Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021

Petrus Ký - những mùa hè đi qua đời tôi

 LÊ VĂN NGHĨA

TTO - Bắt đầu những ngày hè của năm tiểu học cuối cùng là bọn học sinh lớp nhất năm 1965 (nay là lớp 5) bỗng trở nên căng thẳng. Những mùa hè về trước, bắt đầu một mùa hè thì 'ta chỉ có một mùa hè thôi' để chơi đùa.

Sân trường kỷ niệm - Kỳ 4: Petrus Ký - những mùa hè đi qua đời tôi - Ảnh 1.

Cổng trường Petrus Ký năm xưa - Ảnh tư liệu

Một mùa hè đúng nghĩa của mùa hè là để nghỉ cho qua cơn mùa nắng tuổi thơ. Chơi cho hết mùa hè để chuẩn bị sang năm vào lớp cao hơn.

Mong ngày tựu trường

Nhưng mùa hè năm cuối cùng tiểu học, chúng tôi phải chuẩn bị cho một kỳ thi quan trọng của đời học sinh từ bước chuyển tiếp tiểu học lên trung học. Một bước chuyển tiếp của sự ngố tiểu học để trở thành những thằng ngáo của các lớp đầu tiên bậc trung học. 

Phải thi đậu vào đệ thất trường công! Một mệnh lệnh cho tất cả các thằng, đứa con gái nhỏ ước mơ ngôi trường thật oách. Hồi đó có "câu thiệu" trong lứa tuổi chọn trường vào trung học của bọn học trò lớp nhất "nam Petrus - nữ Gia Long".

Trường Petrus Ký là trường nam số 1 khắp Nam Kỳ lục tỉnh mà học trò con trai nào cũng mơ được mài quần 7 năm trước khi vào đại học. Nghe nói là trường này có kỷ luật khó khăn số 1. Tụi học sinh đồn rằng các thầy giám thị bắt học sinh quỳ trên vỏ sầu riêng trong những ngày bị phạt "cồng xin" (cấm túc) để học bài, khi nào thuộc bài như cháo mới hết bị bắt quỳ. 

Càng nghe đồn về uy danh, về sự khó khăn, về kỷ luật sắt máu cũng như sự uy nghiêm, cổ kính lại càng khiến tụi tui không cần biết sức tới đâu, lao đầu vào chiến đấu với bài vở để lọt cho được vào ngôi trường này. 

Còn một lý do nữa mà má tui không hề biết là tui cần thi đậu vào trường này để... con nhỏ cùng xóm biết đến uy danh của tui. Đừng ỷ là con nhà giàu, thi vào Trường Gia Long để lên mặt với tui ha. Em Gia Long thì tui sẽ học Petrus Ký!

Mùa hạ đầu tiên tụi tui mong đợi ngày nhập học để lên đời trai học sinh là mùa hè đầu tiên vào năm đệ thất. Sau khi thấy bảng kết quả đánh máy đã đề danh thì tụi tui đếm từng ngày để được nhập học vào ngôi trường mới đến nôn nao. 

Chưa đến trường nhưng chúng tôi đã chuẩn bị đủ vật dụng cho ngày nhập học. Quan trọng nhất của tụi học sinh lớp đệ thất mới đậu là phải có bộ đồng phục trắng trong ngày nhập trường. Một bộ quần áo chỉ mặc duy nhất một buổi trong suốt quãng đời học sinh tại Trường Petrus Ký. 

Mùa tựu trường năm 1965, đó là những đứa trẻ, tóc hớt cao, áo trắng, quần trắng, giày bố và vớ trắng của những gương mặt hớn hở vinh hạnh bước chân vào thánh đường trung học. Nhưng rồi bỗng chốc ngạc nhiên khi khám phá ra rằng những học sinh đàn anh không ai mặc đồ trắng như "mấy thằng thổi kèn đám ma" mới thấy mình là thằng ngố. 

Để rồi những năm sau, tụi nó nhìn những thằng tân sinh đệ thất vừa bước qua cánh cổng trường màu xanh trong bộ quần áo trắng với cặp mắt đàn anh đầy tha thứ.

Lớn lên qua những mùa hè

Tui nhập trường không như cảm nghĩ của cậu học sinh trong bài "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh. "Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi". 

Vì ngày đầu tiên trở thành học sinh trung học của tôi là một buổi chiều tháng 9, dầu cuối hè nhưng cũng còn hâm hấp nóng nhẹ nhàng. Nhưng may quá, tôi còn nhớ kỹ buổi sáng trời lại đổ cơn mưa, tưới mát đất để đón chào những thằng nhỏ học buổi chiều cho mát mẻ. 

Con đường tôi đi đến Trường Petrus Ký của tôi hoàn toàn xa lạ với con đường đến Trường tiểu học Bình Tây nhưng đúng là cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì "chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học" với tư cách là học sinh trung học. Ôi, vô cùng cà la oách.

Rồi 20, 30 năm sau kể từ cái ngày tựu trường đó, những mùa hè đã trôi qua đời học sinh chúng tôi một cách êm ả nhiều kỷ niệm. 

Quay về kỷ niệm lúc còn học sinh khi tụi tui có dịp về Trường Petrus Ký vào buổi sáng trời mát trong, tiếng hót của những con chim sẻ đậu trên những cành cây dầu véo von trong không khí lặng lẽ. Ký ức xưa được dịp bỗng bừng trỗi dậy. 

Hình như tối qua trời mưa nên trên những cành cây dầu vẫn còn lấp lánh những giọt nước trong veo. Những mảng tường nâu vàng với mái ngói đã ngả màu xám xanh rêu. Rêu bám đầy trên những mái ngói của dãy nhà để xe phía sau sân trường. Những ngọn cỏ mọc xanh rì trên lối đi mà ngày thường tụi tui không bao giờ để ý.

Nhớ lại năm đầu tiên vào trường, bọn tui không dám bén mảng vào "khu vực trung tâm", nơi có đặt bức tượng cụ Trương Vĩnh Ký chính giữa sân cột cờ, nhìn thẳng vào dãy hành lang giáo sư hoặc gọi là hành lang danh dự vô cùng thâm nghiêm đến nỗi lạnh lẽo. 

Học sinh được gọi lên phòng giám thị thường đi bên ngã hành lang của các lớp đệ ngũ, nằm phía bên tay trái từ trong khuôn viên nhà trường nhìn ra đường Cộng Hòa (Nguyễn Văn Cừ bây giờ). 

Từ hành lang, học sinh có thể đến thư viện của nhà trường, một căn phòng nằm ở trên lầu, mà đứng ở đây học sinh có thể nhìn ra đường, nơi có xe bán nước rau má của ông già mặc quần soóc rộng thùng thình, trên đầu hay đội cái nón cối bằng rơm và một xe bán trái cây ngâm cũng của một bà người Tàu. 

Muốn ngắm các chị sinh viên đại học khoa học đường, đại học sư phạm thì không gì bằng đứng nhìn từ thư viện của trường. Không thằng nào khám phá ra điều này chỉ trừ tui. Và tui không hề chia sẻ cái bí mật nho nhỏ, dễ thương này cho thằng bạn nào biết.

Sân trường kỷ niệm - Kỳ 4: Petrus Ký - những mùa hè đi qua đời tôi - Ảnh 2.

Những thầy trò “danh giá” ở Trường Petrus Ký trước năm 1975 - Ảnh tư liệu

Mùa hè của những ước mơ thần tượng

Mỗi thằng trong lớp đều có một giáo sư là thần tượng của mình. Ở bậc tiểu học, mỗi lớp chỉ có một thầy hoặc một cô dạy tất cả các môn nên tụi nó coi thầy còn hơn cha mẹ. Thầy cô là số 1. Chuyện gì trên đời thầy cô cũng có thể biết và giải quyết được.

Khi đặt chân vào lớp đệ thất, điều ngỡ ngàng đầu tiên của tụi tui là có quá nhiều môn học. Mỗi môn do một giáo sư phụ trách. Lớp đệ thất tụi tui được học sáu giáo sư chăm sóc cho bảy môn học. 

Và từ đó mỗi thằng học trò lại có những thần tượng riêng chứ không phải tất cả học sinh đều có chung một thần tượng như học sinh tiểu học. Nhưng thần tượng này sẽ thay đổi theo từng năm học, từng lớp như đánh dấu sự trưởng thành, sự phát triển tâm sinh lý của bọn chúng. 

Thần tượng của thằng A, ước mơ của nó là được như thầy Cam Duy Lễ. Nó mong muốn được trở thành một giáo sư dạy toán cho học sinh Petrus Ký. Riêng thằng học sinh B, dù nó chưa được học với thầy Phạm Mạnh Cương nhưng thầy là thần tượng của nó vì những lời nhạc thầy viết làm nó mê mẩn vô cùng.

Mùa xuân làm người ta lớn. Mùa xuân người ta sẽ được mừng thêm một tuổi. Mùa hè chỉ có chia tay. Nhưng trong đời học sinh không chỉ có những mùa hè chia tay. Cũng có những mùa hè đánh dấu sự trở thành người lớn. Người lớn mà không cần mùa xuân đến, không cần được mừng tuổi.

Đó là mùa hè của những năm Petrus Ký.

Đứng bâng khuâng, nhìn các dãy lớp đệ thất 6, 7, 8 gần cổng hậu qua khu Lam Sơn một lúc, những phòng học mà tui không hề đặt chân tới từ khi trở thành những lớp đàn anh, chỉ trừ những khi cúp cua.

Nhớ lại những ngày leo tường qua cổng hàng rào, khi nhìn dáo dác, không thấy bóng dáng của các thầy giám thị hành lang, tụi tui liền trổ tài "phi thân" lên bức tường ngăn cách khuôn viên trường và sân vận động Lam Sơn.

Từ trên bức tường, tụi tui nhảy xuống đất và nơi đây có con đường hẻm đi thẳng ra đường...

------------------------

Chúng tôi không phải chen chúc bàn ghế gì, cứ trải cuốn vở học lên nền ximăng, ngồi khom lưng chép bài, có đứa mệt quá nằm lăn ra thầy cũng không la mắng.

“Khống chế dịch COVID-19 thì chúng ta đi đầu nhưng tạo ra miễn dịch cộng đồng thì chúng ta có vẻ đi sau”

(HQ Online) - Tại tọa đàm “Những chiến lược mới trong chống dịch và phát triển kinh tế” do Cổng thông tin Chính phủ thực hiện mới đây, các chuyên gia cho rằng chiến lược tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 phải được thực hiện nhanh chóng, nếu không sẽ mất đi những thành quả trong “mục tiêu kép” đã đạt được.

Quyết định thành lập Quỹ vắc xin phòng Covid-19
AmCham: Doanh nghiệp sẵn sàng trả thêm tiền để được nhận vắc xin
Doanh nghiệp chung sức hỗ trợ mua vắc xin phòng chống Covid-19
Cần tăng sức chống chịu cho doanh nghiệp trong bối cảnh còn nhiều rủi ro. Ảnh: H.Dịu
Cần tăng sức chống chịu cho doanh nghiệp trong bối cảnh còn nhiều rủi ro. Ảnh: H.Dịu

Theo các chuyên gia, từ đầu năm đến nay, dịch Covid-19 đã bùng phát trở lại với tốc độ lây lan nhanh và nguy hiểm hơn khi “tấn công” vào các khu công nghiệp trong nước, có thể gây nguy cơ làm đứt gãy chuỗi cung ứng…

TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, bối cảnh khó khăn hơn khi dư địa của chính sách tài khoá, tiền tệ bị thu hẹp lại. Khả năng chống chịu của các doanh nghiệp từ năm 2020 vẫn còn yếu thì dịch bệnh đã bùng phát trở lại.

Do vậy, một số dự báo về tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam được các tổ chức quốc tế đưa ra trước khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại sẽ khó đạt được kỳ vọng, quá trình phục hồi tăng trưởng sẽ trở nên khó khăn hơn.

Với bối cảnh này, các chuyên gia nhận định cần sự vào cuộc, sự đồng tâm của toàn bộ hệ thống chính trị, phải hết sức linh hoạt trong điều hành kinh tế và ứng phó với dịch bệnh, các doanh nghiệp cũng phải có hệ thống quản trị cùng khả năng chống chịu tốt hơn.

Theo ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, người dân cả nước hiện nay đang đặt ra những yêu cầu rất lớn cho Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, nhất là trong việc làm thế nào để đảm bảo nhịp điệu tăng trưởng.

Vấn đề thứ hai, ông Lưu Bình Nhưỡng cho rằng là phải làm thế nào để đảm bảo người dân cùng đồng lòng, đồng tâm phòng dịch. Làm thế nào để người dân bớt lo lắng và tăng niềm tin vào khả năng điều hành của Chính phủ.

Vấn đề thứ ba là Chính phủ đặt yêu cầu chống dịch phải song song với sản xuất kinh doanh. Điều này đòi hỏi phải có một cơ chế, giải pháp cụ thể, hữu hiệu cùng sự quyết tâm. “Đây là vấn đề tôi cho là không đơn giản”, ông Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Về phía cộng đồng doanh nghiệp, ông Vũ Tiến Lộc cho hay, trong bối cảnh hiện nay, điều cộng đồng doanh nghiệp mong mỏi và kiến nghị chính là thực hiện thành công một Chính phủ hành động. Phương châm sống chung với dịch phải được thể hiện trong mọi thiết kế chính sách cũng như trong mô hình quản trị nhà nước, quản trị doanh nghiệp. Những quy định của Nhà nước cũng cần linh hoạt hơn…

“Bên cạnh vắc xin y tế, cần có 'vắc xin' về thể chế và cấu trúc của doanh nghiệp, cần phải có một hệ thống chính sách hợp lý của Nhà nước yểm trợ cho việc hình thành một mô hình, tăng cường khả năng chống chịu”, Chủ tịch VCCI nêu rõ.

Ông Lộc lý giải, trong tương lai, các doanh nghiệp còn phải đương đầu với nhiều biến đổi như: biến đổi khí hậu, diễn biến của môi trường kinh doanh, môi trường quốc tế… Cho nên tăng cường khả năng chống chịu của doanh nghiệp là rất quan trọng để tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế.

Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Sỹ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đánh giá, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang có những hướng đi rất đúng. Một Chính phủ mạnh, một chính quyền mạnh sẽ giúp đất nước có những bước phát triển vượt bậc.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Sỹ Dũng lại đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, bởi theo ông, khống chế dịch Covid-19 thì chúng ta đi đầu, nhưng tạo ra miễn dịch cộng đồng thì chúng ta có vẻ đi sau. Hơn nữa, Việt Nam có cơ hội từ chuyển dịch chuỗi cung ứng, được hưởng lợi vì là đất nước an toàn trong đại dịch. Tuy nhiên, trong năm nay, Việt Nam có thể mất danh tiếng đó nếu không có sự phát triển vượt bậc về tiêm chủng.

Hương Dịu

Bức "tâm thư" bàn về văn hóa Việt của du học sinh Nhật gây tranh cãi

 THÙY DUNG, THEO TRÍ THỨC TRẺ 

Bên cạnh những ý kiến đồng ý, nhiều cư dân mạng đã lên tiếng phản đối bài viết của tác giả được cho là du học sinh người Nhật tại Việt Nam khi có những nhận xét "phiến diện" về văn hóa Việt.

Mới đây, bức thư được cho là của một du học sinh Nhật Bản từng có bốn năm sinh sống tại Việt Nam bàn về “văn hóa Việt” đã lan truyền trên facebook và thu hút rất nhiều ý kiến của các cư dân mạng. “Bình cũ, rượu mới” - “văn hóa Việt” vốn không phải điều gì quá lạ lẫm khi được mang ra bàn luận. Nhưng có thể nói, với góc nhìn khách quan của người ngoại quốc và sự bày tỏ hết sức thẳng thắn, bức “tâm thư” này lại một lần nữa làm dấy lên những tranh cãi không có hồi kết cho vấn đề “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” của chính những người Việt chúng ta.


Sau đây là toàn bộ nội dung của bức thư:

"Việt Nam – nhà giàu và những đứa con chưa ngoan

Tôi đang là một du học sinh Nhật, có hơn 4 năm sinh sống tại Việt Nam. Với ngần ấy thời gian, tôi đã kịp hiểu một đạo lý giản đơn của người Việt: “Sự thật mất lòng”. Song không vì thế mà tôi sẽ ngoảnh ngơ trước những điều chưa hay, chưa đẹp ở đây. Hy vọng những gì mình viết ra, không gì ngoài sự thật, như một ly cà phê ngon tặng cho mảnh đất này, tuy đắng nhưng sẽ giúp người ta thoát khỏi cơn ngủ gục - ngủ gật trước những giá trị ảo và vô tình để những giá trị thật bị mai một.

Tôi có một nước Nhật để tự hào

Tôi tự hào vì nơi tôi lớn lên, không có rừng vàng biển bạc. Song, “trong đêm tối nhất, người ta mới thấy được, đâu là ngôi sao sáng nhất". Thế đấy, với một xứ sở thua thiệt về mọi mặt, nghèo tài nguyên, hàng năm gánh chịu sự đe dọa của hàng trăm trận động đất lớn nhỏ lại oằn mình gánh chịu vết thương chiến tranh nặng nề, vươn lên là cách duy nhất để nhân dân Nhật tồn tại và cho cả thế giới biết “có một nước Nhật như thế”.

Tôi tự hào vì đất nước tôi không có bề dày văn hiến lâu đời nên chúng tôi sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận tinh hoa mà các dân tộc khác “chia sẻ”. Từ trong trứng nước, mỗi đứa trẻ đã được học cách cúi chào trước người khác. Cái cúi chào ấy là đại diện cho hệ tư tưởng của cả một dân tộc biết trọng thị, khiêm nhường nhưng tự trọng cao ngời.

Tôi tự hào vì đất nước tôi được thử thách nhiều hơn bất kỳ ai. Khi thảm họa động đất sóng thần kép diễn ra, cả thế giới gần như “chấn động”. Chấn động vì giữa hoang tàn, đổ nát, đói khổ và biệt lập, người ta chỉ nhìn thấy từng dòng người kiên nhẫn xếp hàng nhận cứu trợ và cúi đầu từ tốn cảm ơn. Không có cảnh hôi của, lên giá, cướp bóc, bạo lực nào diễn ra giữa sự cùng khổ. Chỉ chưa đầy một năm sau khi hàng loạt thành phố bị xóa sổ hoàn toàn, sự sống lại bắt đầu hồi sinh như chưa từng có biến cố nào đã xảy ra. Thế đấy, không có những thành tích to lớn để nói về nước Nhật nhưng thương hiệu “made in Japan”, là thương hiệu uy tín vượt trên mọi khuôn khổ, tiêu chuẩn khắt khe, được toàn cầu tôn trọng nhất mà tôi từng biết.

Bạn cũng có một nước Việt để tự hào

Nói Việt Nam là một “nhà giàu”, quả là không ngoa. Giàu tài nguyên, giàu truyền thống, giàu văn hóa… Nhưng con cháu của nhà giàu, sẽ phải đối mặt với những vấn đề nan giải của nhà giàu. Và không phải ai cũng biết cách sống có trách nhiệm trong sự giàu có ấy.

Thật đáng tự hào nếu bạn được lớn lên ở một đất nước được thiên nhiên ưu đãi với rừng vàng biển bạc. Đáng xấu hổ nếu xem đó là khoản thừa kế kếch xù, không bao giờ cạn. Thật tiếc đó lại là những gì tôi thấy. Tại các thành phố, chỉ cần nhà mình sạch sẽ là được, ngoài phạm vi ngôi nhà, bẩn đến đâu, không ai quan tâm. Ở các nhà máy, nếu không biết dồn rác thải ở đâu, họ sẽ cho chúng ra ngoài đường, sông suối, biển cả vì đó là “tài sản quốc gia” – đã có quốc gia lo, không phải việc của mỗi người dân. Tại một đất nước mà 80% dân số sống bằng nghề nông, đất đai, nước ngầm hầu như đã bị nhiễm độc, đến nỗi, người ta nói vui trong năm nữa thôi sẽ là thời đại của ung thư vì ăn gì cũng độc, không ít thì nhiều, không thể khác. Vì sao nên nỗi?

Thật đáng tự hào vì Việt Nam có 4000 năm văn hiến. Thật xấu hổ nếu 4000 năm văn hiến chỉ là một chương trong sách lịch sử chứ không được thể hiện trong cách hành xử đời thường. Thật buồn vì đó cũng là điều tôi thấy mỗi ngày.

Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.

Tôi chưa từng thấy đất nước nào mà các bậc mẹ cha dạy dỗ con cháu cố gắng học hành để sau này là bác sỹ, phi công, thuyền trưởng… mà xuất phát không vì đam mê mà vì phong bì nhiều, đút lót dễ, giàu sang mấy hồi… Vì đâu nên nỗi?

Người Việt có một nền di sản độc đáo, một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn, ai cũng nhìn thấy, chỉ có người Việt là không thấy hoặc từ chối nhìn thấy. Vì sao nên nỗi?

Tôi đang nhìn thấy một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình. Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao?"

Trong thư, người viết đã không ngại ngần chỉ ra những điểm chưa đẹp trong văn hóa của người Việt. Từ văn hóa ứng xử hàng ngày như xếp hàng, giao tiếp rồi đến những lỗ hổng trong nhận thức: “người Việt không biết tự hào về người Việt” hay văn hóa giáo dục của chính bố mẹ dạy cho con cái cũng có những điểm phi lý và… ngược đời. Theo đó, so với những gì mà đất nước đang may mắn sở hữu: bề dày truyền thống với 4000 năm văn hiến, hay tài nguyên giàu có “rừng vàng biển bạc” thì những gì người Việt thể hiện chỉ chứng tỏ đó là những đứa con “chưa ngoan” của một “nhà giàu”.

Những sự việc không mấy tự hào như hôi của, rác thải bừa bãi, cho đến vấn đề đạo đức như “người Việt chửi như hát hay”, “đứng thẳng người chửi đổng”, rồi “cúi rạp trước bất công”… đều được tác giả chỉ ra một cách thẳng thắn, trực tiếp. Như muốn nói hộ cho cả “một thế hệ”, người viết đã kết thúc bài viết bằng một câu hỏi đầy hoài nghi, thắc mắc: “Là một người Việt – khó lắm! Thật vậy sao!”.

Sau khi được đăng tải, bức thư này đã “gây bão” trong cộng đồng mạng với hàng loạt những ý kiến trái chiều gây tranh cãi. Có người hoàn toàn ủng hộ, đồng ý với bài viết; nhưng cũng có những người lại xem đây chỉ là một ý kiến chủ quan, phiến diện so với vấn đề lớn như thế này.




Bình luận trái chiều của cư dân mạng.

Độc giả Đặng Quân nhận xét: “Bài viết của bạn này quá hay, quá chính xác, đó là những điều ai cũng biết, cũng thấy, cũng hiểu nhưng người Việt không ai viết ra vì thực tế nó cũng chẳng thay đổi được những gì vốn thuộc về bản chất”.

Hay như facebook Linh Le: “Là một người Việt Nam, tôi thật sự thấy xẩu hổ khi đọc bài viết này. Đó không chỉ là con sâu làm rầu nồi canh nữa mà đã là những nhận thức, hành động thuộc về đa số. Sự thật vốn mất lòng, thuốc đắng thì dã tật. Chúng ta hãy dũng cảm nhìn vào thực tế và đừng bao biện gì nữa!”.

Bên cạnh đó lại là những ý kiến không đồng tình với bài viết. “Có thể các bạn đọc và gật gù thấy đúng, nhưng thực ra đây đâu phải bức tranh toàn cảnh của xã hội? Đừng nhìn vào những lát cắt nhỏ bé mà đánh giá cả một tổng thể vậy chứ. Đâu phải tất cả văn hóa người Việt đều rơi vào tình trạng xuống cấp đáng báo động. Chẳng phải chúng ta vẫn có vô số những hành động đáng tự hào đấy sao? Tôi không tin một người mới ở đây bốn năm lại có thể hiểu rõ mọi thứ đến thế! Ở đâu thì cũng thế thôi, mọi thứ luôn có hai mặt của nó, có người tốt thì cũng có những người chưa tốt. Nếu cứ tiếp tục nhìn cuộc sống bi quan như vậy thì cũng không thể khá lên được đâu!” – trích nhận xét của facebook Đoàn H.N.

Còn theo Khánh Ly: “Bài viết tưởng chừng khách quan nhưng lại mang hơi hướng chủ quan ngay từ những dòng viết về đất nước Nhật Bản. Liệu đây có phải một sự so sánh khập khiễng? Có thể những dẫn chứng bạn đưa ra là không sai, nhưng đó chưa là gì cả so với một đất nước 90 triệu dân. Nghĩ cả thế hệ người Việt đang rơi vào ngõ cụt liệu có quá bất công với rất nhiều người đang miệt mài cố gắng hay không?”

Thật khó để nói bức thư trên là đúng hay sai, nhưng dù sao, nhân đây, chúng ta lại thêm một lần nữa có cơ hội để nhìn lại chính mình và nhìn ra xung quanh để xem lối sống, văn hóa, cách ứng xử của mình có đang gặp nhiều điểm tồn tại? Dù thế nào đi nữa, thì việc tự nhìn nhận và đánh giá luôn là điều cần thiết để hoàn thiện cho mình ngày một tốt hơn.

Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021

Giai đoạn Y Khoa Đại Học Đường Sài Gòn (1946 – 1975)

 KHOA Y

 
Khoa Y Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tiền thân trước năm 1976 là Y Khoa Đại Học Đường Saigon, là một trong những khoa được thành lập đầu tiên của Trường, từ năm 1947.
 
Hiện nay, trong xu thế phát triển chung, với khu vực hóa, toàn cầu hóa đang diễn ra nhanh chóng và rộng khắp trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế... đòi hỏi Khoa Y phải tăng tốc, đón đầu để phát triển một cách bền vững.
 
Là một cơ sở đào tạo trọng điểm của khu vực phía nam, Khoa Y có sứ mạng chuyển giao kiến thức và đào tạo nhân lực y tế nhằm phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển các khoa học sức khoẻ góp phần nâng cao trình độ của nền y học nước nhà.
 
Quá trình hình thành và phát triển của Khoa Y gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Từ khi thành lập đến nay, Khoa đã đào tạo và cung cấp cho đất nước hàng vạn bác sĩ, thạc sĩ, bác sĩ CK I, bác sĩ CKII, tiến sĩ..., đã thực hiện hàng loạt công trình nghiên cứu khoa học, ứng dụng trong phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các loại dịch bệnh, chế tạo ra các chế phẩm y-sinh.
 
Khoa Y ngày nay là một cơ sở đào tạo trọng điểm của khu vực phía nam, có sứ mạng chuyển giao kiến thức và đào tạo nhân lực y tế nhằm phục vụ sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển các khoa học sức khoẻ góp phần nâng cao trình độ của nền y học nước nhà. Có ba giai đoạn chính từ lúc hình thành, phát triển cho đến nay: giai đoạn trước 1975, giai đoạn từ 1975 đến nay.
 
GIAI ĐOẠN Y KHOA ĐẠI HỌC ĐƯỜNG SÀI GÒN (1946 – 1975)
 
1.1. Cơ sở vật chất:
 
Đại học Y khoa đầu tiên ở Việt Nam là Khoa Y Dược Đông Dương (Faculté mixte de Médecine et de Pharmacie) thuộc Viện Đại học Đông Dương (Université de l’Indochine) đặt ở Hà Nội.
 
Năm 1946 người Pháp mở thêm một chi nhánh ở Sài Gòn với tên Khoa Y Dược Hà Nội, chi nhánh Saigon (Faculté mixte de Médecine et de Pharmacie de Hanoi, Section de Saigon).
 
Sau Hiệp định Genève 1954, cơ sở và nhân sự được dời từ Hà Nội vào Sài Gòn dưới tên mới: Khoa Y Dược, Viện Đại Học Saigon (Faculté mixte de Médecine et de Pharmacie, Université de Saigon). Trụ sở của trường là số 28 đường Testard gần góc với đường Barbé (sau 1955 đổi là Trần Quý Cáp và Lê Quý Đôn). Nguyên đó là đất cũ của ngôi chùa Khải Tường lịch sử. Trên nền chùa lúc ấy là biệt thự của gia đình BS. Henriette Bùi. Henriette Bùi là nữ Bác Sĩ đầu tiên của Việt Nam. Bà mở Dưỡng Đường Sản Phụ Khoa tại biệt thự này từ 1940. Gia đình bà đã hiến tặng biệt thự này để làm trụ sở cho nhà trường. Trường là một biệt thự hai tầng: tầng trên làm văn phòng Khoa Trưởng, phòng Hội Đồng Giáo Sư và cũng là nơi các sinh viên trình luận án - tầng dưới dành cho văn phòng hành chánh, phòng hội và thư viện - đằng sau là khu vườn trống, mấy năm sau xây thêm giảng đường. Hai giảng đường lớn được xây hai bên và 4 giảng đường nhỏ ở giữa xếp theo hình chữ U. [1]
 
Tòa nhà 28 Trần Quý Cáp
 
 
BS. Henriette Bùi
 
 
 
Ngoài bệnh viện Chợ Rẫy, được xây dựng vào năm 1900, cùng với Viện Pasteur Saigon (thành lập vào năm 1891), là các cơ sở thực tập y khoa có sẵn từ trước, bệnh viện Bình Dân được thành lập vào năm 1954 để bổ sung vào các cơ sở thực tập.
 
Bệnh viện Bình Dân
 
 
Bệnh viện Chợ Rẫy
 
 
 
Năm 1956, Bệnh viện Nhi đồng trên đường Sư Vạn Hạnh bắt đầu hoạt động; đó là cơ sở y tế đầu tiên dành riêng cho bệnh nhi.
 
 
 
Cũng trong năm 1956, Cơ Thể Học Viện được thành lập ở đường Trần Hoàng Quân (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), cạnh Bệnh viện Hồng Bàng (nay là Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch).
 
 
 
 
 
Một bệnh viện mới, Bệnh viện Nguyễn văn Học được xây dựng ở Gia Định năm 1967.  Với số giường trên dưới 600, đây là bệnh viện lớn thứ nhì sau bệnh viện Chợ Rẫy (1200 giường). Cũng như các bệnh viện thực tập khác, bệnh viện Nguyễn Văn Học, cũng còn có tên là Trung Tâm Thực tập Y khoa Gia Định, trực thuộc bộ Y tế lúc bấy giờ, nhưng công việc giảng dạy do các nhân viên giảng huấn của Y Khoa Đại Học Đường Saigon đảm nhiệm, gồm các bộ môn Nội, Ngoại khoa, Nhi khoa và Sản Phụ khoa. [2]
  
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
 
 
 
Tháng 8.1961: Dược khoa tách ra và dọn về trụ sở 169 Công Lý, từ 1964 chuyển về 41, đường Cường Để (nay là đường Đinh Tiên Hoàng).
 
Năm 1963: Nha khoa tách ra và dọn về trụ sở 652 Nguyễn Trãi. Cũng vào những năm này các giáo sư người Pháp lần lượt giải nhiệm và ban giảng huấn chuyển qua tay người Việt. Năm 1962 là năm cuối cùng bằng Bác sĩ Y khoa của Viện Đại học Sài Gòn được công nhận tại Pháp.
 
Năm 1966: Y Khoa và Nha Khoa dọn đến Trung tâm Giáo dục Y khoa, địa điểm mới vừa xây dựng xong ở số 217 đường Hồng Bàng, quận 5. Kinh phí xây dựng lúc bấy giờ là 4 triệu rưỡi Mỹ kim, 50% do cơ quan USAID Hoa Kỳ tài trợ với sự trợ lực của Hiệp Hội Y khoa Hoa Kỳ (American Medical Association, AMA),  50% góp từ ngân sách quốc gia Việt Nam Cộng hòa. Cơ sở mới được một nhóm kiến trúc sư Mỹ - Việt thiết kế, trong đó Công ty CRS (Houston) là trưởng nhóm Hoa Kỳ, và Văn phòng tư vấn kiến trúc của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ là trưởng nhóm Việt Nam. Sau khi xây dựng xong, nhóm kiến trúc sư Mỹ Việt đang tiến hành thiết kế bệnh viện Y khoa thực hành cho trường Y tại một khu đất bên trái (có sân bay trực thăng) nhưng phải ngưng (khu đất này ngày nay có Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh).
 
 
 
 
 
 
 
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ
 
 
 
Tính đến 1975, Y Khoa Đại Học Đường Saigon là một trong số 8 Trường (Kiến Trúc, Khoa Học, Luật Khoa, Sư Phạm, Văn Khoa, Y Khoa, Dược Khoa, Nha Khoa) trực thuộc Viện Đại Học Saigon. [3]
 
Lý thuyết và thực tập các môn khoa học cơ bản được triển khai tại nhiều nơi như [2]:
 
 Môn Vi trùng và Ký sinh trùng học: Viện Pasteur Saigon
 Môn Sinh hoá học: phòng thí nghiệm Bệnh viện Đô Thành (nay là Bệnh viện Sài Gòn)
 Môn Mô học và Cơ thể bệnh học (nay gọi là Giải phẫu bệnh học): quân y viện Coste (của quân đội Pháp ở gần Thảo Cầm viên, nay là trường nữ trung học Trưng Vương)
 Môn Cơ thể học (nay gọi là Giải phẫu học): Bệnh viện Chợ Rẫy.
 
Các bệnh viện thực tập gồm: 
 
 Bệnh viện Grall (là bệnh viện đa khoa của người Pháp trước 1975, sau này là Bệnh viện Nhi đồng 2): ban đầu sử dụng tối đa lúc về cơ sở, phòng ốc và giảng viên, những năm sau giảm dần.
 Bệnh viện Chợ Rẫy: cho các môn Nội, Ngoại, Tai Mũi Họng, Mắt.
 Bệnh viện Đô Thành (nay là Bệnh viện Sài Gòn): cho các môn Nội, Ngoại, Cấp Cứu, Tai Mũi họng.
 Bệnh viện Chợ Quán (nay là Bệnh viện Bệnh nhệt đới và Bệnh viện Tâm thần): cho môn bệnh truyền nhiễm và bệnh tâm thần.
 Bảo sanh viện Từ Dũ (nay là Bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ).
 Viện Bài trừ Hoa liễu (nay là Bệnh viện Da Liễu).
 
Thư viện và báo chí
 
Y khoa Đại học Đường Sài Gòn là nơi lưu trữ nhiều sách báo chuyên môn. Vào thời điểm 1970 thư viện của trường có 7.302 đầu sách tiếng Anh, 4.547 sách tiếng Pháp cùng một số sách tiếng Việt. [4]
 
Ngoài công việc giảng dạy, các nhân viên giảng huấn còn tích cực tham gia khảo cứu. Rất nhiều bài báo cáo khoa học đã được đăng trên các báo y khoa quốc nội và quốc ngoại, những bài này đã được liệt kê trong hai quyển sách Travaux de Recherche Scientifique I và II của GS Nguyễn Hữu và BS Nguyễn Đức Nguyên. Ngoài ra còn có là quyển sách Bibliographie des Thèses của GS Nguyễn Đức Nguyên, trong đó ghi lại đầy đủ tất cả các luận án đệ trình tại hai trường y khoa Saigon và Hà nội từ khi thành lập tới năm 1972. Từ năm 1957 đến 1975, trường cũng chủ biên một tạp chí y khoa là Acta Medica Vietnamica, xuất bản mỗi 3 tháng một lần, tổng biên tập là GS Phạm Biểu Tâm.
 
1.2. Cơ cấu tổ chức:
 
 1946-1950: Daléas. Khoa trưởng của Faculté Mixte de Médecine et de Pharmacie thời bấy giờ là GS. P. Huard, Giáo Sư Daléas làm Phó khoa trưởng kiêm phụ trách Y Khoa nên cũng có thể xem là vị khoa trưởng đầu tiên của trường.
 
 1950-1955: Charles Massias. Sau một vài năm, các Giáo sư Pháp bắt đầu rời khỏi ban giảng huấn. Khởi đầu là việc GS. Massias từ nhiệm, và GS. Phạm Biểu Tâm lên thay thế năm 1955. GS. Phạm Biểu Tâm là vị Khoa Trưởng Việt Nam đầu tiên của Y Khoa đại học ĐườngSaigon.
 
 1955-1967: Phạm Biểu Tâm (Ngày 30.01.1967, GS. Phạm Biểu Tâm từ chức Khoa trưởng và được thay thế bằng một Hội Đồng Khoa Trưởng gồm 5 giáo sư Ngô Gia Hy, Nguyễn Ngọc Huy, Trần Anh, Lê Minh Trí và Nguyễn Thế Minh.
 
 1967-1969: Ngô Gia Hy. Đến tháng 5.1967 GS. Ngô Gia Hy được bầu lên làm Khoa trưởng nhưng đến tháng 7 thì Giáo sư được cử vào làm Thượng Hội Đồng Quốc Gia nên giao toàn quyền Khoa trưởng cho GS. Vũ Thị Thoa.
 
 1969-1970: Phạm Tấn Tước
 1970-1971: Đào Hữu Anh
 1971-1974: Đặng Văn Chiếu
 1974-1975: Vũ Quí Đài
 Từ 1969 đến 1975 các Khoa Trưởng đều được cán bộ giảng bầu lên.
 
Giáo sư Charles Massias
 
 
Giáo sư Phạm Biểu Tâm
 
 
Giáo sư Ngô Gia Hy
 
Giáo sư Vũ Thị Thoa
 
 
Giáo sư Đào Hữu Anh
 
Giáo sư Đặng Văn Chiếu
 
Giáo sư Vũ Quí Đài
 
 
 
Về đội ngũ giảng viên, Giáo sư của trường lúc ban đầu chỉ có 2 người, nên nhà trường đã dùng khả năng giảng huấn của các bác sĩ Quân y Pháp và các bác sĩ Việt Nam ở Saigon, niên khóa 1948-1949 có tới 10 Giáo Sư trong đó có GS. Massias (Nội Khoa) ở Hà Nội vào và GS. Trần Quang Đệ (Ngoại Khoa) từ Pháp về.
 
Từ 1960-1963, đội ngũ Giáo Sư nhanh chóng được bổ sung bằng các thầy tốt nghiệp Thạc Sĩ (Agrégé) từ Pháp:  GS Ngô Gia Hy (Niệu khoa), GS Trần Anh (Nhân chủng học), GS Nguyễn Văn Út (Da Liễu), GS Bùi Quốc Hương (Thần kinh), GS Nguyễn Ngọc Huy (Tim mạch), GS Lê Xuân Chất (Huyết học), GS Đào Đức Hoành (Ung thư) và GS Nguyễn Huy Can (Cơ thể Bệnh lý).
Từ 1965-1966, những thầy cô đào tạo Tiến Sĩ, Thạc Sĩ từ Hoa Kỳ lần lượt trở về và phong Giáo Sư: Nguyễn Khắc Minh (Gây Mê), Bùi Duy Tâm (Sinh hoá), Nguyễn Ngọc Giệp (Phụ Sản), Vũ Quí Đài (Vi Sinh học) - Đỗ Thị Nhuận (Ký Sinh Trùng học), Đào Hữu Anh (Giải Phẫu Bệnh), Hoàng Tiến Bảo (Chỉnh Trực).
 
Nguồn cán bộ giảng còn được bổ sung bằng những chuyên viên ở Châu Âu, Bắc Mỹ trở về như BS Nguyễn Thế Minh (Nội Khoa, Pháp), BS Trần Kiêm Thục (Bệnh Tiêu Hóa, Pháp), BS Trần Thế Nghiệp (Quang Tuyến, Pháp), BS Lê Dư Khương (Giải Phẫu, Đức), BS Liễu Thanh Tâm (Quang Tuyến, Pháp), BS Phó Bá Đa (Giải Phẫu, Mỹ), BS. Hoàng Minh Mậu (Tiêu Hóa, Mỹ), Lê thị Tuyết Nga (Nhi khoa, Pháp), BS. Thái văn Kim (Nhi Khoa, Pháp).
 
Đến niên khóa 1967-1968, tổng số nhân viên giảng huấn là 91, với 16 GS thực thụ, 7 GS diễn giảng, 27 giảng sư, và 41 giảng nghiệm viên.
 
Hàng năm, nhà trường tổ chức thi tuyển giảng viên từ nguồn Bác sĩ  trong nước, những người trúng tuyển như Văn Tần (Ngoại khoa), Võ thành Phụng (Chấn thương chỉnh hình, Phẫu thuật Nhi), Văn Kỳ Chương (Ngoại Khoa), Văn Kỳ Nam (Ngoại Khoa), Nguyễn văn Điền (Chấn thương Chỉnh hình), Lê Kính (Chấn Thương Chỉnh Hình), Đặng Phú Ân (Niệu khoa), Nguyễn Thị Bích Tuyết (Sản Phụ khoa), Trần thị Minh Châu (Sản Phụ khoa), Trần Ngọc Bảo (Nội Khoa), Trần Đình Đôn (Nhi khoa), Nguyễn Bá Duy (Nhi Khoa), Phạm Long Trung (Lao và bệnh Phổi), Bùi Quang Minh (Lao và bệnh Phổi), Nguyễn Ngọc Lĩnh (Truyền Nhiễm), Nguyễn thị Trà Mi (Da Liễu), Lê Sỹ Quang (Sinh Lý), Lê Tiến Văn (Vi Sinh), Nguyễn thị Minh Chí (Vi Sinh), Bồ Kim Khánh (Vi Sinh), Mạnh Xuân Văn (Sinh Hóa), Trần thị Hồng Nhung (Sinh Hóa), Đinh Hải Tùng (Vi Sinh), Mùi Quý Bồng (Ký Sinh học), Đỗ Danh Thụy (Ký Sinh học), Phạm văn Ngà (Giải Phẫu Bệnh), Trần Xuân Mai (Vi Nấm & Ký Sinh Học), Nguyễn Thúy San (Vi Nấm & Ký Sinh Học), Bùi đắc Chí (Mô Phôi), Phùng Hữu Chí (Tiêu Hóa), Hoàng Xuân Chỉnh (Tiêu Hóa), Nguyễn Phú Hiếu (Tiêu Hóa), Đặng Thị Bạch Yến (Tim Mạch), …. Các giảng viên này được qui hoạch để đi du học, bồi dưỡng nghiệp vụ ở Hoa Kỳ và châu Âu.  Đội ngũ nhân viên giảng huấn được sắp xếp theo 5 cấp:
 
 Giáo Sư Thực Thụ (Professeur tiltulaire)
 Giáo Sư Diễn Giảng (Professeur délégué)
 Giáo Sư Ủy Nhiệm (Professeur fonctionnel)
 Giảng Sư (Chargée de Cours)
 Giảng Nghiệm Trưởng (Assistant chef)
 Giảng Nghiệm viên (Assistant)
 
 
Những người tốt nghiệp đại học có thời gian học dưới 7 năm (Dược Sĩ, Cử Nhân, Kỹ Sư, …), thi đậu kỳ thi tuyển giảng viên của nhà trường, sẽ được bổ nhiệm Giảng Viên.
 
Những người tốt nghiệp đại học có thời gian học 7 năm (Bác Sĩ), thi đậu kỳ thi tuyển giảng viên của nhà trường, được bổ nhiệm Giảng Nghiệm Trưởng.
 
Những người tốt nghiệp Tiến Sĩ , thi đậu kỳ thi tuyển giảng viên của nhà trường, hoặc những Giảng Nghiệm Trưởng có công trình nghiên cứu khoa học và thâm niên giảng dạy, được bổ nhiệm Giảng Sư.
 
Những Giảng Sư có công trình nghiên cứu khoa học và thâm niên giảng dạy sẽ được bổ nhiệm Giáo Sư Ủy Nhiệm
 
Những Giáo Sư Ủy Nhiệm có công trình nghiên cứu khoa học và thâm niên giảng dạy sẽ được bổ nhiệm Giáo Sư Diễn Giảng.
 
Những Giáo Sư Diễn Giảng có công trình nghiên cứu khoa học và thâm niên giảng dạy sẽ được bổ nhiệm Giáo Sư Thực Thụ
 
Từ Giảng Sư trở lên có quyền hướng dẫn Luận Án và tham gia Hội Đồng chấm Luận Án do Trưởng Khoa bổ nhiệm.
 
Đến niên khóa 1967-1968, Y Khoa Đại Học Đường Saigon có 91 cán bộ giảng với 16 GS thực thụ, 7 GS diễn giảng, 27 giảng sư, và 41 giảng nghiệm trưởng – giảng nghiệm viên. [5]
 
Về hệ thống trợ giảng, có các Nghiệm chế viên (préparateur) cho các bộ môn y học cơ sở. Các nghiệm chế viên này được tuyển hàng năm để trợ giảng cho đội ngũ giảng viên.  Ứng viên là các sinh viên y khoa năm thứ 4 - 6, phải qua một bài thi viết, một bài thực hành và một bài thuyết trình 5 phút trước Ban Chủ Nhiệm Bộ Môn. Nếu được tuyển dụng và chính thức bổ nhiệm, người này sẽ được hưởng một mức lương tương đương 50% lương một bác sĩ mới ra trường. Công việc chính là chuẩn bị và giảng thực tập cho sinh viên, phụ Giáo Sư tiến hành nghiên cứu khoa học (kết hợp làm Luận Án).
 
Về Nội trú các bệnh viện (Interne des hopitaux): tại các bộ môn lâm sàng có nhu cầu, nhà trường tổ chức thi tuyển nội trú. Ứng viên là các sinh viên y khoa năm thứ 5, thứ 6, phải qua một bài thi viết GIải Phẫu, Sinh Lý  và một bài thuyết trình 5 phút trước Ban Chủ Nhiệm Bộ Môn. Nếu trúng tuyển, ứng viên sẽ chính thức bổ nhiệm và ưu tiên chọn Bộ Môn/Bệnh Viện theo kết quả xếp hạng. Các nội trú vẫn tiếp tục học như các bạn khác trong lớp, phần lớn thời gian của họ là ở bệnh viện để phụ giúp các thầy/cô trong giảng dạy lâm sang và nghiên cứu khoa học (kết hợp làm Luận Án). Khi ra trường, ngoài tước vị Bác Sĩ Y Khoa, họ còn có quyền sử dụng tước vị “Cựu Nội Trú Các Bệnh Viện” trong khi hành nghề.   
 
Ngoài ra, còn có các Nội trú Ủy nhiệm (Interne fonctionnel): sinh viên năm thứ 6, nếu có nhu cầu làm việc như Nội trú, có thể xin Giáo Sư Trưởng Bộ Môn, nếu được chấp thuận, Giám Đốc Bệnh Viện nơi Bộ Môn hợp tác có thể ký quyết định bổ nhiệm, kỳ hạn 6 tháng, có thể tái hạn. Khi ra trường, ngoài tước vị Bác Sĩ Y Khoa, họ không được quyền sử dụng tước vị “Cựu Nội Trú Các Bệnh Viện” trong khi hành nghề.   
 
1.3. Sinh viên và học trình
 
Niên khóa đầu 1946-1947 chỉ có khoảng 12 người cho tất cả các lớp. Niên khóa 1947-1948 có 32 người. Niên khóa 1948-1949 tăng lên tới trên 80 người.Vào thập niên 1970 Trường Y khoa có 1400 sinh viên theo học và mỗi năm cho ra trường hơn 200 người. Số sinh viên nộp đơn dự tuyển là hơn 5.000 để chiếm 200 chỗ nhập học mỗi năm.
 
Thời đó ở Việt Nam cũng như ở bên Pháp muốn đậu bằng y khoa bác sĩ phải đậu xong hai phần tú tài (I và II), qua một năm đầu tiên tại Đại Học Khoa Học và 6 năm y khoa. Từ 1954 đến 1962 muốn vào y khoa phải có chứng chỉ PCB (Physique – Chimie - Biologie) rồi ghi danh vào học; từ 1963 đến 1969, nhà trường tuyển sinh từ Tú Tài 2, sau đó gởi sang Đại Học Khoa Học học chứng chỉ APM (Année Pré-Medicine, Dự Bị Y Khoa); từ 1970 đến 1975 đổi từ APM sang SPCN (Science naturelle - Physique - Chimie).
 
Học trình y khoa là 6 năm theo khuôn mẫu y khoa Pháp. Hai năm đầu học các môn cơ thể họcmô họcsinh hóa họcsinh lý, và triệu chứng học. Năm thứ ba và tư học các môn cơ thể bệnh lýnội khoa và ngoại khoa. Cũng hai năm này sinh viên bắt đầu đi thực tập ở các bệnh viện. Năm thứ năm và sáu chuyển sang các môn bệnh lý chuyên môn: nhi khoasản phụ khoatâm thần... và tăng thời gian thực tập ở các bệnh viện. Năm thứ sáu cũng là năm hoàn tất luận án.
 
Văn bằng Tiến Sĩ Y Khoa Quốc Gia được cấp phát sau khi bảo vệ thành công Luận Án trước Hội Đồng do Khoa Trưởng bổ nhiệm. [6]
 
Bảo vệ Luận Án Tiến Sĩ Y Khoa trước Hội Đồng
 
 Đọc lời thề Hippocrates
 
 
Số Bác sĩ ra trường hàng năm của hai trường Y ở Saigon và Hà Nội 1947-1952:   
 
     
      


 
 
Khoá ra trường đầu tiên vào năm 1947. Có 7 sinh viên trình luận án. Đó là các bác sĩ Pierre Boucheron, Trần Đình Đệ, Lê văn Hùng, Trần Minh Mẫn, Mme A. Saint Mieux, Lê Văn Thuấn và Nguyễn Văn Thọ. Trong số 7 vị này có tới 3 vị đã lựa chọn đề tài về sản phụ khoa để làm luận án, chứng tỏ sự hoạt động mạnh mẽ của bảo sanh viện Từ Dũ ngay từ hồi đó. [3]
 
Theo tài liệu của GS Nguyễn Đức Nguyên, tổng số luận án được trình và chấp thuận tại Y Khoa Đại Học Đường Saigon từ năm 1947 cho tới 1972 là 1779 luận án. Số luận án từ 1972 tới 1975 là bao nhiêu không rõ vì không có ghi chép trong tài liệu nào. Tuy nhiên với sĩ số 200 người một lớp, ta có thể ước tính là có vào khoảng trên dưới 600 luận án đã được trình trong thời kỳ đó. Như vậy, tổng số luận án ra trường của Y Khoa Đại Học Đường Saigon từ 1947 cho tới 1975 là vào khoảng 2380 luận án. [7]
 
Sinh viên Trường Đại học Y khoa Sài Gòn có ra một tờ báo định kỳ mang tên Tình Thương, xuất bản từ năm 1964 đến năm 1967 thì phải đình bản.
 
 
 
 
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: