Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức mạnh dân tộc

Giáo sư Tương Lai xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, nói lên nhiều suy nghĩ, ý kiến sắc sảo về các vấn đề trọng đại của thời cuộc. Những bài viết của ông thường gai góc, nhưng thẳng thắn và trung thực. Các ý kiến của ông là góc nhìn của nhà nghiên cứu xã hội học - văn hóa, góp phần tích cực cho sự phát triển dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đầu năm nay khi đang nằm viện không tham dự được, ông vẫn gửi bài phát biểu của mình tới hội nghị Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thưa giáo sư, ông vẫn biết nhiều ý kiến nói thẳng ít khi được lắng nghe, vậy điều gì khiến ông kiên nhẫn đóng góp?
Tôi đã từng nói công khai khi trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài, ai cũng ra đi rồi ở nước ngoài nói thoải mái, tôi thấy không ổn. Còn tôi, cũng là một người bình thường. Nhưng dù sao tôi cũng là người biết chữ, đọc được, hiểu được, là một đảng viên. Chế độ này tồn tại được hay không sẽ có phần đóng góp của tôi, vì đây cũng là xương máu của tôi.
Tôi góp phần mình vào công cuộc chỉnh đốn Đảng để làm trong sạch cái chế độ mà bao xương máu đã đổ ra để có nó. Không phải bằng việc rao giảng đạo đức suông, mà phải làm như Bác Hồ nói trong Di chúc "động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân" tham gia vào cuộc chiến đấu mà Bác gọi là "cuộc chiến đấu khổng lồ". Cho nên, việc tôi làm là góp phần đánh thức công luận, đặc biệt là trên trận địa văn hóa. Cần hiểu rằng trong văn hóa có chính trị.

Như vậy, phải hiểu ông là một người phê phán nhưng lạc quan?
Con đường tôi chọn không là một trí thức ngậm miệng ăn tiền. Không bi quan chán nản mà lạc quan. Lạc quan vì tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức sống mãnh liệt của dân tộc. Tiến hóa là một quá trình phát triển không phải theo tuyến tính tuần tự như tiến mà là phi tuyến tính với những bước hợp trội tạo ra những đột biến. Tôi nhớ tại một hội thảo về truyền thống và hiện đại, một học giả Pháp, ông Edouard De Penguilly nói với chúng tôi: "Lịch sử cổ xưa và hiện đại của các anh cho thấy một điều kỳ diệu là bao giờ dân tộc Việt Nam cũng tìm được những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải.
Cùng tắc biến, biến tắc thông là quy luật chung rồi, và sức sống kỳ diệu của dân tộc đã thể hiện rõ quy luật đó. Sức sống đó thể hiện rất rõ ở lớp trẻ. Tôi đã nhìn thấy ánh mắt của họ trong những dịp họ biểu hiện chính kiến và tình yêu nước khi Tổ quốc bị xâm phạm. Trong ánh mắt ấy tôi thấy và tin vào sức sống không gì dập tắt được của dân tộc mình. Tôi nhớ là F. Engels có nói một ý mà tôi đã nhiều lần dẫn ra trong các bài viết đã đăng báo: mẫu hình của một xã hội mới như thế nào sẽ do lớp trẻ xây dựng nên theo khuôn mẫu mà họ cần.
Giáo sư Tương Lai.
Ông có cho rằng những ý kiến của mình đã có kết quả và chí ít cũng giành được thắng lợi nào đó?
Chiến thắng ư? Cũng khó nói đã được những gì, nhưng chí ít là những điều tôi suy ngẫm để viết ra là trung thực. Trung thực với mình, trung thực với đất nước và nhân dân mình. Tôi hiểu vì lẽ gì mà phải làm như thế, và tôi tự thấy không xấu hổ với lương tâm. Còn hiệu quả đến đâu thì có lẽ cuộc đời sẽ nghiệm thu và phê phán.

Có cuộc tranh cãi thế nào là trí thức chẳng đi đến phân định. Theo giáo sư, ông nghĩ thế nào về vấn đề đó?
Định nghĩa thì nhiều lắm. Nhiều định nghĩa hay, có lý cả, dẫn ra không hết. Nhưng tôi quan niệm rõ ràng trí thức là một tầng lớp tinh hoa của xã hội. Ai cũng biết những tên tuổi như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Tạ Quang Bửu, Đặng Văn Ngữ, Hồ Đắc Di, Đào Duy Anh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng... - một lớp người tiếp nhận được ánh sáng của nền văn hóa Pháp vượt ra khỏi ý đồ thực dân của nhà trường do Pháp dựng lên. Vậy trí thức, họ là ai?
Tôi thích lời của Jean Paul Sartre: Trí thức là những người làm những việc không dính dáng đến họ. Bác sĩ không chỉ lo chữa bệnh, kiến trúc sư không chỉ lo đo đạc mà lại xía vô những việc không dính dáng đến họ. Nhưng chính vì thế, họ trở thành trí thức. Ở đây ý tưởng của nhà triết học Pháp thế kỷ XX bắt gặp ý của Nguyễn Công Trứ trong "Luận về chữ sĩ" có câu: Vũ trụ chi gian giai phận sự. Xem việc trong trời đất là bổn phận phải làm. Phải có danh gì với núi sông như ông nói cũng theo nghĩa này.

Năm 1997 khi xảy ra sự kiện Thái Bình, lý do nào khiến ông được tham gia đoàn khảo sát và trực tiếp viết báo cáo?
Lúc đó tôi đang là viện trưởng Viện Xã hội học, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Khi có sự kiện Thái Bình, Thủ tướng muốn có thêm góc nhìn khách quan của nhà khoa học nên đã cử chúng tôi xuống Thái Bình. Chúng tôi về những nơi nóng bỏng nhất, trực tiếp tìm hiểu, lắng nghe dân và nghe cán bộ địa phương, cập nhật số liệu điều tra và phân tích rút ra kết luận.
Bản báo cáo Khảo sát xã hội học về "sự kiện Thái Bình" gửi đến Thủ tướng là đúc kết từ những dữ liệu trực tiếp thu nhận từ những cái đó, tập trung tìm hiểu và phân tích là diễn biến tại xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, cùng với những nghiên cứu bổ sung tại nhiều địa điểm khác của Thái Bình. Điều tôi nhớ nhất là sự tiếp nhận và suy nghĩ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ bản báo cáo đó.

Ông có so sánh gì về thời kỳ Thái Bình ấy với tính chất và diễn biến của ngày càng nhiều các cuộc khiếu kiện đất đai và sự phản kháng của người nông dân hiện nay?
Mức độ của các vụ khiếu kiện đất đai bao giờ cũng gay gắt. Ngay thời kỳ Thái Bình, có tới năm trên bảy huyện khiếu kiện, kéo lên có tổ chức bài bản lớp lang, được khởi xướng bởi các cựu chiến binh. Các cuộc khiếu kiện có tổ chức với cả ngàn người lên tỉnh không được đáp ứng thỏa đáng đã đẩy tới những đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng công an. Giọt nước tràn ly là khi công an sử dụng chó bec-giê để trấn áp người biểu tình. Người biểu tình xô đổ bức tường của Viện Kiểm sát huyện Quỳnh Phụ, lấy gạch đá chống trả. Và dạo ấy tình hình căng thẳng chẳng kém gì sự kiện Tiên Lãng - Hải Phòng vừa rồi. Vấn đề là sự kiện Tiên Lãng xảy ra trong thời buổi của internet nối mạng, không thể bưng bít thông tin nên công luận lên tiếng được ngay. Chuyện này tôi đã nói đến trong bài "Từ sự kiện Tiên Lãng 2012 nghĩ về sự kiện Thái Bình năm 1997" đăng trên báo Đại Đoàn Kết.

Có thể nói, do điều kiện công tác như thế, ông rất hiểu vấn đề nông dân?
Tương đối thôi, đừng nói quá lên, ngượng lắm. Đúng là chúng tôi có hiểu biết đến một mức nào đó về người nông dân đồng bằng Bắc bộ. Tôi đã có nhiều bài viết và một số công trình nghiên cứu về những vấn đề xã hội ở Đồng bằng sông Hồng. Chuyên đề này đã có đăng trong "Làng ở châu thổ sông Hồng - Những vấn đề còn bỏ ngỏ" do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Trường Viễn Đông Bác cổ tổ chức nghiên cứu và xuất bản năm 2002.
Trong một dịp làm việc, đại tướng Võ Nguyên Giáp có hỏi tôi vấn đề gì đặt ra cho nông thôn hôm nay, tôi trả lời rằng tất cả những vấn đề mà Qua Ninh và Vân Đình (bút danh của Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp) đặt ra trong cuốn Vấn đề dân cày in năm 1940 đều còn nguyên vẹn cả. Đất chật, người đông. Người thì tiếp tục sinh ra nhưng đất thì không sinh trưởng. Bình quân đất đai tính trên đầu người ở nông thôn Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới. Với cái đà quy hoạch, dự án, sân golf, resort như hiện nay, vấn đề sẽ còn gay gắt hơn rất nhiều. Ngay cả vấn đề "chiếm đất, lập đồn điền" mà Qua Ninh - Vân Đình từng phân tích thì dường như cũng đang tái diễn với những biến thái phức tạp hơn, dữ dằn hơn.

Nhưng ông cũng biết quy luật của phát triển, việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa là không thể tránh khỏi?
Đúng vậy. Sự phát triển nào cũng có cái giá phải trả. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa càng như vậy. Chỉ có điều, từ một nền nông nghiệp trồng lúa nước của vùng nhiệt đới gió mùa, phải nghĩ cách làm thế nào để hơn 70% dân số là nông dân gắn chặt với ruộng đất không bị hụt hẫng khi phải rời bỏ mảnh đất của mình. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, là chuyện không thể không làm nếu muốn đất nước phát triển. Không thể hiểu quá đơn giản về chuyển đổi nông nghiệp nghĩa là biến nông dân thành phi nông, ly nông hay công nhân dịch vụ. Cái đó có phần đúng, nhưng ruộng đất là lý do tồn tại của nông dân. Quy hoạch tùy tiện và xô bồ, nhất là khi chen vào trong sự quy hoạch đó là lợi ích của một nhóm người nhân danh lợi ích quốc gia để thâu tóm đất đai vào tay mình thì hết sức nguy hiểm.
Đừng quên rằng, ở nhiều nước công nghiệp phát triển, người ta đang đặt lại vấn đề nông thôn và nông nghiệp. Với nước ta, điều này càng cực kỳ hệ trọng. Nếu coi nhẹ vấn đề nông dân, nông thôn, hệ lụy sẽ cực kỳ lớn.

Vậy theo ông, Việt Nam phải đi lên như thế nào?
Một nước nông nghiệp nhiệt đới như nước ta, bên cạnh việc phải đối phó với hiểm họa thiên tai như bão lũ thì cũng phải thấy được ân huệ của thiên nhiên. Nước ta kinh tế nông nghiệp - một nền văn minh lúa nước miền nhiệt đới - có những thuận lợi hết sức lớn, nhưng chúng ta chưa đưa công nghiệp vào được bao nhiêu. Vải thiều của ta ở Lục Ngạn - Bắc Giang là một ví dụ, chậm thu mua là chỉ có đổ đi. Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu mà trong việc thu hoạch lúa thất thoát lên đến 30%. Đầu tư cho nông nghiệp rất kém, trong khi lấy đất thì rất nhanh.

Viết "Những nghiên cứu về gia đình Việt Nam" dưới góc nhìn khoa học, ông có thấy sự sa sút các giá trị gia đình như dư luận thường than phiền không?
Gia đình Việt Nam đang ở trong một sự khủng hoảng rất rõ. Đó là sự mâu thuẫn giữa việc khẳng định sự giải phóng cá nhân, đặc điểm của xã hội hiện đại, một bước tất yếu của phát triển, với gia đình truyền thống duy trì tập quán gia trưởng.

Đã có những gì bị mất đi, thưa ông?
Nếu hiểu theo lối tam đại đồng đường thì mất rồi. Còn nếu hiểu mối quan hệ cha mẹ - con - cháu giữ được gia phong thì nay vẫn còn và điều này thật đáng quý. Dù có biến thái, nhưng nó vẫn còn. Nếu ai lên án việc gìn giữ gia phong thì đó là cực đoan, không đúng. Nhưng chúng ta cũng không thể cưỡng lại xu thế giải phóng cá nhân.

Ông đã có các công trình nghiên cứu như "Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội", cùng các nhà nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu các vấn đề nông thôn Đồng bằng sông Hồng... Sắp tới, ông có dự định viết công trình hoặc tác phẩm nào nữa không?
Cũng có nhiều suy nghĩ. Sẽ dành phần lớn thời gian để làm một cái gì đó thuần túy là vấn đề nhận thức của mình thôi. Tôi không có tài viết văn học như các nhà văn. Nhưng có lẽ sẽ suy ngẫm để viết ra một cái gì đó đã tích lũy trong óc, trong tim mình lâu nay. Nói như Nguyễn Gia Thiều: "Mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ, đường thế đồ gót rỗ kỳ khu". Sẽ cố viết một cái gì đó từa tựa như sự tự nhận thức về chặng đường lịch sử dân tộc ta đang đi, ở góc nhìn rất hẹp của một người nghiên cứu xã hội học, trung thực ghi lại những bước đường tư tưởng của mình nương theo chặng đường lịch sử mình đã trải qua.

Tính chất như vậy có thể gọi là viết hồi ký không, thưa ông?
Tôi không viết hồi ký vì chỉ là một người bình thường. Có chăng chỉ viết những cảm nhận về thời cuộc, nên không gọi là hồi ký cá nhân được. Nhưng tôi sẽ viết suy nghĩ về thời cuộc thông qua những con người mà tôi có dịp tiếp xúc, đôi lúc tôi muốn làm sáng tỏ một số điểm lịch sử đánh giá không công bằng. Chẳng hạn như vấn đề "làm chủ tập thể" mà thực chất là biểu tỏ việc không chấp nhận mô hình Xô viết, càng không khoan nhượng với quan điểm Mao-it về "chuyên chính vô sản".
Do một ngẫu nhiên, đồng chí Lê Duẩn có nói với tôi về vấn đề này (trong thời gian tôi tham gia tổ nghiên cứu lý luận do đồng chí Hoàng Tùng làm tổ trưởng) và yêu cầu tôi suy nghĩ để viết ra dưới dạng tư duy triết học về một phạm trù mang tính nguyên lý, khi mà bằng bao hy sinh xương máu, nhân dân đã giành được quyền làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Do tài hèn sức mọn, tôi chưa làm được điều này như đồng chí ấy đòi hỏi, và đây là một day dứt lớn trong tôi..

Trước những sự kiện lớn của đất nước, một số đài nước ngoài thường phỏng vấn ông. Đó có phải vì ông làm việc mình thích như ông nói - tự do suy nghĩ, tự do viết cho mình những điều suy nghĩ và đưa các ý tưởng lên báo đài chia sẻ với mọi người?
Tôi viết chủ yếu cho báo chính thống. Không viết blog, không báo mạng vì không đủ sức làm. Chỉ một việc không chính thống là trả lời phỏng vấn cho một số đài nước ngoài. Tôi trả lời rất thẳng thắn và nghiêm cẩn vì tôi cho rằng đây là một việc có lợi cho đất nước. Nói thẳng những suy nghĩ đã cân nhắc, không nói cho hả giận, cho sướng miệng đâu. Tôi nghĩ chúng ta phải thẳng thắn. Quá dè dặt và e ngại để rồi quay lưng với việc cần phải làm, dửng dưng với tội ác thì thật đáng hổ thẹn. Không thể bảo toàn tính mạng theo cách trùm kín hai tai.

Những bài viết của ông luôn cập nhật tình hình. Ông có còn lăn lộn đi thực tế nhiều để nghiên cứu như trước nữa?
Sau khi lên bàn mổ, sức làm việc của tôi chỉ còn một phần ba. Không đi đâu vì hai lẽ. Thứ nhất là không ngồi lâu được. Cũng không dự hội thảo, vì trong mười cuộc thì đến chín cuộc là vô bổ. Lẽ thứ hai, vợ tôi yếu, không thể ở nhà một mình. Tôi ở nhà đọc, viết. Tôi nghĩ rằng đây là cách tiếp tục tự học. Nói tiếp tục, vì nếu tôi có được chút ít tri thức và bản lĩnh nghiên cứu là do tôi suốt đời tự học.
Hằng ngày tôi truy cập thông tin trên báo viết, báo mạng, lề trái, lề phải để cập nhật tình hình. Thay vì đọc một mình, tôi lưu giữ trong một tệp tin, chọn lọc để gửi cho một số bạn bè ít có điều kiện truy cập thông tin hoặc không thông thạo máy tính để cùng đọc với tôi. Làm chuyện này vì tôi hiểu thông tin là một nguồn lực quan trọng bổ sung sức sống cho bộ óc con người. Không có thông tin, chúng ta chỉ còn là "mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm". Thà đánh lên chỉ một que diêm để gió thổi tắt còn hơn nép mình trong bóng tối.

Ông đã phát biểu nhiều đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp tới đây. Có nhiều vấn đề, nhưng xin ông nói tóm tắt một ý quan trọng tâm huyết nhất?
Những Hiến pháp sau này đều thụt lùi so với Hiến pháp 1946. Hiến pháp 46 đó dân chủ, đảm bảo quyền phúc quyết hiến pháp của nhân dân, ngăn cấm lộng quyền của Nhà nước, đặt pháp quyền lên trên Nhà nước, đảm bảo quyền dân chủ của dân. Hiến pháp 1946 tiến bộ nhất, muốn sửa thì hãy quay lại học nó, đó mới là học tập Cụ Hồ.

Ngoài các vấn đề chính trị thời sự ra, ông có những mối quan tâm hoặc niềm vui, giải trí nào khác?
Tôi cũng quan tâm đến văn hóa, nghệ thuật. Tôi mê bóng đá. Gần đây coi ít đi vì sa đà mất nhiều thời gian. Tivi chủ yếu để xem bóng đá hoặc thỉnh thoảng theo dõi những bộ phim có kịch bản khá. Tôi thường tự học, đọc nhiều. Vi tính học sử dụng được, chỗ nào tắc hỏng thì nhờ. Có thể làm được những việc cần thiết cho viết lách và nghiên cứu như nhận tin, đọc tin, lấy tin, cắt dán...

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.

Theo Nguyễn Thị Ngọc Hải/ DNSG cuối tuần

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

HOA KỲ LẬP CĂN CỨ HẢI QUÂN TẠI CAM RANH, BỎ CẤM VẬN KỸ THUẬT CAO, BÁN TÀU NGẦM NGUYÊN TỬ HẠNG TRUNG SILO VÀ MÁY BAY PHẢN LỰC TÀNG HÌNH CHO VIỆT NAM

California (VietPress USA): Trước đây lối 2 tháng tôi đã có các bài viết, và các buổi phát thanh quốc tế nói trước rằng chắc chắn Mỹ sẽ trở lại Vịnh Cam Ranh và sẽ bỏ cấm vận kỹ thuật cao đối với Việt Nam.

Nay trong chuyến đi họp Hội Nghị Thượng Đĩnh An Ninh Châu Á Thái Bình Dương Shangri-La tại Singapore từ ngày 02 đến 05-6-2012. Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Leone Panetta đã mở đầu bằng chuyến viếng thăm thị sát cảng Cam Ranh ngày 02-6 và kết thúc bằng buổi hội kiến với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tai Hà Nội ngày Thứ Hai 04-6-2012. Dịp nầy Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi Hoa Kỳ bỏ cấm vận kỹ thuật cao để VN có thể mua vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ.
image

Thực sự thì ván bài quốc tế đã được sắp đặt và sắp tới đây Hoa Kỳ sẽ công bố bỏ cấm vận kỹ thuật cao đối với VN và sẽ bán cho VN lối 5 chiếc Tàu Ngầm Nguyên Tử hạng trung loại Silo; và bán lối 12 máy bay tàng hình F18 và có thê F22 nữa.

Chiến thuật chiến lược mới của HK là đưa 60% tổng lực lượng Hải Quân Mỹ qua phòng thủ vùng biển Châu Á Thái Bình Dương từ nay cho đến năm 2020 và chắc chắn là nhắm vào việc ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng; nhất là trên Biển Đông.

Tứ ngày 21 đến 28-2-1972 khi TT Richard Nixon đến mật đàm với Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ Tướng Chu-Ân-Lai của Trung Quốc theo sự sắp xếp của Henry Kissinger nhằm chuyển giao VNCH cho Trung Cộng và Bắc Việt. Mỹ cam kết đầu tư vào TQ, mua hàng hóa của TQ. Đổi lại TQ cam kết cùng với CS Bắc Việt bảo đảm an ninh cho Mỹ rút quân khỏi chiến trường VN; và nhất là TQ để yên cho Mỹ phá sụp Liên Sô chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh.
image

Mỹ làm ngơ cho 10,000 quân Bắc Việt và TQ tiến đánh chiếm Căn cứ Caroll ở Ái Tử vào ngày 03-3-1972 và tiến đánh chiếm Đông Hà, Cổ Thành Quảng Trị và hoàn toàn chiếm tỉnh Quảng Tri vào ngày 01-5-1972 để làm áp lực buộc VNCH ngồi vào bàn Hội Nghị Paris. Mỹ cúp hết viện trợ quân sự cho VNCH và buộc VNCH ký Hiệp Định Paris vào 27-01-1973 theo đó Mỹ sẽ rút quân khỏi VNCH; trong khi Bắc Việt được Liên Xô và TQ hỗ trợ đánh nhau với VNCH thi nay Mỹ và TQ công nhận rằng Mặt Trận GPMN được Bắc Việt yểm trợ đánh nhau với VNCH mà không đòi buộc Bắc Việt phải rút 260,000 Bộ Đội Chính Quy ra khỏi Miền Nam VN. Đó là tạo thuận lợi cho Bắc Việt tiến quân chiếm trọn VNCH vào ngày 30-4-1975.

Sau khi Mỹ bàn giao VNCH cho TQ và CS Bắc Việt thì Mỹ cho đầu tư ồ ạt vào TQ, mua 80% hàng hóa TQ sản xuất và TQ đã để yên cho Mỹ đánh sup Liên Xô (USSR) vào năm 1991 khi ông Gorbachev giải thể chế độ Cộng Sản Liên Xô và làmTổng Thống Nga theo chế độ tự do.

image

Mỹ đã sai lầm tạo cho TQ từ nghèo đói lạc hậu nay trở thành siêu cường kinh tế muốn lật đổ Mỹ. Mỹ đã triệt tiêu các ảnh hưởng của TQ tại Bắc Phi, Afghanistan, Pakistan, Trung Đông và nay Mỹ cũng sẽ dùng con bài Việt Nam để đánh sụp chế độ CS Trung Quốc trong những ngày sắp tới!

Thủ Tướng CSVN nay đã nói thẳng "Hoàng Sa Trường Sa là của VN". Trước đây Tướng Nguyễn Chí Vịnh là Thứ Trưởng Quốc Phòng CSVN qua họp ở TQ đã tuyên bố giải quyết tranh chấp Biển Đông trên căn bản "Song Phương"; nhưng nay tại Hội Nghị Shangri-La vừa qua, Tướng Vịnh đã nói ngược lại là phải giải quyết tranh chấp theo cách đa phương có các bên liên quan cùng họp trên căn bản Luật quốc tế Biển.

image

Hoa Kỳ đang tăng viện trợ quốc phòng gấp 4 lần cho Phi-Luật-Tân giữa lúc TQ đang cho 22 Tàu Chiến đến vây hãm một khu đảo đang tranh chấp sát thềm lục địa của Phi. Và nay HK sẽ bán vũ khí tối tân cho VN là nhằm đẩy TQ vào thế phải đối đầu. Trước đây VN thường ca bài "con cá nó sống vì nước" nói răng TQ là đồng chí anh em và là đối tác hàng đầu của VN. Nay Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng nói Hoa Kỳ là đối tác hàng đầu của VN!

image

Một khi TQ lâm chiến với Phi-Luật-Tân và VN thì nội tình củaTQ sẽ bất ổn, nội loạn, suy sụp kinh tế và TQ có thể bị xé ra thành ít nhất là 5 nước nhỏ theo như kiểu Liên-Xô bị tan thành nhiều nước tự trị vậy! Hãy chờ xem bà con ui!

Hạnh Dương

[Film tài liệu những năm 80] Hà nội trong mắt ai




PHIM TÀI LIỆU: CHUYỆN TỬ TẾ







Tập 1: Hà nội trong mắt ai LINK : http://www.youtube.com/watch?v=MBYrckvkif0

Năm 1982 Trần Văn Thủy cho ra đời bộ phim tài liệu mượn chuyện xưa để nói chuyện nay có tên Hà Nội trong mắt ai. Nội dung phản ánh chân thực cuộc sống thời bao cấp khó khăn và những suy nghĩ sâu sắc của Trần Văn Thủy về xã hội đã khiến bộ phim bị cấm chiếu ngay khi chiếu duyệt lần đầu tiên.[1] Bộ phim bị cấm chiếu này đã khiến Trần Văn Thủy gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống và công việc, thậm chí nhiều bạn bè đồng nghiệp còn tưởng ông chuẩn bị bị bắt giam.[2] Bất chấp những khó khăn gặp phải, đạo diễn Trần Văn Thủy vẫn tiếp tục làm bộ phim tài liệu tiếp theo của mình với tựa đề Chuyện tử tế vào năm 1985, đây được coi là phần 2 của Hà Nội trong mắt ai.[3] Đạo diễn phải thực hiện bộ phim này trong điều kiện hết sức thiếu thốn và khó khăn. Theo Trần Văn Thủy, ông làm Chuyện tử tế vì ông nghĩ con người phải biết sống tử tế với nhau, nhất là trong hoàn cảnh có rất nhiều người bất hạnh trên sự vô lý. Nhân vật xuất hiện ở đầu bộ phim, Đồng Xuân Thuyết, cũng giúp đỡ rất tích cực cho đạo diễn Trần Văn Thủy mặc dù anh đã mắc ung thư giai đoạn cuối, thậm chí trên giường bệnh anh còn thảo luận với Trần Văn Thủy về những góc máy quay cần thiết để thực hiện cảnh đám ma của chính mình.[4] Cái tên Chuyện tử tế của bộ phim được đạo diễn nghĩ ra sau khi ông hoàn thành vì nghĩ rằng tác phẩm của mình có khả năng sẽ bị cấm chiếu, và cái tên hơi "quái" của bộ phim sẽ khiến cơ quan duyệt phim phải cấm một "chuyện tử tế".[5]

Cũng như Hà Nội trong mắt ai, Chuyện tử tế sau khi ra đời đã không thể đến với công chúng. Tới tháng 10 năm 1987, đạo diễn Trần Văn Thủy được gặp riêng ông Nguyễn Văn Linh, trong cuộc gặp này Tổng bí thư đã tỏ ý ủng hộ Hà Nội trong mắt ai và đề nghị Trần Văn Thủy làm ngay phần tiếp theo của phim. Nhờ vậy cả Hà Nội trong mắt ai và Chuyện tử tế được cùng công chiếu vào năm này.[5] Do trong cuộc gặp với Tổng bí thư, Trần Văn Thủy được ông Nguyễn Văn Linh đề nghị là làm tiếp Hà Nội trong mắt ai Tập 2 nên Trần Văn Thủy đã nảy ra ý tưởng rằng Chuyện tử tế sẽ chính là tập thứ hai đó, vì vậy tiêu đề của phim, Chuyện tử tế, luôn đi kèm với chữ Tập 2 trong khi bộ phim chỉ có một tập duy nhất

Interview with Nguyen Thi Binh, 1981 & BÀ NGUYỄN THỊ BÌNH (INTERVIEW BY BBC VIỆTNAMESE)









Phim tư liệu: Ông Đạo Dừa




Ông Đạo Dừa, tên thật là Nguyễn Thành Nam (1909-1990), là người sáng lập Đạo Dừa ở Bến Tre, Việt Nam.

* Tiểu sử:
Ông Đạo Dừa sinh năm 1909 tại xã Phước Thịnh (có tài liệu ghi là Phước Thạnh), tổng An Hòa, quận Trúc Giang, tỉnh Kiến Hòa (nay là huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre).

Ông là con của một gia đình giàu có. Cha tên Nguyễn Thành Trúc, làm chánh tổng từ năm 1940 đến năm 1944 và mẹ là bà Lê Thi Sen.

Năm 1928, ông sang Pháp du học tại Rouen.

Năm 1935, ông tốt nghiệp kỹ sư hóa học và về nước.

Năm 1935, ông cưới bà Lộ Thị Nga và sinh ra một người con gái tên là Nguyễn Thị Khiêm.

Năm 1945, ông đến chùa An Sơn ở Bảy Núi, Châu Đốc, quy y cầu đạo với hòa thượng Thích Hồng Tôi. Tu theo luật đầu đà, ông ngồi tại bệ đá trước cột phướn chùa suốt 3 năm, đêm ngày tịnh khẩu, chịu đựng gió sương, thân hình chỉ còn da bọc xương.

Năm 1948, ông trở về Định Tường (nay là Tiền Giang) ngồi tựa mé sông trên cầu Bắc, hành đạo mặc kẻ qua người lại.

Năm 1950, ông trở lại xã Phước Thạnh dựng đài bát quái cao 14 thước, đêm đêm lên ngồi hành đạo trên đài, choàng một manh áo, chịu đựng mưa nắng. Cuộc sống tu hành đơn sơ, đạm bạc, thức ăn chỉ là trái cây, chủ yếu là dừa (nên mới có biệt danh là Ông Đạo Dừa). Mỗi năm ông chỉ tắm một lần vào ngày Phật Đản.

Năm 1958, ông gửi thư phản đối Tổng thống Ngô Đình Diệm về một chính sách nào đó, nên bị bắt giam, sau được thả ra...

Năm 1963, ông Nguyễn Thành Nam đến Cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre xây dựng chùa Nam Quốc Phật'', và tại đây ông lập ra đạo Dừa. Ông đặt mua một xà lan lớn có sức chứa hàng trăm tấn, thiết kế làm ba tầng đưa về neo đậu bên một khu đất, trên đó xây dựng một số tháp, đài, nhà khách, vườn hoa...

Ông tự xưng là Thiên nhơn giáo chủ Thích Hòa Bình, tuyên bố theo cả ba tôn giáo là Nho, Phật, Lão. Đạo của ông không cần tụng kinh, gõ mõ mà chỉ cần ngồi tham thiền và ăn chay, tưởng niệm... và khuyến khích người đời sống tôn trọng lễ nghĩa và yêu thương nhau, cư xử hòa mục với nhau. Về thực phẩm, Đạo Dừa khuyên nên ăn dừa và uống nước dừa.

Ông thử nghiệm hòa đồng dân tộc bằng cách nuôi chuột và mèo sống chung với nhau trong một lồng. Qua hình ảnh này ông chứng-minh là hai kẻ đối-nghịch vẫn có thể "sống chung hòa-bình" và mong muốn Việt Nam sẽ không còn chiến tranh.

Năm 1967, ông có nhờ báo chí tuyên truyền đạo của mình và vận động ra tranh cử tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1990, ông qua đời ở tuổi 81.

* Ghi nhận:
Là một trong nhiều đạo tồn tại ở Miền Nam trước 1975. Đạo Dừa chủ trương hòa đồng tôn giáo, tổng hợp tinh hoa của nhiều tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, Kitô giáo. Dựng đàn Bát quái, lập thuyền Bát nhã với đài lộ thiên để cầu Phật, tiên, thánh... sao cho mưa thuận gió hòa, dân sống yên vui, đất nước thái bình, vv...Tín đồ của ông lên đến hàng vạn.

Phỏng vấn Thiếu tướng Nguyễn Thị Định




Interview with Nguyen Thi Dinh, 1981

Nguyen Thi Dinh was a Deputy Supreme Commander of the National Liberation Front. Following the war, Madame Dinh served on the Central Committee of the Vietnamese Communist Party and became the first female Major General of the Vietnam People's Army. She describes in detail her activities against the French, and her subsequent arrest and torture. She then details the repressions suffered under Ngo Dinh Diem, the Tet Offensive, the Phoenix Program, and the fall of Saigon.

Vietnam du Nord (1964)




LES DEUX VIETNAM : VIETNAM DU NORD
Cinq colonnes à la une - 05/06/1964 - 31min48s
Source: INA
PRODUCTION
producteur ou co-producteur:
Office national de radiodiffusion télévision française
GÉNÉRIQUE
journaliste:
Barrère, Igor ; Hunebelle, Danièle
participant:
Ho Chi Minh ; Vo Nguyen Giap
"10 năm sau hoà hội Genève, tường trình từ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà về đời sống vật chất và tinh thần sau cuộc chia đôi đất nước, với những hình ảnh cuộc sống thường nhật của người dân Bắc Việt Nam tại Hà Nội và ở các vùng nông thôn, nơi mà học thuyết Cộng sản giờ đây hướng dẫn mọi việc làm và hoạt động (của dân chúng), vài ý kiến của dân địa phương và hai cuộc phỏng vấn đặc biệt với tướng Giáp và chủ tịch Hồ Chí Minh."
Đoạn băng phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh lan truyền trên youtube trích từ phim này ra (thuộc chương trình 5 colonnes à la une).
Theo thứ tự xuất hiện trong phim có tướng Giáp, một quân nhân giải ngũ tên Thanh, bà Hồ Thị Bi (tức Madame 131 mù chữ ở Hóc Môn trong Hồi ký Trần Văn Giàu), BS Tôn Thất Tùng, 1 kỹ sư hóa học gốc Nam Kỳ từ Paris về Hanoi mặt playboy giống chồng Trương Ngọc Ánh. Cuối cùng là 10 phút với ông Hồ.

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

Google Maps 3D: xem bản đồ 3 chiều từ trên không




Since 2006, we've had textured 3D buildings in Google Earth, and we're excited to announce that we'll begin adding 3D models to entire metropolitan areas to Google Earth on mobile devices in the near future.

Thanks to new imagery rendering techniques and computer vision, we're able to create 3D cityscapes, complete with buildings, terrain and even landscaping, from 45-degree aerial imagery.

By the end of the year, we aim to have 3D coverage for metropolitan areas with a combined population of 300 million people.

http://earth.google.com/

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Tour de Saigon (1955)




Tour de Saigon (14/8/1955)

Source: NARA (National Archives and Records Administration)
http://research.archives.gov/description/66629
http://openvault.wgbh.org/catalog/vietnam-22665-tour-de-saigon
Summary: Film shows three military personnel, Army, Navy and Air Force, touring Saigon, Indo-China on their day off. (Shot list to follow.) Starts at 11': SLATE: TOUR DE SAIGON. SAIGON, INDO-CHINA. CAMERAMAN: KESSINGER. 14 AUGUST 55. 16' MCU Air Force, Army and Navy men sitting at a table in a sidewalk cafe -- small shoeshine boy comes in frame left and starts shining the Air Force man's shoes. 27' CU shoeshine boy putting polish on shoes. 43' CU shoeshine boy's face. 56' MCU three men sitting at table at sidewalk cafe -- boulevard with cars and bicycles passing can be seen in bg. Navy man points up in the air. 70' Reverse angle of the same scene. Camera pans up to show three monkeys in large tree in bg. The three men then get up. 85' MS reverse angle showing the three men getting up from the table and walking toward camera -- they stop and look upward. 100' MS showing monkey climbing around in tree, camera pans slightly right to show another monkey climbing in tree. 112' MS showing the three servicemen walking toward the camera in grassy area between two streets. Balloon vendors in fg try to get servicemen to buy balloons. 133' Sidewalk scene of the Viet-Nam people in native clothing walking by. 139' MLS traffic policeman in center of street standing on what appears to be a half barrel. 150' MS four Viet-Nam people walking by. Camera pans left with two girls, one girl in dark clothes hides her face. Camera stops on the three servicemen, girls go out frame left. 162' MS car parked in street, the three servicemen walk into frame left and get into car -- car pulls out frame left. MLS doly, taken fram car, showing various shops and markets along the side of the street. 210' Car parked at the curb, the three servicemen get out of car and walk toward a large white building in bg. This is the Independant Building, or the Dinh Doc Lap. 233' MS back of two guards, one has a rifle -- three servicemen can be seen across the street as they walk toward the guards, stop and spea,k to the guards. CU faces of the guards as they give directions to the men. 277' MS pan of the three servicemen as they talk to the guards -- the servicemen walk left toward a gate. 290' MS iron gate, three servicemen walk away from guards and walk up and look through entrance. 300' LS the Dinh Doc Lap to the Independant Building. MCU three servicemen -- the Air Force man picks up a tea set, looks at it, then places it back on stall. Several scenes as the three servicemen walk down narrow street in the central market -- then walk out of the market and back to the car. 404' SLATE: TOUR DE SAIGON. INDO-CHINA. CAMERAMAN: KESSINGER. 14 AUGUST 55. 408' LS from the sidewalk cafe showing a number of potted flowers -- in the fg chairs and tables, in bg tree with three monkeys climbing around. The servicemen walk in scene; car with the three servicemen drives into view and parks at curb at frame left. 488' MS SV three servicemen getting out of car as a pedi-cab goes by. 505' SLATE: TOUR DE SAIGON. SAIGON, INDO-CHINA. CAMERAMAN: KESSINGER. 14 AUGUST 55. 510' LS flagpole with several flags -- main flag appears to be the French tri-color, lower down is a cross bar with three flags, tied on the right is the American flag -- the other two are unidentifiable. Camera pans down the flagpole to show the Navy and Air Force men standing at the base of the flagpole -- Army man is in fg taking picture of the other two men. 545' CU street sign with initials TRIM, which stand for Training Relations Instructions Mission -- the same words are spelled in French. Camera pans down to show the three servicemen walking down street toward car parked underneath the TRIM sign -- they enter car. 581' LS street scene in Saigon, in medium bg is one of the largest churches in Saigon. The three men enter from frame left, walk across street, dodging traffic, walk directly toward the front of the church. Camera then pans upward to show two steeples. 625' LS directly down the avenue showing the entire church. 632' Shot of men walking on the gravel walk toward the camera, walking up to a statue in front of the church and looking at the inscription on the stone.

Vietnam, Les 30 jours de Saigon (1975)




VIETNAM : LES 30 JOURS DE SAIGON


Satellite - 05/06/1975 - 01h00min45s

Source: INA

Vietnam - Les 30 jours de Saigon (30/4/1975), phát trên truyền hình Pháp ngày 5/6/1975. Hình màu, dài 1 giờ, xuất hiện đủ mọi gương mặt dân chúng tại Saigon từ lực lượng thứ 3 đến những người trong rừng ra, từ thành phần cách mạng 30/4 đến những người chạy loạn, và đủ mọi tâm trạng hồ hởi, lo sợ, khinh khỉnh.

Mặc áo đen, thay mặt Chánh phủ lâm thời trả lời phỏng vấn trong suốt cuốn phim là bà Nguyễn Ngọc Tú(?).

Phút 2, trên lễ đài mừng chiến thắng ngày 5/5/1975 có các ông, bà Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Văn Linh, Văn Tiến Dũng, Huỳnh Tấn Phát, Lê Đức Thọ, Nguyễn Hữu Thọ, Tôn Đức Thắng.

Phút 9, một đơn vị bộ đội tạm thời trú đóng ở vườn cây trước dinh Độc Lập, bên hông nhà thờ Đức Bà. Thoáng qua tượng đài Petrus Ký trên Đại lộ Thống Nhứt trước khi bị chính quyền mới dỡ bỏ, dời về nhà Chú Hoả.

Phút 11, một anh cách mạng 30/4 cầm loa: "Chúng tôi chiều nay sẽ tổ chức một cuộc biểu dương lực lượng chưa từng thấy trong suốt 30 năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ để chào mừng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng".

Phút 14, luật sư, cựu dân biểu đối lập, cựu chủ tịch Phong trào Phụ nữ đòi quyền sống, bà Ngô Bá Thành hào hứng nói về vai trò của "Lực lượng thứ ba" và viễn ảnh một chính phủ nhiều thành phần.

Phút 15, kéo đổ tượng Thuỷ quân lục chiến trước trụ sở Hạ Nghị viện (Nhà hát Thành phố).

Phút 20, "Việt Nam quê hương ngạo nghễ" của Nguyễn Đức Quang.

Phút 22, một cựu sĩ quan Quân lực VNCH.

Phút 24, phòng tuyến Trảng Bom sáng 27/4/1975. Trận kịch chiến cuối cùng.

Phút 33, trên xa lộ Hanoi, rất gần cầu Saigon, cảnh một đứa nhỏ chừng 10 tuổi bị thương phần mềm nên máu me đầy mặt "thôi chết tui rồi. Lính biểu "đừng chạy, đừng có chạy". Nó ngồi yên cho băng bó nhưng miệng vẫn tiếp tục la "dạ, chết con rồi, dạ đừng chết nha, tội nghiệp lắm (...), trời ơi máu chảy không ngừng nè, tui bị xe đụng 1 lần rồi giờ còn vầy nữa, có thuốc gì cho con uống hông chú, máu chảy ra hoài vầy chết sao, bắn ngay trán nữa, trời ơi đù má sao ác quá vậy...".

Phút 44, ông Bùi Quang Thận ôm cờ Mặt trận. Ông Dương Văn Minh tại tiền sảnh dinh Độc Lập: "Tôi trao quyền lực lại cho những người xứng đáng hơn tôi rất nhiều".

Phút 45, "một vài binh lính của quân đội thất trận vẫn chiến đấu trước Toà đô chánh Saigon".

Phút 45, Trung tá Cảnh sát Nguyễn Văn Long tự sát dưới chân tượng Thuỷ quân Lục chiến.

Phút 45, chuẩn bị treo cờ Mặt trận tại trụ sở Toà Đô chánh.

Phút 49, một thầy giáo ở Tân Định tập hợp học trò quét dọn đường sá. Loa phóng thanh thông báo Saigon chính thức thay tên.

Phút 49, mặt sau Chợ Saigon, góc đường Thủ Khoa Huân, Lê Thánh Tôn.

Phút 52, ngồi trong xe chạy từ đại lộ Hàm Nghi qua Trần Hưng Đạo, một cô gái dự báo về các quyền tự do của người dân (giải trí, đi lại, nhảy đầm, báo chí) sẽ bị hạn chế, kiểm duyệt trong những ngày tới đây. "Họ không muốn người dân biết quá nhiều về các quyền tự do mà dân chúng các nước khác được hưởng". "Mọi người ai cũng sẽ như ai, không còn người giàu, kẻ nghèo".

"Liệu Saigon có trở thành bản sao của Hanoi?"

"Còn tuỳ..."

"Tuỳ chuyện gì?"

"Tuỳ thuộc việc Chánh phủ Cách mạng Lâm thời có tiếp tục tồn tại hay Hanoi sẽ vào đây nắm quyền. Nhưng chắc chắn cuộc sống không còn như trước."

"Tại sao phải như trước? Như trước có tốt hơn?"

"Ngoài tình trạng tham nhũng ra thì (như trước tốt hơn)..."

Chân dung cụ Lê Hiền Đức- từ nữ điệp báo đến chống tham nhũng

Bà Lê Hiền Đức (sinh 12 tháng 12 năm 1932), một nhà giáo hưu trí, một công dân tích cực đấu tranh chống tham nhũng và là một trong hai người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (có blog http://lhdtt.blogspot.com/).
M. Ly


Bà Đức với niềm vui khi được gặp lại Bác

NỮ ĐIỆP BÁO DỊCH MẬT MÃ CHO BÁC HỒ

Tham gia cách mạng từ năm 13 tuổi, bám trụ Hà Nội chiến đấu 60 ngày đêm khói lửa, trở thành nữ điệp báo dịch mật mã cho Bác Hồ tại Chiến khu Việt Bắc, bà Phạm Thị Dung Mỹ (bí danh Lê Hiền Đức) suốt đời làm theo lời Bác dạy. Nhưng con người, nguyên tắc của người nữ điệp báo vẫn còn đó, bà giao hẹn trước: “Có những chuyện bây giờ được nói và có những chuyện mãi mãi không được nói”!

Hồn nhiên làm cách mạng
Lê Hiền Đức là con út trong một gia đình cách mạng tại Hà Nội. Cha làm trợ tá ở phủ Thuận Thành nhưng đã giác ngộ cách mạng từ rất sớm. Các anh trai của bà đều là những người hoạt động cách mạng tất cả đều lấy bí danh là “Lê”, những người theo chủ nghĩa Mác -Lênin. Tuổi thơ của Hiền Đức đã chứng kiến sự tàn sát, bắt bớ của giặc Pháp và bè lũ tay sai đối với người theo Việt Minh. Đôi mắt thơ ngây của cô bé mới hơn 10 tuổi đã phải chứng kiến cảnh giặc Pháp đến tận nhà lục soát, bắt đi người anh trai thứ 3. Vì tham gia rải truyền đơn cho Việt minh mà người anh của bà bị giặc bắt đầy ra Côn Đảo. Lòng căm thù giặc được đốt nóng trong đôi mắt trong veo của trẻ thơ.
Nhớ lại tuổi thơ của mình, bà Đức kể: “Tết năm 1945, tôi được anh Lê Khởi Nghĩa (anh thứ 5) lì -xì cho cuốn sách “Những tâm hồn cao thượng”. Tôi đọc say mê thấm nhuần tư tưởng đấu tranh vì những lý tưởng cao đẹp của sách và tìm đến với Cách mạng. Anh chính là người đã dẫn đường cho tôi theo Đảng, theo Bác Hồ”. Cũng phải nói thêm rằng người anh thứ năm của bà là thư ký riêng của bác Phạm Văn Đồng.
Một công việc hết sức hồn nhiên, nhưng đó là thành tích đầu tiên của Lê Hiền Đức khi tham gia cách mạng. Tháng 3/1945, Lê Hiền Đức (13 tuổi) được giao nhiệm vụ mang chỉ thị của Việt Minh về cho cha. Việc đưa được chỉ thị bí mật về kịp thời tạo điều kiện cho cha mở kho thóc Nhật cứu đói cho nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công anh Nghĩa tiếp tục đi học tú tài và dạy bình dân học vụ theo lời kêu gọi của Bác Hồ. Mặc dù cô em gái mới đang học lớp nhất cũng được anh cho đi dạy i, tờ. Pháp quay lại xâm chiếm, lệnh kháng chiến toàn quốc được Bác Hồ kêu gọi, Lê Hiền Đức ở lại Hà Nội làm liên lạc cho quân kháng chiến chứ nhất định không chịu tản cư.


Ngắm nghía kỷ niệm chương 60 ngày đêm khói lửa, bà Đức kể: “Tôi đã làm liên lạc viên đưa chỉ thị kháng chiến về nơi đặt pháo ở phố nhà tôi ở. 19h 30 phút nhận được chỉ thị khẩu pháo đặt tại phố Pháo Đài Láng (bây giờ) nổ 3 phát toàn thành phố cắt điện mở đầu cho cuộc kháng chiến 60 ngày đêm cầm chân giặc để Hà Nội chuyển toàn bộ cơ quan lên Việt Bắc”.
Người anh thứ 6 của bà Đức làm công an trong thành đã đưa em vào làm liên lạc. Năm 1947, cô bé Đức tiếp tục được đi học 2 tháng nghiệp vụ công an. Sau đó được giao nhiệm vụ làm điệp báo chuyên đi theo dõi những phần tử phản cách mạng. Bà Đức hào hứng: “Ngày ấy tôi được đóng nhiều vai lắm khi là cô học trò, lúc đi bán hàng rong, khi lại là con chiên ngoan đạo đi đến nhà thờ làm nhiệm vụ theo dõi Việt gian”. Làm tốt nhiệm vụ tới năm 1949, bà Đức được đưa về ty Công an Hà Nội, phụ trách điệp báo, rồi tiếp tục được chuyển lên Nha Công an Việt Nam làm việc chỗ cụ Lê Giản tại Việt Bắc. Đến tháng 12/1949, Nha công an sát nhập với Cục tình báo trung ương (với mật ngữ “Anh cả Nhã cưới cô Tý béo”) Lê Hiền Đức được cha đẻ của ngành tình báo, ông Trần Hiệu xin về làm nhiệm vụ dịch mật mã. Tại đây bà là người dịch mật mã đưa lại cho Cục trưởng duyệt và chuyển thẳng đến nơi làm việc của Bác Hồ.

Kỷ niệm khi được làm việc gần Bác
Cho đến bây giờ, bà Đức vẫn nhớ như in ngày đầu tiên gặp Bác Hồ. Hôm ấy một buổi sáng mùa thu năm 1949, cô nữ điệp báo được mang bản dịch mật mã đến nơi Bác làm việc. Như đang sống lại những ngày tháng vui vẻ của cô nữ liên lạc 17 tuổi, bà Đức kể lại: “Hôm ấy tôi nhận nhiệm vụ đưa công văn. Tôi men theo những con đường mòn vắt qua những quả đồi. Đến vọng gác tôi trèo lên quả đồi thoai thoải có những cây cao vút. Đang chú ý nhìn một tổ chim trên cành cây cao, tôi bỗng thấy một ông cụ ở phía trước đi lại. Ông mặc bộ quần áo nâu, bên ngoài khoác chiếc áo ka ki, khăn quàng buông qua cổ. Lại gần hơn, tôi nhận ngay ra Bác, tôi reo lên: “Bác! Bác!” và chạy nhanh lại gần. Bác nhìn tôi hiền từ, vuốt tóc tôi, Bác hỏi:
- Cháu đi đâu?
- Thưa Bác cháu ở bên anh Trần Hiệu, sang đưa công văn ạ.
Bác lại hỏi:
- Cháu đi từ mấy giờ sáng mà đã đến đây sớm thế?
- Thưa Bác, tan sương là cháu đi ngay ạ.
Bác khen:
- Giỏi lắm, thế đi liên lạc có vui không?
- Dạ vui lắm!
- Thế bên ấy có ăn cơm độn không?
- Dạ có, nhưng các anh thấy cháu bé lại là con gái nên không cho cháu ăn ạ.
Bác dặn: Trưa nay ăn cơm với Bác rồi hãy về.
Trưa hôm ấy tôi ăn một bữa cơm có lẽ là ngon nhất, đáng nhớ nhất. Cơm gạo đỏ, tôm rim, canh rau muống đựng trong ống bương bổ đôi. Các anh cùng ăn cho biết rau muống là do Bác trồng.
Do làm tốt công việc dịch mật mã, năm 1950 Lê Hiền Đức được chuyển sang làm người dịch mật mã cho Bác Hồ. Được làm việc gần Bác, bà càng xúc động và cảm phục vị Cha già kính yêu. Với công việc được giao, bà cố gắng hoàn thành xuất sắc những bản mật mã, một công việc đòi hỏi tinh thần sáng tạo và chuẩn xác.
Sau Chiến dịch Biên giới, Đảng có chính sách gửi cán bộ ra đào tạo ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong khi Tổ quốc đang nước sôi lửa bỏng, bà không muốn rời xa quê hương để hưởng thụ cuộc sống an nhàn nơi đất bạn. Bà muốn ở lại tiếp tục cống hiến, tiếp tục phục vụ Bác Hồ. Không thể quên được lời dạy của bác, dù đã bao năm xa cách, bà Đức bồi hồi kể:
“Biết tâm tư này của tôi, Bác cho gọi lên và ôn tồn hỏi:
- Cháu có muốn công tác được tốt không?
- Dạ thưa Bác, có ạ!
- Muốn công tác tốt, muốn phục vụ nhân dân tốt thì phải học tập để nâng cao trình độ hiểu biết. Muốn có trình độ thì phải đi học. Lúc này có điều kiện thuận lợi cháu nên đi học”.
Trước khi đi học 3 ngày, Bác cho gọi bà lên. Bác lấy hộp thuốc lá ra, trong hộp còn hai điếu thuốc, Bác bỏ hai điếu còn lại trong hộp ra mặt bàn và nói: “Bác cho cháu hộp này để cháu đựng kim chỉ”. Bà quá xúc động khi một vị lãnh tụ như Bác quan tâm tỉ mỉ, ân cần như một một người mẹ chăm sóc con gái. Bà nhớ như in lời Bác dặn: “Là con gái thì phải biết may vá thêu thùa, nữ công gia chánh”. Mới đây thôi, khi Bảo tàng Hồ Chí Minh vận động góp những kỷ vật của Bác trong dân, bà Đức đã đem chiếc hộp đựng thuốc của Bác tặng lại Bảo tàng. Chiếc hộp Bác dùng đã mòn nhưng được bà gìn giữ bao nhiêu năm, nay được trưng bày để người Việt hiểu thêm về tình cảm của Bác đối với người phụ nữ.
Sau đó, nữ điệp báo Phạm Thị Dung Mỹ lưng đeo ba lô đi bộ trèo đèo lội suối sang Trung Quốc nước bạn học tập theo lời cặn dặn của Bác. Năm 1953, bà trở về và tình nguyện lên Lạng Sơn dạy học. Năm 1954, bà cùng đoàn quân chiến thắng trở về tiếp quản Thủ đô và dạy học ở trường Thanh Quan (Hàng Cót bây giờ).
Sau một thời gian, bà được chuyển sang trường Chu Văn An làm công tác giảng dạy. Cũng bắt đầu từ đây, bà lại có những kỷ niệm sâu sắc nhất của cuộc đời với Bác Hồ kính yêu. Lúc đó trường Chu Văn An là địa điểm tổ chức trại hè cải cách giáo dục. Đầu năm 1956, Bác đến thăm trại hè. Gặp lại Bác Hồ, bà không thể ngăn được dòng cảm xúc tuôn dâng nhưng không có điều kiện để đến gần Bác. Bà nói trong giọng xúc động: “Bác đứng trên bục giảng nói chuyện, sau những lời căn dặn, thăm hỏi động viên những nhà giáo, Bác bước xuống bục giảng và đi thẳng đến hàng ghế tôi ngồi. Nhìn về hướng tôi, Bác hỏi: “Có phải cháu Đức đó không”?
Muốn trả lời, nhưng giọng bà nghẹn lại không nói nên lời, cứ để mặc nước mắt tuôn trào. Sau bao năm xa cách, biết bao thay đổi, bà từ một thiếu nữ trẻ trẻ trung giờ đã làm mẹ, làm vợ một người lính đang có mặt ở chiến trường, vậy mà Bác vẫn nhớ rõ.
Do có con nhỏ nên bà phải bế con đi theo để tiện chăm sóc. Lúc này, Bác đến tận nơi và vuốt má con gái mà bà đang bế trên tay (khoảnh khắc ấy được một nhiếp ảnh gia ghi lại và trở thành tấm hình quý báu nhất trong cuộc đời bà). Cái tên Lê Hiền Đức theo người nữ điệp báo ấy gần cả cuộc đời, mãi tới năm 1999 UBND TP. Hà Nội mới làm xác nhận trả lại tên khai sinh cho bà là Phạm Thị Dung Mỹ.

Nguồn gốc: Báo Quảng Ngãi

Từ năm 1984 khi vừa về hưu, bà bắt đầu tham gia chống tham nhũng. Với lương hưu 1.700.000 đồng/tháng, bà đã chi hầu hết số tiền này vào điện thoại, internet, báo chí và tem thư. Nhưng bà đã được các báo hỗ trợ.
Mới đây, Công ty FPT có hỗ trợ bà tiền Internet, EVN biếu một máy điện thoại, miễn cước thuê bao. Thế là bà dùng tiền dư để đầu tư vào máy ảnh kỹ thuật số, các thiết bị điện tử để thu bằng chứng và bà dùng các phương tiện này để liên hệ với người dân cần bà giúp đỡ.
Bà giúp họ về pháp lý, tư vấn cách thức chống tham nhũng. Nhà bà ở quận Đống Đa, Hà Nội được rất nhiều người biết và tìm đến nhờ bà giúp đỡ. Bà công khai địa chỉ email là lehienduc2005@yahoo.com để họ liên lạc với bà và lập một blog mang tên “Lê Hiền Đức“.
Theo báo Tiền Phong vào sáng ngày 18 tháng 9 năm 2007, chịu không nổi với những trận chống tham nhũng quyết liệt của bà, một số người đã thuê người đặt vòng hoa tang trước cửa nhà bà để đe dọa. Theo bà Đức kể, ngoài chiếc vòng hoa “quái gở” này, bà còn nhận được rất nhiều cuộc điện thoại nặc danh, với những lời lẽ chửi bới, đe dọa như: “Nếu không ngừng việc chống tiêu cực, ra đường sẽ bị xe tông…”
Nhiều người ghét bà họ gọi bà là “Ác Đức“, “Thất Đức“, “Bà già khó chịu“, “Bà già lắm chuyện“. Nhưng cũng có rất nhiều người quý bà; họ gọi bà là “Bà già Liêm chính” và muốn trao cho bà giải thưởng.

Wikipedia

Truyền thông VN tiếp tục vụ bà Hiền Đức
Bà Hiền Đức được chăm sóc vết thương

Kênh truyền hình trung ương của Việt Nam (VTV1) vừa chạy tin về vụ bà Lê Hiền Đức ở Sở Thông tin-Truyền thông (TT-TT) Hà Nội trong chương trình thời sự chính 19h tối thứ Ba 5/6.
Việc một bản tin chính của kênh trung ương chiếu đoạn video dài tới bốn phút rưỡi nói về sự việc khiến dư luận chú ý.
Trước đó, kênh truyền hình Hà Nội cũng đã phát sóng tin cáo buộc bà Hiền Đức, 81 tuổi, "đập phá văn phòng của Sở TT-TT và tự gây thương tích".
Phóng sự của VTV giải thích lại vụ việc theo góc nhìn của phóng viên, nói chiều ngày 1/6 bà Hiền Đức cùng luật sư Hà Huy Sơn đã tới Sở TT-TT cùng Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, người được mời lên làm việc, cho dù "không có bất kỳ liên quan nào".
Bà Hiền Đức bị cáo buộc đã "cố tình ở lại" bên trong văn phòng Sở TT-TT và không chịu về nhà cho tới 3h sáng ngày 2/6.
Sau đó bà đã được đưa đi bệnh viện Việt-Xô để điều trị một vết thương ở chân phải, mà bà nói đã bị khi xô xát với nhân viên Sở còn phía Sở TT-TT thì nói và tự gây ra khi đá vỡ cửa kính.
Phóng sự của VTV còn chiếu nhiều hình ảnh bà Lê Hiền Đức trong khoảng thời gian bà ở bên trong văn phòng Sở, ghi lại từ nhiều góc cạnh chứng tỏ không chỉ có một camera thu hình.
Việc các cơ quan nhà nước, kể cả truyền thông, tốn công bố trí ghi hình một vụ việc không có tính chính thức như vậy cho thấy dường như tên tuổi của bà Hiền Đức gây khó xử cho chính quyền.

Điều đáng tiếc
Phóng sự của VTV kết luận "dù sự việc có được kết luận thế nào thì đây cũng là điều rất đáng tiếc".
Đài này nói thêm: " Bà Lê Hiền Đức tên thật là Phạm Thị Dung Mỹ, là người đã từng có nhiều thành tích trong cuộc đấu tranh chống tiêu cực tham nhũng. Năm nay, bà Lê Hiền Đức 81 tuổi".
Hôm Chủ nhật 3/6, trong cuộc nói chuyện với BBC bà Lê Hiền Đức cáo buộc bà đã bị nhân viên Sở TT-TT để "máu chảy lâu quá, suốt từ 9:30 tối 1/6 tới 3:15 ngày 2/6 mới có xe [đưa tới bệnh viện] mặc dù rất nhiều lần bác yêu cầu cho xe cấp cứu đến".
Bà cũng tố cáo các nhân viên bảo vệ tại sở đã khênh bà "như con lợn", "quăng xuống sàn" và "bẻ quặt tay" bà khi bà cố giữ điện thoại.
Bà Lê Hiền Đức là một trong hai người đoạt Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế.
Bà được biết như nhân vật tích cực trong hoạt động xã hội, nhất là việc giúp đỡ người dân khiếu kiện chính phủ.


 

Sự kiện của thế kỷ: sao Kim đi qua mặt trời

Hiện tượng thiên văn thế kỷ, 105 nữa mới lặp lại, sao Kim đi qua mặt trời đang diễn ra và có thể quan sát được tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hình ghép mô tả quá trình Sao Kim bắt đầu đi qua mặt trời được quan sát
từ Havana, Cuba. Ảnh: AFP

Sơ đồ minh họa những nơi có thể nhìn thấy được sao Kim đi ngang mặt trời vào ngày 5-6/6/2012 tại các nơi trên thế giới. Đồ họa: HAAC.


Hành tinh song sinh và có quỹ đạo nằm trong quỹ đạo của trái đất - đi vào giữa trái đất và mặt trời cũng giống như nhật thực. Tuy nhiên, do khoảng cách giữa trái đất và sao Kim khá xa nên khi hiện tượng xảy ra người xem thấy hành tinh này hiện ra như một chấm đen tròn nhỏ lướt từ từ qua đĩa sáng của mặt trời. Ảnh: HAAC

Hai hình ảnh trên đây cho thấy sao Kim trên đĩa mặt trời. Ảnh chụp tại Đồng Tháp. Ảnh: HAAC

Cảnh tượng được chụp tại Cartagena, Colombia. Ảnh: AFP

Đây là bức ảnh được chụp bằng camera có khả năng thu nhận tia cực tím trên vệ tinh Solar Dynamics Observatory. Ảnh: NASA.

Sao Kim sẽ đi qua mặt trời trong 6 giờ 40 phút. Ảnh: NASA

Bức ảnh được chụp tại tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Ảnh: AFP

Sao Kim hiện ra giống như một chấm trên đĩa mặt trời trong bức ảnh được chụp tại thành phố New York, Mỹ. Ảnh: AP

Cách quan sát sao Kim đi qua mặt trời an toàn

KHÔNG nhìn trực tiếp vào mặt trời bằng mắt thường, ống nhòm hay kính thiên văn. Mắt có thể bị tổn thương nặng, thậm chí là mù ngay lập tức.
Không dùng phim X- quang, kính râm, giấy nhôm gói quà, các thiết bị tự chế để làm giảm ánh sáng của mặt trời khi quan sát, vì những dụng cụ đó không đảm bảo lọc được các tia tử ngoại, hồng ngoại, gây tổn thương cho mắt.
Để quan sát mặt trời an toàn, người quan sát có thể mua những tấm kính lọc mặt trời để bao phủ thiết bị quan sát hoặc mua một chiếc kính lọc để đeo vào mắt.
Cách an toàn và đơn giản nhất là quan sát gián tiếp mặt trời - sử dụng kính thiên văn hay một mắt của ống nhòm để chiếu ảnh của đĩa mặt trời lên một tấm bìa trắng. Hình ảnh xuất hiện trên tầm bìa sẽ an toàn cho việc quan sát cũng như chụp ảnh, nhưng phải chắc chắn là đã che đi ống finder của kính thiên văn hay mắt không sử dụng của ống nhòm và nghiêm cấm tất cả mọi người nhìn qua đó.

Hương Thu - Minh Long

Hoàn Cầu báo, Nhân Dân nhật báo... nói gì về chuyến thăm của Bộ trưởng QP Mỹ đến Việt Nam?

Hoàn Cầu báo nói gì về chuyến thăm của
Bộ trưởng QP Mỹ đến Việt Nam?

(GDVN) - Truyền thông Trung Quốc đặc biệt "nhạy" với chuyến thăm “lịch sử” của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tới Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Chỉ một số ít các tờ báo phản ánh lại các thông tin thông tấn, còn lại các tờ báo mạng đua nhau giật tít "nóng", suy diễn chủ quan, trong đó nổi bật là các tờ Thời báo Hoàn Cầu, Nhân Dân nhật báo, mạng Sina... Để hiểu rõ hơn về hoạt động tuyên truyền của truyền thông TQ, GDVN xin trích dẫn các bài viết này.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta thăm Việt Nam.

Chinanews.com: Hợp tác quân sự Việt-Mỹ ấm lên
Mạng chinanews.com có bài viết cho rằng, chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, được cho là khúc dạo đầu cho việc nâng cấp toàn diện hợp tác quân sự Mỹ-Việt.
Bài báo nói rằng, Panetta đã trở thành Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đầu tiên thăm vịnh Cam Ranh sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam. Mỹ-Việt tiếp tục xóa bỏ những ảnh hưởng tiêu cực từng tác động tới quan hệ hai nước do Chiến tranh Việt Nam trước đây để lại. Hai bên đã trao đổi nhật ký của binh sĩ Việt Nam và thư nhà của binh sĩ Mỹ. Quan chức Mỹ cho rằng, đây là đồ vật cá nhân của binh sĩ hai nước được Bộ trưởng Quốc phòng hai nước công khai trao gửi.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nói với Bộ trưởng Panetta rằng, chính phủ Việt Nam sẽ mở 3 địa điểm mới cho phía Mỹ tìm kiếm di hài binh sĩ Mỹ đã tử trận trong Chiến tranh Việt Nam. Panetta đã bày tỏ cảm ơn và cho rằng việc làm này của Việt Nam sẽ giúp Mỹ tìm kiếm binh sĩ Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam.
Theo bài báo, Mỹ muốn gấp rút phát triển quan hệ hợp tác mới với Việt Nam, còn Việt Nam cũng muốn giảm bất đồng với Mỹ, phát triển quan hệ cụ thể, thiết thực. Trong thời điểm tình hình khu vực tinh tế, phức tạp, hợp tác quân sự Mỹ-Việt đặc biệt gây chú ý.
Ngày 3/6, Bộ trưởng Mỹ Panetta đã thị sát vịnh Cam Ranh và tuần tra tàu tiếp tế thuộc Hạm đội 7 của Mỹ (tàu USNS Richard E. Byrd, T-AKE-4, đang sửa chữa tại Cam Ranh). Trên con tàu này, Panetta nói bóng gió rằng Mỹ thực sự quan tâm đến vịnh Cam Ranh. Ông cho rằng, “tàu chiến Mỹ neo đậu tại vịnh Cam Ranh” sẽ là một trong những “tiềm năng” hợp tác quân sự của hai nước.

Tàu tiếp tế USNS Richard E. Byrd - Hạm đội 7 Mỹ trên vịnh Cam Ranh, Việt Nam.

Theo bài viết, trong Chiến tranh Việt Nam, vịnh Cam Ranh là căn cứ hải quân của Mỹ. Khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, quân Mỹ rút, Liên Xô đến. Sau khi Liên Xô tan rã, Nga khó có thể tiếp tục đồn trú ở vịnh Cam Ranh, cuối cùng rút vào năm 2002.
Panetta hình dung vịnh Cam Ranh là cảng nước sâu tốt có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng. Trong Đối thoại Shangri-La, Panetta đã nhấn mạnh, quân Mỹ sẽ tăng cường hiện diện quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sẽ triển khai 60% tàu chiến ở Thái Bình Dương.
Trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam ngày 4/6, Panetta cho biết, Mỹ-Việt sẽ đẩy nhanh thực hiện biên bản ghi nhớ song phương đạt được cuối năm 2011, tăng cường hợp tác trên biển với Việt Nam và “thực hiện cam kết bảo vệ hòa bình, thịnh vượng và an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương”. Ông còn nói, Mỹ muốn nâng cấp quan hệ Mỹ-Việt lên tầm cao mới.
Còn Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho rằng, Mỹ-Việt đã nhất trí về một số “vấn đề cốt lõi”, như thúc đẩy triển khai các biện pháp hợp tác bản ghi nhớ, cứu trợ nhân đạo và hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, triển vọng hợp tác hai nước rộng lớn - Mạng chinanews.com loan tin.
Theo bài viết, Panetta thực sự nhiệt tình đối với hợp tác quân sự Mỹ-Việt. Khi hội kiến với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, ông cũng nhấn mạnh triển vọng hợp tác quốc phòng và an ninh song phương. Các nhà phân tích phổ biến cho rằng, trong tương lai, Mỹ sẽ ngày càng coi trọng vị trí chiến lược của Việt Nam.
Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ vào năm 1995. Từ năm 2003 đến nay, đã có hàng chục tàu chiến Mỹ đến thăm Việt Nam, trong đó có cả tàu sân bay.
Hai năm gần đây, hợp tác quân sự Việt-Mỹ được thúc đẩy ổn định, quân đội hai nước, đặc biệt là hải quân đã tiến hành nhiều cuộc giao lưu quân sự và diễn tập. Mặc dù Việt Nam vẫn có thái độ thận trọng, nhưng chiến tranh giữa hai nước đã qua từ lâu, quan hệ quân sự Việt-Mỹ có bước phát triển nhảy vọt rất đáng chú ý.

Tờ “Phượng Hoàng” Hồng Kông: Cho phép tàu Mỹ neo đậu ở cảng Cam Ranh, kêu gọi bỏ cấm vận vũ khí
Ngày 5/6, tờ “Phượng Hoàng” Hồng Kông có bài viết dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nhấn mạnh, đưa hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ đi vào chiều sâu có lợi cho tăng cường quan hệ song phương, có lợi cho thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực, cũng có lợi cho cải thiện quan hệ quốc tế; hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ sẽ không đe dọa an ninh của các nước láng giềng. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng đề nghị Mỹ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, cho đây là một hành động “cùng có lợi”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có chuyến thăm lịch sử tới vịnh Cam Ranh, Việt Nam.

Sau khi chụp ảnh chung với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta cho đây là “thời khắc lịch sử”. Hai Bộ trưởng đã tiến hành cuộc hội đàm 1 giờ. Hai bên đã thảo luận về các vấn đề như xây dựng cơ chế đối thoại cấp cao thường xuyên, hợp tác quân y, an ninh biển và cứu hộ cứu nạn, rà phá bom mìn còn sót lại sau chiến tranh, tẩy trừ chất độc da cam…
Hai bên đã tổng kết tình hình thực hiện bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng năm 2011, nhấn mạnh tôn trọng đầy đủ chủ quyền và độc lập tự chủ của nhau, trên tinh thần hữu nghị, tin cậy lẫn nhau, phát triển quan hệ đối tác hợp tác lâu dài Việt-Mỹ trên lĩnh vực quốc phòng-an ninh.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng kêu gọi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, coi đó là hành động “cùng có lợi” của hai nước, sẽ thúc đẩy bình thường hóa toàn diện quan hệ hai nước, có lợi cho nhiều tàu thuyền Mỹ hơn cập cảng Cam Ranh.
Những năm gần đây, hàng năm Mỹ cung cấp viện trợ phi quân sự không nhiều cho Việt Nam, nhưng vẫn cấm bán vũ khí. Đối với vấn đề này, Panetta cho biết, đối với Washington, đặc biệt là đối với Quốc hội Mỹ, mở rộng viện trợ cho Việt Nam, đặc biệt là viện trợ quân sự vẫn là một vấn đề nhạy cảm. “Rõ ràng, viện trợ quá mức phần lớn phụ thuộc vào Quốc hội (Mỹ), trong khi Quốc hội sẽ quyết định dựa vào việc cải thiện một số tình hình ở Việt Nam” – Panetta nói.
Ông Panetta cũng nói là Mỹ muốn các nước trong khu vực (như Việt Nam, Philippines, Singapore…) mạnh lên sẽ có lợi cho ổn định khu vực.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” có bài viết giật tít “Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta có chuyến thăm lịch sử tới vịnh Cam Ranh gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Trung Quốc”
Tờ “Phương Đông” Trung Quốc dẫn lời quan chức Mỹ nhấn mạnh đến quan hệ tốt đẹp những năm gần đây của quân đội hai nước Việt-Mỹ: “Nhiều năm qua, quan hệ giữa chúng tôi và Việt Nam đã có xu thế phát triển tốt đẹp. Cơ hội rất tốt này được đánh dấu bởi hợp tác quốc phòng (thỏa thuận ghi nhớ) được ký với Việt Nam năm 2011”.
Trong khi đó ngày 5/6, tờ “Thời báo Hoàn Cầu” có bài viết giật tít “Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta có chuyến thăm lịch sử tới vịnh Cam Ranh gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Trung Quốc”.
Bài báo dẫn nguồn tin từ hãng AFP cho rằng: đây là “tín hiệu mới nhất về quan hệ song phương chặt chẽ hơn (giữa Việt-Mỹ) trong khi đầy cảnh giác trước sức mạnh của Trung Quốc ngày càng tăng”.
Sau khi gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh, ngày 4/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta cho biết: “Trong hội đàm, chúng tôi đã lựa chọn áp dụng một số bước đi rất quan trọng để thúc đẩy quan hệ của chúng tôi”.


Bài báo cho rằng, so với cuộc hội đàm ở Hà Nội, chuyến “tuần tra” vịnh Cam Ranh trước đó 1 ngày của Panetta được cho là có ý nghĩa tượng trưng lớn hơn. Hãng AP giật tít “Panetta thăm Việt Nam phát đi tín hiệu với Trung Quốc”.
Tại vịnh Cam Ranh, Panetta không nói về Trung Quốc, nhưng lấy biển Đông làm bối cảnh, chắc chắn Panetta cho biết Mỹ sẽ duy trì sự hiện diện mạnh mẽ ở khu vực này, giúp đỡ bảo vệ đồng minh và quyền lợi của họ. Chuyến thăm của Panetta có thể kích động các nhà lãnh đạo Trung Quốc, những người không hài lòng với việc Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương và coi đó là một mối đe dọa - Thời báo Hoàn Cầu viết.
Bài báo cho rằng, không muốn chọc giận đến cùng Trung Quốc được truyền thông phương Tây gọi là một trở ngại cho quân Mỹ quay trở lại Việt Nam. Ngày 4/6, tờ “Thời báo New York” cho biết, một bản báo cáo của Manel, Phòng nghiên cứu – Quốc hội Mỹ gần đây cho biết, các nhà lãnh đạo Việt Nam tìm kiếm nâng cấp quan hệ với Mỹ, một phần nguyên nhân là để tiếp tục xâm nhập thị trường Mỹ và lo ngại Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. - Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền.
Tờ “Hoàn Cầu” tự đưa ra suy đoán và "xuất khẩu" bình luận cho rằng, hiện nay đang có một đợt sóng ngầm mới trong chiến lược bao vây Trung Quốc của Mỹ. Tất cả các dấu hiệu cho thấy, đằng sau việc thành công làm phức tạp hóa vấn đề biển Đông, “Mỹ đang biến Việt Nam thành một quân cờ quan trọng trong chiến lược biển Đông của họ”.
Việc duy trì sự hiện diện quân sự lâu dài ở biển Đông đã trở thành một xu hướng mới của Mỹ trên biển Đông. Mỹ tăng cường tàu chiến ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đang tích cực tìm kiếm cảng biển neo đậu và căn cứ quân sự ở xung quanh biển Đông.
Tờ “Hoàn Cầu” cho rằng: “Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có chuyến thăm lịch sử tới vịnh Cam Ranh đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho Trung Quốc”. Điều này phản ánh một số nước trong khu vực này đang tiếp tục tìm kiếm khâu đột phá mới và thời cơ thích hợp để chiếm ưu thế trước Trung Quốc, bảo vệ lợi ích của họ (báo Trung Quốc thường xuyên sử dụng cụm từ “mấy miếng thịt nát”!???) trên cơ sở không chọc giận Trung Quốc. Điều này đã trở thành đồng thuận của một số nước.
Theo bài báo, để ứng phó với những thay đổi sâu sắc, phức tạp của tình hình địa-chính trị sau khi cục diện hai cực trên thế giới tan rã, từ khi lên nắm quyền đến nay, chính quyền Obama coi trọng hơn châu Á, đã thực hiện chiến lược địa duyên châu Á mới.
Ý đồ trong chiến lược mới của Mỹ ở chỗ, chuyển trọng tâm chiến lược địa duyên của châu Á từ Trung Đông và Trung Á nghiêng về Đông Á, không ngừng gia tăng sự can dự và đầu tư của Mỹ đối với Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Nam Á.
Điều này làm cho nó trở thành một mắt xích quan trọng của Mỹ trong chiến lược địa duyên châu Á mới, kéo dài ba chuỗi đảo (được Mỹ xây dựng ở Đông Bắc Á và Đông Nam Á thời kỳ Chiến tranh Lạnh) xuống tới Nam Á và Australia, từ đó tăng cường và mở rộng sự hiện diện của Mỹ ở châu Á, giúp Mỹ chiếm vị thế chủ đạo trong địa-chính trị châu Á, đồng thời đề phòng và ngăn chặn bất cứ thách thức nào đối với vị thế có lợi của Mỹ, mà quan trọng hàng đầu là thách thức từ Trung Quốc.

Trong bối cảnh “chiến lược lớn” trên, Mỹ đã từng bước rút khỏi 2 cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq và Afghanistan và đem toàn bộ sự chú ý của mình chuyển tới Trung Quốc, lực lượng quân sự và việc triển khai quân sự chính của họ đã chuyển tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương,

đặc biệt là tăng cường rất lớn khả năng quân sự trên chuỗi đảo thứ hai và chuỗi thứ ba ở Tây Thái Bình Dương, đã đưa ra chiến lược “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không” nhằm vào tiến trình hiện đại hóa quân sự những năm gần đây của Trung Quốc, cố gắng xóa bỏ vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực Tây Thái Bình Dương và áp chế khả năng đòi hỏi chủ quyền trên biển của Trung Quốc.
“Báo cáo Đánh giá Quốc phòng 4 năm” và một loạt văn kiện chính sách quốc phòng do Mỹ công bố những năm gần đây cho thấy, chiến lược “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không” đã từ ý tưởng chiến lược dần dần chuyển thành tư tưởng cốt lõi chỉ đạo chuyển đổi quân sự và chuẩn bị đấu tranh quân sự của quân Mỹ. Việc phát triển trang bị và triển khai quân sự của quân Mỹ đã từng bước thực hiện theo chiến lược này.
Mặc dù trên phương diện vốn và việc điều chỉnh chi tiết, quân Mỹ gặp phải một số vấn đề trong tiến trình thực hiện chiến lược mới, nhưng chiến lược “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không” của quân Mỹ đang phát triển theo hướng từ mơ hồ trừu tượng sang cụ thể rõ ràng.
Bài báo suy diễn rằng “Chính trên cơ sở xúi giục và giật dây của Mỹ, những năm gần đây, tranh chấp quyền lợi biển giữa Trung Quốc và các nước xung quanh ngày càng nổi cộm, vấn đề ngày càng gai góc, ở biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông, Trung Quốc đều đang đối mặt với rất nhiều tranh chấp phân chia quyền lợi biển với các nước láng giềng”.
Theo bài báo thì “tình hình bảo vệ quyền lợi biển của Trung Quốc đã rất nghiêm trọng, trong đó vấn đề biển Đông đặc biệt nổi cộm, trở thành một tiêu điểm và điểm nóng trong quan hệ quốc tế”.
Bài báo viết: “Việc Mỹ điều chỉnh sách lược ở khu vực Tây Thái Bình Dương đã tăng cường trạng thái tấn công bảo vệ chiến lược Trung Quốc, toàn lực thu hẹp không gian quyền lợi biển của Trung Quốc”.
Bài báo suy diễn rằng: “Với sự ầm ĩ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, các nước xung quanh đã khơi dậy một đợt mới về tranh chấp chủ quyền các hòn đảo trên biển Đông (điều Trung Quốc đang tiến hành nay lại đổ lỗi cho các nước khác -PV), mưu toan đưa tranh chấp song phương lên nhiều diễn đàn ngoại giao để giải quyết, làm cho tình hình biển Đông trở nên ngày càng căng thẳng và phức tạp".
“Đối với một số thế lực ở bên ngoài, biển Đông rất có khả năng trở thành “Balkan châu Á”. Trong đó, Mỹ điều chỉnh chiến lược xưng bá toàn cầu là nguyên nhân căn bản gây quốc tế hóa và phức tạp hóa vấn đề biển Đông. Vài tháng gần đây, Philippines cả gan tùy tiện thách thức Trung Quốc (?-PV) ở bãi cạn Scarborough, người xúi giục đằng sau họ là ai chỉ cần nghĩ là biết”.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
Panetta duyệt đội danh dự.
Bài báo cho rằng, sau khi Chính phủ Obama lên cầm quyền, để kiểm soát lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc, Mỹ từng bước đưa biển Đông vào tầm ngắm, có ý đồ lấy lý do bảo đảm “an toàn hàng hải”, mượn vấn đề biển Đông làm thẻ bài chính trị, tìm kiếm lợi ích trong các vấn đề chiến lược, đồng thời gây ảnh hưởng về địa-chính trị ở khu vực biển Đông, hình thành thế vây kín đối với Trung Quốc về quân s - Thời báo Hoàn Cầu suy diễn.
Thời báo Hoàn Cầu nói: "áp dụng chính sách nào để Trung Quốc không phát triển thành mối đe dọa đến bá quyền của Mỹ là một vấn đề chiến lược cốt lõi mà các chính khách Mỹ luôn tính toán. Trong bối cảnh vấn đề Đài Loan đang phát triển theo hướng hợp tác tích cực (có thực sự như vậy không sẽ được làm rõ - PV), việc quốc tế hóa và phức tạp hóa (lưỡng hóa) vấn đề biển Đông trở thành một thủ đoạn chiến lược mới để Mỹ kiểm soát sự phát triển của Trung Quốc".
Mỹ muốn thông qua “lưỡng hóa” này để buộc Trung Quốc phải dành nhiều nguồn lực chiến lược hơn cho giải quyết vấn đề biển Đông. Đây là một nước cờ của Mỹ “dẫn dắt” phân tán nguồn lực chiến lược của Trung Quốc. Sự xung đột và “đánh cờ” giữa Trung-Mỹ trong vấn đề biển Đông trên thực tế là một “chiến trường mới” tiến hành tái điều chỉnh cục diện lớn địa-chính trị quốc tế.
Bài báo viết, trong những năm gần đây, Mỹ có thái độ ngày càng tích cực trong tranh chấp quần đảo Trường Sa và vấn đề tài nguyên dầu khí. Mỹ từng bước điều chỉnh chính sách “không can thiệp” biển Đông, đã gia tăng mức độ thâm nhập quân sự khu vực biển Đông.
Trong đó, một chiêu trắng trợn nhất chính là tích cực thúc đẩy tổ chức diễn tập quân sự đa phương và song phương với các nước Đông Nam Á, lấy biển Đông làm bối cảnh - Thời báo Hoàn Cầu loan tải.
Bài báo cho rằng, năm 2010, với khẩu hiệu “quay trở lại Đông Á”, Mỹ đã tiếp tục đẩy nhanh các bước xâm nhập biển Đông. Trong khi đó, có nước ở biển Đông thúc đẩy quốc tế hóa vấn đề biển Đông, muốn ra sức thúc đẩy nâng cấp vấn đề biển Đông thành vấn đề giữa ASEAN với Trung Quốc để giải quyết.
Thời báo Hoàn Cầu viết: "Một số nước thậm chí lấy cớ tăng cường hợp tác khu vực, mưu toan thông qua các thế lực bên ngoài đứng đầu là Mỹ để hình thành cục diện “nhiều chọi một” nhằm vào Trung Quốc, tạo hợp lực trong vấn đề biển Đông, cùng đối phó với Trung Quốc. Trên thực tế, ở biển Đông, Trung Quốc đã bị “đánh hội đồng” chưa từng có, sự mềm mỏng về lời nói hoàn toàn không thể chấm dứt sự gia tăng liên tục các áp lực đối với Trung Quốc".


Theo bài báo, dưới tiền đề lớn là tiến hành triển khai quân sự và chiến lược bao vây Trung Quốc, lần này, Mỹ đã dùng nhiều lời nói mang tính “lừa gạt, mê hoặc” nhằm khiến cho Trung Quốc không nắm được “chuôi” trong tranh chấp biển Đông (mà Mỹ nắm), tránh xảy ra cục diện bị động trong ngoại giao quan trọng hơn đối với Trung Quốc, để Trung Quốc được “cộng điểm”, đồng thời có thể tăng uy tín ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, truyền đi “thông điệp Mỹ quyết tâm mạnh mẽ bảo vệ lợi ích ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
Theo luận điệu của tờ báo Trung Quốc này thì Mỹ là nước có kinh nghiệm ngoại giao phong phú và khả năng chiến lược mạnh, có một loạt chính sách và biện pháp ứng phó cao siêu trong đấu tranh bảo vệ bá quyền, chính sách “cây gậy” và “củ cà rốt” được Mỹ quen dùng, “nói một đằng, làm một nẻo” là điều thường thấy, “trả giá thấp nhất để giành lấy lợi ích lớn nhất” là tư tưởng chỉ đạo của Mỹ. Vì vậy, đây là lý do căn bản cho thấy Mỹ hiểu nước khác trên lĩnh vực ngoại giao, nhưng trên lĩnh vực quân sự lại luôn “hăm dọa”.
Báo Trung Quốc kêu gọi, hãy nhìn vào việc làm của Mỹ chứ không phải lời nói, “thái độ hòa bình của Mỹ không đáng tin”, Mỹ luôn thực hiện chính sách “miệng nam mô một bồ dao găm”. Nhiều chương trình và triển khai quân sự của Mỹ hiện nay hoàn toàn là sản phẩm của chiến lược “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không” nhằm vào Trung Quốc. Chẳng hạn, chương trình tên lửa thế hệ mới của quân Mỹ, đã tiêu biểu cho việc lấy Trung Quốc làm kẻ thù giả định, mục đích là làm suy yếu khả năng quân sự trong “chiến lược ngăn chặn” của Trung Quốc.
Bài báo cho rằng, các động thái của Mỹ cho thấy, chiến lược “ngăn chặn, bao vây Trung Quốc” của Mỹ đã từng bước được thực hiện, sau khi cuộc chiến chống khủng bố “tạm hoãn”, sức ép địa duyên của Trung Quốc rất có thể không kém gì Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh, thậm chí còn lớn hơn. Đây là sự thật. Theo đó, không thể cứ tự an ủi và lơ là mất cảnh giác, mà phải tập trung sức mạnh tăng cường chuẩn bị đấu tranh quân sự để giành lấy lãnh thổ và các quyền lợi biển (!!!???).


Ông Pannetta đến Việt Nam, Nhân Dân và Nhân Dân nhật báo, nói gì?


Truyền thông Trung Quốc đặc biệt "nhạy" với chuyến thăm “lịch sử” của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tới Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Chỉ một số ít các tờ báo phản ánh lại các thông tin thông tấn, còn lại các tờ báo mạng đua nhau giật tít "nóng", suy diễn chủ quan, trong đó nổi bật là các tờ Thời báo Hoàn Cầu, Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa xã, mạng Sina... Để nắm bắt thông tin một cách toàn diện, đa chiều, hiểu rõ hơn về các hoạt động, chiến dịch tuyên truyền của nước ngoài, đặc biệt là truyền thông TQ, chúng tôi xin trích dẫn các bài viết này.

Tờ Nhân Dân nhật báo: "Mỹ lôi kéo mối thù cũ -Việt Nam"

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có mặt tại Cam Ranh đầu tháng 6/2012

Ngày 4/6, tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc có bài viết cho rằng, kế tiếp chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton năm 2010, chuyến thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là một chuyến thăm quan trọng.
Điều đáng chú ý là, ngay sau khi Panetta trình bày về chiến lược “tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ” tại Đối thoại Shangri-La, thì ông lại chọn vịnh Cam Ranh, một căn cứ quân sự cũ của Mỹ làm điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam, điều này thực sự thu hút phỏng đoán của dư luận quốc tế đối với việc Mỹ muốn tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Nhân Dân nhật báo viết: "Mỹ-Việt đã dồn dập (?-pv) tiến hành giao lưu quân sự trong thời gian qua. Như Bộ trưởng Panetta nói ngày 3/6 rằng: “Sở dĩ tôi chọn thăm Cam Ranh đầu tiên là do, quan hệ Mỹ-Việt đã được cải thiện rất lớn. Đối với tôi, đây là thời khắc rất xúc động”.
Panetta nói: “Trong lĩnh vực quốc phòng, Mỹ-Việt có quan hệ phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ không bị trói buộc bởi lịch sử. Mỹ muốn mở rộng quan hệ quốc phòng với Việt Nam”. Được biết, tàu tiếp tế USNS Richard E. Byrd của Hạm đội 7 Mỹ đến vịnh Cam Ranh từ ngày 24/5 và tiến hành bảo dưỡng 14 ngày.
Tàu USNS Richard E. Byrd chuyên vận tải vũ khí, trang bị và lương thực; dài 210 m, rộng 32,3 m, tải trọng 40.298 tấn. Trên tàu có rất nhiều nhân viên không làm nhiệm vụ chiến đấu. Đây là lần thứ ba tàu này đến vịnh Cam Ranh sửa chữa, hai lần trước lần lượt là tháng 2/2010 và tháng 8/2011.
Bài báo cho rằng, ngay từ ngày 24/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo với báo giới về chuyến thăm của Panetta, đủ thấy Việt Nam coi trọng chuyến thăm này của Panetta. Panetta thăm Việt Nam cũng phản ánh cụ thể việc giao lưu và tương tác quân sự bình thường giữa Mỹ-Việt gần đây.
Ngày 23/4/2012, 3 tàu chiến của Hạm đội 7 Mỹ gồm tàu USS Blue Ridge, USS Chafee và USNS Safeguard thăm cảng Đà Nẵng, Việt Nam. Ngày 15/7/2011, các tàu chiến gồm USS Chung-Hoon, USS Preble và USNS Safeguard của Hạm đội 7 cũng thăm cảng Đà Nẵng. Ngày 8/8/2010, đoàn cán bộ Việt Nam cũng đã lên tàu sân bay USS George Washington neo đậu gần cảng Đà Nẵng để tham quan.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tiếp xúc với quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam

Bài báo viết, Mỹ duy trì giao lưu quân sự dồn dập với Việt Nam là một phần của chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Không ít phân tích cho rằng, Mỹ đang thông qua củng cố căn cứ quân sự ở Philippines và Singapore, đồng thời kết hợp với dịch vụ sửa chữa trả tiền ở quân cảng Cam Ranh, Việt Nam, xây dựng nên mạng lưới quân sự của họ ở khu vực biển Đông.
“Trên thực tế, các động thái liên tiếp của Việt Nam trong vấn đề biển Đông cũng thu hút sự chú ý của Mỹ, Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh đến tự do hàng hải ở biển Đông ăn khớp với việc Mỹ tuyên bố có lợi ích quốc gia ở khu vực này”.- Nhân Dân nhật báo suy diễn.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Bài báo của Nhân Dân nhật báo thì tự do hàng hải ở biển Đông “chưa hề bị ảnh hưởng”, nhưng một số nước “cố tình lôi kéo nước ngoài khu vực can thiệp biển Đông, tăng thêm thủ đoạn”. Trong khi đó, “Mỹ cũng có ý đồ tận dụng vấn đề biển Đông để can thiệp vào các vấn đề khu vực, tăng cường hiện diện quân sự của họ ở khu vực này”. “Hai nước Mỹ-Việt đang cố gắng gác lại bất đồng, đáp ứng nhu cầu riêng của mỗi nước, phát triển quan hệ”.
Theo hãng AP, sau 1 ngày trình bày chi tiết chiến lược “tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ”, Panetta thăm Việt Nam là nhằm tái khẳng định Mỹ muốn giúp đỡ các đồng minh và đối tác khu vực “phát triển và thực hiện quyền lợi biển ở phần lớn vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền (đường lưỡi bò phi lý mà Trung Quốc tự vẽ)” và tìm kiếm khả năng sử dụng vịnh Cam Ranh - “đại diện cho quá khứ đau thương của quân Mỹ”.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Chuyến thăm Cam Ranh của Panetta đánh dấu quan hệ quân sự Mỹ-Việt không ngừng cải thiện, cho thấy Mỹ muốn dựa vào quan hệ đối tác để đối phó với vai trò ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, bài báo này cũng tuyên truyền rằng: "Mỹ vẫn còn có “thành kiến, khúc mắc” với Việt Nam, chẳng hạn, khi thăm Việt Nam năm 2010, Hillary Clinton nói là Tổng thống Mỹ Obama có khả năng thăm Việt Nam sau khi đến Indonesia tham dự hội nghị của ASEAN, nhưng dự báo của bà không đúng. Mỹ luôn nói muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam, nhưng hàng năm đều phê phán Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền và bảo hộ mậu dịch. Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đã có các loạt bài viết đề phòng “diễn biến hòa bình”.
Bài báo cho rằng, hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam trở thành một nhiệm vụ quan trọng khác trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Panetta. Tìm kiếm di hài binh sĩ Mỹ và đưa trở về Mỹ là thể hiện bảo đảm nhân quyền, nhưng Mỹ cũng cần có trách nhiệm đối với việc rải chất độc màu da cam-điôxin…

Báo Nhân Dân, TQ: Chuyến thăm xoay quanh Trung Quốc
Ngày 1/6, tờ “Nhân Dân” Trung Quốc có bài viết dẫn lời Carla Freeman, phó Chủ nhiệm Khoa nghiên cứu Trung Quốc, Đại học John Hopkins, Mỹ cho rằng, chuyến thăm châu Á lần này của Bộ trưởng Panetta xoay quanh Trung Quốc.
Còn Alan Romberg, Chủ nhiệm Chương trình Đông Á, Trung tâm Stimson-Think Tank Mỹ cho rằng, Panetta quyết định thăm Việt Nam và Ấn Độ sau khi tham dự Đối thoại Shangri-La đã phản ánh chính sách quốc phòng của Mỹ, đó là thiện chí tìm kiếm “tái cân bằng” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Alan Romberg, mặc dù có các quan điểm cho là chuyến thăm lần này của Panetta nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy và vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, Mỹ có suy nghĩ rộng hơn, tức là họ có lợi ích kinh tế, an ninh và chính trị quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Mỹ rất coi trọng hợp tác với Trung Quốc về an ninh. Tổng thống, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều nhấn mạnh, sự lựa chọn của Mỹ là hợp tác với Trung Quốc để tăng cường và bảo vệ lợi ích chung.

Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7 Mỹ từng thăm Việt Nam.

Theo Alan Romberg, trong chính sách biển Đông, Mỹ đã công khai quan điểm của họ, đó là bảo vệ hòa bình và ổn định, giúp các nước châu Á giải quyết hòa bình tranh chấp. Đối với một số tranh chấp đã xảy ra ở khu vực biển Đông, Mỹ đề xướng xây dựng “quy tắc đi lại”, giải quyết bằng khuôn khổ pháp lý.
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 4/6 có bài viết cho rằng, mặc dù trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không nhắc đến Trung Quốc, nhưng với bối cảnh biển Đông hiện nay, ông rõ ràng cho biết Mỹ sẽ duy trì lực lượng mạnh ở khu vực này, muốn giúp đỡ đồng minh và đối tác bảo vệ quyền lợi biển của họ.
Ngày 31/5, tờ “Thái Dương báo” Malaysia có bài viết dẫn lời thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman của Mỹ cho rằng, Chính phủ Mỹ không ủng hộ yêu cầu của Trung Quốc đòi thông qua đàm phán “một chọi một” để giải quyết xung đột biển Đông.
Hai thượng nghị sĩ này chủ trương, dựa trên kiến nghị của ASEAN, tiến hành đàm phán đa phương giữa các nước có liên quan.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (nguồn: NTD)
Lieberman cho rằng, Mỹ không muốn đối đầu hoặc ngăn chặn Trung Quốc, nhưng sẽ không đơn giản chấp nhận bất cứ chủ trương nào của Trung Quốc. Ông nói: “Nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ là bảo vệ tự do hàng hải và an ninh biển”. “Chúng tôi không đồng ý Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết biển Đông”. “Điều này không công bằng đối với những nước chủ trương chủ quyền như Malaysia. Họ có lợi ích rất quan trọng với việc giải quyết những vấn đề này”.
Còn McCain kiên trì cho rằng, đây không phải là sự can thiệp của Mỹ đối với xung đột biển Đông, mà là quan điểm tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực của Mỹ.
Bài báo dẫn lời học giả Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore cho rằng: “Đối với Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt không tham dự là điều tương đối bất lợi. Bởi vì tiếng nói của Mỹ nổi bật, các nước trong khu vực có thể được dẫn dắt bởi lập trường của Mỹ. Do đó, Trung Quốc mất đi cơ hội rất tốt để cân bằng quan điểm của Mỹ”.

Mạng Sina: Mỹ lợi dụng cảng Cam Ranh ly gián quan hệ Việt-Trung
Ngày 4/6, mạng sina.com.cn dẫn “Global News Live” Trung Quốc phỏng vấn chuyên gia, Thiếu tướng Doãn Trác và giáo sư Cao Tổ Quý-Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Trung Quốc.
Theo bài báo, ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã thăm quân cảng chính của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam – vịnh Cam Ranh. Panetta là quan chức Mỹ cấp cao nhất quay trở lại vịnh Cam Ranh sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam.
Panetta đã có bài phát biểu trên tàu tiếp tế USNS Richard E. Byrd-Hạm đội 7 Mỹ neo đậu tại vịnh Cam Ranh, kỷ niệm 58.000 binh sĩ Mỹ tử trận trong Chiến tranh Việt Nam. Đây là tín hiệu quan trọng cải thiện quan hệ Việt-Mỹ.

Đến năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ triển khai 60% tàu chiến ở khu vực Thái Bình Dương, trong đó có 6 tàu sân bay hạt nhân.
Bài viết cho rằng, trong khi vừa trình bày chi tiết chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương tại Đối thoại Shangri-La ngày 2/6, thì ngày 3/6, tại Việt Nam, Panetta tái khẳng định, Mỹ triển khai 60% tàu chiến ở châu Á-Thái Bình Dương, 40% ở Đại Tây Dương.
Khi đó, ở khu vực Thái Bình Dương, lực lượng quân sự Mỹ sẽ có 6 tàu sân bay, còn số lượng tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu chiến đấu duyên hải và tàu ngầm cũng hơn 1 nửa.
Panetta cũng cho biết, số lượng và quy mô diễn tập quân sự của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương cũng sẽ gia tăng, việc Panetta chọn Cam Ranh làm địa điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam cũng gây sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Theo Panetta, xuất phát từ chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, những đối tác như Việt Nam đặc biệt quan trọng, khi hạm đội Mỹ chuyển từ bờ biển phía tây sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những cảng biển như vịnh Cam Ranh là không thể thiếu.
Còn báo chí Hàn Quốc ngày 2/6 cũng cho biết, Panetta tuyên bố chuyển lực lượng chính của hải quân tới Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ đồng minh, cuộc diễn tập quân sự liên hợp đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương 2012 cũng sắp bắt đầu.
Đây là cuộc diễn tập trên biển quy mô lớn nhất toàn cầu, năm 2010 có hải quân 14 nước tham gia, năm nay tăng vọt lên 22 nước, lực lượng tham gia chưa từng có, bao gồm 42 tàu chiến, 6 tàu ngầm, 200 máy bay quân sự và 25.000 binh sĩ, thời gian diễn tập từ ngày 29/6 đến ngày 3/8/2012.
Đối với việc Panetta thăm vịnh Cam Ranh, chuyên gia bàn giấy-diều hâu Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác cho rằng, hiện nay quân Mỹ muốn tìm kiếm một “cảng tác chiến” ở biển Đông, bởi vì một số cảng như ở Philippines đều là cảng tiếp tế, hậu cần.
Mặc dù có 4 tàu chiến đấu duyên hải sắp đến Singapore (năm 2013), nhưng đây không phải là căn cứ tác chiến thực sự, do đây là những tàu chiến có tải trọng nhỏ. Mỹ thực sự muốn có nơi triển khai hạm đội tàu sân bay lâu dài, và cảng Cam Ranh được họ quan tâm nhất. Nhưng, họ rất khó để thực hiện được mong muốn này…
Còn học giả Trung Quốc Cam Tổ Quý thì cho rằng, lần này Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, hoặc tái tăng cường vị thế lãnh đạo, họ có vài động thái mới. Ở phạm vi khu vực, sau 2 năm chuẩn bị, hiện nay Mỹ rõ ràng đã chuyển hướng từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á.
Quan hệ đồng minh truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc đã được tăng cường, hiện nay quan trọng hơn là muốn tăng cường quan hệ với các đối tác mới, như hợp tác với Việt Nam và Ấn Độ.

Tàu chiến đấu duyên hải USS Indenpendence, Mỹ như "đinh chốt" sẽ án ngữ
tại Singapore từ năm 2013.
Theo Cao Tổ Quý: “Mỹ đã lựa chọn cảng Cam Ranh của Việt Nam và cảng Subic của Philippines. Mục tiêu của Mỹ là không xây dựng căn cứ quân sự mang tính chất vĩnh viễn như trước đây, mà muốn hiện diện tình thế mang tính chất luân phiên.
Do ở Philippines và Việt Nam có nhiều quan điểm phản đối rất mạnh. Trong tình hình đó, Mỹ muốn tìm kiếm một cơ chế luân phiên, nhưng vẫn bảo đảm được vai trò ảnh hưởng và chú ý đến chưa đến mức bị một số nước phản pháo gay gắt hơn”.
Cao Tổ Quý suy diễn theo lối nghĩ chủ quan, quy chụp và áp đặt rằng, các nước Nhật Bản, Australia, Nga, Ấn Độ đều tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á, trong khi đó Philippines và Việt Nam cũng muốn dựa vào sức mạnh của các bên để cân bằng, họ không muốn hoàn toàn dựa vào Mỹ, mà dựa vào các nước lớn khác cùng nâng đỡ vai trò ảnh hưởng của họ ở Đông Nam Á, do đó đã xuất hiện một cục diện đấu đá đan xen.
Ông Doãn Trác phán rằng: “Việt-Mỹ chắc chắn không thể trở thành đồng minh trong giai đoạn hiện nay. Mỹ muốn dùng vịnh Cam Ranh, ly gián quan hệ Việt-Trung. Hiện nay, Việt Nam thiếu ngoại hối, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.... Trong tình hình đó, lợi ích thương mại trong quan hệ với Mỹ thu được từ sửa chữa tàu thuyền, tiếp tế ở vịnh Cam Ranh cũng rất quan trọng. Điều quan trọng hơn là, Mỹ hiện diện ở khu vực này để ly gián quan hệ Trung-Việt” (???).
Theo Doãn Trác, năm 2010, khi tàu sân bay Mỹ thăm vịnh Cam Ranh thì Hà Nội lại kỷ niệm về các nạn nhân chất độc màu da cam. Phải chăng ông Doãn Trác cũng muốn ly gián quan hệ ngoại giao hết sức bình thường Việt-Mỹ?
Doãn Trác nói thêm là: “Mỹ vừa lôi kéo Việt Nam, vừa tiến hành “cách mạng nguyên tử” (?). Còn Việt Nam vừa cho phép Mỹ đến vịnh Cam Ranh, chuẩn bị đối phó Trung Quốc, giữ lợi ích ở biển Đông; vừa đề phòng Mỹ, không để Mỹ tới với quy mô lớn... Trong tình hình đó, Việt-Mỹ không thể phát triển thành quan hệ đồng minh…”.

Theo Giaoduc.net.vn

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!