Thứ Sáu, 17 tháng 9, 2021

Phó thủ tướng: TP.HCM không thể Zero Covid, phải sẵn sàng sống chung

 

BỘ Y TẾ VÀ NHỮNG RÀO CẢN
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, có lẽ là người nắm vững tình hình dịch bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh. Phát biểu này của ông trung hợp với tuyên bố của Thủ tướng Phạm Minh Chính khi Thủ tướng vào kiểm tra tình hình dịch bệnh ở Sài Gòn và các tỉnh giáp ranh. “Không thể nào loại bỏ con covid ra khỏi đời sống mà phải sẵn sàng để sống chung với nó”.
Đã "sống chung với covid" thì phải chuyển hướng chiến lược, không thể "truy vết, phong tỏa, bóc tách" như trước nữa.
Trên thực tế, số ca nhiễm F0 ở Sài Gòn bây giờ không còn ý nghĩa gì về dịch tễ. Thế nhưng, Bộ Y tế vẫn ép Thành phố bằng văn bản, trên tinh thần “truy vết”. Bộ bắt Thành phố phải xét nghiệm mẫu đơn đủ 3 vòng. Trong khi, Thành phố, cho dù có dốc sức tối đa để xét nghiệm 400 nghìn mẫu một ngày, thì cũng phải 25 ngày mới xong một vòng. Các hướng dẫn của WHO đều cho rằng không cần làm thế.
Chi phí xét nghiệm một vòng như vậy ở Sài Gòn phải mất hàng nghìn tỷ. Giá một bộ xét nghiệm do Bộ cung cấp vào khoảng 200 nghìn đồng, một số doanh nghiệp ở Bình Dương có thể mua được với giá 70 nghìn đồng.
Hà Nội vừa qua xét nghiệm hơn 3 triệu người để tìm thấy 19 F0. Nếu nguồn lực đó của ngành y tế được tập trung cho vaccine, thì cả Hà Nội và Sài Gòn sẽ không mất sức nhiều như thế.
Báo chí vừa qua khi nhắc đến những câu chuyện thành công chống dịch ở Quận 6, Quận 7, TP HCM… đều nhấn mạnh ý “xé rào”. Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu tổ chức điều trị ở Bình Dương giảm số tử vong rất nhiều so với các bệnh viện dã chiến ở TP HCM cũng nhờ không theo hướng dẫn của Bộ một cách công thức.
Cho dù với mục đích gì thì trong chống dịch, Bộ Y tế không bao giờ nên là rào cản.

Phó thủ tướng: TP.HCM không thể Zero Covid, phải sẵn sàng sống chung

"Chúng ta phải sẵn sàng tinh thần sống chung với con Covid. TP.HCM, Bình Dương... không thể Zero Covid", Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.

Chiều tối 16/9, sau chuyến làm việc tại Bình Dương, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục chủ trì cuộc họp giữa Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ với Thành ủy TP.HCM.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá TP.HCM đã tăng cường giãn cách xã hội rất nghiêm túc, triển khai nhanh và đạt được nhiều kết quả tích cực. Thế nhưng, ông cũng nhận định đến nay, người dân và các lực lượng chống dịch tại thành phố đã rất mệt mỏi sau thời gian giãn cách kéo dài.

Không thể đạt Zero Covid

Thời gian tới, TP.HCM phải củng cố kết quả đã đạt được, kiểm soát dịch bệnh để mở dần, quay lại bình thường mới. Nguyên tắc thống nhất là mở lại từng bước, chắc chắn, an toàn. Phó thủ tướng đồng tình với ý kiến của Bí thư Nguyễn Văn Nên và nhấn mạnh việc gì chưa chắc chắn thì thí điểm. Đây là nguyên tắc chung trên cả nước.

Nói về Quyết định 2686 của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 về mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng chống dịch, Phó thủ tướng nói nội dung mới chỉ quy định tới cấp phường/xã. Ông gợi mở TP.HCM có thể đánh giá mức độ nguy cơ trên phạm vi nhỏ hơn, vận dụng linh hoạt các biện pháp, tiếp tục củng cố vùng xanh.

Dẫn chứng trường hợp của Bình Dương, Phó thủ tướng cho biết nơi đây có 2 địa phương ghi nhận số ca nhiễm rất cao nhưng Bình Dương không "cuống" bởi có vùng xanh chống lưng, chỉ phải đánh địch một phía. Với kinh nghiệm đó, TP.HCM cần củng cố, bảo vệ vùng xanh, vẽ lại bản đồ dịch tới từng tổ dân phố và mọi quyết định căn cứ theo bản đồ này. Như vậy, TP có thể tính toán mở cửa.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong chuyến làm việc tại Bình Dương chiều 16/9. Ảnh: VGP/Đình Nam.
Pho thu tuong Vu Duc Dam anh 1

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong chuyến làm việc tại Bình Dương chiều 16/9. Ảnh: VGP/Đình Nam.

Song song với đó, TP.HCM cần đẩy mạnh việc tiêm vaccine. Vùng xanh và đối tượng xanh nếu an toàn thì cần được hoạt động trở lại. Phó thủ tướng cũng đồng tình với việc cho người dân vùng xanh được tập thể dục thể thao. Việc tiêm vaccine nên đẩy mạnh trong nhà máy, xí nghiệp.

Ông Đam đề nghị TP.HCM bàn với các tỉnh để "giữ nhân lực cho nhau". Thậm chí, TP.HCM có thể chuyển vaccine về các tỉnh để đón công nhân lên.

"Chúng ta phải sẵn sàng tinh thần sống chung với con Covid. TP.HCM, Bình Dương... không thể Zero Covid", Phó thủ tướng nhấn mạnh. Và dù kiểm soát được dịch bệnh, người dân vẫn phải đảm bảo 5K, liên tục xét nghiệm...

Tại cuộc họp, thượng tướng Võ Minh Lương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết lực lượng hỗ trợ sẽ ở lại thành phố đến khi tương đối kiểm soát được dịch.

Phó thủ tướng lưu ý lực lượng Trung ương không thể ở lại mãi và TP.HCM cần huy động y tế tư nhân tham gia hỗ trợ. Ông Đam chia sẻ khi hỏi các y bác sĩ đang tham gia chống dịch, họ có một số mong muốn: Được xã hội ghi nhận; đủ đồ bảo hộ; đủ thuốc, thiết bị để cứu chữa bệnh nhân; cuối cùng là lo cho gia đình, chế độ làm việc. Phó thủ tướng nhắc nhở cần lưu ý nâng phụ cấp chống dịch cho nhóm này.

"Thành phố phải tính toán phương án mở cửa"

Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết thời gian qua, thành phố đã đạt được một số tín hiệu tích cực. Tỷ lệ dương tính trên tổng số mẫu xét nghiệm giảm dần qua từng vòng lấy mẫu. Số ca tử vong giảm rõ nét.

Tuy nhiên, TP.HCM đang đối mặt với một số vấn đề khi số ca tử vong và cấp cứu giảm nhưng vẫn ở mức cao. Nhiều doanh nghiệp băn khoăn, bức xúc trước nguy cơ nguồn vốn ngoại rời đi nếu giãn cách kéo dài. Người dân TP.HCM cũng đã tới ngưỡng chịu đựng, thành phố phải tính toán phương án mở cửa.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi. Ảnh: Chí Hùng.
Pho thu tuong Vu Duc Dam anh 2

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi. Ảnh: Chí Hùng.

Phó thủ tướng nhận định thời gian tới, có 2 việc TP.HCM rất cần làm. Thứ nhất là khôi phục sản xuất, vì cả nước chứ không chỉ vì thành phố. Thứ hai là có phương án với người không có thu nhập, buôn bán nhỏ lẻ.

Ông Vũ Đức Đam nói trước đây, thành phố đưa ra quy định an toàn theo quận, huyện, xã, phường nhưng hiện nay cần tính toán ở quy mô nhỏ hơn. "Có thể quy vùng xanh, đỏ theo diện nhỏ hơn được không? Nếu một nhà máy có F0 thì khoanh lại theo diện nhỏ, không dừng hoạt động cả nhà máy", Phó thủ tướng nói.

Chủ tịch Phan Văn Mãi cho biết TP.HCM đang chủ động làm quy trình, tiêu chí với sự góp ý của doanh nghiệp. "Bộ Y tế cũng đang dự thảo Bộ tiêu chí, rất mong Bộ Y tế có tiêu chí phù hợp để thành phố mở cửa an toàn", ông Mãi nói.