chúng tôi không thực sự chắc chắn về những gì đang đợi chúng ta ở đoạn sông trên kia, chúng ta không biết được các phần còn lại của con sông. Kia có thể là nơi tập trung tất cả các loại đá sắc nhọn và trong tình huống này điều cuối cùng mà bạn muốn và tránh bị dòng sông cuốn đi bởi nếu điều đó xảy ra nó có thể gây thương tích nghiêm trọng hoặc thậm chí đe dọa cả tín mạng.
Tôi thực sự hơi căng thẳng khi vượt qua sông bởi tôi chỉ thuộc người có tầm vóc vừa phải và trước kia tôi đã từng thám hiểm hang động khi bị lũ, khi bạn tìm được điểm tựa để đặt tay lên thì chân bạn lại bị cuốn phăng đi và bạn không thể tìm được lại được chỗ để đặt chân.
Howard Limbert người đầu tiên tuyên bố Sơn Đoong lớn nhất thế giới. Ảnh: National geographic
Nó thực sự, thực sự nguy hiểm.
Tôi sẽ đặt một cái mốc ở đây. Đi tiếp nào.
Thử thách chính đã bị đánh bại. Granger có thể bắt đầu tìm kiếm ở đây. Bạn có thể thấy những khối đá, thạch nhũ lớn ở đằng kia.
Kiểm tra ở đây xem nào. Đây quả thật là một hang động kỳ vĩ, chúng tôi vừa đi xuống dọc theo những con dốc lớn và chúng tôi vượt qua những khối đá để đến được đây. Cuối cùng chúng tôi cũng vượt qua dòng sông để đến được điểm cắm trại dừng chân thứ hai. Chúng tôi có thể bắt đầu tính nên làm gì tiếp theo trong hang động này.
Phần hang rộng lớn ở đăng kia để thám hiểm.
Đầu óc chúng tôi tràn ngập các câu hỏi: Tại sao trong số các hang động rộng lớn, đây có thể là hang động lớn nhất trong số đó.
Điều gì đã làm cho hang động này rộng lớn đến vậy? Có nhiều câu chuyện mà chúng ta có thể học hỏi được từ hang động này. Để khẳng định kỷ lục thế giới, hang Sơn Đoòng cần phải đồng thời cao hơn, rộng hơn và dài hơn hang động hiện đang giữ danh hiệu hang động lớn nhất thế giới – Hang Deer ở bang Sarawak, Malaysia.
Khi bạn nói về những hang động lớn nhất thế giới, không có nghi ngờ gì về một số hang động rất dài và nếu bạn nếu bạn chỉ tính đến khối lượng nước, rất và rất nhiều hang động lớn hơn hang động này. Đây chỉ là đơn thuần kích thước của một phòng hang đơn lẻ như thế này kéo dài khoảng 5km thì đây đúng là điều có một không hai trên thế giới.
Nhà sinh học đến từ nửa bán cầu để tìm kiếm loài mới. Ảnh: National geographic
Hang Sơn Đoòng chạy dài với kích thước như nhau theo một đường thẳng kỳ lạ từ bắc đến nam mà không hề có gốc lệch nào. Chúng ta hãy đi xuống và bắt đầu nhé. Được thôi, được thôi.
Granger tin rằng nước trong phần hang ban đầu và cổ nhất của hang động có thể giúp ký giải được bí ấn tại sao hang động này lại rộng lớn đến vậy.
Dòng nước bị bào mòn với tốc độ lớn và có tính axit đặc biệt phản ứng với đá vôi tinh khiết có thể là câu trả lời. Để khẳng định giả thuyết của mình, Granger cần phải tiến hành lấy mẫu thí nghiệm.
Được. Bây giờ tôi đang lấy mẫu nước để kiểm tra độ pH. Tôi có mang theo dụng cụ đo độ pH; chúng ta cần phải để dụng cụ đo này trong lước một lúc đến khi nó đạt điểm cân bằng. Điều đó sẽ cho chúng ta biết độ pH có trong nước.
Phần II
Hiện phim vẫn đang chiếu trên kênh truyền hình NatGeo của National geographic với độ phủ sóng hơn 180 quốc gia. Tháng đầu tiên công bố trên mạng về hang động lớn nhất thế giới, có gần 20 triệu lượt truy cập vào các bức ảnh về Sơn Đoòng và hiện đã vượt xa con số trên. Chứng tỏ, vượt luôn cả cuộc bầu chọn cho Vịnh Hạ Long.
Hãy thưởng thức phần hai trứ danh với âm nhạc hàn lâm và tiếng động chim hót ở khu rừng dưới 400m so với mặt đất, rất khó để có thể có một di sản nào đó ở Việt Nam trở thành tâm điểm của National geographic cả về bài viết, nhiếp ảnh và phim khoa học. Trong lịch sử chưa một hang động nào có được thu hút vĩ đại nào như thế
Bản dịch phần II:
Độ pH thường dao động từ 1 – 14. Nếu độ pH càng thấp thì tính axít trong nước càng mạnh. Để kiểm chứng được tính khác thường, Granger đang đọc để biết được nơi có độ pH thấp hơn 7 nghĩa là trung tính.
Tìm kiếm loài mới
Trên bề mặt, những trận mưa lũ nhiệt đới làm nhập thảm thực vật và thẩm thấu qua đất. Trên đường đi, nước hấp thụ các-bon đi-ô-xít và làm nước có tính a xít. Khi nước đạt tính a xít cao nó chảy vào trong hang Sơn Đoòng càng bào mòn đá khi chảy qua. Được rồi. Việc kiểm tra độ pH phải xong bây giờ. Và chúng ta đạt độ pH 7.5 nghĩa là nó rất đặc trưng, có thể nước ở những nơi thấp hơn sẽ …. Kết quả kiểm tra làm Granger ngạc nhiên. Nước ở đây không có tính axít khác thường. Những kết quả này không giúp Granger hiểu được tại sao hang động này lại rộng lớn đến vậy. Ắt hẳn câu trả lời phải nằm sâu trong hang động.
Đúng là một kích thước huyền thoại.
Điều này có thể lý giải về kích thước của hang động này. Nhưng có một điều kỳ lạ ở đây và tìm ra câu trả lời cho kích thước rộng lớn của hang động … là trọng tâm chính. Granger cần phải đi vào sâu hơn nữa bởi điều lý giải có thể nằm sâu trong kia …
Ống ngắm hồng ngoại xác định kích cỡ hang động.
Tôi sẽ cho nhỏ thêm một chút axít nữa đến khi chất lỏng này chuyển sang màu vàng và bằng cách này phản ứng hóa học sẽ xảy ra và tôi có thể đọc được từ xa-ranh này lượng cán-bon đi-ô-xít có trong nước. Thêm một giọt nữa và bây giờ nó đã chuyển sang màu vàng. Được rồi, chúng ta có khoảng 62 miligram các-bon đi-ô-xít trên một lít nước. Điều này có nghĩa là cứ mỗi 1000 ga-lông nước chảy qua khu vực này sẽ mang đi khoảng 8 ounce đá vôi bị hòa tan, tương đương với cỡ 2 quả bóng chày trên một giây. Điều này nghe có vẽ như … cũng đáng kể nhưng so với hang động có kích thước như thế này thì lượng khoáng chất can-xít này là không đáng kể. Giống như độ pH, kết quả kiểm tra CO2 cũng chỉ bình thường và không có gì ngoại lệ. Đây đúng là kết quả mà một nhà địa chất mong phát hiện ra ở bất kỳ một dòng sông ngầm nào chảy qua hang động đá vôi. Các kết quả này không giúp cho Granger hiểu được tại sao hang động này lại lớn đến vậy. Câu trả lời nằm trong phần sâu hơn của hang động. Chuẩn bị khám phá trường thành Việt Nam
Cả nhóm cần được nghỉ ngơi và làm lán. Họ chị có đủ thức ăn và nước uống cho đủ 6 ngày, đủ để tiếp cận đến bức tường thành cao lớn và quay trở lại cửa hang. Phải quản lý cẩn thận sự mất nước và hao tốn calory của các thành viên trong đoàn. Tiến sỹ Nguyễn Hiệu, nhà địa mạo học và Ts. Thái Nguyên, nhà sinh vật học từ Trường Đại học Hà Nội đã giúp Limbert tổ chức chuyến thám hiểm này. Hy rọng rằng những người dân vác đồ sẽ mang được tất cả túi đồ đến chỗ cắm trại trong hang động.
Đây là một chuyến đi thật tuyệt và đây cũng là một nhóm khuân vác tuyệt vời. Tôi muốn nói rằng mọi người phải vác nhiều thứ nặng hơn trọng lượng của chính họ. Becher đi sâu hơn vào phía trong hang động. Cô hy vọng sẽ phát hiện được những loài mới nhưng những nơi đi quan Becher chỉ thấy sự hoang dã trống rỗng.
Quả là đáng tiếc, tôi đã mong đợi những điều tuyệt vời … nhưng với nước ngập như thế này, hẵn tôi phải suy nghĩ lại cách tiếp cận của mình.
Một phút nghĩ ngơi của đoàn thám hiểm
Cả đoàn đã kiệt sức và tìm chỗ để dừng chân, cắm trại nghỉ qua đêm đầu tiên trong hang động. Sáng hôm sau, họ tiếp tục đi thêm 1km nữa vào sâu trong hang. Ts. Darryl Granger đã thám hiểm một vài trong số các hang động lớn nhất thế giới nhưng chỉ hang động này sắp mang đến cho ông những điều mà ông chưa từng thấy trước đây.
Nằm sâu ở trung tâm của Hang Sơn Đoòng này là một phễu karst kỳ diệu và bí ẩn. Nền hang động này đã bị sập vào lòng hang, điều này cho phép ánh nắng chiếu thẳng vào phễu karst, kết nối ở phần cửa sập với nền hang mang lại những thành phần quan trọng của sự sống: nước và ánh sáng.
Mọi người ơi!
Đây là hang động lớn nhất thế giới – và phần còn lại của phần này đang bị bịt kín???
Tuyệt thật. Điểm này cách cửa hang 1.5km. Quả thật là rộng lớn.
Khu rừng 400 m dưới mặt đất, độc nhất vô nhị trên thế giới
Đây là một cánh rừng nhỏ độc nhất vô nhị được hình thành nằm cách mặt đất 400m. Khu rừng này, nằm giữa các phòng hang, là một trong những địa điểm đẹp nhất.
Quả thật không thể tin được. Đây hẵn là một trong những kỳ quan của thế giới mà không thể tìm thấy ở một nơi nào khác trên hành tinh này. Tôi cho rằng đây sẽ là một nơi lý tưởng cho một nhà sinh học.
Phễu karst này là một cửa sổ mang đến sự hiểu biết ngoài sự trong đợi đối với Granger để biết được cấu trúc đá vôi ở đây. Đây là điểm gót chân Asin của hang Sơn Đoòng. Đây là một điển hình của loài phễu karst đặc biệt. Đó là phễu karst bị sụt (hay còn gọi là hố sụt). Hiện tượng này xảy ra khi bạn một phòng hàng mà trần hang bị sụp xuống vào trong phòng hang đó. Và điều này xảy ra ở đây bởi đá vôi ở trần hang thực sự rất mỏng và chúng chỉ không đủ mạnh để giữ lại phần trần hang bị sụp. Bạn có thể thấy chúng ở phía bên kia của bức tường này.
Như tranh thuỷ mặc, di sản vô giá, vườn địa đàng Eden
Ở một thời điểm nào đó trong sự hình thành hang động này trước đây, dòng sông đã bào mòn, làm cho những lớp đá vôi ngày càng mỏng đi và cuối cùng là cuốn trôi phần trần hang. Dòng sông đã xói mòn đá ở trần hang đến khi làm trần hang sụt xuống. Hố sụt này được biết đến như là “phần chìa ra ở bao lơn”. Bạn có thể nghĩ về, ít nhất về mặt lý thuyết, việc có một tấm đá lòi ra ngoài như một tấm ván lặn. Bạn có thể chìa ra trước khi nó bị gãy bởi chính độ năng của tấm ván. Và điều này chính xác là điều đang diễn ra – bởi bạn có thể làm cho hang động lớn hơn, lớn hơn nữa, về cơ bản bạn đang đẩy một tấm ván lặn bằng đá, một tấm đá thòi ra và chống đỡ trọng lượng của chính nó.
Những lớp đá vôi ở khu vực này của Việt Nam đặc biệt rất dày và có rất ít vết nứt hoặc chỉ có một số điểm nứt yếu.
Dòng sông đã đi xuyên qua cảnh quan đá vôi nguyên khối này.
Một kiểu sex của tự nhiên
Những hố sụt mạnh cho thấy một số nơi mà các lớp đá đã trở nên mỏng đi và vì thế yếu hơn. Chính vì thế, chúng đón nhận mưa nắng để rồi hình thành sự sống bên trong. Tiến sỹ Thi và Annett Becher là những người đầu tiên leo vào trong hang động. Chúng ta đang gần được cảm nhận một sự đánh giá rất tốt về những điều khác biệt ở đây. Annette rất mong vào sự tinh thông của Thi về các loài thực vật của rừng mưa để biết được sự khác biệt ở xứ sở thần tiên dưới lòng đất này so với trên mặt đất. Sau khi thám hiểm phần đầu tiên của hang động nhưng không vẽ được gì, thì hố sụt này đã đáp ứng được những mong đợi của Becher. Đây là một khu vực phong phú về sự sống: một hệ sinh thái có một không hai chưa từng được khám phá. Thật tuyệt. Đây quả đúng là một kho báu để các nhà sinh vật học phấn đấu và mọi thứ sống ở đây đã tìm được một cơ hội trọn vẹn: những chú chim đã vô tình nhả hạt cây xuống để cây cối từ đó đâm chồi và mọc lên.
Rất khó để có một di sản Việt Nam trên truyền hình trứ danh NatGeo
Và rồi chúng phải xoay sở tìm cách để phát triển trong một điều kiện hoàn toàn khác với rừng mưa mà chúng đã từng sinh sống. Ở đây, điều kiện ánh sáng tối hơn và được bảo vệ tốt hơn khỏi những cơn gió. Nền hố sụt là những mảnh đá vôi xốp được rơi từ trần động bị sụp. Thiếu ánh sáng và nước nghĩa là cây cối phải tìm ra cách mới để tồn tại. Và đây là một loài từ bên ngoài vào, trong nó còn xanh hơn. Vâng, nhưng tôi cho rằng nó rụng lá vào mùa đông. Được rồi, như thế là bạn cho rằng ở ngoài kia thi cây cối xanh tốt nhưng ở đây thì cây cối lại bị rụng lá và như thế là những chiếc lá non ở kia ư, thế còn những chiếc là màu đỏ thì sao? Chúng có phải là lá non không?
Rất khó để thế giới biết về Sơn Đoòng nhưng nó đã chinh phục các hãng truyền thông
lớn nhất thế giới.
Được rồi, đúng. Becher đã từng hy vọng phát hiện ra một số loài thực vật mới được tiến hóa để phát triển ở thế giới ngầm lạ lùng này nhưng Thi thì không thấy những ví dụ về một cuộc tiến hóa độc đáo. Thay vào đó, anh cho rằng những cây mọc trong hố sụt này đang cho thấy một sự thích nghi tột bực. Đây là một quá trình mà các nhà sinh vật học gọi là tính tạo hình phenotip. Đặc biệt hình dạng bên ngoài của những cây cối ở đây rất khác nhau. Chúng có thể tự thích ứng rất lớn đối với môi trường sống ở đây. Vì thế, có thể có hai cây ở đây có thể đúng cùng một loài, có cùng DNA nhưng chúng lại khác nhau trong một môi trường sống khác và trên thực tế nhìn chúng khá khác nhau.
Sơn Đoòng đã thu hút người Anh, người Mỹ và trở thành tâm điểm
Đó là sự tạo hình cây mà tôi cho rằng chúng ta đang nhìn thấy một ví dụ điểu hình của hiện tượng tạo hình cây phenotip kỳ diệu. Những sự thích nghi kỳ lạ có rất nhiều ở hố sụt này. Trong vùng khí hậu nhiệt đới thì cây thường có màu xanh nhưng khi ở dưới này, chúng thường bị rụng lá nên chúng thường có tán lá thưa và thân hẹp. Ts. Thi đưa ra giả thuyết rằng điều này cho thấy các loài cây phải xoay xở để sinh tồn trong một môi tường khá thiếu nước và ánh sáng. Những tường đá của hố sụt thẳng đứng bao quanh khu rừng nhỏ có vai trò như một lá chắn tự nhiên ngăn cách khu rừng nhỏ này với thế giới bên ngoài, chặn một số loài của sự sống vào trong hang động. Becher tìm kiếm những chỗ có đất đủ dày để đặt một số bẫy các loài động vật. Cồn sẽ giúp bảo quản bất cứ sinh vật nào vô tình bị mắc bẫy. Bây giờ chúng ta phải cố gắng tìm ra những dấu hiệu của sự sống trong hang động tối tăm này. Nhưng đến nay, cơ hội tìm kiếm ra tầm quan trọng của sự sống ở đây dường như không tốt. Có lẽ chăng chính dòng nước chảy mạnh tạo nên hang động lớn này cũng đang cuốn đi tất cả sự sống trong hang động?
Thế giới đến hiện tại không có hang động nào đẹp hơn Sơn Đoòng
Ở một phần ẩm ướt hơn của hang động, Granger phát hiện ra một manh mối để trả lời câu hỏi tại sao lượng nước rõ ràng có có tính axít trung bình ở đây lại có thể đục đẻo đá để tạo ra một hang động lớn hơn rất nhiều so với kích thước trung bình mà nó thường tạo ra. Granger có linh cảm rằng tốc độ dòng chảy ở đỉnh điểm có thể là yếu tố chính. Ở đây, nhưng gì chúng ta nhìn thấy là dạng vỏ sò nhỏ được đục vào tường đá. Chúng bị hòa tan khi có nước chảy qua. Ông kỳ vọng rằng sẽ tìm ra chứng cứ rằng nước chảy qua đây có tốc độ cực lớn// Nước chảy càng nhanh thì những hốc dạng vỏ sò càng nhỏ. Như thế nếu chúng ta thấy những hốc vỏ sò rất lớn, có thể - thì bạn sẽ biết được kích cỡ 1 mét từ bên kia. Đó là lúc nước di chuyển rất, rất chậm. Ở đây, bạn biết chúng có kích cỡ khoảng – một inch, khoảng một vài cen-ti-mét. Từ kích cỡ của các hốc vỏ sò, Granger cũng có thể phân tích ra được những gì được biết như là Số Reynolds, một phép đo hết sức quan trọng giúp ông biết được dòng nước mãng liệt như thế nào.
Một huyền thoại của thế kỷ 21
Tương tự như thí nghiệm độ kiểm tra nồng độ axít trong nước mà ông đã làm, những phát hiện ở đây cũng chỉ ở mức trung bình và không giúp đưa ra mang mối nào để trả lời câu hỏi tại sao hang động này được hình thành lớn đến thế. Ông phát hiện ra rằng dòng chảy ở đây đạt với tốc độ chảy 5km/giờ - tốc độ bình thường của dòng chảy của bất kỳ con sông nào. Đến bây giờ, bảng kết quả điều tra của ông vẫn còn là một tờ giấy trắng nhưng ông có thể ông sẽ giúp được Becher về nhiệm vụ khảo sát của cô.
Granger cho rằng, tính chất của hang động này có thể sắp thay đổi theo hướng tốt hơn. Ông cho rằng những gì đã xảy ra là hố sụt đầu tiên và nó vận hành giống cơ chế của một con đập lớn ở bên phải hang động. Chúng tôi đi băng qua phần hố sụt và bỗng nhiên mọi thứ sau đó lại trở nên khô ráo.
Một góc rừng trong hang
Chúng tôi không thấy những gì tương tự như đã thấy, phần hang tiếp theo trở nên ít hoạt động hơn. Và đây là nơi mà các loài động vật hang động sẽ vào bởi phần này không bị ngập lụt hơn 10 năm qua và vì thế, đây có thể … có thể là thời gian để tiến hóa. Đối với Granger, công thức trả lời tại sao Hang Sơn Đoòng này lại rộng lớn đến vậy vẫn là một bí ẩn. Khu vực này có các thành phần đúng để hình thành một hang động lớn: Điều khác thường là những lớp đá vôi nguyên chất lớn và những cơn mưa rào lớn cấp nước cho dòng sông sâu nhưng tốc độ chảy của nước và sự chuyển động không đều của nước không hé lộ điều gì khác thường và Granger gần như thất bại. Những hình ảnh như thế này đã thu hút gần 20 triệu lượt theo dõi tại tháng ra mắt
đầu tiên trên NatGeo.
Cả đoàn thám hiểm cùng đi tìm câu trả lời. Tiếng vọng cho thấy có lẽ nó bị dội lại trong khoảng 500m, như thế nếu chúng ta ở gần cuối hang động và bạn có thể tiến đến cuối hang động hoặc kết thúc công việc thám hiểm trong ngày. Chúng tôi thường thử tiếng vọng bằng cách gọi to “ơi” để xem tiếng gọi có thể đi xa bao nhiêu và chúng tôi biết rằng chúng tôi có thể quay lưng trở về và quay lại để tiến hành một bước thám hiểm khác thành công trong ngày kế tiếp. Cách đó không xa là Jonathan. Đối với cuộc thám hiểm này … chúng tôi cần có cách thức tinh vi hơn để đo được kích thước của hang động này. Khảo sát hang động thường đã từng là một quá trình thô sơ khi mọi thứ được tiến hành bằng tay. Hiện nay, các công cụ đo laser kỹ thuật số hiện tại đã giúp giảm đi công việc mệt mỏi của đôi chân và cung cấp các số liệu đo đạc chính xác. Họ phải tiến hành khảo sát mỗi phần trong hang động này và mỗi lần đo phải được tiến hành chính xác đến từng cm nhỏ nhất.
Các nhà khoa học Mỹ gọi đây là vũ trụ thu nhỏ.
Khi máy đo gần tuyên bố danh hiệu “hang động lớn nhất thế giới” về độ dài, độ cao và bề rộng mà Sims đếm cho Limbert và cả đoàn cùng nghe. Máy laser đã xác định tầm xa qua đến điểm đã được xác định rõ được gọi là trạm khảo sát mà Sims đánh dấu bằng một đĩa loại nhẹ và nhỏ. Họ đo khoảng cách, độ cao và góc. Đó quả là một công việc khó và cần đến sự tỉ mỉ. 29.9 âm 3.099//Vâng. Phía bên phải.// Vâng.
Chùm tia laser chiếu đến điểm cao nhất của phần này trong hang động, được đo ở điểm 100m. Tượng Nữ thần Tự do có thể đặt vào đây khá thuận tiện mà vẫn còn dư đến 7m. Phần rộng nhất được khảo sát đến nay là 103m. Phòng hang này tiếp tục một phòng hang rộng cỡ đến km mà một máy bay cỡ nhỏ có thể bay vào hang động, hoặc thậm chí là cả đội bay. Thật tốt nếu chúng ta có thể quay lại ở trạm đầu tiên và sau đó sải chân mà nằm nghỉ rồi.// Được rồi.
Thế kỷ 21 rất khó để tìm ra điều vĩ đại của tự nhiên nhưng có thật
Anh có thể chiếu sáng ở điểm mục tiêu cần đo … Limbert biết rằng hang động này còn dài hơn và rộng hơn cả hang Deer, nhưng ông vẫn cần một khu vực có kích thước lớn hơn để đảm bảo danh hiệu này. Chiếu lên chỗ cao hơn chỗ Jonathan đang đứng. Bây giờ độ dài này là hơn 4km và hang Deer vẫn giữ danh hiệu là hang động lớn nhất thế giới. Những hy vọng còn nằm trong bức tường kia nhưng cả đoàn chỉ còn 3 ngày nữa thôi và vấn đề đang ngày càng khó khăn hơn. Những hố sụt này mang đến ánh sáng nhưng chúng cũng cho phép thời tiết từ bên trên chiếu xuống thấm vào hang động.
Jonathan?// hãy đến gần hơn một chút?
Vui lòng đi. Bây giờ chúng ta gặp vấn đề về mây phủ từ bên trên xuống.// Bên phải.
Điều này phải chính xác tuyệt đối nếu không có mây phủ trên đường đi mà có trường hợp này vượt qua phía bên kia … có một điều là cho nó khó hơn.
Người Mỹ thấy những gì trong Sơn Đoòng họ gọi là thần thoại bởi sự tự nhiên hương,
không như bầu chọn thái quá cho Hạ Long.
Một trong những mối nguy hiểm kỳ lạ của việc khảo sát trong một hang động có kích thước cỡ này. Khi tầm nhìn hạn chế nghĩa là cả đoàn phải dừng khảo sát ở đây. Quả là một bước lùi kinh khủng. Họ đang hết thời gian để có thể đến được với phần cuối cùng của hang. Limbert phải đưa ra một quyết định cứng rắn để tiết kiệm thời gian. Ông gửi hai chuyên gia leo núi giỏi nhất là Sweeney và Clark đi tiếp để đặt máy bấm trên bức tường không chắc chắn này như thế phần còn lại của cuộc thám hiểm có thể tiến hành vào ngày mai. Phạm Thị Liên Hoa (GIZ) dịch,
Ảnh của nhiếp ảnh gia: Carsten Peter, National Geographic.