Thứ Ba, 26 tháng 5, 2015

Giáo dục nhân cách và kỹ năng sống

Có thể nói giáo dục lòng tự trọng là nguồn gốc và nền tảng cho mọi phẩm chất cá nhân trong nền giáo dục nhân văn nhấn mạnh vào dạy làm người.

LTS : Ngày nay, các bậc phụ huynh Việt Nam thường rơi vào trạng thái hoang mang khi phải đối mặt với một môi trường đầy ắp thông tin nhiều chiều, cùng những thay đổi liên tục về chương trình, chính sách giáo dục. Và hơn cả, họ phải đối mặt với nỗi lo những xô lệch, xuống cấp về đạo đức xã hội, khủng hoảng giá trị… tác động đến con cái họ ra sao.

Trong bối cảnh đó, Tuần Việt Nam xin giới thiệu loạt bài viết vềgiáo dục, định hình nhân cách và bản lĩnh sống cho trẻ của tác giả Nguyễn Tuấn Hải.

********************

Bài 1

Người Việt ồn ào và cách người Nhật dạy trẻ

Giáo dục lòng tự trọng

Một số vấn đề xảy ra trong lòng xã hội Việt Nam hiện nay đang cho thấy tầm quan trọng của việc tạo dựng, bồi đắp lòng tự trọng.Các sự kiện đám đông chen lấn giành giật trong các lễ hội và các sự kiện dẫn đến tai nạn, hoảng loạn thậm chí là đánh nhau ác liệt… đã trở nên ngày càng nhức nhối, làm nhói đau trong tim của những con người tử tế.

Chẳng hạn, chỉ mới vừa đây, báo chí đưa tin, tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, trong những ngày nghỉ lễ xảy ra hàng trăm vụ đánh nhau dẫn đến nhập viện. Đáng buồn nữa là, theo một bác sĩ trực lãnh đạo BV Chợ Rẫy xác nhận : “Nhiều trường hợp đâm chém ở lứa tuổi thanh thiếu niên với hành vi rất nguy hiểm, dùng dao, mã tấu chém đối thương trọng thương..”..

Cái ác và cái xấu sẽ được cổ vũ một cách vô tình bởi sự im lặng của chính những người tử tế. Cho nên những người làm giáo dục chính là những người cần góp không chỉ tiếng nói thức tỉnh và thay đổi hành vi của xã hội, mà còn cần thúc đẩy các hành động tử tế một cách mạnh mẽ hơn.

Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn đưa ra một giải pháp : Giáo dục lòng tự trọng cho trẻ em. Bởi chúng tôi coi đây là nguồn gốc và nền tảng cho mọi phẩm chất cá nhân trong nền giáo dục nhân văn nhấn mạnh vào dạy làm người, thay vì nền giáo dục “cơ bắp”, nhấn mạnh vào dạy kiến thức và kĩ thuật làm bài tập như hiện nay của chúng ta.

Lòng tự trọng (self – esteem trong tiếng Anh) không phải là thứ tự sinh ra ở mỗi cá nhân. Nó là một phẩm chất mà chúng tôi gọi mang tính thành quả. Dạy kiến thức cho trẻ đã khó. Dạy kĩ năng còn khó hơn. Và rèn phẩm chất cho trẻ mới là cực khó. Cả 3 thứ này : kiến thức (knowledge) ; kĩ năng (skill) và phẩm chất (quality) đều được người Anh dùng chữ ACQUIRE trong ngôn ngữ của họ khi diễn tả việc đạt được các thứ đó.

Chữ ACQUIRE có nghĩa là đạt được/giành được một cái gì đó không phải thông qua một hành động tức thời mà qua một quá trình rèn rũa.

Chúng tôi xin được đưa ra dưới đây các cách thức được dày công nghiên cứu và tổng kết trong các nền giáo dục tiến bộ thế giới nhằm hướng trực tiếp tới việc hình thành và rèn luyện lòng tự trọng cho trẻ em.

1. Dạy trẻ tìm ra 1 đặc điểm cá nhân bất kỳ tại một thời điểm hay một thành tích bất kỳ sau một quá trình để trẻ tự hào về bản thân mình.

Đặc điểm cá nhân độc đáo của trẻ là thứ mà một khi ý thức được các em sẽ thấy được sự khác biệt của mình.

Thành tích cá nhân là một con dao hai lưỡi trong giáo dục trẻ. Quá trình làm việc và phấn đấu của trẻ được đánh dấu bằng các thành tích như vậy. Đó không chỉ là thứ mà trẻ cần được dạy cách tự hào để thấy mình tự tin về những gì mình đã làm được và có thể làm được, mà còn trân trọng chúng như những kỷ niệm đẹp.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh thành tích cá nhân ở đây là sự vượt lên chính mình của cá nhân đứa trẻ, chứ không phải sự cạnh tranh và dẫm đạp lên người khác.

Chúng ta hãy xem Nhật Bản đã dạy học trò tiểu học của họ thế nào trong việc rèn luyện tính tự tôn trọng cá nhân mình :

– Dạy trẻ rằng ước mơ quan trọng hơn tất cả.

– Nhắm vào việc rèn tâm hồn phong phú cho đứa trẻ

– Dạy trẻ tự vượt qua chính mình bằng cách đặt ra các mục tiêu cho cá nhân vào đầu năm học và nỗ lực thực hiện các tiểu mục đó.

2. Dạy trẻ tôn trọng người khác cả về khả năng, tính cách và nhất là sự riêng tư.

Đứa trẻ không chỉ cần nhận thức được sự khác biệt của mình, mà còn cần nhận biết được sự khác biệt của người khác, đặc biệt là bạn bè cùng trang lứa là những người đang chia sẻ nhiều thứ chung với nhau. Và các em phải được dạy tôn trọng sự khác biệt và biết được sự đa dạng làm nên sự hấp dẫn của môi trường sống và học tập của chính mình.

Chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây một phẩm cách đặc biệt và có tính chất văn hóa ứng xử ở bậc cao : đó là tôn trọng tính cá nhân và không gây ồn hay làm phiền người khác.

Người châu Á, trong đó người Việt Nam, Trung Quốc vốn vẫn rất “mang tiếng” ồn ào, nhất là khi họ đi theo đám đông. Đặc tính này cũng khiến chúng ta đôi khi rơi vào những trường hợp chẳng hạn như bị các thực khách châu Âu tránh né trong các nhà hàng sang trọng. Đó là vấn đề chúng ta phải thực sự suy ngẫm.

3. Tạo điều kiện và khuyến khích trẻ theo đuổi đam mê cá nhân.

Tại Việt Nam khi trẻ em bộc lộ ý thích của chúng mà theo cha mẹ là không có lợi ích thực dụng trong việc học hành và tương lai tài chính, thường chúng sẽ không được khuyến khích và thậm chí bị ngăn cản.

Một khi đứa trẻ không được sống với đam mê để có thể sống hết mình cho ngọn lửa cháy trong mình và qua đó tận hiến cho cộng đồng, chúng sẽ không thấy cá nhân mình có ý nghĩa.

Được là mình là nhu cầu quan trọng nhất của trẻ em. Chúng sẽ trân trọng mình và trân trọng người. Chúng sẽ thấy nếu lấy đồ, sáng kiến, công sức… của người khác làm của mình là hành động xấu xa bậc nhất.

Và đó là cơ sở giúp trẻ em có những ý thức đầu tiên ươm mầm cho lòng tự trọng cho chúng trong tương lai trên con đường học để làm người trước tiên.

Theo Tuan Vietnam (05/05/2015)

*****************

Bài 2

Kỹ năng quan trọng của thế giới, ta lại yếu nhất

Làm việc nhóm có thể nói là kỹ năng yếu nhất của học sinh Việt Nam và thật đáng tiếc đây lại là kỹ năng quan trọng số một,quyết định sự thành bại của quá trình làm việc khi trưởng thành. 

Thành công là một con đường không bao giờ là của một người. Đó mới là đích đến sâu xa nhất của nhận thức và ý thức của cá nhân, thông qua đức khiêm nhường.

Chúc mừng con đã biết bơi !

Một hôm, có cậu bé học trò một trường quốc tế tại Hà Nội nhận được giấy khen của nhà trường với nội dung sau :

‘Chúc mừng con đã biết bơi’

Một nội dung tưởng tương đối đơn giản, nhưng ẩn chứa mộttriết lý giáo dục rất nhân văn gửi gắm đằng sau.

Câu chuyện của cậu bé như sau : cậu là người cuối cùng trong lớp không biết bơi và sau nhiều nỗ lực tập luyện thì cuối cùng cậu đã biết bơi. Khi cậu chưa biết bơi và các bạn trong lớp thi bơi ở hồ bơi, cậu vẫn vui vẻ, hồn nhiên chạy trên thành bể cổ vũ cho các. Cậu đã không cảm thấy việc mình thua kém các bạn ở lĩnh vực không phải thế mạnh của mình.

Giấy khen của trường cậu bé nhấn mạnh vào việc con người cần phải vượt qua được chính mình. Và đó là thành tựu lớn nhất mà một người cần hướng tới, chứ không phải việc phải vượt qua và thắng được người khác bằng mọi cách.

Ở đây, triết lý giáo dục của ngôi trường cậu bé học có hai điểm chính :

1. Cậu bé đã học được cách tôn trọng chính mình.

2. Cậu đã học được cách tôn trọng sự khác biệt về khả năng và hoàn cảnh giữa các cá nhân.

Với góc nhìn của nhà giáo dục, tôi coi đây là hai tiền đề cho sự khiêm nhường mà một đứa trẻ cần phải có được trong một nền giáo dục vừa nhân văn vừa hiện đại.

Làm việc nhóm là một kỹ năng rất quan trọng với học sinh. Ảnh minh họa, nguồn : Ischool.vn

Nếu nhìn xa hơn, những tiền đề này sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng và phát triển các phẩm chất cần có để chuẩn bị cho hành trình tương lai :

1. Không bao giờ chê bai người khác.

2. Học làm việc nhóm ngay từ khi còn nhỏ.

3. Học cách thảo luận và tranh luận (debate) khi bước vào cấp 2 (THCS) và cấp 3 (THPT hay High School).

Không chê bai người khác có hai hàm ý, vừa là tôn trọng sự khác biệt và đa dạng ; vừa là tôn trọng cái tôi cái cá nhân của chính bản thân mình, đây là cơ sở để giúp trẻ tiến tới việc hình thành 2 kĩ năng số 2 và số 3. Trong giáo dục phổ thông, việc yêu cầu các em mặc đồng phục khi tới trường chỉ giải quyết được bề nổi mang tính hình thức của việc này.

Làm việc nhóm có thể nói là kỹ năng yếu nhất của học sinh Việt Nam và thật đáng tiếc đây lại là kỹ năng quan trọng số một, quyết định sự thành bại của quá trình làm việc khi trưởng thành.

Trẻ em của chúng ta đi học chỉ cốt lo điểm số của mình sao cho cao nhất có thể. Các em không quan tâm và không được dạy cách tương tác với người khác : các em không thực hiện việc tìm kiếm sự giúp đỡ cũng như không mang sự trợ giúp của mình cho bạn bè. ‘Học thầy không tày học bạn’ hóa ra lại vẫn là chuyện nói suông ở các trường học của chúng ta.

Tính cá nhân và việc chỉ dựa vào cá nhân mình để tiến tới sự thành công cả trong học tập và làm việc được tiếp tục thể hiện trong việc các em không quan tâm tới sự gắn mình với cộng đồng, với các hoạt động xã hội vì mục đích không tư lợi. Các em lớn lên với rất ít ý thức cống hiến cho cộng đồng và xã hội, nhất là với nơi mình sống và cộng đồng ngay tại đó.

Hãy thảo luận, đừng dùng bạo lực

Nền giáo dục của chúng ta hiện chưa tạo được điều kiện cần thiết cho tranh cãi và thảo luận (debate). Trong khi debate là một phần cấu thành quan trọng bậc nhất trong nền giáo dục tiền đại học. Qua đây các em học sinh sẽ học được từ nhau rất nhiều và biến đổi bản thân để vượt qua và hoàn thiện bản thân mình ở cấp độ cao.

Ở các nước tiên tiến, từ trong trường học cho tới xã hội, những người làm giáo dục luôn cố gắng tạo ra không gian thảo luận (debate room) để không chỉ giúp học sinh phát triển, mà còn qua đó (chứ không phải bài kiểm tra hay điểm số hay giải thưởng) phát hiện và lựa chọn các cá nhân đặc biệt để giúp các em phát triển đúng thiên hướng của từng cá nhân học sinh.

Chúng ta thường thấy những cá nhân thành công đích thực (cả trong học tập và sự nghiệp) lại rất giản dị và khiêm nhường ! Tại sao lại như thế trong khi họ rất thành công và tài giỏi ?

Câu trả lời đơn giản là họ được giáo dục từ bé đức khiêm nhường. Và đặc biệt là khi họ thành công và đứng từ trên cao nhìn xuống họ sẽ thấy mình sao nhỏ bé. Họ thấy để lên được đỉnh cao thành công họ đã phải đi cùng với nhiều người, nhận được sự hỗ trợ từ nhiều người tài năng thậm chí còn hơn họ.

Họ biết thành công là không chỉ của cá nhân họ. Thành công là một con đường đi không bao giờ là của một người cả.

Đó mới là đích đến sâu xa nhất của nhận thức và ý thức của cá nhân, thông qua đức khiêm nhường.

Theo Tuan Vietnam (06/05/2015)

******************

Bài 3

Những ‘cái chết’ vô tư trong cách người Việt dạy trẻ

Bắt trẻ học nhiều và học suốt ngày như hiện nay chính là chúng ta đang giết chết nhiều thứ quý giá trong đứa trẻ, và đó là những “cái chết” đáng buồn và vô tư nhất trong giáo dục.

Khi chúng ta đánh giá học sinh của mình, nền giáo dục của ta chỉ nhìn vào điểm số để đưa ra kết luận về triển vọng của cá nhân một con người. Điều đó là không có gì sai nếu chúng ta không coi đó là phương tiện hay thước đo duy nhất.

Tuy nhiên thật đáng buồn là hiện nay nó lại là thực trạng trong giáo dục của ta.

Kỳ thi kiểm tra kiến thức đã có mà phương Tây đặt tên là Proficiency Test chỉ đánh giá được một phần điều bạn biết chứ không thể hiện được khả năng của bạn trong việc tiếp thu và lĩnh hội cái mới. Đánh giá tiềm năng của con người mới là khó và các nước tiên tiến coi trọng Aptitude Test (đánh giá năng khiếu) quan trọng hơn rất nhiều “Proficiency Test”.

Những chiếc cặp sách nặng oằn vai học sinh. Ảnh : GDVN

Tại Nhật Bản, người ta coi dạy cho trẻ con biết ước mơ quan trọng hơn rất nhiều việc truyền thụ kiến thức. Và như vậy nghĩa là càng hạ tầm quan trọng của “Proficiency Test” xuống sâu hơn nữa.

Phương pháp đó rất khác những gì đang diễn ra trong giáo dục của chúng ta:

1. Dạy quá nhiều kiến thức.

2. Thi chỉ tập trung vào kiến thức và kiểu bài biết trước để luyện thi và luyện gà về kiến thức và thợ giải bài.

3. Không có khái niệm về Đánh giá năng khiếu (Aptitude Test) cho các trường chuyên biệt

4. Không dạy cho trẻ ước mơ, thậm chí có khi chê cười điều đó.

Chúng tôi xin đi vào vấn đề đầu tiên và cốt lõi nhất trong việc dạy cho trẻ biết ước mơ :

Hãy để các em trống rỗng 

Nghe có vẻ lạ và phi lý, nhưng thực tế là thế. Bạn và tôi chúng ta có bao giờ lật lại vấn đề : tác hại của kiến thức và sự hiểu biết là gì không ? Chắc là ít người trong chúng ta đã từng suy nghĩ về vấn đề này, và nếu có thì chắc cũng là rất hiếm hoi trong cuộc đời chạy đua nhau về kiến thức và bằng cấp như ngày nay.

Chúng tôi xin được trả lời luôn là: kiến thức, đặc biệt khi lượng kiến thức nhiều chính là thứ đầu tiên cản trở trí tưởng tượng của trẻ em. Trí tưởng tượng ư ? Sao nó lại quan trọng đến thế ?

Theo Albert Eistein thì trí tưởng tượng quan trọng hơn cả trí thông minh và sự hiểu biết. Trí tưởng tượng sinh động và không biên giới trẻ em sẽ đi đến với hai chân trời:

Sự tò mò ưa khám phá và Những khả năng dám ước mơ đến không tưởng.

Cũng theo Eistein: “Tôi không thông minh hơn bạn, tôi chỉ tò mò hơn bạn thôi” và: “kiến thức đưa ta đi từ A tới Z, còn trí tưởng tượng đưa ta đi khắp nơi”

Nếu chúng ta chỉ hô hào cổ vũ: “các em ơi hãy ước mơ đi” mà không dạy cho chúng việc suy nghĩ cách nào và làm gì để ước mơ thì việc làm đó sẽ là vô ích. Hãy nhớ bạn nhé: làm cho bé trống rỗng về đầu óc để cho chúng phát triển trí tưởng tượng không có biên giới. Từ đó các ước mơ lớn và buồn cười mới tới được với chúng.

Và chúng ta cũng cần nhớ thêm: trẻ em không cần ước mơ những thứ nghiêm túc của người lớn, hãy để ước mơ kéo chúng đến với các chân trời kiến thức và khám phá chứ không được để các kiến thức dẫn dắt ước mơ của chúng.

Có rất nhiều việc chúng ta có thể làm để giúp trẻ biết tưởng tượng và ước mơ, chẳng hạn như:

1. Hãy để trẻ ngồi và quan sát bầu trời đêm. Đặc biệt là vào hôm có trăng hoặc sao hoặc có cả hai.

2. Hãy để chúng tiếp xúc và làm bạn với thiên nhiên hoang dã: đồng cỏ, cánh đồng, thảo nguyên, rừng , sông hồ, núi non là những nơi bạn cần cho trẻ đến chơi và khám phá.

3. Hãy dạy và để cho trẻ tự chơi một mình.

4. Cho chúng đọc sách đúng và đủ về thế giới tự nhiên đặc biệt là về vũ trụ và Trái đất.

5. Dạy cho trẻ cảm nhận được âm thanh của tự nhiên. Nhìn ngắm thôi không đủ , chúng còn cần cảm được tự nhiên qua âm thanh. Hãy để trẻ ngồi một mình trong khu vườn xào xạc lá cây vào một trưa hè ở quê chẳng hạn. Lá cây xào xạc và gió vi vu là các ví dụ về âm thanh của tự nhiên mà trẻ cần được cảm thấy qua giác quan của chính chúng chứ không phải qua lời nó của người lớn.

6. Cho trẻ về quê và được tiếp xúc với đom đóm và các câu chuyện tưởng tượng.
Đừng để trẻ con lớn lên mới làm những việc này; hoặc bắt trẻ học nhiều và học suốt ngày như hiện nay chính là chúng ta đang giết chết nhiều thứ quý giá trong đứa trẻ. Và đó là những “cái chết” đáng buồn và vô tư nhất trong giáo dục.
-------
Nguyễn Tuấn Hải

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Gạch 3D lát nền ‘biến’ sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật

Gạch 3D lát nền biến sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp. Gạch 3D lát nền đang là xu hướng trang trí mới để giúp không gian nhà có những cảnh quan tuyệt vời.
Gạch 3D lát nền với lớp phủ trong suốt cho phép chủ nhà có để biến các căn phòng của mình trở nên tuyệt vời hơn khi có thể ngắm đáy đại dương hoặc bãi biển thơ mộng…
Gạch 3D lát nền biến sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật 13
Gạch 3D lát nền biến sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật 11
Gạch 3D lát nền biến sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật 10
Những hình ảnh đáng kinh ngạc từ gạch 3D giống như cuộc sống thiên nhiên dù nhìn từ nhiều góc độ. Kỹ thuật sử dụng gạch 3D này đã được dùng tại các trung tâm mua sắm hạng sang và các tòa nhà cao cấp cách đây vài năm. Bây giờ, chúng đang trở thành xu hướng trang trí nội thất được ưa chuộng nhất nhì tại các hộ gia đình giàu sang.
Gạch 3D lát nền biến sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật 9

Gạch 3D lát nền ‘biến’ sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật

Gạch 3D lát nền biến sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật 8
Gạch 3D lát nền biến sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật 6
Gạch 3D lát nền biến sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật 5
Gạch 3D lát nền có thể ‘biến’ nhà bếp và phòng tắm thư thái hơn với cảnh quan tuyệt vời.
Gạch 3D lát nền biến sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật 4
Gạch 3D lát nền biến sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật 3
Gạch 3D lát nền biến sàn nhà thành các tác phẩm nghệ thuật 0
Tuấn Nguyễn (Theo Giadinhvn.vn)

Vai trò của vịnh Cam Ranh qua góc nhìn người Nhật

Việt Nam không thể so sánh được với Trung Quốc về mặt sức mạnh. Nền kinh tế của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam 54 lần và lực lượng hải quân của họ cũng lớn hơn gấp 10 lần. Tuy nhiên, trong cuộc tranh chấp trên Biển Đông hiện nay, Việt Nam có một “con át chủ bài”, đó là vịnh Cam Ranh.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin Nikkei Asian Review, ấn bản tiếng Anh chuyên về kinh tế - chính trị của tập đoàn truyền thông Nikkei của Nhật, ra đời từ năm 2013.
Vịnh Cam Ranh là một trong những vịnh có vị trí chiến lược quan trọng nhất ở châu Á. Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã từng sử dụng cảng này làm trung tâm cho mọi hoạt động trên biển.
Giờ đây, Hải quân Mỹ đang có ý định trở lại. Hiện họ đang cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển Châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh.
Ngày 11/3, Reuters đưa tin chính phủ Mỹ đã yêu cầu Việt Nam ngăn không cho phép Nga sử dụng căn cứ quân sự ở vịnh Cam Ranh. Theo một số tin tức, các quan chức Mỹ cho biết máy bay ném bom Nga đã bay quanh đảo Guam, nơi có một căn cứ không quân Mỹ, và được tiếp nhiên liệu từ một máy bay bay từ hướng vịnh Cam Ranh.
Cảng Cam Ranh cách quần đảo Hoàng Sa 600km về hướng Tây và cách quần đảo Trường Sa 800km về hướng Tây Bắc.
Tàu từ vịnh Cam Ranh có thể dễ dàng đi vào Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca. Lịch sử đã chứng minh giá trị của vịnh này: Trong chiến tranh Nga – Nhật năm 1904 -1905, hạm đội Baltic của Nga đã cập cảng tại đây, còn Phát xít Nhật đã sử dụng cảng Cam Ranh trong Thế chiến II.
Sau Chiến tranh Việt Nam, Liên Xô và sau này là Nga đã đóng tại căn cứ này từ năm 1979 đến năm 2002. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, vịnh Cam Ranh đã mất đi một phần tầm quan trọng chiến lược của mình. Tuy nhiên, việc Trung Quốc ngày càng trở nên mạnh tay hơn trong việc khẳng định chủ quyền tại các vùng tranh chấp khiến cho vai trò của vịnh Cam Ranh được nhắc đến một lần nữa.
Chính phủ Việt Nam cho biết họ không muốn ưu tiên cho bất kỳ nước nào đối với việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam đã nhiều lần từ chối yêu cầu hoạt động tại cảng Cam Ranh của Mỹ. Việc họ cho phép Nga thâm nhập vào vịnh được coi là một động thái nhằm củng cố quan hệ với Moskva, vốn là đối tác quân sự quan trọng từ thời Chiến tranh Việt Nam.
 
Xem thêm:




 



Tính đến tháng 3 năm nay, Hải quân Việt Nam đã mua về 3 tàu ngầm lớp Kilo và triển khai chúng trên vịnh Cam Ranh, và ba chiếc còn lại sẽ được bàn giao từ nay cho đến năm 2016. Việc cập cảng thường xuyên của tàu chiến Nga sẽ khiến Việt Nam dễ dàng tìm hiểu thông tin về cách thức vận hành và chiến thuật tàu ngầm từ phía Nga.
Một quan chức ngoại giao ở Hà Nội cho biết: “Việt Nam nhiều khả năng đã giành được thỏa thuận nhằm nâng cấp vũ khí và thiết bị của mình bằng cách cho phép Nga cập cảng trên vịnh Cam Ranh”.
Tuy vậy, chính phủ Việt Nam tỏ ra kín tiếng trước sự kiện tàu của Nga cập cảng Cam Ranh. Rất có thể là bởi Việt Nam mong muốn củng cố quan hệ với Mỹ còn hơn cả Nga.
Năm nay đánh dấu tròn 20 năm Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành lãnh đạo đầu tiên của Đảng đến thăm Washington, có thể vào đầu tháng 6 tới.
Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam sau Trung Quốc, chiếm 11,7% tổng kim ngạch thương mại Việt Nam. Mỹ cũng đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Cho đến giờ, lệnh cấm chỉ áp dụng đối với những mặt hàng liên quan đến quốc phòng trên biển. Việt Nam đang có nhu cầu mua thêm các loại phi cơ chống tàu ngầm và tàu tuần tra ven biển tốc độ cao.
Khoảng 95% số vũ khí mà Việt Nam có hiện nay đều là của Nga, và phần lớn chúng đã lỗi thời. Các quan chức Việt Nam biết rằng nếu họ mua vũ khí Mỹ, họ sẽ được huấn luyện bài bản cũng như có thêm nhiều hỗ trợ khác. Rất có thể, Việt Nam đang muốn thay thế dần các loại khí tài của Nga với Mỹ.
Nhật Bản cũng đang theo dõi sát sao diễn biến tại vịnh Cam Ranh. Cuối tháng 4 vừa qua, theo tin tức của Reuters, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã bắt đầu có kế hoạch tập trận chung trên Biển Đông với Mỹ. Hiện tại, nước này có một phi đội gồm 70 máy bay do thám P-3C. Nếu được hoạt động trên vịnh Cam Ranh, “Nhật Bản có thể thường xuyên theo dõi toàn Biển Đông”, theo lời một quan chức ngoại giao ở Hà Nội.
Ngày 13/5, 2 chiếc máy bay P-3C của Nhật Bản đã bay đến thành phố Đà Nẵng và là lần thứ hai phi cơ này đến Việt Nam. Cho dù sự kiện này là vô tình hay hữu ý, Việt Nam đang phát đi một thông điệp mạnh mẽ, và cuộc cạnh tranh trên Biển Đông đang ngày càng phức tạp hơn.
Theo INFONET

Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2015

Toàn cảnh Sài Gòn từ trên cao


Nam Bộ 100 năm trước tuyệt đẹp trong tranh họa sĩ Pháp

Qua nét bút của họa sĩ Pháp L. Frequenes, những khung cảnh đặc sắc của miền đất Nam Bộ 100 năm trước đã được tái hiện rất sinh động.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Bờ kênh Nam Bộ.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Kênh rạch ở vùng Chợ Lớn.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Góc chợ Sài Gòn.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Cánh buồm nát.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Đường quê Sài Gòn.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Đi chợ về.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Kênh Tàu Hủ.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Chợ trên phố Sài Gòn.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Những con thuyền ở Nam Bộ.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Nhà nổi ở Nam Bộ.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Quán ăn người Hoa.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Rừng dừa.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Thợ giặt quần áo người Hoa.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Thuyền chở than.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Sông nước Nam Bộ.
  • Nam Bo 100 nam truoc tuyet dep trong tranh hoa si Phap
    Xe bò kéo.

Họa sĩ Pháp đã vẽ Việt Nam như thế nào?

Dân trí Hình ảnh con người, đất nước Việt Nam cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 đã được khắc họa như thế nào trên tranh của các họa sĩ Pháp?

Ở thời điểm này, nhiều bức tranh ấn tượng ghi lại vẻ đẹp đất nước - con người - văn hóa Việt Nam đã được các họa sĩ Pháp thực hiện:
Tranh của họa sĩ người
PhápTranh của họa sĩ người Pháp Joseph Inguimberty (1896-1971), trưởng khoa Hội họa của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Bức tranh sơn dầu “Janette,
Dominique và bà vú em” của Joseph Inguimberty.Bức tranh sơn dầu “Janette, Dominique và bà vú em” của Joseph Inguimberty.
Bức tranh sơn dầu “Janette,
Dominique và bà vú em” của Joseph Inguimberty.

Bức tranh sơn dầu “Janette,
Dominique và bà vú em” của Joseph Inguimberty.
Bức tranh khắc họa phụ nữ Việt Nam ở những thập niên đầu của thế kỷ 20, do họa sĩ Joseph Inguimberty thực hiện.
Bức tranh sơn dầu “Janette,
Dominique và bà vú em” của Joseph Inguimberty.Hai bức tranh tách biệt ở trên đã từng được Joseph Inguimberty đưa vào thành một bức sơn dầu khổ lớn, đặt tên là “Gia đình bên bờ ao”.
Bức tranh sơn dầu “Phụ
nữ và trẻ em” vẽ năm 1934 của Inguimberty.

Bức tranh sơn dầu “Phụ
nữ và trẻ em” vẽ năm 1934 của Inguimberty.
Bức tranh sơn dầu “Phụ nữ và trẻ em” vẽ năm 1934 của Inguimberty.
Bức “Những người phụ nữ
gặp mặt”.Bức “Những người phụ nữ gặp mặt”.
Bức “Họp mặt”.Bức “Họp mặt”.
Bức “Đất và người miền
Bắc”.Bức “Đất và người miền Bắc”.
Bức “Người phụ nữ nằm
võng”.Bức “Người phụ nữ nằm võng”.
Bức “Cô gái miền Bắc” vẽ
năm 1934.Bức “Cô gái miền Bắc” vẽ năm 1934.
Bức “Đi chợ”.Bức “Đi chợ”.
Bức “Ngôi chùa”.Bức “Ngôi chùa”.
Bức “Những người phụ nữ”
vẽ năm 1932 của Joseph Inguimberty.Bức “Những người phụ nữ” vẽ năm 1932 của Joseph Inguimberty.
Joseph Inguimberty là một họa sĩ Pháp. Trong trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, ông vốn được học trò yêu mến bởi là người có phương pháp giảng dạy thực tế, ít tính hàn lâm, kinh viện.
Joseph Inguimberty rất hứng thú với văn hóa Việt Nam. Trong thời kỳ sinh sống tại đây, ông đã thực hiện nhiều tranh về đất nước - con người Việt Nam.
Joseph Inguimberty luôn khuyến khích các học trò của mình hãy thực hiện những bức tranh thể hiện đậm đặc màu sắc văn hóa quê hương, cùng với đó, ông đề cao cách thể hiện màu sắc và ánh sáng. Trong tranh của Inguimberty, người ta có thể cảm nhận thấy rõ đường đi của ánh sáng, đặc biệt, tranh ông sử dụng những gam màu dịu dàng, lãng mạn.
Joseph Inguimberty còn rất hứng thú với chất liệu sơn mài và đã khuyến khích học trò của mình thử nghiệm với tranh sơn mài để nâng tầm sơn ta, từ những món đồ mỹ nghệ thủ công, lên thành một thể loại tranh nghệ thuật.
Tại Pháp, Joseph Inguimberty đã từng theo học mỹ thuật và kiến trúc tại trường Nghệ thuật - Thiết kế Quốc gia Pháp (Paris). Inguimberty đã từng giành được một số giải thưởng hội họa ở Pháp trước khi tới Việt Nam hồi năm 1925 và được mời làm trưởng khoa Hội họa ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Có lẽ đóng góp lớn nhất của Inguimberty đối với mỹ thuật Việt Nam chính là việc ông đã cùng với các học trò của mình thử nghiệm ở dòng tranh sơn mài - dòng tranh đã trở thành điểm nhấn đặc biệt của hội họa Việt Nam đối với hội họa thế giới.
Bức “Những người phụ nữ”
vẽ năm 1932 của Joseph Inguimberty.
Trên đây là một bức tranh sơn mài hai mặt được tạo thành từ 6 tấm gỗ ghép, một mặt khắc họa đoàn rước trong cung đình Huế và một mặt khắc họa cảnh quan mùa xuân. Tác phẩm do thầy trò Joseph Inguimberty cùng thực hiện ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Bức tranh đã từng được đem bán đấu giá ở Hồng Kông và đạt mức giá 1.100.000 đô la Hồng Kông (3 tỉ đồng). Bức tranh chỉ đề là tác phẩm của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, vì vậy, có thể hiểu đây là một tác phẩm do thầy trò Joseph Inguimberty cùng thực hiện. Kích thước của tác phẩm này là 180x300cm, được thực hiện vào khoảng năm 1938-1940.
Ngay khi đặt chân đến Việt Nam năm 1925, Inguimberty đã bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp và chất lượng của những món đồ mỹ nghệ sơn mài của Việt Nam, trong 20 năm giảng dạy ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Inguimberty đã cùng đồng hành với nhiều thế hệ học trò để sáng tạo và phát triển một trường phái tranh sơn mài của Việt Nam.
Những họa sĩ nổi tiếng trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam như Tô Ngọc Vân, Phạm Hậu, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Khang, Trần Văn Cẩn, Trần Quang Trân đều đã từng học về nghệ thuật vẽ tranh sơn mài trong ngôi trường này. Tác phẩm trên đây là một ví dụ độc đáo về những kỹ thuật cao tay, điêu luyện mà thầy trò nhà trường đã đạt tới. 
Nếu mặt thứ nhất lấy nền màu đỏ thì mặt thứ hai lấy nền màu vàng. Bức này khắc họa một con phượng hoàng, bên cạnh nó còn có hai con sếu, bay giữa những bông hoa mai, hoa cúc, những cây tùng, cây trúc, trong phong cảnh mùa xuân. Đây vốn là những hình ảnh ước lệ, tượng trưng, mang nhiều ý nghĩa biểu đạt trong văn hóa Á Đông.
Sự đối lập giữa hai bức tranh ở hai mặt thể hiện nỗ lực đạt tới sự cân bằng, hài hòa. Tác phẩm có thể coi là một ví dụ tiêu biểu về thời kỳ thầy trò trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương cùng nhau nghiên cứu, thực hiện tranh sơn mài.
Bức “Những người phụ nữ”
vẽ năm 1932 của Joseph Inguimberty.
Bức sơn mài này cũng được thực hiện bởi thầy trò trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương hồi năm 1940. Tác phẩm khắc họa hình ảnh chim phượng hoàng, bên cạnh đó còn có hình ảnh một vài con sếu trong quang cảnh mùa xuân.
Tác phẩm đã được bán đấu giá ở Hồng Kông và đạt mức 687.500 đô la Hồng Kông (1,9 tỉ đồng). Bức tranh được ghép thành từ 10 tấm gỗ với tổng kích thước 170x300cm.
Bức “Dân tộc vùng cao”
vẽ bằng phấn màu và màu bột trên giấy, do họa sĩ người PhápBức “Dân tộc vùng cao” vẽ bằng phấn màu và màu bột trên giấy, do họa sĩ người Pháp André Maire (1898-1984) thực hiện năm 1949.
Bức “Cảnh Hà Nội” do họa
sĩ PhápBức “Cảnh Hà Nội” do họa sĩ Pháp Gaston Roullet (1847-1925) thực hiện năm 1885.
Bức “Cảnh Hà Nội” do họa
sĩ PhápBức “Hải Phòng” do Gaston Roullet thực hiện đã được bán đấu giá với mức giá 56.250 đô la Hồng Kông (158 triệu đồng).
Bức “Cảnh Hà Nội” do họa
sĩ PhápBức tranh khắc họa quang cảnh Huế của Gaston Roullet, thực hiện hồi năm 1886. Tác phẩm đã được bán với giá 81.250 đô la Hồng Kông (228 triệu đồng).
Bức tranh khắc họa
quang cảnh kênh Tàu Hủ ở Sài Gòn năm 1939, do họa sĩ người PhápBức tranh khắc họa quang cảnh kênh Tàu Hủ ở Sài Gòn năm 1939, do họa sĩ người Pháp Léo Craste (1887-1970) thực hiện. Craste từng cộng tác với tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ tại Huế.
Bức tranh sơn dầu “Một
đám rước ở Đông Dương” vẽ năm 1927 của họa sĩ người PhápBức tranh sơn dầu “Một đám rước ở Đông Dương” vẽ năm 1927 của họa sĩ người Pháp René Bassouls - một người rất yêu mến đất nước - con người Việt Nam, ông đã từng thực hiện nhiều bức tranh ghi lại những nét thẩm mỹ văn hóa độc đáo ở nơi đây. Qua những bức tranh của René Bassouls, người ta có thể cảm nhận thấy sự ngưỡng mộ và hòa mình của họa sĩ vào đời sống văn hóa đang trải ra xung quanh ông.
Bức “Chợ bên bến sông”
- một bức tranh sơn dầu của họa sĩ người PhápBức “Chợ bên bến sông” - một bức tranh sơn dầu của họa sĩ người PhápVictor Tardieu (1870-1937), thực hiện vào khoảng năm 1924. Bức tranh đã được bán đấu giá với mức giá 150.000 đô la Hồng Kông (420 triệu đồng). Victor Tardieu chính là hiệu trưởng đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương.
Bức “Chợ bên bến sông”
- một bức tranh sơn dầu của họa sĩ người PhápBức “Mẹ và con” của Victor Tardieu vẽ năm 1925, có giá 367.500 đô la Hồng Kông (1 tỉ đồng). Bức tranh được vẽ bằng than và phấn màu trên giấy.
Bích NgọcTổng hợp