Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

TIN MỪNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI Tỷ lệ sống sót đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến là cao nhất

Hướng điều trị mới cho bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ

80% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ không thể chữa trị, dẫn đến tỷ lệ tử vọng rất cao. Mới đây, Giáo sư, bác sĩ Fillippo De Marinis, Giám đốc đơn vị Ung thư - Hô hấp bệnh viện San Camillo&Forlanini (Italy), đã chia sẻ về phương pháp điều trị mới cho căn bệnh này.
- Hiện nay, ngày càng nhiều người mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ, xin bác sĩ cho biết rõ hơn về căn bệnh này?
- Ung thư phổi được chia làm hai loại chính: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không tế bào nhỏ, tuỳ thuộc vào hình dạng tế bào dưới kính hiển vi. Mỗi loại ung thư phát triển và lan theo những cách khác nhau và được điều trị khác nhau.
hinh_minh_hoa_2.JPG
Giáo sư, bác sĩ Fillippo De Marinis, Giám đốc đơn vị Ung thư - Hô hấp bệnh viện San Camillo&Forlanini (Italy).
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thường gặp hơn, có ba loại chủ yếu: ung thư biểu mô tế bào vẩy (ung thư dạng biểu bì), ung thư biểu mô tuyến và ung thư biểu mô tế bào lớn.
- Xin bác sĩ cho biết mức độ nguy hiểm của bệnh ung thư phổi?
- Theo số liệu thống kê của Globocan, năm 2008 toàn thế giới có 1,61 triệu ca mới được chẩn đoán và 1,38 triệu người tử vong do ung thư phổi. Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng vị trí thứ hai trong các ung thư thường gặp nhất. Năm 2008, Việt Nam có 20.659 ca ung thư phổi mới được chẩn đoán và có 17.583 người chết. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm khoảng 80% ca bệnh. Căn bệnh này đang gia tăng đáng kể ở Việt Nam ở cả hai giới nhưngcao hơn ở nam giới do có liên quan mật thiết với thói quen hút thuốc lá.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ là căn bệnh nguy hiểm và việc điều trị bệnh thành công ở giai đoạn tiến xa rất thấp. Do đa số bệnh nhân phát hiện bệnh muộn nên tỷ lệ điều trị thành công hay kéo dài cuộc sống của người bệnh không cao.
- Hiện nay, y học hiện đại thế giới đã có phương pháp nào hiệu quả trong điều trị căn bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ, thưa bác sĩ?
- Thường bị phát hiện muộn nên việc điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ hầu hết trong gia đoạn tiến xa hoặc di căn. Phương pháp điều trị thường được biết đến là hóa xạ trị. Tuy nhiên, điểm yếu của hóa xạ trị là thời gian sống của bệnh nhân ngắn, chất lượng sống bị ảnh hưởng nặng nề vì phải chịu nhiều tác dụng phụ, người bệnh mệt mỏi, mất niềm tin và không tích cực phối hợp điều trị.
Hiện nay, phương pháp điều trị bằng Erlotinib được xem là một bước tiến mới hiệu quả cho các bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Pháp đồ này có thể kéo dài thời gian sống không bệnh cho bệnh nhân, tăng cường chất lượng cuộc sống cho họ.
hinh_minh_hoa_1.JPG
Giáo sư, bác sĩ Fillippo De Marinis chia sẻ về phương điều trị mới cho căn bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ.
- Những người bệnh như thế nào thì có thể áp dụng phương pháp điều trị này, thưa bác sĩ?
- Phương pháp Erlotinib được áp dụng cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến hoạt hóa EGFR, bệnh nhân không đủ thể lực để hóa trị hay có chỉ số tổng trạng cơ thế chức năng hoạt động kém. Khi người bệnh có xét nghiệm EGFR dương tính thì được chỉ định điều trị nhắm trúng đích với Erlotinib. Việc điều trị bằng Erlotinib cũng giúp bệnh nhân tránh được nhiều tác dụng phụ trên tủy xương. Phương pháp điều trị bằng Erlotinib đã được chứng minh hiệu quả trên cả thế giới khi kéo dài thời gian sống không bệnh tiến triển gấp hai đến ba lần so với hóa trị. Cách điều trị hướng tới từng cá thể này không chỉ hiệu quả hơn, an toàn hơn bởi ít mang đến những tác động phụ cho người bệnh như thiếu máu, giảm đề kháng, xuất huyết… mà còn kinh tế hơn. Đây được coi là bước đột phá trong cuộc chiến với căn bệnh ung thư phổi.
Ngọc Bích

TIN MỪNG CHO BỆNH NHÂN
UNG THƯ PHỔI


Ung thu phổi không còn là căn bệnh không thể điều trị như trước nữa. Ngày nay, tiến bộ trong y học, bao gồm những phương pháp điều trị mới cũng như những phương thuốc được bào chế riêng cho từng nhóm bệnh nhân, đã đem lại cho họ cuộc sống khỏe mạnh hơn và mở ra nhiều cơ hội để chiến thắng căn bệnh này.


Tuy nhiên, ung thư phổi vẫn là một căn bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Mỗi năm, tại Singapore trung bình có 1.176 người được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư phổi và 1.028 người qua đời vì nó. Chỉ đứng sau ung thư đại tràng và ung thư vú, bệnh nhân ung thư phổi chiếm 12% trên tổng số ca ung thư nhưng lại có nguy cơ tử vong cao nhất – khoảng 24%.


Dựa trên số liệu nghiên cứu tại Singapore, ngày càng có nhiều bệnh nhân kéo dài được cuộc sống hơn 10 năm sau khi chẩn đoán mác bệnh. Con số này ở bệnh nhân nam chỉ chiếm 2,4% trong khoảng thời gian 1978 đến 1982. Đồng nghĩa với chỉ có 2,4 bệnh nhân trên tổng sống 100 người có thể sống hơn 10 năm sau khi chẩn đoán. Tỷ lệ này là 5,2% trong khoảng thời gian từ 1998 đến 2002. Tương tự đối với bệnh nhân nữ, tỷ lệ này cũng tăng lên từ 2,1% trong khoảng 1978 đến 1982, lên 7,2% trong khoảng 1998 đến 2002.


Phương pháp trị liệu


Tỷ lệ thành công cao trong điều trị là do chất lượng chăm sóc bệnh nhân càng ngày càng được nâng cao hơn. Tiến bộ trong nghiên cứu giúp các bác sĩ có thể phân loại bệnh rõ ràng hơn, qua đó áp dụng các biện pháp hóa trị và các loại thuốc thích hợp nhất, bác sĩ Chin Tan Min, chuyên khoa huyết học – ung thư tại Học Viện Ung Thư thuộc Đại Học Quốc Gia.

Khoảng 15% bệnh nhân ung thư phổi mắc phải dạng ung thư phổi tế bào nhỏ, dạng nguy hiểm nhất, mà nguyên nhân chủ yếu là thuốc lá và lan đi rất nhanh. Do nó có thể lan truyền tới rất nhiều bộ phận khác trên cơ thể nên rất khó có thể cắt bỏ hết các khối u bằng phương pháp phẫu thuật. Hóa trị và xạ trị là những biện pháp thường được lựa chọn.

85% bệnh nhân ung thư phổi còn lại đa số thuộc dạng ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, có thể chia nhỏ thành ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô vảyung thư tế bào lớn. Những loại tế bào này phát triển chậm hơn tế bào nhỏ. Tỷ lệ sống sót đối với bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến là cao nhất, sau đó đến ung thư biểu mô vảy và cuối cùng là ung thư tế bào lớn.

Bệnh nhân mắc bệnh ung thư nếu như được phát hiện sớm thường được tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ khối u và cơ hội thuyên giảm sẽ cao hơn.

Bác sĩ Danial Tan, một chuyên ga về ung thư tại Trung tâm ung thư quốc gia Singapore, ước tính rằng khoảng 80% bệnh nhân ung thư phổi thường chỉ đến khám khi tế bào ung thư đã tiến triển. Nguyên nhân do thời kỳ đầu bệnh ung thư phổi thường có rất ít biểu hiện và rất khó để phát hiện.

Theo bác sĩ Chin, cơ hội sống sót cho bệnh nhân ung thư ở thời kì thứ 4, thời kì cuối chỉ là 5%.

Những bệnh nhân này khi được điều trị kết hợp với tham gia các hoạt động như hội họa, viết văn, làm thơ, mỹ nghệ hoặc tham gia dàn đồng ca cho thấy tình trạng thể chất tiến bộ hơn hẳn, ít phải tới khám hơn, dùng thuốc ít hơn và ít có các vấn đề về sức khỏe hơn so với nhóm bệnh nhân không tham gia các hoạt động xã hội.

Nhóm bệnh nhân “nghệ sĩ” này cũng có tâm lý tốt hơn và ít cảm thấy cô đơn hơn nhờ vào cảm giác tự chủ và duy trì tham gia các hoạt động xã hội một cách thường xuyên.


Nghệ thuật trong của mỗi chúng ta.


Theo đuổi những hoạt động sáng tạo có thể giúp chúng ta thư giãn và tránh được căng thẳng. Càng loại bỏ được căng thẳng chúng ta càng sống lâu, sống khỏe hơn.

Bác sĩ Herbert Benson của đại học Harvard cho biết những hoạt động có tính lặp lại như đan và may vá có thể giảm huyết áp, giảm nhịp tim và một số căng thẳng về mặt thể chất khác.Theo bác sĩ Cohen, khi bước vào tuổi 40 và 50, não bộ của chúng ta sẽ hoạt động hết công suất. Chúng ta sẽ sử dụng cả 2 phía của bộ não nhiều hơn (sự logic bên não trái và nghệ thuật bên não phải) qua đó giúp chúng ta sáng tạo hơn, từ đó chúng ta sẽ trở nên tự tin và thoải mái hơn.
 
Ung thư phổi (lung cancer)


TS. Nguyễn Thế Dân
- Ung thư phổi là bệnh hay gặp, tỷ lệ tử vong cao ở các nước công nghiệp phát triển. Nam mắc bệnh nhiều hơn nữ, tuổi mắc bệnh 40 – 70 tuổi.
- Tỷ lệ mắc bệnh cao có liên quan hút thuốc lá, những hoá chất dễ gây ung thư, nghề nghiệp và môi trường sống.
+ Đại thể
Trên đại thể có 4 loại:
- Ung thư phổi thể trung tâm (K phế quản gốc)
- Ung thư phổi thể ngoại vi (K phế quản nhỏ và phế quản tận)
- Ung thư phổi thể lan toả (K phế quản tận và phế nang).
- Ung thư màng phổi (mesotheliomas)
+ Vi thể
Chia 4 loại:
- Ung thư biểu mô gai (squamous cell carcinoma) 30%.
- Ung thư biểu mô tuyến (adenocarcinoma) 30%.
- Ung thư tế bào nhỏ (small cell carcinoma) 20%.
- Ung thư tế bào lớn (large cell carcinoma) 10%. Ngoài ra còn các khối u hỗn hợp chiếm 10%.
UT biểu mô gai (squamous cell carcinoma)
- Thường ở phế quản lớn vùng rốn phổi (thể trung tâm). Các TB ung thư là những TB biểu mô trụ bị dị sản gai, thường do hậu quả hút
thuốc lá. Lúc đầu là UT biểu mô gai tại chỗ, sau chuyển thành UT biểu mô gai xâm nhập, dễ gây tắc phế quản.
- Các TB ung thư hình đa diện, có thể có gai nối, đứng thành đám thành dải. ở những UT biệt hoá cao, giữa các đám các dải TB có thể có hình cầu sừng. Trong khối UT hay có hoại tử chảy máu.
UT biểu mô tuyến (adenocarcinoma)
- Thường ở phế quản nhỏ hay thể ngoại vi.
- TB ung thư có nguồn gốc là những TB trụ của biểu mô phế quản, có khi UT xuất phát từ những sẹo cũ trong phổi (scar cancers).
- Các TB xếp thành hình ống tuyến. Các tuyến to nhỏ không đều, chỗ một hàng TB, chỗ nhiều hàng TB. Các TB K có thể tiết nhày, có hình nhân chia, nhân quái.
- Có 4 hình thái: hình tuyến ống (acinar), tuyến nhú (papillary), tuyến chế nhày (solid carcinoma with mucin production), UT biểu mô vách phế nang (bronchioloalveolar carcinoma).
UT tế bào nhỏ (small cell carcinoma)
- TB UT có nguồn gốc từ các TB thần kinh nội tiết (neuroendocrine cell) nằm ở sát màng đáy, xen giữa các TB biểu mô trụ.
- Các TB K tròn hoặc bầu dục, nhỏ, bào tương ít, đều nhau bắt màu đậm (oat - cell carcinoma), giống TB lympho, đứng thành đám lớn.
- UT TB nhỏ có hình ảnh khác biệt với các thể UT phổi khác nên có tác giả chia UT phổi thành 2 loại: UT TB nhỏ và không TB nhỏ.
- UT TB nhỏ có tiên lượng xấu, di căn sớm, có thể chế tiết hormon và được điều trị theo phương pháp riêng.
UT tế bào lớn (large cell carcinoma)
- UT xuất phát từ TB vách phế nang hoặc phế quản tận, tương ứng thể lan tràn hoặc ở ngoại vi.
- TB UT kém biệt hoá, kích thước lớn, có sự đa dạng về nhân (nuclear pleomorphism). Các TB có thể dứng thành đám hoặc tạo thành hình giống tuyến.
- U phát triển nhanh, tiên lượng xấu.
Di căn UT phổi
Ung thư phổi di căn theo 4 đường:
- Xâm nhập tại chỗ: UT xâm nhập ra mô phổi xung quanh dọc theo phế quản, xâm lấm màng phổi và trung thất.
- Di căn theo đường lympho đến hạch rốn phổi. Hạch di căn đè ép mô xung quanh gây các hội chứng lâm sàng.
- Di căn trong khoang màng phổi gây tràn dịch.
- Di căn theo đường máu đến não, xương, gan, tuyến thượng thận. Di căn xương thường ở xương sườn, cột sống, xương đùi, xương chày. Hay gây gãy xương bệnh lý.
Biểu hiện lâm sàng UT phổi
+ UT phổi ít có triệu chứng sớm
+ Những biểu hiện lâm sàng sau vài năm khi có u, UT TB nhỏ phát triển nhanh nhất, UT tuyến phát triển chậm nhất.
+ Biểu hiện lâm sàng gồm:
- Ho (80%)
- Ho ra máu (70%)
- Khó thở (60%)
- Đau ngực (40%)
- Thở rít, thở ngáy (Wheeze) (15%)

UT phổi thể trung tâm


UT phổi thể ngoại vi


Ung thư biểu mô gai (Squamous cell Carcinoma)


Ung thư biểu mô gai (Squamous cell Carcinoma)


UT biểu mô gai (squamous cell carcinoma)


Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma)


UT biểu mô tuyến (adenocarcinoma)


UT biểu mô tuyến chế nhày (Mucinous bronchioalveolar carcinoma)


UT tế bào nhỏ (small cell carcinoma)


Ung thư tế bào nhỏ (Small cell carcinoma)


Ung thư tế bào nhỏ (Small cell carcinoma)


Ung thư tế bào nhỏ (Small cell carcinoma)


UT tế bào lớn (large cell carcinoma)


Ung thư tế bào nhỏ, lớn phối hợp (Mixed small cell/large cell carcinoma)


Tế bào UT di căn trong mạch lympho (lymphagitis carcinomatosa)


Các giai đoạn UT phổi


UT phổi xâm lấn trung thất