Đình cổ Tân An (phường Tân An, Tp.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) nằm bên sông Sài Gòn, được mệnh danh là "Ngôi đình phim trường" vì không gian nơi đây đã từng là trường quay của rất nhiều bộ phim Việt Nam nổi tiếng.
Đến Đình Tân An, du khách ấn tượng trước nét thơ mộng, rêu phong cổ kính với bộ rễ của cây đa trên trăm tuổi quấn chằng chịt trên nóc cổng đình. Vào năm 1896, vua Tự Đức ban sắc phong cho Đình Tân An nhằm công nhận ngôi đình là nơi thờ Tiền quân cơ Nguyễn Văn Thành, một vị quan triều đình nhà Nguyễn, đại thần của vua Gia Long.
Theo các tài liệu xưa, Nguyễn Văn Thành là một bậc khai quốc công thần triều Nguyễn, từng được cử làm Tổng trấn Bắc thành. Ông là người chủ trì công việc xây dựng Khuê Văn Các tại Văn miếu Hà Nội (1805), công trình văn hóa được xem là một biểu tượng cho văn hiến của đất Thăng Long (Hà Nội). Tuy vậy, ông đã bị bọn nịnh thần ghen ghét, gièm pha với vua Gia Long nhân vụ án “văn chương” của con ông là Nguyễn Văn Thuyên vào năm 1817. Nhà vua nghi ngờ cha con ông có ý phản nghịch, nên đã bức tử ông và hơn nửa thế kỷ sau, năm 1868, ông mới được giải oan dưới triều vua Tự Đức
Khuôn viên đình Tân An là một khu rừng nhỏ quanh năm xanh tốt với nhiều loại gỗ quý như: gõ, sao, cẩm, dầu… Bước qua rừng cây là cổng tam quan dẫn vào bên trong ngôi đình có lối kiến trúc hình chữ Tam. Đình có hai mái, hai chái được nâng đỡ bởi 40 cây cột vuông bằng gỗ. Mái đình lợp bằng ngói vây cá đã phủ rêu phong do thời gian nên càng tôn lên vẻ cổ kính của ngôi đình. Bên trong đình, trên các cột và trước các áng thờ đều có treo các bức hoành phi, liễn đối viết bằng chữ Hán rất có giá trị cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa vùng Đông Nam Bộ.
Có thể nói, với bối cảnh đẹp, cổ kính mang đậm nét văn hóa thuần Việt, Đình Tân An từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho nhiều nhà hoạt động nghệ thuật như nhiếp ảnh, điện ảnh của Việt Nam. Ngôi đình này từng là phim trường của các bộ phim như: Vó ngựa trời Nam, Lục Vân Tiên, Ván bài lật ngửa, Đất phương Nam. Ngoài ra, Đình Tân An cũng là nơi khám phá văn hóa độc đáo cho du khách khi đây là một trong những ngôi đình hiếm hoi còn bảo tồn được các nghi thức thờ cúng truyền thống của đình làng Việt Nam.
Đến Đình Tân An, du khách ấn tượng trước nét thơ mộng, rêu phong cổ kính với bộ rễ của cây đa trên trăm tuổi quấn chằng chịt trên nóc cổng đình. Vào năm 1896, vua Tự Đức ban sắc phong cho Đình Tân An nhằm công nhận ngôi đình là nơi thờ Tiền quân cơ Nguyễn Văn Thành, một vị quan triều đình nhà Nguyễn, đại thần của vua Gia Long.
Theo các tài liệu xưa, Nguyễn Văn Thành là một bậc khai quốc công thần triều Nguyễn, từng được cử làm Tổng trấn Bắc thành. Ông là người chủ trì công việc xây dựng Khuê Văn Các tại Văn miếu Hà Nội (1805), công trình văn hóa được xem là một biểu tượng cho văn hiến của đất Thăng Long (Hà Nội). Tuy vậy, ông đã bị bọn nịnh thần ghen ghét, gièm pha với vua Gia Long nhân vụ án “văn chương” của con ông là Nguyễn Văn Thuyên vào năm 1817. Nhà vua nghi ngờ cha con ông có ý phản nghịch, nên đã bức tử ông và hơn nửa thế kỷ sau, năm 1868, ông mới được giải oan dưới triều vua Tự Đức
Cổng Đình Tân An được người dân các thời kỳ trùng tu, trang hoàng mang nhiều nét kiến trúc trong văn hóa Việt .
Đình Tân An từng là phim trường của rất nhiều bộ phim Việt Nam nổi tiếng.
Cổng Đình Tân An đậm dấu ấn thời gian.
Khuôn viên Đình Tân An có rất nhiều cây cổ thụ.
Không gian Chánh điện Đình Tân An.
Bàn thờ Tiền quân cơ Nguyễn Văn Thành trong Chánh điện.
Bên trong đình có các cột gỗ và liễn đối viết bằng chữ Hán rất có giá trị cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về văn hóa vùng Đông Nam Bộ.
Những bức hoành phi, câu đối được sơn son thếp vàng trong Đình Tân An.
Đình Tân An có nhiều bức hoành phi rất có giá trị.
Kiến trúc gỗ trong Đình Tân An.
Nét kiến trúc thuần Việt trong Đình cổ Tân An.
Khuôn viên Đình Tân An còn là nơi luyện tập các môn võ thuật.
Có thể nói, với bối cảnh đẹp, cổ kính mang đậm nét văn hóa thuần Việt, Đình Tân An từ lâu đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho nhiều nhà hoạt động nghệ thuật như nhiếp ảnh, điện ảnh của Việt Nam. Ngôi đình này từng là phim trường của các bộ phim như: Vó ngựa trời Nam, Lục Vân Tiên, Ván bài lật ngửa, Đất phương Nam. Ngoài ra, Đình Tân An cũng là nơi khám phá văn hóa độc đáo cho du khách khi đây là một trong những ngôi đình hiếm hoi còn bảo tồn được các nghi thức thờ cúng truyền thống của đình làng Việt Nam.
Bài: Nguyễn Vũ Thành Đạt - Ảnh: Nguyễn Luân