Xuống địa phương thấy lúc nào cán bộ cũng bận họp, bận đi cơ sở. Vậy đi cơ sở làm gì khi mà những chuyện "tầy đình" xẩy ra lại không hay biết? Mấy tuần gần đây, liên tiếp có nhiều chuyện "nóng" khiến dư luận bàn tán. Mới đây nhất, lại chuyện các thương lái Trung Quốc vào làm ăn buôn bán ở khắp đất nước ta cứ như chỗ... không người.
Chuyện "lắc và gật"
Làm ăn, buôn bán, chuyện sang tận "xứ người" đầu tư thời hội nhập cũng là "chuyện thường ngày ở huyện" nên không thể "bế quan tỏa cảng".
Chúng ta cũng sang tận bên kia đại dương, cách nửa vòng trái đất đầu tư khai thác còn gì.
Hội nhập mở cửa thì mọi thứ đều phải chấp nhận, vấn đề là sức đề kháng của cơ thể. Và thứ nữa là phải biết "gật' và biết "lắc" đúng lúc đúng việc.
Có quá nhiều bài học cho sự "lắc và gật".
Nhiều nhà máy đường, rồi nhà máy xi măng lò đứng có dạo ồ ạt tràn sang. Có đại biểu Quốc hội đăng đàn cảnh báo và nói rõ nếu chúng ta cứ "gật" như vậy sớm muộn đất nước ta sẽ trở thành bãi rác.
Chuyện "lắc và gật" dư luận còn lên tiếng trong nhiều dự án cụ thể: Cho thuê rừng đầu nguồn, nơi biên giới. Sân golf ở mũi Sa Vĩ địa bàn quan trọng địa đầu tổ quốc. Các dự án ở những vị trí chiến lược thời gian qua...cũng đã "nóng" tại Hội trường Quốc hội.
Người viết bài này đã từng đến dự án sân golf ở Móng Cái ngay sát cửa khẩu sông Bắc Luân.
Bên kia là đất láng giềng, nơi có dự án nhà máy điện hạt nhân, còn bên này là dự án sân golf.
Địa phương cho biết dự án này phải báo cáo lên trên. Trên đã thẩm định chu đáo nên mới "gật". Nhưng nhiều người đến đây vẫn thấy tiếc cho một bãi biển non nước hữu tình sát biên giới- bãi biển Trà Cổ- không được đầu tư lại mọc lên một dự án khác. Và quan trọng đây là một vị trí chiến lược như nhiều người đã từng lên tiếng.
Và chuyện không "lắc" không "gật"
Nhưng có những chuyện không "lắc", cũng không "gật" nhưng vẫn xẩy ra. Chuyện mua cua ở Cà Mau, mua dứa, mua khoai ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khi hỏi thì chính quyền sở tại không biết, cũng chả ai "gật".
Mới đây nhất, việc thương lái Trung Quốc vào tận quân cảng Cam Ranh nuôi cá. Khi báo chí lên tiếng thì địa phương mới giật mình chỉ đạo cơ sở báo cáo.
Lạ nhỉ, đất nước ta có tiếng là trật tự, kỷ cương, quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới cơ mà.
Việc gì ở đâu đều không thể thoát được sự quản lý. Ví như các vụ tội phạm. Nhiều vụ việc những tên tội phạm gây án không hề để lại dấu vết mà chúng ta đã nhanh chóng truy nã và phát hiện được chỉ trong ít thời gian...
Thế mà ở đây thương lái Trung Quốc không những vào thu mua cá mà còn tổ chức nuôi lồng bè cá chỉ cách quân cảng Cam Ranh có 300m.
Lại còn chuyện những người này đã kịp thời... lấy vợ "tại trận" như cái anh A Giót. Ông thương lái này lấy được một chị vợ ở ngay Cam Ranh mà địa phương cũng không biết mới là chuyện thật như bịa.
Cam Ranh là quân cảng và giá trị của nó như thế nào, người Việt Nam chắc ai cũng đều hiểu.
Việc bất chấp tất cả làm ngơ cho người nước ngoài vào đây làm những việc "bình thường mà không bình thường" nên chăng cần làm rõ.
Khi nhiều thông tin đăng tải trên báo, Thành ủy Cam Ranh liền chỉ đạo UBND Cam Ranh báo cáo. Ngay sau đó UBND Khánh Hòa có văn bản khẩn yêu cầu TP Cam Ranh vào cuộc và phải báo cáo sớm.
Thật là một sự chỉ đạo khẩn trương. Tuy muộn!
Thôi thì các vụ khác họ có thu mua như cua, dứa, đỉa, hay như móng trâu, râu ngô non rồi "chuồn" thì còn có lý do, đằng này lại tổ chức cả 4 cơ sở thu mua cá và 1 cơ sở nuôi với rất nhiều lồng bè vào cỡ nhất nhì cơ mà.
Tài thật, tài không thể hiểu nổi.
Mà sao bây giờ hệ thống chính quyền ta chỗ nào cũng được Nhà nước trả lương lại làm ăn thế nhỉ? Không biết họ làm gì?
Đọc báo chí, nghe tin tức mà thấy giật mình. Đành rằng ở tận Trung ương không nắm được phải chỉ đạo báo cáo để nắm. Đằng này ngay việc của địa phương cũng không nắm được lại phải dưới báo cáo.
Thế những cuộc hội họp giao ban hàng ngày hàng tuần đều có, sao không có ai phản ảnh? Xuống địa phương thấy lúc nào cán bộ cũng bận họp, bận đi cơ sở. Vậy đi cơ sở làm gì khi mà những chuyện "tầy đình" xẩy ra lại không hay biết?
Không biết là điều đáng trách nhưng biết mà không báo cáo mới là chuyện đáng đặt dấu hỏi? Phải chăng là bao che hay còn gì nữa không?
Cam Ranh là quân cảng và giá trị của nó như thế nào, người Việt Nam chắc ai cũng đều hiểu.
Việc bất chấp tất cả làm ngơ cho người nước ngoài vào đây làm những việc "bình thường mà không bình thường" nên chăng cần làm rõ.
Đăng Tấn
Chuyện "lắc và gật"
Làm ăn, buôn bán, chuyện sang tận "xứ người" đầu tư thời hội nhập cũng là "chuyện thường ngày ở huyện" nên không thể "bế quan tỏa cảng".
Chúng ta cũng sang tận bên kia đại dương, cách nửa vòng trái đất đầu tư khai thác còn gì.
Hội nhập mở cửa thì mọi thứ đều phải chấp nhận, vấn đề là sức đề kháng của cơ thể. Và thứ nữa là phải biết "gật' và biết "lắc" đúng lúc đúng việc.
Có quá nhiều bài học cho sự "lắc và gật".
Nhiều nhà máy đường, rồi nhà máy xi măng lò đứng có dạo ồ ạt tràn sang. Có đại biểu Quốc hội đăng đàn cảnh báo và nói rõ nếu chúng ta cứ "gật" như vậy sớm muộn đất nước ta sẽ trở thành bãi rác.
Chuyện "lắc và gật" dư luận còn lên tiếng trong nhiều dự án cụ thể: Cho thuê rừng đầu nguồn, nơi biên giới. Sân golf ở mũi Sa Vĩ địa bàn quan trọng địa đầu tổ quốc. Các dự án ở những vị trí chiến lược thời gian qua...cũng đã "nóng" tại Hội trường Quốc hội.
Người viết bài này đã từng đến dự án sân golf ở Móng Cái ngay sát cửa khẩu sông Bắc Luân.
Bên kia là đất láng giềng, nơi có dự án nhà máy điện hạt nhân, còn bên này là dự án sân golf.
Địa phương cho biết dự án này phải báo cáo lên trên. Trên đã thẩm định chu đáo nên mới "gật". Nhưng nhiều người đến đây vẫn thấy tiếc cho một bãi biển non nước hữu tình sát biên giới- bãi biển Trà Cổ- không được đầu tư lại mọc lên một dự án khác. Và quan trọng đây là một vị trí chiến lược như nhiều người đã từng lên tiếng.
Và chuyện không "lắc" không "gật"
Nhưng có những chuyện không "lắc", cũng không "gật" nhưng vẫn xẩy ra. Chuyện mua cua ở Cà Mau, mua dứa, mua khoai ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Khi hỏi thì chính quyền sở tại không biết, cũng chả ai "gật".
Mới đây nhất, việc thương lái Trung Quốc vào tận quân cảng Cam Ranh nuôi cá. Khi báo chí lên tiếng thì địa phương mới giật mình chỉ đạo cơ sở báo cáo.
Lạ nhỉ, đất nước ta có tiếng là trật tự, kỷ cương, quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới cơ mà.
Lồng bè do những người Trung Quốc điều hành tại Cam Ranh
Thế mà ở đây thương lái Trung Quốc không những vào thu mua cá mà còn tổ chức nuôi lồng bè cá chỉ cách quân cảng Cam Ranh có 300m.
Lại còn chuyện những người này đã kịp thời... lấy vợ "tại trận" như cái anh A Giót. Ông thương lái này lấy được một chị vợ ở ngay Cam Ranh mà địa phương cũng không biết mới là chuyện thật như bịa.
Cam Ranh là quân cảng và giá trị của nó như thế nào, người Việt Nam chắc ai cũng đều hiểu.
Việc bất chấp tất cả làm ngơ cho người nước ngoài vào đây làm những việc "bình thường mà không bình thường" nên chăng cần làm rõ.
Khi nhiều thông tin đăng tải trên báo, Thành ủy Cam Ranh liền chỉ đạo UBND Cam Ranh báo cáo. Ngay sau đó UBND Khánh Hòa có văn bản khẩn yêu cầu TP Cam Ranh vào cuộc và phải báo cáo sớm.
Thật là một sự chỉ đạo khẩn trương. Tuy muộn!
Thôi thì các vụ khác họ có thu mua như cua, dứa, đỉa, hay như móng trâu, râu ngô non rồi "chuồn" thì còn có lý do, đằng này lại tổ chức cả 4 cơ sở thu mua cá và 1 cơ sở nuôi với rất nhiều lồng bè vào cỡ nhất nhì cơ mà.
Tài thật, tài không thể hiểu nổi.
Mà sao bây giờ hệ thống chính quyền ta chỗ nào cũng được Nhà nước trả lương lại làm ăn thế nhỉ? Không biết họ làm gì?
Đọc báo chí, nghe tin tức mà thấy giật mình. Đành rằng ở tận Trung ương không nắm được phải chỉ đạo báo cáo để nắm. Đằng này ngay việc của địa phương cũng không nắm được lại phải dưới báo cáo.
Thế những cuộc hội họp giao ban hàng ngày hàng tuần đều có, sao không có ai phản ảnh? Xuống địa phương thấy lúc nào cán bộ cũng bận họp, bận đi cơ sở. Vậy đi cơ sở làm gì khi mà những chuyện "tầy đình" xẩy ra lại không hay biết?
Không biết là điều đáng trách nhưng biết mà không báo cáo mới là chuyện đáng đặt dấu hỏi? Phải chăng là bao che hay còn gì nữa không?
Cam Ranh là quân cảng và giá trị của nó như thế nào, người Việt Nam chắc ai cũng đều hiểu.
Việc bất chấp tất cả làm ngơ cho người nước ngoài vào đây làm những việc "bình thường mà không bình thường" nên chăng cần làm rõ.
Đăng Tấn