Thứ Bảy, 30 tháng 11, 2013

Tại sao đại biểu Dương Trung Quốc không bấm nút?


Đại biểu Dương Trung Quốc - Ảnh: V.Dũng

TT - Là một trong hai đại biểu Quốc hội không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi), ông Dương Trung Quốc đã công khai việc này. Bên lề kỳ họp Quốc hội, trước giờ bế mạc chiều 29-11, ông đã trao đổi thẳng thắn với phóng viên Tuổi Trẻ.
 
* Thưa ông, ông giải thích như thế nào về việc này với cử tri của mình?
- Trước hết tôi muốn đại diện cho một bộ phận nhân dân mà như trong lời phát biểu khi Quốc hội chuẩn bị bỏ phiếu thông qua Hiến pháp (sửa đổi) thì Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói rằng: Trong một bộ phận nhân dân và ngay cả một số đại biểu Quốc hội cũng còn có ý kiến khác. Tôi muốn nói rằng tôi đánh giá cao thái độ tôn trọng ấy.
Còn lý do trực tiếp thì như nhiều lần tôi đã phát biểu, và bản thân tôi cũng trực tiếp tham gia vào dự thảo Hiến pháp với tư cách là một thành viên ban biên tập, rằng tôi có thể khẳng định công tác chuẩn bị đã tiến hành trong thời gian dài, đầu tư nhiều công sức, thảo luận dân chủ. Trong quá trình đó, hầu như tất cả ý kiến đều được ghi nhận và có hồi âm, giải trình rõ ràng. Tuy nhiên, tôi vẫn có suy nghĩ riêng của mình. Đó là vào thời điểm này đã chín muồi cho việc chúng ta không chỉ sửa đổi Hiến pháp năm 1992, mà với tất cả trải nghiệm của hơn 20 năm vừa qua, đặc biệt trong thời kỳ hội nhập, chúng ta nên có những bước đi căn bản hơn. Hiện nay tôi thấy có những vấn đề chưa ngã ngũ, ví dụ như vấn đề sở hữu, vấn đề liên quan đến chính quyền địa phương..., vậy mà chúng ta khép lại như vậy thì tôi cho rằng nó hơi nửa vời.
Vả lại, dẫu là sửa đổi, Hiến pháp vẫn là đạo luật gốc chi phối chúng ta trong nhiều chục năm nữa, giữa lúc thế giới đang thay đổi như thế này. Và điều cuối cùng mà tôi đã thể hiện trước Quốc hội là tôi rất băn khoăn trước lịch sử lập hiến: lần đầu tiên chúng ta ghi thẳng vào Lời nói đầu là Hiến pháp cũng chỉ thể chế hóa cương lĩnh của Đảng. Tôi tự đặt câu hỏi rằng đây có phải là một nhận thức tiến bộ hay không? Sự lãnh đạo của Đảng thì có lẽ chúng ta không phải bàn nữa, nhưng nghệ thuật lãnh đạo của Đảng là điều hết sức quan tâm. Chúng ta hãy đọc lại các bản Hiến pháp trước đây, nhất là các Hiến pháp mà Chủ tịch Hồ Chí Minh còn trực tiếp lãnh đạo, chúng ta thấy rằng Đảng luôn đóng vai trò quyết định, thế nhưng nghệ thuật lãnh đạo lại khác, không thể hiện trực tiếp vào Hiến pháp như vậy, mà đặt dân tộc và nhân dân lên trên hết.
Với những lý do đó, tôi đã lựa chọn là không biểu quyết. Nó cũng thể hiện suy nghĩ của tôi và có lẽ là của một bộ phận nhân dân như Chủ tịch Quốc hội đã đề cập.
 
* Vậy tại sao ông không dứt khoát ấn vào nút “không tán thành”?
- Đọc bản Hiến pháp này và là người trực tiếp tham gia quá trình soạn thảo, tôi phải khẳng định rằng những người soạn thảo đã thể hiện một tinh thần rất cầu thị. Nhưng hình như tinh thần cầu thị ấy không vượt qua được ngưỡng của tính nguyên tắc, tức là những gì đã có trong cương lĩnh. Như chúng ta biết, cương lĩnh nói về những vấn đề cơ bản nhất cho cả một thời kỳ dài, Đảng gọi là thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, còn sự phát triển của đất nước trong bối cảnh hiện nay thay đổi từng ngày từng giờ. Đó là chưa kể một kiến nghị của tôi chưa được đưa vào trong Hiến pháp là phải có quy định đúng tầm mức về biến đổi khí hậu mà dự báo VN là một trong những quốc gia phải hứng chịu nhiều nhất.
 
* Trước khi Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng những ý kiến khác sẽ tiếp tục được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình đổi mới đất nước. Ông hiểu thế nào về ý kiến này?
- Tôi hiểu được giải thích đó. Bởi dẫu sao chúng ta cũng phải có một điểm dừng và điểm dừng đó phải tạo được đồng thuận tối đa. Nhưng ngay cả về lý thuyết thì cũng không thể có đồng thuận tuyệt đối. Cho nên tôi muốn thể hiện cái tính không tuyệt đối ấy và nhận thức đó là chuyện hết sức bình thường. Tôi không biểu quyết về dự thảo Hiến pháp (sửa đổi) nhưng tôi vẫn đồng thuận khi Quốc hội thông qua nghị quyết thi hành Hiến pháp. Và tôi muốn nói rằng bản Hiến pháp này nếu đi vào cuộc sống sẽ tạo nên nhiều sự thay đổi, vì trong nó chứa đựng những quy định tiến bộ hơn nếu so với Hiến pháp năm 1992.
 
* Ông đã nhận được phản hồi như thế nào khi dư luận biết rằng ông là người công khai thừa nhận không biểu quyết Hiến pháp (sửa đổi)?
- Có rất nhiều người hỏi tôi câu đó và tôi đã trả lời như vừa trả lời bạn. Sáng nay, gặp Chủ tịch Quốc hội, tôi có nói rằng chính ý kiến của Chủ tịch phát biểu mà tôi rất chia sẻ là Quốc hội tôn trọng ý kiến khác biệt. Và Chủ tịch Quốc hội nói với tôi rằng Quốc hội không những tôn trọng mà còn là trân trọng nữa. Bởi đất nước chúng ta vẫn đang phát triển và thực tế sẽ yêu cầu phải có nhiều lần sửa đổi Hiến pháp nữa.

* “Đại biểu Quốc hội có quyền biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.
 
Luật, nghị quyết và các quyết định khác của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Trường hợp Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của Quốc hội, hoặc sửa đổi Hiến pháp thì phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành”.
(Điều 23, nội quy kỳ họp Quốc hội)
 
* Trả lời câu hỏi của phóng viên: “Ông nghĩ gì khi có hai đại biểu không bấm nút thông qua Hiến pháp (sửa đổi)?”, Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói: “Tôi nghĩ đó là quyền của họ. Họ thể hiện chính kiến của họ. Và đây cũng là điều bình thường trong xã hội bây giờ. Chúng ta không thể áp đặt họ được”.
 
* “Chúng tôi cũng hiểu rằng trong một bộ phận, một số người thuộc các tầng lớp nhân dân chúng ta và ngay cả một số vị đại biểu Quốc hội còn có những ý kiến khác. Tuy nhiên, tuyệt đại bộ phận nhân dân và Quốc hội có thể khẳng định rằng đã đồng tình cao với dự thảo thông qua lần này. Những ý kiến còn khác so với dự thảo ở khoản này, điều kia, câu nọ thì chúng tôi, Quốc hội chúng ta hết sức trân trọng để tiếp tục nghiên cứu trong quá trình đổi mới đất nước”.
(Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu trước khi Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi ngày 28-11)

LÊ KIÊN thực hiện
------------------------------------
* Tin bài liên quan:

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Quốc hội VN thông qua Hiến pháp sửa đổi

9h53' hôm 28/11/2013 có 488 đại biếu quốc hội, chiếm 97,99% tham gia bấm nút biểu quyết hiến pháp 1992 sửa đổi chỉ trong 9". Một kỷ lục biểu quyết có thể ghi vào Guinness toàn cầu
 
 



 

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Học từ sự sám hối của Đức và thất bại của Nhật?

Cách thức đối diện với vết thương hậu xung đột sẽ đè nặng và phá hủy nhân cách của một cá nhân hoặc một dân tộc, hay sẽ giúp một họ đứng lên mạnh mẽ như phượng hoàng bay lên từ tro tàn?
LTS: Một nhà giáo dục từng thốt lên: "Chúng ta dạy trẻ căm thù thực dân Pháp, nhưng căm thù đến mức không cần biết Victor Hugo là ai thì chúng ta đã thất bại!"
Sự nghiệp trồng người vô cùng cao quý và quan trọng. Thế hệ tương laiđịnh hình cho khuôn mặt đất nước nhiều thập kỷ tới đang hình thành từmái trường. Ngoài việc trang bị cho các em kiến thức là việc phải giúp các em có nền tảng để hình thành quan điểm, góc nhìn, lối tư duy. Với ý nghĩa như vậy, lịch sử là một môn học mang tính nhân văn.
Trong dịp cả nước tôn vinh sự nghiệp trồng người 20/11, Tuần Việt Nam xin giới thiệu một góc nhìn về cách dạy sử ở nhà trường và việc bồi đắp tình yêu nước.

Làm gì với vết thương hậu xung đột?
Với tư cách là một môn khoa học xã hội nhân văn, việc viết sách giáo khoa sử và dạy sử ở một xã hội hậu chiến cần được cân nhắc như thế nào?

"Việc dạy sử cần hướng đến thúc đẩy tư duy phê phán, học hỏi và tranh luận dựa trên lý tính, nhấn mạnh tính phức hợp của lịch sử, việc dạy sử cần làm nảy sinh cách tiếp cận mang tính so sánh và đa diện. Việc dạy sửkhông nên đặt ra mục đích đắp bồi chủ nghĩa yêu nước, tô đậm bản sắc dân tộc hay gò khuôn cho lớp trẻ, dù là theo lý tưởng chính thống hay một tôn giáo đang chiếm ưu thế". Đó là phát biểu của bà Farida Shaheed, Báo cáo viên Đặc biệt về các quyền con người trong lĩnh vực văn hóa trước Đại hội đồng Liên Hợp quốc về việc viết sách giáo khoa môn sử và dạy sử ở những xã hội thời kỳ hậu xung đột và hậu chiến.
Bà Shaheed sẽ sang thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Nhà nước từ ngày 18 đến 29 tháng 11 năm 2013.
Điều gì sẽ xảy ra với con người cá nhân trong một cuộc xung đột? Cuộc xung đột, ở quy mô lớn là chiến tranh. Còn ở quy mô nhỏ, có thể là mối mâu thuẫn cá nhân với một người khác.
Câu hỏi đặt ra với những thế hệ bước ra khỏi cuộc chiến là, từ những nỗi đau thương của mình, họ muốn để lại thông điệp gì cho thế hệ tiếp theo. Cách thức đối diện với vết thương sẽ đè nặng và phá hủy nhân cách của một cá nhân hoặc một dân tộc, hay sẽ giúp họ đứng lên mạnh mẽ nhưphượng hoàng bay lên từ tro tàn?
Người Đức mất đến hai lần thua cuộc trong đại chiến thế giới để tựhọc và khẳng định tư thế một nước lớn với những giá trị vững vàng. Người Nhật, từ bên thua cuộc trong Thế chiến thứ Hai, đã viết cho mình một chương lịch sử mới khiến thế giới kính nể.
Cách thức một cá nhân hay một dân tộc tự nhận thức về mình và nhận thức về thế giới xung quanh khi họ bước ra khỏi cuộc xung đột mang tính bạo lực, dù ở tư cách bên thắng cuộc hay bên thua cuộc, sẽ định hình vận mệnh tiếp theo của cá nhân hay dân tộc đó.
Lịch sử, quyền con người, dân tộc, chiến tranh, hận thù, đối diện
Biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại Mỹ (Ảnh tư liệu)

Truyền bá lịch sử cho thế hệ sau thế nào?

Từ một trải nghiệm mất mát có thể sinh ra nhiều tâm lý khác nhau. Sựthù hận là một hệ quả mang tính bản năng của mất mát. Mất mát và tâm lý hơn thua chính là động lực nuôi dưỡng những mối thù được truyền kiếp trong lịch sử của một dòng tộc, một tôn giáo, một nhóm người hay một dân tộc. Điều đó chẳng khác gì việc giữ lại một hạt giống bạo lực chỉ chờcó dịp sẽ nảy mầm sinh sôi. Thế hệ sau, dù thừa hưởng di sản là nỗi đau của một cuộc chiến, không cần và không đáng phải mang trên lưng mình ý thức cừu địch và nhiệm vụ trả thù.
Romeo và Juliet không cần và không đáng phải đeo một mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ mà họ vốn chẳng trực tiếp liên quan. Tuổi trẻ và trường học là mảnh đất màu mỡ để gieo nhiều loại hạt giống khác nhau. Vì vậy cần chọn hạt giống của tư duy khoa học, lòng vị tha và tình bác ái thay vì hạt giống thù hận, chia rẽ và bạo lực.
Sự thù hận không chỉ nảy sinh từ vết thương bạo lực của tất cả các bên xung đột. Tâm lý vẻ vang với chiến thắng cũng có thể làm nảy sinh thù hận.
Trong một cuộc chiến, người tham chiến cần được coi là chiến binh chuyên nghiệp mà vinh quang là của cả người thắng cuộc lẫn người ngã xuống.
Romeo và Juliet không cần và không đáng phải đeo một mối thù truyền kiếp giữa hai dòng họ mà họ vốn chẳng trực tiếp liên quan. Tuổi trẻ và trường học là mảnh đất màu mỡ để gieo nhiều loại hạt giống khác nhau.
Vì vậy cần chọn hạt giống của tư duy khoa học, lòng vị tha và tình bác ái thay vì hạt giống thù hận, chia rẽ và bạo lực.
Bên thắng cuộc được hưởng vinh quang, nhưng vinh quang ấy không thểthiếu vẻ đẹp mã thượng thể hiện lòng tôn trọng với đối thủ thua cuộc. Bên thua cuộc cũng có vinh quang của họ bởi cái giá xương máu họ đã phải trả cho một cuộc chiến.
Có nghĩa là khi cuộc chiến kết thúc, người ngã xuống thương vong hoặc bên thua cuộc cần được đối xử như những con người với đầy đủ phẩm giá của họ.
Không phải ngẫu nhiên mà ngày nay nhân loại công nhận đây là một nguyên tắc nền tảng của Luật Chiến tranh - hay các Công ước Geneva trong Luật Nhân đạo quốc tế. Nguyên tắc này giảm thiểu sự tàn bạo trong một hoàn cảnh tàn bạo nhất, và là một nỗ lực để không gieo những hạt mầm bạo lực.
Việc dạy và học sử ở nhà trường cũng cần tôn trọng và thực hành nguyên tắc nhân bản này.

Môn sử cần giúp nhận thức trưởng thành cả về lý tính và nhân tính

Cả tâm lý thù hận do mất mát và tâm lý vẻ vang với chiến thắng đều che mờ khả năng lý tính để nhận thức sự việc một cách khách quan. Ngược lại, vận dụng lý tính và thúc đẩy việc nhận thức sự việc một cách khách quan, dựa trên các bằng chứng khoa học và việc soi sáng những bằng chứngấy bằng tư duy độc lập và biện chứng cho phép chúng ta tiến gần hơn đến thực tế.
Những diễn biến trong lịch sử và đặc biệt là trong một cuộc xung đột là vô cùng phức tạp bởi nó liên quan đến nhiều bên khác nhau, nhiều luồng tư tưởng, nhiều lợi ích khác nhau, nhiều mối quan hệ quyền lực và cả những ý đồ chính trị khác nhau. Mỗi chứng nhân của lịch sử có thể mô tả sự kiện họ đã liên đới theo cách nhìn khác nhau, xuất phát từ vai trò, quan điểm và ý thức hệ của họ, từ đó tạo ra một phiên bản lịch sửcủa họ.
Bởi thế không có một phiên bản mô tả lịch sử nào có thể coi là trọn vẹn và duy nhất. Cũng như không có sự thực nào là hoàn hảo do nhận thức của con người là giới hạn, và do bản chất phức tạp của cả thực tại khách quan lẫn quan điểm và phẩm chất của con người.
Bởi thế, bản thân những mô tả về lịch sử cũng đa dạng, mà chúng ta chỉ có thể biết về một sự kiện một cách bao quát hơn bằng cách tập hợp nhiều góc nhìn, nhiều phiên bản, nhiều bằng chứng. Phủ nhận một góc nhìn khác cũng chính là phủ nhận một cơ hội tiến gần hơn đến sự thật.
Chính vì thế, thúc đẩy những tranh luận dựa trên bằng chứng khoa học chứ không phải bản năng trả thù, chấp nhận tính phức hợp và đa nguyên của lịch sử chứ không phải những thông tin một chiều nặng tính tuyên truyền sẽ giúp chúng ta tiến gần hơn đến tri thức.

Môn sửtrong nhà trường trước hết cần đóng vai trò là một môn khoa học giúp người học phát triển về khả năng tư duy để nhận thức về bản thân và thếgiới, từ đó lựa chọn số mệnh của mình một cách ngôn khoan hơn. Môn họcấy cũng cần bồi đắp tinh thần nhân văn và sự khoan dung để giúp thế hệsau nếu gặp xung đột sẽ biết cách tránh được xung đột và mất mát.
Với tư cách là một khoa học nhân văn, việc dạy và học môn có vai trò phá vỡ vòng xoáy bạo lực để tránh sự lặp lại những vi phạm nhân quyền tràn lan trong chiến tranh: Ký ức và trải nghiệm được ghi nhận và truyền bá không phải là những thông điệp bạo lực, mà phải tạo điều kiện cho sựnhận diện bạo lực và thức tỉnh khỏi bạo lực.
Những bài học lịch sử không nên truyền đạt sự thù hận địch - ta, bởi nó cần sự khách quan từ việc công nhận tính đa diện và đa nguyên của một cuộc xung đột.

Nhìn lại một cuộc chiến có những trận đánhđược sắp đặt như thế nào là câu hỏi của khoa học quân sự. Những quan hệquyền lực diễn biến ra sao trong xung đột như thế nào là câu hỏi của khoa học chính trị. Truyền đạt vẻ đẹp của sự hy sinh, lòng trung thành, tình yêu nước hay ghi tạc bản sắc dân tộc là thông điệp của thi ca và nghệ thuật.
Còn lịch sử, như một ngành khoa học và người dạy sử như một người hướng dẫn phát triển tư duy cần làm nhiệm vụ khai sáng để giúp người học nhận thức rõ ràng hơn về thế giới trong quá khứ, và hướng đến một tương lai chung sống hòa bình.

Nghiêm Hoa
Nguồn: Diễn Ngôn
Tuần Việt Nam biên tập và đặt lại tiêu đề

Nhà văn Nguyên Ngọc: Vì sao Phạm Xuân Ẩn không bị lộ?


Phạm Xuân Ẩn, con người anh hùng tuyệt vời nhân văn, con người vô cùng hiền minh ấy, biết rõ sự khắc nghiệt của một người dân Việt trong chiến tranh mà mình cũng không thể nào tránh khỏi, nhưng ông cũng nhận ra và hiểu sâu sắcđâu là cái đẹp lâu dài ở đời, trên thế giới này.
LTS: Tiếp theo mạch bài về dạy và tiếp cận sử được đặt ra trong dịp cả nước tôn vinh sự nghiệp trồng người 20/11, Tuần Việt Nam xin giới thiệu góc nhìn của nhà nghiên cứu Nguyên Ngọc về cách dạy sử ở nhà trường và việc bồi đắp tình yêu nước.

Tuyên truyền thường... ngắn hạn
Lâu nay ta thường hay lẫn lộn giáo dục với tuyên truyền, trong chuyện dạy lịch sử (và dạy văn nữa). Kiểu làm này càng rõ, càng nặng. Có thể tóm tắt: tuyên truyền thì ngắn hạn, cho những mục đích cụ thể và nhất thời. Giáo dục phải nhằm đến lâu dài hơn.
Quả là ta thường dùng việc dạy lịch sử cho những mục đích ngắn hạn, đúng như bà Farida Shaheed nói, “nhằm tạo những khuôn khổ cho lớp trẻ” theo những ý đồ được coi là của “lý tưởng chính thống” (của chính quyền đương thời).
Cũng nên nói không chỉ ở ta mới có chuyện này.
Ở Pháp, một số các nhà sử học nổi tiếng đã lập ra một tổ chức gọi tắt là CVUH (Comité de vigilance face à l’usage public de l’histoire), có thể dịch là Ủy ban cảnh giác đối với việc đưa lịch sử ra sử dụng trong công chúng.
Các nhà sử học uyên thâm ấy cảnh giác với việc chính quyền đương thời nhào nặn lịch sử để làm công cụ tuyên truyền cho những lợi ích chính trị (đương nhiên là nhất thời) của họ.
Tôi nghĩ một sự cảnh giác thật hiền minh như vậy cũng rất cần ở ta, nhất là khi chúng ta vừa bước ra khỏi một cuộc chiến tranh lâu dài, ác liệt.
Chiến tranh là hình thái xung đột bạo lực cao nhất, tàn bạo nhất. Trong chiến tranh con người sống trong những hoàn cảnh phi thường, tức không bình thường. Ở đời, như ai cũng biết, con người bao giờ cũng chỉ có thể đứng ở một góc nhất định nào đó của thực tại, nên luôn bị chính cái góc đó, với các cạnh của nó, che khuất. Không thể nhìn toàn cục.
lịch sử, dạy sử, quá khứ
Nhà văn Nguyên Ngọc. Ảnh: Huỳnh Minh Thảo
Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh, cái góc đó vì vô số lý do, càng hẹp hơn, các cạnh của nó càng dài hơn. Mặt khác trong chiến tranh có những tình cảm không bình thường, được, hay bị đẩy cao lên, thường đến cực độ. Hận thù là một trong những tình cảm nổi bật đó. Nếu giáo dục của ta, dạy sử của ta sau chiến tranh, nói, viết, dạy về lịch sử chiến tranh, mà lại càng cố ý làm đậm, sâu hơn cái góc vốn đã hẹp một cách tất yếu đó, thì sẽ rất tai hại.
Tôi hiểu Farida Shaheed nói “việc dạy sử không nên đặt ra mục đích đắp bồi chủ nghĩa yêu nước” chính là theo ý nghĩa đó. Tôi cũng hiểu lòng yêu nước khác với chủ nghĩa yêu nước. Yêu quê hương, đất nước mình là tự nhiên và tốt đẹp. Nhưng khi nói đến chủ nghĩa thì tức đã có ý đẩy tình cảm ấy đến thành cực đoan, thành chật hẹp, duy nhất, có màu sắc kỳ thị với những gì không phải là đối tượng yêu đó của mình. Không nên “sử dụng” (chữ của CVUH) lịch sử, dùng việc dạy lịch sử cho mục đích chủ nghĩa.
Lịch sử luôn là vô cùng phức tạp, thậm chí không thể nói một lần, hiểu một lần là xong, có thể cũng chẳng bao giờ xong. Dạy lịch sử nên cố gắng giúp cho người học khắc phục suy nghĩ đơn giản, một chiều về quá khứ, đặc biệt về quá khứ chiến tranh, về sự vô cùng phức tạp, nhiều chiều, nhiều tầng, nhiều góc độ, nhiều sắc thái của một thực tại cực kỳ phức hỗn là chiến tranh. Sự phức tạp của lịch sử nói chung, của chiến tranh nói chung, và của từng con người, từng nhân vật trong chiến tranh. Học lịch sử là để giúp cho con người người hơn, nhân văn hơn, khoan dung, bình tĩnh hơn, minh triết hơn, qua những bài học hay ho hay đắng cay của số phận làm người.
Chiến tranh, muốn nói gì thì nói, vẫn là thứ tàn bạo nhất, dã thú nhất, mà cho đến ngày nay loài người, đáng buồn thay, vẫn chưa thoát ra được để hoàn toàn là người.
Dạy lịch sử chiến tranh nên hướng tới làm cho người học thấm thía cái bi kịch đáng buồn, đáng còn tủi hổ của thân phận con người ngày nay. Để giúp con người thoát ra khỏi chiến tranh, thoát ra khỏi những hậu quả đáng buồn, những vết thương, không chỉ về vật chất, mà chủ yếu về tâm lý, về tâm thần, về nhân cách để lại từ chiến tranh.
Tôi đồng ý với Nghiêm Hoa khi chị viết: “Cách thức đối diện với vết thương hậu xung đột sẽ phá hủy một nhân cách, một dân tộc, hay sẽ giúp một cá nhân hay một dân tộc đứng lên như phượng hoàng bay lên khỏi tro tàn? Quan trọng hơn, phượng hoàng ấy sẽ khiến xung quanh kinh hoàng hay thán phục, sẽ giúp viết nên một trang mới lặp lại và kéo dài thêm nỗi đau, hay sẽ tiến bộ và nhân văn hơn?”.
Đúng như vậy, phẩm cách của một cộng đồng, một dân tộc không chỉ bộc lộ trong chiến tranh, khi đang phải giáp mặt với bạo liệt của chiến tranh. Càng khó khăn hơn, là khi đối diện với hậu chiến. Và không chỉ đối với người chiến bại, mà cả vởi kẻ đã chiến thắng. Thậm chí càng khó khăn hơn đối với kẻ chiến thắng.
Lịch sử nhân loại từng chứng kiến những đất nước, những dân tộc dũng cảm đứng lên huy hoàng sau chiến bại nhiều khi đến tan nát. Và những đất nước, những dân tộc suy sụp sau chiến thắng huy hoàng. Vì sao? Còn là một câu hỏi hết sức đáng để suy ngẫm, cho các dân tộc, và cũng cho từng con người.
Nghiêm Hoa đã có những dẫn chứng rất hay về điều này. Riêng tôi, tôi từng cũng gặp và suy nghĩ về thái độ đối với chiến tranh và lịch sử rất đáng chú ý ở một số người.
Tôi có một người bạn từng là bí thư tỉnh ủy một tỉnh nổi tiếng ác liệt trong chiến tranh. Sau 1975 có hôm anh băn khoăn bảo tôi: Chúng ta tôn vinh các bà mẹ Việt Nam anh hùng từng có nhiều con hy sinh trong chiến tranh, là đúng thôi. Nhưng có lẽ cũng đừng làm quá. Còn có hàng triệu bà mẹ khác, có con đi lính cho chính quyền miền Nam và đã ngã xuống. Mình làm quá, các bà mẹ ấy sẽ tủi thân. Mà cũng là những bà mẹ Việt Nam, các mẹ cũng đau khổ, theo cách nào đó thậm chí con đau khổ hơn. Mà các mẹ có tội tình gì đâu ...
Tôi cũng thường suy nghĩ về người “điệp viên hoàn hảo” Phạm Xuân Ẩn. Hoạt động suốt cả cuộc chiến tranh dài, trong điều kiện cực kỳ hiểm nghèo, tại sao ông không bị lộ? Hẳn có rất nhiều nguyên nhân. Riêng tôi thường nghĩ đến một nguyên nhân: vì nhiệm vụ với Tổ quốc của mình trong chiến tranh Việt-Mỹ ông đã không quản hy sinh để làm tròn xuất sắc một công việc hết sức hệ trọng và hiểm nguy.
Song mặt khác, ông cũng vô cùng yêu quý nước Mỹ, nền văn hóa Mỹ, con người Mỹ tốt đẹp mà ông hiểu tường tận. Chắc khi nói về việc dạy lịch sử sau chiến tranh, rất nên nghĩ về trường hợp tuyệt vời của Pham Xuân Ẩn.
Con người anh hùng tuyệt vời nhân văn, con người vô cùng hiền minh ấy, biết rõ sự khắc nghiệt của một người dân Việt trong chiến tranh mà mình cũng không thể nào tránh khỏi, nhưng ông cũng nhận ra và hiểu sâu sắc đâu là cái đẹp lâu dài ở đời, trên thế giới này.

Nói gì về bản sắc dân tộc?
Bà Farida Shaheed có nói và Nghiêm Hoa cũng có nhắc lại ý kiến không nên lấy việc dạy sử để “ghi tạc bản sắc dân tộc”.
Từ lâu tôi đã nghĩ (và cũng nhiều lần nói) rằng cần rất cảnh giác với việc quá cường điệu cái gọi là bản sắc dân tộc, và dùng việc dạy sử, ra sức nhào nặn lịch sử để một mực tôn vinh cái gọi là bản sắc dân tộc ấy.
Amartya Sen của Ấn Độ, người châu Á duy nhất cho đến nay đoạt giải thưởng Nobel kinh tế, có một tác phẩm nổi tiếng tên là “Bản sắc và Bạo lực”. Ông phản đối việc quá đề cao bản sắc dân tộc, và chủ trương con người luôn là đa bản sắc.
Ông nói đại ý; Một người có thể vừa là người dân Ấn Độ, là người bang Utah Pradesh, là người theo đạo Bà La Môn, là nhà kinh tế học chủ trương tự do thị trường, là người đồng tính, là người thích chơi nhạc cổ điển, là người chỉ thích thơ chứ không thích văn xuôi, là người say mê cảnh đồng quê và dị ứng với đời sống đô thị v.v...
Đối với người ấy, có thể một trong những cái đó là quan trọng nhất, là niềm tin tưởng và say mê suốt đời, hoặc cũng có khi lúc này hay lúc khác lại chuyển sang cái khác. Không nhất thiết một điều hay một số điều gì đó là bản sắc chung của cả một cộng đồng, một quốc gia. Cái được coi là bản sắc chung đó thường là giả tạo, áp đặt. Và cũng thường do từ yêu cầu chính trị nhất thời nào đó. Đặc biệt càng được phát triển, tô đậm, nhấn mạnh, tuyệt đối hóa trong chiến tranh. Quá nhấn mạnh bản sắc là một trong những nguồn gốc tất yếu của bạo lực, chiến tranh.
Ở Pháp, thời chính phủ Sarkozy, do tình hình nhập cư phức tạp, người ta đã lập ra một bộ mới, có cái tên rất kỳ lạ (và kỳ quặc): “Bộ Nhập cư và Bản sắc dân tộc”. Tám trong số 12 nhà sử học của ủy ban CVUH nói trên đã từ chức đề phản đối cái bộ kỳ cục này ...
Vậy đó, những vấn đề lịch sử và giáo dục, dạy sử trong thời hậu chiến, không chỉ là chuyện của quốc gia nào.
Cũng ở Pháp, theo thông tin từ một bài phỏng vấn của chị Nguyễn Thị Từ Huy với một giáo sư dạy sử ở một trường trung học vùng Paris, trong một số năm gần đây, Chính phủ Pháp đã cho phép các trường nói với học sinh về những mặt tích cực của chủ nghĩa thực dân, bên cạnh những mặt tiêu cực và tội ác của nó vốn trước đây đã được đề cập một cách rất nghiêm khắc...
Hiểu được lịch sử trong tất cả tính phức tạp, nhiều mặt, nhiều tầng, nhiều phía của nó sẽ giúp cho con người tỉnh táo, thanh thoát và hiền minh trong đời sống, vững vàng hơn trước những thách thức mới của hôm nay và ngày mai.
Những vấn đề được đặt ra qua bài viết của Nghiêm Hoa là rất quan trọng, song cũng là những vấn đề khó khăn. Mong từ đây có thể gợi nên một cuộc trao đổi, được tiến hành một cách nghiêm túc, ôn hòa, sẽ rất có ích.
Và không chỉ cho việc dạy lịch sử sau chiến tranh. Còn lớn hơn nhiều, cho một sự phục hưng thật sự của dân tộc, của xã hội chúng ta sau bao nhiêu năm đằng đẵng của một tình thế chiến tranh thảm khốc đã tất yếu hủy hoại đất nước và con người chúng ta.
  • Nguyên Ngọc

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

TIN MỪNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI Tỷ lệ sống sót đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến là cao nhất

Hướng điều trị mới cho bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ

80% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ không thể chữa trị, dẫn đến tỷ lệ tử vọng rất cao. Mới đây, Giáo sư, bác sĩ Fillippo De Marinis, Giám đốc đơn vị Ung thư - Hô hấp bệnh viện San Camillo&Forlanini (Italy), đã chia sẻ về phương pháp điều trị mới cho căn bệnh này.
- Hiện nay, ngày càng nhiều người mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ, xin bác sĩ cho biết rõ hơn về căn bệnh này?
- Ung thư phổi được chia làm hai loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ, tuỳ thuộc vào hình dạng tế bào dưới kính hiển vi. Mỗi loại ung thư phát triển và lan theo những cách khác nhau và được điều trị khác nhau.
hinh_minh_hoa_2.JPG
Giáo sư, bác sĩ Fillippo De Marinis, Giám đốc đơn vị Ung thư - Hô hấp bệnh viện San Camillo&Forlanini (Italy).
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường gặp hơn, có ba loại chủ yếu: ung thư biểu mô tế bào vẩy (ung thư dạng biểu bì), ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn.
- Xin bác sĩ cho biết mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư phổi?
- Theo số liệu thống kê của Globocan, năm 2008 toàn thế giới có 1,61 triệu ca mới được chẩn đoán và 1,38 triệu người tử vong do ung thư phổi. Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng vị trí thứ hai trong các ung thư thường gặp nhất. Năm 2008, Việt Nam có 20.659 ca ung thư phổi mới được chẩn đoán và có 17.583 người chết. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 80% ca bệnh. Căn bệnh này đang gia tăng đáng kể ở Việt Nam ở cả hai giới nhưngcao hơn ở nam giới do có liên quan mật thiết với thói quen hút thuốc lá.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ là căn bệnh nguy hiểm và việc điều trị bệnh thành công ở giai đoạn tiến xa rất thấp. Do đa số bệnh nhân phát hiện bệnh muộn nên tỷ lệ điều trị thành công hay kéo dài cuộc sống của người bệnh không cao.
- Hiện nay, y học hiện đại thế giới đã có phương pháp nào hiệu quả trong điều trị căn bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ, thưa bác sĩ?
- Thường bị phát hiện muộn nên việc điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ hầu hết trong gia đoạn tiến xa hoặc di căn. Phương pháp điều trị thường được biết đến là hóa xạ trị. Tuy nhiên, điểm yếu của hóa xạ trị là thời gian sống của bệnh nhân ngắn, chất lượng sống bị ảnh hưởng nặng nề vì phải chịu nhiều tác dụng phụ, người bệnh mệt mỏi, mất niềm tin và không tích cực phối hợp điều trị.
Hiện nay, phương pháp điều trị bằng Erlotinib được xem là một bước tiến mới hiệu quả cho các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Pháp đồ này có thể kéo dài thời gian sống không bệnh cho bệnh nhân, tăng cường chất lượng cuộc sống cho họ.
hinh_minh_hoa_1.JPG
Giáo sư, bác sĩ Fillippo De Marinis chia sẻ về phương điều trị mới cho căn bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ.
- Những người bệnh như thế nào thì có thể áp dụng phương pháp điều trị này, thưa bác sĩ?
- Phương pháp Erlotinib được áp dụng cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến hoạt hóa EGFR, bệnh nhân không đủ thể lực để hóa trị hay có chỉ số tổng trạng cơ thế chức năng hoạt động kém. Khi người bệnh có xét nghiệm EGFR dương tính thì được chỉ định điều trị nhắm trúng đích với Erlotinib. Việc điều trị bằng Erlotinib cũng giúp bệnh nhân tránh được nhiều tác dụng phụ trên tủy xương. Phương pháp điều trị bằng Erlotinib đã được chứng minh hiệu quả trên cả thế giới khi kéo dài thời gian sống không bệnh tiến triển gấp hai đến ba lần so với hóa trị. Cách điều trị hướng tới từng cá thể này không chỉ hiệu quả hơn, an toàn hơn bởi ít mang đến những tác động phụ cho người bệnh như thiếu máu, giảm đề kháng, xuất huyết… mà còn kinh tế hơn. Đây được coi là bước đột phá trong cuộc chiến với căn bệnh ung thư phổi.
Ngọc Bích

TIN MỪNG CHO BỆNH NHÂN
UNG THƯ PHỔI


Ung thu phổi không còn là căn bệnh không thể điều trị như trước nữa. Ngày nay, tiến bộ trong y học, bao gồm những phương pháp điều trị mới cũng như những phương thuốc được bào chế riêng cho từng nhóm bệnh nhân, đã đem lại cho họ cuộc sống khỏe mạnh hơn và mở ra nhiều cơ hội để chiến thắng căn bệnh này.


Tuy nhiên, ung thư phổi vẫn là một căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Mỗi năm, tại Singapore trung bình có 1.176 người được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư phổi và 1.028 người qua đời vì nó. Chỉ đứng sau ung thư đại tràng và ung thư vú, bệnh nhân ung thư phổi chiếm 12% trên tổng số ca ung thư nhưng lại có nguy cơ tử vong cao nhất – khoảng 24%.


Dựa trên số liệu nghiên cứu tại Singapore, ngày càng có nhiều bệnh nhân kéo dài được cuộc sống hơn 10 năm sau khi chẩn đoán mác bệnh. Con số này ở bệnh nhân nam chỉ chiếm 2,4% trong khoảng thời gian 1978 đến 1982. Đồng nghĩa với chỉ có 2,4 bệnh nhân trên tổng sống 100 người có thể sống hơn 10 năm sau khi chẩn đoán. Tỷ lệ này là 5,2% trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2002. Tương tự đối với bệnh nhân nữ, tỷ lệ này cũng tăng lên từ 2,1% trong khoảng 1978 đến 1982, lên 7,2% trong khoảng 1998 đến 2002.


Phương pháp trị liệu


Tỷ lệ thành công cao trong điều trị là do chất lượng chăm sóc bệnh nhân càng ngày càng được nâng cao hơn. Tiến bộ trong nghiên cứu giúp các bác sĩ có thể phân loại bệnh rõ ràng hơn, qua đó áp dụng các biện pháp hóa trị và các loại thuốc thích hợp nhất, bác sĩ Chin Tan Min, chuyên khoa huyết học – ung thư tại Học Viện Ung Thư thuộc Đại Học Quốc Gia.

Khoảng 15% bệnh nhân ung thư phổi mắc phải dạng ung thư phổi tế bào nhỏ, dạng nguy hiểm nhất, mà nguyên nhân chủ yếu là thuốc lá và lan đi rất nhanh. Do nó có thể lan truyền tới rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể nên rất khó có thể cắt bỏ hết các khối u bằng phương pháp phẫu thuật. Hóa trị và xạ trị là những biện pháp thường được lựa chọn.

85% bệnh nhân ung thư phổi còn lại đa số thuộc dạng ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, có thể chia nhỏ thành ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô vảyung thư tế bào lớn. Những loại tế bào này phát triển chậm hơn tế bào nhỏ. Tỷ lệ sống sót đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến là cao nhất, sau đó đến ung thư biểu mô vảy và cuối cùng là ung thư tế bào lớn.

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư nếu như được phát hiện sớm thường được tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ khối u và cơ hội thuyên giảm sẽ cao hơn.

Bác sĩ Danial Tan, một chuyên ga về ung thư tại Trung tâm ung thư quốc gia Singapore, ước tính rằng khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi thường chỉ đến khám khi tế bào ung thư đã tiến triển. Nguyên nhân do thời kỳ đầu bệnh ung thư phổi thường có rất ít biểu hiện và rất khó để phát hiện.

Theo bác sĩ Chin, cơ hội sống sót cho bệnh nhân ung thư ở thời kì thứ 4, thời kì cuối chỉ là 5%.

Những bệnh nhân này khi được điều trị kết hợp với tham gia các hoạt động như hội họa, viết văn, làm thơ, mỹ nghệ hoặc tham gia dàn đồng ca cho thấy tình trạng thể chất tiến bộ hơn hẳn, ít phải tới khám hơn, dùng thuốc ít hơn và ít có các vấn đề về sức khỏe hơn so với nhóm bệnh nhân không tham gia các hoạt động xã hội.

Nhóm bệnh nhân “nghệ sĩ” này cũng có tâm lý tốt hơn và ít cảm thấy cô đơn hơn nhờ vào cảm giác tự chủ và duy trì tham gia các hoạt động xã hội một cách thường xuyên.


Nghệ thuật trong của mỗi chúng ta.


Theo đuổi những hoạt động sáng tạo có thể giúp chúng ta thư giãn và tránh được căng thẳng. Càng loại bỏ được căng thẳng chúng ta càng sống lâu, sống khỏe hơn.

Bác sĩ Herbert Benson của đại học Harvard cho biết những hoạt động có tính lặp lại như đan và may vá có thể giảm huyết áp, giảm nhịp tim và một số căng thẳng về mặt thể chất khác.Theo bác sĩ Cohen, khi bước vào tuổi 40 và 50, não bộ của chúng ta sẽ hoạt động hết công suất. Chúng ta sẽ sử dụng cả 2 phía của bộ não nhiều hơn (sự logic bên não trái và nghệ thuật bên não phải) qua đó giúp chúng ta sáng tạo hơn, từ đó chúng ta sẽ trở nên tự tin và thoải mái hơn.
 
Ung thư phổi (lung cancer)


TS. Nguyễn Thế Dân
- Ung thư phổi là bệnh hay gặp, tỷ lệ tử vong cao ở các nước công nghiệp phát triển. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, tuổi mắc bệnh 40 – 70 tuổi.
- Tỷ lệ mắc bệnh cao có liên quan hút thuốc lá, những hoá chất dễ gây ung thư, nghề nghiệp và môi trường sống.
+ Đại thể
Trên đại thể có 4 loại:
- Ung thư phổi thể trung tâm (K phế quản gốc)
- Ung thư phổi thể ngoại vi (K phế quản nhỏ và phế quản tận)
- Ung thư phổi thể lan toả (K phế quản tận và phế nang).
- Ung thư màng phổi (mesotheliomas)
+ Vi thể
Chia 4 loại:
- Ung thư biểu mô gai (squamous cell carcinoma) 30%.
- Ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma) 30%.
- Ung thư tế bào nhỏ (small cell carcinoma) 20%.
- Ung thư tế bào lớn (large cell carcinoma) 10%. Ngoài ra còn các khối u hỗn hợp chiếm 10%.
UT biểu mô gai (squamous cell carcinoma)
- Thường ở phế quản lớn vùng rốn phổi (thể trung tâm). Các TB ung thư là những TB biểu mô trụ bị dị sản gai, thường do hậu quả hút
thuốc lá. Lúc đầu là UT biểu mô gai tại chỗ, sau chuyển thành UT biểu mô gai xâm nhập, dễ gây tắc phế quản.
- Các TB ung thư hình đa diện, có thể có gai nối, đứng thành đám thành dải. ở những UT biệt hoá cao, giữa các đám các dải TB có thể có hình cầu sừng. Trong khối UT hay có hoại tử chảy máu.
UT biểu mô tuyến (adenocarcinoma)
- Thường ở phế quản nhỏ hay thể ngoại vi.
- TB ung thư có nguồn gốc là những TB trụ của biểu mô phế quản, có khi UT xuất phát từ những sẹo cũ trong phổi (scar cancers).
- Các TB xếp thành hình ống tuyến. Các tuyến to nhỏ không đều, chỗ một hàng TB, chỗ nhiều hàng TB. Các TB K có thể tiết nhày, có hình nhân chia, nhân quái.
- Có 4 hình thái: hình tuyến ống (acinar), tuyến nhú (papillary), tuyến chế nhày (solid carcinoma with mucin production), UT biểu mô vách phế nang (bronchioloalveolar carcinoma).
UT tế bào nhỏ (small cell carcinoma)
- TB UT có nguồn gốc từ các TB thần kinh nội tiết (neuroendocrine cell) nằm ở sát màng đáy, xen giữa các TB biểu mô trụ.
- Các TB K tròn hoặc bầu dục, nhỏ, bào tương ít, đều nhau bắt màu đậm (oat - cell carcinoma), giống TB lympho, đứng thành đám lớn.
- UT TB nhỏ có hình ảnh khác biệt với các thể UT phổi khác nên có tác giả chia UT phổi thành 2 loại: UT TB nhỏ và không TB nhỏ.
- UT TB nhỏ có tiên lượng xấu, di căn sớm, có thể chế tiết hormon và được điều trị theo phương pháp riêng.
UT tế bào lớn (large cell carcinoma)
- UT xuất phát từ TB vách phế nang hoặc phế quản tận, tương ứng thể lan tràn hoặc ở ngoại vi.
- TB UT kém biệt hoá, kích thước lớn, có sự đa dạng về nhân (nuclear pleomorphism). Các TB có thể dứng thành đám hoặc tạo thành hình giống tuyến.
- U phát triển nhanh, tiên lượng xấu.
Di căn UT phổi
Ung thư phổi di căn theo 4 đường:
- Xâm nhập tại chỗ: UT xâm nhập ra mô phổi xung quanh dọc theo phế quản, xâm lấm màng phổi và trung thất.
- Di căn theo đường lympho đến hạch rốn phổi. Hạch di căn đè ép mô xung quanh gây các hội chứng lâm sàng.
- Di căn trong khoang màng phổi gây tràn dịch.
- Di căn theo đường máu đến não, xương, gan, tuyến thượng thận. Di căn xương thường ở xương sườn, cột sống, xương đùi, xương chày. Hay gây gãy xương bệnh lý.
Biểu hiện lâm sàng UT phổi
+ UT phổi ít có triệu chứng sớm
+ Những biểu hiện lâm sàng sau vài năm khi có u, UT TB nhỏ phát triển nhanh nhất, UT tuyến phát triển chậm nhất.
+ Biểu hiện lâm sàng gồm:
- Ho (80%)
- Ho ra máu (70%)
- Khó thở (60%)
- Đau ngực (40%)
- Thở rít, thở ngáy (Wheeze) (15%)

UT phổi thể trung tâm


UT phổi thể ngoại vi


Ung thư biểu mô gai (Squamous cell Carcinoma)


Ung thư biểu mô gai (Squamous cell Carcinoma)


UT biểu mô gai (squamous cell carcinoma)


Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma)


UT biểu mô tuyến (adenocarcinoma)


UT biểu mô tuyến chế nhày (Mucinous bronchioalveolar carcinoma)


UT tế bào nhỏ (small cell carcinoma)


Ung thư tế bào nhỏ (Small cell carcinoma)


Ung thư tế bào nhỏ (Small cell carcinoma)


Ung thư tế bào nhỏ (Small cell carcinoma)


UT tế bào lớn (large cell carcinoma)


Ung thư tế bào nhỏ, lớn phối hợp (Mixed small cell/large cell carcinoma)


Tế bào UT di căn trong mạch lympho (lymphagitis carcinomatosa)


Các giai đoạn UT phổi


UT phổi xâm lấn trung thất

 

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Bài diễn văn Gettysburg


Gettysburg, Pennsylvania
Tháng 11, ngày 19, năm 1863
Tám mươi bẩy năm về trước, cha ông chúng ta đem đến trên lục địa này, một quốc gia mới, thai nghén trong Tự Do, và dâng hiến cho nguyên l‎y’ rằng mọi người được sinh ra bình đẳng.
Bây giờ chúng ta đang ở trong một cuộc nội chiến lớn, thử nghiệm xem quốc gia đó, hay bất kỳ quốc gia nào khác, thai nghén như vậy và dâng hiến như vậy, có thể tồn tại lâu dài. Chúng ta gặp nhau trên một bãi chiến trường lớn của cuộc chiến tranh đó. Chúng ta đã đến để hiến dâng một phần của bãi chiến trường này làm nơi an nghỉ cuối cùng cho những người hy sinh đời mình ở đây để tổ quốc có thể sống. Thật là thích hợp và thỏa đáng để chúng ta làm thế.
Nhưng, ở một ý nghĩa rộng lớn hơn, chúng ta không thể dâng hiến – chúng ta không thể thánh hóa – chúng ta không thể linh thiêng hóa – bãi đất này. Những người anh dũng, đang sống cũng như đã chết, những người đã đấu tranh ở đây, đã thánh hóa mảnh đất này, cao xa hơn năng lực yếu kém của chúng ta có thể thêm hay bớt điều gì. Thế giới không để y’, và không nhớ được lâu điều chúng ta nói ở đây, nhưng thế giới không bao giờ quên được điều các anh hùng đã làm ở đây. Chúng ta, những người còn đang sống, nên được dâng hiến ở đây cho công việc còn dang dở mà những người liệt sĩ nơi đây đã oanh liệt tiến đẩy cho đến mức này. Chúng ta nên được dâng hiến ở đây cho nhiệm vụ to lớn còn lại trước chúng ta – từ tay những anh hùng liệt sĩ, chúng ta chấp nhận hiến thân nhiều hơn cho sự nghiệp họ đã hiến thân, đến mức thành tâm tối hậu– chúng ta quyết tâm không để những người chết ở đây chết đi vô ích – quốc gia này, trong Chúa, sẽ tái sinh trong tự do—và chính phú của dân, do dân và vì dân sẽ không biến mất trên trái đất này.
.
Đền tưởng niệm Lincoln ở Washington DC
Đền tưởng niệm Lincoln ở Washington DC
On June 1, 1865, Senator Charles Sumner commented on what is now considered the most famous speech by President Abraham Lincoln. In his eulogy on the slain president, he called it a “monumental act.” He said Lincoln was mistaken that “the world will little note, nor long remember what we say here.” Rather, the Bostonian remarked, “The world noted at once what he said, and will never cease to remember it. The battle itself was less important than the speech.”
.
The Gettysburg AddressGettysburg, Pennsylvania
November 19, 1863
Four score and seven years ago our fathers brought forth on this continent, a new nation, conceived in Liberty, and dedicated to the proposition that all men are created equal.
Now we are engaged in a great civil war, testing whether that nation, or any nation so conceived and so dedicated, can long endure. We are met on a great battle-field of that war. We have come to dedicate a portion of that field, as a final resting place for those who here gave their lives that that nation might live. It is altogether fitting and proper that we should do this.
But, in a larger sense, we can not dedicate — we can not consecrate — we can not hallow — this ground. The brave men, living and dead, who struggled here, have consecrated it, far above our poor power to add or detract. The world will little note, nor long remember what we say here, but it can never forget what they did here. It is for us the living, rather, to be dedicated here to the unfinished work which they who fought here have thus far so nobly advanced. It is rather for us to be here dedicated to the great task remaining before us — that from these honored dead we take increased devotion to that cause for which they gave the last full measure of devotion — that we here highly resolve that these dead shall not have died in vain — that this nation, under God, shall have a new birth of freedom — and that government of the people, by the people, for the people, shall not perish from the earth.
 

150 năm Diễn văn Gettysburg

 

Cận cảnh trang trại cà phê chồn 42 tỷ đồng tại Đà Lạt

Là một luật sư nhưng ông chủ Cà phê chồn Trại Hầm dốc túi hơn 42 tỷ đồng để làm trang trại rộng gần 2,1ha, cung cấp loại đồ uống có mức giá lên tới 20 triệu đồng/kg.




Cổng vào cửa hàng cà phê chồn nổi tiếng tại Đà Lạt.

Bài viết: http://news.zing.vn/Can-canh-trang-t...cover.samecate

Nguồn Zing News


















19 điều bạn nên làm ít nhất một lần trong đời

Một lần thất tình, một lần làm những điều khiến bạn sợ hãi… đều có thể giúp con người bạn trưởng thành hơn rất nhiều.
Phần lớn những điều chúng ta làm trong cuộc sống là do thói quen, trách nhiệm mà không phải do chủ ý. Dưới đây là 19 điều mà mỗi người nên làm ít nhất một lần trong đời. 
1. Có một công việc kinh doanh riêng
Hãy tìm hiểu xem bạn cần phải có gì để có thể tự thăng chức cho mình thành ông bà chủ. Dù là bạn muốn thành lập một tập đoàn đa quốc gia hay mở một shop bán hàng ở góc phố hoặc chỉ là người kinh doanh tự do trên mạng, hãy một lần trải nghiệm sự tự do và cả thất vọng khi làm việc cho chính mình.
2. Sống ở nước ngoài
Tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau bằng cách cư trú ở một quốc gia khác miễn là số tiền tiết kiệm của bạn và số ngày nghỉ phép của bạn chịu được. Phần lớn các quốc gia cấp visa có thời hạn 60-90 ngày, và nhiều thành phố cung cấp các dịch vụ cho thuê nhà ngắn hạn rẻ hơn nhiều so với giá thuê khách sạn. Khách du lịch và người cư trú tạm thời là hai thế giới rất khác biệt. Hãy đi và khám phá.
3. Lái xe dọc chiều dài đất nước
Ít nhất một lần trong cuộc đời, bạn hãy lên xe và lái qua tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Khi trở về bạn có thể chọn một con đường khác. Phong cảnh và sự trải nghiệm sẽ là những điều bạn không thể nào quên.
4. Một lần thất tình
broken-heart-jpg-1365504807_500x0.jpg
Ảnh: Womansday.ninemsn.com.au
Không ai muốn tìm kiếm đau khổ nhưng nỗi đau tinh thần là một phần tất yếu của cuộc sống. Nó thường là một điều kiện tiên quyết để phát triển lòng vị tha, sự thông cảm, sự thừa nhận và trân trọng tình yêu đích thực khi bạn tìm thấy nó.
5. Được đám đông cổ vũ
Hãy làm một điều gì đó đáng để mọi người cổ vũ như ghi một bàn thắng cho đội bóng của mình, biểu diễn một tiết mục trước toàn công ty, bạn sẽ được nếm thử cảm giác làm một người nổi tiếng.
6. Lưu giữ một bài báo
Tại một số thời điểm trong cuộc sống, bạn hãy làm theo những tấm gương đã thành đạt, từ nghệ sĩ, nhà văn cho tới thủ tướng nhờ cách giữ những bài báo viết về họ phù hợp với những quan điểm, suy nghĩ và đánh giá của bạn.
7. Tin vào linh cảm
Sẽ là tuyệt vời nếu ta có tất cả các dữ liệu để có thể lựa chọn một điều gì đó, nhưng không phải cuộc sống lúc nào cũng rõ ràng như 1+1=2. Đôi khi bạn cần phải tin vào bản năng của mình và “liều lĩnh” quyết định. Tuy nhiên, rất có thể bạn sẽ đi đến một cái đích thú vị hơn nhiều so với đi theo con đường của logic.
8. Cho đi một điều gì đó
Cuộc sống của bạn viên mãn và hạnh phúc. Hãy dùng thời gian, tài năng và những đồng tiền mồ hôi nước mắt của bạn để giúp đỡ những người kém may mắn. Bạn không chỉ cải thiện cuộc sống của những người trực tiếp tiếp xúc, mà còn làm giàu cho cộng đồng và cho chính bản thân bạn.
9. Thiết kế và xây một ngôi nhà
Bạn không cần ép cuộc sống của mình vào không gian do một người không hiểu rõ nhu cầu của bạn thiết kế. Dù đó là ngôi nhà trong mơ của bạn hay chỉ góc phòng bạn muốn thư giãn cuối tuần, ít nhất hãy thiết kế một không gian theo đúng ý bạn.
10. Làm một bữa ăn với những thực phẩm do tự tay bạn nuôi trồng
Hầu hết chúng ta đều không suy nghĩ nhiều đến việc cần bao nhiêu công sức để sản xuất ra các thực phẩm chúng ta yêu thích và tiêu thụ mỗi ngày. Hãy thử một lần tự trồng rau, nuôi gà, không chỉ được ăn thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng mà bạn còn hiểu hơn về nỗi vất vả của người nông dân.
11. Mua một tác phẩm nghệ thuật mà bạn yêu thích
Mua một tác phẩm nghệ thuật khi nó vừa xuất hiện có thể là một sự đầu tư nhưng cũng có thể lãng phí, nhưng ít nhất một lần trong đời bạn nên mua một tác phẩm theo tiếng gọi của trái tim chứ không phải của túi tiền. Hãy quên đi chi phí và giá trị mà bạn có thể thu được khi bán lại nó, hãy mua một tác phẩm chỉ đơn giản vì bạn thích nó.
12. Cắm trại ở nơi hoang dã
Dựng lều ở sân vườn hay cắm trại tại công viên thành phố đều rất vui. Nhưng cuộc phiêu lưu đúng nghĩa chỉ diễn ra khi bạn trở về với thiên nhiên hoang dã. Hãy đề lại cuộc sống văn minh phía sau lưng và chỉ dựa vào chính bạn cùng những người bạn đồng hành với bạn, bạn có thể khám phá ra nhiều khả năng và phẩm chất của mình mà bạn chưa từng nghĩ đến.
13. Nghỉ phép dài hơi
Rất nhiều người mơ về một năm không làm việc nhưng rất ít người dám biến điều đó thành hiện thực. Hãy là một người biết lao động và biết nghỉ ngơi. Hãy tiết kiệm tiền và viết đơn xin nghỉ phép, dù đó là cả năm hay chỉ một tháng để đi du lịch, theo đuổi niềm đam mê và lập kế hoạch cho chương tiếp theo trong cuộc đời của bạn.
14. Làm một món đồ
Hãy dành thời gian tìm hiểu về nghề mộc và chế biến gỗ. Sau đó bạn có thể tự mình đóng cho mình một chiếc bàn, chiếc ghế hay một cái giá sách. Đồ mộc do tự tay bạn làm bao giờ cũng có giá trị hơn những món đồ bạn mua ở cửa hàng. Nó cũng không cần phải hoàn hảo để trở thành một món đồ gia truyền.
15. Đi lặn
Hơn 70% bề mặt trái đất được bao phủ bởi nước. Hãy khám phá vẻ đẹp của thủy giới bằng một cái mặt nạ và vây cá đi lặn.
16. Nuôi thú cưng
Con vật nuôi yêu thương chúng ta vô điều kiện, chúng cũng có thể dạy cho chúng ta cách sống và yêu thương đồng loại tốt hơn.
17. Thực hiện một hoạt động từng khiến bạn sợ hãi
Leo núi, đi tàu lượn khổng lồ, đứng trên ban công tòa nhà 70 tầng nhìn xuống mặt đất… hãy làm một điều gì đó mà bạn vẫn thường sợ hãi. Hãy thử chinh phục nỗi sợ hãi của mình và bạn sẽ thấy mình trưởng thành rất nhiều.
18. Hãy đứng dậy
Hãy đứng lên và nói những điều chống lại sự bất công. Nếu bạn biết mình đúng, hãy hành động với lòng dũng cảm và bất chấp rủi ro.
19. Làm công việc mà bạn thực sự quan tâm
Tất cả đều rất bình thường, chúng ta lựa chọn một công việc dựa trên mức lương mình nhận được hoặc danh vọng đi kèm. Quá ít người đủ may mắn để làm có thể làm công việc thực sự có ý nghĩa với họ. Hãy thử một lần trong đời, làm đúng công việc mà bạn yêu thích.
Kim Anh (Theo MSN)

Nhớ nhà giáo Võ Nguyên Giáp & Thầy giáo dạy sử Võ Nguyên Giáp qua hồi kí của cựu Đại sứ Bùi Diễm

Từng là giáo viên dạy lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn có sự quan tâm đặc biệt đến sự nghiệp giáo dục.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có cách nhìn sâu sắc, toàn diện về vai trò và sức mạnh tiềm ẩn của giáo dục. Theo Đại tướng, giáo dục là mục đích của cuộc sống, vì con người, không chỉ có sứ mệnh nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài mà còn có sức mạnh tạo ra những giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nhắc nhở: “Mục tiêu cao nhất của giáo dục là chuẩn bị những người chủ hiện tại, những người quyết định vận mệnh của đất nước và của bản thân mình”. Vì vậy chúng ta dễ hiểu sự lựa chọn của Đại tướng “Nếu không có chiến tranh, tôi vẫn làm nghề dạy học”. Thời gian đang còn sinh viên trường Luật, Đại tướng được nhiều Giáo sư người Pháp đánh giá cao về tài - trí.
Năm 1938, Người đã thi đỗ ngoại hạng về môn kinh tế - chính trị, Giáo sư người Pháp là Kherian và Ông Gaetor Pirou (Đổng lý văn phòng của Thủ tướng Paul Doumer) đã bàn bạc để đưa Đại tướng sang Pari học tập. Nhưng đó không phải là sự lựa chọn của Đại tướng với lý do thật đơn giản "Không thể rời bỏ bạn bè và hành động như một người ích kỷ”. Sau khi ra trường, Võ Nguyên Giáp dạy học môn lịch sử tại Trường trung học Thăng Long.
Ở cương vị là nhà giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đóng góp rất lớn cho ngành Giáo dục nói chung - cho cán bộ, giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử nói riêng với những kinh nghiệm hay, một số phương pháp dạy học có giá trị. Đại tướng đề cao tinh thần tự học và tự nghiên cứu của giáo viên, học sinh. Trong trí nhớ của nhiều thế hệ học sinh, ông không những diễn giảng rất giỏi về các đề tài lịch sử mà còn có phương pháp sư phạm tốt.
Họ vẫn còn nhớ hình ảnh của Đại tướng đang đứng trên bục giảng: "Đứng thẳng trước lớp, ông nhìn thẳng vào đám học trò và dõng dạc nói: Khá nhiều sách nói về lịch sử nước Pháp, nếu muốn các em có thể tham khảo. Tôi chỉ nói với các em 2 chủ đề: cuộc cách mạng và Napoleon”. Sự hấp dẫn của bài giảng bắt đầu từ việc nêu vấn đề và hướng người học tập trung vào sự kiện, từ sự kiện rút ra bản chất và bài học lịch sử. Trong giảng dạy lịch sử, Người luôn coi trọng tính khách quan của sự kiện, đề cao phân tích nhân vật lịch sử để học sinh hiểu lịch sử, biết được thời đại mà họ đang sống.
Ông Bùi Diễm, cựu đại sứ của Ngô Đình Diệm thời đó là cậu bé 13 tuổi, vẫn không bao giờ quên được phương pháp sư phạm của Đại tướng: "Sự miêu tả chi tiết về sự tàn tạ của vương triều cũng như đồi bại của Mari Antoinette đã đưa học trò đến một nhận định không chút nghi ngờ về số phận dành cho nền quân chủ Pháp; học trò như bị hút hồn về cuộc cách mạng Pháp, về những nhân vật nổi bật của thời đại đó.... Ông muốn học trò hiểu tại sao một đội long kỵ binh lại được bố trí chính xác như thế hay đội cận vệ của Napoleon đã nổ súng đúng lúc như thế nào để giành thắng lợi”.
Người hiện lên trong tâm trí của chúng ta là một người thầy tâm huyết, giản dị, gần gũi với học sinh. Những người được học với Thầy là những nhân vật có tên tuổi trong lịch sử Việt Nam như các ông Lê Đức Thọ, Nguyễn Thành Lê.... Một số trong số họ đã từng nói: “ Chúng tôi rất thích Ông. Ông đã dạy rất hay cho chúng tôi nghe về cách mạng Pháp. Ông không nói với chúng tôi quan điểm của Ông nhưng Ông dẫn lời của Danton bằng giọng sang sảng và say sưa”.
Mặc dù Đại tướng được thế giới biết đến bởi thiên tài quân sự nhưng hình ảnh vị tướng “văn võ song toàn” còn ghi dấu ấn rõ nét trong ký ức của người dân Việt Nam với tư cách là nhà giáo dục. Đại tướng mang cốt cách của một nhà giáo ưu tú và thật sự tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của đất nước. Đại tuớng không khi nào hết lo lắng, trăn trở vì sự nghiệp giáo dục.
Người nhấn mạnh: “Giáo dục rất quan trọng. Muốn chấn hưng đất nước, muốn đào tạo con người có ích cho xã hội thì phải coi giáo dục là ưu tiên bậc nhất. Hiện giờ, giáo dục có nhiều thành tích nhưng kém hơn so với các nước trong khu vực”. Đánh giá thẳng thắn của Người về giáo dục là một dịp để cán bộ giáo viên nhìn nhận lại trách nhiệm của chúng ta với sự nghiệp giáo dục của đất nước.
Sự ra đi của Đại tướng là một mất mát lớn của cả dân tộc và ngành Giáo dục đã mất đi “Người Thầy vĩ đại”. Nhưng với chúng tôi, Thầy giáo - Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn sống mãi.
Mai Thị Diệu(Giáo viên Trường THPT Chuyên Quảng Bình)
______________________________
 
Thầy giáo dạy sử Võ Nguyên Giáp qua hồi kí của cựu Đại sứ Bùi Diễm
Ông Bùi Diễm sinh năm 1923, là thứ nam của học giả Bùi Kỷ, là cháu của học giả - chính trị gia Trần Trọng Kim (em gái cụ Bùi Kỷ là phu nhân của cụ Trần Trọng Kim). Ông là người theo dõi hội nghị Genève 1954; ở Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam Việt Nam), ông là Bộ trưởng Phủ thủ tướng (1965), Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ (1967-1972), quan sát viên đặc biệt tại Hòa đàm Paris 1968, Đại sứ lưu động 1973-1975. Sau đó ông định cư tại Hoa Kỳ.
Cựu Đại sứ Bùi Diễm và bản hồi kí In the Jaws of History
Trong tập hồi ký chính trị của Bùi Diễm với tựa đề Gọng Kìm Lịch Sử (bản tiếng Việt 2000, bản tiếng Anh 1987: In the Jaws of History) có một đoạn kể lại thời tác giả còn đi học trung học ở trường tư thục Thăng Long (quãng từ năm 1936 trở đi), trong đó tác giả mô tả ấn tượng rất sâu đậm về thầy giáo dạy môn sử: Võ Nguyên Giáp. Qua lời Bùi Diễm, có thể thấy hai đặc điểm rất rõ về thầy giáo trẻ Võ Nguyên Giáp: (1) đặc biệt ham thích chủ đề lịch sử quân sự, binh pháp, (2) say mê cách mạng, đấu tranh và chủ nghĩa xã hội. Lúc ấy thầy Võ Nguyên Giáp chưa đến 30 tuổi, ông dạy sử tại trường Thăng Long từ khoảng giữa năm 1939 đến giữa năm 1940 (?). Vậy là, những thành tựu quân sự vang dội sau này của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được nhìn thấy trước, ngay từ hồi ông còn trẻ.
 
Thiết nghĩ, đây là một tư liệu kí ức đáng lưu ý để tìm hiểu về cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong giai đoạn ông còn dạy sử, từ góc nhìn của một học trò cũ, người mà sau đó trở thành đối lập chính trị với thầy. Sau đây xin trích lại toàn văn đoạn hồi ký kể trên.
-----
[trích hồi kí]
"Ở cấp tiểu học, tôi học trường Hàm Long gần nhà tôi phố Nhà Rượu, và đến năm 13 thì lên trung học. Thời đó, vào trường công phải thi, lại thêm bố tôi đang dạy tại trường tư thục Thăng Long, nên tôi xin ghi tên tại đây. Có lẽ lúc đó tôi còn nhỏ quá nên chưa biết rằng chính tại trường này, cũng có nhiều người như tôi đang mơ ước về một thế giới bên ngoài, khác hẳn với thế giới gò bó của xã hội Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Nếu có khác thì ở chỗ giấc mơ của tôi hãy còn mông lung quá, hay chỉ là những giấy mơ phiêu lưu nơi đất lạ, trong khi đó thì những người ở đây, đặc biệt là trong hàng ngũ những người giảng dạy, đang mơ về những thay đổi chính trị và xã hội cho một dân tộc đang cố vươn mình ra ánh sáng độc lập và tự do. Thực ra, khi tôi vào trường Thăng Long, nơi đây đã sục sôi với những ý chí chống Pháp và những cuộc tranh luận về một tương lai cho xã hội Việt Nam...
 
Ban giáo sư hồi đó gồm những người như ông Phan Thanh, sáng lập viên của đảng Xã Hội Việt Nam, ông Đặng Thái [Thai] Mai, sau này làm Bộ Trưởng Giáo Dục, ông Hoàng Minh Giám, sau này làm Bộ Trưởng Ngoại Giao của miền Bắc, ông Trần Văn Tuyên, sau này làm Phó Thủ Tướng ở miền Nam. Tất cả những giáo sư trên đây đều là thầy dạy tôi, nhưng trong tất cả những nhân vật đáng nhớ, đặc biệt có một người mà tôi khó quên: đó là ông Võ Nguyên Giáp, người dạy tôi về môn Sử. Dáng người nhỏ nhắn, song nhìn vào ông thì thấy cả một bầu nhiệt huyết. Mặc dầu mãi về sau này ông mới nổi tiếng là tướng đánh bại Pháp tại Điện Biên Phủ, nhưng ngay thời đó, ông như người bị quyến rũ bởi cách mạng và đấu tranh. Phần chương trình của lớp đã được ấn định là giai đoạn từ cuối thế kỷ 18 cho đến cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Pháp, nhưng ông Giáp nhất định chỉ giảng về hai thời kỳ, là cuộc cách mạng Pháp 1789 và những trận đánh dưới thời Nã Phá Luân (Napoléon) rồi còn ngoài ra ông bảo học trò có thể tự tìm hiểu trong sách sử.
Những gì về ông Giáp hồi ấy thật là đặc biệt, vì vậy mà lúc này, hơi nửa thế kỷ sau, tôi vẫn còn nhớ rõ rệt. Ông nói về đời sống xa hoa của Marie Antoinette, về công bằng xã hội và Công Xã Ba Lê, về số phận của Danton và Robespierre. Qua phần trình bầy của ông người ta cảm thấy rõ ông không phải là một giáo sư Sử học, nhưng là một người say mê cách mạng. Phần giảng dạy của ông về Nã Phá Luân thì lại càng ly kỳ hơn nữa. Đi đi lại lại trước bảng đen với một cái thước gỗ để chỉ rõ các chiến địa, ông trình bầy tường tận chiến thuật và chiến lược của Nã Phá Luân bằng cách tả rõ từng trận nhỏ một. Hình như ông đã in tất cả vào trong đầu và sử đã biến thành một phần của con người ông. Trong lúc nói về những trận đánh (tỉ dụ như tại sao Nã Phá Luân ra lệnh cho Ngự Lâm Quân chọn một địa điểm này mà không chọn một địa điểm khác) ông như chìm đắm vào thế giới của mình, ông lôi kéo học sinh vào thế giới đó, vì vậy mà trong giờ ông giảng dạy, học sinh thường in lặng như tờ. Ông tỏ vẻ kính phục Danton và Robespierre nhưng rõ ràng là ông ngưỡng mộ Nã Phá Luân, ông nói về Nã Phá Luân như chẳng bao giờ muốn dứt.
Tôi lớn lên trong bầu không khí đó, và dần dần ý thức được rằng dưới bộ mặt phẳng lặng của đời sống học đường, là những đợt sóng ngầm đang chuyển động mạnh. Một đôi khi cùng với ông thân sinh trên đường về ghé qua nhà ông Giáp, tôi có nhìn thấy quyển Tư Bản Luận của Karl Max [Marx] bằng tiếng Pháp và một số sách khác về chủ nghĩa Xã Hội. Ông bảo tôi lấy về mà đọc. Thực ra thì do một người (có lẽ đã là đảng viên Cộng Sản rồi mà tôi không biết) đến nhà tôi để kèm thêm tôi học toán, tôi cũng đã có khá đầy đủ những tài liệu về thế giới Cộng Sản. Anh ta đưa cho tôi những tạp chí đầy hình ảnh, in thật đẹp ở Mạc Tư Khoa làm cho tôi quen dần với những tên mà hồi đó những người Cộng sản sùng bái như Tổng Bí Thư Staline, Thống Chế Vorochilov, v.v..."
[hết trích]
-----------
Nguồn: Bùi Diễm, Gọng Kìm Lịch Sử, Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, Paris, 2000, tr. 21-23.
Xem thêm:
>> Tướng Giáp và ba bức chân dung trên bìa tạp chí Time