Nguyễn Tiến Thành – nam sinh vừa tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam là tác giả của bài luận đạt giải Nhất cuộc thi Writing Prizedo tờ The Atlantic tổ chức thường niên.
Bài luận của Thành được đánh giá cao về cả hình thức thể hiện lẫn quan điểm được đưa ra khi phân tích bức bích họa “The School of Athens” nổi tiếng của họa sĩ, kiến trúc sư người Ý Raphael.
Dưới đây là bản dịch bài viết về “The School of Athens” của Tiến Thành.
Nguyễn Tiến Thành - tác giả bài luận về bức họa "The School of Athens" vừa tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: NVCC |
Aristotle thì trần thế, trong khi Plato lại ở một thế giới khác. Các nhà tư tưởng thì trần tục, nhưng kiến trúc lại là của nhà thờ Thiên Chúa giáo. Những nghệ sĩ vĩ đại nhất thời kỳ Thịnh Phục Hưng như Michelangelo, Leonardo, Bramante đã được trộn lẫn cùng những bộ óc vĩ đại nhất của Hy Lạp cổ đại. Ánh sáng tràn ngập bức bích họa, ánh sáng của thời đại hồi sinh cổ điển, của chủ nghĩa nhân văn, của sự giải hòa tinh thần và trí tuệ. Ban đầu, tôi tin rằng Trường học Athenscó thể chỉ được người châu Âu thời kỳ Phục hưng hiểu như một sự tái khám phá vẻ vang về truyền thống phương Tây cổ đại. Nó có giá trị gì cho một người Việt Nam như tôi – một người lớn lên trong một thời đại khác, một nền văn hóa khác và một hệ thống giáo dục khác? Tuy nhiên, khi nghiên cứu kỹ hơn, tôi nhận thấy bức họa đại diện cho một tư tưởng về học tập: không ngừng nghỉ, phản biện công khai, bước qua cả những ranh giới về vật chất, văn hóa và kỷ luật. Gây tiếng vang từ thời Athens cổ đại, qua nước Ý thời Phục hưng tới Hà Nội hôm nay – nơi tôi đang sống, tư tưởng được mô tả trong Trường học Athens của Raphael đã lấy lại một niềm hi vọng, rằng bất chấp những hạn chế về văn hóa và chính trị thì tình yêu dành cho tri thức sẽ thắng thế.
Tiêu đề "Trường học Athens" là một sự che giấu tầm nhìn rộng mở của Raphael về việc học tập. Biểu ngữ trên bức họa được vẽ từ năm 1509 đến năm 1511 theo đề nghị của Giáo hoàng Julius II này là “Causarum Cognitio”. Với quan điểm này, Raphael dường như ám chỉ rằng thứ kết nối các nhân vật không phải là ngôi trường hay danh tiếng của họ, mà là nhu cầu chung trong việc tìm kiếm tri thức và sự khôn ngoan (nhu cầu “hiểu tại sao”). Tác phẩm này không chỉ là một lời ngợi ca các nhà tư tưởng vĩ đại thời cổ đại giống như một lời tán dương bản thân quá trình học tập.
Raphael đã chuyển tải đời sống của trí óc thông qua các hoạt động thể chất. Ngày nay, chúng ta đang có xu hướng nhìn nhận quan niệm gắn kết trí tuệ là một thứ nghiễm nhiên, nhưng quay trở lại đầu thế kỷ 16, nó lại là một cuộc cách mạng. Theo Glenn W. Most trong “Reading Raphael: The School of Athens and Its Pre-Text”, theo truyền thống nhân cách hóa 7 môn “liberal art” trong hội họa, triết học thường được miêu như một người phụ nữ lý tưởng hóa được gắn vào cạnh sườn bởi các triết gia nam. Mặc dù ám chỉ đến truyền thống này bằng cách vẽ hình ảnh một phụ nữ ở phía trên cao bức bích họa, nhưng Raphael đã tách biệt hoàn toàn nhân vật này với khung cảnh trung tâm, để cho Plato và Aristotle thống trị. Trong khi các học giả tập trung vào sự tương phản và cân bằng giữa Plato và Aristotle – mọi thứ từ cử chỉ bàn tay tới màu sắc trang phục, thì thứ gây ấn tượng nhất với tôi là quyết định của Raphael trong việc không nhấn mạnh vào sự nhân cách lý tưởng hóa kiến thức, mà nhấn mạnh vào những con người trần tục đắm mình trong quá trình tìm kiếm tri thức thông qua diễn giải và tranh luận.
Thực tế là, trong khi việc nhận diện mỗi nhân vật rất thú vị, thì tôi cũng rất ngạc nhiên về sự đa nguyên và tính toàn diện trong tầm nhìn của Raphael về học tập. Chỉ có khoảng 1/3 nhân vật tới từ Athens cổ đại, 2/3 còn lại sống rất xa Athens, hoặc tới từ những thời đại khác. Thậm chí Raphael còn đưa vào bích họa cả các nhà tư tưởng từ bên ngoài phương Tây, như Zoroaster – một nhà tiên tri tới từ Ba Tư cổ đại, Averroes – một học giả Hồi giáo thời Trung cổ, cũng là một thông dịch viên triết học của Aristotle.
Hai nhân vật này cũng thách thức những hiểu biết phổ biến rằng các nhà tưởng có thể được chia tách rõ ràng dọc theo trục chủ nghĩa tư tưởng giữa Plato vàAristotle. Averroes là một nhà vật lý, nhà thiên văn học và là một bác sĩ xuất sắc, tuy nhiên ông được đặt ở phía của nhà duy tâm Plato, và đang cố vấn choPythagoras – người thường được gắn với chủ nghĩa thần bí. Tương tự như vậy, Zoroaster - người trông giống một nhà chiêm tinh đang cầm quả địa cầu, đại diện cho việc nghiên cứu các vì sao và hành tinh để tiên đoán những vấn đề của con người, do đó pha trộn cả những nghiên cứu của bầu trời và mặt đất. Tất cả những điều này dường như nhận ra tinh thần tìm kiếm tri thức bất chấp những ranh giới về thời đại, địa lý, văn hóa và kỷ luật.
Bức bích họa "The School of Athens" của Raphael được vẽ vào khoảng từ năm 1509 - 1511 |
Khi tầm nhìn về chuyện học của Raphael có thể rất truyền cảm hứng thì tôi vẫn tự hỏi liệu người xem có thấy mình trong đó. Liệu chúng ta có nên chỉ đơn giản là ngắm nhìn những nhân vật vĩ đại này với sự ngưỡng mộ về quá trình tìm kiếm tri thức không ngừng nghỉ của họ? Robert Haas trong “Raphael’s School of Athens: A Theorem in a Painting?” đã đưa ra một câu trả lời mang tính khai trí: “Ở đây không phải Raphael đang vẽ một cuộc gặp gỡ lịch sử, mà là một bộ sưu tập trong thư viện thời Phục Hưng. Theo Haas, các nhà triết học đã được nhân cách hóa thành những cuốn sách của họ. Tôi thấy lời giải thích này mang tính trực quan, bởi vì bức bích họa được vẽ trên một bức tường của tòa nhà Stanza della Segnatura, sau đó là thư viện riêng của Giáo hoàng. Nó cũng gợi ra một sự thật lớn hơn về việc nghiên cứu những cuốn sách cổ điển. Để miêu tả chân dung các nhà tư tưởng vĩ đại, Raphael đã sử dụng thuyết ảo tưởng, một công nghệ khiến cho các nhân vật trông có vẻ như đang ở cùng một phòng. Vì thế, người xem không chỉ đơn giản là trở thành một người quan sát thụ động những tri thức được bảo tồn, mà còn là một người tham gia vào cuộc đối thoại trải dài khắp các quốc gia và qua nhiều thế kỷ.
Với cách giải thích này trong tâm trí, tôi đã tới để ngắm nhìn bức bích họa của Raphael như một lời mời tham gia cùng các nhà tư tưởng lớn của quá khứ, để học hỏi và để đặt câu hỏi về những tư tưởng của họ. Thật không may là những lời mời như thế này phần lớn bị ngăn cản để đến với các sinh viên ở Việt Nam. Ở đây, những ràng buộc về ý thức hệ trong hệ thống giáo dục hiện đại cùng với truyền thống học vẹt đã dẫn đến việc hạn chế trong việc khám phá các hệ tư tưởng. Ví dụ như, trong những giờ học quân sự bắt buộc của học sinh phổ thông, “triết học” chỉ giới thiệu chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Những tư tưởng được dạy ở trường dường như không phải để học cách phản biện nhằm xây dựng đất nước, thông qua việc thúc đẩy một thế giới quan duy nhất.
Tuy nhiên thay vì bi quan, tôi lấy cảm hứng từ ý niệm rằng “Trường học Athens” đại diện cho một thư viện cá nhân, vì nó cho thấy, nếu chúng ta nhận ra sự cần thiết phải gạt bỏ những thói quen của mình trong việc học tập ở trường, cố gắng trở thành những người có suy nghĩ độc lập và quan tâm tới những cuốn sách, thì chúng ta vẫn có thể có được sự khôn ngoan thật sự. Hơn nữa, bối cảnh lịch sử của bức tranh khiến tôi hi vọng rằng trong tương lai, công cuộc tìm kiếm tri thức ở Việt Nam có thể phát triển. Cũng như sự thịnh vượng và thời gian giải trí đã cho phép người Athen cổ đại suy nghĩ về những tư tưởng có tinh thần cao cả, sự phát triển kinh tế nhanh chóng của Việt Nam có thể làm thay đổi bối cảnh tri thức của đất nước. Ngày càng nhiều người đi du học và làm việc ở nước ngoài, sau đó họ mang trở về những tư tưởng mới, những phương pháp học tập mới cho thế hệ sau. Số người học ngoại ngữ ngày càng tăng đồng nghĩa với việc những tác phẩm của các nhà ttư tưởng cởi mở hơn có thể được dịch ra, được nghiên cứu và thảo luận. Mặc dù, chúng ta còn nhiều việc phải làm ở phía trước, nhưng tương lai vẫn rất hứa hẹn khi thấy những tổ chức tranh biện và những cộng đồng học tập thực nghiệm mọc lên. Ví dụ như ở Hà Nội, một tổ chức không chính thức có tên là Integrity Network đã tập hợp một nhóm các nhà lý luận hàng đầu và các sinh viên ngành khoa học xã hội nhân văn để thành lậpReading Circle Vietnam. Ở đó, những người tham gia thảo luận về những cuốn sách, tranh luận với các chuyên gia về nhiều chủ đề. Những câu hỏi được đặt ra, về nhiều chủ đề từ tự do dân chủ tới nữ quyền, giá trị của chủ nghĩa dân tộc, ngày càng sắc nét hơn và khuyến khích những quan điểm trái chiều. Mặc dù vẫn còn hoạt động ở phạm vi nhỏ, nhưng những sáng kiến này dường như đang đi tiên phong cho một xu hướng mà tôi rất vui khi được là một phần trong đó.
Dấu hiệu đáng khích lệ này chứng tỏ rằng, thay vì tiếp thu một cách vô thức một quan điểm duy nhất, ngày càng nhiều người trẻ Việt Nam quan tâm tới việc tìm kiếm những quan điểm khác biệt từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là trong các lĩnh vực lịch sử và chính trị. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể làm tốt hơn việc mở rộng tư tưởng của Raphael trong việc khuyến khích tư duy phản biện trong nỗ lực tìm kiếm tri thức của chúng ta. Ví dụ như mới đây, các thành viên một câu lạc bộ gồm học sinh, sinh viên cùng quan tâm tới lĩnh vực quan hệ quốc tế, trong đó có tôi, đã bắt đầu đọc về Henry Kissinger. Chúng tôi ngưỡng mộ chính sách “realpolitik” hiệu quả của ông và sự lý giải cao quý của ông về ngoại giao Mỹ. Thực vậy, có một số điều có thể học hỏi từ những nỗ lực của Kissinger trong việc chấm dứt chiến tranh Việt Nam và bình thường hóa quan hệ của Mỹ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi nghiên cứu sâu hơn, tôi thấy băn khoăn khi không có một cuộc tranh luận hay thậm chí là sự thừa nhận nào của chúng tôi về những hành động của Kissinger (mà một số nhà phê bình gọi là tội ác chiến tranh) khi ông ủng hộ việc ném bom bí mật ở Campuchia, tiến hành những vụ thảm sát ở nơi mà sau đó là Đông Pakistan, và các chế độ áp bức ở Mỹ Latin. Có lẽ do một xu hướng kéo dài phải chấp nhận uy quyền của “những tư tưởng vĩ đại”, thay vì xem xét chúng một cách cẩn thận, nên chúng tôi chỉ đơn giản là đánh giá những tư tưởng của ông bằng sự tôn kính. Cách tiếp cận của chúng tôi còn ở rất xa so với tư tưởng được lưu danh trong bức bích họa của Raphael.
Bài học sâu sắc nhất mà tôi rút ra được từ The School of Athens là, những nhà tư tưởng vĩ đại ở đó không phải là để cho chúng ta tôn trọng một cách không hoài nghi, mà là để cho chúng ta hoài nghi một cách tôn trọng. Với tôi, tác phẩm này đầy sức mạnh vì nó đã nhắc nhở tôi rằng ngay cả trong điều kiện của đất nước tôi thì những người say mê học tập luôn có thể làm việc hướng tới lý tưởng mà bức hoạ đã vẽ ra. Tinh thần tự do trí tuệ và tinh thần phản biện trên khắp toàn cầu không thể bị khuất phục. Một mặt tôi luôn mong rằng một ngày nào đó sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng bức bích hoạ này, mặt khác tôi cũng luôn cố gắng xây dựng một Trường học Athens cho riêng mình ở bất cứ nơi nào mà cuộc tìm kiếm tri thức đưa tôi đến.
- Nguyễn Thảo(dịch theo The Atlantic)
Bản gốc bài luận “The School of Athens”
Nguyễn Tiến Thành – nam sinh vừa tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam là tác giả của bài luận đạt giải Nhất cuộc thi Writing Prize do tờ The Atlantic tổ chức thường niên.
Bài luận của Thành được đánh giá cao về cả hình thức thể hiện lẫn quan điểm được đưa ra khi phân tích bức bích họa “The School of Athens” nổi tiếng của họa sĩ, kiến trúc sư người Ý Raphael.
Nguyễn Tiến Thành - tác giả bài luận về bức họa "The School of Athens" vừa tốt nghiệp Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: NVCC
|
Dưới đây là bản gốc tiếng Anh bài viết về “The School of Athens” của Tiến Thành.
Aristotle is earthly; Plato, otherworldly. The thinkers are secular, but the architecture is Christian. The greatest High Renaissance artists—Michelangelo, Leonardo, Bramante—merge with the greatest minds of ancient Greece. Light floods the fresco, the light of an age of classical-antiquity revival, of the artist-humanist, of spiritual and intellectual reconciliation. Initially, I believed The School of Athens could be understood only as the glorious rediscovery of the ancient Western tradition by Renaissance Europeans. What value has it for a Vietnamese like me, brought up in a fundamentally different time, culture, and education system? Yet closer study revealed that the painting represents an ideal of learning as universal as it is inspiring: relentless, unhindered critical inquiry that crosses physical, cultural, and disciplinary boundaries. Resonating from ancient Athens through Renaissance Italy to modern-day Hanoi, where I live, the ideal depicted in Raphael’s School salvages the hope that, despite cultural and political restrictions, love of knowledge will prevail.
The title The School of Athens is a misnomer that conceals Raphael’s broad vision of learning. Banners over the fresco, which was painted between 1509 and 1511 under the commission of Pope Julius II, read Causarum Cognitio, meaning “Seek Knowledge of Causes.” With that, Raphael seems to suggest that what unites the figures is neither an institution nor prestige, but a common quest for knowledge and wisdom (“knowing why,” as Aristotle put it). The work is not so much a glorification of the great thinkers of antiquity as an extolment of the process of learning itself.
Raphael conveys the life of the mind through physical activities. Nowadays, we tend to take this conception of intellectual engagement for granted; back in the early 16th century, however, it was revolutionary. According to Glenn W. Most in “Reading Raphael: The School of Athens and Its Pre-Text,” in the tradition of personifying the seven liberal arts in painting, philosophy had usually been portrayed as an idealized woman flanked by male philosophers. Though alluding to this tradition by painting an enthroned lady on a tondo above the fresco, Raphael separated her completely from the central scene, allowing Plato and Aristotle to dominate. While scholars have focused on the contrast and balance between Plato and Aristotle—everything from their hand gestures to the colors of their clothing—what impresses me the most is Raphael’s decision to emphasize not an idealized personification of knowledge, but ordinary mortals immersed in the process of seeking knowledge through demonstrating and debating.
In fact, while having fun identifying each figure, I was surprised at the pluralism and inclusiveness of Raphael’s vision of learning. By some counts, only a third of the figures hail from ancient Athens; others lived far beyond that time or place. Raphael even included thinkers from outside the Western canon, including Zoroaster, a prophet from ancient Persia, and Averroës, a medieval Islamic scholar and an interpreter of Aristotle’s philosophy.
These two figures also challenge the common understanding that the various thinkers can be neatly separated along the idealism-realism axis between Plato and Aristotle. Averroës was a brilliant physician, physicist, and astronomer, yet he is placed on the side of the idealist Plato, and is consulting Pythagoras, who is often associated with mysticism. Similarly, Zoroaster, who resembles an astrologer holding a celestial globe, represents the practice of studying the stars and planets in order to divine human affairs—thus blending heavenly and earthly studies. All of this seems to recognize the spirit of inquiry as being fully inclusive, crossing temporal, geographical, cultural, and disciplinary borders.
Inspiring as that vision of learning may be, I still wondered where the viewer fits in. Should we simply gaze upon these great figures with admiration for their relentless pursuit of knowledge? Robert Haas, in Raphael’s School of Athens: A Theorem in a Painting?, offers an edifying answer: “Raphael is here painting not a historical gathering, but a Renaissance library collection.” According to Haas, the philosophers personify their books. I find this interpretation intuitive, because the fresco was painted on a wall of the Stanza della Segnatura, then the pope’s personal library. It also hints at a greater truth about the study of classic books. To portray the great thinkers, Raphael employed illusionism, a technique that makes the figures appear to be in the same room as the viewer. Thus, the viewer becomes not simply a passive observer of preserved knowledge, but a participant in ongoing conversations that span countries and centuries.
With this interpretation in mind, I’ve come to view Raphael’s fresco as an invitation to engage with the great thinkers of the past—to learn from or question their ideas. Unfortunately, such an invitation has been largely withheld from students in Vietnam. Here, ideological constraints in the modern education system along with a tradition of rote learning have resulted in limited exploration of a narrow range of ideas. For instance, in mandatory high-school civics courses, “philosophy” is introduced only to advance Marxism-Leninism. Ideas seem to be taught not so much for critical study as for nation building, through the promotion of a single worldview.
But rather than being pessimistic, I am inspired by the notion that The School of Athens represents a personal library, for it suggests that if we recognize the need to unlearn the habits of our formal schooling, and strive to be independent thinkers and engage with books, we can still attain true wisdom. Moreover, the painting’s historical context gives me hope that in the future, the pursuit of knowledge in Vietnam might flourish. Just as prosperity and leisure time enabled ancient Athenians to contemplate high-minded ideas, and a surge of wealth due to trade ushered in the Renaissance in Italy, Vietnam’s rapid economic growth might be changing its intellectual scene. More individuals are pursuing education and employment abroad, then bringing back new ideas and methods of learning for younger generations. An increasing number of foreign-language learners means that works by a wider range of thinkers can be translated, examined, and discussed. Though we have far more work ahead, it is promising to see debate organizations and experimental-learning communities sprouting up. In Hanoi, for instance, an informal organization called the Integrity Network has brought together a group of leading theorists and students in the humanities and social sciences to form Reading Circle Vietnam, whose participants discuss books and debate with experts on a variety of topics. The questions posed, on topics ranging from democracy to liberty to feminism to the validity of Vietnamese nationalism, keep getting bolder and encourage contrasting perspectives. Although still small in scope, these initiatives seem to be pioneering a trend of which I am happy to be a part.
This encouraging sign proves that rather than mindlessly absorbing a single perspective, more and more Vietnamese youths are interested in seeking alternative viewpoints from around the world, especially in the realms of history and politics. Yet we can still do better in extending Raphael’s ideal of critical inquiry into our intellectual endeavors. For example, recently, members of a club of high-school and college students interested in international relations, including me, began reading the works of Henry Kissinger. We admired his effective realpolitik and noble-minded interpretation of American diplomacy. Indeed, there is something to learn from Kissinger’s efforts to end the Vietnam War and normalize U.S. relations with China. However, upon further research, I find it troubling that there was no debate or even acknowledgment among us of Kissinger’s actions (some critics have called them war crimes) in supporting secret bombing in Cambodia, massacres in what was then East Pakistan, and oppressive regimes in Latin America. Perhaps due to a lingering tendency to accept the authoritativeness of “great ideas,” instead of carefully examining them, we simply treated his thoughts with reverence. Our approach was far from the one immortalized in Raphael’s painting.
The most insightful lesson I derived from The School of Athens is that the great thinkers are there not for us to respect unquestioningly, but rather for us to question respectfully. For me, the work is powerful ultimately because it reminds me that even under my country’s circumstances, individuals who love learning can work toward the ideal it depicts. The universal spirit of intellectual freedom and critical inquiry cannot be subdued, and while I look forward to seeing the painting in person someday, I will always strive to establish a personal School of Athens wherever my quest for knowledge takes me.
(Theo The Atlantic)