Hiện tượng thiên văn thế kỷ, 105 nữa mới lặp lại, sao Kim đi qua mặt trời đang diễn ra và có thể quan sát được tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
KHÔNG nhìn trực tiếp vào mặt trời bằng mắt thường, ống nhòm hay kính thiên văn. Mắt có thể bị tổn thương nặng, thậm chí là mù ngay lập tức.
Không dùng phim X- quang, kính râm, giấy nhôm gói quà, các thiết bị tự chế để làm giảm ánh sáng của mặt trời khi quan sát, vì những dụng cụ đó không đảm bảo lọc được các tia tử ngoại, hồng ngoại, gây tổn thương cho mắt.
Để quan sát mặt trời an toàn, người quan sát có thể mua những tấm kính lọc mặt trời để bao phủ thiết bị quan sát hoặc mua một chiếc kính lọc để đeo vào mắt.
Cách an toàn và đơn giản nhất là quan sát gián tiếp mặt trời - sử dụng kính thiên văn hay một mắt của ống nhòm để chiếu ảnh của đĩa mặt trời lên một tấm bìa trắng. Hình ảnh xuất hiện trên tầm bìa sẽ an toàn cho việc quan sát cũng như chụp ảnh, nhưng phải chắc chắn là đã che đi ống finder của kính thiên văn hay mắt không sử dụng của ống nhòm và nghiêm cấm tất cả mọi người nhìn qua đó.
Hương Thu - Minh Long
Hình ghép mô tả quá trình Sao Kim bắt đầu đi qua mặt trời được quan sát
từ Havana, Cuba. Ảnh: AFP
Sơ đồ minh họa những nơi có thể nhìn thấy được sao Kim đi ngang mặt trời vào ngày 5-6/6/2012 tại các nơi trên thế giới. Đồ họa: HAAC.
Hành tinh song sinh và có quỹ đạo nằm trong quỹ đạo của trái đất - đi vào giữa trái đất và mặt trời cũng giống như nhật thực. Tuy nhiên, do khoảng cách giữa trái đất và sao Kim khá xa nên khi hiện tượng xảy ra người xem thấy hành tinh này hiện ra như một chấm đen tròn nhỏ lướt từ từ qua đĩa sáng của mặt trời. Ảnh: HAAC
Hai hình ảnh trên đây cho thấy sao Kim trên đĩa mặt trời. Ảnh chụp tại Đồng Tháp. Ảnh: HAAC
Cảnh tượng được chụp tại Cartagena, Colombia. Ảnh: AFP
Đây là bức ảnh được chụp bằng camera có khả năng thu nhận tia cực tím trên vệ tinh Solar Dynamics Observatory. Ảnh: NASA.
Sao Kim sẽ đi qua mặt trời trong 6 giờ 40 phút. Ảnh: NASA
Bức ảnh được chụp tại tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Ảnh: AFP
Sao Kim hiện ra giống như một chấm trên đĩa mặt trời trong bức ảnh được chụp tại thành phố New York, Mỹ. Ảnh: AP
Cách quan sát sao Kim đi qua mặt trời an toàn
KHÔNG nhìn trực tiếp vào mặt trời bằng mắt thường, ống nhòm hay kính thiên văn. Mắt có thể bị tổn thương nặng, thậm chí là mù ngay lập tức.
Không dùng phim X- quang, kính râm, giấy nhôm gói quà, các thiết bị tự chế để làm giảm ánh sáng của mặt trời khi quan sát, vì những dụng cụ đó không đảm bảo lọc được các tia tử ngoại, hồng ngoại, gây tổn thương cho mắt.
Để quan sát mặt trời an toàn, người quan sát có thể mua những tấm kính lọc mặt trời để bao phủ thiết bị quan sát hoặc mua một chiếc kính lọc để đeo vào mắt.
Cách an toàn và đơn giản nhất là quan sát gián tiếp mặt trời - sử dụng kính thiên văn hay một mắt của ống nhòm để chiếu ảnh của đĩa mặt trời lên một tấm bìa trắng. Hình ảnh xuất hiện trên tầm bìa sẽ an toàn cho việc quan sát cũng như chụp ảnh, nhưng phải chắc chắn là đã che đi ống finder của kính thiên văn hay mắt không sử dụng của ống nhòm và nghiêm cấm tất cả mọi người nhìn qua đó.
Hương Thu - Minh Long