Bâng khuâng chiều ba mươi
Đi qua vùng cỏ non
Ngỡ mùa xuân đang tới
Bâng khuâng chiều ba mươi
Tóc em xanh màu trời
Vì ngỡ mùa xuân đang tới nên ta hiểu ngay chiều ba mươi ở sau đó chính là ba mươi Tết. Chiều cuối năm dễ khiến người ta bâng khuâng nghĩ đến thời khắc giao thừa. Ý này càng rõ hơn khi đoạn sau đó nói đến mùa thu:
Ngỡ mùa thu đang tới
Đường rộng nào em đi
Đóa hồng nào trên tay
Thế là nhạc sĩ Trần Long Ẩn bị quở: Ba mươi tháng Tư là ngày chiến thắng, ngày toàn dân hân hoan reo mừng, tại sao chú mày lại bâng khuâng? Phản động!
Thế là bài hát bị cấm. Cấm một thời gian dài.
Hồi đó, thời bài hát chưa bị các nhà quản lý văn hóa thông thái phát hiện tư tưởng phản động, mình rất thích nghe bài này qua giọng ca Thanh Lan. Giờ Thanh Lan đã đi mất rồi. Mình thích lắm những câu:
Em phải đi đến nơi
Dù muộn cũng phải nói với nhau
Những dòng sông đã lâu
không ra được biển rộng
Là những dòng sông lạc loài
muộn phiền quanh vách núi
như gương không người soi
và nhất là đoạn này
Những giọt nước mắt ai
lăn qua môi ưa cười
Và những được mất riêng của mình
Đời người ai cũng có
Hãy cho nhau tình yêu
Hãy thương nhau thật nhiều!
May là sau đó bài Đi qua vùng cỏ non được lưu hành trở lại. Quang Dũng, Hồng Nhung... đã hát lại bài này thay cho Thanh Lan ngày xưa.
Bây giờ đang là chiều Ba mươi, và mình đang bâng khuâng. Vì thế mình nghe lại Thanh Lan hát Đi qua vùng cỏ non để... bâng khuâng chiều ba mươi.
Và tự nhiên mình nghĩ: Hay là Trần Long Ẩn bâng khuâng chiều ba mươi tháng Tư thiệt ta? Và nếu vậy thì bàiĐi qua vùng cỏ non bị cấm cũng là... đáng đời! :-)
Một thời ghẻ ngứa
Sắp tới ngày 30 tháng 4, nhiều người kể về những kỷ niệm, những ấn tượng của mình đối với ngày này. Vui có, buồn có, hân hoan có, uất hận có. Đối với tôi những ấn tượng sâu sắc nhất là tại thời điểm diễn ra trận đánh Long Khánh, 9 đến 21 tháng 4 năm 1975, tôi đã kể lại rồi. Còn 30 tháng Tư và sau đó thì thú thiệt là... không có ấn tượng gì sâu sắc cả. À mà có, có chứ! Những ngày sau 30 tháng Tư năm 1975 đã để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc, không thể nào quên. Đó là nỗi nhớ cồn cào của một thời ghẻ ngứa!
Từ cha sinh mẹ đẻ cho tới tháng Tư 75 ấy, có đôi khi tôi cũng bị ngứa. Ấy là khi bị muỗi cắn, kiến cắn, hoặc ăn phải cái gì đó bị dị ứng. Thế nhưng ngứa một cách lâu dài, triệt để và toàn diện thì chỉ sau 30 tháng 4 năm 75 mới đạt được.
Nói cho chính xác, cơn ngứa 75 ấy không chỉ là toàn diện mà là toàn thân, chỗ nào cũng ngứa. Còn xét về đối tượng thì là toàn dân, không phân biệt gái trai, già trẻ, sang hèn. Nhà nhà, người người cùng ngứa. Nhà nhà, người người cùng gãi. Gãi mọi lúc, mọi nơi.
Khổ, lúc ấy là lúc giao thời, mọi tiện nghi cơ bản hầu như biến mất. Thuốc men, xà bông tắm không có, thậm chí nước cũng thiếu! Bối cảnh ấy càng làm tinh thần ngứa phát huy cao độ!
Theo quy luật của triết học Mác - Lênin, khi phát triển lên lượng sẽ biến thành chất. Ghẻ ngứa phát triển mạnh sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên ghẻ lở, mụt nhọt. Lúc ấy không chỉ ngứa mà còn đau nhức nữa!
Thuở ấy tôi 15, 16 tuồi, đang tuổi mới lớn, mà khổ thay ghẻ ngứa lại phát huy tác dụng mạnh nhất ở cái chỗ bí mật. Đang trò chuyện, giao tiếp với ai đó mà cơn ngứa chẳng đặng đừng, thò tay vô chỗ đó gãi sồn sột thì thiệt là... Nhưng như vậy vẫn chưa hết, khi ghẻ ngứa phát triển thành ghẻ lở mới là bi kịch. Đi đứng, cử động là chỗ lở bị cọ vô... quần xà-lỏn đau thấu trời. Thế là có tướng đi khệnh khạng, dáng đứng chàng hảng, thiệt là khó coi! Chưa kể là lúc đó còn nhỏ, lại chẳng biết hỏi ai (đi bác sĩ lại càng không thể vì... làm gì có bác sĩ và làm gì có tiền) nên cứ lo lắng, không biết rằng như thế thì liệu rằng cái đó có bị hư luôn không!
Như đã nói, thời đó chả có thuốc men gì cả, nên người lớn bày cho những cách trị dân gian, không tốn tiền. Để trị ngứa thì đi hái lá khổ qua rừng về nấu nước tắm. Để trị nhọt thì lấy lá rau đay đâm nhuyễn ra và đắp lên mụt nhọt, nó sẽ hút mủ ra. Thời ấy mấy thứ đó còn mọc hoang nhiều lắm, đi một chút vô rẫy là hái được. Nói chung cũng có công dụng phần nào.
Tình trạng trên không nhớ là kéo dài bao lâu, nhưng ít ra cũng là cả năm trời. Tại sao lại bị ghẻ ngứa như thế? Tại sao trước giải phóng không có mà ngay khi giải phóng xong là bị ghẻ? Có người giải thích là do vừa qua đợt đánh nhau dữ dội, thuốc súng lan đầy không khí. Có người nói đó là do chất độc da cam. Có người cho rằng tháng 4/75 tại Long Khánh có bỏ bơm hơi ngạt nên ảnh hưởng...
Hồi đó thông tin ít, tôi nghĩ chắc chỉ có Long Khánh, nơi mình ở, là bị ghẻ ngứa. Hai năm sau, tôi đi học ở ĐH Bách khoa TPHCM, tiếp xúc với nhiều bạn bè ở khắp các miền đất nước, mới biết là nơi nào cũng bị ghẻ ngứa chứ không chỉ Long Khánh (như vậy nói do bom hơi ngạt ở Long Khánh là sai!).
Tôi cũng được nghe một nickname của cái bệnh ghẻ ngứa ấy là Ghẻ bộ đội, kèm với lời giải thích nguyên do ghẻ là do... mấy anh bộ đội đem từ Bắc vô!
Cho đến giờ tôi cũng không biết nguyên nhân chính của cơn ghẻ ngứa năm ấy là gì. Đọc bài này, bạn nào biết xin giải thích giúp tôi nhé.
Tuy nhiên, biết nguyên nhân gây ra ghẻ ngứa không phải ý chính của bài viết này. Ý chính là thế này: Có người hỏi tôi kỷ niệm sâu sắc của ngày 30 tháng Tư năm 75 đối với tôi là là gì. Thì đó, tôi chỉ nhớ nhất kỷ niệm ghẻ ngứa ấy thôi!....
Từ cha sinh mẹ đẻ cho tới tháng Tư 75 ấy, có đôi khi tôi cũng bị ngứa. Ấy là khi bị muỗi cắn, kiến cắn, hoặc ăn phải cái gì đó bị dị ứng. Thế nhưng ngứa một cách lâu dài, triệt để và toàn diện thì chỉ sau 30 tháng 4 năm 75 mới đạt được.
Nói cho chính xác, cơn ngứa 75 ấy không chỉ là toàn diện mà là toàn thân, chỗ nào cũng ngứa. Còn xét về đối tượng thì là toàn dân, không phân biệt gái trai, già trẻ, sang hèn. Nhà nhà, người người cùng ngứa. Nhà nhà, người người cùng gãi. Gãi mọi lúc, mọi nơi.
Khổ, lúc ấy là lúc giao thời, mọi tiện nghi cơ bản hầu như biến mất. Thuốc men, xà bông tắm không có, thậm chí nước cũng thiếu! Bối cảnh ấy càng làm tinh thần ngứa phát huy cao độ!
Theo quy luật của triết học Mác - Lênin, khi phát triển lên lượng sẽ biến thành chất. Ghẻ ngứa phát triển mạnh sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên ghẻ lở, mụt nhọt. Lúc ấy không chỉ ngứa mà còn đau nhức nữa!
Thuở ấy tôi 15, 16 tuồi, đang tuổi mới lớn, mà khổ thay ghẻ ngứa lại phát huy tác dụng mạnh nhất ở cái chỗ bí mật. Đang trò chuyện, giao tiếp với ai đó mà cơn ngứa chẳng đặng đừng, thò tay vô chỗ đó gãi sồn sột thì thiệt là... Nhưng như vậy vẫn chưa hết, khi ghẻ ngứa phát triển thành ghẻ lở mới là bi kịch. Đi đứng, cử động là chỗ lở bị cọ vô... quần xà-lỏn đau thấu trời. Thế là có tướng đi khệnh khạng, dáng đứng chàng hảng, thiệt là khó coi! Chưa kể là lúc đó còn nhỏ, lại chẳng biết hỏi ai (đi bác sĩ lại càng không thể vì... làm gì có bác sĩ và làm gì có tiền) nên cứ lo lắng, không biết rằng như thế thì liệu rằng cái đó có bị hư luôn không!
Như đã nói, thời đó chả có thuốc men gì cả, nên người lớn bày cho những cách trị dân gian, không tốn tiền. Để trị ngứa thì đi hái lá khổ qua rừng về nấu nước tắm. Để trị nhọt thì lấy lá rau đay đâm nhuyễn ra và đắp lên mụt nhọt, nó sẽ hút mủ ra. Thời ấy mấy thứ đó còn mọc hoang nhiều lắm, đi một chút vô rẫy là hái được. Nói chung cũng có công dụng phần nào.
Khổ qua rừng ở nơi hoang dại
và được trồng ở thành phố hiện giờ, theo blog của Bố susu
Cây rau đay, giã lá này ra đắp để trị mụt nhọt
Hồi đó thông tin ít, tôi nghĩ chắc chỉ có Long Khánh, nơi mình ở, là bị ghẻ ngứa. Hai năm sau, tôi đi học ở ĐH Bách khoa TPHCM, tiếp xúc với nhiều bạn bè ở khắp các miền đất nước, mới biết là nơi nào cũng bị ghẻ ngứa chứ không chỉ Long Khánh (như vậy nói do bom hơi ngạt ở Long Khánh là sai!).
Tôi cũng được nghe một nickname của cái bệnh ghẻ ngứa ấy là Ghẻ bộ đội, kèm với lời giải thích nguyên do ghẻ là do... mấy anh bộ đội đem từ Bắc vô!
Cho đến giờ tôi cũng không biết nguyên nhân chính của cơn ghẻ ngứa năm ấy là gì. Đọc bài này, bạn nào biết xin giải thích giúp tôi nhé.
Tuy nhiên, biết nguyên nhân gây ra ghẻ ngứa không phải ý chính của bài viết này. Ý chính là thế này: Có người hỏi tôi kỷ niệm sâu sắc của ngày 30 tháng Tư năm 75 đối với tôi là là gì. Thì đó, tôi chỉ nhớ nhất kỷ niệm ghẻ ngứa ấy thôi!....
Phạm Hoài Nhân