Trang blog này nhằm lưu lại những bài viết của chính tác giả hoặc của những tác giả khác đã viết và công bố trên các ấn phẩm chính thức, trên phương tiện truyền thông đại chúng, và trên mạng Internet, về những vấn đề Kinh Tế, Văn hoá, Xã hội, Y tế & Giáo dục đang cần tìm hiểu...lúc tuổi già.
Không biết nói gì hơn, ngoài lời được xin phép và trân trọng cám ơn các bạn có bài đăng lại trên Blog này.
(PLO)- Sau 29 năm được xác định bị oan, ông Nguyễn Văn Khẩn đã được xin lỗi và cải chính công khai...; với ông sau khi được xin lỗi, mọi chuyện như gió cuốn bay.
0:00/0:00
0:00
Ngày 31-1, tại UBND phường Tân Tạo A, quận Bình Tân, VKSND TP.HCM đã tổ chức buổi trực tiếp xin lỗi và cải chính công khai đối với ông Nguyễn Văn Khẩn (SN 1953, ngụ phường Tân Tạo A, quận Bình Tân) theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Loaded: 12.40%
Remaining Time -12:49
Buổi xin lỗi được tổ chức tại trụ sở UBND phường Tân Tạo A, quận Bình Tân với sự tham dự của ông Khẩn, bạn bè của ông Khẩn cùng các cơ quan ban ngành, người dân địa phương.
Tại buổi lễ, Trưởng phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự VKSND TP.HCM Vũ Thị Xuân Nhuệ thay mặt các cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố, tạm giam oan đối với ông Khẩn, gửi lời xin lỗi chân thành đến ông; Đồng thời nghiêm túc nhận trách nhiệm và cam kết chấn chỉnh công tác điều tra, truy tố đối với các vụ án hình sự trong thời gian tới để không xảy ra trường hợp oan như đã xảy ra đối với ông Khẩn.
Theo nội dung vụ việc, ngày 12-11-1991, ông Khẩn lúc này là giám đốc Công ty Cổ phần Thái Dương ký hợp đồng với ông Đặng Kiến Cường để chuyển nhượng 177.800 m2 đất tại xã Tân Tạo, huyện Bình Chánh với giá 1.019 lượng vàng 96%.
Ông Cường đã giao cho ông Khẩn 991 lượng vàng 96% để mua diện tích đất nêu trên của 25 hộ dân. Ông Khẩn đã trả cho các hộ dân 800 lượng vàng, tương đương 123.116 m2. Trong đó, ông Khẩn đã làm thủ tục chuyển nhượng cho ông Cường được 22.149 m2, còn lại 100. 967 m2 ông Khẩn đang làm thủ tục chuyển nhượng thì ngày 2-10-1992 UBND huyện Bình Chánh có công văn không cho hai ông chuyển nhượng.
Ngày 15-10-1994, ông Cường có đơn khiếu nại ông Khẩn gửi Công an huyện Bình Chánh.
Ngày 10-11-1994, Công an huyện Bình Chánh ra khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt, tạm giam ông Khẩn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân theo Điều 157 BLHS năm 1985. Các quyết định được VKSND huyện Bình Chánh phê chuẩn ngày 11-11-1994.
Ngày 11-4-1995, VKSND huyện Bình Chánh chuyển vụ án đến Phòng PC16 - Công an TP.HCM với nhận định giá trị tài sản bị thiệt hại lớn; vụ án phức tạp thuộc thẩm quyền cấp thành phố.
Sau đó, qua công tác kiểm sát điều tra, truy tố, VKSND TP.HCM nhận thấy có Công văn số 287 của UBND huyện Bình Chánh không cho tiếp tục chuyển nhượng mua bán đất và phía ông Cường cũng có một phần lỗi theo Điều 3 của phụ lục hợp đồng, nay đã khắc phục hết hậu quả. Do đó, hợp đồng trên là quan hệ dân sự nên không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông Khẩn.
Ngày 25-11-1995, VKSND TP.HCM đã hủy bỏ việc tạm giam và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Khẩn; sau đó ra quyết định đình chỉ vụ án, đình chỉ điều tra bị can đối với ông Khẩn vào ngày 15-11-1997.
Nguyên nhân dẫn đến việc khởi tố oan ông Khẩn là do các cơ quan tiến hành tố tụng chưa xem xét, đánh giá đầy đủ, toàn diện sự việc. Những sai phạm do người thi hành công vụ đã gây ra tổn thất không gì bù đắp về danh dự, tinh thần và vật chất của ông Khẩn và gia đình ông.
Qua đó, VKSND huyện Bình Chánh, VKSND TP.HCM và Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP.HCM đã thấy được trách nhiệm và rút ra bài học kinh nghiệm sâu sắc trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Khẩn bày tỏ sự cảm kích khi được VKSND TP.HCM quan tâm tổ chức buổi xin lỗi và cải chính công khai. "Cán bộ như người nhà của tôi, sau buổi xin lỗi hôm nay thì mọi chuyện như gió cuốn bay" - ông Khẩn nói.
Ông Khẩn cho biết ông đã bị bắt tạm giam 51 ngày. Điều đó khiến gia đình ông ly tán và hiện tại chỉ sống một mình ở phòng trọ 24 m2.
"30 năm đã chiếm nửa cuộc đời của tôi. Bút sai là tan nát cả đời người oan sai. Tôi cũng đề nghị tất cả cán bộ chứng kiến tại buổi xin lỗi phải có kinh nghiệm dày dặn để tránh thêm một người như tôi” - ông Khẩn bày tỏ.
Cuối buổi lễ, Trưởng phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phúc thẩm án hình sự VKSND TP.HCM Vũ Thị Xuân Nhuệ cho biết VKS sẽ tiếp tục hoàn thành các thủ tục tiếp theo để bồi thường cho ông Nguyễn Văn Khẩn trong thời gian sớm nhất.
TTXVN trân trọng giới thiệu toàn văn: "Tuyên bố báo chí chung Việt Nam-Philippines nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.".
Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. và Phu nhân Louise Araneta Marcos đã có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 29-30/1, theo lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu nhân.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu toàn văn: "Tuyên bố báo chí chung Việt Nam-Philippines nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam của Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr.."
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Võ Văn Thưởng, Ngài Ferdinand Romualdez Marcos Jr., Tổng thống nước Cộng hòa Philippines đã thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 29- 30/01/2024.
Trong chuyến thăm, Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. đã dự Lễ đón chính thức và hội đàm với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng. Tổng thống Philippines cũng đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Tại buổi hội đàm, hai Nhà Lãnh đạo đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ và thực chất của mối quan hệ Đối tác Chiến lược giữa hai nước.
Trên cơ sở nhiều điểm tương đồng về quan điểm và lợi ích giữa hai nước, hai Nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường và phát triển quan hệ đối tác ngày càng sâu sắc và toàn diện trong bối cảnh hai bên đang tiến tới kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược trong năm 2025 và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2026.
Hai Nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước thông qua việc duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao và các cấp trên tất cả các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, và giao lưu nhân dân.
Hai bên cam kết đẩy mạnh các cơ chế hợp tác song phương hiện có và triển khai hiệu quả các văn kiện được ký kết giữa hai nước nhằm tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Hai Nhà Lãnh đạo ủng hộ việc làm sâu sắc hơn nữa quan hệ kinh tế và khuyến khích triển khai các sáng kiến hợp tác chung giữa hai nước.
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường kim ngạch thương mại và đầu tư hai chiều, bao gồm thông qua việc tranh thủ hiệu quả Hiệp định ASEAN về Thương mại hàng hóa (ATIGA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP) nhằm thúc đẩy chuỗi cung ứng tích hợp giữa các doanh nghiệp của hai nền kinh tế.
Hai Nhà Lãnh đạo cũng nhất trí hợp tác chặt chẽ để thúc đẩy dòng chảy thương mại thông suốt nhằm đạt mục tiêu nâng tổng kim ngạch thương mại song phương lên 10 tỷ USD trong thời gian sớm nhất, cũng như tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư trong những lĩnh vực hai nước cùng quan tâm.
Hai Nhà lãnh đạo cũng thảo luận về các lĩnh vực hợp tác tiềm năng như nông nghiệp, đặc biệt là thương mại gạo và việc tiếp cận thị trường các sản phẩm nông sản, an ninh lương thực, an ninh năng lượng, phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, quản lý vận tải, đổi mới sáng tạo, du lịch, kết nối, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, bên cạnh các lĩnh vực khác.
Hai bên ghi nhận đà hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, đóng góp tích cực vào việc tăng cường hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Philippines.
Theo đó, hai Nhà lãnh đạo đồng ý: Tiếp tục thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao, các hoạt động chia sẻ thông tin, trao đổi giáo dục và đào tạo, và các cơ chế đối thoại quốc phòng; Tăng cường phối hợp trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng cũng như hợp tác về quân y, tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai (HADR), an ninh hàng hải và hàng không, chống chủ nghĩa khủng bố, an ninh mạng, các hoạt động gìn giữ hòa bình, bên cạnh các lĩnh vực khác.
Và tăng cường hợp tác thực thi pháp luật chống tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm hợp tác về đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán người, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến cá độ, tín dụng đen, cư trú, lao động bất hợp pháp… cũng như các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, đồng thời kêu gọi các quan chức liên quan của hai nước phát huy chuyên môn và kinh nghiệm của nhau.
Hai Nhà lãnh đạo nhất trí củng cố các cơ chế hợp tác biển hiện có, nhất là Ủy ban hỗn hợp về các vấn đề Biển và Đại dương cấp Thứ trưởng Ngoại giao, đường dây nóng giữa các lực lượng bảo vệ bờ biển của hai nước, bên cạnh các cơ chế khác, và thông qua các biện pháp khác nhằm bảo đảm an ninh và an toàn cho ngư dân của nhau cũng như giải quyết hòa bình các sự cố trên biển.
Hai Nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác về giáo dục, văn hóa, du lịch, chăm sóc sức khỏe, giao lưu nhân dân và hợp tác giữa các địa phương, cũng như phát huy vai trò của các tổ chức hữu nghị hai nước nhằm tăng cường gắn kết và hiểu biết lẫn nhau, đẩy mạnh kết nối và làm phong phú sự đa dạng về văn hóa, góp phần tăng cường toàn diện quan hệ giữa hai nước.
Hai Nhà lãnh đạo cũng dành thời gian trao đổi trên nhiều vấn đề quốc tế, khu vực và tiểu vùng cùng quan tâm, bao gồm tình hình tại Myanmar và Biển Đông.
Hai bên tái khẳng định cam kết duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở khu vực, bao gồm thúc đẩy các nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN thông qua việc triển khai đầy đủ và hiệu quả Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2045, hỗ trợ hợp tác tiểu vùng, bao gồm các cơ chế hợp tác Mekong và BIMP-EAGA.
Theo đó, hai Nhà lãnh đạo hoan nghênh sự hợp tác hiệu quả giữa Việt Nam và Philippines trong ASEAN và nhất trí sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác, phối hợp và tham vấn lẫn nhau để ứng phó hiệu quả và kịp thời trong các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, qua đó góp phần tăng cường đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN trong các tiến trình và cơ chế do ASEAN dẫn dắt.
Hai Nhà lãnh đạo hoan nghênh sự phối hợp và tham vấn chặt chẽ cũng như ủng hộ lẫn nhau, bao gồm việc ứng cử của hai nước, tại các tổ chức quốc tế và các khuôn khổ đa phương, nhất là Liên Hợp quốc (UN), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM).
Hai Nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Hai bên kêu gọi việc kiềm chế các hành động gây phức tạp hoặc làm leo thang các tranh chấp, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực, và tránh các hành động đơn phương có thể thay đổi hiện trạng và làm gia tăng căng thẳng, cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước về Luật biển năm 1982 (UNCLOS).
Hai Nhà Lãnh đạo tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố ASEAN-Trung Quốc năm 2002 về Ứng xử của các Bên tại Biển Đông (DOC) và thúc đẩy việc sớm hoàn tất đàm phán Bộ Quy tắc về Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả và hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.
Theo đó, hai Nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết thúc đẩy một môi trường thuận lợi cho các cuộc đàm phán COC.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đã chứng kiến lễ trao đổi các văn kiện hợp tác trên các lĩnh vực, bao gồm Bản ghi nhớ về hợp tác thương mại gạo, Bản ghi nhớ về phòng ngừa và quản lý sự cố tại Biển Đông, Bản ghi nhớ về hợp tác nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan, Chương trình hợp tác về văn hóa giai đoạn 2024-2029 và Bản ghi nhớ về hợp tác biển.
Tổng thống Ferdinand Romualdez Marcos Jr. cảm ơn sự tiếp đón chu đáo mà các Lãnh đạo và người dân Việt Nam đã dành cho đoàn Philippines trong chuyến thăm lần này. Nhân dịp này, Tổng thống Philippines cũng mời các Lãnh đạo Việt Nam sang thăm Philippines vào thời gian thuận tiện"./.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Việt Nam-Philippines làm mới các động lực hợp tác cũ trong đầu tư, thương mại, tiêu dùng… và bổ sung các động lực hợp tác mới như Chuyển đổi Số, Chuyển đổi Xanh...
(Dân trí) - Đông đảo tăng ni, Phật tử trong nước lẫn ngoại quốc đã về Huế - tham dự nghi lễ rước xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Tổ đình Từ Hiếu trên ngọn đồi Dương Xuân (TP Huế) vào sáng 29/1.
Sáng 29/1, đông đảo tăng ni, Phật tử trong nước lẫn ngoại quốc đã về Huế để tham dự nghi lễ rước xá lợi thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Tổ đình Từ Hiếu trên ngọn đồi Dương Xuân (phường Thủy Xuân, TP Huế).
Nghi lễ rước xá lợi là một trong những lễ chính nhân đại tường sư ông Làng Mai với rất nhiều hoạt động diễn ra ở Tổ đình Từ Hiếu trong những ngày qua.
Ngay từ sáng sớm, tăng ni, Phật tử đã cùng nhau xếp hàng dài từ thiền đường Trăng Rằm qua tận thất Lắng Nghe để tham dự nghi lễ với hình thức "tâm tang".
Bên trong thiền đường Trăng Rằm, sau khi thực hiện các nghi thức, đoàn các tăng ni đã cung thỉnh, rước xá lợi thiền sư rời khỏi thiền đường, ngang qua chùa Tổ, đi theo lối nhỏ dưới bóng cây xanh trước khi an vị tại thất Lắng Nghe - nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh từng an dưỡng từ khi quay về Việt Nam.
Nơi đoàn rước đi qua, có rất đông Phật tử xếp hàng dài hai bên, chấp tay cầu nguyện trong không khí "im lặng hùng tráng" tạo nên khung cảnh trang nghiêm, nhẹ nhàng.
Sau khi xá lợi được an vị bên trong thất Lắng Nghe, đại chúng được đảnh lễ. Dòng người xếp hàng ngay ngắn, chờ đến lượt để được vào bên trong.
Ngoài nghi lễ rước xá lợi, chương trình đại tường của thiền sư Thích Nhất Hạnh còn có rất nhiều hoạt động dành cho tăng thân Làng Mai cũng như đại chúng. Có thể kể đến như pháp thoại, ngồi thiền, hành thiền, thơ - nhạc thiền, lễ tưởng niệm…
Sư cô Chân Không - một trong những đệ tử lớn của thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng về Việt Nam tham dự lễ đại tường.
Theo thông báo của Làng Mai, lễ đại tường Sư Ông là dịp để tứ chúng cùng trở về bên nhau, cùng thực tập để nuôi dưỡng lòng biết ơn chùa Tổ, biết ơn Sư Ông. Mỗi phát nguyện hành trì thực tập là một đóa hoa, một nén hương thơm thảo mà những người học trò dâng lên vị Thầy thương kính.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh ngày 11/10/1926, quê quán ở làng Thành Trung, xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. Tên khai sinh là Nguyễn Đình Lang, sau này khi làm lại khai sinh tại Đà Lạt thì đổi tên thành Nguyễn Xuân Bảo.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào sáng 22/1/2022 tại chùa Từ Hiếu, TP. Huế - nơi ông xuất gia tu tập từ nhỏ. Ông là một nhân vật có ảnh hưởng lớn trên thế giới, một trong những người tiên phong mang đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo dấn thân cho thế kỷ XXI.
Bài viết này chắt lọc và diễn giải một số chủ đề từ cuốn sách "Hướng đi của đạo Bụt cho hòa bình và môi sinh" (bản gốc tiếng Anh: The world we have) của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.
* Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch ngày 20 tháng Chạp năm Nhâm Dần (2022) tại chùa Từ Hiếu, Thừa Thiên Huế. Vào ngày 29/1 sắp tới là kỷ niệm 2 năm ngày mất của Sư ông Làng Mai.
Sáng nay trên đường vội tới công sở, tới trường, bạn có kịp nhìn ngắm bầu trời, để mắt tới những tàng lá xanh, hay liếc trông ngọn cỏ nhàn tản rung rinh ven đường không?
Loài người được xem là "tiến hóa" nhưng có phải với đời sống hiện đại này, chúng ta đang "tiến" sang trạng thái bất ổn và "hóa" ra ít còn thấy yêu mình, yêu người, yêu cuộc đời hơn chăng?
Chúng ta đua tranh trong công cuộc sáng tạo, đẻ ra thật nhiều sản phẩm dịch vụ để rồi lại mải miết đánh đổi thời gian, sức lực, bình an, chỉ để sở hữu những sản phẩm dịch vụ ấy. Ta đang sống nhưng có phải là mê ngủ? Khi để tiện nghi vật chất làm chủ đời mình, khiến ta luôn căng thẳng trong áp lực thời gian đè nặng, và để rồi khiến ta chỉ chăm chút cho lợi ích của mình, bất chấp hậu quả về sau, bất chấp số phận người khác, và bất chấp cả hành tinh Mẹ - nơi an trú của ta, của bao thế hệ cha ông và con cháu đời đời tiếp nối.
Trong cuốn sách "Hướng đi của đạo Bụt cho hòa bình và môi sinh" (bản gốc tiếng Anh: The world we have), Thiền sư Thích Nhất Hạnh chỉ cho chúng ta một sự thật tuy đau đớn nhưng không thể chối bỏ: "Chúng ta có khác gì những con gà đang bị nhốt trong chuồng và đang giành xé nhau một vài hạt bắp mà không biết rằng lát nữa mình sẽ bị giết làm thịt."
Chúng ta có khác gì những con gà đang bị nhốt trong chuồng và đang giành xé nhau một vài hạt bắp mà không biết rằng lát nữa mình sẽ bị giết làm thịt
Thích Nhất Hạnh
Bạn có thấy rằng khí hậu giờ ngày càng bất ổn hay không. Hà Nội nhiều năm trước bốn mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông thật là rõ rệt. Giờ đây bạn tới Hà Nội có thể bắt gặp cả bốn mùa…trong cùng một ngày (sáng mưa lây phây, chiều nắng bỏng, đêm rét lạnh). Ở những nơi khác cũng bất ổn như thế. Khắp nơi trên thế giới thiên tai ngày càng dữ dội. Lũ lụt, hạn hán, sóng thần, sạt lở, động đất, xâm nhập mặn…Nó không còn chỉ xa vời ở tít vùng đất nào đó, cực nam cực bắc xa xôi nào đó, mà ngay đây, chính xung quanh nơi chúng ta đang sống.
Hệ sinh thái đã tổn thương là thế, còn xã hội chúng ta thì sao? Xung đột, chiến tranh vẫn diễn tiến và bùng phát ở nơi này nơi khác. Và kể cả đang được may mắn hưởng cuộc sống hòa bình, thì chúng ta có thật sự an bình trong tâm khảm hay chưa? Bây giờ công nghệ, mạng Internet và cuộc sống online trên mạng xã hội khiến mọi thứ lan tỏa rất nhanh và rất xa. Nhưng sóng bình yên thì ít mà những gấp gáp và giao tiếp bất bạo động thì nhiều. Chúng ta trở nên khó kiềm chế hơn, dễ cáu bẳn hơn, đánh mất lòng tin và ít đi sự hài lòng.
Nếu cứ tiếp diễn như thế, có vẻ những viễn cảnh như trong các bộ phim về tận thế của Hollywood cũng không phải chỉ còn trong tưởng tượng – dù có thể ở các hình thức biểu hiện khác đi.
Vậy là cứ ngồi chờ "ngày tận thế" hay sao? Mỗi người chúng ta có thể đóng góp đáng kể vào công cuộc bảo vệ hành tinh và môi trường sống cho loài người bao gồm chính mình trong đó không?! Hay nhìn một cách thiết thực và gần gũi hơn, bạn có muốn bản thân và gia đình sống an vui trong một môi sinh an lành hay không? Chúng ta hoàn toàn có thể bắt tay "làm điều gì đó" từ bây giờ! Hãy lắng nghe! Có tiếng chuông rung như lời nhắc chúng ta cần chậm lại để nhìn ra toàn bộ đời sống dài rộng nhưng lại nhỏ bé trong vũ trụ này, vừa như một tiếng gọi về với tỉnh thức để "tâm an vạn sự an".
Nếu chưa đủ tự tin và lạc quan, có thể những chỉ dẫn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh (mà bài viết này chủ tâm mượn ý và dẫn lời của Thầy trong cuốn sách nhắc tới trên đây), có lẽ sẽ là nguồn động lực giúp chúng ta bắt đầu gầy dựng – từ tư duy và tiếp đó là hành động – một cuộc sống vui cho mình, lành cho người và trái đất thân thương, bởi tất cả chúng ta là không thể tách rời.
Ai trong chúng ta có thể tự tin khẳng định rằng mình tự sinh tự diệt, tồn tại độc lập không liên quan đến ai, cái gì.
Hãy thử nghĩ xem. Ta tiếp nối từ tổ tiên, và con cháu tiếp nối chúng ta. Cơ thể ta vun bồi từ khi bé xíu tới trưởng thành nhờ thực phẩm hàng ngày, tâm trí vun bồi từ tri thức và xúc cảm tiếp nhận hàng ngày. "Ăn cái gì là cái đó". Bởi thế ta – con người, trở thành như hôm nay là nhờ vào những yếu tố không phải con người. "Ta" với "người", con người với thiên nhiên, số phận mỗi người và số phận chung của nhân loại nằm trong nhau là thế.
Bởi vậy Thiền sư chỉ rõ để nhìn được thực tại, ta cần vượt qua được bốn ý niệm ngăn cản ta đó là ngã, nhân, chúng sanh và thọ giả. Khi cởi bỏ bản ngã để thấy "tương tức", hiểu rằng tất cả tiếp diễn trong nhau; con người chứa đựng các yếu tố phi nhân; không còn thờ ơ với những vật mà ta cho là vô tri giác như đất đá, sông hồ; mọi sự vô sinh và bất diệt, ta cũng nằm trong tiếp nối liền mạch từ khi chưa có con người, tới tổ tiên và rồi con cháu chúng ta; thì ta sẽ hiểu và chấp nhận về mối tương quan mật thiết giữa ta với mọi người và mọi loài. Và như thế, ta sống an thì môi trường xung quanh sẽ lành, ta bảo vệ môi sinh cũng là để bảo vệ chính mình, bảo vệ các giá trị ta đã tiếp nối từ tổ tiên và vun đắp các giá trị cho đời sau đó.
Vậy có thể bắt đầu từ đâu?
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã chỉ ra năm giới quý báu – năm thực hành mà chúng ta có thể áp dụng để trước nhất là chuyển hóa và trị liệu chính mình, từ đó chuyển hóa và làm lành môi sinh.
Giới thứ nhất, ta nguyện tôn trọng và bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài.
Giới thứ hai, ta ý thức được hạnh phúc chân thực là tự tâm chứ không đến từ bên ngoài, thực tập tri túc (biết đủ) để nhận diện những điều kiện hạnh phúc mà mình đã sẵn có, hiểu rằng hạnh phúc và khổ đau của "ta" và "người" có quan hệ mật thiết với nhau.
Giới thứ ba, ta ý thức nuôi dưỡng tình thương đích thực từ các yếu tố từ, bi, hỉ, và xả.
Giới thứ tư, ý thức dùng lắng nghe và ái ngữ để hiến tặng niềm vui, giảm bớt đau khổ.
Giới thứ năm, ý thức nuôi dưỡng và trị liệu sức khỏe cơ thể và tâm hồn bằng cách thực hành chánh niệm trong ăn uống và tiêu thụ.
Nếu so với trước đây, chúng ta ngày nay dường như dư thừa mọi thứ: Dư thừa của cải vật chất, dư thừa các món ăn tinh thần, dư thừa thông tin, dư thừa phương tiện. Nhưng chúng ta lại không dư thừa hạnh phúc – thậm chí là thường xuyên thiếu thốn niềm an lạc tự thân.
Chúng ta sản xuất và tiêu thụ một cách thiếu ý thức, có thể nhìn rõ nhất ở thực phẩm, quần áo và thông tin. Vật chất đầy đủ khiến đồ ăn không được quý trọng, không khó để gặp những bữa ăn bị bỏ thừa mứa tại nhà hàng. Thời trang nhanh, giá rẻ cũng kích thích lượng tiêu thụ khổng lồ, chúng ta mua sắm có khi chỉ để xả stress mà không hẳn do nhu cầu cần thiết. Mạng xã hội, rồi AI sinh ra các công cụ giúp ai cũng có thể sản xuất thông tin, bao gồm thông tin rác, chúng ta vừa làm nhà sản xuất vừa làm người tiêu thụ những thông tin vô bổ, tiêu cực, thậm chí sai lệch ấy.
Hệ quả là gì? Chúng ta đã trực tiếp và gián tiếp tạo ra chất độc cho môi trường từ các ngành công nghiệp phục vụ lối tiêu thụ quá mức của con người, chúng ta căng thẳng hơn vì phải đua chen trong dòng chảy vật chất, chúng ta bị quá tải thông tin và trở nên trì trệ hơn trong tư duy vì quá nhiều rác thông tin.
Khi nói về xúc thực, đức Bụt đã kể câu chuyện một con bò bị lột da, đi đâu con bò cũng bị nhiều loại côn trùng đến bám vào da để hút máu và ăn thịt... Khi chúng ta tiếp tục với thế giới bên ngoài mà không có chánh niệm, ta cũng giống như con bò bị lột da kia, ta để cho đủ thứ độc tố bám vào thân tâm và hủy hoại thân tâm.
Thích Nhất Hạnh
Nếu muốn quay trở về hạnh phúc tự thân, và để niềm an lạc thường trú trong tim, đã đến lúc ta học theo chỉ dẫn của Thiền sư mà vời đến năng lượng chánh niệm.
Hãy luôn tự nhắc nhở ăn cái gì – là cái đó:
Đoàn thực: Ăn thực phẩm vừa đủ, nhai kỹ càng. Thấy vũ trụ chứa đựng trong thức ăn nước uống. Ăn với lòng biết ơn và niềm vui.
Xúc thực: Những "thức ăn" qua đường mắt, tai, mũi, thân và ý. Nhiều nhất có thể, hãy tiếp nhận những xúc thực lành mạnh, ngắm nhìn bông hoa hay chiếc lá, lắng nghe bản nhạc êm dịu, ngửi những hương thơm của cỏ cây, xúc chạm với mặt đất nơi thiên nhiên an lành, ý thức luôn tràn đầy hiểu biết và thương yêu.
Tư niệm thực: Những ý nguyện, ước muốn sâu sắc. Nếu ta hun đúc những mong mỏi thiện lành cho mình và cho người, đó sẽ như dòng suối chảy mát lành hàng ngày tưới tẩm tâm hồn, mang lại năng lượng vững vàng để ta tiến về phía trước trong niềm an lạc.
Thức thực: Ý thức và tàng thức. Đó là tầng "tiêu thụ thức ăn" sâu nhất trong đời sống. Bởi tính chất tương tức mà tâm thức của ta và của tổ tiên, của con cháu hay của muôn loài có quan hệ mật thiết với nhau. Nên khổ đau "không của riêng ai". Như nỗi đau của quá khứ chiến tranh nơi ông bà cha mẹ thì vẫn còn in trong tàng thức của chúng ta. Nhưng cũng như một hạt gạo tắm trong ánh nắng, mưa rào, trưởng dưỡng lên từ đất Mẹ thì những giá trị an lành đó cũng đã lặng im chảy vào trong tâm tưởng của ta từ khi ta nhai hạt cơm trong chánh niệm. Biết được điều đó, ta sẽ có thể chọn sống trong thiện lành từ ngay bây giờ, từ chính mình, để sự an lành đó hòa vào tâm thức của cộng đồng, của toàn thể. Khi ấy, chính chúng ta – tưởng như bé nhỏ - lại sẽ gầy dựng nên "một sự tiếp nối đẹp đẽ".
"Hôm nay nếu ta có nói điều gì không hay lắm thì ta nên nói lại điều gì hay hơn, như thế mọi việc sẽ thay đổi. Một tư tưởng tích cực luôn đem lại lợi lạc cho thân tâm ta và giúp chữa trị những vết thương của xã hội."
Nếu chỉ ở đó than phiền, chê trách, và sợ hãi, không có điều gì xảy ra. Thậm chí mọi thứ có thể lại tệ hơn do dòng tâm thức bất lành ấy. Chi bằng ta chọn thức tỉnh và hành động từ ngay lối sống hàng ngày, mỗi ngày một chút ít thay đổi và lan tỏa tới người trong gia đình, tới bạn bè, cộng đồng...
Khi hành động, khi suy nghĩ, khi nói năng, hãy có ý thức về tác động của những việc làm, nghĩ suy, lời nói ấy tới mình và mọi người, tới môi sinh nơi mình đang sống. Như thế mỗi chúng ta sẽ góp vào một hạt giống cho giấc mơ lớn, giấc mơ tất cả chúng ta, con cháu chúng ta, mở rộng là cả hành tinh này, sống trong an vui, trong một môi trường xanh tươi lành mạnh.
Sống chung an lạc với đất Mẹ
- Đi bộ hoặc đi xe đạp đến những nơi có đoạn đường từ ba kilômét trở xuống.
- Kết hợp cùng đi xe với nhiều người khác hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Dùng cầu thang, không dùng thang máy.
- Kiểm tra nghiêm túc việc sử dụng điện trong nhà và cải thiện năng suất của nó.
- Đặt hệ thống sử dụng năng lượng mặt trời ở trong nhà.
- Phơi quần áo ngoài nắng gió (không dùng máy sấy).
- Hạn chế sử dụng máy sấy tóc và những đồ dùng bằng điện trong gia đình.
- Mua thực phẩm trồng tại địa phương để yểm trợ người nông dân, hạn chế mua những thức ăn vận chuyển từ xa.
- Trồng hoa màu tại nhà.
- Không sử dụng thuốc trừ sâu và diệt cỏ.
- Mua phần trăm thức ăn trồng theo lối hữu cơ.
- Tham gia những nhóm yểm trợ ngành canh nông gần nhà.
- Chỉ dùng thức ăn chay tịnh.
- Tránh mua những sản phẩm đóng gói nhiều bao bì.
- Thay khăn, dĩa giấy bằng những thứ có thể dùng lại được.
- Sử dụng những sản phẩm lau chùi không hại cho môi sinh.
- Chuyển hóa thành phân bón những thức ăn dư thừa của nhà bếp.
- Khuyến khích các cơ quan, trường học đóng góp vào việc tái chế rác.
- Tái chế để dùng lại những thứ có thể dùng lại được.
- Trồng những cây quen thuộc của địa phương, và ít cần tưới nước.
- Trồng cây quanh thôn xóm.
- Thiết kế các ổ cắm điện riêng cho các thiết bị gia dụng để tránh thất thoát điện.
- Tắt máy vi tính khi không sử dụng.
- Cài đặt chương trình tắt máy vi tính sau mười phút không sử dụng.
- Giảm dùng nước nóng.
- Không tắm quá lâu khi tắm nước nóng.
- Tắt vòi nước khi đang đánh răng hay cạo râu, tóc.
- Nhặt rác trên đường đi.
- Khuyến khích bạn bè cam kết thực hiện một vài mục trong bảng đề nghị này.
- Tìm cách học hỏi về môi sinh.
- Viết báo hay viết truyện để giúp người khác tiếp xúc với vấn đề môi sinh.
- Tập quán chiếu một lần trong tuần về mối quan hệ giữa ta và môi trường nơi ta đang sống.
- Một lần trong tuần tập nhìn sâu để tìm cách giảm mức tiêu thụ và thực hành cho được.
- Yểm trợ những tổ chức bảo vệ môi sinh trong địa phương.
(Lược dịch từ Hiệp ước sống chung an lạc với đất Mẹ - sách Hướng đi của đạo Bụt cho hòa bình và môi sinh của Thiền sư Thích Nhất Hạnh)