Vĩnh Chánh
Trước hết Vĩnh Chánh xin cám ơn quý Thầy Cô, quý ACE đồng môn cùng các đồng nghiệp và các bạn bè trong các diễn đàn thân hữu đã gởi lời thăm hỏi, cầu chúc sức khỏe, lo lắng và an ủi trong suốt thời gian Chánh bị giải phẫu cấp cứu tại Sài Gòn trong tháng Ba, 2015 vừa qua. Đặc biệt cám ơn vợ chồng Nha Sĩ Lý V. Kim & Thúy Hà đã gởi đến bức hình đóng khung của Đức Thánh Cha Francis với lời ban phép lành cho V. Chánh cùng gia đình mà khi về đến nhà, nhìn vào đóng dấu ngày tấm hình gởi đi từ New York cũng đúng là ngày V. Chánh đang nằm ở phòng Cấp Cứu BV. Hoàn Mỹ. Thật là một diệu kỳ.
Ngay trong những ngày đầu tiên về lại đến nhà, home sweet home, Chánh & M. Châu đã làm bổn phận tâm linh, đến nhà thờ cám ơn Chúa đã cho Chánh được sống lại trong tinh thần Phục Sinh ngay đúng vào ngày Easter Sunday; và mấy ngày liên tiếp sau đó, làm bổn phận công dân, gom góp giấy tờ tài liệu cho chuyện làm Thuế 2014.
Nay sau gần một tháng xuất viện, tình trạng sức khỏe nói chung của Chánh có phần khả quan, dù vẫn còn cảm thấy nhược do mất gần tám cân Anh, ăn chưa ngon miệng, vết thương bụng còn hở cần phải packing mỗi ngày… Chánh đã có follow up với BS. Gia đình ở Kaiser và hiện đang chờ tái khám ớ BS. Giải phẫu ở Kaiser vào tháng tới.
Kính thưa quý vị, chuyện xẩy ra ở VN hoàn toàn bất ngờ. Trong chuyến du lịch dự trù 1 tháng (March 2/ rời LAX - Melbourne -Singapore- Saigon- Huế- Đà Nẳng - Saigon- Singapore - Penang- Singapore - Melbourne - Sydney - Melbourne - về lại LAX/April 2), vợ chồng Chánh ghé về VN trong 10 ngày, cốt để thăm mộ phần của Cha ở Huế (March 12-14), mộ phần của người anh đầu V. Toàn ở Đà Nẳng (March 14-16), và sau đó bay vào lại Saigon, tìm gặp và vui chơi với các bạn đồng khóa, đồng môn với mình.
Ngay trong đêm trước khi bay về lại Singapore vào sáng sớm ngày March 21, bỗng nhiên Chánh bị lên một cơn đau bụng dữ dội chưa từng có dù trước khi lên giường đi ngủ Chánh không có triệu chứng khó chịu trong người, không đau bụng, không ói mửa, không tiêu chảy, không sốt nóng hay ớn lạnh…). Taxi chở đến BV. Hoàn Mỹ thì đã gặp BS. Phan Tiêu Thu, bạn đồng môn khóa 9 (nguyên trưởng khu Giải phẫu BV. Hoàn Mỹ) ngồi chờ sẳn ở phòng Cấp Cứu. Từ khoảng 12 giờ đêm cho đến gần 3 giờ chiều March 21, các BS. ở Hoàn Mỹ mới cho biết (sau khi chụp CT Scan Bụng với IV contrast) túi thừa (Diverticula) ở khúc Jejunum bị lủng và gây viêm phúc mạc. Trên hình quang tuyến CT, Chánh có thấy vài túi nhỏ màu đen của không khí nằm quyện lại ở hông trái.
Từ phòng Cấp Cứu, Chánh được cho nhập viên (nằm chung với 3 bệnh nhân khác trong cùng 1 phòng). Vào xế trưa, sau khi có kết quả của CT scan bụng, BS. ở Hoàn Mỹ hội chẩn và đề nghị chuyển Chánh đến BV. Chợ Rẫy để được giải phẫu an toàn hơn vì những nguyên nhân sau đây: có tiền căn bệnh tim (do Chánh khai: percutaneous transluminal coronary angioplasty + Stent) mặc dù BV Hoàn Mỹ không làm EKG và theo dõi tim của Chánh với cardiac monitor), có tiền căn đái đường với đường huyết 180 mg %, Bạch Cầu thấp, dưới 3000 (dù không giải thích được lý do hoặc không thử nghiệm lại) và Platelets cũng thấp (do Chánh uống baby aspirin mỗi ngày ?).
Sau đó Chánh được xe chuyển bệnh đưa đến BV Chợ Rẫy khoảng sau 3 giờ chiều cùng ngày.3 giờ chiều cùng ngày 21 tháng 3. Có lẽ trước khi di chuyển, BS. Phan Tiêu Thu và các bạn BS. đồng khóa hiện vẫn còn hành nghề ở Saigon, Thủ Đức và Biên Hòa đã có ĐT gởi gắm cho các BS. đồng nghiệp quen làm việc ở BV. Chợ Rẫy. Ngoài ra, cô bạn gái thân của M. Châu là BS. Mai Thu Cúc, khóa 10 của YKH, cũng gọi ĐT riêng với BS. Tôn Thất Quỳnh Ái, bạn đồng khóa với mình, từng là trưởng khu Cấp Cứu BV. Chợ Rẫy trước khi rời chức một vài năm trước) nên khi đến Phòng Cấp Cứu BV. Chợ Rẫy, stretcher của V. Chánh được ưu tiên đẩy vào 1 phòng riêng gần ngay chỗ làm việc của các BS. trực trong phiên gác hôm đó, sau khi phải lách qua gần cả 70 stretchers với người bệnh nằm trên đó, từ bên ngoài chỗ đậu xe cho đến tuốt bên trong phòng cấp cứu. Nhìn đâu cũng thấy người và người, bệnh nhân nằm ngồi la liệt, bên cạnh là những thân nhân.
Tại nơi, các BS. trực đến khám bụng lại, không nghe tim phổi, không rút lại máu để thử nghiệm, cũng không làm EKG, không truyền nước, không cardiac monitoring, không cho thở O2, không một mũi thuốc chống đau. Ngay cả không một cái chăn đắp trên người ngoại trừ bộ áo quần bệnh nhân từ Hoàn Mỹ. Chỉ làm lại một CT Scan bụng để tái xác nhận chứng bệnh, và sau đó cho đặt ống Naso gastric tube vào. Bấy giờ, V. Chánh nhớ mình có nói cám ơn với cô điều dưỡng đồng thời cho biết mình chờ đợi ống này từ lâu lắm rồi vì biết mổ phải cần bao tử xẹp xuống, và hơn nữa tránh nước trong bao tử vào xoang bụng qua chỗ ruột bị lủng. Sau đó BS. Giải phẫu đến khám bụng lại, hỏi han vài ba câu và nói sẽ mổ, nhưng phải chờ phòng trống. Sau 12 giờ khuya ngày hôm sau, tức sáng sớm ngày 22 tháng 3, V. Chánh được mang lên khu giải phẫu ở trên lầu, và vợ được bảo chờ đợi dọc theo hành lang với cả trăm thân nhân khác. Và trong khi chờ được giải phẫu, Chánh có được chích cho một mũi thuôc chống đau vào mông vì lúc đó vẫn chưa có được truyền nước.
Theo Phiếu Phẫu Thuật đính kèm, Chánh bắt đầu được cho gây mê vào lúc 1:30 sáng và cuộc giải phẫu bắt đầu lúc 2 giờ sáng, ngày 22 tháng 3, tức là 26 giờ sau khi đến phòng Cấp Cứu đầu tiên. Trong suốt thời gian giải phẫu, M. Châu hoàn toàn không được cho biết bất cứ mọi chi tiết nào, và ngay sau khi mổ xong, BS. giải phẫu cũng không bước ra giải thích cho thân nhân người bệnh. Cũng may, nhờ sự có mặt và gởi gắm của bao nhiêu đồng môn, đồng khóa, cùng với thế hệ thứ hai (mà nay đã bắt đầu có mặt trong các BV, như con rể của bạn đồng khóa Nguyễn Lộ, nay là trưởng khoa Phòng Cấp Cứu BV Chợ Rẫy, Duy, con trai của bạn đồng khóa Đoàn Thiết Giáp, ở bộ môn Pulmonology, BV Chợ Rẫy…), nên sáng hôm sau giải phẫu, M. Châu mới được bạn đồng môn của chồng cho biết riêng là ruột non của chồng mình bị cắt một đoạn nhỏ. Ngoài ra nhờ sự can thiệp đặc biệt, V. Chánh được chuyển đến nằm hậu giải phẫu trong một phòng riêng có điều hòa không khí với chỉ một giường bệnh, thuộc khu săn sóc cho các ngoại kiều và việt kiều khi bị bệnh hoặc tai nạn ở Saigon, mà giá cả rất phải chăng, bẩy trăm ngàn đồng, hay khoảng $35.00 mỗi ngày. Trong khi ấy, các bạn cho biết trong những dãy lầu khác, mỗi giường đều có 3 bệnh nhân nằm chung với nhau, và mỗi phòng có cả 5-6 giường bệnh như vậy.
Trong 3 ngày đầu tiên của hậu giải phẫu, mỗi ngày Chánh được truyền IV 1 lít chất đạm (protein), 1 lít nước muối (0.9% Sodium Chloride), 100 CC nước có Kali (20 meq. Potassium) và 50 CC nước có hòa với trụ sinh và 50 CC nước có hoà với thuốc chống đau, và 1 mũi thuốc chống đau chích vào mông. Đo huyết áp 2 lần mỗi ngày, đo đường huyết cũng 2 lần, thay băng một lần. Không có thở O2, không cardiac monitoring, không in & out put record… Ngày thứ 2 hậu phẫu thì ống NG được chính BS. giải phẫu rút ra khi đi thăm bệnh, ngày thứ 3 ống Foley được rút ra, ngày thứ 4, ống drain ở bụng được rút ra. Đến ngày thứ 4, V. Chánh từ chối không nhận thuốc chống đau vì bị hallucinations (gần như cách diễn tả của BS. Võ Văn Tùng trong bài viết trước đây khi kề cận với cái chết) và cũng từ đó không được truyền IV, nhận 1 lit. chất đạm nữa vì bắt đầu ăn cháo được rồi. Đến ngày thứ 8 thì được cho xuất viện. Nhưng phải về nằm dưỡng thương ở khách sạn thêm 4 ngày ở khách sạn mới đủ sức đi máy bay trực tiếp về lại Hoa Kỳ. Phải mua vé hạng nhất mới có thể nằm yên nghỉ trong chuyến bay dài cả 12 giờ. Và như vậy, vợ chồng Chánh bỏ luôn 3/5 chuyến du lịch còn lại theo dự định.
Quý vị ơi, qua sự kiện kể trên, Chánh cảm thấy đời mình thật sự được Ơn Trên cứu chữa, được các bạn bè tại nơi thương yêu, gởi gắm, lo lắng, thăm nuôi, an ủi động viên vợ chồng. Quý Thầy Cô và quý ACE trong diễn đàn YKH Hải Ngoại cũng thăm hỏi và cầu nguyện sau khi được tin…Cho nên tinh thần V. Chánh lạc quan và sự điều trị có kết quả tốt. Thử hỏi nếu không có sự can thiệp, gởi gắm đặc biệt của các đồng môn, các bạn đồng khóa tại nơi, nếu V. Chánh một mình tự ý đến phòng cấp cứu BV. Chợ Rẫy, làm sao có thể qua được cả 70 người bệnh hiện đang nằm chờ trước mình tại đó, và nếu với tình trạng quá tải như vậy thì bao giờ mình mới được giải phẫu, tuy rằng 26 giờ sau mới giải phẫu trường hợp của Chánh cũng đã là một nguy kịch vì tình trạng nhiểm trùng xoan bụng tăng cao với thời gian chờ đợi mổ, đó là chưa kể đến biến chứng dễ xuất huyết nội vì Thrombocytopenia từ chỗ lủng vào xoang bụng, suy thận vì biến chứng từ đái đường hay do hypovolemia, dehydration nhất là trong khi đã làm 2 lần CT scan với IV contrast và septic shock do leucopenia…
Các BS. chuyên khoa giải phẫu chắc hẳn có tay nghề cao vì có thể mỗi ngày các vị này có thể phải mổ và giải quyết cả chục ca khác nhau. Tuy nhiên, săn sóc, chế độ theo dõi và chữa trị ở khâu Tiền Giải phẫu cũng như ở Hậu Phẩu còn quá thô sơ, không có ý thức xử dụng IV Fluid trước và sau khi giải phẫu, nhất là trong trường hợp bệnh nhân phải chờ đợi lâu mới được mổ. Người của V. Chánh luôn cảm thấy thiếu nước vì trong cả 24 giờ không có được 1 chút nước nào được truyền vào người, dù có sẳn heplock để chích contrast khi làm CT scan, môi thì rất khô (vợ phải thấm nước vào miếng compress áp vào môi), nước tiểu rất đậm đặc, cứ ôm bụng đau và mê man dần vì kiệt sức.. .
Quả vậy, thời gian nằm chờ ở Cấp Cứu, Tiền Giải phẫu thật sự đã cho người bệnh và thân nhân rất nhiều stress không cần thiết. Kinh nghiệm cá nhân này cho thấy rằng không đâu có thể so sánh bằng được Hoa Kỳ (từ cuộc sống, tự do dân chủ, kinh tế, cho đến y tế, thực phẩm, lợi ích xã hội…) nơi người dân thật sự được được ân hưởng bao quyền lợi. Muốn nói rõ và nhiều hơn nữa, nhưng sợ có bạn nào la, cho là V. Chánh phản phé và “nhà giàu đức tay, ăn mày đổ ruột” vì biết là cá nhân mình đã nhận nhiều hơn standard of care. Nhưng thật tình mà nói, standard of care trong hệ thống y tế VN rất thấp yếu, quá lạc hậu, quá tải, quá so le vì khác nhau ở chỗ quen biết hay là cao cấp trong Đảng, rồi có tiền hay không. Nhìn tận nơi, qua kinh nghiệm của chính mình mới nhận rõ tình trạng Y Tế VN đi thụt lùi quá nhiều so với 40 năm trở về trước dù tài nghện của từng cá nhân BS. Có thể xuất sắc, dù có nhiều chuyên khoa hiện đại và hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật từ bên ngoài. Đó là chưa kể đến lương tâm của người thầy thuốc.
Nhớ lại hồi đi tù cải tạo về và sau khi bị tù vượt biên, V. Chánh được điều động về làm BS. Nội Khoa ở BV Sùng Chính năm 1979. Một bệnh nhân được phòng Cấp Cứu nhập viện vào Khoa Nội Thương 2 của V. Chánh khoảng 3 giờ chiều vì “Đau Bụng chưa rõ nguyên nhân”. BS. Trưởng Khoa Nội 2 là BS. Bùi Xuân Nhiếp vừa ra về, Chánh là BS trực của cả 2 Khoa Nội Thương trong ngày (Khoa Nội Thương 1 do quý BS. Đặng Ngọc Hồ và Phan Kỳ Nam chịu trách nhiệm). V. Chánh khám bệnh nhân đàn ông này, cho truyền IV ngay lập tức vì nghi ngờ ông ta bị lủng bao tử, và xin phòng quản lý chụp khẩn cấp 1 hình quang tuyến Erect Abdomen.
Sau khi nhìn thấy liềm đen của free air ở dưới hoành cách mô bên phải và trên của Gan, Chánh điện thoại ngay với BS. trực giải phẫu trong ngày là BS. Đinh Xuân Dũng đang sửa soạn ra về. Sau khi khám và nhìn lại quang tuyến, BS. Dũng quyết định mổ liền, ngay trong chiều hôm đó. Biết bệnh nhân sẽ được mổ, Chánh cho chích thuốc chống đau và cho truyền nhanh 2 lít nước biển để hồi sinh và chuẩn bị cho ca mổ được thành công. Tất cả chúng ta trong trong nghành Y, dù dân sự hay quân đội, đều biết chuyện đầu tiên chúng ta cần làm khi biết bệnh nhân sắp mổ là truyền nước cho người bệnh. Nhiều hay ít là tùy theo lâm sàng và mất máu của bệnh nhân. Ở quân đội còn có thêm morphine ngay tại chiến trường bên cạnh truyền nước…
Đến đây có lẽ quý vị cũng thắc mắc muốn biết chi phí của chữa trị của Chánh tại SG. Kể cả từ khi vào cấp cứu Hoàn Mỹ ($500.00) cho đến khi xuất viện BV. Chợ Rẫy ($2,500.00), tổng cộng chi phí chỉ tới $3,000.00. Một mạng người trong nước chắc ít tiền hơn nữa. So với những nước láng giềng, như Singapore mà tầng lớp giàu có, COCC thường xuyên bay qua bay về chữa bệnh, bấy nhiêu tiền thì rỏ là quá rẻ. Trong khi ấy, 1 vé máy bay hạng nhất để về lại nhà đã tốn $2,500.00, gần bằng mạng 1 con người. Cũng có quý vị tò mò muốn biết ngoài số tiền ấy, vợ chồng Chánh còn phải trả thêm gì nữa không?? Lì xì cho những y tá, y công, người đem cháo hằng ngày là điều nên làm và đáng làm vì họ rất cùng cực. Nhưng với các BS. giải phẫu (3 người- không biết có trên tiêu chuẩn không?!) và với nhóm Gây Mê (1 BS + 1 Điều Dưỡng ) như trong Phiếu Giải phẫu có ghi, vợ chồng Chánh không đưa …bì thư riêng nào cả.
Vì sau khi Chánh hồi tỉnh trong Hậu G. Phẩu, Chánh có hỏi thẳng người bạn BS rất thân của mình đã gởi gắm, lo lắng cho Chánh từ đầu cho đến cuối về bao thư cho ban giải phẫu, thì người bạn của V. Chánh trả lời như thế này “chuyện đó là chuyện nhỏ, để bọn tau lo cho. Mi đừng để ý mà lo tỉnh dưỡng cho mau lành bệnh mà về nhà”. Nhờ quý vị đoán giùm cho!!
Được người thân hay bạn bè trong nghành Y giới thiệu đôi khi cũng có thể back fire. Như trường hợp của một anh bạn vừa cho biết thân phụ của anh có 3 người con đều là BS. Khi thân phụ cần được giải phẫu, 1 người con đến giới thiệu mình là đồng nghiệp nên xin BS ưu tiên cho cha mình. BS. nọ từ chối khéo léo không nhận mổ và đẩy qua cho 1 đồng nghiệp khác, và cứ thế không ai nhận cả. Cho đến lúc 2 người con kia biết câu chuyện, bèn tới đưa phong bì 5 triệu đồng cho 1 BS, không dám thổ lộ mình cũng là đồng nghiệp. Sau đó thân phụ được mổ và hàng ngày con thay nhau đưa phong bì 2 triệu cho đến khi cha mình xuất viện. Bài học: đã là đồng nghiệp thì ít ai dám nhận tiền của nhau, vì vậy không ai muốn chữa, cứ đùn qua cho người khác.
Trong suốt thời gian ở VN/ SG/ Huế/ ĐN, V. Chánh nhận được tất cả thư từ chuyển đến cho mình qua emails. Nhưng đến khi mình viết gởi ra thì mọi thư của V. Chánh hoàn toàn bị BLOCKED (ngay cả gởi về cho gia đình), một chứng cớ cho biết là mình bị chế độ cầm quyền đang theo dõi. 2 cặp bạn mà vợ chồng Chánh tháp tùng đi theo du lịch từ Melbourne là anh chị BS. Nguyễn Diêu, và vợ chồng Bảo Đạt, trước là 1 pharmacien tốt nghiệp 1971 ở Saigon và bạn thân của V. Chánh từ hồi còn SV, đều không hề có vấn đề nhận và gởi emails của họ. Trong khi ấy, 2 năm trước, vợ chồng Chánh cũng có về thăm VN, nhưng dạo đó liên lạc tốt đẹp. Nay một khúc ruột của V. Chánh hoàn toàn bị cắt và vất bỏ lại VN, nên từ đây mình không còn có khúc ruột ngàn dặm để khỏi bị vướng bận.
V. Chánh xin gởi theo đây Phiếu Giải phẫu do người BS. trưởng khoa hậu phẫu cho trước khi xuất viện. Rất khó để đọc được vì chử viết tay đồng thời mực in hơi lạt. Tuy nhiên, Chánh cũng có một đàn em là BS. Bùi Minh Lượng ở Miami, FL, đọc ra và viết lại như sau:
“Nội soi ổ bụng. Mổ hở, cắt đoạn 20 cm hỗng tràng, nôi tận tận.” (Diagnostic Laparoscopy, Exploratory Laparatomy, Resection of 20 cm of Jejunum, primary end-to end anastomosis”
“Vào bụng trocar như hình vẽ. Bụng có dịch đục rải rác. Gan trơn láng. Dạ dày, tá tràng, túi mật trơn láng. Thám sát ruột non, đoạn cách góc Treitz 20 cm có 1 túi thừa hỗng tràng lớn. Cách Treitz 30 cm có giả mạc bám vào ruột, mạc treo. Phía bờ mạc treo có hơi phồng lên, bóp thấy có dịch xì ra túi thừa. Dưới Treitz 40 cm tiếp tục có 1 túi thừa to. Quyết định mở bụng 15 cm trên rốn. Cắt đoạn 20 cm hỗng tràng mang túi thừa. Nối tận tận, miệng nối cách Treitz 20 cam. Đầu trên còn vài túi thừa nhỏ sát Treitz. Rửa bụng. DL (dẫn lưu) Douglas. Gạc đủ. Đóng bụng múi rời.
Phẫu tích RN (ruột non) thấy túi thừa có cổ nhỏ, phình to ra ngoài.”
Dẫu biết là mình có được Ơn Trên phù hộ, có nhiều may mắn nên mới sống về đến nhà bình yên, nhưng V. Chánh không bao giờ quên ơn các bạn đồng môn, đồng khóa của YKH và các cháu thế hệ thứ 2 của các bạn mình, cùng với các BS trong toán giải phẫu cho mình hôm đó, và các bạn thân của bà xả V. Chánh, đã bỏ công ăn việc làm, thăm viếng, chầu chực trong phòng bệnh, bới xách, an ủi và ủng hộ tinh thần cho cả vợ lẫn chồng. Tình bạn thật đáng quý!! Nên trước khi rời VN về lại “cố quận” vợ chồng V. Chánh có mời trên 20 bạn thân dự một buổi tiệc gọi là “Thank You All” tại nhà hàng Thiên Vương Tửu trên đường Phạm Ngọc Thạch, gần bùng binh Con Rùa ở Quận 1.
Về đến nhà, các con và anh chị em trong gia đình có party ăn mừng V. Chánh sống lại trong ngày Easter Sunday, mọi người kể cả mấy đứa con, lên tiếng gần giống nhau “Cấm You và You, Cấm Mom & Dad, đi du lịch xa và lâu, nhất là không được về VN…” Dad trả lời nhỏ nhẹ OK, nhưng rồi Dad cũng nói thêm như sau “If your guys believe all the soldiers will be killed and never come back from the battlefields, so who in the world want to be soldier??!!” Nói là nói vậy, chứ trong bụng cũng đã ngán và e dè lắm rồi.
Gần đây, Lá Thư V. Chánh gởi ra trên diễn đàn YKH Hải Ngoại được sao gởi đến nhiều diễn đàn chính trị, xã hội và thân hữu khác. Hầu như mọi nơi, mọi người, có biết hay không biết V. Chánh, đều có lời chung vui khi biết được Chánh đã tai qua nạn khỏi. Sự kiện cho thấy hầu như mọi người ở Hải Ngoại đều quan tâm đến thực trạng trong nước VN, nhất là với giới y khoa thì hiểu thêm về một khía cạnh nào đó của hệ thống Y Tế trong nước là một chuyện nên biết.Cũng vì lý do này, mà V. Chánh xin cám ơn BBT Diễn Đàn Cựu SVQY đã cho phép V. Chánh trình bày sự kiện toàn diện và chi tiết hơn. Và cũng cám ơn BS. Phạm Hiếu Liêm, người bạn từ thủa Tiểu Học ở Trường Đồng Khánh, Huế, đã có thư riêng để mổ xẻ tình trạng bệnh lý của V. Chánh.
Vĩnh Chánh,
April 20, 2015
Mission Viejo, CA
** Hình mặc áo bệnh màu xanh là ở BV. Hoàn Mỹ
** Hình mặc áo bệnh nhân màu gạch đỏ là ở BV. Chợ Rẫy
Trước hết Vĩnh Chánh xin cám ơn quý Thầy Cô, quý ACE đồng môn cùng các đồng nghiệp và các bạn bè trong các diễn đàn thân hữu đã gởi lời thăm hỏi, cầu chúc sức khỏe, lo lắng và an ủi trong suốt thời gian Chánh bị giải phẫu cấp cứu tại Sài Gòn trong tháng Ba, 2015 vừa qua. Đặc biệt cám ơn vợ chồng Nha Sĩ Lý V. Kim & Thúy Hà đã gởi đến bức hình đóng khung của Đức Thánh Cha Francis với lời ban phép lành cho V. Chánh cùng gia đình mà khi về đến nhà, nhìn vào đóng dấu ngày tấm hình gởi đi từ New York cũng đúng là ngày V. Chánh đang nằm ở phòng Cấp Cứu BV. Hoàn Mỹ. Thật là một diệu kỳ.
Ngay trong những ngày đầu tiên về lại đến nhà, home sweet home, Chánh & M. Châu đã làm bổn phận tâm linh, đến nhà thờ cám ơn Chúa đã cho Chánh được sống lại trong tinh thần Phục Sinh ngay đúng vào ngày Easter Sunday; và mấy ngày liên tiếp sau đó, làm bổn phận công dân, gom góp giấy tờ tài liệu cho chuyện làm Thuế 2014.
Nay sau gần một tháng xuất viện, tình trạng sức khỏe nói chung của Chánh có phần khả quan, dù vẫn còn cảm thấy nhược do mất gần tám cân Anh, ăn chưa ngon miệng, vết thương bụng còn hở cần phải packing mỗi ngày… Chánh đã có follow up với BS. Gia đình ở Kaiser và hiện đang chờ tái khám ớ BS. Giải phẫu ở Kaiser vào tháng tới.
Kính thưa quý vị, chuyện xẩy ra ở VN hoàn toàn bất ngờ. Trong chuyến du lịch dự trù 1 tháng (March 2/ rời LAX - Melbourne -Singapore- Saigon- Huế- Đà Nẳng - Saigon- Singapore - Penang- Singapore - Melbourne - Sydney - Melbourne - về lại LAX/April 2), vợ chồng Chánh ghé về VN trong 10 ngày, cốt để thăm mộ phần của Cha ở Huế (March 12-14), mộ phần của người anh đầu V. Toàn ở Đà Nẳng (March 14-16), và sau đó bay vào lại Saigon, tìm gặp và vui chơi với các bạn đồng khóa, đồng môn với mình.
Ngay trong đêm trước khi bay về lại Singapore vào sáng sớm ngày March 21, bỗng nhiên Chánh bị lên một cơn đau bụng dữ dội chưa từng có dù trước khi lên giường đi ngủ Chánh không có triệu chứng khó chịu trong người, không đau bụng, không ói mửa, không tiêu chảy, không sốt nóng hay ớn lạnh…). Taxi chở đến BV. Hoàn Mỹ thì đã gặp BS. Phan Tiêu Thu, bạn đồng môn khóa 9 (nguyên trưởng khu Giải phẫu BV. Hoàn Mỹ) ngồi chờ sẳn ở phòng Cấp Cứu. Từ khoảng 12 giờ đêm cho đến gần 3 giờ chiều March 21, các BS. ở Hoàn Mỹ mới cho biết (sau khi chụp CT Scan Bụng với IV contrast) túi thừa (Diverticula) ở khúc Jejunum bị lủng và gây viêm phúc mạc. Trên hình quang tuyến CT, Chánh có thấy vài túi nhỏ màu đen của không khí nằm quyện lại ở hông trái.
Từ phòng Cấp Cứu, Chánh được cho nhập viên (nằm chung với 3 bệnh nhân khác trong cùng 1 phòng). Vào xế trưa, sau khi có kết quả của CT scan bụng, BS. ở Hoàn Mỹ hội chẩn và đề nghị chuyển Chánh đến BV. Chợ Rẫy để được giải phẫu an toàn hơn vì những nguyên nhân sau đây: có tiền căn bệnh tim (do Chánh khai: percutaneous transluminal coronary angioplasty + Stent) mặc dù BV Hoàn Mỹ không làm EKG và theo dõi tim của Chánh với cardiac monitor), có tiền căn đái đường với đường huyết 180 mg %, Bạch Cầu thấp, dưới 3000 (dù không giải thích được lý do hoặc không thử nghiệm lại) và Platelets cũng thấp (do Chánh uống baby aspirin mỗi ngày ?).
Sau đó Chánh được xe chuyển bệnh đưa đến BV Chợ Rẫy khoảng sau 3 giờ chiều cùng ngày.3 giờ chiều cùng ngày 21 tháng 3. Có lẽ trước khi di chuyển, BS. Phan Tiêu Thu và các bạn BS. đồng khóa hiện vẫn còn hành nghề ở Saigon, Thủ Đức và Biên Hòa đã có ĐT gởi gắm cho các BS. đồng nghiệp quen làm việc ở BV. Chợ Rẫy. Ngoài ra, cô bạn gái thân của M. Châu là BS. Mai Thu Cúc, khóa 10 của YKH, cũng gọi ĐT riêng với BS. Tôn Thất Quỳnh Ái, bạn đồng khóa với mình, từng là trưởng khu Cấp Cứu BV. Chợ Rẫy trước khi rời chức một vài năm trước) nên khi đến Phòng Cấp Cứu BV. Chợ Rẫy, stretcher của V. Chánh được ưu tiên đẩy vào 1 phòng riêng gần ngay chỗ làm việc của các BS. trực trong phiên gác hôm đó, sau khi phải lách qua gần cả 70 stretchers với người bệnh nằm trên đó, từ bên ngoài chỗ đậu xe cho đến tuốt bên trong phòng cấp cứu. Nhìn đâu cũng thấy người và người, bệnh nhân nằm ngồi la liệt, bên cạnh là những thân nhân.
Tại nơi, các BS. trực đến khám bụng lại, không nghe tim phổi, không rút lại máu để thử nghiệm, cũng không làm EKG, không truyền nước, không cardiac monitoring, không cho thở O2, không một mũi thuốc chống đau. Ngay cả không một cái chăn đắp trên người ngoại trừ bộ áo quần bệnh nhân từ Hoàn Mỹ. Chỉ làm lại một CT Scan bụng để tái xác nhận chứng bệnh, và sau đó cho đặt ống Naso gastric tube vào. Bấy giờ, V. Chánh nhớ mình có nói cám ơn với cô điều dưỡng đồng thời cho biết mình chờ đợi ống này từ lâu lắm rồi vì biết mổ phải cần bao tử xẹp xuống, và hơn nữa tránh nước trong bao tử vào xoang bụng qua chỗ ruột bị lủng. Sau đó BS. Giải phẫu đến khám bụng lại, hỏi han vài ba câu và nói sẽ mổ, nhưng phải chờ phòng trống. Sau 12 giờ khuya ngày hôm sau, tức sáng sớm ngày 22 tháng 3, V. Chánh được mang lên khu giải phẫu ở trên lầu, và vợ được bảo chờ đợi dọc theo hành lang với cả trăm thân nhân khác. Và trong khi chờ được giải phẫu, Chánh có được chích cho một mũi thuôc chống đau vào mông vì lúc đó vẫn chưa có được truyền nước.
Theo Phiếu Phẫu Thuật đính kèm, Chánh bắt đầu được cho gây mê vào lúc 1:30 sáng và cuộc giải phẫu bắt đầu lúc 2 giờ sáng, ngày 22 tháng 3, tức là 26 giờ sau khi đến phòng Cấp Cứu đầu tiên. Trong suốt thời gian giải phẫu, M. Châu hoàn toàn không được cho biết bất cứ mọi chi tiết nào, và ngay sau khi mổ xong, BS. giải phẫu cũng không bước ra giải thích cho thân nhân người bệnh. Cũng may, nhờ sự có mặt và gởi gắm của bao nhiêu đồng môn, đồng khóa, cùng với thế hệ thứ hai (mà nay đã bắt đầu có mặt trong các BV, như con rể của bạn đồng khóa Nguyễn Lộ, nay là trưởng khoa Phòng Cấp Cứu BV Chợ Rẫy, Duy, con trai của bạn đồng khóa Đoàn Thiết Giáp, ở bộ môn Pulmonology, BV Chợ Rẫy…), nên sáng hôm sau giải phẫu, M. Châu mới được bạn đồng môn của chồng cho biết riêng là ruột non của chồng mình bị cắt một đoạn nhỏ. Ngoài ra nhờ sự can thiệp đặc biệt, V. Chánh được chuyển đến nằm hậu giải phẫu trong một phòng riêng có điều hòa không khí với chỉ một giường bệnh, thuộc khu săn sóc cho các ngoại kiều và việt kiều khi bị bệnh hoặc tai nạn ở Saigon, mà giá cả rất phải chăng, bẩy trăm ngàn đồng, hay khoảng $35.00 mỗi ngày. Trong khi ấy, các bạn cho biết trong những dãy lầu khác, mỗi giường đều có 3 bệnh nhân nằm chung với nhau, và mỗi phòng có cả 5-6 giường bệnh như vậy.
Trong 3 ngày đầu tiên của hậu giải phẫu, mỗi ngày Chánh được truyền IV 1 lít chất đạm (protein), 1 lít nước muối (0.9% Sodium Chloride), 100 CC nước có Kali (20 meq. Potassium) và 50 CC nước có hòa với trụ sinh và 50 CC nước có hoà với thuốc chống đau, và 1 mũi thuốc chống đau chích vào mông. Đo huyết áp 2 lần mỗi ngày, đo đường huyết cũng 2 lần, thay băng một lần. Không có thở O2, không cardiac monitoring, không in & out put record… Ngày thứ 2 hậu phẫu thì ống NG được chính BS. giải phẫu rút ra khi đi thăm bệnh, ngày thứ 3 ống Foley được rút ra, ngày thứ 4, ống drain ở bụng được rút ra. Đến ngày thứ 4, V. Chánh từ chối không nhận thuốc chống đau vì bị hallucinations (gần như cách diễn tả của BS. Võ Văn Tùng trong bài viết trước đây khi kề cận với cái chết) và cũng từ đó không được truyền IV, nhận 1 lit. chất đạm nữa vì bắt đầu ăn cháo được rồi. Đến ngày thứ 8 thì được cho xuất viện. Nhưng phải về nằm dưỡng thương ở khách sạn thêm 4 ngày ở khách sạn mới đủ sức đi máy bay trực tiếp về lại Hoa Kỳ. Phải mua vé hạng nhất mới có thể nằm yên nghỉ trong chuyến bay dài cả 12 giờ. Và như vậy, vợ chồng Chánh bỏ luôn 3/5 chuyến du lịch còn lại theo dự định.
Quý vị ơi, qua sự kiện kể trên, Chánh cảm thấy đời mình thật sự được Ơn Trên cứu chữa, được các bạn bè tại nơi thương yêu, gởi gắm, lo lắng, thăm nuôi, an ủi động viên vợ chồng. Quý Thầy Cô và quý ACE trong diễn đàn YKH Hải Ngoại cũng thăm hỏi và cầu nguyện sau khi được tin…Cho nên tinh thần V. Chánh lạc quan và sự điều trị có kết quả tốt. Thử hỏi nếu không có sự can thiệp, gởi gắm đặc biệt của các đồng môn, các bạn đồng khóa tại nơi, nếu V. Chánh một mình tự ý đến phòng cấp cứu BV. Chợ Rẫy, làm sao có thể qua được cả 70 người bệnh hiện đang nằm chờ trước mình tại đó, và nếu với tình trạng quá tải như vậy thì bao giờ mình mới được giải phẫu, tuy rằng 26 giờ sau mới giải phẫu trường hợp của Chánh cũng đã là một nguy kịch vì tình trạng nhiểm trùng xoan bụng tăng cao với thời gian chờ đợi mổ, đó là chưa kể đến biến chứng dễ xuất huyết nội vì Thrombocytopenia từ chỗ lủng vào xoang bụng, suy thận vì biến chứng từ đái đường hay do hypovolemia, dehydration nhất là trong khi đã làm 2 lần CT scan với IV contrast và septic shock do leucopenia…
Các BS. chuyên khoa giải phẫu chắc hẳn có tay nghề cao vì có thể mỗi ngày các vị này có thể phải mổ và giải quyết cả chục ca khác nhau. Tuy nhiên, săn sóc, chế độ theo dõi và chữa trị ở khâu Tiền Giải phẫu cũng như ở Hậu Phẩu còn quá thô sơ, không có ý thức xử dụng IV Fluid trước và sau khi giải phẫu, nhất là trong trường hợp bệnh nhân phải chờ đợi lâu mới được mổ. Người của V. Chánh luôn cảm thấy thiếu nước vì trong cả 24 giờ không có được 1 chút nước nào được truyền vào người, dù có sẳn heplock để chích contrast khi làm CT scan, môi thì rất khô (vợ phải thấm nước vào miếng compress áp vào môi), nước tiểu rất đậm đặc, cứ ôm bụng đau và mê man dần vì kiệt sức.. .
Quả vậy, thời gian nằm chờ ở Cấp Cứu, Tiền Giải phẫu thật sự đã cho người bệnh và thân nhân rất nhiều stress không cần thiết. Kinh nghiệm cá nhân này cho thấy rằng không đâu có thể so sánh bằng được Hoa Kỳ (từ cuộc sống, tự do dân chủ, kinh tế, cho đến y tế, thực phẩm, lợi ích xã hội…) nơi người dân thật sự được được ân hưởng bao quyền lợi. Muốn nói rõ và nhiều hơn nữa, nhưng sợ có bạn nào la, cho là V. Chánh phản phé và “nhà giàu đức tay, ăn mày đổ ruột” vì biết là cá nhân mình đã nhận nhiều hơn standard of care. Nhưng thật tình mà nói, standard of care trong hệ thống y tế VN rất thấp yếu, quá lạc hậu, quá tải, quá so le vì khác nhau ở chỗ quen biết hay là cao cấp trong Đảng, rồi có tiền hay không. Nhìn tận nơi, qua kinh nghiệm của chính mình mới nhận rõ tình trạng Y Tế VN đi thụt lùi quá nhiều so với 40 năm trở về trước dù tài nghện của từng cá nhân BS. Có thể xuất sắc, dù có nhiều chuyên khoa hiện đại và hỗ trợ chuyên môn và kỹ thuật từ bên ngoài. Đó là chưa kể đến lương tâm của người thầy thuốc.
Nhớ lại hồi đi tù cải tạo về và sau khi bị tù vượt biên, V. Chánh được điều động về làm BS. Nội Khoa ở BV Sùng Chính năm 1979. Một bệnh nhân được phòng Cấp Cứu nhập viện vào Khoa Nội Thương 2 của V. Chánh khoảng 3 giờ chiều vì “Đau Bụng chưa rõ nguyên nhân”. BS. Trưởng Khoa Nội 2 là BS. Bùi Xuân Nhiếp vừa ra về, Chánh là BS trực của cả 2 Khoa Nội Thương trong ngày (Khoa Nội Thương 1 do quý BS. Đặng Ngọc Hồ và Phan Kỳ Nam chịu trách nhiệm). V. Chánh khám bệnh nhân đàn ông này, cho truyền IV ngay lập tức vì nghi ngờ ông ta bị lủng bao tử, và xin phòng quản lý chụp khẩn cấp 1 hình quang tuyến Erect Abdomen.
Sau khi nhìn thấy liềm đen của free air ở dưới hoành cách mô bên phải và trên của Gan, Chánh điện thoại ngay với BS. trực giải phẫu trong ngày là BS. Đinh Xuân Dũng đang sửa soạn ra về. Sau khi khám và nhìn lại quang tuyến, BS. Dũng quyết định mổ liền, ngay trong chiều hôm đó. Biết bệnh nhân sẽ được mổ, Chánh cho chích thuốc chống đau và cho truyền nhanh 2 lít nước biển để hồi sinh và chuẩn bị cho ca mổ được thành công. Tất cả chúng ta trong trong nghành Y, dù dân sự hay quân đội, đều biết chuyện đầu tiên chúng ta cần làm khi biết bệnh nhân sắp mổ là truyền nước cho người bệnh. Nhiều hay ít là tùy theo lâm sàng và mất máu của bệnh nhân. Ở quân đội còn có thêm morphine ngay tại chiến trường bên cạnh truyền nước…
Đến đây có lẽ quý vị cũng thắc mắc muốn biết chi phí của chữa trị của Chánh tại SG. Kể cả từ khi vào cấp cứu Hoàn Mỹ ($500.00) cho đến khi xuất viện BV. Chợ Rẫy ($2,500.00), tổng cộng chi phí chỉ tới $3,000.00. Một mạng người trong nước chắc ít tiền hơn nữa. So với những nước láng giềng, như Singapore mà tầng lớp giàu có, COCC thường xuyên bay qua bay về chữa bệnh, bấy nhiêu tiền thì rỏ là quá rẻ. Trong khi ấy, 1 vé máy bay hạng nhất để về lại nhà đã tốn $2,500.00, gần bằng mạng 1 con người. Cũng có quý vị tò mò muốn biết ngoài số tiền ấy, vợ chồng Chánh còn phải trả thêm gì nữa không?? Lì xì cho những y tá, y công, người đem cháo hằng ngày là điều nên làm và đáng làm vì họ rất cùng cực. Nhưng với các BS. giải phẫu (3 người- không biết có trên tiêu chuẩn không?!) và với nhóm Gây Mê (1 BS + 1 Điều Dưỡng ) như trong Phiếu Giải phẫu có ghi, vợ chồng Chánh không đưa …bì thư riêng nào cả.
Vì sau khi Chánh hồi tỉnh trong Hậu G. Phẩu, Chánh có hỏi thẳng người bạn BS rất thân của mình đã gởi gắm, lo lắng cho Chánh từ đầu cho đến cuối về bao thư cho ban giải phẫu, thì người bạn của V. Chánh trả lời như thế này “chuyện đó là chuyện nhỏ, để bọn tau lo cho. Mi đừng để ý mà lo tỉnh dưỡng cho mau lành bệnh mà về nhà”. Nhờ quý vị đoán giùm cho!!
Được người thân hay bạn bè trong nghành Y giới thiệu đôi khi cũng có thể back fire. Như trường hợp của một anh bạn vừa cho biết thân phụ của anh có 3 người con đều là BS. Khi thân phụ cần được giải phẫu, 1 người con đến giới thiệu mình là đồng nghiệp nên xin BS ưu tiên cho cha mình. BS. nọ từ chối khéo léo không nhận mổ và đẩy qua cho 1 đồng nghiệp khác, và cứ thế không ai nhận cả. Cho đến lúc 2 người con kia biết câu chuyện, bèn tới đưa phong bì 5 triệu đồng cho 1 BS, không dám thổ lộ mình cũng là đồng nghiệp. Sau đó thân phụ được mổ và hàng ngày con thay nhau đưa phong bì 2 triệu cho đến khi cha mình xuất viện. Bài học: đã là đồng nghiệp thì ít ai dám nhận tiền của nhau, vì vậy không ai muốn chữa, cứ đùn qua cho người khác.
Trong suốt thời gian ở VN/ SG/ Huế/ ĐN, V. Chánh nhận được tất cả thư từ chuyển đến cho mình qua emails. Nhưng đến khi mình viết gởi ra thì mọi thư của V. Chánh hoàn toàn bị BLOCKED (ngay cả gởi về cho gia đình), một chứng cớ cho biết là mình bị chế độ cầm quyền đang theo dõi. 2 cặp bạn mà vợ chồng Chánh tháp tùng đi theo du lịch từ Melbourne là anh chị BS. Nguyễn Diêu, và vợ chồng Bảo Đạt, trước là 1 pharmacien tốt nghiệp 1971 ở Saigon và bạn thân của V. Chánh từ hồi còn SV, đều không hề có vấn đề nhận và gởi emails của họ. Trong khi ấy, 2 năm trước, vợ chồng Chánh cũng có về thăm VN, nhưng dạo đó liên lạc tốt đẹp. Nay một khúc ruột của V. Chánh hoàn toàn bị cắt và vất bỏ lại VN, nên từ đây mình không còn có khúc ruột ngàn dặm để khỏi bị vướng bận.
V. Chánh xin gởi theo đây Phiếu Giải phẫu do người BS. trưởng khoa hậu phẫu cho trước khi xuất viện. Rất khó để đọc được vì chử viết tay đồng thời mực in hơi lạt. Tuy nhiên, Chánh cũng có một đàn em là BS. Bùi Minh Lượng ở Miami, FL, đọc ra và viết lại như sau:
“Nội soi ổ bụng. Mổ hở, cắt đoạn 20 cm hỗng tràng, nôi tận tận.” (Diagnostic Laparoscopy, Exploratory Laparatomy, Resection of 20 cm of Jejunum, primary end-to end anastomosis”
“Vào bụng trocar như hình vẽ. Bụng có dịch đục rải rác. Gan trơn láng. Dạ dày, tá tràng, túi mật trơn láng. Thám sát ruột non, đoạn cách góc Treitz 20 cm có 1 túi thừa hỗng tràng lớn. Cách Treitz 30 cm có giả mạc bám vào ruột, mạc treo. Phía bờ mạc treo có hơi phồng lên, bóp thấy có dịch xì ra túi thừa. Dưới Treitz 40 cm tiếp tục có 1 túi thừa to. Quyết định mở bụng 15 cm trên rốn. Cắt đoạn 20 cm hỗng tràng mang túi thừa. Nối tận tận, miệng nối cách Treitz 20 cam. Đầu trên còn vài túi thừa nhỏ sát Treitz. Rửa bụng. DL (dẫn lưu) Douglas. Gạc đủ. Đóng bụng múi rời.
Phẫu tích RN (ruột non) thấy túi thừa có cổ nhỏ, phình to ra ngoài.”
Dẫu biết là mình có được Ơn Trên phù hộ, có nhiều may mắn nên mới sống về đến nhà bình yên, nhưng V. Chánh không bao giờ quên ơn các bạn đồng môn, đồng khóa của YKH và các cháu thế hệ thứ 2 của các bạn mình, cùng với các BS trong toán giải phẫu cho mình hôm đó, và các bạn thân của bà xả V. Chánh, đã bỏ công ăn việc làm, thăm viếng, chầu chực trong phòng bệnh, bới xách, an ủi và ủng hộ tinh thần cho cả vợ lẫn chồng. Tình bạn thật đáng quý!! Nên trước khi rời VN về lại “cố quận” vợ chồng V. Chánh có mời trên 20 bạn thân dự một buổi tiệc gọi là “Thank You All” tại nhà hàng Thiên Vương Tửu trên đường Phạm Ngọc Thạch, gần bùng binh Con Rùa ở Quận 1.
Về đến nhà, các con và anh chị em trong gia đình có party ăn mừng V. Chánh sống lại trong ngày Easter Sunday, mọi người kể cả mấy đứa con, lên tiếng gần giống nhau “Cấm You và You, Cấm Mom & Dad, đi du lịch xa và lâu, nhất là không được về VN…” Dad trả lời nhỏ nhẹ OK, nhưng rồi Dad cũng nói thêm như sau “If your guys believe all the soldiers will be killed and never come back from the battlefields, so who in the world want to be soldier??!!” Nói là nói vậy, chứ trong bụng cũng đã ngán và e dè lắm rồi.
Gần đây, Lá Thư V. Chánh gởi ra trên diễn đàn YKH Hải Ngoại được sao gởi đến nhiều diễn đàn chính trị, xã hội và thân hữu khác. Hầu như mọi nơi, mọi người, có biết hay không biết V. Chánh, đều có lời chung vui khi biết được Chánh đã tai qua nạn khỏi. Sự kiện cho thấy hầu như mọi người ở Hải Ngoại đều quan tâm đến thực trạng trong nước VN, nhất là với giới y khoa thì hiểu thêm về một khía cạnh nào đó của hệ thống Y Tế trong nước là một chuyện nên biết.Cũng vì lý do này, mà V. Chánh xin cám ơn BBT Diễn Đàn Cựu SVQY đã cho phép V. Chánh trình bày sự kiện toàn diện và chi tiết hơn. Và cũng cám ơn BS. Phạm Hiếu Liêm, người bạn từ thủa Tiểu Học ở Trường Đồng Khánh, Huế, đã có thư riêng để mổ xẻ tình trạng bệnh lý của V. Chánh.
Vĩnh Chánh,
April 20, 2015
Mission Viejo, CA
** Hình mặc áo bệnh màu xanh là ở BV. Hoàn Mỹ
** Hình mặc áo bệnh nhân màu gạch đỏ là ở BV. Chợ Rẫy