Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Ngôi đình phim trường

Đình cổ Tân An (phường Tân An, Tp.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) nằm bên sông Sài Gòn, được mệnh danh là "Ngôi đình phim trường" vì không gian nơi đây đã từng là trường quay của rất nhiều bộ phim Việt Nam nổi tiếng. 

Đến Đình Tân An, du khách ấn tượng trước nét thơ mộng, rêu phong cổ kính với bộ rễ của cây đa trên trăm tuổi quấn chằng chịt trên nóc cổng đình. Vào năm 1896, vua Tự Đức ban sắc phong cho Đình Tân An nhằm công nhận ngôi đình là nơi thờ Tiền quân cơ Nguyễn Văn Thành, một vị quan triều đình nhà Nguyễn, đại thần của vua Gia Long.

Theo các tài liệu xưa, Nguyễn Văn Thành là một bậc khai quốc công thần triều Nguyễn, từng được cử làm Tổng trấn Bắc thành. Ông là người chủ trì công việc xây dựng Khuê Văn Các tại Văn miếu Hà Nội (1805), công trình văn hóa được xem là một biểu tượng cho văn hiến của đất Thăng Long (Hà Nội). Tuy vậy, ông đã bị bọn nịnh thần ghen ghét, gièm pha với vua Gia Long nhân vụ án “văn chương” của con ông là Nguyễn Văn Thuyên vào năm 1817. Nhà vua nghi ngờ cha con ông có ý phản nghịch, nên đã bức tử ông và hơn nửa thế kỷ sau, năm 1868, ông mới được giải oan dưới triều vua Tự Đức 

Cổng Đình Tân An được người dân các thời kỳ trùng tu, trang hoàng mang nhiều nét kiến trúc trong văn hóa Việt .

Đình Tân An từng là phim trường của rất nhiều bộ phim Việt Nam nổi tiếng.

Cổng Đình Tân An đậm dấu ấn thời gian.

Khuôn viên Đình Tân An có rất nhiều cây cổ thụ.

Không gian Chánh điện Đình Tân An.

Bàn thờ Tiền quân cơ Nguyễn Văn Thành trong Chánh điện.

Bên trong đình có các cột gỗ và liễn đối viết bằng chữ Hán rất có giá trị cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa vùng Đông Nam Bộ.

Những bức hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng trong Đình Tân An.

Đình Tân An có nhiều bức hoành phi rất có giá trị.

Kiến trúc gỗ trong Đình Tân An.

Nét kiến trúc thuần Việt trong Đình cổ Tân An.

Khuôn viên Đình Tân An còn là nơi luyện tập các môn võ thuật. 

Khuôn viên đình Tân An là một khu rừng nhỏ quanh năm xanh tốt với nhiều loại gỗ quý như: gõ, sao, cẩm, dầu… Bước qua rừng cây là cổng tam quan dẫn vào bên trong ngôi đình có lối kiến trúc hình chữ Tam. Đình có hai mái, hai chái được nâng đỡ bởi 40 cây cột vuông bằng gỗ. Mái đình lợp bằng ngói vây cá đã phủ rêu phong do thời gian nên càng tôn lên vẻ cổ kính của ngôi đình. Bên trong đình, trên các cột và trước các áng thờ đều có treo các bức hoành phi, liễn đối viết bằng chữ Hán rất có giá trị cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa vùng Đông Nam Bộ. 

Có thể nói, với bối cảnh đẹp, cổ kính mang đậm nét văn hóa thuần Việt, Đình Tân An từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho nhiều nhà hoạt động nghệ thuật như nhiếp ảnh, điện ảnh của Việt Nam. Ngôi đình này từng là phim trường của các bộ phim như: Vó ngựa trời Nam, Lục Vân Tiên, Ván bài lật ngửa, Đất phương Nam. Ngoài ra, Đình Tân An cũng là nơi khám phá văn hóa độc đáo cho du khách khi đây là một trong những ngôi đình hiếm hoi còn bảo tồn được các nghi thức thờ cúng truyền thống của đình làng Việt Nam.
Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Nguyễn Luân

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Thương yêu Biển Mẹ

Biển là nhà của bao nhiêu sinh vật và cây cỏ. Trong vài thập niên gần đây, con người liên tục làm khổ biển. Biển Mẹ thân thương của chúng ta đang bị hành hạ.
Tàn hại biển cả
Bài học Minamata: đổ bỏ Thủy ngân vào biển khơi
Vào đầu những năm 1950, cư dân Nhật tại một phố biển nhỏ vùng Minamata ghi nhận vài con vật có thể hiện lạ lùng. Các con mèo đột nhiên sùi bọt đầy miệng, múa xoay tròn rồi nhảy xuống biển, các con chim nhào xuống mặt đất, những con cá tự ngửa bụng trắng hếu.
Bệnh Minamata. Ca bệnh đầu tiên ở người được chính thức xác nhận vào năm 1950. Ba năm sau, đại học Kumamoto công bố thủy ngân (Methyl Mercury) là nguyên nhân gây bệnh. Chính nhà máy Chisso đã đổ chất thải thủy ngân ra vịnh Minamata quận Kumamoto, phía Nam Nhật Bản. Kim loại nặng này đã tích tụ vào cá và các loại nghêu sò. Cư dân trong vùng đã ăn hải sản này. Họ hứng chịu hậu quả với các triệu chứng tê cóng, xáo trộn thị lực và các triệu chứng khác, bệnh cũng tấn công các hài nhi trong bụng mẹ.
Chisso tiếp tục tuôn bỏ nước thải thấm thủy ngân cho đến năm 1968, gây chết ít nhất 2000 người, gây dị tật bẩm sinh, bại liệt và các bệnh khác. Đến năm 1968 chính quyền mới chính thức nhìn nhận.
Niigata Minamata. Năm 1965, bệnh cũng xuất hiện ở vùng sông Agano của quận Niigata. Ở đây bệnh có tên là Niigata Minamata, do thủy ngân thải từ nhà máy Showa Denko K.K’s quận Niigata. Ngày nay 50 năm sau, bài học Minamata vẫn còn đó. Có một Viện bảo tàng và có nghi thức tưởng niệm hàng năm thảm họa môi trường nhiễm độc thủy ngân tệ hại nhất lịch sử.

Hai trăm năm làm sạch Fukushima
Nhật Bản chịu đựng một thảm họa hạt nhân vào tháng 3.2011. Sóng thần tiếp sau trận động đất mạnh ở bờ biển phía Đông giết gần 16 000 người.
Liền sau đó lại tới thảm họa khác: các lò phản ứng của nhà máy hạt nhân Fukushima bị hư hại nặng. Sự rò rỉ phóng xạ khiến phải lập tức di tản cư dân. Nhiều thành phố bị bỏ hoang. Lượng phóng xạ lớn thải vào không khí và biển cả. Cả thế giới bị sốc.
Theo báo Nature (29.9.2014), số lượng phóng xạ thải ra từ rò rỉ hạt nhân năm 2011 đã vượt hơn thảm họa hạt nhân Chernobyl 1986 ở Liên Xô cũ. Lượng Cesium đồng vị phóng xạ cao hơn lượng thải ở Chernobyl 11% cả trên mặt đất lẫn trong nước. Fukushima chẳng những đe dọa nhân loại vì gần đại dương, mà còn vì phóng xạ lan tràn khắp địa cầu. Tỉ lệ mắc ung thư đang chờ đợi tăng lên đối với những ai phơi nhiễm xạ. Báo Times of London (27.3.2015) phỏng định nước Nhật cần 200 năm để làm sạch Fukushima.
Tràn dầu đốt cháy Đại dương
Ngày 20.4.2010, dàn khoan Deepwater Horizon, ở ngoài khơi vịnh Mexico, cháy nổ dữ dội trên biển, giết chết ngay 11 công nhân và làm bị thương một số người khác. Chỉ hai ngày sau dàn khoan chìm hẳn vào lòng đại dương. Dầu thô tràn lan khủng khiếp ngoài tầm kiểm soát, kéo dài khoảng ba tháng.
Chính quyền Hoa Kỳ ước lượng khoảng 4,2 triệu thùng dầu đã thoát ra, làm ô nhiễm biển tới 43.300 dặm vuông và 1.000 dặm dài dọc bờ biển từ Texas tới Florida.
Vụ tràn dầu biển khơi lớn nhất lịch sử, làm chết hàng ngàn con chim, rùa biển và cá heo, cản trở sự đánh bắt hải sản và du lịch vùng vịnh. Công ty BP phải bỏ hàng chục tỉ đô la Mỹ để rửa môi trường.

Đại dương bị tra tấn
Đời sống biển bị vùi dập. Tất cả sự sống, cây cỏ và sinh vật biển đều bị ảnh hưởng. Đổ bỏ các chất độc từ công nghiệp vào đại dương gây hại trực tiếp đời sống biển. Các loại phân bón, dầu lửa, thuốc diệt côn trùng, chất thải từ thú vật làm đất nhiễm độc có thể gây ra những vùng biển chết. Dầu thô tồn đọng hàng nhiều năm trên mặt biển, thường làm sinh vật biển ngộp thở đến chết.
Khai thác mỏ bạc, vàng, chì, cobalt và kẽm ở độ sâu đến 3000 mét trong lòng biển, gây tổn hại các nơi sâu thẳm của đại dương. Khí CO2 và hiệu ứng nhà kính làm tăng nhiệt độ của biển tác động mạnh mẻ lên môi trường sinh thái đại dương. Xáo trộn quá trình quang tổng lợp, chu trình sống của san hô bị bẽ gãy. Ôxy trong nước biển giảm, làm giảm cơ may sống sót của sinh vật biển như cá voi, rùa, cá mập, cá heo, chim cánh cụt. Không kể hết.
Con người lãnh đủ. Ăn các hải sản, các chất độc tích lũy trong cơ thể con người có thể dẫn đến ung thư, dị tật bẩm sinh hoặc các bệnh mạn tính khác.

Thương quá! Biển Mẹ đớn đau
Formosa nhận lỗi
Tuổi Trẻ Online ngày 30.06.2016 đưa tin: Sau quá trình làm việc của các cơ quan chức năng Việt Nam, Formosa thừa nhận gây ra sự cố môi trường biển, khiến cá chết tại một số tỉnh miền Trung. Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD khắc phục hậu quả.
Thanh Niên ngày 01.07.2016 cho biết: Gây cá chết hàng loạt ở biển miền Trung: Formosa nhận lỗi...Chủ tịch Hội đồng quản trị cùng 6 thành viên lãnh đạo công ty này đã cúi đầu công khai xin lỗi người dân Việt Nam, đồng thời cam kết bồi thường 11.500 tỉ đồng (500 triệu USD) về hành vi xả thải độc tố hóa học ra môi trường nói trên.
Biển nhiễm độc, rong hút độc
Là thầy thuốc tôi lo nhiều cho rong biển.Một số loại rong biển được tiêu thụ để bồi dưỡng sức khỏe. Rong biển hấp thụ mạnh các chất dinh dưỡng trong biển. Ta biết vì sao rong chứa nhiều loại muối khoáng bổ dưỡng với điều kiện chúng mọc từ các biển sạch. Khổ thay, ngày nay các đại dương ngày một không an toàn và tương lai còn đáng lo hơn.
Thật không may, rong không phân biệt loại tốt loại xấu. Con người đã gây ô nhiễm mạnh, bỏ vào biển các khối lượng khổng lồ các hóa chất độc hại và kim loại nặng.

Rong biển sạch: thức ăn bổ dưỡng. Ảnh: TL
Cẩn thận dùng rong biển. Nếu mọc ở trong vùng biển có độ nhiễm cao các kim loại nặng như arsenic, cadmium, thủy ngân, chì..., các loại rong hút lấy các kim loại này. Nguy hại cho con người, ăn rong biển nhiều ngày có thể đưa đến suy yếu và thậm chí tử vong. Triệu chứng ban đầu của nhiễm độc các kim loại nặng gồm yếu sức, nôn mửa, tiêu chảy. Các loại rong nâu và rong đen (gọi là hijiki) dễ bị nhiễm độc hơn. Lưu ý lựa các loại được kiểm chứng an toàn.
Môi trường sống quý dường nào
Dòng sông Singapore sống lạiNăm 1977, Thủ tướng Lý Quang Diệu có kế hoạch đầy tham vọng: "Rửa sạch dòng sông Singapore và hồ Kallang. Mười năm nữa chúng ta lại có thể câu cá trên sông hồ này".
Năm 1987, dòng sông sống lại, dòng chảy đã rửa sạch. Lòng sông nhỏ nhưng là dòng sông sạch đẹp. Hai bên bờ kè ngay ngắn, dòng chảy êm đềm, mặt sông không có lục bình cũng không có vỏ chai, giấy rác, bao bì. Ngày nay thuyền đẹp, thuyền rồng, ghe tam bản thoải mái chở khách thưởng lãm sông nước.

Cửa sông Singapore. Ảnh: Nguyễn Chấn Hùng, 2009
Công ước Minamata. Năm 2013, 128 quốc gia tham dự hội nghị do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại thành phố Kumamoto cùng chấp thuận công ước Minamata, coi thủy ngân là một hóa chất đáng quan ngại toàn cầu.
Từ 2020 các nước phải ngừng sản xuất, ngừng xuất nhập khẩu các sản phẩm chứa thủy ngân như nhiệt kế, các loại pin và ánh sáng huỳnh quang. Các nước có nhiệm vụ lưu giữ đúng quy định và giảm đổ bỏ thủy ngân vào môi trường.
***
Phải làm cho Biển Mẹ thân thương sống lại. Công ty B.P bỏ hàng chục tỉ đô la Mỹ để rửa biển; Cần 200 năm để làm sạch Fukushima; Bệnh Minamata từ 50 năm còn đó. Dòng sông nhỏ Singapore sống lại; Công ước Minamata nóng hổi là bài học quý giá.
Chỉ khi Biển Mẹ thân thương sống lại, chúng ta mới yên tâm với rong biển ngon bổ an toàn.
GS-BS. Nguyễn Chấn Hùng
 Cùng tác giả:

Chỉ số phát triển con người & Chỉ số thất bại của quốc gia



Chỉ số phát triển con người. Ảnh: Internet
Chỉ số phát triển con người. Ảnh: Internet
Trong  quá  trình  tòan  cầu hóa và  hội  nhập  ngày  càng  sâu  rộng hiện nay nhân lực  lao động  quốc  gia trở  thành  thương  phẩm  quốc  tế. Các  quốc  gia có  xu hướng  hợp tác  và  nhất  thể  hóa  vào  các  tổ  chức  kinh  tế  chính  trị  để  tăng cường  việc  trao  đổi  thương  mại, sử  dụng  hiệu  quả  tiềm  lực  quốc  gia  và nâng  cao  vị  thế  chính trị, bảo  đảm  an  ninh  quốc  gia  của  mình.
Trong  nửa  sau  thế  kỷ  20  và  đầu  thế  kỷ  21  ngoài  Liên Hiệp Quốc  tổ  chức hợp  tác  chính  trị  toàn  cầu  lớn  nhất  chúng  ta  đã  chứng  kiến  sự  ra  đời  của hàng  loạt tổ  chức  quốc  tế  và  khu  vực  từ  những  tổ  chức  chính  trị  có tính chất  Câu  lạc  bộ  tham  vấn  toàn  cầu  như  G7  và  G20  hay  vực  như  APEC đến  các  tổ  chức  hợp tác  kinh  tế  chính  trị  từng  phần và “lỏng lẻo” như ASEAN  hay  toàn  diện  và  “chặt chẽ” như  EU.
Sắp  tớiđây   TPP (Trans-Pacific Partnership) và  TATIP (Transatlantic Trade and Investment Partnership).Toàn cầu hóa và hội nhập là xu hướng không  thể đảo ngược.
Việc  xác  định  trình  độ  phát  triển và  khả  năng  phát  triển  bền  vững  của  một  quốc  gia  là  rất  quan  trọng  để  đánh  giá  tổng  hợp “trọng  lượng  trong  thực tế  tương tác” của  một  quốc  gia  khi  tham  gia  vào  tổ  chức  quốc  tế.
Trọng  lượng  thực  tế  trong  tương  tác  của  một  quốc  gia  bao  gồm  một  chuỗi các  chỉ  số  được  thiết  lập  một  cách  khoa  học, đượ c giới  khoa  học  và  kinh tế  chính trị  trên  toàn  thế  giới  thừa  nhận  và  sử  dụng để  xây  dựng  hoặc điều  chỉnh  các  chính  sách  vĩ  mô  trong  hoạt  động  một  quốc  gia  hay  cuả các  tổ  chức  quốc  tế.
Không  phải  lúc  nào  các  chỉ  số  này cũng  được  thừa  nhận  dễ  dàng. Chẳng hạn  Chỉ  số  mức  độ  cảm  nhận  tham  nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) của  Tổ chức  Minh  bạch  quốc  tế  bị  khá  nhiều  quốc  gia  trong  đó  có Việt  Nam  nghi  ngờ  tính  khách  quan.
Vơí  thời  gian  uy  tín  của  Tổ  chức  Minh  bạch  quốc  tế  được  nâng  cao  và  CPI  được  thừa  nhận  rộng  rãi, được  các  nhà  chính  trị  sử  dụng  một  cách biểu  cảm  và đôi  khi  khá  tùy  tiện.
Chẳng  hạn  chúng  ta  còn  nhớ  phát  biểu  của  một  quan  chức   cao  cấp  rằng “tình  trạng  tham  nhũng  ở  Việt Nam  trong  những  năm  vừa  qua  là  ổn  định” . Ông  này khẳng  định  như  vậy  chỉ  trên  một  cơ  sở  duy  nhất: chỉ  số  CPI  và thứ  hạng  của  Việt Nam  trong  Bảng  xếp  hạng  toàn  cầu  của  Tổ  chức  Minh bạch  quốc  tế  gần như  không  thay  đổi.
Mặt  khác  việc  tìm  hiểu  các  chỉ  số  này  thực  sự  cần  thiết  vì  cho  phép  chúng  ta  biết  khá  chính  xác “Who is who ?” và  giúp  chúng  ta  nhìn  nhận khách  quan  và toàn  diện  hơn  một  sự việc.
Chẳng  hạn  các  Bảng  xếp  hạng  của  Time  Higher Education và  QS  giúp  chúng ta  hiểu  đúng  tại  sao  ở  Việt Nam hiện  có  hơn 200.000 thạc sĩ và cử nhân chưa  có  việc làm  mà  cũng  không  thể  “xuất khẩu” đi  đâu  được  như  có  người  đề  nghị.
Việc  tìm  hiểu  một  số  chỉ  số  khác  lại  có  thể  giúp  chúng  ta  hiểu  tại  sao nước  này  được  mời  mà  nước  khác  chưa  được  mời  vào  tổ  chức  quốc  tế  nào  đó. Cũng như  thái  đối  xử  của  cộng  đồng  một  tổ  chức  hợp  tác quốc tế đối  với  từng  quốc  gia  trong  quá  trình  hoạt  động  về  sau  của  tổ chức  quốc  tế  này.
Tôi  xin  phép  giới  thiệu  hai  chỉ  số  thuộc  loại  này. Hai  chỉ  số  cơ  bản  nhất xác  định  trình  độ  phát  triển  và  khả  năng  phát  triển  bền  vững   của  một  quốc  gia.
Bài  viết  này  tổng  hợp  tư  liệu từ một số nguồn. Tôi  hệ  thống  lại để chúng ta cùng  tìm  hiểu.
Thứ  nhất  là  Chỉ  số  phát  triển  con  người (Human Development Index  – HDI  là  chỉ  số  tổng  hợp  của  tuổi  thọ  trung  bìnhtỷ  lệ  biết  chữgiáo  dục, các  tiêu  chuẩn khác  như  phúc  lợi  trẻ  em  và  một  số  nhân  tố  khác  trong cuộc  sống các  quốc  gia  trên  thế  giới.
HDI  giúp  tạo  ra  một   cái  nhìn  tổng  quát  sự  phát   triển  của  một  quốc  gia. Đây  cũng  là  chỉ  số  xác  định  sự  ảnh  hưởng  của  các  chính  sách  kinh  tế  đến  chất lượng  cuộc  sống. Nghĩa  là  phản  ánh  cả  chất  lượng  cuả  sự  phát  triển.
HDI  được  đề  xuất  và  phát  triển  bắt  đầu  từ  năm 1990  bởi  nhà  kinh tế  người  Pakistan  Manbub ul Haq  và  nhà  kinh  tế  Ấn  Độ  Amartya Sen (giải  Nobel kinh  tế  năm 1998).
Theo  quan  điểm  của  các  họ c giả  này  mục  tiêu  của  việc  phát  triển  con người  là  nhằm  mở  rộng cơ  hội  lựa  chọn  cho  người  dân  và  tạ  điều  kiện  để họ  có  thể thực  hiện  sự  lựa  chọn  đó  một  cách  tự     do.
Những  lựa  chọn  quan  trọng  và  cơ  bản  nhất  là  được  sống  lâu  và  khỏe mạnh, được  học  hành  và  có  được  một  cuộc  sống  ấm  no. Từ  đó  họ  đã xác định  năm  đặc  trưng  của  quan  điểm  phát  triển  con  người  là:
  1. Con  người  là  trung  tâm  của  sự  phát  triển.
  2. Người  dân  vừa  là  phương  tiện  vừa  là  mục  tiêu  của  phát  triển.
  3. Việc  nâng  cao  vị  thế  của  người  dân (bao  hàm  cả  sự hưởng  thụ và cống  hiến).
  4. Chú  trọng  việc  tạo  lập  sự  bình  đẳng  cho  mọi  người  dân  về  mọi  mặt: tôn  giáo, dân  tộc, giới  tính, quốc  tịch…
  5. Tạo  cơ  hội  lựa  chọn  tốt  nhất  cho  người  dân  về: kinh  tế, chính  trị, xã hội, văn  hóa…
HDI  là  một  thước  đo  tổng  quát  về  phát  triển  con  người. HDI  cho  phép  đo thành  tựu  trung  bình  của  một  quốc  gia  theo  ba  tiêu  chí  sau:
  1. Sức  khỏe: Một  cuộc  sống  dài  lâu  và  khỏe  mạnh, đo  bằng  tuổi  thọ trung  bình.
  2. Tri  thức: Được  đo  bằng  tỉ  lệ  số  người   lớn  biết  chữ  và  tỉ  lệ  nhập học các  cấp  giáo  dục (tiểu  học, trung học, đại  học).
  3. Thu  nhập: Mức  sống  đo  bằng  GDP  bình  quân  đầu  người.
HDI   được  tính  theo  thang  điểm  từ  0-1.0. HDI  đã  được  các  tổ  chức  của Liên  Hiệp  Quốc  thừa  nhận  là  một  chỉ  số  tương  đối  khái  quát  để  đánh  giá mức  độ  phát triển  của  một  quốc  gia.
Hàng  năm  Chương  trình  phát  triển  Liên Hiệp Quốc (UNDP) đều  công  bố  xếp hạng  toàn  cầu  các  quốc  gia  theo  chỉ  số  HDI. Các  quốc  gia  được  xếp  hạng từ  cao xuống  thấp  theo  điểm  số.
Cách  phân  loại  quốc gia  theo  chỉ  số  HDI  được  UNDP  công  bố  vào  năm 2011  theo  chỉ  số  HDI như  sau: Điểm  trên  0.8  là  rất  cao, từ 0,7-0,8  là  cao, từ 0,52-0,7 là TB, từ  0,29-0,51 là thấp  và  dưới  0,29 là  rất  thấp.
Từ  Bảng  xếp hạng  theo   cách  này  ta  có  vài  số  liệu  để  tham  khảo  cho  các nước  châu  Á:
Quốc  gia  tốt  nhất  là  Nhật  Bản  xếp  thứ 12 (HDI  0,901 điểm); Hồng Kông 13 (HDI  0,898 điểm); Hàn Quốc – 15 (HDI  0,897 điểm);  Israel -17 (HDI  0,888 điểm); Singapore -26 (HDI  0,866 điểm);  UAE (Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) -30 (HDI  0,846 điểm);   Qatar -37 (HDI  0,831 điểm); Malaysia -61 (HDI  0,761);  Kuwait -63 (HDI  0,76;  Trung Quốc -101 (HDI  0,687);   Thailand -103 (HDI  0,682);    Mông Cổ -110 (HDI  0,653);   Philippines -112  (HDI  0,644);   Indonesia – 124 (HDI  0,617); Việt Nam- 128 (HDI 0,593);   Ấn Độ -134 (HDI  0,547); Campuchia và Lào-138,139 (HDI  0,522); Pakistan-145 (HDI  0,504); Bangladesh-146 (HDI  0,500);Myanmar-149 (HDI  0,483).
asia-hdi-map
HDI của châu Á. Ảnh: Internet
Rõ  ràng  ngoài  các  yếu  tố  về  giáo  dục, y  tế, thu  nhập  thì  tham  nhũng  có ảnh  hưởng  trực  tiếp  đến  HDI. Dễ  dàng  nhận  thấy liên hệ  này  qua Xếp hạngmức  độ cảm nhận tham nhũng (Corruption  Perceptions  Index – CPI) của  Tổ chức  Minh  bạch  quốc  tế  năm  2011  cho  các  nước  châu  Á có HDI cao nhất :
 Singapore – 5 (CPI  92 điểm); Hồng Kông -12 (CPI  84 điểm); Nhật Bản – 13 (CPI  80 điểm); Qatar – 22 (CPI  72 điểm); UAE (Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) – 28 (CPI  68 điểm); Israel – 36 (CPI  58 điểm); Hàn Quốc – 43 (CPI  54 điểm); Malaysia – 60 (CPI  43 điểm).
Amartya  Sen  là  người  châu  Á  đầu  tiên  nhận  giải  Nobel  kinh  tế. Có  thể  nói trong  số  tất  cả  các  nhà  kinh  tế  nổi  tiếng  thế  giới  hiện  nay  Amartya  Sen đại  diện chân  chính  nhất  của  các  nước  chậm  phát  triển  nghèo  khổ.
Amartya  Sen  cũng  là  người  đầu  tiên  phát  hiện  ra  mối  liên  hệ  giữa  nghèo đói  và  việc  thiếu  tự  do  dân  chủ. Nhiều  nước  có  thể  chế  độc  tài  trong  tình trạng nghèo  đói. Ngược  lại, phần  lớn  các  nước  dân  chủ  đều  là  những  nước giầu  có.
Amartya  Sen  sau  khi  nghiên  cứu  quan  hệ  giữa  nạn  nghèo  đói  và  mức  độ dân  chủ  đã  đưa  ra  một  lời  tuyên  bố  nổi  tiếng: “Không  bao  giờ  từng  có một  nạn  đói nào  đáng  kể  xẩy  ra  ở  một  nước  độc  lập, dân  chủ  và  có  tự do  báo  chí. Nạn  đói  chỉ  xẩy  ra  ở  những  nước  độc  tài  hay  bị  chiếm  đóng”.
Ông  là  tác  giả  của  cuốn  sách  nổi  tiếng ”Development as Freedom” (“Phát  triển  là  Tự do”). Trong  đó, Amarrtya  Sen  khẳng  định: tự  do  vừa  là  mục  tiêu tối  hậu,  vừa là  cứu  cánh  để  phát  triển  kinh  tế.
 Theo  ông, những  mục  tiêu  mà  các  nhà  kinh  tế  thường  cho  là  tối  hậu: tăng trưởng  kinh tế, tiến  bộ  công  nghệ, ngay  cả  hiện  đại  hóa, phải  được  đánh  giá bởi  mức độ  đóng  góp  của  chúng  vào  tự  do  của  con  người.
Tương  tự  như  nghèo  đói, tham  nhũng  thường  lan  rộng  ở  những  nước  thiếu tự  do  dân  chủ. Hậu quả  của  tham  nhũng  là  người  dân  không   có  được  sự chọn  lựa tốt  nhất  giá  cả  hàng  hóa  dịch  vụ  công, tư.
Tham  nhũng  làm  tăng  mọi  chi  phí  quản  lý  về  phía  công  quyền  và  trong xã hội, hạn  chế  sự  sang  tạo, và  nuôi  dưỡng  tội  phạm.
Tham  nhũng  làm  giảm  đầu  tư  trong  ngoài  nước, giảm  phát  triển. Quan trọng nhất  là  tham  nhũng  tạo  điều  kiện  cho  tư  bản  than  hữu (cronyism) phát triển. Làm tăng  chênh  lệch  giàu  nghèo  và  căng  thẳng  trong  xã  hội.
 Kết  quả  là  làm  mất  động  lực  phấn  đấu  của  thế  hệ  trẻ, của  tài  năng. Hạn chế  sự  phát  triển  của  công  dân  dẫn  đến  việc  làm  giảm  khả  năng  cạnh tranh  của quốc  gia. Tức là tiền đề cho sự thất bại của quốc gia.
Xin  phép  chuyến  sang  thảo  luận  chỉ  số  thứ  hai. Chỉ  số  thất  bại  quốc  gia. Chỉ  số  thất  bại  hay  còn  gọi  là  chỉ  số  FSI (Failed States Index)  một chỉ số quan  trọng thể  hiện  khả  năng  phát  triển  và  phát  triển  bền  vững  của  một quốc  gia.
FSI Quốc tế. Ảnh: Internet
FSI Quốc tế. Ảnh: Internet
Từ  lâu  các  nhà  triết  học  đã  cố  gắng  tìm  hiểu  nguyên  nhân  phát  triển thành  công  của  các  quốc  gia. Trong  thế  kỷ  20  các  nhà  khoa  học  xã  hội  dần  đã  đi  đến kết  luận  khá  thống  nhất  là  văn  hóa  chính  là  yếu  tố  quyết định  sự  phát  triển  của  một  quốc  gia.
Một  trong  những  triết  gia  đầu  tiên  trong  lĩnh  vực  này  Max Weber (1864-1920) người Đức. Max  Weber  coi  đạo  đức   Thiên  chúa  Tin  lành  là  nền  tảng  tinh  thần của Chủ  nghĩa  tư  bản (CNTB) châu Âu  ở  các  nước  tư  bản  đầu  tiên.
Max  Weber  cho  rằng  nền  văn  hóa  Thiên  chúa  Catholique  La Mã  là  kém thích  hợp  hơn  cho  phát  triển  CNTB  và  Thiên  chúa Orthodox (Chính thống) càng  kém  thích hợp  hơn  nữa  cho  phát  triển  tư  bản.
Riêng  đối  với  văn  hóa  Khổng Giáo, Max  Weberc  có  cái  nhìn  rất  bi  quan cho đó  là  một  nền  văn  hóa  hoàn  toàn  không  thích  hợp  để  phát  triển  CNTB.
Việc  các  quốc  gia  chịu  ảnh  hưởng  nhiều  của  Khổng Giáo  như  Nhật, Hàn Quốc , Đài Loan, Singapore  phát  triển  thành  công  cuối  thế  kỷ  20  làm  các  học   giả   phải tìm  hiểu  sâu  hơn  về  việc  thành  công  và  đặc  biệt  sự  thất  bại  của  các  quốc  gia  trong  sự  nghiệp  phát  triển.
Những  học  giả  hàng  đầu  về   lý  thuyết  thất  bại  của  các  quốc  gia  là  Jared Diamon, Daron  Acemoglu  và James  Robinson. Họ  bắt  đầu  tìm cách  lý  giải việc thất bại/thành  công  sự  phát  triển  tư  bản  của  một  quốc  gia.
Các  tác  giả  này  đã  trình  bày  quan  điểm  của  mình  trong  cuốn  sách  nổi tiếng  “Tai  sao  các  quốc  gia  thất  bại” (Why nations fail).
Tuy nhiên  việc tìm  cách định lượng khả  năng  phát triển thành  công/thất bại  của  một  quốc gia  vẫn  là  môt  câu  hỏi  bỏ ngỏ.
Câu  hỏi  này  chỉ  mới được  giải  đáp  rất  gần đây. Đã  xuất hiện môt chỉ số mới đinh  lượng  sự  thành  bại  của quốc gia.
Chỉ  số  thất  bại  hay  còn  gọi  là  chỉ  số FSI (Failed States Index) là  một  chỉ số  do  Quỹ  vì  Hòa  Bình (Fund for Peace)  một Think  tank  độc  lập  với  tạp  chí Foreign Policy  sáng  lập  ra.
Quĩ  này  đã  tổng  hợp  liên  tục  90.000  nguồn  dữ  liệu  định  lượng  khác  nhau (được  công  khai  từ  đầu  năm đến  cuối  năm) của 177 quốc  gia  trên  thế  giới, để  gộp thành  12  thang  điểm  đo  từ  mức  độ  phát  triển  kinh tế  cho  đến chỉ số  về  sự  công  bằng  trong  xã  hội. Sau  đó, tạp  chí  Foreign  Policy  công  bố Bảng  Xếp  hạng  các quốc  gia  được  khảo  sát  theo  chỉ  số  FSI  bắt  đầu  từ 2005.
Việc  Quỹ  Vì  hoà  bình  đưa  ra  khái  niệm  chỉ  số  FSI  là  cố   gắng  đầu tiên dùng  phương  pháp  định  lượng  để  nhận  dạng  các  quốc  gia  thất  bại  và hoạch  định  các chính  sách  thích hợp  với  các  quốc  gia  này.
Có  12  chỉ  tiêu (Indicator) đánh  giá, gồm  4  chỉ  tiêu  xã  hội, 2 chỉ  tiêu  kinh  tế, 6  chỉ  tiêu  chính  trị. Mỗi  chỉ  tiêu  được  đánh  giá  theo  thang  điểm 10; điểm càng  cao tức  là  càng  thất  bại, điểm  càng  thấp  thì  càng  thành  công. Cộng điểm  của  12 chỉ  tiêu  này  lại  được  tổng  số  điểm  đánh  giá  mức  độ  thất  bại, tức  FSI  của  quốc gia  đó.
 Chỉ  tiêu xã hội   gồm: (I-1) Áp  lực  gia  tăng  dân  số; (I-2) Sự  di   chuyển  lớn dân  tị  nạn  trong  nội  bộ  quốc  gia  tạo  ra  nguy  hiểm  nhân  đạo; (I-3) Viêc tồn tại  các nhóm  thù  địch  nhau  hoặc  các  nhóm  cuồng  tưởng (paranoia); (I-4) Dân  chúng  di  cư  ra  khỏi  đất  nước  vì  lý  do  kinh  tế, chính  trị.
Chỉ tiêu kinh tế gồm: (I-5) Trình  độ  phát  triển  kinh  tế  không  đồng  đều  theo các  nhóm  dân  hay  là  phân  hóa  giàu  nghèo; (I-6) Suy  thoái  kinh  tế  nặng.
Chỉ tiêu chính trị gồm: (I-7)  Mức  độ  tham  nhũng  của  chính  quyền; (I-8) Tình   trạng  suy  thoái  của  các  dịch  vụ  công; (I-9) Sự  trì  hoãn  hoặc  độc  đoán  trong  quá trình  chấp  hành  luật  pháp  và  vi  phạm  nhân  quyền  một  cách  phổ  biến; (I-10) Sự  lạm  quy ền  các  cơ  quan  an  ninh (nhà  nước  bên  trong nhà  nước); (I-11) Tình trạng  bỏ  ra  nước  ngoài  của  những  người  tài; (I-12) Sự  can  thiệp  của  các  nước  ngoài  hoặc  thế  lực  chính  trị  bên  ngoài.
Các  quốc  gia  phân làm 3  loại  tùy  theo  tổng  số  điểm  FSI:
  • loại  Báo động (Alert) có  FSI  từ  90  điểm  trở  lên, là  các  nước  thất  bại  nhất, kém  ổn  định  nhất;
  • loại Cảnh giác (Warning) có FSI  từ  60  đến  dưới  90  điểm;
  • loại Vừa phải (Moderate) – 30  đến dưới 60 điểm;
  • loại Bền vững (Sustainable) – dưới  30  điểm  là  các  nước  thành  công, ổn định nhất.
Nghĩa  là  tổng  số điểm  FSI càng  nhỏ  thì  càng  thành  công  và  ngược  lại. 60 quốc  gia  xếp  hạng  từ 1-60  có  thể  coi  là  các  quốc  gia  thất  bại.
Dư  luận  một  số  nước  châu  Phi  phản  ứng  mạnh  khi  thấy  nước  mình  bị  xếp hạng  thấp, cho  rằng  đây  chỉ  là  cách  đánh  giá  theo  quan  điểm  của  phương Tây, còn đa  số  các  nước  không  bình  luận.
Trung  Quốc  năm  2009 bị  xếp  hạng  thuộc  nhóm  quốc  gia  thất  bại  nhưng cũng  không  có  phản  ứng  gì.Vì  vậy  cách  đánh  giá  này  được  cộng  đồng quốc  tế  coi  là khá  khách   quan.
Tạp  chí  Foreign  Policy  số  tháng  7-8/2010  đã  công  bố  kết  quả  khảo  sát các quốc  gia  thất  bại  năm 2010 (Wiki) như  sau:
Somalia  3  năm  liền  đứng  đầu  bảng  xếp  hạng  quốc  gia  thất  bại  với  tổng  số  điểm  FSI  là  114,3..Tiếp  sau  là  Chad, Sudan, Zimbabwe, Cộng Hòa Congo, Afghanistan, Iraq, Cộng hòa Trung Phi, Guinea, Pakistan, Haiti, Bờ Biển Ngà (Ivory Coast), Kenya, Nigeria, Yemen, Myanmar, Ethiopia, Đông Timor, Bắc Triều Tiên, Niger  thuộc  số  20  quốc gia  thất  bại  cao  nhất, loại  Báo  động.
Hầu  hết  những  quốc  gia  này  đều  nghèo  đói, rối  loạn, chính  trị  độc  tài chuyên  chế, nhiều  người  dân  vì  khổ  cực  phải  bỏ  nước  ra  đi.
Các  quốc  gia  xếp  ở  cuối  bảng (số  thứ  tự  lớn  nhất) là  các  quốc  gia  ổn  định nhất, tốt  nhất.  Có 13  quốc  gia  thuộc  loại  Phát  triển  Bền  vững  gồm: Na Uy thứ 177 ( FSI 18,7 điểm). Sau đó là Phần Lan, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Ai-len, Đan Mạch, New Zeland, Áo, Úc, Lu-xem-bua, Hà Lan, Ca-na-đa và Irelandthứ 165 (FSI 29,8 điểm).
Ở  châu  Á, quốc  gia  tốt  nhất  là  Nhật  Bản xếp  thứ  164 (FSI  31,3 điểm); Singapore -160 (FSI 34,8 điểm); Hàn Quốc – 153 (FSI  41,3); Qatar -139 (FSI 51,8); UAE -137 (FSI 52,4); Mông Cổ -129 (FSI 60,1); Kuwait -125 (FSI 61,5)….Malaysia -111 (FSI 69,2); Việt Nam- 95 (FSI 76,6); Thailand -81 (FSI 78,8); Ấn Độ -79 (FSI 79,2); TQ -62 (FSI 83); Indonesia 61 (FSI 83,1; Israel-54 (FSI 84,6); Philippines -51 (FSI 87,1); Campuchia và Lào-40,41 (FSI 88,7); Myanmar-16 (FSI 99,4).
Xếp  hạng  của  các  nước  thành  viên  Hội  đồng  Bảo  an Liên Hợp Quốc và G7  như  sau: tốt  nhất  là  Anh – thứ 161 (FSI 41,8), Pháp – 159 (FSI 34,9), Mỹ – 158 (FSI 35,3), Nga – 80 (FSI 79), Trung Quốc – 62 (FSI 83). Nhật Bản – 164 (FSI 31,3) và Đức -157 (FSI 35,4).
Tại  sao  một  nước  có  nền  kinh  tế  tăng  trưởng  nhanh  nhất  thế  giới  như Trung  Quốc  lại  bị  xếp  vào  nhóm  quốc  gia  thất  bại? Đó  là  vì  Trung  Quốc  có  chỉ  số  FSI quá  lớn  về  các  chỉ  tiêu  sau: – sức ép dân số (chỉ số Demographic Presures  bằng  9, do  có  nhiều  ngườ i Trung Quốc  di  cư  ra  nước ngoài), – phân  hóa  giàu  nghèo  quá chênh  lệch (chỉ  số  phát  triển   không  đồng  đều  Uneven Development  bằng  9,2), – tồn  tại  vấn  đề  nhân  quyền (chỉ số  Human  Rights  bằng  8,9).
Trường  hợp Việt  Nam  các  chỉ  tiêu từ I-1 đến I-12 của  Việt Nam  có  số  điểm như  sau: 6,9; 5,2; 5,3; 5,9; 5,9; 6,6; 7,3; 6,4; 7,3; 6,0; 7,0; 6,2; Tổng  cộng  được 76,6 điểm, vẫn  thuộc  vào  loại quốc  gia  cần  được  cảnh  giác.
Có  3 chỉ  tiêu cao từ 7,0  trở  lên, đó  là  chỉ  tiêu  tham  nhũng  có  số  điểm  là 7,3; chỉ  tiêu  nhân  quyền – 7,3; chỉ  tiêu  thất  thoát  nhân  tài -7,0.
Nhìn  vào  Bảng  phong  thần  về  chỉ  số FSI. Tôi  xin  phép  lưu  ý  hai  trường hợp.
Thứ  nhất  là Trung Quốc. Việc Trung  Quốc  dù  kinh  tế  phát  triển  rất  nhanh vẫn  bị  xếp  vào  nhóm  các  quốc  gia  thất  bại  chính  là  cái  giá  phải  trả  cho việc  phát  triển “nóng” bất  chấp  sự  hủy  hại  môi  trường  tự  nhiên  và  môi trường  xã  hôi. Đó  cũng  giá  phải   trả  cho  sự  bất  tương  xứng  giữa  sức  sản xuất  và  quan  hệ  sản  xuất (thể  chế).
Thứ  bậc  của  Trung  Quốc  trong  Bảng  xếp  hạng  theo  FSI  giúp  chúng   ta hiểu  tại  sao  các  bài  viết  cảnh  báo  về  khả  năng  sụp  đổ, “hạ  cánh  cứng” của  kinh  tế Trung  Quốc  xuất  hiện  thường  xuyên.
Điều  này  cũng  giúp  chúng  ta  hiểu  tại  sao  các  tổ  chức  kinh  tế  thế  giới không  “mặn mời” Trung  Quốc  tham  gia  và ông  Obama  nhất  định  không  chấp nhận “trật  tự kinh  tế  quốc  tế theo  kiểu  Trung Quốc”.
Thứ  hai  là  trường  hợp  Ethiopia. Ethiopia  được  coi  là  một  trong  những  cái nôi  của   loài  người. Ethiopia  cũng  là  quê  hương  của  Nữ  hoàng  Saba, người tình  của Hoàng  đế  Solomon huyền  thoại  trong  Kinh  Thánh.
Сuố i thế  kỷ 1 TCN, trên  bờ  Hồng Hải  châu  Phi  xuất  hiện  vương  quốc  Aksum của  dân  tộc Sabae (tiếng Do Thái cổ là Sheba). Quốc  gia  do  dòng  họ  Solomon cai  quản, họ  gọi  mình  là  dòng  dõi  trực  tiếp  của  Thánh  đế  Solomon  và hoàng  hậu  Saba (Sheba).
 Kitô  giáo  trở  thành  quố c giáo  của  vương  quốc  Aksum  vào  thế  kỷ  thứ  4 dưới  thời  vua  Ezana  khiến  Ethopia  là  nơi  thứ  3  trên  thế  giới  công  nhận Kitô giáo  là quốc  giáo. Chỉ  sau  Armenia  và  Gruzia.
 Bên  cạnh  La  Mã, Trung  Quốc  và  Ba  Tư, Đế  quốc  Aksum  của  Ethiopia  được xem  là  một  trong  4  cường  quốc  lớn  nhất  thế  giới  vào  thế  kỷ  thứ  3.
 Trong  suốt  thời  kỳ Tranh  giành  thuộc  địa  ở  châu Phi, Ethiopia  là  quốc  gia châu  Phi  duy  nhất  bên  cạnh  Liberia  giữ  vững  được   chủ  quyền  là  một  quốc  gia  độc lập. Đồng  thời  là một  trong  4  thành  viên  châu  Phi  thuộc  Hội Quốc  Liên (1936). Sau  một  giai  đoạn  ngắn  bị  người  Ý  chiếm  đóng, Ethiopia tự  giải  phóng (có Anh giúp) và  trở  thành  thành  viên  sáng  lập  của  Liên hiệp quốc.
Tóm  lại  Ethiopia  là  một  dân  tộc  kiêu  hãnh  có  một  quá  khứ  huy  hoàng và từng  là  niềm   tự  hào  của  châu  Phi.
Người  Ethiopia  đã  thất  bại  vì “ngủ quên” trên  vinh  quang  của  quá  khứ. Có thể  kể  thêm  trường  hợp  Hy Lạp.
Xu  hướng  toàn  cầu  hoá  và  hội  nhập  là  không  thể  đảo  ngược. Mỗi  quốc  gia trong  ván  cờ  toàn  cầu  hóa  cần  thường  xuyên  theo  dõi, cần  biết  rõ  một cách  định lượng “trọng  lượng  thực  tế  trong  tương  tác” – chỉ  số  sức  khỏe  của  mình  so  sánh  với  các  quốc  gia  khác  để  tìm  cách  khắc  phục  điều chỉnh.
Chỉ  có  ứng  xử  như  vậy  quốc  gia  mới  mong  được  mời  tham  dự  vào  cuộc thi  đấu  toàn  cầu  không  có  giải  lao  và  điểm  dừng.
Chỉ  có  như  vậy  mới  tránh  được  nguy  cơ  bị  đẩy  ra  chầu  rìa  hay  xuống  sân sau  trong  tiến  trình 

Там Чан Конг – TamHmong

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

10 essential Vietnamese dishes every visitor should try

By CNN Staff
http://edition.cnn.com/2016/05/23/foodanddrink/vietnam-street-food/index.html

Story highlights

  • President Obama and Anthony Bourdain sampled bun cha in Hanoi
  • "I'm guessing the President doesn't get a lot of state dinners like this," Bourdain said
(CNN)Not only did President Barack Obama sample some of Vietnam's finest local eats in Hanoi in May, but his guide was none other than "Parts Unknown" hostAnthony Bourdain.
"There is no better place to entertain the leader of the free world, in my opinion, than one of these classic, funky family-run noodle shops you find all over Hanoi," says Bourdain. "Dinner and a beer costs about $6. I'm guessing the President doesn't get a lot of state dinners like this."
    President or not, you don't need a celebrity guide to make the most of this nation's eats.
    The cheapest and one of the most delicious places to find Vietnamese cuisine is in a traditional open-air market.
    Here, single-dish food stalls, run mostly by women, offer finely crafted dishes passed from mother to daughter for generations.
    Ready to pull up a plastic stool?
    Here are 10 foods that will give you a perfect introduction to Vietnam's best street eats.

    Pho

    What list of Vietnamese cuisine would be complete without pho?
    It's almost impossible to walk a block in Vietnam's major cities without bumping into a crowd of hungry patrons slurping noodles at a makeshift pho stand.
    This simple staple, consisting of a salty broth, fresh rice noodles, a sprinkling of herbs and chicken or beef, features predominately in the local diet -- and understandably so.
    It's cheap, tasty and widely available at all hours.

    Bun cha

    Pho might be Vietnam's most famous dish, but bun cha is the top choice when it comes to lunchtime in the capital.
    Just look for the clouds of meaty smoke after 11 a.m. when street-side restaurants in Hanoi start grilling up small patties of seasoned pork and slices of marinated pork belly over a charcoal fire.
    Once they're charred and crispy, the morsels are served with a bowl of a fish sauce-heavy broth, a basket of herbs and a helping of rice noodles.
    Bun cha sets often come with the delicious nem cua be -- fried crab spring rolls.
    Still not convinced? It's what Obama ate during his night out with Bourdain.

    Xoi

    Savory sticky rice is less of an accompaniment to meals in Vietnam; it is more a meal itself.
    The glutinous staple comes with any number of mix-ins (from slivers of chicken or pork to fried or preserved eggs), but almost always with a scattering of dried shallots on top.

    Banh xeo

    Banh xeo: The bulgier the better.
    A good banh xeo is a crispy crepe bulging with pork, shrimp and bean sprouts, plus the garnish of fresh herbs that are characteristic of most authentic Vietnamese dishes.
    To enjoy one like a local, cut it into manageable slices, roll it up in rice paper or lettuce leaves and dunk it in whatever special sauce the chef has mixed up for you.

    Goi cuon

    These light and fresh spring rolls are a wholesome choice when you've been indulging in too much of the fried food in Vietnam.
    The translucent parcels are first packed with salad greens, a sliver of meat or seafood and a layer of coriander, before being neatly rolled and dunked in Vietnam's favorite condiment -- fish sauce.
    Not ready to give up on the fried ones?
    In the north these fried parcels go by the name nem ran, while southerners call them cha gio.
    The crispy shell surrounds a soft veggie and meat filling.

    Bun bo nam bo

    This bowl of vermicelli noodles -- widely popular in Hanoi -- comes sans broth, keeping the ingredients from becoming sodden and the various textures intact.
    The tender slices of beef mingle with crunchy peanuts and bean sprouts and are flavored with fresh herbs, crisp dried shallots and a splash of fish sauce and fiery chili pepper.

    Cao lau

    One of Vietnam's most popular dishes, cao lau combines elements from various cultures.
    This pork noodle dish from Hoi An is a bit like the various cultures that visited the trading port at its prime.
    The thicker noodles are similar to Japanese udon, the crispy won-ton crackers and pork are a Chinese touch, while the broth and herbs are clearly Vietnamese.
    Authentic cao lau is made only with water drawn from the local Ba Le well.

    Banh mi

    The French may have brought with them the baguette, but Vietnam takes it to a different level.
    How, exactly, depends on what end of the country you're in.
    In the north, chefs stick to the basic elements of carbohydrate, fat and protein -- bread, margarine and paté -- but head south and your banh mi may contain a more colorful combination of cheese, cold cuts, pickled vegetables, sausage, fried egg, fresh cilantro and chili sauce.

    Bot chien

    Ho Chi Minh City's favorite street snack, bot chien is popular with both the after-school and the after-midnight crowd.
    Chunks of rice flour dough are fried in a large wok until crispy, and then an egg is broken into the mix.
    Once cooked, it's served with slices of papaya, shallots and green onions, before more flavor is added with pickled chili sauce and rice vinegar.

    Ca phe trung

    Vietnamese "egg coffee" is technically a drink, but we prefer to put it in the dessert category.
    The creamy soft, meringue-like egg white foam perched on the dense Vietnamese coffee will have even those who don't normally crave a cup of joe licking their spoons with delight.
    In Hanoi, follow the tiny alley between the kitschy souvenir shops at 11 Hang Gai into the clearing and up several flights of increasingly dicey stairs to pair your ca phe trung with an unbeatable view of Hoan Kiem Lake.