Nguyễn Thị Ngọc Hải
LTS: Đúng vào dịp ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2) năm nay, NXB Y Học cho ra mắt cuốn sách dày hơn 600 trang Trần Hữu Nghiệp – Thầy thuốc – Nhà giáo – Nhà báo được thực hiện để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (15.3.1911). Tầm cỡ và dung lượng cuốn sách cho thấy đây là công trình công phu của một hội đồng biên soạn gồm nhiều trí thức ngành y nổi tiếng do VS.TS Dương Quang Trung làm trưởng ban, có sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà báo tên tuổi. Đặc biệt nhất trong cuốn sách này là phần lớn tác phẩm báo chí, hồi ký của BS Trần Hữu Nghiệp được chọn lọc và trích dẫn khá công phu, thể hiện rõ một quan niệm, một cách sống cương trực và nhân hậu. Cuốn sách xuất hiện đã đáp ứng mong đợi tự nhiên của bạn đọc muốn được biết nhiều hơn nữa, đầy đủ hơn nữa về một trí thức Việt Nam ưu tú.
Ông sinh năm 1911 tại Xã Tân Thuỷ, huyện Ba Tri – Bến Tre, có bút danh Hằng Ngôn. Trong lý lịch của ông, rất khó phân định rạch ròi phần đời nào làm thầy thuốc, nhà giáo, nhà văn, và đâu là cuộc đời chiến sĩ vào sinh ra tử. Tất cả hoà quyện thành cuộc sống tự nhiên thật cuốn hút.
LTS: Đúng vào dịp ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2) năm nay, NXB Y Học cho ra mắt cuốn sách dày hơn 600 trang Trần Hữu Nghiệp – Thầy thuốc – Nhà giáo – Nhà báo được thực hiện để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông (15.3.1911). Tầm cỡ và dung lượng cuốn sách cho thấy đây là công trình công phu của một hội đồng biên soạn gồm nhiều trí thức ngành y nổi tiếng do VS.TS Dương Quang Trung làm trưởng ban, có sự tham gia của nhiều nhà văn, nhà báo tên tuổi. Đặc biệt nhất trong cuốn sách này là phần lớn tác phẩm báo chí, hồi ký của BS Trần Hữu Nghiệp được chọn lọc và trích dẫn khá công phu, thể hiện rõ một quan niệm, một cách sống cương trực và nhân hậu. Cuốn sách xuất hiện đã đáp ứng mong đợi tự nhiên của bạn đọc muốn được biết nhiều hơn nữa, đầy đủ hơn nữa về một trí thức Việt Nam ưu tú.
Ông sinh năm 1911 tại Xã Tân Thuỷ, huyện Ba Tri – Bến Tre, có bút danh Hằng Ngôn. Trong lý lịch của ông, rất khó phân định rạch ròi phần đời nào làm thầy thuốc, nhà giáo, nhà văn, và đâu là cuộc đời chiến sĩ vào sinh ra tử. Tất cả hoà quyện thành cuộc sống tự nhiên thật cuốn hút.
Là một trí thức, tốt nghiệp đại học Y khoa Hà Nội năm 1937, sau khi tu nghiệp tại Pháp trở về ông mở bệnh viện tư tại Mỹ Tho để cứu giúp người bệnh. Lòng yêu nước, sự trung thành với dân tộc đã khiến ông rời bỏ cuộc sống giàu có để tham gia giành chính quyền năm 1945, trở thành uỷ viên tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh thị xã Mỹ Tho. Rồi ông bí mật rời bỏ gia đình tham gia kháng chiến, cứu chữa cho các chiến sĩ Vệ quốc đoàn. Năm 1946, ông trong đoàn bốn người của tỉnh Bến Tre đi chuyến vượt biển đầu tiên ra Bắc báo cáo tình hình với Chủ tịch Hồ Chí Minh và xin Trung ương chi viện vũ khí cho Nam bộ kháng chiến. Ông được phân công ở lại Hà Nội nhận nhiệm vụ ở cục Quân y. Chủ tịch Hồ Chí Minh cử ông cùng các ông Nguyễn Xiển, Hoàng Minh Giám thành lập đảng Xã hội. Năm 1947, ông tham gia đoàn công tác của Chính phủ mở đường bộ vào Nam. Ông cùng bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng thành lập sở Y tế quân dân y Nam bộ. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc để rồi sau đó mười năm, khi đã ở tuổi 55, ông lại về Nam chiến đấu. Vậy là ông đã “đi vào đi ra” suốt chiều dài đất nước tới bốn lần, bằng cả đường biển cho đến vượt Trường Sơn.
Từng là trưởng ban huấn luyện bộ Y tế, hiệu trưởng trường Cán bộ y tế Trung ương, hiệu trưởng trường Cán bộ y tế trung cao cấp miền Nam, cố vấn cho bộ Y tế, ông góp sức đào tạo gần như toàn bộ lớp trí thức tài năng của ngành y, đồng thời trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân, thương binh từ các bệnh viện cho đến chiến trường. Có thời kỳ ông là thầy thuốc riêng cho Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong nhiều chuyến công tác nước ngoài. Thời kỳ chiến tranh, ông cùng tập thể thầy giáo ngành y chăm sóc sức khoẻ cho nhiều lãnh đạo Trung ương cục miền Nam như Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh…
Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp – nhà văn Hằng Ngôn có một tài sản văn chương mà nhiều nhà văn chuyên nghiệp phải ngưỡng mộ. Ông không viết văn như một thú vui, ông viết như một cách sống. Đến hôm nay, gia đình cũng không có đủ hoàn toàn các tác phẩm của ông. Với nhiều cuốn sách chuyên môn hướng dẫn rất thực tế cho người sử dụng, ta có thể kết luận chưa có ông thầy thuốc hiện đại nào nói chuyện với bệnh nhân nhiều như bác sĩ Trần Hữu Nghiệp. Ông có những cuốn như Nói chuyện với người hút thuốc lá, Nói chuyện với người uống rượu, Nuôi con, Chữa bệnh cho con khi xa thầy thuốc… chỉ vẽ trong cảm thông, như lúc nào cũng ở bên cạnh người bệnh. Ngoài sách chuyên môn, vị bác sĩ này còn để lại những tác phẩm lớn mà phải một bộ tổng tập mới chứa nổi.
Lễ cưới BS Nghiệp tại Bến Tre năm 1938.
Tác phẩm Thời gian trong mắt tôi của Trần Hữu Nghiệp giàu giá trị văn chương, phản ánh sinh động cuộc sống ở miền Nam, vùng quê với ngày đầu kháng chiến, nhớ những người hy sinh vì đại nghĩa. Ngòi bút của nhà văn Trần Hữu Nghiệp đã lưu giữ cho chúng ta chân dung của bao con người hy sinh, sống cống hiến không suy tính cho đất nước, cho lẽ phải. Ông miêu tả những binh chủng đặc biệt của đội quân tóc dài, một đoạn đường đẫm máu và nước mắt, chuyện tình yêu, mẹ và con, những con người như Phạm Ngọc Thạch mà chính ông tham gia khiêng linh cữu trong đêm mai táng trên vùng tả ngạn Vàm Cỏ Đông, năm 1968. Ông có nhiều trang viết rất rung động về bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, luật sư Trịnh Đình Thảo, cho đến các nhân vật nữ trong ngành y thời kháng chiến của Nam bộ. Ông còn viết rất nhiều bài trên các báo, tạp chí như Tổ quốc, Thống nhất, Vui sống thời 1946 cho tới trước chiến dịch Điện Biên Phủ.
Học trò của thầy Nghiệp rất nhiều, có người sau này làm bộ trưởng Y tế, và nhiều thầy thuốc thành danh. Họ không quên những ngày học trong rừng kháng chiến với các bài học làm người thiết thực mà thầy đã dạy họ từ việc đừng đi chân đất, nên đi guốc mộc nhưng đừng kéo lê, tôn trọng người khác, cho đến việc đi vệ sinh trong rừng…
Như nhiều gia đình Việt thời ấy, gia đình ông cũng chịu cảnh xa cách Bắc – Nam giữa vợ chồng con cái, thậm chí con trai ông, giáo sư Trần Hữu Dũng (hiện dạy đại học Mỹ) cũng chỉ được gặp lại cha khi anh đã gần 50 tuổi. Người chủ của trang báo điện tử nổi tiếng Viet-studies luôn tiếc vì anh chẳng bao giờ biết hết về cuộc đời sôi động của cha mình. Những người con của ông đều thành đạt, là các trí thức nổi tiếng, họ đều hiểu giá trị của cha là “sự hoà hợp giữa tính bộc trực thẳng thắn của người Nam bộ và sự tế nhị của một người trí thức sống nhiều, biết nhiều, thấu hiểu và quan tâm đến người khác”.
Trong tác phẩm Nhớ lại và suy nghĩ, Trần Hữu Nghiệp viết: “Đứng nhìn lại vết chân mình trên cánh đồng lương tâm trong hành trình 40 năm và thu hoạch cuối mùa đời, tôi rất bằng lòng đã đổ mồ hôi. Và nếu phải bắt đầu đi lại cuộc đời, con đường đã theo là duy nhất đúng. Tôi cứ làm như vậy. Không nghi ngờ”. Chỉ có sống một cuộc đời tận hiến cho đất nước mới nói được như thế.
Nói về BS. Trần Hữu Nghiệp, mà chúng ta thân thương gọi là anh Chín Nghiệp, tôi ví anh Chín như một cây đại cổ thụ của rừng y Việt Nam và đặc biệt anh là người thầy, hay đúng nghĩa hơn là thầy của những người thầy.
Anh Chín Nghiệp đã dành cả cuộc đời mình chăm lo đào tạo thế hệ trẻ cho ngành y. Sau khi thành tài, anh đã có phòng mạch và bệnh viện tư ở Sài Gòn và gia đình đầm ấm.
Nhưng, theo tiếng gọi của non sông, anh đã rũ áo ra đi, cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Và trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau khi hoà bình lập lại, anh đã đem hết tâm huyết và trí tuệ để đào tạo những cán bộ y tế trẻ, kể cả những lúc khó khăn nhất trong thời kỳ kháng chiến.
Chúng ta xem anh như là một kẻ sĩ Gia Định, bỏ hết sự nghiệp riêng tư để dấn thân vì đại nghĩa. Anh là một thầy thuốc được các đồng nghiệp quý mến và một nhà giáo được nhiều thế hệ học trò kính trọng.
VS.TS. Dương Quang Trung (trích từ sách)
ThS.BS Hồ Mạnh Tường, giám đốc trung tâm Nghiên cứu di truyền và sức khoẻ sinh sản, khoa Y – đại học Quốc gia TP.HCM:
Kế thừa sự đam mê và lòng yêu nghề
“Tôi chỉ có vài dịp được gặp bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, không đủ để chuyện trò, học hỏi. Thầy Nghiệp, cũng như thế hệ bậc cha ông trong nghề đã để lại cho đời sau những phẩm chất cao quý. Ở giai đoạn nào cũng có những con người xuất sắc. Và mỗi thế hệ sống, làm việc trong môi trường, điều kiện xã hội khác nhau, nhưng có một điểm chung: yêu nghề và sống hết mình với nghề. Chúng tôi kế thừa và học hỏi đức tính đó từ người đi trước. Theo tôi, tiến độ phát triển ngành y của nước mình chưa ổn định, không đồng đều. Về mặt đạo đức, đây là vấn đề chung của toàn xã hội, trên mọi lĩnh vực chứ không riêng gì ngành y. Chúng ta đang ở trong một tình trạng sa sút đạo đức. Vì vậy, cần có những chiến lược, định hướng rõ ràng, khi đã thực hiện tốt điều này, rất nhiều cơ hội phát triển đến với chúng ta”.
Ths.BS Lê Thái Vân Thanh, giảng viên đại học Y dược TP.HCM:
Thầy Nghiệp – một con người bình dị và gần gũi
“Rất tiếc thế hệ của tôi chỉ biết về thầy Nghiệp qua tư liệu là chính. Tôi may mắn được gặp thầy một lần. Năm 2005, trường đại học Y dược TP.HCM kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, thầy Nghiệp đến tham dự với hai tay ôm rất nhiều hoa, trên ngực đầy huân chương, và gương mặt đầy phúc hậu. Qua những cử chỉ đó, tôi đã nhìn thấy được phần nào cốt cách của một bác sĩ vì bệnh nhân. Có lẽ, phẩm chất đó chính là định hướng cho thế hệ chúng tôi luôn dặn mình phấn đấu tốt hơn cái tâm, cái nghề của một người thầy thuốc”.
Lê Thị Ngọc Sương, sinh viên năm 4, đại học Y dược TP.HCM:
Học qua cái tâm người thầy
“Dù không may mắn được gặp thầy, được trực tiếp nghe thầy giảng, nhưng những gì tôi học được từ thầy là một cuộc đời tận tuỵ với người bệnh và tâm huyết làm sao tạo được một nền y tế Việt Nam trong những năm tháng khó khăn nhất.
Khi đã là một sinh viên y khoa, được quan sát hàng ngày công việc của các thầy cô và anh chị đi trước, tôi ý thức được rằng, nghề y tôi đã chọn không phải là một nghề dễ làm. Khó không chỉ vì khối lượng kiến thức quá lớn, mà khó là khi số lượng bệnh nhân quá đông, áp lực quá lớn, muốn làm tốt hơn nữa nhưng đôi khi việc chăm sóc bệnh nhân chỉ dừng lại ở việc điều trị căn bệnh. Là những bác sĩ tương lai, chúng tôi thật sự rất muốn thay đổi điều đó, thật sự muốn mỗi bệnh nhân của mình đều nhận được sự chăm sóc tốt nhất”.
Nguyên Cao (ghi)
Thú thật, sống xa Việt Nam đã gần nửa thế kỷ, nhiều lúc tôi không khỏi cảm thấy lực hút của xã hội Tây phương, quen thuộc với nếp sống Tây phương hơn là Việt Nam, nhưng nhớ đến ba tôi, tôi không thể nào nghĩ là mình có thể là người một nước khác. Ông đã hy sinh trọn đời cho độc lập và thống nhất của Việt Nam, sao tôi có thể khước từ di sản vô giá ấy? Ông không chỉ là ba tôi nhưng còn là cầu nối giữa tôi và quê hương, tổ quốc. Khi làm việc gì, tôi thường tự hỏi: Con của bác sĩ Trần Hữu Nghiệp có làm như vậy không? (...)
Ba tôi đã qua đời gần năm năm rồi, tôi rất tiếc là vài năm cuối đời, khi sức khoẻ ông kém đi, tôi không còn được hỏi ông về những chuyện trong đời ông. Bạn bè còn sống của ông cũng ngày càng thưa đi.
Nhưng biết ông và bạn bè ông, tôi phát giác một điều là, dù trong những lúc cực kỳ gian khổ, hiểm nguy, của chiến tranh (và trong những nhớ nhung tha thiết gia đình), họ sống rất vui trong lý tưởng giải phóng dân tộc và nhiệt tình yêu nước, thương dân. Quả thực như vậy, trong khi những người “trí thức” như bọn tôi sống ở xã hội Tây phương, có lúc khắc khoải về những vấn đề triết lý cao siêu thì thế hệ ông lại có những niềm vui thực tế với đồng chí, đồng bào. Tôi có phần ganh tỵ với ba tôi và bạn bè của ông ở điểm ấy.
Từ nhỏ, tôi đã rất thích sử (ông ngoại tôi hay nói là lớn lên tôi sẽ thành một sử gia) và tôi nghĩ rằng lòng yêu nước bắt nguồn từ đó. Tất nhiên, ai cũng muốn cho nước mình được giàu mạnh, ấm no, cho hiện tại và cả tương lai... nhưng ước muốn đó càng thiêng liêng khi đặt nó vào trong dòng lịch sử, như một móc xích giữa những thế hệ đi trước và thế hệ đến sau. Mỗi thế hệ, tôi nghĩ, không phải chỉ sống cho mình nhưng còn phải lo cho con cháu mình, và tiếp nối di sản, cả vật chất lẫn tinh thần, của tiền nhân.
Mặc dù hầu hết mọi chúng tôi đều có rất nhiều năm sống xa cả ba lẫn má, nhiều khi tản mác khắp bốn phương trời... nhưng rồi, may thay, chúng tôi đều nên người, gia đình êm ấm, thậm chí thành danh. Ba tôi rất hãnh diện về điều đó mặc dù, phải nhìn nhận, một phần cũng là nhờ “hồng phúc ông bà” như người mình hay nói! Riêng tôi, tôi ước mong các con của tôi sau này sẽ nhìn tôi như tôi nhìn ba tôi. Đó sẽ là hạnh phúc lớn nhất cho tôi. Còn điều làm tôi hãnh diện nhất thì tôi đã có rồi, đó là: tôi là con của ba tôi.
(*) Trích từ Trần Hữu Nghiệp – Thầy thuốc – Nhà giáo – Nhà báo
Từng là trưởng ban huấn luyện bộ Y tế, hiệu trưởng trường Cán bộ y tế Trung ương, hiệu trưởng trường Cán bộ y tế trung cao cấp miền Nam, cố vấn cho bộ Y tế, ông góp sức đào tạo gần như toàn bộ lớp trí thức tài năng của ngành y, đồng thời trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân, thương binh từ các bệnh viện cho đến chiến trường. Có thời kỳ ông là thầy thuốc riêng cho Chủ tịch Tôn Đức Thắng trong nhiều chuyến công tác nước ngoài. Thời kỳ chiến tranh, ông cùng tập thể thầy giáo ngành y chăm sóc sức khoẻ cho nhiều lãnh đạo Trung ương cục miền Nam như Phạm Hùng, Nguyễn Văn Linh…
Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp – nhà văn Hằng Ngôn có một tài sản văn chương mà nhiều nhà văn chuyên nghiệp phải ngưỡng mộ. Ông không viết văn như một thú vui, ông viết như một cách sống. Đến hôm nay, gia đình cũng không có đủ hoàn toàn các tác phẩm của ông. Với nhiều cuốn sách chuyên môn hướng dẫn rất thực tế cho người sử dụng, ta có thể kết luận chưa có ông thầy thuốc hiện đại nào nói chuyện với bệnh nhân nhiều như bác sĩ Trần Hữu Nghiệp. Ông có những cuốn như Nói chuyện với người hút thuốc lá, Nói chuyện với người uống rượu, Nuôi con, Chữa bệnh cho con khi xa thầy thuốc… chỉ vẽ trong cảm thông, như lúc nào cũng ở bên cạnh người bệnh. Ngoài sách chuyên môn, vị bác sĩ này còn để lại những tác phẩm lớn mà phải một bộ tổng tập mới chứa nổi.
Lễ cưới BS Nghiệp tại Bến Tre năm 1938.
Tác phẩm Thời gian trong mắt tôi của Trần Hữu Nghiệp giàu giá trị văn chương, phản ánh sinh động cuộc sống ở miền Nam, vùng quê với ngày đầu kháng chiến, nhớ những người hy sinh vì đại nghĩa. Ngòi bút của nhà văn Trần Hữu Nghiệp đã lưu giữ cho chúng ta chân dung của bao con người hy sinh, sống cống hiến không suy tính cho đất nước, cho lẽ phải. Ông miêu tả những binh chủng đặc biệt của đội quân tóc dài, một đoạn đường đẫm máu và nước mắt, chuyện tình yêu, mẹ và con, những con người như Phạm Ngọc Thạch mà chính ông tham gia khiêng linh cữu trong đêm mai táng trên vùng tả ngạn Vàm Cỏ Đông, năm 1968. Ông có nhiều trang viết rất rung động về bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, luật sư Trịnh Đình Thảo, cho đến các nhân vật nữ trong ngành y thời kháng chiến của Nam bộ. Ông còn viết rất nhiều bài trên các báo, tạp chí như Tổ quốc, Thống nhất, Vui sống thời 1946 cho tới trước chiến dịch Điện Biên Phủ.
Học trò của thầy Nghiệp rất nhiều, có người sau này làm bộ trưởng Y tế, và nhiều thầy thuốc thành danh. Họ không quên những ngày học trong rừng kháng chiến với các bài học làm người thiết thực mà thầy đã dạy họ từ việc đừng đi chân đất, nên đi guốc mộc nhưng đừng kéo lê, tôn trọng người khác, cho đến việc đi vệ sinh trong rừng…
Như nhiều gia đình Việt thời ấy, gia đình ông cũng chịu cảnh xa cách Bắc – Nam giữa vợ chồng con cái, thậm chí con trai ông, giáo sư Trần Hữu Dũng (hiện dạy đại học Mỹ) cũng chỉ được gặp lại cha khi anh đã gần 50 tuổi. Người chủ của trang báo điện tử nổi tiếng Viet-studies luôn tiếc vì anh chẳng bao giờ biết hết về cuộc đời sôi động của cha mình. Những người con của ông đều thành đạt, là các trí thức nổi tiếng, họ đều hiểu giá trị của cha là “sự hoà hợp giữa tính bộc trực thẳng thắn của người Nam bộ và sự tế nhị của một người trí thức sống nhiều, biết nhiều, thấu hiểu và quan tâm đến người khác”.
Trong tác phẩm Nhớ lại và suy nghĩ, Trần Hữu Nghiệp viết: “Đứng nhìn lại vết chân mình trên cánh đồng lương tâm trong hành trình 40 năm và thu hoạch cuối mùa đời, tôi rất bằng lòng đã đổ mồ hôi. Và nếu phải bắt đầu đi lại cuộc đời, con đường đã theo là duy nhất đúng. Tôi cứ làm như vậy. Không nghi ngờ”. Chỉ có sống một cuộc đời tận hiến cho đất nước mới nói được như thế.
Nói về BS. Trần Hữu Nghiệp, mà chúng ta thân thương gọi là anh Chín Nghiệp, tôi ví anh Chín như một cây đại cổ thụ của rừng y Việt Nam và đặc biệt anh là người thầy, hay đúng nghĩa hơn là thầy của những người thầy.
Anh Chín Nghiệp đã dành cả cuộc đời mình chăm lo đào tạo thế hệ trẻ cho ngành y. Sau khi thành tài, anh đã có phòng mạch và bệnh viện tư ở Sài Gòn và gia đình đầm ấm.
Nhưng, theo tiếng gọi của non sông, anh đã rũ áo ra đi, cống hiến cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Và trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau khi hoà bình lập lại, anh đã đem hết tâm huyết và trí tuệ để đào tạo những cán bộ y tế trẻ, kể cả những lúc khó khăn nhất trong thời kỳ kháng chiến.
Chúng ta xem anh như là một kẻ sĩ Gia Định, bỏ hết sự nghiệp riêng tư để dấn thân vì đại nghĩa. Anh là một thầy thuốc được các đồng nghiệp quý mến và một nhà giáo được nhiều thế hệ học trò kính trọng.
VS.TS. Dương Quang Trung (trích từ sách)
ThS.BS Hồ Mạnh Tường, giám đốc trung tâm Nghiên cứu di truyền và sức khoẻ sinh sản, khoa Y – đại học Quốc gia TP.HCM:
Kế thừa sự đam mê và lòng yêu nghề
“Tôi chỉ có vài dịp được gặp bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, không đủ để chuyện trò, học hỏi. Thầy Nghiệp, cũng như thế hệ bậc cha ông trong nghề đã để lại cho đời sau những phẩm chất cao quý. Ở giai đoạn nào cũng có những con người xuất sắc. Và mỗi thế hệ sống, làm việc trong môi trường, điều kiện xã hội khác nhau, nhưng có một điểm chung: yêu nghề và sống hết mình với nghề. Chúng tôi kế thừa và học hỏi đức tính đó từ người đi trước. Theo tôi, tiến độ phát triển ngành y của nước mình chưa ổn định, không đồng đều. Về mặt đạo đức, đây là vấn đề chung của toàn xã hội, trên mọi lĩnh vực chứ không riêng gì ngành y. Chúng ta đang ở trong một tình trạng sa sút đạo đức. Vì vậy, cần có những chiến lược, định hướng rõ ràng, khi đã thực hiện tốt điều này, rất nhiều cơ hội phát triển đến với chúng ta”.
Ths.BS Lê Thái Vân Thanh, giảng viên đại học Y dược TP.HCM:
Thầy Nghiệp – một con người bình dị và gần gũi
“Rất tiếc thế hệ của tôi chỉ biết về thầy Nghiệp qua tư liệu là chính. Tôi may mắn được gặp thầy một lần. Năm 2005, trường đại học Y dược TP.HCM kỷ niệm 30 năm ngày thành lập, thầy Nghiệp đến tham dự với hai tay ôm rất nhiều hoa, trên ngực đầy huân chương, và gương mặt đầy phúc hậu. Qua những cử chỉ đó, tôi đã nhìn thấy được phần nào cốt cách của một bác sĩ vì bệnh nhân. Có lẽ, phẩm chất đó chính là định hướng cho thế hệ chúng tôi luôn dặn mình phấn đấu tốt hơn cái tâm, cái nghề của một người thầy thuốc”.
Lê Thị Ngọc Sương, sinh viên năm 4, đại học Y dược TP.HCM:
Học qua cái tâm người thầy
“Dù không may mắn được gặp thầy, được trực tiếp nghe thầy giảng, nhưng những gì tôi học được từ thầy là một cuộc đời tận tuỵ với người bệnh và tâm huyết làm sao tạo được một nền y tế Việt Nam trong những năm tháng khó khăn nhất.
Khi đã là một sinh viên y khoa, được quan sát hàng ngày công việc của các thầy cô và anh chị đi trước, tôi ý thức được rằng, nghề y tôi đã chọn không phải là một nghề dễ làm. Khó không chỉ vì khối lượng kiến thức quá lớn, mà khó là khi số lượng bệnh nhân quá đông, áp lực quá lớn, muốn làm tốt hơn nữa nhưng đôi khi việc chăm sóc bệnh nhân chỉ dừng lại ở việc điều trị căn bệnh. Là những bác sĩ tương lai, chúng tôi thật sự rất muốn thay đổi điều đó, thật sự muốn mỗi bệnh nhân của mình đều nhận được sự chăm sóc tốt nhất”.
Nguyên Cao (ghi)
Trần Hữu Dũng, Dayton (Mỹ), tháng 7.2011
SGTT.VN - Dù vẫn còn biết quá ít về ông, qua những bài viết, những giai thoại về ông, tôi biết ba tôi là một trí thức thực sự, ông luôn luôn tự trau dồi kiến thức, tự tra vấn, tự thách thức.
Trí thức của ông là một trí thức thực dụng, trí thức để phục vụ xã hội, không phải thứ trí thức tháp ngà, trừu tượng. Qua các bài báo của ông trong suốt thời kháng chiến, thấy ông không bao giờ hứng khởi hơn khi đưa thông tin (bao giờ cũng với giọng văn dí dỏm, thân tình) về một khám phá nào đó, không phải chỉ của ông, nhưng của đồng nghiệp của ông, học trò ông, nhất là khi những khám phá đó giúp làm dịu nỗi đau của đồng bào, chiến sĩ. Đặc biệt, ông sung sướng nhất là khi những khám phá về y học áp dụng những nguyên liệu, cây cỏ ở nông thôn vào y khoa. Tấm lòng ấy, tôi nghĩ, là tượng hình một thứ khoa học nhân bản nhất, quê hương nhất. Ba tôi là như vậy. BS Nghiệp và tác giả trước ngôi nhà cũ ở Mỹ Tho (1994).
Ba tôi là một trí thức yêu nước trong nghĩa sâu xa mà cũng thực tiễn nhất của danh hiệu ấy. Ông cho tôi một khuôn mẫu sống ở đời. Tuy tôi không sống nhiều ngày với ông nhưng có thể chính vì thế mà cái vóc dáng cao to của ông, về thể chất lẫn sự nghiệp, là một sự che chở, một sự giải phóng cho tôi. Biết tôi trong thời kỳ du học ở Mỹ đã tham gia phong trào phản chiến, và đã có về làm việc với Chính phủ nước ta sau ngày hoà bình, ông hãnh diện, đi đâu cũng khoe với bạn bè. Tôi rất vui vì đã cho ông niềm hãnh diện ấy (...)Thú thật, sống xa Việt Nam đã gần nửa thế kỷ, nhiều lúc tôi không khỏi cảm thấy lực hút của xã hội Tây phương, quen thuộc với nếp sống Tây phương hơn là Việt Nam, nhưng nhớ đến ba tôi, tôi không thể nào nghĩ là mình có thể là người một nước khác. Ông đã hy sinh trọn đời cho độc lập và thống nhất của Việt Nam, sao tôi có thể khước từ di sản vô giá ấy? Ông không chỉ là ba tôi nhưng còn là cầu nối giữa tôi và quê hương, tổ quốc. Khi làm việc gì, tôi thường tự hỏi: Con của bác sĩ Trần Hữu Nghiệp có làm như vậy không? (...)
Ba tôi đã qua đời gần năm năm rồi, tôi rất tiếc là vài năm cuối đời, khi sức khoẻ ông kém đi, tôi không còn được hỏi ông về những chuyện trong đời ông. Bạn bè còn sống của ông cũng ngày càng thưa đi.
Nhưng biết ông và bạn bè ông, tôi phát giác một điều là, dù trong những lúc cực kỳ gian khổ, hiểm nguy, của chiến tranh (và trong những nhớ nhung tha thiết gia đình), họ sống rất vui trong lý tưởng giải phóng dân tộc và nhiệt tình yêu nước, thương dân. Quả thực như vậy, trong khi những người “trí thức” như bọn tôi sống ở xã hội Tây phương, có lúc khắc khoải về những vấn đề triết lý cao siêu thì thế hệ ông lại có những niềm vui thực tế với đồng chí, đồng bào. Tôi có phần ganh tỵ với ba tôi và bạn bè của ông ở điểm ấy.
Từ nhỏ, tôi đã rất thích sử (ông ngoại tôi hay nói là lớn lên tôi sẽ thành một sử gia) và tôi nghĩ rằng lòng yêu nước bắt nguồn từ đó. Tất nhiên, ai cũng muốn cho nước mình được giàu mạnh, ấm no, cho hiện tại và cả tương lai... nhưng ước muốn đó càng thiêng liêng khi đặt nó vào trong dòng lịch sử, như một móc xích giữa những thế hệ đi trước và thế hệ đến sau. Mỗi thế hệ, tôi nghĩ, không phải chỉ sống cho mình nhưng còn phải lo cho con cháu mình, và tiếp nối di sản, cả vật chất lẫn tinh thần, của tiền nhân.
Mặc dù hầu hết mọi chúng tôi đều có rất nhiều năm sống xa cả ba lẫn má, nhiều khi tản mác khắp bốn phương trời... nhưng rồi, may thay, chúng tôi đều nên người, gia đình êm ấm, thậm chí thành danh. Ba tôi rất hãnh diện về điều đó mặc dù, phải nhìn nhận, một phần cũng là nhờ “hồng phúc ông bà” như người mình hay nói! Riêng tôi, tôi ước mong các con của tôi sau này sẽ nhìn tôi như tôi nhìn ba tôi. Đó sẽ là hạnh phúc lớn nhất cho tôi. Còn điều làm tôi hãnh diện nhất thì tôi đã có rồi, đó là: tôi là con của ba tôi.
(*) Trích từ Trần Hữu Nghiệp – Thầy thuốc – Nhà giáo – Nhà báo