40 năm Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa: Sự thừa nhận muộn màng, nhưng quan trọng
(GDVN) - Trung Quốc đã manh nha âm mưu thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20.
- Xu hướng Biển Đông năm 2014 và nguy cơ kép từ bầu trời và mặt biển
- Biển Đông một năm nhìn lại và câu hỏi Trung Quốc thực sự đang muốn gì
- Ts Trần Công Trục: TQ chỉ muốn hợp tác chung, né tránh phân giới
- Bài học Vùng thông báo bay Hoàng Sa, nguy cơ "nhận diện PK" Biển Đông
- Ts Trần Công Trục: Âm mưu thủ đoạn đằng sau khu nhận diện PK Hoa Đông
Sắp tới thời điểm 40 năm trận hải chiến Hoàng Sa, Trung Quốc (TQ) đánh chiếm trái phép các đảo phía Tây và kết thúc việc thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ có loạt bài ôn lại lịch sử mở mang bờ cõi, thực thi chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của cha ông, trong đó có phần trình bày lại trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 với những thông tin đầy đủ và chi tiết.
Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam xin trân trọng giới thiệu đến độc giả loạt bài “Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam” do Tiến sĩ Trần Công Trục gửi tới, vừa để ôn lại lịch sử mở mang bờ cõi, thực thi chủ quyền của cha ông ở Biển Đông, vừa nhằm góp phần nhỏ vào công cuộc đấu tranh bảo vệ, gìn giữ và đòi lại chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa hiện nay.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. |
Trung Quốc đã manh nha âm mưu thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, tham vọng bành trướng lãnh thổ vẫn liên tục được TQ ấp ủ trong suốt thời gian dài và chờ những lúc bối cảnh lịch sử thuận lợi đã thừa cơ chiếm đoạt từng phần tiến tới thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.
Những ngày này cách đây 40 năm đã xảy ra một cuộc hải chiến không cân sức trên Biển Đông, giữa những người con Đất Việt bảo vệ Hoàng Sa với quân TQ. Tuy nhiên, không phải tới năm 1974 TQ mới đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam mà âm mưu thôn tính quần đảo này đã được Bắc Kinh ấp ủ từ lâu.
TQ đã nhảy vào chiếm đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngay từ đầu năm 1909, mở đầu là sự kiện Đô đốc Lý Chuẩn chỉ huy 3 pháo thuyền ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, đổ bộ chớp nhoáng lên đảo Phú Lâm, sau đó phải rút lui vì sự hiện diện của quân đội viễn chinh Pháp với tư cách là lực lượng được Chính quyền Pháp, đại diện cho nhà nước Việt Nam về đối ngoại, giao nhiệm vụ bảo vệ, quản lý, thực thi chủ quyền tại quần đảo này.
Pháo thuyền Lý Chuẩn âm mưu thôn tính Hoàng Sa năm 1909. (Hình minh họa) |
Lợi dụng việc giải giáp quân đội Nhật Bản thua trận trong Thế chiến 2 và Việt Nam vừa giành được độc lập và đang phải đối mặt với bộn bề khó khăn, năm 1946 chính quyền Trung Hoa Dân quốc (Tưởng Giới Thạch) đưa lực lượng ra chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa và yêu sách “chủ quyền”. Khi Trung Hoa Dân quốc bị đuổi khỏi Hoa lục chạy sang Đài Loan, họ phải rút luôn số quân đang chiếm đóng bất hợp pháp ở phía Đông quần đảo Hoàng Sa.
Tham vọng bành trướng lãnh thổ của người TQ trên Biển Đông vẫn không dừng lại mà chỉ chực có cơ hội là thừa thế đánh chiếm. Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Geneva và trong khi chính quyền miền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa theo như thỏa thuận của hiệp định này, TQ đã thừa cơ đưa quân ra chiếm đóng bất hợp pháp nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa.
Cách đây 40 năm, một trận hải chiến không cân sức đã xảy ra trên Biển Đông khi TQ lợi dụng tình thế cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc Việt Nam bước vào giai đoạn nước rút đã thỏa hiệp với Mỹ để Washington khoanh tay đứng nhìn Bắc Kinh đem quân đánh chiếm các đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của dân tộc Việt Nam lúc đó đang do chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) quản lý.
Tổng thống Mỹ Richard Nixon và Mao Trạch Đông năm 1972 trong chuyến đi lịch sử |
Đầu những năm 1970, quan hệ quốc tế liên tục biến động và có nhiều thay đổi. Đặc biệt là chuyến đi lịch sử đến TQ của Tổng thống Mỹ Richard Nixon. Lợi ích của dân tộc Việt Nam đã bị các nước lớn đưa lên bàn đổi chác, trong đó Bắc Kinh đã yêu cầu Washington không can thiệp khi người TQ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1974, chính ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống VNCH đã nhận định rằng TQ sẽ đánh Trường Sa, thôn tính bằng vũ lực giống như những gì họ đã làm ở Hoàng Sa có sự tiếp tay hoặc làm ngơ của Mỹ.
Vào đầu năm 1974 cuộc kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam đang bước vào giai đoạn đoạn cuối. Trước đó, do bị thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Mỹ đã buộc phải ký Hiệp định Pari về Việt Nam (27.1.1973), công nhận độc lập, chủ quyền vào toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, rút hết quân Mỹ, quân các nước phụ thuộc Mỹ, khỏi miền Nam Việt Nam.
Theo đó, Hạm đội 7 của Mỹ rút khỏi Biển Đông. Lợi dụng cơ hội đó TQ đã huy động lực lượng thủy, lục, không quân tiến hành đánh chiếm nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa lúc đó đang do Hải quân VNCH quản lý.
Những ngày trước trận hải chiến Hoàng Sa 1974, TQ đã bộc lộ rõ tham vọng, dã tâm bành trướng lãnh thổ, thôn tính nốt nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ở Hoàng Sa, TQ đã bày binh bố trận, bầu không khí trên Biển Đông đã bắt đầu nồng mùi thuốc súng.
Ngày 11 tháng 1 năm 1974, theo nguồn tin của Thông tấn xã AFP, VNCH đã biết được tin Ngoại trưởng TQ tuyên bố “chủ quyền” đối với quần đảo Hoàng Sa và “tố cáo” VNCH chiếm cứ bất hợp pháp quần đảo này.
Trước tình hình đó, ngày 16 tháng 1 năm 1974, Bộ trưởng Ngoại giao VNCH Vương Văn Bắc tổ chức họp báo tố cáo TQ huy động tàu chiến xâm phạm lãnh hải quanh các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh, Quang Hoà, Duy Mộng và đổ quân lên các đảo này.
Hải đăng Việt Nam tại Hoàng Sa thời Pháp thuộc. |
Phán đoán được âm mưu của TQ sẽ cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, nên ngày 14 tháng 1 năm 1974, Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển của VNCH ra chỉ thị, lệnh cho một chiến hạm đến quần đảo Hoàng Sa với nhiệm vụ đón viên Trưởng ty khí tượng bị bệnh nặng về Đà Nẵng và quan sát tình hình. Lực lượng cùng đi có 3 sỹ quan và 2 nhân viên thuộc BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 và một nhân viên Toà lãnh sự Mỹ tại Đà Nẵng tên là Cetald E.Kóh công tác trên đảo Hoàng Sa (Pattle) .
6 giờ tối ngày 14 tháng 1, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ16) được lệnh rời Đà Nẵng đi Hoàng Sa.
Sáng ngày 15.1.1974, HQ16 đến Hoàng Sa, phát hiện thấy trên đảo Hữu Nhật (Robert) có cắm cờ TQ và gần đó có 1 tàu đánh cá TQ mang tên Nam Ngư, số 402. Đây là loại tàu đánh cá có vũ trang, đài chỉ huy ở giữa, 2 bên gắn ăng-ten cần loại PRC 25, vỏ tàu bằng sắt, mũi hình chữ V, trọng tải 130 tấn, trên boong trước có 3 xuồng cấp cứu nhỏ và 1 xuồng bằng sắt, vũ trang đại bác 25 ly.
Nhân viên đài khí tượng đảo Hoàng Sa (Pattle) cho biết tàu đánh cá nói trên của TQ đến từ 10.1.1974 và trước đó khoảng 1 tháng cũng có 1 chiếc như vậy, nhưng đã rời khỏi đảo. Tàu HQ16 dùng quang hiệu yêu cầu tàu TQ rời khỏi đảo Hoàng Sa (Pattle), nhưng tàu này không đáp ứng. Tuy nhiên đến buổi chiều tàu TQ nói trên đã tự động rời khỏi đảo. HQ16 trở lại neo đậu tại đông nam đảo Hoàng Sa (Pattle) khoảng 1 hải lý.
Sáng ngày 16.1, HQ16 rời đảo Hoàng Sa (Pattle) đi quan sát các đảo khác và nhận thấy đảo Quang Hoà đã bị chiếm đóng công khai, trên đảo có chòi canh, vọng gác cao, gắn cờ TQ. Một chiếc tàu vũ trang di chuyển quanh đảo. Tàu này rời Quang Hoà theo hướng tây bắc vào giữa buổi sáng.
Đảo Duy Mộng không có người nhưng có 2 tàu nhỏ nên HQ16 rời Quang Hoà và Duy Mộng đến đảo Quang Ảnh và nhận thấy trên đảo có cắm cờ TQ. 16 nhân viên tàu HQ16 đổ bộ thám sát, phát hiện trên đảo có 6 nấm mộ, 4 cũ và 2 còn mới, trước mỗi mấn mộ đều có gắn bia đá và chữ TQ. Ngoài ra còn phát hiện thấy 1 vỏ lựu đạn TQ, 1 chai rượu Suntory còn ít rượu, 1 hầm trống làm bằng thùng đạn. Nhân viên tàu HQ16 đã gắn 2 là cờ VNCH trước khi rời đảo về tàu.
HQ16 tiếp tục di chuyển về phía đảo Hữu Nhật phát hiện thấy ở tây nam đảo khoảng 1,5 hải lý có 2 tàu đánh cá vũ trang TQ neo cách nhau khoảng 20m mang số 402 và 407. Từ chiếc 407, quân TQ đang dùng xuồng di chuyển khoảng 1 trung đội sang chiếc 402.
Trụ sở hành chính Việt Nam tại Hoàng Sa trước 1945. |
Biết được thực trạng trên, chiều ngày 16, Tư lệnh Hải quân VNCH chỉ thị cho BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải tăng cường ra Hoàng Sa tàu HQ4 chở theo một trung đội biệt hải, đồng thời chỉ thị cho HQ16 sử dụng 1 tiểu đội chiếm đóng đảo Quang Ảnh.
Mặt khác, BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã báo cáo tình hình trên về BTL Hải quân và BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 VNCH.
BTL Hải quân VNCH chỉ thị cho khối hành quân và Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển báo cáo sự kiện trên lên Bộ Tổng Tham mưu quân đội VNCH, đồng thời chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải trình bày trực tiếp với Tổng thống VNCH nhân khi ông ta đến thăm BTL Hải quân Vùng 1 duyên hải, ngày 16.1.1974.
Tổng thống VNCH chỉ thị cho Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải, Phó đô đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, chuẩn bị chiến đấu để bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Đồng thời, ông cũng chỉ thị cho Thủ tướng Chính phủ VNCH triệu tập Hội đồng Nội các họp bàn về việc TQ xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa.
(GDVN) - VNCH triển khai kế hoạch hành quân tái chiếm lại nhóm đảo phía tây Hoàng Sa, hai bên bắt đầu dàn thế trận.
- Ts Trần Công Trục: 3 lần Trung Quốc thừa cơ thôn tính Hoàng Sa
- Xu hướng Biển Đông năm 2014 và nguy cơ kép từ bầu trời và mặt biển
- Biển Đông một năm nhìn lại và câu hỏi Trung Quốc thực sự đang muốn gì
- Ts Trần Công Trục: TQ chỉ muốn hợp tác chung, né tránh phân giới
- Bài học Vùng thông báo bay Hoàng Sa, nguy cơ "nhận diện PK" Biển Đông
Tiếp theo bài 1: "TS Trần Công Trục: TQ 3 lần thừa cơ thôn tính Hoàng Sa" trong loạt bài "Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam" do Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi tới độc giả trong dịp 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Công Trục. |
Cũng trong buổi chiều 16.1 sau khi Tổng thống VNCH chỉ thị cho quân đội sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ ở Hoàng Sa, Tư lệnh Hải quân VNCH tham dự phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Nội các. Sau khi Tham mưu phó cuộc hành quân thuyết trình về tình hình quần đảo Hoàng Sa, Thủ tướng VNCH chỉ thị cho Bộ Tổng Tham mưu và BTL Hải quân nghiên cứu kế hoạch tái chiếm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa đã bị TQ chiếm đóng.
Ngày 17 tháng 1 BTL Hải quân ra Lệnh hành quân số 42 cho BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải thi hành. Phối hợp hành quân, Tư lệnh Sư đoàn 1 Không quân cùng Bộ Tham mưu luôn làm việc bên cạnh BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải, đồng thời BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 cử một Trung tá tham dự. Kế hoạch hành quân chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1, tái chiếm các đảo thuộc nhóm Lưỡi Liềm đã bị quân TQ chiếm và cắm cờ. Các đảo này theo thứ tự từ trái sang phải gồm: Quang Ảnh (Money), Hữu Nhật (Robert), Quang Hòa (Duncan), Duy Mộng (Drummond).
Giai đoạn 2, sau khi giai đoạn 1 kết thúc, tuần tiễu và rải quân bảo vệ các đảo còn lại, trên mỗi đảo sẽ có một nửa tiểu đội chốt giữ.
Lực lượng tham dự cuộc hành quân này gồm 4 tàu chiến: 1 tàu trục HQ4 (Trần Khánh Dư), 2 tuần dương hạm là HQ5 (Trần Bình Trọng), HQ16 (Lý Thường Kiệt), 1 tàu hộ tống HQ10 (Nhật Tảo). Binh lực tham gia có 2 toán biệt hải gồm 31 người do Sở phòng vệ Duyên hải tăng cường, 4 toán hải kích gồm 60 người do Liên đội người nhái tăng cường.
Lực lượng yểm trợ và dự bị gồm 1 đại đội quân địa phương và 4 máy bay trực thăng do BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 tăng cường, hai tàu yểm trợ (HQ 800 và HQ 801), 1 tàu hộ tống HQ11 và 3 tuần duyên đĩnh (VPB) HQ 709, 711, 723. Tư lệnh Hải quân VNCH chỉ huy tổng quát chiến dịch. Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải chỉ huy trực tiếp.
Sơ đồ tác chiến của Hải quân VNCH trong hải chiến Hoàng Sa 1974 |
VNCH triển khai kế hoạch hành quân tái chiếm lại nhóm đảo phía tây Hoàng Sa, hai bên bắt đầu dàn thế trận.
9 giờ tối ngày 16.1, tàu HQ4 chở theo 27 biệt hải thuộc Sở Phòng vệ Duyên hải và một số phóng viên rời Đà Nẵng tiến ra Hoàng Sa. Tàu HQ 800 đến Đà Nẵng ngày 17.1 chở theo 43 nhân viên hải kích của Liên đội người nhái. HQ5 chở theo 43 hải kích cùng HQ10 rời Đà Nẵng lúc nửa đêm 17.1, dự trù chở theo 1 đại đội quân địa phương để tăng cường cho lực lượng đổ bộ, nhưng vì đại đội này chưa sẵn sàng nên không kịp lên tàu mặc dầu đã có lệnh của Bộ Tổng Tham mưu VNCH. HQ11 và 3 VPB (HQ 709-711-723) rời Đà Nẵng lúc 9 giờ tối 18.1 chở theo 91 quân địa phương, 15 hải kích, 1 y sỹ, 12 y tá và chỉ huy phó Sở phòng vệ Duyên hải.
Gần 8 giờ sáng ngày 17.1, 15 tàu HQ16 tái đổ bộ lên đảo Quang Ảnh do Trung uý Liêm làm trưởng toán mang theo 2 súng M79, 3 súng M16, 1 súng Carbine, 1 máy thông tin PRC 25, 1 poignard, 15 áo phao, xẻng, 1 búa phòng tai, 6 lựu đạn MK.3, 1 súng hoả phảo với 5 viên đạn cùng một số đạn dược, 1 xuồng cao su cỡ 1,5m x 2m. Nhiệm vụ của toán này là triệt hạ 6 mộ bia mà TQ đã nguỵ tạo, chiếm đóng và tổ chức phòng thủ trên đảo.
Sau khi lấy 6 tấm bia đá của TQ về tàu, HQ16 rời đảo Quang Ảnh đến đảo Hữu Nhật lúc 11 giờ và án ngữ tại phía đông nam đảo để hỗ trợ cho 27 biệt hải HQ4 đổ bộ lên từ phía tây đảo Hữu Nhật.
Trong lúc đó, 2 tàu đánh cá có vũ trang của TQ số 407 và 402 ở lại phía nam đảo Hữu Nhật và cách bờ gần 1.000 m. Khi thấy HQ4 hạ xuồng đổ bộ, 2 tàu của TQ cũng hạ nhưng vì không kịp nên lại kéo lên. Trên mỗi tàu cá vũ trang này có khoảng 30-35 thuỷ thủ mặc đồng phục xanh. Tàu trang bị súng 25 ly phòng không, một khẩu đã lắp sẵn 1 thùng đạn còn các khẩu khác được bao kín nên không rõ số lượng. Tàu này di chuyển quanh đảo Hữu Nhật đồng thời có 1 tàu ở phía nam đảo.
4 chiến hạm VNCH tham gia bảo vệ, giành lại Hoàng Sa: HQ10, HQ5, HQ16, HQ4 |
Toán biệt hải VNCH lên đảo Hữu Nhật tìm thấy 1 lá cờ TQ đã cũ và mục, 1 tấm bảng gỗ thông sơn đỏ còn mới (cỡ 1,2m x 0,2 có ghi 17 chữ TQ: “Trung Hoa Nhân dân Cộng hoà quốc thần thánh lãnh thổ, tuyệt bất dung hử xâm phạm” nội dung “yêu sách chủ quyền” đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Cờ và bảng gỗ đã được HQ4 tịch thu.
Đồng thời toán biệt hải VNCH còn phát hiện thấy các vết tích của VNCH tại đảo Hữu Nhật từ năm 1963 gồm miếu nhỏ khắc ngày 24/11/1963, một tấm bia xây theo kiểu đài chiến sĩ mỗi bề 3 mét, cao hơn mặt đất 0,4m có ghi hàng chữ Việt “Đệ nhất Trung đoàn đổ bộ LĐ/TQLC” và vẽ 1 ngôi sao trắng lồng trong 1 vòng tròn đen, dưới ngôi sao có ghi LĐ.42. Tất cả được đóng khung trong một hình chữ nhật, 2 bể nước bằng xi măng ghi“nước uống” và một hàng chữ đã mờ “Ngô Tổng thống”, 1 tấm bia ghi TĐ.3/TQLC ngày 5.12.1963. Sau đó toán biệt hải đã dựng cờ VNCH trên đảo.
HQ16 phát hiện thấy 2 tàu hộ tống TQ loại Kronstadt mang số 271 và 274 trang bị đại bác 100 ly và 37 ly từ đảo Quang Hoà đang tiến về đảo Hữu Nhật, HQ4 tiếp cận các tàu này, thả xuồng cao su chở nhân viên biết tiếng TQ sang tiếp xúc, nhưng các tàu này chạy máy không cho cập vào. Chiến hạm HQ4 dùng quang hiệu yêu cầu các tàu TQ rời khỏi vùng đó nhưng không kết quả.
Ngược lại, các tàu TQ còn chạy quanh tàu HQ4 và chặn đầu bất chấp luật hàng hải quốc tế, đồng thời trả lời bằng quang hiệu rằng các đảo này thuộc “chủ quyền” của TQ và yêu cầu chiến hạm HQ4 tránh ra.
Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ16) |
HQ16 được lệnh rời đảo Hữu Nhật đến tiếp tế lương thực và phương tiện cho toán đổ bộ trên đảo Quang Ảnh.
Cũng trong ngày 17.1, 43 hải kích thuộc Liên đội người nhái đến Vùng 1 Duyên hải bằng phương tiện HQ800. Tư lệnh Hải quân VNCH chỉ thị cho đại tá Tham mưu trưởng hành quân lưu động biển truyền khẩu lệnh đến Vùng 1 Duyên hải rằng: dùng phương pháp phô trương lực lượng để làm áp lực ôn hoà buộc tàu TQ rời khỏi đảo và ra khỏi hải phận VNCH, tuyệt đối tránh hành động khiêu kích và chỉ khai hoả khi bị tấn công trước; bằng mọi giá, lực lượng hải quân phải chiếm lại các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đuổi địch ra khỏi đảo và trương cờ VNCH trên các đảo. Nếu TQ dùng vũ lực, hải quân toàn quyền hành động.
23 giờ ngày 17 tháng 1, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải chỉ thị cho HQ4 rút 14 biệt hải trên đảo Hữu Nhật để đổ lên đảo Duy Mộng trong đêm trước khi trời sáng, dùng áp lực ôn hoà buộc toán người lạ rời khỏi đảo, tránh mọi hành động khiêu khích, chỉ sử dụng vũ khí khi bị tấn công trước. Hạm trưởng HQ4 lo ngại rằng hiện ở Duy Mộng có tàu đối phương, nếu HQ4 đổ bộ thì sẽ có đụng chạm, trong khi đó số nhân viên của HQ4 lại ít.
Đồng thời, Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển chỉ thị: tăng cường ngay 2 chiếm hạm chở theo người nhái đến Hoàng Sa; liên lạc với BTL Quân đoàn 1 để xin quân địa phương nếu chưa có; sáng sớm 18.1 tái chiếm đảo Duy Mộng như phương án đã định; sử dụng biệt hải được rút từ đảo Hữu Nhật, lấy 1 tiểu đội quân địa phương ở đảo Hoàng Sa (Pattle) sang giữ đao Hữu Nhật.
Khoảng nửa đêm 17.1 tuần dương hạm HQ5 chở 43 nhân viên hải kích và cùng tàu hộ tống HQ10 khởi hành từ Đà Nẵng đi Hoàng Sa. Hải đoàn trưởng Hải đoàn 3 là Đại tá Hà Văn Ngạc, được Tư lệnh vùng 1 Duyên hải Chỉ định làm sĩ quan chỉ huy. Trước đó, BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã dự tính và cho HQ5 và HQ10 chở theo một đại đội quân địa phương để tăng cường cho lực lượng đổ bộ. Tuy nhiên vì đại đội này chưa sẵn sàng nên không kịp lên tàu.
(GDVN) - 1 giờ ngày 18/1, Hạm trưởng HQ4 báo cáo việc đổ bộ lên Duy Mộng gặp khó khăn vì khả năng tác chiến của quân TQ mạnh hơn về nhiều mặt.
- Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền
- Ts Trần Công Trục: 3 lần Trung Quốc thừa cơ thôn tính Hoàng Sa
- Xu hướng Biển Đông năm 2014 và nguy cơ kép từ bầu trời và mặt biển
- Biển Đông một năm nhìn lại và câu hỏi Trung Quốc thực sự đang muốn gì
- Ts Trần Công Trục: TQ chỉ muốn hợp tác chung, né tránh phân giới
Tiếp theo bài 2 "Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền" trong loạt bài "Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam" do Tiến sĩ Trần Công Trục gửi tới độc giả báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính Phủ. |
Trong khi đó lực lượng VNCH ít, 27 người phân tán tại hai đảo Hữu Nhật và đảo Quang Ảnh . Nếu phải lên Duy Mộng thì số quân càng mỏng, trong khi lực lượng đổ bộ của TQ ước khoảng 40 người chuyên chở trên 2 tàu chuyển vận.
Nhận được tin báo, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải ra lệnh HQ4 rút ngay một nửa toán biệt hải trên đảo Hữu Nhật xuống chiến hạm và chờ lệnh.
Trong đêm 17.1 rạng 18.1, Tham mưu trưởng hành quân lưu động biển điện đàm với Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải, chỉ thị HQ4 và HQ16 không được neo, nếu phải đón quân nên thả xuồng, xong rồi chạy ra xa, kế đó trở lại; vẫn đổ bộ lên Duy Mộng theo kế hoạch, nếu đối phương phản ứng, sẽ tạm hoãn chờ; rút tất cả 27 biệt hải trên đảo Hữu Nhật nếu không lấy kịp quân địa phương thì cho 1 tiểu đội nhân viên chiến hạm thay thế.
Tàu HQ4 Trần Khánh Dư. |
Đây là loại tàu tiếp tế, có 3 cần trục, nghi ngờ đổ bộ và chuyển quân lên đảo.Trên đảo, quân TQ đã trương cờ mới. Ngoài ra còn thấy 1 tàu hai cột buồm đang di chuyển hướng tây nam xuống đảo Hữu Nhật. HQ16 trở về đảo Hữu Nhật và thả trôi tại đông nam đảo để yểm trợ cho HQ4 thay quân. Tại đây HQ16 thấy tàu đánh cá vũ trang TQ số 407 neo tại 2,5 hải lý đông nam đảo Hữu Nhật
Sáng sớm ngày 18.1, một trong bốn tàu TQ rời Quang Hoà tiến về phía HQ4. Khi tàu TQ cách 4 hải lý, HQ4 dùng quang hiệu chuyển câu bằng tiếng Anh: “This is our territorial water” (Đây là lãnh hải của chúng tôi). Chiếm hạm của TQ cũng phát lại câu trên. Nhưng sau đó, khi HQ4 tiến cận, tàu TQ lùi về phía đảo Quang Hoà.
Trong buổi sáng 18.1, khi HQ4 thay thế toán biệt hải trên đảo Hữu Nhật bằng 15 nhân viên cơ hữu của chiến hạm thì tàu của TQ số 407 nhổ neo tiến về phía HQ16, sau đó thả trôi cho tàu tiến cận vào đảo Hữu Nhật. Vì vùng gần bờ cạn nên HQ16 phải cố gắng di chuyển để ngăn cản tàu TQ tiến vào gần đảo.
Phải di chuyển để hỗ trợ HQ16 nên mãi đến gần trưa HQ4 mới hoàn tất công việc thay quân. 27 biệt hải lên chiến hạm, còn 15 nhân viên chiến hạm đổ bộ lên đảo Hữu Nhật.
Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải chỉ thị cho các chiếm hạm HQ4 và HQ16 bình tĩnh di chuyển an toàn tại vị trí cũ, chú ý sự thả trôi của tàu TQ, toán quân trên đảo phải ngăn cản không cho địch đổ bộ. Các chiếm hạm cố gắng né tránh nếu tàu TQ chặn đầu và cố ý ủi vào chiến hạm.
Tàu HQ5 Trần Bình Trọng của Hải quân VNCH tham gia hải chiến bảo vệ Hoàng Sa. |
Trong khi đó HQ5 đến Hoàng Sa chiều 18.1. Bộ chỉ huy hành quân liên đoàn biển chỉ thị Vùng 1 Duyên hải cho chiến hạm này di chuyển thẳng đến đảo Quang Hoà và Duy Mộng để quan sát phản ứng của TQ.
Khi di chuyển đến vị trí cách đảo Hữu Nhật 5 hải lý về phía đông nam, hai tàu TQ loại Kronstadt số 271 và 274 từ Quang Hoà tiến tới ngăn cản, HQ5 quay trở lại và thả trôi gần HQ16. Chiến hạm TQ sau đó cũng quay về hướng Quang Hoà. Tất cả 5 tàu TQ thả trôi giữa Quang Hoà và Duy Mộng, mặt phía bắc.
HQ5 thả xuồng đưa một toán hải kích sang tàu HQ16 và nhận toán sỹ quan thuộc Quân đoàn 1- Quân khu 1, nhân viên Mỹ để đưa lên đảo Hoàng Sa (Pattle). Lực lượng này gồm E. Kosh, 3 sỹ quan (Thiếu tá Hồng, 2 Trung uý Hà, Đá) và Hạ sỹ công binh tên là Đệ) thuộc Quân đoàn 1- Quân khu 1 để nghiên cứu thiết lập sân bay tại đảo Hoàng Sa (Pattle).
HQ10 đến phía đông Hữu Nhật và thả trôi tại đây vào khuya ngày 18.1. Chiều ngày 18.1 Bộ chỉ huy hành quân liên đoàn biển chỉ thị THD.31 tái chiếm thật nhanh 2 đảo Quang Hoà và Duy Mộng bằng mọi giá, dùng biện pháp ôn hoà trước, nếu đối phương kháng cự, dùng vũ khí tiêu diệt, chú ý 2 tàu Kronstadt, đặt mục tiêu trong tầm ngắm, nếu để lâu đối phương tăng cường thêm sẽ khó khăn cho việc tái chiếm.
Cũng trong buổi chiều 18.1, Tư lệnh Hải quân VNCH chỉ thị cho Tư lệnh Vùng 1 Duyên hải thi hành gấp kế hoạch hành quân tái chiếm đảo Quang Hoà bằng mọi giá. Mỗi chiến hạm có nhiệm vụ ngăn chặn 1 chiến hạm TQ để yểm trợ cho hải kích đổ bộ. Các chiến hạm của VNCH phải luôn ghìm súng vào nhược điểm của chiếm hạm TQ. Nếu phía TQ sử dụng vũ lực thì phải khai hoả đồng loạt để tự vệ và tiêu diệt chiến hạm đối phương ngay loạt đạn đầu tiên.
Tàu HQ5 phát hiện thêm 2 chiến hạm TQ loại T.43 cải biến mang biển số 389 và 396, lớn hơn 2 chiến hạm trước, đến tăng cường tại phía bắc đảo Quang Hoà. HQ5 đáp nhận hiệu lệnh cấp tốc tái chiếm Quang Hoà. HQ16 đến đảo Quang Ảnh tiếp tế cho toán đổ bộ lương thực vũ khí vật dụng.
Tại Đà Nẵng, lúc 21giờ ngày 18.1, HQ11 và 3 VPB (HQ 709, 711, 723) khởi hành tiến về quần đảo Hoàng Sa chở thêm 91 quân địa phương, 15 hải kích, 1 y sĩ, 2 y tá và Chỉ huy phó Sở phòng vệ Duyên hải.
Tàu Trung Quốc cắt mũi tàu Việt Nam Cộng hòa bất chấp mọi quy định hàng hải quốc tế. |
Trong đêm 18 rạng sáng 19.1, các tàu TQ nhiều lần di chuyển chặn đầu, khiêu khích các tàu chiến VNCH, cố tình gây hấn, bất chấp qui luật hải hành quốc tế. Các chiếm hạm của TQ di chuyển quanh đảo Quang Hoà như có ý định ngăn VNCH tấn công tái chiếm đảo này. Các chiến hạm của VNCH cùng di chuyển bám sát theo tàu TQ.
Cũng trong đêm 18 rạng sáng 19.1, tại quần đảo Hoàng Sa, phía TQ có 6 chiến hạm (2 Kronstadt (271, 274); 2 T.43 cải tiến (389, 396) 2 tàu đánh cá vũ trang (402, 407) và trên các đảo Quang Hoà, Duy Mộng có thể đã được TQ tăng viện và cố thủ kỹ càng.
(GDVN) - Trung đội biệt hải biệt phái tiếp tục tiến sâu vào bờ khoảng 250m và cắm cờ VNCH ngay trước mặt lính TQ đã dàn hàng ngang cách đó 3 mét.
- Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa
- Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền
- Ts Trần Công Trục: 3 lần Trung Quốc thừa cơ thôn tính Hoàng Sa
- Xu hướng Biển Đông năm 2014 và nguy cơ kép từ bầu trời và mặt biển
- Biển Đông một năm nhìn lại và câu hỏi Trung Quốc thực sự đang muốn gì
Tiếp theo bài 3 "Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa" trong loạt bài "Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam" do Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi tới độc giả báo Điện tử Giáo dục Việt Nam trong dịp 40 năm Trung Quốc thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tiến sĩ Trần Công Trục. |
Kế hoạch hành quân tái chiếm đảo Quang Hoà của VNCH: HQ4 và HQ5 đổ bộ toán biệt hải và hải kích vào phía tây nam và nam Quang Hoà, trong khi HQ10 và HQ16 ở trạng thái yểm trợ và sẵn sàng tiêu diệt các tàu đối phương. Mỗi chiến hạm của VNCH ghìm súng vào nhược điểm của một chiếc tàu TQ, khai hoả nếu bị đối phương tiến công và tiêu diệt ngay đợt khai hoả đầu tiên như chỉ thị của Tư lệnh Hải quân VNCH. Cuộc hành quân tái chiếm đảo Quang Hoà dự kiến thực hiện vào sáng sớm ngày 19.1.1974.
Trong ngày 18.1, BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã phối hợp chặt chẽ với BTL Quân đoàn 1- Quân khu 1 trong kế hoạch hành quân tái chiếm các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa, đặc biệt nhất là vấn đề hỗ trợ của không quân. Tuy nhiên, do quần đảo này nằm cách Đà Nẵng 170 hải lý, ngoài tầm hướng dẫn của Đài Kiêm báo Paloma (Tiền SHA) nên máy bay phản lực F5 của VNCH không thể hoạt động được. Do vậy Hải quân VNCH phải chiến đấu đơn phương.
Tương quan lực lượng giữa hai bên: Phía VNCH có 4 chiến hạm, gồm 1 tàu khu trục HQ4, trang bị 2 khẩu 76,21 ly tự động, 2 đại bác 100 ly; 2 tuần dương hạm HQ5 và HQ16 trang bị 1 đại bác 127 ly, 1 đại bác 40 ly đôi, 2 đại bác 40 ly đơn; 1 tàu hộ tống HQ10 trang bị 1 đại bác 76,21 ly, 2 đại bác 40 ly đơn.
Phía TQ có tổng cộng 6 tàu, bao gồm: 2 chiến hạm loại Kronstadt (số 271, 274) trang bị đại bác 100 ly, 2 đại bác 37 ly ; 2 chiến hạm loại T.43 cải biên (389, 396), trang bị đại bác 100 ly, 4 đại bác 37 ly; 2 tàu đánh cá vũ trang đại bác 25 ly và 1 tàu vận tải loại trung.
Chiến hạm TQ loại Kronstadt số 274 tham chiến tại Hoàng Sa năm 1974. |
Sáng sớm ngày 19.1, Tư lệnh Hải quân VNCH khởi hành từ Sài Gòn đến Đà Nẵng để trực tiếp chỉ huy cuộc hành quân tái chiếm Hoàng Sa. Gần 4 giờ chiều hôm đó, phân đoàn 2 gồm HQ4 và HQ5 tiến về phía tây nam đảo Quang Hoà bằng cách vòng ra ngoài đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh.
Trong khi đó, phân đoàn 1 gồm HQ10 và HQ16 tiến thẳng về đảo Quang Hoà án ngữ về phía tây bắc. Hạm trưởng, Đại tá Ngạc ra lệnh cho tất cả các chiến hạm chuẩn bị súng đạn, cửa kín nước, vật dụng cứu hoả, cứu thuỷ, chạy tất cả các máy điện và máy bơm.
Bốn chiến hạm TQ chia làm hai nhóm. Nhóm 1 gồm tàu 271 và 274 vòng về phía nam đảo Quang Hoà. Nhóm 2 gồm tàu 389 và 396 di chuyển án ngữ phía tây bắc đảo Quang Hoà để ngăn cản chiến hạm của VNCH. Hai tàu vũ trang 402 và 407 nằm sát bờ phía bắc đảo Quang Hoà. Tàu chuyên chở của TQ nằm phía đông bắc đảo Duy Mộng.
Đại tá Hà Văn Ngạc, sỹ quan VNCH chỉ huy tác chiến giao tranh với TQ giành lại Hoàng Sa |
Trung tâm hành quân từ Đà Nẵng chỉ thị cho HQ5 thi hành ngay kế hoạch đã phổ biến đêm trước. Theo đó, trung đội biệt hải gồm 27 người từ HQ4 và 1 trung đội hải kích gồm 22 người từ HQ5 đổ bộ lên bờ nam và tây nam Quang Hoà. Cũng trong thời gian đó, TQ đổ bộ tăng cường khoảng trên 2 đại đội từ tàu 402 và 407 lên đông bắc đảo Quang Hoà (quân số này đã được lấy từ tàu chuyển vận nằm tại đông nam đảo Duy Mộng). Một đại đội TQ tiến về phía biệt hải VNCH, đại đội còn lại tiến về phía hải kích VNCH.
Trung đội biệt hải biệt phái tiếp tục tiến sâu vào bờ khoảng 250m và cắm cờ VNCH ngay trước mặt lính TQ đã dàn hàng ngang cách đó 3 mét. Đôi bên đứng ghìm súng có lưỡi lê và khẩu chiến với nhau nhưng không hiểu nhau vì bất đồng ngôn ngữ.
Lúc này TQ tăng cường thêm lực lượng có ý định bao vây để bắt sống quân VNCH. Nhận thấy quân TQ đông hơn, với vị thế thuận lợi ở trên cao và được sự yểm trợ của toán quân trú phòng (trong công sự phòng thủ, trang bị súng trung liên và đại liên), trong khi quân VNCH ít hơn và ở thế bất lợi dưới thấp, trống trải nên trung đội biệt hải phải rút xuống bìa san hô.
Thủy quân lục chiến Việt Nam Cộng hòa đổ bộ lên đảo Quang Hòa. |
Trên mặt biển phía tây bắc đảo Quang Hoà, tàu TQ số 396 di chuyển cố tình đụng vào phía hữu chiến hạm HQ16, chiến hạm HQ16 di chuyển né tránh và chỉ bị xây xước nhẹ còn tàu TQ bị hư hại nhiều hơn, tuy nhiên tàu TQ vẫn tìm cách đụng lại.
Cùng lúc đó, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải ra lệnh cho HQ5 tránh khiêu khích, giữ đầu cầu và thiết lập ngay hệ thống phòng thủ. Cố giữ thế cài răng lược trên đất liền và trên mặt biển để loại trừ khả năng không quân TQ bắn phá.
Trung đội hải kích ở bờ phía tây nam đảo Quang Hoà bị lính TQ nổ súng. Ngay phút đầu phía VNCH đã có 2 người chết và 3 bị thương, do vậy trung đội hải kích này phải rút về phía bìa san hô.
Trước tình hình đó, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 duyên hải chỉ thị cho các chiến hạm bắn trọng pháo tối đa vào đảo, đồng thời triệt hạ luôn chiếc tàu đối phương; Hải đội trưởng cần phải phản ứng quyết liệt ngay và được toàn quyền sử dụng vũ lực tại vùng hành quân để thi hành nhiệm vụ. Ngay sau đó, Hải đội trưởng đề nghị cho rút quân về tàu trước khi nổ súng để bảo vệ cho lực lượng đang ở thế bất lợi.
Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa. |
Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải chỉ thị cho toán đổ bộ phải tiếp tục giữ đầu cầu và cho chiến hạm yểm trợ.Tuy nhiên lệnh này không thi hành được vì lúc đó đang rút quân. Trong thời gian tàu HQ4 thực hiện rút quân, tàu TQ hạ tối hậu thư bằng quang hiệu cho HQ4: “Nếu các anh lao vào chúng tôi, chúng tôi sẽ đáp trả mạnh mẽ hành động khiêu khích quân sự nghiêm trọng của các anh”.
Nhận thấy chỉ thị này sẽ gây bất lợi cho mình vì chiến hạm TQ có thể dùng toàn lực lượng để tấn công chiến hạm VNCH trong khi hoả lực của VNCH bị phân tán vì vừa bắn tàu đối phương vừa bắn lên đảo, nên Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển đã khuyến cáo Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải triệt hạ chiến hạm địch trước theo đúng như chỉ thị của Tư lệnh Hải quân VNCH. Khuyến cáo này được Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải đồng ý và chỉ thị cho Hải đội trưởng thi hành.
Khoảng 10 giờ sáng ngày 19.1, phía TQ dàn quân có 2 tàu đánh cá vũ trang 402, 407 tại đông bắc đảo Quang Hoà, 1 tàu chuyên vận tải ở đông nam đảo Duy Mộng, 2 tàu Kronstadt số 274 và 271 tại tây nam đảo Quang Hoà, 2 tàu T.43 số 396 và 389 tại tây bắc đảo Quang Hoà. Các tàu TQ bao một vòng cung từ tây nam lên tây bắc.
Giao tranh ở Hoàng Sa 1974. |
Phía VNCH gồm có 4 tàu chiến cũng đã bao một vòng cung phía ngoài chiến hạm TQ từ tây nam lên tây bắc đảo Quang Hoà theo thứ tự HQ5, HQ4, HQ10 và HQ 16. Mỗi chiến hạm Việt Nam Cộng hoà bám sát và ghìm súng sẵn sàng trực xạ vào 1 tàu chiến TQ.
10 giờ 30 phút sáng 19.1, tàu HQ5 bắt đầu khai hoả. Các tàu khác của VNCH ngay sau đó cũng khai hoả đồng loạt. Ngay loạt súng đầu tiên, tàu TQ số 274 bị trúng đạn của HQ5, chiến hạm TQ bốc cháy, bỏ chạy và ủi vào bờ san hô phía tây nam đảo Quang Hoà và coi như bị loại khỏi vòng chiến.
Năm phút sau, HQ4 bị trúng đạn tại đài chỉ huy và vì ổ súng 76,21 ly trước mũi không sử dụng được nên chiến hạm di chuyển về hướng đông đông nam để có thể sử dụng khẩu 76,21ly sau lái tiếp tục bắn vào tàu TQ số 271. Tàu HQ4 bị hư hại và di chuyển về hướng bắc. Trong lúc đó HQ5 vẫn bám sát 2 chiếc 271và 274. Mấy phút sau chiến hạm HQ5 bị trúng đạn 37 ly, cháy phòng vô tuyến nên việc liên lạc bị gián đoạn.
Tại mặt bắc, chiến hạm HQ10, HQ16 bắn thẳng vào tàu 396 và 389. Ngay loạt súng đầu tiên, HQ10 bắn trúng vào phòng lái 396, tàu này bị bốc cháy và mất lái nên quay vòng tròn, bị HQ10 đụng vào phía sau lái. Bị loại khỏi vòng chiến đấu, chiếc 396 chạy về hướng đông bắc và ủi vào bờ san hô phía tây bắc đảo Duy Mộng.
Trong khi đó tàu HQ10 cũng bị hoả lực của 2 chiến hạm TQ bắn trúng đài chỉ huy và hầm máy khiến tàu bốc cháy. HQ10 bị thiệt hại nặng nề. Hạm trưởng Thiếu tá Ngụy Văn Thà tử thương, Hạm phó Nguyễn Thành Trí bị thương nặng và phần lớn nhân viên thương vong.
HQ10 bị mất liên lạc và còn tiến từ từ, sau đó ngưng lại khi đụng vào lái chiến hạm TQ số 396. Nhân viên còn lại đã cố gắng cầm cự đến phút chót, song biết tình trạng tàu không thể cứu vãn, thuỷ thủ đoàn còn lại phải bỏ tàu.
Tàu Trung Quốc số 389 tham gia thôn tính Hoàng Sa năm 1974. |
Khi chiếc 396 TQ bỏ chạy, chiếc 389 cũng bị trúng đạn hư hại đáng kể do hoả lực của HQ16 nên vừa cầm cự vừa nhả khói để chạy về hướng nam. Chiếc 271 TQ ở mặt nam chạy lên hợp với chiếc 389 để chống trả HQ5. Khi đến phía tây nam đảo Quang Hoà, HQ5 phải dồn hoả lực bắn vào hai chiến hạm TQ 389 và 271.
Vùng chiến lúc đó mù mịt khói súng và khói do tàu TQ thả. Do súng 27 ly chỉ sử dụng được bằng tay, bắn rất chậm chạp và các ổ súng trước mũi hầu hết không sử dụng được nữa nên HQ5 phải di chuyển hướng đông nam để có thể sử dụng các ổ súng sau lái một cách hữu hiệu.
Khoảng 11 giờ 19.1, vì thiệt hại nhiều và không chịu nổi hoả lực của HQ5 nên 2 tàu TQ đã bỏ chạy về hướng bắc.
Tàu HQ16 trúng đạn tại hầm máy B.1, mất điện, phải lái bằng tay, nước vào làm tàu nghiêng 13 độ, nên vừa chiến đấu vừa di chuyển ra xa vùng chiến để đảm bảo an toàn.
HQ5 phát hiện có 3 tàu TQ vận tốc nhanh có hình dạng rất giống phi tiễn đĩnh Komar – phóng lôi hạm (guided missile frigate) cách 5 hải lý về phía đông bắc và máy bay MiG xuất hiện trên không. Do đó, để chỉnh đốn tình trạng chiến hạm đồng thời di chuyển tránh tên lửa, tàu HQ4 và HQ5 đã di chuyển về hướng bắc tây bắc.
Hải đội trưởng báo cáo có nhiều quân nhân hi sinh và bị thương. Tình trạng súng lớn và rađa của HQ4 và HQ5 đều không sử dụng được. Riêng HQ16 vừa di chuyển vừa cứu thuỷ.
Chiến hạm HQ4 Hải quân Việt Nam Cộng hòa tham gia bảo vệ Hoàng Sa năm 1974. |
Hải đội trưởng lệnh cho các chiến hạm di tản khỏi vùng chiến sự vì 2 lý do: khả năng tác chiến của các tàu chiến đã suy giảm; chiến hạm cần rời xa để máy bay VNCH dễ dàng bắn phá chiến hạm TQ (do Vùng 1 Duyên hải thông báo). Khi di chuyển về hướng đông nam, HQ5 đã quan sát thấy 3 chiến hạm TQ từ hướng bắc đông bắc cách 6 đến 7 hải lý đang tiến nhanh về hướng đảo Quang Hoà.
Trưa ngày 19 tháng 1, Hạm đội trưởng lệnh cho HQ4 và HQ5 vào Đà Nẵng. Ngay sau đó, theo ý kiến của Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển, Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã chỉ thị cho HQ4 và HQ5 phải trở lại tiếp tục chiến đấu, tìm kiếm HQ10 và HQ16, đồng thời bảo vệ đảo còn lại. Trường hợp bị tấn công vào nếu phải rút lui, chiến hạm cố gắng ủi bãi, sẽ có HQ6 và HQ17 đến tiếp cứu.
Tàu HQ16 bị hư hỏng, nước vào nhiều ở hầm máy B.1, tàu nghiêng 13 độ, vừa di chuyển về Đà Nẵng vừa tự cứu, cách đảo Hoàng Sa (Pattle) 15 hải lý về phía Tây . BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải chỉ thị HQ11 đến vị trí trên với vận tốc nhanh nhất để tiếp cứu HQ16.
Tàu HQ4 hư hại, các súng lớn đều không sử dụng được, hệ thống cứu hoả bị bể nhiều chỗ và không sử dụng được, hầm đạn 76,21 ly bị ngập nước, nếu quay trở lại cũng không làm gì được mà chỉ hư hại thêm.
Nhận thấy TQ đã tăng cường nhiều tàu chiến trong đó có thể có loại phi tiễn đĩnh Komar, nếu tất cả chiến hạm VNCH đồng thời trở lại quần đảo Hoàng Sa, thì quân TQ sẽ hiểu VNCH trở lại để tấn công và phần bất lợi sẽ nghiêng về phía VNCH. Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển đã trình bày quan điểm trên với Tư lệnh Hải quân VNCH và ông đã quyết định cho HQ4 và HQ5 trở về Đà Nẵng.
Bài 5: Trung Quốc phái MiG oanh tạc dữ dội, Hoàng Sa thất thủ
(GDVN) - Ngày 20/01, 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 TQ oanh tạc các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa ... Tiếp đó, binh lính TQ đổ bộ tấn công các đơn vị VNCH.
- Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa, 2 bên cùng đổ bộ đảo Quang Hòa
- Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa
- Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền
- Ts Trần Công Trục: 3 lần Trung Quốc thừa cơ thôn tính Hoàng Sa
- Xu hướng Biển Đông năm 2014 và nguy cơ kép từ bầu trời và mặt biển
- Biển Đông một năm nhìn lại và câu hỏi Trung Quốc thực sự đang muốn gì
Tiếp theo bài 4 "Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa, 2 bên cùng đổ bộ đảo Quang Hòa" trong loạt bài "Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam" do Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi đến độc giả báo Điện tử Giáo dục Việt Nam dịp 40 năm Trung Quốc thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Chiều ngày 19.1, các lực lượng hải quân VNCH đang neo tại phía tây tây nam Quang Ảnh nhận được lệnh của Tư lệnh Hải quân Vùng 1 Duyên hải tiến đến đảo Hoàng Sa với vận tốc nhanh nhất.
Theo mệnh lệnh này, HQ11 sẽ đổ bộ lên đảo Quang Ảnh 1 tiểu đội quân địa phương, lên đảo Hữu Nhật 1 trung đội và rút hết nhân viên hải quân về chiến hạm; số quân địa phương còn lại sẽ tăng cường phòng thủ đảo Hoàng Sa (Pattle); sau đó Hạm trưởng HQ11 sẽ điều động lực lượng tìm kiếm HQ10; trong công tác này Hạm trưởng HQ11 được toàn quyền áp dụng đội hình thích hợp để phòng không hoặc tránh né phi tiễn đĩnh Komar của TQ.
Tuy nhiên vì e dè phản ứng của TQ, đồng thời không liên lạc được với các toán quân trên đảo nên không rõ tình thế và lại gần có nhiều đá ngầm và nước cạn nên suốt đêm 19.1, tàu của VNCH chỉ tuần tiễu bên ngoài, trong khu tứ giác phía tây cách đảo Quang Ảnh từ 20 đến 40 hải lý.
Ngay trong đêm 19 rạng ngày 20.1 nhiều chiến hạm TQ tuần tiễu trong vùng biển giữa đảo Quang Ảnh và Duy Mộng. Sáng sớm ngày 20.1, các chiến hạm này đã đến gần và bao vây các đảo do VNCH chốt giữ. Lực lượng VNCH trên đảo đã thiết lập hệ thống phòng thủ và sẵn sàng chiến đấu nếu quân TQ đổ bộ.
Chiến đấu cơ Trung Quốc xâm phạm không phận Hoàng Sa sau khi đã thôn tính toàn bộ quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. |
Ngày 20/01, 4 phi cơ MiG-21 và MiG-23 TQ oanh tạc các đảo Hữu Nhật, Quang Ảnh và Hoàng Sa ... Tiếp đó, binh lính TQ đổ bộ tấn công các đơn vị VNCH đồn trú trên các đảo này, chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo Hoàng Sa.
Trưa ngày 20/1, các chiến hạm TQ chạy quanh các đảo Hữu Nhật (Robert) và đảo Hoàng Sa (Pattle), bắn súng dữ dội làm gãy cờ VNCH cắm trên nóc nhà trung đội quân địa phương. Sau 30 phút bắn phá, quân TQ hạ xuồng đổ bộ với lực lượng rất đông, ước chừng một tiểu đoàn một đảo.
Ngay từ đầu, quân phòng thủ VNCH trên 2 đảo chống trả mãnh liệt bằng súng M16 và M17 nhưng sau đó đành thúc thủ trước lực lượng đông đảo và hoả lực mạnh của quân TQ. Phía TQ bắt giữ tất cả quân trú phòng, tịch thu vũ khí.
Trên đảo Quang Ảnh toán đổ bộ thuộc HQ16 do Trung uý Liêm chỉ huy gồm 15 người đã dùng thuyền cao su đào thoát bảo toàn lực lượng. Họ được ngư dân Bình Định cứu sống cách phía đông Quy Nhơn 40 hải lý, sau 10 ngày lênh đênh trên biển. Một quân nhân đã chết vì kiệt sức lúc đưa lên ghe, 14 người còn lại được chuyển đến điều trị tại Quân y viện Nguyễn Huệ (Quy Nhơn).
Trong buổi sáng ngày 20, HQ4, HQ5 và HQ16 về đến Đà Nẵng. Tất cả các quân nhân tử trận và bị thương được di chuyển ngay về Quân y viện Duy Tân.
Đài Duyên hải Sài Gòn báo cáo tin từ đài khí tượng Hoàng Sa cho biết có nhiều máy bay phản lực MiG đang ném bom, bắn phá các đảo Hoàng Sa (Pattle), Hữu Nhật ( Robert) . Một số nhân viên bị thương, sau đó mất liên lạc ngay với đài khí tượng Hoàng Sa.
Những người con Đất Việt anh dũng ngã xuống trước họng súng TQ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quần đảo Hoàng Sa của dân tộc Việt Nam. |
BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải ra lệnh cho HQ11 và 3VPB di chuyển về hướng tây nam với vận tốc tối đa, sẵn sàng phòng không và phòng phi tiễn đĩnh Komar cùng các chiến hạm TQ truy kích.
Ngay sau khi ra lệnh, tàu VNCH rời khỏi Hoàng Sa để tránh máy bay TQ tấn công. BTL Hải quân Vùng 1 Duyên hải đã tổ chức hành quân tiếp cứu với sự tham dự của HQ6 cùng 2 VPB do Hạm trưởng HQ6 chỉ huy, đồng thời phối hợp với không quân (máy bay C47, C119) .
Công tác tìm kiếm được thi hành trong khu tứ giác: A, 15độ 30’ 28’’B - 110 độ 00’18’’Đ; B, 14độ 50’30” B - 110 độ 40’ 27’’ Đ; C, 15 độ 30’ 36’’B - 111 độ, 10’ 00 Đ; D, 16 độ 00’ 00’’B - 110 độ 40’ 48’’ Đ.
Vào 4 giờ sáng ngày 22.1, một thương thuyền của Hà Lan vớt được 22 nhân viên của HQ10 trên 4 bè cấp cứu tại toạ độ 16 độ 10’ B - 110 độ46’ Đ (trên khu vực tìm kiếm khoảng 5 hải lý). Được tin, HQ6 và 2 VPB được điều động đến tiếp nhận và đưa về Đà Nẵng vào sáng ngày 23.1, được chuyển ngay đến Quân y viện Duy Tân để điều trị.
Được biết khi rút lui bảo toàn lực lượng có tất cả 28 quân nhân trên 4 xuồng nhưng khi trôi dạt có 6 người đã chết vì vết thương quá nặng trong đó có Hạm phó HQ10; 22 người còn lại được cứu thoát nhưng có 1 sĩ quan chết vì kiệt sức khi được đưa sang HQ6.
Công tác tìm kiếm còn được tiếp tục trong vùng gần khu tứ giác trên do HQ4 và HQ5 thay thế HQ6. Đến ngày 25.1, công tác tìm kiếm tạm ngừng.
Sau khi ngư dân tỉnh Bình Định cứu được 14 quân nhân vượt thoát từ đảo Quang Ảnh, phán đoán còn một số nhân viên khác vượt thoát trên một vài xuồng, các xuồng này trôi theo hướng tây nam theo gió Đông Bắc, Bộ chỉ huy hành quân lưu động biển tiếp tục tổ chức hành quân tìm kiếm tại 2 khu vực tứ giác (duyên hải từ Nha Trang đến Quy Nhơn và từ bờ ra khơi 70 hải lý vào ngày 30.1.1974). BTL Không quân cũng tổ chức 20 lần máy bay, dọc bờ biển duyên hải từ Nha Trang đến Đà Nẵng. Công tác tìm cứu chấm dứt vào ngày 5.2.1974.
Kết thúc trận hải chiến, phía VNCH có 19 quân nhân hy sinh hoặc mất tích, 35 quân nhân bị thương, 44 quân nhân bị TQ bắt trên đảo Hoàng Sa (Pattle) và đảo Hữu Nhật (Robert).
Ngay trong ngày 20.1, BTL Hải quân đã đề nghị Bộ Tổng Tham mưu yêu cầu hội Chữ Thập Đỏ quốc tế can thiệp với TQ trao trả các tù binh do TQ bắt giữ. Kết quả, phía TQ đã trao trả 48 quân nhân vào 2 đợt.
Đợt 1 gồm 5 quân nhân bị thương vào 31.1.1974 và đợt 2 gồm 43 quân nhân vào ngày 17.2.1974). Một chiến hạm (HQ10) bị chìm tại vùng giao tranh, 3 chiến hạm hư hại (đã trở về an toàn, trong đó HQ16 hỏng nặng, HQ4, HQ5 hư hại nhẹ). Thiệt hại về người của phía TQ không xác định được, 2 chiến hạm bị cháy và chìm (Kronstadt 274 và T.43 cải biến 396). 2 chiến hạm hư hại nặng (Kronstadt số 271 và T. 43 cải biến 389), 1 tầu đánh cá vũ trang hư hại nhẹ (Nam Ngư 402).
Sau trận chiến này, toàn bộ các đảo phía tây quần đảo Hoàng Sa do VNCH chốt giữ, quản lý đã bị TQ thôn tính và chiếm đóng bất hợp pháp. Ngay sau khi chiếm đóng, TQ đã cho đập phá các bia chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, đào các mộ của người Việt đã chôn ở đó, xoá các di tích lịch sử của người Việt để áp đặt “chủ quyền” của họ trên quần đảo này.
Ngay lập tức, chính quyền VNCH đã tuyên cáo về việc TQ dùng vũ lực xâm lược trắng trợn quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đồng thời khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngày 20/01/1974, Ngoại trưởng chính quyền VNCH cũng đã gọi điện và gửi thư cho Chủ tịch Hội đồng Bảo An cùng Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đề nghị những biện pháp cần thiết trước tình hình khẩn cấp về việc TQ dùng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa.
(GDVN) - Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương LHQ.
- Trung Quốc phái MiG oanh tạc dữ dội, Hoàng Sa thất thủ
- Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa, 2 bên cùng đổ bộ đảo Quang Hòa
- Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa
- Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền
- Ts Trần Công Trục: 3 lần Trung Quốc thừa cơ thôn tính Hoàng Sa
Tiếp theo bài 5 "Trung Quốc phái MiG oanh tạc dữ dội, Hoàng Sa thất thủ" trong loạt bài "Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam" do Tiến sĩ Trần Công Trục gửi tới độc giả báo Điện tử Giáo dục Việt Nam dịp 40 năm Trung Quốc (TQ) thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ. |
Trong bối cảnh cuộc kháng chiến thống nhất Tổ quốc của dân tộc Việt Nam bước vào giai đoạn nước rút, TQ đã lợi dụng hoàn cảnh đó để dùng vũ lực đánh chiếm nốt phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Nhìn nhận sự kiện này dưới bình diện của luật pháp quốc tế có thể khẳng định:
Một là, hành động đánh chiếm các đảo trong quần đảo ở Biển Đông bằng vũ lực là một sự vi phạm nghiêm trọng điều 2 khoản 4 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, trong đó cấm các quốc gia sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là cấm sử dụng vũ lực để xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia khác.
Nội dung điều khoản này trong Hiến chương Liên hợp quốc là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, đòi hỏi tất cả các nước thành viên của Tổ chức Liên hợp quốc, trong đó có TQ, phải tuân thủ.
Nguyên tắc này được phát triển và cụ thể hoá trong Nghị quyết 2625 ngày 24 tháng 10 năm 1970 của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong đó quy định: “Các quốc gia có nghĩa vụ không đe doạ hay sử dụng vũ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác, hay (coi đe doạ hay sử dụng vũ lực) như biện pháp giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả những tranh chấp về đất đai và những vấn đề liên quan đến biên giới của các quốc gia”.
Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa. |
Hai là, hành động TQ dùng vũ lực đánh chiếm phần phía Đông của quần đảo Hoàng Sa năm 1956 và chiếm nốt phần phía Tây của quần đảo này năm 1974 thực chất là một hành động xâm lược lãnh thổ của Việt Nam.
Ba là, theo luật pháp quốc tế việc TQ sử dụng vũ lực để chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa không tạo ra được chứng cứ pháp lý để khẳng định chủ quyền của TQ đối với các đảo, đá mà họ đã dùng vũ lực để chiếm đoạt.
Nghị quyết 2625 ngày 24/10/1970 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc được trích dẫn ở trên đã nêu rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do sử dụng vũ lực trái với các quy định của Hiến chương LHQ. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu của một quốc gia khác sau khi dùng vũ lực hay đe doạ sử dụng vũ lực. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng đe doạ hay sử dụng vũ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp”.
Hành động xâm lược nói trên không bổ sung vào bộ hồ sơ pháp lý về yêu sách chủ quyền của TQ ở Biển Đông. Những hành động như vậy đã bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ và chắc chắn sẽ bị các toà án quốc tế bác bỏ một khi chúng được đưa ra tòa án quốc tế nhằm minh chứng cho yêu sách chủ quyền của TQ ở Biển Đông.
TS Trần Công Trục: Thật ra mà nói việc mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc khiến tôi muốn cung cấp một số thông tin để cho tất cả bạn đọc trong và ngoài nước được tiếp cận thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn và rõ ràng hơn về một sự kiện mà có lẽ không quên được trong quá trình đấu tranh của lịch sử để bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn của đất nước.
Tôi nghĩ rằng từ trước tới nay cũng có khá nhiều thông tin, nội dung của các học giả cũng như các nghiên cứu người ta đã trực tiếp hoặc là gián tiếp tham gia vào trận hải chiến này. Tôi là người có điều kiện tiếp cận khai thác một trong các kho lưu trữ của hải quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũng như một số nhân chứng tôi tập trung trên phương tiện truyền thông. Tôi đã tập hợp và đăng lại để cung cấp cho bạn đọc một bức tranh tương đối khá chi tiết về sự kiện này.
Mặc Lâm: Qua nghiên cứu và trưng dẫn tài liệu về trận hải chiến này TS nhận xét thế nào về những người đã hy sinh trong các trận đánh ấy thưa ông?
TS Trần Công Trục: Trận hải chiến đó những người lính hải quân VNCH là những người con đất Việt. Họ đã hy sinh dũng cảm đề chiến đấu chống lại kẻ xâm lược để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam và như vậy cá nhân tôi, tôi đánh giá rất cao bởi vì ngoài việc họ là người Việt Nam họ có truyền thống bất khuất chống trả lại ngoại bang, đứng về pháp lý mà nói thì những người đó họ đại diện cho nhà nước Việt Nam trong quá trình bảo vệ và thực thi quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong quá trình lịch sử lâu dài bảo vệ chủ quyền của nhà nước này.
Mặc Lâm: Thưa TS nhân kỷ niệm 40 năm ngày mất Hoàng Sa sắp tới theo ông nhà nước có nên tổ chức một lễ vinh danh 74 chiến sĩ hải quân của VNCH đã hy sinh tại Hà nội hay TP HCM hay không? Theo ông thì thời điểm 40 năm đã đủ chín cho một hoạt động như vậy hay chưa?
TS Trần Công Trục: Qua thông tin mà tôi được biết thì thành phố Đà Nẵng là nơi trực tiếp quản lý Hoàng Sa họ đang chuẩn bị tổ chức một lễ phát động kỷ niệm ngày mà Hoàng Sa hoàn toàn bị Trung Quốc chiếm đóng.
Theo tôi điều quan trọng không phải là tổ chức những buổi lễ hoành tráng hay bằng nghi thức rất rầm rộ nhưng cái chính là làm sao cho dư luận trong lòng người dân Việt Nam trong và ngoài nước luôn luôn hướng về quần đảo Hoàng Sa. Cái mảnh đất thiêng liêng của cha ông Việt Nam từng đổ bao mồ hôi nước mắt để gìn giữ và bảo vệ nó. Mặc dù bây giờ cũng không còn cái gì trên thực tế nhưng về mặt ý chí, về mặt tinh thần, về mặt quyết tâm của người Việt Nam không bao giờ từ bỏ chủ quyền đâu và luôn luôn nhắc nhớ rằng quần đảo Hoàng Sa mãi mại là lãnh thổ của nước Việt Nam.
Mặc Lâm: Thưa TS nhà nước đã chấp nhận cho loạt bài này xuất hiện cũng là hình thức chấp nhận sự thật sau bao nhiêu năm, theo ông nhà nước có nên chính thức mang nó vào sách giáo khoa cho các thế hệ tiếp theo biết được sự kiện các trận hải chiến bảo vệ tổ quốc này hay không?
TS Trần Công Trục: Tất cả vấn đề giáo dục cho học sinh sinh viên, từ tiểu học đến trung học hay đại học, các cơ sở giáo dục khác thì đã có chủ trương của nhà nước là sẽ đưa các vấn đề này vào trong sách giáo khoa. Hiện nay thì Bộ Giáo dục đào tạo đang khẩn trương tiến hành việc đó.
Không phải chỉ nhân sự kiện này mà trong toàn bộ đều có cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Tôi là người đã được mời tham gia trong một số cuộc họp trao đổi, thảo luận chuẩn bị cho tài liệu giáo dục này cho Bộ Giáo dục đào tạo.
TS Trần Công Trục: Rõ ràng là trong các cuộc đàm phán để giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên đất liền hay trên biển thì luôn luôn hết sức khó khăn phức tạp thậm chí kéo dài. Khi đã ngồi vào bàn đàm phán nói chuyện với nhau để tìm ra chân lý thì không phải là dễ, nó đòi hỏi thiện chí về mặt chính trị đồng thời xuất phát từ các thực tiễn khách quan đôi bên phải cầu thị để tìm ra đùng sự thật của nó.
Đương nhiên khi ngồi vào đàm phán thì mỗi anh đều phải khai thác điểm mạnh của mình, chân lý của mình và đồng thời tìm ra điểm yếu của đối phương để làm sao đó có thể chứng minh được quan điểm đứng đắn của mình trong quá trình đàm phán. Rõ ràng là Trung Quốc họ cũng có những điểm mạnh bởi vì họ là nước rất lớn, đã đàm phán rất nhiều với các nước có liên quan đến vấn đề biên giới trên bộ trên biển.
Lực lượng tham gia đàm phán và nghiên cứu của họ khá đông đảo và được đào tạo rất bài bản. Họ cũng có bước đi khá kỹ, tôi nghĩ đây là điểm mạnh của phía Trung Quốc.
Tôi không muốn nói là yếu nhưng tôi nghĩ rằng họ cũng có những vấn đề. Chẳng hạn họ lập luận chưa được cụ thể rõ ràng. Quan điểm về mặt pháp lý thì bằng chứng mà họ khẳng định những yêu sách của họ là đứng đắn thì rất yếu. Thí dụ cả cộng đồng quốc tế cũng như các học giả, chính khách đều nhìn thấy những yêu sách Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền của họ đến 80% Biển Đông nằm trong đường lưỡi bò là một chính sách rõ ràng vô lý, không căn cứ vào bất kỳ cơ sở pháp lý, bất kỳ tiêu chuẩn pháp lý nào của luật pháp quốc tế cả.
Đấy là một điểm rất yếu. Khi họ tìm cách khẳng định thực tế và tranh giành sự công nhận cái yêu sách vô lý đó và nếu như các bên có liên quan trực tiếp ngồi đàm phán không nhận rõ những điều đó để có những bước đấu tranh thích hợp trong bàn đàm phán có thể rất là khó khăn.
Hay là quyền thủ đắc lãnh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho đến nay theo tôi được biết Trung Quốc hay đưa ra lập luận rằng Trung Quốc có chủ quyền lịch sử vì người Trung Quốc đã phát triển, đã khai phá đã làm ăn từ lâu đời rồi… những điều đó có đúng với nguyên tắc luật pháp được áp dụng và được thế giới thừa nhận hay không lại là chuyện khác. Hiện nay có rất nhiều quan điểm đưa ra khác nhau nên chúng ta cần phải chuẩn bị để có thể chứng minh trong các cuộc đàm phán và đây là những điều mà tôi nghĩ là điểm yếu của họ.
Mặc Lâm: Thưa ông lịch sử cho thấy Mỹ đã quay lưng với Hoàng Sa vì những thỏa thuận của họ đối với Bắc Kinh trong năm 1974. Bây giờ họ lại quay lại Biển Đông trong mục tiêu trở lại châu Á Thái Bình Dương nhằm tranh giành ảnh hưởng với lá chủ bài là bảo vệ các nước nhỏ và giám sát Trung Quốc. Theo ông thì Việt Nam nên làm gì để tránh vết xe đổ của lịch sử nhưng không mất đi cơ hội dựa vào Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc?
TS Trần Công Trục: Vâng, tôi nghĩ rằng quan điểm của nhà nước Việt Nam ta thì như các bạn đã biết trong bất kỳ hoàn cảnh nào cho dù lúc thuận lợi hay lúc khó khăn nhất trong các cuộc đấu tranh thì Việt Nam luôn luôn kêu gọi sự đoàn kết đại dân tộc, luôn luôn kêu gọi tinh thần tự lực tự cường và tự bản thân người dân Việt Nam phải đòan kết để bảo vệ lấy cái chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Đương nhiên điều đó không có nghĩa là Việt Nam tự cô lập với thế giới. Việt Nam sẵn sàng kêu gọi sự ủng hộ đoàn kết của các quốc gia trên thế giới và đánh giá rất cao vai trò cường quốc của các nước lớn và Việt Nam sẵn sàng nhận những sự ủng hộ đó nếu những giúp đỡ ấy có tính chất vô tư, xây dựng và đúng ý nghĩa. Việt Nam sẽ có thể chấp nhận nhưng đồng thời qua đó Việt Nam có thể nhận ra được những ai, những người nào muốn lợi dụng điều này vì lợi ích của họ và thậm chí cũng có thể biết được họ có thỏa thuận trên lưng của người Việt Nam trong quá trình đấu tranh gìn giữ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia hay không.
Tôi cho rằng trong các đường lối chủ trương mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đã từng công bố như bài diễn văn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La thì Việt Nam đã nói rất rõ rằng đánh giá rất cao vai trò của các cường quốc như Hoa Kỳ, Trung Quốc trong khu vực châu Á Thái bình dương này, và muốn họ thể hiện vai trò đó trong hướng giúp đỡ cho các bên ngồi lại với nhau để giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp đó. Đừng để tranh chấp xảy ra trở thành một cuộc xung đột có thể dẫn đến cuộc chiến tranh đẫm máu bất lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.
Việt Nam không muốn đứng về nước này mà chống nước kia. Tôi nghĩ rằng đấy là một chính sách đứng đắn và đấy là bản lĩnh của người Việt Nam và tôi cho rằng điếu đó là rất đúng. Riêng cá nhân chúng tôi cho rằng nhà nước nên tiếp tục con đường đó và chắc chắn con đường này sẽ được ủng hộ rất tích cực, rất có hiệu quả của các quốc gia đặc biệt là những nước lớn.
Tôi cũng thấy rằng rõ ràng trong bối cảnh hiện nay việc Hoa Kỳ xoay trở lại khu vực này thì tôi nghĩ họ cũng đã nhận rõ ràng nguy cơ của sự mất cân bằng trong khu vực này và họ muốn tái lập sự cân bằng đó. Và chính sự cân bằng đó sẽ giúp cho việc giữ gìn sự ổn định trong khu vực và tạo cơ hội cho các bên có thể ngồi lại với nhau giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Mặc Lâm: Xin được đưa ra câu hỏi chót. Thưa TS sự xuất hiện loạt bài hải chiến Hoàng Sa lần đầu tiên trên cơ quan chính thống cho thấy có sự thay đổi lớn trong cách đối phó với vấn đề Biển Đông của nhà nước, theo TS thì bước kế tiếp Việt Nam cần phải làm gì thêm nữa?
TS Trần Công Trục: Với tấm lòng của một người Việt Nam chúng tôi muốn nêu lên sự thật lịch đó và vấn đề pháp lý có liên quan để mọi người chia sẻ. Tôi cũng muốn rằng qua loạt bài này tôi sẽ nhận được thêm rất nhiều những bộ phim của các học giả có tiếng tăm trong và ngoài nước đặc biệt là những chiến sĩ hải quân VNCH trước đây đã từng tham gia các trận đánh này có thể làm cho tư liệu đứng đắn hơn, xác thực và hoàn chỉnh hơn để ghi lại cho con cháu ngày sau biết rõ một sự kiện như vậy trong quá trình đấu tranh của dân tộc.
Đương nhiên tôi cho rằng sự quan tâm và đồng lòng đó làm tôi rất xúc động bởi vì được rất nhiều bạn đọc trong ngoài nước quan tâm. Đặc biệt là các học giả rất quan tâm họ cũng chia sẻ và động viên tôi. Tôi cho rằng muốn giải quyết hòa bình những vấn đề một cách cơ bản lâu dài thì không nên dùng ý chí chủ quan của các bên, mà phải trên cơ sở thông tin khoa học khách quan, hiểu biết lẫn nhau thì mới có thể ngồi được với nhau để giải quyết vấn đề. Nếu tất cả mọi người chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của mình thì chắc chắn sẽ không bao giờ gặp nhau và sẽ khó có thể thuận lợi.
Công việc đầu tiên đối với chúng tôi là sẽ tiếp tục việc tập hợp những người học giả, những người nghiên cứu, những người đã từng có cống hiến, đóng góp vào những sự kiện lịch sử này để cùng nhau nghiên cứu, tìm cách bổ xung hơn nữa những tư liệu để phục vụ cho cuộc đấu tranh đặc biệt là những cuộc đàm phán trong tương lai.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Bài 7:"Để giữ vững chủ quyền phải đoàn kết dân tộc, tự lực cánh sinh"
(GDVN) - Đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn nguy hiểm đến đâu.
- Thừa cơ thôn tính Hoàng Sa không có giá trị pháp lý cho yêu sách của TQ
- Trong ba ngày tới: Bắc Bộ tiếp tục rét đậm, rét hại
- Trung Quốc phái MiG oanh tạc dữ dội, Hoàng Sa thất thủ
- Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa, 2 bên cùng đổ bộ đảo Quang Hòa
- Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa
- Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền
- Ts Trần Công Trục: 3 lần Trung Quốc thừa cơ thôn tính Hoàng Sa
Tiếp theo bài 6 Thừa cơ thôn tính Hoàng Sa không có giá trị pháp lý cho yêu sách của TQ trong loạt bài "Hoàng Sa mãi mãi là lãnh thổ của Việt Nam" do Tiến sĩ Trần Công Trục gửi tới độc giả báo Điện tử Giáo dục Việt Nam dịp 40 năm Trung Quốc (TQ) thôn tính toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Lịch sử đã chứng minh, nước mất thì nhà tan, chủ quyền lãnh thổ thường bị ngoại bang xâm phạm khi khối đoàn kết dân tộc bị suy giảm, khi mà trên dưới không đồng lòng, khi có sự tranh giành lợi ích, địa vị… giữa các cá nhân và nhóm lợi ích, khi có sự phân biệt chia rẽ trong nội bộ của một quốc gia, giữa các quốc gia, khu vực và quốc tế vì những tính toán vụ lợi...Đoàn kết dân tộc là nguồn sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn nguy hiểm đến đâu.
Sau năm 1954, do bối cảnh lịch sử Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền Nam, Bắc theo hiệp đinh Geneva, chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) ở miền Nam tiếp nhận sự bàn giao của Pháp, tiếp tục thực thi chủ quyền đầy đủ và liên tục đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam thông qua việc cắt quân đồn trú, thị sát, quản lý, thành lập đơn vị hành chính.
Cả 3 lần Trung Quốc (TQ) đem quân thôn tính Hoàng Sa (1909, 1956 và 1974) đều là thời điểm Việt Nam đang phải đối mặt với chiến tranh, địch họa. Năm 1974, lợi dụng cuộc kháng chiến thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam đang vào thời kỳ nước rút, TQ đem quân thôn tính nốt nhóm đảo phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, chính thể VNCH đã kiên quyết bảo vệ chủ quyền, những người con Việt Nam tham gia trận hải chiến không cân sức này đã chiến đấu và ngã xuống để bảo vệ chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của dân tộc Việt.
Trong bối cảnh lịch sử thời đó, có thể lập trường chính trị 2 miền khác nhau, nhưng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định, “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, việc những người lính miền Nam chiến đấu, ngã xuống là nhằm kiên quyết bảo vệ chủ quyền của người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam ở Hoàng Sa. Đó là hành động đại diện cho Nhà nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong việc thực thi và bảo vệ chủ quyền mà chúng ta không thể xem nhẹ.
Về mặt pháp lý, họ là một chủ thể trong quan hệ quốc tế được thừa nhận bởi hiệp định Geneva. Những tuyên bố của chính quyền VNCH bảo vệ chủ quyền ở Hoàng Sa, những người lính miền Nam chiến đấu ở Hoàng Sa ngã xuống phải được ghi nhận, đó là bằng chứng của quá trình Nhà nước Việt Nam thực thi chủ quyền liên tục đối với quần đảo này trong suốt chiều dài lịch sử.
Sơ đồ tác chiến của Hải quân VNCH trong hải chiến Hoàng Sa 1974 |
Sắp tới năm 2014 là tròn 40 năm ngày Hoàng Sa bị TQ thôn tính bất hợp pháp, chúng ta cần phải nhận thức đúng đắn vai trò và sự hy sinh của những người lính miền Nam bảo vệ Hoàng Sa, về mặt pháp lý đó là bằng chứng Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ đã thực thi chủ quyền một cách hòa bình và liên tục và đầy đủ đối với quần đảo này. Chúng ta tri ân các liệt sĩ anh dũng hy sinh để bảo vệ quần đảo Trường Sa năm 1988 thì cũng không thể quên rằng, năm 1974 những người con đất Việt của chúng ta đã ngã xuống để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước họng súng của TQ.
Đó là thực tế không ai phủ nhận được. Chúng ta phải quan tâm và vinh danh những người lính đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa bởi họ là những người Việt Nam, đại diện cho Việt Nam để gìn giữ chủ quyền. Chúng ta không được quên điều đó, đó mới chính là truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân các thế hệ cha anh của người Việt, đó cũng mới là cách thiết thực nhất để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đấu tranh đòi lại chủ quyền Hoàng Sa và bảo vệ chủ quyền Trường Sa trong bối cảnh hiện nay.
Nếu chúng ta không quan tâm đầy đủ và đúng mực đối với vấn đề Hoàng Sa 1974 và vai trò đại diện cho Việt Nam thực thi, bảo vệ chủ quyền quần đảo này của những người lính miền Nam, chúng ta sẽ mất đi một nguồn sức mạnh vô cùng to lớn và quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà hiện nay ta đang rất cần. Về pháp lý, đó chính là bằng chứng sống động của việc thực thi chủ quyền hòa bình, liên tục của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, có sức nặng rất lớn trong công tác đấu tranh ngoại giao và pháp lý bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, đồng thời bác bỏ các yêu sách vô lý và thủ đoạn chia rẽ nội bộ ta trong vấn đề Biển Đông từ phía đối phương chỉ vì những khác biệt về mặt nhận thức.
Hiện nay, hơn bao giờ hết phải tạo được sự đồng thuận và đoàn kết nội khối để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Công luận khu vực và quốc tế cũng chỉ có thể ủng hộ chúng ta trong tiến trình đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông khi chính người Việt Nam phải đoàn kết, thống nhất và có ý thức cùng nhau đấu tranh, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ.
Những người con Đất Việt anh dũng ngã xuống trước họng súng TQ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quần đảo Hoàng Sa của dân tộc Việt Nam. |
Nhìn qua TQ, mặc dù những yêu sách họ đưa ra ở Biển Đông là cực kỳ vô lý và không có bất cứ cơ sở pháp lý nào, nhưng họ lại rất thống nhất, bài bản và hệ thống trong việc thực hiện âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò, biến Biển Đông thành ao nhà. Gần đây nhất, Bộ Chính trị đảng Cộng sản TQ họp bàn vấn đề phát triển TQ thành cường quốc về biển, trong đó có nêu phương châm chỉ đạo hết sức vô lý và không thể chấp nhận ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, đó là “chủ quyền thuộc TQ, gác tranh chấp cùng khai thác.”
Động thái này rõ ràng nhằm tạo ra sự thống nhất về mặt quan điểm, tư tưởng về cái gọi là “lợi ích cốt lõi quốc gia” và họ bắt đầu triển khai. TQ ở thế phi nghĩa mà còn thống nhất cao độ từ trên xuống dưới như vậy thì đó là một điều chúng ta cần đặc biệt lưu ý và soi lại mình.
Dân tộc Việt Nam có một truyền thống yêu nước nồng nàn và đã được minh chứng qua các thời kỳ lịch sử. Người Việt Nam đều quan tâm, băn khoăn, trăn trở đến toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ của đất nước, thậm chí có thể thể hiện lòng yêu nước của mình bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên chúng ta vẫn đang tồn tại những nhận thức, quan điểm trái ngược nhau trong cách thức bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh hải, làm thế nào để thống nhất chủ trương bảo vệ chủ quyền một cách nhất quán, rõ ràng, công khai, minh bạch, đúng luật và củng cố khối đại đoàn kết của toàn dân tộc, tập hợp được rất nhiều tầng lớp khác nhau, đặc biệt là công tác tham mưu nghiên cứu. Do đó chúng ta cần nỗ lực thống nhất từ trên xuống dưới, xây dựng và củng cố đội ngũ các nhà nghiên cứu, tham mưu và hoạch định chính sách tâm huyết, bản lĩnh và có trình độ cao.
Trong bối cảnh tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nhân tố khó lường như hiện nay, TQ liên tục đưa ra các phép thử thăm dò thái độ của các bên liên quan và tiếp tục lấn tới trong việc khẳng định yêu sách phi lý của họ với đường lưỡi bò ở Biển Đông, trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974 còn cho chúng ta một bài học đắt giá: Muốn bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thì không thể dựa hoàn toàn vào bên ngoài, theo phe này hay phe kia mà phải tự lực cánh sinh, kết hợp với việc vận dụng tối đa xu thế quốc tế và khu vực, quan hệ đối ngoại để thực hiện mục tiêu này.
Chính ông Nguyễn Văn Thiệu, Tổng thống VNCH năm 1974 đã nhận định rằng TQ sẽ đánh Trường Sa, thôn tính bằng vũ lực giống như những gì họ đã làm ở Hoàng Sa có sự tiếp tay hoặc làm ngơ của Mỹ. Và thực tế lịch sử đã chứng minh, các nước lớn bao giờ cũng tính đến lợi ích của họ đầu tiên và trên hết trong các vấn đề quốc tế. Họ sẵn sàng đổi chác trên lưng của các nước liên quan trực tiếp để bảo vệ lợi ích chiến lược của họ. Hạm đội 7 của Mỹ hoàn toàn có thể can thiệp khi TQ đem quân đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974 khi VNCH là đồng minh của Mỹ, nhưng Washington đã không làm như vậy. Người Mỹ và người TQ đã đổi chác trên lưng dân tộc Việt Nam. Bài học này chúng ta không bao giờ được phép quên.
Tự lực tự cường chính là truyền thống là ý chí và nhân phẩm của người Việt Nam đươc hun đúc bằng máu xương và mồ hôi nước mắt của biết bao thế hệ. Cho đến ngày nay truyền thống, nhân cách đó vẫn không bao giờ phai nhòa, vẫn luôn luôn được duy trì và phát huy! Nó được thể hiên trong đường lối chủ trương của hiện nay của Nhà nước Việt Nam thông qua các văn bản, tuyên bố chính thức.
Tuy nhiên, nhấn mạnh điều đó không có nghĩa là VN muốn cô lập, xem nhẹ sự giúp đỡ ủng hộ của bạn bè quốc tế. Hai cuộc kháng chiến dành độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc của chúng ta là một minh chứng hùng hồn, dựa vào sức mình là chính và tranh thủ tối đa sự ủng hộ cũng như các xu thế có lợi từ bên ngoài.
Việt Nam đánh giá cao sức mạnh đoàn kết quốc tế và khu vực, nhất là trong tình hình quốc tế hiện nay, Việt Nam luôn luôn tôn trong vai trò vị trí của các cường quốc trong thế cân bằng chiến lược quốc tế hiện tại. Điều này được thể hiện rất rõ trong bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại diễn đàn an ninh Shangri-la năm qua ở Singapore.
Đồng thời Việt Nam cũng không chủ trương ngả theo một cường quốc nào, không lợi dụng nước này, phe nhóm này để chống lại nước khác, không liên minh quân sự, chinh tri… Bởi vì bài học phải trả giá bằng máu xương qua lịch sử nhân loại cho thấy, nếu hoàn toàn trong cậy, ỷ lại một cường quốc nào đó thì mất nhiều hơn là được! Bất kỳ một ai trong quan hệ quốc tế, trước hết họ đều vì lợi ích của chính họ, họ sẵn sàng hy sinh lợi ích nhỏ để lấy lợi ích lớn hơn, thất thủ Hoàng Sa là một bài học.
(GDVN) - “Dù chúng tôi không thể giữ được mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nhưng cũng luôn đau đáu nghĩ về nơi ấy. Đó là nơi chủ quyền của ông cha ta đã chịu nhiều hi sinh mất mát để bảo vệ.”
- "Để giữ vững chủ quyền phải đoàn kết dân tộc, tự lực cánh sinh"
- Thừa cơ thôn tính Hoàng Sa không có giá trị pháp lý cho yêu sách của TQ
- Trung Quốc phái MiG oanh tạc dữ dội, Hoàng Sa thất thủ
- Hải chiến Hoàng Sa 1974 khai hỏa, 2 bên cùng đổ bộ đảo Quang Hòa
- Địch đông ta ít, VNCH thay đổi kế hoạch tác chiến tái chiếm Hoàng Sa
- Phát hiện TQ chiếm Hoàng Sa, VNCH chuẩn bị chiến đấu đòi lại chủ quyền
- Ts Trần Công Trục: 3 lần Trung Quốc thừa cơ thôn tính Hoàng Sa
Chúng tôi tìm về Tiền Giang gặp lại nhân chứng sống trực tiếp tham gia trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 chống lại quân Trung Quốc tấn công, thôn tính quần đảo thiêng liêng của người Việt. Qua những câu chuyện cho chúng ta thấy được phần nào mức độ ác liệt của trận chiến, tình cảm thiêng liêng đối với Tổ Quốc của những người con Đất Việt đã cầm súng bảo vệ Hoàng Sa.
Ông Đoàn Văn Nghiệp 62 tuổi, ở xã Thới Sơn, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang là thủy thủ tàu HQ16, một trong 15 người đổ bộ chốt giữ đảo Quang Ảnh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974. |
Cuộc chiến xảy ra ác liệt lắm…
Ông Đoàn Văn Nghiệp 62 tuổi, ở xã Thới Sơn, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang là thủy thủ tàu HQ16, một trong 15 người đổ bộ chốt giữ đảo Quang Ảnh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974 nhớ lại: “Sáng ngày 19/1/1974, chúng tôi nhận lệnh đổ bộ lên bờ để bảo vệ đảo, anh em rất tự hào tiến lên. Lúc đấy, Trung úy Lâm Chí Liêm làm trưởng toán mang theo 2 súng M79, 3 súng M16, một máy thông tin liên lạc và một số súng đạn khác cùng một ít lượng thực. Chúng tôi tiến lên đảo để chiếm đóng và tổ chức phòng thủ tại đây”.
Ông Nghiệp nhớ lại: “Lúc đó, chúng tôi lên được đảo và thiết lập hệ thống phòng thủ chờ lệnh tiếp theo từ phía chỉ huy. Không ai nghĩ rằng sẽ xảy ra một trận thủy chiến với tàu Trung Quốc. Bởi trước đó, hai bên chỉ “khẩu chiến” với nhau”.
Theo ông, tàu VNCH liên tục phát tín hiệu yêu cầu tàu Trung Quốc di chuyển ra khỏi khu vực chủ quyền của Việt Nam. Nhưng phía họ cũng phản ứng lại tương tự. Đôi bên giằng co “khẩu chiến”, đến trưa cùng ngày, phía VNCH nhận thấy Trung Quốc có dấu hiệu dùng vũ lực tấn công, nên đã chủ động đánh đòn phủ đầu.
“Đến khoảng trưa ngày 19/1/1974, hai bên bắt đầu nổ súng. Tàu VNCH bắn chìm tàu chiến 274 của Trung Quốc trước. Sau đó, đối phương cũng đã kịp phản ứng và bắt đầu khai hỏa tấn công ngược lại. Khi ấy, tôi đứng trên đảo quan sát diễn biến trận đánh và bắt đầu lo lắng” – ông bồi hồi nói, Trung Quốc huy động lực lượng quá đông và mạnh.
Ông Nghiệp nhớ lại: “Năm đó, lực lượng của VNCH gồm 4 tàu chiến: 2 tuần dương hạm là HQ16 (Lý Thường Kiệt), HQ5 (Trần Bình Trọng) và 2 tàu HQ4 (Trần Khánh Dư), HQ10 (Nhật Tảo). Còn phía Trung Quốc, lúc đấy có 6 tàu và lực lượng tiếp ứng của đối phương cũng nhiều hơn”.
Trưa hôm đó, tàu HQ10 đã hạ tàu 396 của Trung Quốc khiến tàu này ủi vào bờ và mất khả năng chiến đấu. Tuy nhiên, HQ10 cũng bị tổn thất nặng nề, bị hỏa lực của 2 tàu chiến Trung Quốc bắn trúng đài chỉ huy và hầm máy khiến tàu bốc cháy dữ dội và bắt đầu chìm, quân số trên tàu tổn thất nghiêm trọng, chỉ còn lại 22 người kịp thoát khỏi tàu.
Riêng HQ4 cũng bị trúng đạn tại đài chỉ huy và chạy về phía bắc của đảo để bảo vệ an toàn. Còn chiếc HQ5 vẫn bám sát tàu chiến 271 của địch. Tuy nhiên, do chiếc 389 của Trung Quốc hỗ trợ, hỏa lực hai tàu địch dồn vào HQ5 buộc tàu phải rút lui để đảm bảo an toàn.
Chỉ còn lại chiến hạm HQ16 nhưng cũng bị đạn Trung Quốc bắn trúng, làm mất điện và nước tràn vào khoang làm tàu bị nghiêng, buộc phải di chuyển ra xa vùng chiến sự để bảo toàn lực lượng.
“Sau gần 2h nổ súng, lực lượng phía VNCH tổn thất nặng, HQ10 bị chìm không thể rút về, còn HQ4 và HQ5 lần lượt rút về Đà Nẵng. Riêng HQ16 vẫn còn muốn quay lại đón chúng tôi về cùng, tuy nhiên sau đó được lệnh từ ban chỉ huy, tàu cũng phải cơ động về, không quay lại rước.”- ông nhớ lại.
Ngồi kể lại cho chúng tôi nghe trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa cách đây gần 40 năm như cứ tưởng ông vừa mới trở về từ đấy.
Ngoài những hình ảnh trận đánh năm xưa, ông vẫn còn nhớ như in, nhớ từng chi tiết cụ thể thì ký ức đứng trước ranh giới sự sống và cái chết cũng khiến ông không thể nào quên được.
Giành giật sự sống với tử thần
Sau trận chiến đó, toàn bộ tàu của VNCH rút về đất liền, phía Trung Quốc cũng đưa thêm tàu và máy bay ra tiếp viện, chuẩn bị tấn công vào các đảo đang có người của VNCH đóng giữ.
Cuộc chiến xảy ra ác liệt lắm… |
Trước tình thế nguy cấp đó, ông và 14 người trên đảo Quang Ảnh có một đêm mất ngủ vì lo lắng. Ông kể: “Sau trận chiến, chúng tôi nhận được điện đàm cho biết tàu không thể trở ra cứu hộ được, anh em toàn quyền quyết định hành động. Lúc đó, anh em cũng đã hiểu rõ tình thế. Buộc lòng chúng tôi phải bàn tính kế tiếp theo”.
Tối 19/1, mọi người rất căng thẳng và lo lắng, nếu ngày mai phía Trung Quốc quay lại công kích, chắc chắn sẽ chết bì không thể chống lại được những làn đạn pháo dồn dập của địch.
Đúng như dự đoán, sáng ngày 20/1/1974, ở đảo phía đối diện, Trung Quốc đã công kích và bắt toàn bộ quân số của VNCH trên đảo đó.
Ông Nghiệp nhớ lại thời khắc quyết định: “Trước tình thế nguy cấp đó, anh em chúng tôi đã bàn tính kế hoạch và thống nhất ý kiến rút quân tìm đường về đất liền để đảm bảo an toàn. Thế là chúng tôi sử dụng bè để rời đảo vào lúc 11h trưa cùng ngày, dù còn một chút hi vọng mong manh cũng phải đi”.
“Suốt 10 ngày trôi lênh đênh trên biển, chúng tôi chỉ uống nước cầm cự mạng sống. Anh em thống nhất tuân thủ quy định, mỗi người chỉ uống một muỗng nước, ngày uống 3 muỗng. Không ai được uống nhiều vì sợ không đủ nước cầm cự đến khi gặp được thuyền cứu hộ”.
Ông Đoàn Văn Nghiệp, thời trẻ, thủy thủ tàu HQ16, một trong 15 người đổ bộ chốt giữ đảo Quang Ảnh trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974. |
Dù đã tiết kiệm nhưng đến ngày thứ 6, đoàn đội cũng hết nước ngọt để uống. Lúc này, mỗi người phải uống nước tiểu của mình mà sống. Có anh bị sảng đến nỗi nhảy xuống biển và nói: “Các anh ở đây, tôi đi lấy nước ngọt về cho mọi người uống”.
Ông cũng kể lại rằng, trước khi xuống bè đi đã quy định rõ, nếu ai chết trước thì không thể mang xác về được, mà sẽ bỏ lại biển khơi. Bởi nếu để xác lại thì mùi hôi thối sẽ khiến những người còn lại không chịu được. Tất cả thống nhất và một lòng hi vọng trở về đất liền để gặp lại gia đình, vợ con. Đứng trước ranh giới giữa sự sống và cái chết, con người mới bộc lộ hết được những phẫm chất, ý chí đáng quý của mình.
Đến ngày thứ 10, ông và các đồng đội may mắn được một tàu cá cứu và đưa về căn cứ Hải đội 2 ở Quy Nhơn. Toàn đội nhanh chóng được đưa đến bệnh viện quân y Quy Nhơn cấp cứu. Nhưng trước đó, một người đã chết khi vừa gặp tàu cá.
Mãi đến ngày hôm nay, ông vẫn không thể quên được những ký ức đó. Mỗi lần nhớ lại, ông đều rơm rớm nước mắt. Có lẽ, đó là những ký ức mà ít ai trải qua. Một cuộc đời nếm trải cái ranh giới sự sống và cái chết, chứng kiến những hi sinh mất mát của đồng đội. Ông khóc vì tiếc thương cho đồng đội đã ngã xuống vì biển đảo, khóc vì những chuỗi ngày đối diện với cái chết nhưng đồng đội không bỏ nhau, vẫn đoàn kết chia sẽ từng giọt nước.
Lâu lâu, ông lại lấy tời giấy đặc cách thăng cấp quân hàm ra xem và chỉ tên từng đồng đội. Ông cũng đánh dấu vào đấy tên những người đã cùng mình vượt qua cái chết sau 10 ngày trên biển. “Từ ngày hòa bình đến nay, chúng tôi mất liên lạc và không còn gặp nhau nữa. Nếu ngày đó, không có anh Nguyễn Ngọc Cẩn (quê Kiên Giang) thì toàn đội không dám lên bè đi về. Vì anh ấy giỏi thiên văn và có kinh nghiệm đi biển” – ông thở dài nhớ lại.
Rồi ông khẳng định: “Cuộc chiến đã lùi xa gần 40 năm nhưng ký ức vẫn còn đó như mới ngày hôm qua, dù chúng tôi không thể giữ được mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc nhưng cũng luôn đau đáu nghĩ về nơi ấy. Đó là nơi chủ quyền của ông cha ta, đã chịu nhiều hi sinh mất mát để bảo vệ. Vì vậy, mong thế hệ trẻ sau này cần phát huy tinh thần của thế hệ trước, đòi lại chủ quyền và bảo vệ mảnh đất của mình…”.
Sự thật về hải chiến Hoàng Sa
Mặc Lâm
Gần đến ngày kỷ niệm 40 năm Trung Quốc đánh chiếm trái phép
quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam báo Giáo Dục đăng tải loạt bài về trận hải chiến
giữa hải quân Việt Nam Cộng Hòa và quân Trung quốc diễn ra từ ngày 17 tới 19
tháng 1 năm 1974 do TS Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ
nghiên cứu và biên tập.Được tiếp cận thông tin đầy đủ hơn
Mặc Lâm phỏng vấn ông để biết thêm chi tiết. Khi được hỏi động cơ đã khiến ông thực hiện việc này TS Trục cho biết:TS Trần Công Trục: Thật ra mà nói việc mất Hoàng Sa vào tay Trung Quốc khiến tôi muốn cung cấp một số thông tin để cho tất cả bạn đọc trong và ngoài nước được tiếp cận thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn và rõ ràng hơn về một sự kiện mà có lẽ không quên được trong quá trình đấu tranh của lịch sử để bảo vệ chủ quyền, sự toàn vẹn của đất nước.
Tôi nghĩ rằng từ trước tới nay cũng có khá nhiều thông tin, nội dung của các học giả cũng như các nghiên cứu người ta đã trực tiếp hoặc là gián tiếp tham gia vào trận hải chiến này. Tôi là người có điều kiện tiếp cận khai thác một trong các kho lưu trữ của hải quân Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũng như một số nhân chứng tôi tập trung trên phương tiện truyền thông. Tôi đã tập hợp và đăng lại để cung cấp cho bạn đọc một bức tranh tương đối khá chi tiết về sự kiện này.
Mặc Lâm: Qua nghiên cứu và trưng dẫn tài liệu về trận hải chiến này TS nhận xét thế nào về những người đã hy sinh trong các trận đánh ấy thưa ông?
TS Trần Công Trục: Trận hải chiến đó những người lính hải quân VNCH là những người con đất Việt. Họ đã hy sinh dũng cảm đề chiến đấu chống lại kẻ xâm lược để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam và như vậy cá nhân tôi, tôi đánh giá rất cao bởi vì ngoài việc họ là người Việt Nam họ có truyền thống bất khuất chống trả lại ngoại bang, đứng về pháp lý mà nói thì những người đó họ đại diện cho nhà nước Việt Nam trong quá trình bảo vệ và thực thi quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong quá trình lịch sử lâu dài bảo vệ chủ quyền của nhà nước này.
Mặc Lâm: Thưa TS nhân kỷ niệm 40 năm ngày mất Hoàng Sa sắp tới theo ông nhà nước có nên tổ chức một lễ vinh danh 74 chiến sĩ hải quân của VNCH đã hy sinh tại Hà nội hay TP HCM hay không? Theo ông thì thời điểm 40 năm đã đủ chín cho một hoạt động như vậy hay chưa?
TS Trần Công Trục: Qua thông tin mà tôi được biết thì thành phố Đà Nẵng là nơi trực tiếp quản lý Hoàng Sa họ đang chuẩn bị tổ chức một lễ phát động kỷ niệm ngày mà Hoàng Sa hoàn toàn bị Trung Quốc chiếm đóng.
Theo tôi điều quan trọng không phải là tổ chức những buổi lễ hoành tráng hay bằng nghi thức rất rầm rộ nhưng cái chính là làm sao cho dư luận trong lòng người dân Việt Nam trong và ngoài nước luôn luôn hướng về quần đảo Hoàng Sa. Cái mảnh đất thiêng liêng của cha ông Việt Nam từng đổ bao mồ hôi nước mắt để gìn giữ và bảo vệ nó. Mặc dù bây giờ cũng không còn cái gì trên thực tế nhưng về mặt ý chí, về mặt tinh thần, về mặt quyết tâm của người Việt Nam không bao giờ từ bỏ chủ quyền đâu và luôn luôn nhắc nhớ rằng quần đảo Hoàng Sa mãi mại là lãnh thổ của nước Việt Nam.
Mặc Lâm: Thưa TS nhà nước đã chấp nhận cho loạt bài này xuất hiện cũng là hình thức chấp nhận sự thật sau bao nhiêu năm, theo ông nhà nước có nên chính thức mang nó vào sách giáo khoa cho các thế hệ tiếp theo biết được sự kiện các trận hải chiến bảo vệ tổ quốc này hay không?
TS Trần Công Trục: Tất cả vấn đề giáo dục cho học sinh sinh viên, từ tiểu học đến trung học hay đại học, các cơ sở giáo dục khác thì đã có chủ trương của nhà nước là sẽ đưa các vấn đề này vào trong sách giáo khoa. Hiện nay thì Bộ Giáo dục đào tạo đang khẩn trương tiến hành việc đó.
Không phải chỉ nhân sự kiện này mà trong toàn bộ đều có cuộc hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Tôi là người đã được mời tham gia trong một số cuộc họp trao đổi, thảo luận chuẩn bị cho tài liệu giáo dục này cho Bộ Giáo dục đào tạo.
Kinh nghiệm đàm phán
Mặc Lâm: Ông là một viên chức có kinh nghiệm đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biên giới, theo TS nhận xét thì những điểm mạnh hay yếu của họ là gì?TS Trần Công Trục: Rõ ràng là trong các cuộc đàm phán để giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên đất liền hay trên biển thì luôn luôn hết sức khó khăn phức tạp thậm chí kéo dài. Khi đã ngồi vào bàn đàm phán nói chuyện với nhau để tìm ra chân lý thì không phải là dễ, nó đòi hỏi thiện chí về mặt chính trị đồng thời xuất phát từ các thực tiễn khách quan đôi bên phải cầu thị để tìm ra đùng sự thật của nó.
Đương nhiên khi ngồi vào đàm phán thì mỗi anh đều phải khai thác điểm mạnh của mình, chân lý của mình và đồng thời tìm ra điểm yếu của đối phương để làm sao đó có thể chứng minh được quan điểm đứng đắn của mình trong quá trình đàm phán. Rõ ràng là Trung Quốc họ cũng có những điểm mạnh bởi vì họ là nước rất lớn, đã đàm phán rất nhiều với các nước có liên quan đến vấn đề biên giới trên bộ trên biển.
Lực lượng tham gia đàm phán và nghiên cứu của họ khá đông đảo và được đào tạo rất bài bản. Họ cũng có bước đi khá kỹ, tôi nghĩ đây là điểm mạnh của phía Trung Quốc.
Tôi không muốn nói là yếu nhưng tôi nghĩ rằng họ cũng có những vấn đề. Chẳng hạn họ lập luận chưa được cụ thể rõ ràng. Quan điểm về mặt pháp lý thì bằng chứng mà họ khẳng định những yêu sách của họ là đứng đắn thì rất yếu. Thí dụ cả cộng đồng quốc tế cũng như các học giả, chính khách đều nhìn thấy những yêu sách Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền của họ đến 80% Biển Đông nằm trong đường lưỡi bò là một chính sách rõ ràng vô lý, không căn cứ vào bất kỳ cơ sở pháp lý, bất kỳ tiêu chuẩn pháp lý nào của luật pháp quốc tế cả.
Đấy là một điểm rất yếu. Khi họ tìm cách khẳng định thực tế và tranh giành sự công nhận cái yêu sách vô lý đó và nếu như các bên có liên quan trực tiếp ngồi đàm phán không nhận rõ những điều đó để có những bước đấu tranh thích hợp trong bàn đàm phán có thể rất là khó khăn.
Hay là quyền thủ đắc lãnh thổ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho đến nay theo tôi được biết Trung Quốc hay đưa ra lập luận rằng Trung Quốc có chủ quyền lịch sử vì người Trung Quốc đã phát triển, đã khai phá đã làm ăn từ lâu đời rồi… những điều đó có đúng với nguyên tắc luật pháp được áp dụng và được thế giới thừa nhận hay không lại là chuyện khác. Hiện nay có rất nhiều quan điểm đưa ra khác nhau nên chúng ta cần phải chuẩn bị để có thể chứng minh trong các cuộc đàm phán và đây là những điều mà tôi nghĩ là điểm yếu của họ.
Mặc Lâm: Thưa ông lịch sử cho thấy Mỹ đã quay lưng với Hoàng Sa vì những thỏa thuận của họ đối với Bắc Kinh trong năm 1974. Bây giờ họ lại quay lại Biển Đông trong mục tiêu trở lại châu Á Thái Bình Dương nhằm tranh giành ảnh hưởng với lá chủ bài là bảo vệ các nước nhỏ và giám sát Trung Quốc. Theo ông thì Việt Nam nên làm gì để tránh vết xe đổ của lịch sử nhưng không mất đi cơ hội dựa vào Mỹ làm đối trọng với Trung Quốc?
TS Trần Công Trục: Vâng, tôi nghĩ rằng quan điểm của nhà nước Việt Nam ta thì như các bạn đã biết trong bất kỳ hoàn cảnh nào cho dù lúc thuận lợi hay lúc khó khăn nhất trong các cuộc đấu tranh thì Việt Nam luôn luôn kêu gọi sự đoàn kết đại dân tộc, luôn luôn kêu gọi tinh thần tự lực tự cường và tự bản thân người dân Việt Nam phải đòan kết để bảo vệ lấy cái chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình.
Đương nhiên điều đó không có nghĩa là Việt Nam tự cô lập với thế giới. Việt Nam sẵn sàng kêu gọi sự ủng hộ đoàn kết của các quốc gia trên thế giới và đánh giá rất cao vai trò cường quốc của các nước lớn và Việt Nam sẵn sàng nhận những sự ủng hộ đó nếu những giúp đỡ ấy có tính chất vô tư, xây dựng và đúng ý nghĩa. Việt Nam sẽ có thể chấp nhận nhưng đồng thời qua đó Việt Nam có thể nhận ra được những ai, những người nào muốn lợi dụng điều này vì lợi ích của họ và thậm chí cũng có thể biết được họ có thỏa thuận trên lưng của người Việt Nam trong quá trình đấu tranh gìn giữ chủ quyền và lãnh thổ quốc gia hay không.
Tôi cho rằng trong các đường lối chủ trương mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đã từng công bố như bài diễn văn của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Shangri-La thì Việt Nam đã nói rất rõ rằng đánh giá rất cao vai trò của các cường quốc như Hoa Kỳ, Trung Quốc trong khu vực châu Á Thái bình dương này, và muốn họ thể hiện vai trò đó trong hướng giúp đỡ cho các bên ngồi lại với nhau để giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp đó. Đừng để tranh chấp xảy ra trở thành một cuộc xung đột có thể dẫn đến cuộc chiến tranh đẫm máu bất lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.
Việt Nam không muốn đứng về nước này mà chống nước kia. Tôi nghĩ rằng đấy là một chính sách đứng đắn và đấy là bản lĩnh của người Việt Nam và tôi cho rằng điếu đó là rất đúng. Riêng cá nhân chúng tôi cho rằng nhà nước nên tiếp tục con đường đó và chắc chắn con đường này sẽ được ủng hộ rất tích cực, rất có hiệu quả của các quốc gia đặc biệt là những nước lớn.
Tôi cũng thấy rằng rõ ràng trong bối cảnh hiện nay việc Hoa Kỳ xoay trở lại khu vực này thì tôi nghĩ họ cũng đã nhận rõ ràng nguy cơ của sự mất cân bằng trong khu vực này và họ muốn tái lập sự cân bằng đó. Và chính sự cân bằng đó sẽ giúp cho việc giữ gìn sự ổn định trong khu vực và tạo cơ hội cho các bên có thể ngồi lại với nhau giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Mặc Lâm: Xin được đưa ra câu hỏi chót. Thưa TS sự xuất hiện loạt bài hải chiến Hoàng Sa lần đầu tiên trên cơ quan chính thống cho thấy có sự thay đổi lớn trong cách đối phó với vấn đề Biển Đông của nhà nước, theo TS thì bước kế tiếp Việt Nam cần phải làm gì thêm nữa?
TS Trần Công Trục: Với tấm lòng của một người Việt Nam chúng tôi muốn nêu lên sự thật lịch đó và vấn đề pháp lý có liên quan để mọi người chia sẻ. Tôi cũng muốn rằng qua loạt bài này tôi sẽ nhận được thêm rất nhiều những bộ phim của các học giả có tiếng tăm trong và ngoài nước đặc biệt là những chiến sĩ hải quân VNCH trước đây đã từng tham gia các trận đánh này có thể làm cho tư liệu đứng đắn hơn, xác thực và hoàn chỉnh hơn để ghi lại cho con cháu ngày sau biết rõ một sự kiện như vậy trong quá trình đấu tranh của dân tộc.
Đương nhiên tôi cho rằng sự quan tâm và đồng lòng đó làm tôi rất xúc động bởi vì được rất nhiều bạn đọc trong ngoài nước quan tâm. Đặc biệt là các học giả rất quan tâm họ cũng chia sẻ và động viên tôi. Tôi cho rằng muốn giải quyết hòa bình những vấn đề một cách cơ bản lâu dài thì không nên dùng ý chí chủ quan của các bên, mà phải trên cơ sở thông tin khoa học khách quan, hiểu biết lẫn nhau thì mới có thể ngồi được với nhau để giải quyết vấn đề. Nếu tất cả mọi người chỉ dựa vào ý kiến chủ quan của mình thì chắc chắn sẽ không bao giờ gặp nhau và sẽ khó có thể thuận lợi.
Công việc đầu tiên đối với chúng tôi là sẽ tiếp tục việc tập hợp những người học giả, những người nghiên cứu, những người đã từng có cống hiến, đóng góp vào những sự kiện lịch sử này để cùng nhau nghiên cứu, tìm cách bổ xung hơn nữa những tư liệu để phục vụ cho cuộc đấu tranh đặc biệt là những cuộc đàm phán trong tương lai.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.