Xem thêm:The Massacre at Mylai - Vụ thảm sát tại Mỹ Lai - LIFE Dec 5 1969 - Vol. 67, No. 23
Trần Văn Đức Germany- Remscheid 2009
Cuối năm 1959 mẹ tôi sinh đứa con thứ 2. Chị Trần thị Mỹ của tôi, được sự hỗ trợ của 2 dì từ Sơn Hội xuống giúp đỡ trong thời gian mẹ ở cử, nên việc buôn bán trông coi quầy quán cũng không trở ngại khó khăn gì. Đầu năm 1960, gia đình tôi đã tạo được một căn nhà rất khang trang gần chợ Sơn Mỹ, bên cạnh nhà ông Bốn Tương. Trước sân sẵn có hàng dừa cao tít, trĩu quả, bóng dừa tỏa mát cả sân nhà, bên kia đường là ao đầm người ta nuôi tôm cá, xa hơn là những rặng dừa nước mênh mông xanh thẳm, trước nhà hơn 300 mét là biển Mỹ Khê với bờ cát trắng chạy dài tít tắp và mặt nước trong veo một màu xanh biếc, bao la bất tận...
Năm 1962 mẹ sinh tôi. Trần Văn Đức tên tôi, lúc bé tí các dì gọi là thằng Trọng Hiền. Là đứa con trai đầu tiên cho nên cả gia đình vui lắm, nhất là ba má tôi.
Hai năm sau, 1964 đứa con thứ tư ra đời, đó là em Trần Thị Huệ của tôi.
Thời gian này chiến tranh ác liệt lắm, dân Sơn Mỹ chết rất nhiều dưới bao làn bom đạn quân thù, những lần oanh tạc của máy bay Mỹ, và những đợt đột kích từ những hạm đội ngoài biển tấn công vào. Gia đình tôi và dân nơi đây có hôm cả ngày phải núp dưới hầm, nhiều gia đình bị bom dội trúng sụp hầm chết cả nhà. Do vậy dân Sơn Mỹ thời gian này tản cư đi nơi khác nhiều lắm, để tránh đạn, kẻ đi Lý Sơn, người xuống Bình Đức, nhiều người phải lìa quê xa xứ.... Bao gia đình phải ly tan, những đứa trẻ mất cha mẹ, bao cụ già không còn nơi nương tựa, nhà cửa, ruộng vườn tan hoang....
Cùng một số gia đình, ba mẹ tôi dẫn các con tản cư xuống Bình Đức. Ở tạm nhà một người quen gần chợ Bình đức, sát cạnh nhà ông Đổng, bà Huệ... Gần 2 năm sống nơi này, ba mẹ vẫn theo nghề may vá và buôn bán. Thỉnh thoảng cũng có những trận càn quét, những trận pháo kích, nhưng không liên tục, ác liệt như bên Sơn Mỹ.
Dân Bình Đức phần lớn là ngư dân và làm muối, còn lại số ít làm nông và buôn bán. Bình Đức là một vùng quê duyên hải khá đẹp, nơi đây không xô bồ tấp nập nhưng cũng không kém phần rộn ràng với nhịp sống vươn lên, bao ngư dân vạm vỡ lúc nào trên mặt họ cũng nở nụ cười thân thiện, với những chiếc thuyền sơn màu xanh đỏ đua nhau ra khơi đánh cá trong những buổi sáng tinh mơ ... Đám trẻ con chúng tôi đợi trời bớt nắng gần xế chiều tập trung đông lắm ở khu đầu bờ đập để câu cá, câu cua hoặc đá banh nhựa trên đường, đôi khi còn kéo nhau lên đồi sau chợ dùng mo cau tuột xuống...
Bình Đức không yên bình lâu như tôi tưởng. Rồi bom đạn Mỹ cũng dội xuống nơi này liên tục, máu dân lành lại nhuộm đỏ mảnh đất thân thương của họ. Chợ Bình Đức, máy xay gạo bên chợ và bao căn nhà tranh làm mồi cho bom xăng cùng rocket.
Năm 1967, mẹ tôi sinh đứa con thứ 5: em Trần thị Hà. Cùng thời gian này gia đình lại một lần nữa phải tản cư lên xóm Thuận Yên, Tư Cung. Dựng một căn nhà tranh nhỏ ở tạm trong khu vườn bà Bộ. Cũng năm này ba tôi phải lên Tịnh Hiệp công tác. Ông là y sĩ của C12 huyện Sơn Tịnh. Nhờ có các dì từ Sơn Hội hay xuống giúp đỡ, nên mẹ cũng đỡ vất vả trong khoảng thời gian em Hà còn nhỏ.
Hơn một năm ở xóm Thuận Yên,Tư Cung. Đó là quãng đời hạnh phúc nhất của tôi, của gia đình tôi, dù lúc ấy chiến tranh có phần khốc liệt hơn, bom càn dồn dập hơn. Những người dân quê tôi gánh chịu đau thương, từng ngày từng giờ, không ít thì nhiều, tôi chưa thấy được một ngày nào mà không có tiếng súng, đạn bom. Nhưng lớn dần lên tôi hiểu hơn, thấy được nhiều điều hơn.
Ngoại tôi sống ở Sơn Hội. Những đứa con của bà đã có gia đình và ra sống riêng. Dì út của tôi làm ăn xa quê, nên ba mẹ phải thường xuyên chăm lo cuộc sống của bà. Chị Hồng, chị Mỹ thường được mẹ sai đem tiền gạo về ngoại. Những lần đó tôi đều đòi đi theo, tôi vui mừng tung tăng chạy theo 2 chị, cõng theo màu xanh của ruộng mì, ruộng lúa, huỳnh tinh, rau lang..., những vẻ đẹp rất nên thơ của làng quê qua mấy chiều hiếm hoi yên bình.
Không biết từ đâu, tôi rất yêu ngoại. Có thể do mẹ tôi giống bà, không chỉ về hình dáng mà cả tính cách. Đến nay tôi vẫn còn luôn cảm nhận được hơi ấm thuở nào của những lần về thăm được bà ôm vào lòng...
Làng Thuận Yên quê tôi đáng yêu sao. Nằm sát bên đường quốc lộ 24 B là hai dãy núi tiếp nhau, um tùm những rặng liễu và cỏ tranh. Bên này đường là xóm Thuận Yên, Tư Cung, xen lẫn với các xóm dân cư là những thửa ruộng bát ngát xanh. Bà con chân lấm tay bùn, cố đổi lấy những giọt mồ hôi để đong nhận từng bát cơm ngon, những manh áo lành... Tôi có cảm tưởng rằng, dân Mỹ Lai quê tôi rất siêng năng cần cù, vì phải luôn đương đầu với bom đạn, những trận càn quét, những làn rocket, cho nên họ phải tranh thủ từng giờ phút, khi sáng sớm hoặc chiều tối là khoảng thời gian im tiếng súng nhất họ đồng loạt ra đồng để trồng trọt, đổ nước cho lúa, tưới nước cho huỳnh tinh, rau lang, mì ,bón phân và làm sạch cỏ cho hoa màu... Những người buôn bán cũng thức dậy sớm lắm, để lo cơm nước cho gia đình, con cái trước khi ra chợ.
Buổi sáng 16-03-1968, một buổi sáng định mệnh của tôi, của gia đình tôi, của xóm Thuận Yên, của Mỹ Lai.
Sớm hơn bao trận càn quét trước, 5giờ 30 phút các tràng pháo từ nhiều phía đã bắn vào làng Thận Yên, Tư Cung, Mỹ Khê. Pháo nã dài hơn mọi khi và sau đó hơn 1 tiếng đồng hồ, khoảng hơn 7 giờ trên bầu trời Mỹ Lai xuất hiện rất nhiều máy bay trực thăng, chúng tha hồ bắn rocket vào các khu dân cư. Lúc này bà con mới biết một ngày chẳng lành đến với họ. Má tôi cùng mấy chị em nghe tiếng la làng kinh hoàng của rất nhiều bà con trúng đạn bị thương... Không lâu sau mấy tràng rocket là tiếng máy bay trực thăng bay rất thấp và hạ cánh xuống đồng lúa làng Thuận Yên. Lúc này tiếng súng trường của những tên lính Mỹ vừa hạ cánh bắn dữ lắm. Những tiếng la xé trời, tiếng khóc van xin của bao người trên đường ra đồng hoặc đi chợ. Thế nhưng những tay súng đâu có tha, họ vẫn nổ súng bắn giết những người ấy, giết hàng loạt, giết hết, giết sạch ...
Mấy nhà gần rìa làng bị lính Mỹ vào lôi ra đầu tiên. Họ lôi ra hết bắt tập trung trên bờ ruộng gần ngã ba Tháp Canh. Mẹ tôi thấy không ổn nên chuẩn bị thật chu đáo, lấy túi vải thật to màu nâu bỏ quần aó của mấy chị em tôi vào đó và đưa cho chị Hồng giữ. Mẹ còn bó vào đùi của mấy chị em tôi mỗi đứa 10.000 đồng, phòng khi chạy lạc có tiền mà xài. Tôi bị nhột quá nên mở ra đưa lại mẹ số tiền ấy. Bà còn kịp ra hầm phía sau nhà, cất giấu rất nhiều thuốc tây và vải.... Công việc vừa xong thì toán lính Mỹ ập vào nhà, tay súng lăm lăm, lôi xềnh xệch mẹ cùng chúng tôi ra đường. Dù ôm Hà trên tay, bà cũng không quên vói cầm theo chiếc nón. Ra tới đường gia đình tôi nhập vào đoàn người và bị lính Mỹ dẫn ra ngã ba Tháp Canh tập trung. Vừa tới nơi, lợi dụng lúc hỗn loạn, mẹ kéo chúng tôi vào hầm nhà bà Nhiều để trốn. Nhưng lúc đó dưới hầm đông nghẹt người, mẹ và mấy chị em tôi phải đứng gần miệng hầm. Tôi thấy nhà trên của bà Nhiều cũng vậy, người ta vào trốn thật nhiều, dưới phản, sau bàn thờ... Nhưng họ trốn không được lâu. Khi những toán lính Mỹ khác lùa bà con từ các nơi đến ngã ba, chúng bắt ngồi xuống và một toán khác ập vào nhà bà Nhiều, lôi toàn bộ những người trốn trong nhà ra. Chúng chĩa súng xuống hầm và la lớn.... Mọi người sợ quá lần lượt kéo nhau chui lên.
Tôi nghĩ trên thế gian này chắc không bao giờ và không ở đâu lại có cảnh bi thảm nào hơn vậy. Tiếng khóc sợ hãi, tiếng van xin, tiếng trẻ thơ khóc thét khiếp đảm.... rồi những tràng súng liên thanh hướng vào đám người vô tội ấy bắn xối xả. Rồi không còn nghe thấy tiếng van xin nữa mà thay vào đó là những tiếng ré kinh hoàng. Tôi còn nghe thật rõ mà: “chết tôi rồi trời ơ...ơ...i!“.
Những người chưa trúng đạn đồng loạt đứng dậy chạy xuống ruộng lúa. Nhưng tôi thấy khó ai làm được việc đó. Những làn đạn dày đặc của lính Mỹ nã vào họ, họ bị trúng đạn và lần lượt ngã xuống, máu và thịt người vương vãi mọi nơi, nhiều thi thể không còn toàn thây nữa vì sức công phá quá lớn của những tràng liên thanh ngay cự ly gần. Giữa lúc hỗn loạn này, mẹ ôm Hà và một tay đẩy tôi xuống bờ ruộng lúa, mùa lúa đang lên đòng nên cũng khá cao, bà nằm đè lên tôi và Hà, chiếc nón là vật ngụy trang thật tốt lúc nầy, bà dùng để che thêm cho tôi, phần mà thân bà đè lên chưa lấp hết. Chị Mỹ tôi cũng ngã xuống gần đó và nằm im giả chết... Lính Mỹ vẫn tiếp tục bắn dữ lắm, khi thấy không còn ai sống nữa, chúng lại đến rất gần, tìm trẻ em và một số xác người còn cử động bắn tiếp. Sau đó chúng lần lượt kéo đi vào làng theo hướng ngã ba. Trên đường cái và dưới ruộng xác người nằm la liệt khắp nơi, máu tươi nhuộm ướt cả một quãng đường và phun ướt đẫm cả vạt lúa nơi ấy.
... Bà nghiêng thân mình để khỏi đè Hà nữa nên tôi nhìn thấy rất rõ. Lúc đó tôi chỉ biết nghe lời và vội ôm Hà kéo lê trên đường. Tôi chỉ còn nói được một lời cuối cùng với mẹ tôi “con ôm Hà về ngoại nghen mẹ...“. Tôi sợ lính Mỹ trở lại bắn chết, cho nên vội đi không suy nghĩ gì để cứu mẹ, dù không làm được gì cho mẹ lúc đó, nhưng nghĩ lại tôi thấy rất buồn và ân hận. Tôi thương mẹ thật nhiều... Tôi vật vã kéo ôm em Hà thoát khỏi những xác người vương vãi ...
Trang hồi ký xúc động của một “đứa trẻ” Mỹ Lai (kỳ hai)
Bạn nhìn kỹ tấm hàng rào kẽm gai bị ngã về phía ruộng lúa trong bức ảnh bên dưới và bao lỗ trống trong ruộng lúa xanh tươi, đó là chỗ nằm của những xác người.
Ronald L Haeberle chụp chưa được toàn cảnh, phía sau chỗ ông đứng và phía bên trái khi đó còn rất nhiều xác đàn bà và trẻ em.
Vừa rời Tháp Canh không xa, một chiếc trực Thăng xuất hiện từ hướng đồn Voi rồi bỗng dưng bay rất thấp. Tôi sợ quá ôm em Hà nằm rạp xuống để tránh đạn. Nhìn lên máy bay thấy rất rõ có vài tên lính Mỹ và một tên ngồi ngoài cửa máy bay, chắc là để chụp hình chứ không phải bắn người, nếu họ bắn thì Đức và Hà đã trúng đạn rồi,vì họ bay rất thấp. Sau đó máy bay biến mất, tôi ôm em Hà đứng dậy và tiếp tục chạy lên hướng Trường An theo lối đường truông để về Sơn Hội.
Trên đoạn đường ôm kéo em đi, thỉnh thoảng vẫn gặp vài xác người có lẽ đi làm đồng buổi sáng hoặc đi chợ xa bị lính gặp và bắn chết. Xa xa phía trong làng, tiếng súng vẫn còn đang bắn dữ dội, khói cháy từ những căn nhà bị đốt bốc cao đen mịt cả một vòm trời.
Máy bay trực thăng vẫn còn oanh tạc, Sơn Mỹ và bao người dân vô tội, cùng những đứa trẻ thơ đang bị tấn công tiêu diệt, trời đất Mỹ Lai đảo điên như sụp đổ. Bao người thân quen, bà con Mỹ Lai chân quê mộc mạc họ làm gì nên tội? Tại sao phải tiêu diệt họ? Cuộc tàn sát mỗi lúc một dữ hơn, những tên lính càng bắn giết càng man rợ và điên cuồng hơn... Ôm em Hà chạy về đến Gia Hoà, tôi ghé nhà ông bác xin nước uống vì khát quá, nhưng ông ta không cho. Chắc do thấy 2 anh em tôi đang bị thương, máu me đầy người, ahy vì một lý do gì khác tôi cũng không rõ.
Tiếp tục ôm em lủi thủi về Tăng Long. Gần xế mới về đến nhà ngoại. Ngoại ôm 2 cháu và khóc thật nhiều. Bà đi gọi y tá về băng bó, cứu chữa cho tôi và Hà. Tôi bị thưong ở trán, Hà thì bị ở bụng. Ông Hùng y tá ở Tăng Long là người đã chạy chữa trị thương cho 2 anh em tôi. Dân Tăng Long ngày đó kéo đến nhà ngoại đông lắm để xem , hỏi thăm và giúp đỡ.
Chị Mỹ năm đó 9 tuổi. Khi lính Mỹ nã súng bắn vào đám dân tập trung, loạt súng đầu tiên thật kinh hoàng nhiều người chết lắm, những người khác đồng loạt đứng dậy bỏ chạy xuống ruộng lúa, nhưng lính tiếp tục bắn vào họ. Phần lớn bị trúng đạn và ngã chết dưới ruộng. Chị Mỹ của tôi cũng bị ngã xuống ruộng và nằm im giả chết, máu thịt của những người bị bắn chết bên cạnh văng vãi lên mình. Thoạt nhìn tưởng chị đã bị bắn chết. Khi lính Mỹ bỏ đi, chị lom khom bò dậy và cố đi tìm mẹ. Chị gặp một người đàn bà khác cũng còn sống sót bảo rằng “mẹ con đã đi về ngoại của con rồi“. Rồi bà dẫn chị Mỹ cùng đi tìm con của bà. Con bà cũng đang nằm gần đó. Bà thấy và ôm xốc lên, đứa bé bị thương rất nặng. Bà hớt hải ôm con chạy, chạy lên hướng Trường An để tìm nơi cấp cứu. Chị Mỹ cứ vậy mà chạy theo bà, lên khỏi Trường An đến Tịnh Thiện, bà gửi chị Mỹ vào nhà một người dân và ôm con đến trạm xá cấp cứu. Chị Mỹ bảo: đứa bé chắc không qua khỏi vì vết thương khá sâu và dài, máu chảy ra nhiều quá... Người ta bảo chị tôi ở lại một đêm, sáng mai yên yên hãy về. Và sáng ngày 17-03-1968 người dân cũng đã chỉ đường cho chị tôi tìm về được Sơn Hội. Gặp lại chị tôi vui mừng khôn tả, nhưng chưa khỏi bàng hoàng. Tôi hỏi chị về chị Hồng và em Huệ của tôi, chị bảo bị lính Mỹ bắn chết hết rồi.
Ba tôi ngày 16-03-1968 đang công tác ở Vĩnh Ty, Tịnh Hiệp. Nghe tin vụ thảm sát, ông hớt hải tìm đường về Sơn Mỹ. Đường đi rất khó khăn vì ông là cách mạng, mãi tối 17-03-1968 ông mới về đến Tư Cung. Than ôi, ông về không kịp. Tối 16-03-1968 đồng chí của ông đã chôn vợ và mấy đứa con của ông rồi. Không được tự tay chôn cất những người thân yêu nhất của mình, nhưng vẫn còn kịp đón nhận những thông tin và di vật của gia đình từ những người đồng chí mà tối qua đã giúp ông chôn cất.
Vài ngày sau, tình hình Mỹ Lai lắng xuống dần. Một đêm tối trời và lâm râm mưa, ông ghé về Tăng Long thăm mẹ vợ. Rất mừng vì đến lúc đó mới biết được 3 đứa con của ông vẫn còn sống sót và đang đứng trước mặt ông... Tôi nhớ rất rõ hình ảnh ba ôm ghì lấy tôi, Hà cùng chị Mỹ vào lòng và khóc thật lâu. Sau ngày ấy ba rất thường về thăm chúng tôi và để lo chữa vết thương cho tôi và em Hà.
Sau khoảng 2 tuần tôi thấy ông cạo trọc đầu và trông rất buồn thảm. Vì đang bận công tác ở Vĩnh Ty, Tịnh Hiệp cho nên ba lưu lại ở quê không lâu, hơn 1 tháng ông phải trở lại đơn vị. Trước khi đi ông còn lo thật kỹ vấn đề cuộc sống và ăn học của 3 chị em tôi , ông gửi gắm cho những người bạn thâm tình những gì chúng tôi cần giúp đỡ sau này.
16-03-1968- ngày định mệnh của 3 chị em chúng tôi. Giặc Mỹ đã cướp đi người mẹ yêu quí, người chị và đứa em thật hiền hòa, chúng tôi đã bị mất một gia đình thật sung túc và đầm ấm...
Những ngày đầu tiên, những tuần đầu tiên, 3 chị em cứ ngồi ôm nhau khóc. Ngoại tôi buồn thật buồn, bà càng khuyên chúng tôi càng tủi thân hơn và khóc nhiều hơn.... Nhưng rồi, dần dần lũ trẻ chúng tôi cũng phải... tuân theo qui luật của cuộc sống, cố gắng để tồn tại.
Nhà ngoại tôi nghèo, thật nghèo. Nhà tranh vách đất, nằm trên đất công dưới lũy tre làng bên dòng sông Sơn Hội hiền hòa. Trước đó không lâu cứ mỗi lần cùng 2 chị về thăm ngoại, tôi thường coi nơi này là tiên cảnh, có dòng sông tôi tha hồ tắm, có bãi cát trắng cho chúng tôi nô đùa và đám trẻ con nơi đây sao mà dễ làm quen đến thế.. Vậy mà hôm nay, những tháng ngày đầu tiên 3 chị em chúng tôi phải tự lực sống, tôi cảm thấy căn nhà thân quen của ngoại sao xa lạ đến thế. Nét hồn nhiên trong tôi không còn nữa... Tôi thấy thật đắng cay!
Ngoại già yếu, bà cũng cố gắng đi phiên chợ chiều An Lộc để mua bán cá, với số vốn ít ỏi cho nên lời cũng không được nhiều, nhưng đó là nguồn sống chính của 4 bà cháu chúng tôi. Chị Mỹ và tôi sau vài tuần hoàn hồn là phải đương đầu với sự thật, chị xin đi ở đợ cho bà Bốn Thường dưới An Lộc để kiếm cơm ăn và phụ với ngoại. 3 tháng sau, thấy gia đình thiếu thốn đủ bề, dù ngoại và chị rất cố gắng, tôi bắt đầu đi mót lúa ,củ lang, củ mì... để phụ thêm cho sinh nhai của gia đình.
Mới có vài tháng mất mẹ, xa gia đình đầm ấm mà chị Mỹ cùng tôi như kẻ ăn mày từ lâu lắm rồi. Hai chị em trông thật đen và ốm. Cứ sáng sớm phải ra đồng và mãi tận chiều tối mới về đến nhà. Tôi đội chiếc nón rách, bộ quần áo tả tơi, cây cuốc chỉa và một cái bao Đại Hàn. Người dân nơi đây thu nhập gì tôi cũng đến mót, lúa, mì, lang, bắp củ, huỳnh tinh... Đôi khi tôi phụ giúp cả ngày cho họ để đón nhận một chút công ít ỏi là vài trái bắp, đôi ba cân củ lang...
Với em Hà càng thật gian nan hơn. 14 tháng tuổi mất mẹ, tìm đâu ra sữa để nuôi thân, em khóc nhiều và teo riết. Ngoại hay ôm em Hà đi tìm phụ nữ trong làng có con mọn để xin bú nhờ...
... Ngày 19-12-1969, lại một tin sét đánh với chúng tôi: ba hy sinh. Niềm hy vọng còn lại của 3 chị em chúng tôi đã mất. Dù rất ít về thăm và thỉnh thoảng gửi tiền phụ giúp ngoại tôi, nhưng với 3 chị em chúng tôi, ông là nguồn động viên vô cùng lớn. Ông thường nói với 3 chị em: cố gắng ăn học nghe lời dạy bảo của ngoại, mai sau khôn lớn sẽ đi với ba...
Cuộc sống kinh tế gia đình vốn khó. Khi ba tôi mất lại càng khó khăn hơn.
Năm 1970, tôi và chị Mỹ được ngoại cho đi học. Mái trường nơi tôi hằng mơ ước, nơi tôi sẽ đón nhận những gì cao quí nhất... Vậy mà tôi cảm thấy đắng cay chua chát quá...
Vài tiếng đồng hồ mỗi ngày trong lớp học. Còn lại tất cả thời gian, chị em chúng tôi phải bươn chải với đời, khó nhọc kiếm từng miếng cơm manh áo, khi trái gió trở trời kiếm không được miếng ăn thì chúng tôi đành chịu đói... Bà Rân, ông Tám em, ông Yên và tất cả dân thôn Tăng Long ngày ấy, họ rất đau lòng trước cảnh ngộ của 3 chị em chúng tôi, cái củ mì, củ lang đọt phay của vườn nhà bà Rân đã cầm hơi được bao cơn đói lả cho 3 chị em. Rất nhiều lần tôi bị ngã gió, say gió do đói quá phải ăn nhiều quả “uma“ (trái trứng gà).
... Hà dần lớn lên, cùng chị Mỹ và tôi bươn chải gian lao để kiếm miếng ăn manh áo. Ngoại càng ngày càng già, bà buôn bán đâu còn được nữa, gia đình tôi càng ngày càng thiếu túng hơn.
Năm 1972, chị Mỹ học đến lớp 3 trường cơ sở Tăng Long thì phải đành nghỉ học. Chị buồn và tiếc lắm, nhưng phải đành vậy, chị chấp nhận và chọn hy sinh để 2 đứa em mình được học tiếp. Sau những giờ học tôi và Hà, nếu không đi làm cho người ta thì đi mót lúa,củ lang.... Nhưng nhìn chị, chúng tôi càng buồn hơn. Chị đi ở cho người ta thật khổ sở, quần áo rách rưới, ăn uống thiếu thốn, rất nhiều hôm thật khuya chị mới về đến nhà ,chị luôn dành cho tôi và Hà những chén cơm đầy, những thức ăn ngon, còn chị ăn qua loa gì cũng xong. Chị thường ăn sau cùng để cố nuốt những thức ăn còn lại, nhưng tôi nghĩ chị rất ít được những bữa no.
Từ ngày 16-3-1968, 3 chị em tôi về ở với ngoại đã tạo cho bà một gánh quá nặng, thật trầm luân và gian khổ cho bà. Bà lầm lũi và rất cố gắng để 3 đứa cháu của bà khỏi chết đói hoặc đưa đẩy vào dòng đời đen bạc. Hồi đó, bà hay bị chính quyền xã Sơn Hội bắt ra xã để hội đồng tra hỏi vì có con đi làm cách mạng, và họ thường xuyên bắt bà ngủ lại để canh giữ cơ quan xã khỏi bị cộng sản gài mìn hoặc tấn công.
Bà cũng thiếu thốn lắm, nhường tất cả những gì bà có cho các cháu, thật tội nghịệp cho bà...
Thời gian những năm 1972-1973, chiến tranh quê tôi lan rộng khắp mọi nơi. Không chỉ Bình Đức, Sơn Mỹ mà lan rộng đến Sơn Hội, Sơn Thành, Sơn An... Dân quê tiếp tục chết nhiều dưới bom đạn. Cuối năm 1972, Sơn Hội cũng là bãi chiến trường. Gia đình tôi cùng bà con Sơn Hội phải tản cư lên Tịnh Ấn, vài tuần khi tiếng súng tạm yên trở lại, căn nhà của ngoại bị một trái bom Mỹ thả trúng cháy sạch chỉ còn lại một cái hố bên cạnh khá sâu.
Bà con dân làng vốn rất thương gia đình tôi. Sau trận bom này, họ giúp đỡ thật tận tình, và ròng rã 2 tháng vất vả dựng xây nên một căn nhà lợp tranh lẫn bói vách đất. Thoạt nhìn khi trở lại từ Tịnh Ấn, tôi có cảm giác cuộc đời tôi sẽ không bao giờ còn mái ấm che thân. Vậy mà nhờ kẻ gánh đất người cho tre, còn 3 chị em tôi cùng ngoại thì ra bãi bồi cắt bói, ra đồng lúa xin rạ, nên sau 2 tháng ròng túp liều tranh ngoài sức tưởng tượng của tôi được dựng lên. Đó là mái ấm che chở cho 4 bà cháu tiếp tục sống trong những ngày tháng vất vả gian nan...
Những buổi chiều mệt lả, từ núi Tranh hay Sơn Mỹ, tôi đi mót củ mót lúa trở về, qua cánh đồng Mã Sơn Hội, nhìn đám bạn trang lứa học cùng trường đang thả diều , đá banh, tung tăng đùa ngịch... đôi khi đứng lại lặng nhìn thật lâu mà lòng dâng lên bao nỗi buồn, tủi thân khôn tả. Tôi không dám đến gần hoặc đi theo đường cũ, chọn cách rẽ đường khác để giữ khoảng cách xa hơn. Những lúc ấy tôi hay nhìn lại mình, trên vai mang chiếc cuốc chỉa cán dài, đầu kia treo lủng lẳng một cái bao Đại Hàn màu xanh cũ nát, chắc cũng được vài cân củ lang nhỏ xíu mà người ta hay dùng nó để nấu cám cho heo ăn, bộ đồ tôi mặc đã rách nát và đổi màu từ lâu cùng chiếc nón cời thật thảm thê mà tôi đâu có tiền để mua chiếc khác...
30.4.1975, quê hương giải phóng. Hòa bình trở lại, tất cả dân quê tôi vui mừng như hội. Chị Mỹ, em Hà cùng ngoại tôi không biết lúc đó nghĩ gì? Chứ còn tôi, như một kẻ mất hồn, tôi đến rất nhiều nhà , những ai có người thân đi tập kết hay chiến dịch trở về, dù đã biết ba mình 6 năm rồi khuất núi, nhưng trong tôi ngày ấy mơ tưởng vẫn còn, biết đâu tin xưa không thực, trong bao người trở lại từ các chiến trường khốc liệt biết đâu có ba tôi... Tôi đứng khá xa và nhỏ lệ khi nhìn ông Hộ ôm Hồng bạn tôi ngày trở lại qua bao năm xa cách, Hồng là con trai của ông...
Chú Phan Thế Mạnh, bạn cùng đơn vị của ba tôi vỗ về an ủi: Ba của con hy sinh rất anh dũng, bị Mỹ bắn chết khi đang làm công tác cứu thương cho đồng đội...
Cũng năm ấy tôi vào lớp 6, được chuyển cấp, từ Sơn Hội lên Sơn Thành học cấp 2. Niềm vui sướng và mong mỏi thật lâu của tôi. Nhưng ngay ngày đầu tiên nhập học, tôi bị đuổi ra khỏi lớp: “trò Đức vô kỷ luật, không mặc quần dài khi đi học“... Tôi khóc thật nhiều và tủi thân lắm. Tôi có quần dài đâu mà mặc? Dì Tám thấy vậy chạy về nhà lục tìm trong tủ của người dượng quá cố từ năm 1973, may quá trong tủ còn tìm được 1 chiếc quần kaki dài cũ màu đen. Dì Tám đưa cho dì út sửa lại bằng tay để tôi mặc đi học. Chiếc quần dài đầu đời của tôi có được là vậy.
Cô giáo viên người thị xã Quảng Ngãi đã đuổi tôi trong tiết học thứ 3 sau đó đã bật khóc, khi biết lý do “vô kỷ luật” của trò Đức ...
Trang hồi ký xúc động của một “đứa trẻ” Mỹ Lai (kỳ ba)
Hôm đó lớp tan học khoảng 12 giờ, về đến nhà cơm nước qua loa, gần 14 giờ tôi có mặt ở núi Tranh để tìm người thu hoạch củ lang đến mót. Trời đổ mưa lâm râm nên không có ai đi đào củ cả, tôi cùng 2 bạn Định và Lên cứ than vãn và buồn bã. Chúng tôi tạm xới lại những đám lang mà người ta đã thu hoạch tự hôm nào, kết quả quá ít ỏi.
Trời bắt đầu tối dần, tôi rủ 2 bạn về kẻo muộn. Trên đoạn đường xuống núi, phát hiện giữa đám tranh tươi tốt rậm rạp có một đám lang rất tốt, chúng tôi rẽ tranh đi vào và trông thấy thật nhiều củ lang, chúng ló ra vì bao trận mưa làm trôi hết đất, mấy đứa vội vàng lượm hết số củ lang ấy, thoáng chốc mỗi đứa thu nhập gần nửa bao Đại Hàn. Định về thì thấy dưới chân núi có một thanh niên hớt hải cầm đòn gánh chạy lên. Cả bọn hoảng quá tản ra bỏ trốn. Tôi chui vào núp trong góc một đám tranh. Thế mà anh ta dễ dàng phát hiện do cây cuốc chỉa tôi chưa kịp để nằm xuống, cái cán nó cao hơn và ló ra khỏi lùm tranh. Anh ta lôi tôi ra đánh, dùng cái đòn gánh phang vào bụng, vào lưng và vai tôi. Dường như cho đến lúc tôi bị ngất nằm lịm đi thì anh ta mới hả cơn giận.
Sau trận đòn hơn 1 tuần tôi bị ốm rất nặng, không đi học, không đi làm được, toàn thân sưng lên đau rát. Tôi chỉ dám kể lại cho chị Mỹ và ngoại nghe một nửa sự thật. Chị và ngoại rất giận anh ta. Anh ấy ở sau nhà bà Bốn Thường thôn An Lộc, nơi chị tôi đi ở, chị tôi gặp mặt anh ta thường mà. Đến nay, thỉnh thoảng tôi vẫn gặp anh trong những ngày về thăm quê. Gặp, tôi vẫn chào nhưng anh ấy chưa lần nào đáp lại, chắc là anh còn cảm thấy ái ngại vì trận lỡ tay khi ấy đánh tôi quá nặng ngày ấy. Tôi thấy có lỗi cho nên van xin và đưa nộp hết số củ lang cùng dụng cụ, vậy mà vẫn suýt chết với trận đòn của anh...
Đây là lần đầu tiên và duy nhất mà 3 chị em chúng tôi đón nhận được sự quan tâm. Từ bấy đến giờ gần 40 năm, chúng tôi không có lời hỏi thăm nào nữa, dù chỉ là 1 lần dự lễ tưởng niệm ngày 16-3 bi thương. Tôi cảm thấy rất buồn, vì cũng rất nhiều nhà báo, phóng viên về Sơn Mỹ, họ chỉ làm việc cùng ban lãnh đạo nhà chứng tích Sơn Mỹ trong phòng kính mát mẻ khang trang hoặc một vài người sống sót mà hàng trăm lần họ đã nhắc đi viết lại.... Tại sao họ chưa lần nào bước chân vào những căn nhà túng thiếu đủ bề của bao người may mắn còn sống sót ngày ấy nằm sát bên ngoài khu chứng tích? Như vậy tìm đâu ra được tính trung thực hoàn hảo của sự kiện? Mà lịch sử rất cần tính trung thực của nó, thiếu nó làm sao bảo tồn được tính nhân văn? Khi nhìn hình người mẹ yêu thương của tôi, bà Nguyễn Thị Tẩu nằm chết, miệng còn ngậm vành nón, chắc hẳn bao tên sát nhân sẽ nhận ra, tên lính nào đã nã súng bắn bà? Hoặc Ronald Haeberle sẽ biết điều đó và ắt hẳn họ sẽ kinh ngạc hơn ,khi biết bà mẹ Nguyễn Thị Tẩu kia đã cứu được 2 đứa con ở giây phút cuối đời, điều này không phải ai cũng làm được và càng kinh ngạc hơn, chỉ ở Tháp Canh dưới đống xác người có 3 đứa bé 9 tuổi, 7 tuổi và 14 tháng còn sống và sống đến ngày hôm nay.
Bà Nhiều và con gái của bà ngày ấy trốn ra cửa sau và men theo ruộng lúa may mắn chạy thoát, gia đình bà bị bắn chết 5 người. Bà nhìn thấy khá nhiều những thảm cảnh trong căn nhà của bà, trên 20 người từ ngã ba chạy vào nhà bà để trốn, kẻ xuống hầm, người chui dưới giường, vài ba người núp sau bàn thờ, nhưng sau đó bị lính Mỹ lôi ra bắn chết sạch...
Và bao người còn sống sót ở Mỹ Lai ngày ấy cũng có những hoàn cảnh thật đáng thương tâm. Bà Phạm Thị Thuận cuộc sống neo đơn thiếu thốn, gia đình bà có 5 người bị lính Mỹ bắn chết trong vụ thảm sát này. Chị Đỗ Thị Tuyết hiện đang sinh sống ở Pleiku, chị và gia đình sáng 16-3-1968 bị lính Mỹ bắt ra tập trung ở đoạn mương ngay trước nhà cùng với rất nhiều bà con thôn Tư Cung, phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Tổng cộng 170 người, lính Mỹ nã súng tàn sát, bắn giết gần hết số người ấy, xác người ngã xuống máu nhuộm đỏ cả đoạn mương dài, chị sống sót nhờ những cái xác người đó đè lên. Hay ông Phạm Đạt đã phải chứng kiến cảnh vợ bị bắn trọng thương, tay còn đang bế đứa con gái nhỏ mới 7 tháng tuổi, bò lết từ trong nhà đang cháy ra ngoài sân, cố gắng lăn về phía cửa hầm trú ẩn, nhưng không còn kịp và bị lính Mỹ bắn chết, sau đó chất tranh lên trên và đốt xác cả 2 mẹ con.
Cũng dưới cái mương ngập ngụa xác người và máu, cậu bé Đỗ Ba mới 8 tuổi còn cọ quậy được, Glenn Andreotta nhìn thấy và báo cho Hugh Thompson. Phận may của Đỗ Ba còn Hugh Thompson hạ cánh và cứu cậu bé, đưa cậu vào bệnh viện Quảng Ngãi.
Bà Trương Thị Lệ với 1 đứa con còn sống sót tại Tháp Canh, nhờ 2 xác chết đè lên và nằm yên chết.
Bà Hà Thị Quí nay đã 83 tuổi, ngày ấy cũng bị lính Mỹ bắt tập trung ở mương kênh, nơi lính bắn giết 170 người dân vô tội. Bà bị thương ở mông và nằm yên, xác chết cứ lần lượt ụp xuống đè lên bà. Sau khi bắn giết xong, lính Mỹ bỏ đi, bà cố gắng bò về nhà, dọc đường nhiều cảnh bầm gan tím ruột, nhiều xác phụ nữ, thanh nữ bị lính Mỹ xé toạc áo quần hãm hiếp rồi bắn chết, có vài người còn bị rọc cả cửa mình.
Chị Phạm Thị Trinh, lúc đó 11 tuổi. Khi dưới hầm chui lên tận mắt còn nhìn thấy chị Phạm Thị Mười mới 14 tuổi đang bị một tên lính Mỹ hàm hiếp xong bắn chết bên cạnh hiên nhà. Xác mẹ và đứa em chưa tròn 7 tháng thì bị lính Mỹ dùng rơm đốt cháy hơn nửa thân người.
Nhà ông Lệ, trong hầm có 15 người đang trú ẩn đều bị giết sạch.
Nhà chị Trinh, đứa con chị cháu Đức mới 8 tuổi từ trong hầm chạy ra liền bị lính Mỹ bắn chết trong lúc miệng cháu vẫn còn ngậm đầy cơm.
Nói nấm mồ đến mãi hôm nay thì đúng, chứ tối ngày 16-3-1968 bi thương ấy, những người du kích và một số bà con từ Trường An xuống giúp đỡ gom tất cả 75 xác người và đặt xuống một cái rãnh rau lang, sau đó lấp đất lên. Vì số du kích và bà con giúp chôn cất không nhiều, 504 xác người- một số lượng quá lớn, hơn nữa một số xác chết riêng lẻ trong nhà, ngoài vườn người ta còn phải tìm kiếm, cho nên phải chôn vội, lấp vội cho xong, vậy mà một vài ngày sau người ta vẫn còn thấy đâu đây trong đám bắp, huỳnh tinh hay mía vẫn còn sót vài xác người chưa chôn….
Trang hồi ký xúc động của một “đứa trẻ” Mỹ Lai (kỳ bốn)
.... Quãng đời của 3 chị em tôi sau ngày thảm sát ấy thật gian lao cùng cực, về sống với bà ngoại già yếu neo đơn, thiếu thốn đủ bề, đói khát, gian truân, bên cạnh bị chính quyền ngụy tra hỏi và luôn gây khó khăn vì liệt vào gia đình cộng sản cần phải theo dõi. Công việc mưu sinh của 3 chị em chúng tôi hơn 20 năm có khác gì cuộc sống của những kẻ lỡ vận ăn xin, với cảnh màn trời chiếu đất.
Vì nhớ mẹ, đôi lúc muốn vào nhà chứng tích để xem hình mẹ, nhưng trong túi không có tiền mua vé vào cổng đành thôi.
Dần lớn lên, tôi vào nhà chứng tích thường xuyên hơn. Cứ mỗi lần về Tháp Canh thắp nhang cho mồ mẹ, chị Hồng và em Huệ, tôi đều có ý kiến khiếu nại với ban lãnh đạo nhà chứng tích về những thông tin sai lệch về mẹ tôi cũng như tên tuổi trên bia. Họ đón nhận tôi và những thông tin của tôi với thái độ như một kẻ nhà giàu vô tâm, khó chịu,.....
Vậy mà gần 42 năm rồi, họ vẫn lẩn tránh, chưa lần nào trở lại làng hồng Pinkville, họ vẫn lẩn tránh chính họ và những gì tang thương nhất mà họ đã gây ra.... Nhưng chắc rằng họ sẽ phải nói với con cháu họ nếu hiện đang trong quân ngũ rằng: đừng bao giờ lập lại “vụ thảm sát Mỹ Lai“ ở bất cứ nơi nào trên quả đất này.
Và tôi muốn nói với các tòa báo rằng, khi cử phóng viên của mình về Mỹ Lai sưu tầm thông tin để viết, nên cố cho thêm tiền lộ phí, để phóng viên của mình cố gắng đi xa hơn, có thể chỉ thêm 800 mét nữa thôi, nhưng sẽ đến được bao gia đình nạn nhân, bao nhân chứng của cái ngày bi thương 16-3-1968 đó. Được như thế, sẽ thấy pinkville không chỉ toàn màu xanh của cuộc sống mới, mà vẫn còn đó những vệt lốm đốm, những chấm màu hồng, những cuộc đời bi thương hệ lụy.
Việt Nam và quốc tế, hàng ngàn, hàng triệu nhà báo, các đoàn làm phim, thậm chí Pinkville và Oliver Stone cũng chỉ làm việc với ban lãnh đạo nhà chứng tích hoặc thông dịch viên, mà bao người đó họ có đồng cảm và đại diện cho chúng tôi đâu?
... Bức tường nhà chứng tích không cao lắm, nhưng nó đủ ngăn cách 2 bề mặt của cuộc đời, đáng thương thay số phận nghiệt ngã và cuộc đời bất hạnh của bao con người còn sống sót....
Qua đây, tôi xin cám ơn ông Ronald L Haeberle. Ông đã chụp được tấm hình mẹ tôi, bà Nguyễn Thị Tẩu, cho dù dân Sơn Mỹ vẫn còn trăn trở rất nhiều về những tấm hình của ông, như 2 tấm hình của 4 đứa bé này, 2 đứa bé nào bị lính Mỹ bắn tan xác sau khi ông chụp hình? Tấm hình màu ông chụp 2 đứa bé nằm trên đường, có phải ông chụp từ trên trực thăng? Hai đứa trẻ ôm nhau dìu lết đi trên bờ ruộng đó chính là anh em tôi đấy. Sau đó không lâu ông vẫn dùng máy này chụp hình bà Nguyễn Thị Tẩu? Người đàn bà chết miệng còn ngậm chiếc nón lá kia chính là mẹ tôi đấy.
Tôi -Trần Văn Đức, nạn nhân còn sống sót ở Mỹ Lai sáng ngày 16-3-1968, xin đại diện cho một số bà con còn sống sót ở Mỹ Lai mà tôi được phép thay mặt, gửi tới ông lời cám ơn chân thành nhất, mãi mãi tri ân và xin chúc ông cùng gia đình dồi dào sức khỏe, vạn an.... !
- Bức ảnh màu của Ronald Haeberle chụp sáng 16-3-1968, theo Đức 2 đứa trẻ trong bức ảnh này không phải là Trương Bốn và Trương Năm, mà chính là Đức và đứa em gái Trần Thị Hà của mình.
- Còn bức ảnh trắng đen của Ronald Haeberle chụp sáng 16-3-1968 do Đức tìm sưu tầm được từ tạp chí CBS, BBC và đã gửi về nhà chứng tích Sơn Mỹ tháng 8. 2009. 2 em bé trên bức ảnh này là Trương Bốn và Trương Thị Bảy, con ông Trương Nhị, bị bắn sau vài giây khi Ronald chụp xong tấm hình này. Gia đình 2 em có 5 người bị giặc Mỹ bắn chết: cha Trương Nhị, 4 người con Trương Bốn, Trương Năm, Trương Thị Sáu, Trương Thị Bảy.
- Bị chú: Sự việc từ năm 1959 đến 1966 Đức nghe ngoại và các dì kể lại.
by David Calleja
In February 2010, I wrote about a visit to the Vietnamese village of My Lai, Quang Ngai Province. During the Vietnam War, or Anti-American War as locals referred to it, 504 civilians were recorded to have been shot dead in four hours by members of the U.S. Military’s Charlie Company on March 16, 1968. Following the article’s publication, a man named Tran Van Duc contacted me and identified himself as a survivor of the massacre.
Tran Van Duc has agreed to talk about his experience of coping in a country exposed to conflict and his efforts to obtain answers from local authorities over wrongs committed against his family more than 40 years ago, a task that has seen him recently return to Vietnam and the village he once called home.
This account, originally written in German, has been translated and edited for grammatical purposes. Tran Van Duc has verified the version that appears here. He has advised me that the stories of his family’s life in various villages between 1959 and 1966 were told to him by his grandmother and various aunts.
Here is Tan Van Duc’s story, in his own words:
Part I
We had a large house near Son My Market. On one side, our neighbor owned a lot of coconuts and stored them in his yard, and I can still remember how refreshing they used to taste in the heat. On the other side of our house, there was a large pond, where villagers cultivated shrimp and fish. Behind us was My Khe, where the sea and endless white sand seemed to stretch far into the distance.
During my earliest memories of childhood, when the bombing raids commenced, my family became used to hiding in the ditches. Others were not so lucky, killed by collapsing tunnels as they attempted to emulate us. Many residents made the decision to flee My Son. Some went to neighboring Ly Son, others were separated and their whereabouts became unknown. Many children became orphaned and adults lost their homes. Fields and gardens were totally destroyed. Since my parents were in a fortunate position to provide help to those who had suffered losses, a number of families came to them in desperate need of food and shelter. As everybody left in search of safer grounds, we headed to Binh Duc, which due to its relative peace, seemed like paradise.
With a population comprised mainly of fishermen and salt producers, Binh Duc seemed like a wonderful place. People here were very friendly and always smiled. Red and green colored boats appeared by the sea, ready for their day’s fishing. The shelling in Binh Duc was not as bad as the fighting in Son My. As the war started getting worse, our family lived with Mr and Mrs. Dong Hue for two years. My parents continued to operate their business in sewing and the wholesale market. I played with other children, waiting until the late afternoon for the sun to cool down, where we would catch crabs by the sea or play football with a plastic ball.
As the bullets rained and bombs fell constantly, the local market in Binh Duc came under heavy attack and we moved again, to Thuan Yen, where my younger sister, Thi Ha, was born. My family built a small house on the property of Mrs. Bo and my father worked in nearby Ting Hiep as a nurse in the district of Son Tinh C12.
Even as a child, I understood the threat and impact of war, a reality confirmed when my family was also forced to live apart from each other. It was hard for me to accept that my grandmother, who had lived all of her life in Son Hoi, lived alone. Her children all had their own families and had since moved. My parents took it upon themselves to take care of grandmother. I loved my grandmother very much, because she reminded me of my mother in both shape and character. My sister My Hong and I often delivered money for her to buy rice, something that excited me a lot, and I can still remember how warm her hugs were. The idea of running along with my sisters was always such fun, but it would not take long before I got too tired and asked for a piggy back ride.
There was so much to like about travelling on the B24 road through Thuan Yen, which were lined with bamboo trees with a backdrop of the mountains. The villages, surrounded by wheat fields and rice paddies, were often dotted with people toiling hard in the rice fields, planting themselves deep into the mud. This road led to My Lai, a place where everybody seemed busy working out how to best cope with bombings. The village of My Lai had become a recent target for gunfire, and the safest time to undertake all activities was either early in the morning, which is when farmers tended to their rice and vegetable plantations, and watered and spread fertilizer on their crops. The only other safe time was late at night, as this is when the fewest shots reigned over the village. Consequently, daily life was frantic. Every day, residents woke early to greet the sunrise, for this is when family meals were prepared.
Even in such a hostile environment, nobody would have predicted the events that took place on that day, March 16, 1968. American military units fired artillery shots across Thuan Yen, My Khe, and My Lai for one hour. They sounded like fireworks. Our village and neighboring hamlets were completely surrounded. At 11:00 am, helicopters started flying over My Lai, and some people in the neighborhood heard rockets being fired. My family and I learned that some residents had already been injured by the shots because the rockets were flying flow and landed in rice paddies where people were working in the fields. I could hear people scream and cry in a high-pitched wailing sound. Any civilians who were caught were marched into the center of the village. It resembled a makeshift prison yard full of men, women and children.
My father was not present in the household because he was away working in Ty Vinh Tinh Hiep, leaving my mother in charge of the household. Without any hesitation, she prepared an emergency kit for the children, fearing that we would also be taken from our hut. She hurriedly prepared a large brown canvas bag, placed some of my clothes in the bags and gave each of my siblings and myself 10,000 Vietnamese Dong, which we hid in our socks. I felt guilty about taking the money because it seemed like a fortune. We were then instructed to hide behind our house, which stored our home-made oils, medicines, textiles and fabrics. But before anybody had a chance to move, American troops stormed into our house and forced my mother, brothers and sisters to move onto the streets where everybody else was assembled. The last item my mother grabbed with her one free hand was her traditional straw hat, while desperately holding onto my baby sister, Thi Ha, with the other.
Once we were marched outside and told where to sit, my mother looked around and noticed the chaotic scenes where villagers were being pushed and shoved by soldiers. She noticed a nearby ditch near a neighboring house own by Mrs. Nhieu and told us all to move quickly, but to our dismay we found that it was already full. Crouching low, we eventually settled on a space near a tunnel opening. American troops were patrolling the area and continued to search tunnels. One old woman was struck on the lower back by a soldier’s rifle butt so hard, she fell to the ground in agonizing pain and could no longer walk. Horrified by what had just happened, I heard somebody say, “My God, we will all die.” This memory still haunts me today.
One attribute I always remember about my mother was that no matter how hopeless the situation looked, she never accepted defeat. From our ditch, she spotted a nearby bamboo bush and hinted to us that we should head towards it immediately. The children went first and she following behind us. But no sooner had we begun to crawl through the crowd of people that a soldier saw my mother amidst the crowd, stormed into the ditch and grabbed my mother violently, ripping her clothes. I cried loudly in the hope that she would not be shot. Without warning, gun shots were fired into the ditch, hitting a number of bodies. As bullets, blood and flesh flew everywhere, my mother covered her body with her straw hat while hugging my little sister Ha close to her breast, and with her free hand, pushed me in the direction of a ditch adjacent to neighboring rice fields. She ordered me to protect my sister Ha and pretend to be dead so that the soldiers would leave us alone. We were not to move unless we knew the area was clear. For what seemed like hours, my little sister lay on her stomach and I sheltered her by doing the same.
As soon as the American troops moved out, my older sister and I searched for our mother and found her. She was seriously hurt, having been shot in the head and I knew nothing could be done to save her. However, she still had enough energy to give us one last instruction: “Hug your sister Ha, and take her to Grandma’s house. Don’t stay here any longer or they may come back and shoot you.”
These were the last words I heard my mother speak, and whenever I think about that day, it causes me great pain because I loved her very much. It saddens me to accept that among the numerous dead corpses littered the path between the village and my Grandma’s house, one of them was my own mother.
There is a famous panoramic picture of corpses amidst a green rice paddy taken by U.S. Army photographer Ronald Haeberle. But it does not include a shot of the dead women and children behind him. This is because of his position inside the helicopter where the photograph was taken.
When we were far away from the tower, a low-flying helicopter appeared, preparing for landing. I was very scared and hugged my sister. We lay down on the ground out to escape overhead bullets being fired in our direction. When I looked up, I saw helicopters quite clearly and there were a few American soldiers. One unarmed soldier was sitting outside the door, taking photos of the scene. If he had fired bullets, my sister and I would have been hit because the chopper was flying close to the ground. Only when the helicopter disappeared, I embraced my sister, Ha, and headed for Truong Son, in search for the road to Hoi An. We came across several dead bodies of local men on their way to work or the market.
From a distance we heard the sound of the American soldiers’ heavy gunfire. Houses were also being burned, and thick black smoke rose in the sky. I sensed that the helicopters were still patrolling the region. But all I could think about was why the inhabitants of My Son, especially innocent children, were attacked and killed. Many good friends and relatives of My Lai had their roots here, yet the village was now destroyed, and what was once a happy village was now gone. In grieving for the people who once lived here, I repeated “Why were they to blame? Why did you kill her?” over and over again.
Part II
Before my sister Ha and I reached our grandmother’s house, we arrived in Gia Hoa to greet my uncle, and asked for drinking water. He saw that we were covered in blood, from hiding in between bloodstained bodies in the ditch before our mother directed us to run away. He cried, a sign of being frightened for our well-being, and then immediately called over a village nurse, Mr. Hung. Our injuries were obvious; I was wounded in the forehead and my sister Ha in the abdomen.
It was in this time we discovered that my older sister, My, survived the slaughter by falling into a ditch and covering herself with dead bodies of people shot in rice fields. She too was covered in blood, but none of us knew the other was still alive. In fact, confusion reigned as to the fate of our mother. Although she was laying in the ditch when I last saw her, another village woman had told My that my mother had in fact escaped and began looking for her other children in the fields.
We listened to My’s story. She shared with us how she wandered the path of other adults taking a wounded child to the village of Truong for emergency treatment at a makeshift clinic. The baby was near death, having lost a lot of blood. Seeing a lost child in the village, a local family invited My to stay with them overnight. This is how Ha and I came into contact with our sole surviving older sister. I was excited to see her, but my first question was about the fate of my other two sisters, Thi Hong (11 years old) and Thi Hue (5 years old). My relayed the news I did not want to hear — they had been shot by American soldiers.
I tried to imagine how my father would react upon hearing all of this. His working commitments in Ty Vinh Tinh Hiep saved his life on that day, but with Quang Ngai province in South Vietnam, not the North, the South Vietnamese government had labelled him “a revolutionary”, meaning that he would be killed on the spot if caught by either American soldiers or members of the Army of the Republic of Vietnam (ARVN).
It turned out that he had been informed of the massacre the day after it occurred and hurriedly set about returning home, but was too late to see his wife and two of his children get buried by his own cadremen. He concentrated on gathering information concerning the day’s events which led to their deaths. A few days later, he braved the drizzly conditions to see his mother (my grandmother), buoyed by the slim prospect of seeing two of my sisters and myself. Our reunion was emotional, and every month he returned to visit us and check on our condition. He dedicated his life to ensuring that his surviving offspring could have a better life and a chance at receiving an education. The task would have been impossible if some of his closest friends did not act as our guardians in his absence.
My grandmother was poor — very poor. Her bamboo house with painted walls in a village on the River Son Hoi did not feel like a permanent home. I used to have fond memories of coming here with my sisters and swimming in the river, but something seemed peculiar now. Maybe my soul had died. Grandmother was old and frail, and she relied on buying and selling fish in the market in nearby Loc. It was her main source of income, but not enough for all of us to live upon. My sisters and I asked Mrs. Bon Thuong, a family friend, to stop working at the markets and assist with making food. Since we experienced regular food shortages, I grew rice and wheat. For what was left of our family, this was the new life — no school, no fun, just struggle.
Every morning, my sisters and I would rise early to commence working on the farm and came back late. There were days when we had no food. Our skin was black and broken from toiling in the sun, and we were thin. I wore a torn hat and rags for clothing. My meager possessions included a pick-axe and a discarded Korean-made bag, which I used to hunt and gather food and anything else deemed edible. My aunts and other locals scavenged for rice, wheat, corn and fluorescent tubes. Any payment came in the form of Oi, a Vietnamese fruit, and some corn.
When I worked in the fields, my little sister Ha accompanied me. She was undernourished and cried a lot, for she missed breast milk. My grandmother improvised by getting the neighborhood children to find somebody who could provide some breast milk in the village. We struggled to survive and were avoiding starvation, but once again tragedy struck our family.
On December 19, 1969, we were informed that lines of communication with our father had been cut off because the country needed him. All I knew at that stage was that he had “been sacrificed for our nation.” I did not know what to think or do. His financial and emotional support, no matter how infrequent, is what kept our household going. The one message I recall him telling me is to always listen to my grandmother’s teachings, for she educated us in times when we had no money to attend school.
This changed in 1970, for I was accepted to attend my local school. What a bittersweet moment for me — my dream had been achieved, but at a cost. How I longed for my parents to see me attend class, even though our hunger pains became inexcruciable. The worst times occurred when we literally starved because there was no rice to be found. Eventually, we resorted to stealing wheat bulbs, a kind of sweet potato, from the garden of a local resident, Mrs. Ran.
Such tactics became more commonplace. My sisters worked harder to get more food because our grandmother was no longer able to travel to the market to buy and sell goods. My two sisters and I shared responsibilities for her wellbeing. My older sister My, who by 1972 was in third grade in the local high school in Long Tang, dropped out of classes, something she did reluctantly. Ha and I worked in the fields after school and would bring back some rice and sweet potatoes, but when Ha came home one night, we were shocked by her appearance. She was dirty, looked unhealthy, and often went without meals. By contrast to the amount of rice and other foods that Ha and I consumed, my older sister took very little.
At the end of 1972, Son Hoi continued to resemble a battlefield, and my entire family in Son Tinh Hoi An had to be evacuated. When the fighting had temporarily ceased a few weeks later, the signs seemed promising — maybe the war would finally stop. However, a bomb from a U.S. fighter plane destroyed my grandmother’s house, with a large crater hole evidence of its destruction. Thankfully we were all safe and accounted for, although it took us two months to erect another bamboo house that yet again seemed far from being a home. War instills a legacy of fear, that nothing is permanent.
My siblings, grandmother and I ventured towards the coast, looking for rice seeds in the fields along the way as part of returning to a stable routine. In Soi Hon, I saw my friends enjoy their childhood, laughing together as they flew kites and played football in the fields. This life is one I could have only dreamed of, but I resigned to letting them go, thus cutting off my communication with them. Survival was my first goal. If I acted in a carefree manner, then neither my family nor myself would have food to eat.
This war had deprived me of many things; half of my family, my childhood, and my innocence. Here I stood, a boy forcefully thrown into the life of an adult possessing only a discoloured hat and rags as clothes, a hoe in which to dig the earth and a Korean-made bag to carry whatever I owned. I had no money to buy even the smallest of items.
In the two years leading up to Vietnam’s reunification, I became obsessed with finding any long lost relatives that may have survived the war. My father’s fate was still unclear, but I guessed that having spent so long in the mountains, there must be a chance that he could still be alive, for soldiers were often away for long periods of time. I was excited when at the sight of seeing Hong, a long-time friend and son of a local man Mr. Ho. But this feeling of ecstasy was cut short when I received a visit from my father’s friend, Mr. Phan The Manh, who held a high rank in the resistance unit.
“Your father was a very brave man and sacrificed himself heroically,” he said, and immediately consoled me. These few words confirmed my worst fears. My father was shot and killed by American soldiers when his ambulance team attempted to help a wounded fighter. It was a crushing blow for me; I remembered his message about the importance of learning and making the most of every opportunity.
When I learned that I would be elevated from the sixth grade at Son Hoi school to attend a higher level in nearby Son Hoi Thanh, the pride and joy that I felt was immense. But the teacher turned me away from class on the first day because I did not wear long pants. If only she knew just how difficult life had been for me up until this point, then maybe her heart would have been kinder. When I went home and relayed the news, it must have seemed like just another setback. But this one seemed more significant. My aunt gave me a pair of black khaki pants once owned by her late husband, and for the first time I now possessed my first pair of long pants and could attend school. After three lessons, the teacher who refused to let me into class was reduced to tears when I told her what had become of my family. What more could one do?
Part III
History books will tell you that on April 30, 1975, the tanks rolled into Saigon, signalling the end of Vietnam’s war and that my fellow people could start to rebuild their lives. But the difficulties of years gone by were not automatically erased from my memory, like the time when I was nearly beaten to death while collecting crops.
Some of my family began moving back to our former village of Son My, ending my two year absence. This meant that I commenced attending a local school. Compared to my classmates, I was relatively large, but this did not stop my obsession with hunting for extra food to supplement our diet. One afternoon, two of my friends, Dinh and Lien, joined me in trekking into the mountains in hope of harvesting potato tubes, but our afternoon’s toiling yielded no potatoes or Oi [a Vietnamese fruit]. As the sun set in the distance, we walked down the mountain and to our good fortune, stumbled upon a dense clump of tubers, which were very good. All three of us cleared the grass to create a path and in front of us were plenty of onion bulbs to collect. Within a short time, we collected half a bag full. But up ahead we spotted a young man armed with a stick that he used to collect bags and we immediately we sensed danger.
Our first instincts were to lay low in the long grass in the hope that we would not be discovered, but I was caught and without having any chance to think about what punishment awaited me, I found a hoe being pointed in my face. The man pulled me out of the grass roughly and used the hoe to beat me in the stomach, and across my shoulder and back. I cannot remember how long the beating lasted because I had passed out, but it ceased only when my body stopped twitching. All the food my friends and I had gathered was handed back to the man who inflicted the beating. My whole body was swollen and I was unable to attend school or work in the field. When my sister Mỹ and my grandmother asked what had happened, I told only half of the story. The man who inflicted the thrashing, it turned out, lived behind the house of our family friend, Mrs. Bon Thuong. My sister recognised him and other young people he associated with quite often. To this day, I believe that he feels guilty about the incident. Maybe it is because he instigated the attack and now realizes that I have no desire to seek revenge.
My pain and anger is not aimed at only those who took the lives of my family members, but at those who have covered up mistakes years after and have refused to say anything to me. Many reporters from around the world have come to My Son. They have worked with the Quang Ngai municipal staff in their offices and talked several times about the deceased. But I believe the media has been misled by authorities on certain matters. A number of survivors and their relatives have never been asked about their wishes. These include Mrs. Pham Thi Tro, daughter of Mrs. Nhieu, Le Thi Em, Pham Thi Hien, Bui Thi Ha, and Bui Sanh, the grandson of Mr. Huong Tho. They still live less than 800 yards from the memorial house, each one in dire poverty.
You only need look at photographs of the victims taken by U.S. Army officer Mr. Ronald Haeberle. These include:
Mrs. Nguyen Thi Tau, photographed with her closed mouth covered by a straw hat, may have lost her children but this certain that many soldiers have shot her children. Two of them were saved.
Mr. Nhieu’s wife and daughter escaped through the back door of their hut and hid in the rice field. They were lucky to flee, for five members of their family were killed. They also witnessed many gruesome images and experiences in their home.
Mrs. Pham Thi Thuan lost five people in her family, all killed by gunshots. I estimate that about 20 people who ran from the corner of her house sought shelter in the ditch, or other lay down in the garden. Others were hiding behind the altar where the family burned incense and gave offerings to their ancestors. They were all pulled out and shot by U.S. soldiers.
Mrs Thi Tuyet Do lives in Pleiku. She and her family were pulled out by U.S. soldiers and ordered to sit in front of the house before being instructed to enter the ditch. Of the 170 people, most in the line of fire were women and children. Many of them were killed, but you survived if you were covered by the other bodies.
Mr. Dat Pham testified that his wife was shot and injured, while a seven month-old child crawled out of a burning house and wandered towards the ditch; the child was shot by U.S. soldiers, covered in dry leaves, and burned.
Ms. Truong Thi Le lived because she lay quiet underneath two dead bodies and pretended to be dead.
Ha Thi Qui is now 83 years old and was wounded in the hip and lay there quietly, also underneath corpses. She later attempted to crawl home. On the way, she saw many injured persons and bodies of women, some of whom had been raped by U.S. soldiers and then shot.
I saw Mrs. Pham Thi Trinh, then 11 years old try to crawl out of the ditch to the top, just like Mrs. Pham Thi Muoi, whom was only 14 years old when she was found next to a house, raped and shot dead by a U.S. soldier.
A mother and 7 month old child were covered in dry leaves and set alight by U.S. soldiers.
The house of Mr Le contained 15 hidden people who were found and thrown in the trenches. Nobody was spared.
Ms. Trinh’s eight year-old daughter was shot by U.S. soldiers when attempting to escape a ditch while carrying a mouthful of rice.
Mr Tấn Huyen Tran, from Khe Thuan village, said that his grandparents, his parents, and child were shot dead by U.S. soldiers.
Many people from the international press have come with their camera crews to film stories about My Lai in the past. Authorities paid members of the press to stay about 800 yards away from areas where the poorest survivors and their families lived, to discourage any contact and prevent details being released. Film director Oliver Stone worked in Pinkville with an interpreter, dealing with the press to obtain details for making his film. But our testimony and history has been ignored. My family received no help from the community or the state. After Vietnam became a united country, I learned that my mother’s tombstone had been issued with the wrong date of birth and even worse, the incorrect picture. When I raised this with house memorial officials, they did not take up my complaints further. Perhaps my stories of a handful of cold rice and going numerous days without food in my childhood interfered with their seemingly lavish lifestyle.
For any of the 130 American soldiers involved in the massacre, people such as Ernest Medina, William Calley, Oran K. Henderson, Samuel W. Koster, Eugene Kotouče, have you considered what impact your actions had on the children who lost their parents? Some of these children are now adults and they still live with the nightmares of being dragged out of their huts, being thrown into ditches, and watching machine guns and grenades slaughter their family members. After 42 years, you still have not come back to seek redemption. What did the innocent people of Son My and the surrounding hamlets do wrong to deserve being killed? How many screaming children can you recall crawling or lying on the ground in a puddle of blood? When you opened fire, mothers were breastfeeding children. Elderly village women and defenceless and unarmed men died with frightened looks in their eyes. People that we respected and paid reverence to, you spat in their faces. You raped teenage girls and young women. Before committing your evil deeds, your units slowly encircled us, preventing any chance of escape.
Maybe you do not care, in which case, an apology is useless.
However, there were some soldiers who showed compassion and I would publicly like to thank them. These people include Mr. Ronald Haeberle, who took a photo of my mother and other images from his helicopter. These include the two pictures of the four young children he photographed before they were shot by U.S. soldiers, and another of two children lying on the street. The people of Son My remember him very fondly for his actions to prevent further loss of life. I also pay my respects to Hugh Thompson, who landed his helicopter to rescue an eight-year old child and take her to a hospital after receiving a radio call from Glenn Andreotta. Larry Colburn, Ron Ridenhour, Seymour Hersh (the investigative journalist who exposed the My Lai Massacre to the world in 1969) and William R. Peers all tried to tell the world exactly what took place, but were silenced by the U.S. government.
Although I now reside in Germany, I am speaking up on behalf of the residents who continue to live in My Lai and remain committed to seeing justice prevail for the deceased and survivors.
Epilogue
Tran Van Duc has told Foreign Policy Journal that in his recent visit to My Lai in July and August, he contacted senior officials in Quang Ngai Province. These include the Police Director of Quang Ngai Province, Mr. Le Xuan Hoa, Province Chairman, Mr. Nguyen Xuan Hue, and the Director of Sports Culture and Tourism, Nguyen Dang Vu. According to Mr. Tran, Mr. Nguyen Dang Vu has “promised to repair the reporting of false information about my family.”
On August 13, 2010, Tran Van Duc emailed Foreign Policy Journal, stating that in a meeting four days earlier, the Quang Ngai Provincial Department of Culture, Sport and Tourism expressed their condolences for the suffering endured by the Tran family as a result of the My Lai Massacre, and would work to change any incorrect the details regarding the identification of Tran Van Duc’s mother.
Foreign Policy Journal has also learned courtesy of an email dated August 30 that Mr. Tran wrote to Vietnam veteran Mike Boehm dated August 30. In the email, Mr. Tran says that he has removed an inscription as part of “An American Peace”, denoting the remains of his mother and two sisters killed on the day of the massacre, along with 72 other civilians.
Mr. Boehm, who has spearheaded a number of community initiaives in Vietnam through the Madison Quakers Inc., told Foreign Policy Journal that he assumed Mr. Tran “is referring to our of our humanitarian projects when he is writing about ‘An American Peace’”. He said that Madison Quakers Inc. has funded a number of projects in My Lai and Quang Ngai Province, including the construction of four primary schools, the establishment of the My Lai Loan Fund for women to start small businesses and the My Lai Peace Park.
Mr. Boehm said that he “heard of, but not visited” any plaques commemorating the tragedy in My Lai.
“For more than 42 years media writing or filming about My Lai concentrate on the massacre. My organization is focused on helping those still living,” Mr. Boehm said.
Comment was being sought from the Quang Ngai Provincial Department of Culture, Sport and Tourism.
For verification of the ages of the fallen victims of Mr. Tran’s family, a formal request for an official list of the victims in the My Lai Massacre was sent to the Embassy of the Socialist Republic of Vietnam in Canberra, Australia, on September 2, 2010. For the purpose of this document, a list of the names of the 504 people killed has been obtained from the following source:
http://www.countryjoe.com/massacre.htm
The webpage attributes the document as being supplied by the Vietnamese Embassy in Washington DC, based on a request by Trent Angers, author of The Forgotten Hero of My Lai: The Hugh Thompson Story. According to the publication, the names and ages of the deceased are listed as follows:
Nguyen Thi Tau, (mother), 32 years old
Tran Thi Hong, (sister), 11 years old
Trần Văn Đức Germany- Remscheid 2009
Dù trong thời chiến, nhưng gia đình tôi ở Sơn Mỹ gặp nhiều thuận lợi trong làm ăn, buôn bán.
Ba tôi may vá và làm nghề thuốc tây, còn mẹ tôi tạo được một quầy hàng tạp hoá ngoài chợ Sơn Mỹ kinh doanh vải, thuốc tây và quần áo... Tên tuổi ông bà chín Tẩu dường như đã thành khá thân quen với người dân Sơn Mỹ thời bấy giờ.Cuối năm 1959 mẹ tôi sinh đứa con thứ 2. Chị Trần thị Mỹ của tôi, được sự hỗ trợ của 2 dì từ Sơn Hội xuống giúp đỡ trong thời gian mẹ ở cử, nên việc buôn bán trông coi quầy quán cũng không trở ngại khó khăn gì. Đầu năm 1960, gia đình tôi đã tạo được một căn nhà rất khang trang gần chợ Sơn Mỹ, bên cạnh nhà ông Bốn Tương. Trước sân sẵn có hàng dừa cao tít, trĩu quả, bóng dừa tỏa mát cả sân nhà, bên kia đường là ao đầm người ta nuôi tôm cá, xa hơn là những rặng dừa nước mênh mông xanh thẳm, trước nhà hơn 300 mét là biển Mỹ Khê với bờ cát trắng chạy dài tít tắp và mặt nước trong veo một màu xanh biếc, bao la bất tận...
Năm 1962 mẹ sinh tôi. Trần Văn Đức tên tôi, lúc bé tí các dì gọi là thằng Trọng Hiền. Là đứa con trai đầu tiên cho nên cả gia đình vui lắm, nhất là ba má tôi.
Hai năm sau, 1964 đứa con thứ tư ra đời, đó là em Trần Thị Huệ của tôi.
Thời gian này chiến tranh ác liệt lắm, dân Sơn Mỹ chết rất nhiều dưới bao làn bom đạn quân thù, những lần oanh tạc của máy bay Mỹ, và những đợt đột kích từ những hạm đội ngoài biển tấn công vào. Gia đình tôi và dân nơi đây có hôm cả ngày phải núp dưới hầm, nhiều gia đình bị bom dội trúng sụp hầm chết cả nhà. Do vậy dân Sơn Mỹ thời gian này tản cư đi nơi khác nhiều lắm, để tránh đạn, kẻ đi Lý Sơn, người xuống Bình Đức, nhiều người phải lìa quê xa xứ.... Bao gia đình phải ly tan, những đứa trẻ mất cha mẹ, bao cụ già không còn nơi nương tựa, nhà cửa, ruộng vườn tan hoang....
Cùng một số gia đình, ba mẹ tôi dẫn các con tản cư xuống Bình Đức. Ở tạm nhà một người quen gần chợ Bình đức, sát cạnh nhà ông Đổng, bà Huệ... Gần 2 năm sống nơi này, ba mẹ vẫn theo nghề may vá và buôn bán. Thỉnh thoảng cũng có những trận càn quét, những trận pháo kích, nhưng không liên tục, ác liệt như bên Sơn Mỹ.
Dân Bình Đức phần lớn là ngư dân và làm muối, còn lại số ít làm nông và buôn bán. Bình Đức là một vùng quê duyên hải khá đẹp, nơi đây không xô bồ tấp nập nhưng cũng không kém phần rộn ràng với nhịp sống vươn lên, bao ngư dân vạm vỡ lúc nào trên mặt họ cũng nở nụ cười thân thiện, với những chiếc thuyền sơn màu xanh đỏ đua nhau ra khơi đánh cá trong những buổi sáng tinh mơ ... Đám trẻ con chúng tôi đợi trời bớt nắng gần xế chiều tập trung đông lắm ở khu đầu bờ đập để câu cá, câu cua hoặc đá banh nhựa trên đường, đôi khi còn kéo nhau lên đồi sau chợ dùng mo cau tuột xuống...
Bình Đức không yên bình lâu như tôi tưởng. Rồi bom đạn Mỹ cũng dội xuống nơi này liên tục, máu dân lành lại nhuộm đỏ mảnh đất thân thương của họ. Chợ Bình Đức, máy xay gạo bên chợ và bao căn nhà tranh làm mồi cho bom xăng cùng rocket.
Năm 1967, mẹ tôi sinh đứa con thứ 5: em Trần thị Hà. Cùng thời gian này gia đình lại một lần nữa phải tản cư lên xóm Thuận Yên, Tư Cung. Dựng một căn nhà tranh nhỏ ở tạm trong khu vườn bà Bộ. Cũng năm này ba tôi phải lên Tịnh Hiệp công tác. Ông là y sĩ của C12 huyện Sơn Tịnh. Nhờ có các dì từ Sơn Hội hay xuống giúp đỡ, nên mẹ cũng đỡ vất vả trong khoảng thời gian em Hà còn nhỏ.
Hơn một năm ở xóm Thuận Yên,Tư Cung. Đó là quãng đời hạnh phúc nhất của tôi, của gia đình tôi, dù lúc ấy chiến tranh có phần khốc liệt hơn, bom càn dồn dập hơn. Những người dân quê tôi gánh chịu đau thương, từng ngày từng giờ, không ít thì nhiều, tôi chưa thấy được một ngày nào mà không có tiếng súng, đạn bom. Nhưng lớn dần lên tôi hiểu hơn, thấy được nhiều điều hơn.
Ngoại tôi sống ở Sơn Hội. Những đứa con của bà đã có gia đình và ra sống riêng. Dì út của tôi làm ăn xa quê, nên ba mẹ phải thường xuyên chăm lo cuộc sống của bà. Chị Hồng, chị Mỹ thường được mẹ sai đem tiền gạo về ngoại. Những lần đó tôi đều đòi đi theo, tôi vui mừng tung tăng chạy theo 2 chị, cõng theo màu xanh của ruộng mì, ruộng lúa, huỳnh tinh, rau lang..., những vẻ đẹp rất nên thơ của làng quê qua mấy chiều hiếm hoi yên bình.
Không biết từ đâu, tôi rất yêu ngoại. Có thể do mẹ tôi giống bà, không chỉ về hình dáng mà cả tính cách. Đến nay tôi vẫn còn luôn cảm nhận được hơi ấm thuở nào của những lần về thăm được bà ôm vào lòng...
Làng Thuận Yên quê tôi đáng yêu sao. Nằm sát bên đường quốc lộ 24 B là hai dãy núi tiếp nhau, um tùm những rặng liễu và cỏ tranh. Bên này đường là xóm Thuận Yên, Tư Cung, xen lẫn với các xóm dân cư là những thửa ruộng bát ngát xanh. Bà con chân lấm tay bùn, cố đổi lấy những giọt mồ hôi để đong nhận từng bát cơm ngon, những manh áo lành... Tôi có cảm tưởng rằng, dân Mỹ Lai quê tôi rất siêng năng cần cù, vì phải luôn đương đầu với bom đạn, những trận càn quét, những làn rocket, cho nên họ phải tranh thủ từng giờ phút, khi sáng sớm hoặc chiều tối là khoảng thời gian im tiếng súng nhất họ đồng loạt ra đồng để trồng trọt, đổ nước cho lúa, tưới nước cho huỳnh tinh, rau lang, mì ,bón phân và làm sạch cỏ cho hoa màu... Những người buôn bán cũng thức dậy sớm lắm, để lo cơm nước cho gia đình, con cái trước khi ra chợ.
Buổi sáng 16-03-1968, một buổi sáng định mệnh của tôi, của gia đình tôi, của xóm Thuận Yên, của Mỹ Lai.
Sớm hơn bao trận càn quét trước, 5giờ 30 phút các tràng pháo từ nhiều phía đã bắn vào làng Thận Yên, Tư Cung, Mỹ Khê. Pháo nã dài hơn mọi khi và sau đó hơn 1 tiếng đồng hồ, khoảng hơn 7 giờ trên bầu trời Mỹ Lai xuất hiện rất nhiều máy bay trực thăng, chúng tha hồ bắn rocket vào các khu dân cư. Lúc này bà con mới biết một ngày chẳng lành đến với họ. Má tôi cùng mấy chị em nghe tiếng la làng kinh hoàng của rất nhiều bà con trúng đạn bị thương... Không lâu sau mấy tràng rocket là tiếng máy bay trực thăng bay rất thấp và hạ cánh xuống đồng lúa làng Thuận Yên. Lúc này tiếng súng trường của những tên lính Mỹ vừa hạ cánh bắn dữ lắm. Những tiếng la xé trời, tiếng khóc van xin của bao người trên đường ra đồng hoặc đi chợ. Thế nhưng những tay súng đâu có tha, họ vẫn nổ súng bắn giết những người ấy, giết hàng loạt, giết hết, giết sạch ...
Mấy nhà gần rìa làng bị lính Mỹ vào lôi ra đầu tiên. Họ lôi ra hết bắt tập trung trên bờ ruộng gần ngã ba Tháp Canh. Mẹ tôi thấy không ổn nên chuẩn bị thật chu đáo, lấy túi vải thật to màu nâu bỏ quần aó của mấy chị em tôi vào đó và đưa cho chị Hồng giữ. Mẹ còn bó vào đùi của mấy chị em tôi mỗi đứa 10.000 đồng, phòng khi chạy lạc có tiền mà xài. Tôi bị nhột quá nên mở ra đưa lại mẹ số tiền ấy. Bà còn kịp ra hầm phía sau nhà, cất giấu rất nhiều thuốc tây và vải.... Công việc vừa xong thì toán lính Mỹ ập vào nhà, tay súng lăm lăm, lôi xềnh xệch mẹ cùng chúng tôi ra đường. Dù ôm Hà trên tay, bà cũng không quên vói cầm theo chiếc nón. Ra tới đường gia đình tôi nhập vào đoàn người và bị lính Mỹ dẫn ra ngã ba Tháp Canh tập trung. Vừa tới nơi, lợi dụng lúc hỗn loạn, mẹ kéo chúng tôi vào hầm nhà bà Nhiều để trốn. Nhưng lúc đó dưới hầm đông nghẹt người, mẹ và mấy chị em tôi phải đứng gần miệng hầm. Tôi thấy nhà trên của bà Nhiều cũng vậy, người ta vào trốn thật nhiều, dưới phản, sau bàn thờ... Nhưng họ trốn không được lâu. Khi những toán lính Mỹ khác lùa bà con từ các nơi đến ngã ba, chúng bắt ngồi xuống và một toán khác ập vào nhà bà Nhiều, lôi toàn bộ những người trốn trong nhà ra. Chúng chĩa súng xuống hầm và la lớn.... Mọi người sợ quá lần lượt kéo nhau chui lên.
Bà Hà Thị Quí, bà Nhiều và Trần Văn Đức
Tôi còn thấy một bà già, già lắm, chắc bà quá yếu nên từ dưới hầm bước lên chậm, bị một thằng Mỹ tức giận dùng báng súng phang vào giữa lưng, chắc bị gãy xương nên bà đi không được nữa, bà té xuống hiên nhà và thằng Mỹ ấy nắm tay bà lôi ra chỗ tập trung. Sau sân có buị tre khá rậm, mẹ định kéo chúng tôi ra hướng ấy để trốn, nhưng bị một thằng Mỹ phát hiện chạy lại lôi mẹ rất mạnh làm chiếc áo ngoài của mẹ bung hết nút. Hết cách, mẹ cùng mấy chị em phải theo ra nơi tập trung. Cả nhà tôi ngồi sát mé ruộng, chiếc túi đồ màu nâu còn in rõ nơi chúng tôi ngồi, thật đau thương và bi thảm (chiếc túi màu nâu trong bức ảnh dưới đây). Tôi nghĩ trên thế gian này chắc không bao giờ và không ở đâu lại có cảnh bi thảm nào hơn vậy. Tiếng khóc sợ hãi, tiếng van xin, tiếng trẻ thơ khóc thét khiếp đảm.... rồi những tràng súng liên thanh hướng vào đám người vô tội ấy bắn xối xả. Rồi không còn nghe thấy tiếng van xin nữa mà thay vào đó là những tiếng ré kinh hoàng. Tôi còn nghe thật rõ mà: “chết tôi rồi trời ơ...ơ...i!“.
Những người chưa trúng đạn đồng loạt đứng dậy chạy xuống ruộng lúa. Nhưng tôi thấy khó ai làm được việc đó. Những làn đạn dày đặc của lính Mỹ nã vào họ, họ bị trúng đạn và lần lượt ngã xuống, máu và thịt người vương vãi mọi nơi, nhiều thi thể không còn toàn thây nữa vì sức công phá quá lớn của những tràng liên thanh ngay cự ly gần. Giữa lúc hỗn loạn này, mẹ ôm Hà và một tay đẩy tôi xuống bờ ruộng lúa, mùa lúa đang lên đòng nên cũng khá cao, bà nằm đè lên tôi và Hà, chiếc nón là vật ngụy trang thật tốt lúc nầy, bà dùng để che thêm cho tôi, phần mà thân bà đè lên chưa lấp hết. Chị Mỹ tôi cũng ngã xuống gần đó và nằm im giả chết... Lính Mỹ vẫn tiếp tục bắn dữ lắm, khi thấy không còn ai sống nữa, chúng lại đến rất gần, tìm trẻ em và một số xác người còn cử động bắn tiếp. Sau đó chúng lần lượt kéo đi vào làng theo hướng ngã ba. Trên đường cái và dưới ruộng xác người nằm la liệt khắp nơi, máu tươi nhuộm ướt cả một quãng đường và phun ướt đẫm cả vạt lúa nơi ấy.
Mẹ Đức, bà Nguyễn Thị Tẩu (chín Tẩu)
Lính Mỹ rút đi được một lúc thì Hà bỗng khóc. Mẹ bảo tôi “con ôm Hà về nhà ngoại đi chứ lính Mỹ trở lại họ bắn chết“. Mẹ bị thương rất nặng ở đầu, bụng và đùi, bà không còn đứng lên được nữa...... Bà nghiêng thân mình để khỏi đè Hà nữa nên tôi nhìn thấy rất rõ. Lúc đó tôi chỉ biết nghe lời và vội ôm Hà kéo lê trên đường. Tôi chỉ còn nói được một lời cuối cùng với mẹ tôi “con ôm Hà về ngoại nghen mẹ...“. Tôi sợ lính Mỹ trở lại bắn chết, cho nên vội đi không suy nghĩ gì để cứu mẹ, dù không làm được gì cho mẹ lúc đó, nhưng nghĩ lại tôi thấy rất buồn và ân hận. Tôi thương mẹ thật nhiều... Tôi vật vã kéo ôm em Hà thoát khỏi những xác người vương vãi ...
Trang hồi ký xúc động của một “đứa trẻ” Mỹ Lai (kỳ hai)
Bạn nhìn kỹ tấm hàng rào kẽm gai bị ngã về phía ruộng lúa trong bức ảnh bên dưới và bao lỗ trống trong ruộng lúa xanh tươi, đó là chỗ nằm của những xác người.
Ronald L Haeberle chụp chưa được toàn cảnh, phía sau chỗ ông đứng và phía bên trái khi đó còn rất nhiều xác đàn bà và trẻ em.
Vừa rời Tháp Canh không xa, một chiếc trực Thăng xuất hiện từ hướng đồn Voi rồi bỗng dưng bay rất thấp. Tôi sợ quá ôm em Hà nằm rạp xuống để tránh đạn. Nhìn lên máy bay thấy rất rõ có vài tên lính Mỹ và một tên ngồi ngoài cửa máy bay, chắc là để chụp hình chứ không phải bắn người, nếu họ bắn thì Đức và Hà đã trúng đạn rồi,vì họ bay rất thấp. Sau đó máy bay biến mất, tôi ôm em Hà đứng dậy và tiếp tục chạy lên hướng Trường An theo lối đường truông để về Sơn Hội.
Trên đoạn đường ôm kéo em đi, thỉnh thoảng vẫn gặp vài xác người có lẽ đi làm đồng buổi sáng hoặc đi chợ xa bị lính gặp và bắn chết. Xa xa phía trong làng, tiếng súng vẫn còn đang bắn dữ dội, khói cháy từ những căn nhà bị đốt bốc cao đen mịt cả một vòm trời.
Máy bay trực thăng vẫn còn oanh tạc, Sơn Mỹ và bao người dân vô tội, cùng những đứa trẻ thơ đang bị tấn công tiêu diệt, trời đất Mỹ Lai đảo điên như sụp đổ. Bao người thân quen, bà con Mỹ Lai chân quê mộc mạc họ làm gì nên tội? Tại sao phải tiêu diệt họ? Cuộc tàn sát mỗi lúc một dữ hơn, những tên lính càng bắn giết càng man rợ và điên cuồng hơn... Ôm em Hà chạy về đến Gia Hoà, tôi ghé nhà ông bác xin nước uống vì khát quá, nhưng ông ta không cho. Chắc do thấy 2 anh em tôi đang bị thương, máu me đầy người, ahy vì một lý do gì khác tôi cũng không rõ.
Tiếp tục ôm em lủi thủi về Tăng Long. Gần xế mới về đến nhà ngoại. Ngoại ôm 2 cháu và khóc thật nhiều. Bà đi gọi y tá về băng bó, cứu chữa cho tôi và Hà. Tôi bị thưong ở trán, Hà thì bị ở bụng. Ông Hùng y tá ở Tăng Long là người đã chạy chữa trị thương cho 2 anh em tôi. Dân Tăng Long ngày đó kéo đến nhà ngoại đông lắm để xem , hỏi thăm và giúp đỡ.
Chị Mỹ năm đó 9 tuổi. Khi lính Mỹ nã súng bắn vào đám dân tập trung, loạt súng đầu tiên thật kinh hoàng nhiều người chết lắm, những người khác đồng loạt đứng dậy bỏ chạy xuống ruộng lúa, nhưng lính tiếp tục bắn vào họ. Phần lớn bị trúng đạn và ngã chết dưới ruộng. Chị Mỹ của tôi cũng bị ngã xuống ruộng và nằm im giả chết, máu thịt của những người bị bắn chết bên cạnh văng vãi lên mình. Thoạt nhìn tưởng chị đã bị bắn chết. Khi lính Mỹ bỏ đi, chị lom khom bò dậy và cố đi tìm mẹ. Chị gặp một người đàn bà khác cũng còn sống sót bảo rằng “mẹ con đã đi về ngoại của con rồi“. Rồi bà dẫn chị Mỹ cùng đi tìm con của bà. Con bà cũng đang nằm gần đó. Bà thấy và ôm xốc lên, đứa bé bị thương rất nặng. Bà hớt hải ôm con chạy, chạy lên hướng Trường An để tìm nơi cấp cứu. Chị Mỹ cứ vậy mà chạy theo bà, lên khỏi Trường An đến Tịnh Thiện, bà gửi chị Mỹ vào nhà một người dân và ôm con đến trạm xá cấp cứu. Chị Mỹ bảo: đứa bé chắc không qua khỏi vì vết thương khá sâu và dài, máu chảy ra nhiều quá... Người ta bảo chị tôi ở lại một đêm, sáng mai yên yên hãy về. Và sáng ngày 17-03-1968 người dân cũng đã chỉ đường cho chị tôi tìm về được Sơn Hội. Gặp lại chị tôi vui mừng khôn tả, nhưng chưa khỏi bàng hoàng. Tôi hỏi chị về chị Hồng và em Huệ của tôi, chị bảo bị lính Mỹ bắn chết hết rồi.
Ba tôi ngày 16-03-1968 đang công tác ở Vĩnh Ty, Tịnh Hiệp. Nghe tin vụ thảm sát, ông hớt hải tìm đường về Sơn Mỹ. Đường đi rất khó khăn vì ông là cách mạng, mãi tối 17-03-1968 ông mới về đến Tư Cung. Than ôi, ông về không kịp. Tối 16-03-1968 đồng chí của ông đã chôn vợ và mấy đứa con của ông rồi. Không được tự tay chôn cất những người thân yêu nhất của mình, nhưng vẫn còn kịp đón nhận những thông tin và di vật của gia đình từ những người đồng chí mà tối qua đã giúp ông chôn cất.
Vài ngày sau, tình hình Mỹ Lai lắng xuống dần. Một đêm tối trời và lâm râm mưa, ông ghé về Tăng Long thăm mẹ vợ. Rất mừng vì đến lúc đó mới biết được 3 đứa con của ông vẫn còn sống sót và đang đứng trước mặt ông... Tôi nhớ rất rõ hình ảnh ba ôm ghì lấy tôi, Hà cùng chị Mỹ vào lòng và khóc thật lâu. Sau ngày ấy ba rất thường về thăm chúng tôi và để lo chữa vết thương cho tôi và em Hà.
Sau khoảng 2 tuần tôi thấy ông cạo trọc đầu và trông rất buồn thảm. Vì đang bận công tác ở Vĩnh Ty, Tịnh Hiệp cho nên ba lưu lại ở quê không lâu, hơn 1 tháng ông phải trở lại đơn vị. Trước khi đi ông còn lo thật kỹ vấn đề cuộc sống và ăn học của 3 chị em tôi , ông gửi gắm cho những người bạn thâm tình những gì chúng tôi cần giúp đỡ sau này.
16-03-1968- ngày định mệnh của 3 chị em chúng tôi. Giặc Mỹ đã cướp đi người mẹ yêu quí, người chị và đứa em thật hiền hòa, chúng tôi đã bị mất một gia đình thật sung túc và đầm ấm...
Những ngày đầu tiên, những tuần đầu tiên, 3 chị em cứ ngồi ôm nhau khóc. Ngoại tôi buồn thật buồn, bà càng khuyên chúng tôi càng tủi thân hơn và khóc nhiều hơn.... Nhưng rồi, dần dần lũ trẻ chúng tôi cũng phải... tuân theo qui luật của cuộc sống, cố gắng để tồn tại.
Nhà ngoại tôi nghèo, thật nghèo. Nhà tranh vách đất, nằm trên đất công dưới lũy tre làng bên dòng sông Sơn Hội hiền hòa. Trước đó không lâu cứ mỗi lần cùng 2 chị về thăm ngoại, tôi thường coi nơi này là tiên cảnh, có dòng sông tôi tha hồ tắm, có bãi cát trắng cho chúng tôi nô đùa và đám trẻ con nơi đây sao mà dễ làm quen đến thế.. Vậy mà hôm nay, những tháng ngày đầu tiên 3 chị em chúng tôi phải tự lực sống, tôi cảm thấy căn nhà thân quen của ngoại sao xa lạ đến thế. Nét hồn nhiên trong tôi không còn nữa... Tôi thấy thật đắng cay!
Ngoại già yếu, bà cũng cố gắng đi phiên chợ chiều An Lộc để mua bán cá, với số vốn ít ỏi cho nên lời cũng không được nhiều, nhưng đó là nguồn sống chính của 4 bà cháu chúng tôi. Chị Mỹ và tôi sau vài tuần hoàn hồn là phải đương đầu với sự thật, chị xin đi ở đợ cho bà Bốn Thường dưới An Lộc để kiếm cơm ăn và phụ với ngoại. 3 tháng sau, thấy gia đình thiếu thốn đủ bề, dù ngoại và chị rất cố gắng, tôi bắt đầu đi mót lúa ,củ lang, củ mì... để phụ thêm cho sinh nhai của gia đình.
Mới có vài tháng mất mẹ, xa gia đình đầm ấm mà chị Mỹ cùng tôi như kẻ ăn mày từ lâu lắm rồi. Hai chị em trông thật đen và ốm. Cứ sáng sớm phải ra đồng và mãi tận chiều tối mới về đến nhà. Tôi đội chiếc nón rách, bộ quần áo tả tơi, cây cuốc chỉa và một cái bao Đại Hàn. Người dân nơi đây thu nhập gì tôi cũng đến mót, lúa, mì, lang, bắp củ, huỳnh tinh... Đôi khi tôi phụ giúp cả ngày cho họ để đón nhận một chút công ít ỏi là vài trái bắp, đôi ba cân củ lang...
Với em Hà càng thật gian nan hơn. 14 tháng tuổi mất mẹ, tìm đâu ra sữa để nuôi thân, em khóc nhiều và teo riết. Ngoại hay ôm em Hà đi tìm phụ nữ trong làng có con mọn để xin bú nhờ...
... Ngày 19-12-1969, lại một tin sét đánh với chúng tôi: ba hy sinh. Niềm hy vọng còn lại của 3 chị em chúng tôi đã mất. Dù rất ít về thăm và thỉnh thoảng gửi tiền phụ giúp ngoại tôi, nhưng với 3 chị em chúng tôi, ông là nguồn động viên vô cùng lớn. Ông thường nói với 3 chị em: cố gắng ăn học nghe lời dạy bảo của ngoại, mai sau khôn lớn sẽ đi với ba...
Cuộc sống kinh tế gia đình vốn khó. Khi ba tôi mất lại càng khó khăn hơn.
Năm 1970, tôi và chị Mỹ được ngoại cho đi học. Mái trường nơi tôi hằng mơ ước, nơi tôi sẽ đón nhận những gì cao quí nhất... Vậy mà tôi cảm thấy đắng cay chua chát quá...
Vài tiếng đồng hồ mỗi ngày trong lớp học. Còn lại tất cả thời gian, chị em chúng tôi phải bươn chải với đời, khó nhọc kiếm từng miếng cơm manh áo, khi trái gió trở trời kiếm không được miếng ăn thì chúng tôi đành chịu đói... Bà Rân, ông Tám em, ông Yên và tất cả dân thôn Tăng Long ngày ấy, họ rất đau lòng trước cảnh ngộ của 3 chị em chúng tôi, cái củ mì, củ lang đọt phay của vườn nhà bà Rân đã cầm hơi được bao cơn đói lả cho 3 chị em. Rất nhiều lần tôi bị ngã gió, say gió do đói quá phải ăn nhiều quả “uma“ (trái trứng gà).
... Hà dần lớn lên, cùng chị Mỹ và tôi bươn chải gian lao để kiếm miếng ăn manh áo. Ngoại càng ngày càng già, bà buôn bán đâu còn được nữa, gia đình tôi càng ngày càng thiếu túng hơn.
Năm 1972, chị Mỹ học đến lớp 3 trường cơ sở Tăng Long thì phải đành nghỉ học. Chị buồn và tiếc lắm, nhưng phải đành vậy, chị chấp nhận và chọn hy sinh để 2 đứa em mình được học tiếp. Sau những giờ học tôi và Hà, nếu không đi làm cho người ta thì đi mót lúa,củ lang.... Nhưng nhìn chị, chúng tôi càng buồn hơn. Chị đi ở cho người ta thật khổ sở, quần áo rách rưới, ăn uống thiếu thốn, rất nhiều hôm thật khuya chị mới về đến nhà ,chị luôn dành cho tôi và Hà những chén cơm đầy, những thức ăn ngon, còn chị ăn qua loa gì cũng xong. Chị thường ăn sau cùng để cố nuốt những thức ăn còn lại, nhưng tôi nghĩ chị rất ít được những bữa no.
Từ ngày 16-3-1968, 3 chị em tôi về ở với ngoại đã tạo cho bà một gánh quá nặng, thật trầm luân và gian khổ cho bà. Bà lầm lũi và rất cố gắng để 3 đứa cháu của bà khỏi chết đói hoặc đưa đẩy vào dòng đời đen bạc. Hồi đó, bà hay bị chính quyền xã Sơn Hội bắt ra xã để hội đồng tra hỏi vì có con đi làm cách mạng, và họ thường xuyên bắt bà ngủ lại để canh giữ cơ quan xã khỏi bị cộng sản gài mìn hoặc tấn công.
Bà cũng thiếu thốn lắm, nhường tất cả những gì bà có cho các cháu, thật tội nghịệp cho bà...
Thời gian những năm 1972-1973, chiến tranh quê tôi lan rộng khắp mọi nơi. Không chỉ Bình Đức, Sơn Mỹ mà lan rộng đến Sơn Hội, Sơn Thành, Sơn An... Dân quê tiếp tục chết nhiều dưới bom đạn. Cuối năm 1972, Sơn Hội cũng là bãi chiến trường. Gia đình tôi cùng bà con Sơn Hội phải tản cư lên Tịnh Ấn, vài tuần khi tiếng súng tạm yên trở lại, căn nhà của ngoại bị một trái bom Mỹ thả trúng cháy sạch chỉ còn lại một cái hố bên cạnh khá sâu.
Bà con dân làng vốn rất thương gia đình tôi. Sau trận bom này, họ giúp đỡ thật tận tình, và ròng rã 2 tháng vất vả dựng xây nên một căn nhà lợp tranh lẫn bói vách đất. Thoạt nhìn khi trở lại từ Tịnh Ấn, tôi có cảm giác cuộc đời tôi sẽ không bao giờ còn mái ấm che thân. Vậy mà nhờ kẻ gánh đất người cho tre, còn 3 chị em tôi cùng ngoại thì ra bãi bồi cắt bói, ra đồng lúa xin rạ, nên sau 2 tháng ròng túp liều tranh ngoài sức tưởng tượng của tôi được dựng lên. Đó là mái ấm che chở cho 4 bà cháu tiếp tục sống trong những ngày tháng vất vả gian nan...
Những buổi chiều mệt lả, từ núi Tranh hay Sơn Mỹ, tôi đi mót củ mót lúa trở về, qua cánh đồng Mã Sơn Hội, nhìn đám bạn trang lứa học cùng trường đang thả diều , đá banh, tung tăng đùa ngịch... đôi khi đứng lại lặng nhìn thật lâu mà lòng dâng lên bao nỗi buồn, tủi thân khôn tả. Tôi không dám đến gần hoặc đi theo đường cũ, chọn cách rẽ đường khác để giữ khoảng cách xa hơn. Những lúc ấy tôi hay nhìn lại mình, trên vai mang chiếc cuốc chỉa cán dài, đầu kia treo lủng lẳng một cái bao Đại Hàn màu xanh cũ nát, chắc cũng được vài cân củ lang nhỏ xíu mà người ta hay dùng nó để nấu cám cho heo ăn, bộ đồ tôi mặc đã rách nát và đổi màu từ lâu cùng chiếc nón cời thật thảm thê mà tôi đâu có tiền để mua chiếc khác...
30.4.1975, quê hương giải phóng. Hòa bình trở lại, tất cả dân quê tôi vui mừng như hội. Chị Mỹ, em Hà cùng ngoại tôi không biết lúc đó nghĩ gì? Chứ còn tôi, như một kẻ mất hồn, tôi đến rất nhiều nhà , những ai có người thân đi tập kết hay chiến dịch trở về, dù đã biết ba mình 6 năm rồi khuất núi, nhưng trong tôi ngày ấy mơ tưởng vẫn còn, biết đâu tin xưa không thực, trong bao người trở lại từ các chiến trường khốc liệt biết đâu có ba tôi... Tôi đứng khá xa và nhỏ lệ khi nhìn ông Hộ ôm Hồng bạn tôi ngày trở lại qua bao năm xa cách, Hồng là con trai của ông...
Chú Phan Thế Mạnh, bạn cùng đơn vị của ba tôi vỗ về an ủi: Ba của con hy sinh rất anh dũng, bị Mỹ bắn chết khi đang làm công tác cứu thương cho đồng đội...
Cũng năm ấy tôi vào lớp 6, được chuyển cấp, từ Sơn Hội lên Sơn Thành học cấp 2. Niềm vui sướng và mong mỏi thật lâu của tôi. Nhưng ngay ngày đầu tiên nhập học, tôi bị đuổi ra khỏi lớp: “trò Đức vô kỷ luật, không mặc quần dài khi đi học“... Tôi khóc thật nhiều và tủi thân lắm. Tôi có quần dài đâu mà mặc? Dì Tám thấy vậy chạy về nhà lục tìm trong tủ của người dượng quá cố từ năm 1973, may quá trong tủ còn tìm được 1 chiếc quần kaki dài cũ màu đen. Dì Tám đưa cho dì út sửa lại bằng tay để tôi mặc đi học. Chiếc quần dài đầu đời của tôi có được là vậy.
Cô giáo viên người thị xã Quảng Ngãi đã đuổi tôi trong tiết học thứ 3 sau đó đã bật khóc, khi biết lý do “vô kỷ luật” của trò Đức ...
Trang hồi ký xúc động của một “đứa trẻ” Mỹ Lai (kỳ ba)
Hôm đó lớp tan học khoảng 12 giờ, về đến nhà cơm nước qua loa, gần 14 giờ tôi có mặt ở núi Tranh để tìm người thu hoạch củ lang đến mót. Trời đổ mưa lâm râm nên không có ai đi đào củ cả, tôi cùng 2 bạn Định và Lên cứ than vãn và buồn bã. Chúng tôi tạm xới lại những đám lang mà người ta đã thu hoạch tự hôm nào, kết quả quá ít ỏi.
Trời bắt đầu tối dần, tôi rủ 2 bạn về kẻo muộn. Trên đoạn đường xuống núi, phát hiện giữa đám tranh tươi tốt rậm rạp có một đám lang rất tốt, chúng tôi rẽ tranh đi vào và trông thấy thật nhiều củ lang, chúng ló ra vì bao trận mưa làm trôi hết đất, mấy đứa vội vàng lượm hết số củ lang ấy, thoáng chốc mỗi đứa thu nhập gần nửa bao Đại Hàn. Định về thì thấy dưới chân núi có một thanh niên hớt hải cầm đòn gánh chạy lên. Cả bọn hoảng quá tản ra bỏ trốn. Tôi chui vào núp trong góc một đám tranh. Thế mà anh ta dễ dàng phát hiện do cây cuốc chỉa tôi chưa kịp để nằm xuống, cái cán nó cao hơn và ló ra khỏi lùm tranh. Anh ta lôi tôi ra đánh, dùng cái đòn gánh phang vào bụng, vào lưng và vai tôi. Dường như cho đến lúc tôi bị ngất nằm lịm đi thì anh ta mới hả cơn giận.
Sau trận đòn hơn 1 tuần tôi bị ốm rất nặng, không đi học, không đi làm được, toàn thân sưng lên đau rát. Tôi chỉ dám kể lại cho chị Mỹ và ngoại nghe một nửa sự thật. Chị và ngoại rất giận anh ta. Anh ấy ở sau nhà bà Bốn Thường thôn An Lộc, nơi chị tôi đi ở, chị tôi gặp mặt anh ta thường mà. Đến nay, thỉnh thoảng tôi vẫn gặp anh trong những ngày về thăm quê. Gặp, tôi vẫn chào nhưng anh ấy chưa lần nào đáp lại, chắc là anh còn cảm thấy ái ngại vì trận lỡ tay khi ấy đánh tôi quá nặng ngày ấy. Tôi thấy có lỗi cho nên van xin và đưa nộp hết số củ lang cùng dụng cụ, vậy mà vẫn suýt chết với trận đòn của anh...
Trần Văn Đức và con trai
... Đầu năm 1970, sau khi nhận tin ba mất khoảng 3 tuần, có 2 du kích từ Sơn Mỹ đến nhà ngoại vào ban đêm. Một người chị em tôi quen lắm, con của ông bà Bốn Tương ở gần nhà tôi bên thôn Mỹ Lại. Họ nói với ngoại rằng muốn dẫn 3 chị em tôi trở lại Sơn Mỹ, rồi đưa 3 chị em ra Bắc học để sau này phục vụ công tác lên án giặc Mỹ. Ngoại lắc đầu. Ba nói với họ rằng bà không muốn mất luôn 3 đứa cháu thân yêu, may mắn lắm chúng nó mới sống sót được, hơn nữa thời gian này Sơn Mỹ hoặc miền Bắc chiến tranh cũng khốc liệt lắm.Đây là lần đầu tiên và duy nhất mà 3 chị em chúng tôi đón nhận được sự quan tâm. Từ bấy đến giờ gần 40 năm, chúng tôi không có lời hỏi thăm nào nữa, dù chỉ là 1 lần dự lễ tưởng niệm ngày 16-3 bi thương. Tôi cảm thấy rất buồn, vì cũng rất nhiều nhà báo, phóng viên về Sơn Mỹ, họ chỉ làm việc cùng ban lãnh đạo nhà chứng tích Sơn Mỹ trong phòng kính mát mẻ khang trang hoặc một vài người sống sót mà hàng trăm lần họ đã nhắc đi viết lại.... Tại sao họ chưa lần nào bước chân vào những căn nhà túng thiếu đủ bề của bao người may mắn còn sống sót ngày ấy nằm sát bên ngoài khu chứng tích? Như vậy tìm đâu ra được tính trung thực hoàn hảo của sự kiện? Mà lịch sử rất cần tính trung thực của nó, thiếu nó làm sao bảo tồn được tính nhân văn? Khi nhìn hình người mẹ yêu thương của tôi, bà Nguyễn Thị Tẩu nằm chết, miệng còn ngậm vành nón, chắc hẳn bao tên sát nhân sẽ nhận ra, tên lính nào đã nã súng bắn bà? Hoặc Ronald Haeberle sẽ biết điều đó và ắt hẳn họ sẽ kinh ngạc hơn ,khi biết bà mẹ Nguyễn Thị Tẩu kia đã cứu được 2 đứa con ở giây phút cuối đời, điều này không phải ai cũng làm được và càng kinh ngạc hơn, chỉ ở Tháp Canh dưới đống xác người có 3 đứa bé 9 tuổi, 7 tuổi và 14 tháng còn sống và sống đến ngày hôm nay.
Bà Nhiều và con gái của bà ngày ấy trốn ra cửa sau và men theo ruộng lúa may mắn chạy thoát, gia đình bà bị bắn chết 5 người. Bà nhìn thấy khá nhiều những thảm cảnh trong căn nhà của bà, trên 20 người từ ngã ba chạy vào nhà bà để trốn, kẻ xuống hầm, người chui dưới giường, vài ba người núp sau bàn thờ, nhưng sau đó bị lính Mỹ lôi ra bắn chết sạch...
Và bao người còn sống sót ở Mỹ Lai ngày ấy cũng có những hoàn cảnh thật đáng thương tâm. Bà Phạm Thị Thuận cuộc sống neo đơn thiếu thốn, gia đình bà có 5 người bị lính Mỹ bắn chết trong vụ thảm sát này. Chị Đỗ Thị Tuyết hiện đang sinh sống ở Pleiku, chị và gia đình sáng 16-3-1968 bị lính Mỹ bắt ra tập trung ở đoạn mương ngay trước nhà cùng với rất nhiều bà con thôn Tư Cung, phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Tổng cộng 170 người, lính Mỹ nã súng tàn sát, bắn giết gần hết số người ấy, xác người ngã xuống máu nhuộm đỏ cả đoạn mương dài, chị sống sót nhờ những cái xác người đó đè lên. Hay ông Phạm Đạt đã phải chứng kiến cảnh vợ bị bắn trọng thương, tay còn đang bế đứa con gái nhỏ mới 7 tháng tuổi, bò lết từ trong nhà đang cháy ra ngoài sân, cố gắng lăn về phía cửa hầm trú ẩn, nhưng không còn kịp và bị lính Mỹ bắn chết, sau đó chất tranh lên trên và đốt xác cả 2 mẹ con.
Cũng dưới cái mương ngập ngụa xác người và máu, cậu bé Đỗ Ba mới 8 tuổi còn cọ quậy được, Glenn Andreotta nhìn thấy và báo cho Hugh Thompson. Phận may của Đỗ Ba còn Hugh Thompson hạ cánh và cứu cậu bé, đưa cậu vào bệnh viện Quảng Ngãi.
Bà Trương Thị Lệ với 1 đứa con còn sống sót tại Tháp Canh, nhờ 2 xác chết đè lên và nằm yên chết.
Bà Hà Thị Quí nay đã 83 tuổi, ngày ấy cũng bị lính Mỹ bắt tập trung ở mương kênh, nơi lính bắn giết 170 người dân vô tội. Bà bị thương ở mông và nằm yên, xác chết cứ lần lượt ụp xuống đè lên bà. Sau khi bắn giết xong, lính Mỹ bỏ đi, bà cố gắng bò về nhà, dọc đường nhiều cảnh bầm gan tím ruột, nhiều xác phụ nữ, thanh nữ bị lính Mỹ xé toạc áo quần hãm hiếp rồi bắn chết, có vài người còn bị rọc cả cửa mình.
Chị Phạm Thị Trinh, lúc đó 11 tuổi. Khi dưới hầm chui lên tận mắt còn nhìn thấy chị Phạm Thị Mười mới 14 tuổi đang bị một tên lính Mỹ hàm hiếp xong bắn chết bên cạnh hiên nhà. Xác mẹ và đứa em chưa tròn 7 tháng thì bị lính Mỹ dùng rơm đốt cháy hơn nửa thân người.
Nhà ông Lệ, trong hầm có 15 người đang trú ẩn đều bị giết sạch.
Nhà chị Trinh, đứa con chị cháu Đức mới 8 tuổi từ trong hầm chạy ra liền bị lính Mỹ bắn chết trong lúc miệng cháu vẫn còn ngậm đầy cơm.
Anh Trần Tấn Huyên ở xóm Khê Thuận kể lại “chỉ trong tích tắc, ông bà nội, cha mẹ và đứa em ruột của anh đã bị lính Mỹ xả súng bắn gục ngay trên mâm cơm“.
Than ôi, nỗi đau đến bao giờ mới nguôi? 504 người dân vô tội, chứ đâu phải vài ba người nhỏ nhoi ít ỏi, họ làm gì nên tội mà phải tiêu diệt họ? Bao đứa trẻ sơ sinh lòm khòm bò trên vũng máu hoặc miệng đang còn ngậm vú mẹ cũng bị kề súng sát đầu bắn cho tan xác. Hiếp dâm trẻ thơ, các chị, các bà, khi họ đang bị tang thương tột cùng, xác người thân ngổn ngang bên cạnh, sau đó giết họ không những bằng bao phát đạn mà đôi lúc dùng lưỡi lê để rọc thân thể họ...
... Tại sao đời sống lại hàm chứa những bất công tàn bạo thế? Tại sao niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của con người tạo dựng lên trên những ngịch lý không thể dung hòa. Vụ thảm sát Sơn Mỹ làm chấn động cả địa cầu, vậy mà bao nhân chứng sống sót ít ỏi vẫn bị lãng quên, 3 đứa con bà Chín Tẩu, hơn 33 năm rồi nhà chứng tích Sơn Mỹ được thành lập chưa lần nào được mời dự lễ tưởng niệm, hoặc một lời hỏi thăm, tên mẹ chúng khắc sai trên bia trong đại sảnh nhà trưng bày, mới sửa lại tháng 6.2009 qua bao nhiêu lần khó khăn khiếu nại. Phạm Thị Trợ, 2 mẹ con bà Nhiều, Lê Thị Em, Phạm Thị Hiền, Bùi Thị Hà, Bùi Sanh, cháu ông Hương Thơ... và rất nhiều nạn nhân còn sống sót chưa có một lời hỏi thăm dù qua gần 42 năm đằng đẵng.ọ sống không quá 800 mét cách nhà chứng tích, họ đang sống vất vả neo đơn với những hệ lụy từ cuộc thảm sát bi thương, man rợ, những nấm mồ chôn chung 75 người tại Tháp Canh và số mồ mả của bao người dân vô tội rải rác ở xóm Thuận Yên, Tư Cung, Cổ Luỹ quanh năm thường nhang tàn khói lạnh, không ai chăm nom.Nói nấm mồ đến mãi hôm nay thì đúng, chứ tối ngày 16-3-1968 bi thương ấy, những người du kích và một số bà con từ Trường An xuống giúp đỡ gom tất cả 75 xác người và đặt xuống một cái rãnh rau lang, sau đó lấp đất lên. Vì số du kích và bà con giúp chôn cất không nhiều, 504 xác người- một số lượng quá lớn, hơn nữa một số xác chết riêng lẻ trong nhà, ngoài vườn người ta còn phải tìm kiếm, cho nên phải chôn vội, lấp vội cho xong, vậy mà một vài ngày sau người ta vẫn còn thấy đâu đây trong đám bắp, huỳnh tinh hay mía vẫn còn sót vài xác người chưa chôn….
Trang hồi ký xúc động của một “đứa trẻ” Mỹ Lai (kỳ bốn)
.... Quãng đời của 3 chị em tôi sau ngày thảm sát ấy thật gian lao cùng cực, về sống với bà ngoại già yếu neo đơn, thiếu thốn đủ bề, đói khát, gian truân, bên cạnh bị chính quyền ngụy tra hỏi và luôn gây khó khăn vì liệt vào gia đình cộng sản cần phải theo dõi. Công việc mưu sinh của 3 chị em chúng tôi hơn 20 năm có khác gì cuộc sống của những kẻ lỡ vận ăn xin, với cảnh màn trời chiếu đất.
Vì nhớ mẹ, đôi lúc muốn vào nhà chứng tích để xem hình mẹ, nhưng trong túi không có tiền mua vé vào cổng đành thôi.
Dần lớn lên, tôi vào nhà chứng tích thường xuyên hơn. Cứ mỗi lần về Tháp Canh thắp nhang cho mồ mẹ, chị Hồng và em Huệ, tôi đều có ý kiến khiếu nại với ban lãnh đạo nhà chứng tích về những thông tin sai lệch về mẹ tôi cũng như tên tuổi trên bia. Họ đón nhận tôi và những thông tin của tôi với thái độ như một kẻ nhà giàu vô tâm, khó chịu,.....
Trần Thị Hà, cô em gái được Đức ôm dìu đi trong bức ảnh lịch sử sáng 16-3-1968
Vì một vài lý do khách quan nên tôi viết những dòng hồi ký này. Đôi lúc nó cũng là thông điệp đến tay một vài người trong số 130 lính Mỹ và những "lãnh đạo, chỉ huy“ của những Ernnest Medina, William Calley, Oran K Henderson, Samuel W Koster, Eugene kotouc... mà 4 tiếng đồng hồ sáng ngày 16-3-1968 đã từng xả súng sát hại 504 dân lành vô tội quê tôi, gây nên bao thảm cảnh tang thương cho gia đình của họ, bao đứa trẻ mồ côi phải gánh chịu một cuộc đời bất hạnh, bao người già không còn nơi nương tựa, sự hệ lụy thương tâm và tàn khốc ...Vậy mà gần 42 năm rồi, họ vẫn lẩn tránh, chưa lần nào trở lại làng hồng Pinkville, họ vẫn lẩn tránh chính họ và những gì tang thương nhất mà họ đã gây ra.... Nhưng chắc rằng họ sẽ phải nói với con cháu họ nếu hiện đang trong quân ngũ rằng: đừng bao giờ lập lại “vụ thảm sát Mỹ Lai“ ở bất cứ nơi nào trên quả đất này.
Và tôi muốn nói với các tòa báo rằng, khi cử phóng viên của mình về Mỹ Lai sưu tầm thông tin để viết, nên cố cho thêm tiền lộ phí, để phóng viên của mình cố gắng đi xa hơn, có thể chỉ thêm 800 mét nữa thôi, nhưng sẽ đến được bao gia đình nạn nhân, bao nhân chứng của cái ngày bi thương 16-3-1968 đó. Được như thế, sẽ thấy pinkville không chỉ toàn màu xanh của cuộc sống mới, mà vẫn còn đó những vệt lốm đốm, những chấm màu hồng, những cuộc đời bi thương hệ lụy.
Việt Nam và quốc tế, hàng ngàn, hàng triệu nhà báo, các đoàn làm phim, thậm chí Pinkville và Oliver Stone cũng chỉ làm việc với ban lãnh đạo nhà chứng tích hoặc thông dịch viên, mà bao người đó họ có đồng cảm và đại diện cho chúng tôi đâu?
... Bức tường nhà chứng tích không cao lắm, nhưng nó đủ ngăn cách 2 bề mặt của cuộc đời, đáng thương thay số phận nghiệt ngã và cuộc đời bất hạnh của bao con người còn sống sót....
Qua đây, tôi xin cám ơn ông Ronald L Haeberle. Ông đã chụp được tấm hình mẹ tôi, bà Nguyễn Thị Tẩu, cho dù dân Sơn Mỹ vẫn còn trăn trở rất nhiều về những tấm hình của ông, như 2 tấm hình của 4 đứa bé này, 2 đứa bé nào bị lính Mỹ bắn tan xác sau khi ông chụp hình? Tấm hình màu ông chụp 2 đứa bé nằm trên đường, có phải ông chụp từ trên trực thăng? Hai đứa trẻ ôm nhau dìu lết đi trên bờ ruộng đó chính là anh em tôi đấy. Sau đó không lâu ông vẫn dùng máy này chụp hình bà Nguyễn Thị Tẩu? Người đàn bà chết miệng còn ngậm chiếc nón lá kia chính là mẹ tôi đấy.
... Thực tế không có những tấm hình của ông, vụ thảm sát Sơn Mỹ sáng ngày 16-3-1968 ấy khó có thể làm sáng tỏ được, cho dù Hugh Thompson, Larry Colburn, Ron Ridenhour, Seymour Hersh và William R. Peers có cố gắng đến đâu, nhưng thiếu bao tấm hình tang thương kia thì chính phủ Mỹ vẫn không chấp nhận đó là vụ thảm sát “Massacre“. Tôi -Trần Văn Đức, nạn nhân còn sống sót ở Mỹ Lai sáng ngày 16-3-1968, xin đại diện cho một số bà con còn sống sót ở Mỹ Lai mà tôi được phép thay mặt, gửi tới ông lời cám ơn chân thành nhất, mãi mãi tri ân và xin chúc ông cùng gia đình dồi dào sức khỏe, vạn an.... !
- Bức ảnh màu của Ronald Haeberle chụp sáng 16-3-1968, theo Đức 2 đứa trẻ trong bức ảnh này không phải là Trương Bốn và Trương Năm, mà chính là Đức và đứa em gái Trần Thị Hà của mình.
- Còn bức ảnh trắng đen của Ronald Haeberle chụp sáng 16-3-1968 do Đức tìm sưu tầm được từ tạp chí CBS, BBC và đã gửi về nhà chứng tích Sơn Mỹ tháng 8. 2009. 2 em bé trên bức ảnh này là Trương Bốn và Trương Thị Bảy, con ông Trương Nhị, bị bắn sau vài giây khi Ronald chụp xong tấm hình này. Gia đình 2 em có 5 người bị giặc Mỹ bắn chết: cha Trương Nhị, 4 người con Trương Bốn, Trương Năm, Trương Thị Sáu, Trương Thị Bảy.
Germany- Remscheid 2009
Trần Văn Đức
_________- Bị chú: Sự việc từ năm 1959 đến 1966 Đức nghe ngoại và các dì kể lại.
by David Calleja
In February 2010, I wrote about a visit to the Vietnamese village of My Lai, Quang Ngai Province. During the Vietnam War, or Anti-American War as locals referred to it, 504 civilians were recorded to have been shot dead in four hours by members of the U.S. Military’s Charlie Company on March 16, 1968. Following the article’s publication, a man named Tran Van Duc contacted me and identified himself as a survivor of the massacre.
Tran Van Duc has agreed to talk about his experience of coping in a country exposed to conflict and his efforts to obtain answers from local authorities over wrongs committed against his family more than 40 years ago, a task that has seen him recently return to Vietnam and the village he once called home.
This account, originally written in German, has been translated and edited for grammatical purposes. Tran Van Duc has verified the version that appears here. He has advised me that the stories of his family’s life in various villages between 1959 and 1966 were told to him by his grandmother and various aunts.
Here is Tan Van Duc’s story, in his own words:
Part I
Ha Thi Qui, Ba Nhieu and Tran Van Duc in My Lai (Photo courtesy Tran Van Duc)
I was born Tran Van Duc in 1962, the third child and oldest son in my family. My mother sold food at a local market and my father was a tailor, selling clothes and western medicine. He had previously been held captive by the government, and as a result we were all under constant surveillance, reporting to authorities daily.We had a large house near Son My Market. On one side, our neighbor owned a lot of coconuts and stored them in his yard, and I can still remember how refreshing they used to taste in the heat. On the other side of our house, there was a large pond, where villagers cultivated shrimp and fish. Behind us was My Khe, where the sea and endless white sand seemed to stretch far into the distance.
During my earliest memories of childhood, when the bombing raids commenced, my family became used to hiding in the ditches. Others were not so lucky, killed by collapsing tunnels as they attempted to emulate us. Many residents made the decision to flee My Son. Some went to neighboring Ly Son, others were separated and their whereabouts became unknown. Many children became orphaned and adults lost their homes. Fields and gardens were totally destroyed. Since my parents were in a fortunate position to provide help to those who had suffered losses, a number of families came to them in desperate need of food and shelter. As everybody left in search of safer grounds, we headed to Binh Duc, which due to its relative peace, seemed like paradise.
With a population comprised mainly of fishermen and salt producers, Binh Duc seemed like a wonderful place. People here were very friendly and always smiled. Red and green colored boats appeared by the sea, ready for their day’s fishing. The shelling in Binh Duc was not as bad as the fighting in Son My. As the war started getting worse, our family lived with Mr and Mrs. Dong Hue for two years. My parents continued to operate their business in sewing and the wholesale market. I played with other children, waiting until the late afternoon for the sun to cool down, where we would catch crabs by the sea or play football with a plastic ball.
As the bullets rained and bombs fell constantly, the local market in Binh Duc came under heavy attack and we moved again, to Thuan Yen, where my younger sister, Thi Ha, was born. My family built a small house on the property of Mrs. Bo and my father worked in nearby Ting Hiep as a nurse in the district of Son Tinh C12.
Even as a child, I understood the threat and impact of war, a reality confirmed when my family was also forced to live apart from each other. It was hard for me to accept that my grandmother, who had lived all of her life in Son Hoi, lived alone. Her children all had their own families and had since moved. My parents took it upon themselves to take care of grandmother. I loved my grandmother very much, because she reminded me of my mother in both shape and character. My sister My Hong and I often delivered money for her to buy rice, something that excited me a lot, and I can still remember how warm her hugs were. The idea of running along with my sisters was always such fun, but it would not take long before I got too tired and asked for a piggy back ride.
There was so much to like about travelling on the B24 road through Thuan Yen, which were lined with bamboo trees with a backdrop of the mountains. The villages, surrounded by wheat fields and rice paddies, were often dotted with people toiling hard in the rice fields, planting themselves deep into the mud. This road led to My Lai, a place where everybody seemed busy working out how to best cope with bombings. The village of My Lai had become a recent target for gunfire, and the safest time to undertake all activities was either early in the morning, which is when farmers tended to their rice and vegetable plantations, and watered and spread fertilizer on their crops. The only other safe time was late at night, as this is when the fewest shots reigned over the village. Consequently, daily life was frantic. Every day, residents woke early to greet the sunrise, for this is when family meals were prepared.
Even in such a hostile environment, nobody would have predicted the events that took place on that day, March 16, 1968. American military units fired artillery shots across Thuan Yen, My Khe, and My Lai for one hour. They sounded like fireworks. Our village and neighboring hamlets were completely surrounded. At 11:00 am, helicopters started flying over My Lai, and some people in the neighborhood heard rockets being fired. My family and I learned that some residents had already been injured by the shots because the rockets were flying flow and landed in rice paddies where people were working in the fields. I could hear people scream and cry in a high-pitched wailing sound. Any civilians who were caught were marched into the center of the village. It resembled a makeshift prison yard full of men, women and children.
My father was not present in the household because he was away working in Ty Vinh Tinh Hiep, leaving my mother in charge of the household. Without any hesitation, she prepared an emergency kit for the children, fearing that we would also be taken from our hut. She hurriedly prepared a large brown canvas bag, placed some of my clothes in the bags and gave each of my siblings and myself 10,000 Vietnamese Dong, which we hid in our socks. I felt guilty about taking the money because it seemed like a fortune. We were then instructed to hide behind our house, which stored our home-made oils, medicines, textiles and fabrics. But before anybody had a chance to move, American troops stormed into our house and forced my mother, brothers and sisters to move onto the streets where everybody else was assembled. The last item my mother grabbed with her one free hand was her traditional straw hat, while desperately holding onto my baby sister, Thi Ha, with the other.
Once we were marched outside and told where to sit, my mother looked around and noticed the chaotic scenes where villagers were being pushed and shoved by soldiers. She noticed a nearby ditch near a neighboring house own by Mrs. Nhieu and told us all to move quickly, but to our dismay we found that it was already full. Crouching low, we eventually settled on a space near a tunnel opening. American troops were patrolling the area and continued to search tunnels. One old woman was struck on the lower back by a soldier’s rifle butt so hard, she fell to the ground in agonizing pain and could no longer walk. Horrified by what had just happened, I heard somebody say, “My God, we will all die.” This memory still haunts me today.
One attribute I always remember about my mother was that no matter how hopeless the situation looked, she never accepted defeat. From our ditch, she spotted a nearby bamboo bush and hinted to us that we should head towards it immediately. The children went first and she following behind us. But no sooner had we begun to crawl through the crowd of people that a soldier saw my mother amidst the crowd, stormed into the ditch and grabbed my mother violently, ripping her clothes. I cried loudly in the hope that she would not be shot. Without warning, gun shots were fired into the ditch, hitting a number of bodies. As bullets, blood and flesh flew everywhere, my mother covered her body with her straw hat while hugging my little sister Ha close to her breast, and with her free hand, pushed me in the direction of a ditch adjacent to neighboring rice fields. She ordered me to protect my sister Ha and pretend to be dead so that the soldiers would leave us alone. We were not to move unless we knew the area was clear. For what seemed like hours, my little sister lay on her stomach and I sheltered her by doing the same.
As soon as the American troops moved out, my older sister and I searched for our mother and found her. She was seriously hurt, having been shot in the head and I knew nothing could be done to save her. However, she still had enough energy to give us one last instruction: “Hug your sister Ha, and take her to Grandma’s house. Don’t stay here any longer or they may come back and shoot you.”
These were the last words I heard my mother speak, and whenever I think about that day, it causes me great pain because I loved her very much. It saddens me to accept that among the numerous dead corpses littered the path between the village and my Grandma’s house, one of them was my own mother.
There is a famous panoramic picture of corpses amidst a green rice paddy taken by U.S. Army photographer Ronald Haeberle. But it does not include a shot of the dead women and children behind him. This is because of his position inside the helicopter where the photograph was taken.
When we were far away from the tower, a low-flying helicopter appeared, preparing for landing. I was very scared and hugged my sister. We lay down on the ground out to escape overhead bullets being fired in our direction. When I looked up, I saw helicopters quite clearly and there were a few American soldiers. One unarmed soldier was sitting outside the door, taking photos of the scene. If he had fired bullets, my sister and I would have been hit because the chopper was flying close to the ground. Only when the helicopter disappeared, I embraced my sister, Ha, and headed for Truong Son, in search for the road to Hoi An. We came across several dead bodies of local men on their way to work or the market.
From a distance we heard the sound of the American soldiers’ heavy gunfire. Houses were also being burned, and thick black smoke rose in the sky. I sensed that the helicopters were still patrolling the region. But all I could think about was why the inhabitants of My Son, especially innocent children, were attacked and killed. Many good friends and relatives of My Lai had their roots here, yet the village was now destroyed, and what was once a happy village was now gone. In grieving for the people who once lived here, I repeated “Why were they to blame? Why did you kill her?” over and over again.
Part II
Before my sister Ha and I reached our grandmother’s house, we arrived in Gia Hoa to greet my uncle, and asked for drinking water. He saw that we were covered in blood, from hiding in between bloodstained bodies in the ditch before our mother directed us to run away. He cried, a sign of being frightened for our well-being, and then immediately called over a village nurse, Mr. Hung. Our injuries were obvious; I was wounded in the forehead and my sister Ha in the abdomen.
It was in this time we discovered that my older sister, My, survived the slaughter by falling into a ditch and covering herself with dead bodies of people shot in rice fields. She too was covered in blood, but none of us knew the other was still alive. In fact, confusion reigned as to the fate of our mother. Although she was laying in the ditch when I last saw her, another village woman had told My that my mother had in fact escaped and began looking for her other children in the fields.
We listened to My’s story. She shared with us how she wandered the path of other adults taking a wounded child to the village of Truong for emergency treatment at a makeshift clinic. The baby was near death, having lost a lot of blood. Seeing a lost child in the village, a local family invited My to stay with them overnight. This is how Ha and I came into contact with our sole surviving older sister. I was excited to see her, but my first question was about the fate of my other two sisters, Thi Hong (11 years old) and Thi Hue (5 years old). My relayed the news I did not want to hear — they had been shot by American soldiers.
I tried to imagine how my father would react upon hearing all of this. His working commitments in Ty Vinh Tinh Hiep saved his life on that day, but with Quang Ngai province in South Vietnam, not the North, the South Vietnamese government had labelled him “a revolutionary”, meaning that he would be killed on the spot if caught by either American soldiers or members of the Army of the Republic of Vietnam (ARVN).
It turned out that he had been informed of the massacre the day after it occurred and hurriedly set about returning home, but was too late to see his wife and two of his children get buried by his own cadremen. He concentrated on gathering information concerning the day’s events which led to their deaths. A few days later, he braved the drizzly conditions to see his mother (my grandmother), buoyed by the slim prospect of seeing two of my sisters and myself. Our reunion was emotional, and every month he returned to visit us and check on our condition. He dedicated his life to ensuring that his surviving offspring could have a better life and a chance at receiving an education. The task would have been impossible if some of his closest friends did not act as our guardians in his absence.
My grandmother was poor — very poor. Her bamboo house with painted walls in a village on the River Son Hoi did not feel like a permanent home. I used to have fond memories of coming here with my sisters and swimming in the river, but something seemed peculiar now. Maybe my soul had died. Grandmother was old and frail, and she relied on buying and selling fish in the market in nearby Loc. It was her main source of income, but not enough for all of us to live upon. My sisters and I asked Mrs. Bon Thuong, a family friend, to stop working at the markets and assist with making food. Since we experienced regular food shortages, I grew rice and wheat. For what was left of our family, this was the new life — no school, no fun, just struggle.
Every morning, my sisters and I would rise early to commence working on the farm and came back late. There were days when we had no food. Our skin was black and broken from toiling in the sun, and we were thin. I wore a torn hat and rags for clothing. My meager possessions included a pick-axe and a discarded Korean-made bag, which I used to hunt and gather food and anything else deemed edible. My aunts and other locals scavenged for rice, wheat, corn and fluorescent tubes. Any payment came in the form of Oi, a Vietnamese fruit, and some corn.
When I worked in the fields, my little sister Ha accompanied me. She was undernourished and cried a lot, for she missed breast milk. My grandmother improvised by getting the neighborhood children to find somebody who could provide some breast milk in the village. We struggled to survive and were avoiding starvation, but once again tragedy struck our family.
On December 19, 1969, we were informed that lines of communication with our father had been cut off because the country needed him. All I knew at that stage was that he had “been sacrificed for our nation.” I did not know what to think or do. His financial and emotional support, no matter how infrequent, is what kept our household going. The one message I recall him telling me is to always listen to my grandmother’s teachings, for she educated us in times when we had no money to attend school.
This changed in 1970, for I was accepted to attend my local school. What a bittersweet moment for me — my dream had been achieved, but at a cost. How I longed for my parents to see me attend class, even though our hunger pains became inexcruciable. The worst times occurred when we literally starved because there was no rice to be found. Eventually, we resorted to stealing wheat bulbs, a kind of sweet potato, from the garden of a local resident, Mrs. Ran.
Such tactics became more commonplace. My sisters worked harder to get more food because our grandmother was no longer able to travel to the market to buy and sell goods. My two sisters and I shared responsibilities for her wellbeing. My older sister My, who by 1972 was in third grade in the local high school in Long Tang, dropped out of classes, something she did reluctantly. Ha and I worked in the fields after school and would bring back some rice and sweet potatoes, but when Ha came home one night, we were shocked by her appearance. She was dirty, looked unhealthy, and often went without meals. By contrast to the amount of rice and other foods that Ha and I consumed, my older sister took very little.
At the end of 1972, Son Hoi continued to resemble a battlefield, and my entire family in Son Tinh Hoi An had to be evacuated. When the fighting had temporarily ceased a few weeks later, the signs seemed promising — maybe the war would finally stop. However, a bomb from a U.S. fighter plane destroyed my grandmother’s house, with a large crater hole evidence of its destruction. Thankfully we were all safe and accounted for, although it took us two months to erect another bamboo house that yet again seemed far from being a home. War instills a legacy of fear, that nothing is permanent.
My siblings, grandmother and I ventured towards the coast, looking for rice seeds in the fields along the way as part of returning to a stable routine. In Soi Hon, I saw my friends enjoy their childhood, laughing together as they flew kites and played football in the fields. This life is one I could have only dreamed of, but I resigned to letting them go, thus cutting off my communication with them. Survival was my first goal. If I acted in a carefree manner, then neither my family nor myself would have food to eat.
This war had deprived me of many things; half of my family, my childhood, and my innocence. Here I stood, a boy forcefully thrown into the life of an adult possessing only a discoloured hat and rags as clothes, a hoe in which to dig the earth and a Korean-made bag to carry whatever I owned. I had no money to buy even the smallest of items.
In the two years leading up to Vietnam’s reunification, I became obsessed with finding any long lost relatives that may have survived the war. My father’s fate was still unclear, but I guessed that having spent so long in the mountains, there must be a chance that he could still be alive, for soldiers were often away for long periods of time. I was excited when at the sight of seeing Hong, a long-time friend and son of a local man Mr. Ho. But this feeling of ecstasy was cut short when I received a visit from my father’s friend, Mr. Phan The Manh, who held a high rank in the resistance unit.
“Your father was a very brave man and sacrificed himself heroically,” he said, and immediately consoled me. These few words confirmed my worst fears. My father was shot and killed by American soldiers when his ambulance team attempted to help a wounded fighter. It was a crushing blow for me; I remembered his message about the importance of learning and making the most of every opportunity.
When I learned that I would be elevated from the sixth grade at Son Hoi school to attend a higher level in nearby Son Hoi Thanh, the pride and joy that I felt was immense. But the teacher turned me away from class on the first day because I did not wear long pants. If only she knew just how difficult life had been for me up until this point, then maybe her heart would have been kinder. When I went home and relayed the news, it must have seemed like just another setback. But this one seemed more significant. My aunt gave me a pair of black khaki pants once owned by her late husband, and for the first time I now possessed my first pair of long pants and could attend school. After three lessons, the teacher who refused to let me into class was reduced to tears when I told her what had become of my family. What more could one do?
Part III
History books will tell you that on April 30, 1975, the tanks rolled into Saigon, signalling the end of Vietnam’s war and that my fellow people could start to rebuild their lives. But the difficulties of years gone by were not automatically erased from my memory, like the time when I was nearly beaten to death while collecting crops.
Some of my family began moving back to our former village of Son My, ending my two year absence. This meant that I commenced attending a local school. Compared to my classmates, I was relatively large, but this did not stop my obsession with hunting for extra food to supplement our diet. One afternoon, two of my friends, Dinh and Lien, joined me in trekking into the mountains in hope of harvesting potato tubes, but our afternoon’s toiling yielded no potatoes or Oi [a Vietnamese fruit]. As the sun set in the distance, we walked down the mountain and to our good fortune, stumbled upon a dense clump of tubers, which were very good. All three of us cleared the grass to create a path and in front of us were plenty of onion bulbs to collect. Within a short time, we collected half a bag full. But up ahead we spotted a young man armed with a stick that he used to collect bags and we immediately we sensed danger.
Our first instincts were to lay low in the long grass in the hope that we would not be discovered, but I was caught and without having any chance to think about what punishment awaited me, I found a hoe being pointed in my face. The man pulled me out of the grass roughly and used the hoe to beat me in the stomach, and across my shoulder and back. I cannot remember how long the beating lasted because I had passed out, but it ceased only when my body stopped twitching. All the food my friends and I had gathered was handed back to the man who inflicted the beating. My whole body was swollen and I was unable to attend school or work in the field. When my sister Mỹ and my grandmother asked what had happened, I told only half of the story. The man who inflicted the thrashing, it turned out, lived behind the house of our family friend, Mrs. Bon Thuong. My sister recognised him and other young people he associated with quite often. To this day, I believe that he feels guilty about the incident. Maybe it is because he instigated the attack and now realizes that I have no desire to seek revenge.
My pain and anger is not aimed at only those who took the lives of my family members, but at those who have covered up mistakes years after and have refused to say anything to me. Many reporters from around the world have come to My Son. They have worked with the Quang Ngai municipal staff in their offices and talked several times about the deceased. But I believe the media has been misled by authorities on certain matters. A number of survivors and their relatives have never been asked about their wishes. These include Mrs. Pham Thi Tro, daughter of Mrs. Nhieu, Le Thi Em, Pham Thi Hien, Bui Thi Ha, and Bui Sanh, the grandson of Mr. Huong Tho. They still live less than 800 yards from the memorial house, each one in dire poverty.
You only need look at photographs of the victims taken by U.S. Army officer Mr. Ronald Haeberle. These include:
Mrs. Nguyen Thi Tau, photographed with her closed mouth covered by a straw hat, may have lost her children but this certain that many soldiers have shot her children. Two of them were saved.
Mr. Nhieu’s wife and daughter escaped through the back door of their hut and hid in the rice field. They were lucky to flee, for five members of their family were killed. They also witnessed many gruesome images and experiences in their home.
Mrs. Pham Thi Thuan lost five people in her family, all killed by gunshots. I estimate that about 20 people who ran from the corner of her house sought shelter in the ditch, or other lay down in the garden. Others were hiding behind the altar where the family burned incense and gave offerings to their ancestors. They were all pulled out and shot by U.S. soldiers.
Mrs Thi Tuyet Do lives in Pleiku. She and her family were pulled out by U.S. soldiers and ordered to sit in front of the house before being instructed to enter the ditch. Of the 170 people, most in the line of fire were women and children. Many of them were killed, but you survived if you were covered by the other bodies.
Mr. Dat Pham testified that his wife was shot and injured, while a seven month-old child crawled out of a burning house and wandered towards the ditch; the child was shot by U.S. soldiers, covered in dry leaves, and burned.
Ms. Truong Thi Le lived because she lay quiet underneath two dead bodies and pretended to be dead.
Ha Thi Qui is now 83 years old and was wounded in the hip and lay there quietly, also underneath corpses. She later attempted to crawl home. On the way, she saw many injured persons and bodies of women, some of whom had been raped by U.S. soldiers and then shot.
I saw Mrs. Pham Thi Trinh, then 11 years old try to crawl out of the ditch to the top, just like Mrs. Pham Thi Muoi, whom was only 14 years old when she was found next to a house, raped and shot dead by a U.S. soldier.
A mother and 7 month old child were covered in dry leaves and set alight by U.S. soldiers.
The house of Mr Le contained 15 hidden people who were found and thrown in the trenches. Nobody was spared.
Ms. Trinh’s eight year-old daughter was shot by U.S. soldiers when attempting to escape a ditch while carrying a mouthful of rice.
Mr Tấn Huyen Tran, from Khe Thuan village, said that his grandparents, his parents, and child were shot dead by U.S. soldiers.
Many people from the international press have come with their camera crews to film stories about My Lai in the past. Authorities paid members of the press to stay about 800 yards away from areas where the poorest survivors and their families lived, to discourage any contact and prevent details being released. Film director Oliver Stone worked in Pinkville with an interpreter, dealing with the press to obtain details for making his film. But our testimony and history has been ignored. My family received no help from the community or the state. After Vietnam became a united country, I learned that my mother’s tombstone had been issued with the wrong date of birth and even worse, the incorrect picture. When I raised this with house memorial officials, they did not take up my complaints further. Perhaps my stories of a handful of cold rice and going numerous days without food in my childhood interfered with their seemingly lavish lifestyle.
For any of the 130 American soldiers involved in the massacre, people such as Ernest Medina, William Calley, Oran K. Henderson, Samuel W. Koster, Eugene Kotouče, have you considered what impact your actions had on the children who lost their parents? Some of these children are now adults and they still live with the nightmares of being dragged out of their huts, being thrown into ditches, and watching machine guns and grenades slaughter their family members. After 42 years, you still have not come back to seek redemption. What did the innocent people of Son My and the surrounding hamlets do wrong to deserve being killed? How many screaming children can you recall crawling or lying on the ground in a puddle of blood? When you opened fire, mothers were breastfeeding children. Elderly village women and defenceless and unarmed men died with frightened looks in their eyes. People that we respected and paid reverence to, you spat in their faces. You raped teenage girls and young women. Before committing your evil deeds, your units slowly encircled us, preventing any chance of escape.
Maybe you do not care, in which case, an apology is useless.
However, there were some soldiers who showed compassion and I would publicly like to thank them. These people include Mr. Ronald Haeberle, who took a photo of my mother and other images from his helicopter. These include the two pictures of the four young children he photographed before they were shot by U.S. soldiers, and another of two children lying on the street. The people of Son My remember him very fondly for his actions to prevent further loss of life. I also pay my respects to Hugh Thompson, who landed his helicopter to rescue an eight-year old child and take her to a hospital after receiving a radio call from Glenn Andreotta. Larry Colburn, Ron Ridenhour, Seymour Hersh (the investigative journalist who exposed the My Lai Massacre to the world in 1969) and William R. Peers all tried to tell the world exactly what took place, but were silenced by the U.S. government.
Although I now reside in Germany, I am speaking up on behalf of the residents who continue to live in My Lai and remain committed to seeing justice prevail for the deceased and survivors.
Epilogue
Tran Van Duc has told Foreign Policy Journal that in his recent visit to My Lai in July and August, he contacted senior officials in Quang Ngai Province. These include the Police Director of Quang Ngai Province, Mr. Le Xuan Hoa, Province Chairman, Mr. Nguyen Xuan Hue, and the Director of Sports Culture and Tourism, Nguyen Dang Vu. According to Mr. Tran, Mr. Nguyen Dang Vu has “promised to repair the reporting of false information about my family.”
On August 13, 2010, Tran Van Duc emailed Foreign Policy Journal, stating that in a meeting four days earlier, the Quang Ngai Provincial Department of Culture, Sport and Tourism expressed their condolences for the suffering endured by the Tran family as a result of the My Lai Massacre, and would work to change any incorrect the details regarding the identification of Tran Van Duc’s mother.
Foreign Policy Journal has also learned courtesy of an email dated August 30 that Mr. Tran wrote to Vietnam veteran Mike Boehm dated August 30. In the email, Mr. Tran says that he has removed an inscription as part of “An American Peace”, denoting the remains of his mother and two sisters killed on the day of the massacre, along with 72 other civilians.
Mr. Boehm, who has spearheaded a number of community initiaives in Vietnam through the Madison Quakers Inc., told Foreign Policy Journal that he assumed Mr. Tran “is referring to our of our humanitarian projects when he is writing about ‘An American Peace’”. He said that Madison Quakers Inc. has funded a number of projects in My Lai and Quang Ngai Province, including the construction of four primary schools, the establishment of the My Lai Loan Fund for women to start small businesses and the My Lai Peace Park.
Mr. Boehm said that he “heard of, but not visited” any plaques commemorating the tragedy in My Lai.
“For more than 42 years media writing or filming about My Lai concentrate on the massacre. My organization is focused on helping those still living,” Mr. Boehm said.
Comment was being sought from the Quang Ngai Provincial Department of Culture, Sport and Tourism.
For verification of the ages of the fallen victims of Mr. Tran’s family, a formal request for an official list of the victims in the My Lai Massacre was sent to the Embassy of the Socialist Republic of Vietnam in Canberra, Australia, on September 2, 2010. For the purpose of this document, a list of the names of the 504 people killed has been obtained from the following source:
http://www.countryjoe.com/massacre.htm
The webpage attributes the document as being supplied by the Vietnamese Embassy in Washington DC, based on a request by Trent Angers, author of The Forgotten Hero of My Lai: The Hugh Thompson Story. According to the publication, the names and ages of the deceased are listed as follows:
Nguyen Thi Tau, (mother), 32 years old
Tran Thi Hong, (sister), 11 years old
Tran Thi Hue, (sister), 5 years old.