Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Sát hạch lòng trung thực

Vì sao sát hạch?
Hàng triệu học sinh cả nước những ngày này đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học trong tâm trạng hồi hộp, âu lo xen lẫn hy vọng về một kỳ thi trung thực. Vì sao?
Kỳ thi THPT 2018 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập dù rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã áp dụng các giải pháp kỹ thuật để hoàn thiện các khâu trong quy trình tổ chức thi, nhằm hạn chế thấp nhất tiêu cực phát sinh. Theo sự tự đánh giá của Bộ thì: Đề thi chưa thật sự phù hợp yêu cầu của thi THPT, trong đề thi có những câu hỏi có độ khó cao; phần mềm chấm trắc nghiệm còn có những kẽ hở trong bảo mật có thể dẫn đến bị lợi dụng làm sai lệch kết quả thi; công tác thanh kiểm tra, giám sát của Bộ GD & ĐT đối với các địa phương đã được tăng cường nhưng vẫn sơ hở, chưa sâu sát.
Bộ đã lướt qua sự cố nghiêm trọng nhất là sai phạm tại các hội đồng thi ở ba tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Hà Giang với 212 thí sinh được nâng điểm. Cá biệt có những thí sinh có tổng điểm được làm tăng lên đến 26,8 điểm, thậm chí 29,95 điểm so với điểm chấm thẩm định! Mười sáu cán bộ liên quan đến sai phạm thi cử ở ba tỉnh này đã bị khởi tố, bắt giam. Mặc dù Bộ đã phối hợp với Bộ Công an để xử lý vụ việc trên, đến nay, vẫn còn một số vấn đề chưa giải quyết triệt để như chuyện nên hay không nên công bố tên phụ huynh của những thí sinh ấy và xử lý hình sựTrao đổi với VnExpress ngày 16/4/2019, đại biểu Quốc hội, luật sư Trương Trọng Nghĩa, cho rằng dùng tiền để mua điểm, mua cơ hội cho con em là hành vi không thể chấp nhận về mặt đạo đức và có dấu hiệu của tội đưa hối lộ. Nhiều đại biểu khác cũng cho rằng nguyên tắc của nhà nước pháp quyền là mọi công dân phải sống và làm việc theo pháp luật. Bất kể anh là ai, giàu có, quyền chức thế nào, nhưng đã vi phạm pháp luật thì phải xử lý như nhau. Vụ án phải được xét xử công khai và mọi thông tin liên quan cần minh bạchnếu không có thể dẫn đến xử lý không công bằng giữa những người cùng vi phạmChúng ta phải công bằng với những ông bố, bà mẹ đi nhặt ve chai, buôn gánh bán bưng để nuôi con ăn học, những học sinh phải làm thuê để có tiền đi học, nhưng bị cướp mất cơ hội vào đại học bởi những em được nâng điểm bằng tiền, bằng quyền.
Hiện nay, theo Bộ GD & DT, cần thực hiện bốn việc: Thứ nhất, tiếp tục bổ sung ngân hàng câu hỏi thi làm cơ sở để xây dựng đề thi phù hợpđáp ứng tốt hơn mục đíchyêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia; thứ hai, hoàn thiện phần mềm chấm thi theo hướng tăng cường tính bảo mật, ngăn ngừa nguy cơ gian lận trong chấm thi; thứ ba, cải tiến phương thức tổ chức chấm thi, trong đó xem xét chấm tập trung theo các cụm để nâng cao tính trung thực, khách quan trong khâu chấm thi; thứ tư, quy định rõ trách nhiệm của các địa phương, các trường đại học, của các cán bộ làm công tác coi thi, chấm thi, đồng thời tăng cường vai trò giám sát, thanh trakiểm tra của Bộ GD & ĐT đối với các hội đồng thi. Nhưng suy cho cùng vấn đề con người vẫn là vấn đề gây bức xúc; vì cơ chế nào, phương pháp nào mà bị vận dụng sai lệch đều dẫn tới hệ quả xấu.
Mất mát lớn nhất của sự “phù phép” điểm thi tại ba tỉnh nói trên là sự mất lòng tin của xã hội vào sự trung thực của những người làm công tác giáo dục, vào sự trong sạch của một môi trường cần sự mẫu mực.
Chuyện xảy ra ở nước ta không phải là cá biệt trên thế giới nhưng cá biệt ở cách chúng ta xử lý.
Trước đó, theo truyền thông Mỹ ngày 12/3 cảnh sát nước này vừa triệt phá một đường dây chạy vào các trường đại học hàng đầu ở Mỹ. Chiến dịch mang tên “Varsity Blues” đã xác nhận 50 nghi phạm bao gồm các giám đốc điều hành (CEO), nhiều ngôi sao nổi tiếng ở Hollywood, các nhà thiết kế thời trang, các luật sư cao cấp và giáo sư đại học... ở Mỹ đã “đi đêm” để chạy suất cho con họ vào các trường đại học hàng đầu trên đất nước này.
Kẻ cầm đầu đường dây chạy suất vào đại học này là William Singer, người đứng đầu tổ chức từ thiện Key Worldwide Foundation và là CEO của công ty đào tạo và hướng nghiệp Edge College & Career Network. Trong phiên tòa ngày 12/3 tại Tòa án liên bang ở Boston, Singer đã nhận tội rửa tiền, lừa gạt, tổ chức đường dây lừa đảo.Theo Singer, các bậc phụ huynh sẽ phải trả khoản tiền từ 15.000 đến 6.000.000 USD tùy từng trường hợp cụ thể. Với các tội danh nói trên, William Singer và ba đồng phạm dự kiến sẽ chịu án phạt tối đa 65 năm tù giam và 3 năm quản chế. Hiện các công tác điều tra về đường dây chạy suất này vẫn đang được tiến hành. Tòa dự kiến sẽ tuyên án vào ngày 19/6 tới.
Cũng theo CNN, nữ diễn viên Huff man thừa nhận chuyển 15.000 USD cho một quỹ từ thiện giả mạo có liên quan đến Rick Singer để giúp con gái đạt điểm cao trong bài thi đánh giá năng lực tiêu chuẩn SAT phục vụ việc xét tuyển đại học. Nữ diễn viên đã công khai xin lỗi công chúng và nhận trách nhiệm về hành động của bản thân. Bà cho biết con gái không hề biết gì về việc làm của mẹ và hối lỗi khi đã phản bội con mình.
“Tôi xấu hổ về nỗi đau mà tôi đã gây ra cho con gái, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và cộng đồng giáo dục. Tôi muốn xin lỗi họ và đặc biệt, tôi muốn xin lỗi những học sinh chăm chỉ mỗi ngày để được vào đại học, và với cha mẹ họ, những người đã hy sinh rất nhiều để hỗ trợ con cái và làm điều đó một cách trung thực”.
Vụ bê bối chạy trường đã ảnh hưởng đến sự nghiệp của bà. Việc công chiếu bộ phim hài của Netfl ix với sự tham gia của bà Huff man, dự kiến phát trực tuyến vào tuần tới, tạm thời bị hoãn.
Thế nhưng ở nước ta những bậc phụ huynh “dính líu” vẫn chưa bị hề hấn gì, thậm chí một quan chức cấp cao còn tỏ ra ngạc nhiên “Tôi không hề biết?”.
Ý nghĩa của lòng trung thực trong giáo dục
Như vậy đủ thấy “lòng trung thực” ở nước ta trong hàng ngũ những kẻ có quyền có tiền thật là xa xỉ. Họ mua được nhiều thứ nhưng không thể vun xới chút “căn tính” trung thực trong tâm hồn mình!
Buồn thay khi chỉ đạo mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với toàn ngành giáo dục từ đầu năm 2018 là: Khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục là việc làm thường xuyên, không phô trương, hình thức, là giải pháp quan trọng để tăng cường nền nếp, kỷ cươngnâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Nhưng giữa nói và làm là cả một đại dương! Nói về tâm lý, các nhà giáo đều muốn học sinh được mình dạy có thành tích tốt trong học tập, còn học sinh, sinh viên luôn muốn có kết quả cao trong thi cử. Đó cũng là mục đích, là động lực phấn đấu để thầy, trò không ngừng cống hiếntrưởng thành và tiến bộTuy nhiênnếu không nỗ lực dạy thực chất, học thực chất mà vẫn muốn có kết quả tốt thì đó là biểu hiện lệch lạc. Cùng với tâm lý háo danh của nhiều phụ huynh chỉ vì muốn con mình có được thành tích này nọ làm cho cơn bệnh trở nên trầm kha.
Ngành giáo dục đã có cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” từ năm học 2006-2007. Tuy nhiên, sự thiếu trung thực trong học tập, giảng dạy, kiểm tra, thi cử và nghiên cứu khoa học; thái độ nể nang, dễ dãi trong bình bầu, xếp loại thi đua-khen thưởng; việc tổ chức trao thưởng phô trương, lãng phí, không phù hợp với môi trường giáo dục; thậm chí có thái độ bao che khuyết điểm, yếu kém… không những làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học và bảo đảm sự công bằng trong giáo dục mà còn ảnh hưởng đến uy tín của các thầy, cô giáo và tác động không thuận đến niềm tin của xã hội đối với ngành giáo dục.
Trước khi dạy và học về văn hóa, khoa học, chúng ta phải nghĩ đến chuyện dạy làm người, học làm người. Nói đến giáo dục cũng là nói đến tính mô phạm, nghĩa là sự mẫu mực, khuôn thước để mọi người noi theo, chống sự giả dối vốn là nguyên nhân sâu xa tác động tiêu cực đến nhân cách nhà giáo và học sinh, sinh viên.
Một trong những phẩm chất làm người ý nghĩa nhất mà bất cứ bậc phụ huynh và thầy cô giáo nào cũng đều dạy bảo con em, học sinh của mình ngay từ lúc còn nhỏ là đức tính trung thực. Vào trường nào cũng thấy năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi trong đó có một điều là “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Thế nhưng chúng tôi đã từng có một bài viết “Dạy cho con tiếng nói thật thà” trước đây có nêu lên về Hội thảo “Thực trạng văn hóa học đường và nhu cầu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trung học” tổ chức cách đây sáu năm vào tháng 9/2013, Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Trần Ngọc Thêm - Giám đốc Trung tâm Văn hóa học lý luận và ứng dụng (Đại học Quốc gia TP.HCM) - đã đưa ra một kết quả điều tra: Tỷ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp tiểu học là 22%, cấp THCS là 50%, cấp THPT là 64%, sinh viên là 80%! Có người còn lý luận nếu theo tỷ lệ tăng dần đều như thế thì “sau đại học” chắc là 100%. Nhưng tại sao càng lớn lên càng có khuynh hướng nói dối nhiều hơn?
Cần nhớ rằng bậc đại học là bậc học có tính quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực mà ta thường gọi là “nguyên khí” của đất nước. Đạo đức con người lại quyết định sự thành bại của cái gọi là sự đóng góp hữu ích cho xã hộiNghiên cứu khoa học là yêu cầu cơ bản trong các trường đại học. Khoa học và đức tính trung thực đặt cạnh nhau như hình với bóng. Bản thân khoa học đã là trung thực. Làm khoa học phải trung thực tuyệt đốihay nói theo kiểu hiện đại là trung thực từ A đến Z. Mà muốn trung thực được như vậy, thì trước hết phải không tự lừa dối mình, trung thực trước hết với chính mình. Thực tế vẫn đang tồn tại những kiểu “copy and paste” đề tài, sáng kiến khoa học. Nó là một biểu hiện của sự thiếu tính trung thực. Là một hiện tượng đáng báo động trong sinh viên. Hư danh cũng là kết quả của sự thiếu trung thực mà xã hội đang phải đối mặt. Chúng ta đang có bao nhiêu ông giáo sư, tiến sĩ “dởm” trong hàng ngũ?
Hãy nhớ bức thư mà người ta vẫn cho là của Tổng thống Lincoln viết cho thầy giáo của con mình, có đoạn viết: “Xin Thầy dạy cho cháu biết thà bị điểm kém vẫn hơn là gian lận trong thi cử, biết chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng - Xin hãy dạy cháu biết mỉm cười ngay cả khi buồn bã, rằng không có xấu hổ nào trong những giọt nước mắt - Xin dạy cháu tránh xa sự đố kỵ và hung hăng, đó là những điều làm người ta dễ bị đánh bại nhất - Hãy dạy cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hòa nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo - Biết chế giếu những kẻ yếm thế và cẩn trọng trước những sự ngọt ngào đầy cạm bẫy - Xin hãy dạy cho cháu có sức mạnh ngoảnh mặt làm ngơ trước đám đông đang gào thét và không chạy theo thời thế, nhưng đứng thẳng người bảo vệ những gì cháu cho là đúng và đi đến cùng con đường của mình”.
Chúng ta còn nhớ câu chuyện đầu tiên kể về Tôn giả La-hầu-la được Đức Phật dạy về lòng chính trực (integrity). Lúc lên tám tuổi, La-hầu-la đã có lần nói dốiBài kinh Giáo giới La-hầu-la (Trung bộ kinh, 61) kể rằng sau khi tọa thiền xong, Đức Phật đến tìm con. La-hầu-la lấy ghế mời cha ngồi, rồi mang đến một thau nước cho cha rửa chân, theo phong tục thời ấy. Sau khi rửa chân xong, Đức Phật hỏi:
“Này, La-hầu-la, con có thấy chút nước còn lại trong cái thau này không?”
“Dạ, con có thấy”, La-hầu-la thưa.
“Đời của một người tu cũng chỉ đáng bằng một chút nước này thôi, nếu như người đó cố tình nói dối”.
Tôi tưởng tượng La-hầu-la đỏ mặt lên. Sau đó, Đức Phật hất đổ hết nước trong thau ra và nói: “Đời của một người tu cũng đáng vất bỏ đi như vầy nếu như người đó cố tình nói dối”.
Xong, Đức Phật lật cái thau úp xuống và nói: “Đời của một người tu sẽ trở nên đảo lộn như vầy nếu như người đó cố tình nói dối”.
Và, để nhấn mạnh thêm nữa, Đức Phật lật ngửa cái thau trở lại và nói: “Đời của một người tu cũng trở nên trống rỗng như cái thau này nếu như người đó cố tình nói dối”.
Sau đó Ngài dạy con: “Đối với một người cố tình nói dối, không có một tội lỗi xấu xa nào mà người đó không thể làm. Vì vậy, La-hầu-la, con hãy tập đừng bao giờ nói dối, cho dù đó là một lời nói đùa”.
Thiết chế bảo vệ lòng trung thực
Chúng ta cần xây dựng những thiết chế bảo vệ sự trung thực mà trong đó sự tự giác là mục tiêu tối hậu. Ai đã từng đi Nhật đều thấy những quầy hàng rau củ bên lề đường, tự mua tự thanh toán. Tại sao họ làm được? Vì sự trung thực đã trở thành DNA trong tâm thức họ. Họ sẽ cảm thấy tội lỗi khi lừa gạt, gian dối.
Thiết chế ấy phải xây dựng từ trong gia đình nơi không có những ông bố bà mẹ dối trá, làm quan ăn của đút, làm dân thì lừa lọc, làm doanh nhân thì sản xuất hàng gian hàng giả… Còn về xã hội phải xây dựng cơ chế phản biện, khi con người ta được tự do phát biểu thì những kẻ dối trá phải sợ. Và xã hội cũng như luật pháp phải bảo vệ những con người trung thực.
Tuyên bố nổi tiếng của Nelson Mandela được viết tại cổng trường Đại học Nam Phi:
“Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên.
Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy.
Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy.
Tiền bị mất trong tay của các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục đấy.
Nhân loại chết dưới bàn tay của các học giả tôn giáo của nền giáo dục đấy.
Công lý bị mất trong tay các thẩm phán của nền giáo dục đấy.
Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia
”.
Sau gia đình thì thiết chế ấy phải xây dựng mạnh mẽ nhất nơi trường học. Chúng ta phải trả giá rấ t đắ t nế u tí nh trung thự c bị đánh mất ngay khi cò n ngồ i trên ghế nhà trườ ng. Các bài kiểm tra, các kỳ thi trong lớp cần phải hết sức nghiêm túc. Còn để cho học sinh gian dối, thì việ c nà y sẽ hì nh thà nh nên mộ t nhân cách “xô lệch”, không đủ vững và ng bướ c và o đờ i. Hành độ ng nà y cò n có ả nh hưở ng sâu sắ c đến suy nghĩ của học sinh về nhữ ng bất công trong họ c đườ ng và rộng hơn là trong xã hộ i, khiến họ mấ t hết niềm tin vào tương lai. Còn xã hội thì sẽ thế nào khi chủ nhân tương lai của đất nước là những con ngườ i thừa bằng cấp, học vị nhưng thiếu kiế n thức?
Cuối cùng là thiết chế trong toàn xã hội về lòng trung thực. Phải biến nó thành một thứ kỷ luật tự giác ngay trong mỗi người. Bất kỳ hành vi gian dối nào cũng phải trừng phạt răn đe để họ phải sợ trước khi khiến họ tự giác chấp hành hay thực hiện.
Trung thự c là đứ c tí nh mà mọi người, từ trẻ đến già, cần phải được huân tập, rèn giũa ngay khi mới ra đời. Giá trị đí ch thực củ a lòng trung thực là phổ quát (universal) và phi thời gian vì chúng ta phải thực hành nó suốt đời, và đó chí nh là thướ c đo nhân cá ch củ a mỗi chú ng ta.
Hãy nhớ câu ngạn ngữ Anh “Honesty is the best policy” mà chúng ta hay dịch “Thật thà là cha khôn khéo

Nguyên Cẩn | Văn Hóa Phật Giáo số 322 ngày 1-6-2019