Tác giả: Harrison Forman
.KD: Hà Nội là tuổi thơ, tuổi thiếu nữ và là tuổi… hiện tại của mình :D.Bất ngờ nhận được những bức ảnh này do bạn bè iu quí gửi. HN từ năm 1940. Bỗng thấy cảm động. Một chút buồn bã thoáng qua, vì vẻ đẹp yên bình, sống chậm của Hà Nội tinh tế và lãng mạn- một sự ảnh hưởng văn hóa Pháp đậm nhạt khác nhau một thời vẫn còn nguyên vẹn trong ký ức của chị em gái chúng mình.
.Nhưng đặc biệt sâu đậm trong mình, một con bé lớn lên chỉ bằng đồ chơi, búp bê và sách vở, với những câu chuyện cổ tích thần tiên đậm đặc chất nhân văn, cái thiện cuối cùng bao giờ cũng thắng cái ác. Giờ vẻ đẹp HN xưa cũ trong thời kinh tế thị trường này đã biến mất sạch. Chỉ còn trong hồi ức chị em chúng mình mỗi khi có dịp cafe và hàn huyên nhớ cha, nhớ mẹ- bậc sinh thành đã phải vật lộn với những gian khó của HN sau năm 60- Cách mạng XHCN, để nuôi lớn chị em mình với tất cả những yêu thương, kỳ vọng, những khổ đau chảy ngược vào trong.
Nhưng mình biết, Cha Mẹ mình đã mỉm cười vì thấy mình đã nên người, không phụ lòng “cậu, mợ”- cách gọi của chị em gái mình với cha mẹ. Lại đã cay mắt :D
Xin đăng những hình ảnh thân thương của HN một thời để bạn đọc chia sẻ.
———–
Những nét đặc trưng của 36 phố phường cùng những sự hiện diện của người Pháp ở Hà Nội trong khoảng năm 1940 – 1941 qua ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ Harrison Forman.
Tàu điện trên phố Hàng Đào.
Những biển báo ở góc phố Hàng Đào – Cầu Gỗ.
Góc phố Hàng Gai – Hàng Đào.
Phố Cầu Gỗ với những pa-nô quảng cáo lớn trước các tòa nhà.
Phố Hàng Đào với đường xe điện ở giữa.
Phố Hàng Bạc.
Rạp phim Trung Quốc ở phố Hàng Bạc, nay là rạp Chuông Vàng.
Quầy giải khát bên bờ hồ Hoàn Kiếm.
Nhà hàng Thủy Tạ soi bóng xuống mặt nước hồ.
Bốt Hàng Trống bên bờ hồ.
Tháp Rùa giữa hồ Hoàn Kiếm.
Quầy bán hoa bên bờ hồ.
Một phụ nữ ngồi xe kéo đi qua bờ hồ.
Vườn hoa bên hồ Hoàn Kiếm chằng chịt hệ thống hầm hào quân sự.
Một hầm tránh bom đang được xây dựng gần bến Cầu Cháy (khu vực chân cầu Chương Dương ngày nay).
Một hầm tránh bom đang xây cất.
Nhân công người Việt, trong đó có cả trẻ em tham gia xây hầm trú ẩn.
Cổng vào ga Đầu Cầu, ngày nay là ga Long Biên.
Trạm biến thế và trạm tàu điện tại ngã năm Bờ Hồ.
Những thùng phuy xăng được vận chuyển trong thành phố bằng xe kéo.
Đường dẫn lên cầu Long Biên.
Bảng khoảng cách đường bộ từ Hà Nội đến các địa phương ở miền Bắc đặt tại đầu cầu Long Biên.
Những người phụ nữ từ khu vực ngoại thành vào Hà Nội qua cầu Long Biên.
Toàn cảnh cầu Long Biên, lúc này vẫn còn nguyên vẹn.
Gỗ bên bờ sông Hồng, gần cầu Long Biên.
Trạm xăng của hãng Texaco gần cầu Long Biên.
Phía trước một cửa hàng xăng dầu của hãng Standar Vaccuum tại Hà Nội.
Cửa hàng bách hóa Grands Magasins Reunis, ngày nay là Tràng Tiền Plaza .
Phố Paul Bert (Tràng Tiền).
Nhà hát Lớn Hà Nội.
Góc phố nơi giao giữa phố Paul Bert với đại lộ Francis Garnier (đường Đinh Tiên Hoàng ngày nay).
Ngã tư phố Paul Bert (Tràng Tiền) và đại lộ Henri Rivìere (Ngô Quyền) với nhà hát Lớn ở phía cuối.
Bờ hồ Hoàn Kiếm nhìn từ đầu phố Paul Bert.
Ngã ba Paul Bert – Fourès (ngày nay là Đinh Lễ).
Rạp Eden (nay là rạp Công Nhân) trên phố Paul Bert.
Một người Pháp ngồi trên xe kéo tay.
Ông lão hát xẩm mù trên hè phố.
Một góc phố Huế.
Tượng đài Thống chế Ferdinand Foch tại vườn hoa Canh Nông (nay là công viên Lê Nin).
Một khu phố mới của Hà Nội.
Quầy vé số trên vỉa hè Hà Nội .
Phố Hàng Khay.
Trụ sở hãng xe hơi Ford ở Hà Nội.
Trẻ em làm nhân viên phục vụ tại một trạm xăng.
Trụ sở ngân hàng Đông Dương ở Hà Nội – nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam .
Trụ sở hãng xe hơi Simca (Pháp) ở Hà Nội, ngày nay là vũ trường New Century trên phố Tràng Thi.
Trụ sở công ty thương mại và hàng hải Viễn Đông ở Hà Nội.
Phòng khám bệnh của bác sĩ Phạm Văn Phan.
Phố Hàng Tre.
————-