Trang blog này nhằm lưu lại những bài viết của chính tác giả hoặc của những tác giả khác đã viết và công bố trên các ấn phẩm chính thức, trên phương tiện truyền thông đại chúng, và trên mạng Internet, về những vấn đề Kinh Tế, Văn hoá, Xã hội, Y tế & Giáo dục đang cần tìm hiểu...lúc tuổi già. Không biết nói gì hơn, ngoài lời được xin phép và trân trọng cám ơn các bạn có bài đăng lại trên Blog này.
Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012
Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012
Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012
Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012
Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012
Hà Nội: Sạt lở kinh hoàng, đường tách làm đôi
Đến khoảng 10h, khu vực sạt lở đã cắt ngang đường Lê Văn Lương chiều Khuất Duy Tiến - Lê Văn Lương. Hiện lực lượng CSGT, Thanh tra giao thông bảo vệ thi công công trường đang tiến hành ngăn đường, chặn toàn bộ tuyến giao thông Lê Văn Lương (kéo dài) - Khuất Duy Tiến, cấm người dân đi lại qua khu vực nguy hiểm. Ngay trong buổi sáng cùng ngày, sau khi vụ việc xảy ra phía Sở GTVT Hà Nội đã có mặt tại hiện trường kiểm tra, đánh giá, điều tra nguyên nhân gây nên vụ sạt lở nghiêm trọng. Hố sâu khoảng 10m, vết nứt vẫn đang tiếp tục kéo dài thêm, hiện đã kéo dài sang cả bên kia đường. Các phương tiên giao thông qua tuyến đường này đã bị cấm cả hai chiều.
Trong sáng nay, Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, Đội TTGTVT Hà Đông đã có mặt và lập biên bản hiện trường vụ sạt lở khiến đoạn đường Lê Văn Lương kéo dài bị xé đôi.
Biên bản ghi rõ, vị trí điểm sạt lở thuộc Km 4+ 160 đường Lê Văn Lương kéo dài, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, sát với công trường đang thi công tòa nhà chung cư khô đô thị mới Văn Khê- Hà Đông của công ty xây dựng Sông Đà- Thăng Long. Trong biên bản còn ghi rõ, khu vực thi công công trường có độ sâu so với mặt đường khoảng 12m, vách móng thẳng đứng, tại vị trí sạt lở thấy có 1 thanh cọc bằng thép. Ông Nguyễn Tiến Dũng- Đội trưởng Đội Thanh tra GTVT quận Hà Đông cho hay: "Hiện tại đã lập biên bản hiện trường, sẽ điều tra, làm rõ nguyên nhân ảnh hưởng dẫn đến vụ sạt lở kinh hoàng này".
Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012
Nhà sử học Dương Trung Quốc: Viện Trần Nhân Tông, một khởi động hướng tới mục tiêu cao cả
Tôi đến đây như một cái duyên và là tất yếu, không phải tự nhiên đóng góp của rất nhiều nhà nghiên cứu được chia sẻ bởi không ít nhà chính trị cho ta thấy vị thế của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông được xác lập ngày càng rõ ràng, minh bạch, mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam chúng ta.
Như có vị đã nói trước cuộc gặp mặt này, những vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu cũng như đưa giá trị tư tưởng của Đức Phật hoàng vào đời sống Việt Nam đang rất hanh thông, rất thuận bởi vì nó đáp ứng được một thực tiễn trong sự phát triển của chúng ta. Thực tiễn ấy có cả những thành tựu của quá khứ, những khủng hoảng của hiện tại mà rất nhiều ý kiến của quý vị nêu ra về những bài học từ cuộc đời cũng như triết lí nhân sinh của Đức Phật Hoàng đang đi vào đời sống như những giá trị vừa giải đáp cho hiện trạng, vừa hi vọng cho tương lai.
Nhưng ngày hôm nay ta muốn từ một ý tưởng, quan trọng nhất là sự chia sẻ của bạn bè quốc tế cũng là một cách để hội nhập thế giới, đưa giá trị của ta ra đời sống tinh thần rộng lớn của thế giới, một thế giới chứa đựng không biết bao nhiêu những khủng hoảng như hiện nay.
Tôi không thấy ngạc nhiên khi người đón nhận đầu tiên lại là các bạn Hoa Kì. Hình như những trải nghiệp trong lịch sử thăng trầm trong quan hệ Việt Mỹ cũng đưa đến một đòi hỏi, nhu cầu mà ta đang rất cần đến để vừa chia sẻ những quá khứ đầy thử thách, kể cả những hận thù và ghi nhận lại những gì đã làm được. Có lẽ chiến tranh Việt Nam không chỉ để lại bài học sâu sắc cho mỗi quốc gia mà còn để lại ý nghĩa đối với thế giới thường xuyên bị tác động bởi những hận thù bạo lực diễn ra.
Là người nghiên cứu lịch sử chúng tôi cũng đã từng chia sẻ với nhiều bạn bè học giả và thế giới rằng Việt Nam có thể do vị trí địa lí của nó khiến chỉ riêng thế kỉ 20 này thôi, Liên Hiệp Quốc có 5 vị Hội đồng Bảo An thì ta đụng đến cả 3 vị rồi, hình như Việt Nam luôn bị đặt trong tình trạng ấy và những người làm sử thấy rất rõ cuộc chiến tranh đó từ đâu đến và vì sao người Việt Nam phải làm.
Tôi nghĩ nói đến Đức Trần Nhân Tông chúng ta cũng nên nói điều mà thượng tọa Thích Huệ Đăng nhắc đến chính thế kỉ 20 tư tưởng không có gì quý độc lập tự do được đúc kết lại, chính là một sự kế thừa quá khứ trong thời đại hiện nay và có giá trị thực sự vì nói cho cùng độc lập tự do ấy có thể phải giành bằng một cuộc chiến tranh nhưng nói cho cùng đưa ra một nguyên lí rẩt căn bản khi ta quý độc lập tự do thì ta phải tôn trọng độc lập tự do của người khác.
Đó là cốt lõi của tư tưởng nhân hòa trong đời sống chính trị hiện đại mà không phải chỉ ở thế kỉ thứ 20 mà ở 7 thế kỉ trước Đức Trần Nhân Tông đã đưa ra. Đồng thời ta thấy lịch sử ngắn ngủi ta đã chứng kiến sau những chiến thắng to lớn với tinh thần độc lập tự do ấy chúng ta lại không kế thừa được tiếp theo những tư tưởng của Trần Nhân Tông về khoan dung, tha thứ, trong sự hòa hợp nhất là trong nước. Đó là bài học, tại sao sâu sắc vì trong nước Trần Nhân Tông nổi lên ở trên một thực tế là chúng ta chưa làm được điều đó. Bởi vậy khi có sự chia sẻ của những người đã từng có những hệ luy lịch sử như chúng ta. Ngày hôm nay mà Cựu TT Latvia nói với tâm thế của một quốc gia nhỏ ở Châu Âu cũng chia sẻ nhiều điều với chúng ta cho thấy rằng tư tưởng này hoàn toàn có cơ sở để trở thành giá trị chung của nhân loại. Vì thế tôi nghĩ rằng hôm nay có ý nghĩa chúng ta đặt vấn đề ở tầm lớn hơn vừa là riêng của Việt Nam, vừa là chung của nhân loại. Phải chăng sẽ đóng góp được vào nhân loại như những cái mà nhân loại đang vươn tới.
Nói đến ý tưởng xây dựng viện nghiên cứu ở đây cũng nói đến viện nghiên cứu Hòa Bình ở Oslo, nhưng nếu viện đó tiếp cận ở góc độ chính trị để nỗ lực giúp thế giới rút ra những đúc kết bài học, chính trị thế giới tạo sự an bình cho trái đất thì ta đi từ góc độ khác, là sự bổ sung cho góc nhìn hay cách tiếp cận khác cũng vì mục tiêu chung của hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc. Đó chính là vấn đề cốt lõi là đời sống của chính con người, tư tưởng của chính con người.
Ở đây ta sẽ thấy Đạo Phật sẽ có vị thế quan trọng như ta đã phân tích thực tiễn VN cũng như tầm nhìn tiếp cận với thế giới. Nhưng tôi cũng muốn lưu ý rằng chúng ta không nên tôn giáo hóa việc này để thấy giá trị Phật giáo được trải nghiệm trong thực tiễn VN qua nhân vật Trần Nhân Tông là giá trị chung mà ở nhiều tôn giáo khác, ở thiên chúa giáo, ở hồi giáo đều có hạt nhân ấy. Nếu chúng ta khai thác được tất cả những hạt nhân tích cực ấy trong mọi tôn giáo, tức là bản chất văn hóa của nó chắc chắn điều ta làm sẽ góp phần vào cái chung và thức tỉnh dù bắt đầu thức tỉnh bằng sự nhỏ bé. Tôi chia sẻ với ý tưởng này và rất mong đây là khởi động hướng tới mục tiêu cao cả và tốt đẹp
Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012
Phim Chú Chó Trung Thành
Clip bản quyền tại http://tusononline.net Link trên diễn đàn THPT Tứ Sơn : http://tusononline.net/diendan/showthread.php?t=1348&p=7096#post7096
Đoạn clip trích từ bộ phim Chú chó Mari (hay Câu chuyện về Mari và 3 chú cún con) của đạo diễn người Nhật Ryuichi Inomata, được dựng lại từ một câu chuyện có thật tại Nhật Bản trong trận động đất khủng khiếp năm 2004. Trong đoạn trích này, Mari, chú chó giống thuần chủng Akita Hokaido, mẹ của 3 chú cún con xinh xắn đã khiến người xem không thể không rơi nước mắt trước lòng trung thành của chú. Dự cảm được có động đất xảy ra nhưng không kịp cảnh báo, Mari đã xả thân cứu chủ, chính chú đã tìm được và báo cho nhân viên cứu hộ đến đưa 2 ông cháu cô chủ nhỏ Aya ra khỏi đống đổ nát.
Thế nhưng, những nhân viên cứu hộ đã không thể đưa Mari và 3 chú cún nhỏ cùng lên trực thăng thoát khỏi vùng động đất, vì nhiệm vụ chính của họ là cứu người ông đang bị mất máu quá nhiều. Họ buộc lòng phải bỏ lại những chú chó trong tiếng khóc xé lòng của cô bé Aya, cũng như nước mắt nghẹn ngào của tất cả những người trên khoang cứu hộ khi nhìn chú chó Mari trung thành đuổi theo máy bay với những bàn chân rướm máu... Ca khúc Tsubomi (Người bạn của những giấc mơ) do Kobukuro thể hiện đã lọt vào top 100 của Nhật Bản trong năm 2007 nhờ clip cảm động và ý nghĩa này, nhưng cũng chính giai điệu nhẹ nhàng tha thiết của Tsubomi đã góp phần khiến Chú chó Mari dễ dàng lấy được nhiều nước mắt của người xem đến vậy.
Tình yêu thương là vô giá, bởi nó vô tận và bất diệt. Dù gian khó đến bao nhiêu, trong hoàn cảnh tàn khốc nhường nào, cũng đừng để cho mình đánh mất niềm tin vào tình yêu thương, bạn nhé!
Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012
Cuộc sống trên công trường bôxít Tân Rai, Lâm Đồng
LTS: Theo kế hoạch, vào tháng 10 năm nay, nhà máy Tân Rai sẽ ra mẻ alumin đầu tiên sau mấy lần lỡ hẹn. Trong khi đó, mới đây UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành thêm một quyết định thu hồi đất phục vụ khai thác mỏ với diện tích gần 231ha. Tính đến tháng 7.2012, tổng diện tích đất đã có quyết định thu hồi qua bốn đợt tại khu vực 5 (khai thác) cho năm đầu là khoảng 383ha trên tổng số gần 615ha (đạt khoảng 62%). Trong những ngày cuối tháng 7, đầu tháng 8 vừa qua, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị có dịp trở lại địa danh này và sau đây là những ghi chép về chuyện đời, chuyện người, chuyện cuộc sống xã hội đang có những thay đổi từ bên trong cũng như bên ngoài công trường này.
Bài 1: Khi khách tính đếm hơn chủ
Đã ít nhất lần thứ ba, cái hẹn ra mẻ alumin đầu tiên từ mỏ bôxít Tân Rai (thuộc công ty Bôxít Lâm Đồng – huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) bị dời. Lần hẹn thứ 4 vào tháng 10 năm nay cũng chưa chắc đúng vì thiết bị lắp đặt chưa xong, không ít thiết bị nghi ngờ không rõ nguồn gốc, sai với hợp đồng ban đầu, một kỹ sư cho biết.
Nhưng điều đập vào mắt của người đến thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm lại bắt đầu từ hai bên con đường ngập ngụa bùn đất, tỉnh lộ 725, nối công trường bôxít với quốc lộ 20. Năm ngoái, sau khi tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (TKV) đã duyệt gần 180 tỉ đồng để mở rộng, nâng cấp đường cho doanh nghiệp chở quặng, hai bên đoạn đường dài chưa đầy 20km bị xới tung. Làm “bầy hầy” được mấy tháng, đến đầu năm nay, phía thi công tạm ngưng, bỏ lại những ngổn ngang, bùn đất đỏ quạch, lấn ra con đường nhựa cũ. Một cán bộ huyện cho biết, nghe nói nhà thầu tạm ngưng vì thiếu tiền, chưa biết bao giờ thi công lại. Vị này nói thêm về một viễn cảnh, khi từng đoàn xe 25 – 40 tấn cày ủi ngày đêm trên con đường có những cây cầu tải trọng nhỏ như hiện giờ, không biết con đường có thọ nổi qua một mùa mưa.
Bài 1: Khi khách tính đếm hơn chủ
Đã ít nhất lần thứ ba, cái hẹn ra mẻ alumin đầu tiên từ mỏ bôxít Tân Rai (thuộc công ty Bôxít Lâm Đồng – huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) bị dời. Lần hẹn thứ 4 vào tháng 10 năm nay cũng chưa chắc đúng vì thiết bị lắp đặt chưa xong, không ít thiết bị nghi ngờ không rõ nguồn gốc, sai với hợp đồng ban đầu, một kỹ sư cho biết.
Con đường vào công trường vẫn vẫn ngổn ngang dù sắp đến ngày
ra mẻ bôxít đầu tiên. Ảnh: Vĩnh Hoà
Dịch vụ càphê, nhà trọ
Thị trấn Lộc Thắng nằm uốn lượn ven một cái hồ rộng gần 300ha vẫn không có thay đổi gì đáng kể so với bốn năm trước, khi dự án bôxít bắt đầu khởi động, ngoại trừ khu vực ngã ba Cát Quế, gần cổng dự án, nơi này mọc lên dãy quán càphê cóc, quán ăn và vài ba nhà nghỉ ngoài bảng ghi bằng tiếng Hoa. Một tính toán mấy năm trước đã được đưa vào nghị quyết là dự án sẽ thúc đẩy dịch vụ của huyện phát triển nhanh coi như phá sản. Tuy lúc cao điểm, có trên 1.000 công nhân, chuyên gia Trung Quốc có mặt ở công trường, nhưng có giao dịch, trao đổi, mua bán cũng chỉ là ly càphê, nhu yếu phẩm tối thiểu ở chợ.
Quán ăn không mấy ai vào vì người nhiều tiền (thường là các chuyên gia của nhà thầu chính Chalieco) ra thẳng thành phố Bảo Lộc ăn uống. Kẻ ít tiền (công nhân, chuyên gia của các nhà thầu phụ) phải tự nấu nướng tại nhà trọ hay khu tập thể. Số lượng này chiếm hầu hết công trường, họ thường rủ nhau vài ba chục người thuê một người đi chợ, nấu ăn hàng ngày. Nhiều công nhân, đến cuối ngày, tranh thủ chạy ra chợ mua thức ăn về tự nấu, trả giá mớ rau đến từng trăm đồng và sẵn sàng bảo nhau tẩy chay một sạp hàng nào đó nếu cho rằng người Việt bán mắc.
Riêng dịch vụ cho thuê phòng nghỉ, khách sạn tuy có kiếm tiền đỡ hơn, nhưng cũng theo thời điểm bởi chỉ có ít chuyên gia mới bỏ tiền thuê phòng nghỉ, thường là những người chỉ sang đây vài ba tháng. Các chuyên gia ở lại lâu rủ nhau chừng dăm bảy người thuê luôn một căn nhà của cư dân Bảo Lâm làm chỗ ở cho rẻ.
Công nhân bèo bọt hơn, khi khu tập thể hết chỗ (được xây cất tạm bợ: mái tôn thấp tè, giường tầng) họ ra ngoài thuê nhà trọ, giá khoảng 500.000 đồng/phòng/tháng, ở chen chúc bốn năm người. Cùng với những người có nhà trọ cho thuê, những ai có ôtô từ bảy chỗ trở lên cũng phát hiện cơ hội làm ăn mới. Nhiều nhóm chuyên gia Trung Quốc thuê chung một căn nhà thường, thuê chung một chiếc ôtô để đi lại giữa nhà ở và công trường, nếu ở xa.
Học 7 năm, lương 4 triệu đồng!
Đến nay, khi nhà máy đã thi công và lắp đặt gần xong, thay thế công nhân Trung Quốc là công nhân Việt Nam, số lượng hiện khoảng trên 1.000 người và còn tăng nhanh trong thời gian tới. Hầu hết họ đều là người miền ngoài và vùng Nghệ An, Thanh Hoá được TKV tuyển dụng cho dự án bôxít, một cán bộ đoàn của công ty Bôxít Lâm Đồng kể. Phía lao động Trung Quốc còn để lại ít người để vận hành và chuyển giao công nghệ từng phần khi nhà máy đi vào hoạt động.
Nhiều năm trước, khi chuẩn bị xây dựng dự án bôxít ở đây, phía TKV đã chủ trương bỏ tiền đưa người đã tốt nghiệp đại học một số ngành kỹ thuật trong nước sang Trung Quốc học nghề khai thác. Con số đưa đi đào tạo tính đến nay khoảng 300 người, đa phần đã học xong về nước.
Mới chi trên 543 tỉ đồng bồi thường đất đai
Vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành thêm một quyết định thu hồi đất phục vụ khai thác mỏ với diện tích gần 231ha. Tính đến tháng 7.2012, tổng diện tích đất đã có quyết định thu hồi qua bốn đợt tại khu vực 5 (khai thác) cho năm đầu là khoảng 383ha trên tổng số gần 615ha (đạt khoảng 62%). Tổng số tiền đã chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng của toàn bộ dự án từ đầu đến cuối tháng 6.2012 là 543,6 tỉ đồng/1.933 lượt hộ dân.
(nguồn: Ban quản lý dự án tổ hợp Bôxít – nhôm Lâm Đồng)
N., một kỹ sư của Việt Nam được gửi đi học ở trường đại học Bách khoa Côn Minh (thành phố Côn Minh, Vân Nam, Trung Quốc) chuyên ngành khai thác mỏ kể, N., là một trong nhóm người đầu tiên được gửi đi học sau khi anh tốt nghiệp đại học Sư phạm kỹ thuật. Cả huyện Bảo Lâm lúc đó chỉ tuyển dụng được vỏn vẹn ba người đủ điều kiện, còn lại hầu hết người đi học ở ngoài Bắc. Thời hạn học là ba năm, trong đó, phần quan trọng nhất là đi thực tập ở nhà máy sản xuất alumin Bình Quả (Quảng Tây).
Theo ông Quách, một chuyên gia về điều độ đang ở công trường Tân Rai, nhà máy Bình Quả có quy mô lớn gấp năm lần ở đây. Tuy nhiên, cả ông Quách và N. đều nhận định, thời gian bốn tháng ngó nghiêng ở Bình Quả giống như cưỡi ngựa xem hoa, cho nên các kỹ sư Việt Nam, tất cả đều chưa có kinh nghiệm gì về bôxít, không nắm được mấy những cái gọi là kỹ thuật, công nghệ. Cho nên, nếu chuyển giao công nghệ xong, theo ông Quách, chỉ cần kỹ sư Việt Nam vận hành tốt.
N., kể một thực tế ở Quảng Tây, khi bắt đầu xây dựng một nhà máy alumin, họ gửi toàn bộ công nhân, chuyên gia sang Bình Quả sống và làm việc ít nhất một năm, sau đó mới rút dần về nhà máy mới. Giả sử, có sự cố gì trong quá trình sản xuất, điều chắc chắn lại phải mời đến chuyên gia Trung Quốc. Tuy khoe đây là công nghệ mới của Trung Quốc, nhưng khi hỏi đến chuyện bùn đỏ, ông Quách lắc đầu bó tay vì Bình Quả cũng chứa vào hồ, không xử lý được.
Với mức lương tròm trèm 4 triệu đồng/tháng, đã có lúc N. tính bỏ đi tìm việc mới, nhưng chàng trai này bị vướng một điều khoản ràng buộc với công ty: nếu bỏ ngang phải bồi thường tiền học ba năm trước. Một số tiền không hề nhỏ, không dễ kiếm nếu phải trả lại. Thành thử các anh em trong công ty bảo nhau, cố mà qua giai đoạn khó khăn này, bây giờ chưa có sản phẩm nên lương thấp, mai mốt nhà máy hoạt động sẽ cao hơn, chắc đủ nuôi vợ, con.
Bài cuối: Bọt bèo phận làm thuê
Khác với những lời đồn đoán rằng, khi công trường bôxít đi vào hoạt động sẽ có hàng ngàn lao động Trung Quốc sinh sống ở đây, thực tế, tính đến tháng 7 vừa qua, số lượng lao động Trung Quốc còn ở công trường bôxít Tân Rai làm việc theo gói thầu là 167 người (145 nam, 22 nữ).
Hình ảnh hiếm hoi: công nhân Trung Quốc đi làm bằng xe gắn máy, vì hầu hết họ sợ xe máy
và giao thông Việt Nam. Ảnh: Vĩnh Hoà
Phân hạng sang – hèn
Trong quán càphê tạm bợ gần cổng ra vào công ty Bôxít Lâm Đồng, hai vị chuyên gia Trung Quốc họ Quách và họ Vương có vẻ mỏi mệt sau giờ tan ca. Trong bộ đồng phục màu xanh dương, họ ngồi trầm lặng sau khói của ly càphê và thuốc lá. Người có nhiệm vụ thông dịch cho chúng tôi là một kỹ sư của công ty, tên H., vừa là người trợ lý thân cận cho ông Vương. Ông Quách năm nay 45 tuổi, làm ở bộ phận điều độ, ông Vương kém ba tuổi, ở bộ phận thiết bị, cả hai cũng có thâm niên gần 20 năm làm bôxít ở Bình Quả và sang Việt Nam được gần hai năm. Hai chuyên gia này còn có nhiều điểm chung: cùng là người dân tộc Choang ở Quảng Tây, lộ vẻ luống cuống khi tiếp chuyện người lạ và họ cùng bốn chuyên gia khác rủ nhau thuê một mảnh đất, tự xây nhà tạm ở, khi nào xong việc sẽ trả công cho chủ đất bằng chính cái nhà đang ở. Việc ăn uống hàng ngày, tất cả bỏ tiền thuê một người lo chuyện chợ búa, nấu nướng.
Nghe cách ăn ở, người bạn tôi bèn kể câu chuyện ở ngay sát vách nhà mình trong mấy năm qua: hơn chục chuyên gia Trung Quốc đến thuê căn nhà bỏ trống, tiện thể thuê luôn chiếc xe 12 chỗ cũ kỹ. Cả tuần hùng hục làm việc, không bao giờ bước chân ra quán, đến tối thứ bảy rủ nhau đi mua mồi, rượu đế và thỉnh thoảng còn thuê cả em út ngoài Bảo Lộc về nhà nhậu nhẹt suốt đêm, cứ hai anh cõng một em. Kể xong, người bạn quay sang hỏi: “Mấy ông có được thế không?” Hai chuyên gia lè lưỡi lắc đầu, chỉ về phía hồ, nơi ở của các chuyên gia của nhà thầu chính Chalieco, nói: “Tụi này thầu phụ, không có tiền ăn chơi đâu”.
Ở bên kia hồ thuộc thị trấn Lộc Thắng, nhà của các chuyên gia nhà thầu chính trong khu riêng, có vẻ cao cấp. Cuối tuần, khu này vắng vẻ do họ về Sài Gòn hay lên Đà Lạt. Họ đi lại bằng xe biển số xanh 49B. Còn chuyên gia nhà thầu phụ hoặc công nhân Trung Quốc thì ở gần khu mỏ, sống trong những khu nhà tạm thấp lè tè lợp tôn màu xanh, hoặc đi ra ngoài thuê nhà.
Ăn uống tằn tiện
Cách nhau 5km, cảnh nhộn nhịp, ồn ào của công trường bôxít Tân Rai hoàn toàn tương phản với vẻ im ắng, buồn nản của khu chợ trung tâm Lộc Thắng. Sự có mặt của cả ngàn người Trung Quốc trong bốn năm qua ở Lộc Thắng này không làm thay đổi nhịp buôn bán chung ở đây.
Bà Hoa, một người từng nấu ăn cho công nhân Trung Quốc, kể lại: “Họ sống rất hà tiện, buổi sáng ăn cháo trắng với cá khô kho mặn”. Mỗi ngày, bà được giao 800.000 đồng đi chợ nấu ăn cho hơn 40 người. Ở thị trấn Lộc Thắng, mỗi sáng sớm và chiều tối, hàng tốp công nhân Trung Quốc kéo nhau đi dạo và vào các hàng quán. Mua cái gì cũng trả giá, từ cục xà bông, hộp kem dù giá bán lẻ in ngay ngoài vỏ hộp. Bà Ba, một chủ sạp thịt heo, kể từ hồi người Trung Quốc sang đây, các sạp thịt đều hết mỡ sớm nhất. Mỡ, rau cải và trứng là những thức ăn công nhân thích nhất. Có lẽ vì rẻ? Các công nhân Trung Quốc tằn tiện thế nào thì các chuyên gia của họ cũng chi tiêu kỹ lưỡng như thế. Ngay cả thuốc lá, nhiều người cũng hút loại thuốc do Trung Quốc sản xuất.
Mấy năm trước, người dân Lộc Thắng rộ lên dư luận công nhân Trung Quốc cặp bồ với gái địa phương. Trong các quán xá, lúc trà dư tửu hậu, người ta kể là đã có hàng chục cô gái Việt Nam có bầu. Nghe xong, nhiều người bạn sống tại đây cười nhạt, không thể có chuyện này.
Ở đây, người lao động Trung Quốc chia làm hai nhóm rõ rệt: một số ít quản lý thuộc nhà thầu chính mới đủ tiền ăn chơi, tất nhiên họ đi xa, còn tuyệt đại đa số, họ thuộc tầng lớp nghèo, nhịn ăn nhịn mặc để dành tiền về quê.
Lương thấp
Trong số 167 người Trung Quốc hiện tại ở công trường bôxít Tân Rai, cán bộ quản lý – kỹ sư: 116 người, công nhân kỹ thuật 51 người. Lao động dưới ba tháng: 43 người, lao động trên ba tháng: 124 người. Theo ban quản lý dự án, tất cả đều có giấy phép và lao động thực hiện đây đủ đăng ký tạm trú.
Trở lại câu chuyện bên ly càphê, cũng đã lâu, hai ông Vương và Quách chưa về thăm nhà. Tuy có phép, nhưng vì tham việc, ai cũng tranh thủ tăng ca để kiếm thêm, ông Vương kể. Tần ngần mấy giây, hai chuyên gia mới hé lộ chuyện lương bổng, thu nhập mỗi tháng trung bình 5.000 tệ (khoảng gần 17 triệu đồng) không kể tăng ca, sau khi trừ thuế, bảo hiểm, mỗi người còn hơn 3.000 tệ (khoảng hơn 11 triệu đồng). Công nhân thấp hơn chút, từ 2.000 – 2.500 tệ/tháng. Tiền lương chủ trả thẳng cho vợ bên Quảng Tây. Ở bên này, tiền ăn ở mỗi tháng bao nhiêu, kẻ làm thuê ứng trước.
Không khác gì công nhân Việt, người Trung Quốc ai cũng tranh thủ tăng ca kiếm thêm tiền. Sau hai năm ở xứ người, hai vị chuyên gia này đều có chung nhận xét: so với quê họ, đời sống Việt Nam đắt đỏ hơn. Bên đấy, với mức thu nhập trên, họ có thể nuôi được vợ, con. Nhắc đến chính sách một con, một trong hai có vẻ buồn. Người bạn thông dịch ghé vào tai tôi nói: “Một thầy sinh con gái”.
Dù đang hút thuốc của nước mình, ông Quách vẫn thò tay rút từ trong túi áo một gói thuốc Marlboro trắng của Việt Nam, khui vỏ và trịnh trọng mời mỗi người một điếu, mời xong ông lại bỏ vô túi. Nhìn gói thuốc 555 ngoại của người bạn tôi trên bàn, ông lè lưỡi: “Cỡ Bạc Hy Lai mới đủ tiền hút thuốc này”. Đời ông vẫn chưa được nếm một giọt Mao Đài nào, vì “mắc quá, đến 3.000 – 4.000 tệ một chai”.
H. kể, ở công trường, cả thầy lẫn thợ Trung Quốc đều làm việc hùng hục. Những trụ móng hay giếng thăm dò sâu hàng chục mét, công nhân họ vẫn lên xuống đào đều đặn. Cũng có công nhân người Trung Quốc chết ở dưới lòng giếng sâu hay trên giàn cao. Nếu phía Việt Nam không hay chuyện, họ lặng lẽ thuê xe, chở xác về quê chôn cất.
Người lao động, dù là công dân Việt Nam hay Trung Quốc, cũng vất vả để mưu sinh, lo cho vợ con và cũng có những niềm vui, nỗi buồn, cả những bất hạnh...
bài và ảnh: Vĩnh Hoà
Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012
Lộc Ninh 1973 - Trao trả tù binh - POWs Release
http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157630924218072/show/
http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157630924218072/with/7721747028/
https://www.facebook.com/ media/set/?set=a. 720162141362627.1073741933. 133331390045708&type=3
http://flickriver.com/places/ Vietnam/Tay+Ninh/L%E1%BB%99c+ Ninh/search/
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/13076108533/
http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157630924218072/with/7721747028/
https://www.facebook.com/
http://flickriver.com/places/
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/13076108533/
Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012
Chủ Nhật, 5 tháng 8, 2012
Tương đồng giữa Khoa học và Phật giáo theo nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận nhân buổi thuyết trình về Khoa học và Phật giáo
tại Làng Mai (Pháp) ngày 03/06/2012.
Như Trang, RFI
Thượng tuần tháng 06/2012, nhà vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận đã từ Mỹ đến Paris nhận Giải thưởng Prix Mondial Cino Del Duca do giới Hàn lâm Pháp trao tặng. Trước đó, ông đã ghé Làng Mai - miền tây nam nước Pháp - thuyết trình về Khoa học và Phật giáo, đồng thời đối thoại với Thiền sư Nhất Hạnh về cái nhìn của đạo Phật đối với khoa học. Được sự đồng ý của tác giả, RFI xin đăng lại bài tường thuật của nhà nghiên cứu Đỗ Quý Toàn, có mặt tại Làng Mai nhân buổi thuyết trình của giáo sư Trịnh Xuân Thuận.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã thuyết trình trong khóa tu tại Làng Mai về Khoa học và Phật giáo vào đầu tháng Sáu năm 2012; và sau đó, với tư cách một nhà khoa học ông đã đặt một số câu hỏi với Thiền sư Nhất Hạnh về cách nhìn của đạo Phật đối với một số vấn đề căn bản trong khoa học hiện đại.
Khóa tu tại Làng Mai, ở vùng tây nam nước Pháp gần thành phố Bordeaux, diễn ra trong 21 ngày, kể từ ngày 1 tháng Sáu năm 2012, quy tụ hơn 900 thiền sinh đến từ gần 30 quốc gia khác nhau. Ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Anh, với tám nhóm thông dịch đồng thời sang tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, tiếng Ý, tiếng Thái, tiếng Nhật; tiếng Trung Hoa dịch cho nhiều người đến từ Singapore, Hồng Kong, Mã Lai, Đài Loan...; nhóm đông nhất là những người nghe tiếng Việt và tiếng Pháp.
Trong bài thuyết trình vào ngày Chủ Nhật 3 tháng Sáu 2012 tại Xóm Hạ, Làng Mai, ông Trịnh Xuân Thuận đã nêu lên một số lý thuyết trong môn vật lý học hiện tại để so sánh với những quan điểm trong truyền thống Phật giáo. Là một nhà chuyên khảo về vũ trụ học, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cho biết Vật lý học đã nhận thấy một số điểm tương đồng giữa Phật giáo và khoa học.
Những điểm “hội tụ” (convergence) mà ông nhìn ra là tính tương quan và tùy thuộc vào nhau của mọi hiện tượng vật lý (interdependence); tính trống rỗng (vacuity, emptiness) của vạn pháp; và tính vô thường (impermanence). Nhiều khám phá trong khoa học trong một thế kỷ gần đây đã đưa tới những cách nhìn giống như quan điểm của đạo Phật từ nhiều ngàn năm qua. Thí dụ, tính bất khả phân (non-seperability) của mọi vật; mối liên quan không thể tránh giữa chủ thể quan sát và đối tượng được khảo sát (tương tức, tương nhập); vân vân.
Trong khi các bộ môn khoa học sử dụng lý trí với các phương pháp phân tích toán học và thí nghiệm để gia tăng hiểu biết có tính chất khách quan và định lượng của con người về vũ trụ chung quanh mình, thì Phật giáo là một truyền thống tu tập với cách nhìn toàn diện theo đuổi mục tiêu trị liệu, đưa tới giác ngộ toàn diện (enlightenment) chứ không nhằm hiểu biết thuần túy. Phật giáo không nhìn thế giới theo lối lưỡng nguyên (tâm và vật) nhưng cũng không cố chấp vào cách nhìn phi lưỡng nguyên. Từ nhận định về tính tương lập (interdependence) của mọi vật và mọi người, Phật giáo đã dẫn tới đức từ bi như là một cách biểu hiện khác của trí tuệ.
Một ngày sau cuộc thuyết trình trên, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã đặt với Thiền sư Thích Nhất Hạnh một số thắc mắc của một nhà khoa học để tìm hiểu cách giải đáp của Phật Giáo. Thứ nhất là Phật giáo yêu cầu phải vượt qua những chướng ngại do sự hiểu biết gây ra, một điều khác với khảo hướng của khoa học là luôn luôn dựa trên những hiểu biết đã có để đi tìm các hiểu biết mới. Thứ hai là quan điểm Phật giáo về trình độ ý thức (consciousness) của loài người so sánh với các sinh vật khác, với vật chất vô sinh, cho tới các hạt nhân. Khoa học, kể từ Einstein, đã nhìn ra thời gian chỉ là một kích thước mới của không gian, điều này tư tưởng đạo Phật đã nhận định ra sao. Điểm sau cùng là theo quan điểm Phật giáo, mọi vật đều là do biểu hiện của tâm thức, thì như vậy có một thế giới hoàn toàn vật chất ở ngoài tâm thức hay không?
Thiền sư Nhất Hạnh đã trình bầy cách nhìn của Phật giáo trước các vấn đề trên, dựa trên sự phân biệt “sự thật tương đối” (tục đế) và “sự thật tuyệt đối” (chân đế) trong truyền thống Phật giáo. Các độc giả quan tâm có thể tìm trong website của Làng Mai (langmai.org hoặc plumvillage.org). Những lời trình bầy của Hòa thượng Nhất Hạnh trong các khóa tu chỉ nhắm hướng dẫn các các thiền sinh trong việc tu học hơn là chú trọng đến những kiến thức mà các nhà nghiên cứu quan tâm.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận là tác giả nhiều cuốn sách được phổ biến rất rộng khắp thế giới về đề tài vũ trụ học. Ông cũng viết chung với Matthieu Ricard, một tăng sĩ người Pháp tu theo truyền thống Tây Tạng, cuốn L'Infini dans la paume de la main (Vũ trụ trong lòng bàn tay), về tương quan giữa khoa học và đạo Phật. Matthieu Ricard vốn là một nhà nghiên cứu về thần kinh học tại Trung Tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học nước Pháp (CNRS, Centre National de Recherches Scientifiques) trước khi đi tu.
Hội tụ giữa Khoa học và Đạo Phật
Tựa đề cuốn sách trên, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cho biết, là do câu thơ thứ ba trong đoạn đầu bài thơ Auguries of Innocence của William Blake:
To see a world in a grain of sand,
And a heaven in a wild flower,
Hold infinity in the palm of your hand,
And eternity in an hour.
(Nhìn thấy cả thế giới trong một hạt cát - Và thiên đường trong một đóa hoa dại – Nắm vô cực trong bàn tay của anh – Và vĩnh cửu trong một giờ khắc)
Khi cuốn sách này được dịch sang tiếng Anh, ấn hành năm 2001, nhà xuất bản đã đề nghị đổi tựa: Lượng Tử và Hoa Sen, The Quantum and the Lotus cho dễ phổ biến hơn.
Bài thuyết trình của Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đối chiếu giữa quan điểm Phật Giáo về vũ trụ và nhân sinh với các hiểu biết khoa học để nêu ra những tương đồng giữa hai bên; ông đặt tựa là, Science and Buddhism: A Meeting of the Mind (Khoa học và Phật Giáo: Cuộc Gặp gỡ tại Tâm). Sau đây là một số điểm chính trong bài thuyết trình của ông.
Tương Tức
Một điểm được nêu lên đầu tiên là tính chất tương tức, tương lập (interdependence) của “vạn pháp,” tức là sự liên quan chằng chịt giữa mọi hiện tượng vật lý và tâm lý, theo lối nhìn của Phật Giáo. Trong khoa học, Trịnh Xuân Thuận nhắc đến một hiện tượng được nêu lên trong một bài do Boris Podolsky viết được in năm 1935 ký tên Einstein-Podolsky-Rosen (EPR), để thách thức Vật lý học Lượng tử (Quantum Physics). Vấn đề được nêu lên liên hệ tới hiện tượng vật lý trong phạm vi cực nhỏ bên trong các nguyên tử, gọi là những “hạt dính líu” (entangled particles).
Nhiều nguyên tử bị kích thích phát ra hai hạt pho ton (photons) đi về hai phía khác nhau. Những pho ton này có đặc tính nếu một cái bị kích thích để xoay thì cái thứ hai cũng xoay theo một chiều thẳng góc với cái thứ nhất, dù ở cách xa hàng ngàn dặm cũng vậy. Một cách giải thích hiện tượng này theo Cơ học Lượng tử, coi như hai hạt pho ton đã “thông tin” được với nhau, sẽ trái nghịch với Thuyết Tương Đối của Einstein vì không có thông tin nào có thể đi nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Do đó Einstein kết luận Cơ học Lượng tử không giải thích được đầy đủ các hiện tượng vật lý và đề nghị một lối giải thích khác. Các cuộc nghiên cứu và thí nghiệm sau này cho thấy lối giải thích của EPR cũng không đứng vững; thí dụ, cuộc thí nghiệm của Alain Aspect năm 1982 về những cặp pho ton cho thấy Einstein không đúng. Hiệu ứng “Hạt Dính Líu” đã được dùng trong kỹ thuật thông tin và trong máy vi tính dựa trên hiện tượng này, khi kích thích một pho ton có thể gây phản ứng của một pho ton khác dù cách nhau vạn dậm, giúp cho máy vi tính lượng tử chạy nhanh hơn các máy vi tính bình thường.
Khám phá “mọi hiện tượng dính líu với nhau” như trên tương đồng với quan niệm Phật Giáo trong các kinh điển Đại Thừa, như kinh Hoa Nghiêm đã diễn tả tính tương tức, tương nhập của vạn pháp. Một đoạn trong Đệ Nhất Nghĩa Không Kinh (The Discourse on the Emptiness in its Ultimate Meaning) được thuyết giảng trong khóa tu tại Làng Mai lần này, viết: “thử hữu cố bỉ hữu; thử khởi cố bỉ khởi, …” (có cái này nên mới có cái kia, cái này dấy lên nên cái kia dấy lên).
Theo Phật Giáo thì mỗi sự vật, hiện tượng đều do các “nhân duyên” khác tạo thành, tất cả mọi vật, mọi hiện tượng là nhân duyên lẫn của nhau (mutual causation). Hệ luận của quan niệm này là tính tương lập của “vạn pháp,” không có cái gì tự làm nguyên nhân duy nhất của chính nó. Một hệ luận khác là thực tại (reality) trong vũ trụ có tính toàn thể không thể phân chia được. Vật lý học hiện đại cũng tiến tới một quan điểm tương tự. Như ông Trịnh Xuân Thuận nói một cách văn vẻ: Vũ trụ Vật lý học hiện đại (Astrophysics) cho thấy là tất cả chúng ta chỉ là những hạt bụi của các vì sao; chúng ta có cùng một lịch sử trong vũ trụ giống như các loài hoa cỏ, các sinh vật khác. Trong thời gian và không gian, tất cả chúng ta tương lập với nhau. Thông điệp chính yếu của khoa học, đặc biệt của cơ học lượng tử, là có một thực tại sâu xa hơn những gì mà giác quan của chúng ta nhận thấy, một thực tại ẩn tàng.
Khoa học đã gặp Phật Giáo trong lối nhìn này; nhưng sử dụng các khảo hướng khác nhau. Khoa học dùng “ngôn ngữ” toán học và dùng thí nghiệm thực tế để kiểm chứng. Phật Giáo dùng trực giác và kinh nghiệm tâm linh. Nếu không có khoa học thì Phật Giáo vẫn tồn tại; mà nếu không có Phật Giáo thì khoa học vẫn được phát triển. Người ta không cần phải ràng buộc cả hai lại bằng bất cứ giá nào. Điều chúng ta muốn hiểu là thấy được tính tương đồng nhất quán của hai bên. Cả hai đều nói về một đối tượng là thực tại, và mỗi bên đều có tính chất nhất quán (coherent) trong phạm vi của mình; thế nào cũng có thể so sánh để thấy những điểm hội tụ giữa khoa học và Phật Giáo.
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cũng phân biệt: Mục đích của Phật Giáo có tính chất trị liệu (therapeutic): Làm sao để sống tốt đẹp hơn, mục tiêu sau cùng là giác ngộ. Trong khi đó khoa học nhằm tìm hiểu thế giới, khám phá các định luật chi phối cả vũ trụ, những luật coi là bất biến trong vũ trụ, khiến người ta thấy vũ trụ có một thứ trật tự, một hòa điệu và vẻ đẹp trong vũ trụ; chứ không phải chỉ là một mớ hỗn độn (chaos). Trịnh Xuân Thuận là tác giả các cuốn sách mang tên Giai điệu huyền bí (La Mélodie Secrète), Hỗn mang và Hòa điệu (Le Chaos et l'Harmonie).
Einstein, cũng như nhiều nhà khoa học khác, trong đó có những người khám phá cơ học lượng tử, đều nói rằng Phật Giáo là một tôn giáo có khả năng phù hợp nhất với hiểu biết khoa học. Thí dụ, trong khoa học người ta biết là ánh sáng vừa là những hạt nhân, vừa là sóng. Làm sao một thứ có thể là hai dạng hoàn toàn khác nhau như vậy ? Trong truyền thống tư tưởng Tây phương, lối nhìn này không thể nào hiểu được. Nhưng Phật Giáo có thể chấp nhận lối nhìn đó; bởi vì theo Phật Giáo thì mọi vật đều không có tự tánh, cho nên có thể là một cái này mà cũng là cái khác hẳn.
Tính Không
Vật lý học hiện đại cũng chia sẻ với Phật Giáo trong cách nhìn thấy tính chất trỗng rỗng của vạn vật, gọi là Tính Không. Vật chất do các nguyên tử tạo thành, mà trong các nguyên tử có thể nói là trống rỗng, với những hạt vận chuyển. Thuyết Cơ học Lượng tử cho biết: Những hạt này, căn bản của mọi vật chất, có hai đặc tính; một là hạt và hai là sóng. Trước khi đem các dụng cụ để quan sát, mỗi hạt chỉ có thể được mô tả bằng một xác suất. Điều duy nhất mà chúng ta có thể biết và nói về một hạt là nó có một xác suất sẽ hiện ra ở một chỗ này hay chỗ khác. Khi chúng ta dùng khí cụ để đo lường, sẽ thấy mỗi hạt có một vị trí và một tốc độ, nhưng bị giới hạn bởi Nguyên lý Bất định của Heisenberg: Không thể thấy cả hai đặc tính đó cùng một lúc một cách chắc chắn. Trong phạm vi nghiên cứu nhỏ bên trong các nguyên tử, hành động của người quan sát sẽ ảnh hưởng ngay đến vật được quan sát.
Khoa học hiện đại còn chưa biết thật sự vật chất trong vũ trụ này nó thế nào, chúng ta chỉ biết được khoảng 4% về vũ trụ, còn 96% không hề biết gì cả. Những gì chúng ta nhìn thấy trên các giải ngân hà sáng trong bầu trời chỉ là nửa phần trăm của vũ trụ. Tất cả còn là một “giai điệu huyền bí.” Các nhà vật lý học đã nói đến giả thuyết có một “năng lượng tối” gây ra sự thành hình của vũ trụ, trong đó một phần là vật chất có trọng lực rất mạnh nhưng không phát ra một “ánh sáng” nào có thể trông thấy được, mà người ta gọi là “vật chất tối.” Chúng ta chưa biết gì về vật chất đen (hay tối) cũng như năng lượng đen (hay tối); chỉ biết là nếu không có chúng thì khó giải thích sự phát sinh và tồn tại của vũ trụ.
Các nhà khoa học chưa biết đâu là biên giới nơi vũ trụ lớn gặp vũ trụ vi tiểu trong đó các hạt và sóng lượng tử do nguyên lý bất định ngự trị, mà ra đến vũ trụ vĩ đại thì nguyên lý đó không còn hiệu lực. Mỗi ngày các nhà nghiên cứu vẫn tiếp tục đẩy biên giới của thế giới lượng tử ra xa hơn, mở ra những chân trời mới.
Ông Trịnh Xuân Thuận nhắc lại: Tất cả vật chất như trong chính cơ thể chúng ta đều bắt đầu được tạo nên từ khi các vì sao phát sinh trong vũ trụ. Từ gần 4 tỷ năm trước, những hạt bụi tinh cầu đó đã biến chuyển tạo ra những nguyên tố đầu tiên của sự sống, rồi tiến hóa dần đến loài người. Tổ tiên của tất cả chúng ta và các sinh vật khác là các vì sao; lịch sử vũ trụ cũng chính là tiểu sử của chúng ta. Tất cả bắt đầu trước đây 14 tỷ năm, dần dần đưa tới sự xuất hiện của loài người và ý thức. Tìm hiểu vũ trụ chính là đi tìm lại gia phả của chúng ta; quán sát các thiên hà cũng là nhìn vào chính bản thân mình.
Chúng ta có thể quan sát được hàng trăm tỷ thiên hà như giải Ngân Hà, mỗi thiên hà chứa hàng trăm tỷ các vì sao giống như mặt trời. Nếu mỗi vì sao đó có chừng mươi hành tinh giống như trái đất; thì chúng ta thấy ngay là không thể nghĩ rằng trái đất nơi ta sống là hành tinh duy nhất có sự sống. Chắc phải có cuộc sống với trí thông minh ở ngoài trái đất, họ cũng đang quán sát vũ trụ như chúng ta. Einstein, một thần tượng của tôi, Trịnh Xuân Thuận, phải lấy làm ngạc nhiên tại sao con người lại có khả năng tìm hiểu cả vũ trụ; ông coi đó là “một điều khó hiểu nhất!”
Vô Thường
Một quan niệm căn bản trong truyền thống Phật Giáo là tính Vô Thường (impermanence) của vạn pháp, mọi sự vật, mọi hiện tượng. Trước đây, khoa học Tây phương đã bị ràng buộc trong nhiều thế kỷ với khái niệm từ thời cổ Hy Lạp về tính bất biến của các hiện tượng thiên văn; vì Aristote nói rằng cái gì thuộc về loài người thì thay đổi, phù du; còn thế giới các thần linh, như các vì sao trên bầu trời thì vĩnh cửu và không bao giờ thay đổi, bởi vì các vị thần linh đều hoàn hảo tuyệt đối. Vì vậy, vào ngày 4 tháng Bẩy năm 1054, ban đêm trên bầu trời xuất hiện một thiên thể hoàn toàn mới sáng rực, nó sáng như Kim Tinh, Vénus, ngay cả ban ngày mắt thường cũng nhìn thấy, và kéo dài hàng mấy tuần lễ liền; nhưng các nhà thiên văn tài giỏi ở Âu Châu thời đó không hề ghi nhận họ thấy “ngôi sao” mới này trong niên biểu thiên văn học đương thời. Bởi vì theo quan niệm của họ thì bầu trời của các vị thần linh là bất biến. Thiên thể trên, có nguồn gốc là phần còn lại của một vụ nổ sao mà ngày nay chúng ta gọi là "Tinh vân Cua."
Trong thời gian đó thì ở Trung Hoa người ta đã ghi nhận sự xuất hiện của “ngôi sao” này, và họ đặt tên là “Sao Khách.” Di tích khảo cổ cho thấy người Maya ở Mỹ châu cũng ghi nhận hiện tượng thiên văn này. Các nhà khoa học Âu Châu thời Trung Cổ tin tưởng ở lý thuyết vũ trụ bất biến của Aristote hơn là tin vào chính mắt của họ. Mãi đến thời Copernic, năm 1543, mới thuyết phục được các nhà khoa học là vũ trụ có tính vô thường. Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cười: “Các nhà thiên văn Âu châu thời Trung Cổ tin vào lý thuyết vũ trụ bất biến của Aristote hơn là tin ở chính con mắt họ.”
Vũ trụ luôn biến chuyển, không bao giờ ngưng. Các vì sao cũng sinh ra, tàn lụi, rồi chết đi như tất cả chúng ta, nhưng cuộc đời của một vì sao dài tính bằng hàng tỷ năm chứ không ngắn như đời chúng ta. Phật Giáo theo quan điểm vô thường. Như chúng ta nghĩ đang “ngồi yên” trong thiền đường này thì thực ra chúng ta đang vận chuyển theo trái đất chung quanh mặt trời với vận tốc 30 km một giây đồng hồ; mà mặt trời cũng đang vận chuyển 220 km một giây quanh trung tâm của Ngân Hà; và chính thiên hà này cũng đang tự quay với tốc độ 90 km mỗi giây ở nơi chúng ta đang sống. Tất cả đều vận chuyển, tất cả đều thay đổi, đó cũng là quan niệm vô thường trong Phật Giáo.
Tôn giáo của tương lai
Ông Trịnh Xuân Thuận nhận xét, khoa học chỉ là một cửa sổ để chúng ta nhìn thế giới. Muốn hiểu biết thực tại chúng ta phải nhìn qua nhiều cửa khác. Phật Giáo phân biệt hai loại sự thật, tục đế là những sự thật tương đối, chân đế là sự thật tuyệt đối. Khoa học vẫn cố tìm đến sự thật tuyệt đối nhưng chưa tới được. Mỗi lần nhà khoa học giải đáp được một câu hỏi thì hàng ngàn câu hỏi khác hiện lên. Nếu dùng kinh nghiệm tâm linh đạt tới “giác ngộ,” chúng ta có hy vọng nhìn thấy sự thật. Nếu không, vẫn là một “giai điệu huyền bí.” Ông nghĩ rằng khoa học không thôi không thể mô tả đầy đủ sự thật; khoa học không quá tự cao như vậy. Kinh nghiệm tâm linh là con đường khác bổ túc cho khoa học. Dù theo hai hệ thống lý luận khác nhau, Phật Giáo và Khoa học Vũ trụ đã gặp gỡ trên nhiều điểm. Những nguyên lý Phật Giáo như tính tương lập (interdépendance) của mọi sự vật, tất cả đều liên hệ với nhau và có duyên nhân quả với nhau (mutual causality), về tính không (vacuity) và tính vô thường (impermanence) của vạn pháp, đều tương đồng với kết luận của các nhà nghiên cứu khoa học vũ trụ.
Tính tương lập của mọi vật trong vũ trụ giúp chúng ta suy nghĩ để thấy hạnh phúc của mỗi người tùy thuộc vào mọi người khác và cả vạn vật chung quanh. Từ đó, chúng ta phát khởi lòng từ bi và ý thức phải bảo vệ các sinh vật cũng như những vật vô sinh trong môi trường sống. Mỗi người không thể hạnh phúc nếu người chung quanh không hạnh phúc. Đó là điều mà các tôn giáo đều dậy chúng ta.
Cuối bài thuyết trình, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã đọc cho thính chúng nghe một câu của Albert Einstein nói về tôn giáo thường được trích dẫn, “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Phải là một tôn giáo dựa trên thực chứng (based on experience) và từ bỏ tính cách giáo điều (refuses dogmatic). Nếu có một tôn giáo đáp ứng được nhu cầu khoa học hiện đại, thì đó là Phật Giáo (If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism).
Giới thiệu
Trước buổi thuyết trình, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã được một vị tăng sĩ tại Làng Mai giới thiệu với đại chúng. Ông sinh năm 1948 tại Hà Nội, đậu Tú tài năm 1966, rồi học một năm tại l’Ecole Polytechnique de Lausanne, Thụy Sĩ. Sau đó ông đã theo học các đại học có tiếng tại Hoa Kỳ, California Institute of Technology (Caltech), và Đại học Princeton, nơi đã trao bằng Ph.D. cho ông vào năm 1974, về môn Vật lý học Vũ trụ (astrophysics), dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Lyman Spitzer, người sáng chế viễn vọng kính Hubble. Từ năm 1996 ông là giáo sư Vật lý Vũ trụ tại Đại học University of Virginia tại Charlottesville. Ông cũng là giáo sư Đại học Paris 7, làm việc tại Thiên văn đài Meudon, tại IAP (Institut d’astrophysique de Paris) và Trung tâm Nghiên cứu Khoa học (CNRS) của nước Pháp. Ông đã viết trên 230 bài tường trình khảo cứu trên đề tài chuyên khảo là sự hình thành và tiến hóa của các thiên hà (galaxies); về sự tạo lập vũ trụ theo lý thuyết “Vụ Nổ Lớn” (Big Bang). Một đóng góp của ông được giới khoa học thảo luận với lòng thán phục là việc ông khám phá thiên hà “trẻ nhất” trong vũ trụ, mang ký hiệu I Zwicky 18. Ông là một trong số người sáng lập Hội Quốc tế Khoa học và Tôn giáo (International Society for Science and Religion).
Là một người viết rất nhiều sách phổ thông về Vật lý học Vũ trụ; tại Đại học Virginia ông Trịnh Xuân Thuận cũng dậy một lớp mang tên là “Vật lý học Vũ trụ cho các Thi sĩ.” Ông đã xuất bản các tác phẩm phổ biến khoa học cho đại chúng, viết bằng tiếng Pháp với một lối văn nhuần nhã, điêu luyện, đầy thi vị, chính xác và trong sáng dễ hiểu. Các tác phẩm của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, được các tổ chức văn hóa quốc tế vinh danh.
Năm 2007 ông xuất bản cuốn Les voies de la lumière, được trao Giải Moron của cựu Tổng thống Jacques Chirac. Năm 2009, tại Hội nghị Khoa học Ấn Độ (Indian Science Congress) kỳ thứ 99 tại Bhubaneswar, ông được UNESCO trao tặng Giải Kalinga Năm 2012, ông được Học Viện Pháp Quốc (Institut de France) trao Giải Hoàn Cầu (Prix Mondial) Cino Del Duca. Đây là một giải hưởng văn chương rất uy tín, khi chúng ta biết trong số những người được trao giải gần đây có các nhà văn Mario Vargas Llosa (2008), Milan Kundera (2009) và Patrick Modiano (2010).
Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã xuất bản các sách bằng tiếng Pháp sau đây: La Mélodie secrète (Fayard, 1988); Un astrophysicien (Beauchesne-Fayard, 1992), tự thuật; Le Destin de l'Univers – Le Big Bang et après (Découvertes Gallimard, 1992); Le Chaos et l'Harmonie (Fayard, 1998); L'Infini dans la paume de la main (Nil/Fayard 2000, cùng với Matthieu Ricard); Origines, (Fayard, 2003); Les voies de la lumière (Fayard, 2007).
Chân Văn (Đ. Q. Toàn) tường thuật
Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012
Đối thoại giữa khoa học và Phật giáo
Tác giả : Matthieu Ricard – Trịnh Xuân Thuận BS: Hồ Hữu Hưng dịch
Nhà xuất bản : Phương Đông
************************************************
Mục lục
• Lời Dịch Giả
• Chương I: Duyên Kỳ Ngộ
• Chương II: Hiện Hữu Hay Không Hiện Hữu
• Chương III: Đi Tìm Một Người
• Chương IV: Vũ Trụ Trong Một Hạt Cát
• Chương V: Như Một Tia Chớp Trong Đám Mây Mùa Hạ - Sự Vô Thường Giữa Lòng Thực Tại
• Chương VI: Vấn Đề Thời Gian
• Chương VII: Nhị Nguyên (Tâm và Vật)
• Chương VIII: Về Rô Bốt
• Chương IX: Lý Trí Và Thiền Định
• Chương X: Vẻ Đẹp Trong Khoa Học Và Trong Phật Giáo
• Chương XI: Từ Thiền Định Đến Hành Động
• Kết Luận Của Nhà Khoa Học
• Kết Luận Của Nhà Sư
Lời Dịch Giả
Quyển sách này chúng tôi biên dịch theo cuốn “L’infini dans la paume de la main”, còn có tựa là “Le moine et l’Astro physician” của hai tác giả Matthieu Ricard và Trịnh Xuân Thuận.
Matthieu Ricard thì chúng ta đã biết qua quyển “Đạo sư và Triết gia” còn Trịnh Xuân Thuận là nhà vật lý thiên văn người Việt rất được ngưỡng mộ hiện nay trên thế giới. Giáo sư Thuận hiện là giáo sư diễn giảng ở Đại học Virginia Mỹ.
Quyển sách đề cập đến nhiều vấn đề mà Phật Giáo hằng quan tâm: sự hình thành của vũ trụ, hiện hữu hay không hiện hữu, nguồn gốc của Tâm, tánh không của các Pháp, tái sinh và luân hồi v.v...
Quan điểm của Phật Giáo và Khoa học có nhiều điểm tương đồng và cũng rất nhiều điểm dị biệt. Muốn dung hợp những quan điểm có phần siêu hình của Phật Giáo với quan điểm thực nghiệm của Khoa học là một việc không dễ dàng gì. Do đó, cuốn sách khó đọc, khó hiểu, khó dịch cho sát nghĩa và như đã trình bày trong quyển “Đạo sư và Triết gia”, với vốn học Phật cũng như vốn ngoại ngữ còn rất hạn chế, chúng tôi đã gặp không ít khó khăn trong khi biên dịch. Chúng tôi đã tự động lược bỏ những chương, những đoạn mà chúng tôi thấy khó nắm bắt, cũng như không phù hợp với một cái nhìn chung về những vấn đề đã nêu.
Do đó, chắc chắn quyển sách sẽ có nhiều sai sót và lỗi phiên dịch, vì vậy một lần nữa kính nhờ các bậc tôn túc trong và ngoài Đạo vui lòng chỉ giáo và bổ chính.
Bác sĩ Hồ Hữu Hưng
Cẩn bút
Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012
Bí thư Nguyễn Bá Thanh nói chuyện với 4500 cán bộ
Xem thêm tại: http://www.youtube.com/user/nguyenbathanhchannel Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012
Trong lòng Triều Tiên bí ẩn
TTCT - Chín ngày ở Triều Tiên (từ 8 đến 17-4), tôi đi từ ngỡ ngàng đến thấu hiểu bằng việc chứng kiến vô số chi tiết lạ lùng mà lại thấm đẫm sự hiền hòa bí ẩn của đất nước này.
Đó là một chuyến đi cùng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam với tám thành viên đại diện cho các giới tham dự những hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành.
Chúng tôi ra sân bay Bắc Kinh trước ba giờ, quầy của hãng hàng không Triều Tiên Koryo Air không một bóng người. Nhưng chỉ trong vòng 30 phút sau là cả một đám đông chờ đợi. Tất cả đều là khách quốc tế đến với Triều Tiên. Trong ngày 11-4 có bốn chuyến bay từ Bắc Kinh đến Bình Nhưỡng.
Hiện tại, về đường hàng không, chỉ có thể bay đến Bình Nhưỡng từ Trung Quốc hoặc Nga.
Trắng, xám và hoa
Bước lên chiếc máy bay TU-154 khá cũ và nhỏ, tôi tìm đến chỗ ngồi ghi trên thẻ lên máy bay, thấy ngay một vị khách đã ngồi sẵn. Cô tiếp viên Triều Tiên xinh đẹp bình thản... chuyển tôi sang vị trí khác.
Trên máy bay vẫn còn những chiếc gạt tàn thuốc, các núm vặn đều đã cũ, bù lại đồ ăn nhiều và ngon. Thức uống phục vụ gồm rượu, nước ngọt, bia, nước suối đều là sản phẩm của Triều Tiên. Sau gần hai giờ bay, chiếc TU-154 hạ cánh nhẹ nhàng trên đường băng sân bay Bình Nhưỡng.
Một yêu cầu bắt buộc của an ninh Triều Tiên là phải gửi lại điện thoại di động ở sân bay. Bạn có mang được điện thoại vào thì cũng không thể sử dụng được vì không có dịch vụ chuyển vùng quốc tế. Tại Triều Tiên, một hãng viễn thông Ai Cập đang cung cấp dịch vụ di động và hiện có khoảng 1 triệu thuê bao. Tuy nhiên, người Triều Tiên chỉ có thể gọi cho người Triều Tiên, người nước ngoài sử dụng mạng riêng và cũng chỉ gọi được cho người nước ngoài. Tôi bắt đầu những ngày không điện thoại, không tin nhắn, không Internet đầy lạ lẫm.
Từ sân bay về khách sạn, trời sụp tối và mưa lất phất. Ngoài đường vẫn còn nhiều người dân đang cần mẫn chăm sóc các bồn hoa, có lẽ để kịp cho đại lễ. Chúng tôi ở tại khách sạn 4 sao Yanggakdo, nằm trên một bán đảo ở thủ đô Bình Nhưỡng, bên cạnh sông Đại Đồng. Khách sạn có 47 tầng và đầy đủ tiện nghi bao gồm nhiều nhà hàng, cửa hàng, matxa, disco, karaoke và cả một casino nhỏ ở tầng hầm.
Thủ đô Bình Nhưỡng có những con đường rộng thênh thang, xe cộ vừa phải, không có xe gắn máy và những cô cảnh sát xinh đẹp đứng ở các giao lộ để điều khiển giao thông. Tuy nhiên, buổi tối không có đèn đường. Hai bên đường là những chung cư thấp dưới tám tầng để không cần lắp thang máy. Màu sắc chủ đạo của các tòa nhà là trắng và xám.
Người dân Bình Nhưỡng rất yêu hoa. Gần như tất cả bancông của các tòa chung cư đều được trồng hoa. Bên cạnh khách sạn tôi ở cũng có một khu đất rộng được phủ nilông để trồng hoa.
Buổi ăn tối đầu tiên của chúng tôi diễn ra ở một nhà hàng Triều Tiên ngay trong khách sạn. Có kim chi muối, kim chi nước, cá chiên, thịt bằm, cơm trắng nấu bằng gạo Triều Tiên hạt dài và dẻo.
Tôi nhâm nhi loại bia Taedong-gang (Đại Đồng Giang) nổi tiếng, hương vị rất đậm đà và thơm ngon - niềm tự hào của Triều Tiên vì loại bia này được xuất khẩu sang Mỹ. Công ty sản xuất bia Taedong-gang là đơn vị quốc doanh có trụ sở tại Bình Nhưỡng. Dây chuyền sản xuất bia được nhập từ Anh với giá 1,5 triệu USD từ năm 2002.
9 ngày không thấy đồng won
Tôi ra quầy điện thoại tại khách sạn để gọi điện về nhà. Chi phí cho bốn phút điện thoại về Việt Nam là 5 USD. Ở đây cũng có dịch vụ email nhưng bạn chỉ có thể gửi đi từ địa chỉ email của khách sạn.
Cửa hàng trong khách sạn bán nhiều mặt hàng là đặc sản của Triều Tiên như mật gấu, sâm núi, sâm tự nhiên, nấm linh chi, thuốc An Cung, mỹ phẩm làm từ sâm, gạo Triều Tiên, váy Triều Tiên, đồ lưu niệm... cùng với thuốc lá nhập tiểu ngạch từ Việt Nam, bia Heineken, bánh ngọt... Hàng hóa khá đầy đủ và phong phú.
Tất cả đều được niêm yết bằng đồng won của Triều Tiên nhưng khách chỉ có thể thanh toán bằng USD, euro hoặc nhân dân tệ. Tỉ giá là 1 euro bằng 130 won, 1 USD bằng 99 won và 1 nhân dân tệ ăn 16 won.
Suốt cuộc hành trình chín ngày ở Triều Tiên, tôi không được nhìn thấy đồng tiền won. Bạn cũng không thể sử dụng thẻ tín dụng visa hay master ở đây. Tại khách sạn, ngoài những kênh truyền hình của Triều Tiên, Trung Quốc thì chỉ có hai kênh nước ngoài là NHK tiếng Anh và BBC News. Tuy nhiên, người dân không xem được hai kênh này.
Những ngôi nhà không được đánh số
Sáng sớm, kéo rèm cửa, tôi nhìn từ lầu 26 xuống dòng sông Đại Đồng hiền hòa và quang cảnh thành phố xa xa. Trời mờ sương và phong cảnh thanh bình. Chúng tôi đến thăm Vạn Cảnh Đài là quê hương của cố chủ tịch Kim Nhật Thành và tham gia lễ trồng cây tại đây. Có nhiều xe điện trên đường gợi nhớ hình ảnh của Hà Nội ngày trước.
Cũng có khá nhiều xe đắt tiền với các thương hiệu Lexus, Mercedes, BMW... bên cạnh những chiếc xe công nông, xe buýt, xe tải chật kín người. Bình Nhưỡng cũng có taxi với giá mà nhân viên sứ quán Việt Nam cho biết là khá rẻ. Taxi ở đây là những chiếc Volkswagen Passat thanh lịch. Xe đạp chỉ lưu thông trên lề đường.
Ở các ga tàu điện ngầm người lên xuống tấp nập. Theo giới thiệu của anh phiên dịch viên người Triều Tiên tên là Kim - một cựu sinh viên khoa tiếng Việt (ĐH Tổng hợp Hà Nội) - thì hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Bình Nhưỡng được xây dựng từ những năm 1960. Có tất cả 17 trạm với 24km tàu điện ngầm với độ sâu từ 100-200m. Đây là hệ thống tàu điện ngầm có độ sâu nhất thế giới, ngoài chức năng vận chuyển hành khách, nơi này còn có thể là hầm trú ẩn khi chiến tranh xảy ra.
Tôi để ý thấy các con đường thênh thang ở Bình Nhưỡng đều không có tên và các chung cư không được đánh số. Ngay cả các tòa nhà mà tôi biết chắc là cơ quan chính phủ cũng không có bảng tên. Khi thắc mắc điều này, tôi nhận được câu trả lời “vì lý do an ninh”.
Trong chuyến đi, tôi đã gặp gỡ và trao đổi với ba công ty của Triều Tiên muốn hợp tác, kinh doanh với Việt Nam, bao gồm một công ty khai thác vàng, một công ty kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ và nhà hàng, một công ty khai thác đá quý và sản xuất nữ trang. Họ đều là các công ty quốc doanh. Chúng tôi đã bàn bạc chi tiết hai dự án tương đối khả thi về việc mở nhà hàng Triều Tiên ở TP.HCM, tổ chức tour du lịch cho khách Việt Nam đến Bình Nhưỡng trong thời gian tới.
Rời Bình Nhưỡng, tôi tin đất nước này sẽ cởi mở hơn nữa nhằm phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch. Khách sạn Koryo 105 tầng, xây dựng từ năm 1978 đến nay đã gần như hoàn thiện và chuẩn bị mở cửa đón khách.
Nhà nước cấp nhà, nhu yếu phẩm
Ở Bình Nhưỡng, tiền lương bình quân của người lao động là 20 USD/tháng và nhà nước cấp nhà, nhu yếu phẩm, quần áo... Học sinh được miễn học phí và người dân được chăm sóc sức khỏe cũng miễn phí.
Âm nhạc là một môn học bắt buộc và chú trọng khi còn ở bậc mẫu giáo. Vì vậy, trong chuyến thăm Hà Nội của 14 bé thuộc Trường mẫu giáo Kim Sang vào tháng 2-2012, cô giáo Trường mẫu giáo Việt Triều kết nghĩa đã nhận xét các bé Triều Tiên hát rất hay, múa đẹp và tính kỷ luật hơn hẳn các bé Việt Nam đồng trang lứa.
Triều Tiên đang gặp nhiều khó khăn về lương thực. Theo thông tin từ sứ quán Việt Nam thì hằng năm Triều Tiên chỉ có thể sản xuất tổng cộng 4,6 triệu tấn lương thực phục vụ cho 25 triệu dân (Việt Nam có 50 triệu tấn lương thực cho gần 90 triệu dân). Vì vậy Triều Tiên phải nhập khẩu hoặc nhận viện trợ từ 10-15 triệu tấn lương thực mỗi năm.
Nhiều tổng công ty Việt Nam muốn bán gạo qua Triều Tiên nhưng gặp khó khăn về thời hạn và phương thức thanh toán. Ngay cả tại sứ quán Việt Nam, mỗi khi nhận lương phải bay về Bắc Kinh chứ không thể nhận tiền chuyển khoản trực tiếp tại Bình Nhưỡng.
Ở Triều Tiên, ngoài 11 nhân viên sứ quán Việt Nam và 17 người thân ở cùng thì không có bất kỳ kiều bào nào.
NGUYỄN TUẤN QUỲNH
Trên đồi Vạn Cảnh, người dân Triều Tiên được nghe hướng dẫn viên kể về cuộc đời và sự nghiệp của cố chủ tịch Kim Nhật Thành - Ảnh: Hương Linh
Đó là một chuyến đi cùng Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam với tám thành viên đại diện cho các giới tham dự những hoạt động chào mừng kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố chủ tịch Kim Nhật Thành.
Chúng tôi ra sân bay Bắc Kinh trước ba giờ, quầy của hãng hàng không Triều Tiên Koryo Air không một bóng người. Nhưng chỉ trong vòng 30 phút sau là cả một đám đông chờ đợi. Tất cả đều là khách quốc tế đến với Triều Tiên. Trong ngày 11-4 có bốn chuyến bay từ Bắc Kinh đến Bình Nhưỡng.
Hiện tại, về đường hàng không, chỉ có thể bay đến Bình Nhưỡng từ Trung Quốc hoặc Nga.
Trắng, xám và hoa
Bước lên chiếc máy bay TU-154 khá cũ và nhỏ, tôi tìm đến chỗ ngồi ghi trên thẻ lên máy bay, thấy ngay một vị khách đã ngồi sẵn. Cô tiếp viên Triều Tiên xinh đẹp bình thản... chuyển tôi sang vị trí khác.
Trên máy bay vẫn còn những chiếc gạt tàn thuốc, các núm vặn đều đã cũ, bù lại đồ ăn nhiều và ngon. Thức uống phục vụ gồm rượu, nước ngọt, bia, nước suối đều là sản phẩm của Triều Tiên. Sau gần hai giờ bay, chiếc TU-154 hạ cánh nhẹ nhàng trên đường băng sân bay Bình Nhưỡng.
Một yêu cầu bắt buộc của an ninh Triều Tiên là phải gửi lại điện thoại di động ở sân bay. Bạn có mang được điện thoại vào thì cũng không thể sử dụng được vì không có dịch vụ chuyển vùng quốc tế. Tại Triều Tiên, một hãng viễn thông Ai Cập đang cung cấp dịch vụ di động và hiện có khoảng 1 triệu thuê bao. Tuy nhiên, người Triều Tiên chỉ có thể gọi cho người Triều Tiên, người nước ngoài sử dụng mạng riêng và cũng chỉ gọi được cho người nước ngoài. Tôi bắt đầu những ngày không điện thoại, không tin nhắn, không Internet đầy lạ lẫm.
Từ sân bay về khách sạn, trời sụp tối và mưa lất phất. Ngoài đường vẫn còn nhiều người dân đang cần mẫn chăm sóc các bồn hoa, có lẽ để kịp cho đại lễ. Chúng tôi ở tại khách sạn 4 sao Yanggakdo, nằm trên một bán đảo ở thủ đô Bình Nhưỡng, bên cạnh sông Đại Đồng. Khách sạn có 47 tầng và đầy đủ tiện nghi bao gồm nhiều nhà hàng, cửa hàng, matxa, disco, karaoke và cả một casino nhỏ ở tầng hầm.
Thủ đô Bình Nhưỡng có những con đường rộng thênh thang, xe cộ vừa phải, không có xe gắn máy và những cô cảnh sát xinh đẹp đứng ở các giao lộ để điều khiển giao thông. Tuy nhiên, buổi tối không có đèn đường. Hai bên đường là những chung cư thấp dưới tám tầng để không cần lắp thang máy. Màu sắc chủ đạo của các tòa nhà là trắng và xám.
Người dân Bình Nhưỡng rất yêu hoa. Gần như tất cả bancông của các tòa chung cư đều được trồng hoa. Bên cạnh khách sạn tôi ở cũng có một khu đất rộng được phủ nilông để trồng hoa.
Buổi ăn tối đầu tiên của chúng tôi diễn ra ở một nhà hàng Triều Tiên ngay trong khách sạn. Có kim chi muối, kim chi nước, cá chiên, thịt bằm, cơm trắng nấu bằng gạo Triều Tiên hạt dài và dẻo.
Tôi nhâm nhi loại bia Taedong-gang (Đại Đồng Giang) nổi tiếng, hương vị rất đậm đà và thơm ngon - niềm tự hào của Triều Tiên vì loại bia này được xuất khẩu sang Mỹ. Công ty sản xuất bia Taedong-gang là đơn vị quốc doanh có trụ sở tại Bình Nhưỡng. Dây chuyền sản xuất bia được nhập từ Anh với giá 1,5 triệu USD từ năm 2002.
Khu vực tàu điện ngầm ở thủ đô Bình Nhưỡng tương đối sạch sẽ - Ảnh: Hương Linh
9 ngày không thấy đồng won
Tôi ra quầy điện thoại tại khách sạn để gọi điện về nhà. Chi phí cho bốn phút điện thoại về Việt Nam là 5 USD. Ở đây cũng có dịch vụ email nhưng bạn chỉ có thể gửi đi từ địa chỉ email của khách sạn.
Cửa hàng trong khách sạn bán nhiều mặt hàng là đặc sản của Triều Tiên như mật gấu, sâm núi, sâm tự nhiên, nấm linh chi, thuốc An Cung, mỹ phẩm làm từ sâm, gạo Triều Tiên, váy Triều Tiên, đồ lưu niệm... cùng với thuốc lá nhập tiểu ngạch từ Việt Nam, bia Heineken, bánh ngọt... Hàng hóa khá đầy đủ và phong phú.
Tất cả đều được niêm yết bằng đồng won của Triều Tiên nhưng khách chỉ có thể thanh toán bằng USD, euro hoặc nhân dân tệ. Tỉ giá là 1 euro bằng 130 won, 1 USD bằng 99 won và 1 nhân dân tệ ăn 16 won.
Suốt cuộc hành trình chín ngày ở Triều Tiên, tôi không được nhìn thấy đồng tiền won. Bạn cũng không thể sử dụng thẻ tín dụng visa hay master ở đây. Tại khách sạn, ngoài những kênh truyền hình của Triều Tiên, Trung Quốc thì chỉ có hai kênh nước ngoài là NHK tiếng Anh và BBC News. Tuy nhiên, người dân không xem được hai kênh này.
Có thể nhìn thấy những panô, apphich ca ngợi hình ảnh người lính khắp nơi
ở Bình Nhưỡng - Ảnh: Hương Linh
Những ngôi nhà không được đánh số
Sáng sớm, kéo rèm cửa, tôi nhìn từ lầu 26 xuống dòng sông Đại Đồng hiền hòa và quang cảnh thành phố xa xa. Trời mờ sương và phong cảnh thanh bình. Chúng tôi đến thăm Vạn Cảnh Đài là quê hương của cố chủ tịch Kim Nhật Thành và tham gia lễ trồng cây tại đây. Có nhiều xe điện trên đường gợi nhớ hình ảnh của Hà Nội ngày trước.
Cũng có khá nhiều xe đắt tiền với các thương hiệu Lexus, Mercedes, BMW... bên cạnh những chiếc xe công nông, xe buýt, xe tải chật kín người. Bình Nhưỡng cũng có taxi với giá mà nhân viên sứ quán Việt Nam cho biết là khá rẻ. Taxi ở đây là những chiếc Volkswagen Passat thanh lịch. Xe đạp chỉ lưu thông trên lề đường.
Ở các ga tàu điện ngầm người lên xuống tấp nập. Theo giới thiệu của anh phiên dịch viên người Triều Tiên tên là Kim - một cựu sinh viên khoa tiếng Việt (ĐH Tổng hợp Hà Nội) - thì hệ thống tàu điện ngầm ở thủ đô Bình Nhưỡng được xây dựng từ những năm 1960. Có tất cả 17 trạm với 24km tàu điện ngầm với độ sâu từ 100-200m. Đây là hệ thống tàu điện ngầm có độ sâu nhất thế giới, ngoài chức năng vận chuyển hành khách, nơi này còn có thể là hầm trú ẩn khi chiến tranh xảy ra.
Tôi để ý thấy các con đường thênh thang ở Bình Nhưỡng đều không có tên và các chung cư không được đánh số. Ngay cả các tòa nhà mà tôi biết chắc là cơ quan chính phủ cũng không có bảng tên. Khi thắc mắc điều này, tôi nhận được câu trả lời “vì lý do an ninh”.
Trong chuyến đi, tôi đã gặp gỡ và trao đổi với ba công ty của Triều Tiên muốn hợp tác, kinh doanh với Việt Nam, bao gồm một công ty khai thác vàng, một công ty kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ và nhà hàng, một công ty khai thác đá quý và sản xuất nữ trang. Họ đều là các công ty quốc doanh. Chúng tôi đã bàn bạc chi tiết hai dự án tương đối khả thi về việc mở nhà hàng Triều Tiên ở TP.HCM, tổ chức tour du lịch cho khách Việt Nam đến Bình Nhưỡng trong thời gian tới.
Rời Bình Nhưỡng, tôi tin đất nước này sẽ cởi mở hơn nữa nhằm phát triển kinh tế, đặc biệt là ngành du lịch. Khách sạn Koryo 105 tầng, xây dựng từ năm 1978 đến nay đã gần như hoàn thiện và chuẩn bị mở cửa đón khách.
Nhà nước cấp nhà, nhu yếu phẩm
Ở Bình Nhưỡng, tiền lương bình quân của người lao động là 20 USD/tháng và nhà nước cấp nhà, nhu yếu phẩm, quần áo... Học sinh được miễn học phí và người dân được chăm sóc sức khỏe cũng miễn phí.
Âm nhạc là một môn học bắt buộc và chú trọng khi còn ở bậc mẫu giáo. Vì vậy, trong chuyến thăm Hà Nội của 14 bé thuộc Trường mẫu giáo Kim Sang vào tháng 2-2012, cô giáo Trường mẫu giáo Việt Triều kết nghĩa đã nhận xét các bé Triều Tiên hát rất hay, múa đẹp và tính kỷ luật hơn hẳn các bé Việt Nam đồng trang lứa.
Triều Tiên đang gặp nhiều khó khăn về lương thực. Theo thông tin từ sứ quán Việt Nam thì hằng năm Triều Tiên chỉ có thể sản xuất tổng cộng 4,6 triệu tấn lương thực phục vụ cho 25 triệu dân (Việt Nam có 50 triệu tấn lương thực cho gần 90 triệu dân). Vì vậy Triều Tiên phải nhập khẩu hoặc nhận viện trợ từ 10-15 triệu tấn lương thực mỗi năm.
Nhiều tổng công ty Việt Nam muốn bán gạo qua Triều Tiên nhưng gặp khó khăn về thời hạn và phương thức thanh toán. Ngay cả tại sứ quán Việt Nam, mỗi khi nhận lương phải bay về Bắc Kinh chứ không thể nhận tiền chuyển khoản trực tiếp tại Bình Nhưỡng.
Ở Triều Tiên, ngoài 11 nhân viên sứ quán Việt Nam và 17 người thân ở cùng thì không có bất kỳ kiều bào nào.
NGUYỄN TUẤN QUỲNH
Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012
UFO Flying Over Olympics Opening Ceremony Đĩa bay lạ xuất hiện tại lễ khai mạc Olympic London
Đĩa bay lạ xuất hiện tại OlympicMột vật thể lạ được coi là tàu của người ngoài hành tinh lọt vào máy quay tại lễ khai mạc Thế vận hội London cuối tuần qua.
Vật thể lạ bay gần SVĐ Olympic khi loạt pháo hoa báo hiệu lễ khai mạc sắp kết thúc đang gây xôn xao. Ảnh: Mirror.
"Hàng tỉ người trên hành tinh hân hoan theo dõi Lễ khai mạc Olympic, liệu còn có những khán giả từ các hành tinh xa xôi nữa không?", tờ Mirror đặt nghi vấn sau khi công khai đoạn video quay được cảnh đĩa bay lạ xuất hiện gần SVĐ Olympic vào thời điểm lễ khai mạc sắp kết thúc.
Sự xuất hiện của vật thể lạ khiến những người chuyên đi săn tìm người ngoài hành tinh "sôi sục". Vài tuần trước khi Olympic diễn ra, một chuyên gia hàng đầu nước Anh về vật thể bay không xác định (UFO) dự đoán rằng, sự kiện thể thao mùa hè này sẽ là thời điểm thích hợp để những người khách ngoài Trái đất gửi lời chào tới loài người.
Trong khi đó, không ít người cho rằng, chuyện xuất hiện đĩa bay chỉ là nhảm nhí và vật thể lạ có thể là một chiếc máy bay trực thăng đang làm nhiệm vụ ở Olympic. Dưới ánh đèn mờ ảo và sự phản xạ của ánh sáng nên trực thăng trông có vẻ giống đĩa bay. Một vài ý kiến lại khẳng định, vật thể lạ là quả khí cầu nhỏ của một kênh truyền hình nào đó đang thu thập thông tin.
Hoàng Trang
>> Xem clip đĩa bay lạ xuất hiện tại lễ khai mạc Olympic London
Bản đồ Trung Quốc xác nhận Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Việt Nam
Tấm bản đồ cổ có tên Hoàng trực tỉnh địa dư toàn đồ, là tấm bản đồ do người Trung Quốc xây dựng và ấn hành thời gian đầu thế kỷ 20. Đây lại một lần nữa là cơ sở giúp các học giả dẫn dụng trong các nghiên cứu chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.
Chi tiết tại: http://www.nguyenthiennhan.net/
Xem thêm tại: http://www.youtube.com/user/nguyenthiennhanvn
Ký tên: http://www.youtube.com/subscription_center?add_user=nguyenthiennhanvn
Tin vào lãnh đạo
Trần Đình Hoành
Chào các bạn,
Trong Olympic có môn thi đua ngựa, và trong các vòng đua ngựa có một vòng nhảy vượt qua các chướng ngại vật. Đây là vòng đua thử thách khả năng lãnh đạo của người cưỡi ngựa hơn là kỹ năng nhảy của ngựa.
Trường đua là một nơi rất lạ với các chú ngựa trong cuộc thi. Đây là lần đầu tiên các chú được chạy trong trường đua, để thi. Cho nên các chú không có gì quen thuộc trên đường đi, tất cả đều lạ. Các chướng ngại vật trên đường không những là mới lạ, mà tại một vài chướng ngại vật các chú hoàn toàn không thấy được bên sau các chướng ngại vật là gì—là đường đi như phía trước, hay là miệng vực thẳm… Mà khi một chú ngựa không thấy được điều gì bên sau chướng ngại vật như thế, chú có thể lo sợ và bị chồn chân.
Những lúc đó lòng tin của chú ngựa đối với nài là điều rất quan trọng. Người nài phải có được lòng tin của ngựa trước đó, và ngay lúc đó phải biết cách làm cho ngựa thêm vững tin vào mình, để có thể hăng hái “nhắm mắt” nhảy qua bức tường mà không biết bên kia có nguy hiểm gì chờ đợi không.
Một con ngỗng trời bay dẫn đường cũng cần được cả bầy ngỗng tin tưởng để bay theo nghìn dặm như thế.
Đó cũng là căn bản của lãnh đạo trong tương quan của con người: Lãnh đạo phải làm cho mọi người tin vào mình, khi cần thì có thể làm cho mọi người bình tĩnh và hăng hái “nhắm mắt đưa chân” theo mình, vì mọi người tin mình sáng suốt và yêu họ đủ bảo vệ họ, chăm sóc họ, không đưa họ vào nơi nguy hiểm bao giờ.
Lòng tin đó đối với lãnh đạo là kết quả của sự thành thật của lãnh đạo, tình yêu của lãnh đạo, và tầm nhìn sáng suốt, nhìn xuyên mọi vấn đề, đoán sự như thần của lãnh đạo. Nói ngắn gọn là lãnh đạo có tâm và có tài.
Người có tâm và có tài thì được mọi người tin là có thể dẫn họ phóng qua mọi trở ngại để tiến đến vinh quang. Vì thế mà họ sẽ phóng qua mọi trở ngại để tiến đến vinh quang.
Chúc các bạn một ngày tâm tài.
Mến,
Chào các bạn,
Trong Olympic có môn thi đua ngựa, và trong các vòng đua ngựa có một vòng nhảy vượt qua các chướng ngại vật. Đây là vòng đua thử thách khả năng lãnh đạo của người cưỡi ngựa hơn là kỹ năng nhảy của ngựa.
Trường đua là một nơi rất lạ với các chú ngựa trong cuộc thi. Đây là lần đầu tiên các chú được chạy trong trường đua, để thi. Cho nên các chú không có gì quen thuộc trên đường đi, tất cả đều lạ. Các chướng ngại vật trên đường không những là mới lạ, mà tại một vài chướng ngại vật các chú hoàn toàn không thấy được bên sau các chướng ngại vật là gì—là đường đi như phía trước, hay là miệng vực thẳm… Mà khi một chú ngựa không thấy được điều gì bên sau chướng ngại vật như thế, chú có thể lo sợ và bị chồn chân.
Những lúc đó lòng tin của chú ngựa đối với nài là điều rất quan trọng. Người nài phải có được lòng tin của ngựa trước đó, và ngay lúc đó phải biết cách làm cho ngựa thêm vững tin vào mình, để có thể hăng hái “nhắm mắt” nhảy qua bức tường mà không biết bên kia có nguy hiểm gì chờ đợi không.
Một con ngỗng trời bay dẫn đường cũng cần được cả bầy ngỗng tin tưởng để bay theo nghìn dặm như thế.
Đó cũng là căn bản của lãnh đạo trong tương quan của con người: Lãnh đạo phải làm cho mọi người tin vào mình, khi cần thì có thể làm cho mọi người bình tĩnh và hăng hái “nhắm mắt đưa chân” theo mình, vì mọi người tin mình sáng suốt và yêu họ đủ bảo vệ họ, chăm sóc họ, không đưa họ vào nơi nguy hiểm bao giờ.
Lòng tin đó đối với lãnh đạo là kết quả của sự thành thật của lãnh đạo, tình yêu của lãnh đạo, và tầm nhìn sáng suốt, nhìn xuyên mọi vấn đề, đoán sự như thần của lãnh đạo. Nói ngắn gọn là lãnh đạo có tâm và có tài.
Người có tâm và có tài thì được mọi người tin là có thể dẫn họ phóng qua mọi trở ngại để tiến đến vinh quang. Vì thế mà họ sẽ phóng qua mọi trở ngại để tiến đến vinh quang.
Chúc các bạn một ngày tâm tài.
Mến,
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)