Thứ Ba, 9 tháng 1, 2024

Tưởng nhớ Người Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Trần Văn Ơn

  

Tưởng nhớ Người Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Trần Văn Ơn
Một số nét về tiểu sử

Trần Văn Ơn (29 tháng 5 năm 1931 - 9 tháng 1 năm 1950tại xóm Bàn Cờ (nay thuộc Quận 3, Thành Phố Hồ Chí Minh) đã dẫn đầu đoàn học sinh trong cuộc đấu tranh chống bọn Pháp và Ngụy đàn áp học sinh vào ngày 09/01/1950. Anh hi sinh vì đạn giặc lúc 15g25 ngày 09/01/1950. Ngày 12/01/1950, 50 vạn nhân dân đã xuống đường đưa đám anh. Ngày 09/01 cũng trở thành ngày kỷ niệm của học sinh sinh viên cách mạng. Là một học sinh trường Pétrus Ký đã bị chính quyền Pháp nổ súng bắn chết trong phong trào biểu tình của học sinh sinh viên Sài Gòn đầu năm 1950. Cái chết của anh đã gây tiếng vang lớn, có tác động rộng khắp trong phong trào đấu tranh của dân chúng Sài Gòn sau đó. Anh đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2000. Trần Văn Ơn sinh ngày 14-4-1931 tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Thuở nhỏ, Ơn theo gia đình lên sống tại Sài Gòn, khu Hòa Hưng. Cha Trần Văn Ơn, ông Trần Văn Nghĩa, là một nhân sĩ có tinh thần yêu nước. Hầu hết các anh chị của Ơn đều tham gia cách mạng, có người là liệt sĩ như chị Trần Thị Lễ, công an xung phong, hy sinh năm 1948. Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra thì Ơn đã bước vào tuổi 15 – cái tuổi cũng đã biết nhận thức được một số vấn đề của hiện thực cuộc sống đang diễn ra hàng ngày trước mắt.

 Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân Trần Văn Ơn

Trần Văn Ơn sinh năm 1931 tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cha anh tên Trần Văn Nghĩa là công chức bậc thấp mẹ anh tên là Huỳnh Thị Tữu. Thuở nhỏ, anh học tiểu học ở thị xã Mỹ Tho sau đó cùng gia đình chuyển đi, trú quán tại số nhà 322/10, đường Verolun, Sài Gòn Hầu hết anh chị của anh đều tham gia phong trào cách mạng, trong đó có chị là Trần Thị Lễ, liệt sĩ đã mất năm 1948 Tháng 8 năm 1945, anh thi đậu vào lớp năm thứ nhất, bậc cao đẳng tiểu học tại Trường Pétrus Ký. Năm học 1948-1949, anh học xong năm thứ ba bậc cao tiểu, thi vượt lớp đỗ bằng đệ nhất cấp Pháp (Brevet du 1er cycle). Đến năm học 1949-1950, khi lên lớp năm thứ tư cao tiểu thì Trần Văn Ơn được đặc cách lên lớp Ban tú tài (lớp seconde, tương đương lớp 10 hiện nay) của trường vì đã có bằng đệ nhất cấpTrần Văn Ơn được coi là một học sinh chăm ngoan, hiếu nghĩa lễ độ với cha mẹ, thầy cô, bên cạnh học tập còn ham hoạt động xã hội Từ năm 1947, anh tham gia vào phong trào học sinh yêu nước của trường, tham gia Hội học sinh sinh viên Việt Nam - Nam Bộ. Anh là hội viên mật của Đoàn học sinh kháng chiến nội thành đồng thời nhận nhiệm vụ tuyên truyền, vận động học sinh trong trường tham gia vào các hoạt động chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp. Anh được coi là một cột trụ của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus KýTrước ngày kỉ niệm 9 năm khởi nghĩa Nam Kỳ (23 tháng 11), chính quyền Pháp đã bắt cóc một số học sinh của trường Pétrus Ký, sau sự kiện này đã nổ ra cuộc bãi khóa của học sinh của 10 trường ở Sài Gòn vào ngày 23 tháng 11 năm 1949. Lúc này, Trần Văn Ơn đang chuẩn bị thi tú tài, nhưng vẫn tích cực tham gia cuộc bãi khóa, đứng đầu nhóm học sinh của trường Pétrus Ký đi biểu tình. Cuộc xuống đường của học sinh sinh viên ngày 9/1/1950 Vừa bước vào những ngày đầu năm 1950 không khí đấu tranh đã bắt đầu sôi sục. Công nhân bãi công. Người buôn bán bãi thị. Học sinh một số trường bãi khóa đòi bọn cầm quyền phải giải quyết những yêu sách thiết thân. Hoảng sợ, bọn xâm lược Pháp và ngụy quyền tay sai đã phải đóng cửa các trường học. Chúng sợ học sinh tập trung. Học sinh đã nhiều lần đưa kiến nghị đòi chúng mở lại cửa trường, nhưng chúng chỉ hứa suông. Phải xuống đường, dùng bạo lực chính trị buộc quân thù nhượng bộ. Và sáng ngày 9-1-1950 hàng ngàn học sinh các trường trung học Sài Gòn đã tập trung trước cửa Nha học chinh đòi tên Nguyễn Thành Giung, giám đốc Nha phải mở lại cửa trường. Giung lẩn tránh và sau đó hứa sẽ báo cáo lên "cấp trên" của hắn. Thế là đội ngũ chỉnh tề, học sinh kéo nhau lên dinh Thủ Hiến Nam phần. Đoàn biểu tình đi đến đâu thì phụ huynh học sinh, công tư chức, người buôn bán bỏ việc đi theo hỗ trợ cho con em mình đến đó. Đoàn biểu tình đã vượt qua nhiều hàng rào cảnh sát nhiều chướng ngại vật để đến dinh Thủ Hiến. Đến ngang tòa Đô chính đã 8 giờ. Cảnh sát được tăng cường hùng hổ chặn đoàn người lại. Học sinh liền tổ chức thành các đội xung kích chọc thủng hàng rào cảnh sát để tiến lên. Một cuộc xô xát dữ dội. Sẵn đống đá sửa đường anh em học sinh dùng làm võ khí. Công nhân, công chức trong tòa Đô chính đổ ra đường chuyển đá cho anh em, cuộc chiến đấu rất ác liệt. Đã có một số học sinh bị bắt và một số khác bị thương đoàn người vẫn quyết tâm vượt lên phía trước. Tại dinh Thủ Hiến anh em buộc chúng phải cứu chữa số bị thương, mở lại cửa trường cho học sinh đi học, chấm dứt khủng bố học sinh và trả tự do cho những người bị bắt. Bọn cầm quyền cho đóng cổng dinh và chuẩn bị đối phó. Lực lượng cảnh sát của chúng được lệnh tăng cường. Học sinh quyết siết chặt hàng ngũ tụ lại trước dinh. Các biểu ngữ nêu yêu sách của học sinh được giương lên. Từng chập, từng chập các khẩu hiệu được hô lên vang dội, làm áp lực đòi tên Thủ hiến phải tiếp đại biểu học sinh. Người ta đổ đến càng lúc càng đông, vừa tiếp sức đấu tranh, vừa gồng gánh món ăn, thức uống đến phân phát cho anh em. Không khí thật náo nhiệt. Thế của quần chúng dâng lên cao. Cuối buổi, tên chánh Văn phòng Thủ hiến ra tiếp xúc với học sinh, mời một số đại biểu học sinh vô dinh thương lượng. Để hỗ trợ cho đoàn đại biểu và uy hiếp tinh thần bọn ngụy quyền, học sinh bên ngoài không ngớt hô khẩu hiệu vang cả một góc trời. Nửa giờ sau đoàn đại biểu trở ra thông báo kết quả thương lượng.


 
 

Các yêu sách đã được chấp nhận: trường học sẽ mở cửa lại, các trường hợp anh em bị bắt sẽ được xem xét. Anh em đòi phải có văn bản, phải thả ngay số học sinh bị bắt, anh em mới giải tán. Bọn địch ngoan cố không chịu cam kết. Học sinh quyết lại tiếp tục đấu tranh cho đến thắng lợi. Lều vải được dựng lên trên bãi cỏ ngoài cửa dinh để anh em nghỉ trưa lấy sức. Sự việc đã được báo lên tên tướng Săng-xông, lúc đó là ủy viên Cộng hòa Pháp tại Nam phần. Hắn chỉ thị không nhượng bộ. Chiều hướng cuộc thương lượng thay đổi đột ngột. Khoảng 3 giờ chiều, binh lính và cảnh sát võ trang được tăng cường thêm. Hàng ngũ học sinh vững chãi hơn, đúng 3 giờ 47 phút địch từ trong dinh bất thần nổ súng vào đoàn học sinh và hàng trăm binh lính cảnh sát tung cửa xông ra. Dùi cui giáng xuống như mưa. Những cuộc vật lộn, những cuộc đuổi bắt diễn ra, nhiều em học sinh ngã xuống và được đồng bào dìu về nhà băng bó. Một số khác bị bắn chết và mất xác. Lúc này, Trần Văn Ơn đang chuẩn bị thi tú tài, nhưng vẫn tích cực tham gia cuộc bãi khóa, đứng đầu nhóm học sinh của trường Pétrus Ký đi biểu tình. Ngày 9 tháng 1 năm 1950, đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hơn 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt. 13 giờ ngày hôm đó, chính phủ của thủ hiến Trần Văn Hữu đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát để đàn áp phong trào biểu tình. Cuộc đàn áp này đã dẫn tới việc bắt đi 150 người, đánh đập 30 người trọng thương tại chỗ. Theo trang tỉnh Bến Tre, trong lúc khiêng nữ sinh Tạ Thị Thâu của Trường Gia Long bị cảnh sát đánh ngất, Trần Văn Ơn đã bị trúng đạn vào bụng. Trần Văn Ơn bị bắn trong lúc đang đỡ học sinh trèo lên đống củi chất sát rào để vượt tường. Cùng với các nạn nhân khác, anh được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy cứu chữa, tuy nhiên do vết thương quá nặng nên đã qua đời vào 15 giờ 30 phút chiều ngày hôm đó.
 

            Khi đó, Trần Văn Ơn mới chưa đầy 19 tuổi. Số nguoi còn lại trong cuoc bieu tinh nhanh chóng tập họp thành đội ngũ kéo về khu chợ Bến Thành hô vang khẩu hiệu "Đả đảo bọn khủng bố giết người!" "Đả đảo thực dân Pháp" "Đả đảo bọn Việt gian bán nước" "Tinh thần đấu tranh của học sinh bất diệt". Máu của học sinh đã đổ, uất hận dâng cao. Cuộc đấu tranh đã chuyển sang một thể mới, quyết liệt hơn, rộng rãi hơn của những ngày tiếp đó. Đám tang Trần Văn Ơn Tin Trần Văn Ơn mất ngay lập tức đã gây náo động trong giới học sinh-sinh viên Sài Gòn. Các học sinh đã được cử tới để bảo vệ xác Trần Văn Ơn tại nhà thương. Tin này cũng mau chóng trở thành tâm điểm và đồng loạt các tờ báo lớn của Sài Gòn đã đưa tin. Cái chết của anh đã gây xúc động lớn, dẫn đến một làn sóng phản đối mạnh mẽ của học sinh và quần chúng Sài Gòn. Hình ảnh lễ tang Trần Văn Ơn tại trường Pétrus Ký Sau khi đấu tranh để được sự đồng ý của nhà cầm quyền, ban đại diện học sinh trường và gia đình đã đem xác anh về quàn 3 ngày tại nhà vĩnh biệt đường Thuận Kiều. Họ đã lập bàn thờ, đặt linh vị và quyết định tổ chức tang lễ cho Trần Văn Ơn ngay trong trường Trương Vĩnh Ký. Toàn thể học sinh Pétrus Ký đã mang băng đen để tang anh. Từ ngày 10 đến 12 tháng 1, hàng trăm đoàn thể đủ mọi các giới: công nhân, tri thức, thương nhân, công chức, nghệ sĩ, nhà báo, học sinh... đã đến viếng, thắp hương và đặt vòng hoa cho anh. Tổng cộng có hơn 300 vòng hoa, đặc biệt trong số đó có có vòng hoa của những người Pháp mang dòng chữ "Soldats démocrates" (Chiến sĩ dân chủ). Ngày 12 tháng 1, lễ tang Trần Văn Ơn được tổ chức, với Trưởng ban lễ tang là giáo sư Lưu Văn Lang. Hàng chục ngàn người đã đến tập trung tại trường Trương Vĩnh Ký. Hơn 300.000 người dân Sài Gòn đã xuống đường ủng hộ. Theo báo Thần chung (số ngày 14-1-1950), để hưởng ứng đám tang Trần Văn Ơn, các hiệu buôn người Việt, người Hoa, người Ấn, các hãng tư nhân khác đều đóng cửa ngày hôm đó, đồng thời các xe rước người đi đưa đám tang đều không lấy tiền, hàng mấy trăm phu xích lô tình nguyện chở hơn 300 vòng hoa. Hai đại biểu học sinh ở Trung và Bắc cũng đáp máy bay vào dự tang lễ. Sau khi tập hợp đông đủ, đúng 7 giờ 30 phút, đoàn người bắt đầu khởi hành, đi qua các con đường của Sài Gòn, tới nhà vĩnh biệt đường Thuận Kiều đón thi hài anh. Học sinh mang theo những biểu ngữ, di ảnh Trần Văn Ơn. Dẫn đầu đoàn biểu tình là những nhân sĩ trí thưc như Lưu Văn Lang, luật sư Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Hữu Thọ..., cùng một số người Pháp. Ước tính có 25.000 người đã đi trong đoàn, cùng với rất nhiều dân chúng Sài Gòn ở hai bên đường đón tiếp hưởng ứng. Quan tài anh sau khi được đưa ra khỏi nhà vĩnh biệt, đã được đưa về nghĩa trang Chợ Lớn để chôn cất. Tại nghĩa trang Chợ Lớn, nhiều điễu văn được đọc để tưởng niệm Trần Văn Ơn. Trong số đó, Điếu văn của đại biểu các học sinh, sinh viên có đoạn: “ Chúng ta sẽ không bao giờ quên được ngày 9 tháng 1, ngày mà anh Ơn và
các bạn học sinh, sinh viên đã vui lòng đem xương máu, sinh mạng của mình đổi lấy tự do cho các bạn bị giam cầm. Tinh thần bạn Trần Văn Ơn bất diệt!”. ” Đám tang Trần Văn Ơn được coi là đã trở thành một "cuộc biểu dương lực lượng của đồng bào yêu nước Sài Gòn - Chợ Lớn", chống lại chính quyền thực dân Pháp. Số phận 74 bức ảnh qua 2 cuộc kháng chiến Bộ ảnh gồm 74 bức, tái hiện gần như đầy đủ diễn biến của đám tang lịch sử Trần Văn Ơn ngày 12-1-1950 đã “im lặng” trong suốt hai cuộc kháng chiến dưới mặt nệm ghế sofa. Mãi đến năm 1976, bộ ảnh này mới có cơ hội lên tiếng về sự hiện diện của mình. Thầy Nguyễn Văn Thiện (78 tuổi), nguyên hiệu trưởng đầu tiên của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM, xúc động nói: “Năm 1976, tôi vận động anh em cựu học sinh Trường Pétrus Ký (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong) tập hợp những tư liệu, hình ảnh để làm sách lịch sử về trường. Một hôm, có một người đàn ông mang đến một cuộn phim và 74 bức ảnh gốc...”.
 

Thầy Thiện quá bất ngờ và xúc động ngay khi bắt đầu xem những tấm hình đầu tiên. Đó là những hình ảnh chụp lại gần như tất cả diễn biến của đám tang anh Trần Văn Ơn. Quá khứ của một thời học sinh hiện về. Năm đó, 18 tuổi, Nguyễn Văn Thiện đang là học sinh Trường trung học Mỹ Tho, một mình bắt xe lửa lên Sài Gòn dự đám tang anh Trần Văn Ơn cùng với học sinh ở khắp mọi nơi... Hình cũ, trắng đen nhưng chất lượng màu rất tốt. Có một số tấm bị rung, nhòe nét. Có lẽ người chụp bị người khác chạm vào khi đang chụp... Người đàn ông ấy kể với thầy Thiện rằng ông không phải là thợ chụp hình, chỉ là một người dân bình thường muốn chụp lại đám tang lớn chưa từng thấy trong đời mình. Sau đám tang anh Trần Văn Ơn, chính quyền lùng bắt những người đi đầu trong tang lễ rất gắt gao. Người đàn ông ấy sợ liên lụy đến gia đình và để tránh rắc rối đã im lặng tuyệt đối về sự hiện diện của cuộn phim lịch sử kia. Ông lặng lẽ rửa phim rồi bí mật cất giấu ở giữa lòng ghế sofa. Hai cuộc kháng chiến trường kỳ qua đi, biết bao vật đổi sao dời, người đàn ông ấy vẫn quyết giữ bộ ảnh và cuộn phim quý giá đó.
            Khi đất nước được thống nhất, ông vẫn giữ im lặng về số phận của 74 bức ảnh kia. Mãi đến khi nghe tin có cuộc vận động tư liệu, hình ảnh về phong trào đấu tranh của học sinh Trường Pétrus Ký, ông mới dám làm “sống dậy” bí mật suốt bao năm trời đằng đẵng... “Có lẽ do quá xúc động, tôi đã quên mất không hỏi rõ họ tên người đàn ông có tấm lòng đáng quý ấy. Tôi chỉ nhớ người đó hơn tôi chừng 5-6 tuổi và tên Mai. Trước và sau ngày miền Nam được giải phóng, anh ấy dạy ở Trường cấp II Kiến Thiết (Quận 3)” - thầy Thiện nhớ lại. Chỉ có manh mối duy nhất rất mỏng manh in nổi trên một tấm ảnh mà qua thời gian, nét còn nét mất: “Duyen (hoặc Luyen) Photo” kèm dòng địa chỉ (số không rõ): “...00e Dakao SaiGon”. Tác giả của 74 bức ảnh lịch sử chưa từng được công bố rộng rãi này hiện ở đâu? Còn sống hay đã mất? Những câu hỏi ray rứt vẫn đặt ra khi số phận của bộ ảnh lịch sử chưa có một kết thúc trọn vẹn...
 

Tượng đài Trần Văn Ơn tại quê hương ông, Bến Tre


             Ngay từ sáng tinh mơ ngày 12-1-1950, rất nhiều học sinh, sinh viên tập trung tại sân Trường Pétrus Ký (nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong), dự tang lễ anh Trần Văn Ơn Băngrôn ghi dòng chữ: “Bạn dầu thác tên bạn muôn đời còn sống” và câu đối điếu “Chết vì nghĩa tinh thần còn đó - Sống vô nhân hồn xác mất đi” của nữ sinh một trường học Sài Gòn - Gia Định tại đám tang anh Trần Văn Ơn năm 1950. Người thanh niên đi hàng đầu bên phải sau này chính là thiếu tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn. Ông là một trong hai người cầm băngrôn “Toàn thể học sinh Nam Việt” (tức miền Nam) dẫn đầu dòng người tiễn đưa anh Trần Văn Ơn. Trong cuốn Ngòi pháo 9-1, ông Phạm Xuân Ẩn viết: “Tấm ảnh ấy, may mà dưới thời Mỹ, cơ quan an ninh tình báo địch không biết được. Nếu không họ đã tóm tôi chớ đâu để yên cho tôi hoạt động trong lòng địch lâu đến
thế” Hình ảnh hiếm hoi về quang cảnh trong nhà vĩnh biệt Bệnh viện Chợ Rẫy. Trong ảnh là bà Huỳnh Thị Tữu, mẹ của anh Trần Văn Ơn, bên quan tài con trai vào lúc 9g, bắt đầu lễ động quan. Bà Huỳnh Thị Tữu bên cạnh chiếc xích lô chở vòng hoa và di ảnh con trai Dòng người tiễn đưa anh Trần Văn Ơn chật kín những ngả đường đám tang đi qua. Báo chí ước lượng lúc bấy giờ có đến 300.000 người xuống đường dự đám tang anh Trần Văn Ơn (trong khi đó, dân số Sài Gòn - Chợ Lớn chưa đến 2 triệu người, tức hơn 1/6 dân số xuống đường) Đại diện giới trí thức đến dự đám tang có luật sư Nguyễn Hữu Thọ, kỹ sư Lưu Văn Lang, giáo sư Võ Thành Cứ, đốc phủ Thái Minh Phát... và một số người Pháp, trong đó có hai phụ nữ Pháp là vợ bác sĩ Phạm Ngọc Thạch và vợ ông Hoàng Quốc Tân (đại diện của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Sài Gòn). Hai người phụ nữ Pháp ấy cũng đeo băng tang đen trên ngực áo ấm bảng ghi dòng chữ của ban trật tự “Thái độ của anh em toàn thể sinh viên và học sinh: kỷ luật, ôn hòa, bình tĩnh, nghiêm trang, im lặng”. Tất cả yêu cầu ấy được mọi tầng lớp trong xã hội tham dự lễ tang ôn hòa thực hiện. Những người lớn tuổi và các em học sinh 10-11 tuổi tự động xếp thành hàng ngay ngắn chật kín dọc hai bên đường dẫn vào Trường Pétrus Ký Đoàn đại diện của công nhân thợ Hãng Autobus tập trung tại khu vực gần nhà xác củaBệnh viện Chợ Rẫy. Theo ước tính của ông Lê Trung Nghĩa - một trong những nhân chứng của đám tang lịch sử 12-1-1950, có hơn 2.000 anh em xích lô đã dành hẳn một ngày không mưu sinh và sẵn sàng chở miễn phí khách từ tỉnh lên dự đám tang. Một số khác tự nguyện nhận trách nhiệm chở vòng hoa, di ảnh và những người già đi dự lễ tang anh Trần Văn Ơn mà kiên quyết không lấy một xu Biểu ngữ của giới tiểu thương “Thành thật chia buồn du học sanh - Anh chị em buôn bán lề đường Bonnad”. Báo Sài Gòn Mới số 324 ngày 14-1-1950 viết: “Rạp hát, các tiệm buôn, tiệm may, tiệm uốn tóc, các học đường công và tư đều đóng cửa. Một số công chức nghỉ việc. Các chợ không có người mua bán...”.

Tại Sài Gòn, ngày 12/01/1950 đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đứng trên các hè phố tiễn đưa anh. Lễ tang anh Trần Văn Ơn cũng đã được cử hành trên khắp các tỉnh thành trong cả nước. Hàng triệu lượt học sinh, sinh viên và đồng bào các giới đã đeo băng tang truy điệu với lòng thương tiếc và xuống đường tuần hành bày tỏ ý chí căm thù. Bài điếu văn trong buổi lễ tang có câu : “ Ai chết vinh buồn chăng ? Ai sống nhục thẹn chăng ?” Những câu hỏi đó cứ vang mãi trong những tháng năm đen tối của đất nước, thúc giục bao thế hệ trẻ noi gương Trần Văn Ơn, quên mình xông lên phía trước. Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tháng 2/1950 tại căn cứ địa Việt Bắc đã lấy ngày 09/01 làm ngày truyền thống hàng năm của học sinh, sinh viên Việt Nam. Truyền thống vẻ vang đó đã được các thế hệ học sinh, sinh viên kế thừa oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trở thành bất diệt.
 

Hình ảnh lễ tang Trần Văn Ơn tại trường Pétrus Ký

Không khí sôi sục của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám, những ngày độc lập ngắn ngủi diễn ra trên thành phố quê hương, rồi giặc Pháp mưu toan trở lại, cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân ta bắt đầu với những chết chóc, tàn phá diễn ra khắp nơi. Đám bạn bè của Ơn, kẻ bị giặc bắt, đứa bỏ thành ra bưng biền đi theo “các anh”, đứa mất tích ở phương trời nào… Tất cả những sự kiện ấy đã gợi lên trong đầu óc non trẻ của cậu học sinh Trần Văn Ơn bao điều suy nghĩ, khi cắp sách trở lại trường trong vùng giặc chiếm đóng. Hơn nữa, Trần Văn Ơn cũng dần dần phát hiện ra rằng, dưới ách thống trị của giặc, thành phố Sài Gòn không phải chỉ có cam chịu mà còn có sự vùng lên bất khuất, được biểu hiện qua các phong trào quần chúng chống lại bạo quyền, bao gồm đông đảo các tầng lớp nhân dân, từ những bác thợ ở xưởng máy đến người tiểu thương ở các chợ, từ những người đạp xích lô đến các ký giả, nhà văn, từ em bé bán báo đến học sinh, sinh viên… Trong cuộc đấu tranh chống bọn xâm lược và tay sai, có không ít tiếng nói của những trí thức tiêu biểu như luật sư Nguyễn Hữu Thọ, kỹ sư Lưu Văn Lang… và cả một số người Pháp tiến bộ.

                Vốn sẵn tư chất thông minh và nhạy cảm, cậu học sinh Trần Văn Ơn không những đứng đầu lớp liên tục trong nhiều niên học, được thầy yêu bạn mến, mà còn là một cột trụ của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký. Trong lúc Ơn chuẩn bị thi tú tài, thì ngày 23-11-1949 ở Sài Gòn nổ ra cuộc bãi khóa của học sinh đòi "Trả tự do cho những học sinh bị bắt”, “Phản đối chính sách khủng bố học sinh trong học đường”. Phong trào như một đám cháy lớn đã nhanh chóng lan ra các tỉnh Mỹ Tho, Cần Thơ và được học sinh, sinh viên Huế, Hà Nội hưởng ứng… Ngày 9-1-1950, ở Sài Gòn nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hàng ngàn học sinh kéo đến dinh của thủ tướng bù nhìn Trần Văn Hữu, đòi phải thả ngay các học sinh, sinh viên bị bắt. Trần Văn Ơn là một thành viên trong Ban lãnh đạo sinh viên, học sinh trong cuộc đấu tranh này. Nhiều phụ huynh học sinh cũng tham gia vào cuộc biểu tình. Trước đòi hỏi chính đáng đó, Trần Văn Hữu không những không đáp ứng, mà còn đe dọa nếu đến 12 giờ trưa không giải tán sẽ bị đàn áp. Quá 12 giờ, theo lệnh Pháp, Trần Văn Hữu cho công an, cảnh sát dùng lựu đạn cay, ma trắc, vòi rồng đàn áp tàn nhẫn cuộc biểu tình. Học sinh, sinh viên chống trả quyết liệt. Thấy không có kết quả, bọn chúng nổ súng vào đoàn biểu tình. Nhiều em học sinh ngã gục trước những làn đạn khủng bố. Trần Văn Ơn bị trúng đạn trong lúc đang cùng một người bạn khiêng nữ sinh Tạ Thị Thâu của Trường Gia Long bị bọn cảnh sát ngụy đánh ngất. Anh hy sinh vào lúc 15 giờ 30 phút chiều ngày 9-1-1950. Xác Trần Văn Ơn được đưa về bệnh viện Chợ Rẫy, được lực lượng học sinh cùng các y bác sĩ, công nhân ở bệnh viện túc trực canh không cho bọn địch phi tang.

                   Cái chết của Trần Văn Ơn đã gây nên một niềm xúc động lớn và một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong học sinh, sinh viên và các tầng lớp đồng bào đô thị. Bàn thờ Trần Văn Ơn được đặt ngay tại Trường Pétrus Ký nghi ngút khói hương với dòng người viếng nối nhau liên tục. Hơn 300 vòng hoa của các đoàn thể công nhân, tri thức, công chức, nghệ sĩ, nhà báo, học sinh choáng ngập cả một quãng lớn sân trường. Trong các vòng hoa phúng điếu, đáng chú ý có vòng hoa của một nhóm người Pháp tiến bộ mang dòng chữ "Soldats démocrates" (Chiến sĩ dân chủ). Ngày 12-1-1950, đám tang Trần Văn Ơn được cử hành trọng thể. Một biển người đông gần nửa triệu đã kết chặt hàng ngũ tiễn đưa người liệt sĩ trẻ tuổi về nơi an nghỉ cuối cùng. Theo báo Thần chung (số ra ngày 14-1-1950) hưởng ứng đám tang Trần Văn Ơn, các hiệu buôn người Việt, người Hoa, người Ấn, các hãng tư khác hôm ấy đều đóng cửa, các loại xe rước người đi đưa đám tang không lấy tiền, hàng mấy trăm phu xích lô tình nguyện chở hơn 300 vòng hoa. Hai đại biểu học sinh ở Trung và Bắc cũng đáp máy bay vào dự tang lễ.

 
 Bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn tại KTX Bách khoa trên đường Hòa Hảo, quận 10.

Đám tang Trần Văn Ơn, trong thực tế đã trở thành cuộc biểu dương lực lượng của đồng bào yêu nước Sài Gòn - Chợ Lớn, có giá trị làm thức tỉnh mạnh mẽ tinh thần dân tộc. Điếu văn của đại biểu học sinh, sinh viên có đoạn: "Chúng ta sẽ không bao giờ quên được ngày 9 tháng 1, ngày mà anh Ơn và các bạn học sinh, sinh viên đã vui lòng đem xương máu, sinh mạng của mình đổi lấy tự do cho các bạn bị giam cầm. Tinh thần bạn Trần Văn Ơn bất diệt!”. Từ đấy, ngày 9-1 được lấy làm Ngày kỷ niệm của học sinh, sinh viên tranh đấu trong toàn quốc hàng năm. Tháng 3-2000, Trần Văn Ơn được Nhà nước ta truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

Trần Văn Ơn sinh năm 1931 tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cha anh tên Trần Văn Nghĩa là công chức bậc thấp, mẹ anh tên là Huỳnh Thị Tữu. Thuở nhỏ, anh học tiểu học ở thị xã Mỹ Tho, sau đó cùng gia đình chuyển đi, trú quán tại số nhà 322/10, đường Verolun, Sài Gòn. Hầu hết anh chị của anh đều tham gia phong trào cách mạng, trong đó có chị là Trần Thị Lễ, liệt sĩ đã mất năm 1948.

Tháng 8 năm 1945, anh thi đậu vào lớp năm thứ nhất, bậc cao đẳng tiểu học tại Trường Pétrus Ký. Năm học 1948-1949, anh học xong năm thứ ba bậc cao tiểu, thi vượt lớp đỗ bằng đệ nhất cấp Pháp (Brevet du 1er cycle). Đến năm học 1949-1950, khi lên lớp năm thứ tư cao tiểu thì Trần Văn Ơn được đặc cách lên lớp Ban tú tài (lớp seconde, tương đương lớp 10 hiện nay) của trường vì đã có bằng đệ nhất cấp. Trần Văn Ơn được coi là một học sinh chăm ngoan, hiếu nghĩa lễ độ với cha mẹ, thầy cô, bên cạnh học tập còn ham hoạt động xã hội.

Từ năm 1947, anh tham gia vào phong trào học sinh yêu nước của trường, tham gia Hội học sinh sinh viên Việt Nam - Nam Bộ. Anh là hội viên mật của Đoàn học sinh kháng chiến nội thành[1], đồng thời nhận nhiệm vụ tuyên truyền, vận động học sinh trong trường tham gia vào các hoạt động chống thực dân Pháp và chính quyền thân Pháp. Anh được coi là một cột trụ của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký. Trước ngày kỉ niệm 9 năm khởi nghĩa Nam Kỳ (23 tháng 11), chính quyền Pháp đã bắt cóc một số học sinh của trường Pétrus Ký, sau sự kiện này đã nổ ra cuộc bãi khóa của học sinh của 10 trường ở Sài Gòn vào ngày 23 tháng 11 năm 1949. Lúc này, Trần Văn Ơn đang chuẩn bị thi tú tài, nhưng vẫn tích cực tham gia cuộc bãi khóa, đứng đầu nhóm học sinh của trường Pétrus Ký đi biểu tình.

Ngày 9 tháng 1 năm 1950, đã nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hơn 6000 học sinh-sinh viên và giáo viên các trường, yêu cầu thả ngay những học sinh, sinh viên bị bắt. 13 giờ ngày hôm đó, chính phủ của thủ hiến Trần Văn Hữu đã huy động một lực lượng lớn cảnh sát để đàn áp phong trào biểu tình. Cuộc đàn áp này đã dẫn tới việc bắt đi 150 người, đánh đập 30 người trọng thương tại chỗ[1]. Theo trang tỉnh Bến Tre, trong lúc khiêng nữ sinh Tạ Thị Thâu của Trường Gia Long bị cảnh sát đánh ngất, Trần Văn Ơn đã bị trúng đạn vào bụng. Theo Lê Trung Nghĩa trên Tuổi Trẻ, Trần Văn Ơn bị bắn trong lúc đang đỡ học sinh trèo lên đống củi chất sát rào để vượt tường Cùng với các nạn nhân khác, anh được đưa vào Bệnh viện Chợ Rẫy cứu chữa, tuy nhiên do vết thương quá nặng nên đã qua đời vào 15 giờ 30 phút chiều ngày hôm đó. Khi đó, Trần Văn Ơn mới chưa đầy 19 tuổi.

Đám tang Trần Văn Ơn

Tin Trần Văn Ơn mất ngay lập tức đã gây náo động trong giới học sinh-sinh viên Sài Gòn. Các học sinh đã được cử tới để bảo vệ xác Trần Văn Ơn tại nhà thương. Tin này cũng mau chóng trở thành tâm điểm và đồng loạt các tờ báo lớn của Sài Gòn đã đưa tin. Cái chết của anh đã gây xúc động lớn, dẫn đến một làn sóng phản đối mạnh mẽ của học sinh và quần chúng Sài Gòn.

Sau khi đấu tranh để được sự đồng ý của nhà cầm quyền, ban đại diện học sinh trường và gia đình đã đem xác anh về quàn 3 ngày tại nhà vĩnh biệt đường Thuận Kiều. Họ đã lập bàn thờ, đặt linh vị và quyết định tổ chức tang lễ cho Trần Văn Ơn ngay trong trường Trương Vĩnh Ký. Toàn thể học sinh Pétrus Ký đã mang băng đen để tang anh. Từ ngày 10 đến 12 tháng 1, hàng trăm đoàn thể đủ mọi các giới: công nhân, tri thức, thương nhân, công chức, nghệ sĩ, nhà báo, học sinh... đã đến viếng, thắp hương và đặt vòng hoa cho anh. Tổng cộng có hơn 300 vòng hoa, đặc biệt trong số đó có có vòng hoa của những người Pháp mang dòng chữ "Soldats démocrates" (Chiến sĩ dân chủ).

Ngày 12 tháng 1, lễ tang Trần Văn Ơn được tổ chức, với Trưởng ban lễ tang là giáo sư Lưu Văn Lang. Hàng chục ngàn người đã đến tập trung tại trường Trương Vĩnh Ký. Hơn 300.000 người dân Sài Gòn đã xuống đường ủng hộ. Theo báo Thần chung (số ngày 14-1-1950), để hưởng ứng đám tang Trần Văn Ơn, các hiệu buôn người Việt, người Hoa, người Ấn, các hãng tư nhân khác đều đóng cửa ngày hôm đó, đồng thời các xe rước người đi đưa đám tang đều không lấy tiền, hàng mấy trăm phu xích lô tình nguyện chở hơn 300 vòng hoa. Hai đại biểu học sinh ở Trung và Bắc cũng đáp máy bay vào dự tang lễ. Sau khi tập hợp đông đủ, đúng 7 giờ 30 phút, đoàn người bắt đầu khởi hành, đi qua các con đường của Sài Gòn, tới nhà vĩnh biệt đường Thuận Kiều đón thi hài anh. Học sinh mang theo những biểu ngữ, di ảnh Trần Văn Ơn. Dẫn đầu đoàn biểu tình là những nhân sĩ trí thưc như Lưu Văn Lang, luật sư Trịnh Đình ThảoNguyễn Hữu Thọ..., cùng một số người Pháp. Ước tính có 25.000 người đã đi trong đoàn, cùng với rất nhiều dân chúng Sài Gòn ở hai bên đường đón tiếp hưởng ứng. Quan tài anh sau khi được đưa ra khỏi nhà vĩnh biệt, đã được đưa về nghĩa trang Chợ Lớn để chôn cất. Tại nghĩa trang Chợ Lớn, nhiều điễu văn được đọc để tưởng niệm Trần Văn Ơn. Trong số đó, Điếu văn của đại biểu các học sinh, sinh viên có đoạn: “Chúng ta sẽ không bao giờ quên được ngày 9 tháng 1, ngày mà anh Ơn và các bạn học sinh, sinh viên đã vui lòng đem xương máu, sinh mạng của mình đổi lấy tự do cho các bạn bị giam cầm. Tinh thần bạn Trần Văn Ơn bất diệt!”. Đám tang Trần Văn Ơn được coi là đã trở thành một "cuộc biểu dương lực lượng của đồng bào yêu nước Sài Gòn - Chợ Lớn", chống lại chính quyền thực dân Pháp.

Tưởng niệm

-Tháng 02/1950, tại ĐH Toàn quốc Liên đoàn Thanh niên Việt Nam lần thứ I ở Việt Bắc, đã quyết định lấy ngày 9 tháng 1 hàng năm làm Ngày truyền thống Học sinh Sinh viên Việt Nam.

-Ngày 11/01/1979, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký QĐ công nhận liệt sĩ cho Trần Văn Ơn;

-Tháng 3 năm 2000, Trần Văn Ơn được truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND;

-Tên anh đã được đặt cho con đường và trường học ở Thành phố Hồ Chí MinhBiên Hòa. Ngoài ra, tên anh còn được đặt cho giải thưởng Trần Văn Ơn, dành cho học sinh khối chuyên nghiệp và dạy nghề do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức.

 

 Những ngọn đuốc rực sáng được thắp lên.

Rước đuốc kỷ niệm Ngày Học sinh - Sinh viên 09/01/2010

Tối qua 8/1, 60 sinh viên cầm cờ và 60 sinh viên cầm đuốc đã tham gia lễ rước đuốc của trường ĐH Bách khoa TPHCM để kỷ niệm 60 năm Ngày Học sinh - Sinh viên (9/1/1950-9/1/2010). Khác với những trường khác, lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên 9/1 ở trường ĐH Bách khoa TPHCM được thắp sáng bởi những ngọn đuốc đỏ rực. Kể từ năm 1996, để kỷ niệm Ngày truyền thống HSSV 9/1, Đoàn trường ĐH Bách khoa TPHCM tổ chức đêm rước đuốc từ nơi đặt bia mộ của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Ơn (29/5/1931 - 9/1/1950) ở KTX Bách khoa nằm trên đường Hòa Hảo (Q.10) về đặt ở sân trường trên đường Lý Thường Kiệt (Q.10). Năm nay để kỷ niệm 60 năm Ngày HSSV, trường ĐH Bách khoa chọn 60 sinh viên cầm cờ và 60 sinh viên cầm đuốc. Đặc biệt, những ngọn đuốc này do tự tay sinh viên chế tạo.

Sẵn sàng cho buổi rước đuốc. Đúng 18 giờ ngày 8/1, những ngọn đuốc được thắp lên sáng rực. Một di ảnh của anh Trần Văn Ơn cũng được rước về trường trên chiếc xe hoa. Những sinh viên chạy bộ cầm đuốc qua một đoạn đường dài 1km. Thầy Võ Tấn Thông, trưởng phòng Công tác chính trị sinh viên trường ĐH Bách khoa, nói vui: “Đây là thời điểm để những sinh viên 3 tốt của trường thể hiện khả năng về sức khỏe của mình”. 20 phút sau, những ngọn đuốc về đến sân trường ĐH Bách khoa và được trao cho cô Phan Thị Tươi, Bí thư Đảng ủy trường.

Trong đêm 8/1, trường ĐH Bách khoa TPHCM cũng tổ chức lễ tuyên dương và trao chứng nhận “sinh viên 3 tốt” năm 2008-2009, trao các suất học bổng Diamond Plaza, học bổng Phikha và học bổng Holcim Việt Nam cho sinh viên trường.

4,8 tỷ đồng dựng khu tưởng niệm Trần Văn Ơn

Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tổng kinh phí xây dựng khu tưởng niệm Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Ơn ước tính khoảng 4,8 tỷ đồng. “Chúng tôi sẽ không thu tiền của sinh viên mà huy động các nguồn lực xã hội của các tổ chức từ thiện, các doanh nghiệp. Sinh viên chỉ góp công,” ông Vinh nói. Cụ thể, do khu tưởng niệm được xây dựng tại Bến Tre nên Hội sinh viên sẽ huy động sinh viên tình nguyện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tập trung về Bến Tre để cùng thi công. Đây là một trong số rất nhiều hoạt động của Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên Việt Nam nhằm hướng tới kỷ niệm 60 năm ngày mất của anh Trần Văn Ơn, cũng là ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam (ngày 9/1/1950-9/1/2010). Nhiều hoạt động đã được triển khai từ tháng 11/2009 như cuộc vận động “Sinh viên xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh,” tổ chức cuộc thi Sinh viên Việt Nam với biển, đảo quê hương, cuộc thi Nét bút tri ân…Trong tuần cao điểm của các hoạt động kỷ niệm (tuần đầu năm 2009), Trung ương Đoàn sẽ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động như Lễ phát động phong trào thi đua Sinh viên 5 tốt, ra mắt website Hội Sinh viên Việt Nam, tổ chức giao lưu trực tuyến với thanh niên, sinh viên ngoài nước, đêm dạ hội…Lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam sẽ được tổ chức trọng thể vào 19 giờ ngày 8/1/2010 tại Bến Tre. Bên cạnh đó, các đơn vị Đoàn, Hội của các tỉnh, thành cũng có rất nhiều hoạt động riêng như Tọa đàm với chủ đề Lý tưởng thanh niên ngày nay của Đoàn thanh niên tỉnh Cần Thơ; Giải bóng chuyền học sinh, sinh viên tỉnh Trà Vinh; Liên hoan tiếng hát sinh viên tỉnh Vĩnh Phúc…

Ngày truyền thống học sinh sinh viên xuất phát từ ngày hy sinh của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trần Văn Ơn. Theo tư liệu lịch sử của tỉnh Bến Tre, Trần Văn Ơn sinh năm 1931, tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Vốn sẵn tư chất thông minh và nhạy cảm, anh không những đứng đầu lớp liên tục trong nhiều niên học, được thầy yêu bạn mến, mà còn là một cột trụ của phong trào học sinh yêu nước của Trường Pétrus Ký. Ngày 09/01/1950, ở Sài Gòn nổ ra một cuộc biểu tình lớn của hàng ngàn học sinh kéo đến dinh của thủ tướng bù nhìn Trần Văn Hữu, đòi phải thả ngay các học sinh, sinh viên bị bắt. Trần Văn Ơn là một thành viên trong Ban lãnh đạo sinh viên, học sinh trong cuộc đấu tranh này. Trần Văn Hữu cho công an, cảnh sát nổ súng vào đoàn biểu tình. Nhiều em học sinh ngã gục. Trần Văn Ơn bị trúng đạn trong lúc đang cùng một người bạn khiêng nữ sinh Tạ Thị Thâu của Trường Gia Long bị bọn cảnh sát ngụy đánh ngất. Anh hy sinh vào lúc 15 giờ 30 phút chiều ngày 9/1/1950. Xác Trần Văn Ơn được đưa về bệnh viện Chợ Rẫy, được lực lượng học sinh cùng các y bác sĩ, công nhân ở bệnh viện túc trực canh không cho bọn địch phi tang. Bàn thờ Trần Văn Ơn được đặt ngay tại Trường Pétrus Ký nghi ngút khói hương với dòng người viếng nối nhau liên tục. Cái chết của Trần Văn Ơn đã gây nên một niềm xúc động lớn và một làn sóng phản đối mạnh mẽ trong học sinh, sinh viên và các tầng lớp đồng bào đô thị. Tháng 3/2000, anh được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân.

Áo trắng học trò

Ngày 9 tháng 1, cả một biển học sinh, những khuôn mặt con trai còn non sữa nhưng đầy quyết tâm, những tà áo dài nữ sinh phấp phới nhiều thầy giáo và cha mẹ học sinh cũng xuống đường tham gia tranh đấu cùng học trò và con cái mình. Không thể khác được vì bao nhiêu con em đã vô cớ bị bắt trong ngày kỷ niệm Nam Kỳ Khởi Nghĩa 23/11/1940. Trường Petrus Ký bị đóng cửa, các học sinh nội trú bị đuổi. Trường Gia Long cũng bị đóng cửa vì học sinh ủng hộ trường Petrus Ký. Trần Văn Ơn lúc này đang là học sinh lớp đệ nhị trường Petrus Ký, bàng hoàng trước cánh cửa rộng khép chặt, cùng bao bạn học sinh ngơ ngác. Có nhiều điều họ chưa hiểu hết nhưng chắc chắn họ đang đàn áp như những kẻ đối đầu quyết liệt nhất. Không kể hết bao học trò của các trường, trong đó có Tấn bạn thân của Ơn, đã bị bắt giữ, bị tra tấn dã man.

Máu học trò đã đổ. Máu đỏ tươi đã thấm vào áo trắng thơ ngây. Không phải bây giờ Ơn mới biết bộ mặt thực dân của bọn xâm lược và bọn bán nước. Ơn đã tiếp xúc với một số người lớn có tâm huyết, đã được bố cho đọc những tờ báo bí mật của lực lượng kháng chiến đã nuôi dưỡng trong tâm hồn mình tinh thần yêu nước, khát khao độc lập, tự do. Năm 1948, Ơn được giới thiệu vào đoàn thể học sinh kháng chiến nội thành. Sống giữa Sài Gòn xa hoa, đầy rẫy chuyện bất công đau xót, đã mấy lần Trần Văn Ơn muốn bỏ học theo các anh lớn ra chiến khu, trực tiếp cầm súng bắn Tây. Nhưng được đoàn thể hướng dẫn phân tích, Ơn lại yên tâm ở lại học tập và hoạt động. Giờ đây, đã đến lúc đối mặt với kẻ thù, đến lúc quyết tâm đòi chúng trả tự do cho bè bạn vô tội. Lòng căm thù trào sôi trong huyết quản người học trò Trần Văn Ơn đã đưa anh băng băng lên hàng đầu. Bên anh là bao nhiêu bạn học quen và lạ, là các thầy giáo kính yêu, là các vị phụ huynh, là hàng nghìn công nhân và anh em xích lô. Đoàn người rùng rùng chuyển động từ đường Lê Lợi, băng qua đường Ca-Lê-Na, rẽ sang đường Pê-Lơ-ranh. Đến đây họ bị cảnh sát chặn lại.Vòi rồng phun nước xối xả. Người này ngả xuống người này ngả xuống người khác tiến lên lấp vào chỗ trống. Học sinh phía sau nhặt gạch đá ném tới tấp vào lũ cảnh sát ba xe vòi rồng và lũ cảnh sát phải tháo chạy. Học sinh như nước vỡ bờ tràn tới trước dinh thủ hiến bù nhìn Trần Văn Hữu.

Họ không hề biết mệnh lệnh từ cao ủy Pháp đã dội xuống. Dùng tất cả các biện pháp đánh lui học sinh ngay lập tức. Trần Văn Ơn không biết sợ là gì, tả xung hữu đột, che chở cho các học sinh bé, các học sinh gái. Tiếng súng nổ râm ran. Đến ba giờ chiều cuộc tàn sát lại quyết liệt hơn. Những họng súng tiểu liên của quân Pháp lòe lửa. Đồng bào quanh đấy kinh hoàng xô ra cứu các cháu. Các anh chị tù nhân chính trị trong khám lớn gần đó kêu gọi nổi dậy đấu tranh hỗ trợ. Những tiếng thét phẫn nộ vang khắp phố, Trần Văn Ơn đang dìu một bạn bị thương thì thấy một nữ sinh bị đánh ngã gục. Tên sen đầm cúi xuống nắm tóc chị, giập đầu chị xuống đất. Trần Văn Ơn trừng mắt, xông lại xô tên ác ôn ra, bế xốc chị lên. Một tên cảnh sát Pháp đứng gần đó lao tới chĩa súng lục vào giữa mặt anh. Một tiếng nổ, Trần Văn Ơn ngã vật xuống. Lúc đó là 15g25 ngày 9-1-1950. Cái chết của Trần Văn Ơn ít người được chứng kiến nhưng trong đám tang đưa anh về nơi an nghỉ trong lòng đất Việt thì cả Sài Gòn đều biết. 500 ngàn người, đội ngũ điệp trùng, siết chặt, lặng lẽ bước sau anh. Anh còn trẻ trung mãi với áo trắng học trò, dẫu đã hơn 40 năm qua, dẫu nhiều thời gian sẽ qua. Vì đó chính là niềm khao khát của tuổi trẻ, lòng yêu ghét của tuổi trẻ, mãnh liệt và hồn nhiên như dồn nén cả cuộc đời mình trong đó.

…Về thăm nhà anh Trần Văn Ơn (Theo http://baiviet.phanvien.com/2010/1/11/ve-tham-nha-anh-on.html)

Từ thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi khởi hành về xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành (Bến Tre) trong hành trình “Từ Pétrus Ký đến Phước Thạnh”, về nơi đã sinh ra người anh hùng trẻ tuổi Trần Văn Ơn để nghe lại câu chuyện của 60 năm trước...

 

 Người thân của anh Trần Văn Ơn kể chuyện về anh cho các bạn SV nghe - Ảnh: Quốc Linh

             Cả trăm sinh viên háo hức, rồi cũng về đến nơi, ngôi nhà có cách bài trí đơn giản, nép mình bên vườn bưởi xanh mát đang vào mùa cho quả hiện ra trước mắt. Trên lối vào, ngôi nhà sàn tưởng niệm có đặt tượng Trần Văn Ơn nằm cạnh bờ ao thanh bình. Bà Tám, tên thật là Đoàn Thị Thanh - chị dâu anh Ơn, đón chúng tôi bằng nụ cười chất phác của người miền Tây bảo: “Lâu lắm rồi mới được đón đoàn khách đông như vậy về thăm”. “Ơn hiền lắm, vì là em kế út trong nhà nên khi nói chuyện với ai cũng xưng là “em Ơn” và hầu như chưa bao giờ mích lòng ai” - bà Trần Thị Trí, người chị ruột thứ bảy của anh Trần Văn Ơn, nhớ lại. Ký ức của người chị đã 84 tuổi ấy vẫn còn rất rõ những câu chuyện về anh Trần Văn Ơn. Để thuận tiện cho việc học hành, gia đình đã gửi anh qua Mỹ Tho. Anh giấu nhà bán báo sau giờ học để kiếm thêm tiền trang trải, nhưng thật ra đó chỉ là công việc ngụy trang dẫn anh vào con đường làm cách mạng. Trở thành học sinh Trường Pétrus Ký trên Sài Gòn, anh biến căn gác xép ngôi nhà của gia đình thành nơi cất giấu tài liệu khi tham gia phong trào đấu tranh xuống đường của HSSV Sài Gòn - Gia Định. Mãi đến khi anh hi sinh, người của cách mạng đến thu gom tài liệu thì gia đình mới vỡ lẽ bấy lâu anh hoạt động cách mạng mà không ai hay biết. Đó cũng là lý do vì sao anh cứ hẹn lần hẹn lữa việc đi Pháp du học mà cha anh đã sắp xếp trước đó. Bà Bảy Trí cũng chưa quên câu chuyện ngã giá của chính quyền Sài Gòn khi anh Ơn bị bắn chết trong cuộc biểu tình trước nha thủ hiến (nay là Bảo tàng thành phố Hồ Chí Minh ngày 9-1-1950. Chính quyền thương lượng sẽ đền bù cho gia đình một số tiền với điều kiện phải để họ làm đám tang anh Ơn nhưng cha anh nhất quyết từ chối. Để rồi đám tang của anh biến thành cơ hội thể hiện lòng yêu nước, ý chí đấu tranh sôi sục, được đánh giá là “ngòi pháo” khởi đầu cho nhiều hoạt động đấu tranh của nhiều tỉnh khác sau đó.




Ngọn lửa tiếp tục. Chuyến đi hôm ấy ngoài các bạn sinh viên thành phố còn có ba người là nhân chứng của sự kiện 9-1-1950. Ông Lê Trung Nghĩa kể: “Tôi ở vị trí khá gần khi anh Ơn bị bắn. Trước khi tham gia biểu tình chúng tôi có gặp nhau vì là bạn học cùng trường. Sau khi anh Ơn mất, chúng tôi đã bàn ngay việc phải biến sự kiện đau thương này thành cuộc đấu tranh của học sinh sinh viên sinh Sài Gòn - Gia Định”. Và một đám tang đông hừng hực khí thế đấu tranh như thế nổ ra, khởi động làn sóng đấu tranh sôi sục của cả miền Nam lúc ấy. Trần Đức Tài (ĐH Công nghệ Sài Gòn) bày tỏ: “Chuyến đi cho tôi thêm nhiều điều bổ ích, giúp tôi biết rõ hơn vì sao lại có Ngày truyền thống HSSV 9-1. Tôi nhận ra rằng tiếp nối truyền thống hào hùng của cha anh đi trước không gì khác hơn phải học thật tốt, biết đặt cho mình những mục tiêu phấn đấu và phải biết nghĩ đến cộng đồng chứ không chỉ lo cho riêng mình”. Chuyến đi do Trung tâm Hỗ trợ SV (Hội SV TP.HCM) tổ chức, đưa các bạn SV TP về thăm lại ngôi nhà - nơi anh Ơn chào đời và nghe người thân kể chuyện về anh. Dịp này, đoàn cũng trao tặng 10 suất học bổng (500.000 đồng/suất) và 2.500 tập trắng cho các bạn học sinh khó khăn Trường tiểu học Trần Văn Ơn tại xã Phước Thạnh - quê hương anh Trần Văn Ơn.

Tài liệu tham khảo

1.Nguyễn Minh Đức, "Trần Văn Ơn: Ngôi sao tháng giêng muôn thuở ", Báo Bình Dương. Truy cập 2008-10-17.

2.Một số nguồn khác như ở đây lại nói rằng Trần Văn Ơn sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo.

3."Anh hùng liệt sĩ Trần Văn Ơn", trang tỉnh Bến Tre. Truy cập 2008-10-17.

4."Trần Văn Ơn (1931 - 1950)", trang tỉnh Bến Tre. Truy cập 2008-10-17.

5.Nguyễn Quốc Dũng, "Kỷ niệm 57 năm ngày truyền thống HS-SV VN (9/1/1950 - 9/1/2007)", Báo Thanh Niên. Truy cập 2008-10-17.

6.Dạ Sinh, "Hình tượng Trần Văn Ơn", Báo Sài Gòn Giải Phóng. Truy cập 2008-10-17.

7.Lê Trung Nghĩa, "Ngòi pháo 9-1 - Kỳ 2: Trần Văn Ơn sống mãi", Báo Tuổi Trẻ. Truy cập 2008-10-17.

8."Đám tang Trần Văn Ơn", trang thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập 2008-10-17.

9.T.Hằng, "Hằng năm, trao giải thưởng Trần Văn Ơn cho học sinh chuyên nghiệp và dạy nghề", Báo Thanh Niên. Truy cập 2008-10-17.

Ngày 25/03/2010
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang